Saturday, March 2, 2013

THẾ GIỚI ẢNH 3.3.2013

'Cuộc chiến bị lãng quên' - 60 năm nhìn lại

Năm nay kỷ niệm 60 năm chấm dứt cuộc chiến tranh khốc liệt trên bán đảo Triều Tiên. Đây là cuộc chiến mà các phóng viên ảnh đã lăn lộn hy sinh để ghi lại bằng hình ảnh. "Cuộc chiến bị lãng quên" góp những tấm hình như thế.
> Lịch sử chiến tranh Triều Tiên
> Quân đội của đất nước bí ẩn nhất thế giới
> Ảnh gây chấn động về chiến tranh Việt Nam

"Cuộc chiến bị lãng quên" của David Douglas Duncan, phóng viên ảnh lừng danh của Mỹ trong thế kỷ 20, được coi là một trong những chùm ảnh xuất sắc về chiến tranh Triều Tiên. Ông bày tỏ mong muốn thông qua những bức ảnh của mình "có thể thấy được những hy sinh của các binh sĩ mỗi khi đất nước của anh ta quyết định lao vào một cuộc chiến".
Bức ảnh chụp một chỉ huy lực lượng Thủy quân Lục chiến của Mỹ, sau một trận đánh với quân đội Triều Tiên ở gần khu vực sông Naktong năm 1950, được Duncan miêu tả: "Ike Fenton, ướt như chuột vì mưa và những giọt mồ hôi nhỏ xuống từ cằm. Anh ấy đang nghe tin báo rằng đơn vị tả tơi của mình chỉ còn giữ được vài căn cứ. Nếu quân đội Bắc Triều Tiên tấn công thêm một trận nữa thì đơn vị của Fenton sẽ bị hạ gục bởi lưỡi lê và báng súng".
Cuộc chiến tranh Triều Tiên bắt đầu năm 1950, giữa một bên là quân đội của Bắc Triều Tiên với sự hỗ trợ của Chí nguyện quân Trung Quốc. Phía bên kia là quân đội của Nam Triều Tiên và lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu. Lúc đầu, miền bắc đánh bật quân miền nam và tiến sâu xuống phía nam bán đảo. Sau một thời kỳ rút lui rồi cầm cự khốc liệt, quân miền nam phản công. Hai bên đi đến đình chiến vào năm 1953 và lấy vĩ tuyến 38 phân chia hai miền.
Trong ảnh, khung cảnh ác liệt của trận chiến giành Seoul năm 1950.
"Đây là bức ảnh tốt nhất mà tôi chụp được về những người dân thường Triều Tiên. Một gia đình đi xuống cầu thang, người cha ôm đứa bé, xe tăng nã đạn bên trên. Những chiếc xe tăng nhắm đến quân đội Bắc Triều Tiên ngay bên kia con phố trong cuộc chiến giành Seoul", Duccan nói với tạp chí LIFE.
"Trên chiến trường, Hạ sĩ Leonard Hayworth rơi nước mắt sau khi bò về vị trí và nhận ra rằng tất cả đạn dược đều cạn kiệt", Duncan mô tả về bức ảnh trong cuốn sách xuất bản năm 1951 "Chiến tranh là đây".
Lính thủy đánh bộ Mỹ lội qua vũng lầy trong một trận đánh tháng 9/1950.
Bị thương khi gặp phải mìn, tài xế chiếc xe cứu thương mếu máo ở bên đường khi biết người đồng đội của mình đã chết trong vụ nổ. Con số thương vong trong chiến tranh Triều Tiên khác nhau tùy nguồn báo cáo, được cho là 30.000 lính Mỹ chết trận, quân đội Hàn Quốc mất 400.000 người và 2 triệu dân thường cùng 1,5 triệu lính Triều Tiên thiệt mạng.
Một binh sĩ bị thương được cáng đi bằng khẩu súng máy năm 1950.
Một đơn vị lính thủy đánh bộ của Mỹ hành quân trên con đường bên sườn núi được đặt tên là "Vách núi Ác mộng" trên đường rút quân khỏi căn cứ Choisin năm 1950

Chiến tranh Triều Tiên 60 năm trước

Các binh lính nghỉ ngơi sau khi vượt qua Vách núi Ác mộng, tháng 12/1950.
Một binh sĩ mệt mỏi và quấn khăn chống rét trên chiến trường, mùa đông năm 1950.
Một người khác kiệt sức trong giá lạnh.
Trên chiến trường, binh sĩ Mỹ nuôi cả chó để bầu bạn và giảm căng thẳng, sợ hãi.
Đội quân gặp những xác người thiệt mạng trong những cuộc giao tranh nằm la liệt trên đường rút khỏi Chosin.
Đường rút quân khỏi chiến trường đầy khốc liệt.
Các binh sĩ Mỹ đi sau chiếc xe tải chở xác những người đồng đội tử nạn trên chiến trường năm đầu của cuộc chiến tranh Triều Tiên. Khi thỏa thuận ngừng bắn được ký vào ngày 27/7/1953, không ai có thể tưởng tượng được rằng 60 năm sau đó, bán đảo Triều Tiên, về danh nghĩa, vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Hai miền không đạt được hiệp ước hòa bình và khu vực biên giới vẫn dày đặc mìn, pháo, hàng trăm binh sĩ.
Cho đến nay hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên vẫn phát đi những lời lẽ và hành động thù địch. Ngày thống nhất của bán đảo vẫn là một ẩn số.

Lịch sử chiến tranh Triều Tiên

Triều Tiên đang kỷ niệm ngày kết thúc của cuộc chiến trên bán đảo. Hiệp định đình chiến được ký cách đây tròn 59 năm, nhưng hai miền còn chia cắt và về mặt kỹ thuật vẫn trong tình trạng chiến tranh.

Năm 1950, khi cộng đồng quốc tế nỗ lực tái thiết sau Thế chiến II, một cuộc xung đột mới nổ ra ở vùng Đông Bắc Á. Đây là một biến cố hiếm hoi khi Chiến tranh Lạnh biến thành nóng, đặt Mỹ và đồng minh ở thế đối nghịch với Liên Xô, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc.
Cuộc chiến Triều Tiên được đánh dấu bằng những bước ngoặt bất ngờ của lịch sử và số thương vong khổng lồ. Ít nhất hai triệu dân thường và 1,5 triệu lính Triều Tiên thiệt mạng. Trong khi đó, số lính Mỹ chết trong trận chiến là 30.000, còn quân đội Hàn Quốc mất 400.000 người, theo các số liệu còn gây tranh cãi.
Trong phần lớn thời gian chiến tranh diễn ra, hai bên từng tìm cách đàm phán hòa bình vài lần. Khi thỏa thuận ngừng bắn được ký vào ngày 27/7/1953, không ai có thể tưởng tượng được rằng gần 60 năm sau đó, bán đảo Triều Tiên, về danh nghĩa, vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Hai miền không đạt được hiệp ước hòa bình và khu vực biên giới vẫn dày đặc mìn, pháo và hàng trăm binh sĩ.
Vĩ tuyến 38 là ranh giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc sau Thế chiến II. Đồ họa:
Vĩ tuyến 38 là ranh giới giữa Triều Tiên (màu đỏ) và Hàn Quốc (màu xanh) sau Thế chiến II. Đồ họa: sakuramochi-jp.blogspot.com.
Cuộc chiến Triều Tiên khởi nguồn từ lịch sử phức tạp trên bán đảo và rộng hơn nữa là trong khu vực. Trung Quốc, Nhật và Liên Xô đều muốn có ảnh hưởng ở nơi này.
Sau cuộc chiến 1904-05, Nhật Bản giành thế áp đảo và chính thức đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 cho đến khi Thế chiến II kết thúc.
Chỉ 7 ngày trước khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện năm 1945, Liên Xô đưa quân vào bán đảo Triều Tiên. Sau đó, Liên Xô và Mỹ đồng ý chia bán đảo này thành hai phần, với đường phân cách là vĩ tuyến 38. Liên Xô tiếp quản miền bắc còn Mỹ quản lý miền nam.
Moscow hậu thuẫn chế độ cộng sản dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Kim Nhật Thành ở miền bắc. Washington tổ chức bầu cử ở miền nam và ông Syungman Rhee đắc cử tổng thống. Quân đội Mỹ và Liên Xô rút khỏi bán đảo Triều Tiên trước năm 1949.
Quân đội Triều Tiên được Liên Xô huấn luyện và trang bị tốt. Họ có 135.000 binh sĩ, xe tăng và pháo. Ngược lại, lực lượng Hàn Quốc chỉ có 98.000 và chỉ mang tính dân sự. Chính quyền cả hai miền đều muốn thống nhất bán đảo dưới một chế độ.
Rạng sáng ngày 25/6/1950, khi một nửa binh sĩ Hàn Quốc nghỉ cuối tuần, quân đội Triều Tiên bất ngờ tràn sang bên kia vĩ tuyến 38. Mỹ vội vàng huy động binh sĩ của họ ở các căn cứ tại Nhật Bản. Tuy nhiên, lực lượng Mỹ và Hàn Quốc gặp khó khăn trong các cuộc giao tranh ban đầu với quân Triều Tiên. Cuối cùng, họ lui về cố thủ ở thành phố cảng Busan, phía đông nam bán đảo, trong khi Mỹ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc giúp đỡ.
Hội đồng Bảo an (HĐBA) lập tức thông qua một nghị quyết kêu gọi tất cả các thành viên giúp Hàn Quốc chống Triều Tiên. Quyết định đạt được sự đồng thuận vì đại biểu của Liên Xô, chắc chắn sẽ phủ quyết, vắng mặt trong phiên họp. Đại diện của Liên Xô khi đó tẩy chay tất cả phiên họp của HĐBA cho tới khi Trung Quốc được gia nhập LHQ.
Các khẩu pháo của Mỹ khai hỏa vào ngày 29/7/1950. Ảnh: AP.
14 quốc gia, bao gồm Australia, Bỉ, Canada, Colombia, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, New Zealand, Philippines, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh cam kết đưa quân tới bán đảo ở Đông Bắc Á. Binh sĩ của Mỹ, Anh, Canada và Australia chiếm đa số trong 260.000 quân nhân tham chiến.
Trong khi chờ viện binh, lực lượng ít ỏi ở Hàn Quốc cố gắng giữ Busan. Đường tiếp tế của Triều Tiên cũng bị kéo căng một cách nguy hiểm do quân của họ tiến quá nhanh.
Ở phía nam bán đảo, trước tình thế nguy ngập, chỉ huy của quân đoàn số 8 của Mỹ, tướng Walton Walker, đã lên tiếng để động viên tinh thần binh sĩ. Ông đọc bài phát biểu nổi tiếng "Đứng lên hoặc là chết" để kêu gọi binh lính không rút lui nữa. Kết quả là binh sĩ Hàn Quốc cùng 4 sư đoàn Mỹ cầm cự được khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, đây cũng là chiến dịch mà quân Mỹ hứng chịu tổn thất lớn nhất về người trong suốt chiến tranh liên Triều. Họ đã mua thời gian bằng máu.
Video: Lính Mỹ, Hàn cố thủ ở Busan
Trong khi quân đội Triều Tiên bao vây Busan, chỉ huy lực lượng Liên Hợp Quốc - tướng Douglas MacArthur - toan tính đảo ngược tình thế chiến tranh. Ngày 15/9/1950, ông phát động một chiến dịch mạo hiểm nhằm vào thành phố cảng Inchon ở phía tây. Mục đích là cắt đứt đường hậu cần và liên lạc của Triều Tiên, khiến họ bị mắc kẹt giữa Inchon và Busan.
Kế hoạch này được cho là mạo hiểm vì binh sĩ sẽ phải vượt qua những đợt thủy triều khó lường ở ngoài khơi và đập ngăn nước cao tới 4 m, sau đó sẽ phải đối mặt với pháo đài kiên cố ở Inchon - nơi mà Triều Tiên đã chiếm. Tuy nhiên, đoàn quân của MacArthur đánh bại những đợt kháng cự và không gặp đòn phản công nào.
Cùng lúc đó, quân đoàn số 8 của Mỹ làm chủ Busan. Binh sĩ Triều Tiên bắt đầu lui quân. Đến ngày 25/9, lực lượng đồng minh đã giành lại Seoul.
Quân Liên Hợp Quốc đổ bộ lên Inchon
Chiến dịch chiếm lại Seoul
Một đơn vị pháo của Triều Tiên trong một trận đánh. Ảnh:
Một đơn vị pháo của Triều Tiên trong một trận đánh. Ảnh: korea-np.co.jp.
Đồng minh đáng lẽ dừng lại ở vĩ tuyến 38. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Harry Truman muốn thống nhất bán đảo để lập một chính phủ ủng hộ phương Tây. Tướng MacArthur liền ra lệnh binh sĩ đuổi theo quân Triều Tiên qua biên giới. Thế nhưng, vì lo ngại chiến tranh mở rộng nên Truman yêu cầu MacArthur không xâm phạm Trung Quốc. Bắc Kinh cũng cảnh báo họ sẽ tham chiến nếu quân đồng minh tràn sang Triều Tiên.
Hôm 15/10, tại đảo Wake Island ở Thái Bình Dương, tướng MacArthur và Tổng thống Truman cùng bàn bạc tương lai chiến tranh. MacArthur tin quân đồng minh sẽ thành công sớm trong chiến dịch Triều Tiên và ông không e ngại việc Trung Quốc can thiệp.
Chỉ 10 ngày sau, quân đội Trung Quốc tiến hành một đợt tấn công đầu tiên nhằm vào đồng minh. Sau đó tướng MacArthur ra lệnh tiến hành chiến dịch dứt khoát vào ngày 24/11, đưa binh sĩ tới tận sông Yalu, nơi đánh dấu biên giới giữa Triều Tiên và đông bắc Trung Quốc. Ông hy vọng rằng chiến dịch này sẽ giúp kết thúc chiến tranh và cho phép binh sĩ “về nhà trước Giáng sinh”. Tuy nhiên, tình thế nhanh chóng đảo ngược vào hôm sau, khi khoảng 180.000 "chí nguyện quân" Trung Quốc phản công. Quá choáng váng, MacArthur thốt lên: “Chúng ta đang đối mặt với một cuộc chiến hoàn toàn mới”. Ông muối mặt ra lệnh rút quân trong điều kiện thời tiết dưới 0 độ, đưa binh sĩ về sau vĩ tuyến 38 trước thời điểm cuối năm.
Các binh sĩ thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn hoàng gia Australia tham gia một trận đánh trong chiến tranh Triều Tiên.
Các binh sĩ thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn hoàng gia Australia tham gia một trận đánh trong chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: korean-war.commemoration.gov.au
Khi binh sĩ Trung Quốc tiến hành một chiến dịch mới, lực lượng đồng minh buộc phải rút lui tới phía nam Seoul vào tháng 1/1951. Tại đây, nhờ vị thế sân nhà, binh sĩ Liên Hợp Quốc phòng vệ tốt hơn. Sau vài tháng chiến đấu, khu vực vĩ tuyến 38 bình ổn trở lại.
Lúc này Tổng thống Truman tuyên bố Liên Hợp Quốc sẵn sàng ký hiệp ước đình chiến. Tuy nhiên, tướng MacArthur không muốn nhượng bộ. Ông công khai quan điểm mở rộng chiến tranh với Trung Quốc và qua mặt tổng thống, đệ trình ý kiến lên quốc hội.
Truman sa thải tướng MacArthur vì bất tuân vào tháng 4/1951. MacArthur được thay thế bởi tướng Matthew Ridway. Ông này từng thay vị trí chỉ huy quân đoàn số 8 của Mỹ ở Hàn Quốc - tướng Walton Walker - sau khi ông chết vì tai nạn xe hơi.
Chí nguyện quân Trung Quốc đầu hàng lính Mỹ tại
Chí nguyện quân Trung Quốc đầu hàng lính Mỹ tại tỉnh Gangwon, Hàn Quốc vào năm 1951. Ảnh: Korea Times.
Các cuộc đàm phán về ngừng bắn bắt đầu vào ngày 10/7/1951. Tuy nhiên, tiến trình này liên tục rơi vào thế bế tắc vì những vấn đề như trao đổi tù nhân hay vị trí của ranh giới tạm thời. Cuối cùng hai bên cũng ký thỏa ước đình chiến, song hoàn toàn do những tác động từ bên ngoài.
Tháng 1/1953, Dwight Eisenhower, người vốn công kích cuộc chiến, kế nhiệm Truman làm tổng thống Mỹ. Eisenhower tuyên bố ông sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân để chấm dứt xung đột ở bán đảo này. Tháng 3/1953, nhà lãnh đạo Joseph Stalin của Liên Xô qua đời.
Ngày 27/7/1953, một thỏa thuận ngừng bắn được ký và đường ranh giới tạm thời được xác định là biên giới mới giữa hai nước. Lúc đó, thỏa thuận đình chiến chỉ được xem là tạm thời cho tới khi "hòa bình được thiết lập lại".
Việc đó chưa bao giờ xảy ra. Hội nghị Geneva năm 1954 đã không giải quyết được vấn đề này. Từ đó tới nay, biên giới Triều Tiên vẫn là một điểm nóng.
Các bên ký thỏa thuận đình chiến
Hải Long

Quân đội của đất nước bí ẩn nhất thế giới

Triều Tiên đang thu hút sự chú ý của quốc tế trước nguy cơ thử hạt nhân và quân đội được lệnh sẵn sàng chiến đấu. Thực tế, 1,2 triệu quân nhân nước này luôn trong tư thế sẵn sàng và thề trung thành với lãnh đạo Kim Jong-un.
> Lo Triều Tiên thử hạt nhân, Hàn Quốc họp khẩn

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chụp ảnh cùng với các quan chức an ninh xã hội trong một dịp kỷ niệm. Triều Tiên mới đây tuyên bố sẽ tiếp tục tiến hành thử hạt nhân và tên lửa tầm xa, với quyết tâm đối đầu với "kẻ thù truyền kiếp" là Mỹ.
Các binh sĩ Triều Tiên ở đơn vị điều khiển vệ tinh vui mừng bên nhà lãnh đạo sau cuộc phóng tên lửa mang theo vệ tinh lên vũ trụ thành công hôm 12/12 năm ngoái.
Một lính Triều Tiên đứng bảo vệ tên lửa Unha-3 tại Trung tâm Không gian Tangachai-ri trước cuộc phóng tên lửa hồi tháng 4/2012.
Xe quân sự chở tên lửa tham gia lễ duyệt binh hôm 15/4/2012 tại quảng trường Kim Nhật Thành.
Một người lính điều khiển giao thông cho đoàn tàu hỏa chở xe quân dụng chạy từ Bình Nhưỡng đến tỉnh Bắc Pyongan hôm 8/4/2012.
Các quân nhân trong lễ duyệt binh thể hiện sức mạnh quân sự nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố chủ tịch Kim Nhật Thành.
Lính cảnh vệ Triều Tiên đứng nghiêm trang trong lễ tiếp đón ngoại giao tại sân bay hôm 2/5/2012.
Quân nhân Triều Tiên lắng nghe bài phát biểu trong buổi lễ tại sân vận động Kim Nhật Thành hôm 14/4/2012 và thề trung thành với ông Kim Jong-un.
Các quân nhân và quan chức đứng xếp hàng trên sân khấu với màn hình khổng lồ phát hình ảnh của ông Kim hôm 16/4 năm ngoái.
Tướng lĩnh và quan chức cấp cao quân đội trên hàng ghế khán giả.
Các quan chức xả hơi sau buổi lễ có sự tham dự của hàng nghìn quân nhân và có sự xuất hiện của ông Kim Jong-un.
Đoàn quân nhạc nghỉ giải lao bên ngoài sân vận động Kim Nhật Thành hôm 14/4/2012.

Ảnh gây chấn động về cuộc chiến ở Việt Nam

Larry Burrows, phóng viên ảnh chiến trường, ghi lại một ngày sinh tử của binh lính Mỹ trên một chiếc trực thăng tháng 3/1965, tạo nên bộ ảnh tư liệu quý giá về sự ác liệt của cuộc chiến.

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris dẫn đến việc Mỹ phải rút toàn bộ quân ra khỏi Việt Nam, tạp chí Life giới thiệu lại bộ ảnh "Một ngày cùng bay với Yankee Papa 13" - từng đăng tải ngày 19/4/1965 và gây chấn động dư luận bởi nó cho thấy mức độ ác liệt của cuộc chiến. Trong lần tái xuất này, Life đưa ra những bức ảnh chưa từng công bố trong cả phóng sự.
Mùa xuân năm 1965, chỉ trong vài tuần, 3.500 lính thủy đánh bộ Mỹ được điều đến Việt Nam. Larry Burrows, một phóng viên ảnh người Anh khi đó 39 tuổi, làm việc cho tạp chí Life, gửi về tổng bộ "báo cáo từ Đà Nẵng" và chỉ ít ngày sau, cả thế giới phải rúng động bởi phóng sự về chuyến bay tử thần.
Đội trực thăng của Thủy quân lục chiến Mỹ với nhiều máy bay Yankee Pappa (YP) tập trung ở Đà Nẵng để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển một tiểu đoàn của quân đội Việt Nam Cộng hòa đến một địa điểm cách thành phố 32 km trong ngày 31/3/1965.
Một ngày trước khi thực hiện nhiệm vụ, James Farley, 21 tuổi, cùng với xạ thủ của mình, Wayne Hoilien, 20 tuổi, đi chơi và thăm thú trên đường phố Đà Nẵng. Trong ảnh, Farley tinh nghịch thử một chiếc mũ.
Farley, chỉ huy chiếc Yankee Papa 13, hăm hở cầm khẩu súng máy M-60 lên trực thăng.
Yankee Papa 13 là một trong 17 trực thăng tham gia nhiệm vụ. Phi công chính và phụ đã sẵn sàng, xạ thủ Hoilen lên đạn cho khẩu M-60.
Trực thăng đáp xuống cánh đồng, những người trên máy bay nhảy xuống tham chiến.
Trực thăng và lính Mỹ trên đồng lúa, nhìn từ máy bay Yankee Papa 13.
Một chiếc trong đội, YP 3, bị hạ. Từ phía YP 3, một xạ thủ bị thương - trung sĩ Owens, chạy về phía YP 13 trong khi Farley đứng đón ở cửa.
"Trong buồng lái chiếc YP 3, chúng tôi nhìn thấy phi công đã đổ sập thân hình xuống bàn điều khiển. Anh ta không cử động. Mặt anh ta đầy máu và có một lỗ ở cổ. Chúng tôi tin rằng anh ta đã chết", Phóng viên Burrows vừa chụp ảnh vừa ghi âm. "Tôi quỳ xuống đất để tránh đạn".

Farley tiếp tục bắn để thoát khỏi hiện trường. Anh ta vừa nã đạn ra ngoài vừa nhìn chằm chằm vào viên phi công phụ của trực thăng YP 3 đang nằm trên sàn.
Farley lấy đồ sơ cứu cho vết thương của phi công phụ Magel của YP 3, trong khi Hoilen chăm sóc cho xạ thủ Owens (đeo kính đen) ngồi gục mặt cạnh đó. Owens bị vỡ vai vì đạn.
Kiệt sức trước những căng thẳng, Farley bước qua xác Magel trong khi Hoilien cố gắng an ủi Owens. Đột nhiên, Farley chửi thề rồi bật khóc. Ban đầu anh ta còn giấu mọi người nhưng về sau không quan tâm ai đang nhìn mình khóc.
Về đến Đà Nẵng, Owens được đưa xuống khỏi máy bay để đi chữa trị vết thương.
Trên sàn máy bay đầy vỏ đạn đã sử dụng trong trận chiến.
Farley và Hoilien, kiệt quệ sau chuyến bay, nói với những người khác rằng nếu chỉ ở lại trên cánh đồng đó thêm 10 giây nữa thôi thì họ sẽ trúng đạn và không bao giờ quay về được nữa.
Trong kho tiếp tế, tay che mặt, James Farley òa khóc vì một ngày mệt mỏi và đau thương trên chiến trường.
6 năm sau khi đăng phóng sự "Một ngày cùng Yankee Papa 13", Larry Burrows tử nạn cùng 3 phóng viên khác khi chiếc trực thăng chở họ bị bắn rơi trên đất Lào tháng 2/1971.
Vũ Hà (Ảnh: LIFE

Nhà mới của Giáo hoàng về hưu

Sau khi chính thức thoái vị ngay 28/2, Giáo hoàng Benedict XVI sẽ lên trực thăng rời tòa thánh để về lâu đài Gandolfo, cung điện mùa hè của các đức thánh cha.
> Sẽ có hai giáo hoàng

Toàn cảnh lâu đài Gandolfo nơi Giáo hoàng B sẽ nghỉ ngơi trong thời gian diễn ra Mật nghị Hồng y để bầu ra giáo hoàng mới.
Toàn cảnh lâu đài Gandolfo nơi Giáo hoàng Benedict XVI sẽ nghỉ ngơi trong thời gian diễn ra Mật nghị Hồng y để bầu ra giáo hoàng mới. Nơi đây được mô tả như một thiên đường bên hồ. Nó ở cách Rome chừng 40 km về phía đông nam. Vào mùa hè, các giáo hoàng thường về đây để tránh cái nóng gay gắt ở Rome. Ảnh: Borghitalia.
A general view of the gardens of Castel Gandolfo.
Khung cảnh trong vườn của lâu đài Castel Gandolfo. Ảnh: AP
A view of a grotto inside Castel Gandolfo.
Một hành lang trong lâu đài Castel Gandolfo. Ảnh: AP
ierpoalo Turoli, responsible for the pope’s residences, opens a window at Castel Gandolfo.
Pierpoalo Turoli, người chịu trách nhiệm về nơi ăn chốn ở của Giáo hoàng, bên một cửa sổ của Castel Gandolfo. Ảnh: AP
A view of the Mater Ecclesiae monastery, right, inside the Vatican state, where Pope Benedict XVI is expected to live permanently after he resigns.
Giáo hoàng sẽ nghỉ ngơi tại lâu đài trên, chờ cho đến khi việc tu sửa tu viện Mater Ecclesiae - nằm bên trong Vatican - hoàn tất. Tu viện này sẽ là nơi ngài thường trú lâu dài sau khi thoái vị.
Nơi giáo hoàng nghỉ hưu đang được sửa sang lại để chờ ngài về nghỉ. Tòa nhà trông giản dị.
Các công nhân đang tu sửa Mater Ecclesiae. Ảnh: AP
Video giới thiệu lâu đài nghỉ hè và nơi thường trú sau này của Giáo hoàng Benedict XVI.
Ánh Dương

Ngày cuối cùng tại vị của Giáo hoàng

Giáo hoàng Benedict XVI chia tay các Hồng y và vẫy chào các con chiên từ ban công cung điện Castel Gandolfo đầy xúc động trong ngày cuối cùng trước khi thoái vị.
> Nhà mới của Giáo hoàng về hưu

Một nữ tu sĩ đi ngang qua tấm bảng tin ảnh Giáo hoàng Benedict XVI trên đường phố Rome, Italy hôm qua. Tấm biển viết: "Ngài sẽ ở mãi trong tim chúng con. Cảm ơn Ngài". Ảnh: AP
Giáo hoàng Benedict phát biểu trước các Hồng y trong cuộc họp chia tay vào ngày cuối cùng của ông trên cương vị Giáo hoàng. Ảnh: AP
Giáo hoàng nói chuyện với các Hồng y tại Hội trường Clementine trong Tòa thánh Vatican. Sau đó ngài đến lâu đài nghỉ mùa hè, Castel Godolfo, và xuất hiện lần cuối trước giáo dân trên cương vị giáo hoàng. Ảnh: AFP
Video: Giáo hoàng chia tay Hồng y và giáo dân
Giáo hoàng Benedict rời Vatican đến nơi nghỉ dưỡng tại lâu đài Gandolfo, cung điện mùa hè của các đức thánh cha ở ngoại thành Rome, trên một chiếc trực thăng. Ảnh: AFP
Chiếc trực thăng chở Giáo hoàng bay qua nhà thờ Thánh Peter. Ảnh: AFP
Đức Giáo hoàng đứng trên ban công cung điện Gandolfo và vẫy chào những tín đồ tại quảng trường Tự do. Castel Godolfo là nơi ngài sẽ lưu lại vài tháng và sau đó đến sống nốt quãng đời trong một tu viện trong Vatican. Ảnh: EPA
Giáo hoàng mặc áo chùng trắng, cầu Chúa ban phước lành cho các giáo dân trong ngày cuối trước khi từ nhiệm. Ảnh: AFP
Các nữ tu sĩ nhìn theo hình ảnh Giáo hoàng trên màn hình lớn trong sự luyến tiếc. Ảnh: EPA
Đồng hồ ở mặt trước của nhà thờ Thánh Peter điểm 20h, thời điểm Giáo hoàng Benedict XVI không còn là giáo hoàng nữa.
Các giáo dân cầu nguyện phước lành cho Giáo hoàng Benedict XVI tại quảng trường Thánh Peter sau giờ phút ông từ nhiệm. Ảnh: EPA
Các giáo dân quỳ bên cạnh bức chân dung của Giáo hoàng Benedict XVI tại nhà thờ Thánh Patrick ở New York trong ngày Ngài từ nhiệm. 1,2 tỷ tín đồ Công giáo trên toàn thế giới sắp có người lãnh đạo tinh thần mới do Mật nghị Hồng y bầu ra sau khi Giáo hoàng Benedict thoái vị. Ảnh: AFP
Vũ Hà

Triều Tiên dưới 'ống kính' Instagram

Hai phóng viên của một hãng thông tấn Mỹ sở hữu những bộ sưu tập ảnh Instagram về Triều Tiên, với góc nhìn mới lạ về cuộc sống thường ngày tại đất nước nổi tiếng bí mật.
> Cắt tóc ở Triều Tiên
> Điện thoại 3G ở Triều Tiên

Hai phóng viên David Guttenfelder và Jean Lee thuộc hãng thông tấn Mỹ AP có một bộ sưu tập những bức ảnh Instagram về Triều Tiên. David Guttenfelder là phóng viên ảnh trưởng của AP tại châu Á, trong khi Jean Lee là trưởng phòng Hàn Quốc - Triều Tiên của hãng này. Bức ảnh của Lee chụp tranh vẽ một bác sĩ nhắc mọi người trật tự tại bệnh viện.
A North Korean traffic policeman laces up his ice skates at his buddies watch at an ice skating rink in #Pyongyang.
Cảnh sát giao thông Triều Tiên thắt giày trượt băng trong khi những đồng đội của anh ngắm một sân băng ở Bình Nhưỡng.
Tác giả Guttenfelder cho biết nếu như trước đây, anh phải đăng tải những tấm ảnh chụp từ điện thoại lên mạng Internet bằng cách bật laptop nối mạng và biến nó thành điểm phát sóng Internet không dây, thì từ ngày 25/2, nhờ có chính sách cho phép người nước ngoài truy cập mạng 3G, anh đã có thể tải ảnh trực tiếp từ điện thoại.
Các trẻ sơ sinh nằm trong cũi tại bệnh viện phụ sản Bình Nhưỡng.
Các trẻ sơ sinh nằm trong cũi tại bệnh viện phụ sản Bình Nhưỡng.
A dressmaker's window display in #Pyongyang, North Korea.
Những bộ váy tân thời và truyền thống đủ màu sắc trong một hiệu may ở Bình Nhưỡng.
Nhóm trẻ em tò mò với chiếc máy ảnh hiện đại của phóng viên.
Trước tượng đài của Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, nhóm trẻ em tò mò với chiếc máy ảnh hiện đại của phóng viên Guttenfelder.
Mỳ Bình Nhưỡng. Ảnh:
Phóng viên Jean Lee chụp một vị thực khách nêm gia vị cho món mỳ Bình Nhưỡng.
Những loài động vật
Tượng của những loài động vật dễ thương chơi nhạc bên đường phố thủ đô.
Những ngôi nhà cao tầng tại thành phố Bình Nhưỡng nhìn từ một phòng khách sạn của tác giả.
Những ngôi nhà cao tầng tại thành phố Bình Nhưỡng nhìn từ một phòng khách sạn của tác giả.
A North Korean guide uses a pointer at the start of a tour of an historic site. On Jan. 18, 2013, foreigners were allowed for the first time to bring mobile phones into North Korea. And this week the local service provider, Koryolink, is allowing foreigners to access the Internet on a data capable 3G connection on our mobile phones. In the past I could post geolocated phone photos to my Instagram feed by turning my online laptop into a hotspot to link my iPhone or iPod touch by wifi. But, today I'm posting this directly from my phone while riding in the back of a van in #Pyongyang. The window on to North Korea has opened another crack. Meanwhile, for Koreans here who will not have access to the same service, the window remains shut.
Một hướng dẫn viên Triều Tiên chỉ vào điểm bắt đầu của một địa điểm lịch sử.
Các nghệ sĩ Triều Tiên biểu diễn với guitar điện và đàn accordion bài hát My Way.
Các nghệ sĩ Triều Tiên biểu diễn bài hát My Way với guitar điện và đàn accordion.
Trọng Giáp (Ảnh: Instagram

Tàu sân bay Trung Quốc vượt biển về quân cảng

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hôm qua cập cảng thường trú Thanh Đảo để đi vào hoạt động sau nhiều năm tân trang và thử nghiệm.
> Tàu sân bay Trung Quốc lần đầu về quân cảng
> Liêu Ninh - Từ vỏ tàu tới chiến hạm

Tàu sân bay cập cảng quân sự ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh phía đông Sơn Đông sáng qua. Tàu rời cảng tạm trú ở thành phố cảng đông bắc Đại Liên hôm 26/2.
để thực hiện chuyến vượt biển thử nghiệm đầu tiên trong năm nay, sau ba tháng tân trang
Đây là chuyến vượt biển thử nghiệm đầu tiên trong năm nay của tàu Liêu Ninh, sau ba tháng tân trang.
Sự kiện đầu quân của tàu Liêu Ninh cho thấy cảng Thanh Đảo đã có năng lực hậu cần và đi vào hoạt động sau 4 năm xây dựng.
Video tàu sân bay Liêu Ninh tại Thanh Đảo
Trong suốt hành trình trên, hải quân Trung Quốc cũng đã tiến hành thử nghiệm hệ thống vũ khí trên tàu sân bay. Trước đó, tàu Liêu Ninh đã trải qua các chuyến vượt biển thử nghiệm và luyện tập cất cánh, hạ cánh của chiến đấu cơ J-15.
Tàu sân bay Liêu Ninh được bàn giao cho hải quân Trung Quốc hôm 25/9 năm ngoái. Đây vốn là một tàu sân bay thời Xô Viết của Ukraina được sửa chữa và tân trang lại.
Số hiệu 16 trên thân tàu Liêu Ninh. Tàu sẽ thực hiện nhiệm vụ ở vùng biển gần với Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên.
Anh Ngọc (Ảnh: Xinhua)

Trung Quốc khoe ảnh hạm đội Nam Hải tập trận

Truyền thông Trung Quốc mới đây công bố ảnh đội tàu chiến hoành tráng của hạm đội Nam Hải tác chiến trong một cuộc tập trận quy mô lớn.
> Tàu sân bay Trung Quốc về quân cảng
> Tranh chấp Trung - Nhật là 'thùng thuốc súng'

Đội tàu đổ bộ của hạm đội Nam Hải Trung Quốc mới thành lập được gần 10 năm nhưng đã có hành trình dài tổng cộng hơn 1 triệu hải lý. Trong ảnh là đội tàu trong một cuộc tập luyện xa bờ hồi tháng 1. Loạt ảnh này được đăng trên website của hãng thông tấn nhà nước Xinhua hôm nay.
Đến vùng biển xác định, tàu Tình Cương Sơn mở khoang chứa để các thuyền con và xuồng cao su tiến ra.
Cuộc tập trận còn có sự tham gia của tàu đệm khí.
Xinhua cho hay, nội dung của cuộc diễn tập còn có việc tiếp nhiên liệu trên biển. Tàu chiến Côn Lôn Sơn, có lượng rẽ nước 20.000 tấn được tàu hậu cần Hồ Thanh Hải, 30.000 tấn, tiến hành tiếp tế. Hai tàu vận hành cách nhau 60 m, làm dậy lên những cơn sóng, nếu điều khiển không khéo thì sẽ dẫn đến va chạm. Cuộc tiếp tế kéo dài nhiều giờ đồng hồ, lập kỷ lục của Hải quân Trung Quốc.
Súng trên tàu chiến thực hiện cuộc không kích giả định.
Binh sĩ tiếp đất từ trực thăng trong cuộc diễn tập đổ bộ lên đảo.
Binh sĩ pháo binh chuẩn bị đạn dược.
Tàu đệm khí tiếp cận một hòn đảo.
Đội tàu cũng diễn tập nội dung hộ tống các tàu hàng vận chuyển trên biển. Trong ảnh là tàu Côn Lôn Sơn hộ tống tàu thương mại trong cuộc tập trận.
Tàu Tỉnh Cương Sơn dẫn đầu đội tàu hàng chục nghìn tấn tiến hành tập luyện xa bờ.
Cuộc tập trận được tuyên bố là nhằm mục đích nâng cao năng lực vận chuyển binh lực của hải quân và khả năng tác chiến trên biển của quân đội Trung Quốc.

Mùa đông ở Triều Tiên

Đất nước Triều Tiên những ngày mùa đông dường như càng trở nên vắng vẻ với những cành cây và nhà cửa thưa thớt, nổi bật trên một màu tuyết trắng xóa.
> Cắt tóc ở Triều Tiên
> Nông thôn Triều Tiên

Đoàn người bước đi vội vã trong giá lạnh giữa mặt hồ đóng băng ở thủ đô Bình Nhưỡng hôm 24/2. Ảnh: AP
Chàng trai trẻ đứng cạnh chiếc máy kéo và thùng xe trên cánh đồng phủ đầy tuyết ở làng Ryongsan-ri, phía nam Bình Nhưỡng, hôm 22/2.
Cảnh sát tuần tra bằng xe máy trên đường phố Bình Nhưỡng phải mặc chiếc áo choàng thật dày để chống lạnh. Ảnh: AP
Một nữ y tá nhìn ra ngoài trời nắng đẹp từ cửa sổ bệnh viện được trang trí những bông hoa đẹp mắt. Ảnh: AP
Nữ y tá chăm sóc các bé sơ sinh trong bệnh viện Phụ sản ở Bình Nhưỡng những ngày đầu tiên trong năm mới Quý Tỵ.
Người dân và các binh sĩ Triều Tiên đi thuyền trên Áp Lục Giang, giữa các đảo ở vùng biên giới Triều Tiên - Trung Quốc hôm 12/2. Ảnh: Sina
Một người nông dân đốt lửa sưởi ấm bên cạnh cành cây trụi lá trong mùa đông rét mướt tại khu vực biên giới Trung - Triều. Ảnh: Sina
Một binh sĩ tuần tra tại biên giới Trung - Triều. Ảnh: Sina
Những người phụ nữ ở vùng biên chuẩn bị đi đò qua sông. Đằng sau là biểu ngữ ca ngợi lãnh tụ vĩ đại trẻ tuổi Kim Jong-un. Ảnh: Sina
Một vài người khác giặt quần áo ven sông vào ngày mùng 2 Tết âm lịch. Ảnh: Sina
Nhà máy đóng tàu mới xây dựng của Triều Tiên ở khu Sinuiju cũng ngập một màu tuyết trắng. Ảnh: Sina
Phong cảnh vùng núi Myohyangnon đằng sau cây cầu đường sắt bắc qua con sông mùa cạn nước ở phía bắc Bình Nhưỡng một ngày cuối tháng 2. Ảnh: AP

Máy bay ném bom siêu thanh lớn nhất của Nga

Tu-160 là loại máy bay chiến đấu hạng nặng chiến lược của Nga, được không quân Nga gọi tên là Thiên nga trắng. Lần đầu tiên bay thử vào năm 1981 và đến nay có 35 chiếc trên toàn thế giới.
> Châu Á đổ tiền mua vũ khí Nga

Máy bay ném bom siêu âm Tu-160 do Liên Xô cũ phát triển để đối phó với loại máy bay "có người lái tiên tiến" B1-B của không quân Mỹ. Máy bay do phòng thiết kế Tupolev bắt tay vào sản xuất từ những năm 1970, sau khi chính phủ đề ra dự án phát triển loại máy bay ném bom thế hệ mới.
Phòng thiết kế Tupolev đưa ra mẫu thiết kế có cánh kéo dài với tên hiệu Aircraft 160M, kết hợp một số yếu tố của loại Tu-144, để cạnh tranh với các bản thiết kế của Myasishchev M-18 và Sukhoi T-4. Thiết kế của Myasishchev đề xuất một máy bay có thể thay đổi hình dạng cánh, được coi là kiểu thành công nhất, dù Tupolev được đánh giá cao về khả năng thực hiện dự án. Cuối cùng, năm 1973 Tupolev được chỉ định làm công ty phát triển loại máy bay mới dựa trên thiết kế của Myasishchev.
Tu-160 có cùng kiểu cánh hỗn hợp và thay đổi hình dạng, với góc nghiêng tùy chọn từ 20° tới 65°. Phía trước và sau cánh có các tấm cánh lái và có hệ thống kiểm soát đường bay. Máy bay sử dụng bốn động cơ phản lực cánh quạt đẩy đốt hai lần NK-32, loại động cơ mạnh nhất từng được lắp cho máy bay chiến đấu. Không giống như loại B-1B, vốn đã loại bỏ yêu cầu tốc độ Mach 2+ của loại B-1A nguyên bản, giữ các cửa hút gió biến đổi, và có thể bay hơi nhanh hơn Mach 2.
Máy bay chiến đấu lớn nhất từng được sản xuất này được trang bị một hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm hoạt động, dù nó hiếm khi được sử dụng bởi số lượng nhiên liệu nạp lớn lên tới 130 tấn, khiến không cần tái nạp nhiên liệu nó cũng có thể hoạt động 15 giờ. Dù Tu-160 được thiết kế để giảm khả năng bị cả radar và các hệ thống hồng ngoại phát hiện nhưng nó không phải là một máy bay tàng hình.
Tu-160 được trang bị một radar tấn công "Obzor-K" và một radar theo dõi mặt đất "Sopka" riêng biệt, khiến nó có chế độ bay hoàn toàn tự động theo địa hình ở độ cao thấp. Tu-160 có một máy ngắm ném bom điện quang, và các hệ thống phòng thủ điện tử tích hợp chủ động và thụ động.
Cùng là sản phẩm của thời Chiến tranh Lạnh và dù trông Tu-160 rất giống với loại B-1B của Mỹ nhưng đây là hai loại máy bay hoàn toàn riêng biệt. Tu-160 là một hệ thống phóng tên lửa chiến lược trên không, lớn hơn và bay nhanh hơn B-1 vốn là một máy bay ném bom khá nhiều tuy độ cao trần thấp hơn hẳn (15.000 m so với 18.000 m của B-1). Trong khi B-1 là sơn màu đen để phục vụ cho việc hấp thụ sóng ra đa thì Tu-160 sơn màu trắng để chống lại các tia phóng xạ phát ra khi một vụ nổ hạt nhân xảy ra ở gần. Tu-160 không có hai cánh nhỏ phía trước trong khi B-1 thì có.
Tupolev Tu-160 được thiết kế để phóng các loại vũ khí hạt nhân và thông thường, chống những mục tiêu của đối phương ở những khu vực xa xôi tuy nhiên, phi cơ Tu-160 của Nga chưa từng tham gia các chiến dịch quân sự thực tế. Từ cuối thập kỷ 80 đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Tupolev Tu-160 thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ tuần tra tầm xa tại Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Video: Thiên Nga trắng dũng mãnh trên không
Vũ Hà (Ảnh: Global Times)

Kim Jong-un chỉ huy tập trận bắn đạn thật

Truyền thông nhà nước Triều Tiên vừa công bố những bức ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát các đơn vị quân đội, theo dõi và trực tiếp chỉ huy một cuộc diễn tập bắn đạn thật.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hỏi thăm các binh sĩ trong khi thị sát một cuộc diễn tập tấn công chiến thuật kết hợp bắn đạn thật.
Ông cùng các quan chức cấp cao của quân đội tìm hiểu về các vũ khí chiến lược và các vật dụng của binh sĩ.
Ông kêu gọi các quân nhân Triều Tiên nỗ lực chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, luôn ở trong trạng thái cảnh giác cao nhất.
"Một khi kẻ thù khiêu khích, các bạn phải cho thấy khả năng chiến đấu vô tận, giáng những đòn chết người vào chúng, đánh bật những đồn lũy xâm lược", Kim Jong-un phát biểu trong chuyến thăm.
Cuộc tập trận bắn đạn thật do ông Kim Jong-un trực tiếp ra lệnh, chỉ huy.
Sau đó, hãng thông tấn Triều Tiên tiếp tục đưa tin ông Kim Jong-un đi thị sát đơn vị Phòng không và đơn vị Liên hợp 630 của quân đội, theo dõi đội máy bay tập luyện.
Ông Kim cùng các quan chức quân đội theo dõi các máy bay tập luyện cất cánh, hạ cánh và kiểm tra năng lực chiến đấu của đơn vị.
Trước đó, Kim Jong-un cũng có chuyến thị sát đơn vị 323, một đơn vị tên lửa phòng không. Nhà lãnh đạo trẻ liên tiếp có những cuộc thị sát quân đội sau thử hạt nhân. Bình Nhưỡng đe dọa sẽ còn hành động quyết liệt, bất chấp những cảnh báo về sự trừng phạt của quốc tế.
Các quan chức quân đội của Triều Tiên lắng nghe lời huấn thị của nhà lãnh đạo trong chuyến thị sát.
Vũ Hà (Ảnh: KCNA)

Trung Quốc rực rỡ đèn lồng trước Tết Nguyên tiêu

Sau Tết Nguyên đán, ngày rằm tháng Giêng cũng được người dân Trung Quốc hết sức chờ đón. Đường phố được trang hoàng lộng lẫy theo phong tục truyền thống.

Em bé thích thú trước những bông hoa đèn màu trang trí rực rỡ tại thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô. Rằm tháng Giêng ở Trung Quốc gắn liền với lễ hội đèn lồng và có các trò chơi dân gian như giải câu đố trong đèn lồng.
Các em bé ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô, được bố mẹ làm cho những chiếc đèn lồng đủ màu sắc và hình dáng.
Một công viên ở thành phố Hồi Hột, thủ phủ khu tự trị Nội Mông, dựng lên chùm đèn "Thành phố hạnh phúc" thu hút rất nhiều người dân đến thăm quan.
Các cụ ông ở làng quê tại Nội Mông tích cực chuẩn bị tiết mục trống, chiêng để biểu diễn vào đúng ngày rằm.
Công viên Đại Quan ở thành phố Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, cũng trang hoàng đèn rực rỡ đón ngày rằm đầu tiên của năm.
Các bà mẹ ở tỉnh Chiết Giang đang dạy các con cách làm loại bánh truyền thống trong dịp Tết Nguyên tiêu.
Quang cảnh rồng rắn tụ tập đông đúc, sum vầy tại Dự Viên, là điểm nhấn đặc sắc mùa lễ tết ở thành phố Thượng Hải.
Đèn lồng hình con giống bán rất chạy ở Miếu Thành Hoàng, Thượng Hải.
Nhiều khu phố trên khắp Trung Quốc rực rỡ đồ lưu niệm và sắc đỏ của câu đối, đèn lồng, trong những ngày đầu năm mới này.

Uống máu rắn trong tập trận Hổ mang Vàng

Bắt rắn hổ mang, uống máu rắn hay ăn bọ cạp sống là những kỹ năng được giảng dạy tại khóa huấn luyện sinh tồn trong rừng rậm, thuộc một phần của cuộc tập trận quốc tế Hổ mang Vàng tại Thái Lan năm nay.
> Trực thăng Mỹ gặp nạn khi tập trận ở Thái Lan

Khoảng 13.000 binh lính từ 7 quốc gia: Thái Lan, Mỹ, Singapore, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia đang tham gia cuộc huấn luyện quân sự đa quốc gia Hổ mang Vàng 2013 tại Thái Lan.
Hổ mang Vàng tập trung vào việc duy trì và đẩy mạnh quan hệ giữa quân đội các nước có mục tiêu chung, cam kết an ninh chung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong ảnh, Trung sĩ thủy quân lục chiến hoàng gia Thái Lan, Pairoj Prasarnsai hôm 16/2 hướng dẫn thủy quân lục chiến Mỹ các kỹ thuật xử lý một con rắn hổ mang trong lớp huấn luyện sinh tồn trong rừng rậm tại Ban Chan Krem, Thái Lan. Ảnh: Facebook/Exercise Cobra Gold
Các giảng viên thuộc Lực lượng Đặc biệt Hoàng gia Thái Lan hướng dẫn cách rút con rắn không độc ra một cách an toàn sau cú cắn.
Các binh sĩ Mỹ đã tình nguyện để rắn cắn và lực lượng y tế quân đội luôn túc trực trong lớp huấn luyện sinh tồn hôm 17/2 tại trại Akatosrot, tỉnh Phitsanulok. Ảnh: Facebook/Exercise Cobra Gold
Một con trăn được đặt quanh cổ trung sĩ Mỹ trong khóa huấn luyện sinh tồn. Ảnh: Facebook/Exercise Cobra Gold
Một thủy quân lục chiến Mỹ uống máu rắn tại căn cứ hải quân ở tỉnh Chonburi, Thái Lan hôm 9/2. Năm nay cũng là năm kỷ niệm 180 năm quan hệ Mỹ - Thái Lan, thể hiện cam kết của hai nước trong việc gìn giữ và phát triển thịnh vượng, an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: AFP
Trung sĩ Mỹ Jialong Li ăn thử một con gián nướng. Ảnh: Facebook/Exercise Cobra Gold
Pairoj Prasarnsai giải thích về cách ăn thịt bọ cạp, một nguồn thức ăn giúp binh lính sinh tồn trong rừng sâu. Ảnh: Facebook/Exercise Cobra Gold
Ngoài lớp huấn luyện sinh tồn, cuộc tập trận Hổ mang Vàng kéo dài 10 ngày còn bao gồm nhiều hoạt động diễn tập khác.
Ngoài lớp huấn luyện sinh tồn, cuộc tập trận Hổ mang Vàng kéo dài 10 ngày còn bao gồm nhiều hoạt động diễn tập khác. Trong ảnh, các binh sĩ Mỹ, Thái Lan tham gia nhảy dù chung tại Utapao hôm 15/2. Ảnh: Facebook/Exercise Cobra Gold
Thủy quân lục chiến Mỹ nhảy ra từ phía sau một chiếc KC-130J Hercules.
Thủy quân lục chiến Mỹ nhảy ra từ phía sau một chiếc KC-130J Hercules. Ảnh: Facebook/Exercise Cobra Gold
Trực thăng CH-53E Super Stallion của Mỹ chuẩn bị đáp xuống đất để vận chuyển người sơ tán trong cuộc tập trận sơ tán khẩn cấp đa quốc gia hôm 17/2 tại Pattaya, tỉnh Chonburi. Ảnh: Facebook/Exercise Cobra Gold
Trực thăng CH-46E Sea Knight cất cánh từ tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard. Ảnh: Facebook/Exercise Cobra Gold
Binh lính Thái Lan tham gia diễn tập huấn luyện về chất nổ, hạt nhân, phóng xạ, hóa chất. Ảnh: AFP
Các phương tiện tấn công xếp hàng để trở về tàu USS Germantown. Ảnh: Facebook/Exercise Cobra Gold

Những thiên thạch lớn nhất trên trái đất

Không chỉ đến nay trái đất mới chứng kiến thiên thạch rơi xuống Nga, mà trước đó từng có khá nhiều tảng thiên thạch nặng hàng chục tấn được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
> Xung chấn thiên thạch Nga lan khắp thế giới
> Toàn cảnh vụ nổ thiên thạch ở Nga

Thiên thạch Hoba nặng khoảng 60 tấn. Thiên thạch này được phát hiện tại Namibia năm 1920
Thiên thạch Hoba nặng trên 60 tấn phát hiện tại Namibia năm 1920. Thiên thạch Hoba gồm 84% sắt và 16% niken.
Thiên thạch El Chaco với trọng lượng ước tính 37 tấn. Nó được phát hiện tại Argentina năm 1969
Thiên thạch El Chaco khoảng 37 tấn tìm thấy tại Argentina năm 1969. Đây là mảng thiên thạch đơn lẻ nặng thứ hai từng tìm thấy trên trái đất.
Thiên thạch Cape York Ahnighito nặng khoảng 30 tấn. Nó được tìm thấy ở Greenland năm 1984
Thiên thạch Ahnighito ước tính hơn 30 tấn ở Greenland năm 1984. Thiên thạch này là tảng lớn nhất tách ra từ thiên thạch mẹ tên Cape York.
hiên thạch Bacubirito nặng khoảng 22 tấn. Nó được tìm thấy tại Mexico năm 1863
Thiên thạch Bacubirito khoảng 22 tấn tìm thấy tại Mexico năm 1863, nó được trưng bày tại Centro de Ciencias de Sinaloa ở Culiacan.
Thiên thạch Cape York Agpalilik nặng khoảng 20 tấn. Nó được phát hiện tại Greenland năm 1963
Thiên thạch Agpalilik nặng khoảng 20 tấn. Nó là tảng thứ 4 tách ra từ thiên thạch Cape York phát hiện ở Greenland năm 1963. Hiện nó đang trưng bày ở Bảo tàng Địa chất Copenhagen, Đan Mạch.
Thiên thạch Mbosi ước tính trên 16 tấn tại Tanzania, 1930.
Thiên thạch Mbosi ước tính trên 16 tấn tại Tanzania, 1930. Thiên thạch này thực ra là một tảng kim loại không gian.
Thiên thạch Willamette với khoảng 14 tấn ở Mỹ năm 1902.
Thiên thạch Willamette khoảng 14 tấn. Nó được phát hiện ở Mỹ năm 1902. Đây là thiên thạch lớn nhất từng tìm thấy ở nước này. Theo phân tích, thiên thạch này gồm 91% là sắt, hơn 7% là niken.
Trang Nguyên (Ảnh: gmw.com)

No comments:

Post a Comment

quangnm