Wednesday, July 31, 2013

BẢO MAI 31.7.2013

'Bà Tưng' với nền văn hóa bảo thủ

image
Việt Nam dị ứng với cả 'Bà Tưng' và Bụi Đời Chợ Lớn?
Suốt thời gian qua, hầu như ngày nào trên các mạng tin tức từ Việt Nam đến hải ngoại, cũng đều nhắc nhở đến hiện tượng "Bà Tưng" trên mạng xã hội Facebook.

image
Cô nữ sinh viên có tên thật là Lê Thị Huyền Anh, có khuôn mặt khá xinh xắn, đã tự chụp một số hình ảnh "thoáng" cùng với những tuyên bố gây sốc cho cư dân mạng.
Nhiều ý kiến ủng hộ và chỉ trích, lên án, "ném đá" khiến cho "Bà Tưng" đã trở thành một hiện tượng gây sóng gió dư luận.
image
Báo chí được xem là chính thống trong nước thì gần như 100% lên án hành động của "Bà Tưng", cho rằng việc mà họ xem là "dung tục" của "Bà Tưng" đang là thảm họa xã hội, thậm chí còn tuyên bố rằng giới showbiz sẽ gặp đại họa nếu "Bà Tưng" tham gia vào ngành giải trí.

image
Chấn động nhất có lẽ là vụ "Bà Tưng" dự định xuất hiện trong quán bar Max3 tại Hà Nội, và đích thân Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch, Tô Văn Động đã ra lệnh không cho phép cô gái "nổi như cồn" này được biểu diễn dưới bất kỳ hình thức nào.
'Ném đá' tơi bời
image
Poster quảng cáo Bà Tưng tại Hà Nội đã bị  yêu cầu gỡ chiều qua
Và dù đang bị soi mói, bị "ném đá" thậm chí có thể sẽ bị ngăn chặn bằng mọi giá ước muốn tham gia ngành giải trí của cô nữ sinh Lê Thị Huyền Anh, nhưng chính những người đang "cầm cân nảy mực" của ngành văn hóa Việt Nam cũng không thể phủ nhận, hiện tượng "Bà Tưng" vẫn đang dẫn đầu nguồn thông tin, hơn cả vụ Đàm Vĩnh Hưng bị mất nhẫn kim cương, hơn cả Lý Nhã Kỳ khoe của tại đại hội điện ảnh Cannes, hơn cả vụ scandal tình, tiền của Đan Trường và hơn cả vụ nợ nần vì làm ăn thất bại và bài bạc của Siu Black.
image
Dưới góc nhìn của xã hội bảo thủ như Việt Nam, hiện tượng "Bà Tưng" là không thể chấp nhận được, vì cho rằng nó đi ngược lại với đạo đức xã hội, đi ngược lại với cái gọi là giá trị văn hóa dân tộc.
Nhiều người trong nước vẫn lên án hành động "đi tắt" để được nổi tiếng như cô nữ sinh Lê Thị Huyền Anh, nhiều nghệ sĩ, người mẫu cũng không ngần ngại "ném đá" tơi bời.
Thậm chí có cô người mẫu còn lên tiếng kêu gọi giới chức ngành văn hóa nhanh chóng ra luật cấp "chứng chỉ nghệ sĩ", để ngăn chặn hành động táo bạo của "Bà Tưng", chặn lại ý tưởng tham gia giới showbiz của Lê Thị Huyền Anh.
image
Chủ nhân clip Bụi đời Chợ Lớn chế và Bà Tưng vốn là "kỳ phùng địch thủ" 
Báo chí đua nhau viết bài công kích, bài xích, hầu như tờ báo nào nhắc tới hiện tượng "Bà Tưng" đều muốn thể hiện cho công chúng thấy báo của mình là có "đạo đức".
Trong khi dưới cái nhìn của những người sống bên ngoài Việt Nam, thì họ cho đây chỉ là hiện tượng bình thường, những "chiêu trò" của Lê Thị Huyền Anh chả bằng một góc nào so với cái xã hội họ đang sống nhất là các xã hội Tây phương.

image
Thậm chí ngược lại, nhiều người còn cho rằng "Bà Tưng" có khả năng biết tự tạo chỗ đứng cho mình, cho dù dưới bất kỳ hình thức nào, được đám đông chú ý đến là đã được mục tiêu.
Đông và Tây
image
Nếu "Bà Tưng" trưởng thành trong môi trường tự do và thoáng, có lẽ sẽ không ít cơ hội tiến thân đến với cô.
Tóm lại sự cọ xát của một xã hội Việt Nam đang phát triển, ngoại trừ những hội nhập về kinh tế, Việt Nam cũng đang đối diện với sự thay đổi về tư duy, thay đổi về cách sống, môi trường và thay đổi luôn cả quan niệm khác biệt giữa Đông và Tây.

image
Sự cọ xát càng lúc càng trở nên gay gắt hơn, khi dòng tư tưởng bảo thủ đang bị đẩy dần vào góc nhỏ của xã hội, và giới trẻ Việt Nam hiện nay, họ đang muốn chạy theo cái xu thế thời đại, họ không muốn bị thua kém cho giới trẻ ở những nước lân bang của Việt Nam thậm chí là các nước Tây phương.

image
Phía chính phủ Việt Nam tuy luôn quảng bá hình ảnh hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng thế giới, nhưng trên thực tế, chính họ cũng bất lực trước những luật lệ, quy định đầy "vô duyên" để kiểm soát xã hội, kiểm soát tư tưởng, mà không thể giải thích được với cộng đồng quốc tế.

image
Họ ngăn chặn sự trình diễn của "Bà Tưng", hay cấm trình chiếu "Bụi Đời Chợ Lớn", nhưng họ vẫn không thể ngăn được sự cuồng loạn của K-Pop fan.
Họ cấm tư nhân ra báo chí, sở hữu các cơ sở truyền hình, truyền thanh, nhưng họ lại không thể ngăn chặn người dân bày tỏ tư tưởng trên các xa lộ thông tin, và càng lúc càng nhiều hơn.
image
Họ lên án những hành động "đi tắt" của một số giới trẻ trong doanh nghiệp, trong giải trí, nhưng lại ca ngợi, quảng bá thật mạnh cho những games show truyền hình, nhưng thực chất vẫn chỉ là mua bán những câu chuyện dưới hậu trường sân khấu để câu khách.

image
Và đây sẽ là thử thách lớn của chính phủ Việt Nam. Họ không chỉ đối diện với thử thách về thay đổi quan điểm nhân quyền, mà sẽ còn đối diện với những hệ quả do chính họ gây ra để kềm kẹp xã hội, vì sự bùng phát thay đổi tư duy của giới trẻ hiện nay, chính là tiềm tàng khiến cho đảng cầm quyền ngày càng bị mất lòng dân.
Trần Nhật Phong

Lantern: Stacking Tableware_Tô phở 3 tầng

image
Functional art: Creating a unique eating experience
Hello Kickstarter!  My name is Omid and I am a product designer and engineer from New York.  The Lantern was my project in graduate school at Pratt Institute in Brooklyn, NY and was inspired by my unstoppable craving for phở soup, the famous Vietnamese soup.

image
Lantern is designed to simplify and enrich the experience of eating phở. The tableware makes it easier to carry the soup and its many garnishes, as well as creating a new eating experience by removing and exposing the different layers.

image
The tableware can serve other types of hot or cold soups with sides or be used to serve a three course meal.  It keeps the creative cook engaged, and with each layer it enriches the diner’s eating experience.
WHAT'S PHO ?

image
Phở is the Vietnamese treasured national soup enjoyed for breakfast, lunch and dinner.  It usually consists of a very hot spiced broth with noodles and thin slices of meat.  The soup is served along with garnishes that are added to the broth.  If you have never had one, I suggest you give it a try!
INSPIRATION

image
The paper Vietnamese lantern is the inspiration behind the stacking tableware. Lanterns are abundant in Vietnam and are used in various events and festivals. 
PRODUCT CONCEPT
image
Below are some of the first ideation sketches of the tableware.
PROTOTYPE AND USER TESTING
image
Cad drawings of the final design where created and a rapid prototype was made to test the design. Friends and Family tested Lantern with Various foods.

image
PRODUCTION
image
I have been working with a quality ceramic manufacturer to make the tableware.  I have spent the past couple of years working with them to finalize the product that is to the highest quality standards.  It has been a long road but I am very proud of the results. I have received the pre-production samples and placed an order for a limited amount of samples for the first production run.
PRODUCT COMPONENTS

image
SPOON

image
TOP DISH
image
MIDDLE DISH
image
BOWL
TIMELINE

The samples are to arrive in July 2013 for an August delivery to you. However, I need your pledge support to raise capital to pay the remaining balance.  By backing this project you have the opportunity to receive 2 Lanterns at a discounted price.
MORE ABOUT LANTERN
Measures 6 ½ “ inches tall and 7 inches wide
Holds 24 ounces / 750 ml of liquid 
Made out of high quality porcelain
Interior coated with gloss glaze to make it less porous
Exterior coated with matte glaze to enhance the aesthetics and feel of the product
Microwave safe and dishwasher safe
Safety tested for all food consumption
image
Omid Sadri New York, NY


“Thần dược” và Chuyện “thuốc”

image
“Thần dược” chưa được kiểm chứng nhưng đã ầm ầm xuống phố
Từ những lời đồn bìm bịp, rắn, bọ cạp, bổ củi, ong đất… giúp quý ông "khẳng định" mình chốn phòng the, nhiều người đổ xô đi lùng mua "thần dược". Cung ắt có cầu, nhiều loài côn trùng, chim thú không rõ nguồn gốc được đưa về thành phố bày bán công khai.

image
Rao bán rắn độc giữa phố
Không khó để bắt gặp cảnh bìm bịp, rắn, bọ cạp, bổ củi “ngồi” trong lồng rong ruổi trên đường phố Hà Nội mà người bán không cần cất tiếng rao. Đồ nghề của họ khá đơn giản, chỉ với một chiếc túi lưới buộc đằng trước cho ra dáng “chuyên nghiệp”, có vẻ như vừa đánh bắt về vẫn “nóng” hôi hổi; một chiếc lồng sắt mắt cáo nhỏ nhốt hàng vừa chắc chắn, vừa tiện “khoe hàng”. Hễ thấy ai chăm chú nhìn, người bán đon đả ngay: mấy con này bổ thận, tráng dương, ngâm rượu trị bệnh nhức mỏi, thư giãn gân cốt cho người già là hết ý. Đồng thời “bồi” thêm: yên tâm đi, hàng của anh toàn là “xịn”, lấy từ rừng Lai Châu, Yên Bái đấy. Loại này uống vào, “một người khỏe, hai người vui”.

image
Giá các loại côn trùng cũng tùy thuộc vào mức độ “sành” của người mua. Bọ cạp có giá từ 5-10.000 đồng/con; bổ củi 3-5.000 đồng/con; mối chúa từ 15-20.000 đồng/con; rết từ 15.000 đồng – 20.000 đồng/con; tắc kè 120-150.000 đồng/con; bìm bịp từ 300-400.000 đồng/con…

image
Theo một số người tỏ ra am hiểu mấy loại “hàng độc” này, bìm bịp và rắn rừng là hai loại "công hiệu" nhất. Giới mê tửu dược thường quan niệm bìm bịp là “số 1” vì tính năng bổ thận, tráng dương… do loài chim này thường sống chung với rắn độc, nên xương thịt nó có thêm dược tính của rắn. Còn rắn thường được ngâm theo bộ gồm tam xà (3 con), ngũ xà (5 con) đến cửu xà (9 con). 

image
Vì vậy, chúng ngày càng khan hiếm và có giá khá cao. Mối, bọ cạp, rết và bổ củi là những loại côn trùng có giá “mềm” nên được nhiều người chọn mua hơn. Theo quan niệm thì mối chúa ngâm rượu khi uống vào có tác dụng kéo dài thời gian “gần gũi”, bọ cạp sẽ làm quên cảm giác “mỏi gối chồn chân” của các quý ông chốn phòng the.

image
Không khó để bắt gặp cảnh người bán các loại "thần dược" ngâm rượu trên đường phố Thủ đô như thế này.
Có thực sự “khỏe”?

Theo một số lương y, các loại rượu ngâm bọ cạp, mối chúa, rắn, tắc kè, bìm bịp, bổ củi… cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định là thuốc chữa bệnh, có tác dụng “khẳng định” mình chốn phòng the. Có chăng, nó đã được đồn thổi trở thành “thần dược” qua phương pháp truyền miệng, một đồn mười, mười đồn trăm. Trên thực tế, đã có nhiều bệnh nhân uống rượu ngâm những loại côn trùng đó bị dị ứng, ngộ độc, có thể do thành phần rượu hay tỉ lệ thuốc sâu, thuốc trừ muỗi mà khi đánh bắt người ta đã sử dụng để vô hiệu hóa côn trùng.

image
tắc kè
Theo giới “săn” hàng thì phương pháp săn ong cổ truyền làm chết nhiều ong, thân khô, không bắt mắt, rất khó bán, nên giờ thợ ong dùng bình xịt muỗi, thuốc trừ sâu để bắt. Khi xịt xong, ong say lả tả, người bắt chỉ việc bốc cả tổ bỏ vào túi lưới. Khi ong tỉnh lại, chúng bay, bò lổm ngổm quanh tổ, rất bắt mắt người mua.

image
bìm bịp
Và hậu quả là có những người thay vì "khẳng định mình" chốn phòng the thì lại phải nhập viện vì ngộ độc khi uống rượu ngâm loại côn trùng có dính thuốc xịt muỗi đó. Nhiều bệnh viện từng cấp cứu những bệnh nhân trong tình trạng nguy hiểm tính mạng do uống rượu ong đất mới ngâm hơn một năm, với triệu chứng ngứa, sưng nề môi, đau bụng, nôn mửa.

image
Rượu ong đất
Nhiều người vẫn lầm tưởng rượu ong đất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe phòng the. Tuy nhiên, ong đất nọc độc, uống vào sẽ gây hại cho gan, thận, dị ứng, mẩn ngứa... thậm chí tử vong.



Phương Trà


Chuyện “thuốc”

Thử điểm những thứ mà người Việt chúng ta tự bày ra (hay bắt chước người Mỹ hoặc người Tàu mà bày ra): Nhìn chung thì hầu như mọi thứ thực phẩm quanh ta đều được email và webpage ca tụng lên mây xanh là “thần dược”.

image
Nhàu Noni vang bóng một thời, người bày đã hốt nhiều chục triệu bạc xong lặn mất.  Kế đó là nước măng cụt, bây giờ còn chút tiếng vang. Kế nữa là Canh Dưỡng Sinh, được phe ta uống như điên trong thời gian chừng sáu tháng rồi tịt ngòi.  Kế đó thì dưa chuột, rồi thì lá đu đủ, rồi thì mãng cầu.

image
Quả "chí chuôn chua".

Hai thứ sau nầy đang phất cờ tiến mạnh vào niềm tin của bà con ta. Chắc chừng năm sau sập tiệm, tuy nhiên mấy vị nhanh tay chế viên mãng cầu nước mãng cầu cũng kiếm được mươi triệu đô. Sau đó là dầu dừa được ca ngợi (do công ty Tây Mỹ bày bán, kiểu bán mỡ rắn thời nẩm), có một vị MTC (?) suýt chết vì nó, vị nầy ở Hố Nai.  

image
Hiện giờ thì trái sung, cây bồ công anh, trước đó thì kim thất tai (sao bây giờ ít nghe nói tới coi ai đã dùng và kết quả ra sao). Hiện cũng đang hoành hành là cây lượt vàng, trước đây là cây cần tây, nay cây cần tây lặn mất rồi. Vài năm trước thì là trà xanh là thần dược, trà mọi loại là tiên dược, những vị uống trà ngừa và trị bịnh hiện nằm nhà thương hay ra vào nhà thương (tôi nói ẩu) cũng bộn nên hết hơi sức để vuốt đuôi ca ngợi theo gian thương Trung Quốc. Nay thì được biết người ta né trà rồi, lý do là thuốc trừ sâu (và đủ thứ hương thơm hóa chất vô danh) ướp vào trong đó, kể cả trà ước xác chết cũng được bán ta cho bà con ghiền thưởng thức (chuyện nầy nói thật, có thật, không nói ẩu đâu).

image
Sau khi chê trà thì bà con ta sang ca ngợi cà phê. Hình như trong tâm trí một số phe ta phải có cái gì đó ca ngợi mới sống được chăng? Hiện trứng gà được một vị tung lên tới mây xanh (kết quả là thống kê vừa công bố những vị nam giới ăn 7 trứng gà hay hơn mỗi ngày thì mau chết hơn những vị không ăn). Còn gì nữa, cà chua, sả, xoài, trái chuối chín rục  đều “trị được ung thư”, trước đó một chút thì chanh giết tế bào ung thư (Chắc mấy tiệm bán chuối chế ra chuyện để tiêu thụ chuối chín thâm đen cho khỏi bỏ thùng rác?)  Trước chanh trị ung thư thì có giấm táo và mật ong. Hiện giờ thì mật ong và bột quế. Hiện đang có phong trào củ cải trắng chanh và nghệ.

image
Nói chung thì:  Bất cứ rau trái nào trước mặt các bạn đều cũng là thần dược trị ung thư hay trị được những thứ bịnh mà Tây Y còn đang vật lộn!  Quên nữa còn gạo đen (dân Gò Công gọi:  “gạo nhum”) cũng trị ung thư và bịnh ngặt, trước đó gạo lức được tâng lên làm thần dược, nay thì gạo lức rang pha nước uống là “thần” dược. Gạo lức được dân BBC gọi là gạo nâu đó nghe bà con.

image
Thưa quí bạn, những thứ được kể bên trên là tôi chợt nhớ ra, chắc mới liệt kê được chừng phân nửa mà thôi. Hôm nào tôi ghi lại coi tất cả mọi thứ thực phẩm chúng ta ăn coi có món nào không phải là thần dược hay không.  
HCĐ

Elio Motors, xe tiết kiệm xăng

image
Dự định sẽ được bán với giá chỉ bằng nửa giá loại xe rẻ nhất hiện có trên thị trường hiện nay ở Hoa Kỳ, Elio là loại xe 3 bánh có thể sẽ gây chấn động lớn đối với ngành sản xuất xe trên thế giới.  Xe này “né” loại động cơ hỗn hợp điện-xăng, mà sử dụng một động cơ chạy xăng cỡ nhỏ.

image
Nhờ xe nhỏ, nhẹ, thiết kế tinh vi để giảm lực cản gió và ma sát, trang bị động cơ 3 xi-lanh 70 hp đặt phía trước, đạt vận tốc tối đa 100mph, và xe có thể chạy 84 miles trên xa lộ mà chỉ tốn 1 gallon xăng (hay chạy 100 kilomet chỉ cần 2.8 lít).

image
Trong thành phố, xe cần 1 gallon để chạy 49 miles.   Xe cũng có độ tăng tốc khá mạnh: đạt 60mph trong 9.6 giây.

image
Các trang bị khác cũng tương đương các loại xe hiện có:  hệ thống ABS, bánh xe 15 inch, hộp số 5 số, xe dài 160.5 inches (4.1 mét), bề ngang trong lòng xe 66.8 inches (hay 1.7 mét).

image
Elio Motor chưa có mặt ở các dealer, nhưng hãng sản xuất cho biết sẽ được bán với giá $6,800.  Với giá này Elio sẽ là xe hơi có giá thấp nhất.  Tuy nhiên, hãng Elio tại Louisiana cho biết xe vẫn bị xem là ... xe mô tô, và người lái phải có bằng lái mô tô, mang nón an toàn khi chạy xe.

image
Một dự luật đang được trình lên Quốc hội Tiểu bang và nếu được chấp thuận, Elio sẽ được “cư xử” như là … xe hơi chứ không phải mô tô.
image
GRAND RAPIDS, Mich.- The federal government considers anything with less than four wheels a motorcycle, but a new three-wheeled vehicle from Elio Motors looks and drives far differently than the standard motorbike.
Their new vehicle, simply called The Elio, also gets 84 highway miles per gallon and costs under $7,000 prompting some to call it a new wave of transportation. The Elio seats two tandem style and travels up to 100 miles per hour.
Larry Handwerk pre-ordered one, and will receive the 527th off the assembly line.  He says he’s in it for the gas mileage but was sold on the amenities.
“It’s got all the amenities that you’d have in an automobile but you have the practicality of a motorcycle,” he said.
The Elio weighs around 900 lbs. and will have 50 to 70 horsepower with a three cylinder one liter fuel injected engine.
Elio Vice President of Sales Jerome Vassallo says the company is expecting a five-star safety rating.  But, a crash test rating won’t be determined until The Elio goes into production.

The Elio is expected to go into production summer 2014.  You can find more information on their website: http://www.eliomotors.com/

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image


Vụ chuyển uranium khỏi Việt Nam qua lời kể của chuyên gia Mỹ

image
Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia Mỹ đã làm việc với Việt Nam trong một thời gian dài về vấn đề an ninh hạt nhân.
Nỗ lực chung của nhiều nước và các tổ chức quốc tế nhằm đưa uranium làm giàu ở mức cao khỏi Việt Nam đã hoàn tất hồi đầu tháng Bảy sau gần 10 năm hoạch định.

Bà Sarah Dickerson thuộc Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia Mỹ (NNSA) cho VOA Việt Ngữ biết rằng khoảng 16 kg uranium tinh chế ở mức cao đã được chuyển khỏi Việt Nam.

image
Chuyên gia này cho biết con số đó chưa đủ để chế tạo vũ khí hạt nhân, vốn phải cần tới 25 kg, nhưng có thể thực hiện được điều đó nếu kết hợp nó với nguyên liệu nguyên tử từ một nước khác.

Theo bà Dickerson, một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Nga hồi năm 2004 đã mở đường cho việc đưa uranium khỏi các nước thứ ba nhằm ngăn chặn nguyên liệu này rơi vào tay những kẻ khủng bố.

Bà nói: “Chúng tôi đã làm việc với Việt Nam trong một thời gian dài trong lĩnh vực an ninh hạt nhân nhằm đảm bảo rằng số uranium làm giàu ở mức cao được bảo vệ an toàn tuyệt đối theo tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi tin rằng việc tăng cường an ninh sẽ giảm thiểu nguy cơ nguyên liệu đó rơi vào tay những kẻ khủng bố. Nhưng chỉ có một cách xóa bỏ hoàn toàn nguy cơ đó là loại bỏ vật liệu đó mà thôi”.

Bà cho hay rằng chiến dịch của hai nước không nhắm riêng vào Việt Nam, mà với tất cả các nước thứ ba có trong tay uranium làm giàu ở mức cao từ Nga như Cộng hòa Séc, Hungary hay Libya.
image
Theo chuyên gia của Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia Mỹ, có nguyên liệu hạt nhân làm giàu ở mức cao như vậy ở trên lãnh thổ không có lợi gì cho Việt Nam vì họ phải mất nhiều tiền để bảo vệ an toàn để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Bà Dickerson nói rằng việc đưa nguyên liệu nguyên tử ra khỏi Việt Nam tương đối phức tạp nên phải mất tới gần một thập kỷ để lập kế hoạch.

“Đây là một dự án đầy khó khăn, nhất là về mặt kỹ thuật. Chúng tôi đã làm việc với Việt Nam suốt 10 năm qua nhằm xóa bỏ hoàn toàn uranium làm giàu ở mức cao tại nước này. Đây là một trường hợp đặc biệt vì chúng tôi thực hiện một điều chưa từng làm. Chúng tôi có thể vận chuyển bằng đường hàng không sang Nga các nhiên liệu đã qua sử dụng trong các thùng thép chuyên dụng mới gọi là Type-C", bà nói.

"Dự án này thực sự là một thách thức về mặt kỹ thuật với sự tham gia của nhiều bên như Cộng hòa Séc, Nga, Canada, dĩ nhiên là cả Việt Nam cùng với Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế và Bộ Năng lượng Hoa Kỳ nhằm hoàn thành dự án quan trọng này”.


image
Lượng nguyên liệu hạt nhân từ Việt Nam sẽ được mang tới một cơ sở an toàn ở Nga, và tại đây, nó sẽ được chuyển đổi thành uranium làm giàu ở mức độ thấp để sử dụng cho các lò phản ứng phục vụ cho mục đích nghiên cứu cũng như các nhà máy điện hạt nhân.

Kể từ năm 1983, một lò phản ứng tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã được Nga cung cấp nhiên liệu hạt nhân.

Quá trình vận chuyển nguyên liệu hạt nhân khỏi Việt Nam được thực hiện trong điều kiện an toàn tuyệt đối với sự hợp tác toàn diện của nước chủ nhà.

Bà Dickerson nói rằng Việt Nam không có lý do gì để không hợp tác vì sẽ được cung cấp nguyên liệu hạt nhân làm giàu ở mức thấp cho lò phản ứng phục vụ mục đích nghiên cứu cũng như được trả tiền cho việc chuyển nguyên liệu có thể chế tạo vũ khí hạt nhân.

Bà cho biết các bên rất quan tâm tới vấn đề an ninh, và phía Việt Nam chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh tại thực địa bên trong lãnh thổ nước này.

Bà nói: “Chúng tôi không thể hoàn thành dự án này nếu thiếu sự trợ giúp của Việt Nam. Họ cung cấp lực lượng an ninh trong quá trình vận chuyển ở nước này. Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong cả tiến trình”.

image
Báo chí Việt Nam dẫn lời các giới chức nhà nước cho biết 1.000 công an, bộ đội đã được huy động để bảo vệ dọc tuyến đường trong khi có 30 xe hộ tống trước và sau chiếc container chở nguyên liệu hạt nhân.

Như vậy, Việt Nam là quốc gia mới nhất ở châu Á được Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế tuyên bố không còn nguyên liệu hạt nhân có thể chế tạo bom nguyên tử.

Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia Mỹ cho hay Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục sử dụng uranium làm giàu ở mức thấp (dưới 20%) cho lò phản ứng hạt nhân phục vụ cho mục đích nghiên cứu.


image
Theo NNSA, dù Việt Nam hiện không còn nguyên liệu hạt nhân làm giàu ở mức cao, cơ quan này tiếp tục làm việc với giới hữu trách địa phương nhằm bảo đảm rằng số uranium làm giàu ở mức thấp được bảo vệ một cách đầy đủ.

Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia Mỹ dự kiến sẽ chuyển 3 nghìn kg uranium khỏi nhiều nước đã được xác định vào cuối năm 2016 hoặc 2017.

Nguyễn Trung

Tác hại của việc làm phẫu thuật thẩm mỹ

image
Rất nhiều người tin quảng cáo mà quên rằng, phẫu thuật thẩm mỹ cũng là một trong những loại phẫu thuật mang lại rủi ro rất lớn.

Quảng cáo “như mơ”
image
Ngày nay, người ta dễ dàng bắt gặp những đoạn quảng cáo về “chỉnh sửa sắc đẹp” trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, ti vi và hầu như tất cả đều tung lên hình ảnh những người mẫu hoàn mỹ. Phương pháp này vô cùng hiệu quả khi ngày càng nhiều chị em đua nhau đi “tu bổ” lại nhan sắc bất chấp sự đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng. Tác giả cuốn “Chỉ nam phẫu thuật thẩm mỹ” Robert Kotler nhận xét rằng, các hình ảnh trong quảng cáo chỉ tạo ảo giác cho người xem, điều này gây hiểu lầm cho công chúng và khác xa tình hình thực tế.

Khó cải thiện hạnh phúc trong cuộc sống.

image
Bộ ngực “dao kéo” có làm cho phụ nữ cảm thấy hạnh phúc hơn? Rất tiếc, câu trả lời là không. Theo một nghiên cứu về phẫu thuật thẩm mỹ được phát hành năm 2004, khi bạn kỳ vọng quá nhiều, ca phẫu thuật thường cho kết quả ngược lại. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do nhiều phụ nữ nghĩ rằng những thay đổi về hình thể sẽ cải thiện hạnh phúc trong cuộc sống. Trên thực tế, ngay cả các bác sĩ cũng không thể đảm bảo rằng bạn sẽ tự tin hơn sau khi phẫu thuật. Phó giáo sư DavidSarwer làm việc tại Trung tâm nghiên cứu con người thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết: “Phẫu thuật thẩm mỹ có thể cải thiện hình ảnh của bạn, nhưng tuyệt đối không thể thay đổi cách nhìn của bạn đối với chính mình”.

Rủi ro cao

image
Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, tiến trình nguy hiểm nhất không phải là lúc bắt đầu “động dao” cũng không phải lúc khâu vết mổ, mà chính là lúc gây mê. Bệnh nhân phản ứng không tốt với thuốc gây mê có thể dẫn đến biến chứng. Vì vậy, ngay cả khi một bác sĩ gây mê có kinh nghiệm, thì bệnh nhân cũng có thể tử vong khi phẫu thuật.

Phục hồi khó

image
Các chương trình quảng cáo thường gây hiểu lầm. Không một bác sĩ nào sau một đêm có thể biến chú vịt con xấu xí thành thiên nga. Sau khi tiếp nhận phẫu thuật nâng ngực hoặc nâng mũi, bệnh nhân thường cần thời gian khoảng 2 tuần mới có thể sinh hoạt như người bình thường, nhưng những vết sẹo và vết thâm tím thì vẫn còn hiện hữu. Khoảng 100 ngày sau, các bộ phận được phẫu thuật mới có thể dần hồi phục. Sau 6 tháng, hiệu quả thường mới thể hiện rõ.

Ngoài ra, trong một thời gian dài, bạn không thể sống như bình thường. Ví dụ: hai hoặc ba tuần sau phẫu thuật nâng ngực, bạn không thể nâng vật nặng, cũng không thể nhấc cánh tay mình lên. Hơn nữa, nếu chất độn ngực không may bị đặt lệch hoặc bị cứng lại, kết quả là bạn phải tiến hành phẫu thuật lại. Còn đối với phẫu thuật nâng mũi, nếu chỉ một vài ngày bạn đã sinh hoạt bình thường, huyết áp của bạn có thể tăng lên quá cao, các mạch máu vỡ khiến mũi trông có màu xanh và sưng lên.

Dễ trầm cảm

image
Khi còn bận đối phó với băng quấn và vết sưng, một số bệnh nhân còn bị stress sau phẫu thuật bởi họ vẫn chưa thích ứng với cơ thể mới hoặc gương mặt mới. Lúc này, thường là họ lo lắng liệu những triệu chứng sau phẫu thuật có được cải thiện hay không, hoặc họ thấy hối hận khi đã quyết định sai lầm.

Một lần chưa đủ

image
Sau khi quyết định phẫu thuật khuôn mặt, ngoài việc phải chịu đựng sự đau đớn của lần phẫu thuật đầu tiên, (bất kỳ ca phẫu thuật thẩm mỹ nào cũng có khả năng phải chỉnh sửa lần nữa, nếu bạn gặp bác sĩ được cấp phép hành nghề và có trách nhiệm), một số người còn bị tàn phá dung nhan và phải sửa đi sửa lại để khôi phục lại các lỗi của các bác sĩ “dỏm”. Theo thống kê của các bác sĩ thẩm mỹ ưu tú, ngay cả những bác sĩ có tay nghề tốt nhất thì cũng có 10% -15% ca phẫu thuật cần tiến hành chỉnh sửa lại. Trong đó, phẫu thuật nâng mũi đòi hỏi phải đảm bảo độ chính xác, vì vậy đòi hỏi kỹ năng của bác sĩ phải thật cao.

Ngoài việc chuẩn bị tinh thần cho cuộc phẫu thuật lần hai, bạn cũng cần phải chuẩn bị “hầu bao” thật lớn, bởi lúc nào giá cả cuộc tái phẫu thuật cũng cao hơn lần phẫu thuật đầu tiên.

Hiệu quả không bền

image
Một khi đã phẫu thuật thẩm mỹ, bạn không có đường để quay trở lại như trước đó. Ngoài ra, kết quả phẫu thuật thẩm mỹ cũng sẽ không duy trì suốt đời. Sau khi được nâng ngực, nhiều người nghĩ rằng nét quyến rũ của mình sẽ lâu bền mãi, nhưng thói quen ăn uống, tác dụng của tuổi tác và trọng lực sẽ chống lại bạn. Một khi bạn tăng một vài cân, sinh con, hoặc già thêm mấy tuổi, bộ ngực của bạn không thể tránh khỏi khả năng bị võng xuống.

Nhiều bác sĩ “dỏm”

image
Không ít người đã bỏ mạng hoặc thương tật suốt đời vì chọn nhầm bác sĩ phẫu thuật “dỏm”. Điều này cho chúng ta bài học: chọn bác sĩ phẫu thuật không đủ tiêu chuẩn có thể là con dao hai lưỡi. Thực tế, nhiều bác sĩ không đủ trình độ vẫn mở phòng mạch và tiếp nhận bệnh nhân. Điều đáng buồn là ngay cả những bác sĩ phẫu thuật được cấp giấy chứng nhận cũng có thể phẫu thuật không thành thạo, vẫn không đủ trình độ để làm các ca phẫu thuật phức tạp.

Tốn kém

image
Phẫu thuật thẩm mỹ chắc chắn sẽ làm “viêm màng túi” của bạn. Chi phí cho một ca phẫu thuật làm đẹp thường rất đắt. Nếu bạn không muốn đùa giỡn với tính mạng của mình, bạn cần tìm một bác sĩ phẫu thuật có tay nghề cao, nhưng theo đó thì chi phí cũng tăng cao.

Nghiện chỉnh sửa

image
Các chuyên gia đều biết, đối với một số phụ nữ, phẫu thuật một lần là chưa đủ. Đầu tiên, có lẽ bạn chỉ muốn chỉnh sửa chiếc mũi một chút, nhưng sau khi thấy mũi có vẻ đẹp hơn, bạn lại muốn xóa nếp nhăn, độn cằm, rồi nâng ngực. Việc mưu cầu vẻ bề ngoài hoàn mỹ sẽ khiến một số phụ nữ mất tự chủ và cứ như thế đẩy họ đi xa hơn đến lúc chính họ cũng không còn nhận ra khuôn mặt thật của mình.

image

Chuối nếp nướng được thế giới vinh danh

image
Gian hàng bán chuối nếp nướng của chị Thủy tại Singapore
Ít ai ngờ rằng món ngon dân dã Nam bộ này lại được yêu thích nhất tại Đại hội Ẩm thực đường phố (World Street food Congress) tổ chức tại Singapore vào cuối tháng 05 vừa qua.
Và thú vị hơn là, người đại diện Việt Nam mang món ăn này đến Singapore là chị Thủy - chủ của quầy chuối nếp nướng nổi tiếng hơn 20 năm trên đường Phan Đăng Lưu.

Chị Thủy cho biết, vừa rồi chị được sang dự Đại hội món ăn đường phố thế giới" (World Street Food Congress) tại Singapore là nhờ sự giới thiệu của chuyên gia ẩm thực Võ Quốc. Anh Võ Quốc không hề biết chị Thủy trước đó. Tuy nhiên dựa vào những bình chọn của cư dân mạng thì đây là quầy chuối nếp nướng ăn cùng nước cốt dừa thuộc hàng ngon nhất Sài Gòn, từng được nhiều báo chí nước ngoài ca ngợi, nên anh đã quyết định giới thiệu với Ban tổ chức.

Thường ngày tại Việt Nam, chị Thủy bán gần 300 chuối nếp nướng/ngày. Tuy nhiên trong quãng thời gian gần 10 ngày tại Singapore, mỗi ngày chị Thủy bán tới 700 chuối nếp nướng với giá của mỗi phần là 4 đô Sing (tương đương gần 70.000đ, trong khi giá bán ở Việt Nam chỉ 10.000đ/phần). Chuyên gia ẩm thực - Tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng tham dự Đại hội này và xác nhận rằng người Singapore và khách du lịch xếp hàng dài nhất trước quầy bán chuối nếp nướng của chị Thủy.

image
Chuối nếp nướng được làm từ chuối sứ Mỹ Tho, bọc xôi nếp trộn nước cốt dừa và gói lá chuối rồi nướng vàng lên.
Chuối nếp nướng là một món ăn độc đáo của miền Tây có mặt ở Sài Gòn chừng vài chục năm. Chị Thủy cho rằng món ăn này“bắt nguồn trước tiên có lẽ ở tỉnh Bến Tre vốn có nhiều chuối, nhiều dừa, sau đó lan ra khắp các tỉnh miền Tây và cuối cùng là Sài Gòn”.
Những quầy bán chuối nếp nướng đông khách ở Sài Gòn thường dùng loại chuối sứ Mỹ Tho đã chín mùi để làm chuối nếp nướng, vì nếu dùng chuối vừa tới chín sẽ dễ bị chát.
Vỏ xôi nếp bọc bên ngoài trái chuối đã được trộn nước cốt dừa nên khi nướng lên ăn vừa giòn vừa béo béo. Không những thế món chuối nướng này còn được chan lên nước cốt dừa thơm phức, cùng với mè rang vàng.

image
Chuối nếp nướng thập cẩm của chị Thủy gồm chuối nếp nướng, chuối hấp, khoai mì, rắc mỡ hành cùng mè rang thơm phức

image
Cư dân mạng bình chọn nước cốt dừa chan vào món chuối nếp nướng của chị Thủy ngon nhất Sài Gòn.
Là người Sài Gòn chính gốc nhưng cách đây 20 năm, chị đã được một người miền Tây truyền nghề với công thức nước cốt dừa đặc biệt mà khó có nơi nào bắt chước được. Có lẽ vì vậy mà nhiều người đã xếp hàng dài để ăn tại chỗ, dù cho Sài Gòn đã vào mùa mưa.

Quầy chuối nếp nướng của chị Thủy còn có bán thêm chuối ép, khoai mì... Vì vậy khi gọi một phần thập cẩm, bạn sẽ được thưởng thức vị ngọt hiếm thấy của những món ăn thật dân dã này. Phần mỡ hành chan lên sau cùng cũng là điểm khác biệt vì các quầy chuối nếp nướng khác hầu như không có.
image
Thật thú vị khi một món ngon dân dã Nam bộ lại được vinh danh tại Đại hội Ẩm thực đường phố. Để thấy ẩm thực Việt nói riêng, hay du lịch Việt Nam nói chung, vẫn còn rất nhiều tiềm năng mà ta chưa khai thác hết.
Giang Vũ
 

Ai bảo một mình là khổ?

image
Tình, Tiền, Cơm, Phở dẫn đến chia tay nhau là tất yếu. Chia tay xong, mỗi người trở về với đời sống của riêng mình. Trở về với chính mình mà từ lâu nay, mình đã đánh mất trong đời sống lứa đôi hay vợ chồng. Giờ đây, Độc lập, Tự do, là đây. Hạnh phúc chỉ đến khi người ta hiểu được thật sự thế nào là giá trị của Độc lập và Tự do. Nhưng thực tế cũng có lắm thứ độc lập, tự do . Hạnh phúc cũng có, cay đắng không thiếu.
Từ nửa thế kỷ nay, với đà tiến của sự kết nối vào mạng thông tin và sự tôn thờ cá nhân của chúng ta, sự “tự do chọn lựa” trở thành khẩu hiệu thời thượng, thì sự cô đơn hay “sống một mình” phát triển nhanh, mạnh như một thứ bệnh thiên thời. Trở thành hiện tượng toàn cầu. Ở Âu châu, ngày nay, có tới 30% gia đình chỉ có một người đàn ông hay đàn bà làm chủ. Trong ít năm nữa, tỉ lệ này sẽ lên tới 50% ở Thụy điển.
Trong lúc đó, ở Mỹ hiện có 5 triệu người lớn dưới 35 tuổi sống độc thân. Tính ra có 30 triệu đệ tử nam nữ của Thần độc thân, tức sống “solo”. Riêng ở Pháp, có hơn 9 triệu đủ lớp tuổi, sống một mình, chiếm gần 15% dân số Pháp. Nữ giới nhiều hơn. Ở lớp tuổi từ 70 trở lên, có hơn phân nửa góa bụa. Paris có 51% dân số sống độc thân. Tình trạng này chiếm các thành phố lớn (Theo Laurent Toulemon, Sự tiến triển tình trạng gia đình pháp qua cuộc kiểm kê từ 1962 – 2009 – Ined) .
Những bộ mặt độc thân

image
Ai dám bảo “sống một mình là khổ”? Sống một mình sướng lắm chớ! Thật vậy, sống một mình hiện là một “mốt” đang trên đà phát tiển mạnh, chi phối đủ mọi lứa tuổi, ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh xã hội. Sống độc thân do ” phải chịu ” hay “chọn lựa” đều như nhau. Nhiều nhà xã hội học cho rằng tình trạng này không tránh khỏi sẽ làm đảo lộn sự quân bình xã hội ngày nay.
Hoàn cảnh dẫn đến đời sống độc thân khá đa dạng và phức tạp. Có sự độc thân chỉ tạm thời một giai đoạn. Như thời gian giúp cho người ta một cơ hội sống trong tĩnh lặng. Sống thật sự với chính mình một cách trọn vẹn. Là cơ hội để kiểm điểm và làm lại, đề phòng sự đổ vỡ nữa . Một người đàn ông trung niên tâm sự “Tôi chia tay với vợ tôi trong những tiếng la hét, cách đây mươi năm. Trong bốn năm sau đó, tôi sống một mình. Các con của tôi, khi muốn tới thăm tôi thì chúng nó tới. Tôi đi chơi, tôi làm nhiều việc mà trước kia, tôi chưa bao giờ tôi làm được . Đời sống độc thân đã an ủi tôi rất tốt. Giờ đây, tôi sống với một phụ nữ khác nhưng tôi vẫn cảm thấy cô đơn ” .
Sự độc thân phải “chấp nhận” hay “phải chịu”, dĩ nhiên là hoàn cảnh không ai muốn. Độc thân trong trường hợp này kết họp thành những pháo đài. Nó chi phối phần lớn phụ nữ . Môt phụ nữ trẻ nói về sự độc thân của mình cho đó là một thứ khốn nạn không có gì khả dĩ phục hồi giá trị được”. Bà ta không muốn làm tình nhân cho những người đàn ông có vợ vì ở họ “khó tìm thấy cái nhìn tình tứ, gợi cảm và quan tâm tới mình”.
Trên Net, bà ta tìm “bạn bốn phương” nhưng chỉ thất vọng. Bà tâm sự: “Sau 17 năm sống đời sống vợ chồng, nay tôi thi hành bản án khổ sai vì sự đổ vỡ gia đình. Tôi sống trong cô đơn đang gậm nhắm tôi và ném tôi ra ngoài lề xã hội”. Người phụ nữ này sống một mình với con và không được bạn bè mời mộc vì bà là người đàn bà không chồng ” .

image
Thiếu vắng người bạn đời trong đời sống là trường hợp cô đơn bình thường. Đời sống đủ hai người dưới cùng mái nhà nhưng vẫn cô đơn, ngày nay cũng đã trở thành khá phổ biến. Hoàn cảnh này, người Anh gọi là LAT: Living Apart Together. Đó là những người sống có đôi, có đủ vợ chồng bình thường như bao nhiêu vợ chồng khác. Nhưng mỗi người sống một góc riêng của mình hoặc sống xa cách nhau. Có khi chồng sống ở Paris, vợ ở Luân-đôn. Họ gặp nhau cuối tuần, thời gian nghỉ hè hoặc lễ hội. Họ sống chung một cách như có qui định rõ ràng. Họ yêu nhau qua không gian và con cái là lý do giúp họ giữ nguyên vẹn gia đình”. Theo Bà Marie-France Hirigoyen, (Nouvelles solitudes …Poche Marabout, Paris), ngày nay có gần 8% người Pháp tuổi từ 18 tới 79 sống như vậy. Trong cùng hoàn cảnh nhưng ngược lại, tức LTA: Living Together Apart, có những cặp ly thân nhưng lại vẫn sống chung. Họ mặc nhiên trở thành cặp thuê nhà chung do tình trạng kinh tế khủng hoảng. Tình trạng này rất phổ biến ở Mỹ từ sau khi xảy ra sự khủng hoảng tài chánh (subprimes) và chiếm tới 10% gia đình nghèo.

image
Sống cô đơn hạnh phúc. Phải. Đó là hoàn cảnh của thanh niên, sinh viên, tuổi từ 20 tới 30. Cô đơn vì họ chưa muốn lập gia đình. Họ muốn phải có được một số vốn căn bản trước khi nhào vô một người nào. Theo họ, bằng cấp thuận lợi giúp người đàn ông xây dựng đời sống gia đình. Trong lúc đó, phụ nữ theo đuổi bằng cấp chỉ lâm cảnh độc thân vì khi đã qua “tuổi băm” thì chỉ còn con đường duy nhứt trước mặt là “ở vậy ” chung thân.

Một nữ viên chức 35 tuổi, ngạch trật khá cao, với hợp đồng làm việc vô thời hạn trong một xí nghiệp tư lớn, giải bày hoàn cảnh “Nay tôi cảm thấy có nhu cầu thúc bách xây dựng một gia đình, nhưng tôi nhận thấy chuyện không phải đơn giản. Tôi đã già đi . Đàn ông ở tuổi tôi, họ đều đã có vợ. Nếu chưa có vợ đi nữa, họ chắc chắn không ai muốn rước một bà già về nhà làm bà chủ nhà”. Nhiều người khác cũng không thoát ra khỏi thế bí tương tự. Các bà bèn lao vào công việc cho quên hết mọi chuyện đời đầy vô duyên do số phận lỡ làng. Thú vui duy nhứt ngày qua ngày là dùng tiền kiếm được tiêu thụ, mua sắm theo sở thích. Nhưng vẫn không làm sao quên được nỗi cô đơn.

image
Cô đơn làm cho con người già đi. Có khi làm cho con người bị trầm cảm. Nhưng cũng không phải không có “cô đơn hạnh phúc” . Đây đúng là thứ cô đơn do người ta chọn lựa. Cô đơn để giúp thoát ra khỏi đời sống ngục tù của hai người phải sống chung. Một tình trạng tù chung thân khổ sai, không khác. Trong cuộc chia tay này, nếu các bà nghĩ là sẽ tìm lại được cuộc sống hạnh phúc nhờ được tự do, thì các bà phần lớn sẽ buồn chán sớm sau khi chia tay với bạn tình hay ông chồng. Các bà thất vọng nặng nề. Vì mục tiêu thay đổi có nhiều nhưng thường ít giống nhau. Trong lúc đó, các ông, khi được tự do, độc lập, thì chỉ qua thời gian ngắn, chộp được không biết bao nhiêu bồ.
Một viên chức ngạch, 38 tuổi, liên tục hết bắt bà này, tới bắt bà kia. Tại nhà, anh ta muốn làm gì thì làm. Anh ta có thể vứt bừa bải những bao giấy lọc cà phê trên bếp suốt cả tuần. Dĩa muỗng đây bồn rửa chén. Khi muốn sống cảnh ồn áo, anh ta tới nhà bạn. Thấy đủ thoải mái, lại về.
Ai bảo sống một mình là khổ

image
Sự cô đơn giúp người ta nghĩ đền bản thân mình và lo chăm sóc chính mình. Đồng thời có thể giúp nhiều kẻ khác mà trong đời sống hai người, ta thường không làm được. Cô đơn đem lại cho ta không gian rộng lớn và thời gian vô tận. Cô đơn còn là chìa khóa mở ra một đời sống mới huy hoàng. Đầy tự do. Nhưng cô đơn cũng phức tạp, tuy êm đềm đó, nhưng làm cho người ta dể bị mất chính mình.
Đời sống độc thân ngày nay ở nhiều nơi vượt lên quá cao đã làm cho nhiều nhà xã hội học giựt mình “Con người đang lao mình vào một cuộc thể nghiệm xã hội chưa từng có. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một số lớn cá nhân ở mọi lứa tuổi và ở mọi từng lớp xã hội quyết định chọn đời sống một mình”. Sống một mình dẩn tới nhiều hậu quả phức tạp vì nó thay đổi quan niệm xây dựng phố thị theo một hướng mới. Phát triển kinh tế cũng vì đó mà phải có nhiều sáng kiến mới như tổ chức những dịch vụ giữ trẻ, giao thực phẩm tận nhà, trông coi người già, …
Và sự cô đơn ảnh hưởng tới cách trưởng thành, già và chết. Nên nhớ từ năm 1960, đời sống của chúng ta thay đổi rất nhiều.

image

Sanh đẻ theo ý muốn, đời sống xã hội và nghề nghiệp, tức sự giải phóng phụ nữ, đã giúp người phụ nữ chọn cho mình cái “mốt” độc thân thoải mái. Hôn nhân từ đó mất đi tính quan trọng của nó. Với nhiều người, hôn nhân trở thành một thứ khổ sở, một thứ rủi ro, một bản án tù tại gia hơn là một sự may mắn, hạnh phúc, mà người ta hằng mong đợi như trước kia. Thế là, nhiều người bàn chuyện chia tay. Hoặc trốn chạy nếu chia tay hợp pháp không được. Từ lâu, hôn nhơn đã không còn được hiểu như là sự cần thiết để ổn định tài chánh gia đình hoặc để có con cái.
Nhiều thành phố lớn tổ chức sanh hoạt thích nghi theo sự thay đổi xã hội mới này. Nhiều gia cư dành cho độc thân hoặc gia đình ít người, chợ mở cửa suốt ngày đêm bán những thức ăn ăn liền cho một người, phòng giặt giủ ở ngay cạnh nhà, sân vận động, phòng tập thể dục, chỉ cách vài bước.
Tóm lại, mọi thứ sẵn đó để người ta sanh sống, phát triển toàn diện mà vẫn giử được tình trạng độc thân cho mình.

image
Thu mình vào đời sống độc thân, đàn ông ở thành phố tự tạo cho mình một thế giới riêng, một nếp sống thành một hệ thống ở đó họ tìm cho họ những quan hệ không ngày mai, chia sẻ tình cảm và những phút giấy cảm súc mạnh với những người khác, … Đó là những lúc họ ngồi trước màn ảnh Computer.
Điều quan trọng là làm được điều thiện. Cô đơn không phải là điều xấu. Trái lại, đó là một giải pháp hay. Những người có phương tiện, khi sống một mình, sẽ thành công nhiều mặt. Họ thành công dễ dàng hơn trước kia. Về mặt quan hện nam/nữ, họ có thể công khai tuyên bố giờ đây, với các bà, họ chỉ ký hợp đồng ngắn hạn. Họ từ chối những dự tính sống chung dài hạn. Với đàn bà, họ là hai thế giới riêng biệt. Người này không biết bạn bè của người kia . Cả hai người không ai sống cùng đời sống của kẻ kia. Thỉnh thoảng, một người rời khỏi thế giới riêng của mình để đây là cơ hội họ gặp nhau.

Sống một mình như vậy là do chọn lựa. Không do phải chịu, phải chấp nhận. Với độc lập và tự do, người ta có thể làm bất kỳ điều gì mà mình muốn. Không đánh răng và tắm rửa suốt tháng, suốt năm, như Mao-trạch-đông, cũng được. Nhưng chỉ quên sự thật nằm ở chỗ khác hơn những việc làm tự do theo ý muốn của mình. Sự thật ẩn mình trong chỗ sâu kín của trái tim ngày càng khô héo, trong tình cảm cô đơn nơi đó người ta cố che giấu sự bất hạnh.

image
Về mặt khoa học, theo kết quả phân tách của 148 trường hợp nghiên cứu bệnh tật công bố năm 2010, thì rủi ro tử vong do đời sống một mình cao hơn bịnh mập phù và những người không hoạt động. Sự nghiên cứu của Giáo sư John Cacciopo về nghành tâm lý xã hội ở Đại học Chicago cho thấy ở những người sống độc thân có một tỉ lệ cortisol trong nước miếng và chất adrénaline trong nước tiểu rất cao. Người sống độc thân như trong tình trạng báo động. Nhưng đó là những người sống độc thân vừa sống cô độc, thiếu quan hệ xã hội. Vì những quan hệ xã hội cần thiết cho sức khỏe và sự sống.

Vậy ai bảo sống một mình là khổ? Cũng như ai bảo chăn trâu là khổ? Chăn trâu sướng lắm chứ! Chăn chồng mới khổ hơn chăn trâu!
Các bà đồng ý?

Nguyễn thị Cỏ May
 

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn...

image
Chưa hết mừng với sự “hồi sinh” dòng nhạc xưa – sến, thì hầu hết các phòng trà lại phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức của thời kinh tế thị trường. Với không gian thưởng thức âm nhạc ấm cúng, được nghe với những ca khúc đi vào lòng người và xem các ca sĩ tên tuổi… khiến phòng trà luôn sáng đèn vào mỗi đêm. Thế nhưng thời hoàng kim ấy có còn chăng khi mà lần lượt các phòng trà đã nối đuôi nhau… ngưng hoạt động. Ở các phòng trà còn hoạt động, theo quan sát của chúng tôi trong dịp lễ 30/4-1/5, lượng khách không đông hơn số lượng nhạc công và ca sĩ.

image
Không khí khá trầm ở phòng trà Không tên của ca sỹ Lệ Quyên

Suy thoái đi vào âm nhạc
Chúng tôi tìm tới phòng trà ATB nổi tiếng của ca sĩ Ánh Tuyết ở gần cầu Công Lý, quận 3. Địa chỉ nổi tiếng của các ca sĩ nghệ sĩ chuyên nghiệp giờ vắng hoe. Phòng trà sôi động giờ đây cửa đóng then cài. Người duy nhất tiếp chúng tôi là một người bảo vệ. “Suy thoái kinh tế! Khách vắng, nghỉ” - đó là lý do được đưa ra với khách.

image
Phòng trà ATB
Ca sĩ Cẩm Vân - Khắc Triệu với phòng trà ở đường Tú Xương từng được khai trương rầm rộ, kỳ vọng là nơi Cẩm Vân gặp gỡ người hâm mộ của mình sau một thời gian dài “đi làm kinh tế” đầu tư vào thủy sản.
Phòng trà vẫn còn đó, nhưng vợ chồng ca sĩ không xuất hiện, những hình ảnh của nữ ca sĩ đã được thay thế.

Phòng trà tràn ngập cả chục cô gái chân dài. Người quản lý cho biết: “Ca sĩ Cẩm Vân đã nhượng lại quán cho chủ khác rồi, giờ đi đâu chúng em không biết”. Vẫn còn đó những trang thiết bị âm thanh ánh sáng được nhập về từ nước ngoài rất “xịn”, nhưng không còn thấy giọng ca vàng của chủ quán nữa.

image
Liên lạc với ca sĩ Cẩm Vân, chúng tôi được biết gia đình ca sĩ đã tổ chức một phòng trà mới mang tên Vân’s ở phố Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TPHCM, với mặt bằng rộng và giá cả vừa phải. Ca sĩ cho biết, rất mong nhận được sự ủng hộ của khán giả, nhất là trong dịp mùa xuân mới.
Nhạc rock vắng tanh, nhạc xưa đìu hiu
Một trong những bar nhạc rock có tiếng chất lượng và nổi tiếng với chất nghệ sĩ lãng tử là bar Yoko giờ đây cũng vắng tanh.

image
Kim Lân, chủ quán, ca sĩ kiêm cây ghi ta nhạc đồng quê từng du học ở Úc về cho biết: “Hầu hết các phòng trà ca nhạc đều hiu hắt do suy thoái kinh tế. Khách chỉ còn bằng một phần của ngày trước”.
Lân cho biết xu hướng giải trí của lớp trẻ hiện giờ cũng thay đổi khi mà những vụ xì căng đan chiếm nhiều sự quan tâm hơn là sự ra đời của một ca khúc hay. Điều này cũng làm không ít nghệ sĩ nản lòng.

Nhiều phòng trà ca nhạc đã cắt giảm chương trình chỉ còn 1-2 tối mỗi tuần. Những ngày còn lại họ chuyển sang hát karaoke hoặc hát với nhau với phần đệm của một vài nhạc công.
Trước kia, khi phong trào phòng trà còn thịnh, ít ai lại nghĩ rằng các tụ điểm âm nhạc lại trở thành nơi biểu diễn của những nghệ sỹ… nghiệp dư.

image
Để kéo khách trở lại, quán nhạc rock sinh viên Acoustic ở phố Ngô Thời Nhiệm đã mời tới 3 ban nhạc phục vụ mỗi tối mà… giá không đổi! Giờ phục vụ ca nhạc của quán này đã điều chỉnh lên mức sớm kỷ lục là trước 8 giờ tối! Quán Yoko đêm thứ bảy vừa rồi cũng đua theo với hai ban nhạc rock loại “cứng” của Việt Nam và một ban nhạc nước ngoài.

image
Theo quan sát của chúng tôi, lượng khách không đông hơn số lượng nhạc công và ca sĩ.
Một tụ điểm nhạc xưa nổi tiếng là Phòng trà Ân Nam của danh ca Lan Ngọc. Với kinh nghiệm kinh doanh phòng trà từ nhiều năm, với dàn ca sĩ chất lượng và ban nhạc ổn định với sự cầm cương của cây ghi ta Quang bass, đây là điểm đến của khách xa gần muốn nghe nhạc Trịnh Công Sơn, Trường Sa… Khác với không khí tấp nập dập dìu vài ba năm trước, Ân Nam chỉ lấp kín được khoảng 1/3 số bàn hằng đêm. Với giá nước cộng phụ thu là 170.000 đồng, giá nhiều năm không thay đổi, nhưng lượng khách lại cứ giảm dần.

Một loạt các phòng trà phải đóng cửa, các phòng khác phải giảm giá
Thời kỳ mấy năm trước, ở Sài gòn có cả hơn chục phòng trà ca nhạc hoạt động hàng đêm, trong đó có 6 phòng trà đỉnh nhất là WE, M&Tôi, Đồng Dao, Tiếng Xưa, Không Tên và Da Vàng. Vào cuối năm 2012, phòng trà Da Vàng thông báo đóng cửa do hoạt động thua lỗ, đến cuối tháng 3 mới có chủ mới thì 10 ngày sau đã bị cháy trụi.

image
Cháy phòng trà Da Vàng vào ngày 16/4/2013.
Phòng trà Saigon M&Tôi mới khai trương 15/12/2011 tại địa chỉ 176 Điện Biên Phủ, Q.3. Phòng trà này chuyên dàn dựng những chương trình có chủ đề, biên tập âm nhạc khá kỹ lưỡng. Phòng trà này trình diễn cả nhạc trẻ lẫn nhạc xưa. Với phong cách sang trọng, lịch thiệp, trẻ trung. Ca sĩ phòng trà cũng thuộc nhiều đối tượng khán giả, gồm các danh ca hải ngoại như Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Phương Dung…các sao nhạc trẻ, nhạc sang trong nước. Tuy nhiên M&Tôi cũng đã đóng cửa cách đây khoảng 5 tháng.

image
Nghệ sĩ đối phó với… cướp
Các phòng trà ca nhạc ở TPHCM thường bắt đầu phục vụ ca nhạc từ 21 giờ 30 và kết thúc vào quãng 23 giờ. Các chủ phòng trà cho biết “Từ khi nạn cướp giật lộng hành, thậm chí chặt cả tay người dân để cướp xe thì người dân rất ngại đi chơi về khuya”.

Tuấn Anh, nhạc công kiêm ca sĩ của quán cà phê Le Petit, đường Tú Xương nói: “Em đi làm về khuya nhìn thấy cảnh cướp giật, cũng sợ, nhưng vẫn phải đi làm thôi”.

Theo một số nghệ sĩ cho biết, các phòng trà ở những khu vực phức tạp về trật tự, vấn đề giữ xe và tài sản của khách trở nên nóng. Không chỉ khách phải đề phòng mà chính các nghệ sĩ cũng trở thành nạn nhân của bọn cướp.

image
Có mặt tại quán cà phê ca nhạc của ca sĩ Siu Black gần sân bay Tân Sơn Nhất, chúng tôi được ca sĩ cho biết: “Bọn cướp đã tấn công đến tận cửa quán cà phê”.
Phòng trà chúng tôi đã đóng cửa 3 tháng rồi. Chúng tôi chỉ làm một số chương trình đặc biệt thôi. Chúng tôi đang chuẩn bị cho một dự án khác .

Một ca sĩ đồng thời là giáo viên thanh nhạc thường hát tại Siu Black cà phê thảng thốt kể lại: “Em dựng xe máy ở cửa quán, mở cốp xe, cầm túi lên tay thì chúng từ đâu phi xe tới giật phăng chiếc túi và chạy đi mất”. Chị cho biết: “Chúng đi xe máy gồm 4 tên, hai tên giật đồ thì nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, còn hai tên chặn đường thì to lớn hung dữ”.

Ca sĩ Siu Black chủ quán cũng cho biết: “Cách đây hơn hai tuần, cũng ngay tại cửa quán, khi em vừa đi diễn về, vừa bước xuống tắc xi, có một người tới hỏi dăm ba câu, em tưởng là khách tìm vào quán nên đứng lại nói chuyện, không ngờ nó giật cái túi trên tay của em, nhảy lên chiếc xe máy đợi sẵn rồi chạy đi mất”.

image
Để bảo vệ xe cho khách, Cà phê Siu phải đưa xe máy đắt tiền vào trong sân, nơi vốn đặt các bàn cà phê ngoài trời. Nhưng dường như không thể cầm cự nổi sức “tấn công” của suy thoái lẫn mất an ninh, chừng một tuần nay Cà phê Siu Black cũng đã đóng cửa.
Việc biểu diễn ban đêm trong thời kỳ trộm cắp cuối năm khiến nhiều nghệ sĩ lo ngại. Tuy vậy, một số nghệ sĩ cho biết phải dũng cảm chống lại bọn cướp.

Ca sĩ Doãn Minh (hiện là sinh viên thanh nhạc năm thứ 2 của Nhạc viện TPHCM) cho biết cách đây một tuần, trên đường đi làm anh đã bị giật chiếc máy tính để trước xe.
Ca sĩ đã dũng cảm phóng xe đuổi theo tên cướp. Vì đường đông, tên cướp không chạy nhanh được, Doãn Minh xô ngã tên cướp và giành lại được chiếc máy tính của mình trong đó lưu trữ nhiều tác phẩm do anh mới thu thanh và sáng tác.

image
Hình minh họa 
Ca sĩ Doãn Minh cho biết: “Khi bị ngã, tên cướp đã rút con dao ra dọa tôi, nhưng thấy tôi không run sợ nên nó không dám làm gì mà bỏ đi”.

Ca sĩ hải ngoại cũng ế
Một số bầu sô cho biết do kinh tế khó khăn nên không dám mời nhiều ca sĩ hải ngoại về diễn như trước đây. Một thành viên của phòng trà Tiếng Xưa cho biết: “Có ca sĩ hải ngoại về thì khách đông, nhưng chi phí cho chương trình lại rất lớn”.

image
Phòng trà WE, nơi có nhiều chương trình dành cho các danh ca trong nước và hải ngoại với mức vé 2-5 triệu đồng, nay cũng thưa thớt chương trình lớn. Những đêm không có ca sĩ nổi tiếng, giá nước uống phụ thu của WE cũng như bao phòng trà khác, tuy vậy khách cũng thưa thớt.

image
Ca sỹ hải ngoại không còn "hot" như trước
Một nhà đầu tư ca nhạc phòng trà về từ nước ngoài cho biết: “Sau mười năm tìm kiếm cơ hội phát triển âm nhạc phòng trà, chúng tôi thấy tình hình mỗi năm một khó khăn hơn. Khách càng ngày càng vắng. Với tình hình này, có lẽ chúng tôi lại khăn gói rời Việt Nam”.
Phòng trà chờ ....chết
Nếu chỉ lẻ tẻ một hoặc hai phòng trà hay quán cà phê nhạc đóng cửa thì chẳng có gì đáng để đem ra bàn cãi. Đằng này, con số ấy đã khiến người ta phải chú ý, không những chỉ có các phòng trà hay quán cà phê nhạc nhỏ mà đặc biệt hơn nữa đó là có cả mặt bằng kinh doanh của những tên tuổi có tiếng trong giới âm nhạc.

image
Đề cập đến vấn đề khó khăn của các phòng trà và hướng duy trì khán giả, nhạc sĩ Lê Quang nói: “Từ lâu, phòng trà đã định hình được những đặc trưng riêng. Khách đến phòng trà chủ yếu để thưởng thức âm nhạc. Nếu thay đổi thì chỉ có thể về mặt không gian của quán, nâng cấp chất lượng âm thanh, ánh sáng… chứ chẳng thể thay đổi nội dung được”.

Chẳng những phòng trà mà các quán cà phê nhạc nho nhỏ cũng đang cố cầm cự trong thời khắc cam go và đầy thử thách này. Phòng trà – nơi khơi nguồn, nối kết, nuôi dưỡng âm nhạc chính thống sẽ ra sao?

Chẳng ai có thể đoán trước được điều gì, chỉ còn cách chờ xem diễn tiến rồi… hạ hồi phân giải!



Lifetv
 

Làm cơm trắng nở gấp đôi bằng hóa chất

image
Ở Saigon,  khu vực Nguyễn Thông… có những  hàng cơm trắng… chỉ bán cơm.. không có bán món ăn…

Trong thời kỳ mà  người VN  tranh, dẫm nhau để…sống, thì không chừa thủ đoạn…. nào.. miễn là.. lừa dối nhau để kiếm… tiền…!!!!! Mời đọc.. thủ thuật dùng hóa chất.. trong  kinh doanh ..Cơm trắng…

image
Làm cơm trắng nở gấp đôi bằng hóa chất 8.000 đồng/gói

Chỉ với một gói bột hóa chất 8.000 đồng, các hàng cơm bụi đã có thể “hóa phép” cho 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy tương đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường.
Đa phần các hàng cơm bụi đều cho thoải mái khi khách ăn muốn lấy thêm cơm. Khách có đông đến mấy, cũng chỉ một tiếng đồng hồ sau là quán đã kịp nấu nồi cơm trắng tròn mẩy đầy ú ụ nhờ gói bột trắng hóa chất “phép màu”.

image
Gói bột trắng 8.000 đồng giúp cơm nở gấp 2-3 lần
Từ lâu chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) được biết đến là khu chợ lâu đời, buôn bán nhiều loại gia vị nổi tiếng và tiểu thương nào cũng có sẵn mấy chục lượt khách quen đến mua hàng ngày. Chợ bán nhiều loại gia vị từ quế, hồi, đến các loại bột làm bánh, bột nổi… và mỗi hàng lại có những loại tạp phẩm không giống ai để cạnh tranh lợi nhuận.

image
Quầy bán bột trắng giúp gạo ngâm nở nhiều gấp 2,3 lần bình thường.
Theo tiết lộ của một phục vụ quán cơm trên đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức, TP.HCM) thì chỉ cần 1 muỗng canh loại bột màu trắng này có thể “hóa phép” cho 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường mà không mất nhiều công. Loại bột này được chủ quán cơm cho biết mua tại chợ Bà Chiểu.

image
Trong vai một người tìm mua loại bột ngâm gạo giúp nấu cơm chín nhanh và nở tơi mẩy gấp đôi số gạo bình thường cho công nhân ăn, chúng tôi khăn gói tới khu chợ Bà Chiểu kiếm hàng.
Tuy nhiên khi đến quầy trưng bày gia vị trong chợ, chúng tôi không hỏi ngay được sạp nào bán loại hóa chất này. Phải mất một lúc lâu kiếm đủ các hàng mới có một chủ sạp kéo nhẹ tay tôi bảo: “Chị có loại bột nở đấy”. Chị P (tên chủ sạp P.H) bật mí: “Loại này chỉ bán cho người quen hoặc có khách hỏi mới đưa chứ không bán đại trà”. Vì thế khi thấy chúng tôi tìm mua chị mới lôi ra 1 gói nhỏ màu đỏ bằng giấy và bảo đây là loại bột giúp hô biến gạo thành cơm nhiều và nhanh chóng.

image
Vỏ giấy từng gói lẻ ghi tiếng Tây, còn bên ngoài bọc là chữ Tàu chằng chịt, bên trong là thứ bột màu trắng mịn, có mùi thơm nhẹ.
Ngoài vỏ gói bột ghi hầu hết bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn mác hay hạn sử dụng nhưng chủ sạp vẫn khẳng định đây là hàng nhập. Xé vỏ giấy ra thì thứ bộ trắng, nhỏ mịn như đường cát này có mùi thơm nhẹ. Tuy nhiên, gói giấy bọc vỏ bên ngoài lại in chữ Tàu chằng chịt.

Chỉ cần ngâm 15-20kg gạo chung với 1 muỗng canh nhỏ loại bột này rồi đem hấp khoảng 1 tiếng, gạo sẽ nở bung, cho lượng cơm nhiều gấp đôi so với bình thường. Thêm nữa loại bột này còn có tác dụng làm cơm chín rất nhanh, chị P bật mí: “Ngâm bột này vừa giúp gạo nở nhanh, nhiều và chín mau mà không mất công làm gì cả”.

image
Bán tín bán nghi, chúng tôi thắc mắc “sao 1 gói nhỏ có giá 8.000 đồng mà công dụng… lợi hại thế?”. Chị P. chia sẻ thêm: “Khách của chị hầu hết là chủ quán cơm bình dân, em không phải lo, cứ an tâm mà dùng, có gì khó hiểu alo chị hướng dẫn cho”.

Chúng tôi đánh bạo hỏi thêm vài điều về gói bột thần thánh này, chị P. lừng khừng mãi mới tiết lộ: “Một đĩa cơm giá 12.000 – 15.000 đồng, tính chi phí thức ăn, cơm, rau, canh, giấy lau, tăm xỉa răng… đều bộn tiền. Thế nên chủ quán cơm đến đây hỏi mua gói bột này rất nhiều, vì họ làm như vậy mới có lãi”.

image
Sau khi mua 2 bịch bột trắng, chúng tôi tiếp tục theo chân 1 chị bán hàng cơm vỉa hè ở Bình Thạnh hỏi về công dụng loại bột xem có đúng không để “bọn em còn mở quán cơm bình dân”. Chị T., 35 tuổi, thâm niên bán cơm vỉa hè 5 năm cho biết, dân trong nghề gọi bột này là bột nở có tác dụng làm thịt nhỏ to ra gấp 2, hạt gạo ngâm đem hấp lên to ra gấp 2,3 lần mà chẳng cần công sức gì cả. Vì vậy “một ngày ước tính bán 40kg gạo, nhưng kỳ thực chúng tôi chỉ bỏ tiền mua 15-20kg gạo thôi bởi cho bột vào ngâm gạo rồi hấp lên ra cơm nở, xốp và chín nhanh mà nhiều lắm. Nhưng cơm vì thế ăn không dẻo, sống sượng”. Vừa nói chị T vừa đẩy mấy thau gạo ngâm từ sáng, quấy thêm ít bột và chuẩn bị đưa vào nồi hấp cho cơm nở nhanh thần kỳ để chuẩn bị bán buổi tối.

Không bán thế thì lời lãi đâu ra?

image
Ghé qua quán bán cơm quanh các con hẻm nghèo, chúng tôi luôn thấy chủ quán rất xởi lởi đong 1 bát cơm trắng to đùng khi khách gọi xin thêm. Thức ăn nhiều, cơm ngon, lại mong muốn giá rẻ, nên chủ quán cơm như chị T. phải nghĩ cách sao cho thịt đẻ 2, cơm sinh 3 mới mong có lời.

Nhiều khách ăn cơm rẻ hàng ngày cho biết, họ ít khi quan tâm đến việc cơm ra sao mà chỉ chăm chăm xem rau, thịt, cá có sạch và ôi thiu hay không. Vì thế việc cơm nở từ gạo ngâm bột trắng hóa chất gì đó với họ là ngoài sức tưởng tượng. Anh Lâm, nhân viên văn phòng ở Bình Thạnh cho biết: “Hàng ngày tôi vẫn ăn cơm 15.000 đồng/suất, đầy đủ rau, thịt, cá và chủ quán lúc nào cũng cho 1 chén cơm thêm đầy ú. Nhưng cơm hơi sống và ăn sượng, không dẻo như bình thường”.

image
Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm được nhiều người rất quan tâm và Cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y Tế cũng liên tục đưa ra những khuyến cáo cho người dân nên chọn những loại thức ăn có nguồn gốc xuất xứ, hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe.
 

Sòng bạc Campuchia dọc theo biên giới Việt

image
Hàng chục casino mọc lên ở biên giới với chủ đích thu hút người Việt Nam. Không ít trường hợp phải bỏ mạng ở xứ người hay bị cắt tai gửi về để cha mẹ mang tiền qua chuộc.

image
Từ cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) có thể nhìn thấy casino GoodLuck 9 nằm sát cửa khẩu Bavet của Campuchia.

image
image
Dọc theo biên giới có trên 30 casino, 14 trường gà, thu hút các tay chơi ở miền Tây, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai…

image
Casino Crown Bavet nằm sát biên giới Tây Ninh. Theo một cán bộ điều tra Cảnh sát hình sự, con bạc khi thua thường mượn tiền của những đường dây "vay nóng" để gỡ gạc. Mỗi ngày có hàng nghìn người Việt Nam sang Campuchia đánh bạc.

image
Cuối tuần con số này tăng thêm 700-900 người. Không riêng gì vùng biên giới giáp ranh Tây Ninh mà ở Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp… đều có sòng bạc “bao vây” các cửa khẩu bên phía Campuchia.

image
Đã xảy ra trường hợp con bạc bị chặt ngón tay, cắt tai gửi về Việt Nam để ép người nhà mang tiền qua chuộc. Trong những ngày bị băng nhóm cho vay nặng lãi giam lỏng, nhiều con bạc bị đánh đập, có người vì không chịu nổi đã nhảy lầu trốn, thiệt mạng.

image
image
Trong một báo cáo gần đây của Tỉnh ủy Kiên Giang, cơ quan của tỉnh này xác định có trên 500 người Việt Nam thường xuyên sang những sòng bạc giáp ranh với tỉnh. Hàng chục người dân Kiên Giang do thua bạc đã bán nhà, cầm đất đai, tài sản để trả nợ. Có người đã phạm tội cướp giật hoặc tự tử vì lâm vào đường cùng.

image
Casino Titan là sòng bạc lớn nhất biên giới gần cửa khẩu Mộc Bài. Không riêng gì casino này mà các sòng bạc trong vùng còn kinh doanh dịch vụ lưu trú để người đánh bạc có nơi ăn nghỉ, tìm cách lấy tiền nhà cái, nhưng cuối cùng lâm vào cảnh trắng tay phải viết giấy thế thân vay tiền giang hồ nướng vào trò đỏ đen.

image
image
Chiêu dụ con bạc bằng những giải thưởng xe hơi hạng sang.

image
Cảnh nhộn nhịp bên trong một sòng bạc Campuchia. Những người này trao đổi với nhau bằng tiếng Việt. Khách vào sòng bạc thử vận may đa số là người Việt Nam, trong đó có cả học sinh.

image
image
Mỗi khách đến đều được tặng một phiếu "giảm giá" ghi chữ Việt có giá trị 10 USD. Khách muốn đánh bạc bằng phiếu này thì kèm theo 10 USD hoặc đổi phỉnh tương đương với 10 USD. Nếu đánh thắng sẽ được 20 USD hoặc lớn hơn tùy theo hình thức cá cược.

image
Thông tin trên tờ rơi các sòng bạc Campuchia phát cho người Việt tại cửa khẩu. Trước nạn đỏ đen này, chính quyền các tỉnh giáp ranh biên giới Campuchia đã chỉ thị theo dõi những người thường xuyên sang Campuchia đánh bạc để có bằng chứng xét xử theo pháp luật. Đối với cán bộ công chức nếu phát hiện lai vãng ở các sòng bạc sẽ bị kỷ luật nghiêm khắc.

image
Ôtô đưa đón người đánh bạc. Theo thống kê từ cơ quan chức năng, từ khi 13 casino bên kia biên giới gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) hoạt động thì vùng biên giới này hình thành trên 70 nhóm người ở huyện Bến Cầu chuyên lôi kéo, đưa đón các con bạc Việt sang “nướng tiền”.

image 
 
 

Con rể thủ tướng 'bán Big Mac' ở Sài Gòn

image
Công ty Good Day Hospitality do ông Nguyễn Bảo Hoàng sáng lập vừa nhận giấy phép nhượng quyền để mở nhà hàng fastfood McDonald's ở Việt Nam.
Thông cáo báo chí của hãng đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới ra hôm 15/7 cho hay McDonald's đã nêu danh ông Henry Nguyen (Nguyễn Bảo Hoàng) là đối tác nhượng quyền (giấy phép phát triển - developmental licensee) để phát triển thương hiệu của công ty này ở Việt Nam.

image
Hình thức giấy phép phát triển đã được McDonald's áp dụng trong 30 năm nay tại 65 thị trường khác nhau trên thế giới, trong đó có 37 thị trường ở Á châu.
Nhà hàng McDonald's đầu tiên tại Việt Nam sẽ được mở ở TP hcm vào đầu năm 2014, theo thông cáo báo chí.
Hãng này cho hay thực đơn sẽ bao gồm tất cả các món đồ ăn nhanh nổi tiếng của McDonald's, 'từ Big Mac tới cheeseburger và khoai tây rán'.

image
Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh quốc tế như Lotteria, Kentucky Fried Chicken (KFC), Pizza Hut, Burger King, Jollibee và Subway. Hãng cà phê Starbucks cũng vừa gây ồn ào khi mở cửa hàng đầu tiên ở TP HCM hồi tháng Hai.

image
Theo thông cáo của McDonald's, quyết định trao hợp đồng nhượng quyền phát triển cho công ty của ông Nguyễn Bảo Hoàng là 'kết quả của một quá trình tuyển chọn ngặt nghèo bắt đầu từ nhiều năm trước đây'.

image
"Ông Nguyễn có sự đam mê mãnh liệt với thương hiệu mà ông hình thành từ khi làm việc bán thời gian ở cửa hàng McDonald's khi còn là sinh viên trẻ ở Hoa Kỳ."
Cùng thời gian, bài của Elizabeth Broomhall trên trang LegalWeek.com cũng nói công ty luật Allen & Overy (A&O) đứng đằng sau thương vụ đưa McDonald's vào Việt Nam.

image
Bà Elizabeth Broomhall cũng giới thiệu ông "Henry Nguyễn là doanh nhân Mỹ gốc Việt và con rể của Thủ tướng Việt Nam" trong bài viết hôm 16/7.
Allen & Overy, hãng luật thành lập năm 1930 ở Anh, có doanh thu năm 2012/13 lên tới 1,19 tỷ bảng Anh, theo trang TheLawyer.com, cũng là công ty dẫn đầu trong vụ ký hợp đồng của một loạt tập đoàn từ Kuwait, Nhật Bản...với PetroVietnam trong dự án nhà máy dầu khí Nghi Sơn trị giá 5 tỷ USD.
Cùng ngày, trang Financial Times của Anh cũng có bài về chuyện McDonald's sẽ mở mạng lưới kinh doanh ở Việt Nam, đưa nước này thành quốc gia châu Á thứ 38 đón nhận tập đoàn quán ăn nhanh Hoa Kỳ.
Doanh nghiệp thành đạt
image
Vợ chồng ông Nguyễn Bảo Hoàng (thứ hai và ba từ trái sang) đều là doanh nhân thành đạt ở Việt Nam
Thông cáo báo chí dẫn lời ông Nguyễn Bảo Hoàng nói: "Tôi là fan ruột của McDonald's cả đời tôi và có rất nhiều trải nghiệm thú vị với hãng, trong đó có việc làm đầu đời của tôi khi còn là thiếu niên".
"Tôi từng mơ ước một ngày sẽ mở nhà hàng McDonald's ở đất nước quê hương tôi, kể từ khi tôi quay trở về Việt Nam hơn 10 năm trước. Tôi đã liên lạc với McDonald's nhiều năm nay để chia sẻ cơ hội làm ăn ở đất nước chúng tôi."

image
Thị trường đồ ăn nhanh ở Việt Nam được cho là khá hấp dẫn, với tốc độ tăng trưởng 26% mỗi năm.
Trước khi các cửa hàng mang hình chiếc cổng vàng lừng danh thế giới, biểu tượng không chỉ cho mẫu hình kinh doanh tư bản chủ nghĩa mà còn cho cả nền văn hóa Mỹ, được mở ở Sài Gòn, quá trình huấn luyện cho nhân viên đang được xúc tiến.

Về phần mình, ông Dave Hoffmann, Chủ tịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi của McDonald's, ca ngợi ông Nguyễn Bảo Hoàng là "đối tác kinh doanh lý tưởng, người có nền tảng kinh doanh ấn tượng và quá trình hoạt động thành công trong quản lý các doanh nghiệp mới ở Việt Nam".

image
Ông Nguyễn Bảo Hoàng là chồng bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng. Hai ông bà kết hôn năm 2008.
Ông là Tổng Giám đốc điều hành của IDG Ventures tại Việt Nam (IDGVV), chuyên đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng, truyền thông và công nghệ kể từ năm 2004 với hàng chục công ty con.
Công ty Cổ phần Good Day Hospitality được thành lập giữa năm 2012 với ngành kinh doanh chính là tour du lịch, cùng với dịch vụ ăn uống.

image
Ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng là thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt.
Hồi tháng Sáu, một công ty của ông vừa cho ra mắt phiên bản tiếng Việt của tạp chí nổi tiếng Forbes, cũng theo hình thức nhượng quyền. Tới nay Forbes Việt Nam đã ra số thứ hai và hy vọng sẽ ra mắt bản điện tử sau ba tháng.
  

Tế nhị là gì?

image
Ðó quả là một vấn đề phức tạp và hết sức... tế nhị.

Có người lại bảo: thanh niên thì ít tế nhị. Phải chăng đức tính tế nhị chỉ dành cho những người từng trải trên trường đời. Thực ra không phải như vậy. Tế nhị thuộc về đạo đức, một nhân cách con người.

Tính e dè là một tình cảm bình thường của con người, là chất liệu tạo thành tính tế nhị.

Ðó là về mặt nội dung, còn về hình thức thì đó là tiếng nói và lý trí của lòng tốt con người.

Những con người tự cao tự đại thì không có nhiều chất tế nhị, vì ở nơi họ không có sự tương quan giữa khả năng và quyền lợi của mình với khả năng và quyền lợi của người khác.

Ðiều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì mình đừng làm cho người được xem là tiêu chuẩn để làm thước đo tính tế nhị. Bởi vì trước khi mình định làm một việc gì đó, không những cần xem xét nó có chính đáng hay không? Có hợp đạo lý làm người hay không ? Mà còn cần phải xét xem những người chung quanh mình cảm nhận được hành động đó như thế nào?

Hãy thử đặt mình vào địa vị đối tượng hành động của mình để biết cảm giác của họ sẽ ra sao?

Người biết cách cư xử tế nhị sẽ mang lại sự hòa thuận vui vẻ với mọi người ở chung quanh.
image

Thí dụ như là: 

• Khi xảy ra xích mích hay xung đột, bạn nên nhận lỗi về phần mình. Hãy nhớ câu ngạn ngữ : " Một bước lùi bằng mười bước tiến".

• Hãy kìm nén sự nóng giận của mình và dùng những lời lẽ thật tế nhị thuyết phục người khác nhận ra lỗi của mình.

• Trước hết, hãy tự trách bản thân mình vì bạn không phải là người hoàn hảo. Như người xưa đã dạy:
"Tiên trách kỷ, hậu trách nhân".

• Luôn luôn giữ thể diện cho đối phương của mình, bởi vì chỉ khi bạn tôn trọng người khác thì bạn mới được họ tôn trọng lại.

• Nên nhìn nhận một cách khách quan những phần phải của họ để tự rút ra cho mình những bài học về đối nhân xử thế.

• Cố gắng tìm cách xoa dịu sự nóng nảy của họ cũng như bản thân mình bằng nụ cười tươi như hoa hay là nói lên những câu dí dỏm hài hước để cả hai cùng biết thông cảm nhau hơn .

• Hãy bình tĩnh trước mọi tình huống. Ðừng vì một chút tự ái nông nổi của mình mà xúc phạm người khác.

• Luôn tỏ ra thật nhã nhặn. Chính thái độ ôn hoà của bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được những người xung quanh ta.
image
Sự lễ độ là một trong những nét chính của văn hoá ở một con người.
Sự lễ độ cùng với cách cư xử tế nhị và những cử chỉ tao nhã sẽ tạo thành cho bạn một phong cách lịch sự khiến cho mọi người chung quanh vô cùng quý mến và nể phục bạn.

Nếu bạn nhường chỗ cho một phụ nữ hay người già trên xe bus bằng một cử chỉ lộ liễu , phô trương... thì tất nhiên trong thái độ cư xử của bạn không có tính tế nhị, và như vậy cũng chưa phải là lịch sự.

Phép lịch sự cần cả sự lặng lẽ - đó là điều cần nhớ. Tế nhị là ý thức về mức độ trong tất cả mọi lãnh vực chứ không chỉ trong cử chỉ xã giao. Thật vậy, không có gì bực mình hơn là một người nào đó mà ta không ưa lại cứ vỗ vai, vỗ lưng ta... rồi buông ra những tiếng mày, tao suồng xã mỗi lần gặp mặt.

Ngay cả giữa những người bạn thân với nhau, thì một sự "hồn nhiên" quá đáng cũng có hại nhiều hơn là có lợi.

Tế nhị không bao giờ là sự giả dối, thủ đoạn, những cái mà người ta khinh ghét nhất.

Giữa tế nhị với sự khôn vặt, giả dối có một lằn ranh nhất định. Tính tế nhị đi liền với sự chân thành và lòng tôn trọng người khác.

Người tế nhị cũng là người khiêm tốn. Không kín đáo đến mức khó hiểu, biết im lặng khi cần thiết. Không xúc phạm đến lòng tự trọng của người khác, cũng không tò mò thóc mách, không chế giễu người khác trước mặt cũng như sau lưng. Ngược lại, tế nhị cũng không phải bày tỏ lòng quan tâm quá mức cần thiết.

image 
Có những cái vặt vãnh mà ta đừng nên xem thường, như không nên tự tiện lục túi, đọc trộm nhật ký và lưu bút, thư riêng…

Nhưng tuyệt nhiên tế nhị không đối lập với tính nguyên tắc, không đối lập với lòng can đảm đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải, đặc biệt là đối với những vấn đề lập trường, quan điểm sống, quan điểm đạo đức.

Cần phải biết phản ứng đúng lúc đối với những điều xúc phạm con người - vì đó cũng là một sự tế nhị với yêu cầu cao nhất. Chúng ta cần có sự tế nhị mang tính nguyên tắc chứ không cần sự tế nhị bao che, giản đơn. 


image 
Con người tế nhị bao giờ cũng mang vẻ đẹp của lòng nhân hậu, tinh thần cao thượng và sự hiểu biết giàu có trong đời sống. 
 

Hiệu ứng nói phét!

image
Thưa bạn đọc, đây không phải tiêu đề tôi muốn đặt, mà tôi đã đặt theo lời bình của một độc giả ở VN sau một bài báo mà bạn sẽ đọc sau đây. Thực ra tiêu đề có vẻ không được lịch sự, nhưng trong trường hợp này thì khá đúng. Tôi tin rằng bạn đọc xong bài này cũng sẽ có ý nghĩ đó.

Vào đầu tuần vừa qua, tôi rất bất ngờ khi nhận được e mail của một anh bạn ở Úc gửi cho một bài về “Huyền thoại tay không “quật ngã” trực thăng UH-1 của Mỹ.” Đọc xong toàn bài và nhất là đọc những lời bình luận ngay sau bài báo ấy, tôi cứ tưởng của một anh thuộc loại “lề trái phản động” nào “tán dóc” bịa ra bài báo này chứ làm sao có chuyện “ly kỳ rùng rợn” đến như thế được. Tôi bèn phải hỏi lại và được đường link đến bài báo. Quả nhiên khi “nhảy vào” đường link, được đưa ngay đến trang báo đó. Thời đại internet này sướng thế đấy. Nhất là một trang báo ở VN, tôi mở ngon ơ. Các bạn cứ bình tĩnh đọc hết bài này rồi cũng như tôi, nếu không tin là bài đã được đăng và những lời bình sau đó là có thật, tôi sẽ chuyển ngay tới bạn đường vào trang báo này.

Xin cứ bình tĩnh
Sở dĩ tôi phải đề nghị bạn bình tĩnh vì trong bài đó có nhiều câu, nhiều đoạn, nhiều từ ngữ có thể gây “sốc nặng” đối với nhiều bạn. Tôi không sửa chữa dù chỉ một chữ mà để nguyên văn bài báo của tác giả để giữ tính cách “thật nhất” của nó. Và cũng là dịp để bạn đọc bớt chút thì giờ hiểu rõ được lối viết, phong cách viết, lối “hành xử” của một số người được gọi là “nhà báo” bây giờ ở VN và những ông “anh hùng” giàu tưởng tượng hơn mọi chuyện thần thoại. Nó hiện nguyên hình một lối tuyên truyền ấu trĩ, ấu trĩ đến nỗi làm người “bị tuyên truyền” phải nực cười, thương hại hơn là ghét bỏ, đó chính là một sự phản tuyên truyền công hiệu nhất.
 
Có lẽ tôi không cần phải làm công việc phân tích bài báo này bởi tự nó đã hiện lên nguyên vẹn giá trị rồi. Mời bạn đọc bài báo và đọc nguyên văn những lời bình rất thẳng thắn khách quan.

Huyền thoại tay không "quật ngã" máy bay trực thăng UH-1 của Mỹ
image
(Báo Phụ Nữ Today, tác giả: nhà báo Hạ Nguyên)
(Người nổi tiếng) - Ông rưng rưng nước mắt, “Các cậu ấy không được thấy ngày độc lập, không được sống những ngày không có tiếng bom đạn. Nhiều người vẫn đã ngã xuống vẫn nằm lại giữa núi rừng lạnh lẽo, chưa tìm thấy mộ phần. Chưa tìm được các anh, tôi sao yên lòng mà nhắm mắt được.”
image
Ông Kiểm đang kể cho con cháu "cu ho" nghe về những trận đánh năm xưa.
Năm 18 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, từ biệt quê hương Tân Dương (Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng), ông khoác ba lô lên đường nhập ngũ, chiến đấu tại mặt trận 44 Quảng - Đà (Quảng Nam - Đà Nẵng ngày nay).
 
Hơn 15 năm cầm súng chinh chiến dọc một dải chiến trường miền trung, ông đã lập nên những kỳ tích huyền thoại khi “một mình hạ hơn 8 chiếc máy bay UH - 1 và hàng chục xe tăng, thiết giáp của Mỹ ngụy.”

image
Đất nước giải phóng, dù bận rộn với cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, nhưng người cựu binh năm nào vẫn còn đau đáu một nỗi lòng với những người đồng đội đang nằm lại nơi rừng xanh, núi cao chưa tìm thấy hài cốt.
 
Từ năm 1990 đến nay, ông đã thực hiện hàng trăm chuyến băng rừng, vượt suối về lại chiến trường xưa để tìm kiếm, cất bốc mộ đồng đội.
Người cựu binh nặng lòng với quá vãng ấy là ông Bùi Minh Kiểm (SN 1942, trú tại đường số 5, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), một “địa chỉ đỏ” trong hành trình đi tìm mộ liệt sĩ của thân nhân những người lính ngã xuống trên chiến trường Quảng – Đà.
 
Sau nhiều lần tìm đến nhà, cuối cùng, chúng tôi cũng gặp được ông vừa trở về sau chuyến đi tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở khu vực rừng núi Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam).
 
Căn nhà nhỏ nằm khuất sau con hẻm bỗng trở nên vui nhộn hơn thường ngày bởi tiếng cười nói của những người khách, cán bộ phường đến thăm.
Nhìn người đàn ông tuổi ngoài lục tuần, thân hình nhỏ nhắn nhưng rắn chắc, khỏe mạnh, ít ai biết được rằng ông đã từng dùng đôi bàn tay ấy để ghì chặt một chiếc máy bay UH - 1 của Mỹ xuống mặt đất.

image
Dẫn chúng tôi lên căn phòng chất đầy những kỷ vật một thời lửa đạn như: bi đông nước, ba lô con cóc, dép cao su..., ông kể, “Gia đình tôi có 4 anh em trai thì hết 3 người xung vào quân đội, 4 chị em gái cũng lần lượt vào thanh niên xung phong làm nhiệm vụ tiếp tế cho chiến trường lớn miền Nam.
 
Riêng tôi con út nên được ở nhà, miễn nghĩa vụ quân sự. Nhưng đất nước đang chiến tranh, giặc giã, bạn bè cùng trang lứa đã xếp bút nghiên lên đường, mình ở nhà sao được?”
 
Mặc cho gia đình can ngăn, ông vẫn viết đơn nhập ngũ và xin vào chiến đấu ở mặt trận Quảng – Đà, một trong những mặt trận ác liệt nhất lúc bấy giờ.
Sau gần nửa năm huấn luyện trong gian khổ, ông được biên chế vào đơn vị 91 Đặc công (thuộc Quân khu V), thực hiện các nhiệm vụ đánh “thọc” sâu bên trong lòng địch, bảo vệ các cứ điểm quan trọng.
 
Với một người lính trẻ vừa kết thúc mấy tháng quân trường, đó bước thử thách khắc nghiệt, khó khăn. Trải qua những trận đánh ác liệt, có những lúc đối diện với cái chết trong gang tấc đã hun đúc tinh thần người lính trẻ.
 
Sự ác liệt của chiến tranh, sự hy sinh mất mát của nhiều đồng đội, cũng không thể khiến ông khuất phục.


image
Trong đời binh nghiệp của mình, ông nhớ nhất là trận đánh “không ngang sức” với kẻ thù, buộc ông phải gieo mình xuống sông để tránh bị rơi vào tay kẻ thù. Nhắc lại chuyện xưa, trong đôi mắt của người lính già ngấn lệ, hồi tưởng về một thời máu lửa đã qua.

Ông kể, đó là vào khoảng 9 giờ một ngày tháng 4/1968, khi đơn vị của ông gồm 4 người (thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 140 - Bộ Quốc phòng) đang đào hầm trên bãi cát gần bờ sông Vu Gia (thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - PV) để bảo vệ một điểm trung chuyển đạn dược phục vụ mặt trận Quảng - Đà.
 
Trong lúc 4 người đang đào công sự thì địch sử dụng máy bay do thám phát hiện. Chỉ khoảng một giờ sau, hàng chục chiếc trực thăng của địch bất ngờ đổ bộ xuống vị trí cách đơn vị ông chưa đến 20 mét.

image
Trước khi đưa lính tới càn, bọn chúng đã cho pháo tập kích, dập tả tơi quanh khu vực bán kinh 1km trở lại. Trận pháo kích dữ dội đã làm 2 chiến sĩ của đơn vị trúng đạn, hy sinh.
 
Biết địch chắc chắn sẽ cho quân càn tới để tiêu dịch cứ điểm quan trọng này nên ông và đồng đội Nguyễn Phú Thao (ngụ TP Hải Phòng) quyết một phen sống mãi với quân thù.
 
Ngoài hai khẩu AK, ba quả lựu đạn và một số ít cơ số đạn còn lại, hai người phải chống chọi với một tiểu đoàn trực thăng biệt động 37 của ngụy cùng hơn 150 lính biệt kích, có sự yểm trợ của pháo binh địch.
“Lúc này, hai anh em chúng tôi chỉ liếc mắt nhìn nhau rồi lặng lẽ tiến vào công sự, đạn đã lên nòng và lựu đạn cũng sẵn sàng rút chốt. Không ai nói một lời, nín thở chờ tụi biệt kích tiến vào tầm ngắn. Tụi nó sục sạo khắp nơi và khi đến gần phía bờ sông thì chúng tôi nhả đạn” - ông Kiểm nhớ lại.

image
Gặp chốt chống cự, địch nhanh chóng tản ra tạo thành thế gọng kìm để bao vây hai người vào giữa. Nhưng những loạt đạn AK tạo ra vành đai lửa khiến địch không thể tiến lên.
 
Sau ba giờ cầm chân địch, ông bị thương ở tay và đầu, máu chảy ra nhiều nhưng vẫn kiên trì cầm súng bắn ngăn địch tiếp cận công sự. Giữa lúc cuộc giằng co đang diễn ra ác liệt thì địch huy động trực thăng bắn róc két, pháo kích lần hai.

image
Người lính già Bùi Minh Kiểm (đứng bế cháu, thứ 3 từ phải sang trái) cùng thân nhân những người đi tìm hài cốt liệt sĩ. 
Quân Mỹ - ngụy tưởng rằng, chúng đang đụng độ với một đơn vị bộ đội của ta nên tiếp tục cho quân đổ bộ và tăng cường hỏa lực trấn áp.
“Quân địch sợ bị rơi vào điểm phục kích nên không dám tiến lên mà chỉ dùng hỏa lực tấn công từ xa. Nhưng nguy hiểm nhất là các trực thăng liên tục quần thảo trên đầu, súng máy và AK không thể xuyên thủng lớp thép phía dưới bụng máy bay” ông Kiếm kể.


image
Giữa lúc “dầu sôi, lửa bỏng” ấy, đồng đội của ông Kiểm, tức ông cùng Nguyễn Phú Thao đã đưa ra một cách đánh táo bạo. Khi chiếc UH - 1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két thì ông Kiểm lao người lên dùng hai tay ghì càng máy bay xuống.
 
Đôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH - 1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác.
Tiếng nổ của chiếc UH - 1 đầu tiên đã khiến phía địch hoảng loạn, gọi cầu viện. Đến trưa cùng ngày, ông Kiểm và đồng đội vẫn giữ vững cứ điểm, không để địch tiến về phía bờ sông.
Đợt pháo kích thứ ba của địch vừa dứt thì ba chiếc trực thăng UH - 1 hạ cánh xuống khu vực chiếc trực thăng bị rơi để tìm kiếm xác. Lợi dụng cơ hội này, hai người trườn tới vị trí thuận lợi để bắn hạ ba con “chim sắt.”
image
Máy bay trực thăng UH-1 của Mỹ
Ông Kiểm hồi ức như mới vừa xảy ra đây “Trong khi anh Thao lên đạn súng máy thì tôi chạy thẳng tới đuôi chiếc máy bay rút chốt lựu đạn quăng vào buồng lái.
 
Chiếc thứ nhất nổ tan tành khiến hai chiếc kia hoảng sợ cất cánh bỏ chạy, nhưng đã bị lưới đạn của anh Thao nhả xuống, hai chiếc còn lại cũng bị hạ nốt.”
Đến cuối giờ chiều, hai khẩu súng đã gần hết đạn, không thể tiếp tục chống cự thêm. “Lúc đó hai tai tôi đã lảng đi vì tiếng nổ, đầu nhức, mắt mờ. Anh Thao cũng bị thương chảy máu khá nhiều. Hai chúng tôi hi vọng sẽ cầm cự đến được chiều tối, bọn địch sẽ phải rút lui, hoặc phía quân ta sẽ bổ sung lực lượng cứu viện” - ông Kiểm kể.

image
Khi phát hiện hỏa lực phía ta bị suy giảm, địch bắt đầu cho quân tiến lên, quyết tâm bắt sống ổ kháng cự. Hai người vừa chiến đấu vừa tìm cách bò ra mép sông để tìm cơ hội thoát khỏi sự truy kích và đánh lạc hướng quân địch.
 
Nhưng cả hai chưa bò ra đến nơi thì ông Thao trúng mảnh pháo xuyên qua đầu, hy sinh. Lúc đó, ông Kiểm nghĩ mình cũng sẽ chết vì chỉ còn lại ba viên đạn trong băng. Ông cố lôi xác đồng đội ra sông để cả hai cùng thả trôi theo dòng nước, không phải chết trong tay quân Mỹ - ngụy.
Lê chút sức tàn ra tới sông, ông Kiểm thả mình xuống dòng nước bất tỉnh. Trôi theo dòng nước gần 6 km, sóng đánh ông tấp vào bờ. Tưởng chừng như đã nắm chắc cái chết, nhưng ông Kiểm được người dân trong vùng vớt lên, cứu sống.
Kể đến đây, ông Kiểm quay sang nhìn tấm di ảnh của ông Thao treo trang trọng trong nhà và ông xúc động:
“Đến bây giờ, tôi cũng không nghĩ là mình may mắn còn sống. Cả đơn vị tôi hôm ấy đã hy sinh gần hết, chỉ còn lại tôi. Bà con đã nuôi dấu tôi hơn 2 tuần cho hồi phục rồi tìm đường trở lại đơn vị chiến đấu.”
 
Sau trận ấy, ông được đơn vị tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì. Đó xem như là phần thưởng cho lòng dũng cảm, kiên trung của người lính trẻ năm nào. Trở về đơn vị, ông và đồng đội lại bước vào những trận chiến gian khổ và khốc liệt hơn.

image
Năm 1970, ông chuyển về công tác, chiến đấu và giữ chức vụ Chính trị viên Đại đội 11, Đoàn pháo binh 575. Cuối năm 1971, ông được đơn vị giao nhiệm vụ trinh sát, đặt đài quan sát trên đỉnh Bà Nà - Núi Chúa để theo dõi tình hình hoạt động của địch ở sân bay Đà Nẵng.
Nhớ lại trận đánh mà ông tham gia cùng các đơn vị ở Đoàn pháo binh 575 vào tháng 8/1972, ông không khỏi tự hào rằng mình là một trong những người được góp một phần nhỏ công lao vào chiến thắng giòn giã ấy.
 
Trước đó, công tác chuẩn bị cho trận đánh “lịch sử” đã được lãnh đạo thống nhất phương án. Táo bạo và bất ngờ, các trận địa pháo của Đoàn 575 đặt tại trận địa Hòa Bình (Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) và Điện Sơn (Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) phát hỏa lúc 5 giờ 35 ngày 2/8, ngay trước mũi hành quân tìm diệt của địch (cách trận địa Hòa Bình chỉ vài trăm mét).

image
80 viên hỏa tiễn “tìm” đúng mục tiêu, phá hủy 57 máy bay, diệt 147 tên Mỹ hầu hết là sĩ quan, giặc lái, kho xăng trong sân bay bốc cháy dữ dội 5 giờ liền, nhiều phương tiện chiến tranh của địch bị phá hủy. Trận đánh để đời của Đoàn 575 đã làm giặc Mỹ ngớ ra không kịp đối phó...
 
Lật giở tấm bản ghi thành tích chiến đấu của đơn vị năm nào, ông cười tự hào, “Gần 10 năm (1966-1975), Đoàn pháo binh 575 đã đánh hơn 500 trận, tiêu diệt 6.000 tên địch với hàng ngàn sĩ quan, phá hủy 780 máy bay, 1.000 xe quân sự, 200 khẩu pháo các loại, thiêu cháy 50 triệu lít xăng dầu và rất nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ.
 
Đơn vị được tặng 10 Huân chương Quân công, hàng trăm Huân chương Chiến công, được tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 31/3/1973....”
Trong thời gian 1964-1975, với những thành tích xuất sắc đã đạt được, ông Kiểm được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công, 4 danh hiệu Dũng sĩ (diệt Mỹ, diệt ngụy, diệt máy bay, diệt xe cơ giới), 3 Huân chương Chiến sĩ giải phóng, 1 Huân chương Kháng chiến và 31 bằng khen, giấy khen các loại...

image
Cuộc trò chuyện bỗng trầm xuống khi chúng tôi nhắc đến những chiến thắng, ông rưng rưng nước mắt:
“Các cậu ấy không được thấy ngày độc lập, không được sống những ngày không có tiếng bom đạn. Nhiều người vẫn đã ngã xuống vẫn nằm lại giữa núi rừng lạnh lẽo, chưa tìm thấy mộ phần. Chưa tìm được các anh, tôi sao yên lòng mà nhắm mắt được.”


HẠ NGUYÊN

 
   








quangnm