Xem chương trình nhạc
"Tình Ca Đăng Khánh: SàiGòn Buồn Cho Riêng Ai?"
Nguyễn Tài Ngọc
Hôm Chủ Nhật 20-1-2013, vợ chồng anh
Lê Hân và vợ chồng tôi đi xem show nhạc thính phòng “Tình Ca Đăng Khánh: SàiGòn Buồn
Cho Riêng Ai?” ở SaiGon Performing Arts Center, 16149 Brookhurst Street Fountain Valley, CA 92708. Đây
là một show nhạc chỉ hát những sáng tác của soạn
nhạc gia (composer) Đăng Khánh, và lý do anh chọn tên show
hôm nay là vì: "Tôi
chọn “Saigon Buồn Cho Riêng Ai?” làm chủ đề cho CD
mới nhất và cũng cho chương trình nhạc thính
phòng Tình ca Đăng Khánh, thứ nhất là tác phẩm
mới nhất, thứ hai là Saigon luôn luôn ở trong trái tim
tôi, thứ ba là những trăn trở và ước
vọng của tôi với thành phố thân yêu này" (theo Người Việt
Online).
(Anh
Đăng Khánh có trang web ở: http://dangkhanhmusics.com/
, hoặc có thể nghe nhạc Đăng Khánh ở Saigonocean.com. http://www.saigonocean.com/nghenhacDangKhanh/DK-2.htm)
Hơn một tháng trước
đây, anh Đăng Khánh (tên thật là Nguyễn Nhật
Thăng) email mời anh Lê Hân và tôi đi dự show nhạc
thính phòng. Anh Lê Hân là thi sĩ, biết nhiều
người trong giới nghệ thuật nên được
mời đi đây đi đó là phải, còn tôi là vô danh tiểu
tốt, chưa bao giờ hy sinh lớn lao cho tổ quốc,
chưa bao giờ phấn đấu để đạt
được danh hiệu "anh hùng lực lượng
vũ trang" trong quá trình chống Mỹ cứu nước
(mấy chục năm rồi nhưng mình vẫn cứ chống
Mỹ vì Mỹ chẳng thèm đếm xỉa gì đến
mình), chưa bao giờ có nhiệm vụ cụ thể cố
gắng vượt chỉ tiêu phát triển mạnh nhân
văn và văn hóa quốc gia, chưa bao giờ chủ
động tham mưu, phối hợp thực hiện tốt,
đẩy mạnh công tác tuyên truyền (chẳng biết
cho ai, dân ngu cu đen? nhưng mình vẫn tuyên truyền), tạo
sự đồng thuận trong đời sống xã hội
nhân bản, tôi chỉ may mắn
biết anh Lê Hân thế mà cũng được anh
Đăng Khánh mời nên đây thật là một hân hạnh
to tát cho tôi.
Qua nhiều bài viết, tôi đã thú tội với
nhân dân và đất nước là tôi ít nghe nhạc nên không
biết ai là ai trong lãnh vực âm nhạc nên tò mò tôi vào Google tìm "nhạc
Đăng Khánh". Click con chuột xong tôi mới ngã ngửa
ra vì hơn mười trang đầu liệt kê những
link liên hệ về "Đăng Khánh". Tên
Đăng Khánh thường đề cập với những
nhân vật tên tuổi như Du Tử Lê, Từ Công Phụng, Kiều Chinh, Mai Thảo..., và nhạc Đăng Khánh thì hầu
như chỉ có các ca sĩ thượng thặng trình bày: Ý
Lan, Vũ Khanh, Elvis Phương, Tuấn Ngọc, Khánh Hà....
CD Đăng Khánh
Tôi có email qua lại vài lần với
anh Đăng Khánh, và điểm đầu tiên tôi nhận
xét ngay là anh rất khiêm nhường. Tôi
không biết anh bao nhiêu tuổi, chỉ biết anh vào khoảng
thế hệ anh Lê Hân, có nghĩa tôi ở vai em, thế mà
trong email anh cứ gọi tôi là "anh", dù rằng tôi
năn nỉ anh hết cả nước bọt, van anh
như nước đổ lá khoai
hãy gọi tôi là em. Một điều tôi không ngờ
là khi vào website của anh (http://dangkhanhmusics.com/about/), đọc
tiểu sử mới khám phá ra anh là nha sĩ ở Việt
Nam, Mỹ, và là một composer
(soạn nhạc gia) ở Hoa Kỳ. Ấy thế mà khi
email cho tôi, anh hoàn toàn không đề cập đến. Một
người không cần là bác sĩ Tâm Lý Học ở nhà
thương điên Biên Hòa, chỉ cần quan sát người
mình không quen biết xưng hô và hành động như thế nào là mình có thể
đoán biết cá tính người đó ra sao. Anh
Đăng Khánh nhún nhường, không như ông M.C. ngạo
mạn Bắc Kỳ lúc nào cũng xưng tôi và gọi tất
cả mọi người là em, là cháu, dù rằng người
đó có thể lớn tuổi hơn mình, và cũng không như anh chàng bác sĩ ở
California nhẩy vào lãnh vực âm nhạc nghĩ rằng bác sĩ, nha
sĩ, lòi sĩ... tham gia vào lãnh vực âm nhạc khoe
khoang kèm chức M.D. sau tên của
mình trong một chương trình âm nhạc thì không có gì
là chướng, khoe với tôi
(tôi không quen biết) là khi viết email cho tôi, anh ta không kèm
chữ M.D. sau tên của anh ấy vì anh ta xem tôi là bạn
(có nghĩa là viết email vô bổ cho mọi người
khác thì lúc nào anh ta cũng kèm theo chức M.D.).
Chỉ nhận xét qua vài email anh Đăng
Khánh viết cho tôi, dù rằng anh là một người tài
cao học rộng rất thành công trên đường đời,
là nha sĩ ở Việt Nam, Mỹ, là composer ở Hoa Kỳ, sáng lập
ra Mozart Institute of Music, đài phát thanh đầu tiên ở
Houston, Voice of Vietnam Radio, nhưng anh hoàn toàn không cho tôi biết,
chứng tỏ anh là một người hết sức khiêm
nhường. Tôi có thể chứng minh sự quan sát của
tôi không sai vì chính nhà thơ Du Tử Lê phê bình Đăng Khánh là "người
nhạc sĩ tài hoa nhưng cực kỳ nhũn
nhặn.'
Đăng Khánh & Phương Hoa
Anh Lê Hân ở San
Jose, chiều Thứ Bẩy cùng vợ là
chị Châu lái xe đến nhà tôi để
hôm sau chúng tôi cùng nhau đi xem show. Anh Hân là
người ba năm trước đây rủ tôi ra làm
website Saigonocean.com cho vui. Anh là người
có công khó thiết lập và duy trì toàn bộ trang web. Trong anh có hai đức
tính tôi rất khâm phục là khiêm nhường và phục vụ
xã hội. Ngoài việc làm website, anh còn gửi
giúp tài chính cho một trường tiểu học nhỏ ở
Việt Nam.
Những người nghe nhạc Saigonocean.com có lẽ không
biết việc sưu tầm và upload nhạc lên website không
những khó nhọc, người có kiến thức mới
làm được, mà còn tốn nhiều thì giờ, đôi
lúc phải thức suốt đêm hy sinh giờ Tí canh Ba. Tôi thỉnh thoảng cũng làm việc thiên hạ
nhưng ở điểm này tôi và anh Hân khác nhau hoàn toàn.
Nếu phải chọn một trong hai, làm việc thiên hạ,
hay giờ Tí Canh Ba, thì tôi không ngu dại
như anh Hân: tôi sẽ cho thiên hạ đi tầu suốt.
Lê Hân
Tôi biết anh Hân khoảng bốn năm,
nhưng cả hai thân tình như quen nhau lâu lắm, từ thời
vua Ngọa Triều Lê Long Đĩnh. Một việc lạ
lùng là tôi gặp bao nhiêu người trên nước Mỹ,
thế nhưng chỉ có anh là trùng ngày sinh nhật với
tôi, và may mắn thay cho cả hai chúng tôi, ngày đó không trùng
với sinh nhật của bác Hồ.
Trước khi đi xem show,
chúng tôi ghé vào khu Phước Lộc Thọ ăn trưa. Gần
Tết nên giữa Shopping họ dựng
ông Thần Tài và ông Địa to khổng lồ. Ông Địa
mập thù lù nhìn thật là ngứa mắt, anh chàng nào mập
ú nụ như thế này bảo đảm mấy bà mấy
cô cho số de, ấy thế nếu là ông Địa thì bảo
đảm sẽ có bà, có cô khúm núm mang vào nhà.
Ngồi xuống bàn thì chỉ trong vài phút thức
ăn đã đem ra. Tôi nói điều
này chắc chắn không sai: miền Nam California thức ăn ngon và không thiếu bất cứ một
món gì có ở SàiGòn. Giá cả rẻ nhất ở
ngoại quốc. Đĩa bò khô đu
đủ và bánh cuốn ở đây giá là $5, $6 dollars.
Bò khô đu đủ ở đây nhất định ngon
hơn ở Việt Nam,
đĩa to khổng lồ, ăn xong khỏi
còn nhỏ rãi thèm thuồng như ở Việt Nam vì
đĩa bán quá nhỏ.
Chúng tôi đến địa
điểm sớm, 2:15 trưa. Tôi gặp chị
Nhã Ca nên đến chào, hỏi anh ở đâu (chồng chị
Nhã Ca, anh Trần Dạ Từ), và nói với chị ra "chụp hình với vợ chồng
em và chị Châu (vợ anh Lê Hân) một pose". Chị nói chụp thì chụp nhưng nhớ đừng
đăng lên mạng. Tôi bảo chị ấy: "Vâng, nhất định là
không đăng lên mạng. Chị tin em, em có bao giờ
nói láo với chị không?". Hmm, đây
là ảnh chị Nhã Ca, người rất hiền từ
và vui tính.
Chị Nhã Ca, chị Châu (vợ
anh Lê Hân)
Cũng ở hí viện này hai tháng trước
đây tôi vừa xem show nhạc Salut Les Copains. Tôi nghe tin đồn có thật là hí viện này bây
giờ đã được công ty Thúy Nga thuê dài hạn.
Thế là công ty Thúy Nga vẫn sống phây phây, tài chính
như ông Địa, chứ không như tin đồn thất
thiệt nào năm ngoái nói là vì khán giả hâm mộ mua bản
copy đạo chích không mua bản chính nên Paris By Night sắp
sửa đóng cửa.
Vừa mới vào cửa thì chỉ
vài phút sau lần đầu tiên tôi gặp anh Đăng
Khánh và vợ là chị Phương Hoa. Cả hai rất thân thiện, trông tràn đầy
nhựa sống, thảo nào anh Đăng Khánh vẫn còn hứng
chí viết nhạc tình. Tôi phục lăn
những người lớn tuổi như anh Đăng
Khánh, anh Lê Hân mà vẫn còn đủ mười thành công lực
viết nhạc tình. Phải có một bí quyết nào đó,
có thể là ăn mười viên xí mụi
trước khi đi ngủ mỗi tối?
Đăng Khánh & Phuơng Hoa
Lê Hân , Đăng Khánh
Lê Hân & chị Châu, Đăng Khánh
Vào ghế ngồi độ một
giờ đồng hồ thì chương trình bắt đầu. Chị
Phương Hoa, Kiều Chinh, Du Tử Lê, và Đăng Khánh
lần lượt lên phát biểu vài lời giới thiệu
và thổ lộ.
15 phút truớc khi show bắt
đầu
Trần Dạ
Từ & Nhã Ca, Kiều Chinh
Đăng Khánh & Du Tử Lê
Ngoại trừ Nguyên Khang nói chuyện phát âm
tiếng Nam 100%, bốn ca sĩ kia đều là Bắc Kỳ:
Bích Vân sinh trưởng trong Nam nhưng gia đình là người
Bắc, Trần Thu Hà sinh năm 1977 ở Hà Nội, Thu
Phương sinh năm 1972 ở Hải Phòng, và Tuấn Ngọc
sinh cùng thời với Lạc Long Quân ở Ải Nam Quan. Người hướng dẫn chương trình
là nhạc sĩ Trần Như Vĩnh-Lạc.
Bình phẩm một chương
trình nhạc thì lẽ tất nhiên người viết phải
có một chút ít kiến thức gì về nhạc. Tôi phải thú thật là tôi hoàn toàn không có uy tín
để phê bình vì tôi không biết gì về âm nhạc.
Nếu có nghe, thỉnh thoảng tôi lại thích một vài
bài vợ tôi cho là Sến. Tôi đã quen không dám cãi vã với
nàng, dù rằng trong thâm tâm tôi nghĩ rằng nhạc Sến
cũng có bài hay như nhạc nàng thích, cũng như cái ví
$20 dollars nó cũng có giá trị ngang ngửa bên tám lạng
bên nửa cân với cái ví $2500 dollars của Louis Vuitton. Nếu
tôi nêu ra điểm này thì chắc chắn vợ tôi sẽ
cho tôi ăn guốc vào đầu, do đó tôi không dám phân
tích ca từ hay âm giai của nhạc Đăng Khánh, e rằng
sẽ nhận chưởng lực Càn Khôn Nhất Chỉ của
độc giả là tôi múa rìu qua mắt thợ.
Không phân tích nhưng ai cũng có quan điểm,
dù rằng chẳng biết đúng hay sai, nên tôi không ngần
ngại viết
vài dòng nhận xét nhạc Đăng Khánh qua cái nghe mộc mạc của một
người có kiến thức tía em hừng đông đi
cày bừa về âm nhạc.
Bích Vân
Nhạc Đăng Khánh phần lớn
là nhạc tình. Đối với tôi, viết
thơ tình đã khó, người có khả năng viết cả
lời lẫn nhạc như Nhật Trường, Lam
Phương, Từ Công Phụng,
Nhật Ngân, Đăng Khánh… thì tôi phải tôn là sư
phụ, vì chính tôi cũng làm thơ
nhưng không bao giờ làm được thơ tình. Nếu
có làm thì thơ tình của tôi trở nên lệch lạc, nặng
chịch, chỉ là văn có vần chứ chẳng phải
là thơ. Tôi đưa ra thí dụ một vài câu thơ dỏm
của tôi để cho thấy ít ra tôi cũng có một
chút ít thẩm quyền bình lưận về thơ:
hai niềm vui nhất của người
đàn ông:
một vui ngày
lấy vợ thương,
hai vui ngày vợ tử
thương lìa đời.
và đêm tân hôn:
đêm nay anh
thả thuyền buồm,
vào phòng, dâng sóng, em
chuồn nơi đâu?
Giống như bao thi sĩ, nhạc sĩ
khác, người con gái lúc nào cũng trong tâm huyết người
con trai, là động cơ thúc đẩy, là đối
tượng rung cảm Đăng Khánh sáng tác ra những vần nhạc thánh thót,
nhẹ nhàng. Tôi chỉ đưa ra một thí dụ điển
hình:
một ngày không có em, nhớ xôn xao bàng hoàng,
một đời xa vắng em, réo âm vang muộn
màng.
một ngày em không tới, một ngày em không nói, nụ
cười rong rêu mãi nát tan.
(Ta muốn cùng em
say)
Những người nổi
tiếng chắc phải có nhiều kiên nhẫn vì ai
cũng muốn chụp chung một pose nên tôi phải
giải thích bức ảnh này để cho mọi người
thấy chúng tôi cũng chỉ là dân chụp ảnh… ké.
Vợ tôi thấy chị Kiều Chinh, muốn chụp chung
nên nói với tôi. Tôi thấy ngại, không quen biết mà
đến chụp thì kỳ quá. May thay chị Nhã Ca
đến ghế chúng tôi nói chuyện. Tôi biết chị
Nhã Ca thân với chị Kiều Chinh nên nói với chị là
“Vợ em muốn chụp ảnh chung với chị
Kiều Chinh, em không quen biết, hỏi thì thấy kỳ
quá, nhờ chị…” tôi chưa nói hết thì chị đã
dắt tay vợ tôi, kéo đi đến ghế chị
Kiều Chinh. Tôi có hỏi xin phép chị Kiều Chinh, và khám
phá là chị rất hiền từ và nhũn nhặn, vui
vẻ để tôi chụp một tấm hình. Tôi chụp
xong thì anh Đăng Khánh bảo tôi ngồi xuống
chụp luôn một tấm. Nhờ thế mà tôi cũng
được chụp chung với những nhân vật
nổi tiếng:
Trần Dạ Từ, Nhã Ca,
Đăng Khánh, Kiều Chinh
Cô đứng
thứ nhì từ bên trái là Hòa Bình, người tổ
chức show
Nhạc Đăng Khánh không phải là nhạc
Sến. Có nhiều lý do để tôi đưa ra kết luận
này (tôi đã viết bài "Nhạc Sến là
gì?" post trên Saigonocean.com). Lý do chính yếu là vì nhạc
sĩ sáng tác là người Bắc, và bốn ca sĩ gốc
gác đều là Bắc Kỳ dzốn. Không như nhạc
Sến hát lên là đã thấy Sến, chẳng hạn
như bài Đời tôi cô
đơn con nít 14 tuổi
yêu sớm thất tình anh nào cũng hát được vì nó
dễ hát: "Đời tôi cô đơn nên yêu
ai cũng cô đơn, Đời tôi cô đơn nên yêu ai
cũng không thành..." , nhạc
Đăng Khánh khó hát vì không những
nốt nhạc lên xuống khắp
nơi không tiên đoán được như ổ gà trên đường cao tốc mới
xây ở Việt Nam, âm giai của nó cũng cầu kỳ
thay đổi thất thường, đôi lúc không khác gì như
nhạc opera. Tác giả có một kiến thức bao quát về
âm nhạc, là một composer
chứ không phải chỉ là một song writer nên đây là lý do tại sao nhạc
Đăng Khánh cầu kỳ, trình độ cao cấp làm
người phàm tục như tôi nghe phải ngỡ ngàng,
có… sự cố (xin lỗi độc giả, lâu lâu tôi phải
thọc vào một vài chữ như thế này thì tối ngủ
tôi mới hả dạ). Ngồi
nghe suốt 20 bài nhạc, tôi nghĩ chỉ có hai bài là âm
điệu dễ nhớ, tôi có thể lập lại, Niềm nhớ thương, Ta muốn
cùng em say. Phần còn lại,
chẳng hạn như nghe cô Trần Thu Hà hát bài Biển Sầu
Mênh Mông mà tôi cứ tưởng tượng mình đang ngồi
nghe The Phantom of the Opera: điệu nhạc từ từ - nhanh nhẹn,
khoan thai - dồn dập, chậm chạp - đốc thúc,
nhỏ nhẹ - ầm ầm. Vì sự khó
khăn hát nốt nhạc cho được chuẩn, tôi
không tin là ca sĩ nào cũng hát được nhạc của
Đăng Khánh.
Năm ca sĩ hôm nay do đó đều là những
ca sĩ thiện nghệ, có giọng hát và kỹ thuật
xuất chúng. Không thể nào phủ nhận được
tài năng của những ca sĩ Hà-Nội đào tạo,
Thu Phương và Trần Thu Hà, và cả của cô Bích Vân, tốt
nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc SàiGòn và nhạc viện ở
Hoa Kỳ: giọng hát hớp hồn, sắc bén, mạnh bạo,
vũ bão, dập dồn, quyến luyến theo tiếng nhạc,
cộng với diễn xuất sống động làm khán
giả say mê nín thở theo dõi cho đến lúc cuối cùng
của nốt nhạc thì mới thở ra một cái phào
như chính mình đang hát.
Bích Vân
Nguyên Khang giọng ấm cúng,
truyền cảm, rất hay.
Tuấn Ngọc thì tôi có viết mười trang
cũng không hết, nên cố gắng vắn tắt: Theo
tôi được biết, show nhạc này đã đặt
cọc Tuấn Ngọc từ mấy tháng trước, hát
vào ngày Chủ Nhật 20-1-2013 ở Fountain Valley, California. Tuấn
Ngọc sau này nhận lời hát thêm cho show Từ Công Phụng
ở Việt Nam
một ngày trước đó, vào ngày Thứ Bẩy 19-1-2013.
Vì Việt Nam đi trước California 15 tiếng, Tuấn
Ngọc đánh cuộc là hát xong Thứ Bẩy 19-1-2013 ở
Việt Nam, leo lên máy bay bay về Mỹ thì vừa kịp giờ
hát cho show Sàigòn Buồn Cho Riêng
Ai. Tôi nghĩ đây là một trong những lý do show
đình trễ, không bắt đầu đúng giờ, trễ
một tiếng, 3:30 PM thay vì 2:30 PM để chờ Tuấn
Ngọc đi xe đến từ phi trường LAX.
Khi ba ca sĩ trình diễn xong, mỗi
người hát hai bài, đến phiên Tuấn Ngọc vừa
về đến nơi nên ra chào khán giả. Chính anh
ta nói mới từ LAX đến, chỉ kịp về nhà
đánh răng rồi đến đây liền lập tức.
Khi Tuấn Ngọc hát bài K. Khúc Của Lê, đến nửa chừng anh ta ú
ớ vài âm trong miệng rồi ngừng hát, đứng giữa
khán đài nhìn xuống đất trong khi ban nhạc tiếp
tục chơi hết bài. Tôi đi xem nhiều show nhạc,
đây là lần đầu tiên thấy ca sĩ ngừng
hát, đứng chịu trận yên lặng cho đến
khi ban nhạc kết thúc bài hát.
Khi ban nhạc chấm dứt, anh ta xin lỗi đưa
ra lý do vì hát ở Việt Nam mới về, đi thẳng
đến đây không có thì giờ tập dượt với
ban nhạc nên không hát tiếp được. Thử tưởng tượng
khán giả trả $35, $50, $75, hay $100 để nghe một
ca sĩ ngừng giữa bài nhạc, không hát!
Sau khi hí viện nghỉ giải lao 30 phút, trở
lại phần thứ hai thì Tuấn Ngọc xin lỗi khán
giả, xin khán giả cho phép "tắt đèn làm lại",
rồi hát lại bài nhạc đó. Sau khi anh ta hát xong, cả
hí viện vỗ tay rối rít.
Tuấn Ngọc
Đây là nhận xét của tôi:
1. Tôi
biết tiền thù lao trả cho ca sĩ
hàng đầu mỗi show vào khoảng 5000 dollars. Quen biết hay "làm ơn làm phước",
giá này có thể xuống còn $3,000 dollars. Nếu đã
nhận tiền thù lao hát cho show nhạc Sàigòn Buồn Cho Riêng Ai? vào ngày Chủ Nhật, mà còn nhận đi hát
ở Việt Nam
vào ngày Thứ Bẩy, không chuẩn bị tập
dượt cho show Chủ Nhật thì cho thấy cá tính
của người ca sĩ:
a.
Xem khán giả và những người tổ chức show SàiGòn Buồn Cho Riêng Ai? không ra gì: Tuấn Ngọc đi thẳng
từ phi trường LAX, về nhà chỉ kịp đánh
răng tắm rửa rồi đi ngay đến show.
Thử hỏi nếu chuyến máy bay đó bị trục
trặc không rời Việt Nam được thì có
phải là show hôm đó sẽ không có Tuấn Ngọc không?
Người tổ chức show ăn nói
sao với khán giả? Danh dự họ sẽ
bị mất mát. Khán giả mua vé
nhưng không có Tuấn Ngọc, thế nhưng Tuấn
Ngọc không xem những điều đó là quan trọng.
b.
Xem tiền là trọng, xem quyền lợi của mình là trên
hết: cứ đi hát tưới hột sen thu tiền, chẳng
cần chuẩn bị, không cần thấy xấu hổ,
chẳng cần đặt cái hãnh diện cá nhân phải
trình bày điêu luyện bài nhạc, dù rằng đó là nghề của mình.
2. Tôi rất ngạc nhiên là thay vì khán giả
giận dữ cho ăn cà chua trứng thối, họ lại
vỗ tay! Nếu
một người bước vào một nhà hàng, bồi dọn
thức ăn dở ẹc, rồi xin lỗi vì lý do mướn
bếp không thử trước, khi khách đến thì mới
thử tài bếp, khách hàng có vỗ tay hay
là chửi rủa? Nếu một
người mua một chiếc xe
hơi, vừa lái xe ra khỏi tiệm xe hư máy không chạy,
hãng xe ra xin lỗi nói máy xe đáng lẽ được
giao một tháng trước nhưng mới nhận hôm qua
nên gắn đại vào xe, chưa có dịp thử, người
mua có vỗ tay hay đòi tiền lại? Nếu con đi học
có một cái test nó biết ba tháng trước, nhưng không
chịu học, đi chơi rồi đến ngày test
không làm bài được, bị Thầy Cô cho điểm
F, bố mẹ có vỗ tay tán thưởng con hay nổi trận
linh đình? Hành động của
khán giả cho phép cái ngứa tai gai mắt
tiếp diễn mà không sửa sai. Nếu mọi người
cứ chấp
nhận sự ngông cuồng xem thường khán giả này
thì những ca sĩ xem trời như vung vẫn tiếp tục
đòi tiền thù lao khổng lồ, không thấy xấu hổ.
Lỗi này tôi đổ lỗi cho khán giả vì đã dung thứ
một hành động sai lầm, không trừng phạt,
không chỉ điểm cái sai, cái quấy.
Thật tình mà nói, tôi không hiểu tại sao khán
giả mê chuộng tiếng hát Tuấn Ngọc: trong khi các
ca sĩ khác thuộc lời, đặc biệt ba cô ca
sĩ vừa hát vừa diễn xuất di chuyển khắp
nơi trên khán đài, thì chỉ có mỗi một Tuấn Ngọc
đứng như trời trồng nhìn teleprompter hát, chứng
tỏ rõ ràng không có một sự chuẩn bị, thế mà
khán giả vỗ tay!
Người điều khiển
chương trình là Nhạc sĩ Trần Như Vĩnh-Lạc.
Trần Như Vĩnh-Lạc
Trần Như Vĩnh-Lạc nói năng trôi
chẩy, văn từ lưu loát, am tường âm nhạc,
kiến thức sâu rộng về nhạc lý. Đây là
ưu điểm, thế nhưng theo tôi,
ưu điểm đó không át nổi hai lỗi lầm tai
hại:
- Thứ nhất, nói quá dài. Rất nhiều
lúc lời giới thiệu của anh ta dài bằng hay dài
hơn ca sĩ hát. Nhiệm vụ của
người M.C. là nếu biết, trình bày ngắn gọn những
dữ kiện liên quan đến bài hát, rồi rút lui, để
cho ca sĩ trình bày. Tôi nói thí dụ giới thiệu bài
"Tôi đưa em sang sông" của anh Nhật Ngân: Khi
anh ấy 18 tuổi thì quen một cô con gái. Cô ấy đi lấy
chồng nên khi anh ta đi đò, nhớ lại cuộc tình
nên mới sáng tác bản nhạc đó, vân vân và vân vân. Người
M.C. giải thích cho khán giả biết để họ có
thể đặt mình vào tâm trạng của tác giả khi sáng
tác bản nhạc. Ca sĩ là người sẽ
dùng tiếng ca của mình hấp hồn khán giả, trình
bày ý tuởng của tác giả qua giọng hát của mình, đi
ngược lại thời gian vào bản nhạc để
rồi khi chấm dứt, khán giả là người quyết
định bản nhạc ấy có hay hay không. Mỗi lần giới thiệu là
anh ta tràng giang đại hải nói bông lung, mơ hồ,
bóng bẩy, phân tích bài hát mà tôi và những người chung quanh chỉ mong muốn anh ta xì-tốp
để ca sĩ hát.
- Thứ hai, giảng moral cho khán giả. Điểm này làm tôi xì-nẹc nhất. Trừ
khi một người là người trong gia đình, hay bạn
bè thân thuộc,
tôi có "vấn đề" nếu họ giảng moral
cho tôi, nhất là trong một hí viện, không phải ở
nhà thờ hay chùa chiền. Khán giả bỏ
tiền túi đi nghe nhạc, người M.C. thay vì nói về
âm nhạc mà lại toan tính chuyện giảng moral cho khán giả
thì họ đã lợi dụng cương vị, đi quá
trách nhiệm bổn phận của mình. Trước
khi cô Trần Thu Hà hát hai bài nhạc sau cùng, Trần Như Vĩnh-Lạc
đi vào một cõi nào nơi tiên cảnh, nói thao thao bất
tuyệt không ngừng. Tôi hỏi vài người
có ai hiểu không, chẳng ai hiểu anh ta nói gì. Chính
tôi cũng chẳng hiểu, chỉ nghe lõm bõm lính Mỹ
đi đánh trận về thì được dân chúng
đón, còn quân đội Việt Nam mình thì khổ cực,
người Việt Nam mình nghèo đói, thương cho dân
mình, người Việt chúng ta phải đi sâu vào nghệ
thuật... Anh ta nói như điên dại luông
tuồng không ngừng về Việt Nam,
về thế sự… rồi khóc ngon lành vì thương cho
thân phận nước Việt Nam? Những
điều anh ta nói chẳng liên quan gì đến bài hát.
Tôi bấm đồng hồ tay: anh ta nói
tám phút, trong khi cô Thu Hà hát bài kế tiếp chỉ có hơn
năm phút.
Bích Vân và Trần
Như Vĩnh-Lạc
Không nhớ Trần Như Vĩnh-Lạc nói
gì thì không thể nào phân tích được, nhưng may thay,
anh ta viết mục đầu tiên "Thay lời Tựa"
trong tờ chương trình. Nó phản ảnh lối nói
chuyện tràng giang đại hải trong show trên trời
dưới đất. Tôi xin chép lại câu thứ nhất
trong bốn câu:
"Chúng ta ngồi đây hôm nay đều là
người Việt. Chúng ta đã chào đời trong lốt người
này, và ngày ngày lớn lên với thứ tiếng Việt-Nam
mà mẹ hiền rót vào đôi tai bé bỏng
ngày xưa. Chúng ta đã yêu, như một
thông-lệ của loài người, nhưng chúng ta đã yêu
như người Việt-Nam mình yêu nhau, như một ngoại-lệ
của vũ trụ. Giờ đây, mảnh đất
thần-tiên từng xây dựng nên bao ngôi đền Tình-Ái
đấy đã dần dà khép cửa. Cõi
xưa vàng rực của chúng ta giờ đây đành rụng
lá rừng chiều. Chung quanh chúng ta, vẫn còn có những
con người đang yêu nhau đấy chứ, nhưng nhịp
tim họ đập giờ này, tuy vẫn
dập-dồn máu chẩy, không còn là nhịp đập của
chúng ta vẫn mang theo." ( THAY LỜI TỰA
- Trần Như Vĩnh-Lạc)
Đọc câu này xong, tôi bảo
đảm ai cũng nghĩ lời văn súc tích, mỹ từ
lưu loát. Nhưng nó có nghĩa
gì không, và có đúng hay không? Hãy phân tích:
"Chúng ta ngồi đây hôm nay đều là
người Việt": Tôi không hiểu sao
người Việt ở hải ngoại cứ mỗi
khi có dịp thì phô trương nguồn gốc của mình.
Hay là ta quen với văn hóa Âu Mỹ, thích thổ lộ ra
bên ngoài, thích khoe khoang nên quên đi văn hóa Á Đông là nên
khiêm nhường, giữ lấy cho riêng mình? Nhưng chính Tổng
Thống Theodore Rosevelt cũng nói: "Speak softly and carry a big stick" ("Nói năng nhỏ
nhẹ và mang một cây gậy thật to"). Hơn nữa,
những người nào ở Hoa Kỳ đã xin vào công dân
Mỹ thì chắc chắn đã phải tuyên thệ trung
thành với nước Mỹ:
“I pledge allegiance to the Flag of
the United States of America, and to the Republic for which it stands, one
Nation under God, indivisible, with liberty and justice for all.” (“Tôi
tuyên thệ trung thành với lá cờ của Hiệp chủng
quốc Hoa Kỳ và trung thành với quốc gia mà lá cờ
tiêu biểu, một quốc gia dưới sự lãnh đạo
của Đức Chúa Trời, bất phân chia, với tự
do và công bằng cho tất cả mọi người”). Đổi quốc tịch sang
nước Mỹ, ăn cơm ở nước Mỹ,
nhà cửa ở nước Mỹ, học hành ở nước
Mỹ, an ninh do quân đội Mỹ bảo vệ, thế
mà không bao giờ nhấn mạnh mình là người Mỹ
mà cứ nhắc đi nhắc lại mình là người Việt
thì có khác gì người VNCH ngày xưa chê những người
theo miền Bắc: "Ăn
cơm quốc gia, thờ ma Cộng Sản"? (Ai chê
tôi mất gốc, xin đọc bài tôi viết "Mất
Gốc" post ở Saigonocean.com). Mình vẫn có thể bảo
toàn và kiêu hãnh với nguồn gốc Việt của mình một
cách kín đáo bằng cách nói: “Chúng ta hôm nay đến đây nghe nhạc Việt
Nam”
vì chỉ có người Việt mới nghe nhạc Việt.
Câu này không phô trương, không gióng chuông loạn
xạ, nhưng vẫn kiêu hãnh với cái gốc của mình
vì tuy rằng tôi là người đã xin vào quốc tịch
Mỹ, tôi đi nghe nhạc Việt Nam.
"yêu như người Việt
Nam
mình yêu nhau": là yêu
như thế nào? yêu dưới đất?
yêu núp sau lu nước? yêu
ở bụi chuối sau hè? Nói đến chuyện yêu nhau
mà đưa thí dụ người Việt Nam thì chứng tỏ
người viết không biết gì mấy về cá tính
người Việt: phần lớn chỉ ghét nhau chứ
không yêu. Đánh nhau, giết nhau, đì người khác
để lấy lợi về mình, hội đoàn nào, tổ
chức nào cũng tan rã, cũng chửi nhau loạn xạ,
chỉ có chia rẽ chứ không bao giờ thống nhất.
Bảo đảm
không có chuyện yêu nhau như người Việt
Nam.
"(yêu) như một ngoại
lệ của vũ trụ":
Thú
thật tôi quá dốt, không biết rằng vũ trụ có định
luật về yêu dành cho người Việt Nam? Cái ngoại
lệ của vũ trụ này là gì? Hay chỉ là một
câu nói rỗng tuếch vô nghĩa?
“Cõi xưa vàng rực của chúng ta giờ đây
đành rụng lá rừng chiều”:
Tôi
không biết rằng
ngày xưa thời VNCH là "cõi xưa vàng rực"? Tôi ở
SàiGòn 17 năm chỉ thấy máu chẩy của quân đội,
của dân sự, chỉ thấy hòm chôn xác người, chỉ
thấy tận cùng nghèo khổ, chỉ thấy rác rến, chỉ
thấy người đái bậy đầy đường,
chỉ thấy nước sông cầu chữ Y, cầu
Trương Minh Giảng đen ngòm bẩn thỉu, chỉ
thấy tham nhũng, chỉ thấy cầu tiêu công cộng
ở xóm Bàn Cờ của tôi dành cho những nhà không có
toilette mùi xú uế lúc nào cũng nồng nặc, chỉ nằm
ngủ trên đường khai nước đái mỗi
đêm đi gác Nhân Dân Tự Vệ, mà chưa bao giờ thấy
cõi xưa vàng rực, không biết
nó nằm ở chỗ nào? Hay là văn của tác giả
đã bị ảnh hưởng quá sâu đậm của
phe đối phương?
“Chung quanh chúng ta, vẫn còn có những con người
đang yêu nhau đấy chứ, nhưng nhịp tim họ đập giờ này, tuy vẫn dập
dồn máu chẩy, không còn là nhịp đập của
chúng ta vẫn mang theo".
Câu này có nghĩa là gì? Tình yêu trai gái của những người ở lại
không giống của những người bỏ nước
ra đi? Như thế thì nó khác nhau
như thế nào? Tình yêu của người
trong nước không bằng của mình, dở hơn của
mình, không thiết tha âu yếm, không đáng kể bằng của
mình? Tại sao mình lúc nào cũng phải
hơn người khác? Tại sao mình
không vui lòng nhường cho người khác hơn mình?
Tình yêu là một sự việc trừu tượng
mà mình còn chê người ta, thế thì khi nói đến vật
chất mình sẽ ghét bỏ họ nếu ai hơn mình?
Thu Phương
Người Việt trước 1975 không ai
có thể phủ nhận sự quan sát này khi đọc
văn của người miền Bắc viết về
chính trị: bóng bẩy, trau chuốt, chữ dùng mỹ miều
nổ to đôm đốp nhưng ý nghĩa thì... chẳng
ra gì cả. Tôi có cảm tưởng như thế
khi đọc lời trần
tình đầu tiên Thay Lời Tựa của Trần Như
Vĩnh-Lạc.
Ai đã viết được
thơ/nhạc tình yêu thì dĩ nhiên cũng viết
được thơ tình quê hương. Trong
chương trình này có hai bài diễn tả tâm trạng khoắc
khoải của Đăng Khánh với nơi sinh đẻ
từ khi rời quê hương: Biển
Sầu Mênh Mông và SàiGòn Buồn
Cho Riêng Ai?.
Tuy rằng bị gián đoạn ly hương không trở
về thăm nhà, nhưng hình ảnh của quê hưởng
cũ, của sinh hoạt cũ lúc nào cũng trong ký ức
của tác giả, không bao giờ quên:
“tôi
thấy em trong bóng đêm
tôi nhớ em trong đáy sâu.
bão trong lòng, gió âm thầm.
rất hoang đường
giữa một biển sầu mênh mông.”
(biển sầu mênh mông)
Năm 1954, ở làn sóng tỵ nạn Cộng
Sản thứ nhất của người miền Bắc
vào miền Nam, Anh Bằng đã viết bài "Nỗi Lòng Người Đi" để
thổ lộ tâm tình của một người rời xa
Hà Nội. Năm 1975, ở làn sóng tỵ nạn Cộng Sản
lần thứ hai của người miền Nam ra sinh sống
ở hải ngoại, 37 năm sau, vào năm 2012,
Đăng Khánh viết bài "SàiGòn
Buồn Cho Riêng Ai?" để thổ lộ tâm tình của
một người rời xa SàiGòn. Nhưng khác với "Nỗi Lòng Người Đi"
Anh Bằng ra đi
tiếc nuối người con gái bạn tình ở
lại thành phố Hà Nội , thì người bạn tình
trong "SàiGòn Buồn Cho Riêng
Ai?" Đăng Khánh bỏ lại chính
là SàiGòn.
“em
đi từ dạo đó, hồn tôi đau rã rời.
chân ai về phố
cũ, giọt buồn rớt trên môi”.
Trần Thu Hà
Một người rời Hà Nội năm
1954 thì 21 năm sau, 1975, khi VNCH thất thủ thì có thể
có cơ hội về thăm Hà Nội. Thế nhưng một
người rời SàiGòn vào năm 1975 mà chưa trở về
thì đến nay đã là 38
năm, một thời gian thật là dài, gần bằng gấp
đôi thời gian người rời xa Hà Nội. 38
năm đã có thể là một kiếp người thế
nên tác giả không còn một hy vọng gặp lại SàiGòn
xưa cũ:
"anh
đi đi, anh vĩnh viễn đi đi,
tình tôi đã chết, đời tôi đã hết."
Trong câu chuyện "Người Mỹ Chung
Tình", tôi viết về một anh bạn Mỹ của
tôi, Kevin, năm 1968 được gửi sang Việt Nam là lính Thủy
Quân Lục Chiến, gặp và ở với một cô gái. Cô
này sinh hai con cho anh ta. Một ngày Kevin
được lệnh rút quân về Mỹ bất ngờ
nên mất liên lạc với cô ấy cho đến tháng 2
năm 1975 mới tìm lại được. Kevin mua vé máy bay
cho cô ta và hai con rời VN nhưng cả ba kẹt lại vì
chuyến đi là ngày 30-4-1975. Cô ta ở lại, lấy chồng
mới, sinh thêm
năm đứa con nhưng dấu
Kevin để anh ta cứ tiếp tục gửi tiền về
giúp đỡ. Kevin muốn làm giấy tờ bảo lãnh vợ
và con sang Mỹ nhưng cô ta cứ trì hoãn không cung ứng giấy
tờ nên năm 1981, anh ta bay về SàiGòn để tìm hiểu
nguyên do. Ở SàiGòn, Kevin khám phá ra vợ của mình đã có
chồng mới và cô ta muốn anh ta bảo trợ tất cả
mọi người sang Mỹ. Muốn đứa con gái rời
SàiGòn sang sống với mình, một đứa chết sau
1975, nên Kevin đồng ý mua vé
máy bay bảo trợ cho vợ chồng cô ấy và tất cả
những đứa con sang Mỹ. Mặc dù bị lừa gạt
như thế, anh ta vẫn chung thủy sống độc
thân cho đến ngày hôm nay. Giống
như anh lính Mỹ bạn tôi, Đăng Khánh vẫn chung thủy với người yêu SàiGòn, dù rằng
ngày tái ngộ càng ngày càng xa tầm tay với:
"dù
cuộc tình không tương lai,
trái tim này chỉ có một mình em thôi."
Con số du khách về thăm Việt Nam trong
năm 2012 từ bốn quốc gia có đông người
Việt nhất ở hải ngoại là một con số
khổng lồ:
Mỹ
: 443,826
người
Úc
: 289,844
người
Pháp : 219,721
người
Canada: 113,563 người
thế mà Đăng Khánh không có tên trong số
443,826 người từ Mỹ về Việt Nam vào năm
2012, cũng như những năm trước đó, 2011,
2010, 2009, 2008....1976.
Sự chung thủy với
người tình xưa của anh bạn Mỹ của tôi
là một trường hợp khó tìm. Sự chung thủy của
Đăng Khánh với quê hương 38 năm chưa về
thăm nhà, cũng như của
rất nhiều người Việt hải ngoại rời
SàiGòn sau 1975, "từ mất
em bao ngày tháng đọa đầy" , cũng rất
hiếm thấy.
Tôi nghĩ cô đứng giữa là Thy Trang,
người cùng với cô Hòa Bình tổ chức show
Anh đứng
giữa là Hoàng Công Luận, kéo violon, Hòa âm, Phối khí,
chỉ huy ban nhạc
Nữ tài tử
Kiều Chinh (đứng giữa)
Việt Hải và
vợ chồng anh Lê Hân
Nguyên Khang
Thu Phương,
Tuấn Ngọc
Uyển Diễm, nhạc sĩ Nguyên Bích, Đại
Dương
Nguyễn Tài Ngọc
January
2013
Tài Liệu Tham Khảo:
wikipedia
Lake Tahoe
Nguyễn Tài Ngọc
Tháng 8 năm ngoái, báo USA
Today hỏi ý kiến độc giả xem họ thích hồ
nào nhất trên nước Mỹ. Hơn 5,000 người
qua Facebook và Twitter chọn Lake Tahoe là hồ họ thích nhất,
thứ nhì là Lake Charlevoix ở tiểu bang Michigan. Có một
người ban giám khảo phải loại bỏ phiếu
bầu, lý do là
không hiểu câu hỏi, vì câu trả lời của
họ là thích hồ chí minh.
Lake Tahoe nằm trong dẫy
núi Sierra Nevada, một nửa bên phía tiểu bang Nevada, một nửa bên phía California. Nó nằm về phía
Đông của San Francisco, cách San Francisco 190 miles (305km), ba giờ
đồng hồ lái xe. Ở cao độ 6,225 feet (1,897m),
Lake Tahoe là alpine lake (hồ có
cao độ trên 5000 feet -1524m) lớn nhất nước Mỹ.
Nói về dung tích, nó chỉ thua Ngũ Đại Hồ.
Nước hồ Lake Tahoe rất trong, nhiều nơi thấy
sâu cả vài thước vì rêu rong không phát triển trong
nước hồ nơi cao độ.
Lake Tahoe ở
bên góc phải (nguồn: SkiWorld)
Tôi cố
tình chụp mặt nước để thấy nước
trong đến chừng nào
Tại
sao độc giả báo USA
Today thích
Lake Tahoe nhất? Lý do
là không có gì thiếu ở Lake Tahoe:
cảnh trí núi non hùng vĩ bao bọc chung quanh, nước
hồ trong vắt, có casino đánh bài (phía bên tiểu bang
Nevada), nhiều sinh hoạt giải trí vào mùa hè như câu cá,
mướn tầu, ăn tối trên du thuyền, leo núi...,
và vào mùa Đông thì tuyết, tuyết, chỗ nào cũng tuyết.
Có cả chục khu núi cho thiên hạ đi
trượt tuyết.
Đời sống có
nhiều oái ăm. Ai còn độc thân cũng
ao ước lập gia đình, người lập gia
đình thì ao ước mình còn độc thân. Người ở xứ lạnh mùa Đông chạy
xuống nơi ấm tìm hơi nóng, người ở xứ
nóng thì lại tìm nơi có tuyết để đi nghỉ...
lạnh. Nhà tôi ở miền Nam California, mùa Đông muốn
xem tuyết lái xe một hay hai tiếng rưỡi lên núi ở
đây cũng thấy tuyết, nhưng có năm có, năm
không, và tuyết ít, xem không đã thích. Mỗi
lần đi vacation tôi không bao giờ muốn ngồi một
chỗ, muốn đi thám hiểm khắp nơi xem, ngoại
trừ đi lên chỗ nào có tuyết. Tôi có thể ngồi
trong nhà cả ngày ngắm tuyết rơi (dĩ nhiên là phải
ngồi ở một nơi khung cảnh hữu tình chứ
không phải là trong sạp bán cá ở chợ Cầu Muối),
do đó, hơn một năm trước tôi đã đặt
khách sạn ở Lake Tahoe vào tuần thứ nhất của
tháng Giêng năm nay.
Lake Tahoe vào mùa Đông
tuyết rơi không thua gì các tiểu bang Bắc Mỹ hay Canada. Bắt đầu vào tháng 11, đôi lúc vào tháng 10
đã có tuyết rơi, nhưng muốn chắc chắn có
tuyết, nên đến Tahoe vào tháng 1 hay tháng 2.
Xe truck to trắng
góc trái trên cùng đang đi cào tuyết đường
Từ nhà tôi đến Lake Tahoe khoảng cách
là 440 miles (708 km), dùng đường ngắn nhất highway
395, lái xe không nghỉ hay không bị phân tâm xem DVD đại
nhạc hội ca nhạc như xe đò Hoàng thì mất bẩy
tiếng. Không có máy bay dân sự bay đến
Lake Tahoe (thành phố gần
nhất có máy bay đến là Reno,
xa Tahoe 62 miles (100km). Lần này đi với ba đứa
con và bồ của một cô con gái nên tôi đành nhắm mắt
lái xe. Nói nhắm mắt là vì thứ nhất,
bây giờ tôi đã quá ngũ tuần, ngồi xe lâu sợ bị
trĩ nâng cấp số 5, và thứ hai, tôi dùng chiếc xe van tám chỗ ngồi mua từ
năm một nghìn chín trăm lâu lắm, lái xe trên đường
núi ngoằn nghèo trơn trợt khi mặt đường
đóng băng rất nguy hiểm, nhưng điếc không
sợ súng, tôi không còn có sự lựa chọn nào khác.
Thời tiết
trung bình ở Tahoe khi chúng tôi ở đó ban ngày là 0
độ C, ban đêm trừ 7 độ. Năm con thỏ
và
năm con chuột cống đã bị giết
để làm năm cái nón mọi người đang
đội
Vào mùa Đông tuyết
rơi bất chợt nên khi lái xe lên núi, trừ khi mình có xe
all wheel drive (máy quay cả hai trục bánh xe, không như xe
hơi thường máy chỉ quay một trục bánh, một
là trước (front wheel drive) , hai là sau
(rear wheel drive), còn không thì phải mang theo một bộ dây
xích tuyết cho bánh xe. Cho dù mình có ca bài ca con cá, hay mấy cô
có dùng sắc đẹp nghiêng thùng nháy mắt cảnh sát
khi không mang theo dây xích tuyết, bảo
đảm cảnh sát sẽ không cho mình lái tiếp trên
freeway vì 100% sẽ bị xe đụng. Muốn biết
freeway nào cần mang theo snow chain, hay xem
freeway nào bị xe đụng, check trang web này trước
khi đi: http://www.dot.ca.gov/cgi-bin/roads.cgi.
South Lake Tahoe
là khu đông dân cư và nhộn nhịp nhất ở Tahoe,
phần lớn du khách đến ở thành phố này. Bên
phía tiểu bang California
nhộn nhịp hơn, với tiệm ăn
và hàng quán (chẳng có mấy shopping nên cô nào muốn lên
đây shopping thì xì-tốp, đừng đi).
Bên phía tiểu bang Nevada có bốn casino lớn.
Cả bốn đều nghèo nàn và cũ kỹ, so với
tiêu chuẩn casino của Las Vegas. Show ở đây cũng dở
ẹc so với Vegas: không có sexy show vì ở đây lạnh
quá, chẳng em nào dám mặc bikini.
Tahoe
có nhiều khách sạn, rẻ tiền có, đắt tiền
có, trong casino cũng có. Theo kinh nghiệm của
tôi, mình đến đây chỉ vì một lý do duy nhất
là có thể ngồi trong nhà trong một nơi thơ mộng
ngắm tuyết ở bên ngoài nên nếu ai đến South
Lake Tahoe thì nên đến một trong hai nơi sau đây:
1. Tahoe Keys (trên đường
Tahoe Keys Blvd,
cắt Lake Tahoe Blvd): vài năm về trước, hàng
năm tôi thường đến đây. Đây
là khu nhà đắt tiền nhất nhì Tahoe, ngay sát hồ,
nhà nào mặt đằng sau cũng là một mạch nước,
có chỗ để lái tầu dẫn ra hồ. Nhiều người mua nhà ở đây rồi cho
mướn, giá trung bình $400/$500 một ngày, ngủ
được 6 hay 8 người. Người Việt
mình tính tình dễ dãi, tìm 20 cặp vợ chồng hùn nhau
mướn một căn nhà thì mỗi cặp chỉ trả
có $20/ một đêm, quá rẻ. Dĩ nhiên là
nhà chỉ có bốn phòng ngủ làm sao tất cả có phòng
ngủ riêng được, do đó nên đánh tù tì, cặp
nào thua thì vào cầu tiêu ngủ. Khu nhà ở
đây rất đẹp, nếu nhà nào có tầu, vào mùa hè đi
len lỏi trong những mạch nước dẫn ra gần
cửa hồ, toàn là nhà to lớn đắt tiền.
Mùa Đông những mạch nước này mặt nước
đóng thành băng, có thể đi lên được. Mùa hè thì ra sau nhà câu cá, con nít hay người lớn
sẽ rất thích. Đây là website cho mướn nhà ở
khu này: http://www.tahoekeysvacationrentals.com/
Đá đông đặc sẽ tăng thể tích.
Vào mùa Đông những nhà có tầu sợ khi nước
đặc thành đá sẽ làm hư đáy
tầu nên hầu hết mọi người di chuyển tầu ra đậu ở hồ . Do đó những ô đậu tầu đều bỏ trống như trong ảnh
dưới đây
tầu nên hầu hết mọi người di chuyển tầu ra đậu ở hồ . Do đó những ô đậu tầu đều bỏ trống như trong ảnh
dưới đây
Chạy thẳng con
đường Tahoe Keys đến hết đường
thì nó sẽ dẫn ra hồ (đây cũng là khu apartment cho
thuê). Hầu hết du khách đến đây không
biết địa điểm này nên đây là nơi lý
tưởng đến ngắm hồ Lake
Tahoe. Ai có GPS thì dùng địa chỉ này để
đến đây: 2435
Venice Dr., So. Lake Tahoe,
CA. 96150.
2. The Ridge Tahoe, 400
Ridge Club Drive, Stateline,
NV 89449. Đây là nơi tôi mướn lần đi Tahoe này.
Nó tọa lạc bên phía Nevada,
ngay sát bên chỗ đi ski trượt tuyết, Heavenly Ski
Resort. Người nào đi ski thì ở nơi đây quá thuận
tiện, bước đến cái tram nhỏ, nó chở
mình thẳng đến khu trượt tuyết, khỏi
mất công lái xe đến.
The Ridge
Tahoe (ảnh Internet)
Trượt tuyết
(ski) là một môn thể thao rất
tốn tiền. Giá vé đi ski một ngày là $100 dollars. Mua vé
cho cả một mùa Đông rẻ hơn, $700 dollars
The Ridge Tahoe ở cao
độ 8000 feet (5000m), đường ngoằn ngoèo, nhỏ
hẹp nguy hiểm, lái xe nên cẩn thận. The Ridge Tahoe
Hotel rất lớn, có 7,8 building khác nhau, và có đủ mọi
thứ hầm bà lằng: nhà hàng, spa, sauna, những
phương tiện giải trí trong nhà như tennis,
basketball, bàn bi-da, hồ bơi (bên trong lẫn bên ngoài). Có cả
xe bus miễn phí chở khách xuống phố.
Vì mỗi phòng có view khác nhau, cái view đẹp nhất là
căn phòng chỗ tôi mướn: building tên là Naegle 11, view
nhìn ra Heavenly Ski Resort. Khi mướn phải đặt
phòng có view như vậy, nếu không thì họ cho phòng ở
nhìn ra building khác, uổng cả một đời hoa, không
đáng trả tiền mướn.
Căn phòng chúng tôi
mướn có cả phòng khách và nhà bếp, tha hồ mua thức
ăn về nấu. Ai có vợ là Iron
Chef Master nấu phở ăn
mỗi ngày, ngồi trong phòng nhìn ra xem tuyết khi ăn phở
thì tuyệt cú mèo, không thua gì thiên đàng. Trước khi
chúng tôi đến đã có những trận mưa tuyết
lớn nên ban công đầy những tuyết.
Lần này đi chơi
thời tiết quá hoàn hảo: khi chúng tôi đến thì trời
nắng ấm, một ngày trước khi về thì tuyết
rơi. Đây là video cảnh tuyết rơi: http://www.youtube.com/watch?v=KvmqVqF6qII&feature=youtu.be
Từ Los Angeles đi
lên Lake Tahoe nếu đi freeway số 5 đến Sacramento rồi
dùng freeway số 50 thì không sợ đi qua núi non nhiều
như đi Highway 395. Vì lượt đi tôi dùng Highway 395
không bị cản trở đi phom phom đến đích nên lượt
về tôi cứ thế bổn cũ xào lại. Big mistake! Một lỗi lầm
tai hại lớn lao vì hai ngày trước
khi tôi đang ở Tahoe, tuyết rơi phủ kín
đường về. Hôm tôi về thời tiết tiên
đoán trời nắng ấm, nghĩ rằng không cần
dây xích tuyết thế nhưng lái xe chỉ độ một
tiếng, khi bắt đầu phải đi qua ba rặng núi
cao 8000 feet (5000m), thì xe phải gắn xích tuyết vào. Ngừng
xe trên đường không dùng bao tay loay
hoay gắn xích thì có một cô gái ngừng xe sau xe tôi, nhờ
tôi gắn xích vào xe vì cô ấy không biết gắn. Gắn
xong cả hai chiếc, tay tôi lạnh buốt
cóng. Lái gần 60 miles (90km) quanh co trên núi đường có
chỗ đóng thành băng với bánh xe xích tuyết mà vài
chỗ tôi còn cảm thấy xe không bám đường,
đến lúc ra đến chỗ không cần dây xích nữa
thì của quý của tôi không cánh mà bay, mặt tôi không còn một
giọt máu. Lần đầu tiên trong đời
tôi lái 130 miles (200km) với tuyết phủ kín khắp
nơi. Đây là trường hợp hiếm có cho một
người lái xe từ miền Nam
California.
Dây xích tuyết tôi gắn ở bánh xe
sau
Sau 60 miles, cuối cùng xe không cần
dây xích tuyết nữa!
Những bức ảnh
đẹp ở Lake Tahoe không cho thấy đường
núi nhỏ hẹp quanh co nguy hiểm, chiều ra đường
trời lạnh buốt mặt mũi tay chân, mặt
đường đóng băng đi bộ dễ ngã,
đi xe dễ đụng vì trơn trượt, tuyết
tan hòa lẫn với đất rất bẩn, nhất là
khi mang giầy vào nhà, xe hơi lúc nào cũng bẩn khủng
khiếp vì lấm bùn. Thế nhưng đối
với một người ở vùng nóng đi nghỉ mát, Lake Tahoe là một địa điểm lý
tưởng. Năm đầu tiên đến Tahoe, tôi
có viết bài thơ này, xin chép lại:
mùa đông ở Lake Tahoe
bầu trời xám, mây giăng che chằng chịt,
trời bên ngoài lạnh cóng buốt thịt da.
cành cây đưa, uyển chuyển uốn la
đà,
tuyết mịn trắng bắt đầu nhẹ
rơi xuống.
vài con vịt há mồm như mong muốn,
nuốt vào lòng mấy giọt tuyết trắng phau.
dải núi xa chầm chậm biến đổi mầu,
từ xanh đậm bước sang mầu tuyết
trắng.
mặt hồ nước đã đóng thành băng
trắng,
lũ chim trời tìm chỗ tá túc bay.
tuyết trở trời, nặng hột rớt tung
bay.
mảnh sao tuyết múa may theo hướng gió.
gió vần vũ, di chuyển liền đây
đó,
trời mù mờ, thị giác thấy không xa.
bão hoành hành, khai thác cuộc phong ba.
trước sóng gió, con người đành thúc thủ.
ta như kiến, ngập chìm trong nước
lũ.
giỏi đến đâu, so tạo hóa không
đương.
thâm tâm nên khắc ấn tính khiêm nhường,
trước vũ trụ, ta chỉ là hạt cát.
(Ai muốn xem thêm hình,
đây là link:
Nguyễn Tài Ngọc
January 2013
Đi cruise vùng biển miền Nam Caribbean:
Princess Cays (thuộc đảo Eleuthera của Bahamas), Curacao, Aruba
Nguyễn Tài Ngọc
Khó có thể tưởng
tượng trước năm 2008 tôi không bao giờ
muốn bước chân lên một chiếc tầu đi du
lịch vì tôi dễ bị say sóng, tầu chỉ lắc
lư một tí là sây sẩm mặt mày ói ra mật xanh
mật vàng, và tôi sợ bị giam giữ một tuần
trong cùng một chỗ với cả nghìn người
lười biếng không muốn tắm trừ khi có
lệnh cấp trên như tôi. Thế mà
bốn năm sau, tuần vừa rồi là chuyến đi du
lịch bằng thuyền (cruise,
croisière) lần thứ năm tôi đi từ
nước Mỹ.
Tổng số hành khách
đi cruise trên thế giới vào năm 2011 là 19.2 triệu người. Trong số 19.2
triệu người này, 14.5 triệu là đi từ
một bến tầu ở Mỹ, và 40% của 14.5
triệu người đi cruise đến những
đảo ở Caribbean. Mỗi người tiêu trung bình
cho một tuần đi cruise là $1,777 dollars.
60%
của tất cả cruise từ nước Mỹ đi
từ một trong hải cảng ở Florida. Ba hải cảng lớn
nhất là Miami, Fort Lauderdale (2 triệu hành
khách/một năm), và Port Canaveral (1.5 triệu hành khách).
Hai chuyến đi cruise
cuối cùng của vợ chồng tôi là đi vùng Đông và
Tây của Caribbean nên lần này chúng tôi đi tầu Princess Caribbean
về miền Nam của Caribbean, ghé ba nơi: Princess Cays,
một phần đất tư nhân hãng tầu Princess mua
làm chủ riêng, tọa lạc trên đảo Eleuthera
của Bahamas, và hai đảo Aruba và Curaçao của Hòa Lan.
Chữ Curaçao đọc là Ku-ra-sao (tôi đã viết là
Cu-ra-sao nhưng sợ vài người có đầu óc ám
muội nên đổi thành Ku-ra-sao vì chữ c trước
chữ "cao" thật sự là chữ c cedille ç có
dấu móc ở dưới theo tiếng Latin, rất
nhiều ngôn ngữ dùng như Pháp và Bồ-Đào-Nha, phát âm
như vần s, garçon của Pháp chẳng hạn).
Vùng biển Caribbean
- Tiểu bang Florida, Mỹ, nằm ở góc trên cùng bên trái. Bến tầu khởi hành
Fort Lauderdale nằm ở bên phải của Florida Keys. Princess Cays là một đảo thuộc về Bahamas.
Fort Lauderdale nằm ở bên phải của Florida Keys. Princess Cays là một đảo thuộc về Bahamas.
Aruba và Curacao là hai
đảo nhỏ ở dưới, nằm ở phía
Bắc của nước Venezuela
(Ảnh
: http://www.caribbeandiving.com/images/caribbean-map.jpg)
Bến tầu khởi
hành là Fort Lauderdale, 28 miles (45 km) phía Bắc của Miami,
Florida. Dân ở Los Angeles, California bay sang phương
Đông nước Mỹ, Florida, Boston, hay New York chẳng hạn,
có cái lợi là dùng chuyến red-eye đi lúc 10
giờ rưỡi tối, bay 4 giờ rưỡi
đồng hồ, ba giờ đêm là đến, cộng
thêm ba tiếng đổi múi giờ thành ra đến
nơi 6 giờ sáng ngày hôm sau. Trên nguyên tắc mình ngủ
đêm trên máy bay, thế nhưng nhiều người
như tôi thao thức cả đêm chẳng ngủ
được, đến nơi mắt đỏ
ngầu vì thiếu ngủ, do đó mới có chữ red-eye
flight.
Đầu óc vừa
nhức bưng bưng vì thiếu ngủ, vừa phải
chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng trên máy bay:
những thây người nằm ngủ mồm há hốc
nước miếng chẩy hai bên má như giọt mưa
trên lá, phối hợp cùng những tiếng ngáy
đủ mọi âm giai trầm bổng tạo thành ban
nhạc hòa tấu kinh hoàng bất đắc dĩ hành khách
khác không nghe bắt buộc cũng phải nghe làm tôi sáng
sớm khi máy bay đáp xuống phi trường,
lần nào cũng muốn ghi tên nhập viện nhà
thương điên Biên Hòa.
Theo tôi, phi trường Fort
Lauderdale là nơi có địa điểm cho mướn xe
thuận lợi nhất trong tất cả các phi
trường trên nước Mỹ. Có một building riêng
biệt ngay trong phi trường nơi tất cả các
hãng mướn xe có quầy văn phòng, và xe mướn
đậu sẵn ở garage ở phía sau văn phòng. Tôi
mướn xe của hãng Advantage qua trang
web priceline.com, nửa giá so với những hãng xe khác như
Hertz, Avis. Giá mướn chỉ có
$25 một ngày thay vì $50 một ngày. Nhiều người
khác cũng... thông minh như tôi nên mặc dù còn sớm
chỉ mới có 6 giờ sáng mà đã có bẩy
người đứng đợi ở quầy hãng
Advantage trong khi chẳng có ma nào đứng đợi ở
các quầy hãng mướn xe khác.
Sau những câu hỏi thông
thường như khách có cần mua thêm bảo hiểm
không?, lái xe đi đâu, Bến Hải hay Cà Mau?, cảnh
cáo tài xế luật lệ của chính phủ Hoa Kỳ
cấm ăn món gì có nước mắm trong xe như bánh
cuốn, bánh bèo..., tôi lấy xe lái về khách sạn
ngủ một giấc vì chúng tôi đến vào Thứ Sáu, tối
ngủ một đêm ở khách sạn lấy lại
sức để hôm sau Thứ Bẩy đi cruise.
Thành phố Miami Beach chỉ cách Fort Lauderdale 45 phút lái xe nên buổi chiều vợ chồng tôi lái xe xuống ăn tối. So với Los Angeles, Chicago, hay New York City, Miami nhỏ hơn nhiều và chẳng có gì để xem ngoại trừ biển, shopping, và một khu phố có cả trăm nhà kiến trúc cổ xưa vào thời 1925-1940, Art Deco, được chính phủ chính thức công nhận là di tích lịch sử cần bảo trì. Nếu ai có GPS, dùng địa chỉ 524 Ocean Drive, Miami Beach, Florida 33139. Một khi đến đây thì tìm chỗ đậu xe rồi đi thả bộ về phía Bắc hướng về những đường cắt ngang số 8,9,10... Bên tay phải là biển, và bên tay trái là một lô nhà hàng bàn ghế bày trên vỉa hè. Con đường này bắt đầu nhộn nhịp từ trưa đến tối.
Miami Beach - Bên tay phải đường Ocean Drive là
biển,
Bên tay phải là khách
sạn và nhà hàng kiến trúc
vào niên kỷ 1930, 1940
Nước Cộng
Sản Cuba (Cuba nằm trên một hòn đảo lớn
như Nhật Bản) chỉ cách Miami khoảng 220 miles (354 km) nên rất nhiều người
Cuban đã vượt biển tìm tự do đến Florida
khi Fidel Castro lên cầm quyền vào năm 1959. Vì thế, 1/4 dân số ở Miami là người Cuban. Thức
ăn ở các nhà hàng này do đó có nhiều món ăn Cuban và đồ biển.
Tiệm ăn nào cũng mướn người
đứng ở vỉa hè mời mọc khách vào ăn như
là ở Việt Nam.
Dân Cuban nổi tiếng hút cigar nên chỗ nào
cũng có người treo mâm rao bán cigar.
Song song với con đường Ocean Drive
là Collins Ave. Khi đi bộ đến Delano Hotel, địa
chỉ số 1685 Collin
Ave., tôi khám phá ra bên trong có một night
club. Trước khi vào night club là một bar
bán rượu và cocktail với những ghế ngồi
đủ kiểu khác nhau. Cộng với
những cột tròn khổng lồ chống đỡ trần
nhà, đây là một chỗ ngoạn mục để vào uống
cocktail.
Con đường
cắt ngang Lincoln Road Mall, bắt đầu từ
đường Washington
Ave. là nơi shopping và ăn
uống. Nhà cửa ở đây tương
đối cũ kỹ.
Sáng hôm sau tôi lái ra
phi trường để trả xe và rồi
mướn taxi chở chúng tôi ra bến tầu. Bến tầu
rất gần phi trường, đi taxi chỉ tốn 20
dollars, cho tip thêm 5 dollars. Khi mướn khách sạn,
để ý nên mướn những khách sạn gần phi
trường quảng cáo chở khách đi cruise ra bến tầu
miễn phí.
Trước khi
đi cruise, việc tiên quyết là vào trang web này xem giá tiền
rẻ đắt, tầu cũ hay mới, xếp hạng
bao nhiêu star, và sơ đồ vị trí phòng ngủ trên tầu:
http://www.vacationstogo.com/ . Ai có thì giờ thì đôi lúc nên đợi
thật sát nút hãy mua vì giá sẽ rẻ. Tầu
không muốn rời bến với phòng trống nên họ sẽ
hạ giá. Khi quyết định mua
cruise thì đừng mua ở site vacationstogo.com, mà vào website
mua trực tiếp của hãng mình muốn đi. Thí dụ
nếu chọn tầu của hãng Princess thì
vào thẳng website của hãng Princess mua (nhớ mua cùng giá
đăng ở vacationstogo.com). Lý do là hãng Princess có thể
cho mình nhiều quyền lợi khác để dụ khách,
chẳng hạn như nâng cấp cho mình được ở
phòng tốt hơn, cho mình trong suốt chuyến đi
được giặt một cái quần lót miễn phí, tặng cho mình một bao gạo
ông địa và hai chai nước mắm hiệu Con Cua...
Nếu những ai
ở Mỹ chưa đi cruise lần nào, theo
kinh nghiệm của tôi, nên chọn cruise theo tiêu chuẩn
sau đây:
1. Chọn tầu
5 sao trở lên. Xem link:
http://www.vacationstogo.com/cruise_ships.cfm
2. Chọn tầu
càng to càng tốt. Tầu to có nghĩa là chở
nhiều hành khách, 3000 người trở lên (website vacationstogo.com
có cho biết chi tiết về tầu). Tầu
càng to thì càng có lắm chỗ cho mình giải trí.
3. Chọn tầu
mới xây. Một chiếc tầu xây năm
2010 dĩ nhiên đẹp và tân kỳ hơn tầu xây
năm 2000. Chiếc tầu tôi đi lần này, Princess
Caribbean, tuy rằng 5 sao, nhưng đã thấy lỗi thời
so với hai tầu trước của hãng Royal Caribbean tôi
đi (làm vào năm 2007 và 2010), trong khi chiếc Princess
Caribbean này xây vào năm 2004 (dù rằng đã được
tân trang năm 2011).
4. Chọn phòng ở
giữa tầu.
5. Nên đi vùng
đảo Caribbean (khởi hành từ bến tầu Miami hay Fort
Lauderdale, Florida).
Thường thì
phòng ngủ có 5 loại từ đắt nhất đến
rẻ nhất: phòng có phòng khách và hành lang nhìn ra biển
(suite), hành lang nhìn ra biển (balcony), có cửa sổ nhìn ra
biển (window), bên trong không có cửa sổ (inside), và phòng cực
kỳ rẻ kế ngay lò đốt than cho máy chạy,
khách phải xúc than đổ vào hầm đốt một
đêm sáu giờ đồng hồ, không có đến một
phút rảnh rỗi giờ Tí canh ba với vợ.
Tôi chưa phải là phú hào, nên ngoại trừ
phòng suite, tôi đã thử cả ba loại phòng có ban-công
(balcony), có cửa sổ (window), và phòng không có cửa sổ
(inside). Tuy rằng
phòng inside rẻ nhất, nhưng theo kinh
nghiệm của tôi, quý vị đừng nên vì sợ
tốn tiền mà đặt mua phòng inside. Không
có cửa sổ nên một khi tắt đèn, phòng inside
tối thui 24/24 giờ. Trời bên ngoài có sáng
đến đâu đi nữa, mình nằm bên trong phòng hoàn
toàn không biết, cứ tưởng vẫn còn là giờ Tí
canh ba nên ngày nào cũng như ngày nào, sức khỏe hai
vợ chồng hao mòn làm việc quá
độ trong đêm vì những tưởng là giờ cao
điểm của hạnh phúc phòng the nhưng khi mở
cửa ra thì hỡi ôi, trời đã lên đúng ngọ.
Nói đến chữ “phú hào”, tôi xin méo mó nghề
nghiệp đi ra ngoài đề ở đây một tí. Hầu như không
một người Việt Nam nào ở hải ngoại
không dùng chữ “đại gia” để ám chỉ
người giầu. Chữ “đại gia” này
xuất cảng từ trong nước, rồi nó lan tràn như bệnh dịch hạch ra
ngoại quốc nên khi nói đến một người
nào giầu có, người hải ngoại ai cũng dùng
chữ “đại gia”. Chữ dùng trong nghĩa như
thế là sai hoàn toàn, tôi nghe thật ngứa lỗ tai. “Đại gia” tiếng Hán
là học giả uyên bác, người biết cao hiểu
rộng, chứ không phải là giầu có. Người giầu có tiếng Hán là “phú hào”, hay
“phú hộ”. Tôi bảo đảm nếu tôi dùng
chữ thông dụng ở Việt Nam bây giờ trong một
bài viết, chẳng hạn như tôi viết câu chuyện
ngắn sau đây: "Tuần
rồi tôi gặp một em rất chất lượng. Tuy
rằng đôi bên có vài bức xức, chỉ
sau vài ngày liên hệ mà tôi đã phát huy vai trò xung
kích, nêu gương điển hình tiên tiến quyết giành
thắng lợi khiến cho cuộc tình chúng tôi
đã triển khai, đạt đến công bằng
văn minh, rất có khả năng tiến đến hôn
nhân", thì bảo đảm nhiều
độc giả sẽ nổi cơn thịnh nộ
viết thư chửi bới tôi dùng chữ sai nghĩa. Chúng ta là người Việt thì nên dùng chữ
Việt cho đúng. Tôi rất hy vọng
sau khi nghe tôi giải thích nghĩa của chữ
“đại gia”, quý vị không dùng sai nghĩa của nó.
Khi check in, mỗi người
được cấp cho một thẻ như thẻ tín
dụng. Thẻ này vừa dùng
như thẻ căn cước ra vào tầu phải
xuất trình, nhân viên scan nó
để biết mình ở trong hay ngoài tầu, vừa dùng
như thẻ tín dụng, mua bất cứ gì trên tầu
dùng thẻ này để trả tiền vì trên tầu không
dùng tiền mặt.
Phòng
ngủ trên tầu tương đối không nhỏ,
nhưng phòng tắm thì chỉ rộng hơn phòng tắm
trên máy bay hay phòng tắm của tiềm thủy đĩnh
một tí. Phòng tắm ở nhà
rộng rãi, khoảng khoát, mỗi lần có đại
sự cần thăm viếng toilette thì chúng ta thay áo pajama, vào
ngồi nghiên cứu sách Đông Châu Liệt Quốc xong mấy
bộ vẫn còn muốn nán lại, trong khi mỗi lần
vào toilette trên tầu thì ai nấy cũng chỉ
muốn đọc chuyện dài 100 chữ rồi
mau mau đi ra ngoài vì quá chật hẹp.
Stop đầu tiên
tầu ghé là Princess Cays. Princess Cays là một phần đất
tư nhân, do hãng Princess làm chủ, tọa lạc ở mỏm
phía Nam của đảo
Eleuthera, một hòn đảo thuộc về Bahamas.
Cách duy nhất
đến Princess Cays là bằng tầu
vì không có đường xá trên đảo dẫn đến
nơi này. 9 giờ sáng tầu đến nơi, bỏ neo
ngoài biển rồi thuyền nhỏ của tầu, tiếng
Anh gọi là tender boats, chở khách vào đảo. Thời gian đi chỉ mất chừng năm
phút. Vì là đất tư nhân nên không có
thổ dân địa phương ở đây.
Ở
trên đảo đã có sẵn ghế bố ngồi miễn
phí.
Có cả lều và nhà có máy lạnh, nhưng phải
trả tiền mướn.
Nhân viên mang thức
ăn từ tầu xuống đảo
nấu ăn trưa cho khách, miễn phí. Phần còn lại:
rượu, bia, soda, các trò chơi trên
nước như đi ca-nô, chèo ghe, đi dù... tất cả
đều tốn tiền.
Mọi người
không dùng tiền mặt mà dùng thẻ tín dụng riêng của
tầu cấp cho mỗi người ngày đầu tiên lên
tầu để mua nước hay dịch vụ sinh hoạt
trên đảo.
Có một phần
biển ở Princess Cays mình có thể lặn
hụp snorkel để xem cá.
Ngoại trừ bãi cát
có nhiều đá đi đau chân (nên
mang theo dép đi biển để không bị đau
chân), không có bóng dáng đến một em mặc bikini hấp
dẫn vì 99.999% hành khách tuổi từ 80 trở lên, tôi
rất thích Princess Cays: không có thổ dân dụ bán hàng,
nước biển trong veo, có nơi snorkel, ăn uống
(nước lạnh) miễn phí, nằm ở biển cả
buổi cho đến gần giờ nhổ neo, không cần
hấp tấp về lại tầu.
Nguyễn Tài Ngọc
December 2012
Tài
liệu tham khảo:
http://www.marad.dot.gov/documents/North_American_Cruise_Statistics_Quarterly_Snapshot.pdf
http://www.cruisemarketwatch.com/home/2011-world-wide-cruise-market-share/
http://en.wikipedia.org/wiki/Cruise_ship
http://www.statista.com/topics/1004/cruise-industry/
http://www.bizjournals.com/jacksonville/news/2012/09/06/florida-center-of-cruise-travel-industry.html
wikepedia
New York City,
October-2012
Nguyễn Tài Ngọc
Trong câu chuyện
“Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (Le Tour du monde en
quatre-vingts jours) của Jules Verne, vào năm
1872, một ông độc thân giầu có người
Anh tên Phileas Fogg đánh cá là ông ta có thể đi
vòng quanh thế giới trong 80 ngày. Một đoạn
đường trong cuộc hành trình đó, từ San Francisco đến New York, ông ta dự định
sẽ đi xe lửa mất 7 ngày.
Vào năm 2005,
Steve Fossett, một nhà triệu phú Mỹ, bay vòng quanh
trái đất trong chiếc phi cơ Virgin Atlantic GlobalFlyer,
chỉ mất có 67 giờ đồng hồ, ít hơn thời
gian Phileas Fogg dự định bẩy ngày đi từ Los
Angeles đến New York.
Ba tuần
trước nhân dịp sinh nhật vợ tôi, vợ
chồng chúng tôi chỉ dùng buổi
weekend, 48 giờ đi xem New York City
(một tuần sau thì cơn bão Sandy tàn phá New York). Máy bay bay và về mất
14 tiếng, có nghĩa là chúng tôi chỉ có 32 giờ
để ngủ và ngắm cảnh New York. Lần này chúng tôi đi
với dự tính tiêu tiền càng ít càng tốt, chỉ
với ngân khoản của Trần Minh Khố Chuối
để kéo mình về với thực tại sau chuyến
đi Long Hải, Thái Lan mà lòng vẫn còn cảm
tưởng lâng lâng như đi trên mặt
trăng với vợ chồng Phương Dung (tuy
rằng mình không hút thuốc phiện).
Từ một thái
cực này sang thái cực khác, đi xem New York City lần này
chúng tôi hành trình theo kiểu Tây ba-lô, ở nơi nhà quê
xa hút thị thành mà toilette là đồng không hẻo lánh,
thức ăn là bánh mì không chấm với nước
mắm thay vì nhà hàng năm sao, phương tiện di
chuyển là xe điện ngầm metro đứng kẹt
giữa chung quanh bốn người hôi nách trong giờ tan
sở, chứ không phải là xe bus hai tầng 50 chỗ
ngồi mà chỉ có 24 người như ở Thái Lan,
với dự tính duy nhất là chỉ dùng đúng hai
triệu đồng Việt Nam còn xót lại khi trở
lại Mỹ.
New York City là tên thành phố, trùng với tên tiểu bang là New York . Để phân biệt tiểu bang New York và thành phố New York ,
người ta gọi thành phố New York
là City of New York , hay New York City. Rời Los Angeles 10
giờ đêm Thứ Sáu sau khi buổi chiều đi làm
xong, máy bay đáp xuống phi trường JFK New York (JFK:
John F. Kennedy) lúc 5 giờ 30 sáng. Vẫn còn say ke và ngái
ngủ vì người bên cạnh thỉnh thoảng
thúc cùi chỏ suốt đêm, chúng tôi bước
vào phi cảng. Phi trường JFK rất to, có xe điện gọi là Air Tran chở mình vòng
quanh những trạm máy bay, và ngừng ở ba điểm
ngoài phạm vi phi trường. Một điểm, Federal Circle, là
nơi mướn xe. Một
điểm, Howard Beach Station, là nơi đổi sang
điện ngầm để đi vào New York City. Khách phải
trả tiền dùng Air Tran, 5 dollar, và khi dùng metro xe
điện ngầm thì mua vé metro.
New York City có năm quận -boroughs
(borough là đơn vị
địa lý hành chánh, tôi tạm dịch là quận): The
Bronx, Brooklyn, Manhattan , Queens, và Staten Island
. Chỗ nhà lầu chọc trời tất
cả du khách muốn đến thăm viếng là Manhattan.
Brooklyn
Manhattan chia ra làm ba
khu: Downtown, khu vực tài chính, nơi World Trade Center bị
phá sập (Lower Manhattan) , Midtown nơi có Times Square, Central
Park (Midtown Manhattan), và Uptown, nơi … không có gì để
đi xem (Upper Manhattan). Khi dùng metro mình phải nhận
định rõ ba địa danh này thì mới không đi
nhầm hướng đường Nam hay Bắc.
Manhattan, gần Central Park
Ai đi New York City
lần đầu tiên thì nên chọn khách sạn ở vùng
Times Square , đừng chọn khách sạn ở phi
trường, giá rẻ nhưng đi con tầu hỏa
Thống Nhất 44 giờ đồng hồ mới
đến New York City, ngồi lâu đến nỗi trĩ
mọc rồi rụng mất. Hệ thống metro thì cũng
như bao thành phố khác, nhưng tuyến đường
đi rất dài vì New
York City khá lớn. Tôi quyết
định đi xem nơi quân khủng bố
Ả-Rập phá sập World Trade Center trước, rồi
từ đó đi bộ đến Battery Park, lấy
tầu qua đảo Liberty Island xem tượng Nữ
Thần Tự Do.
Trời đổ
mưa từ đêm và họ tiên đoán cả ngày hôm nay
sẽ mưa. Ra khỏi
trạm xe điện lúc 6 giờ sáng, trời còn tối om
khi chúng tôi đến trước khu World Trade
Center :
Tòa building ở giữa là One World Trade Center
- World
Trade Center: Khoảng đất nguyên thủy
trước 2001 có 7 building bao gồm hai tòa building sinh
đôi (Twin Towers) mà quân khủng bố cho máy bay đâm vào
phá hủy. Cả năm building kia bị
thiệt hại, đã được phá hủy luôn.
Thiết kế mới ở nơi
này bây giờ không xây hai building sinh đôi nữa, mà xây
số cao ốc sau đây:
- 1 World Trade Center , 104 tầng, cao
nhất 1776 feet (541 mét), phí tổn 3.89 tỷ, dự
định hoàn thành vào năm 2014.
- 4 World Trade Center, 72 tầng, cao 977 feet (298 m), dự định hoàn thành vào
năm 2013.
- 3 World Trade Center, 80 tầng, cao 1,240
feet (378m), phí tổn 2.75 tỷ, dự định hoàn thành
vào năm 2016.
- 7 World Trade Center, 49 tầng, cao 743
feet (226m), đã hoàn tất vào năm 2006.
- 2 World Trade Center, 88 tầng, cao 1359
feet (414m), chưa xây, phí
tổn dự trù: 2.9 tỷ.
- 5 World Trade Center, chỉ là kế
hoạch, chưa xây.
Trời mưa gió lạnh, chúng tôi phải vào
McDonal's trú ẩn, đợi đến 9 giờ sáng ra Công
viên Battery Park để mua vé đi tầu xem tượng
Nữ Thần Tự Do. Đứng đợi trong hàng
mưa gió lạnh run, 45 phút sau chúng tôi mới lên tầu.
- Tượng Nữ Thần
Tự Do, Statue of Liberty, La Liberté éclairant le monde: là quà tặng của Pháp biếu cho Mỹ
vào ngày 28-10-1886, kỷ niệm ngày độc lập
của Hoa Kỳ. Bên tay trái của bức tượng
cầm một bảng có khắc ngày kỷ niệm đó,
4-7-1776. Dưới chân bức tượng là một
cuộn dây xích đã bị phá vỡ, biểu hiệu cho
tự do. Điêu khắc gia Frédéric Bartholdi vẽ
kiểu dựa trên nữ thần tiêu biểu cho tự do,
Libertas, của Hy Lạp. Alexandre-Gustave Eiffel, người
xây tháp Eiffel là người quản xuyến việc xây
cất.
Bức
tượng cao 46 mét (151 feet) , nếu
kể cả bục dưới chân, nó cao 93 mét (305 feet). Theo sự thỏa thuận trước khi xây, Pháp
xây bức tượng, Mỹ xây bục dưới chân.
Khi tôi đến thì bức tượng
vẫn còn đóng cửa bên trong cả năm nay để
tân trang.
Xem xong, tầu chở mọi người
đến Ellis Island, kế bên
đó.
- Ellis Island: Đây là cơ sở từ năm 1892 đến 1924 di
dân Âu Châu nhập cảnh Mỹ qua thủ tục giấy
tờ ở đây. Có hai cái tường
rất dài khắc tên tất cả ngoại kiều
đến Mỹ qua Ellis Island.
Vào tháng 7 năm 1900, dân số Mỹ là 76,094,000 người
với 13.7% sinh ở nước ngoài. Tháng 7 năm 2010, dân
số Mỹ là 308,745,538 người, với tỷ lệ
sinh ở nước ngoài cũng gần như tương
tự 110 năm về trước : 12.9%. Tôi
phải thú thật là nơi này... chán lắm, không đáng
xem.
Tầu chở khách trở lại Battery Park. Mưa rơi tầm
tã.
Sau khi vào một
tiệm ăn trú mưa, và chờ khi
tạnh, chúng tôi đi metro đến Rockefeller Center.
- Rockefeller Center: là một khu vực rất to
do ông John Rockefeller thực hiện bao gồm nhiều block
đường, gồm có 19 tòa nhà building cao chọc
trời với đủ mọi doanh nghiệp nổi
tiếng ở đây như Radio City Hall (đoàn múa vũ
Rockettes múa thường trực tại đây), RCA building ,
NBC studio, Center Art....
Hàng năm vào mùa Đông họ biến một sân
thành sân trượt tuyết cho công chúng dùng.
và rồi chúng tôi
đến Times Square.
- Times Square:
là một khu vực ở Midtown Manhattan, ngay giao điểm
của đường Broadway và 7th Street, giữa hai
đường 42nd Street phía Nam và 47th Street phía Bắc.
Times Square là một địa danh du khách đến
viếng thăm nhiều nhất trên thế giới,
39,200,000 du khách đến xem hàng năm. Báo New York Times
có một building ở đây và vì thế người ta quen
gọi là Times Square . Đây là trung tâm của bao
nhiêu hí viện, nhà hát. Năm 1917 là
năm đầu tiên bảng quảng cáo có đèn
điện gắn ở những nhà cao ốc. Theo
thời gian, nó thu hút rất nhiều du
khách cho đến nỗi thành phố New York ban luật bắt các
building ở đây phải được che phủ
bằng bảng quảng cáo đèn điện! Luật thành phố cấm hút thuốc ở khu
vực ngoài trời của Times Square
(dĩ nhiên bên trong nhà thì cả tiểu bang chỗ nào
cũng cấm hút thuốc). Chúng tôi tiêu
khiển hơn nửa ngày ở đây. Phải
công nhận đây là nơi vui nhộn nhất, nếu không
nói là nhất thế giới, trong tất cả những
nơi mà tôi đã có dịp đến thăm viếng.
Đủ thứ mọi sinh hoạt để thu hút du khách: tiệm ăn, shopping, ban
nhạc hát trình diễn cho khách nghe, cảnh sát đi
ngựa, khối người phát giấy quảng cáo,
khối người mặc đủ thứ trang phục
khác nhau dụ du khách chụp chung để cho tiền, và
bao nhiêu người người làm trò.
Anh chàng cao bồi trần truồng đánh đàn
xin tiền này -“The naked cowboy”- (thật sự là anh ta có
mặc quần lót), rất nổi tiếng ở Times Square.
Nếu ai có dư
tiền thì nên ở khách sạn Marriott Marquis 1535 Broadway, New York, nó nằm ngay giữa trung tâm Times Square
(http://www.marriott.com/hotels/travel/nycmq-new-york-marriott-marquis/), giá vào
tháng cao điểm là $500 (+ thuế)/ một phòng, và tháng ít
khách là $250(+ thuế)/ một phòng.
Hàng năm vào New Years' Eve, cả trăm nghìn
người tụ tập ở đây để đón
năm mới, xem chiếc banh ở trên cột của One
Times Square building rớt xuống vào đúng 12 giờ
đêm.
Bẩy giờ
tối chúng tôi đi metro về khách sạn, ngủ như
chết và rồi sáng sớm hôm sau, 7 giờ 30, dậy
lấy metro đi trở lại Manhattan xem thắng cảnh
tiếp.
- Empire State Building: 102
tầng, cao 1454 feet (443m ), đến năm 1972 là building cao nhất thế
giới. Bây giờ nó chỉ cao thứ ba ở Mỹ , sau Willis
Tower và Trump
Tower ở Chicago. Khác với Willis Tower ở
Chicago khách đứng trong building, tường làm bằng kính,
ở Empire State Building du khách ra hẳn bên ngoài trời xem,
với hàng rào cao che cản. Trước đây hàng rào này
không cao lắm nên đã có hơn 30 người nhẩy
lầu tự tử .
Chuyện hi
hữu nhất là vào ngày 2-12-1979, Elvita Adams nhẩy từ
tầng lầu thứ 86 tự tử nhưng gió thổi cô
ta rớt ngược trở lại vào tầng thứ 85. Cô ta không chết mà chỉ gẫy vài cái
xương sườn.
Building này hoàn thành vào năm 1931 phí tổn với là
41 triệu dollars. Nếu đổi ra tiền 2010 thì số tiền
này là 500 triệu dollars. Hôm chúng tôi lên xem
có quá nhiều mây vì hôm qua mưa nên nhìn cảnh không rõ và
không xa.
Nếu ai có xem phim Men in Black, Agent J và Agent K
mỗi khi đến Trung Ương thì bước vào phòng
Tiếp Tân trước. Phòng Tiếp Tân đó thật sự là căn
phòng đầu tiên khách sẽ thấy khi bước vào Empire State
Building sau đây:
- Central Park: là công
viên công cộng ở giữa Manhattan, diện tích 843
mẫu (3.41 km vuông), dài 2.5 miles (4 km) , rộng nửa mile
(.8km), xây vào năm 1873. Với số người
đến xem là 38 triệu hàng năm, Central Park là
địa điểm người ta đến nhiều
thứ nhì trên thế giới, sau Times Square.
Phía bên trái của
Central Park có Strawberry Fields, tên lấy từ một bài
nhạc của ban Beatles, là nơi kỷ niệm John Lennon
của ban nhạc Beatles bị bắn chết ở Dakota
Apartments, ngay đối diện bên kia đường. Yoko
Ono, vợ của John Lennon, hàng năm đóng góp hơn
một triệu dollar để duy trì công viên này. Tuy rằng mang tên Strawberry Fields, dâu không thể nào
trồng có trái vì thời tiết của New York.
Sáng kiến thiết lập một khu rừng
trong giữa thành phố thật quá hay. Tuy rằng chung quanh toàn là building,
apartment vời nhà lầu chọc trời, một
người khi vào đây sẽ có cảm tưởng ngay
là mình ở Đồng Tháp Mười hay khu rừng
rậm Amazon, rất thoải
mái, tâm hồn sẽ được lắng dịu dù
rắng vừa bị vợ dũa te tua hơn nửa
tiếng đồng hồ trước đó.
-American Museum
of Natural History: ở phía West Side của Central
Park, là một trong những viện bảo tàng
lớn nhất, và nổi tiếng nhất thế giới.
Vào năm 2006, phim Night At The Museum với
tài tử Ben Stiller quay ở đây (trong tất cả phim Hollywood, thông thường họ chỉ
quay sơ qua ở địa điểm thật sự. Phần còn lại thì họ thiết lập nhà
cửa, building, nội thất bên trong phim trường
giống như thật ở ngoài đời, để có
thể chạy nhẩy, đánh đấm... mà địa
điểm chính không bị phá vỡ gì hết). Mỗi năm khoảng năm triệu du khách
đến đây. Tôi đã đi xem viện bảo
tàng tương tự ở Chicago
mới vài tháng trước đây nên không còn
hào hứng thấy xương khủng long nữa.
Một giờ
trưa Chủ Nhật, chúng tôi còn đủ thì giờ vào một
tiệm ăn gần Central Park ăn trưa, ngắm thiên hạ qua lại
rồi lấy metro về khách sạn lấy hành lý ra phi trường cho bắt
kịp chuyến bay 4 giờ
30 về lại California.
Với dân số là 20,090,000 người (kể
cả vùng phụ cận), New York City
đông dân thứ ba trên thế giới, sau Tokyo
(34,400,000) và Jakarta
(21,800,000). Có đến xem New York mới
biết tại sao có nhiều người sống ở
đây. New
York thật sống
động, vui nhộn, và lắm chỗ đi xem. Cho
đến giờ, Paris là thành
phố tôi thích nhất, nhưng so với New
York, cái gì Paris có New York cũng có:
Paris có metro, New York cũng có
metro.
Paris có trạm metro
rộng dưới đất, New York cũng có.
Paris có
tiệm ăn ngoài trời, New York cũng có tiệm ăn
ngoài trời.
Paris có Jardin des Tuileries, New York có Central Park.
Paris có musée, New York cũng có
museum.
Paris có
shopping, New York
cũng có shopping.
Paris có
tiệm bán bánh mì, New York
cũng có tiệm bán bánh mì,
đặc biệt là mỗi góc đường đều
có hàng bán hotdog
Paris có
những tiệm
nhỏ bán trái cây khắp nơi, New York cũng vậy.
Paris nhộn nhịp, New York cũng
nhộn nhịp.
và vì New
York có nhà lầu chọc trời, Paris không có,
vì New
York có Times Square mà Paris
không có,
vì New
York có mấy cô múa vũ sexy The Rockettes mà Paris không có,
và vì cộng thêm
một lý do rất ư là hiển nhiên: Je parle bien
l'Anglais, je ne parle pas Francais, nên từ bây giờ trở
đi thành phố tôi thích nhất là New York,
không còn là Paris
nữa.
Nguyễn Tài Ngọc
November 2012
Tài liệu tham
khảo:
http://www.travelandleisure.com/articles/worlds-most-visited-tourist-attractions/3
http://www.huffingtonpost.com/2012/09/10/world-trade-center-status-11-years-later_n_1870115.html
http://www.nps.gov/elis/historyculture/loader.cfm?csModule=security/getfile&pageid=392020
Về miền
Tây, Cái Bè – SàiGòn về đêm
Thứ Năm 20-Sep-2012
(Về Việt Nam
Dự Đám Cưới, 13-Sep đến 26-Sep-2012)
Nguyễn Tài Ngọc
Sáng nay thì vợ chồng
chúng tôi phải dậy trước 5 giờ. 5 giờ
rưỡi vợ chồng anh Lâm và chị Hương
sẽ chở chúng tôi đi về miền Tây, Cái Bè. Nói
"chở" như thế nhưng hầu hết
người có xe hơi ở Việt Nam đều có tài xế.
Lương tài xế cho tư nhân ở SàiGòn trung bình
khoảng 4 triệu đến 6 triệu ($200-$300 dollars/
một tháng. Tìm được một chân tài xế
thường trực cho tư nhân tương đối
khó vì số lượng xe hơi không nhiều, do đó
rất nhiều người chạy taxi. Nói đến
những từ ngữ sau 1975 tôi không quen thuộc,
người ngoài Bắc còn gọi tài xế là "lái
xe", như trong câu "Lái xe Nguyễn Văn Nam tông xe vào
bụi cây".
Vợ chồng chị
Hương rất sốt sắng muốn dẫn tôi ra
Sapa, Lào Cai ngoài Bắc hay Nha Trang, nhưng tôi không muốn
đi xa SàiGòn, mất thì giờ. Tôi đã định ra
đường Đề Thám liên lạc với một
công ty du lịch ở đó để đặt một
tour về miền Tây như Mỹ Tho, Vĩnh Long... sáng
đi chiều về, nên nói với chị ấy đi
Mỹ Tho cho tiện. Hai vợ chồng có công ty, có nhà hàng,
thế mà cả hai đều nghỉ một ngày
để dẫn chúng tôi đi chơi làm chúng tôi rất
cảm động. Đi Việt Nam lần này chúng tôi
gặp rất nhiều người tốt bụng.
Trước 1975 khi ở
SàiGòn, tôi đi chỉ có hai nơi: Vũng Tầu và Đà
Lạt. Vũng Tầu vì hai anh tôi học ở Thiếu
Sinh Quân, và Đà Lạt vì có một lần vào năm
lớp 9, trong cương vị thuyết trình viên, tôi
được trường Hùng Vương cử đi
viếng thăm Lycée Yersin Đà Lạt. Một khi đã
về Việt Nam thì muốn đi xem thành phố nào
chẳng được, thế nhưng tôi chỉ thích
đi miền Tây, thứ nhất vì cảnh trí sông ngòi, nhà
cửa đơn sơ mộc mạc quá khác xa bên Mỹ,
và thứ hai, tôi yêu thích sự chất phác hiền hòa
của người dân miền Tây.
Đúng 5 giờ
rưỡi sáng xe đã đến khách sạn đón
vợ chồng chúng tôi. Trời vừa sáng mà chợ búa
ở Cầu Ông Lãnh trên Bến Chương Dương
đã tấp nập. Tôi chưa bao giờ đến
Chợ Cầu Ông Lãnh. Rau trái bày bán quá thú vị đối
với tôi vì họ bày bán ngay trên lề đường.
Tôi thấy những
biển tuyên truyền, khuyến cáo, nài nỉ tương
tự như thế này
khắp nơi trong SG. "Vì
hạnh phúc của gia đình và toàn xã hội, hãy nghiêm
chỉnh chấp hành luật giao thông đường
bộ". Ai tốn tiền cắm những cái
bảng này vô ích, vì tôi nghĩ chẳng ai theo: dân chúng nghèo
khổ, đồng tiền kiếm được bữa
đói bữa no thì họ sẽ lo cái bụng cho họ
trước. Hãy làm cho họ có cơm no áo mặc, tâm
thần khuây khỏa không phải lo kiếm miếng ăn
thì họ sẽ theo. Hơn nữa, nếu mình muốn
người khác làm gì theo ý của mình thì mình phải làm
gương cho họ trước. Ai cũng biết khi đi
xe nếu bị cảnh sát thổi
ngừng lại thì chỉ cần hối lộ là xong ngay.
Mình không nghiêm chỉnh thì không thể nào bắt
người khác nghiêm chỉnh được.
Nước Mỹ họ
không giảng đạo đức cho người lái xe. Họ
cũng gắn bảng, nhưng rất đơn giản,
thí dụ như: “Không cài dây an
toàn sẽ bị phạt”, hoặc “Lane dành cho hai người trở lên. Xe chỉ có
một người sẽ bị phạt $480 dollars”. Ai
vi phạm thì chỉ có một giải quyết duy nhất
là trả tiền phạt cho chính phủ.
Việt Nam có những căn nhà
"siêu mỏng" như thế này là chuyện
thường.
Chợ búa ở Quận
Bình Chánh, trước khi vào đường cao tốc TP
HCM-Trung Lương
Đường cao tốc
TP HCM-Trung Lương đi Mỹ Tho.
Người nào ở
ngoại quốc khi nghe đến chữ
"đường cao tốc" là sẽ nghĩ
đến freeway với vận tốc 120 km-75 miles/ 1
giờ, hay như ở Đức, vô giới hạn.
Thế nhưng trên con đường cao tốc tôi đi
hôm nay phần đông vận tốc cao tốc là...60km = 37
miles/ một giờ, còn ít hơn vận tốc giới
hạn của vài con đường trong thành phố Simi Valley tôi ở,
72 km-45 miles/ một giờ. Ai đọc tin tức VN trên
Internet, đầy dẫy tin về đường mới
làm mà đã bị ổ gà, bị lún khắp chỗ, thì
quả thật như vậy vì chính tôi cũng đã
mục kích nhiều ổ gà trên đường này.
Việt Nam phải áp
dụng luật lệ ở phương Tây khi thiết
kế đường xá để bảo đảm
được hoàn thành tốt đẹp, bền bỉ
lâu dài: công ty, thành phố, hay tỉnh lỵ nào xây ẩu
tả vô trách nhiệm sẽ bị thưa kiện nhốt
tù, phạt tiền, và bỏ
công sức sửa chữa trong suốt thời gian
đường còn được bảo hiểm.
Chúng tôi ghé vào Mỹ Tho
ăn hủ tiếu Mỹ Tho.
Bến Tre chỉ cách
Mỹ Tho có 15 km về phía Nam nên ở đây kẹo
dừa Bến Tre quảng cáo rất nhiều.
Vào ăn món hủ tiếu
rồi cần đi toilette, tôi tá hỏa tam tinh vì cái
miếng để ngồi không có. Phần đông những
nơi ăn uống bình dân là như vậy, toilette không có
miếng để ngồi. Năm 2000 tôi dẫn bốn
đứa con tôi về VN, khi dẫn cô con gái vào trong toilette
ở một tiệm ăn trong SG, tôi vào xem trước khi
cho nó vào, thì thấy không có miếng để ngồi. 12
năm sau, mọi sự vẫn không thay đổi. Ai
mở business ở Việt Nam, nhập cảng
miếng ngồi toilette thì chắc chắn sẽ trở
thành triệu phú.
Trên đường
đến Cái Bè, chúng tôi qua Cai Lậy
và sau cùng đến
địa điểm đi tour ghe thuyền xem chợ nổi
Cái Bè.
Lúc này vào khoảng 10
giờ, trời vừa mới mưa xong, chúng tôi đã
đến đúng ngay "Điểm đón khách tham quan
Chợ Nổi Cái Bè”, thế nhưng khách ở đâu tôi
chẳng thấy. Bước vào trong văn phòng bán vé,
một cậu con trai miệng cười hớn hở,
đứng trước một bản đồ du
lịch Cái Bè, bắt đầu diễn tả cho chúng tôi
tour sẽ đi những đâu, phương thức đi
như thế nào, và tốn bao nhiêu tiền:
"Chúng ta sẽ đi du thuyền lớn
nhất thế giới Oasis (chiếc ghe hai mươi
chỗ) thăm Chợ Nổi Cái Bè. Rồi chúng ta sẽ
ghé xưởng làm chocolate Thụy Sĩ (kẹo dừa
Bến Tre), xem cách làm cốm, đi ca-nô siêu tốc vào
vườn trái cây (đi ghe có người chèo) nghe ban
nhạc Beatles hát (nghe vọng cổ đàn sáu câu)." (Hmm,
tôi thêm mầu Eatmancolor thêm)
Chương trình quá hấp
dẫn, giá chỉ có 250,000 đồng (12 dollars) một
người, năm người là một triệu hai
trăm năm chục nghìn. Thế
nhưng chúng tôi đang ở Việt Nam nên dĩ nhiên phải có
sự trả giá. Sau vài lời qua lại, hai bên
đồng ý giá một triệu đồng (50 dollars) cho cả năm người.
Hôm nay chúng tôi rất may mắn
không có khách nên cả một chiếc ghe lớn hai chục
ghế chỉ dành riêng cho năm người chúng tôi.
Chụp hình chị Hương và vợ tôi trên bờ
trước khi lên thuyền, tôi để ý thấy một
hàng chữ bằng tiếng Anh: "Good
luck to you! See you again!" làm tôi không khỏi thắc
mắc trong đầu: tại sao họ lại chúc cho tôi "Good luck" ? Đi
tầu có cơ hội sẽ bị chìm hay sao mà họ phải chúc cho
tôi được may mắn? Tôi đang phân vân nếu
tầu chìm thì tôi sẽ cứu cái bao máy chụp hình của
tôi hay là vợ tôi trước thì tôi đã thấy trong nóc
tầu treo rất nhiều phao nổi. Người
Việt mình cần có sự huấn luyện nên dán bảng
tiếng Anh nơi nào cho đúng chỗ, chẳng hạn
như ở toilette mình không thể nào gắn một
bảng chữ : “Good luck to you!”
Anh hướng dẫn rất
thân thiện, giới thiệu tên anh ta là Vũ. Vũ
học xong ba năm đại học, trong khi chờ
đợi học tiếp nữa thì làm nghề
hướng dẫn du lịch kiếm sống. Lương
Vũ chỉ có ba triệu (150 dollars) một tháng, nhưng
anh ta sống nhờ vào tiền "bo" (pourboire) của
khách.
Vũ giải thích chợ
nổi tấp nập từ tang tảng sớm đến
8 giờ, chúng tôi đi quá trễ nên sẽ không thấy sự tấp nập đó. Ngày
xưa có thời cả 700 chiếc thuyền bán, bây giờ
chỉ có vào khoảng 300, 400 chiếc thôi. Người ta
sinh sống trên thuyền, nên thuyền cũng là nhà của
họ. Một chiếc thuyền như thế này bán 120
triệu đồng, 6000 dollars.
Ở đầu thuyền
có một cây giăng cao, gọi là bẹo. Thuyền nào bán
gì thì họ treo sản phẩm đó trên cây bẹo. Ở
đây, chiếc thuyền này có trái bí treo trên bẹo, có
nghĩa là họ bán bí.
Giá thực phẩm bán thì
rẻ vô cùng, 10,000 đồng (50 cents)/ 10 kí-lô khoai lang. Tôi
không hiểu làm sao người ta có thể sống với
lợi tức như thế.
Chạy ngang qua một
thuyền bán dưa hấu, chị Hương muốn mua
cả chục trái vì chị có nhà hàng. Cách thức di
chuyển dưa hấu giữa hai thuyền thật là
ngoạn mục, tuy rằng có
một trái rớt xuống sông vì Vũ bắt không kịp.
Lần đầu tiên tôi biết dưa hấu nổi,
không chìm. Chúng tôi chỉ vói tay móc nó lên ở dưới
sông.
Rất khó tưởng
tượng là những người sống trên thuyền
và những người có nhà sống dọc theo sông
Tiền Giang và Hậu Giang dùng nước sông đục
ngầu mầu cà phê sữa này cho tất cả nhu cầu nước
thiết yếu trong
đời sống: nước rửa bát, nước
tắm, nước giặt giũ, nước uống. Nước
uống thì họ còn dùng phèn lọc nước rồi
đun sôi, chứ còn tất cả mọi thứ
nước dùng khác, ngay cả nước giặt quần
áo hay nước rửa bát, họ dùng thẳng nước
sông, không lọc gì cả. Dùng nước sông giặt quần
áo đôi khi ngứa ngáy vì nước bẩn, và quần áo
của họ mau bị ố vàng.
Nước
sông nguyên thủy đã bẩn, nay lại còn bị ô nhiễm
vì đủ mọi lý do: các doanh nghiệp và các cơ sở chăn nuôi quy mô rộng
lớn thải nước bẩn
vào sông, dân chúng cũng như hãng xưởng dùng thuốc
khử trùng, thuốc bảo vệ thực vật.... Theo
một bản tin của
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đăng ngày
28 tháng 2 năm nay, 2012, các tỉnh lỵ, đô thị
loại II (như thành phố
Mỹ Tho) cho đến nay vẫn chưa có kế
hoạch để đối phó với sự thải
nước bẩn ô nhiễm này!
Phương tiện di
chuyển giữa hai bờ sông vẫn là phà, 1000 đồng
một người, xe gắn máy thêm 1000 đồng
nữa.
Thuyền ghé đến
chỗ bán nước trà pha mật ong để mời
khách mua. Anh Vũ trình bày cách lấy mật ong,
và rồi cách thức làm
kẹo dừa ở Bến Tre.
Qua gian hàng kế bên, Vũ
chỉ cho chúng tôi biết cách thức làm cốm. Lần
đầu tiên tôi thấy "pop rice", "cốm
rang". Tôi có quay phim ở link sau đây:
http://www.youtube.com/watch?v=4tokvN0X95k&feature=plcp
Thuyền chạy
đến một chỗ khác để đổi sang ghe
nhỏ, đi vào vườn trái cây. Vũ giải thích
thuyền nào có một mảng lá dừa khô treo trên một
cây chống là thuyền ấy treo bảng bán, như thuyền
này (để ý cây dựng đứng bên phải của vải
mui tầu).
Chúng tôi lại thấy thêm
nhiều ghe trên chợ nổi.
Thuyền của tôi
chạy qua một ghe nhỏ do một cô gái trẻ đang
chèo rồi ngừng lại độ khoảng 50
thước trước cái ghe đó. Vũ giải thích cho
tôi là hai chiếc ghe nhỏ sẽ chở chúng tôi vào
vườn cây ăn trái, ghe cô này là một trong hai chiếc.
Anh trên thuyền chặt cho
chúng tôi mỗi người một trái dừa. Anh Lâm và
chị Hương leo vào một chiếc ghe.
Vũ và vợ chồng tôi
leo lên chiếc ghe của cô trẻ tuổi.
Tôi cảm thấy thật
xấu hổ vì một người to con như tôi mà
lại để cho một cô gái chèo nên hỏi cô ấy
để tôi chèo được không, vì sợ cô ấy
mệt. Cô gái cười khúc khích, nói là không sao, cô ấy
chèo quen rồi nên không mệt, nếu đưa cho tôi chèo,
chìm xuồng thì tất cả sẽ bị nguy khốn. Nói chuyện tôi
mới biết cô ấy đã có một con trai. Càng nói
chuyện trong khi cô ấy chèo trong hai mươi phút, tôi càng
trở nên bẻn lẽn. Cái hăng say của tôi
được ngồi trên ghe đi sâu vào đời
sống của dân tình miền quê để tìm hiểu
đời sống của họ bây giờ đã tan
biến, để thay thế vào sự suy nghĩ làm sao
cũng là người mà tôi được sống trong
một quốc gia quá phong phú giầu sang, đồng
lương tôi tìm không mấy khó khăn bằng trí óc, trong
khi một cô gái mảnh khảnh, có con phải nuôi nấng,
lại khó nhọc kiếm sống trong một môi
trường mộc mạc đơn sơ. Càng xấu
hổ hơn nữa khi tôi nghĩ đến tôi
tướng tá to con, vai u thịt bắp, cân nặng hơn
180 pounds (81 kí-lô), từ xưa đến nay chỉ
muốn mang cái trí óc, cái tâm não, cái lòng nhiệt huyết, cái
sức khỏe của mình để giúp đỡ
người bất hạnh hơn mình, người yếu
đuối hơn mình, người nghèo khổ hơn mình,
người cần sự giúp đỡ của mình thì hôm
nay tôi lại để chính người đó, một cô
gái cân nặng chỉ chừng 95 pounds (43 kí-lô), mệt
nhọc chèo xuồng cho tôi để tôi được sung
sướng.
Chiếc ghe đã cặp
bờ để đi vào vườn trái cây. Tính tôi mít
ướt dễ khóc nên không dám nhìn thẳng vào mặt cô
ta, tôi dúi trong tay cô ta một số tiền, miệng nói cám
ơn rồi bước chân lên
bờ. Tôi đi bộ không đầy một phút thì ghe cô
ta trở đầu lại, chèo cùng phía tôi đi bộ. Cái
tính thẹn thùng của tôi từ bé đến lớn
vẫn không thay đổi, như trong bài thơ tôi viết
sau đây khi tôi 17 tuổi:
gió vật vờ trên ngàn
cây cỏ lá,
nắng phù du che đường dẫn đến trường.
sương dịu dàng ướm nhẹ ngỡ tơ vương,
tà áo trắng quyện chân con bướm nhỏ.
buổi sáng mưa ướt ngập con đường nhỏ,
đi học về qua ngõ gặp người quen.
mình giả vờ bước chậm, mặt làm nghiêm,
nhưng liếc mắt, cúi đầu len lén ngó.
ngày hôm ấy thẹn thùng hay làm bộ?
quên lá xanh nắng trở đã bao lần,
rồi hôm nào chợt nhớ, thoáng bâng khuâng
vài năm nữa ai kia còn đứng đó...
nắng phù du che đường dẫn đến trường.
sương dịu dàng ướm nhẹ ngỡ tơ vương,
tà áo trắng quyện chân con bướm nhỏ.
buổi sáng mưa ướt ngập con đường nhỏ,
đi học về qua ngõ gặp người quen.
mình giả vờ bước chậm, mặt làm nghiêm,
nhưng liếc mắt, cúi đầu len lén ngó.
ngày hôm ấy thẹn thùng hay làm bộ?
quên lá xanh nắng trở đã bao lần,
rồi hôm nào chợt nhớ, thoáng bâng khuâng
vài năm nữa ai kia còn đứng đó...
Tôi ngẩng đầu nhìn cô
ta khi chiếc ghe chạy ngang tôi. Cô lái đò nhoẻn
miệng cười, vẫy tay chào tạm biệt. Tôi
mỉm cười vẫy tay chào cô ấy lại, nhưng
trong khóe mắt tôi đã có hai giọt lệ lăn tròn trên
má, thương hại cho một kiếp người sinh
sống không đúng nơi, không đúng thời
điểm.
Vườn trái cây chúng tôi
đến xem chỉ là nhà của một người dân
đã ký hợp đồng với các tour dẫn khách
đến xem, có restroom cho ai cần đi toilette. Họ
để ra vài chiếc ghế đẩu cho chúng tôi
ngồi, cắt vài miếng xoài, ổi không hột, và
đem ra vài cành nhãn cho chúng tôi ăn. Ai ăn thử
muốn mua thì họ sẽ lái xe gắn máy đi hái.
Chị Hương mua
cả vài chục ký, và trong khi chờ đợi họ
đi hái, Vũ dẫn chúng tôi đi bộ đến
một căn nhà khác nghe hát cải lương, và ăn
trưa, nếu muốn.
Nơi này cũng là một
nhà tư nhân, có nhiều bàn ghế hơn, một anh
đánh đàn và một cặp hát. Đây chỉ là nhà
người ta ở nên người trong nhà nằm võng hay
ngồi dưới
đất ngắm... khách. Họ dọn ra một mâm trái
cây, Vũ giải thích công ty của Vũ trả 90,000
đồng cho một mâm này. Lý do đến đây? Khách
nghe vọng cổ, một nghệ thuật đặc thù
của dân miền Nam ai nghe chắc cũng thích, và nếu
có đói, đặt mua thức ăn, người trong nhà
sẽ nấu cho ăn, nhưng khách phải trả
tiền.
Click vào đây nghe hai anh
chị này hát vọng cổ:
http://www.youtube.com/watch?v=a5Wngv237sg&list=UU4HgKHBPJSc7IixTnLnfqNw&index=1&feature=plcp
Ngồi độ hơn
hai mươi phút thì hai anh chị trên xe gắn máy, sau khi
hái đủ hai chục ký nhãn, mang đến giao hàng.
Đây là điểm chấm dứt của cuộc tour nên
chúng tôi đi bộ ra ghe. Trên đường đi, hai
người đàn bà mời chị Hương mua vài cây
cam con. Chị Hương hỏi:
- Cam này là cam gì
vậy chị?
- Cam này giống
ngọt lắm. Trồng tám tuần là có trái rồi.
- Thiệt không? Tám tuần là có trái liền
sao?
- Tui nói láo chết liền. Cây tụi tui gieo
giống ở đây đều thuộc loại "siêu
sớm".
Trong đầu tôi vừa
suy nghĩ "siêu sớm" là gì, thì nó cũng vừa
đưa ra câu trả lời đoán: "siêu sớm"
là cây trồng ra quả rất nhanh!
Thuyền chở chúng tôi
trở lại bến. Lai rai đây đó, khách ngoại
quốc cũng đến đây đi tour giống chúng tôi.
Tôi ra sau nằm võng trong khi
thuyền chạy. Nếu mát hơn một tí nữa thì
nhất định nằm ngủ trên thuyền như
thế này thích chí hơn là ngủ trong khách sạn 5-sao The
Four Seasons!
Chúng tôi ghé vào Nhà hàng Xẻo
Mây, Khu 2, Thị Trấn Cái Bè, Tiền Giang, ăn trưa
trễ. Phòng ăn là những chòi biệt lập rải rác
khắp nơi. Trông thì thơ mộng nhưng không thực
dụng. Đặt thức ăn xong, hay cần gì,
người phục vụ phải đi bộ ra tận
đằng trước thông báo, nơi có nhà bếp
nấu. Sau đó lại phải đi bộ xa vời
vợi mang thức ăn đến cho khách. Có lẽ họ nên bắt
chước người mọi da đỏ đánh tín
hiệu bằng khói liên lạc với nhau thì nhanh hơn.
Chúng tôi về lại khách
sạn trước 4 giờ chiều. Vừa cảm ơn
anh Lâm, chị Hương và chú tài xế, chị
Hương nói sẽ mang bánh mì thịt và nước mía
đến cho tôi vào buổi tối.
Đường Bến
Chương Dương
Quận 4, Khánh Hội bên
tay phải
Phụ nữ chạy xe
gắn máy ở SG phần đông mặc áo tay dài, che
mặt để nắng không ăn da. Trời thật là
nóng mà tôi thấy rất nhiều cô mặc sweater , áo ấm tay dài như ảnh dưới
đây. Để ý cậu bé cũng mặc áo ấm!
Chiều nay tôi phải ra
đường Nguyễn Huệ rửa hình. Đây là quanh
cảnh SàiGòn chập choạng tối. Trời lại
mưa lác đác.
Thương xá Tax.
Building rạp hát Eden xưa
Đường Lê Lợi
& Nguyễn Huệ
Đường Nguyễn
Huệ
Rex Hotel
Louis Vuitton
Hotel Continental
Khách sạn Caravelle
Đường
Đồng Khởi (Tự Do cũ)
Quốc Hội cũ bên
trái, tôi đang đứng trước hiên của Khách
sạn Caravelle
Block building Eden sau lưng vợ tôi (đang xây), khách sạn Continental
bên tay phải
Sheraton Hotel trên
đường Đồng Khởi
Khách sạn Palace
---------------------------------------------------
Dưới chân
tượng Nữ Thần Tự Do ở New York có ghi những hàng chữ
sau đây từ bài thơ của bà Emma Lazarus:
"Hãy trao cho tôi sự mệt nhọc,
sự nghèo khó của các anh,
Khối người của các anh mong mỏi
được thở hơi thở tự do,
Những người bị đào thải nhung
nhúc ở bờ biển của các anh,
Trao cho tôi người không nhà, người
bị ngất ngư sau khi đi vượt đại
dương.
Tôi nhấc cao đèn của tôi bên cạnh
chiếc cửa vàng."
"Give
me your tired, your poor,
Your huddled masses yearning to breathe free,
The wretched refuse of your teeming shore.
Send these, the homeless, tempest-tossed to me,
I lift my lamp beside the golden door!"
Your huddled masses yearning to breathe free,
The wretched refuse of your teeming shore.
Send these, the homeless, tempest-tossed to me,
I lift my lamp beside the golden door!"
Câu này có nghĩa là Tượng Nữ Thần
Tự Do đón nhận tất cả các người nghèo
khó, người ngất ngư vì vượt đại
dương đến định cư ở Hoa Kỳ.
Bức tượng này là một biểu tượng
của nước Mỹ mở rộng vòng tay tiếp
đón người nước ngoài mà khắp mọi
người trên thế giới đều mơ
tưởng đến nó.
Tôi đã từng là một
người mệt nhọc, một người nghèo khó,
một người không nhà, một người ngất
ngư vượt đại dương được
Hoa Kỳ tiếp nhận. Nghĩ đến những
người đã cùng vào tình trạng của tôi hôm nay tôi
đã có dịp trông thấy ở Cái Bè, những
người nghèo khổ vời đời sống thật
bình dị, tôi hy vọng là một ngày nào đó họ
sẽ có được cái cơ hội đến
"cửa vàng" như tôi.
Mới
vài ngày trước đây, 15 Tháng 10 2012, Felix Baumgartner, một
người Úc, từ một phi thuyền nhỏ ngoài không
gian trên cao độ 24.26 miles (39 km) trong khí quyển, nhẩy
xuống đất, chỉ bọc dù khi gần sát đất,
trở thành người đầu tiên trong lịch sử
"rơi" trong không gian, không dù, không máy bay hỗ trợ,
chỉ thân người rớt xuống với tốc
độ cực nhanh, phá vỡ bức tường âm thanh
với tốc độ 833 miles (1340 km) /một giờ, hay
là Mach 1.24.
Nguồn : ABC News
Ai muốn xem video của Felix Baumgartner thì click vào
đây:
http://www.youtube.com/watch?v=FHtvDA0W34I&feature=g-logo-xit
http://www.youtube.com/watch?v=l6nJtxAqocs
Video minh họa:
Felix
Baumgartner phát biểu: "Khi
đứng trên đỉnh cao của thế giới, cảm
tưởng của tôi là mình quá tầm thường, khiêm
nhường... Đôi khi chúng ta phải lên thật cao để
thấy mình thật là bé nhỏ".
Không
ai trong chúng ta gan dạ như Felix Baumgartner ra ngoài tầng
khí quyển nhẩy xuống đất. Thế nhưng
chúng ta không cần đi xa
như vậy để khám phá ra là mình bé nhỏ, tầm
thường, nên khiêm tốn. Ai cũng có thể về Việt
Nam
đến Cái Bé để thấy người dân sống
thật bình dị. Tuy rằng đời sống vật chất
của họ là một con số không to tướng, nhưng
họ rất thân tình, rất niềm nở, rất ưu
ái, rất thật thà, rất khiêm nhường mà chúng ta, những
người sống trong một xã hội văn minh, những
người vật chất không thiếu thốn, những
người trí thức có bằng Tú Tài, Cử Nhân, Tiến
Sĩ, Thạc Sĩ..., rất
nhiều người nhân phẩm không bằng một góc của
họ.
(Còn tiếp)
Nguyễn Tài Ngọc
October 2012
Tài liệu tham khảo:
http://en.wikipedia.org/wiki/Statue_of_Liberty
Balboa Island,
Newport Beach,
và Phố
đêm ở Phước
Lộc Thọ
Nguyễn Tài Ngọc
Thứ Bẩy vừa rồi một cô Regina Pacis người đẹp Bình Dương tên Hương ở phía Bắc California xuống Los Angeles chơi
nên những cô ở miền Nam
California họp nhau lại đón mừng nhậu nhẹt. Xin lỗi, không một ai uống
bia rượu
nên bỏ chữ nhậu nhẹt.
Bạn học với nhau từ thời
trung học, nên :
tuổi mình gần
đất xa trời,
bây giờ không gặp, biết đời nào gặp nhau?
Có
hội ngộ là phải có
ăn. Tôi đã đi dự mini-reunion của mấy cô Regina Pacis bạn vợ tôi cả
mấy chục lần, và lần
nào cũng như lần nào, không ai
rút tỉa kinh nghiệm xương máu của những lần trước: Mỗi người đem thức ăn đến đủ cho 40 ngày 40 đêm trong khi chờ
đợi cơn
nước rút của trận Đại Hồng Thủy.
Tôi thích ăn
chè nên mỗi
lần ở San Diego lên là không lần
nào Mộ Huệ không nấu chè. Chỉ có một trục
trặc kỹ thuật nhỏ mười năm nay Mộ Huệ chưa điều chỉnh được.
Nồi chè Mộ Huệ
nấu lúc nào cũng đủ
phân phối cho cả dân
số tỉnh Bạc Liêu.
rằng ngon thì
thật là ngon,
ăn đi ăn lại, vẫn còn nồi to.
Lần này chúng tôi
đi xem hai nơi: Balboa Island, và
Phố đêm ở Phước Lộc Thọ.
Du khách đến khu Việt Nam Bolsa ở Westminster nếu muốn biết thêm những chỗ đi xem du ngoạn thì đi xem thử
Balboa Island. Balboa Island nằm kế bên Newport Beach, một
trong những bãi biển vui nhộn nhất nước Mỹ, nên nếu
đi thì đi được cả hai nơi
cùng một lúc.
Chúng
tôi chỉ đi Balboa Island mà không ghé vào
Newport Beach.
Balboa
Island
là một đảo nhân tạo, rất nhỏ, giá nhà cửa rất
đắt. Từ
khu Phước Lộc Thọ lái xe đến chỉ mất khoảng nửa giờ, đường dài là 15 miles, 24 cây số. Nếu ai có GPS, dùng địa chỉ 309
Palm Street, Newport Beach.
Khi sắp đến thì cứ theo bảng
chỉ dẫn chỉ rất rõ lái đến
Ferry – Phà, vì phải dùng phà để
đến Balboa Island.
Mỗi vài phút là
có một chuyến phà nên không phải
đợi lâu. Giá vé mỗi
người hay xe là một
đô-la cho mỗi chuyến, vì khoảng cách rất ngắn. Chúng tôi đi xe sang bên đảo nhưng thật sự sang bên đó không
cần xe vì đảo rất nhỏ. Nếu tìm được
chỗ đậu xe bên này thì chỉ
nên đi người sang bên ấy, đỡ tốn thì giờ
đợi phà vì mỗi chuyến
phà chỉ chở được ba chiếc xe hơi.
Ảnh chụp
trên phà
Ảnh chụp
trên phà
Chả
có gì mấy
để xem ở Balboa Island,
ngoài hàng quán, tiệm ăn, và bãi
biển. Ở biển
thì có khối
sinh hoạt như mướn tầu ca nô, đi du thuyền, đi water board…
Có dịch vụ cho mướn
xe đạp
nếu ai muốn đạp xe quanh đảo.
Bãi
biển tầm thường, ngày chúng tôi đến
tương đối
đông vì miền Nam California cả
tuần nay bị nóng phá kỷ
lục. Tôi để
ý thấy rất nhiều người Mễ-Tây-Cơ. Thường
thì nóng đến đâu đi nữa, nếu ai ra
biển thì cũng mát. Nhưng lần này thì
nếu tôi nhớ không lầm, đây là lần đầu
tiên trong đời tôi đi ra biển
nóng quá oi bức làm
mồ hôi chẩy nhễ nhại ướt cả áo, mất
bao nhiêu ký lô mỡ.
Xếp hàng
đợi tắm nước ngọt
Bãi biển tầm thường nhưng cô này không
tầm thường:
Khi
trời tối, chúng tôi ra
khu Phước Lộc Thọ để xem “Phố Đêm”. Mỗi mùa hè,
bắt đầu từ chiều cho đến tối khuya, khu vực đậu
xe trước
Phước Lộc Thọ biến thành hàng quán
ăn uống hay bán hàng hóa.
Có một sân khấu
để cho thiên hạ hát Karaoke. Khi chúng tôi đến
thì chỉ thấy vài ông nhóc con Mỹ
hát nhạc điên loạn tôi nghe không
rõ lời, nhưng nhất định không phải là “Có ai mua
hột vịt lộn không?”.
So với
lần đầu tiên tôi đến
khi mới mở thì lần
này có một
việc cải tiến thấy rõ: rác, tuy
vẫn còn trên mặt đường, nhưng
ít hơn nhiều. Bàn ghế cho khách ngồi cũng nhiều hơn. Phần lớn các gian hàng bán
thức ăn, phần còn lại bán đồ
chơi trẻ em, cây hoa,
lỉnh kỉnh.
Món thức ăn
đắt khách nhất vẫn là thịt nướng,
bắp nướng,
hột vịt lộn, nước mía. Xem thiên
hạ ngồi ăn uống
ở bàn ghế, nó làm nhớ
tôi nhớ đến cảnh ăn uống ở chợ Bến Thành vào buổi
tối.
Trẻ
em và ông
bà già hiện
diện cũng rất nhiều, mang đến sự ấm cúng của một khung cảnh gia đình (xin đừng vội chỉ trích tôi đề cập đến ông bà già vì chính tôi cũng
là một ông già). Tuy rằng không có hiện
diện của cảnh sát nhưng khu phố rất an ninh, không
cướp bóc. Anh nào vừa
bị bồ đánh text message : “Em không còn yêu
anh nữa, xin nghỉ chơi anh ra”,
thay vì leo
lên cầu Bình Lợi tự tử nghĩ rằng đời không còn lý do gì
để sống thì nên đến
Phố Đêm. Bảo đảm sự tấp nập và vui
nhộn của Phố Đêm làm em có
đẹp đến
đâu mình cũng cho đi
tầu suốt.
Nguyễn Tài Ngọc
August 2012
Người Việt nói tiếng Anh
Nguyễn Tài Ngọc
Đời
sống có những huyền bí mà những người đạo
Thiên Chúa Giáo nếu chịu khó đọc Kinh Thánh sẽ tìm
ra câu trả lời. Tại sao Xe đò Hoàng
có xe bus chạy nối liền Orange County-Los
Angeles- San Jose? Vì Kinh Thánh Mác đoạn 16 câu 15 Chúa phán với
loài người: “Hãy đi khắp
thế gian…”. Tại sao bố
mẹ mình đẻ như vịt, gia đình Việt Nam lúc nào
cũng đông lúc nhúc? - Vì Sáng Thế Ký đoạn 9
câu 1 nói: "Đức Chúa Trời
ban phước cho Nô-ê và các con trai của Nô-ê, rồi nói với
người rằng: Hãy sanh sản thêm nhiều, làm cho
đầy dẫy trên trái đất". Tại sao đàn bà
đau đớn khi sinh đẻ? Vì Eva nghe lời
con rắn phạm tội nên Chúa phạt trong Sáng Thế Ký
đoạn 3 câu 16: "Ta sẽ
thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau
đớn mỗi khi sanh con". Tại
sao mỗi quốc gia nói một thứ tiếng? Vì thiên hạ muốn xây tháp Babel cao tận trời nên Chúa phạt
cho mỗi người nói một thứ tiếng khác nhau,
không ai hiểu ai do dó không thể nào tiến hành cuộc xây
cất. Sáng Thế Ký đoạn 11 câu 7 Chúa phán: "Chúng ta hãy xuống trần
làm lộn xộn tiếng nói để chúng nó không hiểu
nhau".
Thế nhưng có một
điều Kinh Thánh, hay ông Đạo Dừa,
hoặc Chiêm Tinh Gia Huỳnh
Liên không thể nào giải thích được: Tại sao
người Mỹ, người Anh nói tiếng Anh? Tại sao người Pháp nói tiếng Pháp? Tại sao người Việt nói tiếng Việt
Nam?
Tiếng Pháp, tuy không
độc vận như tiếng Việt, nhưng dễ
phát âm vì thấy sao nói vậy. Trong khi tiếng
Anh thì cùng một chữ nhưng lại phát ngôn ba, bốn nẻo
khác nhau, chẳng biết đường nào lần.
Cùng một chữ a, trong chữ
apple thì đọc là áp-pồ, nhưng trong chữ
gate thì đọc là ghết(ơ),
trong chữ national thì lại
đọc là na-shô-nôl, và trong chữ bare thì lại đọc là ber. Đã thế, mẫu tự cuối
của một chữ phải nói ra hơi gió, không thì người
Mỹ không hiểu. Người Việt
chúng ta đại đa số khi nói tiếng Anh ai cũng
nuốt âm gió. Thí dụ như chữ good, đọc đúng là gúđ(ơ) với vần
cuối đơ uốn
lưỡi trong miệng, thì người mình chỉ nói gút, làm người Mỹ nghe
muốn điên cả đầu. Hầu hết chúng ta nếu
sống ở Việt Nam
từ bé đến lớn chừng 16, 17 tuổi rồi sang Mỹ ở thì mặc
dù nói tiếng Anh trẹo quai hàm cho đến 50 năm sau cũng chẳng bao giờ phát âm đúng như
người Mỹ.
Cộng
với việc uốn lưỡi trẹo quai hàm, nếu
mình đánh dấu nhấn sai chỗ, người Mỹ
nghe sẽ không hiểu. Ngày xưa khi mới
sang là dân tỵ nạn, tôi đến tiểu bang Pensylvania.
Khi vào học trung học ở California, bạn Mỹ trong lớp
hỏi tôi trước đó ở đâu, tôi trả lời
là ở Pen-sôl-vê-Ní-a. Họ lắc đầu không hiểu chỉ vì tôi
đọc nhấn mạnh sai ở vần “Ní”. Vần
nhấn đúng là ở chữ “Vế”: Pen-sôl-Vế-ni-a.
Tôi sang Mỹ
từ năm 17 tuổi,
bây giờ phát âm tiếng Anh vẫn còn dở ẹc. Có ở
thêm chục năm nữa thì vẫn là anh Mít nói tiếng Mỹ.
Ấy là tôi không phải là người thất học vì ngày
xưa từ bé bố tôi đã dậy tôi tiếng Pháp ở
nhà. Vào trung học lớp 6 tôi chọn chọn
sinh ngữ chính Pháp văn. Đến
năm lớp 9 thì như bao học sinh khác, tôi phải học
thêm tiếng Anh là sinh ngữ phụ thứ hai. Tôi nói vòng
vo tam quốc như thế để nhấn mạnh một
điểm là tôi không đến
nỗi ngu lắm khi học ngoại ngữ, thế mà sau
37 năm sinh sống ở Hoa Kỳ, tiếng Anh của tôi
vẫn còn bập bẹ như chị bán bar trong xóm Bàn Cờ
của tôi ngày xưa.
Có trình độ học
vấn mà tôi còn thấy chới với, do đó hầu hết
người Việt Nam sang Mỹ khi đã trưởng
thành, nhất là những người ít học hay vào lứa
tuổi 30, 40, thì không tài nào nói tiếng Anh được chuẩn.
Không đọc
được tiếng Anh nên họ phát âm chữ Mỹ
theo tiếng Việt nhiều tiếng vô tình nghe rất buồn cười.
Khi con vợ chồng
tôi còn nhỏ, chúng tôi thuê một bà Việt Nam săn
sóc vào ban ngày khi chúng tôi đi làm. Dĩ nhiên là
bà ta hoàn toàn không nói tiếng Anh. Nếu nghe bà ta phát âm
tên con đường Kuehner (Kiu-nơr) gần nhà tôi thì bảo
đảm người Mỹ sẽ há hốc kinh ngạc:
đường Cu Nó. Đường Cu Nó ở phía Tây thành phố.
Phía Đông thành phố nơi bà ta ở có một con
đường tên Culver (Kôn-vơr) thì bà ta biến nó thành
đường Cu Dơ. Thành ra bà ta ở đường
Cu Dơ, nhưng mỗi sáng đi làm đến nhà tôi ở gần
đường Cu Nó.
Đường
Cu Nó ("Kuehner"
- Kiu-nơr)
Con đường chính
yếu gần nhà tôi là Yosemite (Dzồ-sé-mi-ti) thì bà ta đọc
là Dô Xe Mít, thành phố kế bên Burbank (bơr-beenk) thì bà ta đọc
là Bấp Bênh. Đi trên đường Dô Xe Mít (Yosemite) gập
ghềnh nên nó kế bên thành phố Bấp Bênh (Burbank) là phải lắm!
Đường
Dô Xe Mít ("Yosemite" -Dzồ-sé-mi-ti )
Những cặp vợ
chồng Việt trẻ sinh con ở Hoa Kỳ phần lớn
đặt tên tiếng Mỹ cho con vì chúng nó xem như là dân
Mỹ, chẳng còn liên hệ gì đến Việt Nam. Bố mẹ có thể gọi
được tên con, nhưng đối với ông bà nội/ngoại,
gọi cháu mình với tên Mỹ là cả một cực
hình.
Hơn
chục năm trước tôi có quen một anh bạn. Khi vợ
sinh đứa con trai đầu lòng, anh ta đặt tên con
là Kirt (Kơrt). Vài năm sau tôi đến ăn
sinh nhật, gặp bà ngoại cháu bé thì bà ấy nói với
tôi:
-
Cái thằng Liêm thiệt hết sức nói. Tiếng Dziệt
Nam mình có biết bao nhiêu là tên, nó hổng đặt tên con
nó tiếng Dziệt để tui dễ gọi, mà nó lại
đặt tên tiếng Mỹ, tui giận hết sức.
- Tiếng Mỹ với tiếng
Việt cũng như vậy thôi, có gì đâu mà bác giận? Tôi hỏi và nói tiếp:
Mình ở Mỹ thì nên đặt tên con
nít tiếng Mỹ, chứ nếu không mai sau nó vào trường học, bạn
bè không gọi được tên tiếng Việt thì tội
cho nó.
-Trời
ơi, tội cho nó nhưng ai tội cho tui? Nó đặt
tên con tiếng Mỹ thì làm sao tui kêu? Mà có
đặt tên Mỹ thì cũng kiếm cái tên gì cho tui gọi
được. Đằng này nó đặt tên thằng
cháu tui là cái gì… “Cứt”, “Cứt”. Ngày nào tui cũng gọi
thằng cháu tui tên “Cứt”, “Cứt”, nghe kỳ quá!
Đứa bé tên là Kirt
(Kơrt), bà ta đọc không được tên cháu của
mình nên gọi nó là “Cứt”!
Thời đại đặt
tên con là “Cái Tĩn” hay “Thằng Tũn” đã xa xưa lắm
rồi. Bây giờ thì bố mẹ nào cũng
tìm tên thật đẹp để đặt cho con.
Michelle (mi-sheo) hay Sally (sa-ly), tên con gái ở Mỹ nghe thật hay
nhưng nhiều ông bà nội/ngoại không phát âm được
nên đổi tên cháu Michelle ra… “Mì xào”, Sally gọi
là “Xá-lị”.
Một
cô bạn gái nói cho tôi biết có một anh bạn, vợ
sinh con trai, đặt tên là Christopher.
Người nào cùng lứa tuổi tôi có thể nhớ
trước 1975 có phim Tình Thù Rực Nắng, phim Mỹ
nhưng không hiểu sao ở Việt Nam tựa đề
phim lại là tiếng Pháp “Meutre au Soleil” (tựa tiếng Mỹ
là “Summertime Killer”). Sở dĩ tôi còn nhớ
vanh vách phim này vì hai tài tử chính, cô đào Olivia Hussey và anh
chàng Christoper Mitchum cả hai đều đẹp. Tôi còn nhớ rõ Christopher Mitchum với bộ tóc mầu
vàng, trông rất lạ vì tóc Á Đông của chúng ta mầu
đen. Anh chàng này tóc vàng, da trắng,
người Âu Mỹ trông thấy đã đẹp, tên anh
ta Christopher nghe cũng đẹp nữa. Ấy thế
mà bà nội Việt Nam
ở Mỹ vì không nói được chữ Christopher
(Khris-tô-phơr) tuyệt đẹp tên của cháu mình nên gọi
nó là… “Tô Phở!”.
Anh này
có một cậu em trai, cũng lấy vợ, và cũng sinh
con trai. Hai vợ chồng người em
đặt tên con là Tommy (tom-mi). Tên này thì quá dễ để
cho ông bà gọi cháu, ấy thế mà bà cũng gọi trại
ra theo âm Việt Nam: “Tô Mì”. Hai đứa
cháu, một đứa là “Tô Phở”, một đứa là
“Tô Mì”, bây giờ nó trở thành tên quá dễ để cho bà
nội gọi cháu.
Tên đường xá ở
Mỹ thì những người Việt tha hồ gọi
theo tiếng của mình, chẳng quan tâm đến việc người
Mỹ có hiểu hay không. Đây là một vài thí dụ tên
đường xá, thành phố ở Mỹ, chữ trong ngoặc
là phát âm đúng theo tiếng Mỹ, và chữ
kế bên cạnh là người mình đổi sang tiếng
Việt để đọc:
Magnolia (mặec-noó-li-a): Mặt
ngó lia
Cullen (kơ-lân): Cù
lần
McFadden (mặec-pha-đân): Mất phải đền
McLaughlin (mặec-láph-lân): Mắt láo liên
Brookhurst (brúk-hơrst): Bốc
Hốt
McKee (mặec-ki): Mặc
Kệ
Tully (tu-li): Tú
Lỳ
Bascom (bas -com): Bát
Cơm
Saratoga
(sa-ra-tô-ga): Xỏ Lá To Gan
Piedmont (píd-mont): Bịt
Mông
Sau đây là một
người Việt nói một câu dùng tiếng Mỹ trà trộn
thêm vào:
- Ông đi tới bảng tốp (stop), quẹo phải
thì thấy đất to (drug store (drấg-stor) : nhà thuốc Tây)
mua cho tôi hộp ếch rình (aspirin), nghe nói ếch rình là thần dược còn chữa cô
rồ (cholesterol) nữa!
Đây là một câu chuyện
cũng về người Việt đọc tiếng Anh,
lưu truyền trên Internet, tôi không biết ai là tác giả,
xin chép lại nguyên văn:
Tui xin kể một chuyện vui có thiệt 100%, xảy
ra cho chính tui:
Cách đây vài tháng, một người bạn nhờ
tui ra phi trường đón dùm một cô ca sĩ rất rất
ư là nổi tiếng bên VN (xin cho phép tui tạm dấu
tên cô ca sĩ đó). Nàng là thần tượng của giới
trẻ bên đó và cũng như bên đây .
Nàng rất ư là dễ thương và very cute
! và thông minh luôn . Nàng sang đây hát
show theo lời mời của nhóm người bạn của
tui . Anyway, trên xe, nàng hỏi tui là nàng có
thể xài thẻ tín dụng bên đây được không ? tui hỏi lại là
thẻ loại gì ? của nhà băng nào
? Thì nàng nhỏ nhẹ bảo là thẻ của nàng là thẻ
"Con Mẹ Xin ăn" !!! Và cứ
thế, suốt cả giờ, nàng huyên thuyên kể về
cái thẻ "Con Mẹ Xin ăn" của nàng có rất
nhiều tiền trong đó, nàng có thể dùng nó bất cứ
lúc nào và bất cứ nơi
nào trên thế giới.
Tui không dám hỏi . Cũng không
dám ngắt lời nàng để hỏi .
Trong lòng cứ ấm ức và thắc mắc
, - Ngộ thiệt đó nha ! Cớ sao nhà băng bên
Việt Nam
lại lấy một cái tên nghe oái oăm thiệt
. Tại sao lại đi lấy tên nhà băng là
"Con Mẹ Xin ăn" nhỉ? Thiếu gì tên đẹp
mà sao hổng lấy . Mà lạ, nàng bảo
là cái "Con Mẹ Xin ăn" băng này là lớn lắm
đó nha ... Em được họ cho em muốn xài bao
nhiêu cũng được cả . Vì họ
biết em có dư khả năng trả cho họ hàng tháng !!! " Chở nàng
đến khách sạn, tui ngần ngừ rồi năn nỉ
: "Em cho anh xem thử cái thẻ ... của em được
không?"
Mèng đét ui, té ra nó là cái thẻ Commercial Bank ! tui phá ra cười
khom cả cái lưng còm ốm yếu cúa tui . Mà tất nhiên
là hổng dám giải thích cho nàng hiểu tại sao mình cười . hi hi hi Suốt
đời chắc hông bao giờ quên được cái kỷ
niệm đó, kỷ niệm mà tui hông bao giờ dám kể
lại cho nàng nghe cả!
Ghi chú: Chữ "Commercial" nếu phát âm theo tiếng Anh thì không nghe giống "Con Mẹ
Xin Ăn" nhưng nếu phát âm theo tiếng Pháp hoặc
theo lối VN thì đúng là "Con Mẹ Xin Ăn"
Dùng tiếng Anh sai cũng tai hại
không kém. Một chị bạn kể cho tôi
nghe chị có một bà láng giềng người Việt Nam. Một
buổi sáng chục năm trước bà ta ra xe thì gặp
ông láng giềng Mỹ. Khi ông ấy hỏi: "Bà đi đâu thế?" , thì bà ta trả lời: "Sáng nay tôi đi tìm mua một cái condom" . Ý
bà ta nói là muốn mua một cái condo
(con-đô, không có m), chữ viết tắt của chữ
condominium, có nghĩa
tương tự như chữ apartment,
nhưng bà ta lại nói nhầm
là condom (con-đâm). Condom
là bao cao su cho đàn ông dùng để ngừa thai!
Câu chuyện sau đây cũng là người
Việt nói tiếng Mỹ:
Có một anh Việt Nam ngày xưa ở dưới
Rạch Giá, sang đây làm nghề thợ
ráp ở hãng tôi. Cũng giống như bao nhiêu người
Việt mê nhạc Việt Nam, hát karaoke và tổ chức
nhẩy đầm ở nhà, anh ta rất rành rẽ những
điệu nhạc như Valse, Cha-Cha-Cha, Tango, Bolero, Rumba… Một
hôm anh ta xuống Santa Ana
vào một tiệm bánh
để mua bánh paté chaud. Rất tự tin, anh ta ung dung nói với
cô bán hàng:
- Cô bán cho tui ba cái bánh “ba-sô-đốp”.
Cô hàng ngẩn tò te nhìn vì không hiểu
anh ta muốn gì, mà anh ta cũng không biết tại sao cô ta
nhìn mình: Thay vì nói muốn mua bánh paté
chaud, anh ta nói muốn mua pasodoble,
một loại điệu nhẩy!
Đọc đến đây quý vị chắc sẽ
có vài nụ cười và nói với tôi “Thank you” đã viết bài này.
Tôi định trả lời “Không
có chi” bằng tiếng Anh
cho quý vị: “You are welcome” ;
nhưng thay vì phát âm đúng như
người Mỹ nói: “You Arr Gweo
Kâm” , tôi bắt chước một bà Việt Nam lớn
tuổi ở tiểu bang Mả-Cha-Chú-Chệt (Massachusetts
–Más-sa-chú-sệt) nói câu “You are welcome” với giọng
An Nam Mít đặc sệt:
- Giò heo hầm.
Nguyễn Tài Ngọc
August 2012
(Thành
thật cảm ơn chị Châu, chị Huyên, chị Sen, chị
Muội, anh Giang, anh Lương, Nguyễn Thu Hương,
Đoàn Thu Hương, Phi Liên , Lisa (Nguyên), Thúy, Trâm, đã góp
ý).
Chicago, May-2012
Nguyễn Tài Ngọc
Là thành phố đông dân thứ ba trên nước
Mỹ với 2.8 triệu người -sau Los Angeles (3.8
triệu) và New York (8.1 triệu)-,
Chicago cũng là thành phố đứng thứ ba với
số du khách đến thăm viếng hàng năm, 45.6
triệu (thứ nhất là Orlando với 48 triệu,
thứ nhì là New York City với 47 triệu, thứ tư là
Anaheim với 42.7 triệu). Orlando
có Disney World, Sea World, Universal Studios nên du khách viếng thăm
nhiều nhất thì đúng lý do. New York City thì khỏi cần nêu ra
lý do ai cũng biết tại sao. Anaheim
có Disneyland nên lý do cũng hiển
nhiên. Thế nhưng Chicago, thành phố vào mùa Đông ba tháng
12, 1,2 lạnh khủng khiếp, ban ngày
trung bình là 35 độ F (-2 độ C), ban đêm trung
bình 21 độ F (-6 độ C), mà số du khách
đến thăm viếng nhiều thứ ba trên
nước Mỹ thì chắn hẳn phải có gì đặc
biệt để xem, chứ không phải vì Abraham Lincoln
từng là dân biểu của tiểu bang Illinois.
Du khách đến Chicago vào
mùa Đông thì có lẽ chỉ là những người
thần kinh không thăng bằng vừa ở sa mạc Sahara
mới ra. Vào mùa hè thì khí hậu oi bức nóng
chẩy mồ hôi, chỉ có những người thích
đi Việt Nam
nhưng đi lạc đường mới đến Chicago. Tháng
tốt nhất đi Chicago,
hay tất cả các tiểu bang miền Đông Bắc, là
vào tháng Tư, Năm hay 9, 10 .
Tuần vừa rồi vợ chồng chúng tôi có
dịp gặp cô con gái thứ hai, và nhân tiện để
tìm hiểu tại sao du khách đến thăm Chicago. Chicago ở
trước Los Angeles hai múi giờ,
đi máy bay mất bốn tiếng nên chúng tôi mất sáu
tiếng đi từ Los Angeles
đến Chicago.
Phi trường Ohare, Chicago to
lớn và rất đẹp. Trước năm 2005, Ohare là
phi trường có số máy bay cất cánh và đáp
xuống nhiều nhất thế giới. Độc
giả của hai tờ báo Business Traveler Magazine (1998–2003) và Global
Traveler Magazine (2004–2007) [cho Ohare là “Best
Airport in North
America”. Thế nhưng ai có đến phi
trường này thì chuẩn bị có thể máy bay bị
trì hoãn. Sau John F. Kennedy Airport ở New York, Ohare là phi trường
đứng thứ nhì trên nước Mỹ về máy bay
khởi hành trễ giờ.
Tất cả những địa
điểm du ngoạn tôi muốn đi đều nằm
trong vùng downtown Chicago. Mướn khách
sạn trong downtown đắt quá, để dành tiền
đó xuống Santa Ana
uống nước mía tốt hơn nên tôi mướn khách
sạn gần phi trường. Xe bus của hotel
đến đón khách miễn phí, và chỉ trong 30 phút là chúng tôi đã có chìa khóa vào phòng.
Tôi đã nghiên cứu kỹ
lưỡng phương tiện di chuyển ở nhà
trước khi đi. Chicago có hệ thống
giao thông công cộng tốt hàng đầu nước
Mỹ, có xe điện ngầm Metro, xe
bus, và xe lửa, không khác gì Paris, London hay New
York nên tôi quyết định không
mướn xe hơi. Giá vé mỗi lần đi xe bus hay xe điện ngầm là $2.25, thế
nhưng mua vé hàng ngày đi vô giới hạn thì rẻ
hơn, chỉ có $5.75. Một tháng trước khi đi, tôi
vào website của Sở Giao Thông Chicago, Chicago Transit,
đặt mua vé trước, họ gửi vé về
nhà: http://faremedia.chicago-card.com/store/main.aspx?DepartmentId=34
Giá vé dùng vô giới hạn là :
1 ngày (1-day pass) : $5.75
3 ngày (3-day pass) : $14
7 ngày (7-day pass) : $23
Tôi mua vé 3-day pass. Chỉ có $14 mà
trong 3 ngày chúng tôi đi xe điện, xe
bus vô giới hạn từ khách sạn đến khắp
nơi dưới phố. Bảo đảm là không có
hệ thống giao thông công cộng trên thế giới nào rẻ
bằng ở Chicago,
ngay cả hệ thống bò kéo xe ở
nghìn năm văn vật đất Thăng Long cũng
không rẻ bằng (tiền taxi đi từ phi
trường Ohare đến downtown đã là $45 cho một
cuốc).
Việc thứ hai tôi nghiên cứu sẵn ở
nhà trước khi đi là dùng xe
điện hay xe bus số mấy đến những
địa điểm mình muốn đi. Google có một
website về phương tiện chuyên chở công cộng
rất hữu ích:
Vào website trên, đánh máy vào nơi đi và nơi
đến, Google sẽ chỉ rất rõ dùng metro tuyến
nào, xe bus số mấy, thời gian
đi là bao nhiêu lâu. Những ai dùng iPhone thì Google Transit là
nhất: không cần bản đồ, Google Transit sẽ
cho mình biết lấy chuyến xe bus
số mấy. Lần này đi tôi bỏ GPS ở nhà,
chỉ đem theo bản đồ Chicago mà tôi đã
viết chằng chịt số chuyến xe bus và metro trên
bản đồ. Bốn ngày ở Chicago tôi đi khắp nơi không
bao giờ lạc, và lúc nào cũng biết là
cần lấy chuyến xe số mấy,
đổi xe ở nơi nào. Mấy bà vợ đi theo
chồng ở những nơi du lịch thì như là con cá
nó sống vì nước, anh đi đâu em bám sát anh không thì
em sẽ lạc nên các ông chồng nên lợi dụng cơ
hội này xin Tổng Tư Lệnh Quân Đội cấp
giấy thông hành về SàiGòn thăm em. Bảo
đảm 100% chiếu khán sẽ được chấp
thuận.
Những ai cần có bản đồ xe bus hay
metro in chi tiết chuyến xe rất rõ ràng thì đến
văn phòng của CTA (Chicago Transit Authority), hoặc khi
đáp xuống phi trường, ở terminal của American
Airlines, lấy ở quầy Information
cho du khách. Có bản đồ này thì chẳng cần iPhone
hay iPhiếc, tất cả số chuyến xe
đều in trên bản đồ.
Việc thứ ba tôi chuẩn bị
sẵn ở nhà là mua vé vào cửa cho những chỗ mình
muốn xem. Website
http://www.citypass.com/chicago?mv_source=rkg&creative=11732082149&adpos=1t1&gclid=CJT_7LrvlrACFcVMpgod0TlY4Q bán giá đặc biệt CityPASS $84 cho năm
chỗ du ngoạn. Tôi đặt mua
trước, và họ gửi vé đến nhà.
Tiết kiệm được một lô tiền mua vé xe điện và vé vào cửa, không cần là
Donald Trump hay Cường Đô-la, chúng tôi sẵn sàng
mạo hiểm Chicago.
Việc đầu tiên du khách sẽ thấy khi
đến Chicago
là có rất nhiều dân da đen, nhất là khi dùng xe bus hay xe điện. Từ khách sạn
chúng tôi đến trạm xe điện
là một km rưỡi, đi bộ mất khoảng 20
phút. Tuyến xe Blue Line đi 35 phút,
dừng khoảng 15 trạm thì đến downtown. Xe không sạch như ở Washington
DC, không bẩn như ở Paris, có lúc chạy
trên mặt đất, có lúc chạy trong đường
hầm. Chỉ có nhà nghèo mới ở gần
đường rầy xe lửa nên có
những nơi xe chạy qua những khu nhà nghèo nhất
ở Chicago,
nhà cửa lụp sụp sát bên cạnh đường xe
chạy.
Đây là những
nơi chúng tôi đi xem ở Chicago:
Cloud Gate, ở Millenium
Park, 201 East Randolph : là một tác phẩm nghệ
thuật điêu khắc làm bằng những miếng
sắt hàn với nhau rồi đánh bóng lộn trông như
gương. Khánh thành vào năm 2004, Cloud Gate là nơi du khách
đến thăm nhiều thứ nhì ở Chicago, sau Navy Pier.
Buckingham Fountain, ở Grant Park : xây vào năm 1927,
Buckingham Fountain là một trong những bùng binh bắn
nước lớn nhất thế giới.
Navy Pier : Nơi thu hút du khách nhiều
nhất ở Chicago với shopping,
hàng quán, tầu du lịch, ngay Lake Michigan.
Majestic Mile: Tên lóng gọi con
đường shopping dọc theo North Michigan Ave. với rất
nhiều cửa tiệm đắt tiền, nhộn
nhịp như Champs-Élysées
ở Paris.
Chicago có
món "Deep dish pizza" nổi tiếng, bánh dầy một
inch, 2.5 cm, bên trong toàn là phô-mai, fromage, cheese. Ăn
một lần xong là bảo đảm tởn đến
già, chỉ mong được ăn mì gói 10 năm.
Khi đi bộ dọc theo bờ sông River Walk
dưới cầu của con đường State
Street hướng về North Michigan Ave., cảnh trí
khá đẹp nên tôi chụp vài bức ảnh. Ảnh
dưới đây là Marina City, hai condominium kiến trúc đặc
thù của Chicago:
Quay camera hướng về North Michigan để
chụp ảnh dưới đây, tôi phải dụi mắt
để xem chắc là mắt mình không bị lé: Ở
cột cờ bên tay phải, ngoài cờ Mỹ, cờ tiểu
bang Illinois, cờ thành phố Chicago, tôi thấy có cờ
vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa! Đến
gần thì tôi khám phá ra nơi này là đài kỷ niệm trận
vong chiến sĩ quân nhân của tiểu
bang Illinois tử trận ở Việt
Nam.
Đây là những
nơi chúng tôi đi xem với CityPASS:
Skydeck Chicago, Willis Tower, 233 South Wacker
Drive, vé vào cửa $17: Tọa lạc ở tầng lầu thứ 103
của Willis Tower. Willis Tower tên cũ ngày xưa là Sears Tower,
cao 1451-ft (442m), 108 tầng. Khi hoàn thành vào
năm 1973, Sears
Tower là nhà lầu
chọc trời cao nhất thế giới. Vào năm 2009, Willis Group Holdings mua lại,
đổi tên thành Willis
Tower. Họ
tân trang lại tầng thứ 103
-Skydeck- nơi cho du khách lên xem, và xây thêm ba cái ban-công bằng
kính, chiều rộng 4-feet (1.22m ), chiều dài khoảng 5m. Sàn cũng làm bằng kính để du khách có
thể nhìn xuyên qua kính 1353 feet (412m) xuống đất.
Mỗi ban-công có thể chịu sức nặng 4.5 tấn
nên trừ khi 60 người cỡ tôi nhét vào cùng một lúc
(không thể nào xẩy ra vì chỉ chứa tối đa là
20 người), còn không thì chẳng bao giờ có chuyện
cầu vừa xây xong tuần trước thì tuần sau
đã sập như ở Việt Nam.
Shedd
Aquarium, 1200 South Lake Shore, vé vào cửa $35: Hầu như ở khắp thành
phố lớn nào cũng có aquarium, và aquarium nào thì cũng có
đủ mọi sinh vật ở biển cả hay sông
ngòi. Sở thú và aquarium là thiên đàng của nhi
đồng. Shedd Aquarium cũng không là
trường hợp ngoại lệ. Ngồi ghế ở
nhà ăn nhìn cảnh tuyệt đẹp
của downtown Chicago.
Xem con cá ngựa
bơi lềnh bềnh trong hồ cá nhắc tôi nhớ
lại lần đầu tiên đi xe
lửa từ SàiGòn ra Nam
Định vào năm 1995. Khi xe ngừng
ở ngoài Trung, người bán hàng đứng bu quanh
cửa sổ xe lửa gạ bán. Thấy vài con cá ngựa
ngâm thuốc Bắc trên một mâm, tôi thích thú chưa bao
giờ thấy nó trong đời nên chăm chú nhìn nó,
hỏi bâng quơ vài câu hỏi. Bà bán hàng niềm nở vui
vẻ nói với tôi:
-Anh mua mợ hàng dùm em. Cạ
ngựa ngâm thuộc uống bộ lặm…
Sau khi ngắm nghía vài giây, tôi nói với bà ta không
mua. Tôi vừa nói xong
thì bà ta trợn mắt phùng mang chửi tôi xối xả:
-Đ.M. ! Không mua mạ xem làm cại chọ gì. Đ.M…
vậy mà cụng họi…
The Field
Museum of Natural History, 1400 South Lake
Shore, vé vào cửa
$22: Tôi thú thật là
chỉ có một loại museum tôi thích xem là máy bay. Ấy thế mà lần đầu tiên trong
đời tôi ở trong
Field Museum
hơn ba tiếng rưỡi đồng hồ, xem một
cách say mê. Field Musem là viện bảo tàng về
lịch sử, văn hóa của sinh vật, loài người, trái đất
với hơn 21 triệu specimen mà chỉ có một
số nhỏ trưng bày cho khách xem.
Nơi tôi thích nhất là phòng triển lãm
xương khủng long và hóa thạch (fossil) của
đủ mọi sinh vật khám phá ở nước
Mỹ, phần lớn là ở Wyoming.
Trong bức ảnh dưới đây, ở
hướng đầu bàn tay của vợ tôi là một
con ốc khổng lồ tìm ra ở
Texas. Họ ước lượng nó từ 114 đến
65 triệu năm trước.
Ngay giữa Field
Museum là một bộ xương của một con
khủng long họ đặt tên là Sue, theo tên của
bà Sue Hendrickson, người đã khám phá ra nó trên một
sườn núi, ở tiểu bang South Dakota. Vào
tháng 10 năm 1997, Field
Museum mua đấu
giá $8.36 triệu dollars. Điểm
đặc biệt của con khủng long này là 80% -90%
xương của nó vẫn còn tồn tại, thành ra nó là
con khủng long xương hóa thạch còn giữ lại hoàn
hảo nhất thế giới. Khoa
học gia ước lượng nó sống vào 67 triệu
năm trước, và chết khi chỉ mới có 28
tuổi. Tôi có xem ciné trong museum về chu
trình họ khám phá và gội rửa xương rồi ráp
lại. Trong Youtube có một đoạn video ngắn cho
thấy hình cô Sue tìm ra bộ xương con khủng long này
ở trên núi:
Người ta khám
phá xương khủng long ở khắp năm châu,
Mỹ, Âu, Phi, Á, Úc, do đó khủng long là sinh vật
hiện hữu có thật từ nghìn xưa chứ không
phải là chuyện huyền thoại. Khi nói về
khủng long - dinosaur-, chúng ta nghĩ ngay là con vật có
bốn chân. Thật sự chữ “khủng long” của
người Việt mình là từ chữ Hán konglong 恐龍 của Trung Hoa mà
ra: "con rồng khủng khiếp". Người Trung Hoa nghìn năm trước
cũng đã tìm thấy những xương khủng long
khổng lồ, không biết là con gì nên họ mới
gọi là konglong (terrible
dragon). Chữ “dinosaur” (“thằn
lằn đáng sợ” là do nhà sinh vật học
người Anh Richard Owen gọi vào khoảng niên kỷ 1830,
1840, vì ông ta không biết gọi nó là gì. Huyền
thoại Anh Pháp cũng có rồng. Ngay cả trong Kinh
Thánh cũng có nhiều chỗ đề cập về rồng
(nên nhớ chữ "dinosaur" chỉ mới dùng vào niên
kỷ 1830), hay khủng long: (Chúa phán với Job): "Hãy nhìn con thú to kinh khủng kia: Ta đã sáng
tạo nó, như sáng tạo ra ngươi. Nó ăn
cỏ như là bò ăn cỏ vậy".
Thấy tận
mắt xương khủng long và hóa thạch của
những con thú cả triệu năm trước là một
kinh nghiệm vô giá.
Có một phòng
trưng bày kim cương, đá quý. Tôi không biết giá trị quý giá của hột xoàn
nên trong khi vợ tôi vào phòng đó, tôi đến chỗ khác
xem đá từ ngoài không gian rơi vào trái đất. Trong khi tôi đang thả hồn vào đá meteorite thì vợ tôi chạy ra
bảo tôi phải vào xem những hột xoàn này. Khi tôi
vào xem thì thấy nhiều hột xoàn đắt tiền,
vợ tôi nói trị giá vào bạc triệu dollar, do một
cô Việt Nam tên Thuy
Ngo Nguyen tặng cho
Field Museum.
Xem xong mà tôi kính
phục cô Thuy Ngo Nguyen này, thầm lặng làm sáng danh
người Việt Nam, văn hóa Việt Nam, chứ ai
như cái ông thối oăm làm MC chương trình ca
nhạc Việt Nam, đầu óc con buôn chỉ có tiền
là sáng mắt, chả xem liêm sỉ là trọng, mà lại
cứ bắt ống loa parleur phát thanh điếc lỗ
nhĩ tự phong mình là người phát huy văn hóa An Nam!
John Hancock Observatory, 875 North Michigan
Ave, vé vào cửa $15: John Hancock Center là một building tọa lạc
trên đường nổi tiếng shopping, Michigan Ave (Majestic Mile). Cao 1,127
feet (344 m), với 103 tầng, nó là building cao thứ tư
ở Chicago, thứ sáu trên nước Mỹ. Tầng
Observatory khách trả tiền lên xem ở thứ 93. Cầu
thang máy họ nói là đi nhanh nhất thế giới:
mất 40 giây để lên đến đỉnh. Vì đã đi Willis
Tower ban ngày, vợ
chồng tôi đi building này vào ban chiều, buổi tối.
Cảnh nhìn ra Lake Michigan, Navy Pier, downtown Chicago và hoàng hôn tuyệt
đẹp. Có nhà hàng ở đây để khách có
thể mua thức ăn nước
uống.
Art Institute of Chicago,
111 South Michigan Ave,
vé vào cửa $18: Museum này có
rất nhiều tranh ảnh nổi tiếng nhưng hôm
Chủ Nhật đóng cửa. Cùng với Museum này, có
nhiều Viện Bảo Tàng khác cũng đóng cửa.
Tôi nghĩ lý do đóng cửa vì tình cờ khi tôi đến
Chicago thì
đó cũng là nơi họp thượng đỉnh
của NATO vào hai ngày Chủ Nhật và Thứ Hai 20, 21/5. Obama ngày xưa ở Chicago
nên chọn thành phố này làm NATO Summit 2012.
Ngày Chủ Nhật họ
đóng cửa nhiều museum hay chỗ danh lam thắng
cảnh để cho quan khách của Mỹ lẫn của
28 quốc gia đến tham dự, được
thoải mái xem. Tôi lý luận như vậy vì
tôi thấy đàn ông đàn bà từng nhóm người trong
quần áo lịch sự xem thắng cảnh bằng
tầu, bằng trực thăng.
Sáng hôm đó khi chúng tôi
trở lại Cloud Gate để chụp hình một
lần nữa thì thấy nhân viên an ninh
mật vụ hộ tống quan khách cũng đến xem
cảnh như mọi người.
Buổi họp mặt
NATO ở Chicago
làm tôi rất xì-nẹc vì đường xá bị cấm
khắp nơi, xe bus không chạy làm vợ
chồng tôi đi bộ hộc xì dầu. Bao nhiêu nước
trên thế giới ghét Mỹ mà tại sao Mỹ cứ bỏ
tiền ra -tiền thuế của dân Mỹ, của tôi
đóng- trả tiền cho những người không mang
ơn mình? Liên Hiệp Quốc có 192 quốc
gia hội viên. Mỹ chỉ là một trong 192 hội
viên thế nhưng cứ $4 dollars ngân sách LHQ thì Mỹ
đã trả gần 1 dollar: Mỹ đóng cho Liên Hiệp Quốc
1.08 tỷ so với tổng số ngân sách gần 4.9 tỷ.
NATO cũng thế. Lý do NATO được
sáng lập là để bảo vệ quân sự các quốc
gia ở Âu Châu. Mỹ ở tận bên Châu Mỹ này, xa tít vời
vợi, không ảnh hưởng gì hết thế mà 27 quốc
gia của NATO: Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây-Ban-Nha...., chỉ
đóng có 220 tỷ, trong khi một mình Mỹ đóng hơn
gấp 3.5 lần, 700 tỷ dollars?
Xe vận tải nối đuôi chận đường không cho xe vào
Năm 2003, khi Mỹ
tấn công Iraq, bực mình vì Pháp biểu quyết chống
đối Mỹ liên tục ở Liên Hiệp Quốc, hai
dân biểu Mỹ phát luật đổi chữ "French
fries" trên thực đơn ở trong nhà hàng Quốc Hội
thành "Freedom fries" (khoai
tây chiên người Mỹ gọi là "French fries",
trong khi người Anh gọi là "chips"). Người
Pháp và nhiều người trên thế giới cười
vào mũi người Mỹ vì hành động trẻ con
này, nhưng những người ấy không biết là sự
bực dọc của người Mỹ đối với
người Pháp một phần
cũng là ngấm ngầm từ một món nợ xưa, có
liên hệ đến NATO:
Sau Đệ
Nhị Thế Chiến, nhận thức hiểm họa
quân sự của Nga-Sô và Đông Đức, các quốc gia
đồng minh và Mỹ lập ra NATO vào năm 1949 với mục đích
các quốc gia hội viên sẽ bảo vệ lẫn nhau
nếu bị tấn công về quân sự (NATO là
chữ viết tắt của North Atlantic Treaty Organization , tiếng Anh. OTAN
là chữ viết tắt của Organisation du traité de l'Atlantique Nord,
tiếng Pháp.
Cả hai chữ có nghĩa là Hiệp Hội Minh Ước Liên
Phòng Bắc Đại Tây Dương). Số hội viên
của NATO bây giờ đã lên đến 28 quốc gia,
với các hội viên cường quốc là Mỹ, Anh,
Đức, Pháp, Ý, Canada....
Vào tháng 9 năm
1958, Tổng Thống Charles de Gaulle phản đối
Mỹ lạm dụng quyền hành hội viên, và vì không
thích Anh và Mỹ liên hệ quá mật thiết mà theo De Gaulle
bỏ lơ Pháp qua một bên, De Gaulle rút Hạm Đội
Mediterranean của Pháp ra khỏi NATO. Sau đó, De Gaulle
cấm tất cả vũ khí nguyên tử của quân
đội ngoại quốc trên đất Pháp. Lệnh
cấm này bắt buộc Mỹ phải di chuyển hơn
200 máy bay quân sự ra khỏi căn cứ Không quân của nước
Pháp trước năm 1967.
Năm 1966, De
Gaulle rút tất cả quân đội Pháp ra khỏi sự
chỉ huy của NATO, và yêu cầu tất cả quân
đội NATO rời xứ Pháp. Sự đòi hỏi này
khiến cho NATO phải di chuyển trụ sở trung
ương của NATO từ Rocquencourt gần Paris sang
Casteau, Bỉ. Hiện giờ trụ sở trung ương
của NATO vẫn còn ở Bỉ, nhưng ở thành
phố Brussels. Pháp vẫn là hội viên của NATO, nhưng
độc lập điều khiển quân đội
của mình.
Theo nhiều
người Mỹ, chỉ trích Hoa Kỳ và rút quân khỏi
NATO của De Gaulle là hành động ăn cháo đá bát,
nhất là vào ngày D-Day Mỹ đã chết 6603 quân lính,
chưa kể biết bao nhiêu là tiền bạc để giải phóng Paris ra
khỏi Đức Quốc Xã.
Ngày nay rất
nhiều quốc gia Âu Châu than phiền Mỹ là dân cao
bồi, đụng ai đánh đó, không tham khảo ý
kiến của quốc tế. Thế nhưng nói là một
việc, làm là một việc khác. Thí dụ điển hình
là cả quốc tế đánh Libya năm ngoái. NATO
biểu quyết tưần tiễu không phận Libya
để Không quân Libya không thể nào cất cánh oanh tạc
quân nổi loạn. Thế nhưng khi thực hành thì 75% máy
bay, phi vụ, trinh sát, xăng nhớt là của quân
đội Hoa Kỳ. Tôi không thấy thế giới than
phiền là Mỹ kiêu ngạo đánh Libya một mình ?
Quân lực NATO
quá yếu ớt, không có đến một chiếc máy bay
trinh sát cao độ nên tháng Hai vừa rồi NATO
đồng ý mua 5 chiếc phi cơ cao độ trinh sát
Global Hawk của Hoa Kỳ với giá một tỷ dollar.
Thế nhưng NATO mua mà lại than phiền không có tiền
nên chính phủ Mỹ đồng ý sẽ trợ giúp
40% !
Nhật Bản
là nước cũng được Mỹ giúp rất
nhiều từ khi Đệ Nhị Thế Chiến.
Thế nhưng người Nhật lúc nào cũng mang ơn
người Mỹ. Khi hỏi người Nhật nêu ra tên
10 người có công lớn với nước Nhật, ai
cũng nghĩ là tất cả đều nêu danh 10 người
Nhật, nhưng thật không ngờ một trong 10
người họ nghĩ có công lớn với nước
Nhật là một người Mỹ, General Douglas MacArthur,
người phụ trách việc tái thiết Nhật
Bản sau chiến tranh. Làm ơn mà người nhận
ơn hiểu biết công khó của mình thì mới nên
tiếp tục làm.
Ngày Chủ
Nhật hôm nay không những cảnh sát chặn
đường cho tôi đi bộ mệt nghỉ, thế
mà những quan chức NATO lại được tiền
đóng thuế của người Mỹ, của tôi,
hộ tống ngồi trên xe đi tham quan, thế có
...đau cho tôi không chứ!
Chiếc máy bay
rời Chicago về Los Angels của tôi bị trì hoãn 50 phút
vì thời tiết. Nói về phương diện chính
trị, Chicago và tiểu bang Illinois là thành phố và tiểu
bang tham nhũng nhất nhì nước Mỹ: Vào tháng 3
năm nay, Giáo Sư Dick Simpson của University of Illinois ở Chicago sau khi phân tích
dữ kiện thu nhặt, tuyên bố Chicago là thành phố
tham nhũng nhất nước Mỹ. Từ niên kỷ
1970, bốn trong bẩy Thống Đốc của Illinois bị
kết án tham nhũng. Người
mới nhất là Thống Đốc Rod Blagojevich, bị
kết án 14 năm tù vào tháng 3 năm nay.
Ông Thống Đốc trước Rod Blagojevich, George Ryan,
hiện giờ vẫn ngồi tù án 6
năm rưỡi!
Nói
về phương diện thắng cảnh, tôi thích Chicago. Một thành phố muốn thu hút du khách phải thơ mộng, sạch
sẽ, vui nhộn, kiến trúc đẹp mắt, an toàn, nhiều
chỗ đi chơi, hệ thống lưu thông công
cộng khắp nơi. Chicago có đủ tất cả, bên tám lạng, bên
nửa cân với New York City,
nhất định không thua.
Nguyễn Tài Ngọc
May 2012
Tài
liệu tham khảo:
wikipedia
No comments:
Post a Comment