Sunday, March 3, 2013

ẩm thực 3.3.2013

Tiền Giang đâu chỉ có hủ tiếu Mỹ Tho

Nói đến Tiền Giang, người ta thường nhớ ngay đến hủ tiếu Mỹ Tho, nhưng ở đây còn có một món hủ tiếu cũng nổi tiếng không kém là hủ tiếu sa tế.
Với những du khách khi đến Tiền Giang, hầu như ai cũng muốn thưởng thức qua món ăn nổi tiếng của vùng đất này là hủ tiếu Mỹ Tho. Nếu có thời gian đi dọc theo các con đường ở thành phố, bạn sẽ thấy rất nhiều tiệm bán món ăn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng.
Tuy nhiên, với những người sành ăn, thì Tiền Giang không chỉ có hủ tiếu Mỹ Tho. Còn có một món hủ tiếu với cách chế biến hoàn toàn khác nhưng sự ngon miệng thì không hề thua kém là hủ tiếu sa tế Trưng Trắc, có gốc gác từ người Hoa.
hu-tieu-sa-te-1-jpg_1362193052[133208853
Hủ tiếu sa tế tôm. Ảnh: T.V.
Cũng sử dụng sợi bánh như món hủ tiếu Mỹ Tho, nhưng cái làm nên sự khác biệt của món ăn chính là nước sốt. Đây là thành phần quan trọng quyết định hương vị món ăn. Nấu nước sốt sa tế không hề đơn giản, đầu tiên hầm nồi nước lèo bằng xương bò cho thật đậm.
Tiếp đó, pha sa tế với các loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng rang giã nhuyễn, mè rang… xào với dầu mè. Sau đó, cho hỗn hợp đã chế biến vào nước hầm bò và nêm lại gia vị. Tô hủ tíu sa tế có mùi thơm gia vị ngào ngạt, với vị cay, chua, béo, bùi, mặn, ngọt thật thanh và hơi cay.

hu-tieu-sa-te-2-jpg[1332088530].jpg
Hủ tiếu sa tế nai. Ảnh: T.V.
Ăn hủ tiếu sa tế để cảm nhận vị ngọt đậm đà của nước hầm xương, vị thơm thơm cay cay của ngũ vị hương hòa trong vị chua chua của khế, hương thơm của mè, đậu phộng, húng quế... tất cả hoà lẫn tạo thành một gia vị rất riêng cho món ăn đặc trưng của người Hoa.
Thanh Viên

Công thức nấu 100 món ngon từ Vua đầu bếp Mỹ

Sau khi đăng quang "Vua đầu bếp Mỹ" bằng ẩm thực hương vị Việt, Christine Hà đã chia sẻ công thức nấu 100 món ngon, giúp chị em trổ tài nội trợ mỗi ngày.
Sự đăng quang ngôi vị quán quân của Christine Hà, một phụ nữ khiếm thị người Mỹ gốc Việt trong Vua đầu bếp - MasterChef Mỹ là bất ngờ lớn cho cuộc thi, khiến nhiều người xúc động.
Phần dự thi của Christine Hà trong đêm chung kết MasterChef gồm salad cua papaya Thái, cơm sườn ốp la đặc trưng hương vị Việt Nam và kem dừa gừng. Ba món ăn được ví như một "bản giao hưởng của hương vị", tuy giản đơn nhưng lại giành được nhiều lời khen ngợi và chinh phục bộ ba giám khảo khó tính. Chia sẻ về bí quyết chiến thắng MasterChef, Christine Hà cho biết: "Tôi tin có một sợi dây kết nối tình cảm giữa trái tim bạn và những gì bạn nấu, nên tôi luôn nấu những món tôi thật sự yêu thích và nấu ăn bằng cả trái tim mình. Vì vậy, thay vì chọn nấu những món Pháp, Italy… vốn đã rất quen thuộc với các giám khảo, tôi chọn nấu món Việt - món tôi thật sự yêu thích và có thể nấu ngon".
2.JPG
Đội ngũ đầu bếp Knorr và Christine Hà đã làm việc cùng nhau để sáng tạo công thức nấu 100 món ngon dành tặng cho phụ nữ Việt Nam.
Chiến thắng của cô gái khiếm thị Christine Hà đã làm rung động trái tim của hàng triệu khán giả toàn cầu. Nhiều người đã gọi Christine Hà là "siêu anh hùng ẩm thực", là người đã mang ẩm thực Việt Nam chinh phục cả thế giới. Tuy nhiên, với người phụ nữ nhỏ bé này, quà tặng có ý nghĩa nhất của cô sau cuộc thi MasterChef chính là đã chiến thắng chính mình, vượt qua tất cả mặc cảm, khiếm khuyết để chứng tỏ bản lĩnh, tài năng và niềm đam mê nấu ăn.
Trong lần trở lại Việt Nam sau cuộc thi, Christine Hà đã làm việc cùng các đầu bếp Knorr để dành tặng 100 món ngon cho người Việt Nam, đây là sự sáng tạo trong một thời gian dài. Cuốn sách 100 món ngon là tập hợp 100 công thức nấu các món ăn ngon của mọi miền, bao gồm món kho, canh, xào, chiên, nướng… để chế biến bữa ăn hàng ngày và cả những món cuối tuần, món ngon ngày Tết, giúp chị em dễ dàng trổ tài nội trợ.
Trong cái nhìn của Christine Hà, phụ nữ Việt Nam là những người rất yêu thích công việc nấu nướng. Nhưng cũng như Hà và nhiều chị em hiện đại khác trên đất Mỹ, họ còn bận rộn với nhiều công việc nên không thể dành nhiều thời gian nấu ăn. "Với 100 công thức nấu ăn này, tôi hy vọng các chị em có thể nấu những món ăn ngon mỗi ngày một cách dễ dàng, ngon miệng hơn và có những giây phút sum vầy đầy ý nghĩa quanh mâm cơm gia đình", Christine Hà nói.
3.JPG
Canh nấm đậu phụ - một trong những món ăn được giới thiệu trong quà tặng 100 món ngon.
Để nhận được món quà là công thức nấu 100 món ngon của các đầu bếp Knorr và Christine Hà, bạn có thể tải phiên bản điện tử miễn phí trên trang web của Knorr tại www.knorr.com.vn hoặc soạn tin nhắn KNORR gửi 8040.

Độc đáo trái giấm nấu canh chua cá

Vị chua thanh đặc trưng của trái giấm tạo nên một hương vị rất riêng và lạ miệng cho món canh chua cá lóc đã quá đỗi quen thuộc.
Cây giấm, còn gọi bụp giấm hay cẩm thanh là loại cây hoang dại mọc khắp nơi ở đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một loại cây có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người, lá hoặc vỏ trái giấm có vị chua hơi ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải khát…dùng chữa các bệnh viêm họng, ho, gan, mật, cao huyết áp... Ngoài ra, trái giấm còn là thứ gia vị không thể thiếu trong nồi canh chua cá lóc truyền thống của người miền Tây.
Cây giấm là một loại cây mọc hoang, có rất nhiều ở miền Tây.
Cây giấm là một loại cây mọc hoang, có rất nhiều ở miền Tây. Ảnh: T.L.
Nguyên liệu nấu món ăn gồm có rau muống, khóm (dứa), đậu bắp, và trái giấm. Rau muống bỏ bớt lá, ngắt thành từng đoạn ngắn, ngâm trong nước muối pha và rửa lại bằng nước sạch. Dứa gọt bỏ vở, thái thành từng miếng vừa ăn, đậu bắp thái khúc, tách lấy phần vỏ trái giấm, rửa sạch để ra tô.
Cá lóc để nấu canh muốn ngon phải là loại cá lóc đồng, tuy nhiên, ngày nay thì rất hiếm, đa phần là cá lóc nuôi nên thịt không được ngọt và chắc. Lựa những con cá lóc còn sống, to khoảng bằng cổ tay là được. Làm sạch cá, cắt làm đôi, rửa sạch, để ráo. Đặt nồi nước lên bếp nấu sôi và cho vỏ trái giấm vào nấu mềm.
Canh chua cá lóc nấu trái giấm có vị chua thanh ngon miệng.
Canh chua cá lóc nấu trái giấm có vị chua thanh ngon miệng. Ảnh: T.L.
Nêm gia vị cho nước dùng có vị chua thanh đậm đà là được. Tiếp đến cho cá lóc vào nấu chín. Khi nước sôi lại, cho tiếp các loại rau vào, nêm lại gia vị và tắt bếp. Múc canh ra bát, rắc lên bề mặt một ít hành lá, ngò om thái nhỏ cùng vài lát ớt sừng chín cho có mùi thơm. Ăn canh chua cá lóc nấu trái giấm không thể thiếu chén nước mắm ớt nguyên chất. Trong những ngày trời nắng nóng, vị chua thanh của món ăn không chỉ đem lại cảm giác ngon miệng mà có tác dụng thanh nhiệt rất tốt cho gia đình bạn.

Đến Ninh Bình, đừng quên ăn cơm cháy

Tương truyền cơm cháy đã xuất hiện khoảng 100 năm trước, do chàng thanh niên Ninh Bình tên Hoàng Thăng tạo ra từ một món ăn của người Hoa. 
Từ đó đến nay cơm cháy đã phát triển và trở thành đặc sản của vùng đất Ninh Bình.
Cơm cháy được ăn kèm với chà bông, mỡ hành.
Cơm cháy được ăn kèm với chà bông, mỡ hành... Ảnh: T. H.
Cơm cháy, thoạt nghe đã thấy đơn sơ và giản dị, nhưng các công đoạn chế biến lại không hề đơn giản. Tất cả đều được làm thủ công và theo bí quyết gia truyền riêng. Gạo vo sạch, cho vào nồi và nấu chín. Gạo để nấu cơm được lựa chọn kỹ càng từ những loại gạo dẻo, đặc biệt là gạo tám thơm Hải Hậu (Nam Định). Nồi nấu được chọn từ những nồi gang đáy dày.
Cơm cháy thường được đóng vào bao và bán cho du khách.
Cơm cháy thường được đóng vào bao và bán cho du khách. Ảnh: N.B.
Khi cơm chín, nhanh tay xới cơm ra chỉ để lại phần cháy sém dưới đáy nồi. Lúc này vẫn tiếp tục để lửa nhưng phải thường xuyên xoay nồi cơm cho chín đều. Lóc lấy phần cơm cháy, bẻ miếng vừa lớn gần bằng bàn tay và đem phơi khô.
Khi ăn, miếng cơm cháy chiên trên chảo dầu vàng rộm, đậm đà và giòn tan. Món cơm cháy có thể chấm nước tương, ăn kèm hành phi, hoặc ruốc tùy theo khẩu vị của từng người.
Đơn sơ giản dị là thế nhưng cơm cháy làm xao xuyến bất cứ thực khách nào khi đến Ninh Bình. Nó còn là một đặc sản, món quà gửi gắm cả tấm lòng của người dân cùng hương vị của mảnh đất này đến bạn bè và du khách gần xa.

Ao Ta ưu đãi khách hàng nữ dịp 8/3

Khi đến Ao Ta trong dịp này, chị em sẽ được thưởng thức những món ăn ngon và nhận quà ý nghĩa.
8/3 được xem là ngày tôn vinh các chị em phụ nữ. Cứ đến ngày này, nhiều cánh đàn ông có dịp bày tỏ tấm lòng và dành tặng những món quà ý nghĩa cho nửa yêu thương của mình. Còn chị em sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi được cùng gia đình, bạn bè quây quần bên chiếc bàn nhỏ, thưởng thức những món ăn hấp dẫn trong không gian ấm cúng.
AoTa1-jpg-1362039479_500x0.jpg
Sò điệp hấp miến sẽ là lựa chọn thú vị.
Sò điệp là hải sản phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Tại Ao Ta, các món ăn được chế biến từ sò điệp rất đa dạng và phong phú. Loại sò này giàu kẽm, protein, photpho, lipit, đặc biệt là thành phần axit béo omega-3 có tác dụng tốt cho sức khỏe của chị em. Món sò điệp hấp miến trên bếp hồng đỏ với hương thơm nồng từ thịt sò điệp chín, kết hợp cùng vị ngọt mát của chút mỡ hành đã trộn sẵn quệt phía trên con sò, bùi dai từ miến, ăn kèm gia vị chanh tỏi giã nhuyễn... sẽ mang lại trải nghiệm thú vị cho bạn.
AoTa2-jpg-1362039479_500x0.jpg
Lẩu tôm càng chua cay ngon bắt mắt.
Ngoài ra, khi đến với nhà hàng, chị em sẽ hài lòng với món lẩu tôm càng. Nước lẩu tôm được đựng trong nồi gang dạng xưa, đặt trên bếp cồn giữ âm ỉ nóng cho đến khi bạn ăn hết. Rau ăn kèm cũng đầy đủ loại từ nấm rơm, nấm sò, cải chíp, cải thảo, ngô và bí đỏ để kích thích vị giác của người ăn. Nước lẩu chua cay, xen lẫn vị ngọt đậm đà được nấu từ nước xương, có hương thơm nhẹ của giềng, tỏi và lá chanh trong nước lẩu... sẽ mang lại nhiều dư vị khó quên cho chị em và gia đình.
AoTa3-jpg-1362039479_500x0.jpg
"Nửa thế giới - Một niềm vui".
Nhân dịp 8/3, Ao Ta tổ chức chương trình "Nửa thế giới - Một niềm vui". 83 khách hàng nữ đầu tiên đến nhà hàng sẽ được tặng những món quà may mắn và ý nghĩa.
Thông tin chi tiết, liên hệ:

- Ao-Ta 1: 31 & 33 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội. Tel: 04.3835 9118/ 0916 555 131
- Ao-Ta 2: 137 Mai Hắc Đế, Hà Nội. Tel: 04. 39748856/ 0916 555 137

Hotline: 0933 681973/ 0935 331 973, Website: http://aota.com.vn
Fanpage: http://www.facebook.com/aotarestaurant

Thơm ngon bánh in xứ Huế

Vị cay của gừng, thơm của mè, bùi của đậu phộng cùng vị ngọt đặc trưng đã tạo nên hương vị riêng biệt cho chiếc bánh in của xứ Huế.
Bánh in còn gọi là bánh cộ. Bánh được đúc từ những chiếc khuôn bằng gỗ nên có tên gọi là bánh in. Bánh in xứ Huế có nhiều loại khác nhau như: bánh in đậu xanh, bánh in bột nếp, bánh in bột đậu quyên, bánh in bình tinh...
Bánh in là món bánh bình dị của người xứ Huế.
Bánh in là món bánh bình dị của người xứ Huế. Ảnh: M.K.
Mặc dù khác nhau về nguyên liệu nhưng để làm ra những chiếc bánh in thơm ngon đều phải trải qua nhiều công đoạn. Với bánh in đậu xanh, đậu quyên thì đậu sau khi làm sạch vỏ và đem hấp chín. Sau đó cho đường vào nấu với lửa thật nhỏ đến khi bột không dính tay là có thể đem đúc thành khuôn.
Riêng với bánh in bột nếp, điều quan trọng nhất là nếp phải lựa những hạt căng tròn, vo sạch để ráo nước, tiếp đó đem rang với lá dứa cho thơm. Khi hạt nếp có màu hơi vàng và dậy mùi thơm, lấy bỏ hết lá dứa và xay nhuyễn nếp đã rang. Hòa tan nước lạnh và đường cát trắng (có thể thêm một chút nước hoa bưởi hoặc vani cho thơm) với lửa thật nhỏ để hỗn hợp sôi liu riu cho đến khi đường hơi sánh là được. Khi in thì trộn bột và đường theo tỷ lệ 1:1, chà sát nhiều lần để đường và bột quyện vào nhau.
Bột làm bánh in thường là bột nếp, bột bình tinh hay đậu xanh.
Bột làm bánh in thường là bột nếp, bột bình tinh hay đậu xanh... Ảnh: M.K.
Ngày nay, để giảm bớt công đoạn, người làm bánh in có thể mua về những loại bột đã làm sẵn, đường cũng được nấu sẵn rồi đem trộn theo tỷ lệ nhất định. Tùy theo khẩu vị của từng người mà khi in bánh có quyết định cho thêm nhân hay không. Nhân bánh in rất đơn giản, có thể là mè, gừng, đậu phộng, mức bí đao hay chuối sấy khô... Khi in bánh, cho bột vào nửa khuôn bánh, cho nhân vào, tiếp đến cho bột vào đầy khuôn bánh là có thể in được.
Khuôn bánh in cũng rất đa dạng như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình lục giác hay bát giác... và độ dày, mỏng cũng khác nhau tùy theo sở thích của từng người. Bánh sau khi in phải sấy bánh trên lửa than cho thật kỹ, thật khô, đều. Nếu không bánh sẽ nhanh bị mốc, tiếp đó gùng giấy kiếng gói bánh lại là hoàn tất.
Khuôn bánh thường có hình vuông, hình tròn hay hình chữ nhật và thường được khắc chữ hoặc hoa, lá.
Khuôn bánh thường có hình vuông, hình tròn hay hình chữ nhật và thường được khắc chữ hoặc hoa, lá. Ảnh: M.K.
Bánh in bình dị với hương vị riêng của mình từ lâu đã trở thành món quà tiến vua nổi tiếng của xứ Huế. Ngoài ra, bánh là một thành phần quan trọng trên các mâm cổ của những gia đình người Huế. Đặc biệt, trong những buổi sáng sớm, ngồi nhâm nhi ly trà nóng với bánh in thì không còn gì bằng, cái vị chát đắng của trà hòa cùng vị ngọt thơm của bánh in đem lại hương vị rất thơm ngon.

Dân dã những món ăn nhà quê

Cơm hến, canh mít non, gỏi vả... là những món ăn bình dị quen thuộc với  người quê miền Trung.
Từ những nguyên liệu có sẵn nơi đồng ruộng như: bắp chuối, mít non, lá lốt, quả vả... người miền Trung đã khéo léo kết hợp với nhau để tạo nên những món ăn bình dị, dân dã nhưng không kém phần ngon miệng.
Cơm hến
Thành phần món ăn đơn giản, nhưng ẩn chứa bên trong là sự tinh tế đến mức cầu kỳ của người Huế. Hến là thành phần quan trọng nhất của món ăn. Ở Huế, con hến không to như các vùng khác nhưng cho vị ngọt rất ngon miệng. Hến ngâm nước gạo một thời gian để nhả hết nhớt cũng như bùn đất. Rửa sạch và đem luộc cho đến khi hến há vỏ. Vớt hến cho vào rổ, sàng lấy thịt. Lấy phần nước luộc hến sau khi đã lắng cặn.
bat-com-hen-jpg[1332088530].jpg
Cơm trắng sau khi nấu chín, được để nguội, các loại rau ăn kèm như xà lách, húng thơm, cải xanh, môn... rửa sạch, thái nhỏ, lõi chuối non, khế chua được thái sợi. Một bát cơm hến là sự pha trộn của tất cả các nguyên liệu, cho một ít cơm nguội, các loại rau, một ít hến, thêm đậu phộng rang vàng còn nguyên hạt và vỏ, đôi ba lát da heo chiên phồng, hành phi và một nguyên liệu không thể thiếu là mắm ruốc Huế. Đặc biệt, người Huế rất ăn cay nên cơm hến cũng không ngoại lệ. Trộn đều tất cả các nguyên liệu và thưởng thức.
Gỏi mít non
Món gỏi đơn giản với mít non, lạc, các loại rau thơm ăn kèm với bánh đa rất đậm đà và ngon miệng. Gỏi mít rất dễ làm và không mất nhiều thời gian. Người dân ở đây thường lựa chọn những trái mít gai mịn đều, da nhẵn, bổ trái mít ra thành nhiều phần nhỏ, gọt vỏ, bỏ cùi, ngâm vào nước lạnh để mít ra bớt mủ và không bị thâm vì gió.
goi-mit-jpg[1332088530].jpg
Sau khi ngâm, mít được rửa sạch, đem luộc cho vừa chín tới, vớt ra để ráo và thái thành từng sợi nhỏ vừa ăn theo thớ mít. Tôm rửa sạch, bỏ vỏ, ướp với một ít gia vị sau đó xào nhanh cho tôm chín. Thịt ba chỉ rửa sạch, luộc chín và thái sợi vừa ăn. Cho mít non, tôm, thịt vào thố trộn chung với rau răm, húng quế, húng lủi, lạc giã dập, nêm gia vị vừa ăn. Ăn gỏi mít non không thề thiếu bánh tráng nướng cùng chén nước mắm chanh tỏi ớt.
Gỏi vả
Vả trộn là món ăn ngon miệng và rất dễ thực hiện. Vả lựa chọn mua loại còn tươi xanh, ở phần cuống còn mủ mới ngon. Khi mua về, rửa sạch và đem luộc chín. Lột bỏ lớp vỏ bên ngoài, bổ đôi và thái lát mỏng vừa ăn theo chiều dọc của thân quả. Vả trộn là món ăn nhà nghèo, nên tôm, thịt thường rất ít, nó như điểm xuyết tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn. Thịt ba chỉ được luộc chín, thái nhỏ, nếu thích thì có thể mua thêm tôm, luộc chín, bỏ vỏ. Hành lá, ngò gai, ngò rí, rau răm rửa sạch và thái nhuyễn.
va-tron-jpg[1332088530].jpg
Sau khi chuẩn bị xong, trộn đều tất cả các nguyên liệu như vả, thịt, các loại rau thơm, vừng lại với nhau. Nêm một ít gia vị, tiêu cho vừa ăn là được. Bày món vả trộn ra đĩa, nếu có tôm thì cho vài con lên trên cho đẹp mắt. Vả trộn được ăn kèm với bánh tráng nướng và chén nước chấm cay.
Canh mít non nấu lá lốt
Đây là món ăn rất được ưa thích trong thời tiết nắng nóng ở miền Trung. Hương thơm của lá lốt hoà trong vị ngọt tự nhiên của nước dùng đem lại cho người ăn sự thanh mát, ngon miệng. Chế biến món canh này rất đơn giản, mít non gọt sạch vỏ, thái lát mỏng, ngâm trong nước lạnh cho khỏi bị thâm. Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ.
canh-la-lot-jpg_1362032034[1332088530].j
Tôm tươi lột bỏ vỏ, rửa sạch. Dùng dao đập dập hoặc có thể cho vào cối giã hơi nát. Làm nóng dầu ăn, cho hành tím vào phi thơm. Tiếp đến cho tôm đã giã vào xào sơ qua. Cho nước vào đun sôi, sau đó cho mít vào và tiếp tục đun sôi, nêm lại gia vị vừa ăn, cho lá lốt vào, tắt bếp, múc ra bát và thưởng thức.
Ngoài những món ăn kể trên, còn rất nhiều món ăn dân dã khác như: hến trộn xúc bánh đa, canh hến, mít non kho cá chuồn... đây đều là những món ăn quen thuộc trong thực đơn hằng ngày của người miền Trung.

Ăn khoai tây giảm béo, lâu già

Có tác dụng giảm béo, làm chậm quá trình lão hóa... là những lợi ích từ củ khoai tây mang lại mà bạn không ngờ đến.
Theo Hội đồng khoai tây Mỹ (USPB), khoai tây là một loại thực phẩm có tác dụng rất tốt đến sức khỏe con người. Dưới đây là một số lợi ích của việc dùng khoai tây.
1. Tác dụng giảm béo
Khoai tây là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp và tỷ lệ chất xơ cao (hơn 2g chất xơ trong một củ khoai tây 148g). Vì thế, việc sử dụng khoai tây mỗi ngày còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu, cải thiện hàm lượng lipid trong máu, tăng cảm giác no, vì vậy giúp giảm cân.
Khoai tây là một thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hằng ngày, có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ con người.
Khoai tây là một thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hằng ngày, có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Ảnh: Khánh Hòa.
2. Nguồn cung cấp kali số 1
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, khoai tây chứa nhiều kali, chỉ một củ khoai tây cung cấp 18% lượng kali cần thiết trong ngày cho cơ thể, giúp con người giảm được các nguy cơ về cao huyết áp và đột quỵ.
3. Giàu vitamin và khoáng chất
Lượng vitamin và khoáng chất dồi dào phong phú có trong khoai tây như vitamin B6, C, sắt, canxi, phốt pho giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về ung thư và làm đẹp da.
Có rất nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng từ khoai tây như nấu súp, làm salat, chiên.
Có rất nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng từ khoai tây như nấu súp, làm salat, chiên... Ảnh: Khánh Hòa.
4. Làm chậm quá trình lão hóa
Khoai tây chứa hàm lượng vitamin C cao, có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, có thể làm chậm quá trình sản sinh các tế bào lão hóa, duy trì sự thanh xuân, tươi trẻ cho phụ nữ.
5. Chống ung thư
Một củ khoai tây trung bình 148g chứa khoảng 26g cacbohydrat, hình thức chủ yếu của chất này là tinh bột tinh. Tinh bột này được coi là có hiệu ứng sinh lý và lợi ích cho sức khỏe giống chất xơ là chất chống ung thư ruột kết.

Những món ngon ở Đà Lạt

Nem nướng bà Hùng, bánh tráng nướng, dâu tây kem... là những món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến thăm thành phố ngàn hoa.
1. Nem nướng
Nổi tiếng nhất ở đây là quán nem nướng Bà Hùng (đường Phan Đình Phùng). Đây là địa chỉ được truyền tai nhau của du khách khi đến Đà Lạt. Không giống món nem chua rán của người Hà Nội, nem nướng ở Đà Lạt đa dạng với nhiều thành phần như nem, bánh tráng, rau, đồ chua, nước chấm...
Nem nướng Đà Lạt.
Nem nướng Đà Lạt. Ảnh: K.H.
Thành phần chính của món ăn là nem, được làm từ thịt heo tươi, vừa mới mổ xong. Thịt heo được rửa sạch, xay nhuyễn rồi nêm gia vị vừa ăn, vo thành từng viên dài quanh que tre nhỏ và nướng chín trên bếp than hồng. Nem nướng Đà Lạt được ăn như món gỏi cuốn của người Sài Gòn, dùng một lát bánh tráng mỏng, cho lên trên một lát xà lách, chuối chát, khế, đồ chua, lát nem nướng và vài miếng bánh tráng ngọt chiên giòn, cuộn tròn lại chấm vào nước chấm và thưởng thức.
2. Bánh tráng nướng
Đây là món ăn chơi nổi tiếng, được bán nhiều trên các con phố ở Đà Lạt. Nguyên liệu của một chiếc bánh tráng nướng trứng gồm có trứng chim cút, mỡ hành, thịt băm, tép rang và bánh tráng được làm từ bột gạo. Đầu tiên, chiếc bánh được đặt lên vỉ nướng trên bếp than hồng, cho nguyên liệu gồm hành phi, trứng lên bánh rồi dàn đều nguyên liệu trên bề mặt. 
Bánh tráng nướng trứng cút.
Bánh tráng nướng trứng cút. Ảnh: K.H.
Người bán thường cho vào một ít tương ớt để chiếc bánh được thơm ngon hơn. Trong những buổi tối trời hơi se lạnh, vừa đi dạo phố cùng bạn bè, vừa nhâm nhi chiếc bánh tráng nướng thơm mùi hành phi, vị cay nồng của ớt thì còn gì tuyệt hơn.
3. Dâu tây kem
Đây là một món ăn rất độc đáo của thành phố ngàn hoa này. Địa chỉ nổi tiếng nhất là quán Dâu Tây kem trên đường Phan Đình Phùng, đến đây vào giờ cao điểm thì bạn rất khó để tìm cho mình một chổ ngồi. Chỉ đơn giản với dâu tây, kem cùng ít si rô dâu, đậu phộng... nhưng hương vị thơm ngon, lạ miệng của món ăn đủ làm hài lòng những du khách khi ghé đến ăn ở đây.
Dâu tây kem.
Dâu tây kem. Ảnh: V.V.A.
4. Bánh căn
Trong cái khí trời lành lạnh của Đà Lạt, được ngồi bên bếp lửa ấm nồng và thưởng thức những chiếc bánh căn nóng hổi thì không còn gì hạnh phúc bằng. Những chiếc bánh có màu vàng hấp dẫn với rất nhiều loại nhân như: thịt, trứng, nấm, mực, tôm... mỗi loại nhân mang đến cho người ăn cảm giác ngon miệng khác nhau.
Bánh căn.
Bánh căn. Ảnh: K.H.
Nước chấm có màu đỏ tươi, được pha hơi sánh và có vị chua ngọt hơi cay rất ngon miệng. Ăn kèm là các loại rau sống như xà lách, rau cải, húng quế, diếp cá và xoài xanh thái thành sợi nhỏ. 
5. Bánh ướt lòng gà
Nằm trên đường Tăng Bạt Hổ, gần chợ Đà Lạt, quán bánh ướt gà ở đây luôn thu hút đông người dân địa phương và du khách đến thưởng thức món ăn lạ miệng này. Không ăn với chả, nem như món bánh ướt truyền thống của người miền Trung, món bánh ướt ở Đà Lạt được ăn kèm với thịt gà, lòng gà rất ngon và lạ miệng. Nếu có dịp đến thăm thành phố ngàn hoa, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn ngon miệng này.
Bánh ướt lòng gà.
Bánh ướt lòng gà. Ảnh: M.A.
Ngoài những món ăn kể trên, ở đây còn nhiều món ăn ngon và nổi tiếng như bánh canh Xuân An trên đường Nhà Chung, bánh bèo Phan Đình Phùng, bún bò Ánh Sáng cạnh bờ hồ Xuân Hương.... Nếu đi chợ đêm Đà Lạt, bạn sẽ được thưởng thức các món ăn chơi như bắp nướng, khoai lang nướng và uống sữa đậu nành nóng trong cái tiết trời lành lạnh của thành phố ngàn hoa.

Về Châu Đốc thưởng thức gỏi lạ sầu đâu

Món ăn là sự pha trộn giữa vị đắng của lá sầu đâu, cái mằn mặn của khô cá sặt, chua của xoài, hương thơm nồng các loại rau rất hấp dẫn.
Sầu đâu là loại cây hoang dã, mọc nhiều nhất ở Châu Đốc (An Giang), Kiên Giang, Bạc Liêu... Không như cây sầu đâu (sầu đông) phổ biến ở miền Trung, có hoa màu tím, lá độc không ăn được. Cây sầu đâu ở miền Tây có hoa màu trắng, lá có vị đắng, thường được người dân ở đây chế biến thành món gỏi sầu đâu ngon miệng.
Lá và hoa cây sầu đâu.
Lá và hoa cây sầu đâu. Ảnh: K.L.
Hàng năm, vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 Âm lịch, cây sầu đâu bắt đầu thay lá, ra hoa. Nếu có dịp ghé chợ Tri Tôn (Châu Đốc - An Giang) vào thời gian này, bạn có thể thấy từng bó lá và hoa sầu đâu được bán đầy trong chợ. Người dân thường mua lá và bông sầu đâu về, trộn chung với các nguyên liệu khác như khô cá sặt, thịt ba chỉ, dưa leo, xoài sống, các loại rau thơm... tạo nên món gỏi sầu đâu đặc trưng nổi tiếng ở vùng đất này.
Gỏi sầu đâu nổi tiếng của vùng Châu Đốc - An Giang.
Gỏi sầu đâu nổi tiếng của vùng Châu Đốc - An Giang. Ảnh: K.L.
Lá sầu đâu có vị đắng nên sau khi lặt những lá non, rửa sạch, người ta thường cho lá vào nồi chần với nước sôi cho bớt vị đắng. Các nguyên liệu khác được chế biến đơn giản, thịt ba chỉ luộc chín và thái sợi, tôm luộc chín bóc bỏ vỏ. Khô cá sặt nướng chín và xé nhỏ, xoài xanh gọt vỏ, thái sợi nhỏ, dưa leo rửa sạch, thái sợi.
Trộn tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau, rưới đều nước mắm ớt tỏi pha chua ngọt lên trên, trộn lại thật đều cho thấm gia vị là được. Gắp một miếng gỏi sầu đâu chấm và thưởng thức. Vị béo của thịt, ngọt của tôm, chua của xoài hòa lẫn vị hơi đắng của lá sầu đâu thấm dần vào vị giác tạo nên một cảm giác lạ miệng và thơm ngon rất khó diễn tả.

Lạ miệng với mì Quảng cá lóc

Thịt cá ngọt, nước dùng đậm đà, cùng đĩa rau xanh mướt đem đến cảm giác ăn ngon và lạ miệng.
Cá lóc chọn con vừa bằng cổ tay, thịt săn chắc là được. Làm sạch cá, bỏ vây, đánh vảy, rửa thật sạch rồi cho cá vào nồi nước đang sôi để luộc.
ca-loc-1-jpg_1361845913[1332088530].jpg
Cá lóc được luộc chín.
Cá luộc chín, vớt ra, lóc phần thịt cá thật khéo để tránh dính xương. Sau đó, tẩm ướp các loại gia vị, muối, tiêu, nghệ, củ nén... cho thật thấm. Khâu ướp này phải thật hài hòa gia vị vì nó quyết định đến chất lượng món ăn.
ca-loc-2-jpg_1361845923[1332088530].jpg
Thịt cá được lóc bỏ xương, ướp với các loại gia vị.
Công đoạn quan trọng nhất là nấu nước "nhưn". Để nước "nhưn" thật đậm đà, người ta thường nấu với dầu phụng ép. Khử dầu chín, bỏ chút củ nén là thơm bừng cả gian bếp. Cho vài lát cà chua vào xào để nước nhưng thêm vị và nhiều màu sắc. Tiếp theo, cho thịt cá vào rim cho ngấm gia vị.
ca-loc-3-jpg_1361845936[1332088530].jpg
Nước "nhưn" được nấu từ nước luộc cá nên có vị ngọt tự nhiên.
Sau đó cho phần nước luộc cá vào đun sôi, nêm nếm gia vị là hoàn thành phần nước "nhưn". Thêm một ít hành ngò thái nhỏ để món ăn thêm thơm ngon và bắt mắt.
ca-loc-4-jpg[1332088530].jpg
Rau ăn kèm với nhiều loại rau xanh mướt.
Phần rau sống ăn kèm phong phú với nhiều loại như bắp chuối, diếp cá, húng quế, húng thơm, xà lách...Cuối cùng, bày mì với rau ra bát, chan nước "nhưn", có thể thêm chút chanh, chút đậu phộng rang, bánh tráng... tùy theo khẩu vị.
ca-loc-5-jpg[1332088530].jpg
Mì Quảng cá lóc hấp dẫn người ăn bởi hương vị thơm ngon tự nhiên của mình.
Hương vị món mì ấm nồng đem lại hương vị thơm ngon, đậm đà lại rất lạ miệng cho người thưởng thức.

Đến Vũng Tàu ăn bánh khọt

Chiếc bánh nhỏ bằng miệng ly uống trà, bề mặt màu trắng tinh, điểm xuyết lên đó là màu đỏ gạch của tôm, màu xanh của hành thái nhỏ.
Bánh khọt là món ăn nổi tiếng của thành phố biển Vũng Tàu. Chiếc bánh có hình dáng như bánh căn của người miền Trung, cũng được làm từ bột gạo, nhưng khác ở chỗ có nhiều loại nhân và chỉ đổ với nhân tôm. Tôm tươi thường to khoảng bằng ngón tay út và được bóc bỏ vỏ trước khi đổ bánh.
Đĩa bánh khọt nhiều màu sắc rất bắt mắt.
Đĩa bánh khọt nhiều màu sắc rất bắt mắt. Ảnh: H.A.
Làm bánh khọt không khó nhưng đòi hỏi sự khéo léo từ đôi bàn tay của đầu bếp. Khâu khó nhất là pha bột, đây là công đoạn quyết định những chiếc bánh ngon. Bột gạo sau khi xay được pha với nước theo một tỷ lệ nhất định. Nếu bột pha đặc quá, bánh sẽ đặc, bở; bột lỏng quá thì bánh sẽ mỏng, không dẻo không ngon. Chiếc bánh đạt chuẩn là không quá dày hay quá mỏng, khi ăn giòn nhưng vẫn giữ được độ dai nhất định.
Khuôn bánh khọt thường làm bằng nhôm hoặc inox.
Khuôn bánh khọt thường làm bằng nhôm hoặc inox. Ảnh: H. A.
Nhân bánh khọt được làm từ tôm tươi. Tôm cắt bỏ đầu, lột vỏ, rửa bằng nước sạch và để ráo. Ngoài phần nhân là tôm tươi, phần tôm cháy màu vàng làm tăng thêm sự đẹp mắt, thơm ngon cho chiếc bánh khọt thơm ngon này. Làm tôm cháy khá đơn giản nhưng tốn không ít thời gian. Tôm mua về được làm sạch, luộc chín, bóc bỏ vỏ, cho phần thịt vào giã thật nhuyễn. Làm nóng chảo trên bếp, cho tôm đã giã nhuyễn vào và cháy đều đến khi tôm mịn và khô rang là được.
Bánh khọt được ăn kèm với các loại rau sống, nước mắm chua ngọt và đu đủ thái sợi.
Bánh khọt được ăn kèm với các loại rau sống, nước mắm chua ngọt và đu đủ thái sợi. Ảnh: H.A.
Bánh khọt được đổ trong những chiếc mâm bằng nhôm hoặc bằng inox, bên trên bề mặt khuôn được tạo hình lõm nhỏ bằng chiếc bánh. Trước khi đổ bánh, đầu bếp đặt khuôn lên bếp cho nóng, sau đó dùng mỡ heo thoa đều các khuôn, chế một lượng bột vừa đến mặt khuôn, cho tôm tươi đã bóc vỏ vào giữa và đậy nắp lại chờ bánh chín. Khi bánh vừa chín, gắp bánh ra đĩa, rắc lên bề mặt một ít tôm cháy, mỡ hành.
Bánh khọt được cuốn với các loại rau, chấm vào chén nước chấm và thưởng thức.
Bánh khọt được cuốn với các loại rau, chấm vào chén nước chấm và thưởng thức. Ảnh: H.A.
Khi ăn bánh khọt, người dân thành phố biển Vũng Tàu thườn ăn kèm với nước mắm pha chua ngọt, rau sống các loại như cải xanh, xà lách, tía tô, diếp cá... và đu đủ thái sợi. Cách ăn bánh khọt gần giống với cách ăn bánh xèo của người miền Nam, lấy một lá cải xanh, một lá xà lách, bên trên là các loại rau như diếp cá, đu đủ thái sợi, húng thơm... gắp một cái bánh khọt cho lên trên, cuốn tròn lại chấm vào nước chấm.
Trong những buổi chiều lộng gió ở thành phố Vũng Tàu, được ngồi bên đĩa bánh khọt nóng hổi, thưởng thức hương vị thơm ngon, đậm đà của món ăn vừa ngắm cảnh đẹp của thành phố biển khi chiều xuống thì không còn gì bằng.

Ăn cơm Bắc giữa Sài Gòn

Ở Sài Gòn nhớ bát canh cua rau đay, đĩa thịt luộc, cà pháo mắm tôm... xứ Bắc, bạn có thể tìm đến một số quán ăn ngon ở giữa Sài Gòn với điều kiện phải chấp nhận chờ đợi, không gian quán nhỏ hẹp.
Bữa cơm Bắc với nhiều món ăn quen thuộc.
Bữa cơm Bắc với nhiều món ăn quen thuộc. Ảnh: Khánh Hòa.
Những quán cơm Bắc nổi tiếng ở Sài Gòn như quán Làng Cua Đồng, quán Hoàn Kiếm, quán cơm Nam Định, quán Hương Bắc... Điểm chung là không gian tương đối nhỏ hẹp, chật chội, thực khách lúc nào cũng phải chờ đợi. Tuy nhiên, chất lượng món ăn luôn được đánh giá cao vì vẫn giữ được hương vị xứ Bắc.
Thịt luộc cà pháo mắm tôm.
Thịt luộc cà pháo mắm tôm. Ảnh: Khánh Hoà.
Các quán ăn này có gần như đầy đủ các món ăn đặc trưng của miền Bắc như: canh cua rau đay mướp hương, cá rô hầm nước dừa, thịt giả cầy, rau lang luộc, thịt luộc, cà pháo mắm tôm, tép riu rang khế chua... Món ăn thường không nhiều, mỗi loại một ít nên khách thường gọi nhiều món để thưởng thức mà không sợ phải bỏ thừa.
Ngoài hương vị lạ miệng, thơm ngon, những quán cơm Bắc ở Sài Gòn thu hút đông thực khách nhờ chất lượng và sự phong phú của thực đơn. Đa phần là món ăn nhà quê, nguyên liệu được đánh bắt từ ao đồng hay hái trong vườn nhà nên khi chế biến, không cần phải nêm nhiều gia vị nhưng lại có vị ngon ngọt tự nhiên.
Canh cua rau đay mướp hương.
Canh cua rau đay mướp hương. Ảnh: Khánh Hoà.
Hai món được ưa chuộng nhất là canh cua rau đay và món thịt luộc cà pháo mắm tôm. Được nấu từ cua đồng, rau đay và mướp hương hoặc mồng tơi, canh cua rau đay hấp dẫn người ăn với màu xanh mát của rau, vị đậm đà của cua đồng cùng vị ngọt thanh của nước dùng xua đi cái nắng nóng của Sài Gòn. Món ăn ngon miệng hơn khi ăn kèm với những trái cà muối.
Cá rô đồng hầm nước dừa.
Cá rô đồng hầm nước dừa. Ảnh: Khánh Hoà.
Thịt luộc, cà pháo mắm tôm cũng là món không thể bỏ qua khi ăn cơm Bắc. Những miếng thịt ba chỉ hay thịt bắp được luộc chín, thái thành từng lát  vừa ăn, xếp gọn gàng trên chiếc đĩa nhỏ, bên cạnh là đĩa cà pháo cùng chén mắm tôm nhỏ được pha rất vừa ăn.
Rau lang luộc chấm mắm cáy.
Rau lang luộc chấm mắm cáy. Ảnh: Khánh Hoà.
Ngoài ra còn nhiều món ăn bình dị, dân dã khác như tép riu rang khế chua, cá rô hầm nước dừa, canh cải xanh cá rô đồng, đĩa rau luộc chấm mắm cáy...

Những món ăn giúp bạn hưng phấn

Kem Mỹ, nutella của Italia hay cơm cà ri Nhật... là những món ăn mang lại cảm giác thoải mái, giúp người ăn hồi phục tinh thần nhanh chóng.
Một món ăn được đánh giá là đem lại cảm giác tức thì phải hội đủ hai trong ba yêu cầu là: có tác dụng phục hồi sức lực, kiềm chế cảm xúc và ngon điên cuồng. Dựa trên những đánh giá đó, dưới đây là mười món ăn ngon bạn có thể nghĩ đến khi cần sự phục hồi về tinh thần.
1. Kem của người Mỹ
kem-my-jpg_1361674796[1332088530].jpg

Hương vị thơm ngon và mang chút hoài cổ, kem làm chúng ta hồi tưởng lại thời học sinh vô tư và những bữa tiệc sinh nhật. Vị ngọt béo, mát lạnh của kem giúp xua tan cảm giác tuyệt vọng và giải nhiệt cơn bức bối trong người bạn. Nếu bạn bước vào một hộ gia đình ở Mỹ và tìm thấy một đống vỏ hộp kem trống rỗng thì bạn biết chắc rằng chủ nhân của nó vừa trải qua một thời gian thê thảm.
2. Nutella của người Italy
Sô cô la từ lâu đã được biết đến như loại thực phẩm ngọt ngào có khả năng xoa dịu tâm trạng con người. Nutella được làm từ sô cô la lỏng rất được người Italia ưa chuộng.
mon-an-1-jpg[1332088530].jpg
Một cuộc thăm dò ý kiến thu hút nhiều người tham gia, cho biết 100% phụ nữ ở đất nước này lựa chọn Nutella như món ăn an ủi tinh thần mỗi khi kết thúc cuộc cãi vã với bạn trai hoặc sau một buổi chiều phải chật vật đối phó với hệ thống tàu điện. Quết nó lên bánh mì hoặc trong trường hợp khẩn cấp có thể thưởng thức hương vị của chúng trên những đầu ngón tay cũng rất tuyệt.
3. Chilaquiles của Mexico
mon-an-3-jpg[1332088530].jpg
Chilaquiles đôi khi còn được gọi là món ăn “hổ lốn”. Một đĩa Chilaquiles được tạo ra bởi bất kỳ thứ gì được tìm thấy trong nhà bếp của người Mexico. Sau đó người ta sẽ cho thêm khoai tây chiên, pho mát, gà xé, trứng và sốt nóng Roja hay bất cứ thứ gì có trên tay - giống như một thùng chứa rác vậy.
Món này thường ăn vào bữa sáng với nước sốt nóng còn bốc khói để giải quyết những tàn tích còn sót lại sau một buổi chè chén say sưa tối hôm trước.
4. Kartoffelpuffern của người Đức
mon-an-4-jpg[1332088530].jpg
Trong lĩnh vực đồ ăn đem lại sự thoải mái, khoai tây là vua. Khoai tây thường xuyên xuất hiện dưới nhiều hình thức chế biến như khoai tây chiên, khoai tây nghiền, poutine... Món Kartoffelpuffern gồm bánh khoai tây chiên với táo xay, hoặc thịt xông khói chiên giòn và cá hồi. Đây là món ăn được đánh giá mang lại sự thoải mái tức thì cho tâm trạng của người ăn.
5. Mỳ ống trộn pho mát của người Bắc Mỹ
Đây là món ăn truyền thống của người Bắc Mỹ, được làm từ mỳ ống ngắn và nước sốt pho mát Cheddar dạng kem. Sau đó đem nướng với một lớp vụn bánh mì giòn.
mi-ong-jpg[1332088530].jpg
Thương hiệu pho mát đóng gói chế biến sẵn như của Velveeta và Kraft chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim nhiều người Bắc Mỹ, nhưng kem pho mát tự làm bằng tay là ngon nhất. Người Mỹ nói, chỉ cần cắn một miếng bánh pho mát sẽ nhắc bạn nhớ rằng có ai đó ngoài kia đang thực sự yêu quý bạn, bạn nhớ rồi chứ?
6. Cơm rang thập cẩm của người Nam Á và người Anh
Món cơm rang thập cẩm có thành phần gạo, đậu lăng và các loại gia vị từ lâu đã rất phổ biến ở những quốc gia trồng lúa từ Delhi đến Dhaka, Birmingham. Món này có vẻ quá nhiều dinh dưỡng để xếp vào danh mục ăn vặt giải tỏa stress nhưng hàng triệu tín đồ của cơm rang thập cẩm đã xếp nó như vậy và chắc là không thể nhầm lẫn được.
com-rang-jpg[1332088530].jpg
Món ăn đạt cả 3 tiêu chí của một món ăn thoải mái – nó ngon và thường được làm mỗi khi ta ốm hay quá lười để nấu một bữa hoàn chỉnh. Cơm rang gợi lên những ký ức mạnh mẽ về những ngày ăn cơm mẹ nấu ở nhà.
7. Mỳ trộn Koshary của người Ai Cập
Koshary là thức ăn phổ biến của người Ai Cập. Được làm từ đậu lăng, hành tây chiên, mì ống ngắn, giấm và nước sốt cà chua, ớt shatta.
mi-tron-jpg[1332088530].jpg
Món ăn được phục vụ trong nhà hàng hay bày bán trên đường phố Ai Cập bởi những nhà cung cấp cạnh tranh khốc liệt. Bạn đã bao giờ thử ăn món này trong lúc khóc? Điều đó không hẳn dễ dàng nhưng cảm giác đem lại rất tốt đấy.
8. Hạt hướng dương của người Nga
hat-huong-duong-jpg_1361674996[133208853
Hạt hướng dương là thứ ăn vặt được yêu thích ở Nga. Thực phẩm giàu năng lượng này đã trở nên phổ biến ở đây từ thời Sa hoàng. Người nga ăn hạt hướng dương giống như việc chúng ta nhai kẹo cao su hay hút thuốc lá, một cách để giết thời gian và giải tỏa căng thẳng.
9. Bánh Pho mát của người Bắc Mỹ
Người Bắc Mỹ sử dụng Bánh Pho mát như một món ăn tinh thần không có nghĩa đây là loại bánh truyền thống của họ. Các nhà sử học cho rằng bánh pho mát có nguồn gốc từ Hy Lạp và các phiên bản khác của nó xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới.
mon-an-9-jpg[1332088530].jpg
Tuy nhiên người Mỹ và Canada có thói quen chế biến bánh pho mát theo kiểu New York với vị ngọt, nhiều kem và bột bánh quy. Đừng quá lo lắng về độ béo của nó, lớp trái cây trên cùng giúp nó trở thành món ăn lành mạnh cho sức khỏe.
10. Cơm Cà ri của người Nhật
Cho dù ở Ấn Độ, Thái Lan hay Anh, khi được hỏi về món ăn giúp họ thấy thoải mái thì họ đều nhắc tới món cà ri.
com-ca-ri-jpg[1332088530].jpg
Tại Nhật Bản, món cơm cà ri được biết đến như một món ăn đặc trưng quốc gia. Món ăn này chế biến khá đơn giản và là món ăn yêu thích của những người bận rộn.

Thơm ngon cá lóc nướng kho gừng

Cá lóc nướng kho gừng có vị ngọt của thịt cá, vị cay của gừng cùng màu vàng rất bắt mắt của nghệ.
Đây là món ăn đặc sản của người dân vùng đất Vĩnh Linh (Quảng Trị). Làm món cá lóc nướng kho gừng không quá cầu kì nhưng đòi hỏi thời gian và sự tỉ mỉ. Bắt đầu từ khâu chọn cá để nướng, nên chọn cá lóc cỡ vừa không quá to hoặc nhỏ. Thông thường cá lóc đồng sẽ cho thịt săn chắc, ngọt và ngon hơn cá lóc nuôi. Cá sau khi đánh vảy, bỏ ruột, rửa sạch, để nguyên con cuộn tròn lại, dùng một thanh tre vót nhọn đầu xuyên ngang qua để giữ chặt lại.
Cá lóc làm sạch, cuộ tròn lại và nướng chín trên bếp than.
Cá lóc làm sạch, cuộN tròn lại và nướng chín trên bếp than. Ảnh: Q.T.
Sau khi chuẩn bị xong thì cho cá lên vỉ và nướng chín trên bếp than hồng. Trong quá trình nướng, bạn phải chú ý trở đều tay để cá chín đều và không bị cháy. Khi cá gần chín, nhớ rút thanh tre để xuyên qua mình cá bỏ đi. Sau khi nướng cá xong, người dân ở đây thường phơi cá ngoài nắng cho khô và thịt cá được dai trước khi mang kho. Ngoài cá lóc, gia vị làm nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là gừng. Khi kho cá, chọn lấy một ít lá gừng, rửa sạch, củ gừng gọt vỏ, thái sợi chung với lá gừng.
Cá lóc nướng chín với lớp da màu vàng rất hấp dẫn.
Cá lóc nướng chín với lớp da màu vàng rất hấp dẫn. Ảnh: Q.T.
Bên cạnh đó, để món ăn có màu vàng đẹp mắt và thơm ngon, người ta thường cho thêm một ít củ nghệ thái và bột nghệ. Xếp những con cá đã nướng vào nồi, cho vào một ít dầu ăn, nước mắm, muối, đường, cho gừng và nghệ đã thái vào, thêm một tí bột nghệ và ớt bột vào. Đậy nắp lại và xóc thật đều để cá ngấm gia vị. Sau khi cá đã thấ, gia vị thì cho nước chè xanh đặc vào ngập mặt cá, đây chính là điểm riêng biệt tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn.
Cá lóc nướng kho gừng hấp dẫn người ăn bởi hương vị thơm ngon và lạ miệng.
Cá lóc nướng kho gừng hấp dẫn người ăn bởi hương vị thơm ngon và lạ miệng. Ảnh: Q.T.
Đặt nồi cá lên bếp và kho trong khoảng chừng 20 phút, khi thấy nước trong nồi gần cạn và sánh lại là được, không nên kho khô quá làm thịt cá cứng mà không ngon. Cá lóc nướng kho gừng ngấm gia vị sẽ có vị cay nồng và mùi thơm của gừng, có màu vàng hấp dẫn của nghệ và có vị ngọt nhất định. Cá lóc nướng kho gừng dùng với cơm nóng rất vừa miệng, ngoài ra, đây còn là món lai rai rất được ưa thích trong những buổi nông nhàn.

Cá hố um dưa cải

Vị chua chua của cải, thịt cá đậm đà thơm ngon hoà quyện vào nhau tạo nên món ăn dân dã nhưng ngon miệng của người miền Trung.
Cá hố là loại cá có nhiều ở vùng biển miền Trung, thân cá dài và có màu trắng bạc. Cá thường được chế biến thành nhiều món ngon như: chiên giòn, kho, nấu canh dứa, bóp gỏi, um (kho) dưa cải... Cá hố có đặc điểm là rất tanh, nhất là khi cá không còn tươi thì mùi tanh càng trở nên đậm hơn, thịt cá thì mềm, bở nên không còn ngon nữa. Vì thế, cho dù chế biến như thế nào đi nữa, điều quan trọng là bạn phải mua được những con cá hố còn tươi nguyên, lớp phấn bạc trên thân cá vẫn còn nguyên vẹn thì mới ngon.
Cá hố lựa chọn những con còn tươi ngon.
Cá hố lựa chọn những con còn tươi ngon. Ảnh: N.D.
Trong những món ăn từ cá hố, dân dã và được ưa thích nhất là cá hố um dưa cải. Chính cái vị chua chua của dưa cải đã làm dịu lại cái mùi tanh của cá, đem đến sự ngon miệng cho người ăn.
Cá chọn lựa những con còn tươi, thân cá khoảng bằng 3 ngón tay người lớn, thịt cá dầy và săn chắc là được. Cá làm sạch mang, bỏ ruột, thái thành từng khúc vừa ăn và rửa sạch. Cho cá vào thố hoặc bát, ướp cá với một ít muối, dầu ăn, nước mắm, đường, hành tỏi giã nhuyện, tiêu... và để vài mươi phút cho cá thấm.
Rửa sạch, thái cá thành từng khúc vừa ăn.
Rửa sạch, thái cá thành từng khúc vừa ăn. Ảnh: N.S.
Dưa cải chua chọn loại bẹ to, còn giòn và thơm, không nên chọn loại vừa mới muối vì sẽ có mùi hăng, cũng không chọn loại quá lâu vì cải quá chua lại không còn độ giòn, mất ngon. Cải rửa sạch, thái thành từng phần nhỏ vừa ăn, vắt ráo nước. Phi thơm củ nén và hành trong dầu phụng, cho cải chua vào xào, nêm chút muối và đường để cải được thấm. Sau đó cho vào nồi một ít nước lạnh, nấu cho đến khi sôi thì cho cá vào nấu với lửa to. Khi sôi thì cho lửa nhỏ lại, để khoảng chừng vài phút cho nước trong nồi rút bớt thì tắt bếp, rắc vào ít tiêu xay và hành lá thái khúc.
Cá hố um dưa cải là món ăn dân dã của người miền Trung.
Cá hố um dưa cải là món ăn dân dã của người miền Trung. Ảnh: N.D.
Nấu cá hố um dưa không khó, nhưng đòi hỏi người nội trợ phải thật khéo léo điều chỉnh lửa qua từng giai đoạn, sao cho cá thấm mà không nát, dưa cải tiết ra nước chua ngọt vừa đủ mà vẫn giữ được độ giòn. Cá hố um dưa ăn ngon lúc còn đang nóng, dùng với bún, cơm đều ngon miệng như nhau.

Món ăn đẹp da từ cà rốt và cải xoong

Cà rốt có tác dụng làm tăng lượng hồng cầu, làm tăng miễn dịch của cơ thể, kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại. Cải xoong làm đẹp nhan sắc, giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu...
Cà rốt là một loại rau được coi là có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh. Trong cà rốt chứa nhiều muối khoáng như K, Ca, P, Fe, Cu, Mg, Mn, Br…, nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B. Ngoài ra, cà rốt chứa rất nhiều caroten, chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi thanh xuân.
Theo Đông y, cà rốt có vị ngọt, cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí, bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hóa, làm cho cơ thể nhẹ nhàng, khoan khoái.
Cà rốt có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Cà rốt có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Ảnh: lamdep
Ngày nay, người ta ghi nhận cà rốt có tác dụng làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố, làm tăng miễn dịch của cơ thể, kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại, giúp điều hòa hoạt động của ruột (vừa nhuận tràng vừa có tác dụng chống tiêu chảy), làm lành vết thương, lọc máu, lợi tiểu, trị ho.
Có thể dùng cà rốt dưới dạng tươi để ăn
Gỏi cà rốt tai heo
Cà rốt 300g, tai heo 300g, đậu phộng rang 100g, rau răm, chanh, ớt, nước mắm ngon, muối, giấm, đường. Ăn với bánh phồng tôm. Món này giúp chống táo bón, làm sạch ruột, tăng cường hệ miễn dịch, dưỡng da và làm tươi nhuận sắc mặt.
Cà rốt xào củ sắn, thịt heo
Cà rốt xào với củ sắn nước và thịt heo nạc (hoặc đậu hũ non), có tác dụng làm mịn da, tươi nhan sắc, giải nhiệt, giải độc, an thần, trợ tiêu hóa.
Cà rốt nấu canh sườn heo
Cà rốt nấu canh sườn heo hoặc hầm với đuôi heo, có tác dụng dưỡng da, làm mau lành vết thương, mạnh gân cốt, tăng sức đề kháng, tăng thị lực, chống lão hóa.
Sinh tố cà rốt
Sinh tố cà rốt là thức uống dưỡng da, bảo vệ da rất tốt vì là nguồn cung cấp các loại vitamin, các chất khoáng, chất xơ, acid folic… cho cơ thể. Những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu tăng, suy nhược cơ thể nên thường xuyên dùng sinh tố cà rốt.
Dùng 200g cà rốt kết hợp với các loại trái cây khác để làm sinh tố.
Thường người ta dùng các dạng sau:
- Cà rốt + táo tây (1/2 quả) + gừng (2 lát).
- Cà rốt + kiwi (1 quả).
- Cà rốt + cam (1 quả) + táo ( 1 quả).
- Cà rốt + táo (1 quả) + nước chanh vắt…
Cải xoong
Còn gọi là xà lách xoong (cresson), là một loại rau rất tốt cho cơ thể, có tác dụng khai vị, bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, cung cấp nhiều chất khoáng, nhiều vitamin (A, B, PP, caroten) và vitamin C (hơn 40mg%), làm đẹp nhan sắc, giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu.
Cải xoong có nhiều lợi ích cho làn da.
Cải xoong mang lại nhiều lợi ích cho làn da. Ảnh: tannhang
Cải xoong rất tốt cho người ăn ngủ kém, suy nhược cơ thể, thiếu máu, thấp khớp, bị bệnh ngoài da, tiểu đường, ung thư, sỏi thận, bí tiểu, giảm chức năng gan mật, bệnh đường hô hấp…
Có thể sử dụng cải xoong dưới dạng tươi để ăn sống, trộn dầu giấm (với thịt bò hoặc trứng gà), nấu canh với thịt heo nạc để ăn, đều rất tốt cho sức khỏe và làm tươi đẹp làn da cũng như sắc mặt của mình.
Một trong những món ăn có ích cho làn da và sức khỏe là canh cải xoong đậu hũ
Nguyên liệu: 500g cải xoong, 2 bìa đậu hũ, 100g nấm rơm, 1 củ cải muối.
Gia vị : nước tương, muối, đường, bột ngọt, tiêu.
Cách làm: Cải xoong  nhặt rửa thật sạch, vớt để ráo.
Đậu hũ cắt miếng vuông 2cm, dày 5mm, chiên vàng.
Nấm rơm gọt sạch, ngâm nước muối, xả lại nước lạnh để ráo, chẻ đôi.
Củ cải muối xắt chỉ, cho vào bao vải bóp trong thau nước lạnh cho bớt mặn.
Cho dầu vào nồi bắc lên bếp, dầu nóng thì thả kiệu xắt mỏng vào phi thơm, kế đến đổ đậu hũ chiên + nấm rơm + củ cải vào xào cho thấm dầu, nêm nước tương + chút đường + muối + tiêu + bột ngọt + ½ chén nước, để một lúc cho các thứ thấm gia vị, sau đó đong 2 tô nước lạnh đổ vào nồi canh.
Canh sôi thì nếm lại cho vừa ăn, thả cải xoong vào, bắc nồi canh xuống, múc ra tô, rắc thêm tiêu. Ăn nóng trong bữa cơm.

Thanh mát cháo cá lóc nấm tràm

Đơn giản với cá lóc, cháo trắng, nấm tràm cùng ít rau đắng, nhưng trong những ngày trời nắng nóng, đây lại là món ăn có tác dụng thanh nhiệt rất tốt.
Ngoài những thành phần quen thuộc trong món ăn như cá lóc, rau đắng thì nấm tràm là nguyên liệu đem lại sự tò mò cho thực khách khi thưởng thức món ăn này. Được gọi tên là nấm tràm vì đây là loại nấm có nhiều trong các rừng tràm, mọc lên từ những lớp lá tràm và thân tràm đã mục. Ngoài ra, trong các khu rừng bạch đàn hay rừng bổi cũng có rất nhiều loại nấm này.
Nấm tràm có màu nâu nhạt, khi ăn có vị đắng.
Nấm tràm có màu nâu nhạt, khi ăn có vị đắng. Ảnh: L.A.
Nấm tràm có màu tím thẫm bên ngoài, bên trong có vị trắng mịn, khi ăn có vị đắng. Nấm tràm được dùng như một loại thực phẩm, thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ngoài món cháo cá lóc nấm tràm nổi tiếng, còn có nhiều món ngon khác như nấu canh rau tập tàng, rau khoai lang với tôm tươi, xào với tôm hay thịt...
Nấm tràm dùng để nấu canh rau với tôm cũng rất ngon miệng.
Nấm tràm dùng để nấu canh rau với tôm cũng rất ngon miệng. Ảnh: L.A.
Để nấu cháo, người ta thường lựa những cây nấm còn búp hay vừng mới bung tai vẫn còn vị béo và giòn rất ngon. Nấm sau khi hái về được cắt bỏ phần cuốn, rửa sạch và để ráo Nếu bạn muốn loại bỏ bớt vị đắng của nấm thì có thể luộc sơ qua với nước sôi. Cá lóc dùng để nấu cháo ngon nhất vẫn là cá lóc đồng, nhưng nếu không có thì bạn có thể thay thế bằng cá lóc nuôi vẫn được, mặc dù vị ngọt của thit cá sẽ giảm đi. Cá lóc làm sạch, đem luộc chín, khéo léo gỡ bỏ xương. Ngoài cá và nấm tràm, còn có các nguyên liệu khác như rau đắng, khoai môn thái thành phần nhỏ.
Cháo cá lóc nấm tràm có vị đắng đặc trưng nhưng thanh nhiệt rất tốt.
Cháo cá lóc nấm tràm có vị đắng đặc trưng nhưng thanh nhiệt rất tốt. Ảnh: K.H.
Gạo vo sạch, cho vào nước luộc cá để nấu, khi gạo nở ra thì cho khoai môn vào. Khi khoai chín cho nấm tràm, cá lóc và rau đắng vào. Bạn có thể nấu cháo loãng hoặc đặc tuỳ theo ý thích của mình. Khi cháo chín, nêm lại gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp, múc ra bát, cho vào một ít hành ngò để món ăn dậy mùi thơm và thưởng thức khi còn nóng. Thưởng thức cháo nấm tràm là hưởng trọn hương vị giòn, béo và hơi đắng của nấm, vị ngọt của thịt cá, cái đắng của rau tất cả tạo nên một hương vị thơm ngon rất lạ miệng.

Món ngon từ quả sa kê

Sa kê gọt vỏ, thái lát, hầm với sườn non đem đến cho người ăn một món canh thanh mát, vị ngọt tự nhiên rất dễ chịu.
Quả sa kê nhìn gần giống như quả mít tố nữ, tròn hoặc hình trứng, không có hạt, phần thịt bên trong có màu trắng ngà. Đây là loại cây được trồng  nhiều ở miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh lấy bóng mát, cây sa kê còn là một loại thuốc dân gian rất hiệu nghiệm. Vỏ cây sa kê dùng trị ghẻ; nhựa cây pha loãng trị tiêu chảy, còn lá sa kê tươi thì được dùng với lá đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt. Lá sa kê khi phối hợp với một số vị thuốc khác sẽ trị được một số bệnh như: trị bệnh gút, sỏi thận, tiểu đường, huyết áp cao…
Quả sa kê có màu xanh, hình dáng gần giống quả mít tố nữ.
Quả sa kê có màu xanh, hình dáng gần giống quả mít tố nữ. Ảnh: M.H.
Ngoài ra, quả sa kê còn được người dân ở đây chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng ngon miệng. Phổ biến và dễ chế biến nhất là sa kê chiên. Quả sa kê được gọt vỏ, thái thành từng lát nhỏ rửa sạch, để ráo, trong quá trình rửa phải cho một ít muối vào nước để sa kê không bị sẫm màu. Bắc chảo dầu lên bếp, khi dầu sôi thì thả từng miếng sa kê tẩm bột vào. Chiên đến khi miếng sa kê chín vàng hai mặt thì vớt ra, cho vào giấy thấm dầu và cuối cùng dùng đũa gắp ra dĩa là xong. Sa kê chiên bột có vị béo bùi, giòn rất lạ miệng.
Sa kê chiên bột.
Sa kê chiên bột. Ảnh: L.L.
Trong những ngày trời trở nóng, sa kê hầm sườn non là món ăn vừa ngon miệng vừa có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Nấu món này rất đơng giản, sườn non mua về rửa qua nước muối, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Cho sườn non vào nồi nước đun sôi thì tắt bếp, đổ nước đó đi, cho nước sạch vào và tiếp tục đun sôi. Sa kê, gọt vỏ, thái lát dầy, khi nước sôi thì cho vào nồi. Nêm lại các loại gia vị cho vừa ăn, đợi nước trong nồi sôi lại thì tắt bếp. Múc canh ra bát, cho vào ít hành ngò và dùng nóng.
Sa kê nấu canh sườn non.
Sa kê nấu canh sườn non. Ảnh: M.H.
Ngoài hai món ăn kể trên, quả sa kê còn được xay thành bột để chế biến nhiều món ăn ngon hằng ngày như làm bánh ngọt, nấu với tôm, cá... Bên cạnh đó, quả sa kê còn là nguyên liệu để chế biến nên nhiều món ăn chay ngon miệng được nhiều người ưa thích.

No comments:

Post a Comment

quangnm