Saturday, March 23, 2013

Sấu Hà Nội

Em rất hạnh phúc nhận được thư thầy viết về món quà Hà Nội

Inbox
x

Nguyen Phu, Cuong
5:51 PM (1 hour ago)

to me
Thưa thầy, em thật hạnh phúc khi nhận được mail của thầy cảm nhận quà Hà Nội “Quà bình dân” không đụng hàng của em  
Thông tin về Sấu thì như vầy thầy ơi: Sấu là loại quả chỉ có ở miền Bắc, giống như tên gọi, quả sấu… không đẹp, hình tròn, chua, khi non có màu xanh, dần dần càng già, da quả sấu càng sần sùi, khi chín thì có màu vàng. Mùa sấu thường bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 9 Dương lịch
Những quả sấu non đầu mùa được gọi với tên sấu bao tử vì có thể ăn được cả hạt. Sấu bao tử chỉ bé bằng hòn bi ve, màu xanh nhạt, thường được làm ô mai sấu bao tử, đúng như cảm nhận thật tinh tế của: “Có Chua, Cay, Mặn, ngọt,lại  Giòn, Sật sật nữa”
Sấu còn được chế biến vài món ngon ngon nhà em hay làm
Món sấu ngâm nước mắm ớt thì chế biến rất đơn giản. Đầu tiên, đổ nước mắm nguyên chất vào sấu, sau đó, cho thêm ít ớt chỉ thiên. Chỉ 3 ngày sau là có thể ăn được. Sấu sẽ thôi vị chua làm nước mắm nhạt bớt, thứ nước này dùng để chấm rau muống hoặc cho vào nấu canh thì tuyệt vời, còn quả sấu thì có vị mặn, cay ăn kèm với mì hoặc cơm (thay cà) cực ngon.
Khoảng tháng 9 Sấu đã chín, hạt to và rất cứng, nhà em hay mua vài cân rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh ăn dần: Luộc rau muống, cho vài quả vào là …thành món nước rau muống rất giản đơn và ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lại không lo ăn nhiều béo lên. Riêng món Vịt om sấu nấu chua chua ngọt ngọt thì quả là món cả nhà ăn không biết no thầy ạ.
Lần này em gửi một hộp nhỏ biếu thầy để “thăm dò” khẩu vị của thầy, coi như “demo” món này. Thầy thích làm em vui hết biết luôn. Việc gửi tiếp là chuyện nhỏ mà thầy.
Năm trước em gửi ít sấu già vô trỏng eChip hoan nghênh tuy việc chế biến chưa cao tay nên chưa hết cái ngon của THỊT VỊT OM SẤU.
Năm nay đến vụ em sẽ xin gửi ít quà sấu để cô nhà trổ tài nấu nướng cái món này nha thầy. Mà xem trong ảnh đại gia đình ta thì phải làm dăm con vịt để om với cả kí lô sấu đó thầy nha.
Cách đây chục năm anh Lê Hoàn từ SG ra HN em đưa anh ấy ăn sáng: Phổ Lý Quốc Sư, bún thang bà Loan anh ấy về alo cho em : Vẫn nhớ quà sáng Hà Nội. Bây giờ anh lê Hoàn sang định cư bên Cali thi thoảng gửi tin nhắn quá Face book, cõi IT thật kỳ diệu quá thầy ạ'
Kính thư


Vào 12:08 Ngày 23 tháng 3 năm 2013, binh tangnhu <utbinhdesign@gmail.com> đã viết:
Saigon, ngày 23.3.2013
Anh Cương thân mến.
Khi tôi đến Hạ Long du ngoạn thấy cảnh nước non hùng vĩ tuyệt đẹp tôi rất bồi hồi cảm xúc và nói với người thân sau này rằng:  " Ai chưa đến Hạ Long thì chưa phải là Người Việt Nam". và tôi không bao giờ ân hận vì đã thướng lảm cảnh đẹp của quê hương mình mà Ông Cha Ta đã gìn giữ qua bao thế hệ bằng cả máu và nước mắt. Mội miền của quê hương mình có nhiều đặc sãn riêng nổi tiếng. Nhớ có anh tôi mới biết Sấu Bao Tử. Tôi so sánh ai chưa ăn Sấu Bao Tử như là chưa đến Hạ Long vậy. Đi ngang cửa hàng bán trái cây Hà Nội hoài, thấy treo bảng bán SẤU HÀ NỘI . tôi không biết trái này có ngon hay không mà treo bảng quảng cáo. Quả thật tuyệt vời anh Cương ạ!  Ăn vào thấy sao mà nó Chua Chua, Giòn Giòn, Sật sật, Cay Cay, Mn Mặn mùi vị thật ngon tuyệt vời mà miền Nam hình như không thấy trái nào giống như vậy. Có trái CỐC chấm muối ớt cũng đủ vị nhưng cứng hơn. Quả là "không đụng hàng" giống như mấy bài Út Bỉnh viết "Không đụng hàng vậy". Mỗi hộp có rẻ không anh. Nếu rẻ khi anh vô Saigon mua dùm một chục biếu các bạn. Không phải vì nó là cao sang mỹ vị nhưng là vì là lạ không đụng hàng, ngon ăn vô là ghiền khi nếm đủ mùi vị của cuộc đời đều tập trung trong " SẤU BAO TỬ". Mà SÁU lại có BAO TỬ là gì ? Tôi muốn biết thêm xin anh giải thích.
Một lần nửa cám ơn anh thật nhiều đã mang lại cho Út Bỉnh giây phút tuyệt vời khi thưởng thức món ngon Hà Nội mà anh đã cất công nhờ vợ mang vào tận Saigon biếu Út Bỉnh.


Inline image 1Inline image 2






Sấu Hà Nội

 


Nhiều đường phố Hà Nội có những hàng cây đẹp mê hồn. Chẳng hạn đường Thanh Niên là cây hoa phượng, phố Trần Hưng Đạo, phố Trần Phú là những rặng cây sấu thân vút thẳng, lá xoè ra như những cái lọng toả đều, tròn trịa, đăng đối, suốt bốn mùa lá mướt xanh rợp bóng.

Chỉ đến những ngày cuối xuân đầu hạ, gió nồm lồng lộng lên, lá sấu mới làm từng trận mưa màu vàng cho mặt đường tơi bời lá chạy theo chân người, bánh xe. Cũng liền khi ấy, trên cành đã bật ra những chùm lộc non màu lá mạ, óng ánh trong bầu trời và chi chít những chùm hoa màu trắng tinh khiết toả vị chua chua vào hồn người Hà Nội. Chỉ một vài tuần sau, bát nước rau muống luộc đã chập chờn mảnh sấu non và mát tê cảm giác món chay tịnh chiều hè...

Quả sấu xanh là vật rẻ tiền, rẻ nhất trong mọi loại hàng hoá. Chỉ một đồng tiền lẻ không mua được gì cũng có thể mua được một vốc sấu. Và từ quả sấu xanh ấy ta có những món ăn ngon kỳ lạ. Nếu đem phơi, ướp muối ta có thứ ô mai sấu dai dai, chua dịu vào mùa thu, hoặc ngay chiều hè, bát canh thịt nạc nấu sấu, nó ngon hơn bất cứ thứ sơn hào hải vị nào trong buổi chiều nóng nực uể oải, ngại những món mỡ màng béo ngấy.

Nhưng có một món nhiều nơi khác không có, đó là món sấu dầm. Không ai có thể từ chối bát sấu dầm lúc xế chiều oi ả, đang khát, đang thèm một chút vị ngọt, vị chua, cái mát, cái thơm. Thì kia, dưới gốc cây xà cừ, một cái bàn con có bán món sấu dầm mê hoặc ấy, lên tiếng mời ta bằng cái thố thuỷ tinh đựng đầy những viên bi tròn màu xanh nhạt, nổi chìm trong một thứ nước đường tạo ra nét mờ ảo của từng quả sấu đã gọt hết vỏ… Bát sấu dầm được trao vào tay ta, có thêm chút nước đá càng hay, hương gừng thơm thoảng, miếng cùi sấu giòn sần sật, chua êm, tan vào vị ngọt của nước đường đã thắng kỹ, mới nếm thử trên đầu lưỡi đã phải uống liền mấy ngụm mới thoả khát khao.



Sấu dầm

Sấu xanh mua về, gọt hết vỏ, lóc lấy thịt quả, bỏ cái hạt sấu đi, đem chần nước sôi và ngâm phèn hoặc nước vôi trong cho sấu vẫn giữ được độ giòn, thắng nước đường vừa đủ độ rồi thả sấu vào đun thêm ít nữa, đập mấy nhánh gừng già thả vào cho thơm như một thứ trang điểm, một thứ làm duyên cho cái duyên thầm lộ ra hấp dẫn, khiêu khích vị giác và và khứu giác mọi người.



Sấu dầm xưa nay thường ăn bằng bát, gần đây mới ăn kiểu mới bằng cốc thuỷ tinh và tra thêm nước đá. Nó là món giải khát đáng yêu của mùa hè, vừa uống mà cũng vừa ăn, không gây no, không nặng bụng, lại giải khát ngay lập tức vì vị chua vị ngọt của nó. Ai thong thả hay vội vàng, đều có thể dừng chân vài ba phút, ăn một bát sấu dầm mà không tốn thì giờ, không phải chờ, không cần có bạn tri âm…

Trong các chợ lớn của Hà Nội, chợ nào cũng có những hàng sấu dầm, nhiều bà nhiều chị ngồi ăn chơi một chút để giải khát, còn mua về cho chồng con ở nhà. Nó là món quà khá bất ngờ cho gia đình, mà ai cũng thích thú vì nó khác hẳn những món quà quen thuộc như nước cam vắt, nước chanh đá, nước mơ, nước quất hoặc những thứ nước đóng chai hiện đại... Sấu dầm hình như vẫn giữ trong lòng nó chất mộc mạc, dân dã từ bao đời. Nó sinh ra từ cái cây cho bóng mát là chính, còn thu hoạch quả là phụ, không đáng kể. Phải chăng vì thế mà nó là món ngon nhưng ít người để ý đến nó, coi thường nó?

Nếu có dịp, xin mời bạn thưởng thức một lần món sấu dầm dân dã, mộc mạc mà ngon lành ấy, để thấy không cứ cái gì đắt tiền mới là quí giá sang trọng. Hay là một phần cũng tại bàn tay người phụ nữ Hà Nội khéo léo, tài ba, đã biến cái tầm thường thành điều cao sang, đầy giá trị, chỉ một lần là khó quên nhau? Nếu người thành phố Hồ Chí Minh ưa nước rau má thì người Hà Nội thích món sấu dầm từ bao đời nay là điều khá đặc biệt bởi có lẽ chỉ Hà Nội mới có nhiều cây sấu đến thế.


Một vài món khác từ sấu
Mùa sấu thường bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 9 dương lịch. Những quả sấu non đầu mùa được gọi với tên sấu bao tử vì có thể ăn được cả hạt. Sấu bao tử chỉ bé bằng hòn bi ve, màu xanh nhạt, thường được làm ô mai sấu bao tử và sấu bao tử ngâm nước mắm ớt. Ô mai sấu bao tử được ngâm với đường, cùng ít gừng tươi giã nhỏ và trộn với ớt cay nồngi; cứ một lớp đường lại cho một lớp sấu, để khoảng 1 tuần sấu ngấm đường, ớt và gừng sẽ tiết hết vị chua, chỉ còn vị ngọt thanh thanh, cay cay.

Còn món sấu ngâm nước mắm ớt thì chế biến rất đơn giản. Đầu tiên, đổ nước mắm nguyên chất vào sấu, sau đó, cho thêm ít ớt chỉ thiên, chỉ 3 ngày sau là có thể ăn được. Sấu sẽ thôi vị chua làm nước mắm nhạt bớt, thứ nước này dùng để chấm rau muống hoặc cho vào nấu canh thì tuyệt vời, còn quả sấu thì có vị mặn, cay ăn kèm với mì hoặc cơm (thay cà) cực ngon.


Vẻ mặn mà của sấu cũng thường chiếm được cảm tình của các bà nội trợ. Họ mua về để nấu canh chua với thịt băm, hoặc dầm trong nước luộc rau muống. Sấu xanh bào sạch vỏ, rửa sạch, để nguyên hay cắt vòng tròn như vỏ ốc. Thịt nạc nấu với nước, thêm chút bột nêm, hớt bọt cho thanh trong, rồi thả mấy quả sấu vào. Sấu chín mềm, lại cho thêm vài lát hành, thế là đã có một tô canh vừa ngon miệng lại có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hoá.

Khi người Hà Nội “chê” sấu Hà Nội

Sấu Hà Nội nổi tiếng ngon nhưng rất ít người mua vì giá đắt gấp 2-3 lần sấu ngoại tỉnh, thời điểm này sấu Hà Nội giá lên đến 100.000 đồng/kg, trong khi đó, sấu Thái Nguyên ngon không kém cũng chỉ 35.000 - 40.000 đồng/kg.

Đã hơn tháng nay, cứ mỗi sáng, chị Lương (Thanh Nhàn, Hà Nội) lại đón xe khách từ Thái Nguyên về để nhận sấu tươi đóng thùng. Sấu Thái Nguyên trông cũng tươi tắn, da xanh, rất giống với sấu hái trên những phố Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo (Hà Nội).
Ảnh minh họa
Tuy nhiên chị Lương cũng không giấu diếm nguồn gốc quả sấu “phi Hà Nội” của mình. Không giấu cũng phải, vì không lấy đâu ra nhiều sấu Hà Nội đến thế để bán triền miên cả tháng cho dân thủ đô tích ăn quanh năm. Hơn nữa, sấu ở các tỉnh mang lên Hà Nội có ưu thế vừa với túi tiền đa số khách hàng.
“Sấu Hà Nội ngon hơn, nhưng đắt gấp mấy lần”, chị Lương chia sẻ.
Vào thời điểm này sấu Hà Nội giá lên đến 100.000 đồng/kg. Trong khi đó, sấu Thái Nguyên ngon không kém cũng chỉ 35.000 - 40.000 đồng/kg. Tất nhiên, nếu mua được từ chính những đám trẻ bẻ sấu ở Hà Nội, giá cũng chỉ khoảng 35.000 đồng/kg, nhưng không mấy người có được duyên may này.
“Sấu bánh tẻ để ngăn đá khi bỏ ra nấu thơm hơn sấu già, nước canh cũng có màu sáng hơn. Nhiều người cứ chê sấu để ngăn đá khi nấu nước canh xám xì. Nước canh thế là phải xem lại tay nghề người nấu. Bí quyết là chỉ cho sấu vào khi nước đã sôi”, chị Thoa, một bà nội trợ tích sấu cả tủ, nói.
Mọi năm, các bà nội trợ đều phải tự gọt lấy vỏ sấu nếu muốn sấu ngon, vỏ đẹp. Tuy nhiên, năm nay, các hàng bán sấu đều đã có dụng cụ gọt sấu chuyên dụng. Họ cũng có thêm chiêu gọt vỏ xong thì ngâm luôn qua nước muối. Sấu vì thế để cả ngày sắc cũng không biến đổi. Sấu đã gọt vỏ, bỏ ngăn đá tủ lạnh khi nấu cũng nhanh hơn. Dịch vụ cũng đã bổ sung thêm cả phần mua qua mạng, chuyển tận nơi.
Ngược lại, các hàng ăn lại thích tích sấu già. Tuy màu nước đục giống nước gạo loãng song sấu già cho vị chua nổi trội. Cũng nhờ thế, nhà hàng có thể “tích sấu phòng chua” được nhiều hơn. Có nhà hàng còn hấp sấu già rồi dầm với muối cho vào ngăn đá. Như thế, số sấu tích được sẽ nhiều hơn do giảm được phần chiếm chỗ của hạt sấu.
Tuy nhiên, ngoài Thái Nguyên, ở những vùng khác, đa số là sấu đá, sấu rừng nên thịt sấu không dày. Vị chua pha thoáng chát, nước canh màu hơi xỉn. Những loại sấu này có vỏ bóng nhưng thịt sẫm màu hơn sấu Thái Nguyên, Hà Nội nên cũng không khó nhận diện. Đặc biệt, những loại sấu đá ở các tỉnh khó lòng muối ăn thay cà.
“Nhưng chất lượng sấu dễ thấy nhất khi làm sấu dầm. Chỉ có sấu Hà Nội mới có vị thanh mát, màu nước đẹp. Đặc biệt sấu non khi ngâm có thể ăn cả hạt rất thơm, giòn”, một bà nội trợ nói.
Không được chọn để tích ở nhà để ăn, nhưng các bà nội trợ Hà Nội vẫn “nghiến răng” để mua sấu Hà Nội biếu bạn bè phương xa.
“Năm ngoái, tôi mua sấu Hà Nội biếu bạn bè ở TP.HCM giá 70.000 đồng/kg nên năm nay có mua 100.000 đồng/kg cũng không có gì ngại cả. Mất công gửi biếu thì cũng muốn chọn đặc sản", chị Thu Hà, một nhân viên văn phòng cho biết.
Theo Thanh Niên

Sấu chín dầm: món ngon mùa thu chỉ có ở Hà Nội

Khi ánh nắng hè đã bớt oi ả, khi cơn gió heo may thổi đón thu sang cũng là thời điểm vàng để thưởng thức những trái sấu dầm trên phố.

Nguyên liệu chính để làm nên thứ quà đặc trưng của Hà Nội này chính là những trái sấu chín vàng. Không phải là thứ sấu xanh đầu hè, được mua về ngâm với đường để làm nên cốc sấu đá mát lạnh mà là những trái sấu đã già. Lớp vỏ sần sùi và có màu vàng đậm. Tuy đã chin nhưng những trái sấu này vẫn cứng không kém gì trái xanh.


Sấu dầm phải là những trái sấu già.

Món sấu dầm được bày bán trên các con phố cổ của Thủ đô chủ yếu làm theo phương pháp “ăn xổi”. Để làm sấu dầm ngon phải mua cho được những quả sấu trái to, hạt nhỏ và cùi dày.
 
Hạt nhỏ, cùi dày - tiêu chuẩn của một trái sấu dầm ngon.
 
Sau khi cạo sạch lớp vỏ ngoài, cô hàng sấu sẽ dùng chiếc dao con khía quanh mình sấu để giúp sấu ngấm gia vị nhanh hơn. Hỗn hợp gia vị chính là đường và bột ớt.
 
Phải tách thịt và hạt để sấu ngấm gai vị nhanh hơn.

Thường thì các cô sẽ cho sấu vào một chiếc khay to rồi rắc đường và bột ớt lên trên. Tiếp đó, có cô sẽ đi bao tay, có cô chỉ cần dùng thìa và đũa để trộn đều sấu. Không cần cho thêm nước vì chỉ khoảng nửa giờ sau là nước sấu cùng đường tan sẽ chảy ra, tạo thành thứ nước ngọt ngọt, cay cay dưới khay đựng. Lúc này sấu mới ngấm kỹ gia vị.
 
Càng đảo và càng đợi thì sấu dầm mới ngấm đều gia vị.

Khác với món sấu ngâm đường, sáu dầm không ngọt và vẫn giữ được vị chua đặc trưng, nhất là khi ăn vào hạt sấu. Lớp vỏ ngoài ngám gia vị nhưng khi ăn vẫn thấy rất giòn. Càng để lâu thì lớp vỏ sẽ càng ngấm đường nên sẽ thêm ngọt và mềm hơn.

Ăn sấu dầm thường có que tre để xiên nhưng truyền thống nhất là dùng tay. Bỏ trái sấu dầm vào miệng rồi nhưng vẫn có thể mút lấy vị ngọt, vị cay nơi đầu ngón tay.

Nhâm nhi một quả rồi sẽ lại muốn nhân nhi thêm quả nữa bởi mới ăn sẽ thấy ngọt và cay hòa trộn, mãi sau mới thấy vị chua chua của trái sấu chín.Vừa ăn vừa xuýt xoa vì cay và vì chua nữa.
 
 
 
 

 

No comments:

Post a Comment

quangnm