Tỷ phú gốc Việt và 15 lần xin việc thất bại
Tốt nghiệp trường đại học không danh tiếng trong ngành
Tài chính, 15 lá đơn xin việc gửi đi đều bị từ chối nhưng tỷ phú Chính
Chu không từ bỏ, dần dần tạo dựng được tên tuổi tại Phố Wall (Mỹ).
> Tỷ phú gốc Việt 'đạo diễn' vụ mua lại Tập đoàn Dell
Chính Chu và vợ trong một lần về Việt Nam. Ảnh: Ha Phuong Foundation |
Chính E. Chu (Chính Chu) sinh năm 1966 tại Việt Nam.
Năm 1975, ông cùng gia đình di cư sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm
USD. Vừa đi học, ông Chu vừa đi bán sách lẻ và giao đến tận nhà. Chi
tiết về quãng thời gian trong nhà trường của Chính Chu không được tiết
lộ nhiều. Trong hồ sơ Tập đoàn Blackstone nơi ông đang làm việc chỉ ghi
tốt nghiệp loại xuất sắc. Chu có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học
Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ).
Chính Chu chia sẻ, khi còn đi học ông không bao giờ
nghĩ có thể tham gia lĩnh vực tài chính ở Phố Wall. Với ông, chỉ những
cá nhân xuất sắc, được đào tạo căn bản về tài chính trong các trường đại
học tên tuổi như Harvard, Cornell, Wharton, Yale... "Còn tôi thì tốt
nghiệp ở Buffalo, một trường công", ông nói.
Cũng vì xuất thân từ ngôi trường không mấy tên tuổi
trong ngành tài chính, ông gặp không ít khó khăn khi xin việc. "Tôi nộp
15 bộ hồ sơ vào các công ty ở Phố Wall và nhận được 15 thư từ chối".
Nhưng điều này không khiến ông bỏ cuộc mà làm Chu thêm hứng thú với lĩnh
vực này vì những khó khăn khi tham gia. Ông kết luận: "Trong cuộc sống,
bạn cần có tính kiên trì để theo đuổi mục tiêu của mình".
Nhận xét về vị tỷ phú này, James Barlett, Phó chủ tịch
TeleTech nói: "Tôi may mắn được làm việc cùng Chính. Ông có khả năng
phân tích sâu sắc và nhạy bén về tài chính, nơi mà để thành công phải có
tài nổi trội".
Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, Chính Chu
từng làm việc tại bộ phận mua bán và sáp nhập của công ty Salomon
Brothers từ năm 1988. Hiện ông là đồng Chủ tịch kiêm Giám đốc cao cấp
quản lý tài sản của Blackstone. Ông được đánh giá là một trong những
thương nhân châu Á thành công nhất. Dưới bàn tay đạo diễn của Chính Chu,
Blackstone đã hoàn thành nhiều vụ đầu tư sinh lãi với giá hàng tỷ USD
như hợp vốn mua hãng dược Nycomed và Catalent Pharma Solutions (3,3 tỷ
USD), DJ Orthopedics (1,6 tỷ USD)...
Năm 2004, Blackstone thực hiện vụ mua lại lớn nhất
lịch sử châu Âu khi nắm quyền kiểm soát tập đoàn hóa chất Celanese của
Đức với giá 3,8 tỷ USD chỉ sau vài cú điện thoại. Theo đánh giá, bản hợp
đồng có hời được lập nhờ những nỗ lực thương thảo và hiểu biết của Chu.
Ông đang là "tổng chỉ huy" của chiến dịch mua lại Tập đoàn máy tính
Dell với giá khoảng 25 tỷ USD. Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ lớn
nhất Chính Chu từng thực hiện.
Vợ chồng Chính Chu - Hà Phương cùng 2 cô con gái. |
Báo giới biết đến ông nhiều hơn kể từ khi vén bức màn
về "một thương nhân ẩn danh" chi 34,3 triệu USD để mua trọn tầng 89, một
nửa tầng 90 tại tháp Trump World Tower do tỷ phú Donald Trump đầu tư
vào cuối năm 2007. Sau cố gắng bất thành để mua nốt nửa tầng còn lại,
Chính Chu bỏ thêm 5 triệu USD để tăng không gian trên tầng mái tòa nhà,
nâng tổng chi phí lên 39,3 triệu.
Thành công trong kinh doanh, Chính Chu cùng vợ mình là
ca sĩ Hà Phương (chị em ruột với Cẩm Ly và Minh Tuyết) tổ chức, điều
hành các hoạt động từ thiện. Hiện gia đình ông có 2 quỹ là Vietnam
Relief Effort (do ông cùng chị gái Kathy Chu lập nên) và Ha Phuong
Foundation (do vợ sáng lập).
Chính Chu gặp vợ lần đầu khi vốn tiếng Việt còn rất tệ
nên không hiểu hết những gì Hà Phương hát. Nữ ca sĩ tiết lộ, quen nhau
được 3 tháng thì Chính Chu ngỏ lời yêu. Hai năm sau đó (2002) cả hai
người thành thân. Hiện hai người đã có 2 mặt con gái. Cả gia đình định
cư tại Mỹ nhưng mỗi năm, Hà Phương đều dành thời gian về làm từ thiện
tại Việt Nam.
Tỷ phú gốc Việt 'đạo diễn' vụ mua lại Tập đoàn Dell
Chính E. Chu được Tập đoàn Blackstone chỉ định làm
"tổng chỉ huy" thương vụ trị giá khoảng 25 tỷ USD cùng với một giám đốc
cấp cao khác.
> Forbes vinh danh tỷ phú Việt Nam đầu tiên
> Doanh nhân Việt liên tiếp được quốc tế vinh danh
Chính Chu (ngoài cùng bên trái) có giá trị tài sản ước tính 1,1 tỷ USD. Ảnh: CMS |
Tập đoàn đầu tư tài chính Blackstone (Mỹ) giao trọng
trách này cho hai giám đốc cấp cao là David Johnson và Chính E. Chu, một
tỷ phú gốc Việt 45 tuổi. Theo TheRichest, tài sản hiện tại của
Chính Chu khoảng 1,1 tỷ USD. Chính Chu là người giữ vai trò chủ đạo
trong thương vụ lần này. Còn Johnson là "người cũ" của Dell, từng giữ
chức Giám đốc Mua bán và Sáp nhập trước khi đầu quân cho Blackstone từ
tháng 1/2013.
Trước đó, Chính Chu cũng đứng ra "đạo diện" hàng loạt
vụ thương thuyết khác của Blackstone. Các khoản đầu tư mua lại thành
công những công ty, tập đoàn với giá trị hàng tỷ USD giúp Chính Chu có
được tên tuổi tại Phố Wall. Dù chưa đưa ra giá cuối, nhưng mua được tập
đoàn Dell sẽ trở thành thương vụ đắt giá nhất mà Chính Chu từng thực
hiện.
NYTimes đưa tin, cuối năm 2007, Chính Chu chi
34,3 triệu USD để mua trọn tầng 89 và nửa tầng 90 của tòa tháp Trump
World Tower do tỷ phú bất động sản nổi tiếng Donald Trump đầu tư. Sau
đó, ông tiếp tục bỏ 5 triệu USD để mua thêm không gian trên tầng mái của
công trình. Tổng chi phí 39,3 triệu USD trở thành hợp đồng mua bán căn
hộ đắt thứ 7 tại Manhattan, khu "đất vàng" của New York (Mỹ).
Tỷ phú này là chồng của ca sĩ Hà Phương (chị em của 2
ca sĩ nổi tiếng Cẩm Ly và Minh Tuyết). Ngoài công việc kinh doanh, hai
vợ chồng Chính Chu còn tổ chức và điều hành một số hoạt động từ thiện và
có 2 quỹ riêng: Vietnam Relief Effort và Ha Phuong Foundation.
Theo Bloomberg, tháng 2/2012, CEO Michael
Dell tuyên bố muốn cùng quỹ đầu tư Silver Lake mua lại toàn bộ cổ phần
của tập đoàn máy tính Dell do mình sáng lập với giá 24,4 tỷ USD.
Blackstone "nhảy vào" và định giá 14,25 USD một cổ phiếu, sẵn sàng chi
khoảng 25 tỷ USD để thâu tóm tập đoàn máy tính, đồng nghĩa Michael sẽ
mất ghế Giám đốc điều hành.
Trong khi đó, nhà đầu tư khác là Carl Icahn, một tỷ
phú đầu tư sẵn sàng trả 15 USD cho một cổ phiếu của Dell (hiện có giá
14,2 USD) và không yêu cầu CEO từ chức, nhưng Carl chỉ đủ tiền để "ôm"
58,1% tập đoàn. Cái giá mà Carl và Blackstone đưa ra đã đặt dấu chấm hết
cho kế hoạch mua lại tập đoàn với giá 13,64 USD một cổ phiếu mà Michael
Dell và Silver Lake lập ra.
Sự góp mặt của Blackstone khiến Michael Dell phải lên
tiếng đề nghị được giữ lại chức vụ hiện tại, đổi vào đó ông sẽ giúp
Blackstone giảm được khoảng 4,5 tỷ USD khi mua Dell nhờ vào 15,6% cổ
phiếu mà mình đang nắm giữ tại đây. Michael đã không thông báo gì với
Silver Lake về cuộc gặp này. Hiện tại người phát ngôn của cả Dell,
Blackstone và Silver Lake đều từ chối đưa ra bình luận.
Phương Linh
Forbes vinh danh tỷ phú Việt Nam đầu tiên
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng trở thành
người Việt Nam đầu tiên có tên trong danh sách tỷ phú thế giới của tạp
chí danh tiếng Mỹ. Ông xếp thứ 974, với số tài sản tương đương 1,5 tỷ
USD.
>Vị tỷ phú ẩn danh ở Việt Nam
>100 người giàu nhất sàn chứng khoán 2012
Theo danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới vừa được tạp chí Forbes
công bố, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - Phạm Nhật Vượng đã trở thành
người Việt Nam đầu tiên có tài sản từ 1 tỷ USD trở lên. Theo đó, ông xếp
thứ 974 trong danh sách với 1,5 tỷ USD tài sản, chủ yếu nhờ 53% cổ phần
trong Vingroup.
Xếp hạng tỷ phú năm nay của Forbes không có
sự thay đổi với các vị trí dẫn đầu. Người giàu nhất thế giới vẫn là tài
phiệt viễn thông Mexico Carlos Slim Helu với 73 tỷ USD. Đứng thứ hai là
nhà sáng lập Microsoft Bill Gates với 67 tỷ USD. Khoảng cách giữa hai tỷ
phú này đã thu hẹp so với năm ngoái khi cổ phiếu hãng viễn thông
America Movil của Carlos Slim giảm xuống thấp nhất gần 4 năm.
Phạm Nhật Vượng trở thành tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Anh Tuấn |
Vị trí thứ ba của tỷ phú đầu tư Warren Buffett đã bị
thay thế bằng nhà sáng lập hãng thời trang Inditex người Tây Ban Nha
Amancio Ortega. Tài sản của Ortega hiện là 57 tỷ USD và Warren Buffett
là 53,5 tỷ USD.
Năm nay, cả thế giới có tổng cộng 1.426 tỷ phú. Số
lượng nhiều nhất tập trung tại Mỹ với 442 tỷ phú. Châu Âu có 366 người
và Trung Quốc đóng góp 122 người.
Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968 tại Hà Nội, khởi nghiệp
bằng hoạt động kinh doanh trong cộng đồng người Việt tại Ukraina. Sau
đó, ông phát triển Tập đoàn kinh tế Technocom - giữ vị trí số một trong
lĩnh vực sản xuất thức ăn nhanh tại quốc gia Đông Âu này, đồng thời xuất
khẩu sản phẩm cho 29 thị trường quốc tế.
Đầu những năm 2000, ông Vượng đầu tư về Việt Nam và
hiện là người đứng đầu Tập đoàn Vingroup với vốn điều lệ hơn 7.000 tỷ
đồng. Ông cũng là tỷ phú đôla đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ
ngày 7/3/2011, liên tục giữ vị trí người giàu nhất trên sàn chứng khoán trong các năm 2010, 2011 và 2012, theo thống kê của VnExpress.net. Ông còn lọt vào top 50 Người Tiên phong do độc giả VnExpress bình chọn năm 2012, trong lĩnh vực Kinh doanh.
Hiện nay ông Vượng đã chuyển toàn bộ hoạt động kinh
doanh về nước, để lại dấu ấn đặc biệt ở những khu đô thị, du lịch, nghỉ
dưỡng và các tòa tháp văn phòng, trung tâm thương mại cao cấp nhất Việt
Nam.
Doanh nhân Việt liên tiếp được quốc tế vinh danh
Bà Mai Kiều Liên hai lần lọt top nữ doanh nhân châu Á của Forbes, Phạm Nhật Vượng là tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam, còn Đặng Lê Nguyên Vũ được mệnh danh "vua cà phê Việt".
>Ông Phạm Nhật Vượng: 'Tiền chẳng thể mang theo khi đã chết'
>Trung Nguyên sắp mở quán cà phê ở Mỹ
Năm 2012, khó khăn hiển hiện ở mọi ngóc ngách nền kinh
tế. Hàng chục nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động, cả triệu người thất
nghiệp và hàng trăm nghìn tỷ đồng nguy cơ mất trắng khi thị trường bất
động sản đóng băng. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nhân Việt vẫn được
các tạp chí và tổ chức tên tuổi trên thế giới đánh giá cao.
1. Mai Kiều Liên
Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch kiêm CEO của Vinamilk. Ảnh: Forbes |
Tháng 3 năm ngoái, bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm
CEO Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là đại diện duy nhất của
Việt Nam lọt top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, do tạp chí Forbes
bình chọn. Theo tạp chí này, quyền lực là một phần rất quan trọng trong
kinh doanh. Đó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, như vốn, ý tưởng, năng
lực và khả năng lãnh đạo. 50 phụ nữ trong danh sách trên là những người
sáng lập, có vai trò chủ chốt trong công ty gia đình hoặc CEO các doanh
nghiệp lớn. Công ty họ điều hành đều làm ăn có lãi, với doanh thu hàng
năm tối thiểu là 100 triệu USD.
Năm nay, bà lại góp mặt trong danh sách 50 nữ doanh nhân có thành tích tốt nhất châu Á của Forbes,
cùng với bà Phạm Thị Việt Nga - Chủ tịch Công ty Dược Hậu Giang. Tạp
chí danh tiếng của Mỹ bình luận Vinamilk là một trong những thương hiệu
có lợi nhuận cao nhất Việt Nam, đồng thời là blue-chip trên sàn chứng
khoán.
Trước đó, Tạp chí Quản trị Doanh nghiệp châu Á - trụ
sở tại Hong Kong vừa đưa bà Mai Kiều Liên vào danh sách những CEO nhận
giải thưởng "Những CEO xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực Quan hệ với nhà đầu tư".
2. Đặng Lê Nguyên Vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ là ông vua của ngành cafe Việt Nam. Ảnh: Trung Nguyên |
Sau bà Mai Kiều Liên, Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch công ty Cafe Trung Nguyên là một trong những doanh nhân Việt hiếm hoi được Forbes ca ngợi. Tháng 7/2012, phóng viên tạp chí này - Scott Duke Harris còn tới Việt Nam trò chuyện và gọi ông là "Vua cà phê Việt".
Trong cuộc phỏng vấn, Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ về kế
hoạch niêm yết công ty trong 2 năm nữa, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên
sàn quốc tế. Gần đây, sau khi chuỗi cà phê lớn nhất thế giới Starbucks
mở cửa tại Việt Nam, Trung Nguyên cũng tuyên bố kế hoạch tấn công sang
Mỹ ngay trong năm nay.
3. Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng trở thành tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Anh Tuấn |
Đầu tháng 3 năm nay, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã trở thành người Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới 2013 của Forbes.
Ông sở hữu số tài sản trị giá 1,5 tỷ USD, chủ yếu nhờ 53% cổ phần trong
Vingroup. Phạm Nhật Vượng cũng được bình chọn là một trong 10 tỷ phú
mới xuất sắc của tạp chí này.
Phạm Nhật Vượng là một trong những doanh nhân đầu tiên
lập nghiệp và thành công trên quy mô lớn ở nước ngoài. Ông cũng đi đầu
cho phong trào Việt kiều đầu tư về nước, phát triển nhiều khu đô thị, du
lịch hàng đầu Việt Nam. Ông khởi nghiệp bằng hoạt động kinh doanh trong
cộng đồng người Việt tại Ukraina, sau đó phát triển Tập đoàn kinh tế
Technocom giữ vị trí số một trong lĩnh vực sản xuất thức ăn nhanh tại
quốc gia Đông Âu này. Đầu những năm 2000, ông Vượng đầu tư về Việt Nam
và hiện là người đứng đầu Tập đoàn Vingroup với vốn điều lệ hơn 7.000 tỷ
đồng. Ông cũng là tỷ phú đôla đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ
ngày 7/3/2011, liên tục giữ vị trí người giàu nhất trên sàn chứng khoán trong các năm 2010, 2011 và 2012.
Năm ngoái, ông cũng góp mặt trong danh sách 50 Người Tiên phong do VnExpress bầu chọn.
4. Giản Tư Trung - Lê Thị Thu Thủy
Hai doanh nhân Việt Nam được giải Lãnh đạo trẻ toàn cầu. |
Tuần trước, giải thưởng Lãnh đạo trẻ toàn cầu
(YGL) của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) cũng vinh danh hai đại diện
của Việt Nam. Đó là ông Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường Doanh nhân
PACE kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) và bà
Lê Thị Thu Thủy - Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.
Để nhận được giải thưởng trên, họ đã phải vượt qua
hàng nghìn ứng cử viên khác sau ba vòng đánh giá kỹ lưỡng. Các lãnh đạo
trẻ được chọn dựa trên thành tích chuyên môn, kiến thức, cam kết với xã
hội và khả năng vượt khó.
5. Phạm Thị Việt Nga
Bà Việt Nga là một trong 2 nữ doanh nhân Việt có thành tích xuất sắc nhất châu Á. |
Chủ tịch Công ty Dược Hậu Giang là một trong hai đại diện Việt Nam có mặt trong danh sách 50 nữ doanh nhân có thành tích tốt nhất châu Á năm 2013 của Forbes, cùng với bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Tạp chí này cũng khen ngợi kể từ khi gia nhập Dược Hậu
Giang, bà Phạm Thị Việt Nga đã biến một xí nghiệp bên bờ vực phá sản
thành công ty dược lớn nhất sàn chứng khoán Việt. Dược Hậu Giang hiện
sản xuất và kinh doanh hơn 300 loại dược phẩm. Năm 2012, công ty này đạt
doanh thu 140 triệu USD. Lợi nhuận ròng tăng 18% lên 24 triệu USD.
Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga được bổ nhiệm làm Giám
đốc Xí nghiệp Dược Hậu Giang năm 1988. Bà được được mệnh danh là người
phụ nữ của thời đại mới, đưa Hậu Giang trở thành thương hiệu dược số một
Việt Nam và giành lại thị trường nội địa từ các hãng nước ngoài.
Hai nữ doanh nhân Mai Kiều Liên và Phạm Thị Việt Nga đều được VnExpress bầu chọn vào danh sách 50 Người Tiên phong năm 2012.
Đối thủ của tỷ phú Việt trong vụ thâu tóm Dell
Người ta biết tới ông nhờ biệt tài thâu tóm doanh
nghiệp, làm tăng giá trị rồi bán đi kiếm lời. Nay ông đang cạnh tranh
trực tiếp với Chính Chu trong cuộc đua giành tập đoàn Dell.
> Tỷ phú gốc Việt và 15 lần xin việc thất bại
> Tỷ phú gốc Việt 'đạo diễn' vụ mua lại Tập đoàn Dell
Michael Dell đang phải đứng giữa lựa chọn bán tập đoàn cho ai: Blackstone hay Carl Icahn. Ảnh: Bloomberg |
Blackstone đưa hai nhân vật cấp cao trong đó có tỷ phú gốc Việt
- Chính Chu đến đàm phán mua lại tập đoàn được sáng lập bởi Michael
Dell. Ở bên kia chiến tuyến là một doanh nhân kỳ cựu của Phố Wall - Carl Icahn.
Nhà đầu tư 77 tuổi tuyên bố trả 15 USD cho mỗi cổ phiếu Dell, cao hơn
mức giá Blackstone đề nghị (14,5 USD). Thị giá Dell hiện là 14,2 USD mỗi
cổ phiếu.
Quyết định của Carl đưa Dell vào thế khó, bởi giá quá
hời cho một công ty không còn ở thời đỉnh cao. Vị tỷ phú đủ khả năng mua
lại 58,1% tập đoàn và không yêu cầu thay CEO, còn Blackstone lại dư sức
mua toàn bộ nhưng Michael Dell ngấp nghé nguy cơ mất ghế lãnh đạo cao
nhất. Bản thân Icahn cũng sở hữu một tỷ USD cổ phiếu tại Dell.
Đối trọng với Icahn trong thương vụ mua lại lần này,
Blackstone đang giữ những ưu thế nhất định. Họ có trong tay Chính Chu,
vị giám đốc không ít lần chiến thắng trong các hợp đồng mua bán sáp
nhập. Chính Chu từng thực hiện vụ mua lại lớn nhất lịch sử châu Âu trị
giá 3,8 tỷ USD chỉ bằng vài cú điện thoại, thuyết phục được Morgan
Stanley và Deutsche Bank hậu thuẫn tài chính. Ngoài ra, David Johnson,
"người cũ" của Dell hiện làm giám đốc cao cấp của Blackstone cũng được
chỉ đạo tham gia cùng Chính Chu. David đã có khoảng 4 năm làm thân tín
của CEO Michael Dell.
Chưa có ghi chép nào về đối đầu giữa Carl Icahn và
Chính Chu trong các thương vụ trước đây. 25 tỷ USD có thể chưa phải hợp
đồng giá trị nhất của Carl, nhưng sẽ lần đầu tiên Chính Chu "đạo diễn"
một cuộc cạnh tranh có giá trị lớn đến vậy. Dù các bên tham gia đàm phán
chưa đưa bình luận chính thức nào, ván bài mang tên Dell đang có phần
nghiêng về Blackstone và Chính Chu.
Theo Bloomberg, Michael Dell đang tích cực
gặp mặt và thương thảo với Blackstone. Trang tin dẫn lời một người giấu
tên cho biết, Chính Chu và Dell đang đưa ra những kế hoạch chiến lược
mang lợi ích cho cả hai. Vấn đề đặt ra vẫn là quyền kiểm soát tập đoàn
rơi vào tay ai. Blackstone mua được Dell sẽ ngăn Michael thành cổ đông
chính, giới hạn quyền hành của ông. Chính vì thế, CEO đang đề nghị giúp
Blackstone giảm 4,5 tỷ khi mua Dell bằng việc giữ lại 15,6% cổ phiếu
hiện có của mình, với điều kiện giữ được ghế Giám đốc điều hành.
Nhưng từng ấy vẫn chưa thể đảm bảo chiến thắng hoàn
toàn cho Blackstone bởi Carl Icahn không phải người để chơi đùa. Tỷ phú
Leon Black, đồng sáng lập Tập đoàn Apollo Global Management nhận xét:
"Carl là người thích chiến thắng và tiền. Ông ấy thông minh và có phần
tàn nhẫn, không quan tâm tới người khác nghĩ gì, dù không phải lúc nào
Carl cũng đúng". Leon từng có thời gian làm việc với Icahn.
Carl Icahn, "doanh tặc" thích tiền và yêu mùi vị chiến thắng của Phố Wall. Ảnh: AFP |
Carl Celian Icahn (sinh năm 1936) là tỷ phú giàu thứ 26 trên thế giới theo danh sách của Forbes,
với lượng tài sản ước tính 20 tỷ USD. Ông sinh ra tại New York (Mỹ) và
đang đứng đầu Công ty quản lý tài sản Icahn Enterprises do mình sáng
lập. Ông có bằng cử nhân Triết học tại Đại học Princeton năm 1957, rồi
theo đuổi ngành Y tại Đại học New York nhưng sớm từ bỏ để gia nhập quân
đội.
Icahn khởi nghiệp tại Phố Wall năm 1961, đến 1968 đứng
ra thành lập Công ty Icahn & Co, tập trung mua đi bán lại các mã cổ
phiếu rủi ro cao. Sau đó, ông nghĩ ra cách dùng tiền người khác như một
quỹ đầu cơ, để họ chi cho ông 2,5% trên mỗi khoản đầu tư và 25% lợi
nhuận.
Trong 15 tháng qua, Carl đã thực hiện tới 14 thương vụ
mua các công ty khác nhau. Thành tích này khiến ông trở thành kẻ thâu
tóm doanh nghiệp số một tại Phố Wall, nơi còn gọi ông với cái tên "Doanh
tặc" Carl Icahn. Ông thường mua lại rồi chia nhỏ công ty, sau đó lại
lại kiếm lời. Sở hữu hơn 20 tỷ USD và hàng chục năm "chinh chiến" ở Phố
Wall, Carl đủ tiềm lực tài chính và kinh nghiệm để săn các doanh nghiệp.
Nguồn tài sản khổng lồ và tính nhạy bén khiến Icahn
trở nên nguy hiểm. "Ngay lúc này tôi có thể viết séc 10 tỷ USD mà không
cần bán tài sản để huy động vốn", ông nói. Cách Carl ráo riết đi mua cổ
phiếu, giành chân trong hội đồng quản trị rồi buộc thành viên ban lãnh
đạo nhường bước tạo cho các công ty tâm lý "ngại" trở thành mục tiêu của
ông trên thị trường
Forbes đánh giá ông là một trong số ít nhà
đầu tư làm thay đổi thị trường và một trong những kẻ săn công ty nổi
tiếng nhất hiện nay. Ông được so sánh với tỷ phú Warren Buffett bởi
những chiến công của mình. Từ năm 2000, Berkshire Hathaway của Buffett
tạo ra 250% lợi nhuận thì Icahn Enterprises đạt tới 840%. Trong 4 năm
qua, các quỹ đầu tư của "doanh tặc" mang lại khoản thu trung bình tăng
25% một năm.
Tỷ phú gốc Việt 'đạo diễn' vụ mua lại Tập đoàn Dell
Chính E. Chu được Tập đoàn Blackstone chỉ định làm
"tổng chỉ huy" thương vụ trị giá khoảng 25 tỷ USD cùng với một giám đốc
cấp cao khác.
> Forbes vinh danh tỷ phú Việt Nam đầu tiên
> Doanh nhân Việt liên tiếp được quốc tế vinh danh
Chính Chu (ngoài cùng bên trái) có giá trị tài sản ước tính 1,1 tỷ USD. Ảnh: CMS |
Tập đoàn đầu tư tài chính Blackstone (Mỹ) giao trọng
trách này cho hai giám đốc cấp cao là David Johnson và Chính E. Chu, một
tỷ phú gốc Việt 45 tuổi. Theo TheRichest, tài sản hiện tại của
Chính Chu khoảng 1,1 tỷ USD. Chính Chu là người giữ vai trò chủ đạo
trong thương vụ lần này. Còn Johnson là "người cũ" của Dell, từng giữ
chức Giám đốc Mua bán và Sáp nhập trước khi đầu quân cho Blackstone từ
tháng 1/2013.
Trước đó, Chính Chu cũng đứng ra "đạo diện" hàng loạt
vụ thương thuyết khác của Blackstone. Các khoản đầu tư mua lại thành
công những công ty, tập đoàn với giá trị hàng tỷ USD giúp Chính Chu có
được tên tuổi tại Phố Wall. Dù chưa đưa ra giá cuối, nhưng mua được tập
đoàn Dell sẽ trở thành thương vụ đắt giá nhất mà Chính Chu từng thực
hiện.
NYTimes đưa tin, cuối năm 2007, Chính Chu chi
34,3 triệu USD để mua trọn tầng 89 và nửa tầng 90 của tòa tháp Trump
World Tower do tỷ phú bất động sản nổi tiếng Donald Trump đầu tư. Sau
đó, ông tiếp tục bỏ 5 triệu USD để mua thêm không gian trên tầng mái của
công trình. Tổng chi phí 39,3 triệu USD trở thành hợp đồng mua bán căn
hộ đắt thứ 7 tại Manhattan, khu "đất vàng" của New York (Mỹ).
Tỷ phú này là chồng của ca sĩ Hà Phương (chị em của 2
ca sĩ nổi tiếng Cẩm Ly và Minh Tuyết). Ngoài công việc kinh doanh, hai
vợ chồng Chính Chu còn tổ chức và điều hành một số hoạt động từ thiện và
có 2 quỹ riêng: Vietnam Relief Effort và Ha Phuong Foundation.
Theo Bloomberg, tháng 2/2012, CEO Michael
Dell tuyên bố muốn cùng quỹ đầu tư Silver Lake mua lại toàn bộ cổ phần
của tập đoàn máy tính Dell do mình sáng lập với giá 24,4 tỷ USD.
Blackstone "nhảy vào" và định giá 14,25 USD một cổ phiếu, sẵn sàng chi
khoảng 25 tỷ USD để thâu tóm tập đoàn máy tính, đồng nghĩa Michael sẽ
mất ghế Giám đốc điều hành.
Trong khi đó, nhà đầu tư khác là Carl Icahn, một tỷ
phú đầu tư sẵn sàng trả 15 USD cho một cổ phiếu của Dell (hiện có giá
14,2 USD) và không yêu cầu CEO từ chức, nhưng Carl chỉ đủ tiền để "ôm"
58,1% tập đoàn. Cái giá mà Carl và Blackstone đưa ra đã đặt dấu chấm hết
cho kế hoạch mua lại tập đoàn với giá 13,64 USD một cổ phiếu mà Michael
Dell và Silver Lake lập ra.
Sự góp mặt của Blackstone khiến Michael Dell phải lên
tiếng đề nghị được giữ lại chức vụ hiện tại, đổi vào đó ông sẽ giúp
Blackstone giảm được khoảng 4,5 tỷ USD khi mua Dell nhờ vào 15,6% cổ
phiếu mà mình đang nắm giữ tại đây. Michael đã không thông báo gì với
Silver Lake về cuộc gặp này. Hiện tại người phát ngôn của cả Dell,
Blackstone và Silver Lake đều từ chối đưa ra bình luận.
No comments:
Post a Comment