Thursday, April 18, 2013

Thần đồng ĐỔ NHẬT NAM

MC nhí 'Chúc bé ngủ ngon' chia sẻ về năm tuổi con rắn

Dịp Tết, MC, dịch giả nhí Nhật Nam đều tặng bố mẹ một món quà độc đáo theo con vật của năm. Cậu bé cũng chia sẻ nhiều dự định thú vị và ngộ nghĩnh trong năm tuổi của mình.

Người trẻ cầm tinh con rắn:
Sinh ra tại Nhật Bản, 4 tuổi Đỗ Nhật Nam cùng gia đình trở về Việt Nam, trong con mắt của những người thân, cậu chững chạc, “già trước tuổi” nên được gọi với cái tên trìu mến “ông cụ non”.
Hiện nay, “ông cụ non” Nhật Nam đang là MC nhí thành công nhất. Vẫn là người dẫn chương trình quen thuộc Chúc bé ngủ ngon (VTV3), Nhật Nam còn dẫn Quả chuông nhỏ, Trò chuyện cùng bé (VTV2). Cậu bé cũng là “ca sĩ nhí”, “giáo viên” dạy tiếng Anh cho các bạn nhỏ đang điều trị tại khoa ung bướu Bệnh viện Nhi Trung ương.

"Ông cụ non" Đỗ Nhật Nam.

Một điều đặc biệt khác là cậu bé cầm tinh con rắn sở hữu một thành tích “khủng”: giải nhất trong cuộc thi tiếng Anh Wordstorm sau khi "hạ gục" bốn sinh viên, dịch giả nhỏ tuổi nhất với tác phẩm Sun up, Sun downThe story of day and night, lập kỷ lục là Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất được xuất bản.
Rộn ràng với không khí của mùa xuân, MC, dịch giả nhí “siêu giỏi” tuổi rắn Đỗ Nhật Nam đã có những chia sẻ thú vị về ngày tết cổ truyền của dân tộc.
“Lâng lâng” khi đón giao thừa
Trò chuyện cùng Nhật Nam, chúng tôi cảm nhận được rõ hơn biệt danh “ông cụ non” rất hợp với em khi chia sẻ những cảm nhận về ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Cậu bé tâm sự: “Ngày Tết đối với cháu có ý nghĩa rất quan trọng. Mỗi năm qua đi, cháu thấy mình lớn hơn, giúp bố mẹ được nhiều việc hơn. Tết đến cũng là dịp để cháu lên kế hoạch cho một năm mới với rất nhiều dự định”.
Qua lời kể của bố, Nhật Nam cho biết đêm giao thừa là dịp các quan hành khiển sẽ bay ngang qua bầu trời để nghe lời ước nguyện của mọi người. Vì thế, khoảnh khắc này đối với Nhật Nam rất thiêng liêng. Cậu còn kể lại: “Cảm giác được đứng cạnh bố cháu khi cúng trung thiên trong đêm ba mươi là lâng lâng, rất khó tả”.

"Lâng lâng" khi đón giao thừa.

Tuy có những suy nghĩ chững chạc như vậy, nhưng Nhật Nam vẫn hồn nhiên đúng với lứa tuổi còn “ham vui, ham chơi”. Vì vậy, lý do thích Tết của cậu bé cũng giống như nhiều bạn nhỏ khác, đó là được nghỉ học dài ngày, về quê, xem gói bánh chưng.
Nổi tiếng khi còn rất nhỏ tuổi, chính vì vậy ngoài việc học, Nhật Nam tham gia nhiều hoạt động khác, nhưng dịp Tết cậu bé luôn dành trọn vẹn thời gian cho gia đình và người thân. Nhật Nam chia sẻ: “Nếu có chương trình cháu cũng xin phép không tham gia bởi năm nào cháu cũng về quê để đón Tết cùng gia đình”.
Tự nhận xét mình là người vụng về, nhưng những ngày Tết, Nhật Nam đã giúp cha mẹ được rất nhiều công việc để chuẩn bị đón xuân. Ngoài việc tự dọn phòng của mình, cậu bé còn cùng bố trang hoàng nhà cửa, thậm chí còn giúp mẹ bày mâm ngũ quả.

Luôn dành những món quà bất ngờ cho bố mẹ vào dịp Tết.

Là một cậu bé tình cảm và thân thiện, MC nhí của chương trình Chúc bé ngủ ngon tâm sự luôn dành những món quà bí mật cho bố mẹ vào ngày mồng một, điều thú vị đó là mỗi món quà đều gắn với con vật tượng trưng của năm.
Nhật Nam cho biết: “Năm ngoái là năm con rồng nên cháu đã sưu tầm những câu chuyện tiếng Anh về loài rồng rất đặc biệt trên thế giới, viết ra và đóng thành cuốn để trên đầu giường, với mong ước cả năm bố mẹ cháu sẽ gặp may. Còn năm nay, mọi điều vẫn đang nằm trong vùng bí mật”.
Dù bận rộn nhưng gia đình Nam vẫn giữ được truyền thông gói bánh chưng, đây cũng là phong tục mà cậu bé thích nhất mỗi dịp Tết đến. Nhật Nam háo hức khoe: “Năm nào cháu cũng được ông bà gói cho một chiếc bánh chưng bé xíu, rất nhiều đỗ và ngon”.
Đặc biệt yêu với những món ăn của ngày Tết, trong đó “nghiện” nhất món thịt đông, nhưng một điều khá đáng yêu là Nhật Nam luôn có ý thức chỉ dám ăn “cầm chừng” vì lo “giữ vóc dáng” luôn đẹp, không được quá béo.
Rất nhiều dự định vào năm tuổi
Sinh năm 2001, vì vậy năm Quý Tỵ sẽ là năm tuổi của Nhật Nam. Nhưng cậu bé không hề lo lắng về điều này, Nhật Nam còn hy vọng mình sẽ đạt được những thành công lớn vào tuổi 13.
Chia sẻ về điều này, Nhật Nam cho biết: “Năm bố cháu 13 tuổi (tính cả tuổi "mụ"), cũng là “năm hạn” đầu tiên, nhưng bố không hề gặp xui xẻo mà còn rất thành công trong học tập. Năm nay cháu cũng muốn được như vậy”.
Để đạt được thành công đó, Nhật Nam đặt ra cho mình rất nhiều dự định. Đó là: nâng cấp một số bằng chuẩn hóa tiếng Anh quốc tế, học thêm ngoại ngữ mới, viết và dịch sách, luyện khả năng chơi đàn violon như “nghệ sĩ chuyên nghiệp”.
Đặc biệt, cậu bé cũng có rất nhiều dự định để thể hiện mình đã lớn và giúp được bố mẹ nhiều hơn, đó là tự đi chợ và nấu được nhiều món ăn hơn.

Nhật Nam hy vọng mình sẽ thành công vào năm tuổi.

Năm mới, Nhật Nam hy vọng mình sẽ đạt được những dự định đã đề ra nhưng cậu bé cũng muốn tuổi thơ của mình vẫn luôn hồn nhiên, vui tươi và trong sáng, không phải chạy theo sự nổi tiếng hào nhoáng bên ngoài.
Nhật Nam cũng dành lời chúc đặc biệt dành cho các bạn cùng năm tuổi với mình, đó là  mong các bạn sẽ có một năm vui vẻ và hưởng trọn tuổi thơ của mình trong tình yêu thương.
An Hoàng
Theo Infonet

'Ông cụ non' Đỗ Nhật Nam viết sách mới

Bỏ lại những ồn ào của dư luận trong thời gian qua, cậu bé Đỗ Nhật Nam sẽ tái ngộ bạn đọc qua cuốn tự truyện về ký ức ấu thơ. Cuốn sách có tên "Những con chữ biết hát".

Thông tin trên đã được xác nhận bởi phụ trách truyền thông của Thái Hà Books, đơn vị gắn với những tác phẩm của Nhật Nam, từ cuốn Tớ đã học tiếng Anh như thế nào đến dự án dịch Tôi tư duy, tôi thành đạt.
Những con chữ biết hát là tâm sự của cậu về quá trình mình lớn lên bên bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những gì cậu học được từ năm tháng chập chững đầu đời. Người đọc sẽ được gặp một Nhật Nam gần gũi và đáng yêu qua những chia sẻ chân thành, pha chút “già dặn” của cậu bé.

Bìa tác phẩm mới của Đỗ Nhật Nam.

Theo thông tin từ đơn vị phát hành, cuốn tự truyện của cậu bé sẽ đầy ắp những kỷ niệm của về tuổi thơ ở Nhật – nơi có những chiếc xe buýt sặc sỡ, những chuyến tàu cao tốc, bức tường biết hát, giáng sinh tuyết phủ trắng xóa… Đó cũng là những trang viết về các bài học cuộc sống mà Nhật Nam nhận được từ bố, từ mẹ, từ thầy cô và từ chính những người bạn cùng lớp của mình.
Cuốn sách giúp người đọc có cái nhìn gần hơn với Đỗ Nhật Nam, cậu bé không phải là một thần đồng, cậu chỉ là một cậu bé bình thường, sớm được tiếp nhận được một nền giáo dục phù hợp, nghiêm khắc nhưng không gò bó mà đong đầy yêu thương. Cậu bé vừa học vừa được thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới quanh mình.
Cũng chính vì thế, cả cuốn sách tràn ngập những tưởng tượng của Nam, những điều bình dị của cuộc sống được nhìn qua lăng kính trẻ thơ của bé hiện lên thật sống động, đầy màu sắc:
“Lúc còn nhỏ, tớ không nghĩ đến những điều cao siêu đó, cũng chẳng nghĩ những gì mình mơ mộng chính là tưởng tượng. Tớ tin mọi điều sẽ trở thành sự thật. Bằng cách đó, tớ thấy mình không nhỏ nhoi, không chỉ là đứa bé ba tuổi chạy lon ton theo chân mẹ. Tớ thấy mình được là nhiều nhân vật khác nhau”, trích Những con chữ biết hát.
Dự kiến, cuốn sách của Đỗ Nhật Nam sẽ phát hành vào tháng 5. Nhà xuất bản cũng sẽ có một buổi giao lưu giữa độc giả và cậu bé. Được biết, ngôn từ trong cuốn sách hầu như được giữ nguyên vẹn, nhà xuất bản chỉ biên tập một số lỗi chính tả nhỏ cho cậu bé.

Thần đồng Việt ngày ấy - bây giờ?

ời đời ngưỡng mộ và tôn vinh là thần đồng từ khi còn rất nhỏ, nhưng bao nhiêu năm sau, không ít người tự hỏi họ bây giờ làm gì, ở đâu?
Trần Đăng Khoa - "thần đồng thơ văn"
Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Từ nhỏ, Khoa đã được xem là "thần đồng thơ văn". Lên 8 tuổi, cậu bé đã có thơ được đăng báo. Khi mới 10 tuổi, thần đồng đã cho ra đời tập thơ đầu tiên với tựa đề Từ góc sân nhà em, do Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. 
Tập thơ Góc sân và khoảng trời của nhà thơ nhí tài năng ra đời sau đó cũng thành công vang dội, được tái bản khoảng 30 lần, dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới. Chưa dừng lại ở đó, Trần Đăng Khoa còn xuất bản 10 tập thơ, 4 tập văn xuôi bao gồm nhiều thể loại khác nhau. Có lẽ tác phẩm phổ biến nhất trong số đó là bài thơ Hạt gạo làng ta mà nhiều người trưởng thành đến giờ vẫn thuộc làu.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa lúc 8 tuổi.

Điều khiến tác phẩm của Trần Đăng Khoa “vượt hơn” so với các cây bút cùng trang lứa, đó là thơ, văn của cậu bé thần đồng không chỉ hay ở tài quan sát, ở óc tưởng tượng, mà hay ở khả năng cảm nhận về "bề sâu, bề xa" của đời sống, ở sự "biết nghĩ" trước những vấn đề lớn gắn bó mật thiết với cuộc sống của cộng đồng. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói "Giời đã mượn cái miệng trẻ con của Khoa để làm thơ cho người lớn đọc".
Cậu bé thần đồng cũng được biết đến nhiều với câu truyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu.
Trần Đăng Khoa ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).
Tên tuổi của cậu bé Trần Đăng Khoa từng làm mê mẩn nhiều người. Có những bà mẹ trẻ thời ấy mơ sinh ra một đứa con như Trần Đăng Khoa. Nhưng cho đến bây giờ, sau gần nửa thế kỷ, các bà mẹ đã không sinh ra được một cậu bé nào như thế.
Trần Đăng Khoa nhập ngũ năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường không còn cần thiết nữa, chàng trai theo học trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại viện Văn học Thế giới M.Gorki thuộc viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. 

Trần Đăng Khoa hiện tại bên gia đình nhỏ.

Khi trở về nước, Trần Đăng Khoa làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó trưởng ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh có hình VOVTV, ông được phân công làm giám đốc đầu tiên của hệ này đến khoảng giữa năm 2011. Hiện nay, ông là Phó bí thư Đảng Ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV. 
Nguyễn Việt Trung - "thần đồng âm nhạc"
Nguyễn Việt Trung sinh năm 1996 tại thủ đô Hà Nội, nhưng 1 tuổi đã theo ba mẹ sang Ba Lan sinh sống. Năm 5 tuổi, Trung theo chị đến nhà cô giáo dạy piano. Trong khi chị học, cậu ngồi trên salon theo dõi. Chị vừa dừng đàn, cậu liền tới mon men dạo lại giai điệu, bà giáo sư Ba Lan ngạc nhiên nhận vào dạy rồi kèm rất nhiệt tình khi phát hiện tài năng thiên bẩm bên trong cậu bé.

 
Nguyễn Việt Trung thời nhỏ.

Ròng rã học tư 6 năm trời, đến năm vào trung cấp, ba giáo sư nổi tiếng của Ba Lan đều ngỏ lời nhận Trung. Từ năm 7 tuổi, năm nào cậu bé cũng tham gia các cuộc thi và giành thứ hạng cao. Cậu từng giành giải nhất cuộc thi piano dành cho trẻ em ở Ba Lan năm 2003, giải Nốt nhạc vàng dành cho thí sinh quốc tế chơi nhạc Mozart năm 2006, giải ba cuộc thi Âm nhạc quốc tế năm 2007, giải xuất sắc về Chopin dành cho trẻ em quốc tế tại Ba Lan 2008, và giải nhì Halina Czerny Stefanska tại Ba Lan 2009.
Hai giải Nguyễn Việt Trung cảm thấy tự hào nhất là giải nhì cuộc thi quốc tế mang tên Ludwik Stefanski năm 2008 và giải nhì International Competion Chopin for the Youngest Antonin diễn ra tháng 2/2010. Tại cuộc thi Ludwik Stefanski duy nhất có Trung mới 12 tuổi, đang học sơ cấp, các thí sinh khác 16-17 tuổi đều học trung cấp. Cuộc thi International Competion Chopin for the Youngest Antonin có rất nhiều nước tham gia.
Đây là giải thưởng khó nhất cho pianist trẻ quốc tế ở Ba Lan, một cuộc cạnh tranh khắc nghiệt mà mọi người nghĩ cho Trung tham gia cho vui. Bà giáo đưa Trung đi thi chỉ mang theo vài bộ quần áo vì đoán Trung cùng lắm qua được vòng 2. Không ngờ, Trung vượt qua vòng 3 rồi giành giải Nhì.
Trước những thành tích ấn tượng này, tờ Twoja Muza - tạp chí âm nhạc danh tiếng của Ba Lan gọi Trung là "Ngôi sao âm nhạc với tài năng piano không có gì phải bàn cãi”. Nhiều tờ báo trong nước và quốc tế gọi cậu bé sinh năm 1996 là “thần đồng”. Tuy nhiên, Trung ngại nhất khi được gọi như vậy. Bố giải thích cho cậu, thần đồng là tài năng bẩm sinh, bộc lộ khi còn ít tuổi, còn Trung có trí tuệ âm nhạc nhưng được đào tạo bài bản chứ không phải là người chưa học hành gì đã có thể chơi đàn. Vì thế, theo ông, dùng từ “thần đồng” với Trung hơi quá. 

Nguyễn Việt Trung giờ đã là một chàng trai và vẫn đam mê âm nhạc như ngày nào.

Nguyễn Việt Trung từng về Việt Nam biểu diễn cùng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam trong đêm hòa nhạc Pastoral Symphony tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tháng 12/2012.
Vào tháng 3 năm nay, Trung đã trở thành gương mặt xuất sắc tại giải Junior Academy Eppan dành cho những nghệ sĩ dương cầm có năng khiếu đặc biệt dưới 18 tuổi.
Nguyễn Việt Trung hiện đã trở lại Ba Lan để tiếp tục chương trình học của mình tại nhạc viện Warsaw. Cậu được xem là gương mặt tiêu biểu cho âm nhạc bác học Việt Nam sau Đặng Thái Sơn.
Trần Nam Sơn - "thần đồng" biết đọc khi chưa biết nói
Cách đây hơn 20 năm, Trần Nam Sơn (sinh năm 1983 ở Quảng Ninh) cũng được phát hiện là cậu bé thần đồng có những khả năng đặc biệt: Biết đọc khi chưa biết nói. Người phát hiện và đăng báo về "cậu bé biết đọc khi mới 2 tuổi" là nhà báo Ngô Mai Phong.
Năm ấy, Sơn mới 27 tháng tuổi, chưa biết nói bỗng dưng nhìn màn hình karaoke đọc nhoay nhoáy. Sơn gặp cái gì có chữ là đọc, tấm thẻ nhà báo cũng được cậu xướng to lên rất dõng dạc. 

Thần đồng Trần Nam Sơn từng gây xôn xao dư luận khi mới 2 tuổi.

Ngày đó Sơn là tâm điểm của báo chí, của những người hiếu kỳ và các nhà nghiên cứu. Khi những tư chất thiên bẩm của Sơn được nhiều người biết đến, chị Ngà (mẹ Sơn) đã nhận được không ít thư từ góp ý về các phương pháp nuôi dạy “thần đồng” để Sơn phát triển được những khả năng đặc biệt của mình. Thế nhưng vì điều kiện nhiều khó khăn nên chị không thể làm theo. 
Tuy nhiên, đến giờ, không những không thể phát huy được những khả năng thiên bẩm của mình mà theo chị Ngà, Sơn ngày càng tỏ ra có gì đó không bình thường. Điều dễ nhận thấy nhất là tính Sơn nhút nhát, rất ít khi đi chơi, không thích đến những nơi đông người. Ngày còn nhỏ gần như cậu không có bạn, đến lúc lớn cũng chỉ chơi với một vài người. Ngoài ra, Sơn rất kén ăn, đến năm lớp 9 mà mẹ vẫn còn phải chăm như chăm một cậu bé lớp 1.

Trần Nam Sơn khi lớn nhút nhát và không thích nơi đông người.

Sơn còn có tính lơ đãng, hay quên. Mẹ cậu cho biết, cô giáo chủ nhiệm lớp 10 từng phản ánh, giờ ra chơi cậu thường leo lên đồi ngồi trầm ngâm một mình thay vì nô đùa cùng các bạn.
Học lớp 11, Sơn chỉ thích học vi tính, cậu ước mơ sau này sẽ trở thành một cử nhân tin học. Lâu nay cậu thường xuyên viết và vẽ các bộ truyện tranh. Nhiều lần Sơn ngỏ ý nhờ mẹ tìm và gửi hộ các bộ truyện tranh của mình lên các nhà xuất bản. Xem những trang sách của Sơn, thấy cậu ghi chép, trình bày rất cẩu thả chứng tỏ học không phải là niềm đam mê của cựu “thần đồng”. 
Trên nhãn vở Văn, Sơn ghi như sau: “Trường: Không tên tuổi, Lớp: Vô danh” còn nội dung bên trong, có trang cậu ghi tới 3 môn Văn, Đại số, Hình học. Lồng trong nội dung bài học là chi chít những hình vẽ về các nhân vật trong truyện tranh với dao kiếm hãi hùng. Hầu như rất hiếm để tìm thấy một quyển vở được ghi chép một cách cẩn thận, sạch đẹp. Câu chuyện về Trần Nam Sơn sau này được báo chí nhắc đến như một kết thúc buồn cho một thần đồng từng rất được kỳ vọng.
Lê Bá Khánh Trình - "thần đồng Toán học"
Lê Bá Khánh Trình sinh năm 1963 ở Huế trong một gia đình có 6 anh chị em, bố là giáo viên trường Đại học Y, mẹ là giáo viên cấp 2. Lê Bá Khánh Trình là một trong 5 học sinh Việt Nam được chọn tham gia Olympic Toán quốc tế ở London, Anh năm 1979 khi đang là học sinh tại lớp chuyên Toán trường Quốc học Huế.

Lê Bá Khánh Trình khi còn là một cậu học trò.

Năm ấy, cái tên Lê Bá Khánh Trình ghi dấu ấn trong tâm trí nhiều người, cả trong và ngoài nước, khi đoạt Huy chương vàng và giải đặc biệt trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 21 với số điểm tuyệt đối 40/40. Cậu cũng đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi này.
Lê Bá Khánh Trình cũng là học sinh Việt Nam duy nhất đoạt giải đặc biệt trong một kỳ thi Toán Quốc tế tính đến nay. Với thành tích đáng ngưỡng mộ đó, Lê Bá Khánh Trình được mệnh danh là "cậu bé vàng của Toán học Việt Nam".

Lê Bá Khánh Trình bên gia đình hạnh phúc.

Sau ngày nhận giải, Lê Bá Khánh Trình được tuyển thẳng vào khoa toán – cơ, Trường đại học Tổng hợp Moskva. Tiếp đến, cậu sinh viên làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của Viện sĩ Andrey Alexandrovich Gontrar (Phó chủ tịch viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga).

Ông hiện là giảng viên Trường đại học Khoa học tự nhiên.

Bốn năm sau, Lê Bá Khánh Trình bảo vệ thành công luận án tiến sĩ rồi trở về Việt Nam làm giảng viên Khoa toán – tin, Trường đại học Khoa học tự nhiên. Từ đó đến nay, người thầy ấy say mê với công việc của mình, say mê với việc truyền bá kiến thức toán học cho bao thế hệ học sinh. 

Clip 'ông cụ non' Nhật Nam: Tại sao ‘ném đá’ một đứa trẻ?

“Ở độ tuổi mà ngay cả việc ăn, việc mặc còn chưa thể tự lo thì nhận xét về một vấn đề có chút sai lầm là chuyện bình thường. Vậy tại sao người lớn lại 'ném đá' một đứa trẻ?”, một độc giả chia sẻ.

Không thể áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ nhỏ
Vừa qua, clip phóng sự Nhật Nam trả lời phỏng vấn khi ra mắt cuốn sách Tớ đã học tiếng Anh như thế nào đã gây tranh cãi sôi nổi trên cộng đồng mạng bởi chia sẻ: "Sách thì các bạn thích đọc truyện tranh, còn em thì không. Em thích đọc những loại sách về tin học, xã hội, chính trị và khoa học. Không nên đọc truyện tranh nhiều, truyện tranh cũng có tác dụng nhưng như mẹ em nói thì truyện tranh đục phá tâm hồn".
Câu trả lời của Nhật Nam động chạm đến rất nhiều người yêu thích truyện tranh nên đã gặp phải phản ứng của dư luận. Tuy nhiên, nhiều độc giả cũng cho rằng cần có cái nhìn khách quan và công bằng với cậu bé này.
Độc giả Minh Đức bình luận: "Tại sao mọi người lại quy kết Nhật Nam già trước tuổi hay không có tuổi thơ? Đây là những lời lẽ quá phũ phàng và chủ quan của cư dân mạng. Bởi không thể áp đặt suy nghĩ và cuộc sống của mình lên người khác được. Mình thấy buồn cho những người lớn mà lại chọn lời lẽ như vậy để nói với trẻ con”.
Minh Đức chia sẻ thêm: “Ngày bé mình cũng là một tín đồ của truyện tranh, dù bị bố mẹ ngăn cấm vị sợ ảnh hưởng đến việc học. Việc mẹ Nhật Nam nói như vậy nhưng nếu em vẫn thực sự có hứng thú với truyện tranh thì chắc chắn không ai có thể ngăn cấm được. Có thể đối với Nhật Nam những cuốn sách mới thực sự hấp dẫn. Vì vậy, mình nghĩ không nên quy kết cứ trẻ con là phải đọc truyện tranh thì mới có tuổi thơ. Dù vậy, bên cạnh việc tiếp cận những kiến thức hàn lâm, Nhật Nam nên tìm hiểu về những điều giản dị mà nhân văn ở trong những câu chuyện tranh để làm phong phú thêm tâm hồn mình”.
Độc giả này cho rằng: “Hy vọng tài năng này sẽ không sớm lụi tàn vì bị dè bỉu hay bị nâng cao quá mức cần thiết”.

Độc giả Lê Danh Hiệp cũng bày tỏ: “Tuy Nhật Nam có dáng dấp hơi “ông cụ non” nhưng chắc chắn em là người có trí tuệ phi thường. Ở độ tuổi mà ngay cả việc ăn, việc mặc còn chưa thể tự lo thì nhận xét về một vấn đề có chút sai lầm là chuyện bình thường. Vậy tại sao người lớn chúng ta lại đi 'ném đá' một đứa trẻ?”.
Đồng tình với quan điểm này, độc giả Thái Tú cho rằng: “Dù sao bé Nhật Nam cũng chỉ là một đứa trẻ, vì vậy người lớn cần suy nghĩ kỹ trước khi nói bất cứ điều. Bởi chính điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thơ và tâm hồn của Nhật Nam. Đây cũng là quan điểm và ý kiến riêng của bé, người lớn nên tôn trọng điều đó”.
Nickname ShinNow nhận xét: “Có thể cách trả lời khá người lớn của Nhật Nam khiến mọi người sẽ không thích. Nhưng biết đâu sau này bằng tài năng của mình em sẽ giúp ích cho xã hội. Chúng ta hãy nhìn vào mặt tốt và những điều Nhật Nam đã làm được chứ không nên đánh giá em chỉ qua một câu nói”.
Độc giả Nguyễn Sơn Vinh cũng cho rằng: “Cách nói chuyện của Nhật Nam chứng tỏ em đọc sách và nghiền ngẫm rất kỹ thì mới có thể tự tin và trả lời sâu sắc đến vậy. Đọc sách là một thói quen tốt mà ngay cả nhiều người lớn, nhiều sinh viên đang cần có nhưng cũng không làm được. Đây là điều mà người lớn chúng ta cần học ở Nhật Nam”.

Chuyên gia tâm lý nói gì?

Trao đổi với phóng viên gia đình bé Nhật Nam không bình luận gì về những ý kiến trái chiều xung quanh clip này.
Về vấn đề này, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu nhận định: “Nhiều độc giả đang “ném đá” bé Nhật Nam dữ dội bởi cho rằng cậu bé còn nhỏ mà thiếu khiêm tốn nhưng thực chất lại đang nghiêm trọng hóa sự việc. Bởi với những gì cậu đã làm được thì hoàn toàn có quyền tự hào”.
Thầy Khắc Hiếu cũng chỉ ra rằng việc cậu kể những thành tích một phần còn để minh chứng cho cuốn sách mới ra đời về phương pháp học tiếng Anh của mình.
Còn trong đoạn trả lời phỏng vấn hình ảnh Nhật Nam hơi ngước lên, nhìn có vẻ “tự cao”; thầy Khắc Hiếu cho rằng em đang trò chuyện với người lớn thì phải nhìn như vậy mới thấy được phóng viên.
Về câu trả lời “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn”, thầy Khắc Hiếu nhận xét: “Đây là quan điểm của mẹ Nhật Nam. Vì vậy  muốn rõ hàm ý của câu này thì ta nên hỏi mẹ câu bé. Ngoài ra, người ta cố tình quên đi cụm từ “đọc truyện tranh thì đôi lúc cũng có tác dụng” mà em đã nói. Cậu cũng thừa nhận nó có tác dụng tốt, và cả chưa tốt. Bởi biết đâu hàm ý của em là nói về việc nghiện truyện tranh, hoặc những bộ truyện tranh ít lành mạnh đang tràn lan là con sâu đục khoét tâm hồn thật sự”.
Về hành động “ném đá” của rất nhiều người, thầy Khắc Hiếu cho rằng: “Phải đặt mình vào vị trí của Nam và mẹ em, xỏ chân vào giày họ để hiểu hàm ý, ý tốt của họ. Nếu không, chúng ta chính là người nhận định phiến diện chứ không phải là gia đình Nhật Nam”.
Thầy Khắc Hiếu nhận định việc tuổi thơ Nhật Nam có bị đánh mất hay không thì chỉ mình em biết. Có thể học tiếng Anh, dịch sách, là dịch giả, MC là niềm vui tuổi thơ của em. Đâu nhất thiết phải thả diều, bắt dế, đọc truyện tranh thì mới gọi là có tuổi thơ!
“Và điều quan trọng nhất là, người ta sẵn sàng ném đá mà quên rằng cậu chỉ là một cậu bé mới 11 tuổi. Người lớn còn dễ bị tổn thương huống hồ gì là một cậu bé. Góp ý là tốt, nhưng góp ý phải chân thành, ngôn từ phải xây dựng. Không biết những độc giả “lớn tuổi hơn” đó có đang nghĩ rằng mỗi lời ném đá của mình buông ra là một con dao đang giết chết tâm hồn của một nhân tài đang lớn?”, thầy Khắc Hiếu tâm sự.
Xung quanh vấn đề này, thành viên của một diễn đàn đã gửi thư đến bé Nhật Nam. Chúng tôi xin được đăng tải một số chia sẻ trong bức thư này.
"Vừa rồi chú có xem video clip khá thú vị về chuyện cháu. Theo như quan sát của chú thì dư luận đang rất quan tâm về cuộc phỏng vấn của cháu, trên báo chí cũng như diễn đàn. Nay chú cũng gửi đến cháu một đôi dòng.

Rất nhiều người nói rằng họ không có cảm tình với cháu, vì có vẻ người lớn, già trước tuổi. Quan điểm của chú là “chỉ đâu mà buộc ngang trời, tay đâu mà bụm miệng người thế gian”. Cháu không thể làm cho cả thiên hạ có cảm tình với mình được. Và cũng không cần thiết phải làm như vậy.
Theo dõi bài phỏng vấn của cháu, chú không thấy cháu có vấn đề gì đối với tính khiêm tốn cũng như kiêu căng, kiêu ngạo. Về vấn đề ngoại ngữ thì chú nghĩ, tuổi mới 11 tuổi mà cháu biết tiếng Anh như vậy quả là rất đáng khen.

Tuy nhiên chú cũng lưu ý cháu rằng, có điều kiện để biết và giỏi ngoại ngữ sớm là một chuyện tuy không xảy ra với nhiều người, nhưng không phải là chuyện quá vĩ đại. Cháu nên xem giỏi ngoại ngữ sớm là xuất phát điểm rất thuận lợi cho mình về sau này; để phát triển trên con đường học vấn trong tương lai.
Nhiều người có thể tiếp cận với ngoại ngữ muộn, nhưng nếu có chăm chỉ và có môi trường tốt (trường tốt, sách tốt, chương trình dạy tốt), thì chỉ cần 2-3 năm, họ cũng có thể đạt đến trình độ rất cao đối với 1 ngoại ngữ, đủ 4 kỹ năng nghe nói đọc viết. Nếu giỏi ngoại ngữ từ lúc tuổi nhỏ là điều quá tốt, nhưng không bao giờ là muộn để giỏi 1 ngoại ngữ cả.

Còn về vấn đề nhiều người cho rằng cháu đánh mất tuổi thơ. Chú nghĩ, nếu cháu thích thứ mà cháu đang làm, bố mẹ cháu ủng hộ và động viên cháu, thì không có lý do gì để cháu lăn tăn".


Clip 'ông cụ non' Nhật Nam gây tranh cãi

ời không hề xa lạ với "ông cụ non" Đỗ Nhật Nam, dịch giả trẻ cũng như MC nhí của chương trình Chúc bé ngủ ngon. Tuy nhiên, một clip phóng sự cũ của cậu bé lại đang gây sốt.
Đỗ Nhật Nam nổi tiếng từ lúc 5-6 tuổi, từ khi cậu bé tham gia chương trình quen thuộc giành cho trẻ nhỏ - Chúc bé ngủ ngon. Sau đó, những "bí mật" của cậu bé dần dần được phát hiện, như là dịch giả trẻ, hùng biện giỏi và có sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống.
Trong các cuộc thi về hùng biện hoặc buổi giao lưu, Đỗ Nhật Nam đã gây choáng váng về tài năng và cách lập luận của cậu bé, dù đối phương là những người lớn tuổi hơn rất nhiều. Trong clip phóng sự được thực hiện tại hội sách năm ngoái, khi Nhật Nam ra mắt cuốn sách Tớ đã học tiếng Anh như thế và lập kỷ lục là dịch giả trẻ tuổi nhất Việt Nam, cậu bé đã có những chia sẻ khá người lớn.

Hình ảnh cậu bé Nhật Nam trong clip phóng sự.

Những ngày gần đây, cư dân mạng bất ngờ "quật" lại clip này, và cậu bé vô tình trở thành tâm điểm của cộng đồng online. Điều khiến đa số mọi người bất ngờ là một phần nhỏ trong chia sẻ của cậu bé về sách: "Sách thì các bạn thích đọc truyện tranh, còn em thì không. Em thích đọc những loại sách về tin học, xã hội, chính trị và khoa học. Không nên đọc truyện tranh nhiều, truyện tranh cũng có tác dụng nhưng như mẹ em nói thì truyện tranh đục phá tâm hồn".
Với nhiều người, thế giới của trẻ em là truyện tranh, vì vậy quan điểm này của Nhật Nam đã gặp phải sự phản ứng của đa số người lớn: "Truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn", tuy nhiên vấn đề là nó đục đẽo tâm hồn ra như nào? Đẹp hay xấu là tùy vào cách mỗi người đón nhận truyện tranh, dạy con thế này thì..." (ý kiến của bạn Nguyễn Duy Tú Anh),  "Tội nghiệp em, em thậm chí còn chẳng còn sự ngây thơ vốn dĩ ở tuổi 11 này. Tôi thì cũng chưa hiểu "con sâu" đấy "đục khoét" được tâm hồn người Nhật tới mức nào mà giờ họ vẫn là một cường quốc trên thế giới. Đừng đổ lỗi cho truyện tranh, bởi lẽ sợ rằng nhiều người còn chẳng có tâm hồn để bị đục khoét nữa" - ý kiến của bạn Namechanw.

Clip về Đỗ Nhật Nam gây tranh cãi.
Cách trả lời quá "ông cụ non" của cậu bé cũng khiến nhiều người hốt hoảng vì cậu bé trả lời quá người lớn: "Sách là một tài nguyên vô giá, là tài nguyên thứ 9 của thế giới. Nếu như không có sách thì chúng ta không thể có kiến thức được. Mặc dù chúng ta nói mồm là học từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thì vẫn phải đúc kết từ sách. Ngoài ra thì nên đọc những cuốn sách khó dần dần sau đó tăng độ khó lên thì đầu óc sẽ linh hoạt hơn. Như người ta đi xuống lòng đất thì sẽ đi từ từ, không trèo tụt xuống một phát, vì sẽ bị giảm áp suất đột ngột vì thiếu không khí...".
Tuy nhiên, có lẽ để hiểu hơn về một cậu bé thì không chỉ đánh giá qua một đoạn clip về cuốn sách và chuyện học như thế này. Một số người lớn khách quan khẳng định rằng, nên học hỏi những điều giỏi của cậu bé, thay vì "ném đá".

  • 07/04/2013, 09:02
    Không hiểu tại sao lại có người ném đá cậu bé này? Mình thấy bé nói lên những suy nghĩ của mình hay hơn cả người lớn. Con nít bây giờ ở tuổi này thì làm gì biết sách nữa, toàn là ipad và truyện tranh... Nếu như Việt Nam có nhiều bé như cậu nhóc này chắc sẽ có một xã hội rất tốt ...
  • 06/04/2013, 15:37
    oh zời ạ! Sách là một tài nguyên vô giá, là tài nguyên thứ 9 của thế giới. Nếu như không có sách thì chúng ta không thể có kiến thức được. Mặc dù chúng ta nói mồm là học từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thì vẫn phải đúc kết từ sách. Ngoài ra thì nên đọc những cuốn sách khó dần dần sau đó tăng độ khó lên thì đầu óc sẽ linh hoạt hơn. Như người ta đi xuống lòng đất thì sẽ đi từ từ, không trèo tụt xuống một phát, vì sẽ bị giảm áp suất đột ngột vì thiếu không khí...
  • 06/04/2013, 00:34
    Cậu bé là 1 tượng đài cho tuổi nhi đồng, tuy nhiên có hơi chút "ông cụ non" nhưng chắc chắn bé là 1 người có trí tuệ phi thường. Ở cái độ tuổi mà ngay cả việc ăn việc mặc còn chưa thể tự lo thì nhận xét về 1 vấn đề có chút sai lầm là đương nhiên. Nhưng không nên đi ""ném đá"" 1 đứa trẻ, đó là 1 hành động không thông minh.
  • 05/04/2013, 22:38
    Ừ thì em ấy là thần đồng, em ấy hơn cả mình - 1 sinh viên cao đẳng- nhưng mình biết mình có 1 khoảng thời gian rất đẹp, trốn học đi thả diều, đi đá bóng, đi bắt dế, rồi tắm mưa, dầm nước lũ. Rồi những buổi học lén ngồi đọc truyện, nhịn ăn sáng để theo bộ dragon ball, bộ TĐĐV, Trạng quỳnh, Trạng Quỷnh, Ninja loạn thị. Tuổi thơ mình là 1 chuỗi những ngày đi học sớm, trốn ra sau trường chơi "tản dép, tản xu, đánh trận giả..."... tuổi thơ của mình trôi qua "phí phạm" như thế đấy.
  • 05/04/2013, 20:53
    Mình đồng ý là em nó rất giỏi về kiến thức nhưng những kiến thức đó đến quá sớm với em nó. Như Lenin đã nói "học , học nửa học mãi". Những kiến thức đó có thể đến lớp 9 hoạc 10 em nó có thể biết cũng chưa phải muộn Nhưng với 1 tuổi thơ hồn nhiên nếu bỏ lỡ nó thì có hối tiếc cũng không quay về được. Tuổi thơ nó luôn đi liền với những trò chơi nhân gian của Việt Nam ta, chứ không phải cứ đọc sách mãi như thế cũng chưa chắc đã hiểu hết về tự nhiên cuộc sống. Mình chỉ muốn quay về tuổi thơ 1h để được bắn bi với bạn bè.
  • 05/04/2013, 19:17
    Bây giờ mọi người đang bàn tán Đỗ Nhật Nam. Tôi sẽ không gọi "nhóc" hay đại loại, mà sẽ là "cậu ta", bởi lẽ cậu ta thực sự không xứng đáng được gọi là nhóc. Tôi không ngồi yên được, vì tôi là otaku. Tôi tự hào là otaku chân chính, không dựa vào số lượng manga tôi đọc, mà vì tôi tự thấy mình hiểu sâu sắc những gì mình đọc.
  • 05/04/2013, 18:01
    liệu đây có phải là một nhân tài tương lai của đất nước hay là kẻ không ra gì hoặc thậm chí tệ hơn..? Cậu bé khá là ngông cuồng..! " có tài mà không có đức là vô dụng" .Vì vậy cần có sự giáo dục đúng hướng..!
  • 05/04/2013, 17:28
    Cậu này không phải thiên tài hay thần đồng đâu mà là do cha mẹ cậu. Truyện tranh sao không có ích chứ, như truyện thần đồng đất Việt hay chứ. Tôi mong cậu suy nghĩ cho đúng.
  • 05/04/2013, 17:00
    Cách nói chuyện của cậu bé rất hay, nói chinh sxacs hơn là cậu bé là tấm gương đã phản chiếu cho ta thấy được tác dụng của việc đọc sách, chỉ có đọc sách nhiều và nghiền ngẫm kỹ thì cậu bé mới có thể nói chuyện 1 cách tự tin và sâu sắc đến vậy.

Vì sao Đỗ Nhật Nam không thành những Ngô Bảo Châu?

Tại sao Đỗ Nhật Nam không thể trở thành những Ngô Bảo Châu tiếp theo. Hay chúng ta phải cay đắng thừa nhận: thiên tài sẽ không xuất hiện ở Việt Nam. Ai cho họ xuất hiện?

» Sẽ sửa luật để bảo vệ những 'Đỗ Nhật Nam'
» Thầy Khắc Hiếu bênh vực ‘thần đồng’ Đỗ Nhật Nam

Cách đây vài năm, nguyên CEO của FPT, Trương Đình Anh từng gây xôn xao dư luận bằng phát ngôn "Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi". Trong vô vàn giấc mơ của vô vàn người, ước mơ của Trương Đình Anh trở nên khác biệt, và anh bị "soi" chỉ vì... không chịu mơ giống họ.

Trong khi người khác bận "trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho người nghèo" hay "làm giáo viên để chăm lo sự nghiệp trồng người"... giống như những câu trả lời hay được gà cho các thí sinh hoa hậu, thì một người lại "dám" mơ làm tỷ phú và Thủ tướng.

Không được! Mơ cũng phải theo... lề thói, khác đi là phải... ném đá.


Khi Trương Đình Anh dẫn dắt công ty tốt, thành công, "dư luận" khen anh quyết đoán, dám nghĩ dám làm. Khi Trương Đình Anh thất bại, phải rời vị trí CEO, "dư luận" lại kể tội: ai bảo không khiêm tốn, khác người, không biết đối nhân xử thế...

Thế nào là không có tuổi thơ?

Không chịu "rút kinh nghiệm" từ trường hợp Trương Đình Anh, cậu bé Đỗ Nhật Nam đang hứng chịu cơn mưa đá từ dư luận. Tội lớn nhất của cậu là đã không chịu suy nghĩ, nói năng giống những đứa trẻ bằng tuổi, can tội tự hào về những thành tích đạt được quá sớm, can tội mê sách "chính trị, xã hội, khoa học"..., lại còn dám mơ trở thành giáo sư tin học đầu tiên, chuyên gia mật mã của Việt Nam và Mỹ.

Trong đám đông đang "ném đá" Đỗ Nhật Nam, phần nhiều là các ông bố bà mẹ. Có chút gì đó vì Nam "can tội" giỏi hơn con họ. Phần lớn còn lại ứng xử theo quán tính vốn đã hằn thành rãnh được tôi luyện từ trong trứng nước.

Những sản phẩm giáo dục "lò gạch", 100 viên như một, không chấp nhận sự khác thường - lúc nào cũng bắt những đứa trẻ phải nem nép sợ sệt, nói theo khuôn sáo - mới cố tình phớt lờ một đứa trẻ có quan điểm, góc nhìn riêng và dám thể hiện quan điểm đó để chú trọng chỉ trích những tiểu tiết "không nhìn vào người đối diện" khi xem Nam trả lời phỏng vấn.

Tại sao Đỗ Nhật Nam không thể trở thành những Ngô Bảo Châu tiếp theo.


Hay chúng ta phải cay đắng thừa nhận: thiên tài sẽ không xuất hiện ở Việt Nam.

Ai cho họ xuất hiện?
Lại còn những quan tâm đầy cao cả Đỗ Nhật Nam bị mất tuổi thơ. Không hiểu "tuổi thơ" ở đây phải được hiểu theo tiêu chí nào.

Nếu là tuổi thơ theo nghĩa hạnh phúc của con người thì phải được biện giải theo cách: con người (trong đó có trẻ em như Nam) được tự do tìm hạnh phúc trong đam mê của mình, và Nam mê sách.

Không lẽ Nam phải có "tuổi thơ" bằng cách dán mắt vào màn hình game online, tivi, đồ chơi đắt tiền... hay học ngày học đêm như những đứa trẻ khác?


Chỉ có thể nói một đứa trẻ nào đó (bị) mất tuổi thơ khi chúng rơi vào tình huống bắt buộc phải làm việc gì hay sống một cuộc sống chúng không mong muốn.

Ví dụ: lao động kiếm sống vì nghèo đói, không có người giám hộ; bắt buộc cầm súng vì chiến tranh, v.v... Ở đây Nam được phiên lưu bay bổng trong thế giới sách của cậu, và chắc chắn cậu thích thú ở đó. Lý do gì nói Nam "không có tuổi thơ"?


Nói cách khác, chính những người ném đá Nam "không có tuổi thơ" vì họ được thừa hưởng những quy tắc và giáo lý ứng xử còn nhiều định kiến và nặng nề trong xã hội; không cho phép con người được mạnh dạn có những suy nghĩ riêng và dám thể hiện suy nghĩ ấy, không dám đứng ngoài quán tính đám đông.

Thế mới có chuyện những học sinh bị trừng phạt không thương tiếc vì dám "cãi" thầy cô giáo. Thầy cô giáo cũng là người, chẳng lẽ không bao giờ sai.

Những nhà giáo dục cũng là người, chương trình của họ cứ soạn ra là hoàn hảo, và trẻ em không bao giờ được phép có phát hiện hay có quan điểm riêng?

Vì sao Đỗ Nhật Nam không thành những Ngô Bảo Châu?
Cậu bé Đỗ Nhật Nam 
Không thể trở thành Ngô Bảo Châu tiếp theo?

Định kiến: trẻ con phải nghe người lớn, người trẻ phải "noi gương" già đã làm các mầm thiên tài chẳng nảy ra được, vì vừa nhô đầu lên đã bị đánh bẹp. Xã hội sẽ đi mãi một đường ray cũ rỉ, mà chẳng biết đường đó đúng hay sai. Ai (được phép) lái tầu đi đường khác.

Hơn nữa, chú trọng vào những tiểu tiết "không khiêm tốn" "không nhìn thẳng vào người đối diện"... theo hướng quy kết Nam không lễ phép theo chuẩn mực quy định cho một đứa trẻ, người ta bỏ qua hoặc cố tình phớt lờ việc Nam rất tinh tế và tôn trọng nguyên tắc: tôn trọng giá trị này, nhưng không làm tổn thương giá trị khác.

Em so sánh Tiếng Anh có lợi thế này, Tiếng Việt có cái hay thế kia; giáo dục của Việt Nam có thể chưa tiên tiến bằng Mỹ, Nhật; nhưng có lợi thế sân nhà, ngôn ngữ và văn hóa..vv..


Nam luôn nhìn ra và định lượng công bằng về các giá trị. Một thái độ điềm đạm và tỉnh táo, đáng trân trọng. Theo tôi đó là sự thành công nhất của bố mẹ Nam, ngoài sự thông minh thiên bẩm không có gì phải bàn cãi của em.

Tại sao Nam phải "khiêm tốn" khi những phẩm chất của em là có thực, đã được chứng minh qua những thành tích cụ thể. Trân trọng giá trị và thành quả của mình là không chỉ là công bằng với chính mình, là còn thể hiện sự chính trực, đường hoàng, khẳng khái.

Thái độ của Nam cũng giống thái độ của GS Ngô Bảo Châu khi anh nói: "cá nhân tôi thấy xứng đáng", khi có lời này khác về việc anh được Nhà Nước tặng nhà. Bản thân mình không công bằng với chính mình, tỏ ra khiêm tốn nghĩa là giả tạo. Tại sao "người lớn" ép buộc Nam phải tỏ ra e dè, máy móc khi thể hiện mình.

"Người lớn" hùng hồn kết luận rằng Nam già dặn, phán quyết em mắc bệnh ngôi sao và "sẽ ngã đau". Nhưng "người lớn" không thấy rằng chính ước mơ chuyên gia mật mã, giáo sư đầu tiên, Hà Nội tuyệt vời... chính là phần trẻ con của em, hồn nhiên trong sáng, bay bổng.

Không lẽ cha mẹ em phải nói cho em biết: con học ở Hà Nội, bố mẹ phải "chạy trường", Việt Nam không/chưa có Viện Mật mã, xây dựng được nó phải vượt qua muôn nghìn lực cản, trong đó cả những định kiến sẵn có đang nhắm vào em. Hay muốn trở thành giáo sư ở Việt Nam em phải "được lòng" vô số người... Chẳng có bố mẹ nào muốn làm vẩn đục con theo cách đó, bố mẹ Nam đương nhiên càng không.

Một đứa trẻ có tư duy sắc bén, định hướng rõ ràng như vậy - chưa ai dám nói em sẽ làm được những gì - nhưng có thể khẳng định ngay em sẽ không đi chệch hướng, không trở thành một con người bạc nhược, méo mó giống như nhiều tâm hồn chông chênh không định hướng ngoài xã hội kia.

Một bộ phận "người lớn" đi quá xa khi thành lập các trang web bôi nhọ, vùi dập em không thương tiếc. Đặt ngoài việc vi phạm Quyền trẻ em, quyền tự do ngôn luận, những "người lớn" đáng tuổi ông bà cha chú của Đỗ Nhật Nam có hả hê khi dày vò hành hạ một đứa trẻ 11 tuổi như vậy không.

Cả dãy số 0 vẫn chỉ là 0, cho đến khi số 1 đứng vào đầu hàng. Những Đỗ Nhật Nam chính là số 1.

Tại sao Đỗ Nhật Nam không thể trở thành những Ngô Bảo Châu tiếp theo. Hay chúng ta phải cay đắng thừa nhận: thiên tài sẽ không xuất hiện ở Việt Nam.

Ai cho họ xuất hiện?
Theo Hoàng Hường/ Tuần Việt Nam
Hi vọng người lớn giúp đỡ để em Nam có thể hoàn thành ước mơ của mình. Thành công hay không thì còn phải xét nhưng không dám làm thì biết bao giờ mới có được thành công
(Hoàng Văn Đức)

Tại sao mọi người lại đi chỉ trích một đứa trẻ 11 tuổi? Chẳng qua các bạn đang ganh tỵ những gì Nhật Nam đạt được. Thành tích mà Nhật Nam có được khi mới 7 tuổi mà hiếm người lớn như chúng ta chưa chắc gì đạt được. Còn mẹ em ấy nói: truyện tranh là những con sâu đục khoét tâm hồn thì cũng đúng thôi. Hiện nay, trên thị trường toàn truyện tranh bạo lực... mà điển hình là ngày càng nhiều những trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật đều học từ truyện, phim, game mà ra. Tuổi thơ của Nhật Nam rất đẹp, nếu tuổi trẻ không chăm lo học hành mà suốt ngày chỉ lo đọc truyện, chơi game, thả diều, đánh lộn, lêu lổng thì khi trưởng thành sẽ là người thế nào?? Đừng ghen tị với một đứa trẻ, hãy dạy cho con chúng ta rằng Nhật Nam là một tấm gương tốt mà trẻ em cần noi theo.
(Phan Thị Diệu)

Bài viết rất hay, rất sâu sắc!Tôi đồng tình với tác giả bài viết. Niềm vui và hạnh phúc của mỗi người là do chính bản thân người đó cảm nhận. Mọi người cảm thấy mình vui, mình hạnh phúc vì những điều chân chính mình làm, mình đạt được thì đó là hạnh phúc thực sự. Bé Nhật Nam cũng như vậy. Những gì bé đang làm và đã làm được, cả những gì bé dự định sẽ làm đều mang đến cho bé niềm vui, sự say mê...Chúng ta rất cần tôn trọng và khuyến khích.Chưa kể đến những thành tích học tập của Nhật Nam đáng được nêu gương trong các gia đình, nhà trường để các em, các bạn cùng trang lứa học tập. Trẻ em không bao giờ là người lớn thu nhỏ. Trẻ em cần được chăm sóc, giáo dục để phát triển tự nhiên về mọi mặt.
(Thu Hiền)

Tôi đã theo dõi các trả lời phỏng vấn Của Nhật Nam, và các bài viết về Nam. Bản thân tôi cũng đã có những đứa con qua tuổi của Nhật Nam, tôi có thể nhận xét như sau: 1. Tôi thừa nhận tài năng của Nhật Nam nổi trội hơn nhiều bạn cùng lứa tuổi về ngôn từ, hùng biện, ngoại ngữ, kiến thức xã hội vv.. 2. Quan niệm về tuổi thơ chỉ là quan điểm cá nhân, có người nghĩ tuổi thơ thì phải nghịch ngợm, đua đòi, hay suy nghĩ thiếu chín chắn ... Nhưng theo tôi bất kỳ ai cũng có tuổi thơ. Có người thì tuổi thơ mê game, có người thì mê đá banh, có người thì bị gia đình ép đi học thêm tối ngày vv... Còn với Nhật Nam tuổi thơ là sự say mê đọc những cuốn sách mình yêu thích, say mê với những cái có ích cho mình và ước mơ một cuộc sống tương lai là những khao khát của hàng vạn người cả trong và ngoài nước. Những điều này chẳng thể nói lên tuổi thơ của Nam bị mất đi bởi đó là tuổi thơ mà riêng của Nam có được, dù rất nhiều người muốn có cũng không thể có được.
(Le son)

Cảm ơn nhà báo vì bài viết hay! Mình tin Nhật Nam không rảnh rổi đê bận tâm đến những kẻ "ném đá" kia đâu!
(Khoa Nguyễn)


Xã hội Việt Nam mãi thụt lùi vì một bộ phận "người lớn" như vậy đó. Thật là buồn. Sự đố kỵ giữa những người cùng tuổi đã đáng "ghét" thì sự đố kỵ của người lớn đối với trẻ con thật đáng "khinh". Đỗ Nhật Nam hãy cố gắng lên! Giáo sư tương lai của Việt Nam.
(Hồng Anh)

Với những gì chúng ta hiện có thì đành cay đắng chấp nhận thôi. Đỗ Nhật Nam có thể trở thành thiên tài với điều kiện được gửi ra nước ngoài đào tạo và phát triển,, còn nếu ở Việt nam chắc không đủ điều kiện để phát triển thành thiên tài vì hạ tầng giáo dục của nước ta chưa cho phép.
(Trịnh Yên Bái)

Ngay cả các bậc phụ huynh luôn hướng con cái họ vào những khuôn mẫu nhất định mà không thấy rằng những khuôn mẫu đó cũng không hề chuẩn mực. Vì vậy hãy để cho trẻ tự do phát triển sở thích cá nhân, khuyến khích sự sáng tạo của các em. Đừng vì định kiến khắt khe của xã hội mà phụ huynh lại biến con mình phải theo số đông những đứa trẻ khác. Tuổi thơ của trẻ chính là sự tự do được phát triển theo ý muốn. Vì đất nước này rất cần những cậu bé tài năng như Đỗ Nhật Nam. Như vậy, chúng ta mới mong sẽ có những GS Ngô Bảo Châu tiếp theo.
(Mạnh Hùng)


Sẽ sửa luật để bảo vệ những 'Đỗ Nhật Nam'

Luật định “dùng lời nói, hành động có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật” sẽ bị phạt nhưng với trẻ bình thường thì luật đã bỏ quên.
» Thầy Khắc Hiếu bênh vực ‘thần đồng’ Đỗ Nhật Nam
» 'Thần đồng' Nhật Nam trả lời phỏng vấn xôn xao dân mạng
Đỗ Nhật Nam (11 tuổi) là một đứa trẻ thông minh. Em từng làm MC trong chương trình Chúc bé ngủ ngon của VTV, là “giáo viên” tiếng Anh của bệnh nhi ung thư. Hiện nay em là dịch giả nhỏ tuổi nhất có sách xuất bản, em cũng vừa được trao kỷ lục mới “Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất Việt Nam” khi phát hành tác phẩm song ngữ Anh-Việt “Tớ đã học tiếng Anh như thế nào?”.

“Ném đá” không thương tiếc

Mới đây khi trả lời một clip phỏng vấn của một tờ báo, đoạn nói về sở thích đọc sách, Nam cho biết em thích đọc sách về chính trị, khoa học, tin học mà không thích đọc truyện tranh vì mẹ em cho rằng truyện tranh là “con sâu đục phá tâm hồn”. Ngay khi clip đăng tải, nhiều người trong cộng đồng mạng đã “ném đá” em và cha mẹ em không thương tiếc, cho rằng em bị đánh mất tuổi thơ, có thái độ không khiêm tốn…

Sẽ sửa luật để bảo vệ những 'Đỗ Nhật Nam'
Một trong những trang Facebook có những hình ảnh, lời lẽ xúc phạm Nhật Nam.

Đến trưa hôm qua (ngày 7/4), đã có ít nhất 10 trang Facebook được lập ra với nội dung là những lời lẽ, cách chèn hình ảnh xúc phạm em. Không chỉ vậy, vài trang Facebook còn “ném đá” em bằng những lời lẽ, tranh biếm họa, ảnh minh họa xúc phạm.

Trên YouTube còn có một clip làm dưới dạng parody (clip nhại - trào lưu mới nổi của giới trẻ) nhắm vào em được lồng dưới chủ đề sex với tên gọi “Tớ đã dậy thì như thế nào?” bằng những lời lẽ dung tục. Có người còn gọi em là con sâu đục khoét tâm hồn Việt Nam (viết tắt là Thánh đục) và lồng chân dung của em với những hình ảnh man rợ...



Sẽ sửa luật để bảo vệ những 'Đỗ Nhật Nam'Công ước quốc tế về quyền trẻ em và luật nước ta đều có quy định bảo vệ nhân phẩm, danh dự trẻ em trong mọi trường hợp, kể cả đó là trẻ em vi phạm pháp luật. Sẽ sửa luật để bảo vệ những 'Đỗ Nhật Nam'

Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch
ThS tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, khoa Tâm lý giáo dục (ĐH Sư phạm TP.HCM), đã phải lên tiếng kêu gọi mọi người đừng “ném đá” Nam nữa. “Với những gì cậu đã làm được, cậu có quyền tự hào. Những thành tích cậu kể là thành tích thật, nhiều người lớn chúng ta còn chưa làm được những điều cậu đã làm từ lúc 5-6 tuổi. Đó là sự thật, ta nên tôn trọng. Mà cậu kể ra một phần để minh chứng cho quyển sách mới ra mắt về phương pháp học tiếng Anh của mình nữa mà” - ThS Hiếu nói.


Bà Lê Thị Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Trưởng Cơ quan đại diện phía Nam của hội, cũng cho rằng thay vì khuyến khích để đất nước có thêm nhiều Đỗ Nhật Nam như thế thì người lớn đã vội phê phán sẽ có nguy cơ làm thui chột một tài năng.

Bà Thu cho biết hội sẽ sớm có biện pháp động viên gia đình em Nam, đồng thời kêu gọi những người đang sử dụng mạng xã hội hành xử có văn hóa, chừng mực hơn, nhất là với trẻ em vì tác hại để lại về sau cho các em là rất lớn.

 
Luật còn nợ trẻ em


Điều 26 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”.

Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn thi hành luật này vẫn chỉ hướng vào xử lý những hành vi xâm phạm truyền thống: ngược đãi, hành hạ, cản trở việc học tập…

Sẽ sửa luật để bảo vệ những 'Đỗ Nhật Nam'
Đỗ Nhật Nam cần được bảo vệ trước những dư luận không tốt của xã hội 

Về hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm trẻ em, tại Nghị định số 91/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chỉ đưa ra mức xử phạt cho hành vi “dùng lời nói, hành động có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật” với mức phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng. Tuy nhiên, các nhà làm luật đã “bỏ quên” trẻ em bình thường bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Theo luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, Công ước quốc tế về quyền trẻ em và luật nước ta đều có quy định bảo vệ nhân phẩm, danh dự trẻ em trong mọi trường hợp, kể cả đó là trẻ em vi phạm pháp luật.

“Gọi tên họ của một người, đưa ảnh của người đó lên mạng và nói xấu, chỉ trích nhằm bôi nhọ người ta thì rõ ràng là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm rồi. Khi luật chưa trị được người xúc phạm trẻ em trong trường hợp này là các nhà làm luật còn nợ trẻ em”.


Đồng tình với quan điểm này, bà Lê Thị Thu cho rằng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đang được sửa đổi, bổ sung cần phải đưa vào hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em trên cộng đồng mạng.

Bà Thu nói: “Cha mẹ của Đỗ Nhật Nam là những người trí thức, tôi tin họ có đủ khôn ngoan để bảo vệ con mình trước mặt tiêu cực của cộng đồng mạng. Nhưng nếu sự việc tương tự xảy ra với con của một người không có đủ kỹ năng để bảo vệ con mình thì sao? Điều này pháp luật phải tính tới”.


Sẽ đưa vào Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi

Năm ngoái, lần đầu tiên Bộ LĐ-TB&XH nhận được đơn của mẹ em Quỳnh Anh, thí sinh trong thi cuộc thi Vietnam’s Got Talent, đề nghị bảo vệ trẻ em bị thế giới mạng “ném đá” sau khi em bị cộng đồng mạng chế giễu.

Bộ LĐ-TB&XH đã có cuộc họp gửi đơn đến các bên liên quan, sau đó Bộ xem xét trách nhiệm các bên thì quả thật vấn đề mạng xã hội phức tạp. Luật pháp của chúng ta quản lý mạng xã hội chưa được chặt chẽ.


Luật hiện hành đã có quy định mọi hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm trẻ em đều bị xử lý nhưng luật không lường hết được những vấn đề mới nảy sinh từ thực tế cuộc sống, như hành vi xúc phạm nhân phẩm trẻ em từ cộng đồng mạng chẳng hạn.

Do vậy, trong lần sửa đổi bổ sung Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em lần này sẽ được đưa vào cụ thể hơn, nêu cụ thể như thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm trẻ em.

Không chỉ trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi mà trong toàn hệ thống pháp luật (hành chính, hình sự…), tôi tin rằng những hành vi mới phát sinh trong xã hội như vấn đề mạng xã hội sẽ được đề cập đến và có hướng dẫn cụ thể trong các văn bản dưới luật.

 Bên cạnh quy định hành vi, luật cũng sẽ phải quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật nữa. Có như vậy mới mong xử lý nghiêm được những hành vi tương tự.
Ông Đặng Hoa Nam, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), Tổ phó Tổ Biên tập sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Người ta sẵn sàng "ném đá" mà quên rằng Nam chỉ là một cậu bé 11 tuổi. Góp ý là tốt nhưng góp ý phải chân thành, ngôn từ phải xây dựng. Không biết những độc giả "lớn tuổi hơn" đó có nghĩ rằng mỗi lời "ném đá" của mình buông ra là một con dao giết chết tâm hồn của một nhân tài đang lớn?

ThS tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Theo Thanh Mận/Pháp luật TPHCM
Thời gian vừa qua, với tất cả những gì đã xảy ra với bé Nhật Nam và gia đình trong dư luận, việc có bài viết " Sẽ sửa luật để bảo vệ những 'Đỗ Nhật Nam" đã là một tín hiệu đáng mừng, đáng được khích lệ. Có lẽ vì bây giờ mới có một Đỗ Nhật Nam 11 tuổi tài năng như thế, bây giờ mới có một bé Nhật Nam trả lời phỏng vấn như thế... bị dư luận "ném đá" nên bây giờ chúng ta mới chợt nghĩ đến việc sửa luật để bảo vệ những trẻ em như Nhật Nam? Nhưng dù là " bây giờ mới" thì cũng đáng mừng vì không chỉ đối với riêng trường hợp của Nhật Nam, mà đã có rất nhiều trường hợp bị mọi người dùng quyền "tự do ngôn luận" để gay gắt phản đối, thậm chí lên án, kể cả bằng những ngôn từ thiếu xây dựng vì một phát ngôn nào đó, hành động nào đó... Có khi nào mọi người lên án người khác mà đặt địa vị mình vào địa vị người bị lên án? Có khi nào nghĩ rằng đó là không phải là bé Nhật Nam mà là con trai mình, em trai mình, cháu trai mình..? Để điều chỉnh một vấn đề nào đó, để giúp ai đó biết nên làm thế này, không nên làm thế kia, nên nói thế này sẽ hơn, chúng ta có rất nhiều phương pháp, đâu cứ phải dùng " sự xúc phạm". "Trẻ em là trẻ em" (là điều mà chính thầy giáo Đỗ Xuân Thảo - bố của bé Nam đã dạy chúng tôi), nên trẻ em cần được bảo vệ trong mọi trường hợp. Tôi mong muốn và hi vọng rằng sẽ rất sớm để có những điều luật bảo vệ những " Đỗ Nhật Nam".
(Thu Hiền)


Thầy Khắc Hiếu bênh vực ‘thần đồng’ Đỗ Nhật Nam

(VTC News)- Thạc sỹ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã lên tiếng bảo vệ “thần đồng” Nhật Nam xung quanh clip trả lời phỏng vấn xôn xao dân mạng.
Những ngày qua, clip trả lời phỏng vấn của cậu học trò Đỗ Nhật Nam cách đây đã 1 năm lại được cộng đồng mạng đưa ra để bình luận và bàn tán.

Nhiều ý kiến trên các diễn đàn mạng liên tiếp “ném đá” bé Nhật Nam vì cho rằng cậu bé có cách trả lời không khiêm tốn. Ngoài ra, một số người còn phê phán khi Nhật Nam phát biểu “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” và tiếc thay cho Nhật Nam vì cậu bé không có tuổi thơ.

Sáng nay 6/4, thạc sỹ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa Tâm lý, ĐH Sư phạm TP.HCM ) đã chia sẻ ý kiến của mình xung quanh vấn đề này.


Thầy Khắc Hiếu bênh vực ‘thần đồng’ Đỗ Nhật Nam
Thạc sỹ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu lên tiếng bảo vệ "thần đồng" Đỗ Nhật Nam và cho rằng dư luận không nên có cái nhìn khắt khe với cậu bé 

VTC News xin trích đăng những chia sẻ của thạc sỹ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu xung quanh sự việc này.

"Mình thấy nhiều độc giả đang “ném đá” bé Nhật Nam dữ dội, cho rằng:

Cậu bé còn nhỏ mà thiếu khiêm tốn; Câu nói “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” là sai lầm; Thành công sớm quá để làm gì trong khi tuổi thơ của mình bị đánh mất?!

Con nít mà!
Thật ra sự việc đang bị nghiêm trọng hóa. Với những gì cậu đã làm được, cậu có quyền tự hào. Những thành tích cậu kể là thành tích thật, nhiều người lớn chúng ta còn chưa làm được những điều cậu đã làm từ lúc 5-6 tuổi.


Thầy Khắc Hiếu bênh vực ‘thần đồng’ Đỗ Nhật NamNgày xưa chúng ta cũng vậy thôi, có cái phiếu bé ngoan hay tờ giấy khen cũng hếch mũi lên cả thước luôn, con nít mà Thầy Khắc Hiếu bênh vực ‘thần đồng’ Đỗ Nhật Nam

Thạc sỹ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
Đó là sự thật, ta nên tôn trọng. Mà cậu kể ra một phần để làm minh chứng cho quyển sách mới ra mắt về phương pháp học tiếng Anh của mình nữa mà.

Cậu trả lời phỏng vấn thì đầu có hơi ngước lên, nhìn có vẻ “tự cao”. Tuy nhiên, chúng ta quên rằng trò chuyện với một người lớn cao hơn mình thì phải ngước lên mới nhìn người ta được chứ.

Đôi khi sự "già trước tuổi" của cậu bé làm người lớn chúng ta hơi e ngại, thành tích quá nhiều làm nhiều người phản cảm. Mà ngày xưa chúng ta cũng vậy thôi, có cái phiếu bé ngoan hay tờ giấy khen cũng hếch mũi lên cả thước luôn, con nít mà!

Mình đặt mình vào lứa tuổi của cậu để thông cảm cho cậu một chút. Cậu còn trẻ con mà. Lớn lên, nhận thức rõ hơn, cậu bé sẽ điều chỉnh thái độ của mình lại một tí cho chừng mực.

Thầy Khắc Hiếu bênh vực ‘thần đồng’ Đỗ Nhật Nam
Nhật Nam vẫn là một cậu bé rất hồn nhiên, dí dỏm 
Truyện tranh có tác dụng tốt

Còn quan điểm “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” là quan điểm của mẹ cậu, muốn rõ hàm ý của câu này thì ta nên hỏi bác ấy. Ngoài ra, người ta cố tình quên đi cụm từ “đọc truyện tranh thì đôi lúc cũng có tác dụng” mà cậu đã nói.


Thầy Khắc Hiếu bênh vực ‘thần đồng’ Đỗ Nhật NamNgười ta sẵn sàng ném đá mà quên rằng cậu chỉ là một cậu bé mới 11 tuổi Thầy Khắc Hiếu bênh vực ‘thần đồng’ Đỗ Nhật Nam

Thạc sỹ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
Cậu cũng thừa nhận nó có tác dụng tốt, và cũng thừa nhận tác dụng chưa tốt (biết đâu hàm ý của cậu là nói về việc nghiện truyện tranh, hoặc những bộ truyện tranh ít lành mạnh đang tràn lan là con sâu đục khoét tâm hồn thật sự?).

Phải đặt mình vào vị trí của cậu và mẹ cậu, xỏ chân vào giày họ để hiểu hàm ý của họ, ý tốt của họ. Nếu không, chúng ta là người nhận định phiến diện chứ không phải là cậu bé và mẹ cậu.

Học tiếng Anh là niềm vui tuổi thơ

Về thành công sớm thì tuổi thơ bị đánh mất: việc tuổi thơ cậu có bị đánh mất hay không thì chỉ có cậu biết. Biết đâu học tiếng Anh là niềm vui tuổi thơ của cậu (cậu cũng nói học tiếng Anh là đam mê)?

Biết đâu dịch sách và viết sách là thú vị tuổi thơ của cậu? Biết đâu làm diễn giả và MC cho một số chương trình truyền hình là trải nghiệm ấn tượng của cậu? Mỗi người có một niềm vui tuổi thơ khác nhau, giống như người thì thích hoa hồng nhưng người khác lại thích hoa sen, người thì thích hoa phương. Đâu nhất thiết phải thả diều, bắt dế, đọc truyện tranh thì mới gọi là có tuổi thơ!

Và điều quan trọng nhất là, người ta sẵn sàng ném đá mà quên rằng cậu chỉ là một cậu bé mới 11 tuổi. Người lớn còn dễ bị tổn thương huống hồ gì là một cậu bé!

Góp ý là tốt, nhưng góp ý phải chân thành, ngôn từ phải xây dựng. Không biết những độc giả “lớn tuổi hơn” đó có đang nghĩ rằng mỗi lời ném đá của mình buông ra là một con dao đang giết chết tâm hồn của một nhân tài đang lớn?"

Clip Nhật Nam trả lời phỏng vấn xôn xao cư dân mạng thời gian vừa qua


 Những thông tin về Nam:
- Đạt điểm tuyệt đối trong các kì thi của trường Đại học Cambridge: Starter, Mover, Flyers ( 15/15)
- Thi TOEIC đạt 940/990 điểm
- Thi TOEFLT  itp đạt 617 điểm
- Thi TOEFLT ibt đạt 99 điểm
- Thi IELTS đạt 6.5 ( lần 1); đạt 8.0 lần 2 với điểm reading đạt tuyệt đối: 9.0
- Đạt giải Thí sinh tài năng trong kì thi viết bài luận của trường Đại học St Andrew
- Đạt giải Nhất kì thi tiếng Anh do Sở giáo dục và Trung tâm Việt Anh tổ chức
- Được nhận học bổng Học sinh tài năng của quỹ khuyến học
- Đạt giải Thí sinh nhỏ tuổi nhất, thí sinh tài năng và giải Nhất chung cuộc trong kì thi Hùng biện tiếng Anh Wordstorm.
- Trong kì thi viết bài luận Chasing your dream dành cho học sinh, sinh viên từ 15 đến 20 tuổi, đạt giải Bài viết ấn tượng nhất.
- Đạt giải Tiềm năng trong cuộc thi viết bài luận Nhà lãnh đạo trẻ ( dành cho học sinh lớp 10,11).
- Đạt giải Khuyến khích trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niờn nhi đồng toàn quốc ( với phần mềm ).
- Đạt giải Nhất kì thi Olimpic tiếng Anh toàn Thành phố Hà Nội.
- Là một trong những học sinh tiêu biểu của thủ đô Hà Nội năm học 2011-2012 và được Giám đốc Sở tặng Bằng khen.
- Được phóng viên BBC phỏng vấn về phương pháp học Tiếng Anh.
Những cuốn sách dịch:
-    Sách đã xuất bản: Mặt trời mọc, mặt trời lặn; Nạp điện.
-    Sách chuẩn bị xuất bản: Cách tư duy của những người thành đạt.
- Tham gia dịch phim cho VTV3


Phạm Thịnh (ghi)

No comments:

Post a Comment

quangnm