Tuesday, April 16, 2013

BẢO MAI 16.4.2013

10 loài vật có nộc độc khủng khiếp

image
Mặc dù có thể có hình dáng rất đẹp nhưng những loài vật này lại là “sát thủ hàng loạt”, sẵn sàng cướp đi sinh mạng của bất kỳ sinh vật sống nào đến gần chúng.

1. Cá Box Jelly
image
Đứng đầu trong danh sách những loài vật có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới phải kể đến là loài cá Box Jelly. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, sinh vật nhỏ bé này đã cướp đi sinh mạng của 5.567 người kể từ năm 1954 đến nay.

Ngay cả con người cũng không thể tự “chế” ra được thứ thuốc có nhiều độc tố nguy hiểm như của cá Box Jelly. Chất độc của loài cá này tấn công vào hệ tim mạch, hệ thần kinh và cả các tế bào da một cách nhanh chóng khiến cho những nạn nhân bị cá Box Jelly cắn sẽ chết ngay lập tức vì trụy tim trước khi kịp cảm thấy đau đớn.

image
Loài cá này thường sinh sống dưới những vùng biển sâu ở Thái Bình Dương, khu vực châu Á và cả ở Australia.

2. Rắn chúa Cobra
image
Rắn chúa Cobra hay còn gọi là hổ mang bành. Loài rắn này còn được mệnh danh là “sát nhân đồng loại” vì nó có khả năngăn thịt chính những loài rắn khác. Chỉ cần bị rắn Cobra cắn 1 nhát là con người có thể chết ngay.

image
Nọc độc của rắn Cobra còn đủ để giết chết một chú voi chỉ trong vòng 3 giờ đồng hồ nếu nó mổ chúng những bộ phận nhạy cảm như vòi voi. Loài rắn này thường sống ở khu vực Nam và Đông Nam Á, đặc biệt là trong những vùng rừng núi cao.

3. Ốc sên Marbled Cone
image
Nhìn chú ốc sên Marbled Cone nhỏ bé và hiền lành này, ít ai ngờ lại nằm trong số những loài vật có nọc độc khủng khiếp nhất hành tinh. Chỉ cần một giọt nước dãi của Marbled Cone có thể giết chết ít nhất 20 người. Nếu bạn tình cờ nhìn thấy loại ốc sên này bò trên bờ tường hay dưới bãi cỏ thì đừng dại mà nhặt chúng lên nếu không muốn hứng chịu hậu quả bi thảm.
image
Dãi của Marbled Cone có thể làm toàn thân người dính phải run lẩy bẩy, chân tay tê liệt, mắt mờ đi và ngừng thở chỉ sau vài giờ đồng hồ. Mặc dù vậy, chức năng của thứ chất cực độc này chỉ là để tự vệ và để bắt mồi chứ chúng không bao giờ chủ động tấn công con người. Tính cho tới nay, đã có khoảng 30 người bị chết do tình cờ chạm phải dãi của Marbled Cone.

4. Bạch tuộc đốm xanh
image
Đây là một loài bạch tuộc rất nhỏ, kích thước chỉ bằng một quả bóng chơi golf. Trên cơ thể của loài bạch tuộc này còn có những đám màu xanh đen rất đẹp trông như hình chiếc nhẫn. Điều khủng khiếp là ở chỗ chất độc của nó thuộc loại vô phương cứu chữa mà nếu ai vô tình bị nó cắn thì sẽ tắt thở chỉ trong vòng 2 phút.

image
Lượng chất độc chứa trên cơ thể của 1 con bạch tuộc đốm xanh có thể đủ để giết chết 26 người cùng một lúc. Loài bạch tuộc này sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương, từ lãnh hải Nhật Bản đến Australia.

5. Bọ cạp Stalker
image
Bọ cạp Stalker sống ở vùng Bắc Phi và Trung Đông. Không như những loài bọ cạp thông thường mà vết cắn của chúng chỉ gây đau đớn sưng tấy trên cơ thể, nọc độc của bọ cạp Stalker có thể gây chết người.

Nạn nhân bị bọ cạp Stalker tấn công thường phải chịu những cơn đau đớn khủng khiếp trong cơ thể, sốt cao, bất tỉnh và có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Tuy vậy, hiện nay người ta đã tìm ra được phương pháp điều trị cho những người bị bọ cạp Stalker cắn nên nhiều nạn nhân đã may mắn thóat chết.

6. Cá đá
image
Có thể loài cá đá thô kệch và xấu xí này không bao giờ có thể chiến thắng trong những cuộc thi sắc đẹp, nhưng giữa đại dương bao la của vô vàn các loài cá thì những chú cá đá lại đứng đầu về khả năng tiết chất độc. Theo nhận định của giới chuyên môn thì cảm giác đau đớn do bị giống cá đá này cắn là “nỗi đau khủng khiếp nhất mà con người có thể từng biết đến”. Nó sẽ đi cùng cảm giác choáng váng, khó thở và dẫn đến tử vong.

image
Khu vực sinh sống của cá đá vô cùng rộng lớn, rải rác trong những vùng đá ngầm sâu dưới đáy đại dương ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và cả biển Hồng Hải.

7. Nhện độc Brazil
image
Loài nhện độc Brazil hay còn gọi là Phoneutria từng được sách Kỷ lục Guinness công nhận là loài nhện có nọc độc nguy hiểm nhất trong số những loài nhện độc và là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những trường hợp tử vong của con người do bị nhện cắn.

image
Thí nghiệm cho thấy, chỉ cần 0,006 mg chất độc của nhện Phoneutria có thể làm chết một con chuột. Loài nhện này nguy hiểm ở chỗ, nó có thể sống ở bất kỳ nơi nào, trong mọi loại điều kiện khí hậu, thời tiết và sẵn sàng tấn công bất kỳ sinh vật nào đe dọa đến lãnh thổ của chúng.

8. Rắn Taipan
image
Rắn độc Taipan sống chủ yếu ở Australia và được coi là loài rắn đáng sợ nhất thế giới bởi độc tố của nó còn khủng khiếp hơn cả rắn hổ mang bành đến 300 lần.

Lượng nọc tiết ra trong 1 lần bị rắn Taipan cắn có thể cướp đi sinh mạng của 100 người hoặc một “đội quân 250..000 con chuột thí nghiệm”. Những nạn nhân bị loài rắn này cắn sẽ tử vong trong vòng 45 phút. Rất may là rắn Taipan vốn rất nhút nhát và sợ con người, nó chỉ dùng nọc độc để tấn công trong những trường hợp bắt buộc phải tự vệ mà thôi.

9. Ếch Phi tiêu
image
Nếu bạn có dịp dạo chơi và thám hiểm trong những khu rừng mưa ở vùng Trung Nam Mỹ thì đừng dại mà động vào những chú ếch thoạt nhìn có vẻ rất đáng yêu và xinh đẹp đang nhảy trên đường. Bởi nó có thể chính là loài ếch Phi tiêu cực độc.

Loài ếch này chỉ dài khoảng 5cm với thân hình xanh biếc điểm những đốm đen trong suốt trên lưng. Mặc dù vậy, lượng nọc độc trên da của 1 chú ếch Phi tiêu đủ để giết chết 20.000 con chuột. Sở dĩ người ta đặt tên cho loài ếch này là ếch Phi tiêu bởi người dân da đỏ ở khu vực Nam Mỹ thường dùng da của loài ếch này để tẩm độc cho mũi tên hay tiêu của họ.

10. Cá Puffer
image
Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, người ta coi thịt cá Puffer là một món đặc sản vô cùng quý hiếm. Mặc dù vậy, ít ai có thể biết rằng da của loài cá này lại chứa độc tố chết người.

Khi ăn phải da cá Puffer, nạn nhân có thể bị tê cứng toàn bộ lưỡi và khoang miệng, sau đó là cảm giác chóng mặt, nôn mửa, nhịp tim giảm nhanh, khó thở, chân tay tê cứng và nhanh chóng tử vong trong vòng 4 – 24 giờ. Khủng khiếp là ở chỗ, loại độc tố của cá Puffer hiện nay vẫn chưa có thuốc giải nên nếu chẳng may nhiễm độc thì có thể coi là “vô phương cứu chữa”. Tính từ năm 1996 đến 2006 đã có 44 trường hợp tử vong do ăn phải da cá Puffer.

image
Chính vì tính nguy hiểm của nó, nên tại Nhật bản, chỉ có những đầu bếp tay nghề cao, được cấp phép mới được quyền chế biên cá Puffer thành món đặc sản Fugu cho thực khách.

Trở lại Cuộc chiến Việt Nam

image

Tôi phải thú nhận mình có nỗi ám ảnh nhất định với cuộc chiến Việt Nam, mà gốc rễ có lẽ là từ những bức ảnh chiến tranh là khởi nguồn của tình yêu trọn đời của tôi với nhiếp ảnh. McCullin, Faas, Page, Huet, Burrows và nhiều nữa: tác phẩm của các nhiếp ảnh gia vĩ đại này làm khơi dậy mối quan tâm tới bản thân cuộc chiến.

image
Thế nên bất cứ khi nào tôi rơi vào một trang web có ảnh chiến tranh, tôi hiếm khi cưỡng lại được việc nhấn chuột để xem tiếp.
Điều đó vừa xảy ra với tôi tuần này và tôi tìm thấy tác phẩm của Charlie Haughey, người hóa ra từng là lính thuộc Sư đoàn Bộ binh 25 ở Nam Việt Nam từ tháng 3/1968 đến tháng 5/1969.
Haughey được đại tá thuê chụp ảnh các trận đánh cho tiểu đoàn của ông và cho báo chí dân sự.
Ông đại tá nói:
“Anh không phải là nhiếp ảnh gia chiến tranh nhưng đây là một công việc mang tính đạo đức. Nếu tôi thấy hình quân lính của mình được đăng trên mặt báo, đang làm nhiệm vụ đầy niềm tự hào, thì sau đó anh muốn làm gì ở Việt Nam cũng được.”

image
Anh lính mang súng trường thuộc đại đội Alpha, đóng gần Củ Chi và được điều vào nhóm tiền phương hoặc bọc lót cho đồng đội trong 63 ngày.
“Khi đi đầu, anh phải hợp tác với người đi ngay sau anh. Tôi không biết nhiều về những người lính khác; chúng tôi không phải một nhóm chiến hữu. Biết thêm về nhau cũng chẳng được lợi lộc gì – chúng tôi chỉ biết nhau qua những thông tin như quê ở đâu, hay các biệt danh.”
“Collins đến từ Chicago. Chúng tôi làm việc rất ăn ý. Khi trong đội tuần tiễu, tôi đi trước, chịu trách nhiệm với tất cả những gì xảy ra từ hông trở lên. Ông ấy từng cứu mạng tôi ít nhất một lần, chỉ nhờ tiếng huýt sáo nhỏ hoặc một tiếng động khẽ.

image
Những bức ảnh của Charlie Haughey về đơn vị vẫn chưa được công bố cho tới giờ, nằm im lìm trong hộp kín suốt bốn thập kỷ ở nhà ông. Năm ngoái, một cuộc gặp bất ngờ đã khiến những tấm phim cũ được đưa ra ánh sáng.

Cả 28 bức ảnh về cuộc chiến Việt Nam, do Charlie tự tay làm khung, đang được triển lãm ở ADX Gallery, Portland, Oregon, vùng Tây Bắc Mỹ. Quản lý dự án cho phép BBC Tiếng Việt sử dụng các bức hình từ cuộc triển lãm.
Thông tin về ông Charlie Haughey và dự án Chiêu Hồi có thể tìm hiểu thêm tại website của dự án.

image
Charlie Haughey

image
Một liên lạc viên đang hướng dẫn chiếc Chinook thả vật liệu và hàng tiếp tế ở Căn cứ tiếp tế hỏa lực Pershing đóng gần Dầu Tiếng

image
Phản ứng đầu tiên của Charlie về bức ảnh này là: "Rất hiếm khi thấy được khoảnh khắc một ai đó đang cúi đầu cầu nguyện, và thường xảy ra khi chúng tôi bắt đầu rời trại hơn là sau khi trở về. Điều thú vị là anh ta đang mặc áo giáp, và canh gác cẩn thận ở cả hai bên hàng rào. Khẩu M16, mũ lính và một người đang cầu nguyện."

image
Mấy người lính đang nạp đầu đạn 60mm vào súng cối M2. Đây là vũ khí do Mỹ sản xuất thời Thế chiến II và thời Chiến tranh Triều Tiên. Nhóm này lấy được khẩu súng cối từ tay Việt Cộng trong chuyến đi tuần trên ruộng.

image
Một trung sỹ đang kiểm tra khẩu M16.

image
Giây phút nghỉ ngơi của người lính phụ trách súng máy M60, trên cổ vẫn đang đeo băng đạn. Mỗi người trong đơn vị đều phải mang vác hoặc đạn dược hoặc đồ tiếp tế, chẳng hạn như ổ gài đạn.

image
Chiếc Chinook đang giải cứu trực thăng Huey bị bắn hạ ở một cánh đồng gần Trảng Bàng, tháng Một năm 1969.

image
Lính Mỹ đi tuần trong rừng cao su hoang vắng.



image
Trẻ em Việt Nam trong lớp học dã chiến.

image
Tay súng trung liên M60 trong tình trạng cảnh giác khi đi tuần trong rừng.

image
Trẻ em Việt Nam tụm lại xem chiếc máy ảnh của Charlie.

image
Lính Mỹ trên trực thăng Chinook, với một lỗ nhỏ ở sàn có cửa trượt để có thể quan sát mặt đất, tranh thủ vài giây phút "ngoài cuộc chiến".

image
Trung sỹ Edgar D Bledsoe, quê từ Olive Branch, Illinois, ôm em bé Việt Nam bị thương nặng. Em bé sau được đưa vào căn cứ dã chiến của Mỹ để cấp cứu.

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

“Mùa Xuân Bất Hạnh”



image

Vũ khí tối tân của Mỹ có thể tạo nên một cuộc cánh mạng

image

Trong cuộc thử nghiệm được thực hiện vào tháng 4/2012, hệ thống vũ khí laser đánh chặn trên boong tàu USS Dewey đã tiêu diệt thành công một máy bay không người lái...

image
Báo chí Nga đưa tin cho biết nhiều khả năng Hải quân Mỹ sẽ tiến hành điều động chiến hạm mang hệ thống vũ khí đánh chặn sử dụng công nghệ chiếu sáng laser của nước  này tới khu vực Vùng Vịnh để tiến hành "điều trị" với những mối đe dọa đến từ Iran tại khu vực. Theo trang RT của Nga, hệ thống vũ khí laser được Hải quân Mỹ thử nghiệm thành công trên thực địa vào tháng 4/2012 có thể được xem là khởi đầu của một cuộc cách mạng vũ khí có thể thay đổi ưu thế sức mạnh quân sự toàn cầu.

image
UAV mục tiêu bị tiêu diệt
Theo những gì được website của Hải quân Mỹ mới đây công bố, hệ thống vũ khí laser được quân đội nước này bố trí trên chiến hạm USS Dewey thuộc lớp tàu chiến mang tên lửa điều khiển lớp Arleigh Burk được xem là một trong những thẻ bài đánh dấu sự tự tin hàng đầu về mặt công nghệ quân sự của Hoa Kỳ. Trong cuộc thử nghiệm được thực hiện vào tháng 4/2012, hệ thống vũ khí laser đánh chặn trên boong tàu USS Dewey đã tiêu diệt thành công một máy bay không người lái giả định là mục tiêu tên lửa hành trình của đối phương.

image
Hệ thống chiếu laser năng lượng cao trên tàu chiến Mỹ được thử nghiệm vào tháng 4/2012
Sức mạnh từ các chùm tia laser siêu năng lượng đã đốt cháy chiếc UAV giả định với sức mạnh không kém các tên lửa đánh chặn hiện đại và uy lực nhất của nước này.

image
Một yếu tố khác có thể tạo ra cuộc cách mạng đó là chi phí thực cho một lần bắn laser đánh chặn rẻ hơn rất nhiều so với việc phóng một quả tên lửa chiến thuật hành trình Tomahawk. Theo tính toán của Hải quân Mỹ mỗi quả tên lửa Tomahawk có chi phí khoảng 1,4 triệu USD, trong khi đó mỗi lần bắn vũ khí laser chỉ mất có 1 USD. Điều này có thể tạo nên một cuộc cách mạng thực sự.

image
Mục tiêu bị laser năng lượng cao đốt cháy
Tuy nhiên, hiện nay hệ thống pin sản sinh năng lượng cho các hệ thống vũ khí laser trên tàu chiến Mỹ cũng đang được nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện thêm. Nevin Carr - một tướng hải quân 2 sao đã nghỉ hưu của Mỹ khi nói truyện với tạp chí Wire đa tiết lộ rằng hệ thống vũ khí laser giống như loại được bố trí trên tàu chiến Dewey có thể tiêu diệt rất hiệu quả các loại UAV và thuyền cao tốc cỡ nhỏ.

image


Bình Nguyên

Trung Cộng: Đứng ngồi không yên vì súng laser Mỹ

image


Truyền thông Trung Cộng nhận định rằng Mỹ đã tiến những bước rất dài trong việc chế tạo vũ khí laser, thậm chí quân đội Mỹ đã nhiều lần thử nghiệm thành công loại vũ khí 'độc' này trên tầu chiến, máy bay, xe tăng,...

image

Trên trang 'Quân giải phóng Trung Hoa' đã đưa tin quân đội Mỹ đã hoàn tất việc triển khai vũ khí laser trên một số tầu chiến và đã nhiều lần tiến hành tập trận tiêu diệt mục tiêu giả định trên biển với loại vũ khí hiện đại này...

image

Hiện tại thông tin này đang trở thành chủ đề nóng hổi trên hầu hết các trang mạng liên quan tới quân sự của Trung Cộng.

image

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra như: Vì sao Hải quân Mỹ lại ưu ái vũ khí laser? Phải chăng vì loại vũ khí này không cần kho chứa đạn khổng lồ, có thể bắn liên tục mà không bị hao mòn sau nhiều lần sử dụng và quan trọng hơn không làm nổ tung soái hạm khi bị đối phương bắn trúng.

image

Theo báo Trung Cộng Hệ thống “vũ khí laser phòng ngự khu vực trang bị cho tàu chiến” là một hệ thống laser chiến thuật giá rẻ có khả năng phòng thủ cự ly gần, thậm chí cự ly có thể sẽ được nâng tầm lên do nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đang được đánh giá là gặt hái được nhiều thành công...

image

Theo đó loại 'súng' laser của Mỹ có thể được lắp đặt trên tàu chiến nổi cỡ lớn và trung bình như tàu khu trục tên lửa Aegis, loại vũ khí này có thể đối phó với nhiều loại mục tiêu trên biển, trên không, bao gồm tên lửa không đối hạm, tên lửa hạm đối hạm, tên lửa ngầm đối hạm, đạn lửa (đạn hỏa tiễn), đạn pháo, máy bay không người lái, máy bay trực thăng, thủy lôi di động và tàu cỡ nhỏ.

image
Hình ảnh loại súng laser mới nhất đang được các nhà khoa học quân sự Mỹ thử nghiệm được đăng tải đầy đủ trên báo Trung Cộng...

image
image

Có thể nói sự lo lắng của Trung Cộng là hoàn toàn có cơ sở, bởi trên thế giới mới chỉ có Mỹ là đang nỗ lực phát triển loại vũ khí của tương lai này. Nếu mọi nỗ lực thành công Mỹ sẽ sớm cho triển khai vũ khí laser cho toàn quân, đến lúc đó cán cân sức mạnh quân sự đã nghiêng hẳn về phía Mỹ, điều mà Trung Cộng không bao giờ muốn xảy ra...

image
Hình ảnh mô phỏng vũ khí laser được triển khai trên máy bay của lực lượng không quân Hoa Kỳ.

image

Truyền thông Trung Cộng cho biết: Chiếc máy bay trang bị vũ khí laser đầu tiên của Không quân Mỹ là “Boeing 747-400F”, thuộc căn cứ không quân Edwards của Không quân Mỹ. Chiếc máy bay này đã được trang bị vũ khí laser hóa học COLL có công suất mạnh, dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không. Hiện nay, nhiệm vụ tác chiến tưởng định của quân đội Mỹ bao gồm: đánh chặn tên lửa đất đối không, tên lửa không đối không và máy bay cánh cố định, máy bay trực thăng; bắn rơi các mục tiêu như tên lửa hành trình bay ở tầm cao và tầm thấp, máy bay không người lái, khinh khí cầu; theo dõi vệ tinh của đối phương hoạt động trên quỹ đạo, dùng chiếu xạ laser để nó tạm thời mất đi chức năng.

image

Chương trình laser cho máy bay của Không quân Mỹ đã trải qua hơn 10 năm phát triển, đã giành được một loạt thành tựu to lớn.

image

Đặc biệt là thử nghiệm đánh chặn sát thương trên không thành công ngày 10/1/2010 đã một lần nữa khẳng định Mỹ đang dần làm chủ công nghệ sản xuất vũ khí của tương lai, điều khiến Trung Cộng hết sức lo ngại.

image

Với những tính năng vượt trội của vũ khí laser cùng với nỗ lực nghiên cứu của Mỹ, Trung Cộng cho rằng việc đưa vào sử dụng loại vũ khí hiện đại này trong thực tế sẽ không còn quá lâu.

image

Theo báo Trung Cộng: Vũ khí laser chiến thuật Low-Sentinel của Lục quân Mỹ, do Công ty Lockheed Martin nghiên cứu phát triển, có thể dùng container vận chuyển, được kéo bởi xe tải quân sự chiến thuật, thực hiện cơ động nhanh trên chiến trường, đánh chặn có hiệu quả các mục tiêu trên mặt đất và trên không ở tầm thấp, có tính cơ động chiến thuật mạnh.

image

Hệ thống này đã sử dụng thiết bị laser hóa học DF, có công suất cao hơn, đường kính chùm tia sáng lớn hơn, mật độ năng lượng phân bố đều, ô nhiễm ít, tính năng tổng thể khá tốt, không những có thể phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm gần, đạn pháo tầm gần, tầm trung và tầm xa, đạn hỏa tiễn, hơn nữa có thể đánh chặn sự tấn công của máy bay trực thăng, máy bay không người lái, khinh khí cầu và tên lửa hành trình, bảo vệ cho các cơ sở quân sự, khu dân cư hoặc khu công nghiệp, khu vực bảo vệ có thể lên tới 8.000 m2.

image

Việc quân đội Mỹ đang tiếp cận tới việc sở hữu loại vũ khí của tương lai khiến Trung Cộng không thể ngồi yên, một chương trình nghiên cứu tìm hiểu về thế hệ của những loại vũ khí tương lai cũng đã được quân đội nước này đặt ra, thậm chí tham vọng của Trung Cộng còn lớn hơn Mỹ nhiều lần. Vậy nhưng nói và làm là 2 điều hoàn toàn khác nhau, hơn thế nữa nếu so sánh trình độ khoa học quân sự thì Trung Cộng còn ở một khoảng cách khá xa so với Mỹ. (Trong ảnh mô phỏng một cuộc chiến ngoài không gian sử dụng vũ khí laser hiện đại, liệu điều này sẽ thành sự thật trong tương lai?)


Lính Mỹ tương lai không cần ăn, ngủ.

Nhờ công nghệ biến đổi gene, binh sĩ Mỹ trong tương lai có thể chạy nhanh như các vận động viên Olympic và có thể hành quân trong nhiều ngày mà không cần ăn hay ngủ.

Đây là tiết lộ của tiểu thuyết gia Simon Conway, người đồng thời từng là một sĩ quan được tiếp cận với một dự án nghiên cứu biến đổi gene bí mật tại Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (DARPA).

image

Các nhà khoa học quân sự Mỹ đang nghiên cứu để tạo ra "siêu chiến binh" trong tương lai “Công nghệ mới giúp tái tạo nguồn năng lượng hiệu quả hơn, nhờ đó binh sĩ Mỹ có thể chạy nhanh như vận động viên Olympic, mang vác vật nặng và đặc biệt là không cần ăn uống, nghỉ ngơi”, Simon Conway cho biết trên Daily Mail.

image

Hiện tại, các nhà khoa học của DARPA đang thực hiện nghiên cứu trên bộ xương người với mục đích tác động bằng kỹ thuật gene nhằm cho phép binh lính chạy nhanh hơn, mang được những vật nặng hơn. Ngoài ra, kỹ thuật biến đổi gene có thể giúp cơ thể người lính chuyển đổi chất béo thành năng lượng hiệu quả hơn, khiến họ không cần ăn uống trong nhiều ngày tại chiến trường.
Các nhà khoa học quân sự của Washington còn hy vọng có thể sử dụng công nghệ biến đổi gene để tác động tới tế bào giúp các binh sĩ trong tương lai tái tạo lại được chân tay đã bị đứt do bom, đạn.

image

Cho tới nay, DARPA đã đạt được thành công bước đầu trong dự án tạo ra "siêu chiến binh" trong tương lai, sau khi cơ quan này chế tạo ra loại thuốc giúp một phi công lái trực thăng quân sự bay 40 giờ liên tục không ngủ mà vẫn tỉnh táo. Loại thuốc này được hy vọng sẽ thay thế cho loại thuốc amphetamine được dùng để giúp các quân nhân tỉnh táo hơn trong quá trình làm nhiệm vụ.

image

Với ngân sách gần 2 tỷ USD/năm, DARPA được thành lập năm 1958 - khi Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ gây sốc cho người Mỹ - có nhiệm vụ duy trì địa vị hàng đầu về công nghệ quân sự của Mỹ trên chiến trường.

Đảo GUAM

image

Guam là căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ, được cả hải quân và không quân Mỹ sử dụng, với số lượng binh sĩ khổng lồ và những thiết bị, vũ khí hiện đại. Nó có vai trò không khác gì một "tàu sân bay khổng lồ".

image
Guam là căn cứ quân sự của Mỹ trên Thái Bình Dương, cách Hawaii hơn 5.000 km về phía tây, cách Philippines và Nhật Bản hơn 2.000 km về phía đông và phía nam. Guam cách Hàn Quốc và cả Triều Tiên vài giờ bay. Đây là lãnh thổ của Mỹ và có khoảng 6.000 binh sĩ Mỹ đồn trú ở đây.

image
Guam là căn cứ quân sự ở tây Thái Bình Dương của Mỹ kể từ Thế chiến II, đồng thời là khoản chi đồ sộ nhất cho cơ sở hạ tầng hải quân trong nhiều thập niên. Guam chẳng khác nào một "tàu sân bay khổng lồ" của Mỹ tại tây Thái Bình Dương.

image
Mỹ đặt căn cứ hải quân tại cảng Apra ở Guam với 3 tàu ngầm lớp Los Angeles là USS City of Corpus Christi, USS Houston và USS Buffalo.

image
Đây cũng là "nhà" của những máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất như B-52H, B-1B, B-2A. Ngoài ra, còn có một số đơn vị máy bay chiến đấu, máy bay tiếp dầu, trực thăng.

image
Guam là điểm đóng quân của hàng chục đơn vị hoạt động hỗ trợ cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội 7 và Hạm đội 5 của Mỹ. Căn cứ Andersen trên đảo có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động linh hoạt và đặc biệt cho Bộ Chỉ huy ở tây Thái Bình Dương và Đông Á, hỗ trợ trong cả các cuộc xung đột cục bộ lẫn tác chiến lâu dài.

image
Các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu Mỹ xếp hàng dài tại căn cứ. Guam là nơi mà trong Thế chiến II, khoảng 1.000 chiếc B-29 cất cánh bay tới quần đảo Nhật Bản để dội bom. Cũng từ điểm này, máy bay Mỹ mang theo quả bom nguyên tử tàn phá hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8/1945.

image
Mỹ đang có kế hoạch xây dựng một siêu căn cứ quân sự tại đây với tổng chi phí lên đến 11 tỷ USD gồm các công trình bến cho tàu sân bay năng lượng hạt nhân, hệ thống tên lửa phòng thủ, các thao trường tập huấn bắn đạn thật. Căn cứ quân sự trên đảo cũng sẽ được mở rộng. Trong ảnh là tàu chiến Mỹ USS New Jersey BB-62 cập cảng Apra.

image
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Cheynne lớp 6681 tiến vào lối vào phía bắc của căn cứ hải quân ở Guam.

image
Trong tương lai, Guam dự kiến sẽ có sự hiện diện của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ được di chuyển về từ căn cứ của Mỹ tại Okinawa, Nhật Bản. Đồ họa:

image
Về mặt chiến lược, căn cứ Andersen rất quan trọng với không quân Mỹ, bởi nó cung cấp khả năng bao quát toàn vùng Đông Nam Á và nam Trung Quốc. Ngoài ra, Guam cũng nằm ngoài bán kính hoạt động của các máy bay xuất phát từ căn cứ ở khu vực châu Á, không giống như các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều nằm trong vòng "nguy hiểm".

image
Trước tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua cho biết sẽ triển khai hệ thống tên lửa THAAD cũng như các máy bay đánh chặn trên mặt đất tại căn cứ quân sự ở đảo Guam, để đối phó với nguy cơ tấn công từ Triều Tiên.

Hỏi đáp Y học: Trúng gió - cảm lạnh

image

Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Thính giả Kiệt Nguyễn, ở New Orleans, bang Louisiana, gởi email đến câu hỏi như sau:

“Kính thưa bác sĩ

Khi tôi còn ở Việt Nam trước đây, mỗi khi ớn lạnh, khó chịu trong người thì người lớn nói là ‘trúng gió’ và mang ra ‘cạo gió’, ngủ qua đêm rồi hôm sau thức dậy, phần lớn là thấy khỏe khoắn trở lại.

Nay tôi ở Mỹ, mỗi khi nói bị ‘trúng gió’ thì bị bọn trẻ cười, cho là nhà quê, có đứa còn nói ‘lần sau thấy gió thì nhớ né đừng để trúng gió’. Nhưng cũng có lúc tôi thấy bọn trẻ bị cảm lạnh và nói bằng tiếng Anh là ‘catch a cold’, nếu dịch từ theo từ thì tôi hiểu có nghĩa là ‘bắt phải cảm lạnh’, và đứa khác đùa là ‘told you – not to catch a cold’ và tôi cũng hiểu đại khái là ‘đã bảo rồi -- đừng có bắt cảm lạnh mà.’

Xin hỏi Bác sĩ:

Cảm lạnh (cold) đó có phải người mình vẫn gọi là ‘trúng gió’ đó không?

Kính nhờ Bác sĩ giải thích cho."

image
Bác sĩ Hồ Văn Hiền giải thích:
(Cold, catching a cold and syncope)

Trúng gió

Chúng ta nói ” trúng gió”, giống như người Trung Hoa giải thích lắm chuyện bệnh tật bằng chữ "phong". Phong là gió, và trong chữ "phong" (với nghĩa là “ bệnh phong, bệnh điên cuồng” theo Đào Duy Anh) cũng có chữ 'phong" là gió trong đó. Một từ chúng ta thường nghe "thượng mã phong" ( death during sex) cũng có thể nói nôm na là "trúng gió lúc trên lưng ngựa".

Có lẽ gần với khái niệm gió gây ra bệnh của chúng ta, người tây phương cũng nghi trong không khí có gì đem đến gây ra bệnh. Ví dụ chúng ta biết là bệnh sốt rét do muỗi cắn chích vào cơ thể ký sinh trùng Plasmodium nhiễm vào máu rồi sinh sôi nẩy nở, phá huỷ các tế bào hồng cầu trong máu chúng ta. Nhưng đó là nhờ các khám phá mới đây. Hippocrates (460-370 TTC), ông thầy của tây y, mô tả “miasma” như là những khí độc bay từ dưới đất lên, gây ra bệnh nóng sốt, lạnh run, bệnh mà chúng ta bây giờ gọi là bệnh sốt rét mà tiếng Anh gọi là malaria. Malaria do gốc tiếng Ý có nghĩa là "không khí xấu" (mal+aria), tương tự như khi chúng ta nói "sơn lam chướng khí".

image
Nó như vậy để thấy, đông với tây cũng có nhiều chỗ gặp nhau trong y khoa.
‘Catch a cold” or “catch cold”.

Từ tiếng Anh "to catch a cold" do tin tưởng rằng ra lạnh làm chúng ta bệnh cảm mạo, bị cúm ("flu"). Y khoa căn cứ trên thực chứng (evidence based medicine ) hiện nay cho rằng nghĩ như vậy là sai. Người ta từng cho một đám thanh niên khoẻ mạnh tình nguyện ra ngoài trời băng giá và thấy so sánh với nhóm control, chẳng bị cảm cúm gì nhiều hơn nhóm kia.

Theo y khoa chính thống (mainstream) thì chỉ có các siêu vi bệnh cúm, bệnh cảm (rhinovirus, influenza virus) mới làm cho bạn cảm, cúm. Đi mưa bị ướt đầu, gội đầu không làm cho bạn cảm cúm. Cho nên, lúc phụ huynh đem em bé khám bệnh vì sốt cao, bác sĩ bảo đem nó tắm nước ấm đi cho bớt nóng sốt, thì ông nội ông ngoại tức thì cản lại, sợ trúng gió, trúng nước.

image
Tuy nhiên, tôi nghĩ thực tế không đơn giản như vậy. Nếu chúng ta đang khoẻ mạnh, nhưng trong mũi chúng ta mang sẵn virus cảm cúm, nếu chúng ta ra lạnh, các mạch máu trong mũi, trong họng chúng ta co lại, nhiệt độ trong đường hô hấp giảm xuống làm virus (đang ở sẳn trong đó) sinh sôi nẩy nở lẹ hơn và gây bệnh thật sự.

Bởi vậy, trong một thí nghiệm ở Cardiff, Anh, người ta cho một số người nhúng chân vào nước đá 20 phút và những người này bị cảm nhiều gấp đôi so với người khong nhúng chân vào nước lạnh. Một ví dụ khác, người mắc bệnh suyễn có phế quản nhạy cảm với nhiệt độ không khí hít vào. Nếu ra lạnh, không quấn khăn quàng cổ, mặc áo ấm đầy đủ, có thể lên cơn suyễn (cold- induced asthma), khó thở, ho.. giống như bị cảm.

Nguyên nhân có thể gây "trúng gió"

Về vấn đề "trúng gió" thì cũng phức tạp như vậy. Thường chúng ta gặp một người bề ngoài đang mạnh khoẻ đột nhiên chóng mặt, "xây xẩm", méo mặt, hay té xỉu, bất tỉnh nhân sự, thì chúng ta nói "trúng gió".

Tất nhiên, có thể là

image
- Tim đập loạn nhịp (arrhythmia) làm máu không lên kịp tới đầu, cơn đau tim đột ngột (heart attack), tai biến mạch máu não

- Thường hơn cả là chỉ vì bệnh nhân bị syncope, ngất xỉu tạm thời vài giây, do hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động quá nhiều, tim đập chậm lại, mạch máu dãn nở ra, áp huyết hạ xuống. Nằm xuống, máu lên đầu lại đầy đủ, khoẻ lại như thường.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp mà người ta chứng minh là "gió" là thủ phạm đích thực. Ví dụ có trường hợp bệnh nhân dị ứng với protein con ngựa, bệnh nhân chỉ đến gần con ngựa, hay trong gió có "mùi” của nó, và bị phản vệ (anaphylactic reaction), ngất xỉu, shock. Cũng như vậy, người dị ứng với đậu phộng có thể phản ứng chỉ vì người bên cạnh mở gói đậu phộng ra ăn, gió bay "hơi" đậu phộng qua. Cho nên trên máy bay, người ta không dọn món ăn có đậu phộng nữa.

Mề đay do lạnh (cold urticaria)

Ngoài ra, một số người bị ứng mề đay với lạnh (cold urticaria). Những người này có thể bị mề đay ngứa lúc ra ngoài thời tiết lạnh, gió lạnh, lúc chảy mồ hôi, gió thổi bốc hơi nước mồ hôi làm da lạnh, lúc ăn nước đá, cà rem. Mở tủ lạnh, ngăn đóng đá cũng có thể gây triệu chứng. Nguy hiểm nhất là, nếu nhảy vào hồ tắm lạnh đột ngột, họ có thể bị shock phản vệ (tụt huyết áp, hypotension) và chết nếu không cứu kịp thời.

Định bệnh: đặt nước đá trên một vùng da nhỏ, để 4-5 phút. Lấy ra, đợi 10 phút xem mề đay có nổi lên hay không.

image
Chữa trị: chất kháng histamin cyproheptadin (*trước đây hay dùng để trẻ em ăn ngon miệng, lên cân).

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

Học sinh VN làm kỹ sư Google 'ấn tượng'

image
Neil Fraser cùng các học sinh tiểu học trường Bế Văn Đàn, Đà Nẵng

Một kỹ sư phần mềm của Google bị 'ấn tượng' bởi khả năng của học sinh Việt Nam sau khi chứng kiến một nhóm học sinh lớp 11 giải toán.

Câu chuyện bắt đầu từ chuyến đi Việt Nam gần đây nhất của ông Neil Fraser. Ông đã ghé thăm một số trường học để quan sát trình độ tin học của học sinh từ lớp 2 đến lớp 11 tại Việt Nam.
Và những điều mà ông Fraser chứng kiến đã mang lại cho ông một sự "rất ngạc nhiên", ông viết trên trang blog cá nhân của mình.

Giỏi hơn học sinh Mỹ?

image
"Từ lớp hai học sinh đã bắt đầu học những bài căn bản, như việc làm thế nào để bảo quản đĩa mềm", Fraser viết.
"Đến lớp 3, các em đã bắt đầu sử dụng Microsoft Window.
"Đến lớp 4, các em bắt đầu học lập trình bằng Logo. Bắt đầu bằng cách chuỗi mệnh lệnh và sau đó tiến đến vòng lặp."
"Tới lớp 5, học sinh đã có thể viết thủ tục chứa vòng lặp."

image
Ông cho rằng tới giai đoạn này, đã có thể so sánh trình độ của học sinh Việt Nam với Mỹ.
Quan sát của ông tại một trường khoa học và công nghệ ở San Francisco cho thấy, ngay cả học sinh lớp 11 và 12 ở đây cũng gặp khó khăn trong việc sử dụng HTML.

image
"Kiến thức về vòng lặp và điều kiện cũng rất kém tại đây", ông Fraser viết.
"Nói rằng tôi bị ấn tượng bởi trình độ tin học của học sinh tiểu học ở Việt Nam là một cách nói chưa thật đầy đủ."

'Đậu phỏng vấn Google'

image
"Nếu học sinh lớp 5 ở Việt Nam có trình độ tin học ngang với lớp 11 ở Mỹ, vậy học sinh lớp 11 ở Việt Nam thì sao?", ông Fraser đặt câu hỏi.
Sau khi chứng kiến học sinh lớp 11 ở Việt Nam chỉ mất 45 phút để giải một bài toán hình trong lớp tin học, ông Fraser đã đem câu hỏi về Mỹ để tham khảo với đồng nghiệp của mình tại trụ sở Google.
Đồng nghiệp của Fraser cho rằng nếu so sánh câu hỏi này với những câu hỏi trong bài phỏng vấn của Google, có thể xếp chúng ngang với cấp độ ba câu hỏi khó nhất.
"Không có bất kỳ nghi vấn nào về việc một nửa số học sinh của lớp 11 ấy có thể vượt qua bài phỏng vấn của Google," ông Neil Fraser viết trên trang blog của mình.

Món quà 'phần mềm'

image
Neil dùng phần lớn thời gian ở Việt Nam để viết phần mềm tặng cho trường học tại đây
Cơ sở vật chất để đào tạo cho ngành tin học ở Việt Nam vẫn còn rất thiếu thốn, theo nhận định của tác giả.
"Khi tôi hỏi tôi có thể làm gì để giúp đỡ, câu trả lời bất ngờ, đó là 'phần mềm'".
"Phần mềm giáo dục ở Việt Nam gần như không tồn tại, và nếu có tồn tại đi nữa, họ cũng không có ngân sách để mua."
"Thế nên phần lớn thời gian chuyến đi của tôi được dùng vào việc viết phần mềm."
Ông Fraser cho biết ông đã tặng cho trường tiểu học Bế Văn Đàn ở thành phố Đà Nẵng phần mềm "Blockly's Maze", một chương trình dạy vòng lặp và điều kiện.
"Tất cả mọi thứ đều phải nén vào đĩa CD, vì nhà trường không đủ tiền để lắp đặt Internet có đường truyền tốt."

'Thuê giáo viên'

image
Giáo viên dạy tin học của trường sau đó hứa với Neil sẽ dạy Blockly ngày hôm sau. Tuy nhiên trường học lại gặp một vấn đề khác.
"Vì không đủ ngân sách, trường chỉ có thể thuê một giáo viên tin học. Tôi hỏi họ, lương giáo viên là bao nhiêu. Và họ trả lời là 100 đôla một tháng.
"Vậy là tôi chạy ra ATM rút tiền, và tặng họ một giáo viên mới cho một năm nữa."

image
Ông Fraser cũng để ý việc các trường không đủ tiền mua phiên bản gốc của Windows cho học sinh mà phải dùng các bản sao chép không có bản quyền:
"Gần như 100% người Việt vẫn sử dụng Windows XP. Và có lẽ tất cả đều cùng một số serial."
"Tuy nhiên, đây là một điều dễ hiểu nếu biết rằng một phiên bản gốc của Windows tốn một tháng lương tại đây."

"Họ muốn nhiều hơn thế"
Nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh tỏ ra rất hứng thú, ở một mức độ mà tôi không thấy ở Mỹ"
"Tôi đã bước vào lớp học này, sẵn sàng giúp đỡ họ bằng tất cả khả năng có thể," ông Fraser viết.
"Thế nhưng trái lại, tôi đã học từ họ. Họ cho tôi thấy cách mà lẽ ra giáo dục về khoa học máy tính nên được tiến hành."
"Phải cho các em học từ rất sớm, và cho phép những em có nhiều đam mê để phát triển."
Tuy nhiên, ông Fraser cũng cho rằng hệ thống vẫn có nhiều điểm yếu.
"Tin học vẫn còn khá mới ở Việt Nam. Và được cập nhật tới tất cả các cấp lớp học cùng một lúc."
"Khi tôi ghé thăm một trường đại học, tôi không ngạc nhiên lắm bởi những gì họ đang làm."
"Tuy nhiên điều này sẽ nhanh chóng thay đổi, khi các học sinh cấp dưới ngày càng tích tụ nhiều kinh nghiệm hơn."

image
Ông Fraser cho rằng có một niềm đam mê tin học rất lớn từ các học sinh mà ông đã gặp.
"Nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh tỏ ra rất hứng thú, ở một mức độ mà tôi không thấy ở Mỹ."
"Chỉ tốn 10 phút để chỉ cho giáo viên tin học về phần mềm "Blockly's Maze". Các học sinh của cô ấy chỉ mất có một buổi học để hoàn thành 9 cấp độ của chương trình."
"Họ muốn nhiều hơn thế."
image
Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
gia tài của mẹ, để lại cho ai
gia tài của mẹ, là nước Việt này?

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
gia tài của mẹ, một đàn tham - ô
gia tài của mẹ, một cái nhà mồ

Dạy cho dân tiếng nói lọc lừa
dạy cho dân chόng quên màu da
dân chόng quên màu da, nước Việt xưa
cộng trung hoa đưa rước vào nhà
cộng mong dân lũ dân nghèo ngu
ôi lũ dân nghèo ngu, quên giặc thù

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
gia tài của mẹ, ruộng thành sân gôn
gia tài của mẹ, làng xόm bùi ngùi

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
gia tài của mẹ, một bọn buôn dân
gia tài của mẹ, một lũ "+" hèn.

Hát ngọng zọng "nà-hội"
na ná na na ná na na na ná na nà nà........"Fầu -Tù"

http://baomai.blogspot.com/

Iraq sau 10 năm chiến tranh

image

Mười năm sau khi liên quân do Hoa Kỳ chỉ huy tiến vào Iraq, mọi sự đã thay đổi như thế nào? BBC nhìn lại những con số về đất nước còn đang gượng dậy từ chiến tranh.

KINH TẾ

Iraq là quốc gia lớn thứ ba thế giới về xuất khẩu dầu, chỉ sau Ả rập Saudi và Nga, và được cho là sẽ sản xuất 3.6 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm 2013. Lượng sản xuất trước khi Hoa Kỳ đưa quân vào là 2.8 triệu thùng dầu/ngày.

Theo tính toán, tới năm 2035, Iraq sẽ thu được lợi nhuận khoảng 5 ngàn tỷ đô la Mỹ từ xuất khẩu dầu, tức trung bình 200 tỷ đô la mỗi năm, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
image

IEA cho biết, một trong những cản trở lớn nhất đối với kinh tế và phát triển xã hội Iraq là thiếu nguồn cung cấp điện ổn định.
Theo báo cáo, trước năm 2003, Baghdad được hưởng 16-24 giờ có điện mỗi ngày, trong khi toàn bộ phần lãnh thổ còn lại chỉ có bốn đến tám giờ có điện mỗi ngày.
Trung bình các hộ gia đình hiện nay nhận khoảng 8 giờ điện qua mạng lưới điện chung – việc thất thoát năng lượng trong quá trình phân phối xảy ra nhiều nhất ở Trung Đông và phần lớn là do hỏng hóc từ thời Chiến tranh Vùng vịnh, do bị phá hoại ngầm và thiếu cơ chế bảo dưỡng.
Mặc dù dầu lửa đóng góp phần lớn cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Iraq, quốc gia này không có khả năng lọc dầu đủ tinh để đảm bảo nhu cầu về điện.

image
Nhưng bên cạnh lượng dữ trự dầu, Iraq cũng có nguồn tài nguyên khí lớn chưa khai thác.
Khí được cho là sẽ trở thành năng lượng chính của ngành công nghiệp điện Iraq. Đã có cuộc chuyển đổi nổi bật trong việc sử dụng gas cho sản xuất điện, nhưng vẫn cần thêm đầu tư để có thể tận dụng hết được khí tự nhiên và khí từ sản xuất dầu.
IEA ước đoán có hơn một nửa lượng khí sản xuất năm 2012 bị “phát lửa” hoặc bị cháy mất, và gọi đây là “lãng phí quá lớn, khiến cho tình trạng thiếu điện ở Iraq vẫn tiếp diễn”.
Hoa Kỳ và Iraq tiêu khoảng 213 tỷ đô la Mỹ vào xây dựng hậu chiến tranh, nhưng IEA gợi ý tới chính phủ Iraq rằng, phát triển phương tiện để khai thác, xử lý và thu khí và xây dựng các trạm năng lượng dùng khí đốt nên được đặt vào hàng tối ưu tiên.
KỸ THUẬT
Như ở mọi nơi khác, sử dụng điện thoại di động và internet ở Iraq trở nên khá phổ biến từ năm 2003. Gần đây, 78% người Iraq sở hữu điện thoại di động, nhưng có ít người dùng internet hơn rất nhiều, tỷ lệ ở mức cứ 100 người thì chỉ có khoảng 5 người dùng internet.

image
Mặc dù có vấn đề về điện, một số đồ thông dụng vẫn được sử dụng nhiều hơn so với năm 2003.
Theo khảo sát của chính phủ Iraq, cá nhân sở hữu xe hơi giảm xuống, trong khi đó số người có xe đạp hoặc xe máy tăng lên.

image

BẠO LỰC

Hoa Kỳ và các nhóm lính vẫn ở Iraq với vai trò chiến đấu cho tới năm 2010, và nhiệm vụ an ninh dần được chuyển giao lại cho chính quyền Iraq.

image
Khoảng 4.488 nhân sự Mỹ thiệt mạng ở Iraq kể từ khi Chiến dịch Giải phóng người Iraq bắt đầu ngày 19/03/2003, theo số liệu mới nhất của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Lực lượng của Anh quốc mất 179 người. Nhưng hàng trăm ngàn công dân Iraq cũng đã chết kể từ năm đó, do các phe phái và các cuộc nổi dậy bạo lực.
Tổ chức cung cấp dữ liệu về người thiệt mạng Iraq (IBC) nói, con số chính thức là có 4.571 dân thường thiệt mạng năm 2012, đưa tổng số lên mức 112. 017 đến 122.438 người thiệt mạng, tính từ tháng 03/2003.

Con số đột biến là vụ hôm 31/08/2005, với 1.000 người bị chết vì giẫm đạp ở cầu bắc ngang sông ở Baghdad, trong cuộc hành hương Shia.
Các nhân chứng nói khủng hoảng xảy ra khi có tin đồn có kẻ đánh bom liều chết.
IBC nói giai đoạn bạo lực căng thẳng nhất và kéo dài lâu nhất là từ tháng 03/2006 tới tháng 03/2008, khi sát hại giữa các phe phái lên tới đỉnh điểm, và có khoảng 52.000 người thiệt mạng.
“Đất nước vẫn trong tình trạng chiến tranh và ít có thay đổi gì từ đầu năm 2009 tới nay,” IBC cho biết, “với cường độ cơ bản” ở mức bạo lực vũ trang xảy ra hàng ngày và thỉnh thoảng có các cuộc tấn công quy mô lớn nhằm giết hại nhiều người trong một lúc.

image
Lực lượng an ninh Iraq cũng chịu tổn thất lớn về người, trong đó chủ yếu cảnh sát và quân đội là mục tiêu của các xe bom và tấn công.

Tổ chức theo dõi Nhân quyền HRW nói điều kiện ở Iraq vẫn còn hạn chế, nhất là đối với người bị giam giữ, nhà báo, các nhà hoạt động, phụ nữ và trẻ em gái.
HRW báo cáo rằng rất nhiều phụ nữ Iraq, góa chồng do chiến tranh, bạo lực hoặc ly tán, trở thành đối tượng yếu đuối của nạn buôn người hoặc lạm dụng tình dục và mại dâm.
Các nhóm vận động cho quyền phụ nữ nói những người này phải đối mặt với hiểm họa từ khắp phía như bị các nhóm cực đoan tấn công, cả các đối tượng nữ chính trị gia, công chức và giới phóng viên.

Những tội ác được nhân danh vì “danh dự” và các vụ lạm dụng trong gia đình cũng được báo cáo là mối đe dọa đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Iraq là chốn nguy hiểm cho truyền thông, với 151 nhà báo tử nạn, theo con số của Tổ chức Bảo vệ 

Phóng viên, mặc dù IBC nói số những người làm trong ngành truyền thông thiệt mạng là 288 so với 256 người thuộc ngành y và chăm sóc sức khỏe.
Iraq đứng đầu bảng “Quốc gia tử thần của báo giới”, với số phóng viên thiệt mạng gấp đôi nước đứng nhì là Philippines.
Tham nhũng ở Iraq cũng đã không có chút tiến bộ nào đáng kể từ năm 2003.

image
Theo báo cáo Biểu đồ Tham Nhũng Toàn cầu của Tổ chức Minh Bạch Quốc tế, 56% những người được hỏi nói từng hối lộ trong năm 2010. Phần lớn số đó (63%) thấy nỗ lực của chính phủ trong chống tham nhũng là không hiệu quả và có tới 77% cho rằng tham nhũng tăng kể từ năm 2007.

TỴ NẠN VÀ LY TÁN

image
Gần 2.7 triệu người Iraq bị buộc phải bỏ nhà vì bạo lực và rối loạn – nửa số đó tỵ nạn bên ngoài Iraq, trong khi số còn lại vẫn ở trong nước.
Xung đột ở nước láng giềng Syria khiến hàng ngàn người Iraq phải quay về cùng với dòng người Syria sang tỵ nạn tránh chiến tranh. Rất nhiều người sống nhờ vào viện trợ nhân đạo, và vẫn vật lộn với sinh hoạt trong các khu lều trại tạm cư.
Người Iraq vẫn đang xin tỵ nạn ở chủ yếu là các nước châu Âu, năm 2011 có 23.743 đơn của người Iraq.
image

THỰC PHẨM

Số người gặp khó khăn trong việc tìm thực phẩm đã giảm đi trong những năm gần đây. Tỷ lệ người thiếu ăn, những người không có đủ thức ăn để có chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, đã giảm từ 7.1% năm 2007 xuống 5.7% năm 2011, theo Liên Hợp Quốc (UN).
Nhưng thế có nghĩa là vẫn có khoảng 1.9 triệu người đói. Vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là Basra và Thi-Qar, phía Nam, Baghdad và một phần của Ninewa ở phía Bắc.image
Khẩu phần bột, gạo, dầu nấu ăn và đường do hệ thống Phân phối quần chúng đưa ra từ năm 1990 nhằm giúp đỡ các gia đình nghèo nhất do chiến tranh và cấm vận. Chính phủ lên kế hoạch thay đổi hệ thống 5 tỷ đô la một năm này thành hỗ trợ bằng tiền mặt, nhưng bị gỡ bỏ hồi năm trước do gặp phải phản đối mạnh mẽ từ người dân.

PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

image
Iraq xếp hàng thấp hơn các nước Ả rập về diện tích và dân số ở một số vùng, theo báo cáo mới nhất về Phát triển Con người của UN.
Tuổi thọ trung bình của người Iraq được tăng từ 58.8 tuổi giai đoạn năm 2000 – 2005 tới 69.6 tuổi, nhưng vẫn thấp hơn Algeria 73.4 tuổi và Saudi Arabia 74.1 tuổi.
Về cân bằng giới tính, Iraq xếp thứ 120 trên 148 nước. Ở quốc gia này, phụ nữ nắm 25.2% ghế trong nghị viện, và chỉ có 22% phụ nữ được học cao so với 42.7% nam giới. Phụ nữ tham gia vào thị trường lao động là 14.5% so với 69.3% so với nam giới.

Sài Gòn: Khu phố có "50 quốc gia"

image

Tại P.Tân Phong Q.7, có một phố nhỏ tập trung cư dân của 50 quốc gia thuộc 5 châu lục tới định cư và sinh sống. Người ta gọi đây là khu phố "đa quốc gia".

Vì nhiều lý do khác nhau, đã có nhiều người đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Philippine, Ả Rập, Iran,… (châu Á); Anh, Pháp, Nga, Đức, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Áo, Bỉ, Bungari, Hà Lan, Ba Lan, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… (châu Âu); Mỹ, Canada, Brazil… (châu Mỹ); New Zealand, Úc… (châu Úc) và một số người đến từ châu Phi tập trung sinh sống tại KP3, 4 của P.Tân Phong. Đây là một cộng đồng dân cư đa quốc gia, đa ngôn ngữ, với nền văn hóa phong phú đa dạng.

image
Một nhà hàng bán Hàn Quốc lại khu phố "đa quốc gia".
Ấn tượng đầu tiên của những người mới đến khu phố "đa quốc gia" này là hệ thống nhà hàng tên nước ngoài chằng chịt. Như nhà hàng Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc; siêu thị, phòng khám đa khoa của Hàn Quốc; dịch vụ spa của Nhật Bản, Hàn Quốc… Cũng có vài nhà hàng Việt nằm lọt thỏm giữa cơ man nhà hàng ngoại.

image
Một nhà hàng Thái.
Hầu hết cư dân người nước ngoài sinh sống tại đây đều có tác phong công nghiệp rất cao. Cứ mỗi sáng sớm, họ vội vã rời nhà, lên xe đưa đón đến nơi làm việc đóng tại các quận ngoại thành TP.HCM, hoặc các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai. Con cái của họ cũng được xe đưa đón tới các trường dân lập quốc tế.
Chị Ana đến từ Đức sáng nào cũng chở con gái ra trạm xe đưa đón để con tới trường dân lập quốc tế Việt Úc ở Q.9. Chị đưa con ra giao tận tay cho cô giáo, nhắc nhở con thắt dây an toàn rồi mới quay về đi làm. Buổi chiều cả gia đình lại dắt nhau xuống nhà hàng Đức để ăn uống và dạo chơi. Đầu giờ tối, hầu hết mọi người tập trung ở các quán ăn của cộng đồng mình để thưởng thức những món hợp khẩu vị. Các quán ăn thường đóng cửa sớm hơn các quán bar, spa, massage. Nếu khoảng 22h đêm, hầu hết các quán ăn đã đóng cửa thì các quán bar, karaoke, cà phê vẫn hoạt động tới 2 - 3h sáng ngày hôm sau.

image
Một cư dân người Nhật tại khu phố "đa quốc gia" dắt chó đi dạo.
Mỗi cộng đồng có những cách sống khác nhau. Đối với người châu Á, họ sống và sinh hoạt khép kín hơn. Chị Thúy Hà, nhân viên giám sát của một trường quốc tế thường xuyên tiếp xúc với các em học sinh ở khu phố này, cho biết người Hàn Quốc (chiếm đến 80% cư dân ở đây) sống rất khép kín và chú trọng tới gia đình truyền thống. Họ thuê nhà tập trung thành từng xóm, nhiều gia đình có 3 thế hệ cùng sinh sống tại đây.
Người Hàn siêng năng, cần cù nên chú trọng tới hiệu quả công việc, nhất là giờ giấc. Giáo viên muốn gặp học sinh tại gia thì phải lên lịch hẹn, khi đã hẹn thì không được tới trễ. Có nhiều em cho biết cuộc sống bên Hàn rất khó khăn, phải làm lụng rất vất vả, nhưng khi cha mẹ sang Việt Nam mở nhà hàng thì cuộc sống thoải mái hơn nhiều. Cứ mỗi chủ nhật vào tuần cuối cùng trong tháng, họ tập trung nhau tại một chỗ để trao đổi thông tin và dẫn con cái sinh hoạt ngoại khóa như nhặt rác ở các công viên.

image
Học sinh người Hàn Quốc qua đường đón xe buýt để đến trường.
Chị Ngọc Trâm, giáo viên của một trường trong "khu làng đa quốc gia", cho hay người châu Âu cởi mở, hồ hởi hơn người châu Á. Họ luôn đề cao ý thức và quyền công dân của mỗi cá nhân nên ít khi hỏi han và quan tâm đến cuộc sống riêng tư của người khác như người châu Á. Người châu Âu thuê nhà biệt lập chứ không thành cụm như người Hàn Quốc, Nhật Bản. Hiếm khi họ để ý tới hàng xóm nếu không có gì cấp thiết.
Anh Phước Dũng, nhân viên bảo vệ, cho biết cứ trung bình 10 người ở đây thì chỉ có một người Việt Nam. Người Việt sinh sống trong khu này đa phần là tầng lớp "đại gia". "Những người nước ngoài biết tiếng Việt sống khá thân thiện, vui vẻ, khi gặp là họ chào hỏi. Như cặp vợ chồng người Brazil và Mỹ là bác sĩ thú y sống khá tình cảm, đi đâu họ cũng cầm tay, nhưng khi nào đi ăn thì tôi thấy họ tiền của ai người ấy trả", anh Dũng cười cho biết.


Theo Infonet

TP - Phường Tân Phong, quận 7, TPHCM là nơi định cư của người dân từ hơn 50 quốc gia thuộc 5 châu lục. Họ sinh sống lâu dài, xây dựng nên những “khu làng” thu nhỏ của họ.

image
Một tiệm Spa ở khu phố 3.

Gia đình ba thế hệ
Anh Thái, nhân viên bảo vệ ở khu nhà Hưng Vượng 3, thuộc khu phố 3, phường Tân Phong, nói: “Khu nhà có 300 hộ nhưng người Việt Nam chỉ khoảng 40 hộ thôi”.
Người Việt và Philippines trở thành thiểu số. Chủ yếu dân ở đây là người Hàn Quốc. Họ sống cả gia đình, gồm ba thế hệ ông bà, con, cháu. Người Việt Nam, số ít, làm công chức. Người Phillipines, chừng hơn chục hộ, làm đủ thứ việc. Anh Thái kể: “Có gia đình Philippines vợ dạy tiếng Anh, chồng chạy xe ôm”.
Những người Việt Nam ở khu này nói với tôi: “Người Hàn Quốc đủ loại, kinh doanh cũng có, mở công ty cũng có. Nhưng không ít người cho thuê nhà bên Hàn Quốc rồi lấy tiền đó sang Việt Nam thuê nhà ở cho đỡ chi phí”.
Giá thuê nhà tại khu Hưng Vượng 3 khoảng 400-500 USD/tháng cho căn hộ hơn 70m 2 . Cái giá khá mềm với người nước ngoài, đặc biệt khi trật tự, an ninh vệ sinh cực tốt, do đội ngũ nhân viên nước sở tại làm việc không kể ngày đêm.
Người dân Việt ở đây nhận xét: “Cứ thấy có lốc nhà mới xây là họ tới để thuê, sống ở nhà mới cho sướng. Nhà cũ thì họ để lại cho những người mới sang”.

image
Lao công ở khu phố đa quốc gia với mức lương vài triệu đồng/ tháng.
Cán bộ ở tổ dân phố đưa tôi gặp vài cò đất chuyên nghiệp. Đó là một người phụ nữ Hàn Quốc chừng 50 tuổi, giỏi tiếng Việt; một người đàn ông khác thậm chí mở cả văn phòng nhà đất. Ông kết nối với người từ Hàn Quốc qua. “Giá hoa hồng môi giới bằng tiền thuê nhà một tháng, chủ nhà Việt Nam phải trả”.
Bác Đinh Văn Cải trước là trưởng khu phố 3 giờ là trưởng khu phố 4 của phường Tân Phong. Ông thông thạo cả hai khu vực dân cư mình quản lý: “Khu phố 3 của phường Tân Phong có 5.800 nhân khẩu nước ngoài. Người Việt chỉ hơn 3.000 nhân khẩu. Khu phố 4 có 5.100 khẩu nước ngoài. Người Việt Nam cũng chỉ chừng 3.000 người”.
Theo bác Cải, trong số hơn 1 vạn khẩu nước ngoài ở hai khu phố mà bác quản lý thì “80% là người Hàn Quốc”.
Cuộc sống muôn màu
Mới đây họp bầu ban quản lý khu phố, một người châu Âu lấy vợ Việt Nam đã ứng cử xin làm công tác tổ dân phố.
Kết quả mọi người đã không bầu cho ông vì ông … thừa nhiệt tình nhưng lại thiếu tiếng Việt thậm chí cả tiếng Hàn.
“Chẳng nhẽ ông đi xuống tổ dân phố lại phải kèm thêm phiên dịch” - người ta bình luận trong cuộc họp.
Điểm đặc biệt của phường Tân Phong chúng tôi là số người nước ngoài xấp xỉ người Việt Nam. Theo thống kê sáu tháng đầu năm 2012, người Việt có 16.127 nhân khẩu, người nước ngoài là 10.168 nhân khẩu. Chúng tôi chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết trên tinh thần người nước ngoài nhập gia tùy tục.
Ông Ngô Chí Thành, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Tân Phong, quận 7, TPHCM
Người nhiệt tình như chú rể Tây không phải ít. Một người lao công với mức lương khoảng 2 triệu đồng/tháng nói: “Có người Hàn Quốc tốt bụng, lúc chuyển nhà kêu chị em chúng tôi lên cho tủ cũ, bàn ghế cũ. 10 người nước ngoài thì cũng 8 người tốt”.
Hôm Trung thu vừa rồi có mấy người châu Âu tặng tiền cho anh chị em lao động trong khu, làm quà dành cho trẻ con ở nhà.
Tuy vậy, theo anh Thái, công việc bảo vệ an ninh trật tự khu phố cũng phức tạp. Bác Cải kể, cảnh sát đã phá băng nhóm lừa đảo qua mạng tại khu phố 3, chúng gồm 38 tên người Trung Quốc, thuê ngôi nhà 3 tầng, không ra ngoài, chỉ cho một tên ra mua các loại thực phẩm. Lúc phá án trong nhà vẫn còn trữ mấy tạ gạo.
Một tụ điểm mát xa do chủ người Hàn Quốc tổ chức, khi phá án, tiếp viên vứt cả quần lót xuống đất mà chạy.
Thái nói với tôi: “Khách lừa lái xe taxi, không trả tiền, chui vào khu chung cư và lên phòng ngủ mất dạng. Lái xe taxi đội mưa, đợi nửa tiếng không thấy họ đâu”.
Cảnh sát thường giải quyết những việc như chồng đóng cửa, đánh vợ dã man, phải giải cứu. Ẩu đả vì xích mích thì xảy ra thường nhật.
“Người Việt Nam mình có tính nhẫn nhịn, nếu không cũng rất dễ xảy ra đánh nhau, do nhiều người nước ngoài hay nổi nóng” - mọi người nói với tôi.

image
Trẻ em Hàn Quốc trong lớp học nhạc ở khu phố 4, phường Tân Phong.
Đi vào khu phố 3, khu phố 4, phần lớn biển quảng cáo đều bằng tiếng nước ngoài. Hiếm hoi lắm mới thấy tấm biển chữ Việt mà không phải là song ngữ.
Chúng tôi ghé vào một lớp dạy nhạc bên ngoài đề chữ Hàn. Hai vợ chồng người Hàn đang dạy 5 học sinh. Mỗi em ngồi một phòng riêng, ngăn bằng kính trong. Người giáo viên Hàn gần 60 tuổi nói với tôi: “Chúng tôi ở Việt Nam 4 năm, dạy cho trẻ em Hàn Quốc mỗi ngày vài giờ”.
Bác Cải bảo:“Người nước ngoài tranh giành nhau mặt bằng gửi xe, để hàng, bị phạt hoài. Hôm nọ có hai ông chủ quán người nước ngoài cãi nhau, một ông lấy vợt tennis đánh ông kia, ông bị đánh lập tức vào nhà lấy hai con dao ra đâm con ông kia”.
Khác biệt văn hóa
Một trung tâm Tây y Hàn Quốc, một phòng khám đông y Hàn Quốc, rất nhiều lớp học Hàn mọc lên.

image
Bác Cải (bên phải) cùng các bảo vệ giữ gìn an ninh cho khu phố 3.
Bác Cải nói với tôi: “Hai khu phố này hoàn toàn không có đình chùa đền miếu nên người Việt muốn thực hiện các nghi thức tôn giáo tín ngưỡng truyền thống thì phải đi đến các nơi khác”. Người Việt trở thành thiểu số nên có những nét văn hóa cũng bị phai nhạt.
Thái nói với tôi, một số người nước ngoài rất hiếm khi giao tiếp với người Việt Nam. Họ ra vẻ không biết tiếng Việt, nhưng “lúc mua bán thì thấy nói ào ào”.
Bác Cải rất nhiều tâm sự: “Tôi đi vận động gây quỹ thì một ông ngoại quốc mở tiệm bán thịt lợn ở khu phố 4 hua dao đuổi, ý nói rằng việc đó của các ông, không phải của chúng tôi”.
Bác thấy ông đồ tể cầm dao, cũng sợ, không dám vào.


Tiền Phong

Những chuyện lạ của các tổng thống Mỹ

image
Gần như tất cả tổng thống Mỹ đều có những bí mật rất thú vị.

Từ George Washington, vị Tổng thống đầu tiên cho tới người đương nhiệm Barack Obama đều chứa đựng nhiều bí mật lý thú và gây tò mò cho công chúng.
image
Ít ai biết George Washington, vị Tổng thống đầu tiên đồng thời cũng là người anh hùng của nước Mỹ, không thích bắt tay người khác. Ông cho rằng, hành động bắt tay hạ thấp vị thế của một tổng thống. Do đó, thay vì bắt tay, ông thường cúi chào các vị khách của mình. Để tránh tình huống khó xử trong trường hợp khách đưa tay ra bắt trước, Tổng thống Mỹ thường đặt một tay lên thanh gươm của mình và tay kia giữ mũ.
image
Tổng thống John Adams và Tổng thống Thomas Jefferson đều chết cùng một ngày. Hơn nữa, đó lại là một ngày đặc biệt của nước Mỹ, 4/7/1826, vừa tròn 50 năm ngày Mỹ ký Tuyên ngôn độc lập.
image
Tổng thống Thomas Jefferson xuất thân là một nhà văn nổi tiếng, đồng thời cũng là tác giả chính của bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, không thích phát biểu trước công chúng và thường tránh đọc diễn văn ở nơi công cộng. Ngoài ra, Thomas Jefferson cũng được xem là một trong những tổng thống nghèo nhất của Mỹ. Ông phải vay nợ trong suốt cuộc đời mình, trong đó có cả một khoản nợ của bố vợ mà ông có trách nhiệm phải trả thay. Sau khi ông chết, bất động sản của Tổng thống được đấu giá để trả nợ và con gái ông phải sống dựa vào trợ cấp từ một quỹ từ thiện.
image
Tổng thống James Madison có thể chất yếu ớt nhất trong số các tổng thống Mỹ. Chỉ cao nhỉnh hơn 1m6, ông nặng chưa đầy 45 kg, chỉ gần bằng 1/4 cân nặng của Tổng thống Taft, Tổng thống béo nhất của Mỹ.
image

Tết năm 1825, tại cuối cùng của tiệc hàng năm của Nhà Trắng, Tổng thống James Monroe đã gây ấn tượng thân thiện khi một phụ nữ Virginia đã bắt tay ông.


image
Tổng thống John Quincy Adams thích bơi khỏa thân ở Potomac. Một lần, một nữ phóng viên dũng cảm muốn thực hiện cuộc phỏng vấn với Adams nên đã liều đánh cắp quần áo của ông cho đến khi nhận được cái gật đầu đồng ý trả lời phỏng vấn của Tổng thống mới thôi.
image
Tổng thống Andrew Jackson từng là một tay đấu súng có tiếng. Một lần, một người đàn ông nọ công kích vợ của Tổng thống Jackson, họ đấu súng. Người đàn ông bắn một phát trúng phía trên trái tim của Tổng thống Jackson. Tuy nhiên, Tổng thống vẫn giữ bình tĩnh, ngắm mục tiêu và bắn chết đối thủ. Do việc gắp viên đạn ra quá nguy hiểm cho tính mạng nên Tổng thống Jackson đành phải sống chung với nó cho đến cuối đời.
image
Tổng thống Martin Van Buren, từng không nói được tiếng Anh. Ông được nuôi dưỡng và trưởng thành trong văn hóa và ngôn ngữ Hà Lan.
image
William Henry Harrison là Tổng thống nổi tiếng với bài diễn văn nhậm chức dài nhất nhưng lại giữ nhiệm kỳ tổng thống ngắn nhất. Cụ thể, bài diễn văn dài dòng của ông đọc dưới điều kiện thời tiết tồi tệ. Do đó, ông bị cảm lạnh trầm trọng và qua đời chỉ sau một tháng nhậm chức.
image
John Tyler là Phó Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ nhậm chức sau khi đương kim Tổng thống qua đời. Ông cũng là tổng thống có nhiều con hơn so với bất cứ đồng nhiệm nào với 15 người con tất cả.
image
Tổng thống James Polk được bầu làm Tổng thống Mỹ bởi lời hứa không tái tranh cử nhiệm kỳ thứ 2.
image
Tổng thống Zachary Taylor qua đời do mắc phải bệnh tả bởi trót ăn một bát anh đào với sữa lạnh.
image
Tổng thống Millard Fillmore từng từ chối nhận tấm bằng danh dự của Đại học Oxford với lý do, ông không thể đọc được những gì mà tấm bằng viết bởi nó sử dụng chữ Latin. Ông từng nói rằng: “Người ta không nên nhận một tấm bằng mà mình không thể đọc nổi nó viết những gì”.
image
Hai tháng trước khi ông nhậm chức, ông và vợ ông thấy đứa con trai 11 tuổi của họ đã bị giết chết khi tàu của họ bị đắm. 
image
Tổng thống James Buchanan bị đánh giá là tổng thống tồi nhất trong lịch sử nước Mỹ trong cuộc thăm dò ý kiến các sử gia bởi nhu nhược và lãnh đạo kém cỏi. Trong nhiệm kỳ của mình, James Buchanan đã không đủ kiên quyết và mạnh mẽ để chống lại âm mưu của các bang miền Nam đòi ly khai dẫn đến cuộc nội chiến đẫm máu của Mỹ. Đồng thời, ông cũng không chứng tỏ được tài lãnh đạo khi để nước Mỹ chìm trong suy thoái. Tổng thống James Buchanan cũng được cho là bị trầm cảm nặng và là tổng thống đồng tính đầu tiên của Mỹ. Ôngcũng là Tổng thống Mỹ duy nhất độc thân khi đang đương nhiệm.

image

Tổng thống Abraham Lincoln trong các bức ảnh rõ ràng là một người đàn ông có dung mạo không ưa nhìn nhưng những người từng tiếp xúc với ông đều nhận xét, ông sở hữu khuôn mặt thông minh và điển trai. Ông là Tổng thống đầu tiên của Mỹ để một chùm râu rậm. Ông nuôi râu theo lời góp ý của một cô gái trẻ tên là Grace Bedell chứ không phải phu nhân của mình.


image


image


image
Tổng thống James Garfield có thể viết tiếng Latin bằng tay trái trong khi tay phải đang viết đồng thời một văn bản khác bằng tiếng Hy Lạp.
image
Tổng thống Chester A. Arthur đã bán toàn bộ nội thất bên trong Nhà Trắng trước khi phải rời khỏi dinh thự này. Nay nhiều đồ đạc trong số đó dù có thể lỗi mốt so với kiến trúc của Nhà Trắng hiện nay nhưng lại có giá trị kếch xù.

image
Grover Cleveland là Tổng thống Mỹ thứ 22 và 24 đồng thời là Tổng thống duy nhất phục vụ hai nhiệm kỳ không liên tục (1885–1889 và 1893–1897). Ngoài ra, ông cũng là Tổng thống đảng Dân chủ đầu tiên được bầu sau Nội chiến Mỹ. Đặc biệt, Tổng thống Grover Cleveland có sở thích nghe điện thoại và luôn đích thân trả lời các cuộc điện thoại ở Nhà Trắng.

image
Tổng thống Benjamin Harrison có nỗi ám ảnh với điện. Ông và vợ không bao giờ chạm vào các công tắc điện vì lo sợ bị điện giật. Đồng thời, họ luôn bật đèn sáng trưng khi ngủ.

image

image

image

image
William Howard Taft là Tổng thống béo nhất của Mỹ nhưng đồng thời cũng giữ một danh hiệu liên quan đến thể thao. Ông là người đầu tiên khởi xướng trò ném bóng xuống sân mở đầu một mùa giải bóng chày (giống như phát bóng danh dự trong bóng đá). Sau lần ném đầu tiên của Tổng thống Taft ngày 14/4/1910, hành động này trở thành nghi thức truyền thống của các tổng thống Mỹ dù không có văn bản nào quy định điều này.
image
Tổng thống Woodrow Wilson (Tổng thống thứ 28) là Tổng thống có học vị cao nhất của Mỹ với một tấm bằng tiến sĩ dù ông không được học đọc cho tới khi tròn 7 tuổi.


image

image
Tổng thống Calvin Coolidge là người rất kiệm lời. Do đó, ông có tên thân mật là “Cal ít nói”.

image
Tổng thống Herbert Hoover và vợ có khả năng nói thông thạo tiếng Quan Thoại. Khi họ trao đổi riêng tư và không muốn người khác nghe được, họ sẽ nói chuyện bằng tiếng Quan thoại.
image

Tổng thống Franklin Delano Roosevelt có vợ cũng mang họ Roosevelt. Do đó, Đệ nhất phu nhân không cần thay tên họ khi kết hôn với Tổng thống Franklin.

image

image


image
Khi tàu bị đánh chìm trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Tổng thống thứ 35 của Mỹ, John F. Kennedy đã cố cứu sống một thủy thủ bị thương bằng cách buộc một sợi dây vào răng và kéo người này vào bờ. Tổng thống đã bơi một chặng đường 3,5 km.
image
Tổng thống Lyndon Johnson nghiện uống Fresca đến nỗi cho xây hẳn một vòi phun Fresca trong Nhà Trắng.
image
Tổng thống Richard Nixon thích chơi bowling đến nỗi lấp hồ bơi trong Nhà Trắng để xây một dàn bowling.
image
Tổng thống Gerald Ford là người duy nhất không được bầu vào cương vị tổng thống hay phó tổng thống. Ông được Tổng thống Richard Nixon bổ nhiệm làm phó tổng thống và sau đó đảm nhận cương vị tổng thống Mỹ sau khi Nixon từ chức.
image

image

image
Tổng thống George HW Bush đã “nôn thốc nôn tháo” ngay giữa bữa tiệc chào đón ông đến thăm Nhật Bản được tổ chức bởi Thủ tướng nước này.

image
Tổng thống Bill Clinton từng là thành viên của một ban nhạc Jazz gồm 4 thành viên hồi còn học phổ thông. Ban nhạc này có tên Three Blind Mice ( Ba chú chuột mù) và luôn biểu diễn với những cặp kính râm.

image
Tổng thống George W. Bush giữ kỷ lục là tổng thống có tỷ lệ ủng hộ cao nhất và thấp nhất của Mỹ. Tỷ lệ ủng hộ đối với ông Bush tăng lên đỉnh điểm sau sự kiện 11/9 và giảm xuống mức thấp thảm hại so với bất cứ tổng thống nào của Mỹ sau thảm họa siêu bão Katrina tàn phá Mỹ.

image
Tổng thống đương nhiệm Barack Obama thường thích đọc những bài báo có nội dung phê bình về mình hơn là các bài toàn lời khen ngợi. Ngoài ra, Tổng thống thứ 44 của Mỹ cũng rất thích sưu tập truyện tranh và có thể nói trôi chảy tiếng Tây Ban Nha.

No comments:

Post a Comment

quangnm