Friday, April 12, 2013

Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng

Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng

Ngoài cầu quay sông Hàn, 'thành phố ánh sáng' còn có cầu Rồng đăng ký kỷ lục Guinness, cầu Trần Thị Lý hình cánh buồm, cầu dây võng Thuận Phước lớn nhất Việt Nam, cầu Nguyễn Văn Trỗi làm bằng giàn thép Poni hiếm hoi.
> Khánh thành 'rồng thép lớn nhất thế giới'

Được mệnh danh là
Cuối tháng 3, TP Đà Nẵng khánh thành cùng lúc hai cây cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng bắc qua sông Hàn đúng dịp kỷ niệm 38 năm Giải phóng Đà Nẵng. Không chỉ nối liền đôi bờ để tạo an sinh cho người dân, 6 cây cầu ở Đà Nẵng còn là điểm nhấn phát triển du lịch.
Được đánh giá là cây cầu có kiến trúc độc đáo với hình dáng một con rồng đang vươn mình bay ra biển, cầu Rồng đang được UBND TP Đà Nẵng đang ký kỷ lục con rồng thép lớn nhất thế giới.
Được đánh giá là cây cầu có kiến trúc độc đáo với hình dáng con rồng vươn mình bay ra biển, cầu Rồng đang được UBND TP Đà Nẵng đăng ký kỷ lục rồng thép lớn nhất thế giới.
Phần đầu và đuôi rồng được thiết kế theo phong cách rồng thời Lý. Đặc biệt đầu rồng có khả năng phun lửa, nước. Cầu được khởi công xây dựng tháng 7/2009 và hoàn thành sau gần 4 năm thi công, dài 666m và có tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ.
Phần đầu và đuôi rồng được thiết kế theo phong cách rồng thời Lý. Đầu rồng có khả năng phun lửa và nước. Cầu được khởi công xây dựng tháng 7/2009 và hoàn thành sau gần 4 năm thi công, dài 666m và tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng.
Khánh thành cùng ngày 29/3/2013 với cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý được thiết kế theo hình dáng cánh buồm trên sông Hàn. Cầu được khởi công tháng 4/2010, dài 731m, rộng 34,5m và có vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng.
Khánh thành cùng ngày với cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý được thiết kế theo hình dáng cánh buồm trên sông Hàn. Cầu được khởi công tháng 4/2010, dài 731m, rộng 34,5m và có vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng.
Cầu quay sông Hàn được nhiều người biết đến bởi đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế và thi công. Cầu nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà.
Cầu quay sông Hàn khá nổi tiếng bởi đây là cầu quay đầu tiên do kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế, thi công năm 1998 - 2000. Cây cầu dài gần 500m, rộng 12m này nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Hàng ngày, cứ đến 1h sáng, phần giữa của cây cầu lại quay 90 độ để mở đường cho tàu thuyền lớn qua lại. Điều này đem lại sự tò mò cho người dân và du khách đến Đà Nẵng.
Cầu được khánh thành vào tháng 7/2009. Cầu dài hơn 1,8km, rộng 18m và có 4 làn xe. Đây là cây cầu treo dây võng lớn nhất Việt Nam. Hệ thống đèn điện cũng được thiết kế sống động về đêm.
Nằm ngay cửa biển, cầu dây võng Thuận Phước dài 1,8 km, rộng 18 m được xây dựng trong hơn 6 năm (2003 - 2009), với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Đây là cây cầu treo dây võng lớn nhất Việt Nam, với hệ thống đèn rực sáng về đêm.
Nằm giữa cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng là cầu Nguyễn Văn Trỗi có "tuổi thọ" cao nhất. Cây cầu này do hãng RMK (Mỹ) thiết kế và thi công hoàn thành năm 1965 với kiến trúc vòm bằng giàn thép Poni hiếm hoi tại Việt Nam, mục đích phục vụ cho chiến tranh. Việc lấy tên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đặt cho cầu để tưởng nhớ người thực hiện cuộc đánh bom nhằm mưu sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1964.
gồm 14 nhịp giàn thép Poni có tổng chiều dài 513,8m, khổ cầu 10,5m, phần xe chạy 8,5m, không có lề dành cho người đi bộ.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi gồm 14 nhịp giàn thép Poni dài hơn 500m, khổ cầu 10,5m, không có lề dành cho người đi bộ, từng được sửa chữa năm 1978 và 1996. Hiện, cây cầu này được giữ lại như một kỷ vật của Đà Nẵng để phục vụ cho phố đi bộ.
Nguyễn Đông

Khánh thành 'rồng thép lớn nhất thế giới'

Sáng nay, cầu Rồng bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) đã được khánh thành và thông xe đúng dịp kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng Đà Nẵng. Nằm cách đó một km, cầu Trần Thị Lý mô phỏng hình cánh buồm cũng được thông xe.
> Rồng thép lớn nhất thế giới trước ngày khánh thành / 'Kỹ thuật không cho phép làm đầu rồng ngẩng cao'

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã cắt băng khánh thành công trình.
Cầu Rồng phun lửa trong lễ khánh thành. Ảnh: Nguyễn Đông
Cầu Rồng phun lửa trong lễ khánh thành. Ảnh: Nguyễn Đông
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng của Đà Nẵng, đặc biệt là sự vươn mình mãnh liệt của thành phố về giao thông sau 38 năm giải phóng mà bất cứ ai khi đặt chân đến đây cũng có thể nhận ra.
"Có được điều này, ngoài sự quyết tâm của lãnh đạo thành phố còn có sự đồng lòng của người dân Đà Nẵng. Chính phủ luôn ủng hộ Đà Nẵng vươn lên trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội ở Miền Trung - Tây Nguyên cũng như cả nước", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
* Ảnh: Hàng nghìn người đổ về cầu Rồng
Khởi công tháng 7/2009, cầu Rồng có tổng chiều dài 666 mét, rộng 37,5 mét, mỗi chiều có 3 làn xe và vỉa hè dành cho người đi bộ, tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Cầu mô phỏng hình dáng con rồng thời Lý bay ra biển Đông với nhịp thép có tổng chiều dài 568 mét, nặng gần 9.000 tấn. Đây là cây cầu có kiến trúc độc đáo được Tập đoàn Louis Berger (Mỹ) thiết kế dạng vòm thép đơn duy nhất tại khu vực Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Cầu Trần Thị Lý với thiết kế mô phỏng cánh buồm trên sông Hàn. Ảnh: Nguyễn Đông
Cầu Trần Thị Lý với thiết kế mô phỏng cánh buồm trên sông Hàn. Ảnh: Nguyễn Đông
Sáng cùng ngày, UBND TP Đà Nẵng cũng cắt băng khánh thành cầu Trần Thị Lý với hình dáng mô phỏng cánh buồm căng gió trên sông Hàn. Cầu được khởi công tháng 4/2010, dài 731 mét, rộng 34,5 mét, tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng.
Cầu có một trụ tháp bằng bê tông cốt thép nghiêng 12 độ, có 3 mặt dây văng và không có thiết kế dạng ngàm cứng như các cầu dây văng thông thường mà được liên kết cứng với đầm mặt cầu, tựa trên trụ S5 thông qua gối cầu hình chỏm để giảm kích thước bệ móng, tiết kiệm vật liệu.
Hai cây cầu này nằm trên hai trục giao thông quan trọng của thành phố Đà Nẵng, kết nối khu vực trung tâm thành phố với hai quận ven biển là Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, góp phần hoàn chỉnh quy hoạch, giảm ùn tắc giao thông. Đây cũng là hai cây cầu được xem là biểu tượng của thành phố biển.
Hiện có 6 cây cầu bắc qua sông Hàn gồm cầu sông Hàn (còn gọi là cầu quay), cầu Thuận Phước, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Tiên Sơn. Cầu Trần Thị Lý nằm ngay sát cầu Nguyễn Văn Trỗi và được làm để thay thế cây cầu cũ này.

'Cầu Rồng sẽ mất an toàn nếu nâng cao phần đầu'

Ngay khi một kỹ sư ở Hà Tĩnh khẳng định có thể nâng đầu rồng cao hơn nhằm thể hiện sự oai phong, nhiều chuyên gia đã phản bác và cho rằng Cầu Rồng đang cân đối với cảnh quan Đà Nẵng, đảm bảo tính an toàn lưu thông.
>Khánh thành 'rồng thép lớn nhất thế giới'/ 'Kỹ thuật không cho phép làm đầu rồng ngẩng cao'

Và đầu rồng khi hoàn thành. Ảnh: Nguyễn Đông
Cầu Rồng khánh thành ngày 29/3 với tổng chiều dài 666 m, vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng với hình dáng rồng vươn mình ra biển. Ảnh: Nguyễn Đông
Quan tâm đến thiết kế cầu Rồng, kỹ sư Hoàng Hữu Hà (70 tuổi, trú Kỳ Anh, Hà Tĩnh), chủ nhân của nhiều công trình, đề tài khoa học, đã liên hệ với VnExpress và khẳng định hoàn toàn có thể đưa đầu rồng lên vị trí cao hơn để thể hiện dáng vẻ oai phong bay ra biển lớn.
"Cách làm vô cùng đơn giản mà không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu công trình, đó là cưa chỗ khớp nối giữa đầu và cổ rồng, sau đó nối thêm khoảng 2 m ống thép và gắn lại. Đầu rồng cao nhìn sẽ đẹp hơn hiện tại rất nhiều", ông Hà nói và cho biết về kỹ thuật, khi nối các ống thép phải trùng nhau 10 cm và gắn chặt lại để đảm bảo an toàn.
Đánh giá về phương án của kỹ sư Hà, ông Vĩnh Phương (người gốc Huế, định cư tại Hà Lan, có hơn 30 năm trong nghề thiết kế kiến trúc bằng vật liệu thép), cho rằng không nên đánh đồng giữa kỹ thuật và mỹ thuật ở đầu rồng. Nếu nâng đầu rồng lên cao sẽ ảnh hưởng đến hầu hết thông số kỹ thuật và không đảm bảo an toàn.
"Điều tôi quan tâm nhất là độ an toàn. Có sản phẩm trong vài năm không xảy ra tai nạn nhưng cũng không thể lường trước được. Theo tôi, nếu có người đã nhìn nhận cầu Rồng giống con rắn hay con lươn thì có nâng lên một hai thước nữa cũng vậy thôi. Hơn nữa, nếu đầu rồng ngẩng cao lên thì vô hình chung dáng rồng không phải là đang bay mà là dừng lại", ông Phương bình luận.
Nhà điêu khắc Vĩnh Phương cho rằng cầu Rồng như hiện tại hợp với cảnh quan của Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông
Nhà điêu khắc Vĩnh Phương cho rằng cầu Rồng như hiện tại hợp với cảnh quan của Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Từng dành thời gian quan sát cầy cầu thép ở nhiều góc độ, ông Phương cho rằng nếu đưa đầu rồng lên cao quá sẽ phá vỡ đi cảnh quan của Đà Nẵng. "Hoành độ của con rồng kết hợp với cầu Trần Thị Lý là hợp lý. Từ xa nhìn lại, chúng ta thấy rõ một con rồng với ý tưởng độc đáo, còn nhìn đặc tả sẽ thấy cấu trúc về kỹ thuật đảm bảo sự an toàn", ông nói.
Ông Phương phản bác trước nhiều ý kiến cho rằng có thể thay thế đầu rồng bằng chất liệu khác, nhẹ hơn để làm cho phần đầu to cao hơn, bởi phương án này chỉ đáp ứng mỹ thuật trong thời gian nhất định, chứ không thể trở thành một công trình thế kỷ, lại ở mảnh đất miền Trung nhiều thiên tai.
Tin liên quan:
Làm trong ngành xây dựng, kỹ sư cầu đường Tôn Thất Nhật Huy (Công ty Cổ phần Thái Sơn Lâm, Đà Nẵng), cho rằng về trực quan, nếu đầu rồng cao thêm 1-2 m nữa chắc chắn nhìn sẽ đẹp hơn, nhưng quan trọng là việc thi công bắt buộc phải tuân thủ theo đúng kết cấu ban đầu. "Đây là công trình khó, con rồng chỉ mang tính biểu tượng nên việc nâng đầu rồng quá cao ở một công trình giao thông sẽ mất an toàn", kỹ sư Huy nhìn nhận.
Bản thân nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, tác giả của đầu và đuôi cầu Rồng, cho biết khi nhận lời về Đà Nẵng thiết kế cầu, toàn bộ công trình được mua bản quyền thiết kế của Công ty tư vấn Louis Berger (Mỹ) với phần thân uốn lượn, chưa có đầu và đuôi. Ông muốn thể hiện cho nó đẹp hơn, nhưng phải tuân thủ trọng lượng không vượt, bố cục không được xê dịch, chất liệu thép, tỷ lệ đã định vị… Đầu rồng ngẩng lên 45 độ để rồng phun lửa, nước.
Trước đó, ông Hạng từng đề xuất nhiều phương án để cho con rồng thêm mạnh mẽ như cho đầu rồng uốn ngược lại và vươn lên, hay cho rồng có đôi bằng việc làm thành hai con rồng, một con theo hướng đầu ra biển (hướng Đông) với ngụ ý vươn ra bốn biển năm châu, con còn lại hướng lên núi (hướng Tây) để đón khách, phần đuôi cặp rồng cuộn lại hình hoa sen... Tuy nhiên phương án này không được duyệt bởi dễ bị cho là mất đoàn kết và không thể trở thành "con rồng thép dài nhất thế giới" như UBND TP Đà Nẵng đã đăng ký kỷ lục Guinnes.
Đầu rồng thép có khả năng phun lửa và nước. Ảnh: Nguyễn Đông
Đầu rồng thép có khả năng phun lửa và nước. Ảnh: Nguyễn Đông
Tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng bất thường sáng 1/4, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố, cho biết cũng nghe nhiều ý kiến đánh giá về cầu Rồng nhìn ốm, đầu không cao, rồng không có chân… "Trong chúng ta liệu có ai thấy con rồng đâu? Tôi nhìn con rồng trên cầu cũng giống con rồng chứ đâu đến nỗi giống con khác. Thôi thì tiếp thu để nghiên cứu tiếp", ông Thanh nói.
Ông Nguyễn Bá Thanh đề nghị các đơn vị liên quan chấn chỉnh giao thông tại cầu Rồng, không để xảy ra ùn tắc mỗi khi phun lửa, nước; đồng thời nghiên cứu việc phun lửa vào 22h tối thứ bảy và chủ nhật, phun nước vào sáng chủ nhật để phục vụ người dân, du khách.
Được khởi công từ tháng 7/2009, cầu Rồng dài 666 m, rộng 37,5 m với 6 làn xe, phần lề dành cho người đi bộ mỗi bên rộng 2,5 m. Tổng vốn đầu tư trên 1.700 tỷ đồng.
Theo thiết kế, phần hình dáng của thân rồng bằng thép dài khoảng 560 m, nặng hơn 9.000 tấn; đầu rồng cao 10 m so với mặt cầu, nặng 40 tấn. Mắt rồng được thiết kế hình trái tim gắn với hệ thống đèn chiếu hiện đại. Phần đầu rồng sẽ phun lửa vào ban đêm, phun nước vào ban ngày dịp cuối tuần, lễ hội.


Cầu Rồng kẹt cứng người chờ xem phun lửa

Tối 29/3, hàng nghìn người dân và du khách kéo về xem "rồng thép dài nhất thế giới" phun lửa khiến cây cầu rộng hơn 37 m kẹt cứng suốt 3 giờ. Nhưng cuối cùng họ đã không được mãn nhãn.
>Khánh thành 'rồng thép lớn nhất thế giới'

Từ 19h, dòng người đã đổ về cầu Rồng chờ xem màn rồng thép phun lửa nước.
Từ 19h, dòng người đã đổ về cầu Rồng (Đà Nẵng) chờ xem màn rồng thép phun lửa.
Khiến giao thông tê liệt cả từ hướng trung tâm thành phố về quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn...
Giao thông tê liệt cả từ hướng trung tâm thành phố về quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và ngược lại...
Phía đường dẫn lên cầu chật cứng người, phương tiện không thể lưu thông.
Phía đường dẫn lên cầu chật cứng người, phương tiện không thể lưu thông.
Thậm chí đứng trên xe chờ đợi...
Nhiều người dựng xe ngay dưới làn đường trên cầu để ngóng rồng.
Để chen chân đứng ngay dưới đầu rồng.
Thậm chí chen chân đứng ngay dưới đầu rồng.
Cầu Rồng cũng xuất hiện nhiều người bán hàng rong khiến giao thông càng thêm rối.
Nhiều người bán hàng rong trên cầu khiến giao thông càng thêm rối.
nhưng cuối cùng rồng thép không phun bất cứ lượt lửa, nước nào. Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Trường Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án cầu Rồng cho biết do đông dân quá, công an không ngăn đường được, không đảm bảo an toàn nên việc phun lửa và nước không thực hiện được.
Nhưng cuối cùng rồng thép không phun bất cứ lượt lửa, nước nào. Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Trường Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án cầu Rồng, cho biết do đông dân, công an không ngăn đường được, không đảm bảo an toàn nên việc phun lửa và nước phải tạm hoãn.
Nhiều bố mẹ đưa con đi xem cầu Rồng vẫn kiên nhẫn chờ đợi, mặc con buồn ngủ rã rợi trên tay, nhưng đến 23h đành quay về.
Nhiều bố mẹ đưa con đi xem cầu Rồng, nhưng đến 23h đành quay về. Theo phản ánh của người dân, Ban quản lý cầu Rồng làm việc chưa chuyên nghiệp. "Khi không thể phun lửa, nước thì phải ra thông báo cho dân biết, đằng này lại để mặc dân chờ", chị Lan, trú quận Thanh Khê nói.
Lực lượng công an làm trật tự cũng không quyết liệt, không vãn hồi trật tự ngay từ ban đầu, mà sao đó thi thoảng lại có từng nhóm công an đi chấn chỉnh giao thông trên cầu, chỉ tay vào mặt phóng viên đòi thẻ nhà báo.
Lực lượng công an làm trật tự cũng không quyết liệt, không phân làn và dẹp trật tự ngay từ đầu, để người dân dựng phương tiện, đứng kín cầu mới thi thoảng đi chấn chỉnh giao thông.
Khởi công tháng 7/2009, cầu Rồng dài 666 mét, rộng 37,5 mét, mỗi chiều có 3 làn xe và vỉa hè dành cho người đi bộ, tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Cầu mô phỏng hình dáng con rồng thời Lý bay ra biển Đông với nhịp thép có tổng chiều dài 568 mét, nặng gần 9.000 tấn. Đây là cây cầu có kiến trúc độc đáo được Tập đoàn Louis Berger (Mỹ) thiết kế dạng vòm thép đơn duy nhất tại khu vực Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
 

Khánh thành 'rồng thép lớn nhất thế giới'

Sáng nay, cầu Rồng bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) đã được khánh thành và thông xe đúng dịp kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng Đà Nẵng. Nằm cách đó một km, cầu Trần Thị Lý mô phỏng hình cánh buồm cũng được thông xe.
> Rồng thép lớn nhất thế giới trước ngày khánh thành / 'Kỹ thuật không cho phép làm đầu rồng ngẩng cao'

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã cắt băng khánh thành công trình.
Cầu Rồng phun lửa trong lễ khánh thành. Ảnh: Nguyễn Đông
Cầu Rồng phun lửa trong lễ khánh thành. Ảnh: Nguyễn Đông
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng của Đà Nẵng, đặc biệt là sự vươn mình mãnh liệt của thành phố về giao thông sau 38 năm giải phóng mà bất cứ ai khi đặt chân đến đây cũng có thể nhận ra.
"Có được điều này, ngoài sự quyết tâm của lãnh đạo thành phố còn có sự đồng lòng của người dân Đà Nẵng. Chính phủ luôn ủng hộ Đà Nẵng vươn lên trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội ở Miền Trung - Tây Nguyên cũng như cả nước", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
* Ảnh: Hàng nghìn người đổ về cầu Rồng
Khởi công tháng 7/2009, cầu Rồng có tổng chiều dài 666 mét, rộng 37,5 mét, mỗi chiều có 3 làn xe và vỉa hè dành cho người đi bộ, tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Cầu mô phỏng hình dáng con rồng thời Lý bay ra biển Đông với nhịp thép có tổng chiều dài 568 mét, nặng gần 9.000 tấn. Đây là cây cầu có kiến trúc độc đáo được Tập đoàn Louis Berger (Mỹ) thiết kế dạng vòm thép đơn duy nhất tại khu vực Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Cầu Trần Thị Lý với thiết kế mô phỏng cánh buồm trên sông Hàn. Ảnh: Nguyễn Đông
Cầu Trần Thị Lý với thiết kế mô phỏng cánh buồm trên sông Hàn. Ảnh: Nguyễn Đông
Sáng cùng ngày, UBND TP Đà Nẵng cũng cắt băng khánh thành cầu Trần Thị Lý với hình dáng mô phỏng cánh buồm căng gió trên sông Hàn. Cầu được khởi công tháng 4/2010, dài 731 mét, rộng 34,5 mét, tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng.
Cầu có một trụ tháp bằng bê tông cốt thép nghiêng 12 độ, có 3 mặt dây văng và không có thiết kế dạng ngàm cứng như các cầu dây văng thông thường mà được liên kết cứng với đầm mặt cầu, tựa trên trụ S5 thông qua gối cầu hình chỏm để giảm kích thước bệ móng, tiết kiệm vật liệu.
Hai cây cầu này nằm trên hai trục giao thông quan trọng của thành phố Đà Nẵng, kết nối khu vực trung tâm thành phố với hai quận ven biển là Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, góp phần hoàn chỉnh quy hoạch, giảm ùn tắc giao thông. Đây cũng là hai cây cầu được xem là biểu tượng của thành phố biển.
Hiện có 6 cây cầu bắc qua sông Hàn gồm cầu sông Hàn (còn gọi là cầu quay), cầu Thuận Phước, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Tiên Sơn. Cầu Trần Thị Lý nằm ngay sát cầu Nguyễn Văn Trỗi và được làm để thay thế cây cầu cũ này.
 

'Kỹ thuật không cho phép làm đầu rồng ngẩng cao'

Trước ý kiến chê đầu cầu Rồng (Đà Nẵng) thấp, giống "sắp chết đuối", nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng khẳng định: "Muốn đầu rồng ngẩng cao chỉ là cảm quan, kỹ thuật không cho phép, đặc biệt là khả năng chịu tải của vòm thép".
> Đà Nẵng khát vọng 'thế giới đệ nhất Rồng'

Cầu Rồng bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) đang được thi công các hạng mục cuối để khánh thành vào ngày 29/3, đúng dịp kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng thành phố. Công trình được kỳ vọng trở thành kỷ lục Guinnes "Con rồng thép dài nhất thế giới".
Cầu Rồng Đà Nẵng đã thành hình và chuẩn bị khánh thành vào ngày 29/3. ảnh: Nguyễn Đông
Cầu Rồng Đà Nẵng đã thành hình và chuẩn bị khánh thành vào ngày 29/3. Ảnh: Nguyễn Đông.
Tuy nhiên, ngay khi nickname Hiếu Trần đăng tải hai bức ảnh so sánh cầu Rồng trong bản thiết kế với phần đầu ngẩng cao thanh thoát và sau khi hoàn thành với dòng status "Nhìn thiết kế với thực tế mà nản. Nhìn như rồng sắp chết đuối, bao giờ mới bay lên được", ngay lập tức có hàng trăm lượt chia sẻ, bình luận.
Nickname Vo Tố Nga cho rằng phần cổ rồng như mất khúc, không như thế rồng bay trong thiết kế ban đầu. Còn Thanh Long Vu viết: "Con rồng trong thiết kế thì mạnh mẽ và ra dáng, con rồng thực tế thì đúng là như sắp bị chết đuối…".
* Ảnh: Rồng thép lớn nhất thế giới trước ngày khánh thành
Nhiều người lại cho rằng từ minh họa tới thiết kế còn một khoảng cách nhất định. Muốn đầu rồng cao lên cỡ đó thì bản thiết kế phải có chứng minh vật lý (gió, bão, chiều cao, sức nặng…) với những con số toán học hỗ trợ.
"Con rồng này phun lửa thật cho người dân xem và đây cũng sẽ là một trong những điểm thu hút du lịch. Vì thế chỉ số độ cao cần đáp ứng chỉ tiêu an toàn khi rồng phun lửa và đảm bảo tầm nhìn chuẩn trong bán kính có hệ số an toàn", nickname Thao Le phân tích.
Ảnh:
Mô hình cầu Rồng (ảnh trên, đặt ở phía ngoài công trường) và cầu rồng sau khi hoàn thành (ảnh dưới).
Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Trường Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án cầu Rồng, cho biết phương án thiết kế đầu rồng do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện. Khi trình phương án, mô hình chỉ 1% là rất nhỏ.
"Từ chỗ nhìn mô hình nhỏ để so với mô hình lớn và nói rồng ngẩng cao hay không ngẩng cao là rất khó. Là đơn vị thực hiện, chúng tôi làm sao triển khai được đúng ý tưởng và tôn trọng thiết kế của ông Hạng theo luật bản quyền", ông Sơn nói.
Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thì cho rằng đánh giá đầu rồng cao hay thấp là do góc nhìn, ở gần thấy nó cao, ở xa thấy thấp. Mô hình phóng lên thì đầu rồng có phần cao chứ cầu Rồng hiện nay so với thiết kế không có gì thay đổi.
Ông Hạng giải thích thêm, đầu rồng cao 10 m, dài 15 m, nặng 40 tấn, diện tích chắn gió tới 150 m2 nên khi làm phải tuân thủ theo thiết kế của Công ty tư vấn Louis Berger (Mỹ) và chỉ được thay đổi biểu tượng đầu rồng, chứ không có quyền thay đổi kết cấu, bố cục...
Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng khẳng định đầu rồng được thi công theo đúng thiết kế ban đầu. Ảnh:.VDD
Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng khẳng định đầu rồng được thi công theo đúng thiết kế ban đầu. Ảnh: V.Đ.
"Mong muốn đầu rồng được nâng cao hơn vị trí hiện tại để tỏ rõ sự oai phong chỉ là mang tính cảm quan, chứ kỹ thuật hoàn toàn không cho phép, đặc biệt là khả năng chịu tải của vòm thép. Rồng dài hơn 600 m thì không thể có cái đầu nào phù hợp được hết, nó chỉ là biểu tượng thôi", ông Hạng nói.
Nhà điêu khắc này cho hay đã bỏ ra 200 ngày thiết kế 10 mẫu và cuối cùng thiết kế đầu rồng lấy cảm hứng từ rồng thời Lý, được lãnh đạo thành phố chấp thuận.
Được khởi công từ tháng 7/2009, cầu Rồng dài 666 m, rộng 37,5 m với 6 làn xe, phần lề dành cho người đi bộ mỗi bên rộng 2,5 m. Tổng vốn đầu tư trên 1.700 tỷ đồng.
Theo thiết kế, phần hình dáng của thân rồng bằng thép dài khoảng 560 m, nặng hơn 9.000 tấn; đầu rồng cao 10 m so với mặt cầu, nặng 40 tấn. Mắt rồng được thiết kế hình trái tim gắn với hệ thống đèn chiếu hiện đại. Phần đầu rồng sẽ phun lửa vào ban đêm, phun nước vào ban ngày dịp cuối tuần, lễ hội.
Nguyễn Đông

Rồng thép lớn nhất thế giới trước ngày khánh thành

Ngày 29/3, cầu Rồng sẽ thông xe đúng dịp kỷ niệm 38 năm giải phóng Đà Nẵng. Cầu có kiến trúc độc đáo, với mô hình rồng thép dài 560 mét đăng ký kỷ lục Guinness.
> Đà Nẵng khát vọng 'thế giới đệ nhất Rồng' / 'Rồng sắt 500 mét' sẽ chinh phục kỷ lục Guinness

Chậm tiến độ đúng 45 ngày, cầu Rồng được các kỹ sư và chuyên gia đánh giá là một cây cầu có kiến trúc độc đáo nhưng việc thi công chậm hơn so với dự kiến vì đòi hỏi kỹ thuật khó, tỷ mỉ.
Cầu Rồng có kiến trúc độc đáo nhưng việc thi công chậm hơn so với dự kiến vì đòi hỏi kỹ thuật khó, tỷ mỉ.
Hôm 20/3, đơn vị thi công đã thử phun lửa ở đầu rồng thành công. Theo thiết kế, sau khi hoàn thành, rồng sắt có thể phun cả lửa và nước.
Đầu rồng quay ra biển, cầu được thiết kế vượt qua đường Trần Hưng Đạo để nối trung tâm thành phố với các khu du lịch ven biển Đông. Theo kế hoạch, rồng sắt sẽ phun nước vào ban ngày, phun lửa vào ban đêm dịp cuối tuần và lễ hội.
Mặt đường đang được trải nhựa bằng công nghệ hiện đại.
Mặt đường đang được trải nhựa bằng công nghệ hiện đại.
Những chiếc vảy lớn được gắn trên thân rồng tạo thêm vẻ uyển chuyển cho con rồng sắt.
Những chiếc vảy lớn được gắn trên thân tạo thêm vẻ uyển chuyển cho rồng.
Phần nền dọc thân rồng phía trên cầu được lát gạch...
Phía dưới đầu rồng được lát gạch đỏ...
Còn phần có các dây lực nén vòm thép được phủ sơn trắng.
... còn khu vực thân nơi có các sợi cáp chịu lực được trải thép phủ sơn trắng.
Phía làn đường rộng 6 mét được kẻ vạch phân làn.
Mỗi chiều đường trên cầu Rồng sẽ có 3 làn xe chạy.
Vỉa hè dành cho người đi bộ được lát gạch và làm lan can kiên cố bằng thép, tạo hình uốn lượn nghệ thuật.
Vỉa hè dành cho người đi bộ rộng 2,5 mét được lát gạch và làm lan can kiên cố bằng thép tạo hình uốn lượn.
Phía đường dẫn lên phần đường đi bộ trên cầu được lắp kính nghệ thuật đảm bảo an toàn cho người dân và các cột thép tròn để gắn cờ.
Tĩnh không thông thuyền 7 mét, đảm bảo cho tàu thuyền của ngư dân có thể qua cầu. Đường dẫn lên cầu dành cho người đi bộ được lắp kính an toàn.
Dù chưa khánh thành nhưng cầu đã mở cửa cho phương tiện qua lại, tới đây cầu sẽ thông xe thử tải.
Các công nhân hoàn thiện những phần việc cuối cùng để phục vụ ngày khánh thành.
Cầu Rồng về đêm.
Sau hơn 3 năm thi công, dự kiến cây cầu dài hơn 660 mét, được đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng sẽ khánh thành ngày 29/3, dịp kỷ niệm 38 năm giải phóng Đà Nẵng.
Nguyễn Đông

Hoàng hôn trên cảng

Những bức ảnh được chụp tại cảng cá Đà Nẵng. Hoàng hôn bình yên dưới chân cầu Thuận Phước.
> Cuộc thi "Việt Nam mến yêu"

cảnh toàn khu
Cảnh toàn khu.
con tàu cô đơn
Con tàu cô đơn.
1 góc cảng
Một góc cảng.
cầu tàu
Cầu tàu.
những chiếc tàu dưới nắng
Những chiếc tàu dưới nắng.
cầu Thuận Phước
Cầu Thuận Phước.
mặt trời sau mây
Mặt trời sau mây.

Bán đảo Sơn Trà ngày chớm xuân

Bãi biển Đà Nẵng được xếp vào một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh do tạp chí Forbes bình chọn, trong đó có bãi biển Tiên Sa thuộc bán đảo Sơn Trà nằm cách trung tâm thành phố 10 km về phía Đông Bắc.
>Cuộc thi "Việt Nam mến yêu"

Tôi xin gửi vài bức ảnh tâm đắc để giới thiệu về bán đảo thơ mộng của thành phố Đà Nẵng. Bộ ảnh được hoàn thiện trong ngày mồng Một Tết năm 2012, thời tiết mưa bay bay và có gió mạnh.
Toàn cảnh Sơn Trà trong sương sớm.
Toàn cảnh Sơn Trà trong sương sớm.
Mây trắng phủ đỉnh núi
Mây trắng phủ đỉnh núi.
Cầu Thuận Phước nối Sơn Trà và Trung tâm TP Đà Nẵng bắt qua cửa sông Hàn
Cầu Thuận Phước nối Sơn Trà và Trung tâm thành phố Đà Nẵng bắt qua cửa sông Hàn.
Làng chài nghỉ đón tết
Làng chài nghỉ đón Tết.
Góc nhỏ Sơn Trà trong sương mù
Góc nhỏ Sơn Trà trong sương mù.
Những mẻ lưới đầu năm của dân chài trong cái lạnh như cắt da thịt.
Dân chài ra khơi trong cái lạnh như cắt da thịt.
Những mẻ lưới đầu năm của dân chài trong cái lạnh như cắt da thịt.
Những mẻ lưới đầu năm của dân chài.
Ngũ Hành Sơn mờ ảo trong buổi hoàng hôn. Nhìn từ đỉnh Sơn Trà
Ngũ Hành Sơn mờ ảo trong buổi hoàng hôn nhìn từ đỉnh Sơn Trà.
Lung linh ánh đèn cầu Thuận Phước quê tôi
Cầu Thuận Phước.
Lung linh ánh đèn cầu Thuận Phước quê tôi
Lung linh ánh đèn cầu Thuận Phước quê tôi.

hình ảnh đường hoa Bạch Đằng Đà Nẵng 2013 :

cong duong hoa xuan
Cổng đường hoa xuân Bạch Đằng
duong hoa bach dang da nang
Biểu tượng “rắn nhả ngọc” tiêu biểu nhất Đường hoa Bạch Đằng Đà Nẵng
ran nha ngoc bieu tuong duong hoa da nang
Biểu tượng “rắn nhả ngọc” về đêm
5 con ran tren duong hoa bach dang
Năm con rắn trên đường hoa xuân Đà Nẵng

ve dep tu xa duong hoa bach dang
Vẻ đẹp nhìn từ xa của Đường Hoa Bạch Đằng
ve dep duong hoa bach dang
Một cảnh đẹp khác của Đường hoa Bạch Đằng Đà Nẵng 2013
ong nguyen ba thanh di xem hoa
Ông Nguyễn Bá Thanh đến xem đường hoa xuân Đà Nẵng
duong hoa bach dang
Những chùm hoa kết chùm tạo nên vẻ đẹp cho con đường hoa
Với sự thành công của đường hoa Bạch Đằng trong năm đầu tiên tổ chức như vậy, Hy vọng trong các năm tới Đường hoa xuân Bạch Đằng sẽ tạo thành một thương hiệu cho du lịch Đà Nẵng trong dịp tết nguyên đán.

Đường hoa Bạch Đằng Đà Nẵng 2013: Đẳng cấp Đà Nẵng

Đường hoa Bạch Đằng Đà Nẵng 2013 được đầu tư với hơn 17 tỉ đồng, được vận động theo chủ trương xã hội hóa, lần đầu tiên TP Đà Nẵng có đường hoa “thương hiệu” trên tuyến đường Bạch Đằng chạy dọc bờ tây sông Hàn.

Đường hoa Bạch Đằng Đà Nẵng 2013: dấu ấn tết Đà Nẵng

So với nhiều năm trước, lần đầu tiên người dân Đà Nẵng và du khách đến với đường hoa Bạch Đằng chạy dọc bờ Tây sông Hàn trong dịp xuân Quý Tỵ 2013 sẽ được thưởng ngoạn một điểm du xuân thực sự đẳng cấp trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Từ ngày 7-2 (27 tháng Chạp âm lịch) đến hết ngày 14-2 (mùng 5 tết), tuyến đường hoa ven sông với hơn 100 loài hoa khoe sắc sẽ đón du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Đường hoa Bạch Đằng Đà Nẵng  được tiếp nối bởi sáu phân đoạn với các tiêu đề: Xuân ký ức, Xuân sung túc, Xuân non nước, Trăm hoa khoe sắc, Mùa tình yêu và Mùa tụ hội. Điểm đặc biệt của đường hoa Bạch Đằng năm nay là biểu tượng “Rắn nhả ngọc” được thiết kế hoành tráng, nằm giữa những bức tường thành hoa.
duong hoa bach dang
“Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân Đà Nẵng, nhất là vào dịp xuân mới, được Thành ủy và UBND TP đồng ý, lần đầu tiên chúng tôi đăng cai tổ chức đường hoa Bạch Đằng – Xuân Quý Tỵ 2013 với chủ đề “Trăm hoa khoe sắc” nhằm chung tay cùng TP tạo ra những điểm nhấn về văn hóa, mang đến cho người dân và du khách một địa chỉ tham quan, thưởng lãm thực sự đặc sắc, ấn tượng trong những ngày đầu xuân!” – Tổng Giám đốc VietArt OOH Nguyễn Lê Phương Thảo nói.
Với sự tư vấn thiết kế của Công ty TA Landsscape Archiecture (từng có nhiều năm kinh nghiệm thiết kế thành công đường hoa Nguyễn Huệ ở TP.HCM), hơn 100.000 giỏ hoa, cây xanh các loại gồm hơn 100 loại hoa sẽ được trang trí, sắp đặt kết nối thành 6 phân đoạn trên đường hoa Bạch Đằng với các tiêu đề: Xuân ký ức, Xuân sung túc, Xuân non nước, Trăm hoa khoe sắc, Mùa tình yêu và Mùa tụ hội.

Đường hoa Bạch Đằng Đà Nẵng 2013: Mừng xuân Quý Tỵ

Lấy cảm hứng từ linh vật của năm Quý Tỵ, biểu tượng chính của đường hoa Bạch Đằng – Xuân Quý Tỵ 2013 sẽ là mô hình rắn hổ mang với đại cảnh chính “Rắn vui Xuân” thuộc đoạn tiêu đề “Trăm hoa khoe sắc”. Qua cách nghĩ sáng tạo và bàn tay tinh tế, tài hoa của họa sĩ Minh Phương (người nhiều lần tham gia thực hiện các biểu tượng chính cho đường hoa Nguyễn Huệ – TP.HCM), biểu tượng rắn hổ mang trở thành con vật vừa hùng dũng, uy nghi, mạnh mẽ, lại vừa mang nét mềm mại, uyển chuyển, cao quý khi được cách điều thành hình ảnh rắn nhả ngọc.
duong hoa bach dang da nang xuan quy ty
“Ngọc rắn là một vật cực kỳ quý hiếm, chỉ có trong tích xưa, với nhân vật cứu rắn được rắn nhả ngọc trả ơn và được hưởng những phép màu mà viên ngọc đó mang lại. Chính vì vậy, thông điệp của hình ảnh rắn nhả ngọc là mong muốn mọi người được hưởng một cái Tết năm Rắn với thật nhiều điều tốt đẹp, may mắn và viên mãn. Ngoài ra, năm nay Lễ Tình nhân đúng vào dịp Tết Nguyên đán (mùng 5 Tết) nên đoạn trang trí với tiêu đề “Mùa tình yêu” sẽ là điểm đến thú vị, hấp dẫn cho mọi người, đặc biệt là những lứa đôi yêu nhau” – bà Nguyễn Lê Phương Thảo nói.
Bà Phương Thảo cũng cho biết, tổng kinh phí tổ chức đường hoa Bạch Đằng – Xuân Quý Tỵ 2013 lên đến hơn 17 tỉ đồng và đều do VietArt OOH “tự thân vận động” theo chủ trương xã hội hóa của lãnh đạo TP. Công ty cũng cam kết duy trì đường hoa này hàng năm nhằm tạo nên một không gian xuân tinh tế và tràn đầy hương sắc, qua đó hình thành nét văn hóa mới trong sinh hoạt đón Tết của người dân Đà Nẵng.
Không những thế, trong khuôn khổ của chương trình đường hoa xuân Đà Nẵng 2013, Công ty TNHH VietArt OOH sẽ phối hợp với các đơn vị để tổ chức các hoạt động xã hội như nấu bánh chưng, bénh tét tặng người nghèo; trao quà Tết cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP với mong muốn mọi người cùng được hưởng một cái Tết cổ truyền thực sự ý nghĩa, đầm ấm và sung túc; đồng thời tạo nên bản sắc riêng cho đường hoa Bạch Đằng.
Ngoài tuyến đường hoa Bạch Đằng, TP Đà Nẵng cũng sẽ tổ chức bắn pháo hoa mừng tết tại bốn điểm chính khu vực trung tâm TP. Du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh sắc màu pháo hoa từ cầu sông Hàn hoặc cầu Thuận Phước.
Có thể nói giữa lúc tình hình kinh tế chung đang gặp khủng hoảng như hiện nay, việc đứng ra đăng cai tổ chức đường hoa Bạch Đằng và duy trì thành sự kiện thường niên trong mỗi dịp xuân về, Tết đến thực sự là thử thách không nhỏ. Nhưng chính trong thời điểm khó khăn này thì sự nỗ lực chung tay góp sức của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm xây dựng Đà Nẵng thực sự trở thành một “TP đáng sống”, “TP sự kiện” sẽ càng trở nên có ý nghĩa.
Do vậy, “mong muốn tạo thêm một sản phẩm văn hóa – du lịch làm điểm nhấn du xuân trên con đường du lịch miền Trung, góp phần thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến với TP biển Đà Nẵng xinh đẹp” như lời Tổng Giám đốc VietArt OOH Nguyễn Lê Phương Thảo hẳn sẽ nhận được nhiều sự hưởng ứng của cộng đồng. Chí ít là ở ý thức cùng chung tay giữ gìn cho đường hoa luôn rực rỡ trong những ngày xuân chứ đừng để… Tết chưa đến mà hoa đã tàn bởi những kiểu “thưởng lãm” chẳng giống ai!
Hy vọng với Đường hoa Bạch Đằng Đà Nẵng 2013 sẽ tạo cho Đà Nẵng nét đẹp riêng trong ngày tết cổ truyền, là một điểm đến của nhân dân trong dịp tết Đà Nẵng và góp phần tạo nên thương hiệu du lịch Đà Nẵng đa sắc màu.



No comments:

Post a Comment

quangnm