Áo lụa Hà Đông “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…
Lụa Hà Đông nức tiếng xa gần chính là lụa được dệt nên tại làng Vạn Phúc (Hà Đông-Hà Nội).
Có tuổi đời gần
1.000 năm, lụa Vạn Phúc có đặc điểm mềm, mỏng, nhẹ, thoáng mát nhưng
không rạn, nhăn; qua thời gian màu không phai, hoa văn vẫn sắc nét, sợi
lụa không bị xê dịch. Bởi vậy, lụa Vạn Phúc xưa kia chỉ dành để may y
phục cho vua chúa và các gia đình quan lại quyền quý.
Hiện nay làng Vạn Phúc còn rất ít người dệt lụa. Đáng kể nhất là xưởng dệt lớn của nghệ nhân Triệu Văn Mão và một xưởng nhỏ của phường lụa Vạn Phúc. Trước kia làng lụa Vạn Phúc cũng trồng dâu nuôi tằm kéo tơ nhưng hiện nay bà con đã bỏ hẳn công đoạn tự sản xuất tơ vì việc trồng dâu phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Nguồn tơ bây giờ chủ yếu được thu mua từ các làng nghề chuyên trồng dâu nuôi tằm ở các tỉnh lân cận. Hình ảnh những dải lụa dài nhiều màu sắc được căng ra phơi dọc theo dòng sông Nhuệ cũng đã lùi vào quá khứ. Toàn bộ các công đoạn dệt, sấy, hấp, phơi đều được thực hiện bằng máy móc ngay trong xưởng dệt. Hình ảnh những người phụ nữ cần mẫn ngồi quay tơ dệt lụa thủ công lùi sâu vào dĩ vãng. Chỉ khi đi sâu vào bên trong làng, người ta mới có thể tìm thấy những guồng quay tơ thủ công mà nhiều gia đình làng lụa còn lưu giữ như một kỷ niệm đáng tự hào.
Điều đáng buồn là hiện nay không ít chủ cửa hàng trong làng dùng lụa Trung Quốc để làm giả lụa Vạn Phúc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín lụa Vạn Phúc. Một nghệ nhân lâu năm tâm sự, lụa giả ồ ạt chiếm thị trường khiến cho hàng thật khó cạnh tranh về mặt giá cả. Hiện nay, giá bán lụa 100% tơ tằm truyền thống khoảng 350.000 đồng/m, lụa 70% tơ tằm giá khoảng 120.000 đồng/m.
Chẳng biết những gia đình dệt lụa cuối cùng của làng lụa Vạn Phúc còn duy trì được tới đâu, sợ rằng nay mai đây lụa Hà Đông cũng chỉ còn tồn tại trên thi ca, sách vở.
Một số hình ảnh làng lụa Vạn Phúc:
Hiện nay làng Vạn Phúc còn rất ít người dệt lụa. Đáng kể nhất là xưởng dệt lớn của nghệ nhân Triệu Văn Mão và một xưởng nhỏ của phường lụa Vạn Phúc. Trước kia làng lụa Vạn Phúc cũng trồng dâu nuôi tằm kéo tơ nhưng hiện nay bà con đã bỏ hẳn công đoạn tự sản xuất tơ vì việc trồng dâu phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Nguồn tơ bây giờ chủ yếu được thu mua từ các làng nghề chuyên trồng dâu nuôi tằm ở các tỉnh lân cận. Hình ảnh những dải lụa dài nhiều màu sắc được căng ra phơi dọc theo dòng sông Nhuệ cũng đã lùi vào quá khứ. Toàn bộ các công đoạn dệt, sấy, hấp, phơi đều được thực hiện bằng máy móc ngay trong xưởng dệt. Hình ảnh những người phụ nữ cần mẫn ngồi quay tơ dệt lụa thủ công lùi sâu vào dĩ vãng. Chỉ khi đi sâu vào bên trong làng, người ta mới có thể tìm thấy những guồng quay tơ thủ công mà nhiều gia đình làng lụa còn lưu giữ như một kỷ niệm đáng tự hào.
Điều đáng buồn là hiện nay không ít chủ cửa hàng trong làng dùng lụa Trung Quốc để làm giả lụa Vạn Phúc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín lụa Vạn Phúc. Một nghệ nhân lâu năm tâm sự, lụa giả ồ ạt chiếm thị trường khiến cho hàng thật khó cạnh tranh về mặt giá cả. Hiện nay, giá bán lụa 100% tơ tằm truyền thống khoảng 350.000 đồng/m, lụa 70% tơ tằm giá khoảng 120.000 đồng/m.
Chẳng biết những gia đình dệt lụa cuối cùng của làng lụa Vạn Phúc còn duy trì được tới đâu, sợ rằng nay mai đây lụa Hà Đông cũng chỉ còn tồn tại trên thi ca, sách vở.
Một số hình ảnh làng lụa Vạn Phúc:
Cổng làng được làm mới với những đường cong trên mái thay thế cho khung thép tạm bợ đã nhiều năm
Không gian yên tĩnh của nơi thờ Tổ nghề
Tơ được mua từ các tỉnh lân cận
Việc cuốn tơ
vào con thoi cũng được thực hiện ngay trên giàn cửi. Mỗi một lõi tơ này
khi lắp vào con thoi sẽ dệt được một gang tay lụa với khổ ngang 1m.
Con thoi đã được hiện đại hóa để phù hợp với khung cửi chạy bằng động cơ điện.
Các hoa văn trên lụa được tạo nên từ những mẫu như thế này.
Công việc căng rồi luồn 8.000 sợi tơ như vậy qua một dàn kim tiêu tốn mất 3 ngày làm liên tục
Tuy đã được cơ
giới hóa nhưng máy móc không thể thay thế hoàn toàn những bàn tay khéo
léo của nghệ nhân sửa từng đường tơ rối khi dệt
Hoa văn tinh tế và sắc sảo trên lụa Hà Đông
Sản phẩm khăn được dệt từ chất liệu đũi, rất nhẹ và thoáng mát
Lụa Hà Đông
còn được dùng để tạo nên các sản phẩm bình dân như ví lụa thổ cẩm, túi
xách, khăn cho giới trẻ, khăn cho người trung niên…
Những ngày cuối tuần, ngoài những đoàn khách trong nước còn có một lượng lớn khách quốc tế đến thăm và mua lụa về làm quà
Phố lụa san sát, không hiếm những cửa hàng dùng lụa Trung Quốc để giả lụa Hà Đông
Cách duy nhất để phân biệt lụa Trung Quốc và lụa Hà Đông là xem dấu hiệu trên mép cuộn lụa
Áo Lụa Hà Đông
Tác giả: Nguyên Sa
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
mà mua thu dài lắm ở chung quanh
bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
mà mua thu dài lắm ở chung quanh
linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
bay vội vã vào trong hồn mở cửa
gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn
bay vội vã vào trong hồn mở cửa
gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn
thơ học trò anh chất lại thành non
và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
em không nói đã nghe từng gia điệu
em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt
em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại
giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
em đi rồi, sám hối chạy trên môi
những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng
em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng
và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
em không nói đã nghe từng gia điệu
em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt
em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại
giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
em đi rồi, sám hối chạy trên môi
những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng
em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng
Mời thưởng thức bài :
Áo lụa Hà Đông
Thơ: Nguyên Sa - Nhạc: Ngô Thụy Miên - Vũ Khanh
Thơ: Nguyên Sa - Nhạc: Ngô Thụy Miên - Vũ Khanh
No comments:
Post a Comment