Sức mạnh cặp đôi chiến hạm Mỹ áp sát Triều Tiên
Sau khi tàu khu trục USS John S. McCain được đưa tới vùng biển quốc tế sát lãnh hải Triều Tiên, Bộ Quốc phòng Mỹ tiếp tục điều thêm tàu khu trục tên lửa USS Decatur tới giám sát động thái của Triều Tiên.
Tuy làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên nhưng phía Mỹ và đồng minh Hàn Quốc cho rằng, sự hiện diện của cặp đôi chiến hạm này thực sự cần thiết cho sự an toàn của Mỹ và các đồng minh.
USS John S. McCain
USS John S. McCain (DDG-56) là tàu khu trục thuộc lớp
Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Nó là một phần của Hạm đội 7, đóng tại
căn cứ Hải quân Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản. USS John S. McCain được hạ thủy
ngày 2/7/1994 tại Bath Iron Works. Đích thân Tổng thống Mỹ George HW
Bush (Bush cha) đã chủ trì buổi lễ biên chế USS John S. McCain.
USS John S. McCain (DDG-56). |
Góp mặt trong biên chế Hải quân Mỹ gần 20 năm, USS John
S. McCain đã đóng góp những chiến tích không nhỏ. Tháng 1/2003, John S.
McCain được triển khai tới vịnh Ba Tư với trọng trách to lớn trong cuộc
chiến tranh xâm lược Iraq. Không chỉ nổ phát súng đầu tiên mở màn cuộc
chiến, USS John S. McCain còn phóng đi tổng số 39 tên lửa đối đất trong toàn bộ chiến dịch.
Sau khi rời vịnh Ba Tư, USS John S. McCain trở về Đông Bắc Á để làm nhiệm vụ. Trong tháng 6/2009, chiến hạm
này va chạm với tàu ngầm Trung Quốc gần vịnh Subic nhưng cả 2 phía đều
cho rằng đây là “vụ việc vô tình”. Cùng tháng, USS John S. McCain đã
tiến hành chặn một tàu chở hàng từ Triều Tiên tới Myanmar bởi lo ngại nó
chuyên chở vũ khí. Trong năm 2011, USS John S. McCain cũng tham gia vào
chiến dịch giải quyết hậu quả động đất kèm theo sóng thần ở Nhật Bản.
Do là tàu chiến thuộc lớp Arleigh Burke, USS John S. McCain sở hữu đầy đủ khả năng tác chiến hoàn hảo của lớp chiến hạm này. Theo đó, các chiến hạm
lớp Arleigh Burke sở hữu chiều dài 154 m, nơi rộng nhất đạt 20 m. Với 4
động cơ cực khỏe tương đương 100.000 sức ngựa, các tàu lớp này di
chuyển với vận tốc 30 hải lý/h (56 km/h).
Tàu USS John S. McCain bắn tên lửa. |
Các tàu thuộc lớp Arleigh Burke có độ choán nước tối đa
lên tới 8.900 tấn và tầm hoạt động đạt 8.100 km với vận tốc trung bình
37 km/h. Phi hành đoàn của USS John S. McCain bao gồm 281 người với 33
sĩ quan chỉ huy. Là lớp tàu khu trục tên lửa dẫn đường, vũ khí là phần không thể quên khi nhắc đến các tàu lớp Arleigh Burke.
Trên thực tế, các tàu thuộc lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis tối tân nhất thế giới, cho phép nó đánh chặn 80% tên lửa
đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở mọi độ cao,
đồng thời phát hiện tất cả những mối nguy trên bề mặt hoặc dưới biển.
Aegis là sự kết hợp thông qua vệ tinh của toàn bộ những thiết bị phức
tạp Mỹ đang sử dụng trên quy mô toàn thế giới để tạo ra hệ thống chiến
đấu toàn diện.
Trực thăng SH-60 Sea Hawk hạ cánh trên tàu lớp Arleigh Burke. |
Chính vì vậy, hệ thống cảm biến và xử lý của các tàu
lớp Arleigh Burke thực sự nổi bật với radar 3D AN/SPY-1D, radar tìm kiếm
bề mặt AN/SPS-67(V)2 và AN/SPS-73(V)12, thiết bị dò Sonar AN/SQS-53C,
AN/SQR-19 và hệ thống xử lý tín hiệu sonar AN/SQQ-28 LAMPS III cho phép
nó xác định được mọi kẻ địch trên không, trên bề mặt và dưới mặt nước.
Bên cạnh đó, hệ thống chiến tranh điện tử AN/SLQ-32(V)2, hệ thống đối
phó AN/SLQ-25 Nixie, hệ thống đánh lạc hướng MK 36 MOD 12 còn giúp
Arleigh Burke giành được lợi thế trước kẻ thù.
Về cơ số vũ khí, Arleigh Burke được trang bị giàn phóng tên lửa thẳng đứng MK-41, cho phép nó triển khai 90 tên lửa các loại bao gồm tên lửa đối không RIM-156 SM-2, tên lửa hành trình đối đất BGM-109 Tomahawk hoặc tên lửa
chống ngầm RUM-139 VL-Asroc. Ngoài ra, nó còn được trang bị pháo bắn
nhanh Mark 45 cỡ nòng 127/54mm, 2 súng máy phòng không cỡ nòng 25mm, 4
súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7mm và 2 súng máy được điều khiển bằng
radar cỡ nòng 20mm.
Ống phóng ngư lôi trên chiến hạm lớp Arleigh Burke. |
Ngoài ra, Arleigh Burke còn được trang bị 2 hệ thống phóng ngư lôi Mk-32 với 3 ống phóng/bệ. Đảm trách các nhiệm vụ khác, chiến hạm
lớp Arleigh Burke còn được trang bị một chiếc trực thăng SH-60 Sea
Hawk, cất và hạ cánh từ sân đỗ được thiết kế phía sau các tàu.
USS Decatur
Chiến hạm USS Decatur (DDG-73). |
Giống với USS John S. McCain, USS Decatur (DDG-73) cũng là một trong những chiến hạm
thuộc lớp Arleigh Burke. Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/1998,
USS Decatur đã nhiều lần tham dự tập trận chung Mỹ - Hàn hay Mỹ - Nhật
Bản. Năm 2000, USS Decatur mang theo tên lửa hành trình Tomahawk tới tập trận trên biển Hoàng Hải.
Sau khi hoàn tất tập trận với Hàn Quốc, USS Decatur ghé
thăm Nhật Bản, đi qua eo biển Đài Loan, tới thăm Hong Kong trước khi
tiến vào Biển Đông để tập trận chung với Philippines. Năm 2003, USS
Decatur cũng được điều tới vịnh Ba Tư để hỗ trợ quân đội Mỹ tấn công xâm
lược Iraq. Năm 2008, USS Decatur giành khá nhiều thời gian ở khu vực
hoạt động của Hạm đội 7 trước khi tiến vào khu vực của Hạm đội 5 để làm
nhiệm vụ.
Các chiến hạm lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, giúp đánh chặn hiệu quả từ xa tên lửa của đối phương. |
Do cùng thuộc lớp Arleigh Burke nên sức mạnh tác chiến
của USS Decatur hoàn toàn không có gì khác biệt so với USS John S.
McCain. Tuy nhiên, sức mạnh phòng thủ tên lửa
mà bộ đôi này mang lại sẽ khiến Bình Nhưỡng đau đầu nếu muốn tấn công
các căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc, Nhật Bản hay những khu vực xa hơn.
Trịnh Duy
Đằng sau 'sự nguy hiểm' của Triều Tiên
Dù là đất nước bị cô lập về mọi mặt nhưng những sức mạnh quân sự mà Bình Nhưỡng nắm giữ đang từng ngày chứng minh cho cả thế giới thấy được sự nguy hiểm trong tay nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-unuan
Triều Tiên thực sự đáng sợ
Sẽ hoàn toàn sai lầm khi cho rằng “Triều Tiên không nguy hiểm”. Dù Mỹ, Hàn Quốc và cộng đồng thế giới sẽ làm tất cả để đảm bảo hòa bình tồn tại trên bán đảo Triều Tiên
suốt 60 năm qua nhưng những khiêu khích mạnh mẽ và liên tục từ Bình
Nhưỡng hoàn toàn không phải vô cớ. Có 2 lý do để khẳng định Triều Tiên thực sự nguy hiểm.
Sức mạnh quân sự của Triều Tiên đang ngày càng được khẳng định. |
Thứ nhất, kể từ năm 1992, việc Bình Nhưỡng khiêu khích
để chào đón một vị tổng thống mới của Hàn Quốc đã trở thành “thông lệ”.
Dù được thể hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau như cho tàu ngầm xâm
phạm lãnh hải, phóng tên lửa hay đụng độ hải quân nhưng tất cả các động
thái trên đều nhằm thử độ cứng rắn của chính quyền mới Hàn Quốc trong
sách lược ngoại giao với Bình Nhưỡng.
Trên thực tế, sau vụ chìm chiến hạm Cheonan làm 46 thủy
thủ thiệt mạng năm 2010, Seoul đã viết lại các quy tắc hành động của
quân đội. Nó cho thấy Hàn Quốc đang mất dần kiên nhẫn và có thể đáp trả
mạnh mẽ các hành động khiêu khích từ người láng giềng, gây ra một cuộc xung đột quy mô lớn hơn trong khu vực.
Thứ 2, Bình Nhưỡng đang ngày càng sở hữu thêm nhiều
công nghệ quốc phòng đáng sợ, nhất là sau khi phóng thành công tên lửa
đưa vệ tinh vào quỹ đạo cũng như vụ thử hạt nhân lần thứ 3. Công nghệ
đằng sau vụ phóng vệ tinh cho thấy Bình Nhưỡng đủ sức tấn công những mục
tiêu nằm sâu trong lãnh thổ nước Mỹ.
Đáng lo ngại hơn, kho tên lửa thông thường mà Bình
Nhưỡng đang sở hữu dư khả năng tấn công mọi địa điểm trên lãnh thổ Hàn
Quốc và Nhật Bản, nơi Mỹ đang duy trì những căn cứ quân sự lớn. Thậm
chí, Bình Nhưỡng có thể nã tới 500.000 đạn pháo vào Seoul chỉ trong giờ
đầu tiên của xung đột. Nó đủ sức phá nát sự phồn hoa, thịnh vượng của Thủ đô quốc gia láng giềng.
Sự nguy hiểm từ Kim Jong-un
Khi nhà lãnh đạo Kim Jong-il còn nắm quyền điều hành
đất nước, người con thứ 3 của ông, Kim Jong-un không thực sự gây được ấn
tượng mạnh với thế giới. Tuy nhiên, không lâu sau khi trở thành người
kế nhiệm cha sau cái chết bất ngờ hồi tháng 12/2011, Kim Jong-un khiến
toàn thế giới phải nhìn ông bằng con mắt khác.
Chính sách ngoài giao của chính quyền Kim Jong-un thực sự cứng rắn. |
Từng có thời gian dài du học ở phương Tây, nhà lãnh đạo
Kim Jong-un thường xuyên xuất hiện trước công chúng với những bài phát
biểu mạnh mẽ. Ông cũng thường đi cùng với người phụ nữ xinh đẹp mà
truyền thông Triều Tiên khẳng định, đó là đệ nhất phu nhân
của đất nước. Kim Jong-un cũng không ngại thể hiện tình cảm với người
nước ngoài, trong đó có ngôi sao bóng rổ được mời tới Triều Tiên thi đấu.
Tuy nhiên, ngoài phong cách sống, Kim Jong-un còn được
đánh giá là nhà lãnh đạo cương quyết và cứng rắn. Kế nhiệm cha khi kinh
nghiệm chính trường chưa thực sự chín muồi, Kim Jong-un không những giữ
vững được địa vị lãnh đạo mà còn thúc đẩy Triều Tiên liên tiếp đạt được những thành tựu lớn về mặt công nghệ.
Thậm chí, chính sách ngoại giao mà chính quyền Kim
Jong-un thực thi cũng được đánh giá là cứng rắn hơn, với những lời đe
dọa thực sự khiến Mỹ và các đồng minh phải quan ngại. Nắm trong tay
những thực lực quân sự không thể coi thường, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có
thể biến bán đảo Triều Tiên thành đại chiến trường chỉ với một quyết định thiếu thận trọng.
Trung Quốc sẽ không để Triều Tiên sụp đổ
Dường như lúc này, Bắc Kinh đang tỏ ra hết kiên nhẫn
với chính quyền Kim Jong-un, với việc thông qua biện pháp trừng phạt mới
của Liên Hiệp Quốc sau vụ thử hạt nhân lần 3 mà Bình Nhưỡng vừa tiến
hành. Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn là một trong những đồng minh thân cận và đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh.
Bằng mọi giá, Trung Quốc sẽ không để Triều Tiên sụp đổ. |
Trên thực tế, việc Triều Tiên sụp đổ sẽ là
đòn đánh mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc bởi những hỗ trợ chưa được hoàn
lại mà Bắc Kinh dành cho Bình Nhưỡng. Sẽ khó để ép buộc Bắc Kinh thực
hiện nghiêm túc các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc dù nước này có
đồng ý thông qua.
Ngoài những thiệt hại về kinh tế, sự sụp đổ của Triều Tiên
còn dẫn tới làn sóng tị nạn khổng lồ tràn qua biên giới Trung Quốc.
Trong khi đó, bị ép vào thế đường cùng có thể khiến Bình Nhưỡng triển
khai vũ khí hạt nhân, biến toàn bộ Đông Bắc Á trở thành nấm mồ nguyên tử
khổng lồ.
Bên cạnh đó, Triều Tiên sụp đổ có thể dẫn
tới sự xuất hiện của các căn cứ quân sự Mỹ nằm sát biên giới phía đông
Trung Quốc. Nếu bối cảnh đó trở thành hiện thực, Trung Quốc sẽ khó lòng
yên ổn khi phải sống với “mũi dao” sắc bén nằm cạnh sườn. Chính vì lẽ
đó, bằng mọi giá, Trung Quốc sẽ không để Triều Tiên sụp đổ.
Trịnh Duy
Theo Infonet
Vì thể diện, Kim Jong-un sẽ lệnh tấn công Hàn Quốc?
Với những động thái ngày càng khiêu khích, trong đó, mới nhất là tuyên bố chiến tranh mạnh mẽ và đanh thép từ Triều Tiên, Mỹ bắt đầu lo sợ, lãnh đạo trẻ Kim Jong-un thực sự có khả năng kích hoạt một cuộc chiến.
Không ít người Mỹ quan ngại, lãnh đạo trẻ của Triều Tiên Kim Jong-un sẽ kích hoạt chiến tranh. |
Nghị sĩ Mỹ, Peter King, cựu Chủ tịch của Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện Mỹ cảnh báo, lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, Kim Jong-un
có khả năng không giảm bớt các động thái khiêu khích. Đồng thời, ông
King quan ngại, hàng loạt lời lẽ đe dọa gay gắt và quyết liệt từ Bình
Nhưỡng trong những tuần gần đây cũng có thể không phải là “mối đe dọa
rỗng tuếch” như một số nhà quan sát lạc quan nhấn mạnh.
“Kim Jong-un đang nỗ lực xây dựng hình ảnh
là một nhà lãnh đạo cứng rắn. Ông ấy đang đẩy mọi thứ ngày càng đi xa
hơn và để giữ thể hiện cho chính mình, có thể ông ấy sẽ cho khởi động
một cuộc tấn công. Tôi không dám chắc liệu bản thân ông ấy có khả năng
kìm chế mình hay không”, ông King nhấn mạnh.
Trong một diễn biến khác, sau hội nghị toàn thể của Ủy ban Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên do nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un
chủ trì, Bình Nhưỡng đã ban hành tuyên bố đanh thép, nhấn mạnh, vũ khí
hạt nhân liên quan đến “sự sống còn của quốc gia”. Do đó, Bình Nhưỡng sẽ
không bao giờ từ bỏ chương trình hạt nhân và cũng không bao giờ giao
dịch hay đánh đổi nó dù cho Mỹ có chi “hàng tỷ USD”.
“Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là một kho
báu, không thể bị đưa ra giao dịch dù có hàng tỷ USD. Đó không phải là
con bài mặc cả về chính trị cũng như trong các giao dịch kinh tế trên
các bàn đàm phán nhằm mục đích buộc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí sống còn
của chính mình. Các lực lượng vũ trang hạt nhân của Triều Tiên
đại diện cho sự sống còn của quốc gia, do đó, không bao giờ có thể bị
bỏ rơi khi mà chủ nghĩa đế quốc và các mối đe dọa hạt nhân vẫn còn tồn
tại trên trái đất”, tuyên bố của Triều Tiên nhấn mạnh.
Hội nghị của Ủy ban Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng liên Triều sôi sục với những lời đe dọa mạnh mẽ để tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ
và Hàn Quốc cũng như tuyên bố “bước vào tình trạng chiến tranh” được
phát đi từ Bình Nhưỡng cuối tuần trước. Tại hội nghị, giới lãnh đạo Triều Tiên
cũng thông qua “đường lối chiến lược mới”, trong đó, kêu gọi không chỉ
nỗ lực xây dựng một nền kinh tế vững mạnh hơn mà còn phải củng cố và
tăng cường kho vũ khí hạt nhân chiến lược.
Về phía Mỹ, phản ứng với các động thái của Triều Tiên, Nhà Trắng nhấn mạnh, Mỹ
đang nghiêm túc xem xét các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng song cũng lưu ý,
đối thủ có truyền thống “tung ra những lời lẽ hiếu chiến” trong quá khứ.
Triều Tiên tuyên bố bước vào chiến tranh
Triều Tiên hôm nay tuyên bố bước vào “tình trạng chiến tranh” chống lại Hàn Quốc và cảnh báo, kể từ giờ phút này bất cứ vấn đề nào giữa 2 nước cũng sẽ được giải quyết theo “cách hành xử thời chiến”.
“Kể từ giờ phút này, quan hệ Triều - Hàn sẽ được đặt trong tình trạng chiến tranh. Theo đó, tất cả các vấn đề nảy sinh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ được xử lý phù hợp với tình trạng trên”, hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên KCNA dẫn tuyên bố đặc biệt của quân đội nước này cho biết.
Tuy nhiên, về mặt luật pháp, trên thực tế, 2 miền Triều Tiên vẫn luôn ở trong tình trạng chiến tranh
do hiệp ước hòa bình sau cuộc xung đột trong giai đoạn 1950-1953 chưa
từng được ký kết. Hai bên chỉ ký thỏa thuận ngừng bắn để tạm ngừng chiến tranh, tập trung xây dựng đất nước.
Trước động thái mới nhất của Triều Tiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov quan ngại, với việc Triều Tiên đặt kho vũ khí đạn đạo của họ trong tình trạng chiến tranh,
nhắm các mục tiêu là lục địa Mỹ lẫn các căn cứ của nước này trong khu
vực, toàn bộ tình hình có nguy cơ sớm “vượt tầm kiểm soát”.
“Cả Triều Tiên và Mỹ đều phải chịu trách
nhiệm cho sự leo thang đáng kể của những căng thẳng gần đây. Chúng tôi
quan ngại, cùng với phản ứng tập thể, thỏa đáng của Hội đồng Bảo an Liên
Hiệp Quốc, Triều Tiên sẽ hành động đơn phương, tăng cường hoạt động quân sự có nguy cơ kích hoạt chiến tranh”, ông Sergey Lavrov nhấn mạnh đồng thời kêu gọi “tất cả các bên không phô trương sức mạnh quân sự”.
Trong khi đó, hôm qua, hàng nghìn binh sĩ và người dân Triều Tiên
tổ chức mít tinh và diễu hành rầm rộ tại Bình Nhưỡng. Mục đích của hoạt
động này là nhằm thể hiện sự ủng hộ tuyệt đối của quân và dân Triều Tiên trong trường hợp Chính phủ nước này quyết tấn công nước Mỹ.
Quân dân Triều Tiên tham gia mít tinh, diễu hành tại quảng trường Kim Nhật Thành hôm qua. |
Cuộc mít tinh và diễu hành diễn ra ở quãng trường lớn
Kim Nhật Thành với sự tham gia của đông đảo binh sĩ, cựu chiến binh,
công nhân, học sinh, sinh viên cũng như nhân dân lao động Triều Tiên.
Tất cả những người tham dự biểu tình đều mặc quân phục
đồng đều. Lãnh đạo trẻ Kim Jong-un không xuất hiện tại cuộc mít tinh.
Đứng dưới bức chân dung khổng lồ của người sáng lập ra nhà nước Triều Tiên, Chủ tịch Kim Nhật Thành và cố Chủ tịch Kim Jong-il, nhân dân Triều Tiên đã cam kết trung thành với nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.
“Hãy trở thành bom và súng vì nhà lãnh đạo Kim Jong-un
đáng kính của chúng ta”, người tham dự cuộc mít tinh, diễu hành đồng
thanh hô vang.
Cuộc mít tinh, diễu hành được tổ chức sau khi ông Kim Jong-un triệu tập cuộc họp khẩn với các quan chức quân sự cấp cao vào nửa đêm hôm 28/3 và ra chỉ thị đặt các đơn vị tên lửa chiến lược vào vị trí sẵn sàng tấn công.
Triều Tiên bị lộ kế hoạch tấn công lục địa Mỹ
Tờ báo của Đảng Lao động Triều Tiên Rodong hôm nay đăng tải ảnh ghi lại cuộc họp khẩn cấp nửa đêm qua dưới sự chủ trì của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, trong đó vô tình để lộ bản “kế hoạch tấn công Mỹ”.
Kế hoạch tấn công lục địa Mỹ của Triều Tiên được khoanh vòng tròn màu đỏ trong bức ảnh nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un triệu tập cuộc họp khẩn với các quan chức quân sự hàng đầu và ký chỉ thị yêu cầu các lực lượng tên lửa sẵn sàng tấn công Mỹ nửa đêm qua. |
Theo đó, bản kế hoạch tấn công lục địa Mỹ được treo trên tường trong một căn phòng mà theo NK News, có khả năng là phòng chỉ huy quân sự, chính nơi vào lúc 0h30 phút sáng nay nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un triệu tập họp khẩn, ký chỉ thị các hoạt động quân sự trong đó ra lệnh cho các lực lượng tên lửa chiến lược nước này ở trong tình trạng sẵn sàng tấn công Mỹ.
Động thái này được cho là hành động trả đũa của Triều Tiên sau khi Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 trên bầu trời Hàn Quốc để tham gia tập trận chung Mỹ - Hàn.
“Cuối cùng ông (Kim Jong-un) cũng đặt bút ký bản kế
hoạch chuẩn bị về mặt kỹ thuật cho các lực lượng tên lửa chiến lược, ra
lệnh cho họ ở trong tình trạng sẵn sàng khai hỏa nhằm có khả năng tấn công Mỹ, các căn cứ của nước này ở Thái Bình Dương bao gồm Hawaii, Guam lẫn Hàn Quốc bất cứ lúc nào”, bản tin của KCNA viết.
Trong phiên bản phóng to của bức ảnh do NK News đăng tải, ở phía sau bản “kế hoạch tấn công lục địa Mỹ” nổi bật với dòng chữ tiếng Triều Tiên cỡ lớn in đậm, rất dễ đọc là một bản đồ lục địa Mỹ phóng to trong đó dường như để lộ ra bờ biển phía tây của cường quốc số 1 thế giới.
Phiên bản ảnh phóng to cho phép độc giả dễ dàng nhìn thấy và đọc được dòng chữ tiếng Triều Tiên cỡ lớn, in đậm có nghĩa là "Kế hoạch tấn công lục địa Mỹ". |
Trên bản đồ lục địa Mỹ, các ký hiệu dường như chỉ ra Los Angeles, Washington D.C, Hawaii và Austin sẽ là mục tiêu trọng yếu đầu tiên trong kế hoạch tấn công cường quốc số 1 của Triều Tiên.
Bản kế hoạch chỉ rõ các mục tiêu trọng yếu đầu tiên ở Mỹ mà Triều Tiên nhắm vào để tấn công trước trong trường hợp khai chiến với đối thủ. |
Chưa hết, bức ảnh thứ 2 mà báo Rodong đăng tải tiếp tục để lộ ra số lượng phi đội bay mà Không quân Triều Tiên dự kiến triển khai nếu tấn công lục địa Mỹ có thể dễ dàng được nhìn thấy ở bên trái của tấm bản đồ lục địa Mỹ trên tường.
Ngoài ra, bức ảnh còn để lộ cấu trúc khung nguyên khối
bằng nhôm của chiếc máy tính để bàn iMac 21,5 inch trên bàn làm việc của
nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Điều này xác nhận tin đồn lâu nay về niềm đam
mê của gia tộc Kim đối với các sản phẩm máy tính Mac của hãng Apple.
Bức ảnh thứ 2 mà báo Rodong của
Đảng Lao động Triều Tiên đăng tải hôm nay tiết lộ số lượng phi đội bay
mà Bình Nhưỡng dự kiến triển khai nếu tấn công lục địa Mỹ. Đồng thời,
khoanh tròn màu đỏ trong bức ảnh đánh dấu chiếc máy tính iMac của hãng
Apple trên bàn làm việc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. |
Bình luận về việc Triều Tiên lộ kế hoạch tấn công lục địa Mỹ, không ít nhà phân tích cho rằng, Bình Nhưỡng đã cố tình để lộ bản kế hoạch trên để tạo đòn tâm lý chiến đánh vào Washington và Seoul.
Theo lập luận của họ, Triều Tiên hoàn toàn không có khả năng đánh bất cứ mục tiêu nào bên trong lục địa Mỹ. Trong khi đó, việc lộ bản kế hoạch tấn công nước Mỹ, cơ bản hướng đến các độc giả trong nước nhằm phục vụ mục đích chứng minh với người dân Triều Tiên các khả năng quân sự của đất nước.
Báo Rodong của Đảng Lao Động Triều Tiên được phân bổ rộng rãi ở các thành phố của Triều Tiên và thường được để ở những nơi công cộng để mọi người dân có khả năng xem và đọc tin tức dễ dàng nhất.
Trong một động thái khác, hãng thông tấn chính thức của
Hàn Quốc dẫn nguồn tin quân sự của Chính phủ tiết lộ, hoạt động ở các
bãi phóng tên lửa của Triều Tiên đang gia tăng bất thường. Đây là động thái mới nhất được cho là có nguyên nhân từ quan ngại của Bình Nhưỡng đối với Mỹ
và Hàn Quốc sau khi nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un của nước này ký
lệnh đặt các đơn vị tên lửa chiến lược vào vị trí sẵn sàng chiến đấu ở
mức cao nhất, đe dọa tấn công vào các mục tiêu ở Hàn Quốc lẫn các căn cứ của Mỹ ở Hawaii và Guam.
Dự đoán kịch bản chiến tranh Triều Tiên
Động thái cứng rắn giữa Triều Tiên và Mỹ - Hàn Quốc dấy lên lo ngại về một cuộc chiến hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân nhưng giới hạn của cuộc xung đột tương lai dường như chỉ là trận đấu pháo.
Bên miệng hố chiến tranh
Xét về mặt kỹ thuật, giữa hai miền Triều Tiên mới chỉ có một hiệp định đình chiến ký năm 1953, nên về mặt lý thuyết, Triều Tiên và Hàn Quốc
còn ở trong chiến tranh. Trạng thái hòa bình “tạm bợ” kéo dài gần 60
năm qua luôn bị thách thức bởi các vụ xung đột quân sự quy mô nhỏ.
Ranh giới giữa hòa bình và chiến tranh luôn bị các bên
khéo léo phá vỡ bằng chính sách “bên miệng hố chiến tranh” nhằm củng cố
thế mạnh trong các cuộc mặc cả chính trị.
Tranh tuyên truyền cổ động khí thế tấn công Mỹ ở Triều Tiên. |
Vài năm trở lại đây, mức độ đu dây giữa hai trạng thái
đã diễn ra với tần suất ngày càng cao và biên độ ngày càng lớn. Các kịch
bản xung đột tuy phong phú nhưng mô-típ không mới. Thực chất đó là vòng
xoáy bế tắc của chuỗi hoạt động đàm phán – khiêu khích – gây hấn.
Các phát ngôn đe dọa, sử dụng vũ lực trên thực tế của Triều Tiên thường diễn ra sau khi Mỹ và Hàn Quốc
có các động thái khiêu khích hoặc thậm chí, mới chỉ được lên kế hoạch.
Còn nhớ, vụ chiến hạm Cheonan bị bắn chìm hồi tháng 3/2010 làm 46 thủy
thủ thiệt mạng diễn ra khi Mỹ và Hàn Quốc có kế hoạch tập trận chung thường niên. Trong nhiều cuộc tập trận như vậy, quốc kỳ Triều Tiên bị đem làm “mục tiêu giả định”.
Quốc kỳ Triều Tiên bị đem biến thành mục tiêu trong các cuộc tập trận của Hàn Quốc. |
Còn vụ pháo kích đảo Yeonpyeong hồi tháng 11/2010 diễn
ra ngay sau khi có thông tin Mỹ sẽ xem xét tái vũ trang cho lực lượng
quân sự nước này ở Hàn Quốc các vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ngược lại, mỗi lần Triều Tiên thực hiện các hoạt động thử nghiệm chương trình tên lửa hoặc vũ khí hạt nhân, Mỹ - Hàn Quốc lại rầm rầm phản đối đòi tìm các biện pháp trừng phạt.
Tới nay, tưởng chừng dư luận đang chứng kiến các bên
leo tới những nấc thang cuối cùng của vòng xoáy khiêu khích chuẩn bị
bước sang chuỗi xung đột quân sự chưa từng có. Có thể tạm lấy dấu mốc là
vụ Triều Tiên cho thử vũ khí hạt nhân lần thứ 3, hồi tháng
2. Trong khi Mỹ và đồng minh cùng các quốc gia khác trong Hội đồng Bảo
An Liên Hiệp Quốc còn loay hoay tìm các biện pháp trừng phạt Triều Tiên bởi các ý tưởng cho lệnh trừng phạt sắp cạn thì Bình Nhưỡng tuyên bố cắt đứt đường dây nóng liên lạc với phía Hàn Quốc.
Căng thẳng nhất là Triều Tiên tuyên bố xóa bỏ Hiệp định đình chiến 1953 và Thỏa thuận không xâm phạm lẫn nhau năm 1991 ký với Hàn Quốc. Động thái này chỉ từng xảy ra một lần từ sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Những ngày gần đây, truyền thông Triều Tiên
không ngừng phát đi các thông điệp cứng rắn từ lãnh đạo nhà nước và quân
đội. Những ngôn từ quen thuộc như “san phẳng”, “dìm trong biển lửa”,
“ném vào vạc dầu” dành cho Mỹ - Hàn Quốc được làm mới thêm bằng những video clip mô tả cảnh Nhà Trắng sụp đổ hay quân đội Triều Tiên giải phóng Seoul... chỉ trong ba ngày.
Ở Triều Tiên, những lời kêu gọi “san phẳng”, “dìm kẻ thù trong biển lửa”, “ném kẻ thù vào vạc dầu” không phải là mới. |
Đáp lại, Mỹ vừa động miệng vừa động binh. Một mặt, giới chức Mỹ gọi sự khiêu khích của Triều Tiên là sai lầm, thậm chí dọa tấn công phủ đầu. Bên cạnh đó, nước này cam kết bảo vệ Hàn Quốc bằng “ô hạt nhân”.
Mặt khác, Washington vội vã điều siêu pháo đài bay B-52 tới Hàn Quốc.
Dù với danh nghĩa tập trận, nhưng giới quan sát hoàn toàn hiểu đây là
hành động vừa để răn đe vừa để chuẩn bị cho những tình huống xấu có thể
xảy ra ở bán đảo Triều Tiên.
Đấu pháo là giới hạn cuối cùng?
Thế nhưng, mức độ điều binh của Mỹ cho thấy, Washington
đánh giá những xung đột mới đây - cũng như những lần trước - chỉ dừng
lại ở mức độ khiêu khích, gây hấn hoặc sử dụng vũ lực ở quy mô nhỏ. Nếu
bình tâm suy xét, có thể thấy ngoài các tác động của bên ngoài, việc leo
thang của Triều Tiên đôi khi còn bị thúc đẩy từ các vấn đề
bên trong. Đơn cử là khả năng gây căng thẳng để củng cố quyền lực của
nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.
Những nấc thang căng thẳng mới trong thời gian qua cho thế giới thấy, nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên
đã thể hiện sự táo bạo, quyết đoán hơn những gì mà cha ông, cố lãnh đạo
Kim Jong-il từng thể hiện. Theo những hình ảnh phát đi từ Triều Tiên,
cũng có thể thấy, sự ủng hộ của quân đội dành cho ông Kim Jong-un trước
phương tiện truyền thông nồng nhiệt như thế nào. Trong cuộc thị sát đó,
những người lính ở các vị trí tiền đồn không ngần ngại lao xuống làn
nước lạnh để vẫy chào vị lãnh tụ trẻ tuổi.
Quân nhân Triều Tiên lao mình xuống biển lạnh để chào đón nhà lãnh đạo trẻ tuổi. |
Sự kiện pháo kích đảo Yeonpyeong đã được kể ở trên có
thể coi là một dữ kiện tham khảo cho nhận định này. Hồi cuối năm 2010,
sau một loạt thăng tiến trong cơ quan Đảng và nhà nước Triều Tiên, “vốn liếng chính trị” của ông Kim Jong-un chưa có nhiều. Nhưng sau trận pháo kích, ông Kim Jong-un được truyền thông Triều Tiên
giới thiệu là tác giả của kế hoạch pháo kích và là một “thiên tài quân
sự”. Vì vậy, vị thế mà ông Kim Jong-un có được trong nền chính trị sắp
bước vào giai đoạn chuyển giao của Triều Tiên có thêm một lý do thuyết phục.
Tham khảo sự kiện pháo kích đảo Yeonpyeong cho thấy,
tuy không đẩy tới mức cao nhất là xung đột quân sự lớn, thậm chí dẫn tới
một cuộc chiến tranh hạt nhân nhưng một cuộc xung đột nhỏ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc là hoàn toàn có thể diễn ra. Để chuẩn bị cho khả năng này, cả hai bên Triều Tiên - Hàn Quốc
và Mỹ chắc chắn đã có không chỉ một mà là vài kế hoạch tác chiến. Điều
đáng quan tâm là quy mô của cuộc xung đột trong tương lai sẽ ở mức độ
nào, những quân bài nào sẽ được lực lượng quân sự các bên sử dụng.
Dựa vào các chiến lệ trên thế giới và ở ngay chính bán đảo Triều Tiên
có thể thấy, trong bối cảnh như vậy, ít khả năng các bên sử dụng các
cuộc tấn công vào sâu lãnh thổ đối phương và sử dụng các vũ khí, phương
tiện chiến tranh cơ giới như xe tăng, thiết giáp hay máy bay...
Một cuộc điều động binh lực như vậy đòi hỏi các bên
phải tiêu tốn một nguồn lực quốc gia lớn. Đồng thời, vượt qua khu vực
phi quân sự sẽ "khó ăn nói" với quốc tế. Việc sử dụng tên lửa tầm xa có
thể được cân nhắc, nhưng thực tế, Triều Tiên tuy tự lực phát
triển công nghệ tên lửa nhưng chất lượng của chúng vẫn còn là dấu hỏi.
Độ chính xác, khả năng chống nhiễu và thậm chí, tránh đòn đánh chặn của
hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đang bố trí dày đặc trong khu vực ra
sao?
Với Triều Tiên, vũ khí phù hợp nhất vẫn là
pháo binh, hỏa lực chủ yếu và “rất dồi dào” trong kho vũ khí nước này.
Với tầm bắn và sức mạnh hỏa lực đáng kể, Triều Tiên có thể triển khai một cuộc tấn công từ bên này biên giới với Hàn Quốc và đạt hiệu quả “hủy diệt” như mong muốn của các nhà lãnh đạo ở Bình Nhưỡng.
Triều Tiên sở hữu kho pháo binh đồ sộ và phong phú. |
Phương án mà Hàn Quốc đưa ra cũng tương tự bởi vũ khí của quân đội nước này tuy hiện đại nhưng số lượng ít hơn nhiều so với vũ khí tương tự của Triều Tiên. Khi chất lượng khó có thể bù lại số lượng, giải pháp khả thi hơn cả vẫn là “đấu pháo” và chờ sự hỗ trợ của đồng minh là Mỹ.
Còn Mỹ, với xu hướng đối ngoại được hình thành từ nhiệm
kỳ trước của Tổng thống Obama, Washington sẽ hành xử giống ở nhiều nơi
khác, cố gắng tới mức thấp nhất phải sử dụng tới biện pháp quân sự, và
trong trường hợp phải động binh thì cũng hạn chế tới mức thấp nhất sự
can thiệp.
Khả năng mà Mỹ hỗ trợ đồng minh Hàn Quốc nhiều nhất trong trường hợp này là sử dụng các vũ khí tấn công đường không chính xác cao nhắm vào các căn cứ quân sự của Triều Tiên nhằm hạn chế sức mạnh hỏa lực của đối phương.
Mỹ sẽ chủ động tấn công nếu Bình Nhưỡng còn khiêu khích
Quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, tùy thuộc vào mức độ gây hấn, khiêu khích của Bắc Triều Tiên và tình huống cụ thể, Mỹ có thể chủ động tấn công vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên.
Hãng thông tấn Yonhap Hàn Quốc ngày 24/3 đưa tin, quân đội Mỹ và Hàn Quốc vừa ký kết vào một bản kế hoạch hợp tác chống lại "những hành động gây hấn" của Bắc Triều Tiên.
Bản kế hoạch hợp tác tác chiến được ký giữa Tổng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc tướng Jung Seung-jo và tướng James Thurman, Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc và nó đã có hiệu lực ngay lập tức.
Kế hoạch bao gồm các thủ tục tham vấn ý kiến và hành động cho phép liên quân Mỹ - Hàn ứng phó lập tức với các mối đe dọa và "hành vi khiêu khích" từ Bình Nhưỡng, đại diện Bộ tư lệnh liên hợp cho hay.
Mỹ và Hàn Quốc đã bàn bạc về kế hoạch này từ năm 2010 khi Triều Tiên phóng ngư lôi bắn chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc và pháo kích hòn đảo Yeonpyeong ở Hoàng Hải khiến 48 thủy thủ và 2 dân thường Hàn Quốc thiệt mạng.
Sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quân sự Mỹ - Hàn càng trở nên khẩn trương và bức thiết trong bối cảnh căng thẳng tăng cao trên bán đảo Triều Tiên "sau một loạt hành động khiêu khích từ Bình Nhưỡng", Yonhap cho biết.
Pháo binh Triều Tiên tập trận trong lúc tình hình bán đảo liên tục căng thẳng |
Tổng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc khẳng định, mối đe dọa quân sự từ Bắc Triều Tiên là có thật. "Chúng tôi sẵn sàng trả đũa nghiêm khắc các hành động khiêu khích của Triều Tiên như bản kế hoạch này", tướng Jung Seung-jo nói, "kế hoạch này cho phép quân đội Hàn Quốc và Mỹ phản ứng mạnh mẽ hơn so với 2 kế hoạch riêng biệt."
Theo kế hoạch mới, quân đội Hàn Quốc được thiết lập để đóng một vai trò tích cực hơn trong bất kỳ chiến dịch nào chống lại các "hành động khiêu khích" của Bắc Triều Tiên ngay từ giai đoạn đầu.
Trước đó quân đội Hàn Quốc chịu trách nhiệm đối phó với bất kỳ hành động "gây hấn" nào từ Bình Nhưỡng và Mỹ chỉ điều động lực lượng tham gia khi một cuộc chiến tranh bùng nổ trên bán đảo.
Một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, tùy thuộc vào mức độ gây hấn, khiêu khích của Bắc Triều Tiên và tình huống cụ thể, Mỹ có thể chủ động tấn công vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên.
Nếu các "hành động khiêu khích" của Bình Nhưỡng leo thang, Mỹ sẽ điều quân tiếp viện từ trong cũng như ngoài lãnh thổ Hàn Quốc, bao gồm các căn cứ ở Nhật Bản và các nơi khác dưới quyền chỉ huy của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương.
Hiện tại Mỹ đang duy trì khoảng 28.500 quân tại Hàn Quốc, một "di sản" của chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải hiệp ước hòa bình.
Chế độ Bình Nhưỡng có thể bị khủng hoảng nội bộ
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Chủ nhật, ngày 07 tháng tư năm 2013
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un, ảnh chụp 31/03/2013 (REUTERS / KCNA)
Trong 24 giờ qua, Bắc Triều Tiên đã đưa ra nhiều động thái làm tình
hình nóng thêm như là sắp bị tấn công. Quân đội đặt tên lửa tầm trung
thứ hai lên bệ phóng hướng về phía Hoa Kỳ. Bình Nhưỡng cảnh báo ngoại
giao đoàn quốc tế nên di tản trước ngày 10/04/2013 vì không bảo đảm
được an toàn khi chiến tranh xảy ra.
Phải chăng không khí căng thẳng bên ngoài này là hiện tượng của một cuộc khủng hoảng chính trị bên trong ? Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias phân tích :
Nhân viên ngoại giao tại các tòa đại sứ nước ngoài và của các tổ chức thiện nguyện phi chính phủ làm việc tại Bình Nhưỡng đều không tỏ ra lo âu chút nào. Kiều dân Tây phương khẳng định là không cảm thấy dấu hiệu căng thẳng đặc biệt nào tại thủ đô Bắc Triều Tiên. Do vậy, chưa một ai muốn di tản.
Tại Seoul, nhiều người cho rằng « đề nghị sứ quán nước ngoài suy tính chuyện sơ tán » hôm qua 05/04/2013 chỉ là một trò chiến tranh tâm lý của chế độ Bình Nhưỡng. Chiến thuật dàn cảnh này đã thành công trong việc duy trì áp lực.
Nhưng đối với báo chí Hàn Quốc, cuộc khủng hoảng này thể hiện tình trạng căng thẳng bên trong chế độ. Đầu tháng Tư, một nhật báo Hàn Quốc khẳng định lãnh tụ trẻ tuổi Kim Jong Un thoát được một âm mưu đảo chính của quân đội hồi tháng 11/2012. Một nhật báo khác cho biết Jim Jong Un dường như đã tăng cường lực lượng cận vệ và các biện pháp an ninh mỗi khi di chuyển.
Mặc dù có ít thông tin từ Bình Nhưỡng nhưng rất có thể chế độ này đang cần gây căng thẳng xung khắc với bên ngoài để kiểm soát tình hình nội bộ bên trong. Ở Hàn Quốc, đối lập trung tả đề nghị gửi một đặc sứ sang Bắc Triều Tiên. Lãnh đạo đối lập Moon Hee Sang nhận định là đã đến lúc phải đưa một sứ giả đi tìm một giải pháp ngoại giao.
Phương án này đã từng được thực hiện trong quá khứ và mang lại kết quả. Năm 1994, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đến Bình Nhưỡng và giải tỏa được tình thế căng thẳng, rất nghiêm trọng, giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên.
Một chi tiết đáng được chú ý là từ những ngày qua, Hoa Kỳ chứng tỏ ý chí xoa dịu tình hình, tránh đổ dầu vào lửa, không trả đũa theo lối ăn miếng trả miếng thái độ khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Cuộc khủng hoảng này còn có cơ may giải quyết bằng ngoại giao".
Hiện nay, các phương tiện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực đã khá hùng hậu. Ngoài 28.500 quân tại Hàn Quốc và 50.000 quân ở Nhật Bản, Washington còn duy trì gần 6000 binh sĩ tại đảo Guam và 50.000 quân tại Hawai. Đảo Guam vừa là căn cứ hải quân với tàu ngầm nguyên tử vừa là căn cứ không quân với pháo đài bay B52, oanh tạc cơ tàng hình B2 và chiến đấu cơ tàng hình F22.
Hơn 40 chiến hạm Mỹ ngày đêm hoạt động trong vùng Thái Bình Dương. Chỉ riêng quân cảng Yokosuka tại Nhật Bản, hậu cứ của hàng không mẫu hạm USS George-Washington, lực lượng hải thuyền của Mỹ tại đây còn có 2 tuần dương hạm và 7 khu trục hạm.
Mặc khác, hàng không mẫu hạm USS John-Stennis và hạm đội hộ tống, sau hải vụ tại vùng Vịnh, trên đường về được bố trí ở Singapore. Tuy nhiên đến giờ phút này, theo Washington, không có tín hiệu báo trước Bắc Triều Tiên ra tay ở quy mô lớn.
Nhà phân tích Siegfried Hecker, giáo sư đại học Stanford, cũng như hầu hết giới quan sát Tây phương không tin là Bắc Triều Tiên có khả năng tấn công bằng bom hạt nhân : « tại sao Bình Nhưỡng sử dụng bom nguyên tử trong khi họ biết chắc hậu quả là sẽ bị tiêu diệt ? ».
Tuy nhiên, ông Siegfried Hecker cảnh báo : Kim Jong Un « non trẻ và thiếu kinh nghiệm » có thể sẽ tính sai một nước trong ván cờ thách đố Hoa Kỳ.
Tú Anh (RFI)
Phải chăng không khí căng thẳng bên ngoài này là hiện tượng của một cuộc khủng hoảng chính trị bên trong ? Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias phân tích :
Nhân viên ngoại giao tại các tòa đại sứ nước ngoài và của các tổ chức thiện nguyện phi chính phủ làm việc tại Bình Nhưỡng đều không tỏ ra lo âu chút nào. Kiều dân Tây phương khẳng định là không cảm thấy dấu hiệu căng thẳng đặc biệt nào tại thủ đô Bắc Triều Tiên. Do vậy, chưa một ai muốn di tản.
Tại Seoul, nhiều người cho rằng « đề nghị sứ quán nước ngoài suy tính chuyện sơ tán » hôm qua 05/04/2013 chỉ là một trò chiến tranh tâm lý của chế độ Bình Nhưỡng. Chiến thuật dàn cảnh này đã thành công trong việc duy trì áp lực.
Nhưng đối với báo chí Hàn Quốc, cuộc khủng hoảng này thể hiện tình trạng căng thẳng bên trong chế độ. Đầu tháng Tư, một nhật báo Hàn Quốc khẳng định lãnh tụ trẻ tuổi Kim Jong Un thoát được một âm mưu đảo chính của quân đội hồi tháng 11/2012. Một nhật báo khác cho biết Jim Jong Un dường như đã tăng cường lực lượng cận vệ và các biện pháp an ninh mỗi khi di chuyển.
Mặc dù có ít thông tin từ Bình Nhưỡng nhưng rất có thể chế độ này đang cần gây căng thẳng xung khắc với bên ngoài để kiểm soát tình hình nội bộ bên trong. Ở Hàn Quốc, đối lập trung tả đề nghị gửi một đặc sứ sang Bắc Triều Tiên. Lãnh đạo đối lập Moon Hee Sang nhận định là đã đến lúc phải đưa một sứ giả đi tìm một giải pháp ngoại giao.
Phương án này đã từng được thực hiện trong quá khứ và mang lại kết quả. Năm 1994, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đến Bình Nhưỡng và giải tỏa được tình thế căng thẳng, rất nghiêm trọng, giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên.
Một chi tiết đáng được chú ý là từ những ngày qua, Hoa Kỳ chứng tỏ ý chí xoa dịu tình hình, tránh đổ dầu vào lửa, không trả đũa theo lối ăn miếng trả miếng thái độ khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Cuộc khủng hoảng này còn có cơ may giải quyết bằng ngoại giao".
Hiện nay, các phương tiện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực đã khá hùng hậu. Ngoài 28.500 quân tại Hàn Quốc và 50.000 quân ở Nhật Bản, Washington còn duy trì gần 6000 binh sĩ tại đảo Guam và 50.000 quân tại Hawai. Đảo Guam vừa là căn cứ hải quân với tàu ngầm nguyên tử vừa là căn cứ không quân với pháo đài bay B52, oanh tạc cơ tàng hình B2 và chiến đấu cơ tàng hình F22.
Hơn 40 chiến hạm Mỹ ngày đêm hoạt động trong vùng Thái Bình Dương. Chỉ riêng quân cảng Yokosuka tại Nhật Bản, hậu cứ của hàng không mẫu hạm USS George-Washington, lực lượng hải thuyền của Mỹ tại đây còn có 2 tuần dương hạm và 7 khu trục hạm.
Mặc khác, hàng không mẫu hạm USS John-Stennis và hạm đội hộ tống, sau hải vụ tại vùng Vịnh, trên đường về được bố trí ở Singapore. Tuy nhiên đến giờ phút này, theo Washington, không có tín hiệu báo trước Bắc Triều Tiên ra tay ở quy mô lớn.
Nhà phân tích Siegfried Hecker, giáo sư đại học Stanford, cũng như hầu hết giới quan sát Tây phương không tin là Bắc Triều Tiên có khả năng tấn công bằng bom hạt nhân : « tại sao Bình Nhưỡng sử dụng bom nguyên tử trong khi họ biết chắc hậu quả là sẽ bị tiêu diệt ? ».
Tuy nhiên, ông Siegfried Hecker cảnh báo : Kim Jong Un « non trẻ và thiếu kinh nghiệm » có thể sẽ tính sai một nước trong ván cờ thách đố Hoa Kỳ.
Tú Anh (RFI)
Bắc Triều Tiên « đề nghị » Matxcơva di tản sứ quán tại Bình Nhưỡng
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ bảy, ngày 06 tháng tư năm 2013
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, 31/03/2013, Bình Nhưỡng. (REUTERS/KCNA)
Bình Nhưỡng gây thêm không khí căng thẳng : kêu gọi các sứ quán nước
ngoài sơ tán nhân viên. Phát ngôn viên sứ quán Nga tại Bình Nhưỡng xác
nhận thông tin này. Tại Berlin, đại sứ Bắc Triều Tiên bị chính phủ Đức
triệu mời để phản đối thái độ hung hăng đe dọa chiến tranh trong những
ngày qua.
Theo phát ngôn viên sứ quán Nga tại Bình Nhưỡng Denis Samsonov thì vào ngày hôm nay 05/04/2013, một viên chức bộ ngoại giao Bắc Triều Tiên đã « đề nghị với phía Nga xem xét khả năng sơ tán nhân viên của sứ quán ». Nhà ngoại giao Nga cho biết thêm là các tòa đại sứ ngoại quốc khác cũng đã nhận được đề nghị này do tình hình mỗi lúc mỗi nghiêm trọng. Cũng theo ông Denis Samsonov thì nước Nga đã ghi nhận yêu cầu này của Bắc Triều Tiên và hiện đang « ở trong giai đoạn lấy quyết định ».
Trả lời câu hỏi của hãng thông tấn Interfax và RIA Novosti về tình hình tại chỗ, phát ngôn viên sứ quán Nga mô tả là « rất yên tĩnh… Hôm nay là ngày lễ ở Bắc Triều Tiên ».
Trong khi đó tại Berlin, phát ngôn viên bộ ngoại giao Đức cho hay là đã triệu đại sứ Bắc Triều Tiên lên bộ ngoại giao để nghe phản đối. Thông điệp của chính phủ Đức là « không thể chấp nhận hành động leo thang khiêu khích đe dọa liên tục của Bình Nhưỡng ». Bộ ngoại giao Đức cho biết thêm là vào tuần tới, nhóm G8 sẽ họp tại Luân Đôn để tìm một biện pháp « kiên quyết » đối phó với Bắc Triều Tiên.
Tại Hàn Quốc, sự kiện Bình Nhưỡng đưa lên bệ phóng một tên lửa tầm trung thứ hai không làm Seoul nao núng.
Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias giải thích :
"Trong cuộc họp báo tại Seoul, bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl Jae, đặc trách quan hệ hai miền nam-bắc nhắc lại rằng Hàn Quốc sẵn sàng thi hành chính sách hợp tác với Bắc Triều Tiên với điều kiện là chế độ miền bắc phải chấm dứt thái độ khiêu khích . Ông nói ''Chúng tôi không khuất phục một cách thụ động trước những lời đe dọa và khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Phản ứng đáp trả của Hàn Quốc sẽ rất cứng rắn. Thông điệp của chúng tôi mạnh mẽ và rõ ràng : chúng tôi sẽ có biện pháp tương xứng với mọi động thái sai trái của miền bắc''.
Seoul đã yêu cầu Bình Nhưỡng mở lại con đường dẫn vào đặc khu công nghiệp Kaesong bị quân đội miền bắc đóng chốt ngăn chận từ ba ngày nay. Hơn 600 nhân viên Hàn Quốc bị kẹt lại tại chỗ, nhưng bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc tỏ ý yên tâm về tình trạng an toàn cho những công dân này. Ông nói tình hình hiện nay chưa nguy hiểm lắm chưa cần tính chuyện di tản ».
Nếu Bắc Triều Tiên tiếp tục phong tỏa con đường xuyên qua biên giới thì không bao lâu Kaesong sẽ bị hết nhiên liệu và nguyên liệu. Đặc khu công nghiệp sẽ bị tê liệt. "
Tú Anh (RFI)
Theo phát ngôn viên sứ quán Nga tại Bình Nhưỡng Denis Samsonov thì vào ngày hôm nay 05/04/2013, một viên chức bộ ngoại giao Bắc Triều Tiên đã « đề nghị với phía Nga xem xét khả năng sơ tán nhân viên của sứ quán ». Nhà ngoại giao Nga cho biết thêm là các tòa đại sứ ngoại quốc khác cũng đã nhận được đề nghị này do tình hình mỗi lúc mỗi nghiêm trọng. Cũng theo ông Denis Samsonov thì nước Nga đã ghi nhận yêu cầu này của Bắc Triều Tiên và hiện đang « ở trong giai đoạn lấy quyết định ».
Trả lời câu hỏi của hãng thông tấn Interfax và RIA Novosti về tình hình tại chỗ, phát ngôn viên sứ quán Nga mô tả là « rất yên tĩnh… Hôm nay là ngày lễ ở Bắc Triều Tiên ».
Trong khi đó tại Berlin, phát ngôn viên bộ ngoại giao Đức cho hay là đã triệu đại sứ Bắc Triều Tiên lên bộ ngoại giao để nghe phản đối. Thông điệp của chính phủ Đức là « không thể chấp nhận hành động leo thang khiêu khích đe dọa liên tục của Bình Nhưỡng ». Bộ ngoại giao Đức cho biết thêm là vào tuần tới, nhóm G8 sẽ họp tại Luân Đôn để tìm một biện pháp « kiên quyết » đối phó với Bắc Triều Tiên.
Tại Hàn Quốc, sự kiện Bình Nhưỡng đưa lên bệ phóng một tên lửa tầm trung thứ hai không làm Seoul nao núng.
Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias giải thích :
"Trong cuộc họp báo tại Seoul, bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl Jae, đặc trách quan hệ hai miền nam-bắc nhắc lại rằng Hàn Quốc sẵn sàng thi hành chính sách hợp tác với Bắc Triều Tiên với điều kiện là chế độ miền bắc phải chấm dứt thái độ khiêu khích . Ông nói ''Chúng tôi không khuất phục một cách thụ động trước những lời đe dọa và khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Phản ứng đáp trả của Hàn Quốc sẽ rất cứng rắn. Thông điệp của chúng tôi mạnh mẽ và rõ ràng : chúng tôi sẽ có biện pháp tương xứng với mọi động thái sai trái của miền bắc''.
Seoul đã yêu cầu Bình Nhưỡng mở lại con đường dẫn vào đặc khu công nghiệp Kaesong bị quân đội miền bắc đóng chốt ngăn chận từ ba ngày nay. Hơn 600 nhân viên Hàn Quốc bị kẹt lại tại chỗ, nhưng bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc tỏ ý yên tâm về tình trạng an toàn cho những công dân này. Ông nói tình hình hiện nay chưa nguy hiểm lắm chưa cần tính chuyện di tản ».
Nếu Bắc Triều Tiên tiếp tục phong tỏa con đường xuyên qua biên giới thì không bao lâu Kaesong sẽ bị hết nhiên liệu và nguyên liệu. Đặc khu công nghiệp sẽ bị tê liệt. "
Tú Anh (RFI)
Bình Nhưỡng biết cuộc tấn công tổng lực sẽ là tự sát
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ bảy, ngày 06 tháng tư năm 2013
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nói điều đó sẽ "không có gì bất ngờ" bởi nước này trước đây từng có những hành động như vậy.
Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang Iran, Chuẩn tướng Masoud Jazayeri
tuyên bố Triều Tiên không có sự lựa chọn nào khác là phải "đối đầu" với
Mỹ.
Theo tạp chí "Stars & Stripes" (Mỹ) ngày 2/4, những người ngoài cuộc
nghĩ rằng cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên có thể xảy ra bất cứ
lúc nào. Tuy nhiên, đối với người Hàn Quốc, cuộc khủng hoảng hiện nay
với Triều Tiên chỉ là một chương mới trong lịch sử đối đầu lâu dài với
người hàng xóm của họ.
Mặc dù trong hai tuần qua, lực lượng Mỹ liên tục phô trương sức mạnh
bằng các phương tiện chiến tranh hiện đại, song hầu hết binh sĩ Mỹ đồn
trú tại Hàn Quốc lại quan tâm hơn đến việc nghỉ phép và các khoản cắt
giảm ngân sách, chứ không phải là triển vọng của một cuộc chiến tranh
lớn hoặc một cuộc tấn công hạt nhân.
Căng thẳng liên tục leo thang - được thể hiện như một ván cờ “ăn miếng
trả miếng” giữa Triều Tiên và liên minh Mỹ-Hàn - là chủ đề nổi bật của
các phương tiện truyền thông trên thế giới, từ đó làm cho nhiều người
liên tục gọi điện thoại hoặc gửi thư điện tử bày tỏ tâm trạng đầy lo
lắng cho người thân đang sinh sống hoặc làm việc tại Hàn Quốc.
Nhiều người lo ngại Triều Tiên có thể phát động một cuộc tấn công khiêu
khích như họ từng nã pháo lên một hòn đảo của Hàn Quốc gần biên giới
biển tranh chấp giữa hai nước năm 2011 hoặc khi họ bắn chìm một tàu hải
quân Hàn Quốc đầu năm 2011.
Triều Tiên đã phát triển truyền thống thách thức các tân tổng thống Hàn
Quốc trong bối cảnh bà Park Geun-hye vừa lên nhậm chức Tổng thống Hàn
Quốc được hai tháng. Với mức độ sẵn sàng như hiện nay, Triều Tiên có thể
không mất nhiều thời gian để phát động một cuộc tấn công. Tuy nhiên,
Bình Nhưỡng biết rằng, một cuộc tấn công tổng lực sẽ là tự sát và liệu
đồng minh Trung Quốc có can thiệp như trong cuộc chiến tranh Triều Tiên
hay không?
Binh sĩ Hàn Quốc tập trận đối phó với sự khiêu khích của Triều Tiên. (Nguồn: AFP) |
Căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên đã "đi quá xa"
Trong hai thập kỷ qua, Triều Tiên sử dụng chính sách bên miệng hố chiến tranh để đòi viện trợ và các nhượng bộ từ phương Tây.
Lần này, Triều Tiên có nhiều hành động đáng lo ngại hơn như phóng tên
lửa thành công hồi tháng 12/2012, tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba
vào tháng 2/2013, tiếp đó liên tục đưa ra những tuyên bố hiếu chiến đe
dọa biến Seoul và Washington thành “biển lửa”, cắt đứt thông tin liên
lạc hai chiều tại khu phi quân sự, tuyên bố hiệp định đình chiến với Hàn
Quốc là vô giá trị và tuyên bố bán đảo Triều Tiên trong “tình trạng
chiến tranh”, sẵn sàng phát động cuộc tấn công bằng tên lửa phá hủy các
căn cứ quân sự của Hàn Quốc và Mỹ, chiếm toàn bộ Hàn Quốc trong 3 ngày.
Ngày 2/4, Bình Nhưỡng còn tuyên bố sẽ bắt đầu tái khởi động một lò phản
ứng plutoni và tăng cường sản xuất urani ở cấp độ có thể chế tạo vũ khí.
Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc cũng có những động thái chuẩn bị. Mỹ đã thể
hiện sức mạnh bằng cách huy động các máy bay ném bom chiến lược B-52,
một tàu ngầm tấn công hạt nhân, các máy bay chiến đấu F-22 và 2 máy bay
ném bom tàng hình B-2 từ căn cứ không quân ở Missouri tham gia các cuộc
diễn tập với Hàn Quốc.
Ngoài ra, tàu khu trục tên lửa có điều khiển lớp Aegis mang tên “McCain
USS” được Mỹ sử dụng cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đang thả neo
ở ngoài khơi bờ biển tây nam của bán đảo Triều Tiên và một trạm ra đa
đặt căn cứ trên biển đang trên dường di chuyển gần hơn đến Triều Tiên để
theo dõi các vụ phóng tên lửa.
Triều Tiên liệu có mở cuộc tấn công để giữ thể diện?
Cùng lúc đó, tân Tổng thống Hàn Quốc cam kết “phản ứng mạnh mẽ” trước
bất cứ cuộc tấn công nào của Triều Tiên và cho phép các đơn vị quân sự
địa phương được quyền phản ứng theo cách riêng của họ.
Có ý kiến cho rằng, với những tuyên bố và hành động hiếu chiến, nhà lãnh
đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang muốn "đánh bóng tên tuổi" ở trong nước
và nỗ lực thu hút sự ủng hộ của quân đội.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến nói rằng Triều Tiên sẽ sớm công bố những gì họ
thực sự mong muốn để thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, đó chính là
các khoản viện trợ lương thực, nhiên liệu và đàm phán trực tiếp với Mỹ
để đổi lấy việc đưa vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân của nước này lên
bàn đàm phán.
Song, vấn đề là tại thời điểm đó, liệu Mỹ và các nước đồng minh có sẵn
sàng ngồi vào bàn đàm phán? Liệu cách tiếp cận theo đường lối cứng rắn
của các bên trong đàm phán có tiếp tục được thể hiện bằng sức mạnh? Nếu
thế, ván cờ hiện nay sẽ chấm dứt như thế nào?./.
(TTXVN)
Chiến tranh Triều Tiên sẽ bùng nổ vào 10/4?
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ bảy, ngày 06 tháng tư năm 2013
Triều Tiên vừa lên tiếng cho biết, họ sẽ không thể bảo đảm an toàn cho
các đại sứ quán nước ngoài đang hoạt động ở thủ đô Bình Nhưỡng sau ngày
10/4. Vì vậy, Triều Tiên đã kêu gọi Nga, Anh và các nước Châu Âu khác
hãy sơ tán nhân viên ngoại giao của mình ra khỏi Bình Nhưỡng trong bối
cảnh căng thẳng hạt nhân đang leo thang nghiêm trọng.
Các nước Châu Âu ngày hôm qua (5/4) đã nhận được một bức thư gợi ý họ
nên rút khỏi thủ đô Bình Nhưỡng. Diễn biến mới nhất này diễn ra sau khi
Triều Triên vừa đưa hai tên lửa tầm trung đến bờ biển phía đông và đặt
chúng lên bệ phóng.
"Bức thư nói rằng, từ ngày 10/4, chính phủ Triều Tiên sẽ không thể bảo
đảm sự an toàn cho các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế đang hoạt động
trong nước khi xung đột xảy ra", một phát ngôn viên của Văn phòng Đối
ngoại Anh cho biết.
Binh lính Hàn Quốc ở khu vực biên giới đang theo dõi chặt chẽ nhất cử nhất động bên phía nước láng giềng Triều Tiên. |
"Theo chúng tôi hiểu thì Triều Tiên đang muốn hỏi liệu các đại sứ quán
có ý định rời khỏi nước họ hay không chứ không phải là khuyên chúng tôi
rút đi”, nữ phát ngôn viên người Anh nói thêm.
Anh đang cân nhắc bước tiếp theo trong khi nhắc nhở Triều Tiên về trách
nhiệm của nước này theo Công ước Vienna về việc bảo vệ các phái đoàn
ngoại giao.
Nga - nước có mối quan hệ tương đối thân thiết với Triều Tiên, cũng nhận được thông điệp trên từ Bình Nhưỡng.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Moscow đang giữ liên lạc thường
xuyên với các đối tác, trong đó có Trung Quốc để tìm hiểu về gợi ý đầy
bất ngờ và đáng lo ngại của Triều Tiên.
"Gợi ý của Triều Tiên được gửi tới tất cả các đại sứ quán nước ngoài
đang hoạt động ở thủ đô Bình Nhưỡng và chúng tôi đang cố làm rõ tình
hình”, các hãng tin Nga dẫn lời ông Lavrov cho biết.
"Chúng tôi đang liên lạc thường xuyên với các đối tác Trung Quốc và Mỹ”
cũng như những nước tham gia vào tiến trình đàm phán 6 bên đang bị đóng
băng để làm rõ “nhiều nhân tố” liên quan đến lời đề nghị của Triều Tiên.
Ở thủ Sofia, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bulgaria cho biết, họ cũng
đã nhận được bức thư giống như các nước Châu Âu khác, trong đó yêu cầu
nước này cân nhắc khả năng rút các nhân viên ngoại giao ra khỏi thủ đô
Bình Nhưỡng vì các lý do an toàn.
"Vâng, chúng tôi cùng với các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU)
khác đều đã nhận được một bức thư của Thứ trưởng Ngoại giao CHDCND Triều
Tiên”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bulgaria – ông Dimitar Yaprakov cho
hay. Theo ông này, tất cả các đại sứ nước ngoài đều đã được Bộ Ngoại
giao Triều Tiên triệu tập và được nói rằng, “họ sẵn sàng giúp đỡ chúng
tôi nếu chúng tôi muốn sơ tán phái đoàn của mình”, ông Yaprakov nói.
Ông Yaprakov cho biết thêm: "Trưởng phái đoàn ngoại giao các nước EU sẽ
có cuộc họp ở thủ đô Bình Nhưỡng trong ngày mai để thảo luận về một lập
trường cũng như hành động chung” trước lời đề nghị của phía Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Czech cũng xác nhận những thông tin nói trên. “Tôi có thể
xác nhận điều đó. Mỗi đại sứ quán Czech đều có một kế hoạch chi tiết
phải làm gì trong trường hợp có khủng hoảng. Nếu tình hình đòi hỏi những
bước đi như vậy thì chúng tôi sẵn sàng thực hiện”, phát ngôn viên Karel
Srol ở thủ đô Prague cho biết.
Tại sao Triều Tiên đề nghị các đại sứ quán sơ tán?
Một loạt nước đều đã lên tiếng xác nhận thông tin về việc Triều Tiên đề
nghị họ sơ tán khỏi nước này đề phòng trường hợp căng thẳng leo thang.
Động thái mới nhất của Bình Nhưỡng đã khiến cộng đồng quốc tế đặc biệt
lo ngại. Nhiều người đang tự hỏi, liệu đó có phải là bước đi nhằm chuẩn
bị cho một cuộc chiến tranh và cái ngày 10/4 mà Triều Tiên đưa ra trong
bức thư có phải là ngày mà nước này định ra để phát động một cuộc chiến
tranh hay không?
Người ta cũng đang tự hỏi, có thực sự Bình Nhưỡng đang nghiêm túc trong
việc cảnh báo về một cuộc chiến tranh hay đây vẫn tiếp tục là một “đòn
gió”, một lời đe dọa trong hàng loạt những lời đe dọa được đưa ra trong
những tuần gần đây?
Có vẻ như nhiều nước vẫn tin rằng, việc Triều Tiên đề nghị các phái đoàn
ngoại giao rút khỏi nước họ thực chất vẫn chỉ là lời đe dọa.
Văn phòng Ngoại giao Anh hôm qua (5/4) cho biết, họ “không có ý định sơ
tán đại sứ quán ở thủ đô Bình Nhưỡng”. Tuy nhiên, Anh cũng có phần lo
lắng về động thái mới nhất của Triều Tiên.Nước này cho biết, họ đang cân
nhắc bước đi tiếp theo, trong đó có việc khuyến cáo người dân về việc
đến Triều Tiên.
Cũng giống như Anh, Nga cũng tuyên bố “đang xem xét lời đề nghị của
Triều Tiên nhưng chưa có kế hoạch sơ tán trong thời điểm này”. Moscow
cũng khẳng định, chưa thấy có dấu hiệu rõ ràng nào về căng thẳng leo
thang ở chính thủ đô Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Nga cũng khẳng định, an
toàn của công dân nước này là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ quyết định
nào.
"Không may, tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang diễn biến theo một
cách mà chúng ta không muốn. Đối với chúng tôi, sự an toàn cho các công
dân của mình là ưu tiên”, một nguồn tin giấu tên trong chính phủ Nga
nhấn mạnh.
(VnMedia)
No comments:
Post a Comment