Thursday, June 6, 2013

THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY 7.6.2013

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục"

00:01:01 25/05/2013

Một thị trấn đặc biệt với tên gọi "cái hố của người da trắng" giúp con người tránh nóng ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 50 độ C.

Ý tưởng sống trong lòng đất thường mang đến cho ta những suy nghĩ về một không gian tối, ẩm thấp và chật hẹp. Nhưng Coober Pedy ở Úc là một thị trấn đặc biệt với bao điều kỳ lạ: nhiệt độ ở đây luôn duy trì ở mức 24 độ C ngay cả khi mặt đất có tỏa nhiệt tới 50 độ C vào mùa hè.

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 1
Từ một lịch sử hình thành thú vị…

Coober Pedy là một thị trấn nhỏ nằm ở miền Nam nước Úc. Cái tên Coober Pedy bắt nguồn từ ngôn ngữ của những người thổ dân địa phương có nghĩa là “cái hố của người da trắng”. 

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 2

Năm 1915, khi những người tìm vàng phát hiện ra trữ lượng lớn ngọc mắt mèo (opal) thì nơi đây bắt đầu nổi tiếng. Cư dân nhiều nơi đổ xô đến đây khai thác và tạo ra vô số những hố rỗng trong lòng đất. Bởi vậy mà Coober Pedy còn được biết đến là “thủ đô của ngọc mắt mèo trên thế giới”.

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 3
Hình ảnh của opal.

Opal là một khoáng vật quý hiếm hơn cả hồng ngọc và kim cương. Ngày xưa, chúng được dùng làm vật liệu trang trí trên các đền đài và cung điện. Ngày nay, opal được xem là một món hàng trang sức có giá trị cao.

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 4

Chính vì giá trị lớn của opal nên những người khai thác mỏ theo dạng thủ công nơi đây đã xây dựng những ngôi nhà trong hầm từ chính những hố rỗng ban đầu để phục vụ mục đích khai thác là chính. 

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 5
Theo thời gian, công việc tìm kiếm ngày càng trở nên quy mô hơn. Họ tiếp tục mở rộng diện tích tìm kiếm và nhiều ngôi nhà lớn được xây dựng. Dần dần, những ngôi nhà xây dựng theo dạng hầm trú ẩn tạm thời đã trở thành một khu dân cư nhộn nhịp dưới lòng đất.

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 6

Đây chính là lý do mà bất cứ du khách nào đến Coober Pedy cũng không khỏi ngạc nhiên bởi hàng trăm khối hình trụ nhô lên mặt đất. Đó là những ống thông khói và trục thông gió của căn nhà dưới lòng đất - được gọi là “dugouts”. Nơi đây cũng trở thành địa điểm lý tưởng cho ai muốn trốn cái nóng "như thiêu như đốt" ở Coober Pedy.

… đến một thị trấn có 1-0-2 trên thế giới…

Ngày nay, Coober Pedy đã phát triển thành một trong những địa điểm độc đáo nhất nước Úc. Mặc dù dân số thị trấn chỉ hơn 3.000 người, nhưng thật khó để tìm thấy bất kì người nào hay nhà ở nào trên mặt đất. Do thời tiết mùa hè ở đây quá khắc nghiệt nên người dân thích sống trong những ngôi nhà ngầm đích thực.

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 7

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 8
Những ngôi nhà tuyệt đẹp trong lòng đất này có lối đi vào nhà liền kề với phố bên ngoài. Nhiều người dân thậm chí còn thiết kế những khu vườn nhỏ trước lối vào để tăng thêm màu sắc tươi sáng cho khung cảnh nơi đây.

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 9

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 10

Vật liệu chính bên trong các ngôi nhà là đá sa thạch bởi nó dễ khai thác, có tính ổn định và đem lại sự vững chắc cho ngôi nhà. Không chỉ vậy, màu sắc tuyệt đẹp của đá sa thạch không chỉ mang lại sự sang trọng mà còn tôn thêm vẻ ấm áp, thân thiện, đối lập với cái nóng khắc nghiệt của thời tiết bên ngoài vùng sa mạc.

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 11
Tất cả các căn phòng trong căn nhà đều được thông gió thông qua một trục thẳng đứng hẹp. Ánh sáng tự nhiên chiếu vào khu vực nhà bếp, phòng sinh hoạt qua một trục thông ánh sáng lớn hơn. Phòng ngủ thì được đẩy lui, nằm phía sau cùng của ngôi nhà để giữ được sự yên tĩnh tuyệt đối. 

Khí hậu nơi đây cũng rất tuyệt vời. Cho dù nhiệt độ trên mặt đất có đạt tới ngưỡng 50 độ C vào mùa hè hay dưới 0 độ vào mùa đông thì nhiệt độ ở những ngôi nhà trong lòng đất luôn luôn giữ một mức ổn định hoàn hảo - khoảng 24 độ C, độ ẩm 20%. 

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 12
Hình ảnh một nhà thờ dưới lòng đất.

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 13

Mặc dù sống dưới lòng đất nhưng đó không phải là lý do hạn chế trí tưởng tưởng kì diệu của người dân Coober Pedy. Họ chạm khắc vô số những hình ảnh tuyệt đẹp, kỳ lạ song vô cùng tinh tế ở khắp nơi bên trong “hang động”.

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 14
Cửa hàng sách báo

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 15
Cửa hàng trang sức

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 16
Nhà hàng
Nơi đây cũng không khác gì một thị trấn bình thường trên mặt đất: có nhà ở với tất cả cơ sở vật chất, những cửa hàng trang sức, siêu thị, phòng bi-da, quán bar, bể bơi, khách sạn, nhà thờ, nghĩa địa… 

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 17
Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 18
Đặc biệt, ở đây còn có cả một bảo tàng nghệ thuật ngầm (Old Time Mine) từng là hang đá cổ, bên trong có rất nhiều tầng opal được lưu giữ lại, phản ánh một giai đoạn lịch sử của Coober Pedy.

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục" 19

Ngày nay, việc khai thác opal ở Coober Pedy hoàn toàn bị cấm. Nhưng người dân vẫn có thể cải tạo và mở rộng những căn nhà trong lòng đất. Chính những ngôi nhà kì lạ mà tuyệt đẹp dưới lòng đất này đã thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới cũng như các nhà làm phim đến với Coober Pedy.

Video dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn cận cảnh hơn về một căn phòng dưới lòng đất ở Coober Pedy:


* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Environmental Graffiti, Outback Australia, Wikipedia...

Thiên đường "xanh lè" có hố nước đẹp kinh ngạc

00:00:04 15/12/2012

Chắc hẳn bạn sẽ bị hút hồn ngay lập tức với vẻ tuyệt đẹp nơi đây.

Những rạn san hô đa sắc màu luôn đem lại cho du khách những cảm nhận khác nhau về thiên nhiên. Sự hình thành của chúng không đơn giản và phải trải qua một khoảng thời gian tương đối dài. 

Sự kết hợp của những rạn san hô tạo thành một khối liên kết vững chắc, đặc biệt hơn nữa khi chúng kết hợp với nhau, bao quanh một vùng đất để tạo nên một “hòn đảo san hô” tuyệt đẹp. 

Hãy cùng nhau tham quan và tận hưởng khoảnh khắc du lịch qua những địa điểm tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của Lighthouse Reef.

Thiên đường "xanh lè" có hố nước đẹp kinh ngạc 1

Lighthouse Reef là một đảo san hô nằm cách rạn san hô Belize khổng lồ 55km về phía Đông, ở ngoài khơi bờ biển Belize. Hòn đảo có hình bầu dục, dài khoảng 38km, rộng trung bình 8km và cũng giống như tất cả các đảo san hô khác, Lighthouse Reef được bao bọc bởi các dãy san hô đa sắc màu.



Thiên đường "xanh lè" có hố nước đẹp kinh ngạc 2

Các rạn san hô giống như hàng rào tự nhiên chống lại biển và bao quanh một chiếc đầm phá tương đối sâu.


Thiên đường "xanh lè" có hố nước đẹp kinh ngạc 3

Điểm nhấn của đảo san hô Lighhouse Reef là Great Blue Hole - chiếc hố màu xanh lớn nhất thế giới với một rạn san hô khổng lồ bao quanh. 

Vực sâu này có hình tròn, đường kính hơn 300m và sâu khoảng hơn 100m. Vực sâu vốn được hình thành từ một hệ thống hang động đá vôi tồn tại trong suốt kỷ băng hà, là giai đoạn khi mực nước biển còn thấp hơn bây giờ rất nhiều. 

Qua thời kỳ băng giá, nước biển dâng lên ngập các hang động khiến trần động sụp xuống tạo thành Great Blue Hole.



Thiên đường "xanh lè" có hố nước đẹp kinh ngạc 4

Việc thiếu ánh sáng Mặt trời đã ngăn cản sự tăng trưởng của san hô trên các “bức tường” của Blue Hole, nhưng đổi lại, bạn sẽ được chứng kiến một kỳ quan địa chất tuyệt đẹp nơi đây. 

Ở độ sâu 40m, ta có thể quan sát thấy những nhũ đá khổng lồ nhô ra treo lơ lửng trên vách hang. Nơi đây quả là một trong những địa điểm du lịch lặn đẹp và nổi tiếng trên thế giới. 



Thiên đường "xanh lè" có hố nước đẹp kinh ngạc 5

Half Moon Caye Wall là một đảo san hô nằm ở góc phía Đông Nam của Lighthouse Reef. Đây là một hòn đảo có cấu trúc không đối xứng, hoàn toàn được bao quanh bởi một rạn san hô nhiều nhánh. 

Bên trong rạn san hô là một đầm phá với hàng trăm đám san hô nhỏ. Rạn san hô là nơi đánh dấu cho mật độ cũng như sự đa dạng của cả hai loài san hô và cá. Vùng nước sâu hơn là một trong những nơi tăng trưởng và sinh sản của loài cá tầm quan trọng.



Thiên đường "xanh lè" có hố nước đẹp kinh ngạc 6

Angelfish Wall - một bức tường lớn ở gần Half Moon Caye. Cảnh quan sinh vật tuyệt đẹp sẽ mang lại cho du khách cảm giác như mình đang bơi trong một thủy cung hay trong một bể nuôi cá khổng lồ.

Bạn sẽ tìm thấy ở đây một loại cá nhiệt đới đầy màu sắc và một loạt các loại cá vẹt. Bức tường cũng thu hút một lượng lớn cá mú và cá hồng tập trung về đây. 



Thiên đường "xanh lè" có hố nước đẹp kinh ngạc 7

Elkhorn nằm ở phía Nam của Half Caye sở hữu những rạn san hô hình lá rau diếp phát triển trong vùng nước nông. Ở đây, giữa các rạn san hô, bạn có thể tìm thấy tất cả các loại cá đầy màu sắc. 



Thiên đường "xanh lè" có hố nước đẹp kinh ngạc 8

Bạn cũng đừng quên ghé thăm hang Tarpon. Đây là nơi cư ngụ của loài bọt biển ống xanh, san hô sao, những cây san hô đen và rất nhiều loài cá khác nhau, bao gồm cả loài cá mú đen khổng lồ, luôn khiến cho các thợ lặn ngỡ ngàng. 

Những khu vực nhiều cát là nơi sinh sống của các loài cá chình, cá vẹt ban đêm, cá dao cạo và cá đuối gai độc. 

"Chết lặng" trước vẻ đẹp của Biển Chết

00:00:01 06/07/2012

Mặc dù mang tên "chết chóc" nhưng nơi đây luôn ngập tràn sức sống mãnh liệt.


Biển Chết nằm giữa biên giới 3 nước Israel, Palestine và Jordan trong thung lũng Jordan, cách thành phố Amman khoảng 55km về phía Đông. Đây là điểm du lịch nổi tiếng và khu nghỉ dưỡng lý tưởng, thu hút du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới.


Nơi đây được mệnh danh là "cái rốn của Địa cầu" và được gọi là Biển Chết lần đầu tiên bởi một nhà văn Hy Lạp cổ đại.
Trên thực tế, Biển Chết không phải là biển mà chỉ là một hồ nước mặn lớn nhất thế giới, có chiều dài khoảng 80km, nơi rộng nhất là 18km, độ sâu trung bình 400m, nơi sâu nhất là 700m, diện tích trên 1.000km vuông. Bề mặt Biển Chết nằm ở 423m dưới mực nước biển. Đây được coi là điểm thấp nhất của bề mặt Trái đất.


Người ta gọi hồ này là biển vì nước của hồ thuộc loại siêu mặn. Quanh các sông chảy vào Biển Chết phần lớn là sa mạc và nham thạch đá vôi. Các tầng nham thạch đó có chứa rất nhiều muối khoáng. Vì thế, nước sông chảy vào Biển Chết đều có hàm lượng muối rất cao.


Hơn thế nữa, Biển Chết nằm lọt thỏm trong vùng có địa hình xung quanh tương đối cao, thời tiết hanh khô. Chính đặc điểm nước chỉ tích tụ ở hồ mà không chảy đi đâu đã quyết định tính chất "siêu mặn" của nó.


Với nồng độ mặn là 38% (trong khi đó, độ mặn của nước biển ở các đại dương trên thế giới bình thường vào khoảng 2,5%), do đó mà hàm lượng muối ở Biển Chết vô cùng cao, sức đẩy của nước rất lớn.



Chính nhờ hàm lượng muối cao trong nước biển mà du khách có thể thả mình, trôi nổi bồng bềnh trên mặt nước thoải mái.

Độ mặn của muối và khoáng chất đặc hữu nơi đây lại có công dụng chữa bệnh cho con người. Trong nước biển có chứa hơn 35 loại khoáng chất khác nhau cần thiết cho sức khỏe và chăm sóc da toàn thân bao gồm Magie, Canxi, Kali, Brom, Lưu huỳnh và Iodine. Tất cả có tác dụng giảm đau, chữa trị hiệu quả các bệnh thấp khớp, vẩy nến, nhức đầu, đau chân, nuôi dưỡng và làm mềm da.


Biển Chết có độ mặn cao, khiến cho môi trường biển khắc nghiệt, vì thế thủy sinh không thể phát triển mạnh (bởi vậy hồ mới có tên “Biển Chết”). Dù vậy, ở đây vẫn tồn tại số lượng rất nhỏ các vi khuẩn và nấm vi sinh vật.


Đây là một trong những khu nghỉ dưỡng đầu tiên trên thế giới, người ta sử dụng muối và khoáng chất từ Biển Chết để làm ra mỹ phẩm và chế phẩm dược, tiêu thụ trên toàn thế giới.


Ngoài ra, Biển Chết sở hữu bầu không khí khô, giàu oxy mà không tồn tại bất kì sự ô nhiễm nào. Nhiệt độ quanh năm ở đây tương đối cao, một điều thú vị là các tia cực tím có hại ở đây được lọc một cách tự nhiên. Vì vậy, người ta vẫn có thể tắm nắng mà không lo sợ bị cháy nắng. Vùng nước chữa bệnh tự nhiên nằm dọc theo bờ biển kết hợp với lớp bùn đen ở bên dưới sẽ là liệu pháp điều trị sức khỏe và mang lại vẻ đẹp lý tưởng.


Đây được coi là con đường thấp nhất thế giới - Quốc lộ 90 - chạy dọc theo bờ biển Israel và bờ biển phía Tây của Biển Chết, thấp hơn mực nước biển 394m.


Biển Chết có sức lôi cuốn đặc biệt đối với các du khách từ những khu vực xung quanh Địa Trung Hải trong hàng nghìn năm qua. Nó là nơi nương tựa của Vua David, một trong các nơi nghỉ ngơi đầu tiên trên thế giới của Herod Đại Đế. Ngoài ra, Biển Chết cũng là nguồn cung cấp các sản phẩm khác như nhựa thơm cho việc ướp xác của người Ai Cập hay Kali để làm phân bón.


Mặc dù mang tên Biển Chết, nhưng nơi đây không chết bao giờ mà luôn mang một sức sống mãnh liệt. Biển Chết tiếp đón hàng triệu lượt khách mỗi năm đến du lịch, nghỉ dưỡng và tắm biển.

Tới thăm "thị trấn ma" ở sa mạc Namib

12:00:10 14/09/2012

Từng là “vựa kim cương” nhưng hiện tại, thị trấn Kolmanskop đã hoàn toàn trở thành một nơi hoang vắng bị chôn vùi trong cát...

Chỉ cần đi vài dặm từ Đại Tây Dương là bạn có thể đến với sa mạc ven biển rộng lớn Namib thuộc miền Nam Namibia, nơi có thị trấn Kolmanskop bị bỏ rơi cách đây 55 năm.

toi-tham-thi-tran-ma-o-sa-mac-namib

Khi nhắc đến Kolmanskop, người dân Namibia lại không khỏi tiếc nuối cho một thị trấn đã hoàn toàn hoang vắng và bị bỏ quên suốt gần một thế kỷ qua. Mặc dù vậy, nơi đây vẫn thu hút khách du lịch tới xem bởi vẻ kỳ bí và những huyền thoại được truyền miệng.


toi-tham-thi-tran-ma-o-sa-mac-namib

Trong thời kỳ hoàng kim, thị trấn Kolmanskop phát triển mạnh mẽ với dân số chỉ có hơn 1.000 người mà hầu hết là dân lao động nhập cư. Họ cùng nhau lao động và giải trí nhưng đó chỉ là quá khứ xa xôi, giờ thì tất cả đều bị nhấn chìm trong một biển cát sa mạc.


toi-tham-thi-tran-ma-o-sa-mac-namib

Vào năm 1908, khi Namibia còn dưới sự kiểm soát của Đức, một công nhân đường sắt có tên là Zacharias Lewala tìm thấy một viên kim cương trong đống cát. Ngay sau đó, khu vực này bị bao vây, chìm ngập trong cơn sốt kim cương và người người đổ xô đến sa mạc Namib. 


toi-tham-thi-tran-ma-o-sa-mac-namib

Các tay “thợ săn” từ những nơi xa xôi tập trung về nơi này và mở rộng phạm vi, làm cho câu chuyện tìm kiếm kim cương càng trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Đến cuối năm 1914, người ta đã đào bới trong khu vực này và tìm thấy khoảng 5.000.000 carat tương đương với 1.000kg kim cương.


toi-tham-thi-tran-ma-o-sa-mac-namib

Kolmanskop trở nên giàu có và phồn thịnh nhờ kim cương nhưng theo phong cách của một thị trấn kỳ lạ. Họ xây dựng những tòa biệt thự cổ kính theo phong cách châu Âu, bao quanh là casino, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, bể bơi, khu vui chơi như những thị trấn sầm uất mà người ta có thể gặp ở bất kỳ đâu trên thế giới.


toi-tham-thi-tran-ma-o-sa-mac-namib

Có một điều đặc biệt ở Kolmanskop là nơi đây thường xuyên xảy ra bão cát. Những cơn gió mạnh thường xuyên thổi cát từ sa mạc vào trong thị trấn. 

Chính vì vậy, người ta phải dựng lên rất nhiều tấm chắn kim loại bao quanh các khu nhà trong thành phố để che không cho cát bay vào trong. Hàng sáng lại có người chuyên đi quét cát và làm sạch thị trấn.


toi-tham-thi-tran-ma-o-sa-mac-namib

Nước ở khu vực này rất khan hiếm. Người ta phải đi rất xa, cách thị trấn 100km để đến được Cape Tow (Nam Phi) bơm nước vào thùng và vận chuyển về để dùng. Phương tiện vận chuyển nước là một con ngựa kéo xe. Nước cứ được chuyển giao hàng ngày đến mỗi nhà như vậy.


toi-tham-thi-tran-ma-o-sa-mac-namib

Cuộc sống ở Kolmanskop sẽ rất yên bình và thịnh vượng cho đến khi việc khai thác và buôn bán kim cương ở đây bắt đầu sụt giảm, một thời gian ngắn sau Thế chiến thứ I. 

Chính vì sự khan hiếm nước, trang thiết bị vật tư và sự tiêu hao dần của kim cương mà các chủ thương gia và công nhân bắt đầu bỏ đi, để lại một thi trấn chính thức hoang vắng không một bóng người kể từ năm 1954.


toi-tham-thi-tran-ma-o-sa-mac-namib

Nơi đây thực sự trở nên hoang vắng trước sự xâm lấn không thể cứu vớt của những đụn cát. Nhanh chóng sau đó, hàng loạt những bình phong che chắn sụp đổ, những khu vườn xinh đẹp và những con đường sạch sẽ hoàn toàn bị vùi chôn dưới cát... Một thành phố hoang tàn xuất hiện. 


toi-tham-thi-tran-ma-o-sa-mac-namib

Kolmanskop đẹp như tranh vẽ đem lại hàng ngàn cơ hội cho các nhiếp ảnh gia trên thế giới chụp được những bức ảnh để đời. Thị trấn Kolmanskop còn được sử dụng làm bối cảnh để quay phim như phim The Dust Devil (năm 1993), The King Is Alive (năm 2000)…


toi-tham-thi-tran-ma-o-sa-mac-namib

Đến năm 1980, công ty De Beers - một chủ sở hữu đất mới đã bắt tay vào công cuộc khôi phục những tòa nhà và mở ra tour du lịch đến “thị trấn ma”. 

Du khách đến đây thấy thú vị nhất là nhìn những tòa nhà cũ vẫn nguyên sơ, những đám cát sa mạc trải khắp căn nhà. Với không gian khá yên tĩnh và những cồn cát chạy dọc mọi hướng, ngõ ngách của căn nhà khiến du khách rất thích thú khi đến đây.


Chúng ta hãy cùng ghé thăm "thành phố kim cương" chìm trong cát qua video dưới đây:

Kỳ bí khung cảnh "ảo như tranh" ở sa mạc Namib

12:00:00 28/11/2011

Đảm bảo sẽ khiến bạn thay đổi những định kiến về vùng đất khô cằn này đấy!

Có lẽ, khi nhắc đến miền sa mạc ở châu Phi, bạn sẽ nghĩ ngay đây là những nơi có khí hậu khắc nghiệt với những bãi cát khô cằn và cái nóng như thiêu đốt của mặt trời. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng nếu bạn thử nhìn ngắm những phong cảnh lạ lùng của Namib.

Sa mạc Namib được du khách tham quan bằng khinh khí cầu.
Cây sống ở sa mạc.

Sa mạc Namib là sa mạc lớn nhất của nước Namibia và miền Tây Nam Angola, thuộc vườn quốc gia Namib - Naukluft lớn nhất châu Phi. Tên "Namib" trong tiếng Nama có nghĩa là "to lớn". Dù không thể lớn như Sahara nhưng đây lại là sa mạc "nhiều tuổi" nhất thế giới (khoảng 80 triệu năm) và có diện tích khoảng 55.000km² (chiều dài 1.500km và chiều rộng khoảng từ 80km đến 160km dọc theo bờ biển Đại Tây Dương).
Những đụn cát của sa mạc Namib nối tiếp bờ biển Đại Tây Dương.

Nhiệt độ ban đêm trung bình là 0°C và nhiệt độ ban ngày trung bình là 50°C. Với nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn như vậy, sa mạc Namib là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật lạ lùng nhất trên thế giới.

Những loại cây sống trong sa mạc có khả năng sinh tồn mạnh mẽ, sống chủ yếu nhờ những hơi nước còn đọng lại từ sương mù được gió biển thổi vào.


Một số loài động vật và thực vật khác thường đã được tìm thấy tại sa mạc này. Trong số đó, nổi bật hơn cả, có thể kể đến Welwitschia Nirabilis vốn là loại cây bụi mọc hoang dại, có 2 dây leo phát triển liên tục trong suốt thời gian tồn tại. Loại dây leo này có thể dài cả mét, sống bám trên cây và có thể tự xoắn lại trước những cơn gió sa mạc.

Quần thể động vật tại Namib hầu hết là động vật chân khớp và động vật nhỏ, những loài có thể sống ở các khu vực khô cằn. Ngoài ra, cũng có thêm một số loài động vật lớn và đặc trưng khác như linh dương sừng kiếm, đà điểu châu Phi hay voi ở một số vùng sa mạc đặc biệt. Namib là sa mạc duy nhất trên thế giới có loài voi sinh sống.


Hai chú voi trong một buổi chiều tà ở sa mạc.

Đàn đà điểu châu Phi sinh sống ở sa mạc.

Một chú báo đang trên đường đi săn mồi.

Ở sa mạc Namib còn có Sossusfley – vùng đất rộng lớn tại khu vực trung tâm phía ven biển - được biết đến là cồn cát đỏ lớn nhất thế giới. Với chiều cao có thể lên đến 400m, trong suốt thời kỳ ẩm ướt (wet period), khu vực này thường được lấp đầy bởi nước sông Tsohab vào tháng 2. Loại thực vật chính ở Sossusfleya là cây keo lạc đà (Acacia erioloba). Người ta thường gọi Sossusfley bằng một cái tên khác Dead Fley vì nơi đây như một đầm lầy chết, có khung cảnh chụp lên kỳ bí như những tranh vẽ.


Những bức ảnh chụp cây keo lạc đà ở Sossusfley làm người ta gợi nhớ đến vẻ kỳ bí trong những bức tranh cổ quái.

Tồn tại "thị trấn chết" giữa Ai Cập huyền bí

00:00:01 05/05/2012

Đằng sau vẻ hào nhoáng ở Thủ đô của một đất nước giàu văn hóa với nền văn minh cổ đại rực rỡ, tồn tại những ngôi nhà nằm giữa nghĩa địa...

Cairo là thủ đô nổi tiếng của đất nước Ai Cập, một trung tâm văn hóa - du lịch hàng đầu châu Phi. Cũng giống như các thành phố lớn khác trên thế giới, đằng sau vẻ hào nhoáng của một đô thị phát triển vẫn còn đâu đó lấp ló những mảnh đời, cuộc sống nghèo khổ trong những khu ổ chuột, những “thị trấn chết”…

Nằm dưới đồi Mokattam ở phía Đông Nam Thủ đô Cairo, cách không xa pháo đài Salah El Din, bạn sẽ bắt gặp khu vực có tên City of the Dead, còn gọi là Necropolis Cairo, một khu nghĩa trang người Ả Rập. Người ta còn gọi đó là “thị trấn chết”.

“Thị trấn chết” vốn là một khu nghĩa địa rộng lớn nhưng người dân Cairo vẫn sinh sống ở đây bình thường. Theo truyền thống, con cháu muốn gần gũi với tổ tiên nên họ ở chung với các ngôi mộ, sống giữa những người đã khuất. Bên cạnh đó, do sức ép dân số quá lớn khiến những người nghèo phải đổ về đây thuê nhà để tiết kiệm chi phí.

Nguồn gốc của nghĩa trang này có từ thời kì xâm lược Ai Cập của người Ả Rập, vào khoảng năm 642. Sau khi thiết lập chính quyền tại thành phố Al Fustat, các thủ lĩnh Ả Rập đã xây dựng một nghĩa trang để chôn cất những người lính đã tử trận trong cuộc chiến tranh.

Những ngôi nhà ở “thị trấn chết” hầu hết chỉ có 1 tầng. Khu vực xung quanh ngôi nhà chính là những ngôi mộ.

Chủ nhân thực sự của những ngôi nhà này thường không ở lại đây mà đem cho thuê để kiếm tiền.

Một góc đường phố phía Nam của “thị trấn chết”. Đường phố vắng vẻ và tương đối quang đãng. Theo ước tính, toàn bộ thị trấn chết trải dài trên khu vực hơn 4 dặm (khoảng 6,4km) từ Bắc đến Nam Thủ đô Cairo.

Không như người ta lầm tưởng, khu nghĩa địa này khác hoàn toàn với các nơi khác, điều kiện sống ở đây tuy nghèo song khá đảm bảo, có hẳn một đội ngũ bảo vệ quanh khu vực và thu tiền sử dụng đất. Mỗi khoảnh của nghĩa trang được tổ chức quy củ thành một con phố nhỏ như trong đô thị.

Từ năm 2001, chính quyền địa phương đã có kế hoạch di chuyển toàn bộ các phần mộ ở "thị trấn chết" để xây lại một khu công viên công cộng. Tổng cộng sẽ có khoảng 110.000 phần mộ được chuyển đến khu vực mới, cách nội thành Cairo khoảng hơn 10km.

Với kế hoạch di dời của chính quyền địa phương, đời sống của những cư dân nghèo khổ sẽ bị xáo trộn rất nhiều. Giá thuê nhà tại “thị trấn chết” chỉ rơi vào khoảng 6USD/tháng (khoảng 120.000 VNĐ), trong khi tại nơi ở mới có thể lên tới 200USD/tháng (khoảng 4 triệu VNĐ).

Nếu có dịp đến đây, chắc hẳn du khách sẽ có một trải nghiệm thú vị bởi hình ảnh những người phụ nữ đang phơi quần áo bên cạnh bia mộ bằng đá cùng tiếng cười hồn nhiên của những đứa trẻ chơi bóng trong khu nghĩa địa.

Khuôn mặt rạng ngời của những đứa trẻ sinh sống nơi đây: cuộc sống dẫu còn những khó khăn, song hi vọng về một tương lai tươi đẹp đối với những người dân nơi đây không bao giờ vụt tắt.

Nằm sát bên cạnh “thị trấn chết”, đó chính là khu ổ chuột Manshiyat Naser với số dân gần nửa triệu người. Nó đóng vai trò như một địa điểm tập trung rác thải và tái chế của thủ đô Cairo, khu ổ chuột này còn có cái tên gọi khác là “thị trấn rác”.

Vòng quanh 10 khu ổ chuột tồi tệ nhất hành tinh

00:01:00 20/01/2012

Tận cùng của sự nghèo khổ là đây.

Nghèo đói, tội phạm, ô nhiễm, buôn bán ma túy hay dịch bệnh chỉ là một phần rất nhỏ của những vấn nạn ở các khu nhà ổ chuột trên Trái đất này. Chúng mình cùng đi vòng quanh thế giới và tìm 10 khu ổ chuột "tan hoang" nhất, để hiểu rằng chúng ta là những con người may mắn khi vẫn có đủ cơm ăn, áo mặc.

1. Khu ổ chuột Dharavi ở Mumbai, Ấn Độ

Với số dân hơn 1 triệu người, Dharvi được mệnh danh là khu ổ chuột lớn nhất thế giới.


Dharvi - điểm nóng về vấn nạn xã hội của Ấn Độ - nằm giữa hai tuyến đường sắt chính phân cách phía Tây và Trung tâm Mumbai (Ấn Độ). Đây được coi là khu ổ chuột lớn nhất châu Á cũng như trên thế giới với dân số hơn 1 triệu người. Dahrvi là nơi tập trung đủ mọi tệ nạn như buôn bán ma túy, mại dâm, lạm dụng lao động trẻ em, kinh doanh bất hợp pháp.

2. Thị trấn Orangi, Pakistan


Dân số của Orangi theo thống kê vào năm 1998 là 720.000 người và có thể hiện nay đã vượt qua số dân của khu ổ chuột Dharvi ở Mumbai. Tuy nhiên, diện tích của Orangi lại lớn hơn gần 30 lần so với Dharvi. Nếu muốn đến thăm thị trấn này, các ấy hãy chuẩn bị cho mình các kiến thức và dụng cụ phòng vệ vì chắc hẳn chúng mình sẽ không muốn là nạn nhân của những băng nhóm trộm cướp, nghiện hút ở đây.

3. Khu ổ chuột Kibera ở Nairobi, Kenya

Kibera là khu ổ chuột lớn nhất tại Nairobi và lớn thứ hai trong số các khu ổ chuột ở châu Phi. Gần đây, Kibera thậm chí không còn nguồn nước sạch vì vậy đã có rất nhiều người dân ở đây chết vì bệnh tả. Ngoài ra, dân cư ở đây rất ưa chuộng sử dụng Changaa (một loại đồ uống có tới 50% là cồn) như thức uống hàng ngày. Điều này khiến cư dân nơi đây càng dễ bị mắc thêm các loại bệnh do hóa chất gây ra. Họ thậm chí còn hít keo và coi ma túy như thú vui để giải trí mỗi ngày do giá của các loại hàng cấm này ở đây vô cùng rẻ.

4. Khu ở chuột ở Rio de Janeiro, Brazil

Việc buôn bán cocaine ở các khu ổ chuột - nơi được coi là lãnh địa của các trùm ma túy đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của Brazil. Việc thường xuyên diễn ra những cuộc ẩu đả, truy bắt giữa công an và tội phạm ma túy, đường dây buôn người dẫn đến tỉ lệ người chết ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, có những khu vực ở khu ổ chuột “bị” công an bỏ quên tới hơn 10 năm nay do sự phức tạp không thể kiểm soát nổi về tội phạm. Người ta dự báo rằng để chuẩn bị cho Thế vận hội vào năm 2016 tới đây, các khu ổ chuột ở Rio sẽ bị quét sạch không thương tiếc.

5. Khu vực ô nhiễm Kabwe, Zambia


Kabwe, thành phố lớn thứ hai của Zambia đã lọt vào top 10 danh sách "Những nơi ở bị ô nhiễm tồi tệ nhất thế giới" do nồng độ chì rất cao còn sót lại từ các hoạt động khai thác mỏ trước đây. Nồng độ chì trong máu trung bình ở trẻ em tại một số thị trấn nơi đây đã gấp 5-10 lần mức được coi là nguy hiểm với con người.

6. Thị trấn hoang tàn Dzerzhinsk, Nga


Đây là một thị trấn đặc biệt khi được ghi tên vào sách kỉ lục Guiness với danh hiệu "Thành phố ô nhiễm nhất thế giới vì các chất hóa học". Dzerzhinsk “bất đắc dĩ” nắm giữ “vinh dự” này bởi nó là thành phố bí mật đã cung cấp một số lượng lớn vũ khí hóa học cho Liên Xô vào thời kì Chiến tranh lạnh. Tuy hiện nay Liên Xô đã tan rã và chiến tranh cũng không còn nhưng những hậu quả để lại cho thành phố này thì thật sự là quá nặng nề. Một phần tư trong số 300.000 người dân của thành phố vẫn làm việc trong các nhà máy sản xuất hóa chất độc hại. Ô nhiễm được cho là nguyên nhân chính khiến tuổi thọ trung bình của nam giới ở đây chỉ là 42 và nữ là 47.

7. Thành phố xung đột Mogadishu, Somalia


Thành phố Mogadishu ở Somalia đã bị tàn phá nghiêm trọng bởi xung đột diễn ra nhiều năm ở đất nước này. Đã có hàng trăm ngàn người chạy trốn khỏi thành phố, những người dân còn ở lại nơi đây đang trở nên vô cùng đói khát và tuyệt vọng. Họ luôn phải chờ đợi thức ăn từ các tổ chức từ thiện và biến nơi đây thành một khu ổ chuột lớn của đất nước Somalia.

8. Khu vực Lâm Phần, Trung Quốc


Nguồn nước và nguồn lương thực nơi đây bị ô nhiễm nặng nề.

Nằm ở tỉnh Sơn Tây ở Trung Quốc, Lâm Phần được mệnh danh là thành phố tồi tệ nhất về độ ô nhiễm. Ở đây, có tới 3.000.000 người sống trong điều kiện môi trường đạt dưới mức tối thiểu cho phép với nguồn nước, nguồn lương thực ô nhiễm. Dân cư nơi đây có sức khỏe vô cùng tồi tệ và phải sống chung với dịch bệnh. Họ chỉ còn biết chịu đựng và cố sống cho qua ngày, bởi thực tế, nếu muốn thoát khỏi đây, họ cần rất nhiều tiền.

9. Khu căn hộ Bassac, Campuchia


Bassac đã từng là một trong những viên ngọc quý của kiến trúc Campuchia, khu phức hợp này được thiết kế vào đầu những năm 1960 bởi Lu Ban Hap. Tuy nhiên, bây giờ nó đã trở thành khu tàn tích đổ nát với các tòa nhà cũ kĩ và xuống cấp trầm trọng.

10. "Thung lũng tử thần" Cubatao, Sao Paolo, Brazil


Cubatao là một trong những thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới và có biệt danh là "Thung lũng tử thần". Nơi đây đã "cho ra đời" rất nhiều em bé không có não và mắc các bệnh về đường hô hấp, gan, máu ngay từ khi sinh ra. Nồng độ ô nhiễm trong không khí cao đã giết chết các cánh rừng trên những ngọn đồi quanh thành phố, nơi sản sinh ra oxy nuôi dưỡng Cubatao. Dân cư nghèo đói, cộng thêm bệnh tật biến nơi đây thành thành phố ổ chuột của Sao Paolo.

Cuộc sống ở sa mạc khô cằn nhất thế giới

00:00:50 06/09/2012

Kalahari là sa mạc cát cứng, nhiệt độ chênh lệch cực cao và rất khan hiếm nước.

Được mệnh danh là sa mạc cát cứng, khô cằn bậc nhất thế giới nhưng cuộc sống ở sa mạc Kalahari lại hết sức phong phú. Chúng ta cùng ghé thăm sa mạc này để hiểu hơn về cuộc sống của những người Bushman nơi đây...

 cuoc-song-o-sa-mac-kho-can-nhat-the-gioi

Sa mạc Kalahari là vùng đất trải rộng 900.000 km vuông, trải dài trên lãnh thổ của các nước Botswana, Namibia và Nam Phi. Đây cũng là nơi sinh sống của các thổ dân San, Sho, Barwa, Kung hoặc Khwe. 


cuoc-song-o-sa-mac-kho-can-nhat-the-gioi

Kalahari là sa mạc cát cứng, khô cằn nhất thế giới. Sự chênh lệch nhiệt độ ở đây cực cao: ban ngày trên 40 độ C, ban đêm xuống dưới 0 độ C. 

Nhưng trên thực tế, Kalahari lại chính là vùng đất chăn thả tuyệt vời sau mỗi mùa mưa, đồng thời đây cũng là nơi sinh sống của rất nhiều động vật hoang dã.


cuoc-song-o-sa-mac-kho-can-nhat-the-gioi

Các loài động vật ở Kalahari phải không ngừng đấu tranh chống lại những kẻ săn mồi tàn nhẫn và cái nóng của sa mạc để có thể tồn tại.


cuoc-song-o-sa-mac-kho-can-nhat-the-gioi

Mùa xuân ở sa mạc Kalahari là khó khăn nhất với khí hậu khô, nóng vào ban ngày và lạnh dần vào ban đêm. Khi đó, nguồn nước và nguồn cung cấp lương thực dần trở nên khan hiếm và cạn kiệt.


cuoc-song-o-sa-mac-kho-can-nhat-the-gioi

Các thổ dân San, Sho… đã sống ở vùng đất khô cằn bậc nhất này từ hàng ngàn năm trước theo kiểu du canh du cư (chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm). Sau này, họ thường tụ tập thành làng để sinh sống.


cuoc-song-o-sa-mac-kho-can-nhat-the-gioi

Người đàn ông là những thợ săn truyền thống và là lao động chính trong gia đình. Họ sử dụng giáo và mũi tên độc để săn bắn linh dương, hươu, nai, trâu… Từ những năm 1990, những người dân ở Kalahari đã chuyển dần từ săn bắn sang chăn nuôi gia súc. 


cuoc-song-o-sa-mac-kho-can-nhat-the-gioi

Những người phụ nữ luôn có vị trí cao trong bộ tộc, họ sẽ ở nhà làm công việc hái quả, củ và các loại thực vật khác để chế biến thức ăn. Điều quan trọng nhất trong cuộc sống của những người dân ở sa mạc cằn cỗi này chính là nước do hạn hán có thể kéo dài trong nhiều tháng.

Những người dân ở Kalahari sẽ đào một hố cát sâu và ẩm ướt rồi đặt một ống cây dài, rỗng. Ống cây sẽ hút nước và đổ vào một vỏ quả trứng đà điểu đặt dưới đó. Nước này sẽ được tích trữ để sử dụng vào mùa khô. 


cuoc-song-o-sa-mac-kho-can-nhat-the-gioi

Trẻ em ở sa mạc Kalahari không được đến trường, phần lớn thời gian của chúng dành cho việc nói chuyện, chơi đùa, nhảy múa.


cuoc-song-o-sa-mac-kho-can-nhat-the-gioi

Xã hội người San, Sho, Barwa… là một xã hội bình đẳng. Khi quyết định một việc gì đó phải có sự đồng thuận từ cả người đàn ông và người phụ nữ. Các bức tranh thổ dân chạm khắc trên đá được tìm thấy trong các hang động ở sa mạc Kalahari miêu tả người thợ săn và những động vật có hình dạng nửa người nửa thú được coi là nét văn hóa, nghệ thuật ở Kalahari.


Bạn có thể xem thêm:

No comments:

Post a Comment

quangnm