Tuesday, June 11, 2013

CÓ TẬT CÓ TÀI

Xem chữ viết của cô bé không tay, không chân

Có chứng kiến cuộc sống thường nhật của em, mới thấy được nghị lực sống của một bé gái 8 tuổi không tay, không chân. Để viết được, Linh Chi kẹp chặt chiếc bút máy vào một bên tay và miệng.

Linh Chi rất hòa đồng với các bạn cùng trang lứa.
Bé tên Nguyễn Linh Chi, 8 tuổi, hiện đang sống cùng gia đình tại TP Yên Bái. Dù bị khuyết tật nhưng cũng không làm bố mẹ phải buồn. Ngoài niềm vui học hát, múa với bạn bè, Chi còn rất thích đọc thơ và vẽ tranh. Hiện Chi đang theo học trường tiểu học Nguyễn Thái Học, và nhờ sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô, 2 năm gần đây, Linh đã biết đọc, biết viết. Dù không có tay lành lặn, Chi vẫn viết được nét chữ khá đẹp và ngay ngắn.
Đến giờ học bài, Chi ngồi vào bàn. Chiếc bút máy được kẹp chặt vào một bên tay và miệng. Mỗi nét chữ đưa đi, tay và miệng Chi lại di chuyển theo. “Khi đi em hỏi, khi về em chào”, Chi đánh vần, rồi kẹp lại chiếc bút vào miệng, viết từng chữ trên cuốn vở ly. Nhiều khi viết xong chữ, tay Chi tấy lên vì đau.
Một số hình ảnh về em bé Nguyễn Linh ChiNick Vujicic của Việt Nam:
Bé Chi và mẹ đang học bài.
Để viết được chữ, Chi kẹp chiếc bút máy được vào một bên tay và miệng. Mỗi nét chữ đưa đi, tay và miệng Chi lại di chuyển theo.
Nét chữ của Chi khá đẹp và ngay ngắn.
Chi còn quét được nhà.
Phút suy tư của bé Linh Chi.
Cô bé trò chuyện với mẹ.

Ảnh cảm động về bé gái không tay,  không chân

Trưa 23/5, gia đình bé Linh Chi (TP Yên Bái) đã bắt xe khách tới Hà Nội. Cô bé rất háo hức khi ước mơ gặp thần tượng sắp thành hiện thực.

Gia đình của Linh Chi chia sẻ, biết những ngày Nick Vujicic đến Việt Nam, em ngồi trước màn hình theo dõi tất cả clip phát về nhân vật và mong muốn có cơ hội gặp người hùng đến từ nước Australia. Đến nay, nguyện vọng của gia đình và Linh Chi đã được đáp ứng bởi trong tối nay 23/5, em sẽ có cơ hội được gặp gỡ trực tiếp và giao lưu với Nick Vujicic trước khoảng 40.000 khán giả tại sân vận động Mỹ Đình.
Ước mơ được gặp Nick Vujicic của Linh Chi đã thành hiện thực khi em nhận được tấm vé tới xem chương trình vào tối 23/5 tại sân vận động Mỹ Đình.
Linh Chi luôn háo hức, vì ước mơ được gặp Nick em đã ấp ủ từ lâu.
Cô bé còn tạo dáng và nở nụ cười tươi xinh, hồn nhiên để chụp hình.
Linh Chi biết về Nick cách đây khá lâu và thường xem các clip trên mạng Youtube về cách Nick tập đi, tập ăn, tập viết, chơi thể thao...
Những clip này có tác dụng rõ rệt. Từ cô bé hay buồn, em trở nên vui vẻ. Em đã tập đi trên hai ống inox, chỉ một thời gian ngắn em đã có thể tự đi được. Linh Chi cũng có thể cầm một số đồ vật đơn giản.
Nhưng em không thể tự xúc đồ ăn được. Mong muốn em là học hỏi và thành công theo tấm gương của anh Nick.
Cô bé được được nhận xét là khá hiếu động.
Lần này xuống Hà Nội, Linh Chi mang theo bức tranh vẽ Nick bằng bút mực và bút chì màu.
"Cảm ơn Nick, vì anh mà con tôi đã có thêm nghị lực sống. Tôi mong muốn cháu học hỏi và thành công theo tấm gương của anh", bố Linh Chi chia sẻ.
Thu Phương
Theo Infonet

Cô bé không tay, không chân được gặp Nick Vujicic tối nay

"Cảm ơn Nick Vujicic, vì anh mà con tôi đã có thêm nghị lực sống. Tôi mong muốn cháu học hỏi và thành công theo tấm gương của anh",  bố của cô bé Linh Chi nhắn nhủ tới "người kỳ diệu". 

Bé Nguyễn Linh Chi. Gần 16h hôm nay, cô bé đã đến Hà Nội để tối tham gia buổi giao lưu cùng Nick Vujicic.
Ước mơ đã thành hiện thực
Sáng nay, một bức thư cùng hình ảnh của em bé có khuyết tật giống Nick Vujicic đã trở thành tâm điểm của cộng đồng mạng. Với sự tương thân tương ái đang ở "mức độ cao", cư dân mạng đã không ngừng chia sẻ, kêu gọi nhau giúp đỡ cô bé khát khao được gặp Nick. Và điều đó đã trở thành hiện thực.
Ngay sau khi những chia sẻ trên được lan tỏa, ước nguyện của cô bé đã được thành hiện thực. Chiều nay, anh Nguyễn Đình Nam (TP.Yên Bái), phụ huynh cháu Nguyễn Linh Chi cho biết, hiện tại hai bố con đã có mặt ở Hà Nội sau nhiều giờ  trên xe khách từ Yên Bái. Linh Chi khá mệt sau chuyến đi vì em bị say xe. Tuy nhiên, Linh Chi luôn háo hức, vì ước mơ được gặp Nick em đã ấp ủ từ lâu. Chiều nay, hai bố con sẽ có mặt tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình sớm nhất để chờ đón phút giây gặp Nick.
Anh Nam ngậm ngùi kể lại, Linh Chi bị thiếu hụt chân tay do anh bị dị ứng máu. Linh Chi lớn lên trong cảm giác thất vọng, buồn phiền, phần nhiều do bị bạn bè trêu trọc.
Anh Nguyễn Đình Nam chia sẻ, Linh Chi đã biết về Nick cách đây khá lâu, từ khi Nick mới xuất hiện trên mạng. Anh thường cho con xem các clip trên mạng Youtube, về cách Nick tập đi, tập ăn, tập viết, chơi thể thao... Những clip này có tác dụng rất rõ rệt. Linh Chi từ cô bé hay buồn đã trở nên rất vui vẻ. Mỗi ngày qua đi, anh cảm thấy sự cố gắng của Linh Chi. Em đã tập đi trên hai ống inox, chỉ một thời gian ngắn em đã có thể tự đi được. Em có thể cầm đồ vật, rót nước uống, mời khách. Em cũng được đến trường, vào lớp 1 trường Nguyễn Thái Học.
"Cảm ơn Nick Vujicic, vì anh mà con tôi đã có thêm nghị lực sống. Tôi mong muốn cháu học hỏi và thành công theo tấm gương của anh" - đây là điều anh Nam muốn nhắn nhủ tới Nick.
Bức thư của người bố
Xin giới thiệu bức thư của anh Nguyễn Đình Nam viết giới thiệu về con gái mình khi được truyền nghị lực sống từ Nick:
"Tôi hiện đang sống tại Yên Bái. Con gái tôi năm nay 8 tuổi, đang là học sinh tiểu học. Khi sinh ra cháu chẳng có tay và cũng không có cả chân như các bé khác.
Gia đình không bao giờ có thể tưởng tượng được một ngày khi cháu 3 tuổi, cháu có thể đi được, không phải đi bằng đôi chân, mà chỉ có thể lết. Đó là ngày cháu được đi học mẫu giáo, một ngôi trường của nhà thờ đã dang vòng tay đón cháu cháu hòa nhập với cộng đồng, được học với các bạn bình thường.
Bé Linh Chi luôn cố gắng làm mọi việc. Ảnh: VOV.
Và bây giờ trường tiểu học Nguyễn Thái Học đã giúp cháu viết được tên "Linh Chi". Nhưng các bạn vẫn nhìn cháu với một ánh mắt là lạ và đôi khi còn gọi là "cụt tay, cụt chân".
Thật lạ thay, truyền hình giới thiệu về Nick, sao giống con gái tôi thế. Tôi mong làm sao cho cháu được một lần gặp Nick để cho con thấy nghị lực sống và vươn lên, không nên lùi bước và phải ngẩng mặt lên không nên mặc cảm với số phận.
Và từ đó, các bạn nhỏ sẽ nhìn con tôi với một ánh mắt thân thiện hơn, gần gũi hơn không phải xa lánh như căn bệnh hủi ngày nào...
Và các bạn biết không, con tôi chính là một minh chứng cho chiến tranh. Ông nội cháu là một đại tá đã mang thân mình cống hiến cho đất nước bao năm lăn lộn ở chiến trường vì Khe Sanh thân yêu. Và bố cháu với căn bệnh dị ứng máu và còn cháu thì....
Nhưng đó là niềm tự hào, vì thế mới có độc lập".
Xem thêm hình ảnh cảm động của bé Linh Chi.
 huỳnh anh
Theo Inforne

Có Tật Có Tài!

image

Nhân vật chính trong bài viết trúng giải Viết Về Nước Mỹ 2008, mới đây đã được truyền hình và báo chí Mỹ trân trọng nhắc tới: Em Trần Lộc, 17 tuổi, bẩm sinh bị khiếm thị và tự  kỷ ám thị, hiện là học sinh lớp 12 tại Champlin Park High School (vùng Minnesota) được nhìn nhận là một thiên tài âm nhạc. Mẹ của em Lộc là tác giả Thanh Mai đã viết lại câu chuyện của em trong bài "Ép Con Học Hành Quá Sức." Lễ phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2008, tại sân khấu Rose Center, Westminster, Lộc đã xuất hiện cạnh mẹ lãnh giải và sau đó biểu diễn một tấu khúc dương cầm. Trong bao xuân Việt Báo Tết Canh Dần 2010.  đầy đủ chi tiết về câu chuyện của Lộc được chính song thân của em cùng nhau kể lại. Sau đây là bài viết của Thanh Mai.

image
Lộc Trần trong một buổi trình diễn phục vụ người cao niên tại một nhà dưỡng lão.

Lộc năm nay 17 tuổi, bị yếu thị lực và bị thêm chứng tự kỷ từ hồi mới sanh nên được xếp vào loại học sinh khuyết tật cần được chăm sóc đặc biệt. Trong một số giờ học nó được cô giáo riêng theo giúp đỡ ghi chép bài tập trên bảng xuống vở, ghi note bài giảng. Ở trường và ngay cả ở nhà Lộc được cấp riêng CCTV là một loại máy có màn hình giống như Ti Vi, phóng đại chữ và hình để có thể đọc sách, viết và làm bài tập. Nó cũng được học chữ nổi (braile) của người mù nhưng thầy cô khuyến khích nên dùng thị lực để đọc khi còn có thể.
Lộc học đàn piano từ năm 7 tuổi. Chúng tôi thấy thằng nhóc có thể bấm game hay quá với 10 ngón tay nên cho nó đi học đàn chứ không biết trước là con mình có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Mới học đàn không bao lâu Lộc đã sáng tác một số bài và cô giáo thấy hay hay đã đem dạy lại các học sinh khác. Nó học cô Trang được một năm thì chuyển qua học cô giáo dạy âm nhạc người Mỹ và cô này đã luyện con gà nòi đưa đi thi âm nhạc. Từ năm 10 tuổi, Lộc đoạt được 2 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba trong một số cuộc thi âm nhạc. Nhưng sau một trận bịnh nặng năm lên 12 tuổi, vì sức khỏe, nó không học nhạc để đi thi nữa mà chỉ để giải trí.  
image
Lộc Trần và ba mẹ ở đầu nguồn sông Mississippi hè 2009

Chúng tôi là cha mẹ và ngay cả nhà trường đều quan tâm đến sức khỏe của Lộc là chính. Thời khóa biểu ở trường được một hội đồng giáo viên nhiều lãnh vực nghiên cứu và sắp xếp cho phù hợp với khả năng tiếp thu và thể lực của nó. Cũng nhờ đó mà Lộc khỏe lên dần và ngày càng cao lớn, khỏe mạnh; nhưng đầu óc thì vẫn còn con nít ngây thơ lắm. Nhiều lãnh vực nó rất giỏi như âm nhạc, toán, ngoại ngữ nhưng những thứ khác như văn chương, xã hội học, giao tiếp thì ngu ngơ vô cùng.
Lộc không có bạn bình thường đồng lứa tuổi mà chỉ có một vài người bạn cùng bịnh tự kỷ như nó, trong số đó có một bạn gái thân nhất là Jessica người Mỹ. Cô bé này rất dễ thương, ăn nói cũng ngây thơ như nó. Ngày nào 2 đứa cũng gọi phone qua lại nói chuyện cả tiếng đồng hồ, kể lể cho nhau nghe đủ thứ chuyện linh tinh xảy ra trong ngày như bị cha mẹ la, ăn món gì, hẹn hò với ai, thương ai. Hai đứa học cùng trường từ năm lớp 4 nhưng mới thân nhau năm lên lớp 8. Nhớ hồi đó ngày nào thằng con cũng than với tôi cả trăm lần:
- Má ơi! Lộc nhớ con Jessica quá.
Sau này nghe nói con Jessica cũng than nhớ Lộc với Má nó suốt ngày như vậy. Một thời gian thương nhớ nhau cứ y như người tình và không nhớ xuể Lộc đã sáng tác biết bao bản nhạc cho "nàng". Rồi không biết đến khi nào hai đứa lại chuyển hướng đi thương nhớ người khác và kể cho nhau nghe về người trong
mộng kia mà không một mảy may ghen tị.
Lộc dễ cảm mà cũng dễ quên. Mỗi cô gái nó thích và thương nhớ đã tạo nên cảm hứng cho chú bé đa tình này sáng tác nhiều bài nhạc. Ngoài ra những giấc mơ đẹp hoặc ác mộng cũng tạo nên âm thanh trên phím đàn khi Lộc thức dậy và muốn diễn đạt giấc mơ của nó.
Hè năm nay cu cậu quen được một cô bạn tên Judy trong một kỳ cắm trại hè dành cho những thanh thiếu niên kém thị lực. Nó có vẻ thích cô bé Judy này lắm và năn nỉ tôi cuối tuần chở đến nhà người đẹp. Nhưng giữa tuần cu cậu hỗn nên bị phạt không được chở đi nữa.
Tôi đang dọn dẹp nhà cửa thì nghe Lộc đàn một bài là lạ, âm điệu thấy hay hay. Tôi lắng nghe nó đàn hết bài và hỏi:
- Ủa, bài này má nghe lạ. Con mới sáng tác hở?
Lộc hỏi lại:
- Dạ. Má nghe có thích không?
- Má thích bài này lắm. Con đàn lại đi. Mà ý của bài nhạc này là gì?
- Bài này là Judy 7 tên "I can't come to see you". Diễn tả chuyện Lộc bị phạt không được chở đi thăm "nàng" nên buồn và nhớ nàng lắm.
Tôi ngạc nhiên:
- Sao lại là Judy 7 lận. Con làm Judy 1,2,3,4,5,6 chưa?
- Dạ chưa! Lộc mới nghĩ sơ trong đầu về mấy đề tài này thôi chứ chưa nghĩ ra nhạc. Còn bài Judy 7 Lộc mới có ý tưởng sáng nay vì bị má phạt.
Thứ sáu tuần sau có mấy người bạn của tôi tới nhà chơi và yêu cầu Lộc đánh đàn cho họ nghe. Nó đánh nhạc Việt nam, rồi nhạc classical và nhạc của mình sáng tác. Tối đó cu cậu chơi rất có cảm hứng vì tôi đã hứa trước nếu chơi hay ngày mai sẽ chở đi thăm Judy. Ai cũng trầm trồ.  Tôi nói với các bạn của mình:
- Cái thằng này, nó chỉ sáng tác cho các nhân vật bóng rổ và mấy cô gái nó thích thôi. Còn cha mẹ nó thì không được một bài nào cả.
Lộc hứng chí lên nói:
- Để Lộc nghĩ ra một bài cho Má nhen. Lộc nhớ con Katlin nói là phải có hiếu với cha mẹ, phải coi cha mẹ trên hết.
Cu cậu ngồi suy nghĩ cỡ 5 phút rồi bắt đầu chơi một khúc dạo đầu rất réo rắt. Nó vừa đánh đàn vừa hát bằng tiếng My. Tôi tạm dịch tiếng Việt như thế này:
"Xin lỗi Má! Xin lỗi Má!
Con luôn luôn làm nhạc để than phiền đủ thứ về Má.
Xin lỗi Má, Xin lỗi Má!
Con sẽ không làm như vậy nữa!
Con luôn nghe lời con gái mà không nghe lời Má.
Xin lỗi Má! Xin lỗi Má!
Con sẽ không làm như vậy nữa.
Con sẽ không làm bất cứ lỗi lầm nào nữa!" 

image
Lộc Trần (đeo kính, giữa hàng đầu) trong ca đoàn nhà thờ.

Nhạc của Lộc làm thường có âm điệu rất hay nhưng lời nhạc thì ngây ngô đơn giản. Nó nghĩ gì hát nấy. Trong lãnh vực sáng tác âm nhạc, Lộc như một viên ngọc chưa được mài dũa. Khả năng sáng tác của nó rất dồi dào và đã sáng tác hơn trăm bài classic. Chúng tôi chỉ biết thu lại để dành cho con chứ không có khả năng đánh giá từng bài có đúng với quy luật đầy đủ của một bản nhạc không. Lộc chỉ đi học về kỹ thuật đánh đàn chứ không được học về sáng tác. Ở tiểu bang Minnesota, chúng tôi không có điều kiện quen với các nhạc sĩ Việt nam giỏi để nhờ hướng dẫn một hướng đi cho nó nên tiếc lắm.
Nghe bạn tôi bày nên cho con học thêm về nhạc jazz để giúp cho khả năng sáng tác âm nhạc của nó nên hè năm nay Lộc ghi danh học thêm mỗi tuần nửa tiếng ở Schmitt Music. Ngày đầu tiên nghe thầy giải thích thế nào là nhạc jazz, cu cậu về nhà sáng tác ngay một bài nhạc thể loại jazz đặt tên là "Practice" do cảm hứng về Iverson - một cầu thủ bóng rổ cứ luôn miệng nói "practice" mà nó thấy tức cười. Học được một tháng, đến ngày recital hàng năm là ngày các học sinh biểu diễn mỗi người một bài vừa học, thầy giới thiệu Lộc Trần biểu diễn bài "Practice" do chính em sáng tác. Nốt nhạc cuối cùng làm khán giả im lặng một thoáng rồi bùng lên tiếng vỗ tay vang dội. Đến cuối giờ, họ tới hỏi thăm, chúc mừng, và một cô giáo dạy nhạc đã hỏi:
- Em có thể bán cho tôi bản nhạc này không? Các em học sinh của tôi muốn học bài này.
Lộc thật thà trả lời:
- Em chỉ sáng tác trong đầu chứ chưa viết xuống giấy.
Tôi đề nghị:
- Nếu Lộc muốn thì ghi xuống giấy rồi gởi cho cô sau.
Sau đó Lộc đã viết bài nhạc này xuống giấy. Nó viết xuống một cách dễ dàng còn hơn mình viết văn vậy, không cần xóa hay sửa chữa. Có điều nốt nhạc được viết bằng tay, trông không rõ và nhìn như gà bới.
Lộc không tham gia thi âm nhạc như xưa nhưng năm ngoái một cô giáo lo về thị lực có giới thiệu cuộc thi "Young Solonist Awards" dành cho người khuyết tật do VSA tổ chức. Chỉ cần gởi CD dự thi nên tôi đã chọn "đại" 3 bài classical nó học ở trường gởi đi. Ai ngờ Lộc lại được chọn thắng giải nhất và đại diện tiểu bang Minnesota CD này được gởi qua Washington D.C dự thi giải liên bang. Đến khâu cuối này thì không đậu. Một phần do lỗi của tôi vì đã "chọn đại" mà không chuẩn bị kỹ lưỡng tìm bài xuất sắc của nó.
Ở trường phổ thông, Lộc theo học lớp hát để thư giãn. Nhưng trong lớp hát này, nó có khả năng hát bất kỳ nốt nhạc nào nên được cô thầy khen ngợi. Thêm họ thấy Lộc có thể đàn đủ thể loại mà không cần nhìn bản nhạc nên đã viết trong báo của học khu về khả năng âm nhạc cùng tin tức thắng giải "Young Solonist Awards" vừa qua.
Đài truyền hình địa phương Northwest Cities đọc được bài báo này liên lạc với trường xin làm một phỏng vấn riêng cho Lộc và phát hình ngay ngày hôm đó với lời giới thiệu "Lộc Trần có thể chơi mọi loại nhạc mà không cần music sheet".

image


Công nhận họ cắt xén rất hay, Lộc trên Tivi rất đẹp trai, trả lời ngắn gọn thông minh không có vẻ lơ ngơ như ngoài đời, bạn bè ai cũng khen ngợi.
Một tuần sau Lộc lại được đài truyền hình WCCO của tiểu bang để mắt xanh tới giới thiệu với đề tài "Amazing Gifts" đưa ra thêm một hai năng khiếu khác làm khán giả ngạc nhiên khi nói về khả năng sáng tác âm nhạc trong đầu một lần 4,5 bài và có thể nói được thời tiết của bất cứ ngày nào trong những năm trước đó.

image

- Ngày 24 tháng 3 năm 2003 nhiệt độ như thế nào?
Chỉ trong vài giây Lộc trả lời:
- Nắng ấm. Nhiệt độ cỡ 60 độ.
Chuyên viên thời tiết kiểm tra và reo lên:
- Ngày đó trời vừa có nắng vừa có mây! 61 độ. Nếu hoàn toàn chính xác chắc tôi bị mất job.
Tháng 3 ở Minnesota thường là lạnh, nhiệt độ trung bình cỡ 25 độ F. Nếu Lộc đoán mò thì sẽ nói cỡ con số này.
Lộc còn có khả năng nói ra ngày thứ mấy trong tuần trong vòng vài giây nếu được cho bất kỳ ngày tháng năm nào trong vòng trước sau 20 năm. Cho thời gian xa hơn nhiều nó không tính được bảo là tính xa quá làm toán hơi nhức đầu. Cu cậu giải thích là nó nhớ một số ngày chuẩn và dựa vào mà tính thôi. Chẳng hạn ngày 1 tháng 1 năm 2009 là thứ Năm thì đúng ngày này năm 2010 là thứ Sáu; năm 2011 là thứ Bảy; năm 2012 là Chủ nhật. Sau năm nhuần thì sẽ nhảy xa thêm một ngày, tức năm 2013 sẽ là thứ Ba. Nó tính nhẩm nhanh lắm, chỉ vài giây suy nghĩ là nói ra ngay và thường là đúng.
Lộc còn rất nhạy cảm về phương hướng. Có lẽ vì thiếu thị lực nên giác quan này của nó mạnh chăng. Nhớ hồi cu cậu còn nhỏ cỡ 3, 4 tuổi, chúng tôi thường chở con đi chơi và nó nhớ được những con đường đã đi qua.  Đến khi được 6,7 tuổi, khi được hỏi đang đi hướng nào trên free way nào Lộc đều trả lời đúng. Tôi thì hay lạc đường và dễ mất phương hướng. Mỗi lần chạy xe bị lạc tôi đều hỏi thằng con:
- Chết rồi, Má đang chạy hướng nào vậy hả con?
Lộc đều nói đúng hướng tôi đang chạy và bảo tôi cua phải, cua trái hay quay ngược để chạy cho đúng đường. Nó thật tài mà không biết cách giải thích tại sao biết được. Đến khi lớn hơn thì tôi mới biết nhờ đâu con lại chỉ đường được cho tôi mặc dù nó không thấy đường bao nhiêu. 
image
Lộc Trần (mặc áo đỏ) cùng bạn bè trong ngày sinh nhật lần thứ 17 của mình.

Hôm đó tôi chở Lộc cùng một số người quen đi đến trường College để xem văn nghệ Tết có nó biểu diễn đánh piano. Vì trường lạ và thình lình lại đóng đường sửa chữa nên tôi không lái xe theo hướng dẫn ghi sẵn được. Tôi chạy vòng vòng một lúc thì bị lạc không biết mình đang chạy hướng West hay hướng East nữa. Tôi biết trên con đường này có một freeway để đến trường college này nhưng nếu mình đang chạy ngược hướng về phía West thì sẽ càng chạy càng xa hơn. Tôi hỏi Lộc thì nó ngồi im vài giây rồi nói chắc chắn:
- Má đang chạy về hướng West đó.
Ai cũng ngạc nhiên hỏi:
- Sao Lộc biết?
Lộc quả quyết:
- Lộc đoán được nhờ ánh sáng mặt trời! Bây giờ là buổi sáng. Lộc biết mặt trời đang ở hướng nào và đoán ra.
Tôi nghe lời con, quay đầu xe lại và tìm thấy freeway để đến được trường college. Nghĩ mà tức cười, một đám sáng mắt mà phải nghe anh nhóc mù chỉ đường.
Lộc học thêm tiếng Spainish ở trường và tiếp thu rất nhanh. Tiếng Spainish thì tôi không biết để kiểm tra nhưng với tiếng Việt thì tôi thật sự ngạc nhiên. Năm ngoái Lộc đi Chicago trình diễn nhạc với các bạn trong trường, nó gọi về méc tôi:
- Má ơi! Hồi chiều tắm hồ con Lydia nó ôm Lộc đó, ai cũng thấy.
Tôi thắc mắc:
- Lúc đó nó mặc đồ gì?
Giọng Lộc hồ hởõi:
- Nó đang mặc đồ tắm lòi rún đó má.
Tôi kêu lên:
- Trời ơi, con nhỏ này chắc nó chọc con đó. Nó biết con thích được con gái ôm mà. Nó ác quá!
Lộc cắc cớ hỏi tôi:
- Má nói nó ác là sao? "Ác độc" hay "ác liệt"?
Không ngờ thằng con hiểu tiếng Việt và chơi chữ như vậy, tôi nói:
- Ác độc chứ còn gì nữa.
Lộc cãi:
- Lộc thì thấy "ác liệt". Nó ôm đã lắm.
 Không ngờ nó học và hiểu được tiếng Việt như vậy. Nhà trường và chúng tôi dần dần tập cho Lộc biết sống tự lập, tự lo được cho mình càng nhiều càng tốt vì chúng tôi đâu thể ở đời với nó. Ngoại trừ việc tự nấu ăn cho mình, nay Lộc có thể tự làm mọi chuyện trong sinh hoạt thường ngày như tự nhỏ thuốc mắt và uống thuốc đúng giờ; gọi tiệm thuốc để refill; tự lo giặt giũ, xếp quần áo và rửa chén, hút bụi làm việc nhà giúp cha mẹ; mùa đông còn ra ngoài xúc tuyết nữa chứ. Nó nhiệt tình lắm, tự giác làm mà không đợi nhắc nhở, lúc nào cũng muốn làm vui lòng người chung quanh.
Thấy con tật nguyền chúng tôi rất buồn và lo lắng cho cuộc sống cũng như tương lai của nó. Nhưng cũng mừng là Lộc không buồn vì bịnh tật của mình như chúng tôi buồn cho con. Nhiều khi nhìn lên bầu trời đầy sao lấp lánh, hay những quang cảnh đẹp của thiên nhiên, tôi tiếc cho con mình không thể nhìn thấy được những cảnh trí đó. Chúng tôi cố gắng dành nhiều thì giờ để bù đắp, gần gủi, lo cho Lộc. Bạn bè nhiều người hỏi:
- Sao không làm overtime kiếm thêm tí tiền để lại cho con?
Tôi nghĩ con cái cần thì giờ và sự quan tâm của cha mẹ nó hơn là tiền bạc. Cho nó một không khí gia đình ấm cúng, vui vẻ, đầy tình thương đáng giá hơn bạc tiền nhiều. Tôi nhớ hồi mình còn nhỏ, mỗi khi má có chuyện đi vắng căn nhà lạnh lẽo trống vắng biết bao nhiêu. Bây giờ tại sao mình lại ham tiền mà làm cho chính căn nhà của mình lạnh lẽo? Tính Lộc vui vẻ, rất ngây thơ, đơn thuần và biết suy nghĩ, biết hối hận khi làm gì không đúng. Tôi nghĩ rằng đó cũng là nhờ chúng tôi đã dành thời giờ nói chuyện khuyên nhủ con mình làm một con người tốt biết phân biệt đúng sai.
Người ta nói "Có tật có tài", Lộc không may mất đi thị lực và bị chứng tự kỷ. Nhưng bù lại nó lại có những năng khiếu đặc biệt và được mọi người xung quanh
yêu thương, giúp đỡ. Trong show chiếu trên Ti Vi Lộc có nói: "Bịnh tật không làm khó được tôi!". Phải! Với sự chăm sóc của gia đình và nhà trường, nhất là sự cố gắng của Lộc, chúng tôi rất mừng và tin rằng Lộc sẽ trở thành một người vừa có tài vừa có đức, biết góp phần tốt đẹp cho cộng đồng người Việt của chúng ta  trên mảnh đất tự do này!


THANH MAI
Thiên tài phải... có tật?
Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln. (abrahamlincolnartgallery
Thiên tài được sinh ra một cách ngẫu nhiên hay theo một quy luật riêng? Đây là câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học. Theo một thuyết được nhiều người quan tâm thì thiên tài thường mắc một căn bệnh đặc biệt nào đó và chính căn bệnh này đã tác động khiến họ có những khả năng phi thường.
Thuyết này lần đầu tiên được nhà di truyền học người Nga Vladimir Froismon đưa ra hồi đầu thế kỷ 20. Ông đã dành nhiều thời gian để thống kê thành một danh sách "những thiên tài bị ảnh hưởng của bệnh viêm khớp", trong đó có những tên tuổi lớn như Isaac Newton, Charles Darwin, Christophe Colombo, Galileo, Francis Bacon, Voltaire...
Theo nghiên cứu của Froismon thì bệnh viêm khớp thường gây ra một lượng axit uric cao trong máu. Loại axit này là tác nhân kích thích bộ óc làm việc mạnh mẽ. Thành phần của axit uric cũng tương tự như thành phần của chất Caffein và Theobromin - những chất kích thích có trong cà phê và chè.
Hiện tượng nhiều axit urric trong máu không chỉ giúp làm tăng khả năng nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, vật lý học, hóa học, thiên văn học mà còn thúc đẩy các nhà hoạt động xã hội và tài năng nghệ thuật, văn chương phát triển. Danh sách những người chịu ảnh hưởng của bệnh viêm khớp còn có các danh họa như Michel Angelo, Rembrandt, thiên tài âm nhạc Beethoven và nhà chính trị nổi tiếng người Đức Otto Bismarck.
Một căn bệnh khác cũng được coi là có liên quan đến sự ra đời của các thiên tài là hội chứng Marfan. Bệnh này rất dễ nhận thấy: Tầm vóc người thì cao lớn nhưng thân mình lại ngắn, tay và chân cũng như các ngón đều dài quá khổ. Có người thì giống như tay... vượn, dài tới đầu gối. Mặt cũng dài nhưng dẹp như bị... nén ép từ hai bên.
Tuy thế, nhiều người "kỳ hình dị tướng" như vậy lại rất tài giỏi: Newton, nhà vật lý học lỗi lạc, nhìn vào quả táo rơi mà phát hiện ra định luật hấp dẫn. Darwin, nhà sinh vật học người Anh, "ông tổ" của học thuyết hiện đại về sự tiến hóa các loài. Colombo, nhà hàng hải thiên tài đã tìm ra châu Mỹ, Galileo với thuyết nhật tâm nổi tiếng...
Các nhà nghiên cứu cho rằng, có đặc trưng lạ lùng trên là do những biến thể đặc biệt của cơ thể con người dưới tác động của hội chứng Marfan gây ra. Nhiều nhà khoa học đặt giả thiết chính sự biến đổi như vậy đã mang lại cho thế giới nhiều nhân vật xuất chúng. Có thể liệt kê nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới mắc hội chứng Marfan có những đặc điểm như vậy, trong đó tiêu biểu nhất là 3 người sau đây:
Thứ nhất là Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865), người có công xóa bỏ chế độ nô lệ ở nước này. Ông xuất thân từ một thợ khắc gỗ, sau đó nhờ nghị lực trở thành luật sư, rồi tổng thống Mỹ. Ông có năng lực làm việc phi thường, khả năng phán đoán và lòng dũng cảm. Tổng thống Lincoln có khuôn mặt dài và hẹp đặc trưng.
Người thứ hai là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch, Hans Christian Andersen (1805-1875). Ông vốn là con trai của một người thợ đóng giày nghèo khổ, mồ côi từ nhỏ, Andersen bắt đầu đi học rất muộn và mãi đến năm 23 tuổi mới vào đại học. Ông nổi tiếng qua những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn làm say mê cả trẻ em và người lớn trên thế giới suốt hơn thế kỷ qua. Khuôn mặt của Andersen cũng có nét nhỏ hẹp của những người mắc hội chứng Marfan.
Người thứ ba là Tổng thống Pháp Charles de Gaulle (1890-1970). Ông là một vị tướng nổi tiếng của Pháp trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và về sau trở thành vị tổng thống ghi đậm dấu ấn trong lịch sử chính trị Pháp giai đoạn sau chiến tranh. Tên của ông đã được đặt cho một sân bay quốc tế nổi tiếng ở Pháp. Ngay từ khi còn nhỏ, Charles de Gaulle đã biểu hiện lòng dũng cảm và thông minh. Ông có tầm vóc cao lớn hơn tất cả bạn bè và bờ vai hẹp hình góc nhọn rất đặc biệt.
Cả ba nhân vật nổi tiếng nêu trên, ngoài năng khiếu đặc biệt về chính trị, văn học và quân sự, họ còn có sức khỏe rất đáng chú ý. Các nhà khoa học cho rằng hội chứng Marfan là nguyên nhân sản sinh ra nhiều chất Catecholamin trong máu. Đây là tố chất góp phần kích thích sự hoạt động cao của trí óc và sinh lý cơ thể, khiến cho hầu hết "người bệnh" đều có năng lực làm việc phi thường. Ngoài ra, một trong những điểm chung của người mắc hội chứng Marfan là đa số họ đều có những khả năng hài hước đặc biệt. Tổng thống Lincoln và nhà văn Andersen là minh chứng cho nhận định này.

Thiên tài phải... có tật?

Thiên tài được sinh ra một cách ngẫu nhiên hay theo một quy luật riêng? Đây là câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học. Theo một thuyết được nhiều người quan tâm thì thiên tài thường mắc một căn bệnh đặc biệt nào đó và chính căn bệnh này đã tác động khiến họ có những khả năng phi thường.

Isaac Newton (1642 - 1727)
Thuyết này lần đầu tiên được nhà di truyền học người Nga Vladimir Froismon đưa ra hồi đầu thế kỷ 20. Ông đã dành nhiều thời gian để thống kê thành một danh sách "những thiên tài bị ảnh hưởng của bệnh viêm khớp", trong đó có những tên tuổi lớn như Isaac Newton, Charles Darwin, Christophe Colombo, Galileo, Francis Bacon, Voltaire...

Theo nghiên cứu của Froismon thì bệnh viêm khớp thường gây ra một lượng axit uric cao trong máu. Loại axit này là tác nhân kích thích bộ óc làm việc mạnh mẽ. Thành phần của axit uric cũng tương tự như thành phần của chất Caffein và Theobromin - những chất kích thích có trong cà phê và chè.

Hiện tượng nhiều axit urric trong máu không chỉ giúp làm tăng khả năng nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, vật lý học, hóa học, thiên văn học mà còn thúc đẩy các nhà hoạt động xã hội và tài năng nghệ thuật, văn chương phát triển. Danh sách những người chịu ảnh hưởng của bệnh viêm khớp còn có các danh họa như Michel Angelo, Rembrandt, thiên tài âm nhạc Beethoven và nhà chính trị nổi tiếng người Đức Otto Bismarck.

Ludwig van Beethoven (1770-1827)
Một căn bệnh khác cũng được coi là có liên quan đến sự ra đời của các thiên tài là hội chứng Marfan. Bệnh này rất dễ nhận thấy: Tầm vóc người thì cao lớn nhưng thân mình lại ngắn, tay và chân cũng như các ngón đều dài quá khổ. Có người thì giống như tay... vượn, dài tới đầu gối. Mặt cũng dài nhưng dẹp như bị... nén ép từ hai bên.

Tuy thế, nhiều người "kỳ hình dị tướng" như vậy lại rất tài giỏi: Newton, nhà vật lý học lỗi lạc, nhìn vào quả táo rơi mà phát hiện ra định luật hấp dẫn. Darwin, nhà sinh vật học người Anh, "ông tổ" của học thuyết hiện đại về sự tiến hóa các loài. Colombo, nhà hàng hải thiên tài đã tìm ra châu Mỹ, Galileo với thuyết nhật tâm nổi tiếng...

Charles Darwin (1809 -1882)
Các nhà nghiên cứu cho rằng, có đặc trưng lạ lùng trên là do những biến thể đặc biệt của cơ thể con người dưới tác động của hội chứng Marfan gây ra. Nhiều nhà khoa học đặt giả thiết chính sự biến đổi như vậy đã mang lại cho thế giới nhiều nhân vật xuất chúng. Có thể liệt kê nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới mắc hội chứng Marfan có những đặc điểm như vậy, trong đó tiêu biểu nhất là 3 người sau đây:

Thứ nhất là Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865), người có công xóa bỏ chế độ nô lệ ở nước này. Ông xuất thân từ một thợ khắc gỗ, sau đó nhờ nghị lực trở thành luật sư, rồi tổng thống Mỹ. Ông có năng lực làm việc phi thường, khả năng phán đoán và lòng dũng cảm. Tổng thống Lincoln có khuôn mặt dài và hẹp đặc trưng.

Người thứ hai là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch, Hans Christian Andersen (1805-1875). Ông vốn là con trai của một người thợ đóng giày nghèo khổ, mồ côi từ nhỏ, Andersen bắt đầu đi học rất muộn và mãi đến năm 23 tuổi mới vào đại học. Ông nổi tiếng qua những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn làm say mê cả trẻ em và người lớn trên thế giới suốt hơn thế kỷ qua. Khuôn mặt của Andersen cũng có nét nhỏ hẹp của những người mắc hội chứng Marfan.

Người thứ ba là Tổng thống Pháp Charles de Gaulle (1890-1970). Ông là một vị tướng nổi tiếng của Pháp trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và về sau trở thành vị tổng thống ghi đậm dấu ấn trong lịch sử chính trị Pháp giai đoạn sau chiến tranh. Tên của ông đã được đặt cho một sân bay quốc tế nổi tiếng ở Pháp. Ngay từ khi còn nhỏ, Charles de Gaulle đã biểu hiện lòng dũng cảm và thông minh. Ông có tầm vóc cao lớn hơn tất cả bạn bè và bờ vai hẹp hình góc nhọn rất đặc biệt.

Cả ba nhân vật nổi tiếng nêu trên, ngoài năng khiếu đặc biệt về chính trị, văn học và quân sự, họ còn có sức khỏe rất đáng chú ý. Các nhà khoa học cho rằng hội chứng Marfan là nguyên nhân sản sinh ra nhiều chất Catecholamin trong máu. Đây là tố chất góp phần kích thích sự hoạt động cao của trí óc và sinh lý cơ thể, khiến cho hầu hết "người bệnh" đều có năng lực làm việc phi thường. Ngoài ra, một trong những điểm chung của người mắc hội chứng Marfan là đa số họ đều có những khả năng hài hước đặc biệt. Tổng thống Lincoln và nhà văn Andersen là minh chứng cho nhận định này.
Theo VnExpress/TNTP

Những nghệ sỹ có tật có tài

Từ trong bóng tối, giọng hát, tiếng đàn của họ đã mê hoặc hàng triệu khán giả trên khắp thế giới. Âm nhạc của họ là thứ âm nhạc được cất lên từ sâu thẳm trái tim và tiếp thêm năng lượng sống cho những ai nghe nó.
Andrea Bocelli

Andrea Bocelli được coi là "Giọng Tenor thứ tư" của âm nhạc Italia - bên cạnh 3 danh ca nổi tiếng là Luciano Pavarotti, José Carreras và Plácido Domingo.
Những nghệ sỹ khiếm thị tài hoa, Ca nhạc - MTV, Andrea Bocelli, Steive Wonder, Ray Charles, nghe sy mu, Besame Mucho, Celine Dion, Italia, My, Barack Obama, ca sỹ, Van Vuong, tin tuc
Giọng Tenor thứ tư của âm nhạc Italia
Andrea Bocelli bị kém thị lực từ nhỏ. Khi mới được hơn 10 tuổi, Andrea bị mù hoàn toàn do chấn thương trong một tai nạn khi chơi bóng.

Tuy vậy, cậu bé khiếm thị này lại bộc lộ năng khiếu âm nhạc vượt trội. Ngay từ nhỏ, Andrea đã chơi đàn organ trong nhà thờ và đến năm 12 tuổi thì giành được huy chương vàng của cuộc thi âm nhạc Margherita d’Oro với bài hát O sole mio.
Sau khi tốt nghiệp Đại học và trở thành tiến sĩ Luật, Andrea theo học Opera dưới sự dìu dắt của Maestro Luciano Bettarini. Ông cũng tham gia một lớp học của giọng Tenor trứ danh - Franco Corelli.
Những nghệ sỹ khiếm thị tài hoa, Ca nhạc - MTV, Andrea Bocelli, Steive Wonder, Ray Charles, nghe sy mu, Besame Mucho, Celine Dion, Italia, My, Barack Obama, ca sỹ, Van Vuong, tin tuc
Diva Celine Dion từng hết lời khen ngợi Andrea Bocelli
Nghe Andrea Bocelli hát, khán giả không chỉ được thưởng thức âm nhạc mà còn cảm nhận được tình yêu cuộc sống, được tiếp thêm năng lượng để sống tốt đẹp hơn.
Celine Dion từng nói về giọng hát của Andrea Bocelli rằng: "Nếu Chúa cất tiếng hát thì ắt hẳn giọng của Người sẽ rất giống Andrea Bocelli".

Với giọng hát thiên thần, Andrea giành được vô số giải thưởng, trong đó có thể kể tới các giải như: Ca sĩ hát opera xuất sắc nhất, Ca sĩ xuất sắc nhất Italia năm 1998. Tháng 6/1999 Andrea Bocelli trở thành nghệ sĩ đầu tiên chiếm cả 3 vị trí dẫn đầu trong top ten các đĩa nhạc cổ điển của Mỹ với 3 album Sacred Arias, Aria - The Opera AlbumViaggio Italiano.

Andrea Bocelli đã bán được hơn 40 triệu đĩa trên toàn thế giới.
Video Andrea Bocelli hát ca khúc Besame Mucho:

Stevie Wonder


Bị mù bẩm sinh nhưng ngay từ nhỏ, Stevie Wonde đã tự học được 3 nhạc cụ cùng một lúc là dương cầm, trống Conga và khẩu cầm (hay còn gọi là Harmonica).

Khi mới 13 tuổi, Stevie Wonde đã được hãng đĩa Motown Records ký hợp đồng. Bài hát đầu tay của ông với tên gọi Fingertips vừa phát hành đã nhận được sự hưởng ứng của mọi người và đứng số một trong bảng xếp hạng bài hát hay ở Hoa Kỳ.
Những nghệ sỹ khiếm thị tài hoa, Ca nhạc - MTV, Andrea Bocelli, Steive Wonder, Ray Charles, nghe sy mu, Besame Mucho, Celine Dion, Italia, My, Barack Obama, ca sỹ, Van Vuong, tin tuc Những nghệ sỹ khiếm thị tài hoa, Ca nhạc - MTV, Andrea Bocelli, Steive Wonder, Ray Charles, nghe sy mu, Besame Mucho, Celine Dion, Italia, My, Barack Obama, ca sỹ, Van Vuong, tin tuc
Stevie Wonde thường biểu diễn với cây đàn dương cầm
Hiện tại, Stevie được coi là ca sĩ-nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc và nghệ sĩ chơi đa nhạc cụ  hàng đầu Hoa Kỳ. Ông đã giành được 22 giải Grammy (nhiều nhất cho một nghệ sĩ solo) cũng như Giải Thành tựu trọn đời và giải Oscar cho ca khúc trong phim hay nhất.


Tên của Stevie được khắc trên cả Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll lẫn Đại sảnh Danh vọng Nhạc sĩ. Tạp chí âm nhạc Mỹ Rolling Stone từng bầu ông ở vị trí thứ 9 trong danh sách những ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại.

Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng tôn vinh ông là người hùng âm nhạc bằng giải thưởng cao quý nhất của Mỹ dành cho nhạc pop.
Những nghệ sỹ khiếm thị tài hoa, Ca nhạc - MTV, Andrea Bocelli, Steive Wonder, Ray Charles, nghe sy mu, Besame Mucho, Celine Dion, Italia, My, Barack Obama, ca sỹ, Van Vuong, tin tuc
Stevie Wonder có mối quan hệ khá thân thiết với diva quá cố Whitney Houston
Ray Charles
Ray Charles sinh ngày 23/9/1930 trong một gia đình da đen nghèo ở vùng Albany, Georgia. Ray bị mù từ năm lên 7 và mồ côi khi tròn 16 tuổi.
Năm 18 tuổi, với 600USD dành dụm được, Ray một mình đến vùng Seattle và lập ra nhóm tam tấu Maxim (cùng chơi nhạc theo kiểu Nat King Cole và Charles Brown).
Những nghệ sỹ khiếm thị tài hoa, Ca nhạc - MTV, Andrea Bocelli, Steive Wonder, Ray Charles, nghe sy mu, Besame Mucho, Celine Dion, Italia, My, Barack Obama, ca sỹ, Van Vuong, tin tuc
Từ trong bóng tối, Ray Charles đã sáng tác những ca khúc mà khi cất lên ông và khán giả có thể nhảy múa suốt ngày
Ray đã từng nói rằng: "Từ lúc bị mù tôi không còn được chiêm ngưỡng cảnh người ta nhảy múa, vui đùa vì thế tôi mong ước mình sẽ sáng tác những bài ca mà khi nó cất lên có thể khiến tôi nhảy suốt ngày".

Được coi là một trong những nghệ sĩ âm nhạc tài năng nhất nước Mỹ thế kỷ 20,  Ray Charlesn đem đến cho dòng nhạc Soul, Jazz, Rock & Roll,  R&B và cả Country một hương vị mới…

Thomas Thompson - tay kèn clarinet nổi tiếng đã nhận xét: “Nhiều người nghĩ rằng Ray Charles là tay Blues kiệt xuất? Đúng nhưng chưa đủ, bởi lẽ tay này còn rất xuất sắc trong giai điệu của Jazz, của Rock n’ roll, Gospel và Country. Ông ấy biết lôi kéo người nghe từ tinh thần của những dòng chảy này và từ đó tạo ra một nhánh khác mà chỉ có mỗi mình ông ta khám phá được”.
“Nhánh khác” theo cách ví von của Thomas là một chút phá cách của Gospel với những đoạn tự trào không theo khuôn nhạc, là những hợp âm được biến đổi liên tục, là cách ứng ngẫu đầy cảm xúc. Đó còn là một chút khoáng đạt của Jazz, chút cô độc của Blues, ngúng nguẩy của Rock&roll và man mác của Country.
Những nghệ sỹ khiếm thị tài hoa, Ca nhạc - MTV, Andrea Bocelli, Steive Wonder, Ray Charles, nghe sy mu, Besame Mucho, Celine Dion, Italia, My, Barack Obama, ca sỹ, Van Vuong, tin tuc
Ray Charlesn đem đến cho dòng nhạc Soul, Jazz, Rock & Roll,  R&B và cả Country một hương vị mới
Ca khúc America the Beautiful của Ray Charles được ca sỹ mà Ed Bradley của 60 Minutes gọi là "một bài quốc ca Hoa Kỳ - một tác phẩm kinh điển - kinh điển như người đàn ông thể hiện nó". Còn huyền thoại âm nhạc Frank Sinatra thì gọi Ray Charles là "thiên tài thực sự duy nhất trong nghề". Năm 2008, tạp chí Rolling Stone bầu Ray Charles ở vị trí thứ hai trong danh sách 100 ca sỹ vĩ đại nhất mọi thời đại.
Video Ray Charles hát ca khúc America the Beautiful:
Nghệ sỹ guitar mù Văn Vượng

Do di chứng của bệnh đậu mùa nên lên 4 tuổi, nghệ sỹ Văn Vượng đã không thể nhìn thấy ánh sáng. Tuy vậy, cũng giống như các nghệ sỹ mù khác, Văn Vượng đã sớm bộc lộ năng khiếu âm nhạc.
Khi lên 6 hay 7 tuổi, một lần đi qua gánh hàng rong, Văn Vượng mải mê nghe họ hát. Sau đó, về nhà ông lấy cái âu đồng đựng trầu của mẹ, căng lên những sợi dây cao su để làm đàn và say mê chơi.
Một người quen trong gia đình khi ấy nhìn thấy cảnh đó đã nhận ra khả năng của Văn Vượng và tặng ông một cây đàn guitar.
Những nghệ sỹ khiếm thị tài hoa, Ca nhạc - MTV, Andrea Bocelli, Steive Wonder, Ray Charles, nghe sy mu, Besame Mucho, Celine Dion, Italia, My, Barack Obama, ca sỹ, Van Vuong, tin tuc
Nghệ sỹ guitar Văn Vượng đã có hơn 8000 buổi biểu diễn
Đến năm 15 tuổi, Văn Vượng đã tự mày mò sáng tác bài Hoàng hôn trên sông. 16 tuổi, ông lên Hà Nội và tìm đến nhiều nhac sĩ và học thêm.
Nghệ sỹ Văn Vượng đã có công chuyển soạn hàng trăm ca khúc, nhạc phẩm từ nhiều thể loại thành tác phẩm dành cho đàn guitar và trình diễn thành công ở nhiều nơi. Ông đã có khoảng trên 8.000 buổi biểu diễn và thu âm 7 đĩa CD chọn lọc tác phẩm.
Video nghệ sỹ Văn Vượng trình bày ca khúc Gửi người em gái của Đoàn Chuẩn:

No comments:

Post a Comment

quangnm