Saturday, June 8, 2013

ẢNH NGHỆ THUẬT 9.6.2013

Sài Gòn 1955 trong sách ảnh của Cauchetier

Chân dung người đẹp, giác hơi vỉa hè, rạp chiếu phim "thoát y"… là những hình ảnh đặc sắc trong sách ảnh về Sài Gòn xuất bản năm 1955 của Raymond Cauchetier.
Vào đầu thập niên 1950, nhiếp ảnh gia Pháp nổi tiếng Raymond Cauchetier (sinh năm 1920) đã đến Sài Gòn. Ông đã thực hiện nhiều bức ảnh đẹp về con người và cuộc sống ở nơi đây, được giới thiệu trong cuốn sách ảnh có tên “Sài Gòn” xuất bản năm 1955. Sau đây là một số hình ảnh tiêu biểu trích từ ấn phẩm, được giới thiệu trên trang Belle Indochine của Pháp.

Trang bìa sách ảnh "Sài Gòn".
Thiếu nữ ngồi xích lô trước Tòa đô chính.

Chân dung người đẹp Sài Gòn.
Thảo Cầm Viên.
Quầy bán thuốc lá vỉa hè, có cả một nén hương để khách hàng châm thuốc.
Một em bé chữa bệnh bằng phương pháp giác hơi ngay trên phố.
Những người phụ nữ khấn vái tại lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (lăng Ông Bà Chiểu).
Khung cảnh nhìn từ trong một quán giải khát điển hình của khu vực Chợ Lớn, nơi phục vụ trà xanh, nước mía... cho người qua đường.
Rạp chiếu "phim thoát y" ở Chợ Lớn luôn đông nghịt khách.
Một nhóm thanh niên chụp ảnh trên Quảng trường Nhà hát.
Cảng Sài Gòn nhìn từ máy bay.
Khu vực Chợ Lớn.
Nhà thờ Đức Bà.
Đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn).
Vẻ tấp nập trên kênh Bonard (Rạch Bãi Sậy) chảy qua Chợ Lớn..
Những con thuyền nan trên kênh Bonard.
Vườn tược ở ngoại ô Sài Gòn, dọc tuyến đường đi Mỹ Tho.
Tàu thuyền san sát trên kênh rạch ở Chợ Lớn.
Những con thuyền chở lúa gạo, có tải trọng tối đa 400 tấn.
Bến thuyền cạnh chợ Lớn.
Đền Tưởng Niệm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên.

Đẹp lạ những bông hoa làm từ... xương động vật

Mới đây, nghệ sỹ người Nhật Hideki Tokushige đã sử dụng xương động vật để tạo nên những bông hoa đẹp đến kinh ngạc. Khi khai quật xương của người Neanderthal, các nhà khảo cổ thường thấy dấu hiệu của phấn hoa xung quanh họ. Điều đó chứng tỏ, từ xa xưa, hoa cũng đã được dùng để tưởng niệm người quá cố.
Đây là lý do khiến nghệ nhân Tokughige tạo ra những bông hoa tuyệt đẹp từ xương động vật.
Ông nói: “Chúng tôi đã tạo ra những bức tranh và tác phẩm điêu khắc mô phỏng những động thực vật có tuổi lên đến 70.000 năm.
Tất cả những thứ xung quanh chúng ta, từ quần áo, nhà máy điện hạt nhân, internet… đều có thể bắt nguồn từ cấu trúc của xương”.
Lấy cảm hứng từ chu kỳ cuộc sống, cái chết và mối quan hệ giữa hoa và cái chết, các nghệ sỹ Nhật đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tên Honebana, hay còn gọi hoa xương.
Ý tưởng độc đáo này bắt nguồn vào một hôm khi ông nhìn thấy con gấu trúc đã chết ở giữa đường. Thay vì đi qua nó hoặc ném nó vào thùng rác, ông mang xác con gấu về nhà, lấy xương phục vụ nghệ thuật.
Được đào tạo về nhiếp ảnh, ông Tokughige biết cách lắp ráp các mẩu xương để tạo nên những tác phẩm hoa đẹp đến kinh ngạc.
Ông cho biết: “Sẽ có một ngày tất cả chúng ta chết đi, chỉ còn xương và trở về với đất".
Ông cho rằng, bằng cách tái sinh những bộ xương động vật thành những bông hoa đầy sức sống, con người có thể học được điều gì đó cho bản thân. Sau khi chụp lại những bông hoa đặc biệt này, ông đem chôn xương xuống đất.

Nhiếp ảnh gia chụp con gái theo phong cách hội họa

Những kiệt tác hội họa là nguồn cảm hứng để Bill Gekas thực hiện loạt ảnh về cô con gái Athena của mình.
Nhiếp ảnh gia người Australia Bill Gekas chụp loạt ảnh về con gái, trong đó có nhiều bức mang hơi thở mỹ thuật. Trong ảnh là chân dung cô bé Athena.
Ảnh lấy cảm hứng từ bức tranh Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai của họa sĩ người Hà Lan Johannes Vermeer.
Chân dung Athena...
... Tranh của Rembrandt.
Hơi thở cổ điển trong những bức ảnh của Bill Gekas.

Ngắm các nhân vật nổi tiếng qua thư pháp Việt

Bằng những nét vẽ tài tình, nhà thư pháp Lê Vũ Phác họa chân dung của các nhân vât nổi tiếng trên thế giới. 

Sự dữ dội trong tranh "nuy" thời Phục Hưng

Mỹ thuật Phục Hưng là một trong những đỉnh cao của lịch sử mỹ thuật. Thời đó, những họa sĩ thiên tài đã đưa ra cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về tiêu chuẩn thẩm mỹ, theo đó, họ tôn sùng vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể con người.
Ở thời kỳ này, những truyền thuyết, thần thoại Hy Lạp - La Mã bắt đầu sống dậy và trở thành suối nguồn sáng tạo cho các tác phẩm hội họa. Để phản ánh sự yếu đuối, mỏng manh của con người, các họa sĩ Phục Hưng thường để nhân vật trong tranh lộ nguyên phần xác.
Đối với nghệ thuật Phục Hưng, khỏa thân bỗng trở thành tâm điểm của sáng tạo nghệ thuật, gợi nhớ về một thuở con người sống rất “thiên nhiên”.
Danh họa người Ý Michelangelo (1475-1564)
Sự dữ dội trong tranh khỏa thân thời Phục Hưng
Bức “Leda and the Swan” (Leda và thiên nga) vẽ năm 1530, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Khi đã ngoài 50 tuổi, Michelangelo công khai mình đồng tính. Ông dũng cảm viết những bài thơ tình dành tặng một thanh niên quý tộc đẹp trai. Ở thời đó, người ta có thể bị thiêu chết vì đồng tính. Trong bức tranh này, nàng Leda của ông có khuôn mặt khá… nam tính.
Danh họa người Ý Leonardo da Vinci (1452-1519)
Sự dữ dội trong tranh khỏa thân thời Phục Hưng
Bức “Leda and the Swan” (Leda và thiên nga) vẽ năm 1515-1520, trưng bày tại Triển lãm Uffizi, Florence, Ý.
Leonardo cho rằng phản ánh dục vọng là sứ mệnh vĩ đại của nghệ thuật. Ông từng viết: “Mỹ thuật siêu đẳng hơn thi ca bởi nếu thi ca chỉ có thể miêu tả tình yêu thì mỹ thuật khắc họa tình yêu. Người họa sĩ châm lên ngọn lửa khao khát trong người xem”.
Sự dữ dội trong tranh khỏa thân thời Phục Hưng
Bức “Saint John the Baptist” (Thánh John làm lễ rửa tội) vẽ năm 1513-1516, trưng bày tại Bảo tàng Louvre, Paris, Pháp.
Đương thời Leonardo từng hai lần bị bắt vì tội “tằng tịu” với người đồng giới. Tuy vậy, ông chưa bao giờ bị kết án bởi những người tình của ông đều xuất thân quý tộc. Trong bức tranh này, người ta tin rằng Leonardo đang khắc họa một người tình của mình.
Danh họa người Ý Raphael (1483-1520)
Bức The Fornarina (Nàng Fornarina) vẽ năm 1518, trưng bày tại lâu đài Palazzo Barberini, Rome, Ý.
Bức “The Fornarina” (Nàng Fornarina) vẽ năm 1518, trưng bày tại lâu đài Palazzo Barberini, Rome, Ý.
Trong bức họa là người tình của Raphael - nàng Fornarina. Chính vì vẻ đẹp này mà ông đã sớm qua đời ở tuổi 37 vì một lần “quá sức”.
Danh họa người Hà Lan Rembrandt (1606-1669)
Bức The Fornarina (Nàng Fornarina) vẽ năm 1518, trưng bày tại lâu đài Palazzo Barberini, Rome, Ý.
Bức “Portrait of Hendrickje Stoffels” (Chân dung Hendrickje Stoffels) vẽ năm 1654-1656, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Khi Rembrandt thực hiện bức tranh này, người tình của ông cũng đồng thời là nhân vật nữ trong tranh đang gặp rắc rối với nhà thờ vì bị kết án là một “phụ nữ dễ dãi”. Nàng Hendrickje chuyển về sống với Rembrandt dù họ không kết hôn. Bức tranh này đã thể hiện tình yêu sâu sắc mà Rembrandt dành cho người tình, nó lột tả cả vẻ đẹp nhan sắc và nội tâm của nàng.
Bức The Fornarina (Nàng Fornarina) vẽ năm 1518, trưng bày tại lâu đài Palazzo Barberini, Rome, Ý.
Bức “A woman bathing in a stream” (Người phụ nữ tắm suối) vẽ năm 1654, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Lại một bức tranh khác mà Rembrandt vẽ nàng Hendrickje Stoffels. Nàng trở thành người tình của ông sau khi vợ của Rembrandt qua đời. Ông không thể kết hôn với Hendrickje, bởi việc kết hôn này sẽ tước quyền thừa kế tài sản từ vợ ông. Kinh tế của Rembrandt khá bấp bênh và ông không thể từ bỏ quyền thừa kế. Sau này, Rembrandt vẫn bị phá sản vì ông đầu tư quá nhiều vào trang phục cho người mẫu cũng như sưu tầm quá nhiều tranh.
Danh họa người Ý Agnolo Bronzino (1503-1572)
Bức The Fornarina (Nàng Fornarina) vẽ năm 1518, trưng bày tại lâu đài Palazzo Barberini, Rome, Ý.
Bức “An Allegory with Venus and Cupid” (Biểu tượng thần Vệ Nữ và thần Tình Yêu) vẽ năm 1545, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Bronzino là người đồng tính. Đương thời, ông chung sống với người bạn đời làm nghề sản xuất binh khí. Khi người tình qua đời, Bronzino đã lãnh trách nhiệm chăm sóc cho gia đình của người đàn ông kia.
Tranh của Bronzino nhấn mạnh vẻ đẹp hình thể và những khoái lạc của con người. Bức họa trên là món quà mà tòa án tối cao của Cộng hòa Florence tặng nhà vua Pháp. Tác phẩm này đã truyền cảm hứng và sự mạnh dạn cho nhiều họa sĩ Pháp sáng tạo nên những tác phẩm đậm màu dục vọng.
Danh họa người Ý Tiziano Vecelli (1490-1576)
Bức The Fornarina (Nàng Fornarina) vẽ năm 1518, trưng bày tại lâu đài Palazzo Barberini, Rome, Ý.
Bức “The Venus of Urbino” (Vệ Nữ của tỉnh Urbino) vẽ năm 1536-1538, trưng bày tại Triển lãm Uffizi, Florence, Ý.
Một người bạn của họa sĩ Tiziano từng viết một lá thư tay, trong đó đề cập tới tình hình sức khỏe của Tiziano như sau: “Sức khỏe của Tiziano tốt nhưng đôi khi rơi vào trạng thái kiệt sức vì sau khi thực hiện những bức tranh tuyệt đẹp về phụ nữ, Tiziano thường “yêu” luôn mẫu”. Điều này đã lý giải tại sao những bức tranh của Tiziano luôn chân thực, sống động và thể hiện khát khao mạnh mẽ đối với cái đẹp.
Bức Danae (Nàng Danae) vẽ năm 1544 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Bức “Danae” (Nàng Danae) vẽ năm 1544 – 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Nàng Danae của thần thoại Hy Lạp đang ngẩng đầu lên nhìn thần Dớt đến tự tình với cô trong hình dáng một cơn mưa vàng.
Bức Danae (Nàng Danae) vẽ năm 1544 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Bức “Diana and Actaeon” (Diana và Actaeon) vẽ năm 1556 – 1559, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Bức tranh kể lại một truyền thuyết Hy Lạp: tráng sĩ Actaeon đi săn trên núi, tình cờ nhìn thấy nữ thần Diana tắm. Actaeon liền bị Diana biến thành một con hươu. Chàng bị chính đàn chó săn của mình xẻ thịt. Đó là cái giá phải trả cho thói tò mò, mạo phạm tới thần linh của Actaeon.
Bức Danae (Nàng Danae) vẽ năm 1544 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Bức “Saint Mary Magdalene” (Thánh Mary Magdalene) vẽ năm 1535, trưng bày tại Triển lãm Palatina, cung điện Pitti, Florence, Ý.
Danh họa người Ý Palma Vecchio (1480-1528)
Bức Danae (Nàng Danae) vẽ năm 1544 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Bức “A Blonde Woman” (Một phụ nữ tóc vàng) vẽ năm 1520, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Bức chân dung khắc họa một gái điếm ở Venice. Dấu hiệu để nhận biết những cô gái này là trên tay họ luôn cầm một bó hoa. Đặc điểm này sinh ra từ một truyền thuyết La Mã, theo đó gái điếm được bảo vệ bởi nữ thần Cây cỏ.
Danh họa người Ý Antonio Correggio (1489-1534)
Bức Danae (Nàng Danae) vẽ năm 1544 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Bức “Jupiter and Io” (Thần Dớt và nàng Io) vẽ năm 1539, trưng bày tại Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna, Áo.
Các họa sĩ Phục Hưng đặc biệt thích khắc họa chuyện yêu đương của thần Dớt. Trong các truyện thần thoại cổ xưa, thần Dớt thường ngụy trang, biến hóa khôn lường để có thể tự tình với phụ nữ mà không bị vợ ngài - nữ thần Hera phát hiện ra. Khi ở bên nàng Io, ngài hóa thành sương mù.
Danh họa người Đức Lucas Cranach (1472-1553)
Bức Danae (Nàng Danae) vẽ năm 1544 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Bức “Cupid Complaining to Venus” (Thần Tình Yêu làm nũng thần Vệ Nữ) vẽ năm 1525, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Thần Vệ Nữ trong tranh Lucas Cranach rất thanh mảnh - một “chuẩn đẹp” khá mới so với quan niệm đương thời.
Danh họa người Ý Sandro Botticelli (1445-1510)
Bức Danae (Nàng Danae) vẽ năm 1544 1545, trưng bày tại Bảo tàng Capodimonte, Naples, Ý.
Bức “Venus and Mars” (Thần Vệ Nữ và thần Chiến Tranh) vẽ năm 1485, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Vẻ đẹp của thần Vệ Nữ đã ru ngủ thần Chiến Tranh. Sắc đẹp có thể khiến mọi sức mạnh dù tàn bạo nhất phải ngã gục. Vì vậy, người ta thường nói cái đẹp cứu thế giới.
Danh họa người Hà Lan Gerrit van Honthorst (1592-1656)
Bức Saint Sebastian (Thánh Sebastian) vẽ năm 1623, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Bức “Saint Sebastian” (Thánh Sebastian) vẽ năm 1623, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Bức tranh kể lại chuyện Thánh Sebastian bị bắn chết vì đi theo đạo Thiên Chúa. Trong tác phẩm này, Honthorst thể hiện rõ nét phong cách của mình: sự đối lập mạnh mẽ giữa ánh sáng và bóng tối.
Danh họa người Ý Guido Reni (1575-1642)
Bức Saint Sebastian (Thánh Sebastian) vẽ năm 1623, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Bức “Saint Sebastian” (Thánh Sebastian) vẽ năm 1620-1630, trưng bày tại Triển lãm Dulwich, London, Anh.
Các nhà phê bình mỹ thuật rất giỏi “bắt mạch” đời sống tình cảm của họa sĩ qua tranh. Đối với trường hợp của Honthorst và Reni, họ cùng thực hiện hai bức tranh về Thánh Sebastian. Các nhà phê bình nhận định rằng, ở cả hai tác phẩm, họ đều thấy sự khao khát mạnh mẽ của họa sĩ đối với chính nhân vật mà họ tạo nên.
Anh em họa sĩ người Ý Antonio và Piero del Pollaiolo
Bức Saint Sebastian (Thánh Sebastian) vẽ năm 1623, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Bức “The Martyrdom of Saint Sebastian” (Hành quyết Thánh Sebastian) vẽ năm 1475, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia, London, Anh.
Thời Phục Hưng, người ta thường gọi những người đồng tính là “Florenzer” (Người ở thành Florence, Ý). Có từ lóng này là bởi các họa sĩ phương Tây đương thời thích tới Florence sống. Rất nhiều người trong số họ đồng tính khiến chính quyền thành phố quyết định thành lập một ban chuyên trách, phát hiện, xử lý những người đàn ông đồng tính. Bức tranh này đã ngầm phản ánh nỗi lo sợ của các họa sĩ trước sự khắc nghiệt của luật pháp đương thời.
Danh họa người Ý Giorgione Castelfranco (1477-1510)
Bức Laura (Nàng Laura) vẽ năm 1506, trưng bày tại Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna, Áo.
Bức “Laura” (Nàng Laura) vẽ năm 1506, trưng bày tại Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna, Áo.
Giorgione đương thời nổi tiếng là họa sĩ đào hoa, đẹp trai. Ông chơi đàn luýt rất hay và thường lấy món tài lẻ này để quyến rũ phụ nữ. Ông chinh phục được những người đẹp nổi tiếng ở Venice và thường thuyết phục họ làm mẫu cho các bức vẽ của mình. Đây là một trong những người tình của ông.
Bức The Tempest (Giông tố) vẽ năm 1505-1508, trưng bày tại Triển lãm Accademia, Florence, Ý.
Bức “The Tempest” (Giông tố) vẽ năm 1505-1508, trưng bày tại Triển lãm Accademia, Florence, Ý.
Venice là thành phố của tình yêu và sự nghiệt ngã. Những cô gái điếm hết thời có cuộc sống hết sức bi đát.
Danh họa người Pháp Francois Clouet (1510-1572)
Bức The Tempest (Giông tố) vẽ năm 1505-1508, trưng bày tại Triển lãm Accademia, Florence, Ý.
Bức “A Lady in her Bath” (Quý bà đang tắm) vẽ năm 1571, trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật Quốc gia, Washington DC, Mỹ.
Những quý bà thượng lưu ở Pháp đương thời có “mốt” vẽ tranh chân dung khỏa thân. Người phụ nữ trong tranh là Diane de Poitiers, người tình của vua Henry II của Pháp. Khi nhà vua lên ngôi năm 27 tuổi, Diane đã 48 tuổi nhưng bà vẫn có vẻ đẹp vô song.
Danh họa người Đức Peter Paul Rubens (1577-1640)
Bức The Tempest (Giông tố) vẽ năm 1505-1508, trưng bày tại Triển lãm Accademia, Florence, Ý.
Bức “The Little Fur” (Chiếc áo lông) vẽ năm 1630, trưng bày tại Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna, Áo.
Bức chân dung khắc họa nàng Helena Fourment – vợ của Rubens. Họ kết hôn vào năm 1630 khi Helena 16 và Rubens 53 tuổi.
Danh họa người Ý Paris Bordone (1500-1571)
Bức The Tempest (Giông tố) vẽ năm 1505-1508, trưng bày tại Triển lãm Accademia, Florence, Ý.
Bức “Venetian Women at their Toilet” (Những cô gái Venice điểm trang) vẽ năm 1545, trưng bày tại Triển lãm Quốc gia Scotland, Edinburgh, Anh.
Tại Venice ở thế kỷ 16 có tới 20.000 gái điếm. Trong tranh là hai cô gái đang thay đồ và trang điểm, người phụ nữ đội khăn xanh là một mụ tú bà.
Danh họa người Ý Tintoretto (1518-1594)
Bức The Tempest (Giông tố) vẽ năm 1505-1508, trưng bày tại Triển lãm Accademia, Florence, Ý.
Bức “Leda and the Swan” (Leda và thiên nga) vẽ năm 1555, trưng bày tại Triển lãm Uffizi, Florence, Ý.

Thế giới thần tiên được sáng tạo từ rau củ quả

Sinh ra ở Liverpool, Anh vào năm 1963, Carl Warner là một nhiếp ảnh gia đã hoàn thành một dự án sáng tạo - Foodscapes ở London. Cảnh quan trong các sáng tạo đều làm hoàn toàn từ thực phẩm - trái cây, rau, nấm, pho mát, bánh mì, cá, kem và nhiều hơn nữa. Nó trông giống như bước vào một thế giới tưởng tượng hoặc thần tiên ở cái nhìn đầu tiên.

Hình ảnh gợi cảm của phụ nữ Mỹ thập niên 1920

Những bức ảnh cổ được chụp từ thập niên 1920 cho thấy những khuôn hình táo bạo, khắc họa phụ nữ Mỹ trong những bộ trang phục và tư thế gợi cảm. Năm 1920 từng được xem là năm "giông bão" trong đời sống văn hóa ở Mỹ và phương Tây.
Trong lịch sử có một thuật ngữ là “Roaring 20s” (Những năm 1920 “giông bão”). Thuật ngữ này khái quát những thay đổi lớn trong đời sống văn hóa – xã hội của nhiều nước lúc bấy giờ như Mỹ, Anh, Pháp, Đức…
Ở thời kỳ này, kinh tế của một số nước phương Tây phát triển thịnh vượng một cách nhanh chóng sau Thế chiến I khiến nền văn hóa cũng có những bước chuyển mình đáng kể, dần tạo nên nền móng đầu tiên cho việc hình thành một nền văn hóa pop hiện đại.
Những năm 1920 ở Mỹ chứng kiến cuộc cách mạng về giới đầu tiên của phụ nữ. Trước tiên, thời trang của phụ nữ biến đổi không ngừng theo những xu hướng mới. Họ từ bỏ phong cách cứng nhắc và kín đáo bị ảnh hưởng từ thời Nữ hoàng Victoria.
Bắt đầu xuất hiện những phụ nữ trẻ thích “nổi loạn”. Họ xuất thân từ tầng lớp trung lưu, bị những thế hệ đi trước lên án vì phong cách sống mới “cẩu thả, dễ dãi”. Những cô gái trẻ này khoe vẻ đẹp cơ thể một cách táo bạo.
Họ không còn dùng những chiếc áo nịt ngực kiểu cổ (thắt eo, nâng ngực) mà thay vào đó dùng những chiếc áo kiểu mới nhỏ nhắn, gọn gàng (tôn lên vòng 1). Phụ nữ trẻ thời này ưa chuộng những chiếc váy mỏng, ngắn trên đầu gối, những chiếc áo khoét nách khoe toàn bộ cánh tay.
Thay vì mái tóc dài, thời kỳ này thịnh hành nhất mái tóc ngắn ngang cằm hay còn gọi là đầu “bob”. Trước đây, phụ nữ dùng son phấn chỉ có 2 đối tượng, một là các quý bà quý cô thượng lưu, hai là gái điếm. Nhưng lần đầu tiên, ở thập niên 1920, tất cả các cô gái trẻ đều tìm tới son phấn.
Mới đây, tạp chí Huffington Post của Mỹ đã đăng tải lại một loạt ảnh được tìm thấy trong Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ - một trong những thư viện lớn nhất và lâu đời nhất của đất nước này. Những bức ảnh cổ được chụp từ thập niên 1920, cho thấy những khuôn hình táo bạo khắc họa phụ nữ trong những bộ trang phục và tư thế gợi cảm.
Những bức hình được chụp  cho thấy quan niệm của người chụp về vẻ đẹp cơ thể con người. Những phụ nữ xuất hiện trong ảnh sở hữu vẻ đẹp tự nhiên và vẫn có phần vụng về, ngượng nghịu trong cách trình diễn trước ống kính. Dù “mẫu” không khỏa thân nhưng bộ ảnh này vẫn được cho là một ý tưởng vô cùng táo bạo đối với nhiếp ảnh thời bấy giờ.
Hãy cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh quyến rũ của phụ nữ Mỹ hồi thập niên 1920:
Pi Uy
Pi Uy
Pi Uy
Pi Uy
Pi Uy
Pi Uy
Pi Uy
Pi Uy
Pi Uy
Pi Uy
Pi Uy
Pi Uy

Mê hoặc với ảnh siêu thực không qua photoshop

Jerry Uelsmann được tôn vinh là một trong những nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất thế giới. Ông cũng được nhắc đến với những tác phẩm siêu thực ngay ở thời điểm photoshop chưa ra đời.
Jerry Uelsmann sinh ngày 11/6/1934 tại Detroit, Michigan (Mỹ). Năm 1957, ông nhận bằng BFA tại Viện kỹ thuật Rochester. 3 năm sau, Jerry Uelsmann lại có trong tay tấm bằng MFA tại Đại học Indiana. Ngay sau đó, ông bắt đầu công việc giảng dạy nhiếp ảnh tại Đại học Florida ở Gainesville. Từng bước, Jerry Uelsmann trở thành giáo sư nghiên cứu nghệ thuật cao cấp vào năm 1974. Hiện tại ông đã nghỉ hưu và sống ở Gainesville, Florida.
Ngay từ thời điểm photoshop biến đổi thế giới của nhiếp ảnh, bằng thao tác thủ công, Jerry Uelsmann đã sáng tạo nên những bức ảnh siêu thực trên cả tuyệt vời. Không cần sự trợ giúp của phần mềm chỉnh sửa ảnh, ông phóng to các điểm chủ chốt của các bức ảnh đơn để hợp thành một bức ảnh duy nhất, với một trí tưởng tượng tự nhiên và phóng khoáng. Cứ như vậy, Uelsmann âm thầm làm việc trong phòng tối, để dựng lên những bức ảnh mà con người và thiên nhiên dường như hợp nhất một cách tuyệt vời.
Nhiếp ảnh gia người Mỹ đã mất rất nhiều thời gian để tạo nên những bức ảnh siêu thực vào thời điểm ít ai đủ kiên nhẫn và sáng tạo để làm điều này. Ông được đồng nghiệp và công chúng khâm phục nhờ khả năng tạo sức sống mới cho những bức ảnh bình thường... Ngày nay, khi mà công nghệ kỹ thuật số, cụ thể là photoshop đã trở nên phổ biến, chúng ta vẫn bị mê hoặc mỗi khi nhìn lại các bức ảnh siêu thực thủ công của Jerry Uelsmann.
Ảnh siêu thực không qua photoshop 1
Ảnh siêu thực không qua photoshop 2
Ảnh siêu thực không qua photoshop 3
Ảnh siêu thực không qua photoshop 5
Ảnh siêu thực không qua photoshop 6
Ảnh siêu thực không qua photoshop 7

Choáng với cảnh người đẹp ăn bằng... chân

Những người đẹp để bánh ngọt, mỳ Ý, sushi lên chân và nhấm nháp một cách ngon lành!
Với bộ ảnh “Foot and Feet” (Thức ăn và bàn chân), nhiếp ảnh gia Yancy Mendoza đã khiến khán giả bất ngờ với những bức ảnh người đẹp ăn mặc sexy, thậm chí khỏa thân để thức ăn trong lòng bàn chân. Bình thường bạn phải rửa tay sạch sẽ để cầm đồ ăn thế nhưng những người đẹp này lại dùng chân lấy thức ăn, nhấm nháp ngon lành.
Yancy Mendoza chia sẻ ý tưởng về bộ ảnh “Foot and Feet” ra đời khi anh và một cô bạn đang đùa nghịch. Trong lúc chờ những người mẫu đến chụp ảnh, cô bạn của Yancy đã dùng chân để giữ những quả chuối. Khi đó một người mẫu nhìn thấy và nói cô ấy cũng muốn chụp ảnh kiểu như vậy. Ngay sau đó, Yancy đã quyết định chụp những người đẹp sexy dùng chân giữ đồ ăn. Những bức ảnh được chụp tại studio IBY ở Roseville, bang California, Hoa Kỳ.
Bộ ảnh “Foot and Feet” nhận được nhiều ý kiến trái chiều của cư dân mạng. Có người cho rằng đây là ý tưởng sáng tạo, những cô gái trong ảnh thật xinh đẹp, quyến rũ. Tuy nhiên nhiều người bình luận rằng những bức ảnh này rất phản cảm, dùng bàn chân để đồ ăn trông rất mất vệ sinh.
Choáng với cảnh người đẹp ăn bằng... chân 8
Choáng với cảnh người đẹp ăn bằng... chân 9
Choáng với cảnh người đẹp ăn bằng... chân 10
Choáng với cảnh người đẹp ăn bằng... chân 11
Choáng với cảnh người đẹp ăn bằng... chân 12
Choáng với cảnh người đẹp ăn bằng... chân 13

Nghệ thuật ngụ ngôn từ tranh của nghệ sĩ người Mỹ Kevin Sloan

Lấy cảm hứng từ các nghệ sĩ của thế kỷ 19 Martin Johnson Heade và John James Audubon, nghệ sĩ người Mỹ Kevin Sloan đã sáng tạo nghệ thuật ngụ ngôn của chủ nghĩa hiện thực huyền diệu trong nhiều năm.
Nghệ thuật của Kevin bày tỏ sự quan tâm sâu sắc và sự tôn trọng đối với hành tinh của chúng ta đặc biệt là các loài động vật và thực vật.

Mê mẩn trước những bức tranh lãng mạn của Christian Schloe

Họa sĩ người Áo Christian Schloe khiến người xem mê mẩn với những bức tranh lãng mạn gợi nhiều liên tưởng.
m12-jpg-1368613913-1368614015_500x0.jpg
m1-jpg-1368613913-1368614016_500x0.jpg
m2-jpg-1368613913-1368614016_500x0.jpg
m3-jpg-1368613913-1368614016_500x0.jpg
m4-jpg-1368613913-1368614016_500x0.jpg
m5-png-1368613913-1368614016_500x0.png
m6-jpg-1368613913-1368614016_500x0.jpg
m7-jpg-1368613913-1368614017_500x0.jpg
m8-jpg-1368613913-1368614017_500x0.jpg
m9-png-1368613913-1368614017_500x0.png
m10-jpg-1368613913-1368614017_500x0.jpg
m11-png-1368613913-1368614017_500x0.png
n2-jpg_1368613769[1286085714].jpg
n13-jpg_1368613536[1286085714].jpg
n5-jpg_1368613536[1286085714].jpg
n7-jpg_1368613536[1286085714].jpg
n8-jpg_1368613536[1286085714].jpg
n9-jpg_1368613536[1286085714].jpg
n10-jpg_1368613536[1286085714].jpg
n11-jpg_1368613536[1286085714].jpg
n12-jpg_1368613536[1286085714].jpg
n1-jpg_1368613788[1286085714].jpg
n3-jpg_1368613807[1286085714].jpg
n6-jpg_1368613831[1286085714].jpg

Tranh vẽ các nàng tiên bé của họa sĩ Miharu Yokota

Tranh vẽ của họa sĩ Miharu Yokota người Nhật Bản cô vẽ những nàng tiên trong trí tưởng tượng cho phù hợp với các em thiếu nhi, trông rất đẹp và cổ tích.

25 bức ảnh gợi cảm của Christophe Gilbert

[IMG]
Trong bài này mình sẽ giới thiệu đến mọi người 25 bức ảnh quảng cáo của tác giả Christophe Gilbert thuộc thể loại Photo manipulation.
Bộ ảnh chủ yếu được thực hiện với các mẫu nữ nude nhưng qua bàn tay tác giả, cơ thể nude của các cô gái lại như biến thành 1 lớp áo kì lạ.
Với phong cách gợi cảm, mát mẻ nhưng cũng rất thông minh và sáng tạo, Christophe Gilbert đã có 1 danh sách khách hàng ấn tượng như Mercedes, Toyota, Ford, Playstation, và LG Electronics và nhiều thương hiệu nổi tiếng khác.
Bây giờ chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh manip ấn tượng này nhé.
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]

Miền thơ ngây trong tranh họa sĩ Mỹ

Donald Zolan khơi dậy ký ức về thời thơ ấu trong những bức tranh tươi sáng về trẻ thơ.
s12-jpg-1366972233_500x0.jpg
Donald Zolan (1937-2009) sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật ở bang Arizona, Mỹ. Zolan bắt đầu vẽ từ khi lên 8.
s1-jpg-1366972233_500x0.jpg
Sau khi tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Chicago, Zolan bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình cùng những họa sĩ nổi tiếng nhất Chicago.
s2-jpg-1366972233_500x0.jpg
Tuổi thơ hạnh phúc và bình dị của các em bé luôn là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của Donald. Em bé trong tranh của ông được khắc họa một cách tự nhiên, gần gũi và đầy mơ mộng.
s3-jpg-1366972233_500x0.jpg
Trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, Donald Zolan có 12 lần đoạt giải thưởng Tác phẩm xuất sắc do Hiệp hội nghệ thuật Mỹ bình chọn, ông 6 lần đoạt danh hiệu Họa sĩ được yêu thích nhất.
s4-jpg-1366972233_500x0.jpg
s5-jpg-1366972235_500x0.jpg
s6-jpg-1366972235_500x0.jpg
s7-jpg-1366972236_500x0.jpg
s8-jpg-1366972236_500x0.jpg
s9-jpg-1366972236_500x0.jpg
s10-jpg-1366972236_500x0.jpg
s24-jpg-1366971467-1366972236_500x0.jpg
s25-jpg_1366971467[1076086775].jpg
s13-jpg_1366971467[1076086775].jpg
s14-jpg_1366971467[1076086775].jpg
s15-jpg_1366971467[1076086775].jpg
s16-jpg_1366971467[1076086775].jpg
s17-jpg_1366971467[1076086775].jpg
s18-jpg_1366971467[1076086775].jpg
s19-jpg_1366971467[1076086775].jpg
s21-jpg_1366971467[1076086775].jpg
s22-jpg_1366971467[1076086775].jpg
s23-jpg_1366971467[1076086775].jpg
s20-jpg_1366972295[1076086775].jpg

Độc đáo những bông hoa được xếp từ... người khỏa thân

Chiêm ngưỡng những bông hoa sau đây, bạn sẽ thấy thật độc đáo và thú vị bởi nó được xếp từ rất nhiều những người phụ nữ khỏa thân!
Giờ đây, body art đã không còn là một môn nghệ thuật xa lạ nữa. Môn nghệ thuật này có nguồn gốc từ sự ngụy trang. Người ta ngụy trang cơ thể để hòa trộn vào thiên nhiên, che khuất mình đi trước các thú dữ hay các con mồi trên cạn, dưới nước… nhằm mục đích tự vệ hay săn bắt. Sau đó, việc xăm mình hay vẽ lên cơ thể được nâng lên thành văn hóa thể hiện sự chinh phục thiên nhiên và tạo ra các dấu hiệu tượng trưng để nhận dạng các thành viên của cộng đồng mình.
Cũng chính bởi quan niệm như vậy nên một số nghệ sĩ theo môn nghệ thuật này đã sáng tạo một hình thức mới lạ và độc đáo hơn, đó là cùng nhau uốn lượn để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo như các bông hoa, quả, cây cối…
Mời các bạn theo dõi những hình ảnh thú vị này! Mới nhìn qua bạn sẽ không thể tưởng tượng được rằng đó lại được xếp từ những người nghệ sĩ "nude" 100%.

Bóng hồng diễm lệ trong tranh họa sĩ Nga

Những cô gái trong tranh Vladimir Volegov thường đi chân trần, mang vẻ đẹp cổ điển, lãng mạn.
b2-jpg-1368093401-1368094111_500x0.jpg
Vladimir Volegov sinh ra ở Nga, năng khiếu hội họa của ông bộc lộ từ năm 3 tuổi.
b1-jpg-1368093401-1368094111_500x0.jpg
Phụ nữ, trẻ em là đề tài thường thấy trong tranh họa sĩ.
a26-jpg-1368093385-1368094111_500x0.jpg
Phụ nữ trong tác phẩm của ông thường mang vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn.
a2-jpg-1368093353-1368094112_500x0.jpg
a6-jpg-1368093353-1368094112_500x0.jpg
Lúc gợi cảm nồng nàn...
a5-jpg-1368093353-1368094112_500x0.jpg
... Lúc mơ hồ, trầm ngâm.
a7-jpg-1368093353-1368094112_500x0.jpg
Các bức tranh có màu sắc tươi sáng, tạo nên vẻ diễm lệ.
a8-jpg-1368093353-1368094112_500x0.jpg
a9-jpg-1368093353-1368094113_500x0.jpg
a10-jpg-1368093353-1368094113_500x0.jpg
a11-jpg-1368093353-1368094113_500x0.jpg
a18-jpg-1368093353-1368094113_500x0.jpg
a33-jpg_1368093401[1286085714].jpg
a29-jpg_1368093385[1286085714].jpg
a27-jpg_1368093385[1286085714].jpg
a25-jpg_1368093385[1286085714].jpg
a24-jpg_1368093385[1286085714].jpg
a22-jpg_1368093385[1286085714].jpg
a21-jpg_1368093385[1286085714].jpg
a31-jpg_1368093385[1286085714].jpg
a16-jpg_1368093353[1286085714].jpg
b3-jpg_1368093401[1286085714].jpg
v2-jpg_1368094306[1286085714].jpg
a14-jpg_1368094322[1286085714].jpg

No comments:

Post a Comment

quangnm