Một thoáng Paris
Tôi đến Paris một chiều đầy nắng
Những cây cầu xưa soi bóng sông Seine
Những ngả đường hướng về tháp Eiffel
Giọng nói du dương, ánh mắt cười mê đắm. (Ngô Thanh Hoàn)
Một thoáng Paris. Ảnh minh họa: mrwallpaper.com |
Tôi đến Paris một chiều đầy nắng
Những cây cầu xưa soi bóng sông Seine
Những ngả đường hướng về tháp Eiffel
Giọng nói du dương, ánh mắt cười mê đắm.
Những cây cầu xưa soi bóng sông Seine
Những ngả đường hướng về tháp Eiffel
Giọng nói du dương, ánh mắt cười mê đắm.
Thấp thoáng đâu đây một tà áo trắng
Mái tóc vàng bay gửi gió chút hương say
Gót chân mềm bước thầm trên phố nhỏ
Một quầng mây rực đỏ phía chân trời.
Mái tóc vàng bay gửi gió chút hương say
Gót chân mềm bước thầm trên phố nhỏ
Một quầng mây rực đỏ phía chân trời.
Gửi bài dự thi "Nước Pháp tôi yêu" của bạn |
Tôi bước đi giữa thân thiện dòng người
Những sắc tộc nơi này chẳng hề khoảng cách
Để hiểu nhau chỉ nhìn vào đôi mắt
Là mỉm cười chia sẻ nhịp tin yêu.
Những sắc tộc nơi này chẳng hề khoảng cách
Để hiểu nhau chỉ nhìn vào đôi mắt
Là mỉm cười chia sẻ nhịp tin yêu.
Nhà thờ Đức Bà, bức tượng Chúa đăm chiêu
Lặng lẽ nguyện cầu, máu rỏ vào lịch sử
Những đế chế huy hoàng, bao kiếp người cùng khổ
Nỗi đau còn hằn trên thành quách, điện đài kia…
Lặng lẽ nguyện cầu, máu rỏ vào lịch sử
Những đế chế huy hoàng, bao kiếp người cùng khổ
Nỗi đau còn hằn trên thành quách, điện đài kia…
Paris vẫn giữ gìn dấu ấn của nghìn xưa
Trên mỗi quảng trường, từng hàng cây, góc phố
Vẫn ngẩng cao đầu bàng bạc vòm tháp cổ
Tạc vào khoảng trời kiêu hãnh nét hào hoa.
Trên mỗi quảng trường, từng hàng cây, góc phố
Vẫn ngẩng cao đầu bàng bạc vòm tháp cổ
Tạc vào khoảng trời kiêu hãnh nét hào hoa.
Gặp gỡ vội vàng, rồi lại chia xa
Con tàu tốc hành đêm rời Kinh thành Ánh sáng
Dù còn đến những phương trời xa vắng
Vẫn gửi lại cho Người, tình tôi đấy, Paris!
Con tàu tốc hành đêm rời Kinh thành Ánh sáng
Dù còn đến những phương trời xa vắng
Vẫn gửi lại cho Người, tình tôi đấy, Paris!
Paris 2008
Paris đã trở thành một người bạn thân thiết, gần gũi và đầy hơi thở cuộc sống. Paris với tôi là một người bạn mà tôi mong mỏi sẽ gặp lại trong một ngày gần. (Lê Quốc Long Triều, TP HCM)
Nước Pháp, Paris, những địa danh mà tôi đã thuộc nằm
lòng từ bé qua các câu chuyện kể của mẹ tôi, cậu tôi và đặc biệt là cha
tôi. Họ là những người biết đến nước Pháp mặc dù chưa từng một lần đặt
chân đến đó. Trải nghiệm đầu tiên về văn hóa Pháp của tôi bắt đầu từ lớp
học vỡ lòng tiếng Pháp tại IDECAF, kéo dài trong 4 buổi học và gián
đoạn khi tôi rời Việt Nam sang Canada du học.
Thời gian trôi qua và tôi như quên đi về nước Pháp,
cho đến một năm trước khi vào đại học. Buổi trưa hôm đó, cậu tôi bảo
rằng có một tựa phim mà tôi nên xem, và trao cho tôi hộp đĩa DVD bộ phim
“Les quatre cents coups”, đạo diễn François Truffaut.
Và đó là giây phút đáng nhớ trong đời. Tôi sẽ không
thể nào quên được một Paris trong đôi mắt trẻ thơ của nhân vật Antoine,
một Paris hoa lệ trong đêm, một Paris đời thường với trẻ con đi học buổi
sớm (và trốn học ngay sau đó), một Paris với ngọn tháp Eiffel sừng sững
dưới góc máy xiên xiên từ chiếc camera được đẩy vội trên ôtô. Chính từ
bộ phim đó, tôi đã theo đuổi điện ảnh và tìm hiểu văn hóa Pháp với một
niềm đam mê sâu sắc.
Tháp Eiffel từ Trocadero. Ảnh tác giả cung cấp. |
Vào năm 2008, sau một khoảng thời gian với nhiều kỷ
niệm vui buồn, tôi có cơ hội được đến Paris 11 ngày. Đó thực sự là một
món quà to lớn từ người mẹ tôi luôn yêu thương và người cha luôn muốn
tôi được du ngoạn thế giới. Có quá nhiều dòng suy nghĩ và hoạch định về
những nơi tôi sẽ đến.
Tôi hạ cánh tại sân bay CDG và cũng như bao sân bay
khác, mọi thứ đều quy củ. Tôi chỉ thực sự tin là mình đã ở Paris khi
thấy dòng bảng hiệu “Pharmacie” đèn màu xanh và sân vận động Stade de
France. Đây là đại lộ Champs-Élysées, cổng vòm Triomphe, thạch trụ
Luxor, kia là điện Louvre… Mọi thứ thật choáng ngợp. Đêm hôm đó, tôi đã
dành thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu một tuần lễ khám phá Paris.
Tại Paris, tôi men theo những ngỏ nhõ một cách ngẫu
nhiên, đắm mình trong không khí buổi sớm và đến điểm dừng đầu tiên, điện
Invalides. Dưới ánh nắng bình minh, mái vòm điện Invalides ửng sáng. Là
một trong những khách tham quan đầu tiên, tôi cảm nhận được sự trang
nghiêm khi đứng dưới mái vòm và sự hiện diện của không ai khác ngoài
Napoleon Bonaparte.
Lịch sử nước Pháp không khác lịch sử Việt Nam quê
hương tôi, với bao cuộc xung đột và đổi thay, cả hai quốc gia đều sinh
ra vô số người con vĩ đại. Hôm ấy, tôi đã có một bữa trưa không thể nào
“tây” hơn, bánh mỳ baguette trên ghế đá cạnh sông Seine.
Dọc bờ sông Seine. Ảnh tác giả cung cấp. |
Những ngày tiếp theo là một chuỗi sự choáng ngợp và
thích thú khi những thứ trước đây chỉ được nghe qua sách vở và lời kể
đều hiện ra trước mắt tôi: những hàng cây hạt dẻ bên bờ sông Seine,
quảng trường Nhà thờ Đức bà, đó là hàng giờ đồng hồ trong bảo tàng
Louvre, rảo bước dọc đại lộ Saint-Germaine, dành một khoảng lặng nhâm
nhi cà phê tại quán Hai con bú dù (Les Deux Magots) và thầm cảm ơn
“người hùng” Antoine và Truffaut.
Tôi cũng đến tháp Eiffel và ngước nhìn, và trầm trồ,
trước dòng người chờ đến lượt được mua vé tham quan. Quyết định chớp
nhoáng của tôi là sẽ dành thời gian để tiếp tục hành trình. Tôi quay
ngược lại quảng trường Trocadero, từ đó có thể ngắm hoàng hôn phảng phất
mưa phùn và có cái nhìn bao quát trên toàn khu vực trung tâm Paris.
Ngọn tháp Eiffel thật sự huy hoàng khi ta có thể ngắm nó từ xa, lung
linh khi màn đêm từ từ phủ xuống.
Gửi bài dự thi "Nước Pháp tôi yêu" của bạn |
Không ai có thể đến Paris mà không đến Montmartre và
tôi cũng thế, cùng với chiếc máy ảnh của cha tôi. Tránh xa những nơi ồn ã
sau khi vào viếng thánh đường Sacré Cœur, tôi đã có những bức ảnh thật
ưng ý với các dãy phố san sát mái nhà phủ đồng óng ánh trong nắng. Dừng
bước tại một hiệu sách cũ, tôi mua tặng bản thân một quyển sách tổng hợp
các bài viết của các nhà phê bình nhóm Cahier du Cinema, ấn bản 1965.
Kết thúc chuyến đi, tôi đến thăm nghĩa trang Pere
Lachaise, nơi ấy tôi tìm được nơi an nghỉ của Melies. Thật bất ngờ khi
tôi đi ngang qua “nơi cư trú” của Jim Morrison, dù rằng không biết lúc
ấy Jim có thực sự ở nhà hay không!
Ngày rời Paris, trong tôi đọng lại một sự mãn nguyện,
một niềm hãnh diện, đó là trong quãng thời gian ngắn ngủi tôi đã có thể
trực tiếp cảm nhận nước Pháp cởi mở mà tinh túy trong văn hóa. Paris đã
trở thành một người bạn thân thiết, gần gũi và đầy hơi thở cuộc sống.
Paris với tôi là một người bạn mà tôi mong mỏi sẽ gặp lại trong một ngày
gần.
Hẹn gặp lại, Fontenay-sous-Bois!
Hôm nay mình trở về Fontenay-sous-Bois để dọn dẹp đồ
đạc, trong lòng nặng trĩu nỗi buồn. Tự nhủ rằng phải cố gắng cứng rắn và
không nên ủy mị trong những trường hợp quyết định, nhưng cuối cùng mình
vẫn vậy. (Minh Phương, Hà Nội)
> Provence trong tôi
Fontenay-sous-Bois, nơi mình đã có một cuộc sống thanh bình và rời xa những xô bồ của Paris tráng lệ. Ảnh tác giả cung cấp |
Mồng 9 tháng 11 năm 2011
Mình đã sống hai năm trong một ngôi nhà tuyệt vời của
một giáo sư dạy toán. Ông làm việc ở một trường đại học trong Paris. Vợ
ông cũng là một giáo viên nhưng hai người đã không còn sống với nhau
nữa. Hai năm trôi qua, ông luôn giữ hình ảnh thân thiện với mình và mình
có thể gọi ông là Jean-Yves chứ không bắt đầu bằng từ Monsieur xa lạ
nữa.
Gửi bài dự thi "Nước Pháp tôi yêu" của bạn |
Theo
ngày tháng, tiếng Pháp của mình cũng dần đủ để đùa vui hay nói chuyện
với ông thoải mái như một người thân trong gia đình. Thỉnh thoảng, ông
vẫn đùa rằng trong những sinh viên đã từng sống ở nhà ông, mình đã đạt
danh hiệu "meilleure locataire" vì sự ngăn nắp gọn gàng và kỷ luật.
Jean-Yves rất buồn vì mình đã không ở lại, dù chỉ là vài tháng nữa. Ông
có biết rằng gia đình ông và nơi này, Fontenay-sous-Bois, là những kỷ
niệm đẹp đẽ nhất trong những ngày du học trên đất Pháp của mình.
Trên đường đưa mình về nơi ở mới bằng xe hơi,
Jean-Yves ôn lại những chuyện cũ, rồi cố gắng giúp mình chuyển hết số đồ
đạc vào tận nhà trước khi quay xe trở về và hẹn ngày gặp lại. Cái dáng
gầy gầy và thoăn thoắt của ông vẫn như cách đây hai năm, khi mình chuyển
đến nhà ông trong sự hồi hộp và lo lắng. Ông chủ nhà tốt bụng xuất hiện
trước cửa với nụ cười tươi thân thiện và dáng đi thoăn thoắt ấy đã giúp
mình sắp xếp đồ đạc vào phòng, bắt đầu một cuộc sống mới.
Mình ngồi lặng yên ngắm căn phòng. Mình vẫn yêu ngôi
nhà này ngay từ ngày đầu tiên đến đây, từ không khí, cách bài trí, những
vật dụng mang phong cách cổ điển, đã cũ kỹ nhưng đầy gợi nhớ, sự lặng
yên của khu phố, tiếng chim hót mỗi buổi sớm mai, ánh nắng ban mai chiếu
qua cửa sổ, tiếng chuông nhà thờ sáng chủ nhật gọi mình thức dậy trong
cái tĩnh lặng bình yên… Mình yêu tất cả mọi thứ ở đây. Khi ở cạnh nó,
mình không cảm nhận được điều này để đến khi ra đi, mình thấy yêu mến nó
vô cùng.
Con người mình là thế, sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hà
Nội nên mình yêu nét đẹp kiến trúc cổ kính, không gian xa xưa, sự tĩnh
lặng, yêu cả những nét đẹp nhỏ bé và lắng đọng của thời gian. Mình yêu
Fontenay-sous-Bois, khu làng cũ với con đường lên dốc tới nhà thờ, những
hàng quán nhỏ và những "atelier d’artistes" (phòng tranh) xinh xinh đẹp
đẽ.
Mình yêu con đường lát gạch ngày xưa ở trung tâm thành
phố, yêu thư viện Fontenay nơi mình có thể ngập chìm trong muôn vàn
sách và đĩa nhạc… Mình đã bắt đầu những thói quen lang thang trong công
viên phía sau nhà thờ để đọc sách, sưởi nắng, ngắm nhìn những đứa trẻ
chơi đùa, chiêm ngưỡng những ngôi nhà từ đầu thế kỷ nằm vươn ra ngoài
mặt đường với những cánh cửa sổ gỗ cũ kỹ như mời gọi… Một không gian gần
gũi thân thiện của một ngôi làng nhỏ.
Hôm qua, mình đã cố gắng không khóc để đi lại hết
những con đường, từ thư viện qua tòa thị chính, tới rạp chiếu bóng Le
Kosmos rồi công viên để về nhà.
Mình yêu Fontenay-sous-Bois, khu làng cũ với con đường lên dốc tới nhà thờ, những hàng quán nhỏ và những "atelier d’artistes" xinh xinh. Ảnh tác giả cung cấp |
Tạm biệt ngôi nhà tuyệt vời trong một khu phố yên
bình, đẹp đẽ với những dãy nhà pavillon lấp ló sau những khu vườn xanh
ngát, rực rỡ sắc màu hoa khi hè về. Nơi đó có những gia đình nhỏ như gia
đình của Jean-Yves, có một cuộc sống thanh bình và rời xa những xô bồ
của Paris tráng lệ. Nơi này mình đã có những người bạn như Sandra và
Ricardo, có tiếng nhạc và những điệu tango không bao giờ dứt, có rừng
Vincennes và những kỷ niệm của mình suốt hai năm gắn bó.
Đã đến lúc ra đi và tạo lập một cuộc sống riêng của
mình, giống như chú chim nhỏ rời tổ ấm. Giờ phút này làm mình nhớ đến
giây phút không kìm được nước mắt khi xách vali rời khỏi gia đình để bắt
đầu cuộc sống sinh viên xa nhà.
Đừng khóc, mình cố gắng để không khóc khi nói lời tạm
biệt. Còn một chút thời gian thôi nhé, hãy ngồi yên lặng trong phòng và
bật bản "Valse de l’adieu" của Chopin. Hôm nay, một lần nữa mình muốn
nghe bản nhạc này trong tĩnh lặng, để rồi ngày mai cuộc sống ngoài kia
đang chờ mình với rất nhiều thử thách. Cố gắng lên!
Mình đã nghĩ đến ngày trở lại Fontenay-sous-Bois với một tư cách khác, không còn là một cô sinh viên bỡ ngỡ xa nhà…
Những khoảnh khắc nước Pháp trong tôi
Đặt chân đến nước Pháp, những hình ảnh đẹp về tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn, bảo tàng Lourve là tài sản mà tôi mang về. (Hoàng Duy, TP HCM)
Bảo tàng Lourve. Louvre là một trong những viện bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, nơi trưng bày các hiện vật về những nền văn minh cổ, nghệ thuật Hồi giáo và nghệ thuật châu Âu từ thế kỷ 13 cho tới giữa thế kỷ 19. |
TGV Train (viết tắt từ tiếng Pháp: Train à grande vitesse, Tàu cao tốc) tầu hỏa chạy bằng điện có khả năng vận hành với vận tốc lớn (270 tới 300 km/h) được chế tạo bởi công ty Alstom, hoạt động chủ yếu tại Pháp. |
Gửi bài dự thi "Nước Pháp tôi yêu" của bạn |
Tháp Eiffel sừng sững giữa Paris tráng lệ. |
Tháp Eiffel một biểu tượng của "kinh đô ánh sáng". |
Nhà thờ Đức Bà Paris là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothic trên đảo Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine) của Paris. Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris. |
Quảng trường trung tâm thành phố Montpellier xinh đẹp. |
Một góc thành phố Montpellier. |
Khải Hoàn Môn là một trong những công trình nổi tiếng nhất của Paris và cùng với Champs-Elysées là địa điểm tổ chức các lễ hội, sự kiện hay ăn mừng các chiến thắng thể thao. |
Khải Hoàn Môn là một trong những công trình nổi tiếng nhất của Paris. |
Khải Hoàn Môn Peyrou-Porte du Peyrou Montpellier, một phiên bản thu nhỏ của Khải Hoàn Môn Paris. |
Champs-Élysées là một đại lộ lớn và nổi tiếng của thành phố Paris. Nối hai quảng trường Concorde và Étoile, vị trí của Khải Hoàn Môn, Champs-Élysées là một trong những địa điểm thu hút du khách nhất của thành phố với nhiều cửa hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim.... |
Mối tình dang dở còn nợ Paris
Tôi lang thang bờ sông, băng qua những cây cầu, và lặng nhìn những cặp đôi tình tứ bên nhau! Đúng là thành phố lãng mạn, chiều nhạt nắng, gió hiu hiu, nhìn đâu cũng thấy hương vị tình yêu và thật không công bằng khi tôi lại đang đi một mình! (Quỳnh Dương, Hà Nội)
Nhất định tôi còn phải quay trở lại, để trả mối tình dang dở tôi còn nợ Paris. Ảnh do tác giả cung cấp. |
Vậy là đã hơn 10 ngày đặt chân đến châu Âu. Ngoảnh đi
ngoảnh lại, thời gian hai tuần trôi qua nhanh chóng! Nhìn lại những ngày
qua, tôi không khỏi bàng hoàng vì những gì mình đã làm được, những nơi
mình đã đi qua! Chưa về mà sao đã thấy nhớ! Kỳ lạ là giờ phút này đây,
vẫn còn đang ngồi giữa lòng Paris với mớ cảm xúc hỗn độn, tôi đã thấy
nhớ vô cùng! Với những gì đã cảm nhận được chút chút nơi đây, nhất định
tôi còn phải quay trở lại, để trả mối tình dang dở tôi còn nợ Paris!
Gửi bài dự thi "Nước Pháp tôi yêu" của bạn |
Paris
kiêu kỳ sang chảnh chào đón chúng tôi bằng khung cảnh vắng vẻ tĩnh mịch
trong đêm của một CDG quá rộng lớn. Sao tôi không thấy nó sạch và đẹp
như Ba Lan nhỉ? Sao không thấy có vẻ gì là kinh đô ánh sáng nhỉ? Trên
đường đi taxi từ CDG về khách sạn Đồng Hương, bến metro Belleville bên
quận 11, chúng tôi thực sự không tin vào mắt mình: Paris hoa lệ là đây
ư? Tình yêu tôi ấp ủ bao lâu đây ư? Càng ngày càng thấy giống với phố
người Hoa ở quận 5 trong Sài Gòn! Trong tôi bắt đầu có chút giận hờn vu
vơ!
Sáng sớm hôm sau, việc đầu tiên của tôi là phải thực
hành đọc cái bản đồ Metro (để ra được station bắt kịp chuyến xe bus đi
Hà Lan lúc 7h30), mà thực ra trước đó khi ở nhà tôi đã nghiên cứu, hỏi
han rất nhiều người. Và tất nhiên, một việc không kém phần quan trọng là
cảm nhận Belleville xem có đúng với những gì dân tình nhận xét hay nói
như lời của một anh bạn tôi thì đó chỉ là những tin đồn nhảm.
6h sáng thức dậy, ngó ra ngoài của sổ, lảng vảng một
vài bóng đen đi lại vật vờ dưới đường. 6h30, lại tiếp tục ngó ra ngoài
cửa sổ, trời đã bắt đầu sáng rõ mặt, nhưng vẫn chẳng có ai đi lại trên
đường cả, tôi đánh liều một mình ra ngoài đường với bộ mặt tự tin, tỏ ra
đôi chút lạnh lùng và nhất quyết không cầm bản đồ trên tay, như thể ta
đây là dân bản xứ (mặc dù lúc đấy tim đã loạn nhịp trong lồng ngực!).
Ra đến ngã tư đầu phố thì gặp một người đàn ông tay
cầm chai rượu uống hết quá nửa đang giằng co với anh lái xe taxi,
hichic, sợ quá, ù té chạy thật nhanh xuống metro Belleville theo chỉ dẫn
có sẵn trên tường. Xông thẳng ra quầy ticket và rất chuyên nghiệp tôi
cố gắng phát âm chuẩn xác thứ tiếng từng được mệnh danh là "ngôn ngữ của
tình yêu" "Un carnet, sil vous plait!"
Metro ở Paris đúng là không hề khó khăn như tôi nghĩ.
Chỉ một lần mua carnet, và một lần mua Navigo, mấy anh em tôi đã tự tin
cho mình là các chuyên gia đi metro rồi. Phew! Những hình ảnh đầu tiên
của Paris trong mắt tôi là thế đó!
Nơi đầu tiên tôi thấy ở châu Âu là Ba Lan yên bình,
đẹp đẽ; hai ngày tiếp theo ở châu Âu lại là những ồn ào sôi động với
những DJ đường phố hay dưới thuyền, là sắc da cam ngợp trời, là những
kênh rạch chằng chịt, là những đường phố nườm nượp người đi xe đạp, là
những tòa nhà với kiến trúc đặc biệt và hoành tráng của thủ đô Amsterdam
hơn 700 năm tuổi. Một ngày tiếp theo lang thang vườn hoa Keukenhof, tôi
đi từ hết ngỡ ngàng này đến bất ngờ khác. Hai ngày đầu tiên đó là hai
ngày còn vô cùng hăm hở và háo hức, tôi cảm giác mình phải đi bộ đến
hàng chục km mỗi ngày, mặc dù rất mệt nhưng rất vui và mãn nguyện vì
chuyến đi thành công sau bao nhiêu khó khăn ngoài dự kiến. Chuyến đi
khám phá xứ sở hoa Tulip của chúng tôi sẽ còn phải nhắc lại nhiều nhiều
nữa vì có quá nhiều, quá nhiều những kỉ niệm!
Trở về Paris, bắt tay vào sách vở và lên lớp với lịch
trình kín mít từ thứ hai đến thứ hết thứ sáu, khiến tôi quên mất là mình
đang ở Paris. Khi chuẩn bị đồ đạc cho chuyến đi hoành tráng khác tranh
thủ vào hai ngày cuối tuần (cộng thêm một ngày trốn học) là: Avignon –
St Remy – Nice – Monaco, tôi mới chợt khựng lại "Ơ thế là mình đã ở
Paris được gần 1 tuần rồi sao?" và tặc lưỡi "Còn một tuần nữa cơ mà!
Tình yêu của ta ơi, chờ ta đi miền nam về, chúng mình chính thức hẹn hò
nhé!" Tôi đối xử với tình yêu của mình như vậy đó, liệu có bạc bẽo quá
chăng?
Miền Nam nước Pháp, nhẹ nhàng, dịu dàng và sâu lắng,
như hớp hồn chúng tôi. Qua từng góc phố nhỏ, ngắm nhìn từng ô cửa sổ
xinh xinh, hay dừng chân nâng niu từng nhánh hoa dại ven đường, tất cả
đều toát lên một vẻ đẹp khôn tả xiết, đến nỗi chúng tôi phải thốt lên
"sao đến cây cỏ dại cũng đẹp đẽ hấp dẫn đến nhường này?"
Còn con người nơi đây thì tuyệt vời vô cùng, suốt hành
trình gặp ai cũng nhiệt tình, hiếu khách và rất dễ thương! Sao họ hiền
hòa và tốt bụng đến thế! Còn nhớ hôm ở Avignon, chúng tôi loay hoay ở
bến xe bus mãi cho đến khi định hướng được khách sạn mình đã book ở khu
vực nào thì trời đã nhá nhem tối và chuyến xe bus cuối cùng cũng vừa lăn
bánh đi qua.
Nhìn con đường dài hơn 3 cây số sau cả một ngày đi bộ
mệt nhoài, không ai còn cảm hứng muốn nhấc chân đi tiếp. Anh bạn học lớn
tuổi nhất trong nhóm, đã từng có nhiều năm chinh chiến đi bụi châu Âu,
xông xáo đi hỏi đường; và thật không ngờ người cho chúng tôi đi nhờ xe
hôm đó: một bác trung niên, một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết, và tất
nhiên ngoài vài câu tiếng Pháp chúng tôi ú ớ mà bác cũng chả hiều gì,
cách tốt nhất để giao tiếp với nhau là … body language! Bác này cười
hiền, lúc đưa chúng tôi về đến khách sạn, còn vô cùng lịch sự đòi
"Bisous" và chụp ảnh nữa chứ!
Có lẽ càng vì thế tôi lại càng mong ngóng nhiều hơn:
Paris của tôi thực sự như thế nào? Tháp Eiffel, Champs-Elysees hay Khải
Hoàn Môn, sông Seine, nhà thờ Notre Dam, hay Jardin des Plantes mà ngày
xưa người ấy kể cho tôi nghe thực sự là thế nào?
Ở nhà thì háo hức hồi hộp là thế, mà chẳng hiểu sao
khi đến nơi tôi lại hững hờ đến vậy! Một tuần sau khi kết thúc môn học
đầu tiên, cả lớp đã đi hết ngóc ngách, phố lớn phố nhỏ Paris, còn tôi,
thật trớ trêu là đã rất enjoy Hà Lan với Amsterdam cổ kính, đã rất mê
mẩn miền nam xinh đẹp nước Pháp nhưng lại chưa thấy tháp Eiffel yêu kiều
thế nào, vẫn chưa biết nhà thờ Notre Dam bí ẩn ra sao, vẫn chưa cảm
nhận một chút gì lãng mạn dọc bờ sông Seine thơ mộng! Mình vô tình với
Paris thế chăng? Hay vì yêu quá đỗi nên khi giờ đây đứng trước người,
tôi lại bối rối run rẩy, tôi không biết mình phải bắt đầu từ đâu?
Khám phá Paris
Sau khi tan học, tôi quyết định một mình thơ thẩn… bắt
đầu hành trình độc hành khám phá Paris. Tôi lang thang bờ sông, băng
qua những cây cầu, và lặng nhìn những cặp đôi tình tứ bên nhau! Đúng là
thành phố lãng mạn, chiều nhạt nắng, gió hiu hiu, nhìn đâu cũng thấy
hương vị tình yêu và thật không công bằng khi tôi, một khách du lịch
phương xa lại đang đi một mình! Vì thế tôi quyết định dừng chân và bắt
đầu tìm kiếm Notre Dam trên bản đồ.
Bước vào trong đó mới thực sự bị choáng ngợp bởi kiến
trúc gotique cực kỳ độc đáo! Ngắm nghía từng ô cửa sổ bằng kính màu với
những bức tranh sống động, từng viên đá lát nền, hay từng chi tiết cầu
kỳ trên vòm mái, tôi chợt nghĩ, có lẽ cũng chính vì thế mà Victor Hugo
mới cho ra đời một tác phẩm độc đáo đến như vậy.
Nhưng có lẽ ấn tượng hơn cả với tôi lại là buổi làm lễ
lúc 17h30 của ngày hôm đó. Tiếng chuông nhà thờ ngân lên, cùng tiếng
nhạc thánh ca vang vang, tôi như bị lạc vào một thế giới hoàn toàn xa lạ
của Thiên Chúa giáo. Tôi không hiểu buổi lễ hôm đó có ý nghĩa gì, tờ
lời bài hát thánh ca người ta chuyển cho tôi, tôi cũng không đọc được,
chỉ biết mình bị cuốn theo dòng người hòa vào tiếng nhạc ngân nga, mùi
trầm hương thoang thoảng, và không khí trang nghiêm của buổi lễ. Chỉ
tiếc là hôm đó tôi chưa có cơ hội leo lên tháp chuông, nơi có dấu ấn
mạnh mẽ của tác phẩm Thằng gù nhà thờ Đức Bà.
Rời nhà thờ Đức Bà, tôi phải nhanh chân rảo bước để
tới chân tháp Eiffel kịp xếp hàng mua vé. Thực sự sẽ là thiếu sót nếu
không leo lên tháp Eiffel, ngắm toàn cảnh Paris và chờ đến khi thành phố
lên đèn. Chẳng phải ngẫu nhiên khi người ta nói rằng thành phố này là
kinh đô ánh sáng. Ấn tượng của tôi với tháp Eiffel hồi chiều: to đùng,
xám ngoét và đầy hoen gỉ – chẳng có gì hấp dẫn! Thế nhưng khi ánh mặt
trời tắt hẳn, cả thành phố này như hoàn toàn lột xác, đặc biệt là tháp
Eiffel, lung linh huyền ảo và đáng yêu một cách bất bình thường! Bỗng
dưng tôi lại thấy hơi xấu hổ vì đã lỡ nặng lời chê bai bạn ý!
Tối hôm ấy, đi thăm tháp Eiffel về, phải đi ngủ nhờ
nhà một chị người quen vì một lý do hết sức lãng xẹt: Khách du lịch nữ
không nên đi metro ở Paris một mình sau 12h khuya! Sáng sớm hôm sau,
tranh thủ đi học muộn xíu, mò mẫm thế nào tôi lại lôi Venice và những chuyện tình Gondola ra đọc. Trời ơi, tôi không phải là trường hợp ngoại lệ, vì đã trót lỡ mang một mối tình với Paris:
"Paris ơi, Bonjour!
Lần đầu đến Paris năm 1998, tôi hơi thất vọng vì
trước đó hình dung kinh thành ánh sáng phải hoa lệ lắm. Học tiếng Pháp
từ nhỏ với những giáo trình luôn ca ngợi Paris, tôi đắm chìm trong niềm
mơ ước được một lần đặt chân lên thủ đô xinh đẹp của đất nước mang hình
lục giác. Paris với đồi Monmartre, giáo đường Sacré Coeur, tháp Eiffel,
công viên Luxembourg, đại lộ Champs Élysée, Khải Hoàn Môn… tất cả đều
được mô tả thật lộng lẫy, lãng mạn và không một tì vết. Thế nhưng khi
lần đầu được chiêm ngưỡng dung nhan Paris, tôi biết mình đã quá giàu trí
tưởng tượng. Người vô gia cư trong gió rét Paris vẫn đẹp với những gì
người ta hay nhắc đến, Paris vẫn hoa lệ rực rỡ ánh đèn màu, Paris vẫn
sang trọng với những cửa hàng cao cấp, nhưng tôi không thấy được cái hồn
của thành phố có số khách du lịch thuộc loại cao nhất thế giới này…"
Tất nhiên, tôi không học tiếng Pháp từ bé, và tôi cũng
chẳng có những giáo trình đẹp đẽ ca ngợi Paris, nhưng có lẽ tình yêu
của tôi dành cho Paris thì cũng không kém gì chị ấy! Mà càng yêu nhiều,
càng mong muốn sự hoàn hảo bao nhiêu thì lại càng dễ thất vọng bấy
nhiêu! Tôi không thất vọng như tác giả của đoạn trích, có thể vì tôi quá
bao dung, nhưng trong tôi là một cái gì đó tiếc nuối, là một cái gì đó
ấm ức trước một vẻ đẹp kiêu kỳ lãng mạn khôn tả mà mình lại chưa nắm bắt
được hết được cái hồn của nó! Thậm chí ngày rời Paris, còn cảm giác
hình như mình để quên thứ gì đó nơi đây!
Đêm ở kinh đô ánh sáng
Có lẽ đó sẽ là buổi tối đáng nhớ nhất ở Paris của tôi
với những người bạn vô cùng đặc biệt mà tôi vừa kịp làm quen khi tới
Paris. Nếu không có những người bạn đặc biệt ấy, chắc về Hà Nội tôi sẽ
tiếc lắm lắm vì sẽ chẳng biết được buổi tối nơi góc phố thực sự rất
"Paris" nó như thế nào. Tôi được đưa đi lang thang trên từng con phố lạ
lẫm, mặc dù ở ngay rất gần khu nhà tôi ở.
Tôi vẫn tự hỏi, tại sao một con kênh đẹp như thế,
những bãi cỏ, những cây cầu nhỏ xinh đẹp như thế này mà chúng tôi không
hề biết. Mà cũng phải, biết sao được khi hàng ngày đi học từ 8h đến 6h
chiều, khi bị các anh trong lớp cảnh báo là khu nhà tôi ở an ninh cực kỳ
kém, không được đi chơi về sau 10h đêm.
Sau gần 2 tuần, cứ nghĩ Paris nằm trong lòng bàn tay,
ai ngờ, đi với các anh, các chị, mới thấy mình ngô nghê quá chừng! Sẽ
tức cười lắm lắm nhỉ, nếu hôm đó tôi không được đưa đi qua, hoặc không
ai chỉ cho, Zero point ngay sân quảng trường Nhà thờ Đức Bà, nơi được
coi là starting point of all the routes in France.
Hay như khi chị Vy cho tôi mượn IP nghe thử một ca
khúc và nói với tôi rằng: chưa biết đến La vie en rose của Edith Piaf
thì coi như chưa đến Paris rồi em ơi! À mà chiều hôm đấy, trước khi đi
gặp mọi người, tôi đã lang thang hơn một giờ đồng hồ trong nghĩa trang
Pere Lachaise, chắc cũng phải hai vòng đi qua khu mộ của Edith Piaf ý
chứ! Thấy thật là phải cảm ơn mọi người lắm lắm, nhất là người dẫn đường
tận tụy hôm đó cho tôi! Mới gặp mọi người có một ngày thôi mà tôi có
cảm giác thân quen gần gũi ghê lắm!
Giữa phố phường Paris náo nhiệt, nơi cách Hà Nội tới 9.214km, ngồi ăn Fondue
Bourguignonne (món bò nhúng dầu khá nổi tiếng ở Paris) với những người
bạn Việt Nam dễ mến, những đứa con xa quê hương bao ngày nhưng tâm hồn
vẫn hướng về tổ quốc, tôi nói chuyện rất nhiều về Hà Nội, về Sài Gòn, về
những thay đôi gần đây của quê hương cho các anh chị nghe và còn hẹn
một ngày không xa gặp nhau ở Hà Nội, tôi sẽ dẫn mọi người đi ăn bún chả
Hàng Mành!
Sáng nay (14.05.2011),
Khi mọi người gấp gáp vội vàng hết Galleries Lafayette
tới Sephora để mua sắm những món thời trang, mỹ phẩm để làm quà thì
tôi, lại một mình, lựa chọn một nơi yên tĩnh khác cho riêng mình! Đi hai
bến là tới metro Passy, tôi chọn Maison de Balzac là điểm thăm thú cuối
cùng trước khi rời Paris vào buổi chiều hôm đó! Ngôi nhà nhỏ khiêm tốn
khép mình tại số 47, rue Raynouard, quận 16, Paris – khi tôi tới phải
chờ 15 phút họ mới mở cửa.
Lối vào rất hẹp dẫn tới khuôn viên khu vườn cực kỳ
lãng mạn với nhiều hồng gai. Ngồi xuống chiếc ghế trắng nhỏ xinh đặt
trong vườn, hít hà chút nắng gió buổi sáng sớm, tôi tự nhủ "Nhà mình mà
cũng đẹp đẽ lãng mạn thế này, chắc mình cũng thành nhà văn nổi tiếng mất
thôi!"
Thực ra khi xuống miền Nam nước Pháp, tôi đã kịp ghé
thăm nhà của Vanghoh ở Saint Remy, ngôi nhà cũng đẹp đẽ xinh xắn, vườn
hoa đáng yêu nhưng có lẽ góc nhỏ này của Balzac lại hấp dẫn tôi hơn! Và
cũng có thể do tôi thích một tủ sách ngay ngắn trong phòng hơn là những
bức tranh treo thuộc trường phái ấn tượng!
Đóng gói hành lý để rời Paris, tôi gói luôn muôn vàn
tiếc nuối, bởi vô số điểm chưa thăm, vô số việc chưa làm và vô số món ăn
chưa thưởng thức nhưng tôi cũng không quá đau buồn vì như có một lời
hứa chắc chắn trong tim rằng tôi còn phải quay trở lại cái thành phố đầy
duyên nợ này! Hẹn gặp lại nhé- tình yêu của tôi!
Nước Pháp, nơi cơ hội chia đều cho tất cả
Tại Pháp, khi bạn đi làm được, bạn đóng thuế, khi bạn mất việc, bạn sẽ được xã hội bù đắp lại trợ cấp thất nghiệp 70% lương của bạn trong 2-3 năm tùy đối tượng. Đó là lẽ công bằng. (Nguyễn Thái Hòa, Le Havre)
Tác giả trong một buổi topographies. Ảnh do tác giả cung cấp. |
Nhớ lại một ngày đẹp trời cũng đầu tháng 6
của 5 năm về trước, tôi bén duyên với nước Pháp khi vô tình đọc được
thông báo tuyển sinh của một trường Kỹ sư Pháp dán trên bảng thông tin
của trường mình, THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM.
Riêng với tôi, một học sinh học 12 năm
chương trình tiếng Anh thì nó rất mơ hồ khi nghĩ về một Giấc Mơ Pháp. Ai
cũng nghĩ du học châu Âu rất tốn kém nên không có nhiều học sinh hứng
thú với thông báo ấy dù rằng tuyển sinh không yêu cầu biết tiếng Pháp vì
chương trình đào tạo tiếng Anh trong 2 năm đầu song song với học tiếng
Pháp với thầy cô bản xứ.
Khi quyết định đi, bạn bè đều cho rằng tôi khùng vì đã
học chuyên ban D, ngoại ngữ là tiếng Anh, lại dám đi Pháp học ngành xây
dựng bên ban A. Tuy nhiên, dù là học tiếng Anh, nhưng ngoài giờ học,
cuộc sống quanh tôi mọi người nói tiếng Pháp. Vì thế, rào cản lớn nhất
vẫn là ngôn ngữ, khiến mình dễ rơi vào tự kỷ, cô lập bản thân với thế
giới rồi dẫn đến chán học.
Nói chính xác hơn, du học, việc đầu tiên cần là học
cách vượt qua bản thân mình, vượt qua những bức tường tâm lý ấy. Thật sự
mà nói thì năm đầu tiên là khó nhất khi vừa phải tiếp thu kiến thức của
hai năm đại cương cùng với việc học tiếng Pháp. Lúc ấy tôi chỉ ước có
bánh mì chuyển ngữ của Doraemon để phá bỏ rào cản đáng ghét ấy!
Chút từng chút, như một đứa trẻ bập bẹ tập nói, được
thầy cô, bạn bè người Pháp giúp đỡ, tiếng Pháp cũng tang dần lên. Người
Pháp thật sự rất thân thiện, gần gủi và tốt bụng. Kết quả sau 5 năm,
không phải mình tôi, mà còn nhiều bạn người Việt của tôi cũng đã chủ
động tìm được việc và làm trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Điều tôi muốn nói ở đây, tôi, một người học 12 năm
tiếng Anh, nước Pháp vẫn cho tôi cơ hội học tập, hòa nhập và tiến thân.
Nước Pháp, cơ hội chia đều cho tất cả là như vậy! Bạn, tôi và tất cả mọi
người đều có cơ hội như nhau, nếu thật sự bạn có quyết tâm, có chí cầu
tiến lập thân, đóng góp cho xã hội, nước Pháp luôn chào đón.
Hầu hết đa số bạn trẻ Việt Nam đều theo xu hướng học
tiếng Anh, Hoa, Hàn để có thể kiếm được một công việc tốt trong một công
ty liên doanh quốc tế nào đó. Vì thế, tiếng Pháp dần chìm vào quên
lãng. Riêng đối với tôi, có lẽ, tôi đã đi ngược dòng thế hệ mình… bỏ
tiếng Anh qua học tiếng Pháp, nhưng cũng nhờ đó, tôi hiểu rằng nước Pháp
chưa bao giờ lỗi thời.
Ở Pháp, trắng, đen, đỏ, vàng, không phân biệt màu da, sắc tộc, cơ hội được chia đều cho tất cả. Ảnh do tác giả cung cấp. |
Pháp là quốc gia đa sắc tộc, nhiều màu da, nhưng họ
chung sống trong hòa bình và quyền lợi được chia đều, thật là một giấc
mơ đẹp mà tôi gọi nó là giấc mơ Pháp.
Để hệ thống an sinh xã hội và y tế của Pháp được Tổ
chức Y tế thế giới WHO đánh giá là nước chăm sóc sức khỏe toàn diện tốt
nhất thế giới, ta không thể bỏ qua sự hoạt động hiệu quả của quỹ trợ cấp
xã hội chính phủ Pháp CAF.
Tre già măng mọc, vì thế nên phụ nữ, trẻ em, sinh viên
học sinh là những người được xã hội lo chu đáo theo đúng tinh thần phát
triền bền vững cho tương lai.
Trẻ con sanh ra người mẹ còn được nhận tiền thưởng,
trang thiết bị y tế tối tân, bảo hiểm lo trọn gói, không tốn kém nhiều
chi phí, mà trẻ còn được chính phủ chu cấp đến 18 tuổi.
Sinh viên quốc tế vẫn được hưởng trợ cấp như các bạn
cùng trang lứa người Pháp. Một chính sách tôi nghĩ khó có thể kiếm được
một quốc gia tư bản nào trên thế giới này.
Không những vậy, khi bạn đi làm được, bạn đóng thuế,
khi bạn mất việc, bạn sẽ được xã hội bù đắp lại trợ cấp thất nghiệp 70%
lương của bạn trong 2-3 năm tùy đối tượng. Đó là lẽ công bằng.
Lấy tiền người giàu từ thuế thu nhập cá nhân, chia cho
người nghèo qua hình thức trợ cấp xã hội. Đôi lúc không cần phải lớn
tiếng mạnh miệng mục đích to tát gì, mà chỉ cần tiến hành những chính
sách thiết thực, thu hút chất xám, đem lại lợi ích cho mọi người. Bởi vì
thật sự bạn sẽ khó phân biệt một người giàu hay nghèo qua cách ăn mặc
khi ra ngoài đường trừ phi bạn xem bảng lương và bảng báo cáo thuế thu
nhập cá nhân của họ.
Khen nhiều quá, tôi cũng sợ bị ném đá vì bị cho là xu
nịnh. Nhưng cái gì tốt thì mình cũng cần phải khen ngợi chứ! Tôi viết
với văn phong rất tự do như chính không gian nơi tôi đang sống, tự do tự
tại, không theo một lề lối gò ép nào cả, để độc giả cùng hiểu hơn về
nước Pháp.
Hẹn gặp lại, Fontenay-sous-Bois!
Hôm nay mình trở về Fontenay-sous-Bois để dọn dẹp đồ
đạc, trong lòng nặng trĩu nỗi buồn. Tự nhủ rằng phải cố gắng cứng rắn và
không nên ủy mị trong những trường hợp quyết định, nhưng cuối cùng mình
vẫn vậy. (Minh Phương, Hà Nội)
> Provence trong tôi
Fontenay-sous-Bois, nơi mình đã có một cuộc sống thanh bình và rời xa những xô bồ của Paris tráng lệ. Ảnh tác giả cung cấp |
Mồng 9 tháng 11 năm 2011
Mình đã sống hai năm trong một ngôi nhà tuyệt vời của
một giáo sư dạy toán. Ông làm việc ở một trường đại học trong Paris. Vợ
ông cũng là một giáo viên nhưng hai người đã không còn sống với nhau
nữa. Hai năm trôi qua, ông luôn giữ hình ảnh thân thiện với mình và mình
có thể gọi ông là Jean-Yves chứ không bắt đầu bằng từ Monsieur xa lạ
nữa.
Gửi bài dự thi "Nước Pháp tôi yêu" của bạn |
Theo
ngày tháng, tiếng Pháp của mình cũng dần đủ để đùa vui hay nói chuyện
với ông thoải mái như một người thân trong gia đình. Thỉnh thoảng, ông
vẫn đùa rằng trong những sinh viên đã từng sống ở nhà ông, mình đã đạt
danh hiệu "meilleure locataire" vì sự ngăn nắp gọn gàng và kỷ luật.
Jean-Yves rất buồn vì mình đã không ở lại, dù chỉ là vài tháng nữa. Ông
có biết rằng gia đình ông và nơi này, Fontenay-sous-Bois, là những kỷ
niệm đẹp đẽ nhất trong những ngày du học trên đất Pháp của mình.
Trên đường đưa mình về nơi ở mới bằng xe hơi,
Jean-Yves ôn lại những chuyện cũ, rồi cố gắng giúp mình chuyển hết số đồ
đạc vào tận nhà trước khi quay xe trở về và hẹn ngày gặp lại. Cái dáng
gầy gầy và thoăn thoắt của ông vẫn như cách đây hai năm, khi mình chuyển
đến nhà ông trong sự hồi hộp và lo lắng. Ông chủ nhà tốt bụng xuất hiện
trước cửa với nụ cười tươi thân thiện và dáng đi thoăn thoắt ấy đã giúp
mình sắp xếp đồ đạc vào phòng, bắt đầu một cuộc sống mới.
Mình ngồi lặng yên ngắm căn phòng. Mình vẫn yêu ngôi
nhà này ngay từ ngày đầu tiên đến đây, từ không khí, cách bài trí, những
vật dụng mang phong cách cổ điển, đã cũ kỹ nhưng đầy gợi nhớ, sự lặng
yên của khu phố, tiếng chim hót mỗi buổi sớm mai, ánh nắng ban mai chiếu
qua cửa sổ, tiếng chuông nhà thờ sáng chủ nhật gọi mình thức dậy trong
cái tĩnh lặng bình yên… Mình yêu tất cả mọi thứ ở đây. Khi ở cạnh nó,
mình không cảm nhận được điều này để đến khi ra đi, mình thấy yêu mến nó
vô cùng.
Con người mình là thế, sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hà
Nội nên mình yêu nét đẹp kiến trúc cổ kính, không gian xa xưa, sự tĩnh
lặng, yêu cả những nét đẹp nhỏ bé và lắng đọng của thời gian. Mình yêu
Fontenay-sous-Bois, khu làng cũ với con đường lên dốc tới nhà thờ, những
hàng quán nhỏ và những "atelier d’artistes" (phòng tranh) xinh xinh đẹp
đẽ.
Mình yêu con đường lát gạch ngày xưa ở trung tâm thành
phố, yêu thư viện Fontenay nơi mình có thể ngập chìm trong muôn vàn
sách và đĩa nhạc… Mình đã bắt đầu những thói quen lang thang trong công
viên phía sau nhà thờ để đọc sách, sưởi nắng, ngắm nhìn những đứa trẻ
chơi đùa, chiêm ngưỡng những ngôi nhà từ đầu thế kỷ nằm vươn ra ngoài
mặt đường với những cánh cửa sổ gỗ cũ kỹ như mời gọi… Một không gian gần
gũi thân thiện của một ngôi làng nhỏ.
Hôm qua, mình đã cố gắng không khóc để đi lại hết
những con đường, từ thư viện qua tòa thị chính, tới rạp chiếu bóng Le
Kosmos rồi công viên để về nhà.
Mình yêu Fontenay-sous-Bois, khu làng cũ với con đường lên dốc tới nhà thờ, những hàng quán nhỏ và những "atelier d’artistes" xinh xinh. Ảnh tác giả cung cấp |
Tạm biệt ngôi nhà tuyệt vời trong một khu phố yên
bình, đẹp đẽ với những dãy nhà pavillon lấp ló sau những khu vườn xanh
ngát, rực rỡ sắc màu hoa khi hè về. Nơi đó có những gia đình nhỏ như gia
đình của Jean-Yves, có một cuộc sống thanh bình và rời xa những xô bồ
của Paris tráng lệ. Nơi này mình đã có những người bạn như Sandra và
Ricardo, có tiếng nhạc và những điệu tango không bao giờ dứt, có rừng
Vincennes và những kỷ niệm của mình suốt hai năm gắn bó.
Đã đến lúc ra đi và tạo lập một cuộc sống riêng của
mình, giống như chú chim nhỏ rời tổ ấm. Giờ phút này làm mình nhớ đến
giây phút không kìm được nước mắt khi xách vali rời khỏi gia đình để bắt
đầu cuộc sống sinh viên xa nhà.
Đừng khóc, mình cố gắng để không khóc khi nói lời tạm
biệt. Còn một chút thời gian thôi nhé, hãy ngồi yên lặng trong phòng và
bật bản "Valse de l’adieu" của Chopin. Hôm nay, một lần nữa mình muốn
nghe bản nhạc này trong tĩnh lặng, để rồi ngày mai cuộc sống ngoài kia
đang chờ mình với rất nhiều thử thách. Cố gắng lên!
Mình đã nghĩ đến ngày trở lại Fontenay-sous-Bois với một tư cách khác, không còn là một cô sinh viên bỡ ngỡ xa nhà…
Hành trình cảm nhận Pháp của cô gái trẻ
"Pháp hả? Có gì hay đâu!" là câu nhận xét của tôi trong cuộc tranh luận từ thuở học sinh. Nếu bây giờ có ai đó nhận định như vậy, tôi sẽ hùng dũng mà tuyên bố rằng: "Bạn biết gì về nước Pháp?" (Quỳnh Như, TP HCM)
Je t’aime Paris. Ảnh do tác giả cung cấp. |
Thật vậy, đối với những cô bé, cậu bé chỉ
học qua sách vở như chúng tôi thì nước Pháp là hình ảnh: cũ kỹ, xa xưa,
là "những ngôi nhà rêu phong", "những con đường lát gạch" chấm hết. Cái
mà thuộc về thời "ông bà ta" thì chúng tôi gọi là "nước Pháp", đồ "cũ"
hay "cổ" chúng tôi gọi là đồ Pháp hết.
Gửi bài dự thi "Nước Pháp tôi yêu" của bạn |
Hay
mỗi khi có đứa bạn nào trong lớp mà có người thân trong gia đình ở Mỹ,
Anh là chúng nó lại ngưỡng mộ ghê lắm còn Pháp thì thường thôi ? Ấy vậy
mà đứa như tôi đã từng nhận định "nước Pháp tẻ nhạt" bây giờ lại yêu mến
cái "tẻ nhạt" ấy đến thế. Vậy có thực sự nước Pháp tẻ nhạt?
Đối với lũ học sinh hiếu động như chúng
tôi luôn có khoảng thời gian đặc biệt trong ngày mà đó gọi là "buổi trưa
không ngủ". Dường như mọi việc làm trong thời gian ấy là để chơi, để
khám phá để rồi cũng làm cho "không ai ngủ". Nhóm bạn thân gồm năm người
trong đó có tôi quyết định đạp xe vượt năm cây số qua khu vực cầu Long
Hồ gần chỗ ở của chúng tôi hái nhãn.
Cái trưa nắng hừng hực của biển đã bị
quên đi bởi tinh thần háo hức của cả nhóm. Sau một hồi tìm nhãn trong
một rừng cây toàn là cây không thấy đâu nhưng trước khi bỏ cuộc chúng
tôi lại tìm thấy một "tòa lâu đài ". À mà không, có thể không sánh bằng
tòa lâu đài mụ phù thủy trong truyện cổ tích nhưng có thể gọi là một
công trình.
Kiểu kiến trúc với mái vòm nhọn vút lên,
kiểu xây "vuông vuông", tường có nhiều cửa sổ hình cung rất lạ, những
hoa văn khắc trên tường chỉ thấy trong sách mỹ thuật thời Phục Hưng mà
chúng tôi học ở trường. Ai trong chúng tôi cũng luôn đặt câu hỏi: Tại
sao có nơi đẹp vậy mà ta không biết nhỉ? Hay đó là phần quà ông trời ban
cho ta? Không có câu trả lời nhưng mọi người cứ đi vòng quanh ngắm mãi
cho đến lúc ra về. Mặc dù công trình bị tàn phá nhiều nhưng còn đủ để
tưởng tượng ra tác phẩm hoàn mỹ tuyệt đến cỡ nào và đối với những đứa
trẻ thời ấy thì đó là cả một kiệt tác.
Sau này hỏi ra thì chúng tôi mới biết đó
là bệnh viện của người Pháp xây vào những năm trước, bây giờ không sử
dụng nữa cho nên bị lãng quên. Ắt hẳn, những người thợ xây phải tài tình
lắm mới tạo ra được công trình đẹp như thế. "Giỏi thật" là nhận xét của
lũ bạn tôi cho công trình mà chúng vừa thấy. Và sau này tôi cũng nể
phục bởi lối kiến trúc độc đáo của nước Pháp.
Thêm một góc nhìn khác
Ở xóm nhỏ của chúng tôi, đá banh là môn
trò chơi được ưa thích nhất không kể là nam hay nữ. Ai cùng đặt cho mình
một cái tên cầu thủ người thần tượng của mình. Nào là Ronaldo,
Carlos... riêng tôi tên là Zidane. "Máu thể thao" cộng với thần tượng
của mình là động lực giúp hai chị em tôi thức tới hơn 12h khuya để xem
World Cup vào dịp hè.
Hò reo sung sướng khi Zidane ghi bàn, khi
Pháp thắng nhưng cũng không ít lần "muối mặt" khi bị chị gái trêu ghẹo
"Zidane của em thua rồi". Bóng đá thắng thua là chuyện bình thường nhưng
sự thua cuộc không tránh khỏi thất vọng. Nhưng để bảo vệ cho thần tượng
của mình tôi vẫn gân cổ lên bảo: "Chị đợi mà xem: phong độ là mãi mãi".
Chẳng hiểu từ lúc nào tôi đã yêu màu áo
thiên thanh ấy đến thế. Ngay cả bây giờ, dù không còn một Zidane phong
độ, đẳng cấp nhưng với tinh thần và lòng yêu thể thao, cống hiến những
bàn thắng đẹp mắt thì không một đội tuyển nào thay thế được đội tuyển
Pháp của tôi.
Vào năm đầu học đại học ở TP HCM, may mắn
đến với tôi khi được người anh Phật tử giới thiệu đến với lớp học ngoại
ngữ miễn phí tại Chùa Lá ở Gò Vấp. Sẵn niềm đam mê học ngoại ngữ cùng
với yếu tố miễn phí đủ biết tôi háo hức tới cỡ nào. Sau một quãng đường
rất xa gần một tiếng đồng hồ đi bằng xe đạp tôi đã lò mò tới nơi. Trò
chuyện cùng thầy trụ trì được một lúc tôi bắt đầu xem thời khóa biểu
học.
Thật ngạc nhiên khi biết ở Chùa dạy tới 5
ngoại ngữ bao gồm tiếng: Anh, Hoa, Pháp, Đức, Nga. Nhưng ngẫm lại thời
khóa biểu mình học ở trường cộng với quãng đường khá xa này chỉ có thể
học được vào hai ngày cuối tuần mà lại không có lớp vào những ngày này.
Đang tiếc nuối thì thầy trụ trì ngồi bên cạnh thông báo rằng mới mở thêm
lớp tiếng Pháp học vào sáng thứ bẩy và chủ nhật.
Hoàn cảnh lúc đó đúng là "sắp chìm vớ
được cọc" và tự nói thầm rằng: "Đúng là có duyên". Hay như trong Đạo
Phật đã nói rằng: "khi thành tâm ắt sẽ thành hiện thực". Và hành trình
đến với loại ngôn ngữ được mệnh danh lãng mạn nhất thế giới bắt đầu từ
đó. Nếu như trước kia chỉ nghe rằng: tiếng Pháp hay lắm, thơ ca Pháp
lãng mạn lắm, nhạc Pháp du dương lắm thì giờ đây đã có cơ hội được cảm
nhận rồi.
Nước Pháp trong mắt tôi
Bánh mỳ Pháp làm tôi mê đắm. Ảnh: Flickr |
Khi đã yêu người mình yêu, những cái bình dị nhất trở
nên hoàn mỹ, cái đẹp lung linh trong con mắt khác đối với mình trở nên
vô nghĩa. Nếu là một người đàn ông, bạn sẽ chọn ai trong những cô gái
sau: một cô gái điệu đà, nuột nà như cô gái Ý; một cô gái mạnh mẽ, phá
cách giống cô gái Anh Quốc; hay một cô gái sang trọng, hào nhoáng như
quý cô nước Mỹ.
Riêng tôi, tôi không chọn ai hết, tôi chỉ chọn nét nhẹ
nhàng, thanh lịch, thật tự nhiên ở cô gái Pháp. Đến cả bây giờ không ai
hiểu sức hút của người phụ nữ Pháp đến từ đâu. Chỉ biết ở họ toát lên
vẻ rất "phụ nữ Pháp" mà không lẫn được trong vô số phụ nữ châu Âu.
Đã từng có người bảo rằng: phụ nữ Pháp ưa thích khuôn
mặt mộc với một vài nếp nhăn sống động, họ không sợ tuổi tác. Nói vậy
không có nghĩa là phụ nữ Pháp không thích làm đẹp, không biết làm đẹp mà
hoàn toàn ngược lại mới đúng. Vẫn phấn son, ưa son đỏ, vẫn trang phục
đẹp nhưng thanh lịch đã làm toát lên phong cách người phụ nữ Pháp rất
ngọt ngào, rất lãng mạn mà có thể "giết chết " bất kì một gã đàn ông nào
và làm vô số những phụ nữ khác ghen tị. Phải chăng tôi đã yêu nét tự
nhiên ấy?
Có người đã từng khuyên: con gái không nên yêu bằng lỗ
tai. Dẫu biết "mật ngọt thì chết ruồi" nhưng tôi vẫn muốn chìm trong
thứ âm thanh du dương của ngôn ngữ pháp, của bản nhạc Pháp. Có thể bạn
chưa từng học tiếng Pháp, chưa biết tiếng Pháp nhưng thử một lần mở bản
nhạc Je t’aime và lắng chìm trong cảm xúc thì bạn sẽ biết tình yêu đẹp
làm sao. Tình yêu đẹp được thể hiện qua ngôn ngữ đẹp. Tiếng Pháp là thế.
Một người tình đẹp, một người tình lý tưởng khi người
đó thỏa mãn tất cả mọi thứ bạn đặt ra. Chẳng hạn, tôi muốn một người vợ
nấu ăn ngon. Nấu ngon đối với anh không khó nhưng để ngon đối với tất cả
mọi người lại vô cùng khó khăn. Hay nói nền ẩm thực Pháp đã được công
nhận trên toàn thế giới mà chỉ có thể diễn tả trong hai từ đó là: nghệ
thuật và khoa học.
Và có lẽ chính bởi văn hóa ẩm thực tinh tế này đã tạo
nên phong cách rất riêng của người Pháp: lịch sự, nhẹ nhàng và tinh tế.
Không ai còn xa lạ với những món ăn sang trọng như pa tê gan ngỗng béo
ngậy của Pháp, phô mai đặc trưng của Pháp, các loại rượu hảo hạng từ
nước Pháp...
Ấy là những lời kể, quảng cáo mà tôi chưa được kiểm
chứng. Chẳng biết nó có ngon đến mức đấy không mà khi nhắc đến là người
ta biết ngay tới Pháp. Nhưng căn cứ ấy là hoàn toàn có cơ sở khi không
chỉ tôi mà cả lũ bạn sinh viên của tôi đã được nếm thử và rất ưa thích
cho tới tận bây giờ đó là bánh mì pháp (baguette) và bánh su kem.
Bánh mì quá đỗi quen thuộc với người Việt Nam đặc biệt
là tụi sinh viên chúng tôi. Nhưng bánh mì Pháp lại vô cùng ngon lành,
ăn thay cơm mà không thấy chán bởi vì chính sự đặc trưng, thơm ngon mà
bánh mì Pháp mới có. Có khi hai ba đứa rủ nhau đi một quãng đường xe
buýt dài xuống tận Metro chỉ để mua bánh mì Pháp rồi về.
Cầm ổ bánh mì nóng hổi trên tay, mong sao được tính
tiền ra ngay để có thể bẻ một mẩu bánh giòn tan,thơm thức cho vào miệng.
Đặc biệt chất lượng thơm ngon lại rẻ nên nó được coi la món ăn "ngoại"
ngon nhất của sinh viên chúng tôi. Chỉ cần ăn ngay khi còn nóng mà không
cần kèm với bất kì thứ gì khác mà vẫn cảm nhận được hương vị tuyệt vời
đằng sau lớp bánh giòn tan ấy.
Ngày nay, rất nhiều loại bánh mì, bánh ngọt cùng vô số
những loại bánh hấp dẫn khác nhưng bánh mì Pháp vẫn không mất đi vị trí
trong lòng tôi. Nói cách khác thương hiệu bánh mì Pháp không mất đi
được theo thời gian.
Xa hơn một chút nữa từ vẻ mộc mạc của bánh mì Pháp thì
phải kể đến là bánh su kem. Món bánh ngọt trông khá bình thường nhưng
lại vô cùng tinh tế. Vị kem béo béo, thơm thơm kèm với hình dáng đáng
yêu khiến không ít các cô cậu học trò trong đó có tôi "thèm nhỏ giãi"
khi đứng nhìn ngẩng ngơ qua tủ kính. Lâu lâu, mạnh dạn mới dám mua một
hai cái để ăn, khi đã ăn rồi chỉ muốn ăn nữa nhưng tự nhủ " để lần sau
ăn tiếp mới ngon". Thực chất đằng sau lý do ấy ai cũng hiểu.
Thế đấy, ai bảo những thứ bình thường, giản dị lại
không đáng yêu. Ngược lại đối với tôi, yêu nhất lại chính là những thứ
rất đỗi bình dị này.
Ngày nay, phim ảnh không còn xa lạ mà trở nên quá đỗi
bình thường . Không còn thấy hình ảnh chen nhau ngồi xem chiếu bóng nữa,
những thước phim đen trắng cũng dần mất hẳn. Riêng đối với tôi, những
bộ phim nói tiếng Pháp với hình ảnh đen trắng là dấu ấn khó quên về điện
ảnh Pháp vào những những năm tháng mà khái niệm về phim ảnh là rất "cao
sang".
Nổi bật lúc ấy là những bộ phim hài câm, cười ngả
nghiêng theo nhân vật trong âm thanh sống động để rồi cũng "sùi sụt"
chảy nước mắt khi xem một bộ phim có cảnh chia ly trong tiếng nhạc du
dương, trữ tình. Chẳng ai hiểu nhân vật nói gì, kể gì ấy thế mà từng
thước phim đó đã làm tan chảy biết bao trái tim khán giả bên dưới. Phim
Pháp cổ điển là thế nhưng chính vì vậy đã làm cho những ai yêu thích thể
loại phim này không thể nào quên được. Yêu hơn nữa khi đây chính là nơi
tôn vinh những bộ phim hay, những đạo diễn tài tình, những diễn viên
xuất sắc. Cứ mỗi dịp có liên hoan phim Cannes diễn ra tại Pháp là hồi
hộp đợi chờ xem qua tivi. Không biết năm nay những bộ phim nào đoạt
giải, diễn viên thần tượng của mình có đoạt giải không...
Cuộc sống là một guồng quay hối hả nhộn nhịp mà đôi
khi ta muốn thời gian dừng lại hay chỉ chậm lại một chút thôi. Để ta có
thể nghe một bản nhạc hay, nhấm nháp một tách trà thơm. Những điều nghe
tưởng chừng vô cùng đơn giản nhưng để thực hiện lại rất khó khăn.
Ấy vậy mà tại đất nước hình lục giác này điều tưởng
chừng không thế ấy lại có thể. Khó lắm mới bắt gặp hình ảnh người đi bộ
vừa đi vừa ăn ngốn nghiến hay người ngủ gà ngủ gật trên tàu điện ngầm.
Người Pháp sống là để tận hưởng, tại sao ta phải vội vã trong khi cuộc
sống còn nhiều điều tươi đẹp cần cảm nhận từ từ nhỉ?
Đặc tính rất dễ nhận thấy ở người Pháp nữa đó là họ
rất đề cao giá trị truyền thống. Dù bạn có bận rộn đến mấy đi chăng nữa
thì bữa ăn không thể sơ sài, qua loa được, hay nói cách khác người Pháp
rất chú trọng ăn uống, cách thưởng thức món ăn. Chú trọng những giá trị
truyền thống của người Pháp là đặc điểm tương đồng với văn hóa người
Việt Nam. Dẫu có đi xa đến mấy những đứa con vẫn về thăm gia đình vào
dịp lễ Tết, dẫu bận bịu đến mấy bữa cơm tối gia đình vẫn sum vầy ấm áp.
Đặc biệt, phong thái của người phụ nữ Hà Nội xưa còn
ẩn chứa đâu đấy một phong thái "rất Pháp". Dù thời gian có trôi qua bao
nhiêu đi chăng nữa, vẫn còn đó sự nhẹ nhàng, tinh tế, trầm lắng, chu đáo
mà không phải dễ bắt gặp ở bất cứ nơi đâu. Nếu như đồng quê Việt Nam
thân thương với cánh đồng lúa xanh rì, đàn cò trắng phau dập dìu bay ra
thì thật thân quen khi nhìn thấy miền quê ở Pháp yên ả trong màu xanh
cây lá, màu trắng của dòng sông róc rách chảy qua. Thân quen là thế! Yêu
lắm là thế!
Cuộc sống vốn dĩ không bao giờ hoàn hảo, cuộc đời con
người không tránh khỏi những góc khuất chỉ hi vượt qua được những bóng
tối đó cuộc đời mới tươi sáng hơn, cuộc sống mới ý nghĩa hơn. Đừng vội
buồn khi gặp chút không may, đừng vội nản lòng khi gặp chút khó khăn.
Nước Pháp tươi đẹp là thế, ngoài khung cảnh yên bình ấy vẫn có không ít
những cuộc biểu tình tràn lan, đâu đó vẫn thấy những người già cô độc
sống lẻ loi, vẫn còn đó những mảnh đời mưu sinh trong đêm với cơn gió
lạnh cắt da. Ai cũng có lý do, ý nghĩa sống của riêng mình nhưng họ vẫn
cùng chung dưới một "mái nhà" và vì thế sự giúp đỡ giữa cộng động với
nhau luôn được quan tâm, sẻ chia.
Khi còn niềm tin, khi còn hi vọng thì bạn sẽ vẫn đi,
vẫn bước tiếp dẫu quãng đường có dài đến đâu. Vì người mình yêu bạn sẽ
làm tất cả. Mỗi người có cách thể hiện tình yêu khác nhau. Nồng nhiệt
có, trầm lắng có, sôi nổi có. Tình yêu có thể không phô trương chỉ thể
hiện qua câu từ, cảm xúc của những trái tim đồng điệu. Người ta bảo rằng
những người yêu nhau nếu nhìn kĩ sẽ thấy rất giống nhau. Mặc dù chúng
ta chưa từng gặp nhau, chỉ có chung những trái tim đồng điệu với chút gì
đó lãng mạn, chút gì đó nên thơ nhưng hãy để bạn trong trái tim tôi vậy
nhé. Vì tình yêu trong tôi là thế, vì tình yêu tôi sẽ làm tất cả, hãy
đợi tôi, Paris nhé!
Yêu nét Pháp của Sài Gòn
Hơn thế kỷ đã trôi qua nhưng nét kiến trúc Pháp ở Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Sài Gòn, trụ sở Tòa án Nhân dân giữa Sài Gòn vẫn nguy nga, tráng lệ, lặng lẽ, cao sang, đầy quý phái. (Phạm Thanh Khương, TP HCM)
Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, một công trình mang dấu ấn Pháp. Ảnh: Hochiminh.gov.vn |
Tôi chưa có cơ hội đến nước Pháp. Nước Pháp với tôi là
những gì tôi cảm qua nét kiến trúc Pháp, ẩm thực Pháp, cốt cách của
người Việt Nam từng sinh sống tại Pháp.
Tôi không chuyên sâu về kiến trúc, chỉ biết đôi chút
về ẩm thực và đôi lần được tiếp chuyện với bà con Việt kiều nhưng phong
cách riêng rất Pháp trong ấy đã giúp tôi cảm được những điều đặc biệt
toát lên từ những nét bề ngoài.
Năm tháng đã trôi qua dài hơn thế kỷ nhưng nét kiến
trúc Pháp giữa Sài Gòn vẫn nguy nga, tráng lệ, lặng lẽ, cao sang, đầy
quý phái. Chứng kiến bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử, Nhà thờ Đức
Bà vẫn sừng sững tọa lạc và làm nên khung cảnh đặc biệt nhất của Sài
Gòn, đượm dáng uy nghi trong màu nâu đỏ của những viên gạch được sản
xuất ở Marseille và các ô cửa kính màu được đưa sang từ vùng Chartres.
Lặng lẽ, tôn nghiêm, mạnh mẽ nhưng cũng vô cùng thùy mị, quyến rũ, kiêu
sa. Ở mọi góc nhìn, nét cổ kính, nguy nga, tráng lệ xen lẫn nét hiện đại
rất Pháp của công trình sống mãi với thời gian.
Cạnh đó, Tòa nhà Bưu điện Sài Gòn cũng tôn vinh vẻ đẹp
chiều sâu của thành phố, được xây dựng theo phong cách Gothique với nét
kiến trúc đặc trưng của cơ quan Bưu điện. Xa hơn một chút là Trụ sở Tòa
án nhân dân. Người Pháp đã xây dựng nên tòa nhà này để làm cơ quan xét
xử. Nét tôn nghiêm, uy nghi, mạnh mẽ, thể hiện sức mạnh của công lý được
cảm nhận thật rõ khi bước vào tòa nhà.
Hướng về trung tâm là Chợ Bến Thành được xây dựng với
bốn ô cửa và bốn tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra bốn con đường theo các
hướng tây, bắc, đông, nam. Cổng chính của chợ trong nhiều trường hợp
được coi là biểu tượng của TP HCM.
Nhà hát thành phố tọa lạc trên đường Đồng Khởi được
người Pháp xây dựng rất cầu kỳ và tốn kém. Dù bị bao bọc bởi khách sạn
Caravelle cao vời vợi và tòa nhà Continental cổ điển nhưng nhà hát vẫn
nguy nga, lỗng lậy rất riêng, là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên
nghiệp cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước. Trụ sở Ủy ban
Nhân dân TP HCM được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19 theo kiến trúc
lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp, để và luôn được sử dụng làm trụ sở của
cơ quan hành chính Nhà nước qua các thời kỳ.
Lẫn trong bao cao ốc, tòa nhà hiện đại giữa trung tâm
thành phố, các kiến trúc Pháp vẫn bình yên, lặng lẽ nhưng rất đỗi cao
sang và luôn là độc nhất, gắn bó, gần gũi và tạo nên dáng vẻ riêng có
của Sài Gòn. Thiếu nét kiến trúc ấy, liệu có là Sài Gòn của xưa và nay.
Trải qua bao đổi thay nhưng các công trình kiến trúc
này luôn được sử dụng đúng với mục đích xây dựng ban đầu, cho thấy giá
trị kiến trúc đặc trưng gắn liền với công năng và luôn được trân trọng,
giữ gìn. Trong tầm nhìn quy hoạch, nhà nước đã nhất quán bảo tồn, gìn
giữ những di sản kiến trúc đặc biệt ấy. Sài Gòn nay tuy đã đổi thay
nhiều. Sài Gòn nay đã thay áo mới nhưng những kiến trúc Pháp làm nên Sài
Gòn vẫn sống mãi với thời gian.
Rời các tòa nhà Pháp, đi vào các quán ăn Pháp, cái cảm
nhận đầu tiên là sự êm dịu của âm nhạc với nét trang trí rất riêng,
cách bố trí, bày biện bàn ghế nhẹ nhàng, lịch sự theo cốt cách Pháp, ở
đó cái lịch sự, nhỏ nhẹ, thanh lịch bao trùm, không có chỗ cho những ồn
ào, bổ bã.
Món ăn mang hương vi Pháp cũng vậy và rượu Vang Pháp
cũng rất đặc trưng. Tất cả tạo một cảm giác thư thái và lịch lãm trong
phong cách ẩm thực không lẫn vào đâu được. Ngồi với một người Việt Nam
sinh sống lâu năm ở Pháp trong một quán ăn Pháp, cái cảm nhận đầu tiên
là sự lịch lãm, quý phái, cao sang trong trang phục - dù giản dị, trong
cử chỉ, giọng nói, tiếng cười và cả trong cách thưởng thức món ăn, thức
uống. Ở đó cái đẹp được tôn vinh và lắng đọng trong chiều sâu của nhận
thức. Tất cả đưa người ta đến với cái đẹp, cái thanh bình cao quý trong
sự trân trọng cuộc sống và con người.
Tôi yêu cái thùy mị, dịu dàng nhưng cao sang, quý
phái, lịch lãm trong cốt cách Pháp. Nét dịu dàng ấy giữa Sài Gòn như
thiếu nữ Việt Nam thướt tha trong tà áo dài thanh thoát bước đi trong
nắng sáng của hòa bình. Cái lịch lãm ấy như nét phúc hậu của bà Mẹ Việt
Nam bao dung, độ lượng, đậm đức hi sinh và rất đỗi thanh cao sau nghiệt
ngã của chiến tranh.
Thời đại mới, tôi tin cái dịu dàng, sâu lắng, lịch lãm
ấy trong cốt cách của hai dân tộc được hội tụ và bay cao theo gió cho
tình hữu nghị Việt - Pháp lúc nào cũng nguy nga và trường tồn phát triển
như những nét kiến trúc riêng Pháp của Sài Gòn.
Đi giữa mùa Thu Paris...
Saturday, November 10, 2007 6:32:00 PM
Cô gái Sài Gòn
Đi giữa mùa Thu Paris
Tóc dài bay theo những cơn gió
Nụ cười cũng thênh thang bồng bềnh
Giữa trời đất ngọt ngào...
Cô gái có cuộc đời mùa Thu
Đang dạo bước giữa Paris ngày Thu
Nhìn cuộc đời bằng cái nhìn của lá
Những chiếc lá vặn mình
Sống cho cạn Thu
Rồi giã biệt
Và rồi sẽ hạnh phúc được hồi sinh...
Cô gái đi giữa Paris ngày Thu
Hát khẽ bài tình ca
Và để cho mình - trôi đi trong êm đềm
Và cứ thế mùa Thu ở lại...
Trên tóc, trên khăn, trên áo
Và trong trái tim này
Thu đang hát mãi khúc hát mùa Thu...
Paris cuối thu
Thành phố Paris, Pháp, mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng khó
hòa lẫn. Độc giả Đường Lê Tuệ Minh chia sẻ bộ ảnh Paris vào thời điểm
cuối mùa thu.
> Gửi ảnh của bạn
> Ngoại ô Paris trong tuyết
Tháp Eiffel, sông Seine luôn là lựa chọn đầu tiên của mỗi du khách khi ghé thăm Paris. |
Vui chơi trong tiết trời cuối thu se lạnh trong công viên Luxembourg, phía sau là tháp Montparnasse, tòa nhà cao nhất nội đô Paris và gây nhiều tranh cãi khi bị cho là phá vỡ vẻ đẹp kiến trúc cổ kính của Paris. |
Chèo thuyền trên hồ nước đầy lá vàng trong rừng Boulogne – ngoại ô Paris. |
Đọc sách trong công viên là một trong những thú vui thường thấy của người dân Paris. |
Muôn màu sắc thu trong công viên Montsouris. |
Tình yêu giữa mùa thu. |
Thu cho mọi người. |
Chút lá xanh còn vương lại trên cành trong Vườn bách thảo Paris – Jardin de Plantes. |
Cảnh sát tăng cường tuần tra dù chỉ là một góc nhỏ công viên trước nguy cơ bị đe dọa khủng bố. |
Con chim tìm chút thức ăn còn sót lại trên mặt đất ngập lá vàng. |
No comments:
Post a Comment