Friday, August 1, 2014

ẨM THỰC NGÀY THỨ BẢY 2.8.2014

Độc đáo ẩm thực khu phố Hàn Quốc ở Sài Gòn

Bạn có thể thưởng thức mì lạnh trong khí trời nóng bức ở Sài Gòn hay cuốn miếng sườn nướng và nhâm nhi với ly rượu sochu trong buổi chiều mưa tẫm tã Sài Gòn.
Quận Tân Bình bao gồm các đoạn đường Thăng Long, Trường Sơn, Hậu Giang và Tân Sơn Hòa bên góc phải chợ Phạm Văn Hai được xem là khu phố Hàn Quốc ở Sài Gòn. Nơi đây tập trung nhiều hàng quán, khu chợ của người Hàn với những món ăn đặc trưng của xứ Kim Chi được bày bán. Với những người yêu thích ẩm thực xứ Hàn thì một góc nhỏ khu phố Hàn nơi đây là lựa chọn hợp lý để thực khách đến tham quan và thưởng thức vài món Hàn yêu thích. Cùng điểm qua vài món có mặt trong khu phố Hàn nổi tiếng này.
Mì lạnh
Món ăn cuốn hút thực khách từ nét độc đáo của những viên đá nhỏ, tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho thực khách. Những viên đá nhỏ còn có tác dụng điều hòa cơ thể trong thời tiết nắng nóng của mùa hè. Thành phần chính của món ăn bao gồm: mì, trứng, thịt heo, xương bò, hành tây, gừng, tỏi, giấm… Những sợi mì màu nâu được quấn thành bó để trong một tô lớn, bên trên là miếng thịt heo sắc mỏng, nửa quả trứng luộc, dưa leo, cải trắng và tương ớt.
Khi thưởng thức tô mì lạnh bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo dai, mát lạnh của sợi mì, vị chua chua của kim chi, vị ngọt của nước súp, cay của tương ớt và đặc biệt là vị lạnh mát tan trong miệng đúng như tên gọi. Để thưởng thức bạn có thể đến quán Dae Cheong Ma Ru, trên đường Hậu Giang, Tân Bình.
1-4889-1405999433.jpg
Mì lạnh, món ăn với nhiều cảm giác khó tả bởi vị lạnh dịu. Ảnh: Hồng Liên
m trộn bibimbap
Bibimbap là một trong những biểu tượng đặc trưng của ẩm thực xứ Hàn. Cơm trộn được đánh giá cao và lôi cuốn biết bao thực khách đam mê điện ảnh và văn hóa Hàn Quốc, bởi sự tinh tế đầy nghệ thuật trong cách phối trộn màu sắc các thành phần của món ăn. Thành phần của bibimbap đầy đủ gồm: gạo, thịt bò bằm, lòng đỏ trứng gà, kèm các loại rau đặc trưng của xứ Hàn như nấm đông cô, nấm bào ngư, cà rốt, dưa chuột, rau dương xỉ, cải bó xôi, tương ớt…
Sau khi chế biến xong phần nguyên liệu, cơm được đựng trong một nồi giữ nhiệt sao cho luôn nóng đến hết bữa ăn. Khi thưởng thức ta trộn đều các món lại với nhau, ăn đến đâu trộn đến đó để giữ món ăn luôn được tươi ngon và tránh bị nhão.
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, thưởng thức món cơm trộn bibimbap cùng gia đình, bạn bè với một ít rượu sochu sẽ làm cho bạn có cảm giác mới mẻ. Ở Sài Gòn bạn có thể đến Gogi House trên đường Trường Sơn, Tân Bình.
2-2274-1405999433.jpg
Cơm trộn Hàn Quốc nổi tiếng với cách phối trộn màu sắc độc đáo. Ảnh: Monngon
Sườn bò nướng
Món ăn này rất phổ biến với người dân Hàn Quốc trong những ngày trời se lạnh, song hãy thử phá cách một chút bằng cách thưởng thức dưới những cơn mưa chiều Sài Gòn. Sườn bò trước khi nướng được trộn với nhiều gia vị đặc trưng như hành tây, lê, kiwi bào nhuyễn, thêm xì dầu, rượu gạo và một vài gia vị đặc trưng xứ Hàn.
Sườn được nướng bằng những miếng lớn trên lửa than, khi chín cắt thành những miếng nhỏ vừa miệng. Người Hàn rất chú trọng những món phụ ăn kèm với món chính như rau hay súp. Bởi thế món sườn nướng sẽ ngon hơn khi được cuộn và ăn kèm với rau xà lách. Sườn nướng ở Sài Gòn được thực khách đánh giá cao ở quán Kumdo nằm trên đường Hậu Giang, quận Tân Bình.
3-7227-1405999434.jpg
Sườn bò được nướng trên lửa than và cuốn với xà lách. Ảnh: Hồng Liên 
Bánh kim chi
Món bánh kim chi thích hợp cho những buổi chiều mưa tầm tã ở Sài Gòn trong khí trời hơi lạnh. Miếng bánh giòn tan, vàng ruộm, với vị mặn mặn, cay cay của kim chi muối sẽ làm thực khách thưởng thức hoài mà không biết ngán. Nguyên liệu của món ăn này gồm kim chi muối, thịt heo, hành lá, hẹ, bột mỳ, quả trứng và gia vị kèm theo như dầu mè, tiêu, muối…Tất cả được thái nhỏ và trộn đều với nhau sau đó được đem chiên qua một lớp dầu.
Bánh chín trông vàng ruộm, hương thơm lan tỏa khắp nơi là ta đã có thể thưởng thức. Những hôm trời Sài Gòn chuyển mưa râm ran, hãy cùng gia đình, người thân tìm cho mình một vài nơi để hưởng trọn không khí ấm áp bên món bánh kim chi nổi tiếng của Hàn Quốc. Bạn có thể đến quán Quán Kim Chi Thịt Heo nằm bên đường Thăng Long, quận Tân Bình..
4-8630-1405999434.jpg
Bánh kim chi giòn tan, thưởng thức trong buổi trời chiều đổ mưa thì thú vị không gì bằng. Ảnh: Hồng Liên
Trứng cuộn
Ngoài trứng gà, muối và dầu ô liu, món trứng cuộn được chế biến với nguyên liệu đặc trưng của xứ Kim Chi là lá rong biển. Tuy khá đơn giản nhưng món ăn lại gây cảm giác tò mò và cuốn hút thực khách bởi vẻ đẹp ngoài trông sặc sỡ, bắt mắt. Trứng được đánh đều và chiên sơ qua lửa, nghiêng chảo đều tay sao cho tản rộng khắp chảo. Khi lớp dưới vừa đông và lớp trên vẫn còn nhão thì lá rong biển được rải đều, nghiêng thêm một lần để lớp trứng nhão còn lại phủ lên lớp lá rong biển, trứng vừa chín thì món ăn cũng được hoàn tất. Sau đó, được cắt thành những khoanh nhỏ và cuộn lại trông rất đẹp mắt. Thưởng thức món ăn này bạn sẽ cảm nhận được vị lạ của rong biển cùng vị thơm của trứng. Bạn có thể thưởng thức ở quán Nam Anh, bên đường Thăng Long, Tân Bình.
5-2516-1405999434.jpg
Món trứng cuộn với nhiều biến tấu rất đẹp mắt. Ảnh: Webphunu

Tái hiện đám cưới của dân tộc C’tu

Các nghi thức trong đám cưới của các dân tộc C’ tu, Cor, Bh’Nong, Xơ đăng… được tái hiện sinh động, đặc sắc tại lễ hội ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam).
 
Nằm trong khuôn khổ chương trình “lễ hội văn hóa – thể thao các huyện miền núi” của tỉnh Quảng Nam diễn ra từ ngày 29/7 đến 31/7 tại huyện thị trấn Trà My, huyện BắcTrà My. Nghi lễ, tập tục trong đám cưới của các dân tộc miền núi đã được tái hiện khiến hàng ngàn du khách cùng người dân địa phương thích thú. Bắt đầu cho buổi lễ, đoàn nhà trai chuẩn bị bước vào nhà gái trong đám cưới. 
 
 
Sau khi vào nhà gái, đoàn nhà trai được tiếp đón chu đáo. Mỗi dân tộc có một đặc trưng riêng nhưng đám cưới của người C’tu - một dân tộc có nền văn hóa dày và dân số đông đảo - đám cưới của họ cũng có những nét độc đáo. 
 
 
Bố mẹ của chú rể trình bày về việc xin cưới với bố mẹ cô dâu.
 
 
Sau khi được nhà gái đồng ý gả con, cô dâu chú rể cùng các thanh niên C’tu trong làng sẽ nhảy múa xung quang cây nêu giữa làng để ăn mừng.
 
 
Các già làng cũng tham gia nhảy múa với các nhạc cụ như cồng, chiêng, trống…
 
 
Vào ngày cưới đoàn nhà trai sẽ mang theo những ché rượu, gạo nếp, thịt và không quên dắt theo con trâu để sau đó đâm ăn mừng cho đám cưới.
 
 
Sau khi đâm trâu, đích thân mẹ của chú rể và cô dâu ra dọn dẹp, thịt con trâu được xẻ ra. Một phần thiết đãi khách, phần còn lại chia cho từng người mang về.
 
 
Màn cúng của mẹ cô dâu và mẹ chú rể diễn ra đầy vẻ căng thẳng.
 
 
Sau khi kết thúc nghi thức cúng giàng, đoàn đám cưới trở về nhà. Họ ngồi bốc thức ăn bỏ cho nhau và cùng uống rượu ca hát với nhau.
 
 
Buổi tối, trước khi kết thúc buổi lễ, chú rể chuẩn bị đón cô dâu về nhà trai, mẹ cô dâu sẽ trùm một tấm vải lên 2 người để cầu mong sự hạnh phúc sẽ đến với 2 người, không có sự chia li.
 
 
Trước khi về nhà chồng, cô dâu và chú rể sẽ mang rượu ra mời khách.
 
 
Màn múa hát tưng bừng với các nhạc cụ truyền thống của đoàn đám cưới. Lễ hội văn hóa – thể thao các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam được tổ chức 4 năm một lần. Năm 2014 là lần thứ 18 lễ hội được diễn ra với sự tham gia của 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam cùng với huyện Trà Bồng của Quảng Ngãi.  Lễ hội là nơi tạo điều kiện cho các dân tộc anh em sống trên địa bàn có điều kiện quảng bá những nét độc đáo, tinh túy của văn hóa truyền thống.

Thưởng thức bánh trung thu làm bằng kem lạnh

Mỗi chiếc bánh kem lạnh Bud's Ice Cream là một sự kết hợp hài hòa giữa hương vị, mang đến sắc thái mới lạ cho mâm cỗ truyền thống đón trăng Rằm.
Bánh trung thu kem lạnh Bud’s Ice Cream được sản xuất từ kem Mỹ cao cấp, nhập khẩu 100% với những vị kem được ưa chuộng nhất. Từ những vị kem mát lạnh phủ lớp vỏ chocolate dẻo, bánh trở thành một sản phẩm đặc biệt vào dịp Rằm tháng 8 hàng năm.
Loại bánh này được bao bọc bên ngoài là lớp vỏ chocolate dẻo thượng hạng do các chuyên gia Bỉ đặc biệt sản xuất. Trung thu năm nay, Bud’s Ice Cream có 6 mùi vị bánh để khách hàng tùy ý lựa chọn theo ý thích.
Hinh-1.jpg
Bạn có thể chọn vị kem Ghana Dark Chocolate với vị đắng dịu nhẹ, vị béo vừa phải cùng hương thơm tự nhiên của chocolate đen làm từ ca cao Ghana thơm ngon.
Hinh-2.jpg
Nếu là “tín đồ” của trà xanh, bạn cũng có thể chọn bánh trung thu với vị kem trà xanh đặc trưng hương vị matcha.
Hinh-3.jpg
Chiếc bánh trung thu vị kem Cookies & Cream với 2 gam màu đen trắng làm nổi bật nhân lòng đỏ bằng Sherbet cam.
Hinh-4.jpg
Chuối dâu hạnh nhân cũng là một vị kem được nhiều khách hàng yêu thích bởi hương vị đặc biệt gồm sự kết hợp giữa vị chua vừa của kem dâu, vị ngọt thơm hương kem chuối và xen lẫn hạt hạnh nhân.
Hinh-5.jpg
Bánh trung thu vị kem vani và khoai môn, cũng là những vị kem được ưa chuộng tại Bud's Ice Cream. Tất cả đều được kết hợp cùng “lòng đỏ” là nhân kem Sherbet Cam the mát vị chua dịu. Bạn sẽ bị ấn tượng bởi bữa tiệc hương vị đặc sắc từ những chiếc bánh trung thu kem Bud's mát lạnh này.
Hinh-6.jpg
Tùy thuộc vào nhu cầu, khách có thể chọn mua hộp 4 bánh hay hộp 2 bánh làm quà tặng cho người thân hoặc thưởng thức bánh trung thu kem lạnh ngay tại cửa hàng.
Hinh-7.jpg
Hinh-8.jpg
Bạn có thể liên hệ tìm hiểu và đặt mua bánh trung thu kem lạnh tại tất cả cửa hàng thuộc hệ thống Bud's Ice Cream TP HCM.
Hinh-9.jpg
Hinh-10.jpg
Giá bán hộp 4 bánh 598.000 đồng, hộp 2 bánh 315.000 đồng. Phục vụ tại quán với giá 136.000 đồng một cái.

SumoBBQ ra mắt thực đơn Mini Sumo Buffet

Hương vị SumoBBQ mới với các loại sốt đặc sắc từ Nhật Bản sẽ khiến bạn không thể bỏ qua menu mới Mini Sumo Buffet.
Ẩm thực Nhật Bản được biết đến với các món nướng Yakiniku theo phong cách chế biến trực tiếp tại bàn và thực khách có thể điều chỉnh độ chín của miếng thịt tùy theo ý thích. Một điểm đặc biệt của nướng Yakiniku đó là các loại nước sốt đi kèm. Từng loại nước sốt như những chiếc áo mang màu sắc khác nhau phủ lên trên miếng thịt, tạo nên hương vị riêng biệt cho món ăn.
Bung-ca-hoi-6760-1406788040.jpg
Bộ thực đơn của Mini Sumo Buffet sẽ đưa bạn tới "chuyến du lịch ẩm thực" với những loại nước sốt mang hương vị đặc trưng từ những thành phố có nền ẩm thực độc đáo như Osaka, Tokyo, Hokkaido… Sốt vừng đen vị Osaka thơm phức không chỉ giúp thực khách ăn ngon miệng hơn, mà còn tốt cho sức khỏe và đặc biệt là sắc đẹp của phụ nữ.
Nac-vai-bo-Uc-sot-Shichimi-5093-14067880
Sốt muối vị Kyoto tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa các gia vị như dầu mè, rượu sake, muối, bột cá, vừng trắng… Tất cả được hòa quyện dưới bàn tay khéo léo của người đầu bếp để tạo thành một loại nước sốt có hương thơm dịu nhẹ, giúp không làm mất đi hương vị tươi ngon tự nhiên của thịt nướng. Khác với sốt muối, sốt Miso vị Hokkaido lại nổi bật với hương vị mặn mà của vùng biển Hokkaido, đem đến cho thực khách những trải nghiệm độc đáo.
SumoBBQ_2.JPG
Bên cạnh nhiều loại thịt bò hấp dẫn dùng để nướng như thăn bò, cổ bò, hay ba chỉ bò, thực khách có thể lựa chọn các nguyên liệu khác như thịt má heo, ba chỉ heo hay các loại hải sản tươi ngon bao gồm mực, cá trứng, bụng cá hồi…
Thực đơn của Mini Sumo Buffet không chỉ có các món nướng đậm đà, mà còn bao gồm nhiều món ăn truyền thống của Nhật Bản khác để ăn kèm như bánh xèo Nhật, súp Miso, súp nấm rong biển hay lẩu súp Miso lạ miệng…
Từ nay đến ngày 31/8, thực khách sẽ được tặng ngay voucher trị giá 100.000 đồng khi sử dụng Mini Sumo buffet 259.000 đồng, tại SumoBBQ 67 Tô Hiến Thành.

Sống chậm giữa không gian Pháp xưa

Tại Ana Mandara Villas Dalat, bạn và gia đình có thể tạm lánh khỏi cuộc sống hiện đại để cùng trải nghiệm những khoảnh khắc vui vẻ trong không gian ấm áp của căn biệt thự tường vàng, cửa nâu, mái ngói cổ kính.
Nhờ nét độc đáo riêng biệt, Ana Mandara Villas Dalat đã được đón tiếp những chính khách quốc tế như Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore và Cựu thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva. Họ đã chọn nơi đây là điểm nghỉ ngơi thư giãn cùng gia đình trong những kỳ nghỉ của mình.
1_.jpg
Đến với khu nghỉ Ana Mandara Villas Dalat, bạn và gia đình thân yêu sẽ được sống chậm lại bên nhau trong không gian Đà Lạt xưa.
2_.jpg
17 căn biệt thự cổ được xây dựng từ những năm 1920 - 1930 với đặc trưng của kiến trúc Pháp xưa, đưa bạn quay trở lại cuộc sống xa hoa của quý tộc Pháp sống tại Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20.
3_.jpg
Tạm lánh cuộc sống xa hoa hiện đại và sự hối hả của công việc thường ngày, gia đình bạn lại được gần nhau hơn bên chiếc lò sưởi ấm áp, để cùng sẻ chia những mẫu chuyện về gia đình.
4_.jpg
Bạn và gia đình có thể thả bộ trong làn sương ban mai, hít thở không khí thiên nhiên trong lành hay cùng các chuyên gia tập thiền bên bờ hồ.
5_.jpg
Ngoài ra, mỗi thành viên sẽ lựa chọn cho mình bữa điểm tâm tại gốc vườn, thưởng thức sữa chua tự làm, trái cây tươi và bánh mì Pháp nướng thơm phức ăn kèm mứt dâu tây... hay tặng cho riêng mình một bát phở nóng trong không khí mát mẻ của cao nguyên Đà Lạt.
6_.jpg
Ngay tại vườn rau tươi của khu nghỉ, bạn có thể tận tay nấu những món ăn ngon cho người thân yêu dưới sự hướng dẫn tài ba của bếp trưởng Hường, với 30 năm kinh nghiệm trong nghề.
7_.jpg
Món rau trộn Đà Lạt tươi ngon, món lẩu đặc sản cá tầm chua ngọt giải nhiệt mùa hè, hay món artichoke hầm giò heo béo bùi... sẽ làm tăng thêm dinh dưỡng và niềm vui cho gia đình bạn.
8_.jpg
Một buổi dã ngoại bên bờ Hồ Tuyền Lâm sẽ mang đến cho bạn và gia đình nhiều khám phá mới mẻ và dấu ấn đặc biệt cho kỳ nghỉ hè ý nghĩa.
9_.jpg
Trong khi các con đang vui đùa với làn nước ấm của hồ bơi ngoài trời, các mẹ cũng có thể tự thưởng cho riêng mình với những gói La Cochinchine spa để phục hồi vẻ đẹp tươi trẻ toàn thân.
10_.jpg
Khi mẹ và bé đang bận rộn, khu nghỉ sẽ đưa các bố đi luyện tập đánh gôn ở sân đồi Cù hay Hồ Tuyền Lâm.

Con phố của những món chè lạ ở Hà Nội

Bên cạnh những món chè quen thuộc như đỗ đen, ngô, sen,.. bạn còn có thể tìm thấy ở Xã Đàn (Hà Nội) nhiều món chè lạ và ngon như chè đắng, chè matcha,...
Không phải Đào Duy Từ, cũng chẳng phải Hàng Than mà đó là phố Xã Đàn, nơi tập trung nhiều món chè thơm ngon, lạ miệng khiến bạn phải ồ lên thích thú khi một lần thưởng thức. Dưới đây là 5 món chè lạ điển hình tại con phố náo nhiệt này.
1. Chè bơ
Anh-1-7832-1406534386.jpg
Chè bơ có màu xanh bắt mắt.
Được làm từ bơ xay, lá thạch đen và sữa, chè bơ mang đến cho người thưởng thức một hương vị mới hấp dẫn. Đây cũng là loại chè có “lịch sử” lâu đời nhất trên con phố tấp nập này. Thông thường một bát chè bơ sẽ bao gồm thạch bơ, hạt é và nước cốt dừa. Không nhiều nhưng đủ làm thực khách cảm thấy thòm thèm khi cầm trên tay bát chè mát lạnh.
Chính vì được làm từ những nguyên liệu tự nhiên mà miếng thạch bơ có vị mềm mịn, mát rượi và thanh nhẹ. Khi kết hợp cùng phần nước cốt dừa béo ngậy, không quá ngọt lại càng khiến hương vị trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết. Chẳng thế mà nhiều người từng nếm thử chè bơ thường muốn ăn mãi không thôi. Mỗi một bát chè bơ có giá khoảng 15.000 đồng.
2. Chè đắng
Anh-2-6614-1406534387.jpg
Mỗi bát chè đắng có giá 15.000 đồng.
Khó có thể chối từ một khi đã nghiền là những gì mà nhiều người từng thưởng thức nói về chè đắng. Sở dĩ món ăn chơi này được đông đảo thực khách mến mộ vì mỗi bát chè đều có hương vị độc đáo và khác lạ. Chè đắng được làm từ lá thạch đen nấu cùng một số vị thuộc bắc như phục linh, hoa bồ công anh sau đó để nguội sẽ tự đông lại như thạch. Lúc này người bán chỉ việc xắt thành những miếng nhỏ vừa ăn thả vào hỗn hợp gồm kem tươi và nước cốt dừa béo ngậy. Không cứng và dai như nhiều loại thạch khác, phần thạch của chè đắng có vị mát nhẹ, tan ngay trong miệng và hơi đắng. Nhưng nếu kết hợp ngay cùng nước cốt dừa thì vị đắng đó sẽ giảm đi đáng kể.
3. Chè matcha
Anh-3-JPG-5643-1406534387.jpg
Chè matcha có giá 17.000 đồng.
Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng chè matcha nhanh chóng trở thành món giải khát yêu thích của nhiều người. Về cơ bản, matcha trong món chè này cũng được làm dưới dạng thạch như chè đắng và chè bơ nhưng nguyên liệu bổ sung lại có phần cầu kỳ hơn. Đó là ngoài hạt é, thạch matcha, chủ quán đã khéo léo cho thêm hạt sen ninh nhừ, thành thử mỗi bát chè là một sự kết hợp khá lạ tạo nên hương vị hấp dẫn.
4. Chè mít
Anh-4-6997-1406534387.jpg
Bạn chỉ cần bỏ ra 15.000 đồng cho một bát chè mít. Ảnh: ngoisao
Bên cạnh sữa chua mít đã khá nổi danh tại Hà Nội thì trong những ngày hè nóng nực này, bạn cũng có thể thưởng thức thêm một món giải khát khá hấp dẫn khác là chè mít. Với công thức đặc biệt bao gồm mít xay, mít sợi, sữa tươi, nước cốt dừa và dừa khô, chè mít mang lại cho nhiều người một sự tổng hòa về hương vị. Đó chính là vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị dai dai của mít và mùi thơm của dừa khô, vani. Với những fan của loại trái cây nhiệt đới thì việc có thêm một loại chè để bổ sung vào thực đơn quả thực là điều tuyệt vời.
5. Chè xoài
Anh-5-JPG-4279-1406534387.jpg
Chè xoài có giá 16.0000 đồng một bát.
Thêm một loại trái cây thơm ngon nữa có mặt trong danh sách chè lạ tại con phố Xã Đàn là chè xoài. Vẫn cách chế biến truyền thống là xoài xay, nấu lên thành thạch, kết hợp cùng trân châu, nước cốt dừa béo ngậy, mỗi bát chè mang đến cho thực khách những dư vị khác nhau tùy theo cảm nhận của từng người. Giống như những món chè khác, khách có thể mua chè mang về nếu không muốn thưởng thức ngay tại quán. Chè xoài có giá 17.000 đồng một cốc mang về và 16.000 đồng cho bát thưởng thức ngay tại quán.

Du lịch Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 7

Theo Tổng cục thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2014 ước đạt hơn 4,8 triệu lượt người, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong tổng lượng khách đến Việt Nam 7 tháng đầu năm, số lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi là 2.929.610 lượt, tăng khoảng 13,9%, khách đến vì nhu cầu công việc là 815.388 lượt, tăng 16,1%, khách đến thăm thân là 836.388 lượt, tăng 19,5% và số lượng còn lại là khách đến vì mục đích khác, ước đạt 270.813 lượt người, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Anh-Thong-Ke-1863-1406687335.jpg
Với phong cảnh thiên nhiên hữu tình cùng nền văn hóa đậm đà, Việt Nam là điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Ảnh: Đỗ Huyền
Bên cạnh đó, nhiều thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 7 tháng đầu năm cũng có nhiều khởi sắc như Hong Kong tăng 111,3%, tiếp đó là Đức tăng 99,4%; Nga tăng 27,0%; Lào tăng 26,7%; Trung Quốc tăng 26,0%,… Tuy nhiên một số, thị trường du lịch vẫn có dấu hiệu tụt giảm như Phần Lan giảm 2,4%, Indonesia giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Trải nghiệm đảo ngọc Phú Quốc

Cùng Saigontourist khám phá Phú Quốc - một trong những hòn đảo vẫn giữ nét thiên nhiên hoang sơ với bầu không khí trong lành và nắng ấm chan hòa, là điểm hẹn dành cho những du khách thích nghỉ dưỡng, nhất là vào dịp lễ 2/9.
Nơi mệnh danh là đảo ngọc này được thiên nhiên ưu ái ban tặng những bãi tắm đẹp, được nhiều du khách biết đến. Một trong số đó là bãi Sao, níu chân du khách với làn nước trong xanh màu ngọc bích cùng bãi cát trắng mịn màng, thoai thoải, sạch tinh khôi và sóng êm đềm. Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm những môn thể thao cảm giác mạnh trên biển như mô tô nước, dù lượn… hoặc trải nghiệm đi thuyền ra khơi, ngoạn cảnh đảo và thử tài câu cá. Bên cạnh đó, du khách còn được trải nghiệm cuộc sống của ngư dân, lặn biển ngắm san hô đủ sắc màu trong làn nước xanh trong.
phuquoc-bai-sao.jpg
Những khu rừng nguyên sinh cũng là một thế mạnh của Phú Quốc. Cung đường khám phá phổ biến của du khách khi đến đây là khu suối Tranh đẹp tựa như bức tranh thiên nhiên. Đi sâu vào bên trong rừng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng con suối chảy qua các ghềnh đá, tạo nên những con thác mềm mại, trắng xóa trong màu xanh mượt mà của cỏ cây hoa lá. Tại đây, du khách sẽ có nhiều kỷ niệm khó quên khi được ngồi nghỉ trên những tảng đá bằng phẳng, nghe tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim kêu trong bầu không khí thoảng hương hoa rừng bên suối.
Đảo ngọc cũng khá nổi tiếng với những loại nông sản truyền thống như hồ tiêu, vang sim hay nước mắm với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Đây còn là nơi khai thác và nuôi trồng những viên ngọc trai đẹp. Ngoài ra, du khách sẽ được tham quan trung tâm nuôi cấy ngọc trai nổi tiếng tại Phú Quốc.
phuquoc-suoi-tranh.jpg
Nét hoang sơ của nơi này còn được thể hiện qua câu chuyện huyền bí, đơn cử như câu chuyện về người được cho là tiên phong khai phá mảnh đất này, một vị thành hoàng làng của Phú Quốc dinh Bà - Thủy Long Thánh Mẫu. Câu chuyện ly kỳ về bà Thủy Long sẽ hé mở phần nào về cội nguồn Phú Quốc, dù được thể hiện qua những bài văn tế mang màu sắc truyền kỳ.
Một di tích dân gian khác cũng khá nổi tiếng của đảo ngọc chính là Dinh Cậu - gắn liền với tín ngưỡng của người dân trên đảo qua tục thờ những vị thần che chở và giúp đỡ họ khi tàu bè đi biển gặp nạn. Đến đây, du khách được dịp chiêm ngưỡng những tuyệt tác về kiến trúc cổ với những đường nét sắc sảo, các hiện vật quý giá gắn liền với truyền thống lịch sử hình thành cư dân trên đảo. Từ Dinh Cậu, du khách có thể ngắm cảnh biển lúc bình minh lên hoặc khi hoàng hôn buông xuống, lúc những chiếc thuyền câu mực bắt đầu thắp lên những ngọn đèn giăng kín một góc trời.
Nằm ngay bên Dinh Cậu là khu chợ đêm, được gọi tên "Chợ đêm Dinh Cậu". Chợ thu hút du khách bởi có nhiều gian hàng lưu niệm với đủ loại đồ thủ công mỹ nghệ như dây chuyền bằng chuỗi ngọc, nhẫn ngọc trai, lược chải đầu, lắc đeo tay đồi mồi, các loại vỏ ốc, sò làm gạt tàn hay đồ đựng bút, thước... Sau một vòng dạo quanh chợ, du khách có thể tự thưởng cho mình những món ngon của biển như sò điệp nướng mỡ hành, mực tươi luộc chấm nước mắm Phú Quốc, ốc biển luộc, bánh canh chả cá hay đĩa ghẹ, tôm nướng nóng hổi bóc vỏ chấm muối tiêu chanh...
phuquoc-bai-sao-2.jpg
Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist triển khai chùm tour Phú Quốc hấp dẫn, từ TP HCM: Phú Quốc - câu cá và ngắm san hô (3 ngày, trọn gói từ 4,59 triệu đồng); Phú Quốc - bãi Sao (3 ngày, từ 4,54 triệu đồng). Từ Hà Nội: Phú Quốc (4 ngày, trọn gói từ 8,25 triệu đồng - tiết kiệm đến 2 triệu đồng). Đặc biệt, tour Phú Quốc dịp lễ 2/9 (3 ngày, khởi hành 31/8, trọn gói 5,49 triệu đồng). Liên hệ: TP HCM: 0912984279- 0919511279; Hà Nội: 0904.814.066 hoặc mua tour trực tuyến tại đây.
Du khách có thể tham khảo hàng trăm tour khác tại www.dulichhe.com và hưởng ưu đãi đặc biệt khi mua tour khởi hành từ TP HCM: từ ngày 1/6 đến 15/8, giảm 5% khi mua tour 2 tháng trước ngày khởi hành. Khách còn được ưu đãi giảm giá khi ở phòng ghép 3 khách; nhóm 6 - 8 khách được giảm 5%  một khách; nhóm 9 - 15 khách được giảm 50% cho một khách và nhóm từ 16 khách được miễn phí 100% giá tour cho một khách.
Đặc biệt, du khách có cơ hội trúng giải đặc biệt 163 triệu đồng gồm tour Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp - đảo ngọc Santorini (63 triệu đồng) và thêm 100 triệu đồng tiền mặt. Bên cạnh đó công ty còn nhiều giải bằng tiền mặt khác từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng; tiếp tục được tặng miễn phí toàn bộ phí bảo hiểm du lịch trong nước với mức bồi hoàn đến 100 triệu đồng một khách một vụ.

Những món ăn đường phố Thái Lan nổi tiếng ở Sài Gòn

Bạn có thể vừa dạo phố vừa thưởng thức bánh dừa thơm phức hay ngồi lề đường Nguyễn Tri Phương nhâm nhi món chè Thái nổi tiếng. 
1. Xôi xoài 
Nếu đã từng đặt chân đến Thái Lan, du khách không thể không biết đến  món ăn đường phố nổi tiếng - xôi xoài. Với người Thái đây giống như một món ăn tráng miệng sau bữa ăn chính với nguyên liệu gồm nếp, nước cốt dừa, đường, muối, mè và xoài chín.
Khi thưởng thức ta sẽ nhận thấy sự hòa quyện rất độc đáo giữa hương vị mềm dẻo của nếp hòa tan trong vị béo ngọt của nước cốt dừa, và ngọt ngào của xoài chín, khiến những ai từng thưởng thức một lần không thể nào quên. Ở Sài Gòn bạn có thể tìm thấy xôi xoài ở quán Chao Thai nằm ở Thái Văn Lung, quận 1.
1-8638-1405997545.jpg
Xôi xoài với hương vị rất đặc trưng sẽ làm thực khách cảm thấy thích thú. Ảnh : Sweetbasilcorp
2. Gỏi tôm mực 
Đĩa gỏi tôm mực Thái Lan là sự phối hợp giữa nhiều màu sắc: màu trắng nõn của mực, màu đỏ ruộm của tôm và màu xanh dịu mát của rau cần, dưa chuột... Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm thấy chút vị cay dịu nhẹ mà không hề gắt, chút chua nhưng lại rất thanh, thêm một chút đậm đà khiến bạn ăn hoài không ngán.
Nguyên liệu làm món này cũng rất đơn giản, dễ tìm, chỉ là dưa chuột, hành tây, cà rốt, rau cần, rau răm, ớt tươi, đậu phộng rang... cùng hải sản gồm mực, tôm tươi. Thêm chút gia vị là bạn đã có thể thưởng thức món ăn đường phố được người Thái Lan cực kỳ yêu thích. Để thưởng thức món này bạn có thể đến Tom Yum Thai, trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận 5.
2-6495-1405997545.jpg
Vị cay dịu nhẹ sẽ làm cho bạn khó lòng bỏ qua món ăn này. Ảnh: Sorryxviiky
3. Chè Thái 
Chè Thái rất phổ biến ở Sài Gòn, và đi đến đâu ta cũng dễ dàng nhìn thấy những bảng hiệu về món ăn này. Mang nét đặc trưng của ẩm thực Thái, đất nước có bốn mùa hoa trái quanh năm, chè Thái là sự phối trộn hòa quyện các nguyên liệu với nhau khiến món ăn chiếm được phần lớn tình cảm của người Sài Gòn.
Nguyên liệu của chè Thái rất đa dạng với các loại trái cây như mít, củ năng, nhãn, sầu riêng, dừa nước… và đặc biệt nhất chính là hạt lựu. Điều này làm cho món chè có màu sắc độc đáo và đa dạng dạng về mùi vị. Chè Thái Nguyễn Tri Phương, quận 10, luôn được nhiều thực khách Sài Gòn mến mộ, đến du lịch Sài Gòn bạn đừng quên món ăn này.
3-5464-1405997546.jpg
Món ăn rất đắt khách trong những ngày Sài Gòn nóng nực. Ảnh: Hivietnam
4. Pad Thái 
Nói đến ẩm thực Thái Lan là nói đến vị chua, cay, mặn, ngọt. Chính sự kết hợp giữa các hương vị với nhau đã làm nên một đặc trưng rất riêng của ẩm thực Thái . Sự kết hợp ấy thể hiện rõ nét nhất trong pad Thái, một món ăn đậm đất đường phố của xứ sở chùa Vàng.
Pad Thái chỉ đơn giản là hủ tiếu xào với trứng cùng với các gia vị đi kèm như tôm khô, đậu phộng, giá, hẹ, cùng nước sốt me đặc trưng. Nguyên liệu nhìn đơn giản nhưng khi đã pha trộn lên, hòa quyện với nhau ta sẽ nhận thấy đó là một món đầy tinh tế. Sợi hủ tiếu mềm dai, thấm đẫm các gia vị hòa cùng vị chua chua cay cay trên đầu lưỡi làm, cho bạn vừa thưởng thức vừa xuýt xoa, mang đến một cảm giác rất riêng về ẩm thực đường phố Thái Lan. Bạn có thể tìm thấy những món ăn này trên những chiếc xe đẩy ở nội thành Sài Gòn hay ở Lạc Thái, Mạc Thị Bưởi, quận 1.
4-3032-1405997546.jpg
Pad Thái, món ăn đơn giản nhưng chiếm rất nhiều cảm tình của người Sài Gòn. Ảnh: Cocasuki
5. Bánh dừa 
Bánh dừa là một trong những món ăn đường phố rất phổ biến ở Thái Lan, từ đầu đường, trong chợ trời, chợ đêm cho đến các hàng quán sang trọng ở xứ sở Chùa Vàng. Ở Sài Gòn cũng thế, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy món ăn này trên những chiếc xe đẩy ngoài đường phố. Bánh được chế biến từ bột mì, sữa và dừa trộn theo một tỷ lệ nhất định rồi đem nướng trên những khay tròn nhỏ. Khi bánh vừa chín người ta sẽ rắc lên bánh một chút hẹ tây thái nhỏ cho bắt mắt và làm giảm độ ngọt béo của nước cốt dừa. 
5-5404-1405997546.jpg
Món ăn rất phổ biến trên những đường phố ở Sài Gòn. Ảnh: sweetienoi
Thưởng thức miếng bánh nóng hổi ngay khi vừa chín dưới những cơn mưa chiều Sài Gòn sẽ làm bạn cẩm thấy thích thú. Ngay khi ngửi thấy mùi thơm của nước cốt dừa bạn không thể từ chối món bánh béo béo, thơm phưng phức này. Cắn một miếng nước cốt dừa tan chảy ngay trong miệng, vị ngọt lịm, mùi thơm lan tỏa sẽ làm bạn cảm thấy thật đã.

Ngũ Hành Sơn, kiệt tác 'non bộ' giữa lòng Đà Nẵng

Với hệ thống hang động, những ngôi chùa cùng làng nghề truyền thống, Ngũ Hành Sơn là điểm dừng chân hấp dẫn trên hành trình khám phá di sản miền Trung.
Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam, Ngũ Hành Sơn sở hữu vẻ đẹp hội tụ của một vùng trời biển, non nước hữu tình với những giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh sâu sắc.
Hang động
Theo con đường ven biển trải dài hút mắt về phía Hội An, mở ra trước mắt du khách là "hòn non bộ" khổng lồ mang tên Ngũ Hành Sơn. Với các tên gọi được đặt theo thuyết ngũ hành gồm Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn, mỗi ngọn núi ở đây lại mang trong mình những câu chuyện truyền thuyết cùng vẻ đẹp huyền bí khác nhau.
Nếu là người ưa khám phá, tham quan hệ thống hang động phong phú và độc đáo ở núi Ngũ Hành là một trải nghiệm đầy thú vị. Để có thể đi hết từ động Quan Âm (Kim Sơn), Huyền Vi (Hỏa Sơn) đến động Âm Phủ, Hoa Nghiêm, Linh Nha, Huyền Không, Vân Thông, Thiên Long, Thiên Phước Địa (Thủy Sơn)..., bạn có thể sẽ mất vài ngày. Tất cả tuy không đồ sộ, hoành tráng nhưng lại mang đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau nhờ vẻ đẹp linh thiêng, huyền ảo.
102APPLE-IMG-2584-JPG_1406532229.jpg
Luồng ánh sáng kỳ ảo trong động Huyền Không.
Trong đó, đẹp và nổi tiếng nhất phải kể đến động Huyền Không, nằm trên núi Thủy Sơn. Là một động lộ, trên trần lại có nhiều lỗ hổng lớn nên khi bước vào, du khách không hề cảm thấy ngột ngạt, ẩm thấp mà ngược lại rất khô, sáng và thoáng mát. Đặc biệt vào những ngày nắng, động bừng lên luồng ánh sáng tự nhiên chiếu thẳng từ trên trần tạo không gian mờ ảo như chốn bồng lai. 
Những ngôi chùa
Điều thú vị trong hành trình khám phá Ngũ Hành Sơn là sự đan xen của hệ thống hang động kỳ ảo cùng quần thể chùa chiền cổ kính. Bởi thế đôi khi lần theo những con đường xuyên núi ở Ngũ Hành, du khách sẽ bất ngờ rẽ quặt vào một hang động hay ngôi chùa nào đó.
Tại Kim Sơn có chùa và động Quan Âm; Hỏa Sơn có chùa Linh Sơn và động Huyền Vi, chùa và hang Phổ Đà Sơn; Thổ Sơn có chùa Long Hoa, Huệ Quang; Thủy Sơn có chùa Tam Thai, Linh Ứng, Tam Tôn, Từ Tâm... Các ngôi chùa ở đây hầu hết đều có thế tựa lưng vào núi, tuy nằm không quá cao nhưng tĩnh mịch, linh thiêng. Cùng với những làn gió mát dịu từ biển thổi vào và không gian xanh của núi non, cây cối, du khách sẽ dễ dàng cảm nhận được một cõi bình yên, thanh thản.
102APPLE-IMG-2585-JPG_1406542232.jpg
Bàn thờ trong động Huyền Không.
Làng đá mỹ nghệ
Sau những giờ phút phiêu du trong huyền tích Ngũ Hành, du khách sẽ dừng chân ở làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay chân núi. Là một trong những làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng đã gần 400 năm tuổi, nơi đây nổi tiếng với các sản phẩm mỹ nghệ bằng đá đẹp mắt và tinh xảo được tạo nên bởi đôi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân.
Đến thăm một cơ sở sản điêu khắc trong làng nghề Non Nước, du khách không khỏi trầm trồ trước sự phong phú và sinh động của các mặt hàng bày bán. Với kích cỡ lớn và những nét biểu cảm chân thực như người thật, các pho tượng Phật, tượng Thánh, danh nhân... thường được đặt ở khu tiền sảnh nhằm thu hút du khách tham quan. Đặt kế sau là các bức tượng thú, đèn vườn, bình hoa, bia mộ... với kích cỡ nhỏ hơn nhưng không kém phần trau chuốt tạo hình. 
Những hòn đá nhỏ thô ráp, vô tri cũng được các nghệ nhân khéo léo chế tác thành nhiều món đồ lưu niệm và trang sức nhỏ xinh, làm quà cho du khách. Bởi thế, sau một vòng tham quan và mãn nhãn với những kiệt tác được làm từ đá khối, khó ai có thể chối từ việc mua một sản phẩm của làng đá làm kỷ niệm và dành tặng người thân.
102APPLE-IMG-2566-JPG_1406542292.jpg
Các sản phẩm của làng đá Non Nước dưới chân núi Ngũ Hành Sơn.

Đồ uống 3 miền thưởng thức trong ngày mưa

Vào những ngày mưa, không khí se se lạnh, thật thích thú khi được ngồi trong một góc quán quen, nhâm nhi thứ đồ uống ấm nóng như trà hay cà phê trứng.
Dưới đây là những thức uống rất được ưa chuộng trong ngày mưa ở một vài nơi.
Cà phê trứng ở Hà Nội
Hà Nội có mưa gần như quanh năm. Mỗi mùa, cơn mưa lại mang một đặc trưng riêng và gợi nhiều cảm xúc cho những ai đến đây. Những lúc như vậy, người ta lại muốn gác lại bận bịu, dành thời gian thưởng thức một cốc cà phê trứng bên người thân, bạn bè. Ở Hà Nội, thưởng thức cà phê không chỉ là một thú vui thông thường mà đã đã nâng lên thành một trải nghiệm văn hóa: nhâm nhi và suy tưởng.
Cà phê trứng là một thức uống thật đặc biệt của người Hà Nội. Trứng, phải là loại gà ta tươi ngon được chọn lọc kỹ càng, chỉ lấy lòng đỏ, khử mùi theo bí quyết gia truyền rồi cho vào máy đánh tan. Cà phê là loại ngon, được rang xay từ những hạt nguyên thành bột mịn. Sự thơm ngon của cà phê trứng là còn do tay nghề pha của người chủ quán, độ phân lượng giữa trứng và cà phê cùng một vài nguyên liệu bí mật khác.
1625461-738266426192906-185487-4869-6149
Cà phê trứng có hương vị thơm ngon, là thức uống đặc trưng ở Hà Nội
Cà phê trứng rất thơm ngon, là sự kết hợp giữa vị nồng nàn của cà phê và vị béo ngậy của trứng. Chắc chắc ai đã một lần thưởng thức sẽ không thể quên được hương vị đặc biệt đó. Để rồi những quán cà phê trên con phố cổ Hà Nội như Nguyễn Hữu Huân, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Gai... thức uống đặc biệt này trở thành quán quen của bao người. Giá một cốc cà phê trứng dao động khoảng 25.000-30.000 đồng.
Trà cung đình ở Huế
Với vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính, những cơn mưa giăng giăng khắp lối càng làm khung cảnh Huế thêm mộng mơ và xao xuyến lòng người. Còn gì tuyệt hơn là được ngồi trong một quán trà với lối kiến trúc cổ xưa và thưởng thức chén trà cung đình, mang hương vị đặc trưng từ thời vua chúa xa xưa trong một buổi chiều mưa xứ Huế.
tra-cung-dinh-Hue-3801-1405993671.jpg
Nhâm nhi chén trà cung đình trong chiều mưa gợi nhắc ta về những kỉ niệm cũ.
Ảnh: thuphapquanglinh.com
Gọi là trà cung đình bởi thú uống trà, thưởng trà xuất phát từ cung đình Huế và chỉ dành cho bậc vua chúa nơi đây. Không chỉ là một thức uống, trà cung đình Huế còn chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, là sự cầu kỳ trong việc chuẩn bị để pha một ấm trà và nghi lễ thưởng trà. Vì vậy, khi thưởng thức một chén trà cung đình Huế, ta như có dịp suy tư về những hoài niệm đã xa, thấy lòng thanh thản và yên bình. Để thưởng thức chén trà cung đình trong buổi chiều mưa, bạn có thể đến một quán trà có phong cách thiết kế vừa sang trọng, cổ kính vừa hài hòa với thiên nhiên nằm bên cạnh Đồi Thiên An. Tiếng là trà cung đình nhưng mức giá để thưởng thức không hề đắt, chỉ dao động từ 30.000-50.000 đồng.
Bạc xỉu ở TP HCM
Có một câu hát rằng: “Sáng nay cà phê một mình, Sài Gòn chợt mưa chợt mưa...”. Cơn mưa nơi đây dường như đến nhanh và đi cũng nhanh. Người ta chỉ kịp chạy vội vào một quán gần nhất, gọi một cốc bạc xỉu và ngồi thưởng thức một mình cũng bởi lẽ chưa kịp gọi thêm bạn bè để hàn huyên thì mưa cũng đã tạnh.
Cà phê là một thức uống đã quá quen thuộc với thành phố này, từ những cửa hàng sang trọng đến quán vỉa hè, thậm chí uống cà phê “bệt” là một nét văn hóa rất riêng.
bac-xiu-nong-3-1507-1406169981.jpg
Thưởng thức một cốc bạc xỉu nóng trong những ngày mưa ở TP HCM là một thú vui đã có từ lâu.
Bạc xỉu là một thức uống rất thích hợp để thưởng thức trong ngày mưa ở TP HCM. Tuy tên gọi có lạ tai nhưng thực chất bạc xỉu chính là cà phê sữa pha theo kiểu người Hoa với lượng sữa nhiều hơn cà phê. Cốc bạc xỉu nóng có vị ngọt ngào của sữa đặc, thơm nồng chút hương cà phê đã trở thành một thức uống phổ biến với người dân nơi này. Khi đặt chân đến đây, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng tìm thấy một quán cà phê ở bất cứ con phố nào để thưởng thức đồ uống này. Giá một cốc bạc xỉu dao động từ 15.000-20.000 đồng.

Kinh nghiệm phượt cung đường Pù Luông ở Thanh Hóa

Pù Luông với những thửa ruộng bậc thang, núi rừng hoang sơ cùng nếp nhà giản dị nép mình bên sườn đồi từ lâu đã là miền đất hứa của các phượt thủ thích khám phá.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông cách thành phố Thanh Hoá khoảng 130 km về phía Tây Bắc, thuộc địa phận hai huyện Quan Hoá và Bá Thước. Vẻ đẹp Pù Luông với nhiều nét hoang sơ, ẩn hiện trong sương tựa như vườn treo trên cao luôn chờ đón du khách đến thưởng ngoạn.
Thời gian
Thời điểm tuyệt nhất để đến thăm Pù Luông là khoảng tháng 6 và tháng 10, khi lúa rộ lên chín vàng trên các thửa ruộng bậc thang bên sườn đồi, điểm tô cho thảm xanh Pù Luông nét vẻ trù phú, yên bình và thơ mộng. Ngoài ra, bạn có thể đến đây vào bất cứ mùa nào trong năm để thư giãn cùng không gian mát mẻ, quanh năm sương mù bao phủ ở một số bản vùng cao.
Di chuyển
Từ Hà Nội, bạn có thể đi xe máy tới bản Lác, Mai Châu rồi tiếp tục đi theo hướng Co Lương, rẽ đường 15C chạy dọc sông Mã để tới khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
10382074-668695523178588-75996-5501-2148
Một khúc tay cua trên đường phượt. Ảnh: Nguyễn Thành Hoan.
Nếu xuất phát từ thành phố Thanh Hóa, ngược lên phía Tây Bắc, men theo đường mòn Hồ Chí Minh, rẽ phải ở thị trấn Cẩm Thủy, bạn sẽ gặp đường 15C tại thị trấn Cành Nàng, sau đó đi khoảng 10 km nữa là tới chân núi Pù.
Lưu trú
Trên hành trình phượt Pù Luông, du khách có thể nghỉ ngơi trong các ngôi nhà sàn rộng rãi, thoáng mát của người Thái, Mường ở Bản Lác, bản Com Poọng, Hòa Bình hoặc ngay tại vùng lõi Pù Luông ở các bản Đông Điểng, Kho Mường, bản Nủa, bản Kịt 1, Cao Hoong… Chi phí một đêm khoảng 40.000 - 50.000 đồng một khách.
Đặc sản nên thử
Dịch vụ ăn uống ở Pù Luông thường được đặt tại nhà sàn nơi cả đoàn đến lưu trú. Chủ nhà sẽ thiết khách những món ăn mang đậm phong vị của núi rừng như gà đồi, ốc khỉ, măng chua, măng đắng, cơm lam, nộm hoa chuối rừng, vịt suối nướng, lợn rừng quay…
10352998-539098359531914-90391-2390-3919
Những món ăn mang màu sắc của núi rừng luôn làm hài lòng du khách. Ảnh: Dũng Mộc.
- Canh đắng được nấu từ một loại lá đắng trên rừng cùng lòng và tiết gà. Khi ăn vị đắng ngắt tê tê nơi cổ họng khiến nhiều khách đường xa phải nhắm mắt, rùng mình. Tuy nhiên, đọng lại nơi đầu lưỡi là vị ngọt thanh rất mát và lạ miệng.
- Gà thả đồi, vịt cỏ thả suối nên thịt rất chắc và thơm, được chế biến thành nhiều món như luộc, quay, nướng, xào măng, hấp lá rừng… sau đó bày lên cỗ lá.
- Người Thái ở Pù Luông còn có món rượu cần cay nồng là đặc sản không thể thiếu trong mỗi bữa cơm đậm nghĩa tình. Rượu cần được làm từ men sắn và nước suối nên hương vị rất đậm đà và đặc biệt. 
Điểm tham quan, khám phá
- Từ Đông Điểng chinh phục đỉnh Pù Luông cao trên 1.700m là trải nghiệm chỉ dành riêng cho những du khách ưa mạo hiểm. Từ trên đỉnh cao Pù Luông nhìn dưới bạn sẽ thu vào tầm mắt trọn vẹn phong cảnh ngoạn mục của thung lũng dưới chân núi.
- Đừng bỏ qua hành trình thượng sơn lên Son – Bá – Mười, chốn thâm sơn cùng cốc có những trẻ em và người già chỉ biết nơi đây là cả thế giới. Bạn phải trải qua các bản Nủa, Trình, Hin, Bố cùng những đoạn đường núi dốc dựng thẳng đứng rất vất vả mới đến được chốn bình yên đẹp như tranh vẽ này.
hi-1399-1406259317.jpg
Ruộng bậc thang là một "đặc sản" trong hành trình khám phá. Ảnh: Dũng Mộc.
- Với nhiều du khách nước ngoài, Kho Mường là điểm xuất phát lý tưởng cho những chuyến trekking xuyên Pù Luông. Đến với bản Kho Mường, ngoài cảnh quan, địa thế hùng vĩ, du khách được khám phá hang động với những nhũ đá huyền kỳ. Từ bản Kho Mường có thể đi theo tuyến 4 bản Mường là Bản Pốn – Thành Công – Cao Hoong – Bản Kịt để khám phá nét đặc trưng văn hóa, hoặc men theo đường mòn nối Kho Mường tới Bản Ươi – Phố Đoàn để đến bản Quắn, nơi có những nếp nhà bình yên, giản dị.
10351959-539092936199123-61545-2902-9997
Ghi dấu chân ở dốc vào Kho Mường. Ảnh: Dũng Mộc.
- Một địa danh không thể bỏ qua khi đến Pù Luông là thác nước bản Hiêu. Trên đường từ thị trấn Phố Đoàn vào bản, du khách có thể bắt gặp rất nhiều guồng nước đặc trưng của người Thái. Qua cầu treo, vượt qua con dốc trên đồi đất bạn sẽ phải ồ lên thích thú khi bắt gặp thác nước bản Hiêu đang reo vui tuôn chảy.
- Nếu đi vào thứ 5 hoặc chủ nhật, hãy đến chơi chợ phiên Phố Đòn, nơi trao đổi mua bán những sản vật vùng cao rất thú vị của đất và người với các mặt hàng tự cung tự cấp như thổ cẩm, rượu cần, rau rừng, côn trùng, hoa quả tươi...
- Ngoài ra, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người Thái, người Mường, hòa mình vào cuộc sống của bản cao, thưởng thức những điệu múa sạp, múa xòe, hát lượn và "say" cùng những điệu Khặp Thái uyển chuyển, mê hồn.
Vật dụng mang theo
Để có chuyến đi hoàn hảo, du khách nên chuẩn bị một số vật dụng chủ yếu như dây thừng, dây dù để buộc lốp khi gặp đường trơn trượt, trang phục dài tay màu tối, mũ mềm, giày đi rừng, vớ chống vắt, đèn pin, áo mưa, ống nhòm, lều trại, thuốc chống vắt, muỗi, thuốc trị côn trùng để khám phá rừng.
Lưu ý
- Nên kiểm tra theo dõi thời tiết trước chuyến đi vài ngày để tránh mưa rừng.
- Cần bơm xăng đầy trước khi vào Pù Luông.
- Nếu không liên hệ đặt nhà nghỉ trước được, bạn có thể đến nơi rồi mới hỏi thuê. Tuy nhiên, nếu chẳng may lỡ bước cũng có thể xin ngủ nhờ tại bất kỳ nhà dân nào mà không cảm thấy phiền, bởi đôi khi họ còn cảm thấy ngại vì sàn nhà không đủ lớn để chứa cả đoàn của bạn.

Những món ngon dân dã của Ninh Bình

Không chỉ nổi tiếng với cơm cháy, thịt dê mà đất cố đô còn sở hữu nhiều món ngon dân dã, ít người biết tới như cua đồng rang lá lốt, gói cá nhệch hay cá kho gáo...
Dưới đây là 6 món ngon dân dã của Ninh Bình.
1. Cua đồng rang lá lốt
IMG-6166-JPG-2070-1406257999.jpg
Cua đồng rang lá lốt có hương vị khá lạ. Ảnh: Hương Chi
Cua đồng rang lá lốt, một món ăn dân dã và phổ biến tại Ninh Bình, mang đậm hương vị đồng quê mà du khách nên thử khi ghé qua đất cố đô. Cua đồng bắt về được làm cẩn thận, lá lốt rửa sạch thái sợi sau đó hai nguyên liệu chính này được rang chung với nhau theo một công thức nhất định. Chính vì không sử dụng cua nuôi mà món ăn này mang đến cho thực khách nhiều cảm nhận bất ngờ. Đó là vị  giòn tan của cua đồng kết hợp cùng vị thơm đặc trưng của lá lốt. Món ăn này ngon nhất khi được kết hợp cùng cơm nóng.
2. Gỏi cá nhệch
Là một đặc sản của Kim Sơn, gỏi cá nhệch là món ăn có vị thơm và bùi đặc trưng. Vẫn là những nguyên liệu cơ bản của món gỏi cá như lá đinh lăng, mơ lông, thính nhưng món ăn này lại được nhiều người yêu thích hơn cả nhờ hương vị đặc biệt của cá nhệch. Đây là một loại cá cùng họ với lươn nhưng có bề ngang giống cá trình. Cá nhệch bắt về được làm sạch trong nước vôi trong và nước tro sau đó lọc xương, cắt phần thịt cá thành lát mỏng. Nếu như các món gỏi cá khác được cuốn cùng bánh đa nem thì người Ninh Bình khi ăn món này lại chỉ cuốn bằng da cá rán hoặc bằng các loại lá ăn kèm.
3. Ốc núi luộc
IMG-6169-2-1739-1406257999.jpg
Ốc núi Ninh Bình có phần thịt chắc và thơm. Ảnh: Hương Chi
Ốc núi là một đặc sản nổi tiếng tại Ninh Bình vì có vị ngọt tự nhiên, đậm đà do ốc ăn lá cây cỏ và một số loại thuốc quý. Bởi thế, ốc núi được chế biến thành nhiều món khác nhau như nướng, xào me hay xào tỏi,...nhưng ưa chuộng nhất vẫn là món ốc núi luộc.
Ốc núi sau khi bắt về được rửa sạch và đem luộc cùng sả. Chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng món ngon dân dã này lại hấp dẫn nhiều người. Thực khách có thể ăn không để cảm nhận vị ngọt tự nhiên của ốc hoặc chấm cùng nước mắm chanh ớt.
4. Bánh trôi
Ninh Bình vốn nổi danh với thịt dê và cơm cháy lại có món bánh trôi khá độc đáo và lạ lẫm. Vẫn được làm từ bột gạo nhưng phần nhân của những chiếc bánh này lại được thay thế bằng đường mật, lạc khô giã nhỏ và lá cúc mốc. Lá cúc mốc sau khi hái về được thái nhỏ, ướp cùng đường mật khoảng nửa tiếng cho thấm đều rồi mới cho vào giữa phần bột làm nhân bánh cùng lạc khô giã nhỏ.
Thông thường để bánh có vị thơm nhẹ, không bị ngọt, người nấu sẽ cho thêm một ít lá cúc mốc và hoa bưởi vào nước luộc bánh. Chính vì vậy mà mỗi chiếc bánh trôi Ninh Bình thường có vị ngọt nhẹ, thơm mát cùng hương thơm thoang thoảng đặc biệt.
5. Nem chua
Anh-3-9584-1406257999.jpg
Yên Mạc là nơi cho ra đời những chiếc nem chua thơm ngon. Ảnh: lamchame
Nhắc đến nem chua, nhiều người thường nghĩ tới Thanh Hóa, nơi nổi tiếng với những chiếc nem thơm ngo. Nhưng nếu có dịp ghé qua Ninh Bình, du khách cũng có thể thưởng thức hương vị có phần khác lạ của món ăn này. Nem chua Ninh Bình được làm từ thịt nạc mông lọc bỏ mỡ, bì lợn luộc, thính và một số gia vị như mì chính, muối,.. sau đó gói lại bằng lá ổi để tạo vị thơm đặc trưng và lá chuối để tạo vỏ ngoài đẹp mắt. Món ăn này được ăn cùng nước mắm pha chanh tỏi.
6. Gáo kho cá
Gáo là một loại cây được tìm thấy khá nhiều tại một số khe suối hoặc chân đồi ở Ninh Bình, có nhiều công dụng như làm thuốc và nấu ăn. Cây có hai loại khác nhau được sử dụng trong món kho cá là gáo xanh và gáo vàng. Dù sử dụng loại nào thì khi kho, gáo đều được xếp một lớp dưới đáy nồi, sau đó xếp cá cắt khúc cùng gáo thái lát hoặc xắt miếng lên trên. Món cá kho gáo có hương vị khá lạ và hoàn toàn không bị ngấy hay có mùi tanh của cá do được khử bởi quả gáo. Cá kho gáo xanh sẽ có vị hơi chát còn gáo vàng sẽ có vị hơi chua.

Du khách Nga có thể được tăng thời gian miễn visa tại Việt Nam

Nhằm tạo điều kiện thu hút du khách ở thị trường Nga, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ miễn thị thực cho khách Nga từ 15 ngày lên đến 30 ngày.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh chính sách thị thực đối với thị trường khách du lịch từ Liên bang Nga.
Theo đó, Bộ đề nghị thời gian miễn thị thực lên 30 ngày, thay vì 15 ngày như hiện nay nhằm tạo điều kiện để khách Nga đi du lịch Việt Nam nhiều và thời gian lưu trú dài hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch.
khach-Nga1-4789-1406278854.jpg
Khách Nga trên bãi biển miền Trung. Ảnh: nguoiduatin
Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, trong bối cảnh ảnh hưởng của tình hình căng thẳng ở Biển Đông trong thời gian qua, khách du lịch từ Trung Quốc và các thị trường nói tiếng Hoa sụt giảm nên tổng du khách quốc tế đã giảm sút. Ngành du lịch đang tập trung các nguồn lực để tăng cường thu hút khách từ các thị trường khác có nguồn khách lớn và nhu cầu  chi tiêu cao hơn, đặc biệt là thị trường Nga.
Theo thống kê của Tổng cục du lịch, bình quân mỗi du khách Nga chi gần 1.500 USD cho một chuyến du lịch, trong đó chi ngoài tour 610 USD, cao hơn 40% so với mức chi tiêu trung bình của du khách quốc tế.
Trước đó, nhằm tạo điều kiện thu hút khách du lịch quốc tế và trên cơ sở kiến nghị của Bộ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định miễn thị thực đơn phương cho công dân 7 nước (trong thời gian 15 ngày): Nhật Bản, Hàn Quốc (năm 2004), 4 nước Bắc Âu gồm Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển (năm 2005) và Nga (năm 2009).

10 mùa săn hoa hấp dẫn nhất ở Việt Nam

Những người ưa khám phá các miền đất của Việt Nam thường lên đường vào mỗi mùa hoa, từ tháng giêng hoa đào cho đến tháng 12 hoa cải trắng.
Hãy lên lịch cho chuyến săn hoa vào thời gian tới với muôn sắc màu tươi thắm.
1. Hoa sen, Đồng Tháp
hoa-sen-wiki-9380-1406223847.jpg
Sen Đồng Tháp. Ảnh: wiki
Nếu như miền Bắc sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở Đồng Tháp, loài hoa này lại khoe sắc quanh năm. Sen hiện diện khắp nơi ở Đồng Tháp và cứ vào mùa nước nổi (khoảng tháng 8 đến tháng 11 hàng năm), cùng với sự phong phú của sản vật địa phương và cảnh sắc mênh mông quyến rũ, hương sen dịu ngọt lại thu hút du khách về với vùng đầm lầy chiêm trũng. Không chỉ đắm mình trong khung cảnh nên thơ, lãng mạn của những đầm sen bạt ngàn, du khách còn được tự tay chèo thuyền, câu cá và hái hoa sen cùng với người dân.
2. Hoa sữa, Hà Nội
2-1348863595-480x0-2059-1406223847.jpg
Hoa sữa Hà Nội. Ảnh: Ngô Trung Dũng
Mỗi mùa, Hà Nội có một loài hoa riêng nhưng khiến người đi xa nhung nhớ nhất có lẽ là hương hoa sữa nồng nàn. Bởi thế, mùa thu (khoảng tháng 9, 10) khi những chùm hoa sữa li ti tỏa hương khắp các góc phố, con đường cũng là lúc tuyệt nhất để tìm về Hà Nội. Để rồi bất chợt trong một chiều gió cuốn hay đêm thu se lạnh, bạn sẽ chợt nhận ra những con phố ngang qua đã quyện chặt hương thơm dịu ngọt của loài hoa ấy.
3. Hoa dã quỳ, Đà Lạt
DSC-0116-1383556116-660x0-4371-140622384
Mùa dã quỳ Đà Lạt. Ảnh: Lam Linh
Cứ đến tháng 10, Đà Lạt lại rộn ràng những bước chân phiêu du từ mọi miền Tổ quốc đến tìm ngắm dã quỳ. Hoa mọc hai bên vệ đường, vươn cao đón ánh mặt trời, xòa cánh lá như chào đón. Dù không rực rỡ như hướng dương nhưng khi nở rộ, dã quỳ tạo nên một thảm vàng mê mải trên hầu khắp các con đường vào thành phố cao nguyên. Bạn có thể đi xe máy, ngắm dã quỳ theo cung đường từ D'ran hoặc Liên Khương lên Đà Lạt.
4. Tam giác mạch, Hà Giang
tamgiacmach11-1349434037-480x0-6300-1406
Sắc hoa lôi cuốn những tay săn ảnh. Ảnh: Quân Sam
Cuối tháng 10, đầu tháng 11 là mùa tam giác mạch ở Hà Giang. Vốn là loài cây được bà con trồng để lấy hạt làm bánh, nhưng khi nở, tam giác mạch cho hoa màu trắng phớt hồng rất đẹp, vô tình tạo nên cảnh sắc thơ mộng rất riêng. Bởi thế, đây cũng là thời điểm rất nhiều bạn trẻ lên đường phượt cao nguyên đá.
5. Hoa cải trắng, Mộc Châu
mocchaumuahoacaitrang-3746-1406223848.jp
Mùa hoa cải trắng Mộc Châu. Ảnh: dulichmocchau
Những ai yêu vẻ đẹp bát ngát và lãng mạn của thảo nguyên chắc hẳn sẽ không bỏ lỡ mùa cải trắng ở Mộc Châu (Sơn La) vào mỗi dịp cuối năm. Hoa khoe sắc chỉ trong khoảng thời gian khá ngắn nhưng khi nở rộ lại phủ kín những quả đồi, thung lũng ở Mộc Châu bằng sắc trắng bạt ngàn. Cùng với màn sương giăng và không khí se se lạnh, cảnh sắc nơi đây khiến du khách ngỡ ngàng như lạc bước vào xứ sở thần tiên.
6. Hoa đào, Sa Pa
hoa-dao-hoanghasapahotek-JPG_1406198727.
Đào rừng Sa Pa. Ảnh: hoanghasapahotel
Khi những cơn gió buốt lạnh mùa đông đi qua và tia nắng mùa xuân ấm áp vừa tới là lúc những cánh hoa đào bắt đầu bung nở trên khắp các lưng núi, sườn đồi. Chính vẻ đẹp hoang dại của những cánh đào rừng đã thôi thúc biết bao đoàn phượt lên đường. Dù khoe sắc khắp vùng cao Tây Bắc nhưng hoa đào Sa Pa vẫn được du khách háo hức nhiều hơn cả. Bởi không chỉ bông to, dày cánh, mà hoa còn bừng nở ngay cả trong trời rét buốt. Tháng 12 đến tháng 2 là thời gian hoa đào Sa Pa nở rộ. Nếu may mắn khi đến đây, bạn còn có thể ngắm tuyết rơi.
7. Hoa ban, Tây Bắc
hoa-ban-Hai-Vu.jpg
Hoa ban. Ảnh: Hải Vũ
Hoa ban nở rộ vào khoảng tháng 3, khi những cơn mưa phùn vừa dứt và nắng ấm dần lên. Với sắc trắng tinh khôi, những cánh hoa ban đã tạo nên vẻ đẹp trong trẻo cho núi rừng Tây Bắc. Nhờ vậy mà hành trình gian nan theo quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên bỗng nên thơ và xao xuyến tâm hồn. 
8. Hoa cà phê, Tây Nguyên
ca-phe-ngoisao.jpg
Hoa cà phê. Ảnh: ngoisao
Tháng 3 là thời điểm đẹp nhất trong năm để đến vùng đất Tây Nguyên. Đây không chỉ là "mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước" mà còn là mùa hoa cà phê nở trắng xóa trên cành. Trong tiết trời se lạnh đầu mùa, những bông hoa nhỏ xinh, trắng muốt phủ kín các nương, rẫy như mang đến không khí của một “mùa xuân trắng”. Theo con đường đất đỏ bazan, hai bên ngập tràn hoa trắng, bạn sẽ cảm nhận được hương thơm cà phê thoảng thoảng quyện trong làn gió.
9. Hoa đỗ quyên, Fanxipan
hoa-do-quyen-Lekima.jpg
Hoa đỗ quyên. Ảnh: Lekima
Hoa đỗ quyên nở quanh năm nhưng đẹp nhất là khoảng tháng 4. Là loài cây mọc tự nhiên nhưng hoa có vẻ đẹp rực rỡ bởi bông lớn, màu sắc nổi bật và đa dạng như đỏ, hồng, vàng, trắng... Để chiêm ngưỡng loài hoa này, không đâu có thể lý tưởng hơn vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) - nơi được mệnh danh là "vương quốc hoa đỗ quyên". Hoa nở rộ cũng là lúc tiết trời khô ráo, thuận lợi cho chuyến leo núi Fanxipan. Bởi thế, kết hợp chinh phục nóc nhà Đông Dương và ngắm đỗ quyên là lựa chọn tuyệt vời cho những người đam mê thử thách.
10. Hoa phượng, Hải Phòng
hoa-phuong-diemdulich-2224-1406223847.jp
Hoa phượng đỏ Hải Phòng. Ảnh: Diemdulich
Không phải săn tìm vất vả như loài hoa đỗ quyên, phượng đỏ Hải Phòng giống như lời mời chào du khách ghé thăm mỗi khi hè đến. Với hàng nghìn cây phượng được trồng trên khắp các tuyến đường, thành phố như tràn ngập trong sắc đỏ của những chùm hoa nở rộ. Đến với thành phố biển, du khách còn được hòa mình vào những bãi tắm đẹp như Đồ Sơn, Cát Bà.

Chinh phục '4 cực, một đỉnh, một ngã ba' của dân phượt

Với cộng đồng ưa xê dịch, chinh phục được hết “4 cực, một đỉnh, một ngã ba” ở Việt Nam chính là niềm tự hào và mong muốn của nhiều phượt thủ.
Khái niệm "4 cực một đỉnh một ngã ba" để chỉ cực Bắc Lũng Cú, cực Tây A Pa Chải, cực Đông Mũi Đôi, cực Nam Mũi Đất, đỉnh Fanxipan và ngã ba Đông Dương. 
Cực Bắc (Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang)
Cùng với vẻ đẹp hùng vĩ của vùng đất cao nguyên đá, cột cờ Lũng Cú hiên ngang trên đỉnh núi Long Sơn là địa đanh đầy cảm xúc. Điểm cực Bắc chính xác về tọa độ của lãnh thổ nước ta nằm ở gần sông Nho Quế, khu vực hiểm trở khó đi lại, nên từ lâu cột cờ Lũng Cú đã trở thành một cột mốc với lá quốc kỳ rộng 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em. Có thể dễ dàng chinh phục cột cờ Lũng Cú bằng ô tô hay xe máy, và leo 389 bậc cầu thang để đến gần hơn với lá cờ, ngắm nhìn bản Lô Lô Chải bình yên. Thời gian đẹp nhất đến Lũng Cú chính là cuối tháng 10 khi hoa tam giác mạch nở rộ.
1-1792-1406270983.jpg
Thiêng liêng cực Bắc nơi địa đầu Tổ quốc.
Cực Tây (A Pa Chải, Mường Nhé, Điện Biên)
Đây chính là điểm đến khó chinh phục nhất trong các cực, thử thách sự quyết tâm, bền bỉ của bất kỳ ai muốn chạm đến. Cực Tây được ghi dấu bằng cột mốc biên giới ba mặt, mỗi mặt có quốc huy và tên nước hướng đó (Việt Nam - Lào - Trung Quốc). Cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km, cung đường chinh phục cực Tây trải qua nhiều địa hình phức tạp, có những đoạn phải offroad, tới đồn biên phòng A Pa Chải để gửi đồ và nhờ sự trợ giúp của những người lính. Sau đó là quãng đường trekking lên núi Khoang La San nơi có cột mốc số 0 hiên ngang. Có vất vả, mạo hiểm, xuyên rừng, leo dốc, bám cây... nhưng đến được cực Tây là hoàn toàn xứng đáng với lòng quyết tâm của người chinh phục.
2-9976-1406270984.jpg
Dù hành trình chinh phục vất vả nhưng cực Tây vẫn rất thu hút dân phượt.
Cực Đông (Vạn Ninh, Khánh Hòa)
Có nhiều tranh luận về điểm cực Đông của nước ta giữa Mũi Đại Lãnh (Phú Yên) và Mũi Đôi (Khánh Hòa), nhưng đối với nhiều dân phượt thì đó là phần lục địa nằm ở Mũi Đôi, bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Hành trình cần 2 ngày nếu xuất phát từ Nha Trang, có thể đi thuyền từ Đầm Môn hoặc đi đường bộ - cách mà dân phượt vẫn chọn. Băng qua cồn cát dưới cái nắng gay gắt, “nhảy ghềnh”, đi bộ xuyên rừng nên đòi hỏi bạn cần có sức khỏe tốt, trang bị gọn nhẹ và lòng quyết tâm. Chạm đến cực đông Mũi Đôi không chỉ là sự thỏa mãn về việc chinh phục được một tọa độ đặc biệt của Tổ quốc, bạn sẽ có được trải nghiệm thú vị và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp biển trời bất tận của vịnh Vân Phong.
3-JPG-4076-1406270984.jpg
Mũi Đôi - điểm đến đặc biệt giữa biển xanh.
Cực Nam (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau)
Hành trình khám phá cực Nam có phần dễ chịu hơn với những con đường trải nhựa phẳng lỳ, thẳng tắp đến thị trấn Năm Căn và lên ca-nô vượt sóng đến với Đất Mũi. Sau khoảng một giờ lênh đênh, ca nô cập bến đưa du khách đặt chân lên mũi Cà Mau, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, nơi có mốc tọa độ quốc gia GPS 0001 và “mũi thuyền Cà Mau” sừng sững cùng sóng gió nơi tận cùng đất nước.
4-2200-1406270984.jpg
Dân xê dịch và niềm tự hào nơi cực Nam.
Đỉnh Fanxipan (dãy Hoàng Liên Sơn, Lào Cai)
Để chạm tới nóc nhà Đông Dương cao 3.143 m, bạn có thể mua tour của các công ty du lịch uy tín ở thị trấn Sa Pa và chọn cung đường phù hợp với mình. Những người dẫn đường địa phương, bước chân xuyên rừng bám theo những dốc đá, thấp thoáng hoa đỗ quyên nở hay bữa ăn “dã chiến” ở lán, sẽ là những trải nghiệm khó quên.
5-JPG-6762-1406270984.jpg
Nhiều du khách trong và ngoài nước đam mê chinh phục Fanxipan.
Ngã ba Đông Dương (Ngọc Hồi, Kon Tum)
Có nhiều đường và lựa chọn phương tiện để đến với xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Nếu từ phía Bắc, có thể đáp máy bay đến Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) và tiếp tục tìm xe khách để đến Ngọc Hồi. Ngoài ra, xe khách chạy từ TP HCM, hay các tỉnh ở dọc quốc lộ 1A như Quảng Bình, Quảng Ngãi… đến Kon Tum rất nhiều. Sau khi tham quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y, theo con đường hơn 10 km vòng vèo quanh mấy ngọn đồi và leo những bậc thang để chạm đến cột mốc làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi có độ cao 1.086 m so với mực nước biển, ghi danh ba quốc gia Việt - Lào - Cambodia.
6-3673-1406270984.jpg
Ngã ba Đông Dương - nơi “một con gà gáy ba nước cùng nghe”.

5 món ăn chơi phổ biến ở Sài Gòn

Không cần phải rủng rỉnh hầu bao bạn vẫn có thể cùng bạn bè đi ăn những món ngon ở Sài Gòn như cút chiên bơ, súp cua, phá lấu, sủi cảo và xôi lòng gà. 
Người trẻ ở đây thường có thói quen rủ rê bạn bè ra ngoài ăn sau giờ làm việc. Họ không chọn quán xá đắt tiền mà la cà đến những địa điểm bình dân với những món vừa ngon vừa rẻ. Dưới đây là những món ngon quen thuộc mà bạn nên thử qua khi đặt chân đến Sài Gòn. 
1. Cút chiên bơ
Với chén nước sốt đặc biệt thêm vào vài lát ớt, ăn kèm với dưa leo đồ chua, rau răm và bánh mì, những địa điểm bán chim cút chiên bơ đặc biệt thu hút các bạn trẻ. Nếu bạn đi ăn cùng với bạn bè, bạn sẽ được mời ăn trước món xoài ngâm để khai vị rồi mới thưởng thức món chim cút. Thịt chim cút mềm, được ướp gia vị đậm đà hòa quyện với mùi bơ thơm lừng sẽ kích thích vị giác. 
1011660-10202218567979058-1039-6134-9419
Trung bình một người ăn khoảng 2-3 con cút chiên bơ là đã thấy no nê. 
Cũng tại những quán bán chim cút chiên bơ, bên cạnh việc thưởng thức chim cút, bạn còn có thể ăn thêm mề nướng, trứng cút lộn và uống thêm một ly nước mía. Giá mỗi con chim cút khoảng 12.000 đến 15.000 đồng. Bạn có thể ăn món này trên đường Đồng Nai, quận 10. 
2. Súp cua
Súp cua vốn được xem là món khai vị, nhưng giờ đây đã trở thành món ăn vặt phổ biến. Chén súp nóng hổi được cho nhiều hành ngò, tiêu, ớt, thêm vị ngọt của bắp hoặc dai của thịt mua đem đến cho bạn cảm giác ngon miệng.
1454823-10202218594899731-5723-2938-4284
Chén súp cua chất lượng phải được nấu đặc, nhiều hành ớt và ăn nóng. 
Súp cua bán nhiều ở đường phố Sài Gòn với giá rất rẻ chỉ tầm 10.000 đồng một chén. Súp cua và súp óc heo thường được bán chung một nơi, nên bạn có thể tự chọn cho mình chén súp thơm ngon vừa ý.
3. Phá lấu
Cứ tầm giờ tan làm, những địa điểm bán phá lấu trong thành phố khá đông khách. Một chén phá lấu nhỏ được chế biến từ tổ ong, khăn lông, phèo... sẽ ngon tuyệt vời khi ăn kèm với bánh mì và chấm nước mắm me. Những con phố ăn uống ở quận 4 rất nổi tiếng với món phá lấu.
1548224-10202472219160179-1592-2319-7157
Những ai sống ở Sài Gòn chắc hẳn đã từng một lần thưởng thức chén phá lấu thế này. 
Phá lấu nóng hổi còn có thể được dùng để biến tấu thành món mì phá lấu. Loại mì các quán hay sử dụng thường là mì gói. Giá của một chén phá lấu dao động khoảng 13.000 đến 20.000 đồng.
4. Sủi cảo
Sủi cảo vốn là món nổi tiếng trong ẩm thực của người Hoa, tuy nhiên người Sài Gòn từ lâu đã yêu thích món này. Khu sủi cảo nổi tiếng nhất ở Sài Gòn phải nói đến đường Hà Tôn Quyền, quận 5, khi nhiều quán bán sủi cảo nằm kế bên nhau và luôn đông nghẹt khách.
1010465-10202597726937795-1277-8397-8592
Những điểm bán sủi cảo ngon thường rất đông khách nên nếu ghé vào buổi tối có thể sẽ mất từ 15-20 phút mới được thưởng thức tô sủi cảo này. 
Tô sủi cảo với nhân tôm thịt, da heo, mực và cá viên được đem ra lúc nào cũng nóng hổi. Bên dưới còn có nhiều cải xanh. Yếu tố quyết định của món này nằm ở nước lèo ngọt dịu, nêm nếm vừa phải. Giá sủi cảo thường từ 30.000 đồng đối với sủi cảo thường và khoảng 40.000 đối với sủi cảo thập cẩm.
5. Xôi lòng gà
Một dĩa xôi lòng gà trứng non đủ sức lấp đầy cái dạ dày đang sôi lên của bạn. Với giá chỉ tầm 35.000 đồng, xôi lòng gà chiếm vị trí không hề nhỏ đối với những ai có tâm hồn ăn uống.
1486739-10202250713182668-2236-9427-3468
Xôi lòng gà trứng non đôi khi có thể được ăn kèm với da gà chiên giòn. 
Xôi có vị dẻo, được cho nhiều thịt gà, lòng gà và hành phi thơm ngon. Ở quán xôi lòng gà trứng non, bạn còn có thể thưởng thức các món như đùi gà rô-ti, mề gà rô-ti và nhiều món hấp dẫn khác nữa.

Lâm Đồng đón 2,3 triệu khách trong 6 tháng đầu năm

Nhiều sự kiện diễn ra trong năm du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt, theo đó khách đến Lâm Đồng trong 6 tháng đầu năm đạt 2,3 triệu người, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 25/7, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã tổ chức họp báo sơ kết về 6 tháng đầu năm 2014 về việc triển khai các hoạt động trong năm du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt.
Theo đánh giá của Bộ, tỉnh Lâm Đồng đã chủ động triển khai các hoạt động một cách hiệu quả, tiết kiệm theo đúng  kế hoạch. Trong 6 tháng đầu năm, nhiều sự kiện du lịch, văn hóa, thể thao đã được tổ chức, đặc biệt là chuỗi hoạt động trong năm du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt với sự tham gia của nhiều địa phương, thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan.
da-lat-5794-1406283313.jpg
Đà Lạt luôn hấp dẫn du khách bởi vẻ lãng mạn. Ảnh: T. Tùng
Trong số 2,3 triệu khách du lịch đến Lâm Đồng trong 6 tháng đầu năm 2014, có 130.000 lượt khách quốc tế. "Năm du lịch quốc gia 2014 đã chú trọng đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm mới, đặc biệt là đưa vào khai thác 6 tour du lịch đặc trưng tại tỉnh Lâm Đồng và các tour khác tại các tỉnh lân cận đã đẩy mạnh tính liên kết phát triển vùng Tây Nguyên với vùng du lịch khác", đại diện Ban chỉ đạo năm du lịch quốc gia cho hay.
Theo đó, 6 tháng đầu năm đã thu hút được khoảng 15.000 khách du lịch Nga đến tham quan và nghỉ dưỡng tại Đà Lạt.
Tuy nhiên, đánh giá lại sau nửa năm triển khai, Ban chỉ đạo năm du lịch Quốc gia 2014 cho rằng năm du lịch quốc gia Tây Nguyên – Đà Lạt vẫn chưa đạt được thành công như mong đợi. Tỷ lệ tăng trưởng khách chưa đạt được như chỉ tiêu đề ra, chưa tương xứng với quy mô năm du lịch quốc gia cũng như tiềm năng du lịch của Đà Lạt và các tỉnh Tây Nguyên.
Theo ông Nguyễn Xuân Tiến, Phó ban tổ chức năm du lịch quốc gia, nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả thực hiện 6 tháng qua như khó khăn về kinh tế, thiếu kinh phí từ nguồn ngân sách nên công tác tổ chức một số chương trình đạt hiệu quả chưa cao, chưa thu hút nhiều du khách đến địa phương.

No comments:

Post a Comment

quangnm