Sài Gòn: những món ăn vặt ở lề đường
Những
hàng "cóc ổi mía ghim", đến từng trái xoài xẻ hay quả me chua khấu ứa
cả nước miếng bán đầy rẫy trên khắp các con đường... đã tự bao giờ trở thành
một nỗi nhớ rất da diết, mỗi khi ai đó phải xa Sài Gòn...
Đây
là hàng “cóc ổi mía ghim” của thời nay.
Nhắc
đến Sài Gòn là nhắc đến hòn ngọc Viễn Đông, là phồn hoa phố xá, là những con
đường tấp nập hối hả chẳng cứ gì giờ tan tầm, nhưng sẽ là thiếu nếu nhắc đến
Sài Gòn mà không gọi nơi này với cái tên “Thiên đường nhiệt đới”, với ánh nắng
vàng mật óng ánh trải khắp con đường, những cơn gió oi nồng và sắc màu rực rỡ
từ những trái cây xứ nóng.
Chẳng
có gì là lạ khi ở cái xứ này, người ta yêu những xe bán trái cây nhiều như vậy.
Dù là những cô gái sang chảnh với đôi giày cao gót lênh khênh, hay anh chàng
tóc vuốt bóng mượt vừa bước ra từ chiếc ô tô cáu cạnh, chẳng ai ngại ngồi bên
vỉa hè xì xụp đĩa bánh tráng, nói gì là tạt qua mua một túi trái cây vàng rộm,
bán với giá rẻ bèo ở khắp hang cùng ngõ hẻm đất Sài Gòn. Và với người Sài Gòn
mà nói, những loại trái cây này còn gắn liền với một phần ký ức tuổi thơ của họ
qua nhiều câu chuyện khác nhau, như hàng “cóc ổi mía ghim”, đến từng trái xoài,
quả ổi “rẻ bèo nhèo”, hay quả me chua khấu ứa cả nước miếng,… Tất cả đều là
những món ăn rất bình dân, rất cũ, nhưng chưa bao giờ “lỗi thời” ở đất Sài Gòn
này.
1.
“Cóc ổi mía ghim”
Chẳng
đứa trẻ nào lớn lên dưới cái nắng oi ả của Sài Gòn mà không ăn qua “cóc ổi mía
ghim”. Ai chẳn nhớ những ngày tuổi thơ, lang thang trước cổng trường sau giờ
học? Những xiên “cóc ổi mía ghim” được bày bán lấp lánh như nắng lúc nào cũng
toả ra một sức hút mãnh liệt, trở thành món quà vặt quen thuộc với bất cứ đứa
trẻ nào. Cái món đơn sơ, giản dị đến… bình thường ấy có một sức sống dai dẳng
đáng ngạc nhiên, vắt từ thập kỷ này qua thập kỷ khác, là món ăn yêu thích của
cả thế hệ ông bà. Chẳng ai nhớ được “cóc ổi mía ghim” có từ lúc nào, nhưng theo
vài người lớn tuổi và sống lâu năm ở Sài Gòn cho biết, từ trước Giải phóng đã
thấy nhiều hàng thế này được bày bán ở khắp các chợ và trên nhiều con phố.
“Ngày
xưa người ta chỉ bán có 3 món đó là cóc, ổi và mía chặt khúc thôi. Thời đấy mấy
quả cóc, quả ổi không có bỏ bọc, xếp túi như bậy giờ, mà là được ghim vào những
đoạn tre rồi xếp chồng lên nhau, nên vì thế mà người ta hay gọi đó là hàng “cóc
ổi mía ghim” mãi cho đến tận bây giờ” - một người bán “cóc ổi mía ghim”
lâu năm ở đường Trần Hưng Đạo cho biết như thế.
Những
hàng “cóc ổi mía ghim” có từ rất lâu ở Sài Gòn.
Nhưng
đấy là chuyện ngày xưa thôi, bây giờ, “cóc ổi mía ghim” đã chẳng còn là “cóc ổi
mía ghim” nữa. Nhịp sống hiện đại khiến người ta muốn cái gì đó mới mẻ hơn,
nhiều hương vị hơn. Thế nên nào là dứa, xoài, nào dưa hấu..vv.. đều được mang
ra”ghim” hết lại. Nhưng quan trọng là, bây giờ trái cây đã được người bán chú ý
bảo quản tốt hơn, để luôn giữ được độ tươi mọng, ngon giòn dưới ánh nắng thiêu
đốt của Sài Gòn.
Tuy
nhiên dù có thêm gì đi chăng nữa, thì vẫn không thể nào thiếu 3 món quen thuộc
đó là cóc, ổi và mía.
2.
Cóc xẻ
Cóc
là thứ quả phổ biến, ngoài Bắc hay trong Nam đều có rất nhiều. Nhưng người
Sài Gòn lại thích ăn cóc sống hơn cóc chín. Cái vị chua dôn dốt, cái dai dai, giòn
giòn, cái ngọt dịu vương vẩn đầu lười của trái cóc sống có thể kết hợp với
nhiều loại nước chấm như mắm đường, mắm ruốc, muối ớt, muối tôm… Ăn vào vừa
chua nhíu mắt, vừa cay xé lưỡi, chỉ nghĩ đến thôi đã đủ để cánh con gái ứa nước
miếng rồi.
Một
xe bán cóc xẻ đặc trưng ở Sài Gòn.
Người
Sài Gòn cũng khéo làm món cóc trở nên bắt mắt hơn. Thay vì bổ dọc trái cau,
người ta cắt nhỏ thành từng miếng vàng rộm óng ả, đóng trong hộp nhựa vừa sạch
lại vừa nhiều, và đặt cạnh là cơ man các loại muối ớt, muối tôm để người mua
tuỳ chọn. Sắc vàng óng của cóc, màu cam đỏ màu mỡ của muối, tất cả tạo thành
một sự kết hợp khăng khít, hài hoà, tựa như cái chua của cóc quyện với cái cay
mặn của muối ớt, muối tôm. Ấy mà chưa kể, cứ mỗi lần vô tình chạy xe qua hàng
cóc là mùi hương thoang thoảng của cóc cứ cố kéo ta quay lại, cái mùi hương vừa
ngọt ngào, nồng hậu, vừa bình dị và thanh tao.
Cóc
được xẻ ra từng miếng vừa ăn vô cùng tiện lợi.
Thường
người bán còn kết hợp bán luôn các loại muối tôm, muối ớt để ăn kèm.
Một
hộp cóc xẻ như thế này được bán với giá 25.000 – 30.000 đồng.
3.
Quả xay
Cũng
giống với hàng “cóc ổi mía ghim”, quả xay rừng đen, có vị chua chua, ngọt ngọt
này đã từng là ký ức thời học sinh của rất nhiều người Sài Gòn.
Loại
quả này lạ từ bên trong cho đến bên ngoài. Vỏ bọc màu đen và mềm mịn như phủ
một lớp nhung, bên trong phần thịt lại tơi xốp, vừa bỏ vào miệng như thể tan
ngay dính lấy lưỡi, nhưng phần hạt thì lại vô cùng cứng và chắc như đá.
Trước
đây quả xay được bán nhiều hơn bây giờ rất nhiều, đặc biệt là ở trong lẫn ngoài
trường học. “Hồi xưa mình đi học là đạo món này. Lúc đó có 500 đồng 1 bịch
nhỏ xíu chừng hơn chục trái, mình hay mua trong căn tin ở trường rồi ra ngoài
nhăm nhi với mấy đứa bạn. Khổ nhất là những lúc đầu mùa với cuối mùa quả hay bị
sâu hoặc sượng. Có khi mua nguyên bịch chỉ ăn được có vài trái, còn lại phải bỏ
hết nhưng vì vị của nó rất ngon, có chua có ngọt nên ăn hoài không thấy
chán” - một bạn tên Nguyên (22 tuổi) chia sẻ.
Tuy
nhiên để ăn được quả này thì hơi mất thời gian, vì một năm xay chỉ rộ lên 1
mùa duy nhất đó là vào khoảng tháng 7 đến tháng 9 dương lịch. Đến khi hết mùa
thì gần như chẳng còn ai bán. Và cũng vì 1 năm chỉ có 1 mùa, nên giá của chúng
bây giờ cũng khá cao, từ khoảng 150.000 đến gần 500.000 đồng/kg.
Quả
xay rừng một năm mới có một mùa.
Một quả xay đã được tách vỏ.
Ngoài
việc bán ký thì thường mọi người vẫn thích mua những bịch nhỏ thế này vừa đủ ăn
và dễ mang đi.
4.
Xoài xẻ
Chẳng
ai ở Sài Gòn mà chưa thử qua món xoài xẻ. Ai cũng từng một lần cầm trên tay
bịch xoài, ngồi hân hoan nhâm nhi bên ly cafe bệt. Cứ nhìn quanh khu cafe bệt
nhà thờ thì biết, mỗi ngày ở đây có đến hơn chục người bán riêng món xoài.
Người bán hàng cứ tấp nập đi qua đi lại, trên tay là một cái thúng hoặc một cái
rổ nhỏ chất đủ loại đồ ăn vặt bên trong, nào là trứng cút, hạt sen, đậu phộng,
bánh tráng,… nhưng xoài keo thì không thể nào thiếu.
Xoài
xẻ là món được rất nhiều bạn thích khi ngồi ở bệt.
Với
nhiều bạn mà nói, đây là món “thần thánh” chuyên gia góp mặt trong những buổi
trò chuyện của mình khi ra ngoài phố. Không chỉ ở cà phê Bệt, mà hầu như ở bất
kỳ chỗ nào có thể ngồi chơi, tám chuyện như ngoài công viên, quán nhậu, hàng
ăn,… cũng đều có người đến mời mua với chất giọng miền Nam ngọt như
mía lùi.
5.
Các loại trái cây ngâm đường
Cá
với bạn là chẳng có đứa con gái nào cầm được lòng khi đi qua những xe hàng bán
trái cây ngâm đường. Gì chứ chỉ nhìn những trái cây chín mọng, cắt bổ ngang dọc
thành từng lát to, ướp trong thứ nước đường màu hổ phách, thêm lát ớt to đầy
hương vị, chỉ thế thôi cũng đủ để bạn bối rối, thèm thuồng, khi chúng giăng ra
đủ những hương vị nào chua, nào ngọt, nào cay, nào mặn… vào trí tưởng tượng của
ai trót nhìn vào.
Ấy
thế mà cái món này tưởng là chua nhưng hoá ra lại chẳng chua lắm. Được ngâm
trong nước đường khoảng vài ngày, vậy nên chất ngọt từ nước đường cũng đủ ngấm
vào từng thớ thịt quả, trung hoà vị chua một cách dịu dàng và tinh tế, đôi khi
còn xen lẫn cái cay xé từ ớt, tạo nên món trái cây bình dân nhưng lại mang đầy
hương vị.
Cà
na ngâm đường.
Cứ
thử tưởng tượng mà xem, vào buổi trưa Sài Gòn nắng gắt, hanh hao mà có được một
ít xoài, cóc và me ngâm thế này đã được ướp lạnh thì chẳng ai nỡ đánh đổi với
bất cứ thứ gì. Nhưng bạn biết không, nói nhỏ điều này nhé, món này sẽ ngon hơn
nếu được ăn với muối ớt hoặc muối tôm “hảo hạng”. Vì nếu muối càng ngon thì sẽ
càng làm tăng thêm hương vị của các loại quả ngâm này. Đó cũng là lý do vì sao
thường những nơi bán các loại cóc, xoài, me ngâm đều có bán kèm theo rất nhiều
loại muối để bạn lựa chọn.
Xoài
non và cóc mon
Me
là một món siêu chua, nhưng sau khi ngâm đường thì chúng sẽ trở nên dễ ăn hơn
rất nhiều.
6.
Chùm ruột, xay, me ngào
Với
những loại trái quá chua thì người Sài Gòn thường dùng nhiều cách khác nhau để
chế biến chúng trở nên dịu hơn, hợp khẩu vị hơn. Thay vì xoài, cóc,… được ngâm
trong nước đường thì một số món như chùm ruột, xay hay me sẽ có cách khác như
ngào mật ong, muối ớt hoặc đường.
Này
nhé, những trái cây đó được tách hạt, xắt nhỏ cho vừa miệng, rồi ngào lên với
mật, với muối hay đường, tạo thành một lớp keo mỏng phủ bên ngoài màu hổ phách
óng ánh. Cắn một miếng thấy mềm mềm, dai dai chua dịu dàng, thế rồi bạn cảm nhận
được lớp mật ngào bên ngoài mỏng tang, thơm ngậy, tất cả quyện vào thành một
tổng thể hương vị giản dị nhưng chẳng thể hoàn hảo hơn. Vừa có chua dịu, vừa có
ngọt sắc lại có thêm cái tê tê của vị cay, khiến ta đã ăn một chỉ muốn ăn hai,
ăn ba và ăn mãi cho đến khi chẳng còn sót chút nào ở đáy hộp.
Một
hũ xay ngào mật ong thế này có giá khoảng 100.000.
Thay
vì bạn phải mất quá nhiều thời gian cho việc ngồi lột từng quả, thì bây giờ tất
cả đều đã được tách sẵn. Cộng thêm quả xay sau khi được áo một lớp mật ong sền
sệt và ngọt thanh, sẽ giúp vị chua của quả xay giảm đi rất nhiều. Khiến chúng
thơm hơn, có vị chua và ngọt cân bằng hơn.
Chùm
ruột ngào muối ớt.
Một
hàng bán đầy đủ các loại như chùm ruột, me, xay ngào một ong và muối ớt ở Sài Gòn.
Những phận đời ly hương mưu sinh giữa Sài Gòn
Không
nơi nào lực lượng hàng rong đông như ở Sài Gòn. Hàng rong từ chỗ mưu sinh nay
đã thành một nghề nghiêm túc của nhiều người. Từ những vùng quê nghèo khó, nhất
là miền Trung “cát trắng gió Lào”, người bán hàng rong đổ về thành phố với bao
nỗi lo toan, từ cơm áo nợ nần đến chữ nghĩa cho con cái đều trông chờ vào việc
góp nhặt những đồng tiền lẻ ở vỉa hè, quán nhậu.
Một ngày tháng 8 Sài Gòn mưa sụt sùi, theo chân những người bà, người chú, người chị bán hàng rong dọc ngang phố xá tôi mới thấm thía nỗi vất vả nhọc nhằn, cả những hiểm nguy của họ trong cuộc mưu sinh.
Một ngày tháng 8 Sài Gòn mưa sụt sùi, theo chân những người bà, người chú, người chị bán hàng rong dọc ngang phố xá tôi mới thấm thía nỗi vất vả nhọc nhằn, cả những hiểm nguy của họ trong cuộc mưu sinh.
Hàng
rong Sài Gòn
Theo chân người bán rong
Hình ảnh đôi gánh hàng rong, những chiếc xe đạp với lỉnh kỉnh bánh kẹo, cá viên chiên đã không còn quá xa lạ với người Sài Gòn. Bất kể nắng hay mưa, từ hẻm sâu đến đường lớn, những bước chân phụ nữ, đàn ông đầy lam lũ vẫn lặng lẽ quẩy đôi quang gánh kĩu kịt trên vai, lội bộ cùng đôi dép mòn vẹt gót giữa dòng xe cộ tấp nập.
Sống ở Sài Gòn gần chục năm, tôi đã gặp không biết bao nhiêu đôi quang gánh, đã nghe kể những câu chuyện đời, chuyện người sau mớ cóc, ổi, xoài… buồn, vui lẫn lộn nhưng đều có điểm chung là thấm đẫm mồ hôi, nước mắt dọc dài năm tháng đời bán rong.
Hình ảnh đôi gánh hàng rong, những chiếc xe đạp với lỉnh kỉnh bánh kẹo, cá viên chiên đã không còn quá xa lạ với người Sài Gòn. Bất kể nắng hay mưa, từ hẻm sâu đến đường lớn, những bước chân phụ nữ, đàn ông đầy lam lũ vẫn lặng lẽ quẩy đôi quang gánh kĩu kịt trên vai, lội bộ cùng đôi dép mòn vẹt gót giữa dòng xe cộ tấp nập.
Sống ở Sài Gòn gần chục năm, tôi đã gặp không biết bao nhiêu đôi quang gánh, đã nghe kể những câu chuyện đời, chuyện người sau mớ cóc, ổi, xoài… buồn, vui lẫn lộn nhưng đều có điểm chung là thấm đẫm mồ hôi, nước mắt dọc dài năm tháng đời bán rong.
Nhiều người trong số họ còn chọn buôn thúng bán bưng ngay cả vào thời điểm nửa đêm về sáng dù biết nguy hiểm luôn chực chờ mình. Bị cấm, nơm nớp lo chạy đội trật tự, nhưng lời rao da diết đến não lòng từ những gánh hàng rong vẫn khiến không ít người xúc động. Để hiểu hơn về cuộc sống của những phận đời ấy, tôi đã theo chân họ nhiều ngày, rảo qua không biết bao nhiêu con đường Sài Gòn mùa mưa.
Dù
trời mưa tầm tã nhưng các chị vẫn lặn lội đi bán hàng rong
Sáng
nào cũng vậy, mặt trời chưa ló dạng, khu vực Nhà điều hành xe buýt Bến Thành
(Q.1) đã đông nghẹt người. Hành khách già, trẻ, nam, nữ vội vã chen chân lên
tuyến xe sớm nhất. Người đi làm, đi học, người tung tăng đi chơi. Không ai còn
thời gian để tâm đến cái dáng lầm lũi, bơ phờ của các bà, các chị đang quẩy
gánh hàng rong đi qua phía đối diện, trên đường Phạm Ngũ Lão (Q.1). Đằng sau
gánh hàng với không quá 400.000 - 500.000 đồng tiền vốn là bao phận đời éo le,
cơ cực.
Tôi biết chị Trần Thị Trang cách đây bốn năm. Hồi đó, chị quẩy gánh hàng rong với lỉnh kỉnh cóc, ổi, xoài, bánh tráng trộn… đi bán ở công viên 23.9 (Q.1). Chị người Bình Định, mới 47 tuổi mà tóc đã bạc nhiều, gương mặt đen sạm và hai mắt lúc nào cũng thâm quầng vì mất ngủ.
Chị thuê trọ, mà nói thuê trọ cũng chưa đúng, chẳng qua chỉ là “mua” chỗ ngủ đêm giá 8.000 đồng/đêm. 3 giờ sáng, chị tất tả ra chợ mua bánh, trái rồi gánh bán đến tận 1 giờ sáng hôm sau mới về. Ăn vội phần cơm nguội, tắm, giặt, chưa kịp ngả lưng đã lại quầy quả đi. Thành ra, trông chị lúc nào cũng như kiệt sức tới nơi. Dạo đó, tôi hay ghé công viên chơi, thăm chị. Hai chị em ngồi nói đủ thứ chuyện. Chị khoe 2 đứa con ở nhà học giỏi, ngoan ngoãn, khoe tháng vừa rồi chị bán được, chắt chiu gửi về nhà cho chồng, con cả triệu.
Tôi biết chị Trần Thị Trang cách đây bốn năm. Hồi đó, chị quẩy gánh hàng rong với lỉnh kỉnh cóc, ổi, xoài, bánh tráng trộn… đi bán ở công viên 23.9 (Q.1). Chị người Bình Định, mới 47 tuổi mà tóc đã bạc nhiều, gương mặt đen sạm và hai mắt lúc nào cũng thâm quầng vì mất ngủ.
Chị thuê trọ, mà nói thuê trọ cũng chưa đúng, chẳng qua chỉ là “mua” chỗ ngủ đêm giá 8.000 đồng/đêm. 3 giờ sáng, chị tất tả ra chợ mua bánh, trái rồi gánh bán đến tận 1 giờ sáng hôm sau mới về. Ăn vội phần cơm nguội, tắm, giặt, chưa kịp ngả lưng đã lại quầy quả đi. Thành ra, trông chị lúc nào cũng như kiệt sức tới nơi. Dạo đó, tôi hay ghé công viên chơi, thăm chị. Hai chị em ngồi nói đủ thứ chuyện. Chị khoe 2 đứa con ở nhà học giỏi, ngoan ngoãn, khoe tháng vừa rồi chị bán được, chắt chiu gửi về nhà cho chồng, con cả triệu.
Hôm rồi gặp lại, chị cười hiền, khoe: “Hai đứa nhỏ nhà chị vô đại học hết rồi đó em”. Tôi mừng cho chị. Mừng những nhọc nhằn của chị đã được đền bù xứng đáng. Nhưng, hình như con càng học lên cao, chị càng cực. Bằng chứng là bữa cơm trắng quẹt với muối ới, mấy năm rồi vẫn vậy, không có gì khá hơn. Đôi dép lào mòn vẹt, cái nón lá rách bươm ngày xưa thấy chị ghi số điện thoại của con lên đó giờ chị còn đội trên đầu.
Tôi ngỏ ý xin theo chị bán hàng rong vài buổi. Chị lắc đầu nguây nguẩy, nói: “Thôi, thôi, sức đâu mà bán hả em. Sài Gòn đang mùa mưa, đường sá ngập nước tùm lum hết à, cái gánh này dòm vậy chớ nặng lắm, em kham không nổi đâu”. Tôi kham không nổi thật. Vừa kề vai vào, chực đứng dậy đã ngã nháo nhào. Mấy chị em cười ứa nước mắt. Chị Trang xuýt xoa: “Khổ chưa. Thôi, nếu muốn biết thì cứ theo chị, khỏi gánh gồng gì hết”. Đi cả buổi chiều, mưa không ngớt. Khách vắng, lạnh và đói meo.
Những
người bán hàng rong trong đêm Sài Gòn
Chúng
tôi ngang qua đường Nguyễn Thông (Q.3), trời bỗng đổ mưa ào ào. Trong mái hiên
nhỏ, người đàn ông tóc bạc ngồi bó gối, không biết vì mệt hay vì lạnh. Tôi lân
la hỏi chuyện, ông Huỳnh Văn Khương (61 tuổi, người Phú Yên) trải lòng: “Tôi vô
Sài Gòn bán đậu phộng luộc 5 năm nay. Nhà có 4 đứa con, mần ruộng không đủ ăn
nên phải đi thôi. Tôi thuê trọ dưới quận Bình Thạnh, chừng 4 giờ sáng là dậy
nhận đậu đi bán đến 9-10 giờ đêm. Ngày nào cũng như ngày nào, lội bộ riết nên
hai bàn chân từ chỗ sưng, đau thành ra chai luôn rồi”.
Ngoài thúng đậu phộng, bọc ni-lông, trong túi ông Khương còn có mớ thuốc Tây. Thấy lạ, hỏi mang theo thuốc chi vậy? Ông Khương bộc bạch: “Bệnh nhiều lắm cô à. Tôi bị tăng-xông, mệt trong người, phải mang theo thuốc đề phòng lỡ lên cơn đau đột ngột giữa đường thì còn biết xử trí”.
Ngoài thúng đậu phộng, bọc ni-lông, trong túi ông Khương còn có mớ thuốc Tây. Thấy lạ, hỏi mang theo thuốc chi vậy? Ông Khương bộc bạch: “Bệnh nhiều lắm cô à. Tôi bị tăng-xông, mệt trong người, phải mang theo thuốc đề phòng lỡ lên cơn đau đột ngột giữa đường thì còn biết xử trí”.
Chập chờn giấc ngủ đêm
Dì Tám (bán hàng rong tại công viên 23.9) tình thiệt: “Ôi, ăn còn không dám nói chi thuê phòng hả cô! Tụi tui chỉ mướn một chỗ ngủ vài ba giờ đồng hồ thôi. Hồi xưa giá có 6.000- 8.000 đồng/đêm, giờ thì 10.000- 15.000 đồng/đêm rồi. Nếu muốn sạc pin điện thoại thì phải trả thêm tiền. Nói chung, hở ra là tiền nên tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó”.
Theo dì Tám, mấy xóm trọ trên đường Rạch Bùng Binh (Q.3), Cầu Ông Lãnh (Q.1) và cả dưới quận Bình Thạnh, Thủ Đức đều có những ngôi nhà cho người bán rong “mua ngủ” qua đêm. Bất kể già, trẻ, nam, nữ gì cũng có thể đi mua ngủ bởi giá thuê phòng trọ ở những quận này rất mắc. Hơn nữa, tâm lý chung của người bán hàng rong là “mỗi ngày ngủ chừng 2, 3 tiếng đồng hồ là nhiều, thuê phòng chi cho tốn kém”.
Phải năn nỉ mãi, chị Trang mới chịu đưa tôi về chỗ trọ mà chị đã tá túc mấy năm qua. Cái lý của chị nghe thương lắm: “Em là con gái, chỗ đó chẳng thích hợp cho em đâu. Đàn ông, phụ nữ, già, trẻ gì cũng chen vô ngủ, không có khoảng cách, không chăn, màn chi cả, đến cựa mình cũng khó khăn. Sợ vừa thấy cảnh đó, em lại nằng nặc đòi ra thì khổ. Đi bán như chị, miễn có được chỗ nằm nghỉ tí là mừng rồi, không dám đòi hỏi gì thêm”. Tôi quả quyết, dù thế nào cũng sẽ ngủ với chị một đêm.
Vậy là lại lẽo đẽo theo chị về khu vực Cầu Ông Lãnh. Chúng tôi dừng chân trong một căn nhà tối bưng, ẩm thấp và nồng nặc những mùi gián, chuột, thuốc lá. Nhà vệ sinh, nhà tắm dùng chung. 1 giờ sáng mà có cả chục người đứng, ngồi chờ đến lượt “giải quyết nhu cầu”. Chị Trang phân bua: “Đi bán cũng gặp nhà vệ sinh công cộng nhưng mình vô là mất 2.000 đồng/lượt chứ ít gì. Bởi vậy, ai cũng ráng nhịn em à, chừng nào chịu không thấu mới bấm bụng bỏ ra 2.000 đồng thôi. Riêng tắm, giặt thì chờ về đây, tắm phải dè xẻn từng ca nước.
Dù
đã khuya nhưng những người phụ nữ bán hàng rong vẫn miệt mài với công việc của
mình
Dạo
này mưa, đi lang thang ngoài đường, người hết ướt rồi lại khô. Ngày mấy bận như
vậy rất dễ bị cảm lạnh. Mà cảm thì cảm, hôm sau vẫn gắng dậy đi bán chứ không
dám nghỉ”. Đứng cạnh chúng tôi, chị Phạm Thị Tâm (người Quảng Ngãi) xắn quần
ống thấp, ống cao, mặt mũi bơ phờ. Chị thủ thỉ: “Nhiều khi, 2- 3 người phải vô
nhà vệ sinh chung một lượt. Biết sao giờ, mình đi mua ngủ mà, có chỗ tắm táp,
giặt giũ là may lắm rồi”.
Căn phòng mấy chục mét vuông mà cả trăm người chen chúc. Tiếng thở dài, tiếng ngáy, ho và cả những tiếng rì rầm chẳng rõ nghĩa vọng lại trong đêm. Tôi hỏi, có ngủ được không? Chị Trang cười: “Chập chờn thôi em. Từ ngày vô Sài Gòn đến giờ, chị chưa biết cảm giác ngả lưng xuống giường, chiếu, có gối, có mền nó thế nào. Thời gian đầu, buồn và tủi thân dữ lắm. Nhiều lúc muốn bỏ hết, về quê với chồng con, nhưng nghĩ đến cảnh ruộng ít, nhà lụp xụp, về thì tiền đâu đóng học phí, mua sách vở cho con, vậy là đành ở lại”.
Căn phòng mấy chục mét vuông mà cả trăm người chen chúc. Tiếng thở dài, tiếng ngáy, ho và cả những tiếng rì rầm chẳng rõ nghĩa vọng lại trong đêm. Tôi hỏi, có ngủ được không? Chị Trang cười: “Chập chờn thôi em. Từ ngày vô Sài Gòn đến giờ, chị chưa biết cảm giác ngả lưng xuống giường, chiếu, có gối, có mền nó thế nào. Thời gian đầu, buồn và tủi thân dữ lắm. Nhiều lúc muốn bỏ hết, về quê với chồng con, nhưng nghĩ đến cảnh ruộng ít, nhà lụp xụp, về thì tiền đâu đóng học phí, mua sách vở cho con, vậy là đành ở lại”.
Trong
những ngày theo chân các bà, các chị bán hàng rong, tôi ngỡ ngàng nhận
ra, đối với họ, mua chỗ ngủ qua đêm xem như vẫn còn may. Nhiều người vì
không “xí” được một khoảng nền bé tẹo trong các nhà trọ đành ra quán cóc
vỉa hè thuê võng, ghế ngủ ngồi. Có dịp ghé chợ đầu mối Bình Điền, Thủ
Đức hay chợ Bình Tây lúc nửa đêm về sáng, sẽ không khó bắt gặp những
phận đời ngủ ngồi giữa tiếng xe cộ ồn ào, khói thuốc lá nặng mùi và
tiếng ngáy o o của cánh đàn ông.
Người xa quê, chọn nghề buôn thúng bán bưng giữa Sài Gòn là vậy. Họ luôn cố gắng tiết kiệm đến hết mức có thể. Ví như chị Trang, chị Tâm mỗi ngày chỉ ăn đúng một bữa. Thức ăn thường trực của họ là muối ớt, năm khi mười họa mới dám mua hộp cơm có thịt, cá. Không thuê phòng trọ, giấc ngủ luôn trong cảnh “thiếu trước hụt sau”.
Những ngày dọc ngang qua mấy công viên, thỉnh thoảng tôi lại gặp một bà, chị ngồi ngủ gật ngay bên gánh hàng của mình. Đến chừng giật mình dậy, gương mặt của họ hãy còn phảng phất cái sự “thèm ngủ”. Vậy mà, chẳng thấy ai than vãn điều gì. Họ cứ lặng lẽ đi, về như con ong chăm chỉ. Chị Trang bảo người bán rong dù là nam hay nữ gì cũng vậy, giấc ngủ luôn luôn thiếu.
Và những hiểm nguy
“Đã nghèo còn gặp eo” là câu nói tôi hay nghe các bà, các chị rỉ tai trong những ngày theo chân họ. Nào bị cụt vốn vì khách ăn quỵt, xin đểu, nào cướp giật, móc túi, đủ cả những điều bất an. Thế nhưng, lỡ có gặp nạn cũng cắn răng chịu chứ không biết cầu cứu ai. “Đã chọn nghề này thì phải chấp nhận rủi ro”- chị Trang kết luận.
Mấy bận trước cũng thế này, tỉnh dậy thì không chỉ bánh, trái mất mà ngay cả tiền bọc trong túi cũng mất sạch”. Nói rồi, chị lại khẽ thờ dài. Chị tên Dinh, người Quảng Ngãi, 45 tuổi, tóc đã bạc và đôi mắt rất buồn. Chị bảo, hành trình buôn thúng bán bưng của mình mới đó mà đã ngót chục năm. Chị Dinh cho biết: “Mình phụ nữ chân yếu tay mềm, đi bán ban đêm nguy hiểm lắm. Có lần, một nhóm 5, 6 thanh niên tóc đỏ, tóc vàng ghé lại kêu tôi làm bánh tráng trộn. Tôi mừng quá chừng vì nghĩ mình gặp mánh, bán được nhiều. Ai dè, đang lúi húi thì một cậu đâu 20, 21 tuổi gì đó, kề dao sát cổ tôi, kêu có nhiêu tiền đưa ra, im thì sống. Vậy là, tôi có dám ú ớ câu nào đâu. Bao nhiêu vốn liếng bay hết chỉ trong vòng một phút.
Đau lắm! Tụi nhỏ bỏ đi, tôi ngồi khóc như mưa. Thấy thương mình quá!”. Ngồi gần chị Dinh, chị Nguyễn Thị Gái (người Bình Định) góp chuyện: “Làm nghề này, ngoài vất vả ra, rủi ro cũng rất nhiều. Hôm rồi, tôi ngồi bán bên công viên 23/9, có hai thanh niên tới mua cóc, xoài và bánh tráng trộn. Vừa làm xong, chưa kịp nói gì thì cả hai hè nhau giật phăng mấy gói bánh bỏ chạy. Vậy là mất tiền. Tôi đâu thể chạy theo, phần biết sức mình đuổi không kịp, phần lo, lỡ hớ ra, mấy đứa có đồng bọn đằng sau chạy tới trút luôn cái gánh thì cụt đường buôn bán chứ chẳng chơi”.
Bán hàng rong ban đêm, giá có nhỉnh hơn ban ngày 1.000- 2.000 đồng/loại hàng. Không chỉ vậy, ban đêm, khách ghé công viên chơi, ra bờ kè nhậu nhẹt nên các loại trái cây, đậu phộng, trứng cút, trứng gà bán được nhiều. Do dó, người bán hàng rong thường chấp nhận cảnh đi sớm, về khuya những mong có thêm ít tiền lời. Theo tìm hiểu của tôi, không chỉ cánh phụ nữ mà đàn ông cũng gặp phải cảnh xin đểu, trấn lột giữa đêm như thường.
Bán cá viên chiên, trứng cút chiên ngót 8 năm, anh Ngô Văn Thành (30 tuổi) không thể nhớ hết số lần mình bị ăn quỵt, xin đểu. Anh Thành kể: “Nhiều khi do đông khách, mình lơ là nên mấy tên choai choai ghé mua rồi bỏ chạy khi chưa trả tiền, nhưng phần lớn là chúng đi thành nhóm, 3- 4 tên, kề dao, kim tiêm vào cổ mình xin "chút đỉnh". Những lúc như vậy, rất khó phản ứng kịp”.
Phố Sài Gòn phố Hà Nội: của những người lặng lẽ mưu sinh !
Sài Gòn thành
phố đông dân nhất Việt Nam với gần 10 triệu người, có vẻ càng như đông hơn khi
dân khó khăn từ tứ xứ đổ về nhất là sau khi Ðà Nẵng thành phố đông dân nhất
miền Trung thẳng tay truy quét ăn mày cùng những người bán hàng rong trên phố.
Bán bánh tráng
nướng ở Hồ Con Rùa
Nhịp sống Sài
Gòn luôn ồn ào sôi động với những dòng xe cộ ngược xuôi hối hả, triền miên trên
khắp các ngả đường, ít ai thấy, hay dừng lại để nhìn những thân phận người lặng
lẽ mưu sinh nơi đường phố, dù cho mưa nắng.
Một chiều,
chúng tôi dừng chân nơi bùng binh Hồ Con Rùa để trò chuyện với những chị em bán
hàng rong nơi đây.
Khi chúng tôi
đưa máy chụp hình lên, cô gái bán bánh tráng nướng đứng chắn ngang nhất quyết
không cho chúng tôi chụp hình bằng một giọng khá gay gắt của người miền Bắc.
Nhưng khi chúng tôi mua một cái bánh thì cô gái khoảng 20 mươi tuổi này nhanh
nhẹn nướng bánh, quết lên đó một chút pa-tê tự làm, chút mỡ hành, chút tôm chà,
đập thêm cái trứng cút... chưa đầy 3 phút cô trao cho chúng tôi cái bánh pizza
“Made in SaiGon” với giá 7 ngàn đồng. Vị bánh khá lạ, hèn chi hai cô gái ngồi
trên xe Honda gần chúng tôi nãy giờ đã thong thả dùng tới cái... thứ ba.
Hỏi thăm, cô
gái bán bánh tráng nướng trứng cúc cho biết cô quê Nam Ðịnh, vô Sài Gòn thuê
nhà ở đã hơn ba năm nay, chồng đi phụ hồ, cô bán bánh tráng trừ các chi phí một
ngày cô cũng thu nhập hơn một trăm ngàn đồng. Nghề này là do một người trong
xóm trọ truyền cho cô, nghề thì không cực, chỉ cực mỗi cái căn chạy xe dẹp lòng
lề đường của công an...
Gần chỗ cô bán
bánh tráng nướng trứng cút là một chiếc xe đẩy bán bánh tét, loại bánh nhỏ, năm
ngàn đồng một cái. Cô gái bán bánh nhỏ con, lặng lẽ, khi chúng tôi mua bánh,
hỏi thăm mãi thì cô cũng chỉ cho biết có hai điều, thứ nhất là cô quê Bến Tre,
thứ hai cô mười tám tuổi, ngoài ra thì cô chỉ cười cười, không cho biết thông
tin gì thêm.
Thấy một chị
bán nước ngọt và khô mực khá lớn tuổi gần đó, chúng tôi ngồi uống nước và hỏi
thăm.
Chị L., ngoài
năm mươi tuổi, gương mặt buồn, cho chúng tôi biết chị là dân Sài Gòn gốc, đi
kinh tế mới trở về bán ở khu Hồ Con Rùa này đã được mười mấy năm.
Theo chị L.
cho biết thì mỗi ngày từ bốn giờ chiều cho tới 11 giờ đêm bất kể trời mưa hay
nắng, ngày lễ, ngáy Tết hay là ngày Chủ Nhật, chị đều có mặt tại đây, đó là
chưa kể những đêm Giáng Sinh chị thức bán tới hai, ba giờ sáng.
Sau 1975, gia
đình chị phải rời bỏ Sài Gòn đi kinh tế mới, mấy năm lăn lóc trên vùng đất đỏ
Long Khánh, không sống nổi, chị trở về Sài Gòn tá túc nhà người em ở quận Bình
Thạnh. Lấy chồng, chồng bỏ đi từ khi đứa con gái còn nhỏ xíu, chị làm đủ thứ
nghề để kiếm sống, để nuôi con, cuối cùng chị may mắn “dừng chân” nơi Hồ Con
Rùa. Niềm an ủi lớn nhất của đời chị bây giờ là cô con gái đã lớn, đã biết phụ
mẹ và tỏ ra ngoan hiền, hiếu thảo.
Khi chúng tôi
trò chuyện với chị L., cô con gái tới phụ mẹ có tới chào chúng tôi. Khác với vẻ
mệt mỏi, buồn phiền của người mẹ, cô con gái của chị L. khá xinh xắn, với dáng
vẻ tươi tắn của thiếu nữ tuổi đôi mươi.
Một cụ già đến
Sài Gòn từ miền Trung với ít cái bánh tráng nướng trên vai rong ruổi khắp phố
Sài Gòn.
Chị L. cho
biết, hiện con gái chị đang đi làm cho một công - ty chuyên về trang điểm tạo
kiểu tóc của người Hàn Quốc. Lương rất thấp, chỉ có một triệu rưỡi mỗi tháng,
nhưng sống được nhờ tiền “boa” của khách. Con gái chị đang mơ ước khi đã thành
thạo về các kiểu tóc sẽ ra mở một tiệm riêng, vì ở Sài Gòn này nếu tay nghề đã
giỏi thì không bao giờ sợ thiếu khách.
Công ty mà con
gái chị L. làm chúng tôi có biết, đây là nơi khá nổi tiếng ở Sài Gòn, vào những
tháng cao điểm khách tới làm tóc phải lấy số thứ tự chờ tới lượt. Nhưng vì trả
lương quá thấp nên nhân viên ở đây đã không ít lần phải “đình công”.
Những lúc như
vậy, các cô thợ “rỉ tai” khách tới làm tóc tại một tiệm của một nhân viên cũ ở
đây ra mở tiệm tại một con hẻm tại quận 3, chất lượng y chang mà giá thành chỉ
bằng 1/3 của công ty Hàn Quốc.
Ðiều chị L.
buồn phiền nhất hiện nay là, khi cơn mưa xuống co ro núp dưới gốc cây lo mấy
con khô mực bị ướt, ế ẩm không bán được.
Lo bị trật tự
hốt về phường là mất vốn.
Chị cho biết,
thường họ cũng “phân biệt đối xử” lắm, dân bán vỉa hè nếu là cư dân có hộ khẩu
ở phường sở tại thì thường được đóng phạt, thậm chí có thể xin tha mà không bị
nộp tiền. Còn những người ở xa như chị, chưa bao giờ xin được, dù chỉ một lần.
Chúng tôi rất
hiểu những nỗi lòng như chị L. và những người bị “xúc” đi kinh tế mới về.
Họ bị mất hộ
khẩu thường trú tại thành phố, dù lỗi không do họ, nhiều người thậm chí đến lúc
chết vẫn còn ao ước có mảnh giấy lận lưng.
Bởi lẽ họ
không cam lòng làm cư dân “lậu” trên chính mảnh đất của ông bà, tổ tiên họ để
lại.
Chính sách
kinh tế sai lầm của một thời, như một kinh tế gia (giấu tên) đã gọi việc “ép”
dân Sài Gòn đi kinh tế mới là “đem con bỏ chợ”, đang lẽ bây giờ phải xin lỗi
dân, xem xét thiệt hại, bồi thường và cấp lại giấy tờ, hộ khẩu cho họ, chứ
không thể đối xử với họ như những cư dân “vô thừa nhận”. Thực tế dân kinh tế
mới gốc Sài Gòn hiện sống lây lất còn thua cả dân nhập cư từ các tỉnh thành
khác về, vì dân nhập cư còn có giấy tờ, hộ khẩu gốc, trong khi dân kinh tế mới
về bị “xóa trắng” giấy tờ gốc, trở thành những cư dân “lậu”.
Chuyện “hộ
khẩu” và “hậu khổ” thì chỉ có ai sống dưới chế độ XHCN “ưu việt” thì mới hiểu
được. Bên Trung cộng có lúc người ta đã kiến nghị bỏ chế độ hộ khẩu nhưng vẫn
chưa được.
Sau 1975,
những người miền Bắc XHCN đem vào cho nhân dân miền Nam
câu nói, mà qua kinh nghiệm sống dưới chế độ họ tổng kết được, đó là: “Nhất
thân, nhì thế, tam ngân, tứ tài”, nhưng người miền Nam sau 30 năm sống với chế độ họ
tổng kết ngăn gọn hơn: “Nhất thân, nhì... liều!”
Gánh hàng bún
riêu trên phố Nguyễn Huệ.
Chúng tôi đã
từng chứng kiến một tay giang hồ Sài Gòn dạy vợ bán thuốc lá trên vỉa hè Sài
Gòn, như sau: “Mày để tủ thuốc đây bán, trật tự đi dẹp mầy đập bể tủ lấy kiếng
rạch tay, máu chảy rồi lu loa lên, tao sẽ ra mặt. Sau nầy tao đi ăn cướp hay đi
buôn xì-ke thì tao nói trên vận động giang hồ hoàn lương, nhưng phường không
muốn dân lương thiện yên ổn làm ăn!”
Câu chuyện vỉa
hè Sài Gòn thì còn dài, nhưng chúng tôi muốn tạm dừng bằng câu hỏi của một bác
giáo già đã nghỉ hưu: “Nếu nhà báo các anh không viết về nỗi khổ, nỗi oan khuất
của người dân thì các anh viết báo để làm gì?!”
Chúng tôi thì
tự hỏi, có thay đổi được gì không, những phận người lặng lẽ mưu sinh nơi hè phố
Sài Gòn?
Văn Lang
Phố Hà Nội: của những người lặng lẽ mưu sinh !
No comments:
Post a Comment