Cuộc giải cứu nhà báo Foley bất thành của đặc nhiệm Mỹ
Chiếc trực thăng Black Hawk, được vũ trang hạng nặng, thả khoảng 20 lính biệt kích Lực lượng đặc nhiệm Delta xuống một thị trấn ở Syria vào nửa đêm 4/7, bắt đầu chiến dịch đặc biệt nhằm giải cứu các con tin người Mỹ bị lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo giam giữ.
Nhà báo James Foley trên chiến trường. Ảnh: AFP.
|
Đội đặc nhiệm Delta được thả xuống Akrishi, thị trấn nhỏ gần thành phố Raqqa, miền đông Syria, bên bờ sông Euphrates. Tuy nhiên, trước khi đổ bộ để tìm kiếm các con tin Mỹ, trong đó có nhà báo James Foley, họ đã phá hủy một mục tiêu quan trọng. Đó là kho vũ khí phòng không tại một căn cứ của nhóm phiến quân cách Raqqa khoảng 5 km về phía đông nam. Raqqa được coi là thành trì của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS), những kẻ đang tìm cách thiết lập một vương quốc Hồi giáo.
Thông tin trên cùng với chi tiết cuộc đột kích được các nhân chứng kể lại với người tự xưng là Abo Ibrahim al Raqaoui, thành viên một nhóm hoạt động đối lập ở Syria. Người này cung cấp các thông tin về vụ việc cho hãng tin Reuters của Anh từ Syria, thông qua phỏng vấn trực tuyến.
Nhóm hoạt động của Raqaoui đăng tải thông tin về vụ đột kích mà các nhân chứng kể lại lên Facebook ngay sau khi nó diễn ra. Tuy nhiên, những thông tin này đã bị gỡ bỏ.
"Cuộc đột kích diễn ra sau nửa đêm", Raqaoui nói. "Các trực thăng trước tiên bắt đầu phá hủy những vũ khí phòng không". Tuy nhiên, hãng tin của Anh chưa xác thực thông tin này.
Trong khi đó, Nhà Trắng hôm 20/8 cũng công bố chi tiết cuộc đột kích, một ngày sau khi nhóm phiến quân IS đăng tải đoạn video chặt đầu nhà báo Foley. Nhà Trắng cho biết lính biệt kích không tìm được Foley cũng như các con tin khác, và phải công bố thông tin sau khi một số hãng tin Mỹ biết về chiến dịch giải cứu.
Cuộc đột kích của lính Mỹ vào trung tâm vùng lãnh thổ IS kiểm soát, diễn ra vào ngày Quốc khánh Mỹ, kết thúc trong thất vọng khi không có con tin nào được tìm thấy.
"Đốt doanh trại"
Sau khi tiếp đất, nhóm biệt kích phong tỏa con đường chính tới Raqqa và di chuyển đến một nhà giam tạm thời, nơi họ cho là đang giam Foley cùng các con tin khác, Raqaoui cho biết. Khi không tìm thấy Foley, họ liền tấn công căn cứ, được phiến quân đặt tên là "Bin Laden", giống với tên của trùm khủng bố al-Qaeda Osama bin Laden. Sau đó, nhóm biệt kích châm lửa đốt căn cứ.
"Những người dân làng kể lại rằng, biệt kích Mỹ đã đốt doanh trại và tiêu diệt toàn bộ các tay súng ISIS ở đó", Raqaoui nói, sử dụng một tên gọi khác của lực lượng Nhà nước Hồi giáo.
Washington cũng xác nhận tiêu diệt "nhiều" tay súng IS và một binh sĩ Mỹ bị thương khi trực thăng Mỹ bị tấn công. Trong khi đó, thông tin của Raqaoui cho biết có hai binh sĩ Mỹ bị thương.
Chiến dịch đặc biệt này được Tổng thống Mỹ Barack Obama phê chuẩn và dựa trên thông tin tình báo Mỹ, trong đó có thông tin từ những con tin được thả. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ không xác nhận chiến dịch diễn ra hôm 4/7.
Đây cũng là cuộc đối đầu trực tiếp trên bộ đầu tiên giữa Mỹ và phiến quân Nhà nước Hồi giáo, đồng thời là hoạt động quân sự trên bộ đầu tiên của Washington tại Syria kể từ khi cuộc nội chiến ở nước này nổ ra năm 2011.
Cuộc đột kích thất bại trong việc giải cứu con tin đã phơi bày những hạn chế của tình báo Mỹ về cuộc xung đột hỗn loạn ở Syria. "Chúng tôi tin rằng mình đã có chứng cứ về vị trí con tin bị giam giữ", một quan chức Mỹ giấu tên nói.
Vị trí thành phố Raqqa. Đồ họa: understandingwar.org.
|
Phiến quân đoán trước được cuộc đột kích
Một người Syria thân cận với IS, tiết lộ rằng nhóm phiến quân đã biết trước về cuộc đột kích khi nhìn thấy những người Mỹ hỏi thông tin về các con tin ở thành phố Antakya của Thổ Nhĩ Kỳ, cách biên giới với Syria khoảng 20 km.
"Người Mỹ tìm kiếm các con tin của họ và cũng tìm kiếm thông tin một cách tuyệt vọng", người này nói. "Họ tìm gặp và hỏi thăm những người dân ở Antakya. Sau đó, cuộc đột kích diễn ra. IS dự đoán được và đề phòng trước. Đó là lý do chúng có thể đã thay đổi địa điểm giam con tin".
Rami Abdelrahman, người sáng lập Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria, cho biết vào thời điểm diễn ra cuộc đột kích tháng trước, các nhà hoạt động của tổ chức này ở Raqqa nhận được thông báo từ một nguồn tin thân cận với IS rằng lính Mỹ đã mở một cuộc đột kích ở khu vực. Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria chuyên giám sát tình hình bạo lực trong cuộc chiến ở nước này thông qua mạng lưới các nhà hoạt động.
"Người dân nói họ nghe thấy tiếng ồn từ máy bay và tiếng súng nổ nhưng không có gì thêm", Abdelrahman kể lại, đồng thời cho biết nguồn tin thân cận với IS nói một số người Mỹ đã bị giết vào thời điểm đó, các tay súng IS cũng bị thương.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, một tổ chức độc lập của Mỹ, ước tính có 24 nhà báo, cả trong và ngoài nước, bị bắt cóc và đang ở Syria. Trong số này có Steven Sotloff, nhà báo Mỹ xuất hiện ở cuối đoạn video hành quyết James Foley do IS đăng tải hôm 19/8. Chúng cảnh báo Sotloff sẽ là nạn nhân tiếp theo nếu Mỹ vẫn tiếp tục không kích ở Iraq.
Chiến đấu cơ cùng máy bay không người lái của Mỹ hàng ngày vẫn tiến hành không kích nhằm vào những vị trí của IS ở Iraq. Giới chức Mỹ cho biết họ không loại trừ khả năng tăng cường hành động quân sự nhằm vào các phần tử Hồi giáo cực đoan IS, nhóm liên tục đe dọa chống lại Mỹ kể từ khi Washington bắt đầu chiến dịch không kích hai tuần trước.
Video Cuộc giải cứu con tin ở Syria của biệt kích Mỹ
Hai năm ròng rã tìm kiếm James Foley
Nhận được email đầu tiên từ những kẻ nặc danh, gia đình Foley tìm mọi cách để có được thông tin về nơi anh bị giam và giải cứu nhưng không thành. Foley đã bị nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo hành quyết và tung video lên mạng.
Nhà báo James Foley trong buổi gặp gỡ học sinh một trường trung học ở thị trấn Framington, bang Massachusetts năm 2011. Ảnh: AP.
|
Nhà báo Mỹ James Foley mất tích vào ngày Lễ Tạ ơn, 22/11/2012, khi đang đưa tin ở miền bắc Syria. Bạn bè và người thân của Foley tìm đến hàng chục người trong suốt một năm với hy vọng ai đó có manh mối hoặc liên lạc giúp đưa nhà báo này về nhà. Tháng 11/2013, liên lạc đầu tiên từ những kẻ bắt cóc xuất hiện, nhưng đoạn hội thoại kết thúc gần như ngay sau khi nó bắt đầu.
Cuộc giải cứu không manh mối
Không có thông tin hay dấu hiệu nào của James Foley kể từ khi anh bị bắt cóc tại khu vực gần thị trấn Taftanaz, miền bắc Syria. Gia đình Foley đếm thời gian Foley mất tích một cách kín đáo trong 6 tuần đầu. Họ công bố sự việc vào tháng 1/2013, tìm kiếm thông tin về những kẻ bắt cóc và nơi Foley bị giam, cầu xin chúng thả người. Những lời nhắn được đăng tải trên Twitter đếm số ngày nhà báo người Mỹ mất tích, 120, 191, 200 rồi 300 ngày.
Phải đến tháng 9/2013, gia đình Foley mới biết "Jim" (tên gọi khác của James Foley) còn sống. Philip Balboni, giám đốc điều hành hãng truyền thông Global Post, nơi Foley làm việc, gọi đây là một "bước tiến may mắn". Một thanh niên người Bỉ tới Syria tham chiến và kết bạn với Jim đã cung cấp thông tin về tình trạng của anh. Khi người này về Bỉ, anh đã đem lại "thông tin đáng giá" về nơi Jim bị giam và kẻ bắt cóc.
"Đó là lần đầu tiên chúng tôi biết Jim còn sống", Balboni nhớ lại. "Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời".
Gia đình Foley cùng Global Post khi đó vẫn hy vọng có thể liên lạc trực tiếp với Foley. Tuy nhiên, "chúng tôi không tìm thấy gì cả. Không có gì cả", ông John, cha của Foley, tháng 10/2013, nói trên chương trình truyền hình Today.
Lần liên lạc đầu tiên
Tháng 11/2013, mọi thứ bắt đầu thay đổi khi những kẻ bắt cóc gửi email tới gia đình Foley. Nó được mã hóa với nội dung đòi khoản tiền chuộc 100 triệu euro (130 triệu USD) để đổi mạng anh, hoặc đòi Mỹ thả các tù nhân là khủng bố Hồi giáo, trong đó có một nhà thần kinh học.
Vào thời điểm đó, những người biết chuyện nghi rằng ISIS, nhóm phiến quân Hồi giáo đang hoạt động ở Iraq và Syria, có thể có liên quan trong vụ việc. Chính quyền Mỹ không trả tiền chuộc khiến cuộc đàm phán có nguy cơ bất thành. Trong khi đó, khoản tiền chuộc khá lớn cho thấy những kẻ bắt cóc không có hứng thú đàm phán.
"Chúng tôi không nhìn nhận số tiền này một cách nghiêm túc", Balboni nói, đồng thời cho biết bức thư "quá đáng bởi không ai có thể kiếm được ngần đó tiền". (Những khoản tiền chuộc để trả tự do cho các con tin ở Syria trong thời gian gần đây thường ở mức từ 2 đến 4 triệu euro). Tuy nhiên, email, gửi từ một website chuyên tạo và bảo vệ những tài khoản nặc danh, vẫn được xem xét kỹ lưỡng.
Người gửi cần cho thấy bằng chứng sống, một dấu hiệu chứng tỏ Foley đang thực sự nằm trong tay họ. Vấn đề này được triển khai dưới dạng nhiều câu hỏi dành cho Foley mà chỉ mình anh biết câu trả lời.
Các câu hỏi được trả lời "một cách rất chi tiết", một người hiểu rõ sự việc cho biết. "Điều này đã khá rõ ràng". Kẻ liên lạc với gia đình Foley "đang giam giữ Jim hoặc đã tiếp cận anh ấy".
Chỉ có thêm "một số ít" email trao đổi trong vài tuần sau đó, người này nói. Trong toàn bộ thời gian này, các chuyên gia pháp y và ngôn ngữ học đã tập trung nghiên cứu nội dung những bức thư để tìm manh mối về người gửi hoặc bất kỳ thông tin nào về nơi giam Foley.
Những email được viết "bằng tiếng Anh rất tốt", Balboni nhận định. Ông không nêu rõ thêm về người gửi, ngoài việc chỉ ra tài khoản này có một tên mô tả, không phải tên người, cùng "một số thông tin nhận dạng khác". Toàn bộ thông tin này được chuyển cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).
"Không có dấu hiệu lạ nào về ngôn ngữ sử dụng trong các email", lãnh đạo Global Post kể lại. Không có điều gì đặc biệt bất thường trong ngôn ngữ để có thể giúp họ lần ra manh mối mới.
Một số thông tin trong email nặc danh nói về sự kiêu ngạo của chính phủ Mỹ, và rằng Washington thường từ chối chi tiền chuộc cũng như thả tù nhân ngoại quốc. Tuy nhiên, chúng không đưa ra thêm yêu cầu nào.
"Không có thỏa thuận nào về các con số", người hiểu rõ sự việc nói. "Chúng đưa ra con số 100 triệu euro và đó là cái chúng muốn".
"Chúng không bao giờ thỏa thuận", Balboni nhận định. Sau một số email ngắn gửi qua lại trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12/2013, những kẻ bắt cóc bất ngờ im lặng.
John và Diane Foley, bố mẹ của nhà báo Mỹ bị hành quyết, nghẹn ngào nói trước báo giới sau vụ việc. Ảnh: AP.
|
Nỗ lực giải cứu thất bại
Tất cả những nỗ lực nối lại liên lạc đều thất bại. Nhiều email được gửi tới tài khoản nặc danh nhưng không có phản hồi. Việc liên lạc thông qua bên trung gian, từng tiến hành từ lần đầu tiên Foley biến mất, cũng không hiệu quả.
Những thông tin về Foley tiếp tục đến từ các con tin trốn thoát, được trả tự do hoặc được chuộc. Vài người trong số này đã ở cùng Foley trong thời gian bị bắt. Họ kể rằng Foley khỏe mạnh và có lòng kiên định trong những khoảng thời gian khó khăn.
Một số còn cung cấp manh mối về địa điểm và cách thức nhóm phiến quân giam nhà báo Mỹ. Những thông tin này đóng vai trò lớn trong sứ mệnh giải cứu Foley cùng các con tin người Mỹ của Lực lượng Đặc nhiệm hồi tháng 7. Sứ mệnh bất thành bởi con tin không có mặt ở địa điểm đáng ngờ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 21/8 cho hay.
Nhóm khủng bố liên lạc trở lại vào tuần trước. Chúng gửi một email tới gia đình Foley vào đêm hôm 13/8, khiến những hy vọng con tin này được thả gần như không còn. Email lần này có nội dung dài hơn, tràn ngập những lời đả kích, chống chính quyền Washington và nói Foley sẽ bị hành quyết để trả đũa cho các đợt không kích của Mỹ ở Iraq.
Bức thư trên là một lời đe dọa "chết chóc thực sự", nhưng Balboni cùng mọi người vẫn nuôi hy vọng có thể đàm phán. "Với thực tế là Jim bị bắt làm con tin trong gần hai năm, thay đổi vị trí, cho ăn, che giấu trong suốt khoảng thời gian trên, việc giành lại sự sống cho anh ta giờ gần như vô vọng", Balboni nói. "Nhưng chúng tôi hy vọng có thể thỉnh cầu được chúng".
Lời thỉnh cầu được soạn thảo cẩn thận rồi gửi tới những kẻ bắt cóc dưới hình thức một email. "Nó cần được suy xét và đánh giá kỹ lưỡng nhưng phải gửi đi nhanh chóng", CEO Global Post nhận định. Nhưng nỗ lực cuối cùng đó cũng nhanh chóng trở thành vô ích, cơn ác mộng đã trở thành hiện thực.
"Tôi luôn tin rằng chúng tôi sẽ đưa anh ấy về nhà an toàn", Balboni nói. "Ngay cả sau đêm thứ tư tuần trước, tôi vẫn tin chúng không giết Foley. Tôi cho rằng chúng ta đã đánh giá thấp sự tức giận của chúng".
Video Nỗ lực giải cứu Foley cùng các con tin ở Syria của đặc nhiệm Mỹ
Bức thư cuối cùng của khủng bố gửi gia đình James Foley
Bức thư mà phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) gửi cho gia đình nhà báo bị chặt đầu James Foley, một tuần trước khi hành quyết anh, cho thấy sự lạnh lùng và tàn bạo của nhóm người này.
Nhà báo James Foley. Ảnh: Nicole Tung
|
Gia đình của nhà báo James Foley ngày 26/3/2013 lần đầu tiên sau hơn 1 năm mất liên lạc nhận lời nhắn từ những kẻ bắt cóc James yêu cầu đòi tiền, thật nhanh. Sau khi chứng minh với nhà Foley và những điều tra viên rằng chúng thực sự đang giữ James, phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đưa ra yêu cầu duy nhất là khoản tiền chuộc trị giá 100 triệu euro (tương đương 132 triệu USD) hoặc thả các tù nhân bị Mỹ giam giữ.
Lần tiếp theo nhà Foley được tin từ những kẻ bắt cóc là vào ngày 12/8. Họ nhận một email với nhiều lỗi chính tả có nội dung như sau:
Lũ cừu sẽ theo đuôi kẻ chăn cừu mù trong bao lâu nữa?
Thông điệp gửi tới chính phủ Mỹ và những công dân con cừu
Chúng ta đã không động đến các ngươi từ sau thất bại đáng hổ thẹn ở Iraq. Chúng ta không muốn can thiệp vào quốc gia hay tấn công dân chúng của các ngươi khi họ đang yên ổn trong những ngôi nhà của mình mặc dù chúng ta hoàn toàn có khả năng làm điều đó.
Những kẻ cặn bã của xã hội các ngươi đang bị chúng ta giam giữ, chúng đã cả gan xâm phạm lãnh địa của đàn sư tử, nơi chúng sẽ bị ăn thịt.
Các ngươi được trao rất nhiều cơ hội đàm phán để đổi lấy sự tự do cho đám người của mình bằng cách giao nộp tiền cho chúng ta như nhiều nước khác đã chấp thuận. Chúng ta cũng đề nghị việc trao đổi tù binh để đổi lấy những người Hồi giáo hiện đang bị các ngươi giam giữ, ví như em gái chúng ta Dr Afia Sidiqqi, tuy nhiên các ngươi mau chóng chứng minh với chúng ta rằng đó không phải là những gì các ngươi quan tâm.
Ngươi không có bất cứ một động lực nào khác để đối phó với những người Hồi giáo ngoại trừ ngôn ngữ của vũ lực, thứ ngôn từ được "dịch sang tiếng Ảrập" khi các ngươi cố gắng chiếm đất Iraq trước đây! Bây giờ, các ngươi quay lại và dội bom những người Hồi giáo Iraq một lần nữa, lần này phải dùng đến cả không kích và "quân đội ủy thác", tất cả đều thật hèn nhát và đáng xấu hổ khi né tránh một cuộc đối đầu trực diện.
Hôm nay lưỡi gươm của chúng ta được rút khỏi vỏ và chĩa về phía các ngươi, cả chính phủ cũng như người dân của các ngươi. Chúng ta sẽ không dừng lại cho đến khi cơn khát máu được thỏa mãn.
Các ngươi đã không tha cho người già, kẻ yếu đuối, phụ nữ và trẻ em của chúng ta, vậy thì ta cũng sẽ không tha cho người của các ngươi.
Các ngươi và dân chúng của các ngươi sẽ phải trả giá cho những vụ đánh bom.
Đầu tiên máu của một công dân Mỹ sẽ đổ, James Foley!
Hắn sẽ bị hành quyết và đó là minh chứng cho hậu quả trực tiếp các ngươi phải nhận khi xâm phạm chúng ta.
Gia đình nhà báo bị chặt đầu đã sẵn sàng trả tiền chuộc
Gia đình James Foley đã chuẩn bị quyên góp để nộp tiền chuộc theo yêu sách của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) nhằm giải cứu nhà báo, cho dù chính phủ Mỹ cấm người dân giao dịch với các tổ chức khủng bố.
John và Diane Foley, bố mẹ của nhà báo Mỹ bị hành quyết. Ảnh: AP
|
Theo một người bạn thân của gia đình Foley, bố mẹ của nhà báo, Diane và John Foley, sẵn sàng vi phạm luật pháp để bảo toàn tính mạng cho con trai mình. Sau khi được tư vấn pháp luật, gia đình tin rằng họ sẽ không bị truy tố nếu trả tiền chuộc cho IS. Tuy nhiên, theo luật pháp Mỹ, nếu gia đình đáp ứng yêu cầu của phiến quân, họ sẽ bị Bộ Tư pháp Mỹ truy tố về tội danh tài trợ khủng bố.
Trong đoạn phim hành quyết Foley, tên đao phủ tuyên bố anh bị giết để trả thù cho các cuộc không kích của Mỹ chống lại IS tại Iraq.
Trong đoạn phim hành quyết Foley, tên đao phủ tuyên bố anh bị giết để trả thù cho các cuộc không kích của Mỹ chống lại IS tại Iraq.
Tuy nhiên, những kẻ bắt cóc ban đầu đã ra yêu sách, đòi số tiền chuộc là 100 triệu EUR để đổi lấy sự tự do cho Foley, qua bức email được gửi cho gia đình vào tháng 11. Phiến quân cũng ra điều kiện yêu cầu phương Tây thả các tù nhân Hồi giáo mà Mỹ đang giam giữ.
IS lần đầu tiên liên lạc với gia đình Foley một năm sau khi nhà báo mất tích trong khi đang tác nghiệp về cuộc nội chiến ở Syria.
"Chúng tôi không nhìn nhận số tiền này một cách nghiêm túc", Telegraphdẫn lời ông Phil Balboni, người đồng sáng lập của hãng truyền thông GlobalPost, nơi Foley làm việc, cho biết.
Ông Balboni là người có mối quan hệ thân thiết với gia đình nhà báo. Ông cho biết gia đình hy vọng khoản tiền chuộc khoảng 5 triệu USD có thể thuyết phục được những kẻ bắt cóc trả tự do cho con trai họ. Đây là số tiền các nước châu Âu được cho là thường trả cho phiến quân Hồi giáo để giải cứu công dân.
Ông Balboni là người có mối quan hệ thân thiết với gia đình nhà báo. Ông cho biết gia đình hy vọng khoản tiền chuộc khoảng 5 triệu USD có thể thuyết phục được những kẻ bắt cóc trả tự do cho con trai họ. Đây là số tiền các nước châu Âu được cho là thường trả cho phiến quân Hồi giáo để giải cứu công dân.
"Chúng tôi đã gây quỹ nhưng chưa hề có cuộc đàm phán nào với IS. Thỉnh thoảng những kẻ bắt cóc mới liên lạc, và họ không bao giờ chịu thương lượng với chúng tôi", ông Balboni nói.
Theo chính sách, Mỹ và Anh sẽ không điều đình hoặc trả tiền chuộc cho kẻ bắt cóc. Họ tin rằng giao dịch như vậy chỉ càng dung túng và kéo dài vấn nạn. Luật pháp Mỹ cũng cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào chuyển tiền cho các nhóm khủng bố, vì vậy, trả tiền chuộc được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Theo chính sách, Mỹ và Anh sẽ không điều đình hoặc trả tiền chuộc cho kẻ bắt cóc. Họ tin rằng giao dịch như vậy chỉ càng dung túng và kéo dài vấn nạn. Luật pháp Mỹ cũng cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào chuyển tiền cho các nhóm khủng bố, vì vậy, trả tiền chuộc được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, ông Balboni cho biết gia đình Foley tin rằng họ sẽ không bị truy tố nếu họ thực hiện kế hoạch của mình. "Sau khi được tư vấn pháp lý và liên lạc với chính phủ, chúng tôi đoán rằng nếu chúng tôi tích cóp đủ tiền để trả tiền chuộc, gia đình Foley sẽ không phải ngồi tù vì cố gắng giải cứu con trai họ", ông Balboni cho biết.
Tuy nhiên gia đình nhà báo đã không bao giờ có cơ hội để xác định xem dự đoán của mình có đúng hay không. Sau nhiều tháng không liên lạc, IS tuần trước gửi cho họ email tuyên bố Foley sẽ bị hành quyết để trả đũa cho các cuộc không kích của Mỹ.
"Chúng tôi đã van xin họ, nhưng bi kịch thay, đó là điều cuối cùng bọn họ nói với chúng tôi", ông Balboni nói thêm.
Theo David Rohde, một người bạn của gia đình, cựu phóng viên tờ New York Times, Foley cho rằng chính phủ sẽ giúp đỡ đưa anh trở về nhà."Trong một tin nhắn không được công bố, Foley thể hiện niềm tin mạnh mẽ rằng Washington sẽ có biện pháp giúp đỡ, dù một số người Mỹ bị giam giữ cùng anh không trông chờ vào chính phủ", Rohde đã viết trong một bài báo trên Reuters.
Chính phủ Mỹ hồi tháng 7 đã cố gắng để giải cứu Foley và các con tin khác. Washington điều các lực lượng đặc biệt tới Syria, tuy nhiên nhiệm vụ giải cứu thất bại.
Tuy nhiên gia đình nhà báo đã không bao giờ có cơ hội để xác định xem dự đoán của mình có đúng hay không. Sau nhiều tháng không liên lạc, IS tuần trước gửi cho họ email tuyên bố Foley sẽ bị hành quyết để trả đũa cho các cuộc không kích của Mỹ.
"Chúng tôi đã van xin họ, nhưng bi kịch thay, đó là điều cuối cùng bọn họ nói với chúng tôi", ông Balboni nói thêm.
Theo David Rohde, một người bạn của gia đình, cựu phóng viên tờ New York Times, Foley cho rằng chính phủ sẽ giúp đỡ đưa anh trở về nhà."Trong một tin nhắn không được công bố, Foley thể hiện niềm tin mạnh mẽ rằng Washington sẽ có biện pháp giúp đỡ, dù một số người Mỹ bị giam giữ cùng anh không trông chờ vào chính phủ", Rohde đã viết trong một bài báo trên Reuters.
Chính phủ Mỹ hồi tháng 7 đã cố gắng để giải cứu Foley và các con tin khác. Washington điều các lực lượng đặc biệt tới Syria, tuy nhiên nhiệm vụ giải cứu thất bại.
Chính sách không nhượng bộ khủng bố của Mỹ và Anh
Việc gia đình Foley sẵn sàng liều lĩnh vi phạm luật pháp để giải cứu con trai đang đặt ra câu hỏi mới về chính sách tiền chuộc của Mỹ và Anh. Quan điểm của London và Washington đi ngược với các đối tác châu Âu của họ, và làm gia tăng trầm trọng mối nguy hiểm cho con tin là công dân hai nước này.
The cuộc điều tra của New York Times vào tháng trước, Al-Qaeda và các tổ chức liên quan về đã thu được 125 triệu USD từ tiền chuộc con tin, đặc biệt, bọn chúng kiếm được 66 triệu USD chỉ trong năm ngoái. Nguồn thu này chủ yếu đến từ các nước châu Âu.
Bắt giữ con tin để tống tiền là một trong những cách thức kiếm tiền của các tổ chức khủng bố. Vì vậy, có ít nhất một cơ quan viện trợ lớn đã dừng việc gửi nhân viên Mỹ đến các khu vực nguy hiểm. Thay vào đó, họ điều động công dân châu Âu vì nếu có tình huống xấu xảy ra, chính phủ các nước này sẽ trả tiền chuộc.
Bốn nhà báo Pháp và hai nhà báo Tây Ban Nha bị IS giam giữ cùng với Foley đã được thả trong năm nay, sau khi chính phủ hai nước trả tiền chuộc thông qua bên trung gian. Điều này dấy lên câu hỏi liệu con tin Mỹ và Anh có cơ hội được trao trả tự do giống như công dân nước khác hay không, khi hai nước này đều từ chối nhượng bộ các nhóm khủng bố.
"Mục đích của chính sách rất rõ ràng, nhưng sau khi chuyện khủng khiếp xảy đến với Jim, tôi nghĩ rằng đã đến lúc Mỹ xem xét lại lập trường của mình. Đó là một vấn đề rất phức tạp nhưng tôi tin rằng đây là lúc để chính phủ cân nhắc", ông Balboni nói.
Rohde, người từng được người dân địa phương giúp đỡ trốn thoát khỏi sự giam cầm của Taliban, cho rằng vụ sát hại Foley là "bằng chứng rõ ràng về sự khác nhau trong kết quả của chính sách Mỹ và châu Âu. Công dân châu Âu có thể được cứu nhưng con tin Mỹ thì không."
Nhiều người từng nghi ngờ về việc Anh có thực sự thực hiện chính sách không khi một người Anh bị bắt cóc tại Iraq. Những kẻ bắt cóc đòi 10 triệu USD để trao trả anh và các tù nhân khác.
Peter Moore, một chuyên gia máy tính bị bắt cóc cùng với bốn vệ sĩ người Anh ở Baghdad vào năm 2007, cho biết tiền chuộc đã được trả nhưng bọn bắt cóc từ chối nhận. Cuối cùng, họ giết chết bốn người vệ sĩ nhưng lại thả ông.
Nhiều người từng nghi ngờ về việc Anh có thực sự thực hiện chính sách không khi một người Anh bị bắt cóc tại Iraq. Những kẻ bắt cóc đòi 10 triệu USD để trao trả anh và các tù nhân khác.
Peter Moore, một chuyên gia máy tính bị bắt cóc cùng với bốn vệ sĩ người Anh ở Baghdad vào năm 2007, cho biết tiền chuộc đã được trả nhưng bọn bắt cóc từ chối nhận. Cuối cùng, họ giết chết bốn người vệ sĩ nhưng lại thả ông.
Theo ông, khoản tiền chuộc do các công ty Mỹ và Canada, nơi ông đang công tác bỏ ra, chứ không phải là chính phủ Anh. Một số nhà phân tích an ninh cho rằng, trong vụ việc này, chính phủ Anh không coi việc trả tiền chuộc là "sự nhượng bộ đáng kể". Cơ quan an ninh Anh tham gia sát sao vào vụ việc, do vậy, chính phủ hẳn phải được thông báo và ngầm đồng ý khi hai công ty trên giao dịch với nhóm khủng bố.
Báo chí thế giới tranh cãi việc đăng ảnh hành quyết Foley
Một số tờ báo trên thế giới cho rằng việc tiếp tục đăng tải những bức ảnh về vụ hành quyết man rợ nhà báo Mỹ James Foley là đấu tranh cho dân chủ, trong khi nhiều hãng tin khác lên án hành động này là tiếp tay cho những kẻ khủng bố.
Một hình ảnh tĩnh từ video cảnh hành quyết nhà báo James Foley. Ảnh: Standard
|
Video quay cảnh nhà báo Foley bị phiến quân thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) chặt đầu xuất hiện hôm 19/8 và nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội cũng như các hãng tin trên thế giới.
Theo Guardian, sáng 20/8, nhiều tờ báo tránh đăng video nhưng sử dụng các hình ảnh tĩnh chụp từ màn hình để đưa lên trang nhất của mình. Julian Clarke, giám đốc News Corp Australia, một trong những công ty truyền thông lớn nhất nước này, đưa ra những lý lẽ bảo vệ cho việc đăng tải các hình ảnh man rợ.
"Đây là điều khủng khiếp nhất đang xảy ra ở thế giới của chúng ta và việc che giấu sự thật dã man này tôi cho rằng không mang lại lợi ích cho ai cả", ông nói. Ông Clarke thêm rằng việc cho các độc giả đang sống trong một nền dân chủ chứng kiến "sự tương phản hoàn toàn" này là rất quan trọng.
Trong một bài phát biểu quan trọng tại hội thảo vừa diễn ra ở Sydney, Bộ trưởng Truyền thông Australia Malcolm Turnbull cũng kêu gọi ngành công nghiệp báo chí phản ánh vụ sát hại tàn bạo Foley và cái giá đắt mà nhiều nhà báo phải trả để cung cấp thông tin cho mọi người cũng như đảm bảo sự dân chủ của các quốc gia.
"Báo chí và các nhà báo đang ở trên mặt trận chiến đấu vì dân chủ", ông nói. "Tôi lên án những kẻ sát hại James Foley, tôi xin gửi lời chia buồn đến gia đình anh và bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ với tất cả các nhà báo".
Báo Australia The Age là một trong những tờ đăng tải hình ảnh Foley trong video lên trang nhất. Tại Mỹ, New York Post và New York Daily News nằm trong số những tờ báo sử dụng các hình ảnh tương tự. New York Post thậm chí đăng tải khoảnh khắc tên phiến quân dí dao vào cổ Foley trên trang nhất của mình khiến độc giả phản ứng dữ dội.
Trong khi đó, những hãng tin khác như CNN đưa ra những tiêu chí rõ ràng trong việc chia sẻ video trên. Hãng này cho biết cái chết của Foley là một sự kiện lớn và hãng quyết định đăng những bức ảnh tác nghiệp của nhà báo này cũng như phần âm thanh của video vì nó chứa những manh mối về kẻ hạ thủ anh.
Tuy nhiên, giám đốc Fairfax Media, ông Greg Hywood, không ủng hộ hành động trên và cho biết đăng hay không đăng phụ thuộc vào quyết định của ban biên tập các tờ báo.
Mạng xã hội Twitter đang tiến hành chiến dịch kêu gọi các thành viên không xem hoặc chia sẻ video với từ khóa #ISISmediablackout, trong khi Youtube tuyên bố xóa sổ nó trên trang này đồng thời đóng tất cả những tài khoản liên quan đến các tổ chức khủng bố.
James Foley ở Syria. Ảnh: Mirror
Hàng nghìn người, trong đó những người nổi tiếng và hàng chục đồng nghiệp của Foley, đã lên mạng xã hội để kêu gọi mọi người không quảng bá cho IS. Gia đình nhà báo cũng đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết tương tự và hy vọng mọi người tưởng nhớ Foley qua những bức ảnh tác nghiệp của anh.
Cảnh sát Anh cảnh báo việc xem, tải hoặc tuyên truyền video này có thể cấu thành hành vi phạm tội theo luật chống khủng bố.
Alan Sunderland, giám đốc chính sách biên tập của hãng tin ABC Australia, ủng hộ việc hạn chế sử dụng các hình ảnh, video hoặc âm thanh từ video xử tử Foley.
"Luôn cần thiết phải cân bằng giữa lợi ích chung với sự riêng tư của những người liên quan khi hé lộ những sự thật đáng lo ngại đang xảy ra trên thế giới", ông nói.
Báo chí thế giới tranh cãi việc đăng ảnh hành quyết Foley
Một số tờ báo trên thế giới cho rằng việc tiếp tục đăng tải những bức ảnh về vụ hành quyết man rợ nhà báo Mỹ James Foley là đấu tranh cho dân chủ, trong khi nhiều hãng tin khác lên án hành động này là tiếp tay cho những kẻ khủng bố.
Một hình ảnh tĩnh từ video cảnh hành quyết nhà báo James Foley. Ảnh: Standard
|
Video quay cảnh nhà báo Foley bị phiến quân thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) chặt đầu xuất hiện hôm 19/8 và nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội cũng như các hãng tin trên thế giới.
Theo Guardian, sáng 20/8, nhiều tờ báo tránh đăng video nhưng sử dụng các hình ảnh tĩnh chụp từ màn hình để đưa lên trang nhất của mình. Julian Clarke, giám đốc News Corp Australia, một trong những công ty truyền thông lớn nhất nước này, đưa ra những lý lẽ bảo vệ cho việc đăng tải các hình ảnh man rợ.
"Đây là điều khủng khiếp nhất đang xảy ra ở thế giới của chúng ta và việc che giấu sự thật dã man này tôi cho rằng không mang lại lợi ích cho ai cả", ông nói. Ông Clarke thêm rằng việc cho các độc giả đang sống trong một nền dân chủ chứng kiến "sự tương phản hoàn toàn" này là rất quan trọng.
Trong một bài phát biểu quan trọng tại hội thảo vừa diễn ra ở Sydney, Bộ trưởng Truyền thông Australia Malcolm Turnbull cũng kêu gọi ngành công nghiệp báo chí phản ánh vụ sát hại tàn bạo Foley và cái giá đắt mà nhiều nhà báo phải trả để cung cấp thông tin cho mọi người cũng như đảm bảo sự dân chủ của các quốc gia.
"Báo chí và các nhà báo đang ở trên mặt trận chiến đấu vì dân chủ", ông nói. "Tôi lên án những kẻ sát hại James Foley, tôi xin gửi lời chia buồn đến gia đình anh và bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ với tất cả các nhà báo".
Báo Australia The Age là một trong những tờ đăng tải hình ảnh Foley trong video lên trang nhất. Tại Mỹ, New York Post và New York Daily News nằm trong số những tờ báo sử dụng các hình ảnh tương tự. New York Post thậm chí đăng tải khoảnh khắc tên phiến quân dí dao vào cổ Foley trên trang nhất của mình khiến độc giả phản ứng dữ dội.
Trong khi đó, những hãng tin khác như CNN đưa ra những tiêu chí rõ ràng trong việc chia sẻ video trên. Hãng này cho biết cái chết của Foley là một sự kiện lớn và hãng quyết định đăng những bức ảnh tác nghiệp của nhà báo này cũng như phần âm thanh của video vì nó chứa những manh mối về kẻ hạ thủ anh.
Tuy nhiên, giám đốc Fairfax Media, ông Greg Hywood, không ủng hộ hành động trên và cho biết đăng hay không đăng phụ thuộc vào quyết định của ban biên tập các tờ báo.
Mạng xã hội Twitter đang tiến hành chiến dịch kêu gọi các thành viên không xem hoặc chia sẻ video với từ khóa #ISISmediablackout, trong khi Youtube tuyên bố xóa sổ nó trên trang này đồng thời đóng tất cả những tài khoản liên quan đến các tổ chức khủng bố.
James Foley ở Syria. Ảnh: Mirror
Hàng nghìn người, trong đó những người nổi tiếng và hàng chục đồng nghiệp của Foley, đã lên mạng xã hội để kêu gọi mọi người không quảng bá cho IS. Gia đình nhà báo cũng đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết tương tự và hy vọng mọi người tưởng nhớ Foley qua những bức ảnh tác nghiệp của anh.
Cảnh sát Anh cảnh báo việc xem, tải hoặc tuyên truyền video này có thể cấu thành hành vi phạm tội theo luật chống khủng bố.
Alan Sunderland, giám đốc chính sách biên tập của hãng tin ABC Australia, ủng hộ việc hạn chế sử dụng các hình ảnh, video hoặc âm thanh từ video xử tử Foley.
"Luôn cần thiết phải cân bằng giữa lợi ích chung với sự riêng tư của những người liên quan khi hé lộ những sự thật đáng lo ngại đang xảy ra trên thế giới", ông nói.
Kẻ hành quyết nhà báo Mỹ có thể là người Anh
Tiếng Anh giọng Anh trôi chảy của kẻ chặt đầu nhà báo Mỹ Jame Foley trong đoạn video đang gây nên nghi vấn rằng y có thể là một công dân Anh.
Kẻ bịt mặt hành quyết nhà báo Mỹ. Ảnh lấy từ video.
|
Theo NBC News, các quan chức tình báo ở cả hai bờ Đại Tây Dương hôm nay xem xét kỹ lưỡng đoạn video hành quyết nhà báo Mỹ Foley để nỗ lực xác minh số phận của anh và manh mối nhân dạng của kẻ hành quyết. Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ sau đó tuyên bố video này là thật.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond lo ngại về khả năng kẻ thủ ác là người Anh. "Chúng tôi rất quan ngại về thực tế rõ ràng là kẻ hành quyết đang bị nghi vấn là người Anh. Chúng tôi đang khẩn trương điều tra", ông Hammond nói với ITV News.
Tuy nhiên ông Hammond cũng khẳng định đoạn video không làm thay đổi chính sách của phương Tây với những kẻ khủng bố ở khu vực này. Đoạn video càng làm tăng cao nhận thức về tình hình rất nghiêm trọng mà Anh và các nước đồng minh đang xử lý nhiều tháng nay.
Thủ tướng Anh David Cameron hôm nay trở về London, cắt bỏ kỳ nghỉ hè để chủ trì cuộc họp khẩn về những mối đe dọa của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria. Ông Cameron gọi đoạn video là "gây sốc và làm suy đồi". Gần đây Thủ tướng Anh cho biết có hơn 400 người Anh nắm giữ các vị trí trong Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.
Đoạn phim hành quyết nhà báo Mỹ Foley với tựa đề "Một thông điệp gửi tới Mỹ" khi xuất hiện trên mạng xã hội đã gây chấn động dư luận thế giới. Hành động của phiến quân được cho là đáp trả quyết định của Tổng thống Mỹ Obama cho phép không kích đội quân IS.
Nhà báo Foley từng đưa tin tại khu vực Trung Đông trong 5 năm, bị các tay súng giấu mặt bắt cóc ngày 22/11/2012 và kể từ đó không có tin tức. Mạng Twitter hôm nay tràn ngập hình ảnh và lời tiếc thương của bạn bè và đồng nghiệp của Foley, một nhà báo gan dạ đã vào sinh ra tử ở nhiều chiến trường để bảo vệ lý tưởng của phóng viên.
Tổ chức IS đang tấn công ồ ạt nhiều thành phố ở Iraq, nhằm thực hiện tuyên bố của chúng về việc xây dựng một nhà nước Hồi giáo trên một phần lãnh thổ của Iraq và Syria. Đội quân của IS được cho là đã thực hiện nhiều tội ác man rợ như chặt đầu đối phương và bêu lên mạng, diệt chủng người thiểu số Yazidi, thảm sát đàn ông, bắn giết phụ nữ và trẻ em.
Nhà báo Mỹ bị chặt đầu từng lăn lộn nhiều chiến trường
James Foley, nhà báo Mỹ mà các phiến quân Hồi giáo vừa tuyên bố chặt đầu, từng trải qua những ngày tháng trong nhà tù ở Libya và chứng kiến cái chết của đồng nghiệp, nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi nghề đưa tin đầy nguy hiểm.
James Foley ở Syria. Ảnh: Mirror
|
James Foley, 40 tuổi, sống ở thành phố Rochester, bang New Hampshire, là một nhà báo tự do.
Năm 2011, Foley là một trong số các nhà báo bị chính phủ Libya giam giữ suốt 6 tuần. Những người này chỉ được trả tự do sau khi nhận một năm án treo vì tội thâm nhập trái phép vào quốc gia này.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 5 năm đó, Foley từng kể lại việc anh chứng kiến một đồng nghiệp thiệt mạng trong một trận chiến và luôn cảm thấy đau lòng về ngày hôm đó trong suốt quãng đời còn lại của mình.
Tuy nhiên, Foley cho biết anh vẫn "muốn quay lại" Libya để đưa tin về tình hình xung đột tại đây và tiếp tục gắn bó lâu dài với nghề báo.
"Báo chí là báo chí", Foley nói trong cuộc phỏng vấn với AP, được tổ chức tại văn phòng của công ty truyền thông Global Post ở thành phố Boston. "Tôi yêu việc viết lách và đưa tin".
Foley tốt nghiệp đại học Marquette. Ngoài Libya và Syria, anh cũng từng là phóng viên chiến trường ở Afghanistan và Iraq.
Tháng 11/2012, khi đang làm việc cho hãng thông tấn AFP và Global Post ở bắc Syria, Foley đột nhiên mất tích. Anh đang lái xe ở một vùng chiến sự ác liệt, nơi các tay súng Hồi giáo dòng Sunni đang đối đầu với lực lượng chính phủ, thì bị 4 phiến quân chặn lại. Kể từ đó, Foley bặt vô âm tín.
Hôm qua, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bất ngờ công bố một video quay cảnh hành hình Foley. Đoạn phim có tựa đề "Một thông điệp gửi tới Mỹ", được đăng tải trên các trang mạng xã hội và gây sốc cho người thân, bạn bè của anh và cả thế giới.
Trong video, Foley mặc một bộ quần áo màu cam, đầu cạo trọc, đang quỳ gối giữa sa mạc. Phía sau anh là một kẻ mặc đồ đen, đeo mặt nạ và cầm dao.
"Kẻ này là James Wright Foley, một công dân Mỹ", kẻ đeo mặt nạ nói bằng tiếng Anh.
Tên này sau đó chặt đầu người đàn ông đang quỳ, đồng thời cảnh báo tính mạng Steven Joel Sotloff, một nhà báo Mỹ khác, phụ thuộc vào quyết định tiếp theo của Tổng thống Barack Obama.
James Foley trong một bức ảnh chụp năm 2011. Ảnh: Boston Globe
|
Là con cả trong một gia đình có 5 con, Foley từng là một giáo viên trước khi trở thành phóng viên chiến trường ở Trung Đông trong 5 năm. Khi phóng viên đến nhà của Foley, mẹ anh, bà Diane Foley, mắt đỏ hoe và từ chối trả lời báo chí. Vài giờ sau đó, một linh mục xuất hiện ở nhà bà.
Philip Balboni, giám đốc điều hành, đồng sáng lập GlobalPost, cho biết công ty này đã được thông báo rằng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang xác minh video trên. "Chúng tôi mong mọi người hãy cầu nguyện cho Jim và gia đình cậu ấy", ông nói.
Các quan chức cấp cao Mỹ thông thạo vấn đề cho hay, các phiến quân IS gần đây dọa giết Foley để trả thù các cuộc không kích của Washington vào lực lượng này ở Iraq trong hai tuần qua. Các cuộc không kích diễn ra ở núi Sinjar, đập Mosul và thủ phủ Irbil của người Kurd, ở phía bắc Iraq, một mặt trận quan trọng trong việc di chuyển đến và đi từ Syria của các tay súng.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) ở New York ước tính có khoảng 20 phóng viên đang mất tích ở Syria nhưng không công bố quốc tịch của họ. Trong một báo cáo thường niên năm ngoái, CPJ kết luận rằng những nhà báo mất tích hoặc đang bị các phần tử cực đoan giam giữ và dọa giết, hoặc đang bị các băng nhóm bắt cóc để tống tiền.
Báo cáo cũng ghi nhận việc bắt giữ các nhà báo đang diễn ra rộng khắp chưa từng có và phần lớn các trường hợp này bị các hãng tin che giấu với hy vọng các con tin sẽ được trả tự do.
Phiến quân Hồi giáo chặt đầu nhà báo Mỹ
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) vừa công bố một video quay cảnh hành hình nhà báo Mỹ James Foley, người mất tích từ năm 2012 khi đưa tin chiến sự tại Syria.
Nhà báo Mỹ James Foley. Ảnh: AFP.
|
Đoạn phim, với tựa đề "Một thông điệp gửi tới Mỹ" được đăng tải trên các trang mạng xã hội, Reuters cho hay. Chính phủ Mỹ đang cấp tốc tìm hiểu tính xác thực của đoạn video.
Nhà báo Mỹ James Foley, từng đưa tin tại khu vực Trung Đông trong 5 năm, bị các tay súng giấu mặt bắt cóc ngày 22/11/2012 và kể từ đó không có tin tức gì từ anh. Steven Sotloff, một nhà báo khác, xuất hiện ở cuối đoạn phim với lời cảnh báo số phận của ông phụ thuộc vào quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Sotloff mất tích vào tháng 7/2013 khi ông đang đưa tin ở bắc Syria.
"Nếu thông tin được xác thực, chúng tôi cảm thấy kinh hoàng trước vụ hành quyết một nhà báo Mỹ vô tội và xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình và bạn bè ông ấy", AFP dẫn lời Caitlin Hayden, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói.
Video man rợ
Đoạn phim mà IS đưa ra mở đầu với hình ảnh Tổng thống Obama nói ông đã cho phép không kích Iraq cùng với lời bình luận bằng tiếng Anh và Arab rằng Mỹ đang trượt vào một cuộc chiến với người Hồi giáo. Tiếp đó là hình ảnh đen trắng từ trên không của các cuộc không kích với tựa đề "người Mỹ xâm lược Nhà nước Hồi giáo".
Người đàn ông được cho là James Foley sau đó xuất hiện trong bộ quần áo màu cam, quỳ gối giữa sa mạc, phía sau là kẻ mặc đồ đen, đeo mặt nạ và cầm dao.
"Kẻ này là James Wright Foley, một công dân Mỹ", kẻ đeo mặt nạ nói bằng tiếng Anh. Tên này sau đó chặt đầu người đàn ông đang quỳ, đồng thời cảnh báo tính mạng Steven Joel Sotloff, một nhà báo Mỹ khác, phụ thuộc vào quyết định tiếp theo của ông Obama.
Gia đình Foley thông báo họ đang chờ thông tin xác thực. "Chúng tôi biết nhiều người trong các bạn đang mong muốn có câu trả lời hoặc xác nhận. Xin mọi người hãy bình tĩnh cho đến khi chúng tôi có thêm thông tin, và hãy cầu nguyện và suy nghĩ về Foley", tài khoản Twitter của gia đình Foley viết.
Nhà báo được cho là James Foley trước khi bị hành quyết. Ảnh: Reuters.
|
Trước đó, trong đoạn phim khác đăng tải cùng ngày, nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo cho biết chúng sẽ giành chiến thắng trước Mỹ trong cuộc "thập tự chinh" và "nhấn chìm Mỹ trong biển máu".
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 7/8 tuyên bố ông cho phép không kích phiến quân Hồi giáo ở Iraq với mục đích là bảo vệ người Mỹ ở thành phố Arbil và cùng người thiểu số Yazidi bị bao vây. Ông Obama trong buổi họp báo hôm 18/8 một lần nữa nhấn mạnh Nhà nước Hồi giáo tạo ra mối đe dọa tới Iraq và toàn bộ khu vực.
IS đang tấn công ồ ạt nhiêu thành phố ở Iraq, nhằm thực hiện tuyên bố của chúng về việc xây dựng một nhà nước Hồi giáo trên một phần lãnh thổ của Iraq và Syria. Đội quân của IS được cho là đã thực hiện nhiều tội ác man rợ như chặt đầu đối phương và bêu lên mạng, diệt chủng người thiểu số Yazidi, thảm sát đàn ông, bắn giết phụ nữ và trẻ em.
No comments:
Post a Comment