SỰ LỪA ĐẢO CÔNG KHAI, TRẮNG TRỢN VÀ ĐƯỢC TIẾP TAY BỞI NHÀ MẠNG CỦA
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
.
Tin này được báo Tuổi
Trẻ đăng cách nay ít ngày cho biết khi bạn trả lời một tin nhắn nào đó cho một người
không có trong danh bạ của bạn thì bạn sẽ bị mất ít nhất 10.000 đ đến vài chục
ngàn đồng. Các bạn có thể nói chuyện đó là phi lý . Vì làm thế nào mà khi chỉ
nhắn tin trả lời mà bạn bị mất tiền ?
Tôi xin giải thích rõ
như sau: Một người nào đó hay một công ty nào đó ký kết một hợp đồng với nhà Mạng
mà bạn đang thuê bao. Trong nội dung hợp đồng có ghi rõ: Khi người thuê bao trả
lời cho một tin nhắn (Gọi là tin nhắn rác) thì nhà Mạng trừ đi tối thiểu 10.000
đ hoặc vài chục ngàn đồng dùm. Số tiền này sẽ được chia như sau: Nhà Mạng lấy
55 % còn cá nhân hoặc công ty hợp đồng với nhà Mạnh hưởng 45 %. Các bạn thử làm
phép tính nhẩm: Với 1.000.000 thuê bao số
tiền thu được X 10.000 đ một tin nhắn = 10.000.000.000 (Mười tỉ đồng). Số tiền
này sẽ chia cho nhà Mạng 55% lả 5,5 tỷ đồng và cá nhân hoặc công ty hưởng 4,5 tỷ
đồng. Một ngày bạn sẽ nhận trung bình 10 tin nhắn rác như vậy và nếu bạn trả lời
hết các tin nhắn, họ có thể hưởng được số tiền khổng lồ 50 tỷ đồng.
Tin nhắn rác là gi
?: Đây là một số tin nhắn rác:
·
Bạn có thể trúng thưởng một cái Ipad 5 nếu
bạn trả lời câu hỏi sau đây: 1+1 là mấy ?. Trả lời 1 thì nhắn tin 1 gủi
XYZ hoặc trả lời là 2 gửi XYZ.
·
Có một người đã gửi cho bạn một bản nhạc.
Bạn nhắn tin OK gửi TAV để nghe bản nhậc này.
·
Bạn đã trúng thưởng 5,5 triệu đổng của giải
đặc biệt Ngân Hàng EXIMBANK. Hãy nhắn tin Dong y gủi 6503.
Trên
là những tin tốt lành kích thích sự ham muốn của từ trên trời rơi xuống chỉ trả
lời những câu hỏi rất đơn giản thì sẽ nhận được thưởng.
Nhà
Nước biết vụ lừa đảo này không ? Dạ xin thưa biết ạ, mà biết rành rẻ từ ngọn đến
đáy. Thế tại sao Nhà Nước không dẹp vụ này đi cho Dân nhờ ? Xin thưa: Vì nhà Mạng
là một cơ quan của Nhà Nước mỗi ngày được ăn chia tiền tỉ thì làm sao ngưng được.
Bây giờ bạn phải làm
sao để không bị mất tiền? Trước hiểm họa lừa đảo trắng trợn
này mà Nhà Nước bất lực không dẹp được thì chỉ có cách bạn phải tự bảo vệ lấy bạn
mà thôi. Đó là: ” Bạn không bao giờ trả
lời tin nhắn cho ai nếu bạn chưa biết người đó là ai “. Nếu bạn áp dụng đúng
lời khuyên này thì bảo đảm bạn sẽ không bao giờ bị mất tiền trong Sim của bạn.
Tôi
viết bài này để báo động cho các người thân quen của tôi tránh được sự lừa đảo
trắng trợn được tiếp tay và ăn chia của nhà Mạng, một cơ quan của nhà Nước mà làm
việc bá đạo như vậy thì làm sao nói dân tin làm sao nói dân nghe cho lọt lổ tai
được ? Nếu nhận tin này bạn nên phổ biến
tiếp để bạn của bạn khỏi mất tiền oan uổng.
Chiếm đoạt tiền tỉ từ tin nhắn rác: nhà mạng hưởng 55%
TT - Liên quan đến tin nhắn rác, chiều 18-7, Tuổi Trẻ đã trao đổi với một đại diện của các nhà mạng liên quan.
Dù người dùng phàn nàn nhưng tin nhắn rác vẫn “móc túi” khách hàng - Ảnh: Hữu Khoa |
Một lãnh đạo của Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN
(VNPT) cho biết theo quy định và các nhà mạng đang thực hiện rất triệt
để là khi phát hiện có tin nhắn rác liên quan đến đơn vị cung cấp dịch
vụ nội dung số (CP) nào thì nhà mạng sẽ xử lý CP đó.
Cụ thể là khóa đầu số hoặc cắt hợp đồng tùy theo mức độ vi phạm đối với các điều khoản trong hợp đồng.
Về vấn đề “trách nhiệm của nhà mạng đến đâu khi được
hưởng 55% doanh thu từ số tiền các đối tượng vi phạm pháp luật lừa đảo
được”, vị lãnh đạo này cho rằng đối chiếu theo Luật viễn thông, nhà mạng
chỉ có trách nhiệm xem xét CP vi phạm điều khoản nào trong hợp đồng để
xử lý sau khi sự việc đã được phát hiện, bởi lẽ nhà mạng không có quyền
kiểm soát tin nhắn nên không thể biết đâu là tin nhắn, đâu là cuộc gọi
lừa đảo.
Chỉ khi nào khách hàng nhận được tin nhắn rác báo với
nhà mạng hoặc cơ quan công an thì mới có cơ sở để xử lý. Cũng theo vị
lãnh đạo này, Luật viễn thông cũng quy định nhà mạng phải chịu trách
nhiệm về những sản phẩm dịch vụ do nhà mạng trực tiếp làm ra, còn việc
sử dụng dịch vụ thì thuộc trách nhiệm của người sử dụng.
Vị lãnh đạo này cho biết theo quy trình thì việc xử lý
sẽ được tiến hành ngay nếu CP đó do nhà mạng quản lý. Còn CP đó do nhà
mạng khác quản lý thì phải thông báo với thanh tra sở thông tin - truyền
thông để cơ quan thanh tra làm việc với nhà mạng quản lý CP đó, kiểm
tra, xử lý hành vi vi phạm.
Hiện nay các nhà mạng đều đang hợp tác với nhau trong việc kiểm soát tin nhắn rác hay các dịch vụ lừa đảo như vậy.
Về vấn đề “ăn chia” 45-55, vị lãnh đạo này cho biết đó là sự phân chia trong chuỗi giá trị kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, ai làm công đoạn nào sẽ được hưởng công đoạn
đó. Nhà mạng được hưởng 55% doanh thu do phải chịu trách nhiệm đầu tư,
quản lý, điều hành hạ tầng và thực hiện việc thu cước, chăm sóc khách
hàng, giải quyết khiếu nại. Còn đối tác CP được hưởng 45% là dựa trên
các giá trị sản phẩm do họ làm ra.
M.QUANG
Chưa có biện pháp chế tài nhà mạng
Trong kinh doanh, quản trị rủi ro là yếu tố bắt buộc
đối với mỗi doanh nghiệp. Nhà mạng ở đây cũng là doanh nghiệp cho nên
đương nhiên phải biết, phải thực hiện tốt yếu tố này.
Để có thể quản trị các rủi ro trong kinh doanh, khi có
những sự kiện, hiện tượng bất thường từ phía khách hàng, đối tác kinh
doanh, doanh nghiệp phải lưu ý xử lý các bất thường đó. Với một dạng
dịch vụ mạng mơ hồ về nội dung kinh doanh mà lại có doanh thu lớn, khối
lượng doanh thu ngày càng gia tăng thì xét về góc độ kinh doanh, các nhà
mạng phải coi đây là một tình huống bất thường để xem xét, theo dõi và
xử lý. Đó không phải là một dạng dịch vụ đang thu hút cộng đồng như bóng
đá theo giải lớn, chương trình truyền hình thực tế đang độ “hot” để nhà
mạng an tâm với việc gia tăng doanh thu từ tin nhắn của các thuê bao.
Với những dạng đầu số dịch vụ mà nhà mạng cũng không rõ là dịch vụ gì,
trong khi doanh số gia tăng hằng ngày, khối lượng cao... thì về nguyên
lý quản trị rủi ro, đương nhiên phải đặt đây là những trọng điểm bất
thường trong quan hệ với đối tác.
Vậy tại sao nhà mạng không lưu ý được vấn đề này, theo
tôi, có lẽ bên cạnh một số quan điểm cho rằng nhà mạng có nguồn lợi rất
lớn từ cơ chế hợp tác phân chia doanh thu, lợi nhuận với đối tác thì một
vấn đề nổi cộm lên là do chế tài pháp lý xử lý đối với nhà mạng trong
trường hợp này không rõ ràng. Đối với những tổ chức phát tán tin nhắn
rác, lừa lọc khách hàng, Luật viễn thông và nghị định của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông đã có quy định rõ
ràng, thậm chí người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự theo mức độ nghiêm
trọng của hậu quả gây ra. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp viễn thông thì
quả thật chưa có quy định xử lý rõ ràng vấn đề này.
Từ đó suy ra việc xử phạt hành chính, thậm chí xử lý
hình sự những đơn vị, những người lạm dụng dịch vụ, lừa lọc khách hàng
không phải là phương cách hữu hiệu. Việc các nhà mạng không quan tâm
phòng ngừa những bất thường từ phía đối tác cũng một phần xuất phát từ
việc thiếu quy định cụ thể, rõ ràng về chế tài xử lý nhà mạng. Điều này
đòi hỏi sự lưu ý quản lý hữu hiệu hơn về loại hình hợp tác kinh doanh
dịch vụ bất thường này từ phía Bộ Thông tin và truyền thông.
Luật sư Trần Minh Hải (Đoàn luật sư TP Hà Nội)
Chiếm đoạt 23 tỉ đồng từ tin nhắn rác
TT - Sau khi lập công ty kinh doanh dịch vụ nội dung
số, các nghi can đã sử dụng hàng chục hệ thống thiết bị phát tán để gửi
tin nhắn lừa đảo đến các thuê bao di động nhằm “câu” chủ thuê bao nhắn
tin lại các đầu số tổng đài, chiếm đoạt phí dịch vụ tin nhắn.
>> Tiền mất, thưởng chẳng thấy đâu!
>> Nhà mạng tự ý cài ứng dụng để thu tiền
>> Trò lừa gọi điện cho số đề trúng
>> Nhà mạng tự ý cài ứng dụng để thu tiền
>> Trò lừa gọi điện cho số đề trúng
Chỉ trong vòng một năm, sáu công ty của nhóm nghi can
này đã chiếm đoạt khoảng 23 tỉ đồng từ các thuê bao di động bằng hình
thức lừa đảo này.
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
(C50) Bộ Công an và Công an quận Đống Đa, Hà Nội vừa triệt phá tổ chức
hoạt động phát tán tin nhắn lừa đảo người sử dụng điện thoại di động.
Cho đến nay, Cơ quan điều tra Công an quận Đống Đa đã
khởi tố vụ án, khởi tố 11 bị can, trong đó bắt tạm giam năm bị can tại
các công ty lừa đảo này về hành vi “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản”.
Lập công ty chỉ để phát tán tin nhắn rác
Cụ thể, cơ quan công an xác định Lê Ngọc Tiến (trú tại
khu Bắc Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội), đã bỏ tiền mua sắm trang
thiết bị và lập ba công ty có kinh doanh nội dung số gồm Công ty cổ phần
VVas, Công ty cổ phần Vcontent, Công ty cổ phần dịch vụ tư vấn Bắc Đại
Dương, thuê người làm giám đốc cho các công ty này.
Tiếp đó, Lê Ngọc Tiến thực hiện việc thuê lại các đầu
số và ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ nội dung với các nhà mạng di động
như Viettel, MobiFone, Vinaphone. Nhóm công ty của Tiến chủ yếu thực
hiện kinh doanh trên các đầu số 7x68 và 7x77.
Tuy nhiên, các công ty này không cung cấp những nội
dung số hữu ích đối với thuê bao di động mà mục đích chính là tìm cách
lừa đảo, chiếm đoạt tiền phí dịch vụ tin nhắn của các thuê bao di động.
Theo đó, Lê Ngọc Tiến chỉ đạo các giám đốc, nhân viên
dưới quyền thực hiện việc phát tán tin nhắn từ các sim rác với nội dung
như “Chúc mừng thuê bao 09xxxx, bạn đã nhận được quà tặng âm nhạc và lời
chúc từ một người thân qua tổng đài. Để nhận quà, soạn tin QT gửi
7768”, hoặc phát tán tin nhắn giao dịch game như “soan NT xu gui
7777”...
Khi chủ thuê bao thực hiện theo hướng dẫn, gửi tin nhắn
lại đầu số theo cú pháp sẽ bị trừ từ 15.000-30.000 đồng/tin nhắn. Chỉ
sau khi không nhận được thông tin phản hồi, các thuê bao mới biết bị lừa
đảo.
Tháng 6-2014, cơ quan công an đã kiểm tra một căn hộ
tại khu tập thể Đại học Công đoàn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, bắt
quả tang nhóm nhân viên của Lê Ngọc Tiến đang có hành vi phát tán tin
nhắn rác với các nội dung tương tự.
Khám xét địa điểm này và trụ sở của ba công ty trên, cơ
quan công an thu giữ hàng chục hệ thống thiết bị phát tán tin nhắn lừa
đảo. Bước đầu cơ quan điều tra làm rõ từ tháng 6-2013 đến tháng 6-2014,
nhóm công ty này đã phát tán hàng triệu tin nhắn lừa đảo với 27 cú pháp
nhắn tin đến các đầu số 7x68, 7x77, chiếm đoạt khoảng 22 tỉ đồng của các
thuê bao di động.
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan công an phát hiện Lê
Ngọc Tiến còn thành lập thêm hai công ty để tiếp tục mở rộng quy mô hoạt
động phát tán tin nhắn lừa đảo.
Cùng thời điểm khám phá ổ nhóm trên, cơ quan công an đã
kiểm tra nhóm công ty của Nguyễn Ngọc Quyết, Trần Ngọc Hùng, phát hiện
hành vi vi phạm pháp luật tương tự.
Cụ thể, nghi can Trần Ngọc Hùng (trú tại phố Hạ Đình,
quận Thanh Xuân) đã lập nên các công ty cổ phần di động Thiên Hà, Thiên
Ngân, Ngân Hà để kinh doanh dịch vụ nội dung số.
Các công ty này đều có những đầu số và đã ký kết hợp
đồng cung cấp dịch vụ với nhà mạng. Tại thời điểm kiểm tra nhà riêng
Trần Ngọc Hùng, cơ quan công an bắt quả tang Nguyễn Ngọc Quyết cùng sáu
nghi phạm đang phát tán tin nhắn lừa đảo cho Công ty Thiên Ngân.
Nội dung tin nhắn đều mang tính chất lừa đảo, lôi kéo
khách hàng nhắn tin trở lại đầu số để thu tiền. Bước đầu cơ quan điều
tra làm rõ từ ngày 1-5 đến 13-6-2014, nhóm công ty này đã phát tán hàng
trăm nghìn tin nhắn với 83 cú pháp lừa đảo, chiếm đoạt hơn 1 tỉ đồng.
Trách nhiệm của nhà mạng ra sao?
Như vậy trong hai vụ việc này, cơ quan công an xác định
hàng triệu thuê bao di động đã bị lừa đảo với số tiền khoảng 23 tỉ
đồng.
Cơ quan điều tra cũng xác định trong số 23 tỉ đồng thu
được, nhóm công ty của các nghi can lừa đảo chỉ thu được 45%, còn lại là
nhà mạng được hưởng.
Đây là nguyên tắc bắt buộc khi bất cứ đơn vị cung cấp
dịch vụ nội dung số nào ký kết hợp đồng với nhà mạng. Mặc dù hưởng lợi
lớn nhưng các nhà mạng hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm pháp lý vì
nội dung hợp đồng đều trút hết trách nhiệm cho đơn vị cung cấp dịch vụ.
Theo đánh giá của một chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ
nội dung số, vấn đề kiểm soát các đầu số lừa đảo như vậy, các nhà mạng
hoàn toàn có thể làm được trong vài giây chỉ với một số lệnh trên máy
tính chứ không thể để kéo dài hàng năm trời mà không phát hiện như trên.
Chuyên gia này cũng khẳng định việc phát tán tin nhắn
rác lừa đảo không mới, đã diễn ra từ nhiều năm nay, các nhà mạng đều đã
có biện pháp phòng chống nên việc một nhóm công ty hoạt động lừa đảo cả
một năm, đến khi cơ quan công an phát hiện mới biết thì có dấu hiệu bất
thường.
Do đó, cần làm rõ trách nhiệm của nhà mạng trong việc quản lý, kiểm soát đối với việc cung cấp dịch vụ này.
Một vấn đề nữa được đặt ra là việc triển khai đăng ký
thuê bao đã thực hiện từ nhiều năm trước, nhưng tại sao các công ty này
sở hữu hàng nghìn sim điện thoại và sử dụng một cách dễ dàng như vậy?
Việc đăng ký những chiếc sim này được thực hiện như thế nào, có được
kiểm soát hay không?
Tiền mất, thưởng chẳng thấy đâu!
TT - Thời gian gần đây rất nhiều thuê bao điện thoại
nhận được tin nhắn trúng thưởng từ các ứng dụng di động nhắn tin miễn
phí trên smartphone (ứng dụng OTT), nhiều người dùng đã bị lừa mất tiền.
Các trang web lừa đảo nhận thưởng - Ảnh: Đ.T. |
Nhiều bạn đọc đã gọi điện về Tuổi Trẻ phản ảnh vấn đề này.
Bị lừa 100 triệu đồng/tháng
Theo ghi nhận của chúng tôi, người dùng ứng dụng Zalo
do Công ty VNG cung cấp đang bị khủng bố tin nhắn lừa đảo nhiều nhất.
Nội dung kiểu như: “Hệ thống Zalo: Chào bạn! Thay mặt cho bên Zalo, chúc
mừng bạn đã nhận phần quà đặc biệt “SỰ KIỆN” Tuần Lộc Vàng gồm: 1 xe
Liberty với 30 triệu đồng và mã dự thưởng: [02584]. Bạn cần LH hỗ trợ
viên 01656990863 hoặc vào web http://eventvang.com/để
cập nhật thông tin”. Nhiều người dùng ứng dụng Viber, Wala cũng nhận
được tin nhắn từ các số lạ: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn lọt vào tốp
ba tài khoản nhận được quà may mắn trong sự kiện tháng. Click vào link
xyz sau để biết thêm chi tiết”...
Cần cơ chế quản lý dịch vụ OTT
“Hiện tại, dịch vụ OTT được cung cấp bởi các nhà khai
thác nội dung khác trên nền dịch vụ 3G của các nhà mạng. Do đó, nhà mạng
không có thẩm quyền can thiệp vào nội dung của các dịch vụ OTT - các
tin nhắn có nội dung spam, lừa đảo - nên trách nhiệm trong vấn đề này là
của nhà cung cấp OTT. Việc này cũng giống như tình trạng lừa đảo trên
Internet không thể bắt các nhà cung cấp dịch vụ ADSL phải chịu trách
nhiệm. Tôi thiết nghĩ cũng cần phải có cơ chế quản lý các nhà cung cấp
dịch vụ OTT” - ông Nguyễn Sơn Hải, phó trưởng phòng kinh doanh
Vinaphone.
|
Điểm chung của các tin nhắn trên đều hướng dẫn người
dùng truy cập vào một địa chỉ web và thực hiện các bước “đóng phí nhận
thưởng” bằng thẻ cào điện thoại di động hoặc thẻ nạp tiền chơi game của
VNG, FPT, VTC. Điển hình là trường hợp của bạn đọc N.V.T. (Trà Vinh) bị
lừa gần 4,5 triệu đồng bởi tổ chức giả mạo nhân viên Công ty VNG. Cụ thể
theo lời kể của N.V.T.: “Sau khi truy cập vào trang web theo yêu cầu
thì có nội dung chúc mừng và yêu cầu nạp thẻ để tiếp tục. Ban đầu họ bảo
nạp thẻ mệnh giá 100.000 đồng (tất cả các mạng và thẻ game).
Sau khi tôi nạp thẻ thì có một số điện thoại gọi đến
xưng là nhân viên VNG xác nhận, rồi bảo tôi liên lạc với nhân viên này
qua địa chỉ yahoo: phuonglinh_vinagame và được tư vấn thanh toán vận
chuyển với số tiền 850.000 đồng. Tiếp theo tôi được yêu cầu liên hệ với
anh Vũ số điện thoại 090278xxxx để được tư vấn thủ tục hồ sơ. Sau khi tư
vấn, anh Vũ yêu cầu tôi gọi sang số của anh Hoàng phòng kế toán
090560xxxx để hoàn thành phần còn lại. Tôi gọi anh Hoàng thì được yêu
cầu phải đóng thêm phí hỗ trợ 5.000.000 đồng. Tôi nói không thể lo nổi
thì anh tắt máy bảo họp hội đồng để hỗ trợ. Sau đó anh ta gọi lại bảo đã
họp xong và quyết định hỗ trợ 30%, nghĩa là tôi cần thanh toán thêm
3.500.000 đồng (hình thức nạp thẻ không sử dụng tiền mặt). Sau khi thanh
toán xong, anh ta gọi lại bảo để hoàn thành phần giải thưởng, thuê nhà
báo... cần chuyển tiếp 7.000.000 đồng tiền thẻ nữa. Lúc này tôi mới biết
mình bị lừa”.
Theo ghi nhận, nạn nhân bị lừa chủ yếu là người dùng
ứng dụng Zalo và các dịch vụ khác (chủ yếu là các trò chơi) của Công ty
VNG. Theo bộ phận chăm sóc khách hàng Công ty VNG, trong tháng 8-2013,
họ đã nhận được 689 phản ảnh từ khách hàng về hành vi lừa đảo trên các
kênh trực tuyến. Tổng giá trị thiệt hại có thể quy đổi cụ thể thành tiền
mặt qua các hình thức: lừa nạp thẻ điện thoại, thẻ game hoặc lừa tiền
mặt là 100 triệu đồng. Trong đó, khách hàng bị lừa đảo nạp tiền nhiều
nhất vào website www.shopquaVLCM.com
với số tiền hơn 22 triệu đồng. Ngoài ra, khách hàng bị lừa đảo nạp tiền
vào hàng loạt website như hackgame.vn; xuzing.net, khoqua.net... với số
tiền trên dưới 3 triệu đồng. Theo phản ảnh của khách hàng, có hơn 60
website khả nghi.
“Ứng dụng OTT nào cũng bị”
Trao đổi với Tuổi Trẻ về tình trạng người dùng các ứng
dụng OTT đang bị giăng bẫy lừa đảo, ông Nguyễn Thanh Hòa, giám đốc điều
hành Công ty Wala - cung cấp dịch vụ Wala, thừa nhận “giờ ứng dụng OTT
nào cũng bị”. Nguyên nhân do người Việt Nam dùng các ứng dụng OTT ngày
càng nhiều, bao nhiêu người dùng smartphone là bấy nhiêu người dùng OTT,
ngoài ra “do những kẻ spam, lừa đảo tận dụng tối đa ưu thế miễn phí và
dễ dàng tìm bạn của các ứng dụng này. Còn người dùng thì lúc nào cũng
online nhờ kết nối 3G hoặc WiFi nên xác suất gửi thành công các tin nhắn
rác, lừa đảo này đến người dùng cao không kém SMS mà lại không tốn phí
gửi. Wala chúng tôi cũng đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật và đã hạn
chế rất nhiều, nhưng vẫn chưa loại bỏ hoàn toàn được” - ông Hòa cho
biết.
Về việc nhiều người dùng ứng dụng Zalo bị lừa, bà Đoàn
Đỗ Ngọc Thi, trưởng phòng truyền thông Công ty VNG, khẳng định: “Zalo
hoàn toàn không có những chương trình khuyến mãi “thông báo trúng giải
thưởng một xe máy và 30 triệu đồng, nếu muốn lĩnh giải thì cào và nạp
thẻ vào số điện thoại nhắn tin này”. Bà Thi cho biết VNG đã nhận được
phản hồi của nhiều người dùng về tình trạng giăng bẫy lừa đảo. Qua phân
tích, VNG nhận diện các đối tượng lừa đảo thường dùng công cụ “Yêu cầu
kết bạn” của Zalo và đặt tên cho tài khoản của họ theo kiểu “Quan Tri
Vien”, “Nhan Thuong”, “Ban Quan Tri” để gửi tin nhắn đến người dùng. “Từ
những thông tin khách hàng cung cấp, chúng tôi đã tổng hợp các trường
hợp, thủ đoạn và những website lừa đảo thông báo đến các cơ quan chức
năng, đồng thời liên tục cập nhật những trang giả mạo VNG đến khách hàng
thông qua các website, trang chủ dịch vụ, sản phẩm của công ty. Chúng
tôi cũng mong khách hàng tỉnh táo để nhận ra các tin nhắn lừa đảo, các
website giả mạo các sản phẩm của VNG để lừa đảo” - bà Thi nói.
Chiếm đoạt tài khoản ngân hàng
Tìm hiểu về cơ chế lừa đảo của những kẻ xấu nấp sau các
tin nhắn, chúng tôi đã thử truy cập vào website hosoxe.com theo hướng
dẫn trong tin nhắn thông báo trúng thưởng. Giao diện xuất hiện với bảng
chứng nhận “website nhận thưởng tri ân khách hàng mạng xã hội” kèm theo
đó là thông báo tài khoản của bạn “được lựa chọn là chủ nhân giải thưởng
một chiếc xe Air Blade + 20 triệu đồng kèm phiếu đổ xăng miễn phí một
năm... (tổng trị giá giải thưởng lên đến 100 triệu đồng)”.
Ngay bên dưới, website yêu cầu người dùng cung cấp đầy
đủ các thông tin cá nhân (cả địa chỉ cư trú, số điện thoại, email, số
chứng minh nhân dân) và chọn màu xe cho có vẻ tin tưởng. Sau khi cập
nhật thông tin cá nhân, người dùng sẽ phải làm hai thủ tục rất quan
trọng để nhận thưởng là “thanh toán phí” và “rút phí đăng ký hồ sơ”.
Trong phần thanh toán phí là hình thức để nhận xe bằng các loại thẻ cào
điện thoại Viettel, MobiFone, Vinaphone hoặc thẻ thanh toán của FPT
Gate, VTC Vcoin. Khách hàng nạp mã thẻ làm theo hướng dẫn sẽ “biếu
không” tiền thẻ cho kẻ lừa đảo.
|
Nhà mạng tự ý cài ứng dụng để thu tiền
TT - Ba nhà mạng Viettel, Vinaphone, MobiFone cài sẵn
ứng dụng cho phép tải thông tin và tính phí, thu hàng trăm tỉ đồng; chấp
nhận cho đăng ký thuê bao bằng CMND họ tên không có thực, ảnh và tên
trên CMND phản cảm, tục tĩu...
Một cửa hàng bán USB 3G và sim 3G của các nhà mạng trên đường Phạm Ngũ Lão, Q.Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng |
Theo báo cáo tổng kết đợt thanh tra được thanh tra Bộ
Thông tin và truyền thông (TT&TT) phát hiện trong đợt thanh tra diện
rộng về quản lý, đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước trên phạm
vi toàn quốc, cho đến nay cả nước có hơn 120 triệu thuê bao di động,
trong đó có gần 114 triệu thuê bao di động trả trước.
Lợi dụng việc buông lỏng quản lý, nhiều tổ chức, cá
nhân đã sử dụng sim điện thoại di động trả trước như là công cụ, phương
tiện để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như đe dọa, quấy rối,
lừa đảo, trộm cắp cước viễn thông quốc tế, chiếm đoạt tiền trong tài
khoản ngân hàng, phát tán tin nhắn rác, tin nhắn có nội dung cờ bạc, lô
đề, dâm ô đồi trụy... gây thiệt hại cho người sử dụng, đồng thời làm mất
trật tự an ninh, an toàn xã hội...
Từ chối vẫn bị nhận tin quảng cáo
Tại ba doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần đa số,
thanh tra Bộ TT&TT xác định có nhiều sai phạm về dịch vụ nội dung.
Cụ thể, thanh tra Bộ TT&TT đã yêu cầu Vinaphone hoàn lại tiền cước
sử dụng các tin nhắn lỗi, tin nhắn sai cú pháp, tin nhắn không được cung
cấp dịch vụ với tổng số tiền gần 693 triệu đồng.
Tuy nhiên vẫn còn gần 77 triệu đồng không hoàn lại được
do chủ thuê bao đã rời mạng. Tương tự, mạng MobiFone cũng phải hoàn lại
gần 817 triệu đồng nhưng đến nay còn hơn 227 triệu đồng không thể hoàn
lại vì khách hàng đã rời mạng.
Đối với Viettel, tình trạng thu cước người sử dụng đối
với các tin nhắn này vẫn tồn tại. Nhà mạng này vẫn tiếp tục gửi quảng
cáo cho người sử dụng mặc dù chủ thuê bao đã nhắn tin từ chối nhận tin
nhắn quảng cáo.
Đáng chú ý, tình trạng tích hợp ứng dụng trên sim của
các nhà mạng cho phép tải thông tin và tính phí nhưng không niêm yết rõ
ràng, chính xác giá cước, không có thông tin cảnh báo về giá cước, không
cho phép người sử dụng xác nhận đồng ý, không đồng ý tải dịch vụ với
mức phí được đưa ra tồn tại ở cả ba nhà mạng chiếm thị phần chi phối.
Tại Vinaphone, chỉ tính trong một năm (từ tháng 6-2012
đến tháng 6-2013) đã đạt doanh thu hơn 20 tỉ đồng từ ứng dụng IOD; tại
MobiFone đạt hơn 150 tỉ đồng từ ứng dụng SuperSim và LiveInfo.
Ở Viettel, tình trạng này cũng tương tự khi nhà mạng
cài sẵn phần mềm Viettel Plus do nhà mạng cài đặt sẵn trên sim điện
thoại, bán cho người sử dụng có chức năng cho phép tải thông tin và tính
phí.
Nhiều tên phản cảm, tục tĩu
Đối với việc đăng ký thông tin thuê bao, sai phạm chủ
yếu gồm thông tin thuê bao không có ảnh CMND, hộ chiếu; nhiều ảnh CMND
nhòe, không đọc được hoặc chỉ có CMND một mặt.
Thậm chí có trường hợp họ tên không có thực vẫn được
cung cấp dịch vụ hoặc nhiều số thuê bao có thông tin khác nhau nhưng sử
dụng chung một ảnh CMND, đặc biệt có trường hợp thuê bao trên 100 tuổi
vẫn khai báo như tại Vinaphone. Tại Vinaphone, thanh tra còn phát hiện
thông tin cá nhân trong cơ sở dữ liệu không đúng với thông tin trong
CMND...
Tại MobiFone và Viettel, thanh tra phát hiện việc chấp
nhận giấy tờ không phải CMND hoặc CMND đã hết hạn để đăng ký. Nhiều thuê
bao họ tên không có thực, thậm chí sử dụng những từ rất phản cảm, tục
tĩu nhưng vẫn được đăng ký dịch vụ.
Bộ TT&TT đã yêu cầu các doanh nghiệp di động phải
xây dựng hệ thống kỹ thuật nhằm tự kiểm tra, giám sát, phát hiện với các
thuê bao có dấu hiệu sai phạm và xử lý nghiêm. Đồng thời các doanh
nghiệp phải xây dựng hệ thống kỹ thuật có khả năng ngăn chặn các thuê
bao giả lập từ nước ngoài lợi dụng mạng Internet để gọi, nhắn tin, nháy
máy với mục đích lừa đảo.
Trò lừa gọi điện cho số đề trúng
14/04/2014 06:15 (GMT + 7)
TT - Nếu trước đây có chuyện người dân đi
cầu hồn người chết hay thần linh để xin số đánh đề, thì nay với công
nghệ cao đã có thêm chuyện... gọi điện cho số trúng.
Tin bài liên quan
Từ khóa
Anh Nguyễn Trần Viết Trung (Q.Tân Phú, TP.HCM) cho biết
có một người lạ dùng số điện thoại 10 số (không phải 11 số kiểu SIM
rác) gọi đến hỏi thăm sức khỏe, công việc của anh. Điều làm anh ngạc
nhiên trong câu chuyện giữa hai người là người kia (xưng tên Tâm) biết
rất rõ về công ty anh Trung làm việc, cũng như nơi anh Trung hay mua
sắm.
Trò lừa tinh vi
Theo anh Trung, người tên Tâm nói trước kia làm việc
cho một siêu thị điện máy ở TP.HCM và giờ đã chuyển về công ty xổ số
kiến thiết một tỉnh ở ĐBSCL. Trong khi nói chuyện, Tâm nhắc đến một
người tên Bảy Tài, được cho là lãnh đạo công ty xổ số kiến thiết đó,
thường cho người thân quen biết trước số trúng thưởng và cung cấp cho
anh Trung số di động của ông Tài, đồng thời dặn nếu có gọi thì nói là
“em của anh Tâm”.
Anh Trung thử gọi vào số “ông Bảy Tài” thì nghe giọng
một người đàn ông lớn tuổi xưng là phó giám đốc công ty xổ số kiến thiết
nọ. Qua vài lời nhận dạng người thân, “ông Bảy Tài” ra quy định giao
dịch: cho số đánh trúng thưởng phải ăn chia 50%, mỗi số phải đánh ít
nhất 5-6 triệu đồng. Sau đó: “Ông ta bảo tôi 14g hôm sau đến trước Công
ty Xổ số kiến thiết TP.HCM để hẹn gặp nhưng tôi biết đây là trò lừa đảo
nên không làm theo”. (!?)
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là một kiểu lừa có tổ
chức của một nhóm người. Cụ thể, họ tìm kiếm những thông tin cá nhân của
người dùng có tiếng trên mạng Internet, rồi cử ra người đóng giả làm
người đó. Từ đó họ chủ động liên lạc với tất cả người dùng trong danh
sách mà họ có được để cho số và thỏa thuận ăn chia như trường hợp của
anh Trung. Với mỗi người được cho hai số thì chỉ cần danh sách 50 người
là họ đã cung cấp đủ 100 số từ 00, 01, 02... đến 99. Như vậy sẽ có người
trúng khi làm theo và họ sẽ được hưởng tiền ăn chia như đã thỏa thuận.
Người trúng số sẽ tin tưởng, tiếp tục làm theo và giới thiệu cho nhiều
người khác. Còn người trật số xem như bị lừa.
Ai chịu trách nhiệm?
Ngoài trò lừa trên, tin nhắn rác quảng cáo lô đề nhằm
dụ dỗ người dùng sử dụng các dịch vụ đầu số tiếp tục “khủng bố” thuê bao
di động. Tuy nhiên, một lãnh đạo Vinaphone cho biết: “Các đối tượng
phát tán tin nhắn rác thường là từ thuê bao di động đến thuê bao di động
khác. Nhà mạng không thể kiểm tra được nội dung tin nhắn cá nhân của
khách hàng. Do vậy Vinaphone không thể xác định được nội dung của các
tin nhắn có phải là tin nhắn lừa đảo hay không”.
Cụ thể hơn, đại diện MobiFone cho biết pháp luật quy
định việc gửi tin nhắn từ số thuê bao di động đến số thuê bao di động là
hành vi cá nhân, nhà mạng không can thiệp. Vì vậy, một số nhà cung cấp
dịch vụ đã lợi dụng để sử dụng số thuê bao di động cá nhân gửi tin nhắn
quảng cáo, gây ra tình trạng như khách hàng phản ảnh. “Theo quy trình,
khi tiếp nhận phản ảnh của khách hàng về các thuê bao di động phát tán
tin nhắn rác, MobiFone sẽ tạm khóa dịch vụ của thuê bao bị phản ảnh. Tuy
nhiên, do số lượng tin nhắn từ thuê bao cá nhân hằng ngày rất lớn, hàng
trăm triệu tin nên không thể lọc và xác định tin nhắn rác bằng nhân
công, mà phải xử lý bằng hệ thống/công cụ kỹ thuật. Tuy nhiên, việc xử
lý bằng máy móc lại có nhược điểm là cứng nhắc, có thể chặn/xóa các tin
nhắn không phải là tin nhắn rác” - đại diện MobiFone nói.
Về trách nhiệm với vấn nạn tin nhắn rác, cả hai nhà
mạng trên đều khẳng định: “Nhà mạng chỉ cung cấp đường truyền, còn các
nhà cung cấp dịch vụ (ví dụ: dịch vụ nội dung qua số tắt 4/6/7/8XXX/9XX,
dịch vụ 1900XXXX) là chủ dịch vụ và phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật và khách hàng về chất lượng dịch vụ”.
HÂN MINH
Khó xác định tin nhắn rác
Theo đại diện MobiFone, các nhà mạng di động đang gặp
khó khăn trong việc xác định tin nhắn rác. Theo quy định của nghị định
90 về chống thư rác: “Thư rác (spam) là thư điện tử, tin nhắn được gửi
đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách
nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật. Thư rác trong nghị
định này bao gồm thư điện tử rác và tin nhắn rác”. “Định nghĩa này quá
chung chung khiến mạng di động không thể xác định được thế nào là tin
nhắn rác. Cùng một nội dung tin nhắn, có người dùng không từ chối nhận,
có người dùng lại cho đó là tin nhắn rác và không muốn nhận... Cơ quan
quản lý nhà nước nên quy định rõ tiêu chí xác định hoặc phân loại tin
nhắn rác để các nhà mạng dễ dàng xử lý”.
No comments:
Post a Comment