Bàn về nước tiểu
Nước
tiểu của bạn “có khỏe” trong mấy ngày gần đây không?
Ai
biết mà nói! Câu hỏi ít ai hỏi mà cũng ít ai có thể trả lời cho thỏa đáng.
Tuy
nhiên, bạn nên tự hỏi lòng mình thường xuyên về chất lượng lẫn thể tích nước
tiểu mà cơ thể bạn đào thải ra mỗi ngày. Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ của
linh hồn, thì nước tiểu chính là cửa sổ đi vào lòng cơ thể của mỗi người.
Làm
sao biết được, tiểu bao nhiêu thì đủ, bao nhiêu là nhiều và bấy nhiêu là ít?
Thông
thường hai trái thận của bạn ngoài việc lọc máu để gạn bỏ chất dơ, còn đóng vai
trò điều chỉnh lượng nước và áp suất máu trong cơ thể được cân bằng. Khi dư
nước thì thận sẽ thải ra nhiều nước tiểu còn lúc thiếu thì thận sẽ tìm cách hút
nước, recycle trở lại. Màu của nước tiểu phản ánh trữ lượng nước trong cơ thể
của bạn xem có bị hạn hán hay không, nhất là trong những ngày gió nóng của mùa
Hè. Nước tiểu lành mạnh có đượm chút sắc vàng nhạt do những chất cặn do cơ thể
thải ra, hòa tan trong đó. Đại khái như khi bạn pha nước đá chanh lemonade, khi
ít nước thì màu sẽ đậm hơn, khi nước tiểu có màu vàng đậm có nghĩa là cơ thể
bạn đang thiếu nước.
Một
số trường hợp, cơ thể bị mất khả năng điều chỉnh nồng độ nước gọi là bệnh
diabetes insipidus hay khi bị bệnh tiểu đường, trái thận sẽ thải nước ra nhiều
hơn thể tích được giữ lại, bệnh nhân sẽ đi tiểu liên tục không ngừng, lúc nào
cũng thấy khát nước và cơ thể rất mệt mỏi. Ngược lại một số người khác lại
không tiểu ra giọt nào trong khi cơ thể bị phù thủng là do thận suy hay hư lá
gan lây lan qua thận.
Không
nên nhầm lẫn với những trường hợp bất thường tạm thời của hệ thống tiểu. Đàn
ông bị lớn nhiếp hộ tuyến nhất là người cao tuổi có thể đi tiểu khó khăn hơn và
vòi… nước ra không được mạnh cho lắm. Đàn bà khi mới cấn thai có thể đi tiểu
nhiều, nhất là tiểu đêm do hormone thay đổi. Phụ nữ lớn tuổi có thể bị sa bọng
đái hay sa tử cung gây ra chứng són tiểu. Nếu bị tiểu gắt, quặn đau và phải rặn
mới ra được nước tiểu là có thể bị nhiễm trùng đường tiểu.
Bằng
cách quan sát màu của nước tiểu, ngoài màu vàng nhạt, bạn cũng có thể biết khi
cần phải tham khảo bác sĩ. Nước tiểu đổi màu có thể chỉ vì thuốc men đang uống
hay một số thức ăn nhưng cũng có thể trầm trọng hơn như bị nhiễm trùng hay bị
ung thư chẳng hạn.
Khi
bạn thấy nước tiểu có màu hồng hay đỏ thì nên quan tâm. Phụ nữ đang khi hành
kinh có thể thấy máu trộn với nước tiểu, nhưng trong những thời gian khác của
chu kỳ kinh nguyệt, phải lưu ý và gọi cho bác sĩ ngay. Đa số trường hợp có máu
trong nước tiểu là do bị sạn thận hay bị nhiễm trùng đường tiểu. Nếu màu nước
tiểu ngả màu sậm như Cola Cola là dấu hiệu của máu bầm trong đường tiểu do bướu
ung thư hay sạn thận, hoặc bị chấn thương hai quả thận, hay chấn thương toàn bộ
cơ thể như sau tai nạn xe cộ chẳng hạn.
Đau
gan cũng có thể làm cho ra máu màu nâu. Tuy nhiên một số trái cây rau cải như
blackberries hay một số thuốc xổ, nhuận trường cũng làm cho nước tiểu có màu
hồng hay màu đỏ. Một số thuốc trị đau khi bị đi tiểu buốt do nhiễm trùng đường
tiểu cũng làm cho nước tiểu biến thành màu cam, xanh lơ, tím, hay xanh lá cây.
Trong
mọi trường hợp khi nước tiểu bị đục, nguyên nhân có thể bị nhiễm trùng đường
tiểu hay những bệnh khác quan trọng hơn.
Sau
màu sắc, chúng ta cần lưu ý tới mùi của nước tiểu. Nước tiểu có mùi vị ngọt là
do bị bệnh tiểu đường hay một số chứng bệnh không tiêu thụ được amino acid có
trong đồ ăn. Đa số chúng ta không ngửi được mùi măng tây trong nước tiểu, nhưng
một số người với gene di truyền đặc biệt có thể ngửi được mùi tanh này.
Thử
nghiệm nước tiểu có thể cho biết rất nhiều điều về sức khỏe của bạn. Hơn 6,000
năm trước các bác sĩ thời xưa đã biết thử nước tiểu hay soi bọng đái của bệnh
nhân. Bác sĩ thời xưa ấy có khi bảo bệnh nhân tiểu lên đất sét, hay có lúc
phải… nếm nước tiểu để định bệnh. Một cách thử nghiệm may mắn thay, không cần
phải làm nữa.
Ngày
nay, nhờ những thử nghiệm rất thường tình như chấm một cái que (dipstick) vào
nước tiểu (thay vì phải nếm!) bác sĩ có thể biết gần hết những thay đổi quan
trọng trong nước tiểu. Để biết được bạn có vấn đề với hệ thống tiểu tiện, có
khi bạn phải hứng nước tiểu trong vòng 24 tiếng đồng hồ để xác nghiệm chất
lượng lẫn thể tích xem nhiều hay ít để xem bệnh nhân có bị suy thoái thận hay
không. Khi có vấn đề bác sĩ sẽ soi ống dẫn tiểu và bọng đái.
Tóm
lại, nên để ý đến màu và mùi của nước tiểu đi đôi với những dấu hiệu bất thường
khi đi tiểu và tham khảo với bác sĩ khi có dấu hiệu cần quan tâm.
Trị bệnh bằng nước tiểu
Thính
giả Phan Văn Lộc, ở Nha Trang, Việt Nam, gởi thư đến câu hỏi như sau:
"Kính gởi Bác sĩ Hồ Văn Hiền,
Tôi thường xuyên nghe và đọc các bài của Bác sĩ trong chương trình của VOA. Tôi luôn tâm đắc với cách làm việc và kiến thức uyên bác của Bác sĩ.
Cũng là một người trong nghề, có một vấn đề đã canh cánh tôi suốt nhiều năm qua mà "chưa biết giải tỏa cùng ai." Nhiều lần định hỏi Bác sĩ nhưng vì lý do nầy hay lý do khác lại thôi. Nay tôi mạnh dạn nêu lên đây mong Bác sĩ giúp đỡ.
Trong quá trình theo dõi bệnh nhân thuộc nhóm miễn dịch như: hen suyễn, urticaria... theo tôi biết chỉ điều trị triệu chứng và kéo dài suốt đời.
Hơn 10 năm qua tôi đã cho 2 nhóm bệnh nhân trên: Mỗi buỗi sáng uống 1 ly chanh đường pha 1 muỗng cặn lắng nước tiểu của chính bệnh nhân. Uống liên tục trong 4 tháng/năm, có thể lặp lại năm sau, điểm khởi đầu sớm hơn lần trước 4 tháng, nếu chưa thấy thuyên giảm. Với suy nghĩ rằng chanh đường giúp tăng sức đề kháng và cặn lắng nước tiểu có chứa nhiều chất độc do cơ thể thải ra giúp cơ thể tạo ra một số kháng thể nhất định. Tất cả những suy nghĩ trên của tôi đều mang cảm tính, thiếu cơ sở khoa học. Tuy nhiên với nhiệt tình với người bệnh và nhất là nghĩ rằng cũng vô hại nên tôi đã áp dụng. Qua theo dõi tôi thấy kết quả khá hấp dẫn. Nhưng nỗi băn khoăn lớn nhất vẫn là phương pháp nghiên cứu và luận chứng khoa khọc. Do trình độ hiểu biết về miễn dịch học nhất là việc tạo miễn dịch qua đường uống đối với các hóa chất còn rất yếu, nên tôi rất phân vân không biết nói cùng ai. Nay biết Bác sĩ là người say mê nghiên cứu khoa hoc, đọc nhiều và nghiên cứu sâu nhiều vấn đề, nên tôi xin ý kiến của Bác sĩ về vấn đề trên.
Tôi xin cảm ơn!”
"Kính gởi Bác sĩ Hồ Văn Hiền,
Tôi thường xuyên nghe và đọc các bài của Bác sĩ trong chương trình của VOA. Tôi luôn tâm đắc với cách làm việc và kiến thức uyên bác của Bác sĩ.
Cũng là một người trong nghề, có một vấn đề đã canh cánh tôi suốt nhiều năm qua mà "chưa biết giải tỏa cùng ai." Nhiều lần định hỏi Bác sĩ nhưng vì lý do nầy hay lý do khác lại thôi. Nay tôi mạnh dạn nêu lên đây mong Bác sĩ giúp đỡ.
Trong quá trình theo dõi bệnh nhân thuộc nhóm miễn dịch như: hen suyễn, urticaria... theo tôi biết chỉ điều trị triệu chứng và kéo dài suốt đời.
Hơn 10 năm qua tôi đã cho 2 nhóm bệnh nhân trên: Mỗi buỗi sáng uống 1 ly chanh đường pha 1 muỗng cặn lắng nước tiểu của chính bệnh nhân. Uống liên tục trong 4 tháng/năm, có thể lặp lại năm sau, điểm khởi đầu sớm hơn lần trước 4 tháng, nếu chưa thấy thuyên giảm. Với suy nghĩ rằng chanh đường giúp tăng sức đề kháng và cặn lắng nước tiểu có chứa nhiều chất độc do cơ thể thải ra giúp cơ thể tạo ra một số kháng thể nhất định. Tất cả những suy nghĩ trên của tôi đều mang cảm tính, thiếu cơ sở khoa học. Tuy nhiên với nhiệt tình với người bệnh và nhất là nghĩ rằng cũng vô hại nên tôi đã áp dụng. Qua theo dõi tôi thấy kết quả khá hấp dẫn. Nhưng nỗi băn khoăn lớn nhất vẫn là phương pháp nghiên cứu và luận chứng khoa khọc. Do trình độ hiểu biết về miễn dịch học nhất là việc tạo miễn dịch qua đường uống đối với các hóa chất còn rất yếu, nên tôi rất phân vân không biết nói cùng ai. Nay biết Bác sĩ là người say mê nghiên cứu khoa hoc, đọc nhiều và nghiên cứu sâu nhiều vấn đề, nên tôi xin ý kiến của Bác sĩ về vấn đề trên.
Tôi xin cảm ơn!”
Bác
sĩ Hồ Văn Hiền góp ý:
Trên vị trí bác sĩ hành nghề ở Mỹ, bằng hành nghề chỉ cho phép bác sĩ được thực hành y khoa theo những "chuẩn mực cộng đồng" (community standards) và trong giới hạn của các chuần mực đó mà thôi. Nếu đi ra ngoài và kết quả không tốt hoặc bệnh nhân than phiền, người hành nghề y khoa khó bảo vệ cách chữa trị của mình nếu đại đa số các chuyên gia ra làm chứng đều không đồng ý với mình.
Ở Mỹ, cũng như nhiều nước khác mà tôi được tham khảo, trị liệu bằng nước tiểu (urine therapy) không được y giới công nhận là có giá trị vì không có bằng chứng, khảo cứu chứng minh.
Ông bác sĩ này cho bệnh nhân nhịn uống nước trong chừng 12 giờ. Đến giờ thứ 9, bệnh nhân được tiếp cận với chất gây dị ứng (kháng nguyên, antigen, allergen), 3 giờ sau đó, lấy nước tiểu. Theo thuyết của bs này, trong nước tiểu đó có những kháng thể chống lại các kháng nguyên trên. Ông “lọc” mẫu nước tiểu và cho là mỉnh gạn được các kháng thể và chích chất gạn lọc đó vào bệnh nhân. Một loạt chích như vậy, bệnh nhân trả chừng 500 đô la Mỹ.
Nên nhớ cách giải thích của bác sĩ trên về các tác dụng kháng thể trong nước
tiểu [sản xuất ra sau khi tiếp xúc với kháng nguyên] không được chứng minh bằng
một nghiên cứu khoa học nào từng được công bố. Uỷ ban Y tế California
(Board of Medicine) buộc tội ông "đi quá xa các chuẩn mực cộng đồng"
y tế California,
cơ quan DEA (kiểm soát thuốc) điều tra ông và ông bị đe dọa rút bằng hành nghề.
Theo bác sĩ này, thì tiểu bang đã hành sử như vậy do "chính trị nhiều hơn
là do khoa học." Hai mươi mấy năm qua, tôi không thấy một trường hợp nào
nêu lại vấn đề này, và không biết câu chuyện trên ngã ngũ như thế nào.(1)
Tuy nhiên, trước khi được chứng minh là đúng, biết bao nhiêu lý thuyết thực hành đều đã từng bị nghi ngờ, có khi khi khinh thường nữa, và xếp bên lề trái. Ngoài ra, nhiều chuyện y khoa thực hành mới xem qua thì rất "ghê gớm"; ví dụ trong một số bệnh ruột nhiễm trùng Clostridium difficile (CDI) nặng không có kháng sinh để chữa người ta phải cho bệnh nhân "nuốt phân", hoặc bơm vào ruột già, mà tên thuật ngữ y khoa gọi là "fecal transplant" để tái thiết lập "flora"("hệ thực vật) trong ruột già gồm những vi khuẩn bình thường thân thiện cho sức khoẻ người bệnh..
1.
Nước tiểu từng được dùng để chữa bệnh từ thời cổ đại, Tây phương cũng như
Đông phương. Ở La mã ngày xưa, chính quyền còn thu thuế trên nước tiểu được thu
thập từ các nhà tiểu tiện công cộng.
2.
Dùng nước tiểu của chính người bệnh để chữa bệnh cho người đó gọi là
autogenous urine therapy (auto: tự mình, “genous” =sinh ra, urine= nước tiểu,
therapy= trị liệu.)
3.
Gần đây hơn, năm 1978, cựu thủ tướng Ấn Độ Morarji Desai tiết lộ trên TV
Mỹ rằng ông uống nước tiểu mình để chữa bệnh, và cho rằng nước tiểu là một
phương thuốc rẻ tiền cho người Ấn thiếu thốn thuốc men và nghèo. Ấn Độ giáo mô
tả nước tiểu là "nước tinh khiết", và phương pháp dùng nước tiểu để
trị bệnh, bảo tồn sức khoẻ gọi là amaroli.
4.
Ngược lại, đạo Hồi xem đấy là "chất độc", ô uế, tối kỵ cho việc
hành lễ tôn giáo (theo Bách khoa Wikipedia.)
5.
Cũng theo amaroli, uống nước tiểu lúc sáng sớm trước khi mặt trời mọc
giúp tĩnh tâm (meditation) tốt hơn. Người ta giả thuyết cho rằng lúc chừng 2
giờ sáng, tuyến pineal gland não bộ tiết chất melatonin vào máu ở mức cao nhất
(giảm tiết melatonin lúc chúng ta thức giậy, thấy ánh sáng), và có thể lúc sáng
sớm trước rạng đông, nước tiểu chứa nhiều melatonin, và melatonin giúp người
tập yoga tĩnh tâm dễ hơn. Tuyến pineal gland (hay epiphysis) này nhỏ (5-8 mm)
hình giống trái thông, nên có tên như vậy (pine=thông; pineal gland = tuyến
hình trái thông; Descartes, nhà triết học Pháp thế kỷ thứ 17, cho rằng tuyến
này là nơi thể xác và linh hồn gặp nhau, và một số triết gia xem đây là
"Con Mắt Thứ Ba" phụ trách sự “soi sáng tâm linh” (spiritual
enlightenment.)
6.
Phần đông những bài báo hướng dẫn đều khuyên dùng nước tiểu buổi sáng
sớm, giữa dòng (midstream), và chỉ dùng lượng rất nhỏ thôi.
7.
Trong y học hiện đại, có hai thuốc đắt tiền và quan trọng được trích ra
từ nước tiểu: Premarin (hormon nữ) lấy từ nước tiểu ngựa mang thai, và
urokinase, thuốc làm tan các cục máu đông trong tĩnh mạch, để làm máu lưu thông
lại; urokinase được khám phá năm 1947, trích ra từ nước tiểu người.
8.
Nước tiểu chứa chừng 95% nước, và phần còn lại gồm những chất khoáng, điện
giải, hormone, các chẩt amino acid, các vitamin C, biotin, riboflavin, B6, B12,
các kim loại như Fe, Zinc, các chất có hoạt tính trên hệ thần kinh như
serotonin, epinephrine, tất nhiên là ở liều lượng rất nhỏ.
9.
Nói chung, nước tiểu là một sản phẩm lọc máu, cơ thể thải ra phần dư
thừa. Cho nên trừ trường hợp cơ thể bị nhiễm độc, hay nhiễm trùng, người ta
không xem nước tiểu là một chất độc (not toxic.)(2)
10.
Trong trường hợp chích vào da, một trong những lo ngại có thể xảy ra (tuy
chưa ai chứng minh là có xảy ra), là kháng nguyên từ thận người bệnh nếu tồn
tại trong nước tiểu, sau khi được chích vào chính người đó, có thể làm cơ thể
sản xuất ra những kháng thể chống lại chính thận của người đó (autoantibodies).
Ở
Mỹ, có một trường phái y học "lề trái" gọi là homeotherapy, nguyên
tắc tương tự như " dùng độc trị độc." Theo luật "Law of
Similars"(định luật các chất tương tự), họ dùng chất hay nhân tố gây ra
một bệnh nào đó ở một liểu lượng cực nhỏ (ví dụ pha thật loãng nhiều lần) để
kích thích hệ miễn nhiễm người đó cho mạnh thêm. Urine therapy cũng được dùng
trong homeopathy. (homeo=giống nhau, pathy= bệnh; trường phái này xuất phát từ
Đức, do BS Hahnemann [1755-1843], có nghĩa là trước thời phát triển y học khoa
học hiện đại).
Tuy nhiên hiện nay người ta nghĩ rằng dị ứng không phải là do người bệnh thiếu đề kháng với một chất nào đó, mà là kết quả của một loại đề kháng không theo lối thông thường, sinh ra các kháng thể IgE. Hơn nữa chất proteose này chưa được chứng minh.
Nếu nghe theo một số những người hâm mộ trị liệu pháp này, thì họ tin rằng nước tiểu là một loại thần dược giải quyết mọi thứ từ ung thư, lao, dị ứng, mệt mõi mạn tính, vv... một thứ quá tốt đẹp để có thật (too good to be true), nhất là từ nơi người bệnh thải ra.
Tôi chỉ xin đóng góp với vị thính giả vài kiến thức thú vị về loại trị liệu tuy cổ xưa nhưng lại còn đang tranh cãi hiện nay.
Trên thực tế, xin nhắc lại trị liệu dùng nước tiểu không được giới y khoa Mỹ công nhận, mặc dù trên internet có rất nhiều ngừoi làm chứng cho phương pháp này. Những điều nói trong câu chuyện hôm nay hoàn toàn có tính cách thông tin. Xin nhắc lại, không nên tự mình làm thử cho mình hay cho người khác.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Chứng tiểu đêm ở người già
Trong
chương trình hôm nay, bác sĩ Hiền giải đáp thắc mắc của thính giả Phạm Hạnh,
hiện cư ngụ tại bang Maryland,
Hoa Kỳ, về chứng đi tiểu đêm ở người già.
Người
lớn tuổi thường bị mất ngủ, lý do thường gặp nhất là phải đi tiểu nhiều ban
đêm. Ngoài việc gây rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân sáng sớm mệt mỏi, không nghỉ
ngơi đầy đủ, nguy cơ té và có thể gẫy xương có thể là những chuyện nguy hiểm đi
kèm theo chứng tiểu đêm.
Bệnh nhân đàn ông có thể có những triệu chứng kèm theo làm cho bác sĩ nghĩ đến những nguyên nhân ở đường tiểu phía dưới (lower urinary tract): như ban ngày đi tiểu liên miên (urinary frequency, (trên 8 lần/ngày)), dòng nước tiểu yếu, cần đi tiểu ngay (urgency), hay són tiểu (urinary incontinence).
Bệnh nhân đàn ông có thể có những triệu chứng kèm theo làm cho bác sĩ nghĩ đến những nguyên nhân ở đường tiểu phía dưới (lower urinary tract): như ban ngày đi tiểu liên miên (urinary frequency, (trên 8 lần/ngày)), dòng nước tiểu yếu, cần đi tiểu ngay (urgency), hay són tiểu (urinary incontinence).
Nguyên nhân chúng
ta thường nghe đến là tuyến tiền liệt phì đại lành tính (benign prostate
hypertrophy) (không phải ung thư) làm đường thoát ra của nước tiểu bị nhỏ lại
và tiểu không thông, chia làm nhiều lần, do đó bác sĩ của vị thính giả đặt câu
hỏi khuyên bệnh nhân đi mổ cắt tuyến tiền liệt. Phụ nữ có thể đi tiểu nhiều lần
hơn lúc lớn tuổi, hoặc do kết quả sinh đẻ, hoặc do thói quen phụ nữ hay đi tiểu.
Vài ý niệm về cơ thể học:
Vài ý niệm về cơ thể học:
Tuyến tiền liệt (prostate) là một tuyến ngoại tiết của bộ phận sinh dục nam, tuy nhiên gần đây người ta cũng đặt tên lại cho một số tuyến tương tự ở phái nữ là tuyến tiền liệt nữ (female prostate).
Tuyến tiền liệt bao quanh, ôm lấy niệu đạo (urethra) là ống dẫn nước tiểu thoát ra từ bọng đái, nếu tuyến lớn quá (phì đại, hypertrophy), hoặc có ung bướu, tuyến có thể bóp nghẽn đường đi ra của nước tiểu và làm khó tiểu hoặc bí tiểu.
Tuy nhiên, chứng đi tiểu đêm không phải luôn luôn do tuyến tiền liệt, và tôi xin nêu sau đây những tin tức để chúng ta cùng học hỏi. Xin nhắc lại, tôi không có mục đích định bệnh và chữa bệnh trong chương trình y học này, và quý vị cần theo dõi mọi hướng dẫn của bác sĩ quý vị.
1) Do nước tiểu nhiều lúc ban đêm (nocturnal polyuria):
● -suy tim
● -rối loạn chất nội tiết ADH (antidiuretic hormone, hay arginin vasopressin được hypothalamus của não bộ tiết ra) là chất đáng lẽ làm thận giữ lại nước nhiều hơn, làm nước tiểu cô đọng hơn, và thể tích nước tiểu giảm đi lúc ban đêm. Ngược lại ở một số người già có rất ít chất vasopressin này tiết ra ban đêm, nên lượng nước tiểu ban đêm quá nhiều.
● -nước ứ phần dưới cơ thể (hạ chi), do các tĩnh mạch không hoạt động bình thường, do suy tim, do thiếu protein trong máu, do ăn mặn quá.
● -uống thuốc lợi tiểu (diuretic) trước khi đi ngủ (ví dụ thuốc loại thiazide trị bệnh cao máu)
● -ngưng thở (apnea) trong giấc ngủ vì bị đường hô hấp tắc nghẹt (obstructive sleep apnea), thiếu oxy trong máu gây ra áp suất trong động mạch phổi tăng, làm áp suất trong tâm nhĩ phải tăng và gây tác dụng tạo ra nước tiểu nhiều hơn.
2) Bệnh nhân nói chung tạo ra quá nhiều nước tiểu:
- do bệnh tiểu đường (đái tháo đường, diabetes)
- đái tháo nhạt (diabetes insipidus, do tổn thương não bộ, hoặc do thận bị hư /nephrogenic diabetes insipidus)
- uống nước quá nhiều (polydipsia)
- hệ thần kinh bọng đái bất thường (neurogenic bladder) không kiểm soát được
- viêm bọng đái (bàng quang)(cystitis)
- ung thư bọng đái, tiền liệt, niệu đạo (cancer of the bladder, prostate, urethra)
- thói quen đi tiểu lúc bọng đái chưa đầy (~300-600ml)
- “overactive bladder” (OAB) (bọng đái “quá hoạt động”)
- lo âu (anxiety)
- rượu, cafe
- thuốc men:
● caffeine, theophylline trị thông cuống phổi, thuốc lợi tiểu,
● thuốc beta blockers (dùng trị bệnh cao huyết áp, làm cơ detrusor bọng đái co lại tăng risk són tiểu), thuốc alpha blocker ( giản nở các sợi cơ cỗ bọng đái), thuốc lợi tiểu (dùng trị bệnh cao huyết áp).
-sạn trong bọng đái
● Tránh uống nước quá nhiều, nhất là tối, 6h trước khi đi ngủ, ăn trái cây khô trước khi đi ngủ để giảm bớt nước tiểu ban đêm.
● Tránh cà phê, trà, rượu, bia (la ve) và những thuốc lợi tiểu nếu có thể được.
● Kê chân lên cao (lúc ngồi, nằm) ban ngày để tránh nước tụ xuống hai chân, mang vớ bó chặt để giảm bởt phù hai chân.
● Cẩn thận thắp đèn sáng, nếu cần đi khám mắt xem thị lực có tốt không, có bị cườm mắt hay không, để tránh té, tai nạn lúc đi tiểu đêm.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Người cao niên sử dụng computer
Nghiên
cứu cho thấy người cao niên sẽ giúp trí nhớ nếu chịu khó lên mạng Internet.
Theo kết quả nghiên cứu được trình bày tại cuộc hội thảo thường niên của Hội
Society for Neuroscience thì người cao niên có thể thay đổi tình trạng minh mẫn
và tránh được bệnh hay quên ngắn hạn của tuổi già nếu chịu khó làm việc tìm tòi
trên Internet.
Một toán chuyên gia của đại học Los Angeles đã “scan” não bộ của 24 cụ cao niên (một nửa là những cụ thường xuyên lên internet còn nửa kia thì không) với mục đích tìm xem Internet tác động ra sao lên não bộ các người già.
Một toán chuyên gia của đại học Los Angeles đã “scan” não bộ của 24 cụ cao niên (một nửa là những cụ thường xuyên lên internet còn nửa kia thì không) với mục đích tìm xem Internet tác động ra sao lên não bộ các người già.
Nhóm cao niên “lười lên internet” được chỉ dẫn cách sử dụng máy điện toán căn bản rồi được yêu cầu khi về nhà vào internet trung bình mỗi ngày 7 tiếng trong suốt 2 tuần lễ liên tục. Khi họ quay trở lại, các chuyên gia đã sử dụng máy MRI để “scan” não bộ của họ thì thấy lượng máu đổ dồn nhiều hơn vào các mạch máu nhỏ của não bộ. Có nhiều vùng của não bộ đã được tiếp máu nhiều hơn so với trước khi làm thí nghiệm.
Trước đây não bộ cũa các cụ này sử dụng đến nhiều vùng có liên kết với thị giác, phán xét, nhận thức không gian trong cuộc sống hàng ngày. Sau 2 tuần lễ các cụ đọc tin và làm việc với máy điện toán, các nhà nghiên cứu nhận thấy ngoài các vùng nói trên, những vùng khác trong não bộ của các cụ cũng bừng sáng.
Đặc biệt vùng não gọi là hồi trán (frontal gyrus) phía trước và trung bộ đã được kích động mạnh mẽ. Đó là những vùng được biết là có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định, trí nhớ và các giải quyết cấp thời. Chúng có khả năng giúp các cụ cao niên tập trung mạnh mẽ hơn, ít bị đãng trí.
Các cụ thuộc nhóm sau này có tuổi bình quân là 62.4 tuổi. Ngoài ra khi yêu cầu nhóm sau này cũng làm các thao tác giống như nhóm thứ nhất, các nhà khoa học nhận thấy là não bộ của họ đã “sử dụng ít sức mạnh hơn”, có vẻ như tại vì não “đã nhận ra các thao tác quen thuộc” khi lên internet và cảm thấy các thao tác đó dễ dàng hơn rất nhiều.
Bác sĩ thần kinh Gary Small, người tham gia vào công cuộc nghiên cứu, nhận định như sau “kết quả cho thấy là những cao niên nào muốn trí nhớ của họ sắc bén trở lại thì không gì hơn là mở “dụng cụ ở trong tầm các ngón tay của họ”. Ông cũng nói có vẻ như xã hội văn minh với nhiều thao tác kỹ thuật phức tạp đã làm trí não con người trẻ lại theo những cách mà “ngay cả khoa học cũng chưa hiểu tường tận”.
(theo LosAngeles Time- HuynhQuang-CaliToDay)
Xử dụng internet có thể giúp chức năng nhận thức của não
Cho tới nay người ta vẫn thường khuyên các người lớn tuổi nên chơi ô chữ, các trò chơi đố (puzzles), các trò đố vui (quizzes), sodoku… tất cả chỉ với mục đích giữ cho chất xám trong não hoạt động tốt.
Nhưng từ nay trở đi, chúng ta cũng còn có thể khuyến khích các người lớn tuổi nên “bay lượn” trên mạng.
Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã quan sát 24 người có tuổi tử 55 tới 76. Phân nửa những người này có thói quen tìm kiếm thông tin trên internet, còn phân nửa kia thì không. Cả hai nhóm đều giống nhau về tuổi tác, trỉnh độ học vấn và phái tính.
Kết quả cho thấy:
- Trong thí nghiệm đọc, não cũa tất cả các cao niên đều hoạt động mạnh, nhất là
tại những trung tâm ngôn ngữ, đọc, trí nhớ và thị giác nằm ở các thuỳ thái
dương (temporal), thùy đỉnh (parietal) và thùy chẩm (occipital) của não
- Trái lại trong thí nghiệm Internet các nhà nghiên cứu đã phát hiện một sự
khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm đọc và sử dụng internet. Đó là nếu não của nhóm
người đọc sách hoạt động mạnh thì não của nhóm “internet” lại hoạt động mạnh
hơn ở các vùng thùy trán (frontal) và thùy thái dương (temporal), cũng như ở
các hổi chẫm não (circonvolutions cingulaires) kiểm soát tiến trình quyết định
và lý luận phức tạp
Ngày càng nhiều cao niên sử dụng Intenet
Chỉ cách đây có bốn hay năm năm, phần lớn các cao niên đều không tưởng tượng
là một ngày nào đó họ sẽ có thể “bay lượn” trên internet. Tuy nhiên sự phổ biến
của internet cao tốc, sự giảm giá cả các dụng cụ điện tử và khiá cạnh “không
thể tránh đươc” của kỹ thuật này đã lôi cuốn các người tuổi trên 50 vào mạng
lưới điện tử.
Thật vậy theo như cuộc thăm dò mới đây của CSA đã có tới 46 phần trăm người trong lứa tuổi 50/60 sử dụng internet và đa số (80 phần trăm) những người này coi mạng lưới là cửa ngõ đi vào thế giới bên ngoài..
Thật vậy theo như cuộc thăm dò mới đây của CSA đã có tới 46 phần trăm người trong lứa tuổi 50/60 sử dụng internet và đa số (80 phần trăm) những người này coi mạng lưới là cửa ngõ đi vào thế giới bên ngoài..
Theo cuộc điều tra của grandparents.com, thì hiện nay tại Hoa kỳ đã có tới phân nửa các bậc ông bà sử dụng Internet từ 10 tiếng trở lên mỗi tuần để mua sắm (69%), so sánh giá cả (83%), theo dõi quảng cáo (38%), trao đổi hình ảnh (78%).
Tưởng cũng nên biết là grandparents.com là nguồn thông tin trên mạng chính yếu dành cho các bậc ông bà tại Hoa kỳ. Trang web này tạo phương tiện duy trì các mối liên hệ và thắt chặt tình cảm gia đình. Nội dung trang web này rất phong phú bao gồm các tin tức về hoạt động xã hội, các gợi ý tổ chức du lịch cho cả gia đình hay mua quà tặng cho mọi lứa tuổi… Ngoài ra sự trao đổi liên thế hệ giữa ông bà, cha mẹ, con cái cũng được dễ dàng hơn nhờ vào blog, diễn đàn, hình ảnh và video.
No comments:
Post a Comment