Sunday, June 29, 2014

Tự học chụp ảnh

Tự học chụp ảnh

Nguồn: http://goo.gl/uNr3Zu 

Chúng tôi sẽ góp nhặt và viết ra những kỹ thuật chụp hình căn bản và nâng cao từ những website trên internet, từ kinh nghiệm, và từ những lời hướng dẫn của những người đi trước, để giúp bạn có đủ những hiểu biết và kỹ thuật để chụp một tấm hình theo ý của bạn. Với những kỹ thuật căn bản này, khi bạn đã nắm vững, bạn sẽ có thể chụp hình nâng cao, đẹp hơn và hiệu quả hơn. Nếu là bài sưu tầm, chúng tôi sẽ ghi ở cuối bài để bạn có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh.
Bạn sẽ tự tin khi chụp ngày, cũng như chụp đêm, và đó là mong ý của chúng tôi khi tạo ra những bài viết này. Chúng tôi rất mong và kêu gọi các bạn viết bài tặng cho trang web này. Tất cả những bài chưa có đường dẫn, là những bài chúng tôi chưa viết kịp vì thời gian có giới hạn, mong các bạn thông cảm cho.

1. Những bước đầu tiên đi vào nhiếp ảnh


Thưa bạn, những khái niệm đầu tiên, không phải là cách sử dụng máy ảnh, mà là bố cục và cách nhìn về 1 tấm hình. Tôi quan niệm máy ảnh chỉ là một dụng cụ trợ giúp thêm cho một người cầm máy, không phải là điều cốt lõi để tạo nên một tấm hình đẹp. Bạn có thể cầm một máy ảnh tự động (compact), mà vẫn có thể chụp ra những tấm hình rất đẹp với bố cục chuẩn mực. Khác nhau giữa một nhiếp ảnh gia và một người thường cầm máy chỉ là bố cục, sự phối hợp màu sắc, thời điểm chụp, và một vài kỹ thuật nhỏ khác...(xin bấm vào đường dẫn phía trên để đọc thêm)

2. Vòng tam giác của Khẩu độ, tốc độ, và ISO   


Chào bạn, bạn có thể đang mỉm cười khi đọc bài viết về tốc độ, khẩu độ, và độ nhạy ISO này, “đây là bài học vở lòng, ai cũng biết khi cầm máy chụp hình…”, và đúng là như vậy. Những bài học vỡ lòng này, lại chính là cốt lõi để tạo nên những tấm hình đẹp sau này...(xin bấm vào đường dẫn phía trên để đọc thêm)


3. Chụp Ảnh Tài Liệu - Sáu Lời khuyên để tạo một huyền thoại

documenting-dps-02.jpg
Tất cả chúng ta đã trải qua thời gian trong cuộc sống, nơi mà mình sẽ mất đi những người thân theo năm tháng. Là một nhiếp ảnh gia hay chụp chân dung, tôi thường nhận được những cuộc gọi khẩn cấp để chụp ảnh gia đình cho những người bệnh nặng, hoặc những gia đình vừa mất người thân. Tại sao chúng ta phải đợi cho đến khi quá muộn, hoặc gần như quá muộn để ghi nhận hình ảnh về cuộc sống của những người quan trọng nhất với chúng ta? (xin bấm vào đường dẫn phía trên để đọc thêm)

4. Chút mẹo vặt chụp ảnh ngày Tết 

TH-Nguyen.jpg
Du xuân, dã ngoại hay chỉ đơn giản là chụp hình kỷ niệm cho gia đình nhân dịp năm mới, ai cũng muốn có những bức ảnh đẹp và lạ mắt. Sau đây Tôi có một vài thủ thuật chụp ảnh để bạn tha hồ sáng tạo với chiếc máy ảnh của mình. (xin bấm vào đường dẫn phía trên để đọc thêm)
5. 20 Cách Chụp Hình Chân Dung 

Làm thế nào để bạn có bức chân dung khiến mọi người trầm trồ ngạc nhiên?
Tôi muốn nói về việc chụp hình chân dung không theo thói quen thường lệ, phá bố cục chụp hình. Mọi người thường nghĩ để có một bức chân dung đẹp cần phải áp dụng tất cả các quy tắc - nhưng khi tôi xem ảnh trên Flickr, thì các bức chân dung nổi bật nhất là từ những người phá vỡ tất cả các quy tắc thông thường...(xin bấm vào đường dẫn phía trên để đọc thêm)

6. 7 mẹo & 7 gợi ý để chụp hình trẻ con


Ai đã từng chụp trẻ con thì sẽ hiểu được cái sự gian nan là như thế nào, đặt biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tôi chưa vội bàn tới chụp bằng máy film - Máy số với cơ thế lấy nét 3D tracking hay AF servo cũng tỏ ra đuối sức khi chụp thể loại này. (xin bấm vào đường dẫn phía trên để đọc thêm)

7. Kỹ thuật chụp và làm hình HDR (High Dynamic Range) 


Hôm nay tôi viết về một đề tài thường gây nhiều tranh cãi giữa các nhiếp ảnh gia, một số người cho rằng không cần chụp HDR (dải tương phản động mở rộng), chỉ cần dùng kính lọc, hoặc chỉ chụp một tấm rồi sử dụng tone mapping để tạo ra 3 tấm với sáng tối khác nhau, rồi dùng Photoshop để tạo thành một tấm hình HDR. Tất cả những tranh cãi của mọi người đều có lý, nhưng không hẳn là chính xác trong mọi trường hợp. Sau khi đọc bài viết này hy vọng bạn sẽ có cái nhìn khác hơn về HDR (xin bấm vào đường dẫn phía trên để đọc thêm).
8. Làm thế nào để chụp ảnh hồng ngoại

Các ảnh hồng ngoại thường có tone màu rất liêu trai và lạ mắt, tuy không nhiều màu sắc nhưng rất sặc sỡ, đặc biệt là cái màu trắng ngai ngái của cỏ cây, thực rất khó diễn tả bằng lời, chỉ có thể ngắm nhìn, và thán phục người cầm máy! Góc ảnh bình thường mà mình vẫn nhìn thấy, trong ảnh hồng ngoại trở thành một thế giới khác, chứ không phải là thế giới thật mà chúng ta đang sống...(xin bấm vào đường dẫn phía trên để đọc thêm)

9. Cách chụp hình dãy Ngân hà (Milky Way)


Chụp hình sao ban đêm là một kỹ thuật không đơn giản cho các ống kính và máy ảnh. Rất lâu sau này, khi mà kỹ thuật của máy chụp hình kỹ thuật số được cải thiện, thì  mới có thể chụp được dãy Ngân hà mà mà không cần phải sử dụng đến những ống kính thiên văn. Chụp ảnh dãy Ngân hà là một kinh nghiệm rất thú vị. Từ một vị trí không có ánh sáng, dãy Ngân hà chỉ là một dãy sáng trên bầu trời tạo thành một cảnh tượng tuyệt vời; bạn có thể nhìn bằng mắt thường, và sẽ còn đẹp hơn trong các bức ảnh phơi sáng lâu hơn...(xin bấm vào đường dẫn phía trên để đọc thêm)

10. Chụp Hình Sao Chạy (Star Trail)


Chụp hình sao chạy, một cách nào đó, cũng tựa như chụp hình dãy Ngân hà, nhưng với ISO thấp hơn, càng thấp càng tốt để giảm sự nhiễu hạt. Cách chụp tuy không khó, nhưng bạn phải trải qua kinh nghiệm với những sai sót, để có thể chụp cho mình những tấm hình đẹp và vừa ý mình hơn. nếu bạn đi chụp với những người có kinh nghiệm, thì bạn sẽ dễ dàng có được những tấm hình đẹp. Tuy là cách chụp không khó, nhưng chụp đêm với ánh sáng khác thường, sẽ khiến nhiều người bỡ ngỡ. Đó là lý do vì sao tôi soạn và viết ra bài viết này, mong là sẽ giúp cho bạn một phần nào đó...(xin bấm vào đường dẫn phía trên để đọc thêm)

Vòng tam giác của ba yếu tố cơ bản: Tốc độ, Khẩu độ và Độ nhạy IS

Chào bạn, bạn có thể đang mỉm cười khi đọc bài viết về tốc độ, khẩu độ, và độ nhạy ISO này, “đây là bài học vở lòng, ai cũng biết khi cầm máy chụp hình…”, và đúng là như vậy. Những bài học vỡ lòng này, lại chính là cốt lõi để tạo nên những tấm hình đẹp sau này. Những bài viết trên mạng, và những bài dạy của rất nhiều giảng viên nhiếp ảnh, thường khá phức tạp, dài dòng, và khó hiểu, chính tôi đọc có khi còn phải phân vân. Tôi đọc rất nhiều bài viết, và soạn lại theo sự suy nghĩ của tôi về 3 yếu tố cơ bản này, tôi gọi là vòng tam giác, vì 3 yếu tố tạo thành hình tam giác, và vòng tròn bao bọc sẽ làm thí dụ và nối kết các yếu tố hoàn chỉnh hơn. Tôi đã dựa vào tam giác ngoại tiếp, là một trong những họa đồ của toán học mọi người biết từ lâu về trước, kết hợp với vòng tròn màu sắc trong hội họa, để tạo ra vòng tam giác của nhiếp ảnh, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu, thấy, chỉ nhìn một lần là nhớ.
Mỗi bức ảnh được tạo nên bởi cảm biến quang trên máy ảnh kỹ thuật số, tiếp xúc với ánh sáng trong khuôn hình muốn chụp. Quá trình tiếp xúc này được gọi là phơi sáng. Để điều tiết mức độ phơi sáng của một bức ảnh, và tạo một giá trị phơi sáng nhất định, trong nhiếp ảnh sử dụng 3 yếu tố cơ bản là tốc độ cửa chập (shutter speed), khẩu độ mở của ống kính (aperture) và độ nhạy của phim hay cảm biến (ISO). Ba yếu tố này kết hợp lại gọi là tam giác phơi sáng. Hiểu, làm chủ và sử dụng tam giác phơi sáng này một cách hữu hiệu chính là phần quan trọng nhất để phát triển tài nghệ của một nhiếp ảnh gia kinh nghiệm.
Cửa chập và tốc độ cửa chập (shutter speed)
Trong cấu tạo của máy ảnh, chắn trước cảm biến thu nhận ánh sáng là nhiều lá thép để không cho ánh sáng đi tới cảm biến khi máy ảnh chưa “chụp ảnh” được gọi là cửa chập. Khi bấm nút chụp, cửa chập mở ra để ánh sáng đi vào cảm biến và đóng lại rất nhanh. Thời gian của chập mở rồi đóng lại nhanh hay chậm chính là tốc độ của cửa chập. Cửa chập mở lâu thì thời gian phơi sáng của cảm biến sẽ lâu hơn và cảm biến sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn, làm cho ảnh sáng hơn; ngược lại, của chập mở-đóng nhanh ảnh sẽ tối hơn. Thời gian cửa chập mở rồi đóng rất nhanh và thường được tính bằng phần của giây đồng hồ, ví dụ 1, 1/2, 1/4, 1/8, 1/15, 1/30, 1/60, 1/125, 1/250, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/4000, 1/8000 giây. Từ trị số 1/15 giây, nó được làm tròn trong nhiếp ảnh (đúng ra là 1/16 giây), để đơn giản hóa việc tính toán sau này. Tốc độ có tính tương quan 1:1 với lượng ánh sáng đi vào trong camera. Ví dụ: khi thời gian phơi sáng gấp đôi, thì lượng ánh sáng đi vào camera cũng tăng gấp đôi. Tốc độ được sử dụng để chụp hình nhanh hay chậm tùy theo ý của bạn cho một tấm hình. Như vậy việc sử dụng tốc độ nhanh hay chậm là còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, chủ thể, và mục đích chụp hình của bạn.

Nếu bạn muốn chụp hình không dùng chân mà hình không bị mờ vì rung, thì bạn phải chụp ít nhất là  1/Lens Focal Length; thí dụ bạn dùng ống kính 50mm, thì bạn phải chụp ít nhất là 1/50 giây để hình không bị mờ; nếu bạn dùng ống kính 500mm, thì bạn phải chụp ít nhất là 1/500 giây.
Tốc độ
Những thí dụ ứng dụng lúc chụp hình
1 đến 30 giây (+)
Chụp đêm, dải ngân hà, sao chạy, hoặc thành phố về đêm với đèn xe trượt dài.
1/2 đến 4 giây
Chụp suối hoặc thác nước để tạo nét mềm mại.
1/2 đến 1/80 giây
Chụp lia máy để tạo nét cho chính thể, mờ cho hậu cảnh.
1/80 đến 1/125 giây
Chụp tay với hệ thống chống rung không cần chân máy
1/125 đến 1/200 giây
Chụp chân dung với Flash. Máy thông dụng có Flash Sync là 1/200 giây
1/250 đến 1/500 giây
Chụp thể thao, những chuyển động trong đời sống, chụp với tele lens
1/1000 đến 1/8000 giây
Chụp chim hoặc những vật thể di chuyển cực nhanh.
Khẩu độ mở của ống kính (aperture)
Mỗi ống kính được tạo bởi nhiều thấu kính và một lỗ điều tiết ánh sáng có thể điều chỉnh to hay nhỏ. Kích thước của lỗ điều tiết này khi chụp một bức ảnh gọi là khẩu độ mở của ảnh (aperture). Giá trị to hay nhỏ của lỗ điều tiết ánh sáng này trên ống kính thường được tính bằng một hệ số, ví dụ, f/1, f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, f/32, f/64. Chính vì đây là một hệ số nên chỉ số càng nhỏ có nghĩa là khẩu độ mở của lỗ điều tiết ánh sáng càng lớn, chỉ số càng lớn khẩu độ đóng càng nhỏ. Bạn có thể xem hình bên dưới để có khái niệm về khẩu độ:

Khẩu độ được sử dụng để điều chỉnh độ sâu cho trường ảnh, hay nói một cách khác là độ nét của các chủ thể trong ảnh; chỉ số khẩu độ càng nhỏ (thí dụ f/1.4), màng chập của ống kính mở càng lớn, chủ thể chính được lấy làm điểm canh nét sẽ nét, các chủ thể phụ, trong đó có hậu và tiền cảnh sẽ nhòa mờ do độ nét thấp hơn; và ngược lại, chỉ số khẩu độ càng lớn (thí dụ f/11), màng chập của ống kính đóng nhỏ, chủ thể và các chủ thể phụ, trong đó có hậu và tiền cảnh sẽ nét rất đều. Bạn có thể xem hình thí dụ dưới đây để thấy rõ hơn sự khác biệt giữa trị số khẩu độ lớn và nhỏ.
 
Theo kinh nghiệm của riêng tôi, thì chụp chân dung với f/5.6; chụp đời thường hoặc báo chí, hay những vật thể có thể di động, dùng f/8 sẽ hay nhất trong hầu hết các trường hợp; nếu chụp phong cảnh, thì dùng f/11.
Khẩu độ
Những thí dụ ứng dụng lúc chụp hình
f/1.4 đến f/2.8
Chụp những nơi ánh sáng yếu và không dùng đèn.
f/4 đến f/5.6
Chụp chân dung để tạo nét cho chính thể và mờ cho phụ thể.
f/8
Chụp ảnh đời thường, báo chí, những vật thể có thể di động.
f/11 đến f/22
Chụp ảnh phong cảnh, kiến trúc
Độ nhạy ISO
Yếu tố thứ ba ảnh hưởng tới độ sáng tối của một bức ảnh là độ nhạy bắt sáng của phim hay cảm biến quang trên máy ảnh kỹ thuật số, gọi là độ nhạy ISO. ISO càng cao thì cảm biến bắt sáng càng nhạy, giúp giảm thời gian phơi sáng. Tuy nhiên, một nhược điểm của cả phim nhựa lẫn cảm biến kỹ thuật số là ISO càng tăng thì độ nhiễu màu và hạt càng tăng. Vì vậy, xu hướng khi chụp là cố gắng giữ ISO ở mức thấp nhất và cùng bất đắc dĩ, sau khi đã mở khẩu độ tối đa cũng như giảm tốc độ cửa chập xuống hết mức cho phép mà ảnh vẫn không đủ sáng người ta mới phải dùng đến việc tăng độ nhạy ISO, như là một giải pháp cuối cùng, thí dụ lúc bạn chụp dãi ngân hà hoặc sao xẹt. Bạn hãy xem hình dưới đây để thấy sự khác nhau giữa IOS thấp và cao.

Như vậy, 3 yếu tố nêu trên gồm tốc độ của chập, khẩu độ mở và ISO là các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới độ sáng của ảnh và các hiệu ứng hình ảnh khác. Việc kết hợp hài hòa 3 yếu tố này để ánh có ánh sáng đẹp và chuẩn xác nhất chính là điểm căn bản trong nghệ thuật nhiếp ảnh từ xưa tới nay.
ISO
Những thí dụ ứng dụng lúc chụp hình
ISO 50 – 200
Chụp chân dung, phong cảnh, lúc ánh sáng tốt.
ISO 320 - 800
Chụp chân dung, đời thường, nơi có ánh sáng yếu mà không dùng đèn
ISO 1000 - 3200
Chụp đêm, chụp dải ngân hà hay sao xẹt (riêng chụp sao chạy cần ISO thấp)
ISO 4000 – 25600
Chụp thử, chụp hình những nơi bị cấm dùng đèn mà quá tối.
 Khi bạn đã đọc và hiểu được 3 yếu tố cơ bản, bây giờ là lúc mà bạn có thể nhìn hình vòng tam giác bên dưới để thấy sự tương tác giữa 3 yếu tố này. Bạn có thể vùng vòng tam giác này để so sánh về 2 yếu tố tốc độ và khẩu độ. Thí dụ, khẩu độ đóng nhỏ (f/11), thì tốc độ chậm (1/30 giây), trường ảnh sâu, nên bạn có thể thấy rõ cả 4 người; nếu khẩu độ mở lớn (f/4.0), thì tốc độ sẽ nhanh hơn (1/250 giây), nhưng trường ảnh rất mỏng, bạn chỉ có thể chụp người đầu tiên rõ, những người phía sau mờ hơn. Trị số của ISO là do bạn chọn trước, chỉ thay đổi ISO khi mà tốc độ và khẩu độ không thể ghi nhận được hình trong những tình huống khó khăn, nhưng khi bạn tăng ISO lên cao, chất lượng hình sẽ giảm, bạn sẽ bỏ hình sau đó, nên không chụp vẫn hay hơn. Ngoại trừ bạn chụp dải ngân hà, bắt buộc phải dùng ISO cao.


Sống còn trong sa mạc

  Bạn hãy cùng tôi thảo luận về một số lời khuyên an toàn khi đi du lịch trong những môi trường thời tiết khắc nghiệt. Vì lý do này, chúng tôi muốn viết ra những bài viết bằng cách sử dụng các từ như chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp, tồn tại trong sa mạc, v.v. Bất cứ điều gì bạn muốn gọi về nó cũng được, thực tế là những người thường xuyên đi vào rừng núi không chuẩn bị chu đáo. Những người mới bắt đầu đi vào nơi hoang dã để tìm tòi khám phá có thể không biết, hoặc quá tự hào để xem xét tình hình một cách trung thực, và chúng tôi tìm thấy những người này hoặc bị môi trường khắc nghiệt trong hoang dã đe dọa đến mạng sống dù chỉ có những thay đổi rất nhỏ trong môi trường, hoặc tiêu xài rất nhiều tiền thuế của người dân khi gửi các đội cứu hộ để cứu họ. Không chỉ đơn thuần như vậy, có khi họ đang đặt cuộc sống của đội tìm kiếm cứu hộ trong nguy hiểm.
Đặc san Hoang dã và Y học môi trường vào tháng 9 năm 2009 công bố kết quả của một nghiên cứu được gọi là Những người chết biết đi: Tìm kiếm Cứu nạn trong công viên quốc gia Mỹ. Nghiên cứu được tiến hành bởi tiến sĩ  Travis W. Heggie và Michael E. Amundson từ Đại học North Dakota để xác định xu hướng tìm kiếm cứu nạn (SAR) trong những Công viên Quốc gia Hoa Kỳ. Có một số thống kê thú vị và kết luận từ nghiên cứu mà tôi nghĩ rằng những người đi bộ vào sa mạc hoặc núi non có thể quan tâm: từ năm 1992 đến năm 2007 (khoảng thời gian cho nghiên cứu) đã có 78,488 cá nhân dính líu trong 65,439 sự cố SAR. Điều này tính ra là khoảng 4090 vụ trung bình mỗi năm. Những vụ việc đã kết thúc với 2,659 người chết, 24,288 người bị bệnh hoặc bị thương tật, và 13,212 người được cứu trong thời gian 16 năm này. Tính trung bình có 11.2 sự cố xảy ra mỗi ngày với chi phí trung bình là $895.00 cho mỗi lần cứu hộ. Tổng chi phí SAR 1992-2007 là $58,572,164.00. Một con số không nhỏ chút nào.

Nói một cách đơn giản, rất nhiều người đi nơi hoang dã và không chuẩn bị gì cả, họ phó thác mạng sống của họ cho đất trời.
Đọc cái tựa về sự sống còn trong sa mạc dường như đơn giản. Tìm nước và tránh xa ánh nắng mặt trời, có phải bạn đang nghĩ thế không? Không đơn giản như vậy, nó phức tạp hơn là bạn nghĩ. Để thảo luận về sự tồn tại giữa sa mạc cho đúng, chúng ta phải tự hỏi mình một số câu hỏi. Chẳng hạn sa mạc là gì? Tại sao và bao lâu chúng ta sẽ ở trong sa mạc? Và điều quan trọng nhất của tất cả,  ý nghĩa của tồn tại trong sa mạc là gì? Đó là những gì mà chúng tôi sắp chia xẻ cùng bạn.

Không có cách nào chúng ta có thể viết một hướng dẫn sống còn trong sa mạc một cách hoàn chỉnh trong một bài viết ngắn. Ở đây chúng tôi sẽ chỉ nói đến một số các biện pháp phòng ngừa cơ bản cần được thực hiện trong khi đi du lịch đi bộ vào trong sa mạc, và những điều căn bản này có thể giúp cho bạn thoát khỏi nguy hiểm. Chỉ trong năm nay, các phương tiện truyền thông đã nói về một số ca tử vong do đi bộ vào trong núi non sa mạc xung quanh các khu vực phía Tây Nam của Hoa Kỳ. Tất cả những rủi ro này đều có thể tránh được nếu những người đó đã có chuẩn bị những biện pháp phòng ngừa thích hợp trước khi đi vào sa mạc.

Như vậy, sa mạc là gì? Gần một phần ba bề mặt của thế giới được coi là sa mạc. Hầu hết mọi người nghĩ đến những cồn cát rộng lớn của sa mạc Sahara như trong phim Hollywood. Nhưng một sa mạc được định nghĩa là bất kỳ diện tích đất khô cằn nào mà thường nhận được ít hơn 10 inch (250 mm) của lượng mưa mỗi năm. Hầu hết các cơn mưa nhỏ đều được nhanh chóng bay hơi. Lượng mưa trung bình hàng năm trong sa mạc của thế giới dao động từ khoảng 0.4 đến 1 inch (10-25 mm) trong các khu vực khô hạn nhất đến 10 inch (250 mm) trong khu vực bán khô cằn. Nam Cực và các vùng Bắc Cực cũng được coi là sa mạc, nhưng chúng ta sẽ bao gồm những gì chúng ta có thể gọi là một sa mạc nóng bỏng.

Tính năng khác để đánh dấu các sa mạc bao gồm gió cao, độ ẩm thấp và nhiệt độ có thể dao động đáng kể. Sa mạc nóng thường bị thay đổi nhiệt độ với nhiệt độ cao rất trong ngày và tương phản với ban đêm giá lạnh. Nhiệt độ dao động nhìn thấy trong sa mạc Tây Nam có thể nằm trong khoảng từ 120 độ vào ban ngày, nhưng với nhiệt độ cực lạnh vào ban đêm. Bầu trời không một gợn mây cũng làm cho ánh nắng mặt trời thiêu đốt da của bạn ban ngày, nhưng lại nhanh chóng làm lạnh mặt đất vào ban đêm sau khi tỏa nhiệt vào không gian. Điều này làm cho sa mạc trở nên một nơi khó khăn để tồn tại.

Không giống như các cây cỏ và động vật sống trong sa mạc, con người đã không phát triển các cơ chế bảo vệ cực kỳ cần thiết để thực sự "sống sót" trong sa mạc. Vì vậy, bạn phải cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đi du lịch hoặc đi bộ với một khoảng thời gian trong những vùng đất khô cằn này. Một phần của sự chuẩn bị là bạn phải có những vật dụng bảo hộ thích hợp.

Vì vậy, bạn có thể làm gì để cải thiện tỷ lệ sống còn của bạn trong trường hợp khẩn cấp? Các bước sau đây nên đươc thực hiện để có thể tồn tại trong hầu hết các trường hợp.
* Tổ chức chuyến đi - thực hiện một kế hoạch du lịch chu đáo.
* Chuẩn bị cho chiếc xe của bạn.
* Biết những nguy hiểm có thể xảy ra.
* Có một bộ dụng cụ cấp cứu (emergency kits)
* Hiểu biết về nơi bạn sắp đi đến.


Tổ chức chuyến đi
Cho dù bạn chỉ đơn giản là lái xe qua sa mạc hay đi bộ vào núi và sa mạc, điều quan trọng là bạn chuẩn bị đúng cách. Sử dụng quy luật số 3, nghĩa là cơ thể chúng ta chỉ có thể sống 3 ngày không có nước trong điều kiện bình thường. Nhiệt độ cao của sa mạc và độ ẩm thấp gia tăng tình trạng mất nước, bạn có thể gặp nguy hiểm  chỉ trong vài giờ thiếu nước. Đơn giản là hơi thở của bạn cũng gây mất nước. Bạn phải mang theo ít nhất một gallon (4 lít nước) một ngày cho mỗi người, chắc ăn là mang theo 2 gallon. Bạn hãy nhớ rằng, chúng ta có thể tạo ra lửa, chúng ta có thể tạo ra một nơi trú ẩn, nhưng chúng ta không thể tạo ra nước.

Tố chức và định trước con đường đi của bạn và chia sẻ thông tin với một số người bạn thân có thể tin tưởng. Hãy cho họ biết khi bạn sẽ đi vào, những nơi bạn sẽ đi qua, và quan trọng nhất, khi bạn có kế hoạch để trở lại! Nếu trong khoảng thời gian đó mà bạn chưa ra khỏi sa mạc, thì những người bạn thân đó biết là bạn đang cần giúp đỡ. Họ có thể gọi cảnh sát hoặc những nhân viên cứu hỏa, và họ đã có sẵn những tọa độ GPS mà bạn đã đưa ra từ trước, sự tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Nếu bất cứ điều gì xảy ra, ở lại trên con đường mà bạn đã định trước. Nếu bạn đang đi bằng xe hơi, ở lại với chiếc xe, cố gắng làm cho bạn nổi bật với những người khác, hoặc với máy bay trực thăng phía trên. Tấm bạt màu da cam trên một mặt và tráng nhôm với bóng phản chiếu ở phía bên kia, có thể được sử dụng cho tín hiệu và để tạo ra một nơi trú ẩn nhanh chóng để tạo bóng mát.

Tín hiệu:
* Tín hiệu bằng gương:
Một gương tín hiệu có thể được nhìn thấy ở khoảng cách rất xa. Tìm hiểu cách sử dụng cho đúng sẽ giúp bạn trong trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn không có một gương tín hiệu, có thể phá vỡ một gương chiếu hậu bên ngoài chiếc xe của bạn nếu cần thiết. Tìm hiểu thêm những phương pháp báo hiệu khác nhau. Một tín hiệu cấp cứu như là đốt lửa theo hình chữ V, hoặc chất đá theo một hình tam giác.

Một gương tín hiệu có thể giúp đội cứu hộ nhìn thấy một người ở một khoảng cách xa hơn rất nhiều. Như những hình ảnh sau đây cho thấy, ánh sáng chiếu từ một tấm gương sẽ được hiển thị rất lâu sau khi hình dáng của bạn đã hòa nhập vào cảnh vật chung quanh. Nếu một tấm gương tín hiệu không có sẵn, bạn hãy thử sử dụng những vật thể phản chiếu khác nhau. (Ví dụ: kính chiếu hậu, kính xe phía ngoài, đĩa CD, hoặc những vật tráng kim loại, kính trang điểm của các bà)

* Pháo sáng:
Pháo sáng có thể được sử dụng để báo hiệu vào ban đêm và cũng có thể được sử dụng để đốt lửa trong trường hợp khẩn cấp. Tôi cho đường dẫn phía trước qua Amazon, nhưng chỉ để bạn biết là pháo sáng như thế nào. Khi bạn muốn mua pháo sáng, thì hãy vào Walmart để mua, bạn sẽ có được giá rẻ nhất!

* Tín hiệu lửa:
Tạo một ngọn lửa tín hiệu sẽ là một cách giúp mọi người tìm thấy bạn. Gỗ trong sa mạc thường khan hiếm và có nhiều thời điểm chúng sẽ rất khô. Chúng sẽ không tạo ra khói đen nên các vật dụng khác có thể được thêm vào ngọn lửa tín hiệu để tạo khói. Vỏ xe dự phòng của bạn, dầu từ các công cụ hoặc phần của nội thất xe sẽ tạo ra khói đen. Cố gắng tìm bóng râm. Nếu không có bóng râm có sẵn, hãy tự tạo cho mình. Bạn có thể sử dụng tấm bạt phản chiếu (TARP), hoặc đào một rãnh dưới chiếc xe khi máy đã nguội.

Lưu ý: Nếu bạn có người già hoặc trẻ sơ sinh trong nhóm, họ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và bị tác động nhanh chóng hơn. Làm bất cứ điều gì có thể để mang họ vào trong bóng râm càng sớm càng tốt. Đổ nước trên quần áo có thể giúp để làm mát hơn, nếu bạn có dư nước mang theo, đây là cách hữu hiệu giúp người đang bị choáng và có thể chết vì nắng (heat stroke) có thể kéo dài thời gian cầm cự trong khi chờ đợi đội cứu hộ đến.

Chuẩn bị chiếc xe của bạn. Kiểm tra dầu nhớt, các lốp xe, và hệ thống điện. Một số đồ dùng cơ bản để mang theo trong xe của bạn bao gồm:

* Nước! Một số bình nhựa lớn màu xanh (đánh dấu nước)
* Cuốc, xẻng - trong trường hợp xe bị mắc kẹt
* Con đội xe (thường có sẵn trong xe)
* Sand ladders - những miếng lót dưới bánh xe có thể giúp cho xe vượt qua những bãi cát sâu.
* Túi ngủ gọn nhẹ
* Tấm bạt phản chiếu
* Đồ chuyển điện sạc pin trong xe
* Gương tín hiệu - pháo hiệu - cờ báo hiệu hoặc bong bóng
* Bình xăng dự trữ (kim loại)
* Đồ bơm xe, bộ dụng cụ vá xe di động
*CB radio (Walkie Talkie)
*Giày đi núi (bảo vệ chân của bạn, đủ thoáng, và có độ bám tốt. Nếu đi vào mùa đông thì bạn phải cần loại giày khác: Merrell Men's Thermo 6 Waterproof Cold Weather Boot, nếu bạn muốn tiết kiệm, chỉ mua một đôi giày, thì tôi khuyên bạn mua giày đi mùa đông, như vậy thì bạn có thể dùng nó cả...4 mùa. Mùa hè dùng giày mua đông thì sẽ nóng chân một tí, nhưng cũng không đến nỗi là khó chịu)

Các vật dụng này chỉ là gợi ý. Nơi chốn và thời gian phải được xem xét một cách cẩn thận để mang theo dụng cụ. Bạn có cảm thấy một số dụng cụ có vẻ quá đáng? Thưa bạn là không! Gần đây một nhóm người đi theo máy định vị GPS của họ vào con đường hoang phế trong sa mạc. Xe của họ bị kẹt trong cát và họ đã bị mắc kẹt trong nhiều ngày, dẫn đến cái chết của một trong những thành viên trong nhóm. Sự kiện bi thảm này có lẽ có thể tránh được với những thùng nước phụ trội mang theo, và...một cái xẻng, hoặc Sand ladders. Một cuộc hành trình thường rất vui, nhưng nếu bạn không chuẩn bị kỹ, có thể trở thành một thảm kịch.

Chúng tôi đã thảo luận về tình trạng mất nước, nhưng những nguy hiểm khác gặp phải trong sa mạc có thể là gì?

* Hạ thân nhiệt
Nhiệt độ sa mạc xuống rất nhanh vào ban đêm. Cho dù trong xe của bạn hoặc đi bộ ngoài trời, hãy chắc chắn bạn quần áo thích hợp và các vật dụng có thể sẽ giữ cho bạn ấm áp. Một chiếc chăn len quân sự cũ có thể giúp bạn khi lạnh giá, một cái túi ngủ mùa đông hoặc tấm bạt giữ hơi ấm sẽ giúp cho bạn nhiều hơn.


* Sinh vật có độc
Rắn, rết, bọ cạp, nhện, ong Africanized là một vài loài bạn hay gặp trong sa mạc. Nếu có nhu cầu làm việc trên xe, hãy nhớ rằng có những sinh vật độc trong sa mạc. Đeo găng tay thường là hữu ích. Nếu bạn rời xe để tìm bóng râm, chú ý đến nơi bạn ngồi và những gì bạn chạm vào, có nhiều sinh vật cũng đang tìm bóng mát giống bạn. Dụng cụ hút nọc độc của côn trùng là một vật dụng sơ cứu rất hữu ích cho bạn. Chỉ vừa mới đây, có một người đi vào sa mạc bị rắn đuôi chuông cắn, và anh ta đã dùng dụng cụ này để hút nọc độc, và sau đó có thể đi ra xe để chạy đến bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ đã cho biết, nhờ có vật dụng này, mà anh ta thoát chết. Bạn có thể mua dụng cụ này trên Amazon: Dụng cụ hút nọc độc của côn trùng

* Tai nạn thương tích
Một chấn thương trong sa mạc có thể làm cho sự khác biệt giữa sự sống và cái chết rõ ràng hơn. Hãy dừng lại, suy nghĩ và dành chút thời gian của bạn trước khi làm một điều gì đó. Hãy để ý tất cả cây cối chung quanh có gai như cây xương rồng vì nó có thể dễ dàng đâm thủng da, nó có thể xuyên thủng cả đôi giày của bạn. Nhiều loại có gai độc, bạn có thể bị đau đớn tê dại và không thể bước đi tiếp tục.

* Mang theo bộ dụng cụ sơ cứu
Có một số người sẽ cho rằng một bộ dụng cụ sơ cứu là vô nghĩa, việc lập kế hoạch đúng đắn cho một chuyến đi là tất cả những gì cần thiết. Tôi tự hỏi, nếu những người sống sót nổi tiếng Uruguayan Air Force Flight 571 sẽ cảm thấy như vậy. Có lẽ chúng ta có thể hỏi Steven Callahan, hiệu dụng của túi khô khẩn cấp đã giúp ông sống sót 76 ngày trôi dạt trên biển? Có lẽ chúng ta đã trở nên quá quen với ý tưởng rằng ai đó sẽ luôn luôn đến để cứu chúng ta, mà chúng ta đã ngừng suy nghĩ cho chính mình. Đúng, sống sót một vụ tai nạn máy bay sẽ là một phép lạ trong chính nó, nhưng nếu bạn sống sót sau vụ tai nạn mà lại chết vì bị lạnh cóng thì thật là vô duyên. Có vô số những câu chuyện của những người sống sót mà chỉ nhờ sử dụng một vài vật dụng rất đơn giản để sống và trở về nhà. Bằng mọi cách, hãy chuẩn bị chuyến đi kỷ lưỡng và để cho những người thân yêu của bạn biết nơi bạn sẽ đến. Đa số những người đã chết trong vòng vài giờ là do mất nước, vì nóng, hoặc bị lạnh cóng về đêm. Tốt hơn là bạn có sẵn những vật dụng mang theo, dẫu rằng bạn không cần nó bây giờ, nhưng ai biết được chữ ngờ. Vài chục đồng cho những vật dụng vô bổ khi bạn đang ở trong thành phố, những lại là những vật dụng có thể cứu sống bạn, hoặc những người đồng hành với bạn khi ở trong sa mạc.
Đây là những vật dụng chúng tôi sử dụng gần đây khi đi bộ đường dài vào trong sa mạc.

* Nước
Chúng tôi đã đề cập đến nước? Nhiều cách để lưu trữ và vận chuyển nước là rất cần thiết. Chúng tôi sử dụng hai túi nước (water bladders) và một chai nước Nalgene. Sự hiểu biết về các vùng đất và những phương cách khác nhau của việc tìm kiếm nước có thể hữu ích cho bạn.
* Tín hiệu
Hãy chắc chắn rằng điện thoại di động của bạn đầy pin, và mang theo một bộ sạc di động nếu có thể. Pháo sáng, đèn hóa học, đèn phát sáng vào ban đêm, gương tín hiệu, còi. Nếu tình hình cần thiết, hãy đốt một ngọn lửa tín hiệu. Sử dụng lốp xe dự phòng để tạo ra khói. Đèn pin là rất quan trọng.
* Phương hướng
La bàn, máy định vị vệ tinh cầm tay (handheld GPS) và bản đồ địa hình của khu vực.

* Trang phục bảo vệ
Bạn hãy mặc trang phục thích hợp. Bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời và không khí nóng/khô. Tìm hiểu về vật liệu quần áo thích hợp. Đội mũ rộng vành và đeo kính mát! Ngoài quần áo, bạn có thể mang theo một tấm bạt phản chiếu để giúp bạn tạo một nơi trú ẩn tạm thời trong trường hợp khẩn cấp. Một tấm bạt phản chiếu (TARP), có thể được sử dụng nhanh chóng và giúp bảo vệ bạn khỏi các tia nắng đổ lửa của mặt trời. Nó cũng có thể được sử dụng để phản chiếu sức nóng từ lửa vào ban đêm. Mang một tấm bạt phản chiếu gọn gàng trong ba lô, bạn sẽ được thêm một phần an toàn vào mùa hè, lẫn mùa đông.
Một tấm bạt phản quang đã được cải tiến thể tạo bóng mát trong trường hợp khẩn cấp, mặt tráng nhôm ở phía trên để làm giảm sức nóng.

* Bộ sơ cứu
Những vật dụng để dùng khi bị chấn thương luôn luôn là những vật dụng cần mang theo. Có nhiều đồ vật có thể sử dụng nhiều lần. Khăn tẩm chất cồn và băng dán có thể được sử dụng để tạo lửa.
* Đốt lửa
Bật lửa, khối magnesium và que Ferrocerium cùng với cỏ cháy khô. Một ngọn lửa cần thiết đốt lên để giữ ấm hoặc tạo tín hiệu cứu hộ.

Đây là những vật dụng chúng tôi mang theo khi đi bộ đường dài vào sa mạc. Bạn hãy bấm lên đường dẫn để mua những vật dụng bạn cần trên Amazon:
1 - Túi nhỏ - đèn tín hiệu / đèn pin.
2 - Nón rộng vành - che nắng trên mặt của bạn là quan trọng
3 - Túi nước 3 lít trong ba lô
4 - Ba lô (phía sau ba lô có ngăn cho laptop, là nơi bạn có thể bỏ túi nước dự trữ)
5 - Thức ăn dinh dưỡng khô - bạn hãy nhớ tiêu hóa cũng làm hao tốn nước.
6 - Áo khoác - chống gió, mưa, và giúp giữ ấm vào ban đêm
7 - GPS cầm tay (bạn có thể mua loại trẻ tiền hơn, Garmin eTrex 20)
8 - Bản đồ địa hình (in trên giấy). Có khi bạn cần đến bản đồ và la bàn, khi GPS của bạn...hết pin.
9 - La bàn
10 - Chuỗi đo khoảng đường (Pacing / Ranger beads)
11 - Áo mưa (được buột trong dây dù)
12 - Túi đựng GPS
13 - Túi rác trong suốt
14 - Túi đựng (gương tín hiệu, đồ lọc nước, thuốc sát trùng nước để uống)
15 - Túi sơ cứu
16 - Đèn hóa học/ cây phát sáng ban đêm
17 - Kính mát - bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời và cát
18 - Chăn giữ ấm cho hai người (hoặc chăn giữ ấm cho một người)
19 - Khăn choàng cổ (Bandana / Shemagh)
20 - Dao xếp, người Việt mình hay nói, "Nam vô tửu như kỳ vô phong", người Mỹ nói, "a knifeless man is a lifeless man". Một cây dao là tối quan trọng khi bạn vào trong rừng núi, Nếu bạn muốn một cây dao tốt hơn, thì bạn có thể mua: Bear Grylls Ultimate Pro Fixed Blade. Cây dao này có thể dùng được rất nhiều thứ, bền, và không rỉ sét.
21 - Vaseline - giúp đôi môi nứt nẻ vào ban đêm, và cũng có thể trộn với những cục bông gòn để mồi lửa, cháy rất nhanh và mạnh.
22 - Đèn pin - một đèn pin sáng, có chức năng chớp có thể giúp đỡ trong việc truyền tín hiệu
23 - Dây dù
24 - Nồi nấu ăn
25 - Túi nước 3 lít (mang thêm để dự phòng)
26 - Còi
27 - Thanh đánh lửa, Hộp quẹt Zippo, Ống tạo lửa từ không khí, Quẹt diêm (nếu bạn chỉ mang theo một loại vật dụng để tạo lửa, xem như bạn chưa mang theo gì cả!)
28 - Nhíp - sử dụng nhiều lần (để kẹp gai cây xương rồng)
29 - Dao quân đội Thụy Sĩ
30 - Multitool - bạn nên mua thêm túi đựng để đeo trên thắt lưng
31 - TARP phản quang - để tạo nơi trú ẩn, bóng mát, và tín hiệu
32 - Mướn điện thoại vệ tinh, trung bình mỗi ngày là $7.99, mua trước 50 phút ($79.00) để dùng trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể gọi 911 bất kỳ nơi nào trong rừng núi khi cần thiết. Nếu bạn đi một nhóm đông người, mỗi người chỉ tốn một ít tiền, có thể không bao giờ cần đến, nhưng lúc khẩn cấp, bạn sẽ thấy nó hữu dụng.
Đi vào trong sa mạc có thể là một kinh nghiệm tuyệt vời. Với kế hoạch cẩn thận và chuẩn bị, bạn có thể ghé thăm những khu vực xinh đẹp và có thêm kinh nghiệm về những động vật hoang dã. Vạch kế hoạch chuyến đi thật sớm. Để lại một bản sao ở nhà cho người thân! Hãy để những người thân yêu biết các kế hoạch và các thời điểm của bạn để gọi nếu bạn không liên lạc trong thời gian đã định. Mang theo những dụng cụ khẩn cấp cho từng vùng bạn đến, vì mỗi vùng sẽ cần những vật dụng khác nhau. Cuối cùng, hãy dành thời gian để đọc sách và tài liệu hướng dẫn của người dân sống trong khu vực.

Hầu hết các trường hợp nguy hiểm có thể tránh được. Nhưng nếu tình huống nguy cấp không thể tránh khỏi, thì lúc mà những vật dụng cứu hộ nhỏ nhoi có thể thay đổi được tất cả. Nếu bạn để lại một kế hoạch cho người thân ở nhà, và khi bạn đang bị lạc đường hoặc gặp nguy hiểm, bạn hãy tin rằng đang có những đội cứu hộ đi tìm bạn. Hãy tiết kiệm năng lượng, thức ăn, nước uống và...chờ đợi.

Bài viết được trích dịch từ: Basic Desert Survival

Chút mẹo vặt chụp ảnh ngày Tết

Du xuân, dã ngoại hay chỉ đơn giản là chụp hình kỷ niệm cho gia đình nhân dịp năm mới, ai cũng muốn có những bức ảnh đẹp và lạ mắt. Sau đây Tôi có một vài thủ thuật chụp ảnh để bạn tha hồ sáng tạo với chiếc máy ảnh của mình.
TH-Nguyen.jpg
Vẻ đẹp được lột tả rõ nét với kỹ thuật macro. Ảnh: TH-Nguyen
* Chụp Macro hoa xuân

macro2hiu.jpg
Ảnh: 2hiu
Đây là kỹ thuật thông dụng và có thể thực hiện được trên hầu hết các máy ảnh hiện nay. Những bức ảnh cận cảnh có độ phóng đại cao (macro) thường mang lại những cảm xúc mới mẻ và những khám phá bất ngờ.

Chỉ cần chuyển máy ảnh sang chế độ chụp Macro (có hình một bông hoa), sau đó chụp cận cảnh chủ thể (hoa nở rộ, côn trùng. Nếu máy có khả năng kiểm soát khẩu độ (Aperture- thường kí hiệu là Av hoặc A) thì bạn nên chọn khẩu độ lớn (thông số F nhỏ).

Nếu máy có hỗ trợ chế độ Manual Focus (lấy nét thủ công), bạn chỉ nên canh nét sao cho vừa đủ rõ chủ thể mà thôi. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh được độ sâu trường ảnh (Depth of Field – DOF), làm hậu cảnh mờ đi nhằm làm nổi bật chủ thể. Bạn cũng có thể dùng một chiếc kính lúp đặt trước ống kính để hỗ trợ thêm cho chiếc máy ảnh chụp rõ nét được những chi tiết cực nhỏ.

* Chụp ảnh chân dung

hxung.jpg
Hậu cảnh mờ đi làm nổi bật chân dung chủ thể - Ảnh: Hồ Xung
Nhiều dòng máy hiện nay có trang bị chế độ chụp chân dung (Portrait), bạn chỉ cần chuyển sang chế độ này, máy sẽ tự động mở lớn khẩu độ để làm mờ hậu cảnh. Bạn chỉ việc tiến lại gần chủ thể, lấy cỡ cảnh bán thân, sau đó ngắm và.. chụp!

hunhphchu.jpg
Ảnh Huỳnh Phúc Hậu
Nếu bạn đã có căn bản về nhiếp ảnh và sở hữu máy ảnh có tiêu cự lớn (thường là những máy siêu zoom hoặc máy có ống kính rời) thì không nên phụ thuộc vào chế độ chân dung có sẵn trên máy, bởi kỹ thuật sau sẽ tạo hiệu quả mờ hậu cảnh tốt hơn. Đầu tiên, bạn sẽ cần đến chế độ ưu tiên khẩu độ (ký hiệu AV hoặc A tùy dòng máy), mở khẩu độ lớn (số F nhỏ) để làm mỏng độ sâu trường ảnh, sau đó đứng cách người mẫu một khoảng cách phù hợp, có thể zoom vào và lấy nét chủ thể, phần hậu cảnh sẽ mờ đi giúp chủ thể thêm nổi bật.

* Chụp chuyển động

TmDuy.jpg
Kỹ thuật chụp tốc độ nhanh mang lại hiệu ứng chuyển động - Ảnh: Tâm Duy
Chụp chuyển động, hay còn gọi là Motion Blur, bao gồm chụp chuyển động nhanh và chuyển động chậm, yêu cầu máy ảnh phải có chế độ ưu tiên tốc độ, trên máy ảnh thường ký hiệu là S hoặc Tv. Tốc độ trên máy tính bằng giây và được biểu thị như sau: 2- 4 - 8 - 15 - 30 - 60.., các giá trị trên tương ứng với 1/8 giây, 1/30 giây,…Như vậy, chỉ số tốc độ càng lớn thì bạn càng có thể “bắt dính” những chủ thể di chuyển nhanh.

Nếu người chụp đứng yên tại chỗ còn đối tượng được chụp đang di chuyển. Trường hợp này tốc độ chụp nên chọn là: 8 dùng cho trẻ em đang nô đùa, người đang đi bộ dạo xuân,.. 16 cho người chạy bộ hoặc lái xe đạp, 30 - 40 cho xe máy đang chuyển động. Người chụp thực hiện động tác lia máy sao cho cùng tốc độ, cùng chiều với đối tượng đang di chuyển, khi thoáng thấy đối tượng trở nên rõ nét trên màn hình hoặc kính ngắm và hậu cảnh đang mờ nhòe thì bấm máy ngay.

Nếu cả người chụp và đối tượng được chụp đều di chuyển cùng chiều (như cùng ngồi trên 2 xe máy), hãy cố gắng giữ cho tốc giữa hai xe bằng nhau, chỉnh tốc độ chụp lớn hơn hoặc bằng 30 và bấm máy.

Phong cách Light Graffity - Ảnh:

Đối với kỹ thuật chụp chậm, những đối tượng đang di chuyển sẽ mờ đi và quyện vào với hậu cảnh. Người ta thường ứng dụng kỹ thuật này để chụp được những bức ảnh sóng biển, dòng suối,…trông như những dải lụa kì ảo hoặc chụp Light Graffity (vẽ trong không khí).

luanvu_2013-12-24.jpg
Ảnh: Luanvu
_MG_1591.jpg
Ảnh: MK.Photo
Để chụp chậm, bạn cần một chân máy, và chỉnh thông số tốc độ ở mức thấp (chẳng hạn như ½ giây) sau đó bấm chụp và tận hưởng thành quả. Riêng với kỹ thuật chụp Light Graffity, bạn cần chuẩn bị đèn màu để “vẽ vời”, chỉnh độ nhạy sáng ISO nhỏ, tăng mức phơi sáng (EV) lên thành +1 hoặc +2 tùy điều kiện ánh sáng, tăng tốc độ chụp lên từ 5 đến 30 giây (tùy thời gian bạn muốn vẽ). Đặt máy ảnh lên chân máy, bấm chụp, sau đó dùng đèn đứng trước ống kính và “vẽ” trong không gian những gì bạn thích: một bông hoa, trái tim hoặc lời chúc mừng năm mới...

1014272_600864309946772_1598235747_n.jpg
Ảnh: Đặng Quang Vinh.
* Lưu Ý:
Các kỹ thuật Light Painting rất đa dạng và phong phú, trong đó phổ biến và dễ thực hiện nhất là đặt một máy ảnh lên chân máy trong một không gian tối, sau đó mở màn trập và bắt đầu dùng các nguồn sáng như đèn pin, pháo bông, hộp quẹt ... để vẽ. Sau cùng, nếu muốn thấy được hình ảnh của người vẽ hoặc người mẫu thì người ta cho đánh thêm một lần đèn flash trước khi đóng màn trập, kết thúc phơi sáng.

Ngoài kỹ thuật đơn giản kể trên, các bậc thầy về Light Painting còn dùng kỹ thuật này để thể hiện ánh sáng đổ trên chủ thể một cách ưng ý nhất, thay vì phải dùng một hệ thống chiếu sáng phức tạp. Đơn cử như là chụp ảnh một sản phẩm nào đấy , thay vì phải dàn dựng ánh sáng gồm nhiều đèn flash khác nhau, người chụp có thể chỉ dùng 1 chiếc đèn pin duy nhất mà vẫn có thể thể hiện được các mảng sáng tối khác nhau trên sản phẩm. Việc làm này tuy không tốn kém về tiền bạc nhưng đòi hỏi người chụp phải có trình độ Light Painting cực cao.

1524683_761889430506835_1942061888_n.jpg
Nhìn chung, Light Painting là một kỹ thuật thú vị mà chúng ta ai cũng nên thử qua, đặc biệt là trong các dịp lễ hội buổi tối. Dù đơn giản hay phức tạp, Light Painting cũng đòi hỏi người chụp phải có sự nhẫn nại và luyện tập nhiều lần trước khi cho ra được những bức ảnh Light Painting đẹp mắt.

Làm thế nào để chụp ảnh hồng ngoại

Các ảnh hồng ngoại thường có tone màu rất liêu trai và lạ mắt, tuy không nhiều màu sắc nhưng rất sặc sỡ, đặc biệt là cái màu trắng ngai ngái của cỏ cây, thực rất khó diễn tả bằng lời, chỉ có thể ngắm nhìn, và thán phục người cầm máy! Góc ảnh bình thường mà mình vẫn nhìn thấy, trong ảnh hồng ngoại trở thành một thế giới khác, chứ không phải là thế giới thật mà chúng ta đang sống. Điều này là do ảnh hồng ngoại chỉ thể hiện sắc độ mà mắt thường không thể nhìn thấy. Đây là điểm mạnh và thu hút của hình chụp hồng ngoại. Thường thì bạn sẽ chụp ảnh hồng ngoại lúc 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi mà nắng mạnh nhất và ít tạo bóng râm, sẽ đạt được hiệu quả mạnh nhất cho hình. Nhưng không có nghĩa một ngày nhiều mây là bạn không thể chụp hình hồng ngoại. Thường thì các nhiếp ảnh gia hay chụp lúc bình minh hoặc hoàng hôn, nhưng nếu chụp thêm ảnh hồng ngoại, thì bạn có thể sáng tác suốt...ngày. Tuy nói như vậy, nhưng ảnh hồng ngoại cần có bầu trời thật xanh, chen lẫn mây cuồn cuộn trắng, và những nơi có cây cỏ xanh thật xanh, cái mạnh của hình hồng ngoại là nhờ những hàng cây bụi cỏ trở nên ngai ngái trắng, màu sắc không trung thực tạo nét mạnh cho hình.

Đầu tiên chúng ta nên phân biệt dải màu hồng ngoại với tử ngoại. Dải màu mà mắt thường có thể nhìn thấy được gọi là dải màu khả kiến, thường có bước sóng từ 400nm đến 720nm (na-nô mét). Dải màu hồng ngoại có bước sóng cao hơn: từ 720nm đến 1000nm, trong khi dải màu tử ngoại (tia cực tím) có bước sóng thấp hơn từ 10nm đến 400mm.

Tất cả các máy ảnh kỹ thuật số có màn cảm biến CCD và CMOS ngoài khả năng nhận diện các dải màu khả kiến, còn có khả năng đặc biệt nhạy cảm với bước sóng hồng ngoại từ 720nm đến 900mn. Cho nên thông thường các ống kính và bộ lọc trong máy ảnh có nhiệm vụ cản các tia hồng ngoại không cho đi qua thấu kính. Nếu chúng ta lấy cái rào cản này ra, chúng ta sẽ khám phá một thể giới hoàn toàn khác biệt. Kỹ thuật chụp ảnh hồng ngoại chỉ đơn giản là lưu lại các dải màu hồng ngoại, rồi sử dụng Photoshop (hoặc bất kỳ chương trình chỉnh hình nào khác) để đảo ngược màu sắc của 2 kênh màu xanh dương (blue) và đỏ (red), để tạo ra một tấm ảnh có màu sắc không trung thực, mà lại thu hút và tạo ấn tượng mạnh đến người xem.

Có 3 cách để tạo ra một bức ảnh hồng ngoại:

Cách 1: Dùng kính lọc:


Trước khi bạn mua kính lọc, bạn phải xem thử máy chụp hình của bạn có khả năng ghi nhận tia hồng ngoại hay không, bằng cách dùng remote control của TV (hoặc các vật dụng khác, thường được dùng để điều khiển bằng tia hồng ngoại), bấm vào phía trước của ống kính của bạn, nếu bạn mở live view, và thấy có ánh sáng hồng đỏ sáng lên trong màn hình, thì máy chụp hình của bạn có thể ghi nhận được tia hồng ngoại; độ sáng càng lớn thì máy của bạn ghi nhận tia hồng ngoại càng nhiều, và thời gian phơi sáng sẽ ngắn hơn rất nhiều; nếu máy của bạn không có live view, thì bạn hãy chụp hình khi đang bấm remote control, bạn sẽ thấy tia sáng màu hồng đỏ. Nếu bạn không thấy bất kỳ tín hiệu nào, thì xem như máy chụp hình của bạn không thể dùng để chụp hồng ngoại, hoặc remote của bạn hết...pin. Ống kính cũng là một yếu tố tác động đến sự ghi nhận tia hồng ngoại, bạn có thể xem thêm ở đây để biết ống kính nào tương thích cho việc chụp hình hồng ngoại:
http://dpanswers.com/content/irphoto_lenses.php

Khi bạn biết là máy chụp hình của bạn có thể chụp hồng ngoại, bạn có thể mua 1 cái kính lọc hồng ngoại như Hoya 72R có giá khoảng $100 (bạn có thể mua ở Amazon, hoặc Adorama). Tôi khuyên bạn nên mua kính lọc đường kính 77mm, nếu ống kính của bạn nhỏ hơn, thì bạn có thể mua thêm vòng nối. Nếu bạn thích chụp hình, không sớm thì muộn bạn sẽ mua những ống kính 77mm, những ống kính chuyên nghiệp thường được sản xuất với đường kính này, nên khi bạn mua kính lọc 77mm, sau này khi bạn dùng ống kính 77mm, bạn sẽ không phải tốn tiền mua kính lọc thêm một lần nữa. Cách này tiết kiệm hơn và bạn sẽ có ngay những bức ảnh rất thú vị. Trong thời đại máy cơ (film) để có một tấm hình hồng ngoại bạn phải cần đến loại film đặc biệt cho nó, bạn phải có một phòng tối để tráng film, và bạn không thấy được là mình chụp ra sao cho đến khi bạn rửa hình. Đến với kỹ thuật số bạn có thể chụp hình hồng ngoại bất cứ lúc nào mà không cần phải tốn nhiều tiền như xưa nữa.

Việc sử dụng cũng rất dễ dàng: cứ gắn filter vào ống kính và...chụp. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không hẳn như vậy. Chất lượng ảnh hồng ngoại tùy thuộc vào màn cảm biến của máy chụp hình, và ống kính bạn sử dụng. Cho nên không phải máy nào cũng cho ra những tấm ảnh hồng ngoại giống nhau. Còn màu sắc, hình ảnh sẽ như thế nào thì chỉ có…ông trời mới biết, vì ánh sáng, màu sắc của mây trời, màu cỏ cây...tất cả đều là những yếu tố tác động đến ảnh hồng ngoại bạn chụp. Khi kính lọc đã chặn hầu như tất cả các ánh sáng khả kiến, trên màn hình của máy ảnh bạn sẽ gần như không thấy được chủ đề mà bạn muốn chụp, nên bạn sẽ phải chọn góc chụp trước, rồi mới gắn kính lọc vào để chụp. Một số máy đời mới dùng live view có thể nhìn "xuyên" qua được kính lọc này, bạn phải thử để biết máy mình có thể thấy bằng live view không nhé! Khi bạn không thể thấy qua màn hình, thì bạn cũng chẳng thể chỉnh focus, và vì tốc độ của máy chụp sẽ rất chậm, bạn sẽ phải cần đến chân máy và dây bấm mềm để chống rung. Tôi chụp máy D800, giữa trưa nắng, ISO 200, khẩu độ f11, cần tốc độ khoảng 10 giây. Có một số máy rất "thích" chụp hồng ngoại, như Nikon D40, Nikon D70 (có lẽ một phần các máy này có điểm ảnh thấp, chỉ có 6.1 triệu điểm ảnh, và kính lọc hotmirror gắn trong các máy này để ngăn chận tia hồng ngoại hoạt động...không hiệu quả lắm) khi gắn kính lọc hồng ngoại, tốc độ chụp vẫn khá nhanh, khi nắng tốt có thể cầm tay mà chụp! Cả 2 máy này đều có 1/500 giây flash sync, nếu bạn hay sử dụng đèn, bạn sẽ biết được flash sync với tốc độ cao như vậy là rất có giá trị. Theo tôi thì nên chụp manual toàn bộ là dễ dàng nhất (ISO 200, lấy nét từ 2 mét cho đến vô cực đều rõ, khẩu độ f8, gia giảm tốc độ và kiểm tra sáng tối với biểu đồ Histogram để chắc chắn rằng hình không chụp quá sáng hay quá tối). Máy chụp hình sau khi gắn kính lọc hồng ngoại dường như không còn đo sáng chính xác nữa, nên biểu đồ Histogram là rất quan trọng, bạn có thể xem thêm bài viết: Tìm hiểu biểu đồ (histogram) cho hình của bạn

Vòng sáng (hot-spot) rất thường gặp khi chụp IR, có nhiều ống kính mắc tiền nhưng khi chụp IR lại bị một vòng sáng ở giữa tấm ảnh rất là khó chỉnh cho mất đi, nếu chụp với tốc độ nhanh bạn có thể làm giảm đi tác động của vòng sáng này. Chụp ảnh hồng ngoại qua trọng nhất là cân bằng trắng, màu sắc của hình đẹp hay không, là nhờ vào cân bằng trắng (White Balance), bạn có thể chỉnh WB bằng cách chụp hình một mảng cỏ xanh giữa trưa nắng, và dùng tấm hình đó cho WB (chức năng PRE trong WB setting). Bạn có thể chuyển sang Incandescent +3 để chụp, nhưng theo tôi thì dùng hình mảng cỏ xanh sẽ mang lại màu sắc đẹp nhất cho hình của bạn. WB là một yếu tố cực kỳ quan trọng cho thể loại hình này. Bạn có thể chỉnh thêm trong Photoshop, nhưng nếu hình chụp ra, chỉ cần hoán đảo màu xanh dương và đỏ, là đủ để đẹp, thì vẫn tốt hơn là bạn phải bỏ thêm hằng giờ để chỉnh sửa màu sắc theo ý của bạn với Photoshop, vì như thế thì có hơi phung phí thời gian tí.

Cách chụp tia hồng ngoại:
- Tất cả cái máy ảnh đều có 3 cách đo ánh sáng cho bạn chọn : Matrix Metering, Center Weight Metering và Spot Metering. Chụp hồng ngoại bạn chỉ cần chọn Matrix Metering.
- Cái đặc biệt của tia hồng ngoại là tất cả những lá cây sẽ trở thành màu trắng giống như tuyết cho nên chọn những nơi có những cây um tùm. Chủ đề thì những ngôi nhà cũ, những giáo đường cổ kính, những ngôi chùa xưa..., etc.
- Cái hay của chụp hình tia hồng ngoại là bạn có thể chọn lúc giữa trưa để chụp cảnh mà không cần phải chọn thời gian lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Và bạn có thể đo cân bằng trắng (White balance) trên bãi cỏ, lá cây hoặc mây trắng.
- Khi chụp hình tia hồng ngoại, đa số hình của bạn sẽ có nhiều vùng sáng hơn là tối cho nên Matrix Metering sẽ làm cho hình của bạn hơi tối một chút. Cái hay của kỹ thuật số là bạn có thể thấy hình liền. Nếu bạn thấy hơi thiếu sáng thì tăng sáng lên một chút và chụp lại. Nên chụp ở ISO thấp nhất khoảng ISO100 hay ISO200 tùy máy vì những vùng tối sẽ bị nổi hạt. Bạn nên dùng biểu đồ Histogram để điều chỉnh tốc độ cho hình đủ sáng, đặc biệt là các bạn chụp với kính lọc gắn bên ngoài ống kính.
- Ngoài ra, kính lọc hồng ngoại còn có tác dụng làm trong ảnh khi chụp trong môi trường sương mù, đục và giúp cho làn da người trở nên mượt mà hơn.

Có khá nhiều cách chỉnh WB được hướng dẫn trên nhiều trang webs, và mỗi loại máy khác nhau cũng có những cách cân bằng trắng riêng. Nhưng đây là cách rất phổ biến và có thể áp dụng được cho các máy DSLR:
1. Lắp kính lọc IR vào ống kính
2. Thiết lập các thông số như sau: chuyển sang chế độ manual với ISO800, F4, tốc độ khoảng 1-2 giây
3. Chuyển chế độ cân bằng trắng về Auto (AWB)
4. Hướng ống kính vào 1 lùm cây (toàn lá xanh) hoặc 1 bãi cỏ ngoài ánh nắng rồi chụp lấy 1 tấm ảnh xác định thông số WB mặc định
5. Chuyển về chế độ cân bằng trắng “custom” trong máy rồi chọn tấm ảnh vừa chụp để lấy cân bằng trắng chuẩn

Cách 2: Dùng máy ảnh chuyển đổi:

Nếu bạn có một máy ảnh cũ, không thể bán cao giá, mà cũng không thể chụp được những ảnh có chất lượng tốt thì tại sao không hy sinh nó để chuyển đổi thành máy ảnh hồng ngoại chuyên dụng? Đôi khi, bạn có thể tự chuyển đổi máy ảnh sang hồng ngoại nếu bạn thích thú tìm hiểu và có năng khiếu về kỹ thuật. Nếu bạn không chắc rằng mình có thể làm được, thì có thể phải cần đến dịch vụ của cách chuyên gia. Xin tham khảo thêm ở đây:
http://www.lifepixel.com/
http://digitalsilverimaging.com/
Chi phí khoảng $250.00 cho những máy thông dụng, và khoảng $350.00 cho những máy full frame. Có những máy ảnh khi chuyển đổi sang hồng ngoại sẽ gặp trục trặc khi chỉnh cân bằng trắng, tuy vẫn chụp được hình hồng ngoại nhưng bạn nên suy nghĩ trước khi chuyển chúng sang chụp hồng ngoại (dùng kính lọc bên ngoài ống kính thì không ảnh hưởng gì đến cân bằng trắng): Nikon D40, D60, D90, D300, D300S, D3000, D5000, D7000.

Và có những ống kính khi chụp sẽ bị một vùng sáng chính giữa hình rất khó chỉnh sửa:
Nikon: 24-70mm 2.8, 35mm 1.8, 24-85mm AF-S 3.5-4.5G ED VR
Canon: 50mm 1.4, 16-35mm 2.8, 16-35mm 2.8 II, 20-35mm 2.8, 28-70mm 2.8, 24-70mm 2.8 II

Sự biến dạng (distortion) cũng hiện hữu trong ảnh hồng ngoại và trong một số trường hợp, rõ rệt hơn do bước sóng của ánh sáng dài hơn. Các ống kính sau đây là những ống kính bị biến dạng rất mạnh khi chụp hồng ngoại (tuy vậy, bạn có thể chỉnh sự biến dạng trong Photoshop, với những người chụp phong cảnh, thì sự biến dạng sẽ không ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu bạn chụp kiến trúc, thì sự biến dạng cần phải được chỉnh sửa):
Nikon: 10-24mm f/3.5-4.5G ED, 12-24mm f/4G IF-ED, 14-24mm f/2.8G ED
Canon: EF-S 10-22mm f/3.5-4.5 USM, EF 8-15mm f/4L Fisheye USM

Bạn có thể đọc thêm thông tin về máy ảnh chuyển đổi sang hồng ngoại ở đây:
http://www.lifepixel.com/quick-start-guide

Có những loại chuyển đổi mà bạn có thể chọn tùy theo sở thích của mình:


Deep BW IR: (tương đương với kính lọc 830nm)
Đây là kính lọc hồng ngoại giúp bạn chụp hình trắng đen thẳng trên máy ảnh mà không cần thao tác trong photoshop, trừ khi bạn muốn chỉnh giao diện thành BW. Đây là bộ lọc IR mạnh nhất để tạo bầu trời đen tối nhất và lá cây trắng nhất.

Standard Color IR Filter: (tương đương với kính lọc 720nm)
Đây là kính lọc hồng ngoại được lựa chọn nhiều nhất, và chụp hiệu quả nhất. Hình màu hồng ngoại có thể không mạnh như bộ lọc Enhanced Color IR, và chỉ có hiệu lực mạnh nhất là trên bầu trời màu xanh. Hình đen trắng chụp với kính lọc này sẽ rất tốt nhờ dải âm tốt.

Enhanced Color IR Filter: (tương đương với kính lọc 665nm)
Cho phép nhiều màu sắc đi qua và đặc biệt là phù hợp với ảnh hồng ngoại với độ bão hòa lớn và nhiều màu sắc. Chụp trắng đen cũng có vẻ khá tốt với một chút ít tương phản mà không cần dùng Photoshop để điều chỉnh.

Super Color IR Filter: (tương đương với kính lọc 590nm): sự chuyển đổi cung cấp cho bạn một tấm ảnh siêu sôi động và đầy màu sắc trên bầu trời mãnh liệt. Với các kênh màu đỏ và màu xanh dương sau khi hoán đổi tạo hình lá cây như một giai điệu màu cam vàng và bầu trời có một màu xanh lơ xinh đẹp. Đây là bộ lọc siêu thực nhất, với màu sắc đậm đà nhất mà bạn có thể chụp. Máy chuyển đổi dùng kính lọc này có thể chụp ảnh hồng ngoại đen trắng đẹp tuyệt vời, đặc biệt là nếu bạn muốn kiểm soát đầy đủ tất cả các yếu tố về màu sắc và sáng tối trong Photoshop. Lợi điểm của máy ảnh chuyển đổi với kính lọc này, là bạn có thể gắn thêm kính lọc hồng ngoại với bước sóng cao hơn, và bạn chụp ra ảnh đúng theo kính lọc mà bạn gắn thêm phía trước ống kính, thí dụ, bạn gắn thêm kính lọc 665nm, hình chụp của bạn sẽ có màu sắc theo kính lọc 665nm, và tương tự như vậy với kính lọc 720nm, hoặc 830nm. Với riêng ý kiến của tôi, thì bạn chuyển đổi máy ảnh với kính lọc 590nm sẽ là một sự chọn lựa hay.
Full Spectrum Clear Filter: với sự chuyển đổi này, máy của bạn có thể chụp ảnh như bình thường, chụp hồng ngoại với những bước sóng khác nhau, tất cả phụ thuộc vào...những kính lọc bạn gắn trước ống kính, đây là sự chuyển đổi toàn vẹn nhất, nhưng bạn phải tốn tiền mua thêm...kính lọc, và trọn bộ kính lọc để bạn có thể chụp hết các bước sóng hồng ngoại (hay chụp hình thường) sẽ không rẻ tí nào. Bạn nên đọc kỹ trước khi chuyển đổi máy thành Full Spectrum Camera.

Cách sử dụng máy ảnh được chuyển đổi cũng chẳng khác gì máy ảnh thông thường, bạn chỉ cần chú ý đến cân bằng trắng. Hình hồng ngoại đẹp hay không chính là nhờ ở cân bằng trắng, bạn nên thử nghiệm nhiều cách khác nhau để tìm ra điểm cân bằng trắng chuẩn nhất theo ý thích của bạn, có nghĩa là hình chụp, chỉ cần hoán đảo màu xanh dương và đỏ, là hình sẽ có màu theo ý thích của bạn. Còn lại là dùng Auto Levels, Auto Color, Color Balance, và Curves để tạo ra màu sắc và sáng tối theo ý thích của bạn. Tốt nhất là chỉnh Custom White Balance là các mảng màu trung tính như mảng cỏ chẳng hạn (bạn có thể chụp một mảng có xanh giữa trời trưa nắng, và dùng tấm ảnh này cho Custom White Balance, tùy theo mỗi máy mà sẽ có cách chỉnh khác nhau cho tấm hình này; hoặc đơn giản hơn là chuyển WB sang Incandescent +3 (tuy vậy, màu sẽ không đẹp bằng bạn dùng Custom White Balance với mảng cỏ xanh). Cách chụp và chỉnh WB như ở phía trên.


Khi chụp bạn nên dùng RAW file, bạn sẽ dễ chỉnh sửa hơn, và chất lượng hình sẽ tốt hơn. trong trường hợp này file RAW giống như hình đơn sắc. Đây là tấm hình nguyên bản chụp với custom WB, camera converted to infrared 720nm.


Sử dụng Channel Mixer để đảo ngược 2 channel Red và Blue cho nhau: Trong channel Red, kéo Red về 0%, kéo Blue lên 100%. Ngược lại trong channel Blue, kéo Blue về 0% và tăng Red lên 100%.


Cuối cùng là hoàn tất: Sử dụng Auto Levels, Auto Color, Color Balance và Curves để hoàn thiện. Đây là tấm hình hoàn chỉnh sau khi 2 kênh màu xanh dương và đỏ được hoán đổi.

Hình sử dụng trong bài viết là của anh Thành Lâm chụp. Xin cảm ơn anh Thành Lâm.

Cách 3: Dùng… Photoshop:

Đây là cách ít tốn tiền nhất, nhưng bù lại thì tốn công nhiều nhất, nếu bạn là tỉ phú thời gian, thì bạn hãy dùng cách này. Không phải ai cũng đủ kiên nhẫn cũng như con mắt nhà nghề để dùng cách này. Đây thật ra là kỹ thuật bắt chước tone màu của ảnh hồng ngoại bằng cách khuyếch đại các màu foliage, dù bạn không thể đạt 100% ảnh hồng ngoại giống như cách 2, nhưng bạn vẫn có thể làm gần giống như vậy. Kỹ thuật Photoshop quyết định cho chất lượng của hình. Mời bạn xem thêm bài viết: Hiệu ứng Hồng ngoại (Infrared) với Photoshop

Ghi chú: rất nhiều thông tin trong bài viết này được tham khảo và lượt dịch với http://www.lifepixel.com/. Bạn có thể ghé qua trang web này và xem nhiều thông tin hơn.
Bạn có thể xem thêm những hình chụp hồng ngoại của nhiều tác giả khác nhau dưới đây, để tạo cảm hứng cho bạn chụp hình hồng ngoại....




 

21 kiểu tạo dáng cho trẻ em khi chụp hình

Trẻ em là chủ đề dễ thương, nhiều niềm vui ngộ nghĩnh, cảm giác ấm áp chân thành, và cũng là thể loại nhiều khó khăn nhất. Nhiều lúc, người chụp phải tập suy nghĩ, dự đoán phản ứng giống như con trẻ để biết chúng sẽ có hành động gì. Người chụp phải thật sự kiên nhẫn và thích nghi hoàn toàn với hoạt động của chúng. Trẻ em sẽ không bao giờ nghe theo lời bạn để có góc chụp chính xác. Vì vậy, 21 kiểu dáng giới thiệu dưới đây cũng chỉ là tài liệu tham khảo cho việc lên kịch bản ý tưởng trước khi thực hiện một buổi chụp trẻ em vậy. Mời các bạn xem các mẫu gợi ý sau:

Kiểu dáng 1 – Chụp trẻ em, nên chụp ngang với tầm mắt của trẻ, vì với góc này, bạn có thể khai thác hết những biểu hiện cảm xúc tự nhiên của trẻ từ đôi mắt long lanh.


Kiểu dáng 2 – Con trẻ nằm lăn xuống giường, nền nhà, bãi cỏ… và góc máy thật thấp.


Kiểu dáng 3 – Biến thể của tư thế trên, hai tay chống cằm.


Kiểu dáng 4 – Đặt trẻ trên giường, cùng một tấm chăn. Nên chọn màu sắc đồng bộ và phù hợp, thường người ta chụp màu sáng.


Kiểu dáng 5 – Để cho trẻ thoải mái, cho trẻ ôm hoặc chơi với gấu bông yêu thích của trẻ, hoặc với một món đồ chơi nào đó mà trẻ tự lựa chọn.


Kiểu dáng 6 – Hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của con trẻ: ăn uống, chơi, ngủ nghỉ, học hành, làm bài tập ở nhà… gợi ý này là cảnh sơn màu nước.


Kiểu dáng 7 – Cầm sách đọc là hình ảnh rất dễ thương. Chú ý ánh sáng tương phản từ sách lên mặt, tính toán ánh sáng chính phụ cho phù hợp.


Kiểu dáng 8 – Những khoảnh khắc tự nhiên của trẻ như cười lớn, hét lên như kêu ai. Những khoảnh khắc đó rất ngộ nghĩnh và tình cảm. Không nên tập cho trẻ thể hiện cảm xúc giả tạo.


Kiểu dáng 9 – Dùng một số loại thức ăn ngon (dĩ nhiên trẻ phải thích), như dưa, kem, trái cây, bánh kẹo để nắm bắt khoảnh khắc.


Kiểu dáng 10 – Trò chơi thổi bong bóng xà phòng. Bạn nên tính hướng ánh sáng phù hợp thì sẽ có ảnh đẹp trong trò chơi này của trẻ.


Kiểu dáng 11 – Trò chơi trốn tìm, ẩn nấp, sẽ tạo khoảnh khắc tự nhiên để chụp.


Kiểu dáng 12 – Trò chơi với cát là trò mà hầu hết trẻ đều thích. Trẻ sẽ chăm chú với trò chơi này, bận rộn, và lúc đó bạn sẽ quan sát tìm khoảnh khắc tốt nhất.


Kiểu dáng 13 – Một trò chơi vận động, chụp ở góc thấp.


Kiểu dáng 14 – Trẻ và vật nuôi trong nhà, cảm xúc con trẻ sẽ tự nhiên thể hiện khi chúng trìu mến với vật nuôi chúng quý.


Kiểu dáng 15 – Các trò chơi ở công viên, ngoài trời. Để cho trẻ chơi tự nhiên, và bạn tha hồ bấm máy.


Kiểu dáng 16 – Nếu là trẻ nam, các môn thể thao bóng đá, bóng rỗ, cầu long… cũng là những đạo cụ để bạn chụp ảnh cho trẻ.


Kiểu dáng 17 – Mẹ và em bé sẽ rất đẹp khi bạn lưu được khoảnh khắc ấp áp tình cảm đó.


Kiểu dáng 18 – Kiểu dáng đơn giản, đứa trẻ ngồi trên hông mẹ. Bạn hãy thử các vị trí khác, trong đôi tay, chân, và có thể ôm sau vai….


Kiểu dáng 19 – Con trẻ ôm mẹ, cảm xúc tự nhiên và vô giá.


Kiểu dáng 20 – Đeo trên lưng và vai mẹ.


Kiểu dáng 21 – Chân dung gia đình.

Con trẻ di chuyển rất nhanh. Không chỉ đôi chân trẻ di chuyển mà đầu, hướng mắt, khuôn mặt, biểu cảm… tất cả thay đổi liên tục và tức thời. Do vậy, bạn phải chọn tốc độ màn trập đủ nhanh để bắt dính khoảnh khắc, trừ khi bạn cố ý chụp mờ. Thứ hai là để máy ảnh ở chế độ chụp liên tục. Khoảnh khắc và sự thay đổi của trẻ giống như cái chớp mắt chớp mắt, thay đổi liên tục. Chúc bạn có nhiều hình đẹp về trẻ em.
Ngoài những kiểu tạo dáng cho trẻ em, các bạn có thể xem thêm:

21 kiểu tạo dáng căn bản cho mẫu nam trong nhiếp ảnh

Nam giới thường ít thoải mái trong quá trình được chụp ảnh, vì vậy chụp mẫu nam điều quan trọng là làm sao để anh ta thật thoải mái trong quá trình chụp. 21 gợi ý sau giúp bạn và mẫu bắt đầu cho một buổi chụp, chính mẫu sẽ cảm thấy tự tin hơn khi biết rõ kế hoạch, những gì sẽ làm, và kết quả dự kiến. Bạn nên in các mẫu tư thế cho họ xem trước hoặc trao đổi trước buổi chụp về kế hoạch chụp. Cùng xem xét các gợi ý sau:


Kiểu dáng 1 – Tư thế đơn giản nhất để khởi đầu là chụp bán thân với đôi tay khoanh chéo. Chú ý đôi vai không gồng cứng, cơ bắp tay không lộ rõ.


Kiểu dáng 2 – Bạn có thể mời anh ta đưa một chân lên phía trước vào chéo qua chân kia, trọng lượng cơ thể không chia đều trên hai chân, nên cố gắng giữ tư thế tự nhiên, vì dễ bị dồn trọng lượng và nghiêng người.


Kiểu dáng 3 – Ngoại trừ chụp ảnh lực sĩ, còn lại chụp mẫu nam, đôi tay phải thật sự thoải mái, thả lỏng, hoặc chống bên hông, hoặc đặt vào túi, hoặc khoanh trước ngực…


Kiểu dáng 4 – Vẫn là tư thế đứng và hai tay tạo nên dáng lịch lãm, đút một phần tay vào túi.


Kiểu dáng 5 – Vắt áo trên vai, ngón tay cái đút túi, chân đặt chéo qua sát chân kia.


Kiểu dáng 6 – Tư thế ngồi – gác mắt cá chân phải lên đầu gối chân trái thoái mái tự nhiên. Góc máy chụp hơi cao một chút.


Kiểu dáng 7 – Từ tư thế đứng, biến thể tư thế dựa vào tường.


Kiểu dáng 8 – Dựa ngang vào bức tường.


Kiểu dáng 9 – Tay cầm Ipad, sổ sách hoặc thiết bị nào đó tô điểm thêm cho bức chân dung.


Kiểu dáng 10 – Ngồi một phần góc bàn làm việc.


Kiểu dáng 11 – Ngồi tại bàn.


Kiểu dáng 12 – Ngồi tại bàn với dáng trẻ trung hơn.


Kiểu dáng 13 – Chụp từ phía sau bàn.


Kiểu dáng 14 – Tay vắt ngang qua đặt trên bàn.


Kiểu dáng 15 – Sử dụng chiếc ghế, ảnh mang tính sáng tạo với khung cảnh hơn.


Kiểu dáng 16 – Ngồi thoải mái trên ghế, phù hợp với chân dung doanh nhân, Kiểu dáng lớn tuổi.


Kiểu dáng 17 – Tư thế ngồi này có rất nhiều góc máy để chụp.


Kiểu dáng 18 – Thích hợp chụp ngoài trời.


Kiểu dáng 19 – Biến thể của tư thế ngồi khi chụp ngoài trời.


Kiểu dáng 20 – Dựa lung vào tường.


Kiểu dáng 21 – Chân dung.
21 tư thế gợi ý cho bạn bắt đầu. Hãy nhớ rằng không “cứng ngắc” trong một tư thế nào, 21 Kiểu dáng này chỉ là gợi ý cho bạn bước vào thế giới sáng tạo vô tận, không bị gò bó bất cứ điều gì khi sáng tác ảnh. Với mẫu nam, điều lưu tâm là khung cảnh, hậu cảnh đơn giản, quần áo đơn giản, kiểu cách đơn giản và tự nhiên. Chúc bạn thành công.
Ngoài những kiểu tạo dáng cho mẫu nam, các bạn có thể xem thêm:
21 kiểu tạo dáng cho trẻ em khi chụp hình
42 kiểu tạo dáng căn bản cho mẫu nữ trong nhiếp ảnh
21 kiểu tạo dáng chụp hình cưới căn bản nhất
21 kiểu làm dáng để chụp nhóm
21 kiểu đơn giản để chụp ảnh các cặp vợ chồng

Trích dịch từ http://digital-photography-school.com/

42 kiểu tạo dáng căn bản cho mẫu nữ trong nhiếp ảnh

Chụp mẫu nữ là đề tài hầu hết các nhiếp ảnh gia đều từng chụp. Bài viết này dành cho những bạn nào bắt đầu với thể loại này có những hướng dẫn để bắt đầu dễ dàng hơn. Bài viết cũng hữu ích cho những bạn đã từng chụp mẫu nhưng vì lý do nào đó gặp khó khăn trong sáng tạo hoặc “bí” ý tưởng trong hướng dẫn mẫu pose. 42 ảnh poses này cũng được nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng khi chuẩn bị cho mẫu và cả trong khi chụp.

Vì bài viết chủ yếu dành cho các bạn bắt đầu với thể loại chụp mẫu nữ, nên giả thiết là mẫu cũng chưa có kinh nghiệm hoặc chưa từng diễn. Nên 42 mẫu poses này giúp mẫu và cả người chụp tự tin hơn. Mời bạn xem xét từng tư thế pose sau:



Tư thế 1 – Đứng ngang người, chụp mặt mẫu qua ngang qua vai. Từ pose này, bạn có thể biến hóa ở nhiều góc máy khác nhau: cảnh rộng, cận cảnh, góc cao, góc thấp hoặc qua phải qua trái một chút.


Tư thế 2 – Tư thế này sử dụng hai bàn tay mẫu. Hai bàn tay mẫu có thể đặt rất nhiều vị trí khác nhau hai bên và xung quanh khuôn mặt. Lưu ý là lòng bàn tay chỉ đặt dọc theo khuôn mặt, và không nên để phẳng lỳ.


Tư thế 3 – Bố cục đường cắt chéo. Bạn đừng ngại thay đổi góc máy để có góc nhìn đa dạng và thú vị hơn khi chụp mẫu nữ.


Tư thế 4 – Mẫu ngồi đáng yêu. Hai đầu gối chạm vào nhau, hai tay để sang một bên và đầu hơi nghiêng. Góc máy chụp hơi cao hơn mẫu.


Tư thế 5 – Mẫu nằm nghiêng. Góc máy gần như sát mặt đất.


Tư thế 6 – Cũng tư thế nằm, hai bàn tay tự nhiên không gò cứng. Tư thế sẽ đẹp hơn nếu nằm trên bãi cỏ, lá khô hay cảnh vật hoang dã…


Tư thế 7 – Mẫu nằm ngữa, thả lỏng cơ thể. Góc máy sát mặt đất.


Tư thế 8 – Vị trí của đôi bàn tay và định vị chân mẫu. Mắt mẫu nhìn máy ảnh.


Tư thế 9 – Mẫu nằm sấp, sắp xếp hai tay và định vị chân. Vị trí nằm có thể trên thảm cỏ, mặt đất, cát trắng, trên giường. Góc máy thấp.


Tư thế 10 – Tư thế ngồi này cũng tuyệt đẹp và được nhiều người sử dụng.


Tư thế 11 – Vẻ đẹp bởi tư thế chân và tay kết hợp hài hòa như đường dẫn lên khuôn mặt.


Tư thế 12 – Vẻ đẹp và vóc dáng của Tư thế nữ. Nếu kết hợp ánh sáng có nguồn chính nguồn phụ… thì tư thế này sẽ tuyệt đẹp.


Tư thế 13 – Tư thế đứng và xoay đầu.


Tư thế 14 – Mẫu thanh lịch. Mẫu nghiêng nhẹ sáng một bên, tay đặt vào túi sau.


Tư thế 15 – Nghiêng nhẹ về phía trước cũng là tư thế hấp dẫn, rất tinh tế để nhấn mạnh vẻ đẹp phía trên của Tư thế.


Tư thế 16 – Tư thế gợi cảm bằng cách đưa hai tay lên khỏi đầu, các đường cong cơ thể được nhấn mạnh hơn. Tư thế này được sử dụng với mẫu nữ phù hợp.


Tư thế 17 – Chỉ cần thay đổi vị trí tay, lắc chân qua hướng khác, thay đổi hướng mắt, với góc chụp toàn thân, bạn sẽ có nhiều bức ảnh đẹp.


Tư thế 18 – Tư thế thoải mái, đứng thẳng và dựa vào tường.


Tư thế 19 – Tư thế nữ cao, tư thế uốn cong hình chữ S, bàn tay thả lỏng thoải mái, và trọng lực dồn trên 1 chân.


Tư thế 20 – Tư thế thể thao. Mẫu di chuyển chậm đôi tay ở nhiều vị trí khác nhau, cơ thể xoay liên tục nhiều hướng.


Tư thế 21 – Bạn có thể dùng vải mỏng, hoặc một bức màn mỏng trong trường hợp này. Lưng Tư thế có thể hoàn toàn trần, hoặc chỉ là đôi vai trần, mẫu nghiêng đầu ý nhị nhẹ nhàng.


Tư thế 22 - Đây là tư thế rất hay để làm cho mẫu mảnh mai hơn. Mẫu cần đẩy cằm về phía trước và nghiêng cằm xuống trong khi đưa vai lên, nhưng không quá nhiều! Chắc chắn phải có một khoảng cách nhỏ giữa cằm và vai .


Tư thế 23 - Thông thường các tư thế tốt nhất là những tư thế đơn giản nhất. Cho mẫu nghiên người đặt trọng tâm lên một chân và uốn cong cơ thể theo hình chữ S là một quy tắc bắt đầu đơn giản và rất mềm mại.


Tư thế 24 - Cách rất đẹp để sử dụng một bức tường hoặc một số đối tượng cho một hình chân dung. Mẫu cần nhẹ nhàng chạm vào một bề mặt thẳng đứng với hai bàn tay.


Tư thế 25 - Nếu mẫu của bạn có tóc mềm dài, hãy thể hiện mái tóc trong sự chuyển động . Yêu cầu mẫu nhanh chóng quay đầu sang một vị trí mong muốn cho phép tóc tiếp tục bay. Bạn có thể thử nghiệm với tốc độ màn trập khác nhau để có thể chụp hoặc tránh tránh đi chuyển động mờ. Đây thường là những bức ảnh rất đẹp và ấn tượng.


Tư thế 26 - Thích hợp cho ngồi trên một chiếc ghế hoặc trên giường . Để thêm chiều sâu và câu chuyện cho chủ đề, mẫu có thể giữ một tách cà phê trong tay, có thể ngụ ý rằng cô đang làm ấm những ngón tay.


Tư thế 27 - Một tư thế đẹp và ấm cúng, rất thích hợp cho trong nhà với mẫu đang ngồi trên một sofa.


Tư thế 28 - Một cách làm dáng khác cho mẫu đang ngồi trên sofa.


Tư thế 29 - Một cách làm dáng rất tự nhiên khi mẫu đang ngồi trên mặt đất. Bạn hãy thử các góc chụp khác nhau, ví dụ, di chuyển dần dần xung quanh mẫu hoặc thay đổi chiều cao của góc chụp.


Tư thế 30 - Vị trí ngồi không giới hạn cho ảnh chụp đời thường. Bạn hãy thử một số tư thế khác cho những hình chân dung.


Tư thế 31 - Theo một số quy tắc phổ biến và thường được khai thác về ngôn ngữ của cơ thể, khoanh tay và tréo chân có nghĩa là mẫu đang tạo ra một số rào cản. Ngay cả khi niềm tin như vậy là phổ biến, không có nghĩa họ là chính xác. Trong nhiếp ảnh khoanh tay trên ngực không gửi bất kỳ dấu hiệu tiềm thức hoặc cảnh báo về bất kỳ điều gì! Khoanh tay và chân trong tất cả các cách làm dáng khác nhau là những kiểu dáng đẹp cho người chụp ảnh.


Tư thế 32 - Không nhất thiết luôn luôn mẫu cần phải "đặt" tay một nơi nào đó đặc biệt. Chân dung vẫn đẹp dẫu mẫu thả tay mềm mại ở 2 bên. Cũng như vậy với chân, không cường điệu hay nhấn mạnh. Tuy vậy, một chân phải hỗ trợ trọng lượng cho cơ thể, đó là nguyên tắc duy nhất bạn cần.


Tư thế 33 - Thêm một kiểu làm dáng chụp hình toàn thân, bạn có thể sử dụng như là một điểm khởi đầu. Ngón tay hoặc bàn tay nằm một phần trong túi 2 bên cũng tạo ra một chân dung đẹp.


Tư thế 34 - Một kiểu dáng đẹp cho mùa hè. Bạn hãy nói mẫu của bạn cởi giày ra, và yêu cầu cô ấy đi từ từ. Bạn đi theo và chụp xéo một chút từ phía sau.


Tư thế 35 - Bàn tay phía sau lưng, tuy bất thường nhưng tạo dáng rất cởi mở. Mẫu cũng có thể đứng và tựa mình vào tường.


Tư thế 36 - Rất dễ dàng và đẹp khi chụp một bức chân dung. Mô hình nên chuyển một chút sang một bên, đầu hơi quay xuống dưới về phía máy ảnh.


Tư thế 37 - Đặt cả hai tay trên eo cũng là một tư thế rất ăn ảnh. Thích hợp cho chụp hình bán thân và toàn thân.


Tư thế 38 - Nếu có thể, một số đồ nội thất cao hơn mẫu một tí, mẫu có thể đặt một tay lên để hỗ trợ cơ thể. Điều này sẽ tạo ra một ảnh chân dung đẹp, nhưng đồng thời cũng là một tư thế cởi mở và thân thiện.


Tư thế 39 - Ngồi một phần trên một vật thể nào đó (bức tường, ghế cao, v.v.) là một tư thế rất đẹp. Thích hợp trong nhà cũng như ở ngoài trời trong một thành phố.


Tư thế 40 - Một ví dụ khác về một tư thế rất nữ tính và thời trang cho một tấm hình toàn thân.


Tư thế 41 - Cách làm dáng tạo chuyển động, rất khó vì tạo sự di chuyển cho mẫu là không dễ dàng chút nào, đòi hỏi mẫu phải có kinh nghiệm làm dáng. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng, thì hình này sẽ rất đẹp và thời trang, hoặc rất thanh lịch cho hình chụp toàn thân.


Tư thế 42 - Cách làm dáng này rất yêu kiều cho mẫu nếu bạn làm đúng cách. Mẫu tựa lên hàng rào hoặc cầu lan can hoặc một số vật thể khác tương tự. Chụp từ bên cạnh với khẩu độ lớn tạo nét mờ cho hậu cảnh và khiến cho mẫu nổi bật lên trong hình.

42 tư thế mẫu cho thể loai chụp mẫu nữ trên chỉ là gợi ý để bạn bắt đầu. Nó giúp bạn tự tin với mẫu hơn. Từ đó, bạn có thể linh động trong nhiều tình huống để sáng tạo nhiều tư thế khác nhau (thay đổi góc máy, thay đổi vị trí tay, đầu và chân…). Chúc bạn thành công.
Ngoài những kiểu tạo dáng cho mẫu nữ, các bạn có thể xem thêm:

21 kiểu tạo dáng chụp hình cưới căn bản nhất

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 
Chụp ảnh cưới là một ngành thương mại lớn và là nghề nghiệp của nhiều nhiếp ảnh gia. Chụp ảnh cưới chuyên nghiệp là một chủ đề phong phú và đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật cũng như lý thuyết. 21 mẫu pose giới thiệu trong bài này chỉ là hướng dẫn nhập môn cho bạn nào thích chủ đề này thì có ý tưởng khởi đầu cho việc chụp thể loại ảnh này.


Mẫu 1 – Chụp cận cảnh cô dâu với mạng che mặt. Bạn có thể sử dụng ống kinh zoom lấy nét điểm vào mắt cô dâu; nếu bạn chọn chế độ nét đa điểm tự động, có thể máy sẽ lấy nét vào mạng che mặt.


Mẫu 2 – Chụp cô dâu chú rễ trong xe cưới cũng là một hình ảnh tuyệt vời.


Mẫu 3 – Nụ hôn lãng mạn của cô dâu chú rễ. Cố gắng thấy cả hai khuôn mặt và mắt.


Mẫu 4 – Hai má cô dâu chú rễ áp nhẹ vào nhau với nụ cười hạnh phúc và tô điểm them bằng bó hoa ngày cưới được đặt quay về hướng máy ảnh.


Mẫu 5 – Chú rễ ôm nâng cô dâu từ phía sau. Mắt họ nhìn nhau tình tứ vào nhau, hoặc nhìn xéo về phía máy ảnh, hoặc một nụ hôn lim dim.


Mẫu 6 – Chú rễ ôm cô dâu từ phía sau, áp sát đầu và cơ thể vào nhau và góc máy chụp hơi cao một chút.


Mẫu 7 – Cô dâu chú rễ ôm hôn nhau. Khoảnh khắc này nên sắp xếp vào một thời điểm thích hợp để tình cảm được thể hiện nồng nàn nhất, họ sẽ không phàn nàn gì bạn đâu!


Mẫu 8 – Một góc chụp xa ngoài trời, chú rễ vắt áo phong trần một chút, cô dâu bước đi sát cạnh, và chọn hậu cảnh phù hợp.


Mẫu 9 – Một khung ảnh tĩnh, cô dâu chú rễ nhìn về một hướng với biểu lộ đồng vai sát cánh.


Mẫu 10 – Chú rễ bồng cô dâu. Khoảnh khắc thật tự nhiên và tươi vui. Khung ảnh được chụp rộng, từ xa.


Mấu 11 – Cũng khung ảnh chú rễ bồng cô dâu, chụp cận cảnh. Chú ý không khí thật tự nhiên và tươi vui.


Mẫu 12 – Chụp cưới cần nhất là khoảnh khắc tự nhiên, đừng làm nghiêm trọng khi sắp đặt cảnh chụp quá, hãy làm cho không khí luôn vui vẻ.


Mẫu 13 – Tay cô dâu chú rễ xách giày dép cùng chạy một vòng và bạn tha hồ chụp khoảnh khắc đẹp nhất cho họ.


Mẫu 14 – Góc máy chụp từ sau vẫn là góc máy đẹp và nhiều ý nghĩa.


Mẫu 15 – Hãy chú ý đến váy cưới, trãi rộng và những nếp gấp tự nhiên cũng như chú ý nếp nhăm ở chân chú rễ. 1,2,3 chụp, để lâu họ mỏi.


Mẫu 16 – Chân dung cô dâu. Ngồi trên cát hoặc mặt cỏ, mặt đất hoặc trên một chiếc ghế thấp. Váy cưới sắp xếp xung quanh cô dâu và góc máy chụp cao xuống.


Mẫu 17 – Cô dâu chú rễ tay trong tay ly rượu champagne. Có thể chụp nét ly rượu và cô dâu chú rễ mờ.


Mẫu 18 – Chụp DOF mỏng 1 chút bằng cách mở khẩu ống kính lớn (chỉ số F nhỏ nhất) để khung ảnh nét cô dâu và chú rễ lững thững phía sau mờ mờ. Cô dâu thong thả trong tay bó hoa tươi.


Mẫu 19 – Sử dụng kỹ thuật DOF mỏng, nét căng tiền cảnh là bó hoa và mờ dần hậu cảnh là hình dáng cô dâu chú rễ. Hoặc ngược lại, rõ nét cô dâu chú rễ và mờ ảo bó hoa. Cô dâu chú rễ có thể nhìn về phía máy ảnh, có thể nhìn nhau.


Mẫu 20 – Tay cô dâu chú rễ đưa ra. Có thể lấy nét căng đôi tay và hơi mờ cô dâu chú rễ. Cũng có thể điểm nét đó là đôi nhẫn cưới, đồ trang sức, bó hoa, quần áo, ly rượu, xe cưới…


Mẫu 21 – Đặc tả cô dâu chú rễ, hoặc các đồ trang sức, đôi giày, bó hoa… kết hợp nhiều ảnh nhỏ thành khung ảnh vui nhộn.
Ngoài những kiểu tạo dáng chụp hình cưới, các bạn có thể xem thêm:
21 kiểu tạo dáng cho trẻ em khi chụp hình
21 kiểu tạo dáng căn bản cho mẫu nam trong nhiếp ảnh
42 kiểu tạo dáng căn bản cho mẫu nữ trong nhiếp ảnh
21 kiểu làm dáng để chụp nhóm
21 kiểu đơn giản để chụp ảnh các cặp vợ chồng

Trích dịch từ http://digital-photography-school.com/

21 kiểu làm dáng để chụp nhóm

Thường có ba loại chụp nhóm. Đầu tiên chỉ là bức ảnh với nhiều người. Thứ hai là bức ảnh thân mật hơn với một nhóm bạn bè. Và cuối cùng, là chụp ảnh một nhóm các thành viên trong gia đình. Theo thứ tự này, chúng ta hãy xem xét một số tư thế mẫu và ý tưởng dưới đây.


1. Khi làm việc với một nhóm lớn của những người mà bạn sẽ không thể kiểm soát tư thế của mỗi cá nhân. Nên bạn cần chú ý đến các thành phần tổng thể. Hãy tưởng tượng cả nhóm là một đối tượng duy nhất. Bạn phải đảm bảo rằng tất cả mỗi người trong nhóm đều có thể nhìn thấy trong hình.


2. Khi chụp ảnh nhóm lớn, khá thường xuyên chỉ có thể chụp được tất cả mọi người vào trong hình khi chụp toàn thân. Các loại ảnh chụp thường như là tài liệu để lại, nên mục tiêu chính của bạn ở đây là để có được tất cả mỗi người trong nhóm được nhìn thấy rõ ràng.


3. Nếu có thể, tìm cách để chụp từ một góc cao. Sử dụng một ban công hoặc leo lên một chiếc xe để có được một góc chụp cao hơn tạo bố cục đẹp cho hình. Bản sẽ được tưởng thưởng, bởi vì một tấm hình nhóm bình thường của bạn sẽ trở nên thú vị và ấn tượng hơn rất nhiều.


4. Có những dịp khi đứng riêng cho các thành viên của một nhóm sẽ thích hợp hơn "giữ đầu gầnvới nhau". Thường thì không phải là cách tốt nhất để có một tấm hình "nhóm thân thiện" đông người, nhưng có thể là một cách xếp đặt rất tốt cho một nhóm nhỏ, ví dụ như ban nhạc hoặc đồng nghiệp trong một công ty. Nếu trong nhóm có một người đứng đầu, thì hãy đưa anh ta hoặc cô ta ra phía trước sẽ tạo bố cục mạnh mẽ hơn.


5. Bố cục này là khá nhiều người dùng để chụp ảnh một nhóm bạn bè. Rất bình thường và phổ biến để chụp ảnh nhanh, tay khoác vai nhau, và nó thực sự hiệu quả.


6. Đây là một cách làm dáng khá thân thiện. Yêu cầu mọi người đứng rất gần nhau. Sau đó làm cho họ nghiêng đầu gần lại với với nhau và về phía máy chụp hình.


7. Yêu cầu mọi người tạo thành một vòng tròn trong khi đang nằm trên bãi cỏ ngoài trời hoặc trên mặt đất trong nhà trong khi bạn chụp hình từ trên cao.


8 . Rất thú vị và bổ ích để thiết lập một nhóm nhỏ chụp hình. Chọn một "trưởng nhóm" và đưa anh ta hoặc cô ta ở phía trước. Những người khác sẽ đứng đằng sau người trước nhìn xéo về phía máy ảnh qua phía trên vai. Sự gần gũi với người ở phía trước thêm vào sự thân thiết giữa các thành viên trong hình.


9 . Một biến thể nhẹ của kiểu trước. Đặt một "trưởng nhóm" ở phía trước và những người khác xuất hiện đằng sau. Nên chụp ảnh với các khẩu độ khác nhau và lựa chọn sau nếu bạn thích chỉ là người đầu tiên một hoặc tất cả các thành viên trong nhóm đều rõ nét.


10 . Đây là cách chụp rất thú vị cho hình ảnh của một nhóm bạn. Để có kết quả tốt nhất, hãy yêu cầu cả nhóm cùng nhảy lên nhảy lên để bạn chụp hình.


11. Bố cục này rất thú vị khi bạn chụp một nhóm người theo hàng dọc. Kiểm tra xem tất cả mọi người rõ ràng là có thể nhìn thấy và chụp từ một khoảng cách gần với khẩu độ rộng và lấy nét vào người đầu tiên. Dĩ nhiên người ở xa sẽ bị mờ, nhưng đây vẫn là một cách chụp nhóm rất thú vị và khác thường.


12. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét một số mẫu tạo dáng trong gia đình. Cách phổ biến nhất để chụp ảnh tất cả các thành viên gia đình đang ngồi trên một chiếc ghế trong phòng khách. Nó không phải là cách sáng tạo nhất cho một góc ảnh gia đình, nhưng nó có thể được thực hiện khá tốt. Cách dễ nhất để làm cho tác phẩm ấn tượng chỉ đơn giản là cắt hình thật gọn. Không để chiếc ghế sofa xinh xắn hay đồ nội thất phòng vào trong tấm hình. Khung ảnh chỉ thể hiện tất cả các thành viên gia đình.


13. Một ý tưởng tốt cho những bức ảnh gia đình chỉ đơn giản là đi ra ngoài. Ngồi trên bãi cỏ, trong một công viên hoặc trên một bãi biển - tất cả những nơi chốn này là những nơi tuyệt vời để có một số bức ảnh gia đình. Chỉ cần nhớ - khi mọi người đang ngồi, bạn không nên đứng - phải hạ thấp và chụp ngang tầm mắt mọi người (eye level).


14. Một gia đình nằm gần nhau trên mặt đất. Làm cho họ nâng cơ thể phía trên của mình bằng cách sử dụng đôi tay của họ. Chụp từ một góc độ thấp.


15. Một bố cục đẹp cho một ảnh gia đình. Có thể được thực hiện ngoài trời trên mặt đất hoặc trong nhà trên một chiếc giường. Bố cục này hiệu quả với bất kỳ số lượng trẻ em nhiều hay ít.


16. Một gia đình ngồi thoải mái trên chiếc ghế yêu thích của họ, ấm áp và tình cảm.


17. Để tạo ra một hình ảnh gia đình bất thường nhưng thú vị, thay đổi góc chụp từ phía sau của sofa. Chỉ đơn giản là chụp ảnh của mọi người từ phía sau và bạn sẽ thấy sự khác biệt rất lớn.


18 . Chỉ là một biến thể nhẹ khi chụp ảnh từ phía sau của sofa.


19 . Cách tuyệt đẹp để làm cho bức ảnh của một nhóm các thành viên gia đình. Chỉ cần hỏi những đứa trẻ đeo lên lưng của người lớn.


20 . Rất dễ dàng khi chụp toàn thân. Như bạn có thể thấy, hiệu quả với bất kỳ số lượng người đông hay ít


21 . Chụp ảnh đi bộ với tay trong tay giữa các thành viên trong gia đình. Chụp liên tục và chọn các bức ảnh với bước chân nhịp nhàng tự nhiên nhất. Hãy nhớ để kiểm soát sự lấy nét, trong khi mọi người đang đi từ xa đến gần.

Và cuối cùng, hãy sáng tạo và đưa ra các bố cục khác nhau của riêng bạn. Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể chuyển đổi tư thế của mọi người tương ứng cho bố cục hình bạn muốn. Sử dụng các tư thế trên đây như là một gợi ý cho sự sáng tạo của riêng bạn!
Ngoài những kiểu tạo dáng cho chụp nhóm, các bạn có thể xem thêm:
21 kiểu tạo dáng cho trẻ em khi chụp hình
21 kiểu tạo dáng căn bản cho mẫu nam trong nhiếp ảnh
42 kiểu tạo dáng căn bản cho mẫu nữ trong nhiếp ảnh
21 kiểu tạo dáng chụp hình cưới căn bản nhất
21 kiểu đơn giản để chụp ảnh các cặp vợ chồng

21 kiểu đơn giản để chụp ảnh các cặp vợ chồng

Nhiếp ảnh về đôi lứa chú trọng về sự nối kết, tương tác và trên hết - tình cảm giữa hai người. Có lẽ hầu hết những người đang có tình cảm rất sâu sắc và đam mê, điều làm cho nhiếp ảnh lứa đôi rất thú vị và tích cực. Nói chung là một cặp vợ chồng dễ dàng tham gia vào một buổi chụp hình. Nếu ban đầu họ có một chút nhút nhát hoặc cảm thấy không thoải mái, chỉ cần yêu cầu họ hãy nhớ lại những cảm xúc khi mới gặp nhau lần đầu tiên. Bạn sẽ những tấm hình lồng với cảm xúc, giúp cho bạn ghi nhận các biểu thức tự nhiên và yêu thương trong những bức hình chân dung của họ.

1. Dễ dàng bắt đầu tư thế đứng mặt đối mặt (nhưng nhìn vào máy ảnh) và người vợ đặt một cánh tay trên ngực của người chồng. Chụp theo chiều dọc hoặc chụp thật gần cũng hay.


2. Yêu cầu các cặp vợ chồng đứng rất gần nhau để bắt chân dung cận cảnh thân mật. Đừng ngại để phóng to và cắt hình thực chặt chẽ!


3. Rất dễ dàng tự nhiên và tình cảm khi người đàn ông ôm vợ từ phía sau. Các cặp vợ chồng có thể nhìn thẳng vào máy ảnh hoặc vào nhau. Họ thậm chí có thể hôn để tạo một tấm hình nhiều cảm xúc hơn .


4. Niềm vui và yêu thương khi người vợ đeo trên lưng và vai chồng. Chú ý đến vị trí tay: phải đơn giản và tự nhiên.


5. Chỉ là một biến thể với người vợ ôm chồng từ phía sau. Hãy nhớ rằng các cặp vợ chồng không nhất thiết phải nhìn vào máy ảnh. Để có kết quả tốt hơn, làm cho 2 người tương tác với nhau bằng cách nói chuyện, vẻ tán tỉnh, mỉm cười...


6. Tạo ra một tâm trạng rất lãng mạn. Ngoài trời sẽ hiệu quả nhất với không gian mở ở hậu cảnh. Chụp xéo một tí từ phía sau. Hãy nhớ rằng bạn phải đủ xa để các bên cặp vợ chồng để có thể chụp được con mắt gần nhất của mỗi người, nếu không bạn sẽ tạo ra một tấm hình vô cảm, hoặc trống rỗng.


7. Hãy tìm vị trí cao và chụp hình đôi uyên ương từ trên cao. Một tư thế chụp phổ biến từ một góc bất thường luôn luôn là sáng tạo và thường xuyên sẽ cho bạn kết quả đáng ngạc nhiên rất ấn tượng và bắt mắt.


8. Một tư thế lãng mạn. Hiệu quả nhất là ở ngoài trời, với không gian rộng mở ở hậu cảnh. Tư thế này có thể dùng để chụp hoàng hôn với bóng của đôi vợ chồng phía trước tiền cảnh, phía sau là mặt trời đang lặn...


9. Dễ dàng để chụp một tấm ảnh toàn thân. Bạn cần tạo ra một tâm trạng bình tĩnh và tình cảm.


10 . Một niềm vui đặt ra. Bạn đừng cho rằng tư thế này là chỉ thích hợp với những người trẻ tuổi. Những cặp vợ chồng đứng tuổi vẫn có thể cảm thấy thích hợp, và tư thế này sẽ tạo nên những bức ảnh tuyệt vời. Hãy thử những khung chụp khác nhau, chụp toàn thân, bán thân, và cận cảnh .


11. Cách rất tốt đẹp để thể hiện tình cảm khi gặp nhau. Thích hợp ở những nơi đông đúc, như một điểm hẹn nổi tiếng trong thành phố, bến xe lửa hoặc các trạm tàu điện ngầm...


12. Tư thế này tạo một chút niềm vui. Phần quan trọng là vị trí chân, mỗi chân nên được uốn cong ở góc độ khác nhau. Trong khi người chồng vẫn còn nâng người vợ, bạn có thể chụp cận ảnh với tư thế này.


13. Chụp ảnh đôi vợ chồng đang cầm tay nhau đi bộ vài tiếp cận từ xa. Chỉ chụp trong chế độ burst! Tuy nhiên, phần lớn các bức ảnh của bạn sẽ trông vụng về vì đôi chân di chuyển. Vì vậy, phần thứ hai của công việc của bạn là chọn các bức ảnh với những bước chân tốt nhất.


14. Một biến thể với một vài bước đi. Cặp vợ chồng bây giờ đi gần nhau và giữ lấy nhau. Một lần nữa, chụp nhiều bức ảnh và chọn những tấm có vị trí chân thanh lịch nhất.


15 . Không bao giờ quên rằng có khi chỉ đơn giản là chụp từ phía sau, để tạo ra những góc ảnh lạ và đẹp.


16 . Một cặp vợ chồng nằm gần nhau trên mặt đất. Làm cho họ nâng cơ thể trên của mình bằng cách sử dụng đôi tay. Người chồng có thể ôm cô ấy nhẹ nhàng. Nên chụp từ một góc độ rất thấp.


17. Một biến thể với đôi vợ chồng nằm trên mặt đất.


18 . Đây là một ví dụ để chứng minh rằng hai người có thể được bố trí đối xứng .


19 . Cách thức và thú vị để chụp một tấm hình của đôi vợ chồng nằm trên lưng của họ.


20 . Một tư thế thân mật, yêu cầu các cặp vợ chồng ngồi thoải mái trên ghế sofa yêu thích của họ .


21 . Đôi khi chụp hình đôi vợ chồng cũng có nghĩa là nhiếp ảnh thai sản. Một số tư thế phía trên từ các cặp vợ chồng trong loạt bài này làm việc cũng khá tốt cho một dịp như vậy. Đơn giản chỉ cần điều chỉnh tư thế cho phù hợp với tình cảm của cặp vợ chồng và về sự tương tác với em bé trong bụng.


Cho phép tôi lặp lại tuyên bố trước đó - nhìn vào những tư thế phía trên đặt ra như là một điểm khởi đầu mà thôi. Đó là lý do tại sao họ là bản phác thảo thay vì hình ảnh thực sự. Bạn không thể và không nên lặp lại tư thế chính xác, hãy điều chỉnh tư thế sáng tạo theo môi trường chụp ảnh của bạn.

Ngoài những kiểu tạo dáng cho vợ chồng, các bạn có thể xem thêm:
21 kiểu tạo dáng cho trẻ em khi chụp hình
21 kiểu tạo dáng căn bản cho mẫu nam trong nhiếp ảnh
42 kiểu tạo dáng căn bản cho mẫu nữ trong nhiếp ảnh
21 kiểu tạo dáng chụp hình cưới căn bản nhất
21 kiểu làm dáng để chụp nhóm
Trích dịch từ http://digital-photography-school.com/


7 mẹo & 7 gợi ý để chụp hình trẻ con


Ai đã từng chụp trẻ con thì sẽ hiểu được cái sự gian nan là như thế nào, đặt biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tôi chưa vội bàn tới chụp bằng máy film - Máy số với cơ thế lấy nét 3D tracking hay AF servo cũng tỏ ra đuối sức khi chụp thể loại này. Ngoài những mẹo và gợi ý để bạn chụp hình trẻ con, bạn có thể xem thêm: 21 kiểu tạo dáng cho trẻ em khi chụp hình, 6 lưu ý giúp chụp ảnh cho trẻ em đẹp hơn
7 mẹo để chụp hình trẻ con

Phải kiên nhẫn
Phải chuẫn bị sẵn sàng bất cứ khi nào
Góc chụp bằng hoặc thấp hơn trẻ
Tận dụng ánh sáng tự nhiên.
Thiết lập chế độ focus và lấy nét cẩn thận
Hãy cùng chơi với chúng
Đừng cố gắng ép trẻ đứng yên để bạn chụp hình


1. Phải kiên nhẫn
Hầu hết, tất cả chúng ta đều mong muốn có một bộ ảnh của trẻ với những khoảnh khắc đáng yêu nhất mà quên mất một điều rằng chúng rất rụt rè khi biết mình đang bị chụp hình. Hãy kiên nhẫn và chờ đợi, cất máy ảnh đi và chơi đùa với chúng hoặc tìm cách tiếp cận một đứa trẻ khác dạn dĩ hơn để chụp với mục đích lôi kéo đứa trẻ kia quay trở lại.


2. Phải chuẩn bị sẵn sàng bất cứ khi nào
Máy phải luôn sẵn sàng - xác định đúng khoãng cách cần chụp phù hợp với tiêu cự ống kính (với ống fix) - Lấy nét chờ (Bấm 1/2 nút chụp để camera ước lượng khoảng lấy nét giúp rút ngắn thời gian lấy nét khi chụp) - Chờ đợi khoảnh khắc đẹp nhất để bấm máy.


3. Góc chụp phải bằng hoặc thấp hơn trẻ
Đừng bao giờ hướng ống kính chụp xuống, hãy chụp ngang hoặc từ dưới lên. Nếu máy bạn có live view thì rất tốt cho tình huống này, bằng không thì hãy chụp ở tiêu cự tele hoặc quỳ ra sàn. Nếu chụp ước lượng không cần nhìn vào viewfinder thì hãy chuyển tiêu cự về wide, lấy nét trung tâm, hạ thấp ống kính hướng vào trẻ và chụp nhanh.


4. Sử dụng ánh sáng tự nhiên
Vâng, hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên với một ống kính khẩu lớn và ISO cao. Tất nhiên nếu bạn thích đánh flash thì vẫn ổn nhưng trẻ sẽ không thích hoặc theo phản xạ thì sẽ khó chịu khi bị ánh sáng chiếu vào mắt.


5. Lấy nét cẩn thận
Nếu máy của bạn có chế độ lấy nét liên tục, hãy thử nghiệm chức năng này khi chụp trẻ - Nhiều camera thế hệ mới còn trang bị thêm tính năng lấy nét 3D tracking hay AF Servo, hãy tận dụng nó kết hợp với chụp liên tục nhiều tấm. Chế độ lấy nét liên tục (ký hiệu C trên máy) cho phép liên tục lấy nét lại khi trẻ chuyển động, khác với lấy nét S (Single) khi bạn bấm 1/2 nút chụp, máy sẽ khóa nét. Tôi thường chỉ sử dụng chức năng lấy nét S tức khóa nét ngay khi bấm 1/2 nút chụp và bấm chụp ngay sau đó. Để làm được điều này, tôi kết hợp với mẹo số 2.


6. Hãy thân thiện với trẻ
Hãy trở về thời thơ ấu, bạn sẽ có cơ hội thư giãn và bắt nhịp cùng trẻ. Khi ấy, bạn sẽ có cảm giác lúc nào có thể chụp được. Hãy hạ thấp máy (mẹo 3) và bắt khoảnh khắc (dùng ống wide cho trường hợp này).

7. Không nên điều khiển trẻ
Nếu làm vậy, bạn chỉ có được những tấm ảnh không tự nhiên và thiếu nụ cười (nụ cười của trẻ em rất đẹp). Trẻ em rất hiếu động và thường không muốn làm theo một khuôn mẫu nào, nếu cứ bắt trẻ phải làm thế này thế nọ, nhiều khả năng là chúng sẽ không hợp tác.

Dưới đây là những điều nên và không nên:
Đừng cố gắng bắt trẻ làm bất cứ thứ gì theo ý mình trừ khi chúng thích.
Đừng tỏ ra khó chịu vì trẻ không theo ý bạn.
Đừng bao giờ gào thét với những đứa trẻ, điều này sẽ làm xấu đi hình ảnh của bạn trong mắt chúng và những người xung quanh hay thậm chí ngay cả chính bạn cũng sẽ đầu hàng khi làm vậy.
Hãy đi theo quan sát, chơi cùng và bảo vệ trẻ, chúng sẽ cảm thấy yên tâm khi có bạn kế bên.
Hãy luôn sẵn sàng bấm máy (mẹo 2)
Khi chúng giang tay chạy về phía bạn để lấy đồ chơi hoặc thức ăn, hãy bắt lấy khoảnh khắc này và bạn đã thành công.

Và đây là 7 gợi ý chụp ảnh dễ thương cho bé

Chụp bé trên nền bảng trắng
Một chiếc áo, một năm
Ở trong và ở ngoài
Mỗi tháng một lần
Với những vật nuôi trong nhà
Thêm ria làm người lớn
Khoảnh khắc mẹ con (hoặc cha con)

1. Chụp bé trên nền bảng trắng
Không chỉ làm nổi bật vẻ mặt ngộ nghĩnh, bạn còn có thể thêm vào bức ảnh những chú thích hài hước cho các mốc phát triển của bé. Đây là cách rất dễ thương nếu bạn muốn làm cho bé một cuốn nhật ký bằng hình ảnh. Có thể sẽ hơi khó chụp vì bé luôn ngọ nguậy, tuy nhiên đây là một ý tưởng rất thú vị.

2. Một chiếc áo, một năm
Với cách này, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bé lớn lên nhiều thế nào trong một năm. Và hãy nghĩ xem, sẽ buồn cười thế nào khi cứ vài tháng một lần bạn cho bé mặc lại bộ quần áo mà bé đã mặc khi mới chào đời.

3. Ở trong và ở ngoài
Hãy tưởng tượng một bức ảnh được chụp vài ngày trước khi bé ra đời, còn bức kia là vài ngày sau đó, cũng với tư thế cũ và chiếc áo cũ, nhưng giờ đây thay vào chỗ cái bụng bự của mẹ là bé con đáng yêu đang nhăn nhó hoặc đang cười. Có nhiều tư thể cho cách chụp này, nhưng tư thế để bé ngồi trong tay như thế này có vẻ được ưa thích nhất.

4. Mỗi tháng một lần
Một cách khác để ghi lại quá trình lớn lên của bé. Ở đây, em bé được chụp mỗi tháng một lần với chữ cái đầu của tên bé. Bạn có thể để bé cử động thoải mái. Chính sự đa dạng về tư thế làm cho loạt ảnh trở nên rất sinh động.

5. Với những vật nuôi trong nhà
Nếu nhà bạn có cún cưng thì một bức ảnh như thế này là một gợi ý đáng cân nhắc. Liệu có gì thật êm đềm và… dễ thương như cảnh chú chó đang nằm ngủ bên cạnh cô bé nhỏ, “kẻ” mà chỉ vài tháng nữa thôi sẽ túm tai, kéo đuôi và làm đủ trò thử thách tính kiên nhẫn của chúng. Trong các bạn hẳn đã có người từng thấy sự gắn bó đáng yêu giữa lũ trẻ và chú chó thành viên trong gia đình từ trước khi chúng ra đời - đó sẽ là một bức ảnh kỷ niệm được gìn giữ lâu dài.

6. Thêm ria làm người lớn
Những bức ảnh này hẳn sẽ làm bạn bật cười khi lần đầu tiên xem chúng. Điều thú vị nhất ở đây là em bé cũng có vẻ rất phấn khích – bé thật sự “diễn” trước ống kính. Trông bé thật ngộ nghĩnh và thật cute, có đúng vậy không?

7. Khoảnh khắc mẹ con (hoặc gia đình)
Thật êm đềm, kỳ diệu và ngọt ngào, liệu còn lời nào hơn nữa chứ.
Nguồn:
http://www.cbs.com.vn/
http://www.canadianfamily.ca/


6 lưu ý giúp chụp ảnh cho trẻ em đẹp hơn

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 
1. Độ tuổi của chụp ảnh của Bé:
Độ tuổi của bé ảnh hưởng rất lớn tới việc phối hợp với nhiếp ảnh tạo ra những bức ảnh đẹp nhất. Trẻ từ sơ sinh tới 1 tuổi là giai đoạn "dễ chịu" nhất, hoàn toàn nghe lời, tin tưởng vào cha mẹ và những người lớn xung quanh. Từ 2-3 tuổi là lứa tuổi tạo ra thách thức nhất đối với các nhiếp ảnh, 2 độ tuổi này được miêu tả rõ ràng qua cụm từ "Không kiểm soát  được". Tuy nhiên, từ 4-5 tuổi thì bé đã "người lớn" rồi, biết nghe lời và tạo dáng.





2. Tạo cầu nối giữa bạn và Bé:
Trẻ từ 2 tuổi trở lên đang dần tạo cho mình sự "độc lập", và hẳn là từ ưa thích của chúng trước các "dụ dỗ" của người lớn luôn là: KHÔNG!. Chúng tin rằng mình có thể tự quyết định và cần phải được đối xử "giống người lớn". Bởi vậy các bạn cần tìm được ranh giới phù hợp giữa người phụ tá và em bé. Trong mọi trường hợp, dù bé cố gắng tỏ ra độc lập từ khi biết đi thì vẫn luôn là "trẻ con" – chúng cần và mong có bố mẹ bên cạnh – hãy tạo niềm tin nhờ vào họ.




3. Lựa chọn chụp ảnh lúc bé vui chơi :
Trẻ em chưa thể nhận thức được tầm quan trọng của "chụp ảnh" và những ghi nhớ về lâu dài. Điều mà chúng luôn quan tâm trước mắt là "vui vẻ, chơi đùa". Nghệ thuật chụp ảnh cho trẻ là tạo ra bối cảnh chụp ảnh như một thế giới giải trí cho bé, kết hợp những vật dụng đẹp, bắt mắt để vừa hấp dẫn trẻ chơi, vừa tạo set up được cảnh nền chụp ảnh: 1 quả bóng, xe, đàn, nhạc, vợt cầu lông, búp bê…thậm chí là …1 con Gà. Không nên quá lạm dụng "dụ dỗ và điều khiển" bé bằng đồ ăn, uống bởi nó sẽ tạo ra những góc chụp vướng víu và vụng về với ít bột trên mép hoặc nước lênh láng trên áo…



4. Sẵn sàng để chụp ảnh bé mọi lúc:
Hãy nhớ là luôn chuẩn bị máy móc, dụng cụ và ngắm chụp: Khung hình, nét, bố cục, thời điểm…và tận dụng tối đa sự tập trung để có được những khoảnh khắc tuyệt vời của bé mà không bị lãng phí.


5. Lưu ý góc máy chụp ảnh cho bé:
Chụp ảnh ảnh cho trẻ luôn có những tấm hình bất ngờ, đáng yêu và không bao giờ lặp lại, đừng gò bó bối cảnh, ý tưởng, phòng chụp hay dã ngoại, tất cả phải luôn …thử nghiệm mới. Hạ góc máy ngang tầm với tầm mắt luôn được lưu ý trong mọi trường hợp chụp ảnh cho bé.Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay đổi góc chụp từ trên xuống hoặc dưới lên, hoặc xiên ngang hay...nấp sau bụi cây, đồ vật nào đó để tạo sự mới lạ, phá cách trong bức ảnh. Cận cảnh hay chụp toàn cảnh cũng làm thay đổi cảm xúc người xem khi nhìn vào một bức ảnh, một bức ảnh trẻ em sẽ rất hấp dẫn nếu chụp cận cảnh và lột tả được "cái thần" của các bé.


6. Luôn để bé vui vẻ, thoải mái khi chụp ảnh:
Đầu tiên là tập cho bé quen với việc "được chụp ảnh" bằng cách chụp ảnh cho bé theo chu kỳ (ngày, tuần...). Điều này giúp ích cho cả bạn và bé trong việc nâng cao chất lượng hình ảnh của bé và khám phá những "bí ẩn" trong chính thiên thần nhỏ đáng yêu của bạn. Hãy nhớ, trẻ em luôn luôn thích vui chơi và sợ bị gò bó, ép buộc. Mình vui vẻ, mọi người vui vẻ, trẻ vui vẻ…sẽ tạo nên những bức hình để mãi , dài lâu.

Có điều, trong 1 số ít trường hợp thì nước mắt hoặc ánh mắt buồn lại là một "điểm nhấn" không phai mờ…

20 Cách Chụp Hình Chân Dung

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 
Làm thế nào để bạn có bức chân dung khiến mọi người trầm trồ ngạc nhiên?
Tôi muốn nói về việc chụp hình chân dung không theo thói quen thường lệ, phá bố cục chụp hình. Mọi người thường nghĩ để có một bức chân dung đẹp cần phải áp dụng tất cả các quy tắc - nhưng khi tôi xem ảnh trên Flickr, thì các bức chân dung nổi bật nhất là từ những người phá vỡ tất cả các quy tắc thông thường (hoặc cũng có thể tác giả không hề biết đến bất kỳ một quy tắc nào khác)
Tôi muốn tìm 1 con đường để thoát ra khỏi khuôn khổ và chụp những tấm hình chân dung nổi bật bằng cách phá vỡ (hoặc ít nhất là uốn cong) các quy tắc và thêm một chút ngẫu nhiên vào ảnh chụp chân dung của bạn. Hy vọng những điều đơn giản sau đây sẽ giúp bạn có những tấm hình chân dung đẹp. Bạn có thể xem thêm: 21 kiểu tạo dáng căn bản cho mẫu nam trong nhiếp ảnh42 kiểu tạo dáng căn bản cho mẫu nữ trong nhiếp ảnh

1. Hãy thay đổi nhận thức của bạn
Hầu hết các bức chân dung được chụp ngang tầm mắt của đối tượng. Trong khi điều này là rất phổ biến - bạn có thể thay đổi góc chụp để có thể tạo ra một tấm chân dung lạ, nổi bật và thu hút tầm nhìn người xem.

Đưa máy lên cao và chụp từ phía trên của chủ đề, hoặc hạ thấp máy gần mặt đất nhất mà bạn có thể và chụp ngược lên. Dù bằng cách nào thì bạn cũng sẽ nhìn thấy chủ đề của bạn từ một góc độ khác thường để tạo thu hút cho người xem.

2. Để ý đến ánh mắt
Là điều quan trọng khi ánh mắt của mẫu có thể ảnh hưởng đến hình bạn chụp. Hầu hết các bức chân dung có chủ đề nhìn thẳng vào ống kính - như tạo ra một sợi dây vô hình kết nối giữa mẫu và những người xem ảnh. Nhưng có một vài góc độ khác để bạn có thể thử nghiệm:


A. Nhìn vào nơi khác - chủ đề của bạn tập trung sự chú ý vào một cái gì đó vô hình và bên ngoài ống kính của bạn. Điều này có thể tạo ra một cảm giác lạ và cũng tạo ra một chút tò mò trong lòng người xem, họ sẽ tự hỏi rằng không biết chủ đề đang nhìn vào cái gì khác. Cách chụp này đặc biệt được nhấn mạnh khi chủ đề thể hiện cảm xúc. Chỉ cần lưu ý rằng khi bạn có một chủ đề nhìn ra ngoài khung hình thì bạn cũng có thể làm cho ánh mắt của người xem giản đi sự tập trung vào câu chuyện chính mà bạn đang thể hiện trong ảnh của bạn - chủ đề. Đây là còn dao hai lưỡi, nhưng nếu bạn sử dụng hợp lý, sẽ tạo ra hiệu quả rất mạnh cho hình chân dung.

B. Nhìn ở trong khung - một cách khác là bạn có thể có chủ đề của bạn nhìn vào một cái gì đó (hoặc ai đó) trong khung hình. Một đứa trẻ nhìn vào một quả bóng, một người đàn ông nhìn vào con gái của mình, một người đàn ông đang nhìn một cách thèm khát vào một đĩa thức ăn.... Khi bạn cung cấp cho chủ đề của bạn một cái gì đó để nhìn vào bên trong khung ảnh, là bạn đã tạo ra một điểm thu hút thứ nhì và mối quan hệ giữa nó và chủ đề chính của bạn. Điều này cũng giúp bạn tạo ra "câu chuyện" trong hình của mình.

3. Phá vỡ các quy tắc
Có rất nhiều "quy tắc" khi nói đến bố cục và tôi thường có một mối quan hệ yêu-ghét với chúng. Quan niệm của tôi là trong khi quy tắc là hữu ích để biết và sử dụng, và bạn có thể dùng sự hiểu biết về các quy tắc để cố tình phá bố cục chụp hình - điều này có thể tạo ra những tấm hình rất ấn tượng.


Quy tắc "một phần ba" (Rule of Thirds) là một trong những quy tắc có thể có hiệu quả để phá bỏ chúng đi khi chụp hình - đặt chủ đề của bạn ngay trung tâm hình đôi khi có thể tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ - hoặc thậm chí đặt chủ đề của bạn ngay trên cạnh của hình cũng có thể tạo ra những hình ảnh thú vị.

Một "quy tắc" mà chúng ta thường nói về trong chụp ảnh chân dung là để chủ đề có chỗ thoáng chung quanh. Điều này thực sự là căn bản trong rất nhiều trường hợp - nhưng một lần nữa, đôi khi quy tắc được tạo ra là để loại bỏ chúng đi.
4. Thử nghiệm với ánh sáng
Một yếu tố ngẫu nhiên mà bạn có thể giới thiệu với bức chân dung của bạn là ánh sáng. Gần như không có giới hạn khi nói đến sử dụng ánh sáng trong chân dung. Người chụp chân dung đẹp hay không chỉ nhờ ánh sáng. Họa sĩ dùng màu để vẽ tranh, nhiếp ảnh gia dùng ánh sáng để chụp hình. Tôi vẫn thường nghe các bậc trưởng bối nói như vậy.


Ánh sáng nghiêng có thể tạo ra tâm trạng, và chụp bóng chủ đề của bạn (silhouette) để ẩn các chi tiết của họ có thể tạo ấn tượng rất mạnh.

Sử dụng các kỹ thuật như slow synch flash có thể tạo ra một tấm hình ấn tượng.

5. Mang chủ đề của bạn ra khỏi khu vực thoải mái của họ
Tôi đã trò chuyện với một nhiếp ảnh gia thời gian gần đây đã nói với tôi về một buổi chụp chân dung mà ông ta đã thực hiện với một doanh nhân tại nhà của ông. Họ sẽ lấy rất nhiều cận ảnh, ảnh chụp tại bàn làm việc, ảnh chụp đóng khung và nhiều hình ảnh theo kiểu "công ty" khác. Họ đã có tất cả các hình ảnh mà mọi người hay chụp - nhưng không có tấm hình nào thực sự nổi bật. Nhiếp ảnh gia và chủ đề đồng ý rằng có rất nhiều bức ảnh sử dụng được nhưng họ muốn tạo ra một cái gì đó "đặc biệt" và khác thường. Người nhiếp ảnh gia đề nghị người doanh nhân cố gắng thử nghiệm một số bức ảnh "nhảy". Ông ấy có một chút do dự lúc đầu tiên nhưng cuối cùng đã mặc bộ đồ và cà vạt và bắt đầu nhảy!

Các bức ảnh đã được ghi nhận tuyệt vời, tuy có chút lạ và khá buồn cười. Trong khi điều này có thể tạo ra chút "ngớ ngẩn", những bức ảnh cuối cùng được đăng trong một tạp chí về chủ đề này.

6. Chụp...lén
Đôi khi đặt ra bức ảnh có thể giống như...được xếp đặt trước. Một số người không nhìn tự nhiên trong một môi trường được xếp đặt trước và chuyển sang một cách chụp khác, chụp...lén. Chụp ảnh chủ đề của bạn trong công việc, với gia đình hoặc làm điều gì đó mà họ yêu thích. Điều này sẽ khiến chủ đề của bạn thoải mái hơn và bạn có thể sẽ chụp được một số bức ảnh đặc biệt khi chủ đề rất tự nhiên đối với tình huống mà họ đang ở trong đó. Bạn thậm chí có thể dùng một ống kính dài hơn để có thể chụp từ xa mà chủ đề của bạn không bị ảnh hưởng.

Tôi thấy rằng điều này đặc biệt hiệu quả khi chụp ảnh trẻ em.

7. Tạo một điểm nhấn
Thêm một điểm nhấn vào bức ảnh của bạn có thể tạo thêm sự thích thú và làm cho hình của bạn đẹp hơn.

Bạn có thể có nguy cơ tạo ra một tấm hình chia trí quá nhiều từ chủ đề chính của bạn, nhưng bạn cũng có thể thực sự thêm một ý nghĩa hoặc câu chuyện và tạo ra một hướng đi mới, tạo thêm chiều sâu cho hình mà đúng lý ra là không có nếu bạn không thêm điểm nhấn vào hình.

8. Chụp cận vào một phần cơ thể
Dùng một ống kính với tiêu cự dài gắn liền với máy ảnh của bạn - để bạn có thể chỉ cần chụp ảnh là một phần của chủ đề của bạn. Chụp ảnh của một bàn tay, mắt, miệng hoặc thậm chí chỉ phần dưới cơ thể của họ ... có thể khiến trí tưởng tượng của người xem vào hình mạnh hơn rất nhiều.

Đôi khi những gì không hiện hữu trong hình nói nhiều hơn là những gì được chụp.

9. Chụp một phần chủ thể của bạn
Một biến thể của ý tưởng phóng to trên một phần của cơ thể là đến các bộ phận che khuất, như khuôn mặt của chủ đề thay cho chân dung hoặc toàn thân. Bạn có thể làm điều này với quần áo, đồ vật, bàn tay của họ hoặc chỉ bằng cách đóng khung một phần trong chân dung của họ.

Điều này có nghĩa rằng bạn giảm lại trí tưởng tượng của người xem trên hình, và còn tập trung sự chú ý của họ vào một phần của chủ đề mà bạn muốn họ được tập trung vào.

10. Hãy chụp một chuỗi hình
Chuyển máy ảnh của bạn sang "burst" hoặc "continuous shooting" và chụp liên tục nhiều tấm trong một khoảnh khắc. Để làm được điều này, bạn đã tạo ra một loạt các hình ảnh có thể được trình bày cùng nhau thay vì chỉ một hình ảnh. Kỹ thuật này có thể làm việc rất tốt khi bạn đang chụp ảnh trẻ em - hoặc bất kỳ chủ thể nào thay đổi vị trí liên tục.


11. Đóng khung chủ đề của bạn
Đóng khung là một kỹ thuật bạn dùng để nhấn mạnh một yếu tố của hình bằng cách đóng khung nó với một yếu tố khác của hình. Đóng khung tạo chiều sâu cho hình và thu hút mắt người xem đến một điểm chính trong hình.

Bạn có thể làm điều đó bằng cách đặt chủ đề của bạn trong một cửa sổ hoặc cửa ra vào, để họ nhìn qua một khoảng cách nhỏ, hoặc thậm chí sử dụng bàn tay xung quanh khuôn mặt của họ.

12. Chụp với một ống kính rộng
Chụp với ống kính góc rộng gắn liền với máy ảnh của bạn có thể giúp tạo ra một số bức ảnh đáng nhớ khi bạn đang chụp ảnh chân dung.

Ở độ dài tiêu cự rất rộng, bạn có thể tạo ra một số biến dạng tuyệt vời. Nó có thể không phải là cách bạn có thể dùng để chụp cho vợ hoặc bạn gái của bạn (trừ khi cô ấy đang ở trong một tâm trạng vui tươi) nhưng sử dụng các độ dài tiêu cự sẽ phóng to các phần của khuôn mặt hoặc cơ thể có trên các cạnh của khung hình nhiều hơn những gì đang ở trong trung tâm.
Nó cũng có thể cung cấp cho một tác động rộng mở khi đối tượng của bạn là trong một khung cảnh ấn tượng.

13. Thử nghiệm với những hậu cảnh khác nhau
Người trong bức chân dung của bạn là điểm chính cần quan tâm - tuy nhiên đôi khi bạn đặt chúng vào bối cảnh khác nhau với các hậu cảnh khác nhau, bạn có thể thay đổi đáng kể tâm trạng trong một tấm hình.

Đôi khi bạn muốn hậu cảnh của bạn được trở nên đơn giản nhất mà bạn có thể.

Trong khi thời điểm khác một hậu cảnh mạnh mẽ hoặc nhiều màu sắc có thể giúp chủ đề của bạn thực sự nổi bật. Điều quan trọng là sự thử nghiệm.

14. Thay đổi các định dạng của đóng khung
Nhiều nhiếp ảnh gia gặp khó khăn khi chụp hoặc trong chức năng "landscape" (khi máy ảnh được đặt theo chiều ngang) hoặc "portrait" (khi máy ảnh được đặt theo chiều dọc). Nhìn lại qua hình ảnh của bạn và xem chức năng nào bạn hay sử dụng nhiều nhất.

Chỉ vì một khung thẳng đứng được gọi là "portrait", không có nghĩa là bạn luôn cần phải sử dụng nó khi chụp chân dung. Thay đổi cách đóng khung của bạn trong mỗi tấm hình mà bạn chụp và bạn sẽ có thêm nhiều sự thể hiện khác nhau trong ảnh của bạn.

15. Giữ máy ảnh của bạn trên một góc
Những khung ngang và dọc không phải là lựa chọn duy nhất khi nói đến chụp chân dung. Trong khi tấm hình của bạn thẳng theo chiều ngang hoặc dọc có thể là quan trọng, trong khi giữ máy ảnh của bạn trên một đường chéo góc cũng có thể thêm một chút vui vẻ vào hình ảnh của bạn. Đây là loại khung có thể thêm một cảm giác thú vị và năng lượng vào bức ảnh của bạn.

16. Hãy chụp ảnh mờ
Thường thì các nhiếp ảnh gia cần chụp hình có "sắc nét", và đó như là một mục tiêu cuối cùng để đạt được tấm hình đẹp nhất - nhưng đôi khi sự mờ ảo có thể tạo ra bức ảnh với cảm xúc thực sự, với tâm trạng và sự quan tâm.

Có hai cách chính cho việc chụp hình mờ một cách hiệu quả:

1. Lấy nét vào một yếu tố phụ của hình ảnh và làm cho chủ đề chính của bạn bị mờ. Để làm điều này bạn hãy sử dụng một khẩu độ lớn (mở rộng) để tạo ra độ sâu trường ảnh cạn và lấy nét vào một cái gì đó ở phía trước hoặc phía sau chủ đề của bạn.


2 . Chụp toàn thể hình của bạn bị mờ. Để làm điều này, một lần nữa bạn hãy chọn một khẩu độ rộng nhưng lấy nét ở phía trước hoặc phía sau bất kỳ vật thể nào trong hình ảnh của bạn (bạn sẽ cần phải chuyển sang lấy nét bằng tay để đạt được điều này).
Các loại ảnh này có thể được vô cùng thơ mộng và huyền bí.

17. Mang sự chuyển động vào hình
Chân dung có thể được chụp rõ nét - nhưng nếu bạn thêm một sự chuyển động vào trong hình? Điều này có thể đạt được trong một số cách:
- Bằng cách di chuyển chủ đề của bạn
- Bằng cách giữ cho chủ đề của bạn rõ nét, nhưng có một yếu tố trong hình di chuyển
- Bằng cách di chuyển máy ảnh của bạn (hoặc ống kính để đạt được sự chuyển động)


Cố lõi của ba phương pháp trên là sử dụng tốc độ màn trập chậm đủ để nắm bắt sự chuyển động. Cách khác là làm chủ đề của bạn di chuyển nhanh nhưng sử dụng tốc độ màn trập nhanh đến nỗi nó có thể bắt đứng sự di chuyển của chính thể.

18. Thử nghiệm với cảm xúc
Trong một số bức chân dung, những biểu hiện trên khuôn mặt của chủ đề của bạn là cách làm cho hình ảnh nổi bật và thu hút.

Hãy làm chủ đề của bạn thể hiện những tâm trạng và cảm xúc khác nhau nhau trong hình ảnh của bạn. Hãy thử nghiệm với những cảm xúc cực đoan.

Nhưng cũng có thể chụp những cảm xúc ảm đạm hoặc nghiêm nghị hơn.

19. Chụp thật gần và crop thật gọn
Một cách để đảm bảo rằng chủ đề của bạn nắm bắt được sự chú ý của người xem là tập trung vào khuôn mặt của họ trong toàn khung hình.

Đó không phải là một cái gì đó mà bạn muốn làm trong mỗi hình mà bạn có - nhưng nếu chủ đề của bạn thể hiện trong toàn khung hình, thì người xem không còn nơi nào để nhìn ngoài khung ảnh mà bạn chụp.

20. Tìm một chủ đề thú vị
Tôi có một người bạn thường xuyên đi ra ngoài trên đường phố xung quanh Melbourne tìm kiếm những người thú vị để chụp ảnh. Khi anh ta tìm thấy một ai đó thú vị thì anh ta tiếp cận họ, hỏi họ muốn làm dáng cho anh ta chụp hình hay không, anh ta sẽ nhanh chóng tìm một hậu cảnh thích hợp và sau đó chụp một loạt hình thật nhanh (dĩ nhiên là với sự cho phép của chủ đề).

Kết quả là anh ta có bộ sưu tập tuyệt vời nhất về hình ảnh của người dân ở mọi lứa tuổi, sắc tộc và văn hóa.
Trong khi nhiều người trong chúng ta dành phần lớn thời gian để chụp ảnh những người thân yêu của mình - có lẽ bạn cũng nên thử nghiệm cái thú vui chụp hình người lạ trong một thời gian?
A Post By: Darren Rowse
Trích dịch từ: http://digital-photography-school.com/

Chụp Ảnh Tài Liệu - Sáu Lời khuyên để tạo một huyền thoại

documenting-dps-02.jpg
Tất cả chúng ta đã trải qua thời gian trong cuộc sống, nơi mà mình sẽ mất đi những người thân theo năm tháng. Là một nhiếp ảnh gia hay chụp chân dung, tôi thường nhận được những cuộc gọi khẩn cấp để chụp ảnh gia đình cho những người bệnh nặng, hoặc những gia đình vừa mất người thân.
Tại sao chúng ta phải đợi cho đến khi quá muộn, hoặc gần như quá muộn để ghi nhận hình ảnh về cuộc sống của những người quan trọng nhất với chúng ta?
Cũng như các nhiếp ảnh gia (và trước khi bạn cho rằng bạn không phải là "chuyên nghiệp" hoặc bạn không phải là một nhiếp ảnh gia, tôi chỉ muốn nói với bạn rằng bạn đang là một nhiếp ảnh gia! Nếu bạn có chụp hình, thì bạn đã là một nhiếp ảnh gia, và điều này áp dụng cho bạn!) đây gần như là nhiệm vụ của bạn để ghi lại cuộc sống và thời gian của những người gần gũi nhất với bạn, gia đình và bạn bè. Tôi không chỉ nói về tiệc sinh nhật và đám cưới, tuy cả hai đều quan trọng, nhưng còn cuộc sống hàng ngày thì sao?
Cuối mùa Thu/Đông chồng tôi và tôi bị mất hai con mèo ở độ tuổi 18 và 19. Chúng đã sống với chồng tôi 18 năm, và sống với tôi trong 5 năm. Điều đó đã tác động rất mạnh, và tôi đã viết thế này:
"Hãy làm điều quan trọng, chụp hình những người thân yêu" . Tôi thề sẽ đi và chụp ảnh bà tôi hiện là 92. Cuối cùng tôi đã làm điều đó và tôi có một số lời khuyêncho bạn làm thế nào để đi và chụp ảnh, và tạo một tập tài liệu về cuộc sống của những người thân của bạn, dẫu trẻ hay già .
Vì vậy, bài viết này đi kèm với cả lời khuyên và sự thách đố, để bạn có thể đi chụp hình như vậy.
1. Ảnh tài liệu có nghĩa là khi hình chụp xảy ra một cách tự nhiên, trong môi trường của họ .
2 . Nắm bắt bản chất của một người nào đó, tính cách thực sự của họ
3 . Nhớ để nắm bắt những thông tin chi tiết và cảnh vật chung quanh
4 . Nghĩ về một bức tranh lớn, chụp ảnh cho hình nền hoặc một cuốn sách ảnh, hoặc album
5 . Không phải tất cả hình ảnh cần hiển thị khuôn mặt của họ. Chụp từ phía sau, bàn tay, và cơ thể là quan trọng.
6 . Tạo ra một câu chuyện với những hình ảnh, để lại một huyền thoại cho thế hệ sau.

documenting-dps-05.jpg
Thật không may Bác Ward bây giờ đã ra đi, nhưng di sản của ông sống trong những hình ảnh này, bây giờ thực sự quý giá với gia đình. Mọi người chắc chắn đã thích cà phê hòa tan. Ông ấy thậm chí còn múc một thìa đầy cà phê và ăn nó!
1. Hình tài liệu có nghĩa là nó xảy ra một cách tự nhiên không sắp đặt
Nhiếp ảnh tài liệu thường dùng để chỉ một hình thức phổ biến của nhiếp ảnh sử dụng để ghi lại sự kiện quan trọng và lịch sử. Nó thường được bao phủ trong báo ảnh chuyên nghiệp, hoặc phóng sự thực tế cuộc sống, nhưng nó cũng có thể là một sự theo đuổi nghiệp dư, nghệ thuật, hoặc học tập. Các nhiếp ảnh gia cố gắng để chụp hình trung thực không chỉnh sửa, khách quan, và thường nói thẳng về một vấn đề cụ thể, thường xuyên nhất là hình ảnh của một người nào đó.

Bạn hãy hòa nhập vào đời sống thường nhật của họ. Có kế hoạch dành một vài giờ trò chuyện với người đó, hãy lắng nghe câu chuyện của họ, nắm bắt những gì đến tự nhiên và những gì đang xảy ra. Không tạo ra một cái gì đó không phải là một phần của con người họ, chỉ cần có mặt ở đó để ghi nhận những khoảnh khắc trong thời gian đó sẽ có ý nghĩa là rất nhiều sau này.
documenting-dps-13.jpg
Một buổi chiều "buồn" với tất cả các bức ảnh gia đình mà bà ấy treo trên các bức tường.
documenting-dps-01.jpg
Neil sẽ đi cho gia súc ăn.
2. Nắm bắt bản chất thật sự của họ
Đây không phải là quá xa từ mục #1, nhưng chúng ta sẽ nhìn một cách sâu hơn. Chỉ là trong nhà của họ, sử dụng môi trường chung quanh không đảm bảo bạn sẽ chiếm được trái tim và linh hồn của họ. Nếu đó là một người nào đó gần gũi với bạn, như trong hình là bà ngoại của tôi, bạn muốn chụp những gì về họ? Phần của tính cách nào của họ bạn muốn thể hiện trong các bức ảnh: trí tuệ, sự dịu dàng, thông minh, chăm sóc, một cảm giác thú vị , hoặc tất cả những điều trên? Có một cái gì đó về họ mà làm cho họ trở nên là một người duy nhất, làm thế nào bạn thể hiện trong hình ảnh của bạn?

documenting-dps-14.jpg
Đối với bà ngoại của tôi, bà ấy là một người của xã hội, rất giỏi về giao tiếp, vì vậy tôi chụp ảnh của ngoại với một số bạn bè khác lúc đang chơi bài (bạn có thể xem hình phía trên). Bác của chồng tôi là nông dân và người kể chuyện xưa rất hay. Chúng tôi đã cùng xem những album ảnh gia đình cũ từ những năm 1940 và lắng nghe bác ấy nói chuyện trong nhiều giờ. Bác ấy như trẻ lại như khi đang kể lại câu chuyện về những ngày còn trẻ, và khi họ đã mua được một cái TV "một vài năm về trước", sau đó chúng tôi biết được là khoảng 1975!
documenting-dps-06.jpg
Chúng tôi phát hiện ra bà ngoại của chồng tôi là một nhiếp ảnh gia trong thập niên 20's và cô đã có một số album và hình ảnh thực sự tuyệt vời!
documenting-dps-17.jpg
Chìa khóa ở đây là để có được cảm xúc. Tôi không muốn nhìn thấy một bức chân dung studio, hoặc thậm chí là một bức chân dung với ánh sáng cửa sổ cho loại dự án này, tôi muốn hình hình thật việc thật với cảm xúc trong đó.
3. Nhớ ghi nhận những chi tiết
Khi chụp ảnh một người với mục đích tài liệu, chắc chắn rằng bạn suy nghĩ về ba điểm: tổng thể, tầm trung và cận cảnh cho chi tiết. Điều đó có nghĩa là bạn đừng quên để chụp hình thật gần về một điều gì đó, chứ không chỉ chụp toàn bộ khuôn mặt hoặc toàn thân trong mỗi hình. Các chi tiết như cách họ cầm muỗng khi khuấy trà (thế nên chụp đôi bàn tay hoặc thậm chí có thể chỉ là tách trà) có thể tạo điểm nhấn rất mạnh.

documenting-dps-10.jpg
Trà và bánh tại Grammy's. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ Bà đã cho chúng tôi ăn. "Con có muốn một cái bánh không? "
documenting-dps-15.jpg
Bà thích chơi Bingo
documenting-dps-04.jpg
Ấm trà tại nhà Bác.
4. Hãy suy nghĩ về một bức tranh lớn
Những thứ xung quanh trong cuộc sống hàng ngày của họ tạo thành chất liệu cho hình, vì vậy hãy nhớ chụp một số đồ vật họ hay sử dụng. Nếu họ sống trong một ngôi nhà thì bạn hãy nhớ chụp phía bên ngoài, một góc vườn, và thậm chí là cận cảnh của một bức tường, bạn có thể sử dụng sau này như một hậu cảnh cho hình của bạn. Cô ấy có một chiếc váy yêu thích, một trong những vật mà bạn luôn luôn nghĩ về Cô ấy khi bạn thấy nó? - nếu thế hãy chụp ảnh nó, hoặc ít nhất là một phần nào đó của chiếc váy. Nếu ông ấy là một nghệ nhân, bằng mọi cách bạn hãy chụp ảnh các công cụ của ông ấy.

documenting-dps-19.jpg
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bà tôi là gia đình. Trong phòng khách nhỏ của mình, những bức tường treo đầy hình ảnh gia đình. Đám cưới, lễ tốt nghiệp, cháu lớn mới, và thậm chí cả vật nuôi đều có. Trên mỗi kệ và bề mặt ngang đều có hình ảnh trên đó. Bạn có thể cho rằng tôi chụp những hình đó (mặc dù tôi đã chụp và làm những hình ảnh trong những năm qua, nhìn thấy tất cả chúng trong một nơi là một câu chuyện kể cho bất cứ ai bước vào phòng, và bạn ngay lập tức có thể biết tất cả những gì về bà. Bà còn thu thập những thiên thần và luôn luôn có một thiên thần gắn trên áo khoác. Bà tôi có hàng trăm thiên thần trong ngôi nhà của mình và để ở khắp mọi nơi.
documenting-dps-18.jpg
Riêng bác tôi thì tất cả là những gì của đời sống, là những gì bác ấy nuôi trồng và vật nuôi của bác. Vì vậy, tôi có rất nhiều hình ảnh của các nhà kho, các tòa nhà trang trại, máy móc cũ. Chụp tất cả những vật thể đó bạn không cần sự trợ giúp của họ, hãy để cho họ sống và làm việc thường ngày của họ trong khi bạn chỉ cần ghi nhận lại và chụp thêm những hình hậu cảnh. Hãy suy nghĩ về làm thế nào để những hình ảnh đó có thể thực hiện một album ảnh hoặc thậm chí là một cuốn sách kỹ thuật số.
documenting-dps-07.jpg
Ngôi nhà trong trang trại của Cooper.
5. Không phải tất cả hình chụp cần phải thể hiện khuôn mặt
Để có được và thể hiện các chi tiết, bạn hãy suy nghĩ thật thoáng. Không phải tất cả hình ảnh cần phải thể hiện khuôn mặt hoặc thậm chí những bàn tay. Bàn chân thì sao? Sử dụng một màn trập chậm hơn để thêm một số chuyển động vào hình. Chụp một hình nào đó khác với bình thường. Hãy suy nghĩ về làm thế nào để thể hiện tính cách, và cuộc sống của họ mà không hiển thị khuôn mặt của họ.

documenting-dps-16.jpg
Với đứa cháu út, nói lên nét trẻ và già.
documenting-dps-03.jpg
Bác Ward bây giờ đã ra đi, nhưng Bác vẫn sống trong những hình ảnh này, bây giờ thực sự quý giá với gia đình.
6. Tạo ra một câu chuyện với hình ảnh
Tất cả các điểm khác trong bài viết này dẫn trực tiếp vào điểm chính của hình: hãy kể một câu chuyện. Bằng cách làm theo tất cả những lời khuyên trên, bạn có khá nhiều thông tin để tạo ra hình ảnh để kể chuyện về đời sống của một người nào đó, điều duy nhất tôi sẽ thêm ở đây là hãy làm điều đó một cách có ý thức. Bạn biết rằng mình đang tạo ra một câu chuyện. Ý định chính là một điều thúc đẩy mạnh mẽ. Khi bạn xuất hiện có kế hoạch để tạo ra một câu chuyện, tiềm thức của bạn sẽ tự nhiên đi vào hoạt động.

documenting-dps-12.jpg
documenting-dps-08.jpg
documenting-dps-09.jpg
Một điều khác mà bạn có thể làm, là hãy nhìn vào những câu chuyện hình ảnh của những người khác, đặc biệt là một một số trong những nhiếp ảnh gia vĩ đại, bậc thầy của hình phóng sự, W. Eugene Smith bật ra trong tâm trí của tôi, bạn hãy xem một số câu chuyện của ông ấy chụp cho tạp chí LIFE. Bất cứ hình nào chụp bởi Cartier-Bresson đếu có những thời điểm quyết định. Hoặc một số nhiếp ảnh gia khác tôi yêu thích như Dorothea Lange, Margaret Bourke-White và Walkers Evans, tất cả những người ghi chép cuộc Đại suy thoái bằng hình ảnh của họ. Tìm hiểu những gì thu hút bạn trong hình ảnh của họ. Họ đã làm thế nào để chụp cảnh và thể hiện chi tiết? Hãy học hỏi từ các bậc thầy.
Kế hoạch cho bạn
Hay đi chụp ảnh một người nào đó quan trọng với bạn, ông bà, cha mẹ, cậu dì, hoặc bất kỳ người nào thân thiết với bạn. Đó là bước đầu tiên! sau đó hãy làm một cái gì đó với những hình ảnh bạn chụp để tạo ra một câu chuyện của gia đình. In ra một cuốn sách là lý tưởng vì bạn có thể làm bản sao cho cả gia đình.

Bạn có thể xem toàn bộ cuốn sách kỹ thuật số mà tôi chụp cho Bác của tôi, và cách mà tôi xếp đặt cho hình của mình. Blurb.com là một nơi in sách chất lượng cao mà không tốn nhiều tiền cho bạn.
A Post By: Darlene Hildebrandt
Bài viết được trích dịch từ http://digital-photography-school.com/


Kỹ thuật chụp và làm hình HDR (High Dynamic Range)


Hôm nay tôi viết về một đề tài thường gây nhiều tranh cãi giữa các nhiếp ảnh gia, một số người cho rằng không cần chụp HDR (dải tương phản động mở rộng), chỉ cần dùng kính lọc, hoặc chỉ chụp một tấm rồi sử dụng tone mapping để tạo ra 3 tấm với sáng tối khác nhau, rồi dùng Photoshop để tạo thành một tấm hình HDR. Tất cả những tranh cãi của mọi người đều có lý, nhưng không hẳn là chính xác trong mọi trường hợp. Sau khi đọc bài viết này hy vọng bạn sẽ có cái nhìn khác hơn về HDR. Với tôi, thì HDR thật sự cần thiết khi bạn chụp những nơi mà có những tầng ánh sáng cách biệt nhau quá nhiều, một máy ảnh trong thời gian hiện tại không thể chụp được hết tất cả các tầng ánh sáng. Đó là lý do vì sao các máy ảnh đắt tiền thường có chức năng chụp BKT (bracketing), càng đắt tiền thì bạn càng có thể chụp được nhiều tấm (cao nhất là 9 tấm). Các kỹ sư của Nikon, Canon, đã không phải là dại dột khi chế tạo máy với chức năng chụp HDR, đây là chức năng khiến cho nhiều người phải bỏ thêm tiền vào để mua những máy ảnh chuyên nghiệp (sau khi bạn đọc bài viết này, bạn sẽ không cần bỏ nhiều tiền để mua những máy ảnh chuyên nghiệp, vì bạn có thể chụp HDR trên hầu hết tất cả các loại máy). Tôi sẽ nói trong bài viết về cách chụp HDR, cách làm hình hậu kỳ với Photoshop, và tôi sẽ kèm thêm những tập tin jpeg cho bạn thực tập. Tôi sẽ viết thật đơn giản, và khi bạn đã thuần thục với những bài tập nhỏ trong bài viết này, bạn sẽ có thể tự học thêm những cách làm phức tạp, hiệu quả, và đẹp hơn.
Vì sao bạn cần phải chụp nhiều tấm hình để chiếm chỗ thật nhiều trong đĩa cứng của bạn? xin thưa là có những nơi bạn chụp, chẳng hạn chụp ngược nắng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, máy ảnh không thể ghi nhận tất cả các tầng ánh sáng, thì kỹ thuật chụp HDR là điều rất nên thử nghiệm. Chụp để khắc phục sự khác biệt về sáng tối, chứ không phải để lạm dụng kỹ thuật này. Dẫu bạn chụp BKT, khi làm hình nếu có thể giữ tông màu tự nhiên, sẽ là hợp lý nhất. Tôi thấy có nhiều người làm tông màu HDR rất nổi bật, dẫu chụp 1 tấm họ vẫn làm tone mapping để tạo thành hình "HDR", thì thật sự kỹ thuật này đã bị lạm dụng. Nếu bạn chỉ chụp xuôi nắng, thì chụp HDR có thể không cần dùng đến. Nhưng bạn cũng nên nhớ, chụp xuôi nắng rất dễ, hình rõ đều, nhưng không đẹp bằng chụp...ngược nắng. Cái gì khó chụp thì thường đẹp hơn, hiếm và quý hơn. Hình chụp xuôi nắng thường là hình gia đình, lưu niệm; hình chụp ngược nắng thường là hình nghệ thuật. Có những lúc mà chiều sâu của trường ảnh rất quan trọng, và những lúc đó thì bạn không nên làm hình HDR, chỗ tối chỗ sáng sẽ làm cho hình đẹp hơn. Hình HDR tuy có tông màu rất mạnh mẽ (hoặc tự nhiên theo ý bạn), nhưng nó sẽ làm cho tấm ảnh thiếu chiều sâu. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách vẫn chụp HDR, nhưng lúc làm hình vẫn tạo chỗ sáng chỗ tối (mà vẫn còn chi tiết) để tạo nét tự nhiên cho hình. Bạn làm sao mà người xem nhìn hình không biết bạn chụp HDR, là đạt yêu cầu. Tuy vậy, với những người có kinh nghiệm, họ nhìn bạn chụp ngược nắng mà vẫn đủ chi tiết, thì họ biết bạn đã chụp với kính lọc, hoặc chụp HDR.
Một số người chụp một tấm, dùng tập tin Raw để tạo ra 3 tấm khác: một tấm trung bình, một tấm thiếu sáng, và một tấm dư sáng, rồi dùng Photoshop ghép chúng lại với nhau, rồi bảo rằng không cần chụp HDR, chỉ cần chụp 1 tấm là đủ. Thật sự đó là một điều nhầm lẫn, vì chụp 1 tấm, máy chỉ ghi nhận thông tin khoảng 5 đến 9 tầng ánh sáng, bạn có tạo ra hằng trăm tấm thêm với độ phơi sáng khác nhau, thì chỗ tối cũng đã rất tối, chỗ sáng thì không còn chi tiết, bạn không thể lấy lại được chi tiết ngoài 5-9 tầng ánh sáng mà máy đã ghi nhận. Mắt người có khả năng ghi nhận 24 tầng ánh sáng, chụp HDR trong một góc nhìn khác là thể hiện lại bức tranh bạn nhìn thấy bằng đôi mắt của mình! Máy Nikon D800 nổi tiếng là có thể ghi nhận nhiều tầng ánh sáng, tương đương với 14.4 f-stop, tôi dùng Nikon D800, nhưng tôi vẫn phải sử dụng chức năng chụp BKT của máy rất thường xuyên, vì tôi thường chụp ngược sáng. Nếu sự tương phản không nhiều thì bạn có thể làm hình HDR từ một tập tin Raw. Nhưng HDR đã có nghĩa là dải tương phản động mở rộng, nếu hình bạn chụp với dải tương phản hẹp, thì đâu cần phải làm thêm HDR cho tốn thời gian! Dẫu rằng chỉ cần chụp 3 tấm, mỗi tấm cách biệt nhau 2 f-stop (tôi gọi nôm na là 2 tầng ánh sáng, EV 0 cho tấm đầu, EV -2 cho tấm thứ nhì, và EV +2 cho tấm thứ ba), thì khi làm hình đã khác hơn là chụp 1 tấm rất nhiều. Nếu bạn không tin lời tôi, bạn có thể chụp ngược nắng vào mặt trời bình minh hoặc hoàng hôn, thì bạn sẽ thấy trong hình nhiều nơi rất sáng, và nhiều nơi khác rất tối mất chi tiết, bạn có thử làm tone mapping bao nhiêu tấm đi chăng nữa, thì hình vẫn không thể có chi tiết. Bạn sẽ thấy chụp HDR là điều nên làm trong trường hợp này để có thể giữ được chi tiết cho những vùng sáng tối cách biệt nhau nhiều.
Có những người dùng kính lọc, để che lại phần sáng và quân bình phần tối, chụp 1 tấm ra hình; nhưng cách này khó hơn, đòi hỏi bạn phải tốn rất nhiều tiền cho kính lọc, và hình sẽ bị giảm chất lượng đi đôi phần. Nhưng kính lọc không phải lúc nào cũng có thể sử dụng được, chỉ những chỗ có chân trời cách biệt rõ ràng như lúc bạn chụp biển, không có chính thể nằm giữa đường chân trời, thì mới có hiệu quả. Chụp BKT sẽ tiết kiệm hơn, hình có chất lượng cao hơn, và..nhanh hơn. Bạn chỉ có một chút phiền toái khi làm hình hậu kỳ, nhưng không có nghĩa là khó khăn. Dẫu bạn có chụp 1 tấm, bạn vẫn phải cần làm hình hậu kỳ. Để có được hiệu ứng HDR tốt nhất, bạn nên chụp nhiều tấm rồi phối lại với nhau. Tôi không đả kích những người chống đối chụp HDR, tôi chỉ viết bài viết này cho những ai thích chụp và tìm hiểu thêm về HDR! Thế nên, nếu bạn không thích chụp HDR, mà chỉ thích tone map một tấm hình, thì bạn có thể ngừng lại ở đây.
Chụp HDR hiệu quả nhất là khi bạn chụp thẳng vào mặt trời với độ sáng tối cách biệt nhau quá nhiều, hoặc chụp những công trình kiến trúc, hoặc những vật thể nhân tạo. HDR sẽ mang lại cho bạn những tấm hình rõ nét và nhiều chi tiết. Bạn hãy nhớ, mục đích chính của hình HDR là để ghi nhận nhiều tầng ánh sáng hơn, chứ không phải chỉ dùng để tạo ra những tấm hình có màu sắc mạnh mẽ, và có hơi kỳ lạ (tùy thuộc vào nơi bạn chụp, vật thể bạn chụp, để chọn lựa cách làm hình tự nhiên hoặc mạnh màu sắc). Thế nên, hình càng có màu sắc tự nhiên, càng đẹp. Bạn hãy làm hình HDR theo trí nhớ của bạn về màu sắc và sáng tối, càng gần với trí nhớ thì sẽ càng tốt. Nếu làm như vậy, thì bạn mới không lạm dụng kỹ thuật này. Muốn chụp hình HDR đẹp, bạn cũng nên biết thêm về bố cục của một tấm hình, bạn có thể đọc thêm "Những bước đầu tiên đi vào nhiếp ảnh".
Viết về kỹ thuật chụp HDR, có những người viết cả một cuốn sách dầy để bán, tôi viết ở đây với thông tin giản lược, để bạn có thể bắt đầu chụp và làm hình HDR, và đơn giản chỉ có vậy. Dù bạn có thích chụp HDR hay không, nhưng bạn nên chuẩn bị tinh thần để chụp HDR trong những tình huống ánh sáng khó khăn, khi về nhà bạn có thể tùy ý lựa chọn là làm hình HDR, hay chỉ dùng 1 tấm. Tùy theo cảm tính của bạn, nhưng nếu bạn không dùng nó, sẽ có khi bạn sẽ cảm thấy tiếc khi chụp một cảnh đẹp mà về nhà 1 tấm hình quá thiếu hay dư sáng. Tôi viết bài viết này cho các bạn đã biết sử dụng những chức năng của máy, như Auto, P, S, A, M (và của Canon: Auto, P, Tv, Av, M), và biết chút ít về Photoshop.
Hiểu và cảm nhận về ánh sáng tại nơi bạn chụp, để bạn biết mình nên chụp ở góc độ nào, và có nên chụp HDR hay không. Khi mà bạn thấy bóng chiếu có sự tương phản rất mạnh (dẫu là chụp xuôi nắng), là lúc bạn biết mình nên chụp HDR. Hãy đi vòng quanh vật thể bạn muốn chụp, hoặc di chuyển những chỗ khác nhau khi chụp kiến trúc hoặc phong cảnh, để tìm góc ảnh hợp lý và đẹp nhất cho bạn. Sự di chuyển này là rất quan trọng để bạn tìm được những góc chụp khác với người khác. Cùng một nơi đến, nhưng hình bạn vẫn khác hình người ta. Bạn nãy thử chụp HDR cả những nơi mà bạn nghĩ rằng bạn không cần dùng kỹ thuật này, những nơi mà có sự tương phản cao. Bạn hãy sử dụng kỹ thuật này khi cần thiết, và không dùng nó khi bạn không cần, điều đó sẽ khiến bạn trở thành một nhiếp ảnh gia kinh nghiệm. Thí dụ khi bạn đi chụp hình ở Lower và Upper Antelope Canyon, bạn biết rằng bạn phải sử dụng HDR cho hầu hết tất cả góc ảnh bạn chụp, vì sự tương phản giữa sáng và tối ở những nơi này rất cao. Ngược lại, khi bạn đi chụp ở Horseshoe Bend (gần thành phố Page, Arizona), thì kỹ thuật HDR có giúp bạn đôi phần khi bạn đi sai thời điểm (chụp hoàng hôn thì vẫn phải dùng HDR, vì nơi này sẽ bị ngược nắng), và có bóng chiếu quá mạnh, nhưng nếu bạn không dùng kỹ thuật này thì hình của bạn sẽ đẹp hơn, bằng cách chọn đúng thời điểm khi Horseshoe Bend không có...bóng chiếu, chẳng hạn nắng mai, hoặc mặt trời có mây che (overcast).
Bạn hãy nhớ, nhiếp ảnh là...nhiếp ảnh, bạn có thể dùng bất kỳ cách gì để ghi nhận lại ánh sáng trên hình của bạn, bạn dùng kính lọc, hoặc chụp HDR, hoặc chụp hồng ngoại, hoặc không dùng gì cả, đều chỉ cùng một mục đích. Tôi cho rằng tất cả những hình thức ghi nhận hình ảnh đều là nhiếp ảnh, và tôi chọn cách chụp cho riêng mình với những dụng cụ tôi có, và sự tiện lợi nhất mà tôi có thể.
1. Cách chụp HDR:
a. Điều đầu tiên bạn cần là chân máy (tripod), và dây bấm mềm (hoặc loại không dây). Điều kiện tiên quyết của HDR là tất cả các khung hình phải cùng một khẩu độ, cùng một độ nét, và cùng một góc ảnh. Dây bấm mềm sẽ giúp cho hình của bạn...rõ nét hơn; chân máy càng nặng thì hình của bạn càng...rõ (dĩ nhiên là bạn phải lấy nét đúng chỗ và đúng vị trí, thì hình của bạn sẽ tự nhiên rõ nét). Bạn có thể xem thêm bài viết "Lựa chọn những máy ảnh tốt nhất cho bạn" để tìm những dụng cụ và máy ảnh thích hợp cho mình. Thường thì bạn nên lấy nét vào chính thể; nhưng nếu bạn chụp phong cảnh, thì lấy nét vào khoảng 1/3 hình từ phía dưới lên, sẽ là nơi mà người xem thường nhìn đến nhiều nhất. Vị trí 1/3 là một bí mật nhỏ được bật mí, hình của bạn được đánh giá là rõ nét hay mờ ảo chính là vị trí 1/3 rõ hay không.

b. Chụp HDR quan trọng nhất là bạn biết mình cần chụp bao nhiêu tấm, chụp ít quá thì hình sẽ không đủ chi tiết, chụp nhiều quá thì hao mòn máy và tốn chỗ trong đĩa cứng của bạn (hoặc thẻ nhớ). Như vậy bạn cần chuyển sang "đo sáng điểm" (spot metering, không phải là matrix) để đo sáng, thí dụ bạn đo sáng ở chỗ tối nhất là 1/125 giây, chỗ sáng nhất là 1/4000 giây, như vậy giữa chỗ tối và sáng cách nhau khoảng 5 f-stop, thì bạn cần ít nhất là 6 tấm hình, mỗi tấm cách nhau 1 f-stop. Có những chỗ mà ánh sáng cách biệt nhau không nhiều, thì bạn có thể chụp HDR...2 tấm, một tấm cho chỗ sáng nhất, và một tấm nơi tối nhất, phối hình lại với nhau sẽ tạo được một tấm ảnh HDR trong trẻo. Lý do bạn cần chụp HDR vừa đủ, là vì càng nhiều hình, thì bạn càng có nhiều rủi ro bị nhiễu hạt màu sắc, làm hình thật kỹ bạn sẽ thấy là HDR rất dễ bị nhiễu hạt, và bị đường viền tím chung quanh vật thể bạn chụp.
c. Chọn ống kính để chụp HDR. Theo riêng tôi thì chụp HDR cần tạo sự ấn tượng mạnh, nên những ống kính siêu rộng (super wide angle lens) sẽ mang lại hiệu ứng mạnh nhất cho người xem. Với máy Nikon DX thì Tokina 11-16, với máy full-frame thì Nikon 14-24mm (hoặc ống kính một tiêu cự 14mm, tôi thấy Rokinon 14mm sử dụng rất khá). Với những ống kính siêu rộng, khi cần bạn có thể chụp HDR mà không cần chân máy (trong trường hợp khẩn cấp, khi bạn quên mang theo chân máy), bạn chỉ cần nhớ tốc độ của hình phải trên 1/125 giây, bạn chuyển qua chức năng chụp liên tục thật nhanh (giống như bạn đi chụp chim, càng nhiều tấm trong một giây càng tốt), nếu có chỗ dựa hoặc kê máy thì tốt, không có thì nín thở, chụp liên tục trong vòng một vài giây, theo tôi thì chụp không chân máy chỉ nên chụp dưới 5 tấm, Photoshop có thể giúp bạn phối hình mà không bị nhiễu và đường viền. Chỉ có những máy có chức năng BKT thì chụp HDR không có chân máy mới có thể thực hiện được, vì chụp bằng tay thì khung hình rất dễ bị di chuyển, máy tự động chụp cho bạn thì sẽ nhanh hơn rất nhiều.
d. Càng nhiều tấm hình chụp BKT, càng có nhiều dữ liệu (data) khi bạn làm hình hậu kỳ, và hình của bạn chắc chắn sẽ đẹp hơn. Chụp 3 tấm BKT thì không thể nào bằng chụp...5, 7, hoặc 9 tấm hình. Nếu bạn dám chụp BKT từ 14-21 tấm hình, thì khi làm hình bạn sẽ có nhiều dữ liệu hơn nữa. Càng nhiều dữ liệu thì hình bạn sẽ càng...đẹp. Bạn có thể cho rằng tôi đang nói ngược lại phía trên (chụp càng ít càng tốt), nhưng thật sự thì như vậy, càng nhiều hình ở đây, là vì nơi bạn chụp cần phải có nhiều tấm, chỗ cần nhiều tấm thường có ánh sáng rất mạnh, đây chính là lý do khiến hình đẹp hơn. Càng nhiều hình HDR càng đẹp, nhưng phải nằm trong giới hạn của sự tương phản ánh sáng, nếu bạn chụp nhiều hơn điều kiện ánh sáng đòi hỏi, thì bạn sẽ có nhiều "cơ hội" bị nhiễu hạt và đường viền; và ngược lại, nếu bạn chụp ít hơn ánh sáng đòi hỏi, hình bạn sẽ thiếu chi tiết và dữ liệu.
e. Chỉnh máy ở Aperture Priority, có nghĩa là ưu tiên cho khẩu độ. Bạn cần những tấm hình có cùng một độ sâu trường ảnh, để chụp và làm hình HDR. Chụp file Raw bạn sẽ dễ chỉnh sửa hậu kỳ hơn. Khi bạn cần chụp HDR mà máy bạn không có chức năng chụp BKT, thì hãy dùng M (manual mode).

f. Tắt chức năng VR trên ống kính, lấy nét manually. Theo tôi thì chỉnh ống kính lấy nét ở 2 mét, chụp với f11, thì hình phong cảnh sẽ rõ từ 2 mét đến ∞. Điều trùng hợp ở đây là vị trí 2 mét trong hình thường nằm ở vị trí...1/3 như tôi nói ở trên. Nếu bạn có một chính thể, thì lấy nét ở chính thể đó, rồi bật qua manual. Bạn cũng cần độ nét giống nhau khi chụp HDR! Thường thì bạn để máy lấy nét tự động là chính xác trong gần hết tất cả các trường hợp, nhưng chụp HDR bạn nên chuyển qua manual sau khi bạn đã lấy nét, đây là một bí mật nhỏ ít người để ý. Khi nào bạn chụp nhiều tấm và phối hình lại với nhau, thì bạn nên lấy nét bằng tay, và chụp ở chức năng M (Manual). Có những lúc mà sự khéo léo của nhiếp ảnh gia và ý tưởng của họ được mang vào tấm hình, và chụp manual sẽ giúp các nhiếp ảnh gia đạt được điều mình muốn.
g. Có 2 loại máy, loại có chức năng chụp BKT (3 tấm, 5 tấm, hoặc 9 tấm), và loại không có chức năng này. Sau khi bạn đã nằm lòng tất cả các bước ở trên, thì bạn đã có thể bắt đầu chụp HDR:
- Nếu máy bạn có thể chụp 9 tấm, thì bạn có thể chụp 9 tấm bracketing, theo tôi thì chụp thiếu sáng (underexposure) 1 khẩu độ sẽ mang lại sự an toàn, dẫu bạn đang chụp hình HDR. Chụp với chức năng BKT 9 tấm là đủ cho 99% các trường hợp. Thật sự khi máy có chức năng chụp BKT, thì sẽ tiện lợi hơn khi bạn cần chụp ở tốc độ nhanh (những vật thể trong hình có thể chuyển động), nên máy ảnh chuyên nghiệp thường cho phép bạn chụp BKT 9 tấm. Bạn có thể xem hình dưới đây, máy D800 có sẵn nút bấm BKT phía trái, bạn có thể bấm và giữ nó, xong quay bánh xe phía sau để chọn chụp bao nhiêu tấm hình (3, 5, 7, 9), và quay bánh xe phía trước để chọn 1 f-stop, hoặc 0.7 f-stop, 0.3 f-stop. Với tôi thì máy D800 lẽ ra nên có chức năng chụp 3 tấm, cách nhau 2 f-stop, có những lúc mình chỉ cần chụp 3 tấm là đủ, vì máy này có thể ghi nhận dãi tương phản đến 14.4 f-stop. Rất tiếc là Nikon đã không tạo chức năng này cho máy D800


- Nếu máy bạn không có chức năng BKT, hoặc máy của bạn chỉ chụp được 3 tấm, nhiều khi sẽ không đủ nếu bạn chụp những nơi có ánh sáng tương phản quá nhiều, thì bạn có thể chụp HDR...bằng tay (I mean manually). Tất cả các máy ảnh có chế độ M (Manual), là bạn có thể dùng để chụp HDR. Bạn nên có thời gian làm quen và thực hành trước khi đi chụp hình thật. Bạn hãy giữ nguyên khẩu độ (thí dụ f11), chỉ thay đổi tốc độ chụp, hãy chụp từ tối nhất đến sáng nhất. Bạn sẽ chụp 1 tấm ở 1/4000 giây, rồi 1/2000, rồi 1/1000, rồi 1/500, rồi 1/250, rồi 1/125...v.v. Mỗi một tấm, bạn hãy giảm tốc độ lại một nửa, tương đương với 1 tầng ánh sáng (1 f-stop). Bạn hãy nhìn biểu đồ Histogram (bạn có thể xem thêm về biểu đồ Histogram ở đây) trên máy của bạn cho những tấm hình đầu tiên, để bạn chắc chắn rằng mình chụp từ tối đến...sáng trưng.
Lâu trước tôi đi học chụp ảnh, nghe một người giảng viên nói rằng phải chụp khoảng 21 tấm cho hình HDR cho những nơi có độ tương phản rất mạnh, tôi mỉm cười cho rằng hơi nhiều, sau đó ngẫm nghĩ lại mới thấy như vậy là chính xác (tuy có hơi nhiều). Bạn hãy chụp 1 tấm tối thui, và giảm tốc độ 1/2, rồi giảm tốc độ thêm 1/2, v.v., chụp cho đến khi nào tấm hình sáng trưng thì thôi. Tôi nghĩ với những máy ảnh hiện tại có thể ghi nhận nhiều tầng ánh sáng (những máy không có chức năng chụp BKT), chụp 14 tấm là đủ để bạn ghi nhận tất cả các chi tiết trong tối ngoài sáng. Khi bạn đã chụp manual HDR thuần thục, bạn sẽ thấy kỹ thuật này có thể áp dụng khi chụp hình ban đêm. Bạn có thể xem hình của Tòa Thánh Cao Đài ở Tây Ninh, nơi này giữa sáng và tối cách biệt nhau rất nhiều, tôi phải chụp BKT để làm hình HDR. Tôi nhớ không lầm thì tôi đã chụp 1 giây cho tấm đầu tiên, rồi 2 giây, 4 giây,...cho đến tấm cuối cùng là 2 phút, và tôi đã có thể ghi nhận lại sáng tối khá đầy đủ cho tấm hình này. Tôi phải chụp manual ban đêm, vì máy không thể chụp quá 30 giây cho một tấm hình. Lần sau khi bạn chụp hình những cây cầu ngoài biển (thí dụ Huntington Beach Pier, hoặc khi bạn chụp thác nước, suối chảy, v.v.), bạn có thể thử nghiệm chụp HDR 3 tấm, mỗi tấm cách nhau 2 f-stop, về nhà dùng Photoshop phối hình lại thử xem có khác biệt gì hay không. Sự chuyển động vẫn có thể dùng kỹ thuật HDR để ghi nhận lại rất đẹp.

Sau khi bạn đã có được một series hình HDR, bây giờ sẽ đến giai đoạn làm hình với Photoshop. Tôi có tạo ra một tập tin HDR.zip (xin hãy bấm chuột phải và Save As...), bạn có thể tải về để thực hành phần Photoshop. Trong đó có 9 tập tin jpeg, và tôi cũng đính kèm thêm tập tin Three Sisters - HDR.tif, trong đó có tất cả các layers mà tôi lưu lại trong lúc làm hình, những chi tiết nho nhỏ có thể giúp bạn làm hình đẹp hơn, tôi đã làm lại kích cỡ nhỏ hơn cho tập tin .tif vì nó rất lớn, hơn 1GB nếu tôi giữ nguyên size nguyên thủy. Bạn sẽ thấy cách làm hình không khó, nhưng bạn cần có thời gian làm quen, thực tập, để có thể làm hình đẹp hơn. Có rất nhiều người sử dụng nhu liệu Photomatix để làm hình HDR, và đây là một nhu liệu rất tốt để bạn làm hình HDR. Riêng tôi, thì tôi thích Nik Software HDR Efex Pro 2 hơn, nhu liệu này là một plugin cho Photoshop, và nó làm hình HDR rất tự nhiên, nếu bạn cần làm hình có màu sắc nổi bật, thì Photomatix sẽ là một chọn lựa đúng, nếu bạn muốn làm hình có màu sắc tự nhiên, thì HDR Efex Pro 2 sẽ là một nhu liệu bạn có thể dùng. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ sử dụng Photoshop, tuy là căn bản và không có nhiều chọn lựa, nhưng đủ để bạn làm hình HDR.
2. Cách làm một tấm hình HDR sử dụng nhu liệu Photoshop:

Bạn hãy bấm vào File -> Automate -> Merge to HDR Pro...

Photoshop sẽ mở ra một cửa sổ nhỏ, bạn hãy bấm Browse để tìm và chọn hình. Tôi cho rằng bạn đã copy những files mà bạn có vào một tập tin, hãy chọn tất cả những hình mà bạn chụp (ở trong bài viết này là 9 tập tin).

Sau khi bạn đã chọn xong, bạn sẽ thấy lại cửa sổ chọn hình đã có tổng cộng 9 tập tin, bạn nhớ chọn "Attempt to Automatically Aligh Source Images", Photoshop sẽ rất thông minh và cân chỉnh hình cho bạn.

Sau khi bạn bấm nút OK, bạn sẽ thấy Photoshop hiển thị cửa sổ thông tin nhỏ như hình ở dưới.


Và đây là màn hình chính bạn sẽ dùng để chỉnh sửa màu sắc, sáng tối, và nhiều chức năng khác. Tôi sẽ chỉ nói đến những mục đơn giản nhất, đủ để bạn làm hình mà thôi. Tôi sẽ chọn Photorealistic. Sau đó tôi chọn chức năng "Remove ghosts" để Photoshop chọn ra một tấm ảnh chính, và dùng những tấm khác để lồng vào chi tiết, Bạn nhớ thử chọn từng tấm khác nhau xem tấm nào đẹp nhất, theo như series này thì chọn tấm thứ 3 từ bên phải sẽ mang lại cho bạn màu sắc đẹp, và ít nhiễu hạt nhất. Bạn có thể chỉnh sửa tấm hình sao cho vừa ý mình, màu sắc và sáng tối của hình chỉ tùy thuộc vào ý bạn mà thôi. Sau đó tôi sẽ bấm OK



Photshop sẽ chạy một lúc để phối hình lại với nhau, hình chụp HDR càng ít thì máy chạy sẽ càng...nhanh. Sau khi chạy xong, Photoshop sẽ mở ra màn hình chính. Đây là lúc bạn sẽ chỉnh sửa hình cho mình. Tôi sẽ chọn Spot Healing Brush Tool, để lấy ra những vật thể nhỏ chia trí trong hình, như những chỗ trắng, những viên đá nhỏ nằm không đúng chỗ.


Bạn sẽ bấm lên File, di chuyển xuống và bấm lên Save. Tôi chọn tên hình là Three Sisters. Tôi chọn định dạng .tiff cho hình của mình, dưới định dạng này bạn có thể lưu lại những layers mà bạn sẽ tạo ra trong lúc làm hình.

Khi cửa sổ Tiff Options mở ra, bạn có thể giữ nguyên những options căn bản của Photoshop như ở trong hình, và bấm nút OK, bạn sẽ thấy tên của tập tin bây giờ đã chuyển sang Three Sister - HDR.tiff. Về căn bản, bạn đã làm làm xong hình HDR, từ lúc chụp đến lúc hoàn chỉnh. Những bước kế tiếp chỉ để làm cho hình đẹp hơn, có chiều sâu hơn, tùy theo ý của bạn mà làm hình. Có một số người sử dụng thêm plugin chằng hạn như Color Efex Pro, hoặc Perfect Photo Suite, với tôi thì Color Efex Pro sử dụng rất hiệu quả, nó chỉ giúp bạn làm màu sắc đẹp hơn, nhưng vẫn giữ được nét nguyên thủy của hình, còn Perfect Photo Suite sẽ giúp cho bạn sáng tạo nhiều hơn, bạn có thể thay đổi mây trời, màu sắc của hình hoàn toàn khác với lúc bạn chụp.

Khi tôi muốn chỉnh sửa thêm, tôi sẽ tạo thêm layers để chỉnh, tôi muốn giữ nguyên layer nguyên thủy của hình không thay đổi, nhờ đó tôi có thể quay trở lại nó bất kỳ lúc nào. Tôi tạo ra một layer mới, bằng cách bấm lên Layer -> New -> Layer Via Copy. Tôi có thể đi tắt bằng cách bấm lên Ctrl+J (cho Windows), để tạo ra một layer mới.
Tất cả những hình chụp HDR làm từ tập tin Raw đều cần phải làm nét, vì những tập tin Raw thường bị...mờ, bạn cần làm nét để tạo thêm chi tiết cho hình của bạn, bạn có thể xem thêm bài viết "Làm nét hình ảnh với High Pass Filter".


Trong hình này, tôi sẽ dùng Unsharp Mask cho nhanh, tôi sẽ bấm lên Filter -> Sharpen -> Unsharp Mask. Một cửa sổ của Unsharp mask sẽ mở ra. Tôi muốn làm nét cho hình thêm một chút. Tùy theo hình mà bạn sẽ chọn độ nét nhiều hay ít, bạn có thể kéo thanh trượt qua phải hay trái để thay đổi độ nét và cường độ trên hình của bạn. CHo hình này, tôi chọn Amount khoảng 272%, và Radius là 2.7 Pixels. Bây giờ bên phần layers phía dưới phải, bạn sẽ thấy một layer Unsharp Mask màu trắng nằm kế bên layer hình copy của bạn.



Tôi muốn làm nét cho nhanh, nhưng không phải cho toàn thể hình, mà chỉ làm nét những nơi tôi muốn, trong trường hợp này là dẫy núi đá bên dưới, tôi muốn giữ nguyên độ dịu của mây, tôi không muốn làm nét cho mây (có thể khiến cho bầu trời bị nhiễu hạt màu). Tôi sẽ bấm lên Image -> Adjustments -> Invert. Tôi có thể đi theo lối tắt bằng cách bấm Ctrl+I. Bây giờ ở phía dưới bên phải, Unsharp Mask đã trở nên màu đen.

Bước kế tiếp tôi sẽ chọn Dodge Tool trên thanh dụng cụ bên trái, tôi sẽ bấm ở phía trên bên trái để chọn kiểu "Hard Round", với đường kính khoảng 800 pixels. Tôi sẽ dùng con chuột bấm và giữ, chà lên những nơi mà tôi muốn hình nét, bạn sẽ thấy sau khi chà lên một vùng nào đó, Unshaprp Mask layer bên góc dưới phải sẽ có màu trắng, là nơi bạn đã chà chuột lên. Tôi sẽ làm như vậy cho tất cả những nơi mà tôi muốn có nét.



Một trong những bí mật lúc làm hình, khi bạn dùng mask và nhiều layer, là bạn phải che đi những khiếm khuyết lúc mình chà chuột lên hình (thường thì tay mình sẽ không đều, nên sẽ để lại những gợn sóng đâu đó trong hình), bằng cách làm mờ đi Unsharp Mask, bằng cách chọn Unsharp Mask, rồi bấm lên Filter -> Blur -> Gaussian Blur.

Một cửa sổ nhỏ cho Gaussian Blur hiện ra, cho hình này tôi chọn Radius là 7 pixels, rồi bấm OK. Bạn có thể thấy hình trên cái mask được làm mờ đi, và đây là cách giúp bạn che đi những khiếm khuyết lúc chà chuột.

Kế tiếp, tôi sẽ bấm vào hình tròn âm dương bên dưới góc phải, để tạo thêm một layer Level. Tôi muốn cân chỉnh sáng tối của hình đều hơn bằng cách sử dụng Histogram.


Sau khi Layer Levels 1 đã được tạo ra, bạn sẽ thấy biểu đồ Histogram phía phải có một khoảng trống rất lớn, nói một cách nôm na là hình hơi tối, tôi sẽ kéo phía bên trái qua 3, phía phải qua 181, và chính giữa là 0.85. Tùy theo bạn cảm nhận về màu sắc và chiều sâu của hình, để kéo thanh sáng tối theo ý của bạn. Bây giờ, bạn đã thấy hình rõ sáng hơn, và...đẹp hơn.

Cũng như vậy, tôi bấm vào hình tròn âm dương bên dưới góc phải, để tạo thêm một layer Brighness/Contrast, và tôi chọn Brightness ở 21, và contrast ở số 35. Tất cả những số liệu này chỉ là tượng trưng, bạn hãy chỉnh sáng tối và tương phản theo ý thích của bạn.

Theo trí nhớ, hôm tôi chụp hình trời mới mưa xong, bụi đất như tan hòa xuống, và đất phù sa nổi bật lên màu vàng đỏ rất đẹp, hình này bây giờ vẫn chưa có được màu theo như tôi nhớ, nên tôi bấm vào hình tròn âm dương bên dưới góc phải, để tạo thêm một layer Hue/Saturation. Tôi sẽ chọn những chức năng tạo màu đã có sẵn trong Photoshop (cho nhanh), và tôi chọn Presets "Red Boost". Bây giờ tôi thấy hình có màu sắc nổi bật gần như ý tôi muốn, tôi kéo Hue xuống -5, và Saturation lên 14, để tạo màu sắc theo như trí nhớ của mình. Chỉnh thêm một chút như vậy tạo cho hình có màu sắc tự nhiên hơn, giống như cảnh vật lúc tôi đã chụp.


Tạm xem như là hình đã hoàn chỉnh, tôi thấy hình size vẫn thật lớn, nên sẽ rezise lại cho nhỏ hơn, để bạn biết cách resize cho hình, và cũng giúp cho tôi có được tập tin nhỏ hơn để tiện cho việc tải lên web, và nhanh hơn khi bạn tải về. Tôi sẽ bấm lên Image -> Image Size, và một cửa sổ nhỏ của Image Size sẽ hiện ra. Tôi sẽ giảm chiều ngang xuống còn 1980 pixel, và chiều dọc tự động chuyển sang 1332 pixels. Tôi sẽ bấm OK, và save lại tấm hình. Từ khoảng 1000MB, bây giờ hình chỉ còn khoảng 75 MB. Nếu bạn không muốn giữ lại những layers (xem như đây là phiên bản cuối cùng của bạn), thì bạn có thể bấm lên Layer -> Flatten Image.


Và đây là tấm ảnh cuối cùng mà tôi đã làm xong và tạm vừa ý:

Sau đây là một vài tấm hình tôi chụp HDR, tôi thường hay chụp phong cảnh, nên chỉ có hình phong cảnh chia xẻ với bạn. Tôi sẽ tìm thêm một vài tấm hình trên mạng để bạn có thể thấy cách của nhiều người khác chụp và làm hình HDR...

Đây là hình tôi chụp ở Lower Antelope Canyon, chụp 9 tấm, mỗi tấm cách nhau 1 f-stop ghép lại với nhau, dùng Adobe Bridge để synchronize thành 2 series hình HDR, một series cho màu tím, và một series cho màu vàng, rồi phối hai series hình lại. Sau này nếu có thời gian tôi sẽ viết về cách làm hình này.

Hình chụp ngược nắng ở Toroweap lúc bình minh lên, tôi chụp 9 tấm, mỗi tấm cách nhau 1 f-stop, và phối hình lại với nhau. Nếu không dùng HDR, thì gần như là không thể chụp hình được khoảnh khắc này. Flare trong hình là tự nhiên của ống kính.

Hình chụp một cái tháp nhỏ ở bờ biển Victoria, tôi chụp 3 tấm, mối tấm cách nhau 2 f-stop, rồi phối hình lại với nhau. Chuyển sang trắng đen vì nơi này cũ kỹ nên hợp với hình trắng đen hơn là màu.

Tấm hình này ghi nhận được bóng phản chiếu của màu sắc trong hình, dẫu chụp những vật thể di động nhưng tác giả vẫn có thể phối hình HDR rất đẹp, màu sắc nổi bật, sáng tối đủ chi tiết. Hình được chụp bởi james_nagarbaul

Tấm hình này chụp thác nước, nhưng tác giả vẫn sử dụng cách chụp HDR, nên sáng tối đủ chi tiết rất đẹp. Thường thì chụp thác, sẽ rất dễ bị sáng cháy ở những nơi thác nước chảy xuống, nhưng hình này rất vừa vặn sáng tối. Tác giả đã có ý tưởng rất hay khi chụp HDR cho những vật thể di động. Hình được chụp bởi myliwg01

Hình được làm rất vừa sáng, nổi bật nhờ góc chụp gần tạo ấn tượng rất mạnh cho chiếc xe. Hình được chụp bởi Randall.Lohr

Góc chụp rất đẹp, người phụ nữ và bức tranh của người đàn ông như nói lên một câu chuyện kể, người phụ nữ như đang ngồi bên cửa sổ ngóng trông về 1 điều gì đó. Ánh sáng trong ngoài đều vừa vặn. Tuy khung cửa sổ có những đường viền tím xanh, nhưng tác giả đã tạo hình rất đẹp. Hình được chụp bởi arthakker
Bây giờ bạn đã có đủ thông tin để chụp và làm hình HDR, bạn có thể thử nghiệm chụp ngay bây giờ, và nếu muốn bạn có thể tải lên Thư Viện Ảnh để chia xẻ với mọi người. Bạn đừng ngại hình mình chưa đẹp, hãy tải lên để mọi người góp ý, ý kiến của mọi người chính là những bài học gần gũi nhất, vì đó là hình của bạn, bạn sẽ rút ra những kinh nghiệm rất thú vị khi làm điều đó. Người ta hay nói, "kiếm bén không gọt được chuôi", mình có giỏi gì đi nữa thì cũng rất khó đánh giá và nhận xét hình của...mình. Hy vọng sẽ được thấy hình HDR của các bạn. Bài viết này chỉ là những bước căn bản nhất về chụp hình HDR, nếu có gì thiếu sót, xin quí bạn góp ý thêm và bỏ qua cho.


1 comment:

quangnm