2.Camtasia Studio 7 Hướng dẫn sử dụng
Tác giả: Nguyễn Văn Mẫn
Nguồn: http://goo.gl/ksSo0v
1.Download và cài đặt Camtasia Studio 7:
http://gg.gg/utbinh121
DownLoad 1 trong 2 links sau: Đã
kiểm Good 11.6.2014
Thủ thuật quay phim màn hình bằng Camtasia Studio 7 (Phần 1)
I. TẢI CÀI ĐẶT CAMTASIA STUDIO 7Để sử dụng Camtasia Studio 7 (CS 7) máy tính của bạn chỉ cần đảm bảo các yêu cầu tối thiểu là hệ điều hành Windows XP, Windows Vista hoặc Windows 7 có cài đặt Microsoft DirectX 9 (hoặc cao hơn), CPU 1 GHz, RAM dung lượng 500 MB và ổ cứng trống ít nhất 115 MB. Bạn tải chương trình về, dung lượng 165 Mb rồi chạy tập tin camtasia7.exe để tiến hành cài đặt. Tại cửa sổ chào mừng, bạn bấm Next.
Tiếp theo, bạn đánh dấu chọn I accept the license agreement và bấm Next.
Ở bước nhập thông tin bản quyền bạn đánh dấu chọn vào Licensed – I have a key, tại Name bạn nhập tên đăng ký và tại Key bạn nhập mã số đăng ký vào rồi bấm Next.
Bước tiếp theo bạn bấm Next lần nữa.
Mặc định, CS 7 sẽ cài đặt add-in vào Microsoft PowerPoint để hỗ trợ làm giáo án điện tử từ ứng dụng này, bạn có thể giữ nguyên hoặc bỏ dấu chọn ở Enable Camtasia Studio Add-in for Microsoft PowerPoint rồi bấm Next.
Sau đó, bạn bấm Next > Finish là hoàn tất quá trình cài đặt.
II. CÁC BƯỚC QUAY VIDEO MÀN HÌNH
1. QUAY TOÀN MÀN HÌNH
Để bắt đầu một dự án quay phim màn hình, bạn khởi động chương trình rồi tại màn hình chào mừng bạn chọn Record the screen.
Nếu đang ở giao diện làm việc chính, bạn bấm vào nút Record the screen và chọn Record the screen
Sau đó, bộ phận điều khiển quay video của CS 7 sẽ xuất hiện, các nút công cụ chính được chia làm 2 phần là Select area (chọn vùng quay) và Recorded inputs (chọn các thành phần hỗ trợ như webcam, âm thanh). Muốn quay phim toàn màn hình, trong phần Select area bạn chọn Full screen; để ý bạn sẽ thấy nút tròn ở dưới mỗi phần lựa chọn đóng vai trò như một bóng đèn báo hiệu bạn đang chọn những gì.
Để video thêm sinh động, CS 7 hỗ trợ lấy hình ảnh từ webcam và lồng tiếng vào qua các nút chọn ở Recorded inputs, bạn bấm vào nút Webcam off để bật webcam lên. Trường hợp có cài đặt các phần mềm hỗ trợ như WebcamMax, CyberLink YouCam…và muốn sử dụng thêm hiệu ứng ở các ứng dụng này, bạn bấm vào mũi tên ở cạnh nút Webcam off rồi chọn.
Nếu cần kết hợp quay video kèm thuyết minh của mình, bạn bấm vào nút Audio off để bật tính năng thu âm lên, sau đó bạn kéo thanh trượt để điều chỉnh âm lượng ở mức hợp lý.
Việc tiếp theo là bạn chọn hiệu ứng cho video, ở đây có các hiệu ứng là chèn thời gian quay, chú thích, âm thanh và hiệu ứng cho trỏ chuột. Để chèn thời gian, bạn vào trình đơn Effects > Annotation > Add system stamp và cũng trong Annotation bạn chọn Add Caption nếu muốn chèn ghi chú vào. Ngoài ra, để video clip có tiếng trỏ chuột, bạn vào trình đơn Effects > Use mouse click sounds.
Tiếp theo, bạn vào Effects > Options để thực hiện các tinh chỉnh cho hiệu ứng đã chọn. Tại thẻ Annotation bạn đánh dấu vào Time/date để cho hiện thời gian, muốn thay đổi cú pháp thì bạn bấm Time/date format.
Bạn thực hiện chỉnh sửa ở các phần Display, Time, Date và xem trước kết quả ở Preview. Xong, bạn bấm OK để lưu kết quả lại.
Sau đó, bạn bấm System stamp options để mở hộp định dạng lên. Qua các phần Style, Position cũng như các nút Font, Text color, Background color…bạn lần lượt chọn kiểu hiển thị, vị trí, font chữ, màu chữ, màu nền…Muốn có nền trong suốt, bạn có thể đánh dấu vào Transparent background.
Tại phần Caption bạn nhập dòng ghi chú vào, có thể nhập tiếng Việt có dấu bằng bảng mã Unicode. Bạn nên bỏ dấu chọn ở Prompt before capture để không phải gặp thông báo mỗi khi bắt đầu quay. Bạn có thể bấm Caption options và thực hiện định dạng, chọn vị trí của ghi chú tương tự như ở trên.
Qua thẻ Sound bạn điều chỉnh âm thanh cho trỏ chuột bằng cách kéo thanh trượt ở Volume, muốn đổi các âm thanh này bạn bấm vào rồi chọn tập tin .wav khác để thay thế. Làm xong, bạn bấm OK. Thiết lập ở thẻ Cursor bạn có thể bỏ qua và thực hiện ở phần biên tập video để có kết quả tốt hơn.
Bạn bấm OK lần nữa để lưu toàn bộ kết quả đã thực hiện và đóng cửa sổ thiết lập lại. Để bắt đầu quay, bạn bấm nút sẽ có cửa sổ pop-up hiện lên
Khi đồng hồ đếm ngược từ 3 về 0 là lúc quá trình quay phim màn hình sẽ bắt đầu.
Bạn thực hiện thao tác trên máy tính cũng như thuyết minh cho dự án video của mình, khi muốn dừng lại bạn nhấn phím F10. Lúc này, bạn sẽ được chuyển qua khung xem trước đoạn video vừa quay. Khi thấy vừa ý bạn bấm Save and Edit hoặc Produce.
Bạn chọn nơi lưu rồi đặt tên cho video ở File name, tại Save as type bạn chọn định dạng là Camtasia Recording Files (*.camrec) rồi bấm Save để lưu lại. Nếu chọn lưu ở định dạng .avi thì bạn không thể biên tập được nữa.
Muốn xóa đoạn video đã quay bạn bấm nút Delete thì sẽ có khuyến cáo, bạn bấm Yes là xong.
Để có kết quả tốt thì trước khi chính thức quay bạn nên thực hiện thử một đoạn ngắn để kiểm tra lại các thiết lập của mình cũng như phần cứng máy tính.
Các bước như trên là nguyên tắc chung để thực hiện quay phim màn hình bằng SC 7, chỉ khác ở khâu chọn vùng quay cũng như tùy yêu cầu mà bạn có thể bỏ qua một vài bước thiết lập.
(Xem tiếp)
2. QUAY VỚI VÙNG CHỌN BẤT KỲ
Khi muốn chọn vùng chụp ở kích thước bất kỳ hoặc chỉ chụp thao tác ở ứng dụng nào đó, bạn bấm vào mũi tên ở nút Custom và chọn kích thước có sẵn ở các phần Widescreen (16:9) hoặc Standard (4:3).
Vùng quay sẽ được phân biệt bằng đường viền bao quanh và sáng hơn vùng còn lại, để di chuyển vùng quay bạn bấm chọn và giữ chuột trái vào biểu tượng (tâm vùng quay) rồi kéo đến nơi khác.
Muốn chọn vùng quay bằng chuột, tương tự như trên bạn bấm vào mũi tên ở Custom và chọn Select area to record.
Khi đó trỏ chuột sẽ biến thành sợi tóc, bạn đưa trỏ chuột đến vị trí nào đó thì CS 7 tự động nhận dạng vùng chụp và đưa ra kích thước, vùng này sẽ có màu sáng hơn vùng còn lại. Bạn có thể bấm chuột trái để chọn hoặc nhấn giữ chuột trái và di chuyển trỏ chuột để chọn vùng (như thao tác bôi đen). Để bỏ vùng đã chọn thì bạn nhấn phím Esc và thực hiện chọn lại.
Ngoài ra, với những vùng đã chọn bạn có thể điều chỉnh bằng cách đưa trỏ chuột đến các vị trí góc và trung điểm của các cạnh của vùng chọn , khi đó trỏ chuột sẽ biến thành mũi tên có hai đầu. Bạn bấm chuột trái vào rồi kéo giãn hoặc thu nhỏ vùng chọn lại.
Việc chọn vùng chụp bằng chụp đôi khi không cho kích thước chính xác như bạn muốn, vì vậy tại phần Select area bạn có thể nhập kích thước vào trường Dimensions (ô trở trên là chiều rộng, ô dưới là chiều cao) để có kết quả chính xác hơn. Ngoài ra, bạn có thể chọn kích thước ở phần Recent areas nếu vùng quay mới giống với vùng quay cũ.
3. QUAY TRÊN MỘT ỨNG DỤNG NHẤT ĐỊNH
Để quay trên một ứng dụng nhất định, bạn mở cửa sổ cần quay lên rồi bấm chuột vào mũi tên ở Custom và chọn Lock to application. Khi CS 7 đã “khóa” ứng dụng xong bạn có thể điều chỉnh kích thước của ứng dụng cho tiện quay, vùng chọn của CS 7 cũng sẽ tự động thay đổi.
Thủ thuật quay phim màn hình bằng Camtasia Studio 7 (Phần 2)
III. THỰC HIỆN BIÊN TẬP VIDEO1. LÀM QUEN VỚI CÔNG CỤ BIÊN TẬP
Ngay sau khi thực hiện lưu video dạng .camrec sẽ có cửa sổ chọn kích thước video để xuất ra, bạn chọn trong danh sách ở Dimensions tùy theo mục đích sử dụng hoặc nhập kích thước tại Width và Height rồi bấm OK.
STT | Mô tả |
1 | Hệ thống trình đơn điều khiển của chương trình. |
2 | Thanh công cụ của chương trình để truy cập nhanh đến các thành phần thường được sử dụng là Record the Screen, Import Media và Produce and Share. |
3 | Nơi lựa chọn kích cỡ video sẽ xuất ra, bạn chỉ nên chọn trước khi xuất video. |
4 | Xem video ở chế độ đầy màn hình. |
5 | Clip Bin – Nơi tập trung tất cả video, âm thanh, hình ảnh…mà bạn đã nhập vào để sử dụng cho video đang biên tập. |
6 | Library – Thư viện của CS 7 chứa âm thanh, video mẫu để phụ trợ cho việc biên tập. |
7 | Phần chứa các hiệu ứng như callouts, âm thanh… |
8 | Nơi có các hiệu ứng về chuột, thực hiện ghi âm, quay phim bằng webcam, tạo câu hỏi trắc nghiệm… |
9 | Timeline Toolbar – Thanh công cụ với các nút chỉnh sửa thông dụng như undo, redo, cắt-dán video… |
10 | Timeline Tracks – Nơi tinh chỉnh hiển thị của các thành phần cấu thành của video. |
11 | Timeline – Thanh thời gian của CS 7, qua đây bạn có thể biên tập ứng với từng thời điểm. |
Clip Bin là nơi quản lý video đang biên tập và các đoạn video, âm thanh, hình ảnh nhập từ bên ngoài vào. Muốn nhập các thành phần bên ngoài, tại thẻ Clip Bin bạn bấm vào nút Import media trên thanh công cụ hoặc bấm chuột phải vào vùng trống và chọn Import media. CS 7 hỗ trợ các tập tin như .camrec, .avi, .bmp, .gif, .mp3, .mp4, .wmv, .wma…
Các
tập tin được hỗ trợ chia làm 3 phần là video, âm thanh và hình ảnh,
muốn đưa thành phần nào vào, bạn bấm chuột phải vào đó và chọn Add to timeline.
Hình ảnh cũng sẽ được đưa vào phần video còn âm thanh sẽ xuất hiện ở
audio, để ý ở Timeline Tracks bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự thay đổi này.
3. LÀM VIỆC VỚI THƯ VIỆN
Thư
viện của CS 7 tập hợp sẵn một số đoạn video, âm thanh có thể giúp video
của bạn thêm sinh động. Để sử dụng các “cấu kiện” từ thư viện, bạn vào Library sẽ thấy video, âm thanh được sắp xếp theo chủ đề, bạn chọn rồi bấm chuột phải > Add to Timeline.
Bạn có thể bấm chuột phải > New Folder
rồi đặt tên cho thư mục mới, sau đó bạn truy cập vào thư mục và thực
hiện nhập các tập tin video, âm thanh, hình ảnh vào thư việc như ở Clip
Bin bằng lựa chọn Import media.
Để đổi tên các thành phần của thư viện bạn bấm chuột phải và chọn Rename, muốn xóa một thư mục, tập tin mẫu trong thư việc thì bạn bấm chuột phải > Delete from Library.
CS 7 phân chia khá rạch ròi các thành phần của video như hình ảnh, video, âm thanh, callouts, ứng với một khoảng thời gian nên rất tiện cho việc biên tập. Quan sát các dòng Video, Audio…bạn sẽ thấy rõ chi tiết của từng phần. Để tạo một vùng chọn trên timeline bạn kéo hai thanh trượt của timeline để tạo thành vùng chọn, đầu màu xanh sẽ đánh dấu điểm bắt đầu và điểm kết thúc sẽ là đầu màu đỏ.
Bạn
có thể thực hiện cắt, copy, dán đoạn video đã chọn bằng cách bấm chuột
phải và chọn Cut, Copy, Paste hoặc sử dụng các nút lệnh tương ứng , , . Muốn quay lui hoặc lấy lại thao tác vừa “hoàn”, bạn bấm vào các nút , . Ngoài ra, để lấy một phần đoạn video, âm thanh và đưa vào thư viện, bạn bấm chuột phải vào đó, chọn Add to Library. Khi chỉ muốn giữ lại đoạn vừa chọn, trong trình đơn chuột phải bạn chọn Crop to selection. Lựa chọn Produce selection as sẽ giúp xuất đoạn đang chọn ra một video riêng biệt.
Bạn có thể cho ẩn bớt một thành phần nào đó bằng cách bấm chuột vào nút Tracks
thì sẽ có trình đơn, bạn bỏ những phần mình không muốn đi. Trong quá
trình biên tập, việc giảm hiển thị sẽ cho phép bạn dễ dàng thao tác hơn.
Để tránh các thay đổi bạn có thể khóa video lại bằng cách bấm chuột vào biểu tượng ổ khóa.
Thủ thuật quay phim màn hình bằng Camtasia Studio 7 (Phần 3)
5. BIÊN TẬP ÂM THANHĐể biên tập âm thanh trong một dự án, bạn bấm vào phần Audio, tùy vào số kênh âm thanh mà bạn sử dụng mà ở Timeline sẽ xuất hiện Audio 1, Audio 2…mỗi kênh sẽ chứa nguồn âm riêng.
Do thiếu sót nào đó bạn không thể sử dụng âm thanh đã được ghi trước đó hoặc muốn bổ sung lời bình cho dự án thì có thể thêm vào mà không cần phải quay lại. Bạn bấm vào More > Voice Narratio.
Khi kết thúc, bạn thực hiện lưu đoạn âm thanh vừa tạo vào máy ở dạng .wav, nếu muốn dừng lại trước thời gian đã định, bạn bấm Stop recording.
7. LÀM VIỆC VỚI TITLE CLIPS
Title Clips là đặc điểm cho phép chèn một đoạn ghi chú vào dự án gồm có chữ và hình nền, để sử dụng bạn vào More > Title Clips.
Zoom and Pan cho phép lấy một phần hình ảnh trong video và phóng to để làm rõ hơn việc minh họa, bạn bấm vào thẻ Zoom-n-Pan để bắt đầu thực hiện thao tác. Bạn chọn đoạn video sẽ tạo hiệu ứng và bấm Add keyframe.
Tại phần Scale bạn kéo thanh trượt để lấy tỉ lệ thu – phóng (zoom), khi
đó sẽ hình thành vùng “trích dẫn”, bạn có thể di chuyển hay thay đổi
kích thước vùng này cho hợp lý. Ở Duration bạn chọn tốc độ zoom tùy ý đồ
nghệ thuật cũng như hoạt cảnh.
Thủ thuật quay phim màn hình bằng Camtasia Studio 7 (Phần 4)
9. ĐÁNH DẤU VÀ GHI CHÚ VIDEO BẰNG CALLOUTSCallouts là chức năng giúp tạo ghi chú, đánh dấu các chi tiết quan trọng trong video. Để ghi chú bạn kéo thanh trượt đến vị trí cần thiết rồi vào phần Callouts và bấm Add callout. Để xem toàn bộ các kiểu callout của CS 7, trong phần Shape bạn bấm vào .
Ngược lại, muốn toàn bộ cảnh bị mờ và chỉ giữ lại một vùng sáng, cũng trong phần Special bạn chọn (Spotlight) và thực hiện điều chỉnh như trên.
Bạn vào More > Cursor Effects để mở phần thiết lập về hiệu ứng cho trỏ chuột lên.
Trong dự án có nhiều đoạn video thì việc sử dụng hiệu ứng chuyển tiếp sẽ tăng tính thẩm mỹ và không gây cảm giác nhàm chán cho người xem. Bạn vào More > Transitions để mở phần thiết lập hiệu ứng lên.
12. TẠO PHỤ ĐỀ CHO VIDEO
Ngoài việc thuyết mình, tạo callout thì phụ đề cũng là một thành phần thường được sử dụng, muốn lồng phụ đề vào clip bạn vào More > Captions.
Sau khi quay và thực hiện biên tập, bạn bấm Produce and share để xuất sang định dạng video có thể phát bằng các chương trình giải trí hay thiết bị cầm tay.
Do nội dung chuyên đề có hạn nên trên đây là những hướng dẫn cơ bản nhất về CS 7, khi làm quen và thực hiện quay, biên tập bạn sẽ cơ hội tìm hiểu và phát hiện thêm những đặc điểm rất hay nữa về phần mềm này.
Nguyễn Văn Mẫn – Tạp chí Cẩm nang máy tính
No comments:
Post a Comment