Như Chuyện Thần Tiên
Tôi tên là Ðào Duy Kỳ, dòng dõi Ðào Duy
Từ, là một Trung úy trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp trường
Võ Bị Thủ Ðức, ra đơn vị tác chiến khoảng hai năm thì ngày 30-4-1975
đến. Cũng như mọi sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, tôi đã bị giải ra Bắc và
chịu tù đầy qua các trại Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn…
Khoảng năm 1983, chúng tôi bị chuyển trại
về Vĩnh Phú. Một hôm nhóm tôi gồm 20 người đi đốn cây trong rừng. Buổi
trưa là giờ ăn, tôi bèn đi sâu vào rừng để tìm chuối rừng hay rau rừng
để “cải thiện.” bữa ăn Bỗng nhiên tôi thấy có một cánh tay phụ nữ trắng
trẻo giơ lên vẫy tôi. Tôi nhìn quanh rồi bước đến thì một người con gái
hiện ra ôm lấy tôi, kéo tôi vào một cái hang ở dưới một gốc cây. Nàng ôm
tôi và nói bằng tiếng Việt rất rõ ràng, rành mạch:
“Em yêu anh! Anh yêu em đi.”
Tôi không kịp nghĩ gì cả, tôi ôm nàng, cởi
vội y phục nàng.Tôi như con hổ đói vồ con hươu tơ. Tôi như anh con trai
mới lớn lần đầu được ôm hôn một cô gái trắng trinh. Da thịt nàng thơm
mùi gái trinh. Tôi đắm vào một thế giới đầy cảm xúc tuyệt vời.
Xong việc, nàng ngồi dậy, hôn tôi và bảo tôi:
“Anh đi nhanh đi. Em tên là Mỹ Lan.”
Tôi nói:
“Cảm ơn em đã đến, đã cho anh những giây phút tuyệt vời.”
Tôi ôm nàng nhưng không nói tên tôi vì tôi
không mong được gặp lại nàng lần thứ hai trong đời, việc gặp lại cô gái
rất khó đối với một tù nhân giữa núi rừng âm u! Hơn nữa, tôi sợ câu
chuyện có thể bị vỡ lỡ mà mang tai họa cho tôi và nàng.
Trước khi ra khỏi hang, tôi nhìn ngược
nhìn xuôi lỹ lưỡng. Thấy không có ai, tôi nhanh nhẹn bước ra rồi tiếp
tục công việc như chẳng có việc gì xảy ra. Mấy hôm sau, khi đi đốn cây
rừng, tôi cố ý trở lại nơi này, nhưng không thấy bóng dáng nàng hay một
vết tích nào của nàng. Tôi cố ý lắng nghe trong trại có tin tức gì một
người con gái nào bị bắt ở gần trại không, nhưng tuyệt nhiên không nghe
ai nói gì cả. Tôi mừng nàng được an toàn. Tôi phục nàng can đảm, dám
xông pha hiểm nguy. Nếu chuyện vỡ lỡ, nàng có thể bị khổ về nhiều tội.
Nàng có thể mang tội gián điệp và bị tù
mãn kiếp, héo úa một đời xuân. Tôi bị tù đã đành, nhưng nàng tại sao lại
mạo hiểm? Ngoài đời thiếu gì trai tơ? Thiếu gì đàn ông? Tôi không thể
hiểu nguyên do nào mà nàng tìm đến hiến dâng trinh tiết của nàng cho tôi
như thế! Nàng là con gái miền núi, đâu phải ngưởi Tây phương mà có lối
“yêu cuồng sống vội” như vậy? Quả thật tội không hiểu. Dẫu nàng là người
thế nào đi nữa, tôi yêu nàng, tôi trân quý nàng. Nàng là một vị tiên
hiện đến trong đời tôi. Nàng đến một lần và chỉ ban ân cho tôi một lần
thôi! Tôi nhớ nàng mãi.
Tôi nhớ làn da trắng ngà của nàng, hương
thơm trên thân thể nàng, nhất là nốt ruồi bên mép trái, đặc biệt là một
nốt ruồi son giữa ngực của nàng. Nàng chợt đến rồi chợt đi như con bướm
vàng trong giấc mộng. Thỉnh thoảng tôi nhớ đến nàng. Trong giấc mơ, tôi
thấy nàng cùng tôi âu yếm.Tôi thắc mắc không hiểu nàng là ai. Nàng là
một cô gái Mường hay cô gái Kinh? Nàng là một sơn nữ hay một cán bộ ở
trong vùng? Nàng lãng mạn muốn tìm của lạ miền Nam hay nàng là một cô
gái bụi đời? Dẫu sao, đối với tôi, nàng là một vưu vật!
Tuần sau, chúng tôi được lệnh chuyển trại
về Sơn La. Việc di chuyển này làm cho lòng tôi thêm chua xót.Thế là tôi
xa cách Vĩnh Phú, không còn cơ hội gặp lại Mỹ Lan.
Năm 1985, tôi được phóng thích.
Trước đây, tôi nghe nói một số sĩ quan
Việt Nam Cộng Hòa bị giải ra Bắc bằng xe lửa đã bị dân chúng ngoài Bắc
ném đá. Nhưng lần này trên xe lửa từ Hà Nội về đến Quảng Bình , chúng
tôi không thấy có chuyện gì xẩy ra. Khi tầu về đến ga Quảng Trị, rồi ga
Huế, ga Quảng Nam, chúng tôi xuống tàu đi lại cho giãn gân cốt, thì
được đồng bào vồn vã hỏi chuyện, nắm tay, kẻ cười, người khóc làm cho
chúng tôi rất xúc động. Khi chúng tôi lên tàu, đồng bào ném quà bánh cho
chúng tôi rất nhiều. Tình cảm đồng bào quê hương miền Nam rất nồng thắm
với những đứa con bất hạnh như chúng tôi!
Sang năm 1986, tôi cùng anh chị em trong
gia đình tổ chức vượt biên, may mắn chúng tôi đến được Paulo Bidong; năm
1987, tôi được đi định cư ở Hoa Kỳ. Tại Houston, tôi vừa đi làm vừa ghi
tên vào đại học. Sau mấy năm, tôi đỗ bằng kỹ sư điện toán và làm việc
cho hãng Corel. Sau tôi gặp Mai Linh, người Mỹ Tho, chúng tôi kết hôn.
Thỉnh thoảng tôi nhớ đến kỷ niệm Vĩnh Phú,
Mỹ Lan đến rồi đi như trong giấc mộng Liêu Trai. Tôi nghĩ nàng có lẽ đã
lấy chồng, hằng ngày vợ chồng mang gùi vào núi bẻ măng, đào khoai, nhổ
sắn như hình ảnh những người dân thiểu số mà tôi thường thấy khi đi Ðà
Lạt chơi. Tôi thấy bóng nàng ẩn hiện trong núi rừng Vĩnh Phú và lòng tôi
cảm thấy luyến tiếc bâng khuâng. Tôi nghĩ cuộc đời nàng sẽ héo úa trong
chốn rừng sâu. Giỏi lắm thì nàng sẽ thành một cán bộ thương nghiệp hay
Hợp tác xã trong bản làng, tay dắt con lớn, vai địu con nhỏ, ngực teo,
mặt mũi xanh xao như bao cô nàng Thổ Mán nơi thượng du miền Bắc. Hay cao
hơn nàng là một nữ đảng viên cấp xã, cấp huyện, mang áo bộ đội bỏ ngoài
quần, đội nón cối, đi dép râu, vai mang săc-cốt, thân gầy ốm, dáng lom
khom. Những hình ảnh của nàng, lúc ẩn lúc hiện trong tâm trí tôi làm
thành một kho kỷ vật êm đềm.
Cuộc hôn nhân của của Mai Linh và tôi rất
hạnh phúc. Chúng tôi sống bên nhau được ba năm thì Mai Linh bị bệnh ung
thư rồi mất. Tôi buồn rầu mấy năm trời. Hình ảnh Mỹ Lan lại hiện đến
trong tôi rất ngọt ngào và thần bí. Hương thơm của thân thể nàng như còn
vương vấn trong mũi tôi và thân thể tôi. Tôi có ý định về Việt Nam du
lịch, thăm lại Vĩnh Phú, tìm lại mối tình xưa. Nhưng tôi lại không dám
vì cuộc đời như nước chảy mây trôi, thuyền trôi mà bến bờ cũng đổi thay,
quá khứ e đã tan vỡ như xác pháo mùa Xuân, không thể nào tìm lại được.
Nếu đào bới quá khứ,chỉ thêm đau lòng như Lưu Nguyễn khi trở lại quê
xưa!
Các bạn khuyên tôi nên đi du lịch một
chuyến để quên sầu. Tôi mua vé máy bay đi du lịch Ðức, Pháp, và Ý vì Tây
phương đối với tôi có nhiều quyến rũ. Hơn nữa, tôi có bà chị họ định cư
tại Tây Ðức. Chị tôi có con du học tại Tây Ðức trước 1975, đỗ tiến sĩ,
sau 1975 xin ở lại, rồi bảo lãnh gia đình qua đây. Khi tôi đến Tây Ðức,
gặp anh chị và các cháu, tôi vui mừng hết sức. Các cháu lái xe đưa tôi
đi xem cảnh trong thành phố. Một hôm các cháu đưa tôi đi ăn phở ở một
tiệm phở của người Việt nổi tiếng là ngon nhất tại đây. Khi bà chủ tiến
tới chào hỏi chúng tôi thì tôi ngạc nhiên hết sức, vì nàng là Mỹ Lan,
người tình một khắc mà tôi ghi nhớ ngàn đời. Bên môi trái của nàng vẫn
in rõ một nốt ruồi duyên. Tôi bàng hoàng đứng dậy, kéo nàng ra một bên,
hỏi nhỏ:
- Phải chăng em là Mỹ Lan? Chúng ta đã gặp nhau tại trại tù Vĩnh Phú?
Sau một phút ngỡ ngàng, nàng nhận ra
tôi. Tôi hỏi nàng và kể lể mọi sự. Chúng tôi ôm nhau mà khóc. Nàng giao
công việc cho người nhà rồi đưa tôi về nhà nàng. Còn tôi, tôi quay lại
bảo các cháu tôi:
“Bà chủ nhà hàng là bạn quen của cậu ở Việt Nam. Bà ấy mời cậu lại nhà. Các cháu về trước, cậu sẽ về sau”.
Tôi theo nàng ra xe.
Nhà nàng ở tại một khu yên tĩnh trong
thành phố. Nàng ở một mình với con trai. Các anh em nàng có nhà riêng.
Người thì đi làm các hãng tư, người thì phụ giúp nàng trông coi tiệm
phở. Khi còn hai chúng tôi, nàng kể sự tình. Quê nàng ở Sơn Tây, tổ tiên
nhiều người đỗ cử nhân, tiến sĩ, làm quan ở triều Lê, triều Nguyễn.
Năm 1954, cộng sản về Hà Nội, mở cuộc cải cách ruộng đất và cải tạo công
thương nghiệp, gia đình nàng bị quy là địa chủ. Mẹ nàng và anh em nàng
thu vén tài sản, bỏ trốn lên mạn ngược. Ban đầu, gia đình nàng giả làm
thương gia lên buôn bán để tìm hiểu, sau đó làm nhà cửa gần bản Mường,
lán Thổ tại Vĩnh Phú.
Gia đình nàng ăn mặc, nói năng và sinh
hoạt theo phong tục bản Mường, Mán. Nhờ khéo giao thiệp, gia đình nàng
được cảm tình dân chúng nơi đây, được họ giúp đỡ và che chở. Nàng nghe
tin các sĩ quan miền Nam bị đưa ra giam giữ tại Vĩnh Phú, là một nơi gần
bản Mường của nàng. Tuy chưa gặp những người miền Nam, nhưng lòng nàng
chan chứa cảm tình với các tù nhân miền Nam vì họ với nàng cùng chung
cảnh ngộ, là nạn nhân của chế độ cộng sản. Nàng quyết gặp một sĩ quan
miền Nam và sẵn sàng hiến thân cho chàng ta để giữ lấy dòng máu trong
sạch của người quốc gia. Nàng cam tâm mang tiếng “không chồng mà chửa”
còn hơn ở góa trong rừng thẳm, hoặc phải lấy anh Mán, anh Thổ hay anh
cộng sản làm chồng! Nàng đã nghiên cứu địa hình địa vật, và đã đào hang
ẩn náu đưới một gốc cây trong rừng, nơi tù cải tạo thường tới lao động.
Nàng đã chờ đợi vài ngày đêm; cuối cùng nàng đã gặp tôi, và đã toại
nguyện.
Sau cuộc ân ái đầu tiên và duy nhất ấy với
người tù khổ sai VNCH là tôi, nàng có thai. Lúc này, mẹ nàng đã mất,
anh em nàng chung sống với nhau. Hằng ngày, anh em nàng phải tô mặt cho
đen thêm một chút để tránh cặp mặt cú vọ của cộng sản, mặc dầu nơi đây
hoang vắng, người Kinh ít khi lên đây. Gia đình nàng cũng theo nếp “du
canh” của người thiểu số mà di chuyển nơi này nơi nọ. Cứ vài năm là một
lần di chuyển, như vậy cũng có lợi là tránh được sự theo dõi của công
an. Nhân dịp người Hoa bị đánh đuổi trong vụ nạn kiều, anh em nàng theo
họ sang Hoa Lục, rồi sang Hongkong.
Tại đây, chính phủ Hongkong bắt anh em
nàng vào trại tập trung. Sau một thời gian, gia đình nàng được phái đoàn
Tây Ðức nhận cho định cư tại Tây Ðức. Anh em nàng lúc đầu xin làm công
nhân cho các hãng xưởng, sau cả nhà quyết định góp vốn mở hàng phở, và
anh em nàng đã thành công. Khách hàng vào ra nườm nượp, người
Việt Nam đã đành mà người Ðức, Pháp, Mỹ cũng thích ăn phở của nhà nàng.
Con trai nàng nay đã lớn, được mười tuổi, đang theo học trung học và
nàng thì vẫn phòng không chiếc bóng. Còn tôi, tôi cũng kể đời tôi từ nhỏ
cho đến nay, qua bao chuỗi ngày sóng gió và đau thương.
Chúng tôi ngồi nói chuyện một hồi thì
nàng rủ tôi theo nàng đón con đi học về. Chúng tôi ra xe do nàng lái,
đến chờ đợi ở cổng trường. Vài phút sau thì học sinh tan học. Con nàng
ra xe. Nàng giới thiệu tôi với con nàng:
- Hưng, đây là bố ruột của con từ Mỹ sang tìm mẹ.
Tôi thấy Hưng giống tôi nhưng cao to hơn,
trắng hơn. Tôi ôm con tôi và con tôi cũng ôm tôi trong xúc động. Tôi rất
mừng vì bất chợt mà tôi đã có một đứa con trai khôn lớn.
Tối hôm đó, Mỹ Lan và tôi sống trong đêm
tân hôn. Ðêm đó cũng là đêm thứ hai tôi thấy lại bộ ngực trần trắng như
ngọc với một nốt ruồi son nằm ở giữa hai gò bồng đảo của nàng.
Tôi ngỏ lời xin cưới nàng làm vợ, nàng
sung sướng cười trong hàng nước mắt. Tôi hỏi nàng muốn sang Mỹ hay ở lại
Ðức, nàng trả lời nàng muốn sang Mỹ cùng tôi chung sống. Mấy tháng sau,
chúng tôi tiến hành thủ tục hôn nhân và bảo lãnh. Ðám cưới của chúng
tôi được tổ chức đơn giản tại Ðức, gồm anh chị họ và các cháu của tôi,
cùng anh em nhà nàng với bạn bè. Sau đó, vợ chồng và con chúng tôi về
Mỹ, chúng tôi sống một đời tự do và hạnh phúc.
Sơn Trung
Quỳnh Mai chuyển
CTHÐ: Tôi tìm được đoạn truyện trên đây trên Web Internet. Thấy truyện hay quá tôi đặt tên truyện là “Như Chuyện Thần Tiên.”
Tôi tưởng đó là chuyện thật. Rồi tôi thấy chuyện không thể, chuyện
không phải là chuyện thật. Ở đời này, đời xưa, đời sau làm gì có cuộc
Tình nào Thần Tiên như thế.Rồi tôi nghĩ sao lại không? Biết đâu đó chẳng phải là chuyện thật? Nếu đó không phải là Chuyện Thật, tôi thán phục ông bạn nào sáng tác ra Chuyện. Tưởng tượng của ông bạn phong phú, lãng mạn, tuyệt vời hơn tôi nhiều lắm.
Mà tại sao ta lại không cho đó là Chuyện Thật? Chuyện làm cho Tim Ta ấm lại, Chuyện làm cho Ta thấy Ðời bớt u ám, bớt sầu buồn. Chuyện cho ta thấy Con Người không chỉ giết nhau, bỏ tù nhau, Con Người Yêu Nhau dza dzít. Chuyện làm ta yêu Ðời, yêu Người. Chuyện làm cho ta trong một khoảnh khắc thời gian, trở về cái tuổi ta thơ ấu, khi ta ngây thơ, ta tin tất cả những chuyện Tình Ðẹp ta nghe kể đều là chuyện thật. Ta còn đòi hỏi gì hơn ở một Chuyện Kể??
Buôn bán chuột ở miền Tây
Cả
trăm tấn chuột từ Campuchia được tuồn về Việt Nam mỗi ngày, sau đó được các đầu
nậu làm thịt, lột da, mổ bụng rồi mang tiêu thụ khắp miền Tây.
Những ngày này, nước lũ về
ngập các cách đồng ở An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Đây cũng là mùa chuột
đồng xuất hiện số lượng lớn. Tại cửa khẩu Khánh Bình, An Phú (An Giang) giáp
với xã Chray Thom, huyện Co Thum, tỉnh Kandal (Campuchia) có những vựa chuột cả
trăm tấn được nhập từ Campuchia về.
Sau khi xuồng chở chuột cập
bờ phía An Phú, những lồng chuột này được chuyển về hàng chục điểm tập kết ở
thị trấn Long Bình, hòa nhập với đàn chuột Việt Nam đã có mặt từ trước.
Người dân ở An Giang đua nhau đi bắt chuột bán cho các thương lái...
Và lúc này, không ai còn
phân biệt được đâu là chuột nội, đâu là chuột ngoại nhập.
Ngoài các thương lái có
điều kiện đến biên giới để thu mua chuột tận gốc, thì tại các địa phương giáp
biên như An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên của An Giang có cả trăm cơ sở chuyên thu
gom chuột đồng. Ông Trương Văn Hùng, một trong những đầu mối thu gom chuột lớn
nhất ở huyện Châu Phú, cho hay: "Có ngày doanh thu mua bán chuột hơn 50
triệu đồng".
Cơ sở của ông Hùng giúp tạo công ăn việc làm cho trên 30 nhân công.
Những con chuột được bắt ra
ngoài, đập chết rồi chất thành từng đống chờ mổ thịt.
Nhân công tập trung lột da,
mổ bụng chuột.
Em Nguyễn Hoàng Em, 12 tuổi
ở Châu Phú (An Giang), mỗi ngày đi lột da chuột kiếm được 30.000 đồng.
Chuột bị chặt đầu, mổ bụng
được bỏ vào rổ chờ lột da. Những người phụ nữ ở đây không ai sợ... chuột.
Chuột thành phẩm được ướp
đá chuẩn bị mang đi giao cho các nhà hàng, quán nhậu. Hiện chuột sống loại
I (cống nhum) có giá giá 60.000 đồng/kg, loại II (chuột đồng) 25.000 - 40.000
đồng/kg (tùy loại lớn nhỏ).
Chuột quây lu lên bàn nhậu,
đây là đặc sản ở miền Tây.
Phụ nữ miền Tây kiếm tiền
Bà Nguyễn Thị Nở, ở An Giang
Rất
nhiều phụ nữ vùng sông nước miền Tây đã chọn làm những công việc hết sức mạo
hiểm để kiếm tiền, như nuôi rắn độc, “săn” tắc kè, bù cạp, chuột… Dù biết
việc mình làm chỉ cần sơ xuất nhỏ có thể mất mạng như chơi, nhưng những phụ nữ
chân yếu tay mềm này lại không chút sợ sệt. “Mùa nào thức ấy”, khi việc đồng
áng kết thúc, lũ về là họ theo con nước bắt rắn, săn chuột, rồi lập hẳn những
chợ hàng “độc” bán công khai ở nơi đông người qua lại, như ven chợ, các khu du
lịch. Cũng có người sang tận Campuchia nhập hàng về để bán cho du khách.
Chị
Năm, ở Tịnh Biên-An Giang, đang bắt hàng chục con bọ cạp trên hai bàn tay trần
mà không hề sợ bi loài côn trùng dữ này tấn công, nơi chị bán hàng là chợ cửa
khẩu Quốc tế Tịnh Biên – An Giang.
Chị
Trương Thị Bé Sáu cười toét miệng khi hai tay nắm đuôi mấy chú chuột cống vừa
đập chết , chuẩn bị làm sạch bán cho khách ở Phụng hiệp – Hậu Giang.
Ở
các chợ vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc bắt chuột, bán chuột
….đến
cắt đầu, lột da chuột bán cho khách cũng một tay chị em phụ nữ có lá gan “to”
dám làm điều này.
Chuột
chứa đầy trong rọ chuẩn bị đem đi làm thịt cung cấp cho nhà hàng
Ở
chợ Xẻo Vong – Hậu Giang, hầu hết chị em phụ nữ đứng ra làm nghề lột da, cắt
đuôi chuột để bán cho thương lái.
Chị
Ngô Thị Ngon, ở huyện Thoại Sơn – An Giang cũng dùng cả hai tay trần bắt rắn để
bán cho khách hàng. Những con rắn này là loại rắn trung, chúng cắn rất độc,
nhưng chị cứ “tỉnh bơ” như không có vấn đề gì, còn biểu diễn cho khách xem.
Cũng
giống chị Ngon, chị Ngôn ở huyện An Phú – An Giang thường hai tay trần cầm hàng
chục con rắn hung giữ để biểu diễn cho khách xem trước khi ngã giá bán.
Đặng
Thị Ngọc Hà, ở huyện An Phú – An Giang “khoe thành tích” khi cầm trên tay gần
20 con rắn nước mới bắt được.
Người
phụ nữ này ở xóm chuột Châu Phú – An Giang “có tiếng” khi mỗi ngày chặt đầu,
lột da trên 1.000 con chuột để lấy tiền công 80.000 đồng/ngày.
Không đi bắt rắn hay ra chợ ngồi bán rắn, nhưng chị Nguyễn Thị Nói, ở huyện An Phú – An Giang nổi tiếng khắp vùng sông nước miền Tây khi mỗi ngày phải chăm sóc đàn rắn hỗ hèo lúc nhúc trên 500 con mà không sợ chúng cắn. Chị nói, nuôi riết quen nên chúng rất thân thiện với con người.
Chăn vịt chạy đồng
Nhiều
năm qua, người dân ĐBSCL, nhất là dân vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long
Xuyên, không xa lạ gì những cư dân nuôi vịt chạy đồng sau mỗi mùa thu hoạch lúa.
Nghề
nuôi vịt chạy đồng lắm phần vất vả, cực nhọc; đời người nuôi vịt cũng chẳng kém
gian nan. Ăn bờ ngủ bụi, lăn lóc gió sương, mỗi chuyến chạy đồng có khi phải xa
nhà cả tháng. Nhưng tập quán của cư dân miền Tây xưa nay là vậy. Vịt thì chạy
đồng, còn gà thì thả vườn.
Bao
đời nay, ông bà ta đã đúc kết : Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn
nghèo nuôi vịt. Nhưng ở miền sông nước với trước vườn sau ruộng, chăn nuôi
gia súc gia cầm đã trở thành tập quán khó lòng thay đổi. Vậy nên đàn vịt vẫn
tiếp tục sinh sôi.
Nghề
nuôi vịt chạy đồng thường xuất hiện ở những nơi sản xuất lúa tập trung. Gọi là
“vịt chạy đồng” vì người nuôi không cần phải mua thức ăn cho vịt, mà chỉ cần
lùa vịt đi ăn mót lúa rơi vãi trên những cánh đồng vừa thu hoạch, hết đồng này
thì chạy sang đồng khác. Ngoài lúa mót , vịt còn có thể ăn các loại côn trùng
như dế, sên, ốc, cua, hến và nhiều động vật thủy sinh khác. Dân nuôi vịt chạy
đồng cũng hay khoe là đàn vịt còn trừ rầy… cho lúa.
Vịt
ăn nhờ lúa rơi lúa mót, nhưng vẫn lớn nhanh như thổi. Do vậy, nhiều cư dân miền
Tây đã chọn nghề nuôi vịt chạy đồng để mưu sinh.
Ở
miền Tây, có lẽ không ai rành mùa vụ từng vùng bằng những người nuôi vịt chạy
đồng , bởi họ cứ theo bầy vịt đi hết đồng này sang đồng khác để chăn thả, rày
đây mai đó. Lúa chín đến đâu, người chăn giữ lại cho vịt đi theo đến đó. Lấy
bầu trời che đầu, rạ rơm làm bạn, dù đi đâu, làm gì, người nuôi vịt cũng thường
mang phong thái lạc quan.
Dưới
cái nắng chang chang, anh Nguyễn Văn Nam – một người làm công ở tỉnh An Giang –
đang chậm rãi lùa bầy vịt đi ăn. Anh Nam theo nghề từ khi còn rất nhỏ,
mọi cánh đồng đã thuộc như lòng bàn tay. Tháng này ở đồng nhà, nhưng qua tháng
sau có khi phải xuống tận Sóc Trăng, Bạc Liêu mới có đồng cho vịt
ăn. Tranh thủ lúc bầy vịt nghỉ ngơi uống nước, cha con anh vội vàng dọn
cơm, ăn tạm giữa cái nắng ban trưa.
Vật
dụng không thể thiếu của người nuôi vịt chạy đồng là cây diều, dùng để kiểm
soát không cho vịt nhập đàn và điều khiển đàn vịt theo ý muốn. Sau mỗi lần
vịt đi ăn về, người chăn phải ngó nghiêng kiểm tra quân số.
Để
tránh nhập đàn, chủ vịt thường dùng sơn màu phết lên mình vịt làm dấu. Màu sơn
phải chọn sao cho khác biệt với màu của các đàn vịt còn lại trong xóm. Nếu bị
nhập đàn cũng dễ nhận ra đàn vịt nhà mình.
Mỗi
đàn một màu nên cả cánh đồng trở thành bức tranh sinh động, nhiều màu
sắc. Hết đàn vịt này đến đàn vịt khác lướt qua cánh đồng, ở lại đôi hôm
rồi xuôi về miệt khác.
Khi
bầy vịt ra đi, đến lượt lũ trẻ trong xóm được hưởng mùa lượm trứng rớt chạy
đồng. Trong văn hóa ứng xử của đời sống dân dã ở miền Tây, có thể xem đây là sự
đền đáp mà người chăn vịt dành cho chủ ruộng vì đã chia sớt cho mình những hạt
lúa sót trên đồng.
Vẫn
là trứng vịt bình thường, nhưng do chính tay mình lượm được thì với lũ trẻ ở
quê, món ăn có vẻ như ngon hơn. Vậy là nghề nuôi vịt chạy đồng cũng đã gắn liền
với những món ăn dân dã đậm đà mùi rạ mới.
Nơi
xứ lạ, giữa bạn chăn vịt rất dễ tìm thấy sự cảm thông. Họ quy ước san sẻ các ô
ruộng để vịt nhà ai cũng có cái ăn. Khi chiều về, đêm xuống, họ cùng nhau hàn
huyên, chia sẻ chuyện đời, chuyện người. Trên đồng vắng, chút hơi cay đủ làm ấm
lòng người xa xứ.
Niềm
vui lớn nhất của người chăn vịt là khi cánh đồng vào độ chín vàng, lúa vừa cắt
chỉ còn trơ gốc rạ. Khi ấy, tha hồ cho chủ lẫn đàn cắm chân mình trên những
cánh đồng bạt ngàn mùi rơm mới.
Dãi
nắng dầm sương, ăn bờ ngủ bụi, chợp mắt dưới hàng tre, bên bờ cỏ hay dưới rặng
trâm bầu. Vậy mà vui. Vào mùa chạy đồng, trong nhà chưa chắc vui như ngoài
ruộng.
Chúng
tôi tìm về vùng nuôi vịt chạy đồng nhiều nhất ở tỉnh Đồng Tháp. Dọc con đường
có rất nhiều đàn vịt đang cố mò tìm những hạt lúa cuối cùng trên cánh đồng đã
trơ gốc rạ. Trên khuôn mặt những người nông dân hai tháng nay bám theo đàn
vịt của mình đã hằn lên những nét khắc khổ, phong trần.
Anh
Trần Văn Út có nhiều năm trong nghề nuôi vịt chạy đồng. Từ An Giang, anh đưa
đàn vịt gần 5.000 con sang Đồng Tháp cho chúng kiếm ăn. Mỗi lần di chuyển đàn,
anh phải mướn ghe, chở cả bầy đến cánh đồng mới. Sau đó, anh ở lại cùng những
bạn chăn cho đến hết mùa rạ.
Để
lưu lại dài ngày, những người nuôi vịt phải cất chòi ở tạm ngoài đồng, trên bờ
đê cao gần nơi vịt ở để tiện trông coi đàn vịt của mình. Đi đến đâu, họ cũng
phải cắm chòi ở tạm như thế.
Hôm
nay, họ đang chuẩn bị cho một điểm đến mới. Chăn vịt cùng cánh đồng với
anh Trần Văn Út còn có anh Nguyễn Văn Dợt. Còn chưa đến 20 ngày nữa, nơi
đây sẽ vào mùa sạ mới nên anh Dợt đang tích cực liên hệ tìm đồng để
“chạy” đàn.
Xuất
thân từ gia đình “gốc rạ” chánh hiệu, nên mọi vất vả của nhà nông, anh
đều nếm trải. Nhà rất nghèo, để kiếm đủ cái ăn cái mặc, tuổi thơ anh đã
trải qua những tháng ngày cơ cực. Lớn lên, theo nghề nuôi vịt truyền
thống của gia đình, anh cũng chạy hết đồng này sang đồng khác. Nhưng có
khác là giờ đây, anh chỉ chạy một mình; còn gia đình, con cái, anh mang
hết lên thị xã, cho con ăn học với mong muốn làm một cuộc cách mạng để
đổi đời. Con anh sẽ thôi không phải theo cái nghề chạy đồng này nữa. Ước
mơ đẹp của người chăn vịt nầy, hy vọng sẽ thành sự thật.
Cuộc
sống của người nuôi vịt chạy đồng mang hình thức chăn nuôi du canh. Dù đi đến
đâu thì người và của cũng sát bên nhau, không rời nửa bước. Có người đi một
mình như anh Dợt, nhưng cũng có người mang theo cả gia đình, vợ con. Lênh đênh
trôi nổi trên đồng theo từng mùa vụ.
Sáng
sớm là thời khắc hoàng kim của người nuôi vịt đẻ chạy đồng bởi đó là lúc thu hoạch
trứng. Từ nửa đêm đã nghe tiếng vịt kêu ổ, ba giờ sáng thức dậy đi gom trứng và
chuẩn bị một ngày mới cho vịt đi ăn. Cảm xúc buồn vui sẽ tùy thuộc vào thành
quả lượm hột buổi sớm mai.
Đa
số những người nuôi vịt chạy đồng là những nông dân không ruộng đất, không nghề
nghiệp. Nuôi vịt chạy đồng là lấy công làm lời. Chủ vịt họa hoằn còn có cơ may
để làm giàu, còn thu nhập của bạn chăn thuê chẳng có là bao.
Cuộc
sống của họ luôn phập phồng, vừa lo kiếm ăn cho bầy vịt, vừa lo vịt lạc bầy sẽ
bị trừ vào tiền công. Vất vả là vậy, nhưng ngoài bầy vịt và cánh đồng, có lẽ họ
vẫn chưa tìm ra lối khác trong cuộc mưu sinh.
ĐBSCL
hiện có khoảng 15 triệu con vịt chạy đồng, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh như
An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An… Theo cách tính của nông dân, cứ 1.000
đến 1.200 con vịt cần một người chăn giữ, thì số lao động theo nghề này cũng có
đến hàng ngàn.
Khó
khăn lớn nhất của người nuôi vịt chạy đồng là rủi ro về bệnh tật, không ít hộ
đã phá sản hoặc phải bỏ nghề.
Một
khó khăn khác là phải di chuyển đồng xa, chi phí khá tốn kém. Đã vậy còn phải
“mua đồng”, tức là người nuôi muốn thả vịt vào cánh đồng nào thì phải trả cho
chủ đồng từ 15.000 đến 20.000 đồng trên mỗi công ruộng. Nuôi vịt chạy đồng ngày
càng lắm gian truân.
Tuy
nhiên, vì tập quán chăn nuôi truyền thống ở miền sông nước , cũng như những lợi
ích nhất định mà nghề mang lại nên nhiều nông dân miền Tây vẫn duy trì hình thức
nuôi vịt chạy đồng. Bên cạnh đó, những chủ vịt có điều kiện cũng đang chuyển
dần từ hình thức nuôi vịt trên đồng nước sang nuôi khô trên cạn , từ bán công
nghiệp sang công nghiệp.
Người
nuôi vịt chạy đồng là những con người vất vả, lam lũ nhưng chân chất, mộc mạc.
Trên những cánh đồng sau mùa gặt, mọi thứ tưởng chừng đã bỏ đi, nhưng thiên nhiên
miền Tây vốn hào phóng, bao dung, cũng như người miền Tây yêu lao động, quen
sống đời phóng khoáng. Nghề nuôi vịt chạy đồng thong thả, bình dị, lặng lẽ góp
phần giữ lại cho miền Tây những phong vị riêng có ở vùng sông nước phương Nam.
Ba ngày ở Sapa
Đong đưa nhịp khèn, vang xa điệu sáo
Gọi tình yêu ngô lúa sắn khoai
(Nỗi nhớ của người H'mông)
Dương Toàn Thắng
Gọi tình yêu ngô lúa sắn khoai
(Nỗi nhớ của người H'mông)
Dương Toàn Thắng
Đi dự những dạ hội ở Paris, tôi thường được
ngắm trang phục sặc sỡ các sơn nữ nước ta, nhưng ở trên sân khấu chắc các cô
không có sắc đẹp hồn nhiên của phụ nữ trên các sườn đồi với những cánh đồng bậc
thang thấp thoáng ánh nắng ban chiều. Vì vậy về Hà Nội rảnh đựơc mấy hôm, tôi
không do dự ghi tên đi Sapa vài ngày. Tôi tiếc là ba ngày thì quá ngắn dù chỉ
muốn có một ý niệm nhưng thà ít còn hơn không, tôi hớn hở đáp tàu lửa lên Lào
Cai và sáng hôm sau đón xe hàng đưa đi Sapa. Bước ra khỏi thị trấn, nải chuối
bên hiên nhà, trái mít dọc thân cây, đứa trẻ nghêu ngao trên lưng trâu,...khêu
gợi biết bao kỷ niệm quê nhà tuy Sapa xa miền Trung quê tôi cả ngàn cây số....
Bản Hồ
Sapa là một tỉnh lỵ tỉnh
Lào Cai ở cực bắc Việt Bắc, tọa lạc ở cao độ 1500m cạnh một nhánh của sông
Hồng. Từ một nơi xa lánh, đầu thế kỷ XX Sapa trở thành một thị trấn với một đồn
lính và một trụ sở hội truyền giáo cơ đốc. Bắt đầu từ thập niên 50, thương mãi
được mở mang nhưng ngành du lịch chỉ theo gót phát triển mạnh mẽ sau những năm
2000. Những người dân tộc ít người (14%) H'mông, Dao ít át, mù chữ, để cho
người Kinh lo mọi chuyện hoạt động kinh tế, ngay cả gần đây tồ chức đi dạo
trong núi, về ngủ ở nhà, xem văn nghệ trong những tuyến du lịch trực tiếp dính
dấp đến người địa phương. Chính quyền hứa một cuộc phát triển kinh tế dựa lên
nền du lịch quần chúng và sự tăng trưởng kinh tế mau lẹ bắt đầu với sự xây dựng
nhà cửa, khách sạn,...nhưng đến nay vai trò của người dân tộc chưa thấy được
khuyến khích và người H'mông thấy vẫn còn nghèo khổ.
Khoảng trước đây 4000 năm,
người H'mông hay Mông sống ở vùng núi nam Trung Quốc và phía bắc căc nước Đông
Nam Á như Miến Điện, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Cách đây hơn 300 năm, họ bắt
dầu di cư vào nước ta, sống rải rác ở các tỉnh Bắc Việt như Lào Cai, Sơn La, Hà
Giang, Điện Biên trước khi một số tiến dần vào Trung Việt định cư ở các tỉnh
Đắc Lắc, Đắc Nông trên Cao nguyên. Sau 1975, một số nhỏ người người H'mông vượt
biên qua sống ở Pháp, Hoa Kỳ,
Canađa, Úc
châu. Với dân số một triệu người, hiện nay dân tộc H'mông đứng thứ 8 trong danh
sách 54 dân tộc Việt Nam.
Các nhà khảo cứu chia người H'mông thành nhiều chi khó phân biệt trong mắt
khách du lịch : H'mông Đơ hoặc H'mông Đâu (H'mông trắng) ; H'mông Đu (H'mông
Đen) ; H'mông Si (H'mông Đỏ) ; H'mông Dua (H'mông Xanh) ; H'mông Lềnh (H'mông
Hoa) ; H'mông Xúa (H'mông Lai ; Ná Mẻo (H'mông Nước). Ơ Trung Quốc người H'mông
được gọi Miêu, ở Lào Meo, trước kia ở nước ta Mèo. Họ cùng hai dân tộc Dao và
Pà Thèn thuộc nhóm các dân tộc nói ngôn ngữ H'mông-Dao. Tuy nhiên có những nhóm
như Ná Mèo sống kề cận với các dân tộc nói ngôn ngữ Tày-Tháị-Việt-Mưòng thì hết
còn giữ những đặc tính H'mông.
Giang Tả Chải
Theo các nhà dân tộc học,
người H'mông từ miền nam Trung Quốc di cư qua Việt Nam theo ba đợt chính. Đợt thứ nhất
cuối đời Minh, đầu đời Thanh, vào lúc có phong trào người Miêu chống lại chính
sách "cài tổ quy lưu" và bị thất bại. 100 hộ thuộc các tộc Lú, Giàng,
từ Quý Châu trước qua các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang rồi dần dần
tiến sâu vào miền đông bắc Việt Nam. Trong đợt thứ hai, một thế kỷ sau, cũng
khoảng trên 100 hộ thuộc các tộc Vàng, Lý theo cùng đường qua Đồng Văn. Đồng
thời, một số ít hơn thuộc các tộc Vàng, Lú, Châu, Sùng, Hoàng, Vừ qua Si Ma
Cai, Bắc Hà tỉnh Lào Cai.
Như đợt trước, những di dân nầy dần dần rải rác khắp
các tỉnh tây bắc. Qua đợt thứ ba, vào thời "Thái Bình Thiên Quốc"
1840-1868, chồng lại triều Mãn Thanh, người Miêu tham gia đông đảo, không thành
công, khoảng trên một vạn người từ Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam chạy qua trốn ở
các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái rồi lan rộng ra các miền đông bắc và tây
bắc Việt Nam. Sau các đợt chính nầy, hằng năm vẫn có người người Miêu lẻ tẻ di
cư qua, theo con đường Đồng Văn rồi xuống Tuyên Quang, cũng có một số từ Lào
đến. Số dân người H'mông tăng lên đáng kể sau 1986. Ngày nay ở Việt Nam có hơn
một triệu người H'mông trong số 9 triệu khắp thế giới, cư trú ở các tỉnh Hà
Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng.
Trên đường đi Lai Châu
Lao
Chải - Tả Vạn
Người H'mông sống thành bản vài chục nóc nhà khép kín, có khi tường đá
ngang đầu bao quanh. Nhà trệt, ba gian , hai chái, bưng ván, vách nứa, mái
tranh, có hai hay ba cửa. Nhà giàu có cột gỗ thông kê trên đá, gác lát ván, mái
lợp ngói âm dương. Người H'mông coi trọng dòng họ, sống quây quàn thành cụm, có
trưởng họ là người có uy tín được tôn trọng. Tình cảm sâm đậm gắn bó ngưòi cùng
họ nhưng không được cưới nhau. Thanh niên nam nữ được lựa chọn bạn đời, còn có
tục "cướp vợ", cô dâu bị chú rể bắt cóc đem về nhà sau mới báo cho
gia đình nhà gái. Thường con trai có vợ thì tách ra ở riêng. Vợ chồng thường
hòa thuận sống với nhau, cùng làm ăn, lên nương, xuống rẫy, ít khi bỏ nhau.
Người H'mông có câu "Lửa cháy đến đâu người Mông theo đến đó". Sản
phẩm nông nghiệp là ngô, khoai, vừng, đậu, mạch, rau,...lúa trong các thửa
ruộng bậc thang, các cây ăn trái như táo, đào, mận, lê,...những cây thuốc như
tam thất, xuyên khung, đảm câm,... Các nghể thủ công như đan lát, thợ rèn, đồ
gỗ, đồ đựng, giấy bản, lưỡi cày, dao cuốc, đồ trang sức bằng bạc, ngay cả nòng
súng được phát triển đa dạng, đạt trình độ cao.
Lao Chải - Tả Vạn
Người H'mông cũng như nhiều dân
tộc ít người khác theo tín ngưỡng đa nguyên, nhưng cốt yếu là thờ cúng tổ tiên.
Cũng có một số người H'mông ngày càng lớn theo đạo Thiên chúa và đạo Tin lành,
nhưng có đoàn thể tôn giáo và phi chính phủ ở ngoại quốc loan báo nhiều tín đồ
ở các tỉnh lai Châu, Lào Cay bị chính quyền đàn áp. Vừa rồi, có chuyện tập
trung đông người H'mông tại huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên nói lên thực tế khó
khăn của một dân tộc thiểu số.
Đàn ông H'mông mặc áo cánh
ngắn dưới thắt lưng, thân rộng, ống tay dài, đầu chít khăn hay đội mũ đính
những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, quần dài rộng, áo quần đều màu chàm. Phụ
nữ ăn mặc nếu không một màu xanh đậm thì rất là sặc sỡ, áo xẻ ngực có yếm, mở
chếch ngực phía bên trái, tấm xiêm trước ngực, khăn quấn đầu, xà cạp quấn hai
chân, đeo khuyên tai, vòng cổ, vòng tai, vòng chân.
Văn nghệ người H'mông khá
phong phú, đặc biệt văn học truyền miệng : truyện thần thoại về anh hùng văn
hóa, truyện dạy cách trồng ngô lúa, may áo quần, truyện cổ tích về thú vật,
nhất là con hổ. Họ rất thích dân ca dân tộc, nhưgầu plềnh (tiếng hát tình
yêu), gầu xuồng (tiếng hát cưới xin), hát khi làm việc nơi nương rẫy,
xe sợi dệt vải hay trên đường đi chợ, lễ hội. Họ dùng ngựa thổ hàng, ngựa rất
gần gũi và thân thiết với từng gia đình. Chợ phiên vừa là nơi trao đổi hàng
hóa, vừa là nơi giao lưu tình cảm..
Chợ tình ở Sapa tổ chức mỗi năm một lần tuy
sinh hoạt không còn sâu đậm như xưa. Họ có nhiều nhạc cụ dân tộc như sáo, khèn,
kèn lá, đàn môi,...sử dụng cùng với tiếng hát trong những lễ hội như lễ hầu
táo (đón năm mới). Thanh niên thưòng vửa thổi khèn vừa múa. Trai gái trao
đổi tâm tình qua kèn lá, đàn môi. Sau một ngày lao động, người H'mông thích ca
hát và dùng nhạc cụ nói lên cơn vui, nổi buồn hay ca ngợi quê hương đất nước.
Sapa
Từng
sống ở đồng quê hồi nhỏ, tôi rất thông cảm tình cảm người H'mông trông cảnh
những cánh đồng bậc thang thấp thoáng nổi bật trước những dãy núi xanh lục đủ
màu. Lấp ló sau những lùm cây là xóm làng yên tĩnh, sáng nghe tiếng gà gáy,
chiều có mây mù bao phủ. Chảy quanh xóm có con sông nhỏ, có chỗ phình rộng
thành hồ, mùa nóng tắm mát thật dễ chịu. Đối với ngưòi như tôi sống ở chốn
thành thị náo nhiệt, ồn ào như Paris,
về đây thấy như chốn thiên đàng. Mà không xa Sapa bao lăm. Bản Hồ, Lao Chải, Tả
Vận, Giang Tả Chải,...chỉ cách Sapa vài tiếng đồng hộ đi bộ. Khi đi dạo trên
các đường đê giữa các ruộng lúa vàng cũng như khi vượt con suối nhỏ dọc những
khóm hoa nuôi sực tím một màu, tôi tiếc mình không phải là nhà thơ để thả vài
câu trữ tình. Nhưng đã có người H'mông hát giùm:
Suối hát sau nhà, mây bay đầu núi
Gọi người H'mông ta đến với nhau
Nhịp nhàng múa quanh bếp lửa hồng
Nào anh nào em, gọi mùa Xuân về với bản H'mông
Gọi người H'mông ta đến với nhau
Nhịp nhàng múa quanh bếp lửa hồng
Nào anh nào em, gọi mùa Xuân về với bản H'mông
Dương Toàn Thắng
Sapa
Về với rừng, ưóc mong của người H'mông dần dần bị giới hạn vì như ở miền
Điện Biên, ngay cả ở khu bảo toàn thiên nhiên Mường Nhé, "cả trãm
nghìn hecta rừng đã bị phá, nói đúng hơn khu bảo tồn hơn ba trãm nghìn hecta
kia bị rỗng ruột từ rất lâu, nay đang tiếp tục bị xẻ thịt trên diện rộng." Theo
nhà báo Đỗ Doãn Hoàng thì người phá rừng và xẻ đất là những người di dân tự do,
những người H'Mông đi tìm nơi đất lành chim đậu. "Các xã mênh mông từ
Mường Nhé, Sìn Thầu, Chung Chải, xưa vốn chỉ có duy nhất bản Nậm Là là nơi sinh
sống của đồng bào H'mông thì nay, dân số Mường Nhé đã đến mức nửa già là người
H'mông. Hầu hết họ đến bằng con đường di dân tự do".
Số phận của
người H'mông không khác gì số phận những người dân tộc thiểu số khác, kể cả
những dân tộc trên Cao nguyên Trung Việt, nơi rừng dần bị phá hủy để người Kinh
trồng cà phê ! Những nhà dân tộc học thường bảo rừng là môi trường sinh sống
của người dân tộc thiểu số, phá rừng là cách dễ dàng nhất để triệt tiêu một dân
tộc.
Frédéric Michalak
Mấy ngày ở Sapa vui bao nhiêu với phong cảnh quê hương hữu tình thì tôi
lại buồn bấy nhiêu vì thấy tương lai mờ mịt của một số đồng bào. Trái với dân
tộc Dao, dường như trẻ em H'mông ít được đi học. Ở Sapa, chúng đi bán hàng ;
khách du lịch Tây phương đã có phàn nàn chúng hay chạy theo xin tiền...Vừa qua,
đài truyền hình A2 của Pháp có cho chiếu một chương trình "Rendez-vous en
terre inconnue" trong ấy anh chàng đá bóng bầu dục Frédéric Michalak đươc
mời về ăn ở hai tuần với một xóm người dân tộc Lôlô đen, liệu tiếp xúc với nền
vãn minh có giúp ích được gì cho tình thế hiện nay ?
Võ Quang Yến
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
Người
xưa trọng nghề vì nghề nuôi sống được thợ. Có nghề là đời sống được bảo đảm. Tay nghề giỏi là thân được sướng và có chuyên tâm vào công
việc thì mới mong thành công. Còn những câu thành ngữ quen thuộc khác cũng mang
ý nghĩ trên:
"Một nghề thì sống, đống nghề thì chết" hay "Trăm hay không bằng tay quen": có giỏi cũng phải thực tập mới được.
Tiếng Mỹ còn có câu "Jack of all trades, master of no one" (= cái gì cũng làm thì không giỏi cái gì được). Rõ ràng là người xưa chỉ lo sao có được cái nghề để lo miếng cơm, manh áo, nuôi thân, nuôi gia-đình, vợ con. Nhìn xa hơn chút thì quả nhiên tất cả những danh-nhân đều là những chuyên-gia đã thành công trong địa-hạt của mình: khoa-học, chính-trị, âm-nhạc, thể-thao...
Và ngay cả trong cùng một ngành cũng nên chuyên vào một bộ môn: bác sĩ thì le lắm rồi nhưng nếu nha-sĩ hay bác-sĩ mắt, hay chuyên hẳn về ung thư não chẳng hạn thì lại càng bảo-đảm. Càng chuyên-môn càng "ăn tiền", nghĩa bóng cũng như nghĩa đen.
"Một nghề thì sống, đống nghề thì chết" hay "Trăm hay không bằng tay quen": có giỏi cũng phải thực tập mới được.
Tiếng Mỹ còn có câu "Jack of all trades, master of no one" (= cái gì cũng làm thì không giỏi cái gì được). Rõ ràng là người xưa chỉ lo sao có được cái nghề để lo miếng cơm, manh áo, nuôi thân, nuôi gia-đình, vợ con. Nhìn xa hơn chút thì quả nhiên tất cả những danh-nhân đều là những chuyên-gia đã thành công trong địa-hạt của mình: khoa-học, chính-trị, âm-nhạc, thể-thao...
Và ngay cả trong cùng một ngành cũng nên chuyên vào một bộ môn: bác sĩ thì le lắm rồi nhưng nếu nha-sĩ hay bác-sĩ mắt, hay chuyên hẳn về ung thư não chẳng hạn thì lại càng bảo-đảm. Càng chuyên-môn càng "ăn tiền", nghĩa bóng cũng như nghĩa đen.
Chúng
ta ai cũng biết đến "hệ-thống danh-nhân" (celebrity system) của Mỹ:
làm gì thì làm, miễn sao nổi-tiếng thì đi đâu cũng lọt, làm gì cũng dễ
thành-công. Một thí-dụ điển-hình của địa-vị "celebutante" (nổi-tiếng
không phải vì tài) là cô Paris Hilton, chắt của thành-lập viên nhóm khách-sạn HILTON:
nhờ con nhà giàu và nhờ một cuốn băng video nóng bỏng tung lên Mạng, cô đã trở
thành rất nổi-tiếng để sau đó trở thành diễn-viên, ca sĩ, văn sĩ, doanh nhân,
... và tỉ-phú.
Nhất
nghệ tinh không chỉ áp-dụng nơi một cá-nhân, mà còn có thể là nét đặc trưng của
cả một nhóm: làng Cự Đà nổi tiếng với nghề gia-truyền làm tương, làng
Hành-Thiện nổi-tiếng là làng Nho học từ xưa, có nhiều người học hành đỗ đạt... Bên
Mỹ này, ba phần tư chủ-nhân tiệm làm móng tay vùng California là người Việt-Nam, trong khi
người Đại-Hàn thành-công với nghể giặt ủi và người Trung Hoa nổi-tiếng với nghề
tiệm ăn.
Nói tóm lại, khó ai có thể nói "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" là sai, như lịch-sử đã chứng minh từ ngàn đời nay. Chỉ có điều, thời buổi này thay đổi nhiều và nhanh quá, một nghề đang thịnh hôm nay, ngày mai có thể chết: máy vi-tính đã giết nhiều nghề trong ngành kế-toán và nghề bàn giấy, Internet đã làm đảo điên những nghề điã nhạc, phim ảnh, báo chí, bưu-điện, ...
Bách nghệ tinh, ...
Như đã nói, "Một nghề thì sống, đống nghề thì chết". Cũng như
"Jack of all trades, master of no one" (= cái gì cũng làm thì không
giỏi cái gì được). Ôm đồm quá chỉ có hại. Nếu có một ngoại-lệ đáng kể nhất thì
chắc hẳn phải nhắc đến Leonardo di ser Piero da Vinci (Leonardo, con của Ser
Piero, đến từ Vinci, Ý Đại Lợi), thường được gọi là Leonardo da Vinci. Ông được
coi là một thiên-tài toàn năng: họa sĩ (bức tranh nổi tiếng nhất là Mona Lisa),
nhà điêu-khắc, nhạc sĩ, bác sĩ, nhà giải-phẫu, kỹ sư, kiến-trúc sư, nhà sáng tạo và triết gia.
Có lẽ tự cổ chí kim, trên đời này không còn ai biết
nhiều, hiểu rộng hơn ông. Nói đến bách nghệ, bên Pháp có trường Bách Khoa Paris
(École Polytechnique) còn được nhắc đến với tên X, thành-lập năm 1794, là trường
cao-đẳng đại-học đào tạo kỹ sư nổi tiếng nhất tại Pháp. Mục đích truyền thống
của các sinh viên Polytechnique (Polytechniciens) là trở thành nhân lực cao cấp
của quốc gia và mục đích này vẫn còn được tiếp tục cho đến ngày nay. Tuy vẫn được nhắc đến như đào
tạo đại-học, nhưng trên thực tế chương-trình học luôn vượt khá xa so với
chương-trình đại-học khoa-học bình thường.
Thêm vào đó, chương-trình học thường rất rộng, sinh viên thường tiếp cận các môn học nằm ngoài chuyên ngành của mình. Triết lý "rộng hơn sâu" đã gây nên rất nhiều tranh cãi từ nhiều năm nay, nhưng điều này đã làm nên tính đặc-trưng của chương-trình học Polytechnique. Thực tế cho thấy, sinh viên sau khi tốt nghiệp, đa số có một nền tảng khoa-học cơ-bản rất chắc chắn, giúp họ dễ dàng đào sâu vào bất cứ chuyên ngành nào trong thời gian ngắn hơn nhiều so với một sinh viên đại-học bình thường.
Thêm vào đó, chương-trình học thường rất rộng, sinh viên thường tiếp cận các môn học nằm ngoài chuyên ngành của mình. Triết lý "rộng hơn sâu" đã gây nên rất nhiều tranh cãi từ nhiều năm nay, nhưng điều này đã làm nên tính đặc-trưng của chương-trình học Polytechnique. Thực tế cho thấy, sinh viên sau khi tốt nghiệp, đa số có một nền tảng khoa-học cơ-bản rất chắc chắn, giúp họ dễ dàng đào sâu vào bất cứ chuyên ngành nào trong thời gian ngắn hơn nhiều so với một sinh viên đại-học bình thường.
Mẫu số chung của các trường này là chương trình học rất rộng và nhất là cách giảng dạy tập cho sinh-viên một lối suy-nghĩ đặc thù của những nhà lãnh-đạo: phân-tích và hiểu rất nhanh qua những điểm chính-yếu để quyết định. Điều này cũng dễ hiểu vì vai-trò một lãnh-đạo là chỉ đường (đạo), là quyết định để người khác thi hành. Như vậy, một nhà lãnh đạo không thể là một chuyên-gia. Vẫn bên Pháp, nếu ngược giòng thời gian lên thế kỷ thứ 17, ta sẽ có khái-niệm "Honnête Homme" làm mẫu-mực nhân-tính (modèle d'humanité) cho nam-giới quí-tộc cũng như tư-sản thời đó. Khái-niệm "Honnête
Homme" này hầu như chỉ có bên Pháp, tôi chỉ có thể tạm dịch là "Quân-tử Pháp" coi như là gần nhất. Người Quân-tử Pháp phải là một người có kiến-thức rộng và là người hoạt-bát, nhưng phải biết lịch-sự và khiêm-tốn. Nói về sự hiểu-biết, người Quân-tử Pháp là người toàn-năng, có óc tổng-quát hơn là chuyên-môn.
(Blaise
Pascal đã từng khẳng-định "il est plus beau de savoir quelque chose sur
tout que de savoir tout d'une chose" = Biết chút ít về tất cả mỹ miều hơn
là biết tất cả về một thứ). Người này có đầu óc mở rộng và hiếu kỳ. Nói về
nhân-tính, người Quân-tử Pháp phải biết cân-bình giữa Thân và Tâm, biết chừng mực, trọng sự cân-đối hài hòa (điểm này có đôi phần tương-tự
với pháp Trung-Dung). Ngoài xã-hội, người này lịch sự với đàn bà (galant), nhã
nhặn, cởi mở, có duyên (nhưng vẻ hài-hước dí dỏm của ông là loại tế-nhị làm
người khác mỉm cười). Nói tóm lại, lý-tưởng "Honnête Homme" là một
mẫu người đi ngược lại quan-niệm "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh",
tuy rằng "nghệ" ở đây chỉ-định nghề-nghiệp nuôi thân chứ không nghĩa
rộng như quan-điểm "Honnête Homme".
Chủ-trương của ông là nếu biết kinh-doanh thì mình vẫn có thể thành công trong bất cứ ngành nào. Ông đã được vinh danh và được lãnh nhiều giải toàn cầu, ông cũng đã được phong "Hiệp sĩ" (knight) bởi Hoàng-tử Charles. Trên phương-diện cá-nhân, ông là một thể-thao gia có hạng (máy bay, thuyền buồm, kite board, khí cầu đốt lửa / montgolfière với vài kỷ-lục đã được thâu nhận, ...), và (dĩ nhiên) ông là một tay Playboy khét tiếng.
Lại
một bách nghệ gia.
Nhất nghệ hay bách nghệ?
Nhất nghệ hay bách nghệ?
Đào sâu hay đào rộng? Đặt câu hỏi cho có lệ chứ đương nhiên là khía cạnh nào cũng có cái hay cái dở, điểm lợi điểm bất lợi, và đừng quên điểm chính là phải phù-hợp với cá-tính và khả năng của mỗi người. Như đã xem, nhất nghệ hay bách nghệ đều có thể thành công (hay thất bại) như nhau, lại trở về số-phận của mỗi người thôi. Riêng trong trường-hợp tôi, chắc hẳn câu "Jack of all trades, master of no one" là đúng hơn hết. Thuở đi học, tôi đã chọn kỹ-sư thay vì bác sĩ vì tôi sợ học thuộc lòng, sau đó tôi học thêm một năm về quản-trị xí-nghiệp rồi bắt đầu đi làm với trách-nhiệm quản-lý những chương-trình huấn-luyện nhân-viên (Responsable formation / Training manager). Tôi học kỹ-sư về kim-loại, đi làm trong những hãng/xưởng kim loại suốt 15 năm để rồi sau cùng vẫn chả biết gì về kim loại, vì tôi làm toàn những nghề "tổng quát" trong những địa hạt nhân sự (Ressources humaines / Human resource), quản lý (Management) hay Quality (ngành này hình như ít thấy ở Việt-Nam, tôi không biết phải dịch là gì, có lần tôi đọc được trên Mạng danh từ "Quản lý Chất lượng tổng quát" để chỉ định Total Quality Management thì thấy nó "kỳ kỳ" làm sao ý). Đã có lần đi phỏng vấn, một nhà tuyển dụng (recruiter) đã định-nghĩa tôi là một "kỹ sư văn chương", đúng là nửa người, nửa ngợm (nửa đười ươi)!
Tính tôi hiếu kỳ lắm, tôi thích học hỏi trong rất nhiều ngành: tâm-lý, xã-hội, triết, lịch-sử, âm nhạc, văn chương, nhiếp ảnh, ...
Nói về ăn, tôi đã thử rất nhiều thức ăn trên thế-giới và đi ăn hiệu, tôi thường gọi những món tôi chưa bao giờ ăn. Thích ăn nên tôi cũng biết "lăn vào bếp". Nói về nhạc, tôi nghe đủ loại: cổ điển, Rock, Pop, Jazz,... cũng như nhạc thuần-túy các nước (World music), chỉ trừ có nhạc Rap thì nghe chưa lọt tai. Du-lịch thì tôi đã được đi thăm viếng rất nhiều vùng trong rất nhiều quốc-gia. Nhưng nói cho cùng, tôi đã trở thành bách-khoa một phần vì nhu-cầu đưa đẩy mà thôi. Lúc trước, gia-đình tôi không được khá giả lắm, thịt cá trên bàn ít nên tôi chỉ có nước xuống bếp thanh toán trước nào đầu gà, cổ gà, chân gà, nào xương heo, xương bò, nào hột xoài, nào cùi dừa,... và tôi đã tập ăn đủ thứ (tôi quan-niệm bất cứ món gì, nếu đã có người thích và ăn thì tôi cũng có thể thấy ngon). Khi đi du-học thì bất đắc dĩ tôi đã phải học nấu ăn, giặt giũ, là quần áo, khâu vá, lên gấu quần, tự cắt tóc, ... và đi làm hè để kiếm thêm tiền. Lúc ra làm riêng, tôi đã phải tập kế-toán, lo việc hành chánh, sửa chữa máy vi-tính, đi tìm khách, làm đủ mọi nghề.
Trong nhà thì tôi đâm ra hí hoáy, sửa chữa lặt vặt (bricoleur / handy man),
việc gì quẫn kẹt lắm mới phải gọi thợ. Tất cả cũng vì nhu-cầu đòi hỏi thôi, chả
vì giỏi giang gì.
Và cuối cùng, câu "master of no one" lại càng áp dụng cho tôi. Tôi đào rộng nhưng không sâu nên gặt hái thì chả được bao nhiêu. Ngày hôm nay, anh kỹ sư về hưu cũng chỉ "tàng tàng", chả giàu chả sang, chả nghèo chả đói. Sửa chữa gì ở nhà thì được chứ ra ngoài thì làm gì dám? Nấu ăn thì không sợ đói nhưng không thể nói là tay đầu bếp giỏi. Tán phét thì đề-tài gì cũng nhảy vào, nhưng vào chi-tiết chút thì lại nhảy ra. Về nhạc thì đàn gẩy phừng phừng để tự đệm chơi ở nhà chứ lên sân-khấu thì xấu mặt vợ lắm, và hát thì chỉ hát đỡ cho vợ lấy hơi lại thôi. Văn thơ thì không dám tự xưng văn sĩ, thi sĩ gì cả. Thể thao thì món gì cũng chỉ trung bình. Đôi khi, nhìn chung quanh mình, cũng cảm thấy chút tủi thân lắm (hic hic).
Và cuối cùng, câu "master of no one" lại càng áp dụng cho tôi. Tôi đào rộng nhưng không sâu nên gặt hái thì chả được bao nhiêu. Ngày hôm nay, anh kỹ sư về hưu cũng chỉ "tàng tàng", chả giàu chả sang, chả nghèo chả đói. Sửa chữa gì ở nhà thì được chứ ra ngoài thì làm gì dám? Nấu ăn thì không sợ đói nhưng không thể nói là tay đầu bếp giỏi. Tán phét thì đề-tài gì cũng nhảy vào, nhưng vào chi-tiết chút thì lại nhảy ra. Về nhạc thì đàn gẩy phừng phừng để tự đệm chơi ở nhà chứ lên sân-khấu thì xấu mặt vợ lắm, và hát thì chỉ hát đỡ cho vợ lấy hơi lại thôi. Văn thơ thì không dám tự xưng văn sĩ, thi sĩ gì cả. Thể thao thì món gì cũng chỉ trung bình. Đôi khi, nhìn chung quanh mình, cũng cảm thấy chút tủi thân lắm (hic hic).
Nhất
nghệ, bách nghệ, vạn nghệ, miễn là có nghề nuôi thân là mừng rồi. Bàn cho vui,
cho qua ngày, qua tháng vậy thôi chứ mỗi người một tính, mỗi người một số phận,
bước qua sao khỏi? Tuy nhiên, có một nghề mà đàn ông chúng ta không bao giờ có
thể thể lơ là được là nghề phụng-sự vợ, có đúng như vậy không các chị?
Yên Hà
tháng 8, 2013Chuyện tiếu lâm thời hiện đại
Ở
VN thỉnh thoảng lại xảy ra chuyện khó tin, cười ra nước mắt, như trước đây ông
Sáu Lèo đánh cờ độ một ván 5 tỉ đồng, rồi bà Hồng Ly “đại náo” trụ sở UBND
tỉnh... Mới đây lại có một chuyện “bi hài” không kém: Một “đại gia nông thôn”
trong lúc ăn nhậu đã nổi hứng thách thức một chị phụ nữ nếu dám… cắn “của quý”
của ông ta thì ông này sẽ trả 100 triệu đồng.
Chị
phụ nữ cắn thật, nhưng “đại gia nông thôn” lại quỵt tiền, quay ngược lại tố cáo
chị ta “cố ý gây thương tích”, còn chị nọ kiện ông ta ra tòa đòi trả 100 triệu
đồng đúng như giao ước. Khi chuyện đã ra tòa, tất nhiên các quan tòa phải phân
xử.
Chuyện
kỳ cục này xảy ra từ một bữa nhậu.
Xã
Mỹ Thành Bắc là vùng quê chuyên trồng lúa lâu nay được đánh giá là xã nghèo khó
của huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nhưng ông Trần Thanh Hiền (64 tuổi, ở ấp 3,
xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), là cán bộ Hội Cựu chiến binh
ấp 3, xã Mỹ Thành Bắc). Ông nổi tiếng là một đại gia xứ lúa khi có trong tay
hơn 700.000m2 ruộng, nhà cao cửa rộng và thường tổ chức ăn nhậu tưng bừng.
Không chỉ giàu có, ông lại nằm trong thành phần là "quan chức xã".
Đại loại, ông vừa có tiền, vừa có quyền. Ở quê, người như ông có thể gọi là
thành đạt, có thể được nhiều người ngưỡng mộ rồi.
Còn
bà N.T.L cũng đã gần tứ tuần cũng có “của ăn của để” với nghề buôn bán thịt heo.
Một
ngày giữa tháng 3 năm 2013, ông Hiền trên đường đi thăm ruộng về thì gặp một
đám nhậu gồm nhiều người quen trong nhà ông Sáu Ch, trong đó có bà L.
Thách
thức kỳ quái
Sau
khi uống hết mấy lít rượu đế, ông Hiền bất ngờ tuyên bố với mọi người trong bàn
nhậu: “Nếu bây giờ con L dám cắn c... của tao một cái thì tao sẽ trả cho nó 100
triệu đồng, không thiếu một cắc”.
Lúc
đầu những người trong bàn nhậu tưởng ông Hiền nói chơi, nên không ai để ý, tiếp
tục ăn nhậu, đùa giỡn.
Nhưng
một lúc sau, ông Hiền nhắc lại lời thách thức khi nãy, đồng thời thò tay vô
quần kéo “của quý” ra “khoe hàng” để tăng thêm trọng lượng của lời thách thức.
Đến lúc này thì đám bạn nhậu của ông Hiền tá hỏa, trong khi bà L không có phản
ứng gì.
Cuộc
nhậu lại tiếp tục diễn ra tưng bừng, nhưng chỉ vài phút sau ông Hiền lại tiếp
tục lên tiếng thách thức bà L.
Ông
T.T.H, nhân vật chính của vụ việc.
Thậm
chí ông Hiền cho rằng bà L không dám cắn và liên tục móc “thằng nhỏ” ra ngoài
vừa khoe hàng, vừa tiếp tục lớn tiếng thách thức, vẫn giữ cam đoan nếu bà L dám
cắn thì ông ta dám trả 100 triệu đồng, đồng thời nằm xuống cho bà L… dễ cắn.
Lần
này, khi mọi người chưa kịp phản ứng, bà L nhào sang chụp “thằng nhỏ” của ông H
cho vào miệng… cắn một nhát. Ông H đau đớn kêu trời, còn bà L thực hiện xong
việc ông H thách thức thì quay sang đòi ông “đại gia” này phải chung đủ 100
triệu đồng như đã cam kết. Hai bên gây gổ ầm ĩ, đám bạn nhậu sau một lúc sững
sờ trước việc làm của bà L, liền quay sang can gián cả hai người, sau đó trận
nhậu giải tán.
hình minh họa
Cả
hai cùng đệ đơn kiện
Mấy
hôm sau, bất ngờ ông H đệ đơn ra UBND, Công an xã Mỹ Thành Bắc kiện bà L đã
“cắn của quý” của ông ta gây thương tích trong lúc ông ta… nhậu say không biết
gì hết.
Không
chịu thua, bà L cũng nộp đơn đến UBND và Công an xã Mỹ Thành Bắc, thưa ông H
không chịu thực hiện lời cam kết, quỵt của bà 100 triệu đồng. Trong đơn, bà L
nói số tiền 100 triệu đồng ông H bắt buộc phải bồi thường vì đã… mướn bà “cắn
của quý” của ông ta, có nhân chứng. Đến lúc này thì sự việc vỡ lở và lan ra
khắp xã, trở thành câu chuyện “thời sự” nổi nhất vùng quê lúa trong mấy tháng
qua.
Kiên
quyết đưa ra tòa
Sau
khi nhận được đơn thưa, vào ngày 1-4-2013, các cơ quan của xã mời ông H và bà L
đến trụ sở UBND xã để giải hòa, khuyên hai nhân vật chính của sự việc “vô tiền
khoáng hậu” này nên tự thương lượng vụ việc, nhằm “trấn an dư luận”.
Tuy
nhiên, sau một buổi làm việc, bất chấp các ý kiến hòa giải, ông Hiền và bà L
đều nhất quyết giữ nguyên quan điểm của mình và yêu cầu chuyển vụ việc kỳ khôi
này ra Tòa án huyện Cai Lậy để giải quyết.
Phiên
tòa độc nhất vô nhị và mâu thuẫn “bí ẩn” từ trước
Sáng
sớm ngày 22-7-2013 vừa qua, hàng trăm người dân đã tụ tập trước sân Tòa án
huyện Cai Lậy để chứng kiến phiên tòa có một không hai xử vụ thách cắn “của
quý”, thế nhưng phiên tòa hoãn đến đầu giờ chiều.
Theo đơn
kiện của chị L., vào ngày 20-1-2013, chị đã bán lòng và xương heo cho ông
Hiền với giá 1,7 triệu đồng để ông Hiền làm tổng kết năm của chi hội Cựu chiến
binh. Ông Hiền yêu cầu chị L. kê số tiền lên thành 2,2 triệu đồng, chị L. đồng
ý nhưng sau đó thấy sai nên chị làm tường trình báo cáo với chủ tịch xã. Từ đó,
ông Hiền thù chị, luôn kiếm cớ gây sự, dùng những lời lẽ thô tục chửi bới, xúc
phạm đến danh dự, nhân phẩm chị.
hình minh họa
Vẫn
theo đơn kiện của chị L., ngày 12-3, chị L. tham gia tiệc nhậu tại
nhà ông Sáu Ch. cùng sáu người khác, sau đó thì ông Hiền đến. Ông dùng những
lời lẽ khó nghe chửi bới chị và có những hành động thô tục nhắm vào chị. Cụ
thể, ông cởi quần ra và nói chị cắn vào “thằng nhỏ” của ông thì ông đưa 100
triệu đồng. Những người xung quanh đã can ngăn nhưng ông Hiền cứ tiếp tục. Quá
bực tức trước lời lẽ và hành động đó, chị L. đã phản ứng (cắn “của quý” của ông
Hiền). Sau đó, ông H. lấy ghế định đánh chị nhưng được mọi người can ngăn kịp
thời…
Những
lời khai trước tòa
Tại
tòa, bà N.T.L yêu cầu ông T.T.Hiền bồi thường 80 triệu đồng, gồm 50 triệu đồng
bồi thường nhân phẩm, danh dự, uy tín; 10 triệu đồng bồi thường thiệt hại trong
những ngày bà không đi bán hàng được, 20 triệu đồng cho chi phí đi lại, thu
thập chứng cứ... Bà L rút lại yêu cầu buộc ông Hiền phải công khai xin lỗi
trước bà con trong xã, mà chỉ xin lỗi trước tòa.
Trước
tòa, bà L thừa nhận có cắn “của quý” của ông Hiền. Bà nói: “Vì ông Hiền nhiều
lần vạch quần đưa “thằng nhỏ” ra khiêu khích, nói tôi cắn thì cho 100 triệu
đồng. Vì cảm thấy bị nhục mạ danh dự người phụ nữ, không kiềm chế được nên tui
đã cắn”.
Tòa
hỏi có biết cắn như vậy mà gây thương tích nặng thì sẽ bị xử lý hình sự không,
bà L nói: “Tui biết gây thương tích là có tội nhưng ảnh khiêu khích, tui bị
kích động nhiều quá nên cắn để ảnh chừa”.
Về
phần ông Hiền, ông chỉ thừa nhận có nhậu với bà L và bảy người khác, nhưng do
say quá nên không biết gì. Ông nói: “Chỉ khi bị cắn thì mới giật mình thức dậy
và được hai người trong bàn nhậu đưa lên võng nằm”.
Ông
Hiền cho biết thêm, sau khi về nhà ông mới thấy đau, xem lại thì thấy bị xước
miếng da nhỏ nên không yêu cầu bồi thường. Trước yêu cầu bồi thường của bà L,
ông Hiền nói: “Chị L chẳng mất mát gì mà đòi bồi hoàn”.
Ông
H cũng không thừa nhận chuyện mình vạch quần thách thức bà L cắn “của quý”. Khi
tòa hỏi: “Anh không vạch ra sao chị L. cắn?”, ông Hiền ấp úng cho rằng mình say
quá nên không biết. Hội đồng xét xử đã cố gắng hòa giải để hai bên thương lượng
nhau, nhưng cả hai không ai nhường ai. Phiên tòa tạm dừng chiều 22-7, sáng 23-7
tiếp tục phần tuyên án.
Buổi
sáng 23-7 vừa qua, phòng xét xử Tòa án huyện Cai Lậy tiếp tục chật kín người
hiếu kỳ đến chờ nghe Hội đồng xét xử tuyên án.
Cả
phòng xử án im phắng phắc nghe tuyên án, mọi người chỉ ồ lên xôn xao khi chủ
tọa phiên tòa tuyên bác yêu cầu của bà N.T.L (đòi bồi thường 80 triệu đồng) vì
không đủ căn cứ. Rời khỏi phiên tòa, bà N.T.L như vẫn còn ấm ức, bà tuyên bố
chắc nịch là sẽ kháng cáo. Trong khi đó, một số người không có điều kiện xem
phiên tòa đã hỏi: “Có tái hiện lại hiện trường không nhỉ?”
Những
chuyện bên lề sau phiên tòa
Sau
phiên tòa, từ khi cái chuyện thách đố được một tờ nhật báo lớn loan tin, rồi
nhiều tờ báo khác đưa tin theo, ông ra đường gặp ai cũng ngại ngần. Ông Hiền
nói: “Tui có gọi cho nó (ý nói chị L.) mấy lần, nói có gì nó lên nhà tui thương
lượng. Chứ cái chuyện đó hay ho gì mà làm ầm ĩ, người ta xì xào nghe mắc cỡ
quá. Nhưng mà, nó không có chịu lên". Và cũng có người bàn rằng chị L. chỉ
“cắn cảnh cáo” thôi nên ông Hiền mới bị sứt tí da, chứ nếu chị L. “cắn thật”
thì ông Hiền “đi đứt” rồi.
Còn
về phía chị L, chị xấu hổ lắm, chị tâm sự: "Ông chồng tui từ Sài Gòn nghe
tin, về tìm tui la cho một chặp nên thân. Xong bạt tai tui mấy cái vì làm cái
trò không giống ai. Có điều, ổng nói phải kiện thằng cha già mắc dịch này đến
nơi đến chốn, đừng nghĩ có tiền rồi muốn làm gì ai đó thì làm”. Chị có sạp thịt
heo ngoài chợ, từ ngày xảy ra chuyện đến giờ, vẫn chưa dám ra chợ bán hàng lại,
chị ngại điều tiếng thiên hạ. Chị cho biết thêm, thật ra còn một nguyên nhân
khác nữa.
Chuyện
đó bắt đầu từ bữa rượu khác của một người hàng xóm, khi uống rượu có ông Hiền,
chị L. và một chị là người yêu cũ của ông Hiền cùng mấy người hàng xóm khác.
Nhậu say, ông Hiền và người yêu cũ ngồi rủ rỉ về “những ngày xưa thân ái”. Cao
hứng, người yêu cũ còn lôi đặc điểm ít người biết của ông Hiền ra nói để chứng
minh sự thân mật ngày trước của mình. Chị L. nghe vậy chắc chướng tai, nên nói
móc này kia kia nọ. Từ đó sinh thù hận giữa hai người.
Cho
đến nay chị L. quyết kháng cáo. Chưa biết cái thứ chuyện tiếu lâm thời đại này
sẽ đi đến đâu, ai được ai thua? Nhưng chắc chắn chuyện sẽ được lưu truyền lại
trong kho truyện tiếu lâm dân gian có thật cho mấy ông nhậu tha hồ bú khú.
Văn
Quang
‘cắt chim’ chồng
http://baomai.blogspot.com/
BaoMai
BaoMai
GARDEN GROVE (VB) -- Một bài học rất lớn cho những người đang làm hồ sơ ly dị vợ hay chồng: đừng ăn hay uống bất cứ thứ gì mà người hôn phối cũ mời.
Trường hợp này được thấy rõ trong cách bà Catherine Kiều Becker, 48 tuổi, một người Mỹ gốc Việt ở Garden Grove, đã trộn thuốc mê vào bữa ăn tối để rồi trói ông chồng lại, và dùng dao cắt đứt “chim” của người mà bà đang làm thủ tục ly dị, và rồi quăng ‘chim” này vào máy xay rác, bấm nút điện cho xay luôn.
Hôm
Thứ Tư, bà Kiều Becker đã ra trước tòa về cáo buộc tội hình sự: tra
tấn, cắt thân thể, và trong trường hợp gia trọng vì gây thương tích lớn
cho cơ thể và việc dùng dao tấn công.
Bà
Kiều Beacker trong phiên tòa đã rũ mái tóc dài để che khuôn mặt. Bà
được tòa bổ nhiệm một luật sư công. Thụ lý hồ sơ sẽ tiếp tục vào ngày
22-7-2011 tới cũng tại tòa Westminster.
Nếu
bị xử có tội, bà có thể bị án tối đa là chung thân. Hiện bị giam ở nhà
tù Quận Cam và không được đóng tại ngoại, trong khi chờ giám định y khoa
tâm thần.
Chồng bà được tòa cho ẩn danh, 60 tuổi, hiện nằm chữa trị ở bệnh viện UCI ở Orangre.
Vào
lúc 9 giờ tối Thứ Hai, cảnh sát tới căn condominium trên đường Flower
sau khi một phụ nữ gọi số 911, và nói cần cấp cứu y khoa. Bà Kiều Becker
mở cửa đón cảnh sát vào, nói rằng chồng bà trong phòng ngủ, và nói rằng
“Ổng đáng đời lắm.”
Cảnh
sát thấy người chồng bị trói vào giường, máu chảy lênh láng từ hạ bộ.
Bà Kiều Becker bị cáo buộc đã dùng một thuốc độc hay thuốc mê bỏ vào
thức ăn để làm ông chồng ngủ li bì, rồi bà trói ông vào giường; tới khi
ông chồng chợt tỉnh dậy, thì bà mới lấy con dao bếp dài 10 inches (25.4
centimét) để “cắt chim.”
Cảnh sát Jeff Nightengale nói, “Ông ta tỉnh dậy, rồi bà ta mới cắt đứt ‘chim’ của ông ta.”
Bà Kiều ném ‘chim’ vào máy xay rác, bấm nút điện cho máy chạy. Cảnh sát nói đã tìm được vài mảnh, đã đưa về cho UCI.
Ông chồng kể với cảnh sát là ông thấy thức ăn do bà Kiều mời có gì sai lắm.
Hai người gây nhau về những người bạn cư ngụ trong nhà họ.
Hai
người cưới nhau ngày 29-12-2009 tại Tehachapi, Quận Kern. Họ ly thân
vào tháng 4-2010, và ông chồng nộp đơn ly dị tháng 5-2011, lý do “không
hòa hợp nổi,” theo hồ sơ tòa. Họ chưa có con nào.
Báo
Register kể rằng, hàng xóm tên Phương-Anh Phạm nói là 2 người kia trông
thân thiện và có vẻ hợp nhau, “Thiệt nghạc nhiên vì quan hệ của họ có
vẻ gắn bó nhau. Tôi cảm thấy bà ta không làm thế với ổng đâu.”
Bà Kiều Becker sinh ở Việt Nam, có vẻ sống ở Mỹ ít nhất là 7 năm, gặp trở ngại tài chánh.
Báo
Register nói rằng có một phụ nữ trùng tên và cùng tuổi đã có điạ chỉ ở
Mỹ từ 2004, tất cả địa chỉ đều ở Quận Cam. Lúc đầu, ngụ ở Westminster,
rồi dọn sang Santa Ana, trươc khi về sống, kể từ tháng 4-2010, tại điạ
chỉ Garden Grove này.
Hà Giang/Người Việt
GARDEN GROVE (NV)- Một phụ nữ gốc Việt, có tên là Catherine Kieu Becker, bị cảnh sát bắt giam tối 11 tháng 7, vì bị cáo buộc đầu độc chồng, cắt đứt dương vật của ông, bỏ vào máy xay thức ăn (garbage disposal), rồi gọi 911, xin cấp cứu.
Tin này do Sở Cảnh Sát thành phố Garden Grove thông báo.
Bà Catherine Kiều Becker lúc bị cảnh sát Garden Grove bắt giam.
Trung
Úy Jeff Nightengale, thuộc sở Cảnh Sát Garden Grove cho biết, đáp ứng
lời một phụ nữ gọi 911 cầu cứu, cảnh sát đến căn nhà ở khu phố số 1400
đường Flower Street, thành phố Garden Grove, vào lúc 9 giờ tối thì thấy
một người đàn ông da trắng, 51 tuổi, bị trói vào giường và máu chảy ở
phần dưới cơ thể.
Hình minh họa
Người đàn ông, danh tánh không được tiết lộ, được đưa đi khẩn cấp tại bệnh viện UCI Medical Center ở Orange, và đang trong tình trạng nguy kịch, tuy đã ổn định.
Người
đàn bà tên Catherine Kieu Becker, 48 tuổi, bị cáo buộc bỏ chất độc vào
bữa ăn tối, khiến chồng bà ngủ say. Sau đó bà trói ông vào giường, rồi
dùng dao cắt đứt của quí.
Bà
Kiều bị bắt với tội danh gây thương tích trầm trọng, giữ người trái
phép, tấn công bằng vũ khí nguy hiểm, dùng dược chất với chủ ý phạm tội
hình sự, đầu độc và hành hạ người phối ngẫu.
Bà Kiều hiện đang bị giam tại nhà tù Quận Cam, California, với tiền tại ngoại là $1 triệu.
Tiếp
xúc với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, Trung Úy Jeff
Nightengale, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Garden Grove xác nhận bà Kiều là
người gốc Việt, còn “chồng bà là người da trắng.” Ông cũng cho biết sự
việc còn đang trong vòng điều tra, và “chưa ai biết lý do” tại sao bà
Catherine Kieu Becker “dùng con dao nhà bếp dài 10 inch” để cắt đứt
dương vật chồng mình.
Cũng theo Trung Úy Jeff Nightengale, trong mấy chục năm làm việc, chưa bao giờ ông gặp phải “sự kiện kinh hoàng” như vậy.
Khi cảnh sát đến nhà, bà Kiều chỉ nói: “Ðáng đời ổng.” (He deserved it)
Trung
Úy Jeff Nightengale kể: “Sau khi bất chợt thốt lên câu ‘Ðáng đời ổng!’
khi cảnh sát ùa vào căn apartment lúc khoảng hơn 9 giờ tối ngày 11, bà
Catherine Kieu Becker từ chối không nói gì với ai nữa.”
Thông cáo báo chí của sở cảnh sát cho biết hai vợ chồng bà Kiều đang xúc tiến thủ tục ly dị.
Xe của các đài truyền hình đậu dài trên con đường trước chung cư 14171 đường
Flower Street.
Trả
lời câu hỏi của Người Việt về những thủ tục pháp lý kế tiếp, Trung Úy
Jeff Nightengale cho biết bà Kiều có lẽ sẽ phải ra phiên tòa đầu tiên
ngày mai, còn cảnh sát thì sẽ “điều tra xem thức ăn có bị đầu độc không,
và chất độc là gì.”
Khoảng
4 giờ chiều ngày 12 tháng 7, xe van của các đài truyền hình đậu dài
trên con đường trước chung cư 14171 đường Flower Street, nơi xảy ra tai
nạn, và dân cư đứng túm tụm chung quanh bàn tán.
Ông
Linh, khoảng hơn 40 tuổi, nhà ở đối diện với chung cư, cho biết lúc
5:20 sáng, khi ông rời sở đi làm thì thấy vài chiếc xe cảnh sát còn đậu
hai bên đường. Không hiểu là chuyện gì, và về đến nhà đọc tin thì mới
biết. “Từ suốt bao lâu nay, đây là lần thứ hai tôi nghe về chuyện này.
Chuyện trước xảy ra ở Việt Nam, cách đây cũng gần hai chục năm rồi.”
“Ðúng là chuyện Hoạn Thư tân thời!” Ông Linh nói.
Ông
Trung, khoảng 45 tuổi, cũng có nhà ở đối diện cho biết nghe chuyện mà
cứ tưởng chuyện phim ảnh, và phát biểu: “Thật là không thể nào tưởng
tượng nổi!”
Ông nói thêm: “Thật không ngờ là chuyện thật, xẩy ra ngay gần nhà mình, ngay trong cộng đồng người Việt mình.”
Bác
Huê, khoảng 60 tuổi, nhà ở cùng đường và sát với khu chung cư cho biết
đêm qua khoảng gần 11 giờ thấy xe cảnh sát kéo đến rất đông, nên rất
hoang mang, cứ lâu lâu kéo màn cửa ra xem có chuyện gì. “Thấy cảnh sát ở
đó suốt đêm, trời sáng tỏ mới kéo đi, tôi lo lắm, chiều mới được con
cháu cho biết đài truyền hình đã đưa tin nên mới yên tâm.”
Bên trong chung cư, một người đàn ông da trắng, đứng tuổi, ở apartment số 12, cho biết ông là hàng xóm của ông Becker.
Ông hàng xóm bày tỏ “đau xót” cho bạn mình.
Nhiều người cho rằng, nếu bị buộc tội, bản án của bà Kiều sẽ nặng nhẹ tùy theo tình trạng của ông Becker.
Trung
Úy Jeff Nightengale cũng cho biết thêm, người ta đã nhặt được những
phần bộ phận của ông Becker, mang đến nhà thương, nhưng không ai biết là
giải phẫu sẽ có kết quả hay không.
Cả quận Cam mấy hôm rày chấn động
Đấng mày râu nghe thấy phải kinh hồn
Một bà kia trước đổ vỡ hôn nhơn
Đã cắt bỏ của chàng không thương tiếc
---------------------
Nàng lập kế mời chồng về yến tiệc
Bỏ thuốc mê ông ăn phải lăn nhào
Trói chặt vào giường và cầm sẵn con dao
Đợi chàng tỉnh mới ra tay cứa thiến
Máu Hoạn Thư như bà này quả hiếm
"Hoạn" ông xong , bà vất vào máy xay liền
Phần "mềm" kia sao còn được y nguyên
Muốn ráp lại thánh y đành thúc thủ
Cũng còn may bà gọi ngay cấp cứu
Nếu để lâu , ông chắc hẳn về trời
Cảnh sát đến , bà nói "hắn đáng đời"
Đáng được sống trở thành tên thái giám???
Tin giờ chót ông thoát cơn nguy nạn
Nhưng muốn như xưa bác sĩ cũng đau đầu
Bởi mới hay "Yêu" và"Hận" như nhau
"Yêu" càng lắm thì "Hận" tình cũng lắm
Báo chí nói mấy ông nên suy ngẫm
"Lỡ chia tay đừng có nhận lời mời
Ăn uống gì đến nỗi phải lôi thôi
Trúng độc kế nên thân tàn ma dại"
"Người phụ nữ mà đàn ông Mỹ đang e ngại
Có thể vào tù lãnh án chung thân"
Ôi! hôn nhân ....Duyên số hay nợ nần???
Xuan Son
Đấng mày râu nghe thấy phải kinh hồn
Một bà kia trước đổ vỡ hôn nhơn
Đã cắt bỏ của chàng không thương tiếc
---------------------
Nàng lập kế mời chồng về yến tiệc
Bỏ thuốc mê ông ăn phải lăn nhào
Trói chặt vào giường và cầm sẵn con dao
Đợi chàng tỉnh mới ra tay cứa thiến
Máu Hoạn Thư như bà này quả hiếm
"Hoạn" ông xong , bà vất vào máy xay liền
Phần "mềm" kia sao còn được y nguyên
Muốn ráp lại thánh y đành thúc thủ
Cũng còn may bà gọi ngay cấp cứu
Nếu để lâu , ông chắc hẳn về trời
Cảnh sát đến , bà nói "hắn đáng đời"
Đáng được sống trở thành tên thái giám???
Tin giờ chót ông thoát cơn nguy nạn
Nhưng muốn như xưa bác sĩ cũng đau đầu
Bởi mới hay "Yêu" và"Hận" như nhau
"Yêu" càng lắm thì "Hận" tình cũng lắm
Báo chí nói mấy ông nên suy ngẫm
"Lỡ chia tay đừng có nhận lời mời
Ăn uống gì đến nỗi phải lôi thôi
Trúng độc kế nên thân tàn ma dại"
"Người phụ nữ mà đàn ông Mỹ đang e ngại
Có thể vào tù lãnh án chung thân"
Ôi! hôn nhân ....Duyên số hay nợ nần???
Xuan Son
Tại Sao Người Đàn Bà Trở Nên Bạo Hành
Huy hiệu của những người chồng bị vợ bạo hành ở Mỹ.
Điện xẹt không báo trước. Đang vui bà ta có thể bực tức nổi xung thiên lên bất tử làm anh chồng đỡ không kịp.2- Lạm dụng rượu (alcohol abuse)
Rượu có ảnh hưởng đến não và dẫn đến bạo hành không mấy hồi. Tuy nhiên đây có thể nói là không phải một vấn đề của đa số phụ nữ Việt Nam.3- Xáo trộn tâm lý (Psychological disorders)
Nhân cách bị xáo trộn (personality disorder) nên người đàn bà cảm thấy cần phải hành hạ ông chồng mình. Khoa học gọi tình trạng nầy là xáo trộn nhân cách giáp ranh Bordeline personality disorder (BPD) và thường thấy xảy ra ở phụ nữ. Từ 1% đến 2% các bà các cô có thể mắc bệnh nầy. Các bác sĩ tâm thần cho rằng ít nhất 50% trường hợp các bà nổi cơn đều bắt nguồn từ BPD.
BPD còn liên hệ đến ý tưởng quyên sinh, thay đổi tâm tánh bất thường, nói dối , tình dục có vấn đề và lạm dụng rượu.
Vài bài thơ của dân nhậu
Thơ… say
Cắm sào giữa vũng hồn ta
Thuyền cô đơn đợi trăng ngà đêm nay
Rượu vài chén, dễ gì say?
Đêm chưa chịu đến bởi ngày chưa đi!
Thuyền cô đơn đợi trăng ngà đêm nay
Rượu vài chén, dễ gì say?
Đêm chưa chịu đến bởi ngày chưa đi!
Dăm chén nữa, chả thấm chi
Thiếu vắng tri kỷ có gì vui đâu!
Ừ cũng uống chứ nhịn sao?
Tránh buồn vô cớ lẻn vào nhiễu ta!
Thiếu vắng tri kỷ có gì vui đâu!
Ừ cũng uống chứ nhịn sao?
Tránh buồn vô cớ lẻn vào nhiễu ta!
Bầu rượu cạn, chợt nhìn ra
Trời đen như mực, thế là không Trăng!
Đứng dậy, chuếnh choáng ngã lăn
Lầm bầm chửi rủa: Cha thằng nào xô!
Trời đen như mực, thế là không Trăng!
Đứng dậy, chuếnh choáng ngã lăn
Lầm bầm chửi rủa: Cha thằng nào xô!
Uống rượu ngày xuân
Chén một, rượu tỏa ngát hương
Tê tê đầu lưỡi, vấn vương men tình
Hương đời, hương rượu lung linh
Ta ngồi uống rượu, rượu thành bạn ta…
Chén hai, rượu bốc lời ra
Mềm môi, câu chuyện gần xa… rối bời…
Nói lời, người chẳng hiểu lời
Rượu ngồi uống rượu, mình ơi hỡi mình!
Chén ba, rưọu giống nước sông
Bao nhiêu chén rượu dốc lòng, cạn ngay.
Chẳng hay chén rượu vơi đầy
Rượu ngồi uống bạn, rượu say chớ cười!
Chén đầu, người uống rượu say
Chén hai, rượu uống rượu, đầy rồi vơi…
Chén ba, thì rượu uống người
Chén tư, người - rượu đi đời nhà ma…
Bia ca !
Bia vào lời phải trôi ra
Hai ta cùng với bốn ta là gì?
Mây xanh thì ở trên kia
Chân trời ở mãi bờ đê xa mờ…
Say rồi nói vụng thành thơ
Điều nào nhạt, điều nào thừa chẳng sao!
Nghĩa tình - đĩa nộm su hào
Sự đời - nước chấm lẽ nào khác nhau?…
Ly sâu cùng với tóc sâu
Riêng chung, mặn ngọt biết đâu mà lường!..
Ngả tư chia bốn con đường
Khoác vai nghiêng ngả bốn phương đất trời…
Tim lay, bụng nặng, nghẹn lời
Mình, ta, hai đứa, cùng ngồi, cùng đi…
Nào uống bia! Nào cạn bia!
Buồn chung hai đứa say chia mọi người.
Lý Bạch ơi! Tố Như ơi!
Thương cho các vị, sống thời không bia!
Đời tôi đã chết từ hôm cưới
Mượn bạn mượn bè để cười vui
Beer Lite tôi uống quên ngày tháng
Bạn bè thương nhớ uống beer Lite
Tôi bỏ nhậu rồi
Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Bờ kè, quán cốc vắng bóng tôi
Vui buồn chiến hữu, ai chia sẻ?
Có dỗi, có hờn cũng thế thôi.
Bờ kè, quán cốc vắng bóng tôi
Vui buồn chiến hữu, ai chia sẻ?
Có dỗi, có hờn cũng thế thôi.
Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Đá banh Word cup bạn đơn côi
Một mình quán vắng, ai bàn luận?
Hò hét một mình, chẳng nổi sôi.
Đá banh Word cup bạn đơn côi
Một mình quán vắng, ai bàn luận?
Hò hét một mình, chẳng nổi sôi.
Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Tiệc tùng, cưới hỏi lỡ gặp tôi
Xin đừng mời mọc thêm vô ích
Vợ nguýt làm sao uống cho trôi?
Tiệc tùng, cưới hỏi lỡ gặp tôi
Xin đừng mời mọc thêm vô ích
Vợ nguýt làm sao uống cho trôi?
Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Bao năm bằng hữu cũng bỏ thôi
Bạn bè gặp mặt không bia rượu
Bao năm bằng hữu cũng bỏ thôi
Bạn bè gặp mặt không bia rượu
Câu chuyện tâm tình khó nói trôi.
Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Chiều chiều tan sở khó kiếm tôi
Vội về với vợ cho yên ổn
Bạn bè dè bĩu cũng mặc thôi.
Chiều chiều tan sở khó kiếm tôi
Vội về với vợ cho yên ổn
Bạn bè dè bĩu cũng mặc thôi.
Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Anh em chiến hữu sẽ khóc tôi
Đời trai mà thế xem như bỏ
Cái thằng tình nghĩa bạc như vôi.
Anh em chiến hữu sẽ khóc tôi
Đời trai mà thế xem như bỏ
Cái thằng tình nghĩa bạc như vôi.
No comments:
Post a Comment