Sunday, October 27, 2013

MỜI ĂN CÁC MÓN NGON ĐẦU TUẦN

4 món canh ngon ngọt nhờ tôm tươi

Vị ngọt thịt của tôm tươi làm cho những món canh quen thuộc trở nên hấp dẫn và ngon miệng hơn.
1. Canh bí đỏ nấu tôm tươi
canh-bi-do-6204-1382895003.jpg
Nguyên liệu:
- 1 trái bí đỏ loại nhỏ; 200g tôm tươi.
- Ngò ôm; hành lá; hạt nêm; đường; muối.
Cách chế biến:
- Bí gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vuông. Ngò ôm rửa sạch, thái nhỏ.
- Tôm lột vỏ, rửa sạch, cho vào cối giã dập với đầu hành, hạt nêm, đường. Phi thơm dầu, cho tôm vào xào chín. Tiếp đến cho bí vào xào sơ qua.
- Cho nước lọc vào rồi đun chín, nêm lại gia vị vừa ăn, cho ngò ôm vào rồi tắt bếp.
2. Canh cải xoong nấu tôm tươi
canh-cai-xoong-6111-1382895004.jpg
Nguyên liệu:
- 300 g cải xoong, 150 g tôm sú tươi.
- Hạt nêm, đường, muối, đầu hành.
Cách chế biến:
- Cải xoong nhặt bỏ rễ, lá hư, ngâm với nước muối rồi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.
- Tôm sú bỏ vỏ, bỏ chỉ đen. Giã tôm hơi dập với đầu hành. Ướp tôm với hạt nêm, muối đường. Đặt nồi lên bếp, phi thơm hành, cho tôm vào xào chín. Cho nước lọc vào đun sôi. Sau cùng cho cải xoong vào, nêm lại vừa ăn thì tắt bếp.
- Canh cải xoong vừa có vị ngọt của tôm, mát của rau, tuy bình dị nhưng lại là món canh giải nhiệt rất tốt trong những ngày nắng nóng.
3. Canh rau dền nấu tôm
canh-rau-den-2360-1382895004.jpg
Nguyên liệu:
- 1 bó rau dền.
- 150 g tôm sú, hạt nêm, đường, muối, hành.
Cách chế biến:
- Rau dền nhặt bỏ lá sâu, cọng già, rửa qua nước muối pha loãng, sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo nước.
- Tôm lột bỏ vỏ, rửa sạch, giã hơi dập với đầu hành. Phi thơm dầu, cho tôm vào xào sơ với ít hạt nêm, muối, đường.
- Cho nước vào đun sôi, cuối cùng cho rau dền vào, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Lưu ý khi cho rau vào thì không đậy nắp để rau không bị thâm đen.
4. Canh khoai mỡ nấu tôm
canh-khoai-mo-6993-1382895004.jpg
Nguyên liệu:
- 1 củ khoai mỡ (400g); 100g thịt bằm; 200g tôm sú.
- Hạt nêm, đường, muối, ngò ôm.
Cách chế biến:
- Khoai mỡ rửa thật sạch, gọt vỏ để riêng. Khoai nạo nhuyễn, ngâm vào nước lọc. Vỏ khoai cho vào nồi đun với ít nước để lấy màu tím đặc trưng của khoai.
- Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ đen rồi giã dập. Thịt nạc bằm nhuyễn. Cho tôm thịt vào bát ướp chung với ít hạt nêm, đường, muối.
- Phi thơm hành, cho tôm, thịt vào xào chín. Cho nước vào xâm xấp rồi đun sôi, sau đó cho khoai mỡ vào nấu chín mềm. Tiếp đến cho bát nước tím của vỏ khoai vào, nêm lại gia vị cho vừa ăn.

3 món điểm tâm cho ngày đầu tuần

Nui chiên, mỳ xào hay bánh mỳ... là những món ăn mà bạn có thể chuẩn bị cho bữa sáng của mình.
1. Bánh mỳ sandwich ăn kèm thịt bò, trứng ốp la
banh-mi-1-2811-1382868705.jpg
Nguyên liệu:
- 8 lát bánh mỳ sandwich (4 người ăn).
- 200g thịt bò, 4 quả trứng gà. Khuôn tạo hình trứng khi làm ốp la (có bán tại các siêu thị).
- 1 bắp xà lách, 3 quả cà chua. Sốt mayonaise, tương ớt, tỏi, đường, hạt nêm.
Cách chế biến:
- Thịt bò rửa sạch, thái lát vừa ăn. Ướp với dầu ăn, nước tương, hạt nêm, đường, tỏi bằm trong khoảng 15 phút rồi chiên vừa chín. Cà chua rửa sạch thái lát. Xà lách tách lá, rửa sạch để ráo nước.
- Làm nóng chảo dầu, cho khuôn tạo hình trứng vào rồi đổ trứng làm ốp la.
- Lấy 1 lát bánh mỳ sandwich đặt bên dưới, phía trên là xà lách, cà chua, tiếp đến là thịt bò rồi cho tương ớt và sốt mayonaise lên.
- Cuối cùng cho trứng ốp la lên, kẹp trên bề mặt thêm một lát sandwich rồi thưởng thức.
2. Mỳ spaghetti sốt thịt bò
mi-y-2378-1382868705.jpg
Nguyên liệu:
- Mỳ spaghetti.
- 200g thịt bò, 1 quả cà chua, 1 bắp xà lách, tương cà spaghetti.
- Tỏi, hành tím, dầu ô liu, hạt nêm, đường, nước tương.
Cách chế biến:
- Mỳ spaghetti luộc chín, vớt ra rổ để ráo nước. Trộn mỳ với ít dầu oliu để sợi mỳ không dính, mềm và thơm hơn. Thịt bò rửa sạch, bằm nhuyễn.
- Ướp thịt bò với 3 thìa cà phê nước tương, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt nêm, tỏi bằm. Để thịt bò khoảng 10 phút cho thấm gia vị.
- Làm nóng dầu, phi thơm tỏi, cho thịt bò đã ướp vào xào nhanh trên lửa lớn. Như vậy sẽ giúp thịt bò vừa cháy cạnh vừa không bị ra nước nên rất thơm ngon.
- Xà lách, cà chua thái lát xếp lên đĩa, cho mỳ spaghetti lên trên, tiếp đến là thịt bò cùng ít tương cà spaghetti. Ăn kèm là sốt mayonaise, tương ớt và tương cà spaghetti.
3. Nui chiên trứng
nui-chien-8006-1382868706.jpg
Nguyên liệu:
- 400g nui (3 người ăn); 3 quả trứng gà.
- 50g đu đủ bào sợi; 2 quả dưa leo bào sợi; 1 củ cải trắng hoặc cà rốt bào sợi; nước tương; tương ớt.
Cách chế biến:
- Nui ngâm mềm, luộc chín. Xả nước lạnh nhiều lần rồi vớt ra để ráo. Phi thơm dầu, cho nui vào chiên vàng. Sao đó cho trứng vào đánh tan.
- Chiên đến khi trứng vàng, bám vào nui thành một bánh mỏng là được.
- Cho nui ra đĩa, xếp đu đủ, cà rốt, dưa leo lên trên. Ăn kèm là nước tương, tương ớt cùng ít ớt trái.

4 món mặn dồn thịt hấp dẫn cho bữa cơm nhà

Khoai tây, bông bí hay mực ống... khi kết hợp với thịt bằm sẽ mang đến những món mặn ngon miệng cho bữa cơm gia đình bạn.
1. Bông bí dồn thịt chiên vàng
bong-bi-1-9771-1382774735.jpg
Nguyên liệu:
- 20 bông bí đỏ. 10g nấm mèo.
- 150g tôm tươi, 200g thịt nạc dăm, 1 quả trứng gà.
Cách chế biến:
- Tôm bóc vỏ, bỏ đầu. Nấm mèo ngâm nở, bông bí, thịt heo rửa sạch. Thịt nạc dăm thái nhỏ, bằm nhuyễn. Tôm bằm nhuyễn, nấm mèo thái nhỏ. Nêm ít hạt nêm, đường, muối rồi trộn đều.
- Tiếp đến cho trứng và vào rồi trộn thật nhuyễn. Bông bí để ráo nước, nhồi thịt vào từng bông một. Cho dầu vào chảo, đợi dầu sôi thì cho bông bí vào chiên vàng.
2. Khoai tây dồn thịt đút lò
khoai-tay-9817-1382774735.jpg
Nguyên liệu
- Khoai tây vàng 1 củ, khoai tây đỏ 1 củ, khoai tây tím 1 củ (đây là các loại khoai tây Mỹ, có thể dễ dàng tìm mua tại các siêu thị).
- Thịt bò nạc 50g, ngó sen 30g, cải bó xôi 30g, cà rốt 20g, nấm mèo 10g.
- Hành tím, vừng (mè) rang, hành lá, dầu ăn, tỏi bằm, tiêu xay, hạt nêm, nước tương, Paprika (đây là một loại ớt bột, được sử dụng nhiều trong các món hầm, món xúc xích. Bạn có thể mua Paprika trong các siêu thị hay các cửa hàng thực phẩm Hàn Quốc).
Cách chế biến:
- Rửa sạch khoai tây, để nguyên vỏ và hấp chín. Cắt khoai tây làm đôi, dùng muỗng nạo bớt phần ruột. Lấy 1/3 ruột khoai tây vừa múc ra tán nhuyễn.
- Thịt bò ướp với ít hạt nêm, tiêu, hành, tỏi bằm. Ngó sen gọt vỏ thái nhỏ, cà rốt rửa sạch thái hạt lựu. Cải bó xôi, nấm mèo rửa sạch thái nhỏ. Cho cà rốt, ngó sen, nấm mèo, cải bó xôi vào trộn đều với thịt bò.
- Làm nóng chảo với ít dầu, cho hành vào phi thơm. Tiếp đến cho hỗn hợp thịt bò đã trộn vào xào chín. Nêm lại gia vị với một ít hạt nêm, tiêu, nước tương. Tắt bếp, tiếp tục cho khoai tây tán nhuyễn vào đảo đều. Cho hành tím, vừng rang vào và trộn đều.
- Trộn một thìa canh dầu thực vật, hạt nêm, tiêu và Paprika. Thoa đều hỗn hợp vừa trộn lên bên trong và bên ngoài củ khoai tây. Cho phần rau củ đã xào vào trong từng củ khoai tây.
- Sau khi xong hết thì cho vào lò nướng trong khoảng 10 phút. Lấy ra và dùng nóng với cơm.
3. Mực ống dồn thịt
muc-ong-8696-1382774735.jpg
Nguyên liệu:
- 4 con mực ống, 200 g thịt nạc xay nhuyễn.
- 4 củ hành tím bằm nhỏ, 1/2 củ hành tây bằm, 2 thìa cà phê tỏi bằm.
- Hạt nêm, đường cát, tiêu xay.
Cách chế biến:
- Thịt nạc xay bằm nhuyễn, trộn đều với hành tím, hành tây bằm, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa đường cát rồi trộn đều. Mực ống làm sạch, dồn thịt vào dùng tăm ghim lại ở đầu rồi đem hấp chín, để nguội.
- Pha 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh đường, 1 thìa cà phê tiêu xay, 2 thìa cà phê sa tế, 1 thìa canh nước lạnh rồi khuấy đều. Phi thơm tỏi, cho nước sốt vào đảo đều. Tiếp đến xếp mực vào để lửa nhỏ cho mực thấm là được.
- Xếp xà lách, cà chua thái lát ra đĩa, mực ống thái lát xếp lên trên, rưới thêm nước sốt rồi dùng nóng.
4. Đậu hũ dồn thịt sốt cà
dau-hu-2311-1382774736.jpg
Nguyên liệu:
- 4 bìa đậu hũ, 200 g thịt ba rọi xay nhuyễn.
- 3 quả cà chua, 1/2 củ hành tây. Hạt nêm, tiêu, đường, muối, ớt, tỏi, hành lá.
Cách chế biến:
- Thịt xay ướp với các loại gia vị, tỏi, ớt, hành lá bằm nhỏ rồi trộn đều. Đậu hũ thái làm hai phần. Dồn thịt vào giữa hai miếng đậu rồi đem chiên vàng.
- Cà chua bằm nhuyễn. Hành tây bằm nhuyễn rồi phi thơm, tiếp đến cho cà chua vào xào mềm, nêm gia vị cho vừa ăn. Tiếp đến cho đậu hũ vào, để lửa nhỏ cho nước sốt cà chua thấm vào từng miếng đậu.
- Đậu hũ sốt cà chua ăn khi còn nóng với cơm trắng.

Thơm ngon bánh flan vị trà xanh

Vị trà xanh trong món bánh flan quen thuộc tạo nên hương vị lạ miệng cho người ăn.
Nguyên liệu:
- 1 lít sữa tươi; 200 ml kem béo; 10 trứng gà.
- 200g đường cát trắng; 14 khuôn đổ bánh; 4 thìa cà phê bột trà xanh.
Cách chế biến:
banh-flan-1-5964-1382772601.jpg
- Cho 1 lít sữa tươi; 200 ml kem béo; 3 thìa canh đường cát trắng vào đánh tan. Tiếp đến lấy 10 quả trứng gà, đánh tan rồi lược qua rây cho vào hỗn hợp sữa kem.
- Khuấy nhẹ hỗn hợp đó để tất cả nguyên liệu được tan hết rồi để trong khoảng 15p. Tiếp đến cho bột trà xanh vào khuấy đều.
banh-flan-2-5364-1382772601.jpg
- Hòa tan 200g đường cát với 100 ml nước lọc rồi đun cho đến khi hỗn hợp đó sánh lại, chuyển sang màu cánh gián là được. Tiếp đến cho nước caramen vào khuôn.
- Chế hỗn hợp kem sữa tươi vào rồi đem hấp chín. Trong quá trình hấp, bạn nhớ canh đều lửa, thường xuyên mở nắp nồi hấp, lau khô hơi nước để hơi nước không giọt xuống làm bánh bị rỗ hoặc bị nát.
banh-flan-3-5378-1382772601.jpg
- Bánh hấp chín để vào ngăn mát tủ lạnh, sau khoảng 2 tiếng là có thể dùng được. Khi ăn, bạn có thể cho thêm ít cà phê sữa và đá bào để món ăn ngon miệng hơn.


Chè trôi nước ba màu đẹp mắt

Chỉ là món chè trôi nước quen thuộc nhưng món ăn sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi bạn biến tấu thành nhiều màu sắc khác nhau.
Nguyên liệu:
- 1 bó lá dứa; 1 bó lá cẩm; 100g bí đỏ; 300g đường phèn
- 1/2 kg bột nếp; 1/2 kg dừa nạo.
- 250 g đậu xanh; 1 củ gừng tươi; hành tím, muối, đường cát.
Cách chế biến:
che-2-1136-1382677944.jpg
- Lá dứa xay lược lấy nước; lá cẩm xay lấy nước; bí đó ninh nhừ, vớt ra tán nhuyễn. Chia bột nếp ra làm ba phần, tương ứng với từng màu rồi nhồi dẻo mềm.
- Đậu xanh ngâm mềm, đãi sạch vỏ rồi đem nấu chín. Hành tím thái lát, phi vàng. Đậu xanh nấu chín cho vào bát, cho hành tím phi vàng vào cùng ít muối, 3 thìa canh đường rồi tán nhuyễn để làm nhân bánh.
che-3-6037-1382677944.jpg
- Nấu tan đường phèn, cho gừng thái sợi vào để nước đường dậy mùi thơm. Khi nước đường sôi, cho những viên trôi nước vào nấu chín.
- Dừa nạo vắt lấy nước cốt. Thêm vào 3 thìa canh đường cát trắng, 1/2 thìa cà phê muối, 3 thìa canh bột năng quậy đều rồi cho lên bếp nấu sôi nhẹ sánh là được.
che-4-1563-1382677945.jpg
- Chén chè với những viên trôi nước đầy màu sắc mang đến sự hấp dẫn cho người ăn.

Những món xào ngon cho ngày cuối tuần

Mướp non, măng tươi hay ớt chuông xào... là những món ăn đơn giản, ngon miệng mà bạn có thể tự tay chế biến cho các thành viên trong gia đình.
1. Măng tươi xào tôm thịt
mang-xao-8759-1382694007.jpg
Nguyên liệu:
- 300 g măng tươi.
- 200 g thịt nạc, 100 g tôm tươi.
- Rau răm, vừng trắng, hạt nêm, đường, lạc rang, hành phi.
Cách chế biến:
- Măng tươi bào mỏng, xả với nước sạch. Cho vào nồi luộc với ít đường để loại bỏ vị đắng. Vớt măng ra, xả lại với nước rồi để ráo. Thịt nạc heo rửa sạch, luộc chín thái sợi. Tôm luộc chín, bóc vỏ, thái nhỏ. Rau răm rửa sạch thái nhỏ. Vừng trắng rang vàng.
- Phi thơm dầu, cho tôm, thịt vào đảo đều với ít hạt nêm. Tiếp đến cho măng vào xào chín, nêm lại gia vị cho vừa ăn. Sau cùng cho rau răm, vừng vào trộn đều rồi tắt bếp. Cho măng xào ra đĩa, rắc lên ít hành phi, lạc rang. Bạn có thể làm món này ăn chơi với bánh đa hoặc làm món xào cho bữa cơm gia đình.
2. Mướp xào tôm tươi
muop-xao-1198-1382694008.jpg
Nguyên liệu:
- 1/2 kg mướp non, 300 g tôm tươi.
- 1 củ hành tây, hạt nêm, đường, muối, tỏi bằm, hành lá.
Cách chế biến:
- Mướp non rửa sạch, gọt bớt một phần vỏ rồi thái lát dày. Hành tây bổ múi cau, tôm tươi lột vỏ, bỏ chỉ đen.
- Phi thơm tỏi bằm, cho hành tây vào xào chín, tiếp đến cho tôm vào xào vừa chín tới thì cho mướp vào. Đảo chín đều rồi nêm gia vị vừa ăn. Sau cùng cho hành lá thái khúc vào trộn đều rồi tắt bếp.
- Cho mướp xào ra đĩa, ăn kèm với chén nước tương ớt cùng cơm nóng.
3. Bông hành xào thịt bò
bong-hanh-2152-1382694008.jpg
Nguyên liệu:
- 1/2 kg bông hành, 250 g thịt bò.
- Tỏi bằm, đường, hạt nêm, nước tương.
Cách chế biến:
- Bông hành mua về rửa sạch, thái khúc để ráo nước. Thịt bò rửa sạch, thái lát ướp với đường, hạt nêm, nước tương.
- Phi thơm dầu, cho bông hành vào xào chín với ít hạt nêm. Xào vừa chín tới cho ra đĩa. Tiếp đến cho thịt bò vào xào chín rồi để lên bề mặt rau.
- Món rau xào thơm ngon, ăn kèm với cơm trắng là thích hợp nhất.
4. Xúc xích xào ớt chuông
xuc-xich-4206-1382694008.jpg
Nguyên liệu:
- 1 quả ớt chuông xanh, 1 quả ớt chuông đỏ.
- 1 củ hành tây, 6 cây xúc xích, hạt nêm, đường, tỏi bằm, tiêu bột.
Cách chế biến:
- Ớt chuông, hành tây rửa sạch, thái thành lát vừa ăn. Chần sơ các nguyên liệu qua nước sôi để loại bỏ mùi hăng, nồng của ớt và hành.
- Xúc xích thái lát xéo, phi thơm tỏi, cho xúc xích vào đảo đều.
- Khi xúc xích vừa săn lại thì cho ớt, hành tây vào xào đều. Nêm gia vị cho vừa ăn.
- Dọn món ăn ra đĩa, rắc lên ít tiêu bột rồi dùng với cơm trắng.

Cháo gà đậu xanh hạt sen

Trong những buổi tối trời mưa, hãy chuẩn bị món cháo gà đậu xanh hạt sen nóng hổi thơm ngon làm món đổi vị cho bữa cơm tối của gia đình bạn.
Nguyên liệu:
- 1 con gà ta.
- 100 g đậu xanh hột; 100 g hạt sen; 10 tai nấm đông cô.
- 1 củ hành tây; 500 g bắp cải tím (hoặc trắng); rau răm; hành lá; ớt trái; hành phi; đường; hạt nêm; nước mắm.
Cách chế biến:
chao-3-7901-1382527719.jpg
- Đậu xanh đãi sạch, ngâm nở mềm, phi thơm tỏi, rang vàng gạo. Hạt sen cắt bỏ đầu den. Hành tây thái mỏng, các loại rau mùi hành lá thái nhỏ.
chao-2-7366-1382527719.jpg
- Gà làm sạch, cho vào nồi luộc, khi nước vừa sôi thì vớt gà ra cho vào nước đá lạnh. Để gà khoảng 2 phút thì cho vào nồi luộc tiếp khoảng 5 phút, làm như vậy 4 lần để thịt gà chín, da vàng căng thơm ngon. Gà luộc chín vớt ra để nguội.
- Bắp cải thái nhuyễn với hành tây. cho các loại rau mùi vào rồi trộn đều với nước mắm chua ngọt. Thịt gà xé vừa ăn, cho vào trộn chung, nếm lại vừa ăn là được.
chao-4-6309-1382527720.jpg
- Nước luộc gà cho gạo rang, đậu xanh vào nấu mềm. Tiếp đến cho hạt sen vào nấu chín. Nêm gia vị vừa ăn, cuối cùng cho ít đầu hành, nấm đông cô vào là hoàn tất.
chao-1-7461-1382527720.jpg
- Cháo gà cho ra bát và dùng nóng với gỏi.

Thơm ngon rau câu dừa dứa

Rau câu dừa dứa có vị ngọt vừa phải, thanh mát cùng hương thơm thoang thoảng của lá dứa khiên bạn thích mê khi thưởng thức.
Nguyên liệu:
- 2 quả dừa dứa Bến Tre; 25g bột rau câu.
- 50g đường cát; 1 bó lá dứa; 1/2kg dừa nạo vắt lấy nước cốt.
Cách chế biến:
rau-cau-3-1371-1382609834.jpg
- Nước dừa cho vào nồi nấu sôi; Trộn đều bột rau câu với đường cát, khi nước dừa sôi thì cho vào rồi khuấy đều; Đun sôi lại rồi tắt bếp, cho thành phần đó vào trong trái dừa; Để dành lại khoảng 1 chén nước rau câu để làm phần bề mặt.
- Lá dừa rửa sạch, xay nhuyễn rồi lược lấu nước; Đun sôi lại hỗn hợp rau câu, cho nước cốt dừa, nước lá dứa vào khuấy đều.
rau-cau-2-8818-1382609835.jpg
- Nhẹ tay chế hỗn hợp đó lên bề mặt, để nguội rồi cho vào ngăn mát.
rau-cau-1-8548-1382609835.jpg
- Khi món ăn đủ lạnh là bạn đã có thể thưởng thức.

Thạch bạc hà và nước cốt dừa thơm nồng

Hương vị thơm ngọt của nước cốt dừa và vị nồng của nước ép từ bạc hà đan xen làm cho món thạch bạc hà và nước cốt dừa trở nên ấn tượng.
Nguyên liệu:
A1-5355-1382521215.jpg
- 100 ml nước cốt dừa.
- 150 g lá bạc hà tươi (hoặc 50 ml sirô bạc hà hòa với 50 ml nước).
- 80 g đường (tùy khẩu vị bạn có thể thêm bớt).
- Gelatine dạng bột.
- Nước.
Cách chế biến:
A3-8870-1382521215.jpg
- Rửa sạch lá bạc hà, xay trong máy sinh tố cùng 150 ml nước. Sau đó lọc lấy phần nước, pha cùng 40 g đường, 1 thìa cà phê bột gelatine. Bạn cho hỗn hợp này lên bếp nấu trên lửa nhỏ. Khuấy liên tục tới khi nước bắt đầu sôi thì tắt bếp. Đổ một phần nước này vào một chiếc khay hoặc bát lớn tạo lớp thạch đầu tiên.
A4-4426-1382521215.jpg
- Hòa 100 ml nước cốt dừa với 40 g đường, khoảng 20 ml nước và 1 thìa cà phê bột gelatine. Bạn cho hỗn hợp này lên bếp nấu trên lửa nhỏ. Khuấy liên tục tới khi nước bắt đầu sôi thì tắt bếp. Đổ một phần nước này vào chiếc khay hoặc bát lớn trên kia sau khi lớp thạch bạc hà đã đổ trước đó bắt đầu hơi đông để tạo lớp thạch thứ hai.
- Đợi lớp thạch cốt dừa thứ hai hơi đông, bạn tiếp tục đổ lớp thạch bạc hà lên. Cứ thế, hết lớp này đến lớp khác cho tới khi hết phần thạch đã nấu. Để phần thạch trong nồi không bị đông lại trong lúc chờ đợi thì bạn nên để sao cho hai nồi thạch ở sát bếp nóng.
A6-3532-1382521216.jpg
Lưu ý: Khi lớp thạch này hơi đông một chút, bạn mới đổ lớp thạch kia chứ không đổ ngay khi chưa kịp đông vì chúng sẽ dễ hòa lẫn và không tạo lớp. Bạn cũng không nên để lớp thạch nào quá đông mới đổ lớp kia vào vì như thế lại làm mất tính liên kết giữa các lớp thạch.
Nếu sử dụng sirô bạc hà thì màu của thạch lên sẽ rất đẹp, hương vị nhẹ nhàng hơn so với bạn dùng bạc hà tươi.

Ngọt bùi soup bí đỏ

Soup bí đỏ màu vàng đẹp mắt, khi ăn vị ngọt bùi, vừa ngon miệng vừa rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu:
- 1 quả bí đỏ loại nhỏ.
- Nước hầm xương, hạt nêm và đường.
Cách chế biến:
soup-4-2819-1382505553.jpg
- Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng vuông nhỏ.
soup-3-1647-1382505553.jpg
- Cho bí đỏ vào nồi nước hầm xương ninh nhừ. Vớt bí ra rồi tán nhuyễn.
soup-2-7879-1382505553.jpg
- Bí tán nhuyễn cho vào một chiếc nồi khác, thêm ít nước hầm xương. Đun sôi, nêm gia vị vừa ăn là được.
soup-1-9775-1382505554.jpg
- Soup bí đỏ là món dễ ăn nên bạn có thể chế biến vào buổi sáng, trưa hoặc chiều đều được.

Khéo tay với món trứng chiên ngon miệng

Trứng chiên là món ăn phổ biến trong bữa cơm gia đình. Hãy kết hợp thêm với các nguyên liệu khác để món ăn này trở nên lạ và hấp dẫn hơn.
1. Trứng chiên cuộn jambon
trung-chien-1-5478-1382438767.jpg
Nguyên liệu:
- 2 quả trứng gà, 2 thìa canh bột gạo, 3 thìa canh bột làm bánh xèo.
- 4 lát jambon, hành lá, 200 ml beer, 100 ml nước lạnh, 1/2 thìa cà phê muối, nước mắm, hạt nêm, đường.
Cách chế biến:
- Trứng gà đánh tan với ít hạt nêm, nước mắm, đường, hành lá thái nhuyễn. Pha bột gạo, bột canh, 200 ml beer, 100 ml nước lạnh, 1/2 thìa cà phê muối rồi khuấy đều, để trong khoảng 10 phút.
- Làm nóng chảo, cho trứng vào chiên vàng hơi mỏng. Trứng chiên xong bỏ ra đĩa. Tiếp đến cho bột vào tráng mỏng như đổ bánh xèo, bột vừa chín cho ra đĩa. Trứng chiên để bên dưới, tiếp đến là lớp bột bánh xèo, trên cùng là jambon rồi cuộn tròn lại.
- Thái trứng cuộn thành từng phần vừa ăn rồi bày ra đĩa. Bạn có thể làm thêm chén nước tương ớt hoặc ăn kèm với tương ớt để món ăn đậm đà hơn.
2. Trứng chiên lạp xưởng
trung-chien-2-6802-1382438767.jpg
Nguyên liệu:
- 3 quả trứng gà, 1 cây lạp xưởng thái lát chiên sơ qua, 1 củ hành tây.
- 1 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê tiêu xay, 1/2 thìa màu hạt điều.
Cách chế biến:
- Đánh tan trứng gà với nước mắm, đường tiêu và màu hạt điều.
- Phi thơm dầu, cho hành tây thái lát mỏng vào xào chín. Tiếp đến cho trứng vào chiên vàng. Xếp lạp xưởng đã chiên lên bề mặt trứng với ít ớt trái.
- Cho trứng chiên ra đĩa và dùng với cơm nóng.
3. Su su xào trộn trứng chiên
trung-chien-3-9084-1382438768.jpg
Nguyên liệu:
- 2 trái su su, 2 quả trứng gà, 1 quả cà chua.
- Hạt nêm, tỏi bằm, hành lá, tiêu bột và đường.
Cách chế biến:
- Su su gọt vỏ, rửa qua với nước muối rồi rửa lại bằng nước sạch. Trứng gà đánh tan với ít hạt nêm, đường rồi tráng mỏng, thái sợi.
- Phi thơm tỏi bằm, cho su su vào xào chín với ít hạt nêm. Tiếp đến cho trứng chiên thái sợi vào trộn đều, nêm vừa ăn là được.
- Su su xào chín cho ra đĩa, điểm xuyết thêm ít cà chua thái lát, ớt và hành lá thái sợi là bạn đã có món ăn ngon miệng.
4. Trứng chiên thịt bằm, thìa là
trung-chien-4-5712-1382438768.jpg
Nguyên liệu:
- 3 quả trứng.
- 1 bó thìa là, 100 g thịt bằm, nước mắm, hạt nêm và đường.
Cách chế biến:
- Thìa là rửa sạch, thái nhỏ. Đập trứng ra bát rồi đánh bông. Tiếp đến cho nước mắm, hạt nêm, đường vào đánh tan. Sau cùng cho thìa là, thịt bằm vào đánh đều.
- Phi thơm dầu, cho trứng vào chiên vàng, tiếp tục lật qua mặt còn lại rồi chiên vàng.
- Trứng chiên xong cho ra đĩa rồi dùng với cơm nóng.

Gỏi bưởi tôm càng

Món gỏi đậm đà, có vị chua thanh của bưởi sẽ là món ăn lạ miệng đối với các thành viên trong gia đình bạn.
Nguyên liệu:
- 1 quả bưởi, 100 g tôm sú, 100 g thịt nạc, 1 con tôm càng.
- 1 củ cà rốt nhỏ thái sợi, rau răm, đậu phộng rang.
Cách chế biến:
goi-buoi-2-4545-1382441324.jpg
- Tôm luộc chín bóc vỏ. Thịt heo luộc chín thái lát mỏng. Bưởi bóc thành từng tép. Các loại rau thái nhỏ.
goi-buoi-3-5904-1382441325.jpg
- Pha nước chấm trộn gỏi: 5 quả ớt, 3 tép tỏi cho vào máy xay nhuyễn. Pha 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường cát khuấy đều rồi cho hỗn hợp ớt tỏi vào, nêm thêm ít chanh cho vừa ăn là được.
- Cho các nguyên liệu vào bát, rưới nước mắm vào rồi trộn đều. Tôm càng hấp chín.
goi-buoi-1-6469-1382441325.jpg
- Gỏi trộn xong cho vào quả bưởi đã khoét vỏ, đặt con tôm càng lên trên để món ăn đẹp mắt hơn. Nếu làm ăn ở nhà, bạn không cần phải cho gỏi vào trong quả bưởi.

Gỏi lá sầu đâu

Món gỏi có vị đắng, có thể rất khó ăn với nhiều người, nhưng ai ăn được thì sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon của nó.
Nguyên liệu:
- 1 bó lá sầu đâu tươi, non, 100 g thịt ba rọi, 100 g tôm sú.
- 2 quả dưa leo, 2 quả cà chua, ít me chua, nước mắm, đường, tỏi, rau mùi.
- Làm nước mắm bóp gỏi: ớt, tỏi giã nhuyễn với đường. Me chua chần với ít nước sôi để lấy nước cốt. Pha nước mắm tỏi ớt vừa ăn, cho thêm nước cốt me vào, vừa có vị chua nhẹ và hơi sánh là được.
Cách chế biến:
goi-4-9124-1382333250.jpg
- Lá sầu đâu nhặt lá non, rửa sạch rồi để ráo nước. Có thể thái làm hai nếu thích.
goi-3-3810-1382333250.jpg
- Thịt ba rọi luộc chín, thái lát mỏng. Tôm luộc chín, bóc vỏ. Cà chua, dưa leo thái lát mỏng. Hành tây, ớt thái sợi.
goi-2-1563-1382333250.jpg
- Cho lá sầu đâu vào tô lớn, chế nước mắm me vào trộn đều, tiếp đến cho các nguyên liệu vào trộn thật thấm.
goi-1-5673-1382333251.jpg
- Bày món gỏi ra đĩa, dùng kèm với bánh đa nướng.

Mẹo giữ rau quả tươi lâu

Đôi khi mua nhiều rau quả về nhưng bạn lại chưa cần ăn đến hoặc ăn không hết, những mẹo sau sẽ cho bạn biết cách bảo quản để chúng được tươi lâu.
1. Hãy là người mua sắm thông minh
Cách dễ nhất để giữ rau quả không bị hỏng là chỉ mua chúng khi bạn chắc chắn sử dụng trong một vài ngày. Rõ ràng bạn sẽ thấy tiện lợi hơn nếu đi mua sắm vào ngày cuối tuần và tích trữ đồ ăn cho cả tuần. Nhưng nếu làm như vậy, khi đến cuối tuần sẽ có một số loại rau quả không thể ăn được do bị khô héo hoặc thối rữa.
Vì thế, bạn nên đi chợ ít nhất là hai lần một tuần để đảm bảo rằng gia đình luôn được thưởng thức những món ăn tươi ngon nhất.
Anh-1-JPG-2430-1382346143.jpg
 
Quan trọng hơn, đi chợ hoặc đi siêu thị cũng cần có “chiến lược”. Chỉ nên mua các loại rau quả ngay trước khi bạn tính tiền trong siêu thị hoặc sau khi bạn đã mua hết thực phẩm khác ở chợ. Cuối cùng, khi lên kế hoạch cho các bữa ăn trong tuần, hãy ăn những loại rau dễ bị hỏng trước như súp lơ, ngô, nấm và măng tây. Tiếp đến là dưa chuột, bí, các loại ớt. Cà rốt, hành và củ cải đỏ có thể để được lâu nhất.
2. Nhận biết chất ethylene
Có một số loại rau quả bạn không nên để gần nhau, cho dù là trong tủ lạnh. Lý do là chất khí ethylene có trong hoa quả có thể làm chúng chín nhưng những loại rau quả khác lại đặc biệt nhạy cảm với chất này. Do đó, nếu được để gần nhau, quá trình phân hủy của những loại rau quả nhạy cảm nói trên sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường.
Một số hoa quả sản sinh ra nhiều chất ethylene là mơ, chuối, lê, đào, mận, cà chua và dưa vàng. Còn những loại rau có thể bị ảnh hưởng do chất ethylene là súp lơ, bắp cải, cà rốt, dưa chuột, đậu đũa, các loại ớt, bí đao và xà lách.
Anh-2-JPG-5214-1382346143.jpg
 
3. Sử dụng tủ lạnh đúng cách
Khi được để trong tủ lạnh, rau quả sẽ rơi vào tình trạng hôn mê vì chúng vẫn là những cơ thể sống đang “thở”. Nhiệt độ lạnh sẽ hạn chế quá trình hô hấp của rau quả và giữ chúng tươi lâu hơn. Hầu hết tủ lạnh nên đặt ở 2 đến 3 độ C để giữ thực phẩm tươi mà không bị đông lạnh.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên để rau quả quá gần máy làm lạnh ở phía sau, ngăn kéo phía dưới luôn là nơi an toàn nhất cho chúng.
Anh-3-JPG-3984-1382346143.jpg
 
Bọc rau quả vào túi nylon sẽ làm chúng “chết ngạt” nên hãy chọc một vài lỗ trên túi đựng. Hãy để nấm trong các túi giấy vì chúng sẽ hỏng nhanh hơn khi bị để trong túi nylon. Đừng bao giờ giật bỏ cuống hoặc vỏ vì việc này gây ra sự thay đổi của các tế bào bên trong rau quả. Độ ẩm cũng là nguyên nhân khiến rau quả hỏng nhanh, vì thế bạn không nên rửa hoặc có thể rửa qua nhưng phải để thật khô trước khi cất trong tủ lạnh.
4. Những loại rau quả nên đặt dưới đất
Khoai tây, hành, bí và tỏi không nên cho vào tủ lạnh. Bạn nên để chúng ở nơi tối và mát mẻ như kho hoặc tủ bếp, đặc biệt là khoai tây vì chúng sẽ chuyển sang màu xanh khi tiếp xúc với ánh sáng. Hãy chú ý phòng tránh không để các loài động vật gặm nhấm đến gần khi để rau quả dưới đất.

Những món ăn chế biến từ bí ngô

Hãy khiến gia đình bạn ngạc nhiên bằng những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và đặc biệt cho ngày Halloween.
1. Bánh pancake bí ngô
image001-1756-1382318207.gif
 
Nguyên liệu:
- Bí ngô nghiền, bơ, trứng, sữa nguyên chất.
- Bột mì loại mịn, bột nở, vanilla, đường, muối, kem tươi.
- Sirô phong (có thể mua ở cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh).
Cách chế biến:
- Trộn bí ngô nghiền với sữa tươi nguyên chất, vanilla và hai quả trứng.
- Cho thêm bột mì, bột nở, đường và muối vào hỗn hợp bí ngô trên.
- Làm nóng chảo và quết một lớp bơ mỏng lên trên. Khi rán bánh, dùng muỗng canh múc để ước lượng kích cỡ các miếng bánh cho đều nhau. Rán cho đến khi các miếng bánh vàng đều hai mặt.
- Làm nước xốt bằng cách khuấy đều hỗn hợp kem tươi đậm đặc và sirô phong rồi đổ lên bánh đã rán.
2. Súp bí ngô
image002-9753-1382318207.gif
 
Nguyên liệu:
- Một quả bí ngô, hạt bí đã bóc vỏ.
- Kem tươi đậm đặc, muối, sirô phong.
Cách chế biến:
- Cắt quả bí ngô làm hai phần với tỷ lệ 1:3 sao cho phần cuống nằm ở một phần tư phía trên. Nạo và nướng chín phần ruột bên trong.
- Trộn bí ngô đã nướng với sirô phong và kem tươi đậm đặc rồi xay nhuyễn.
- Đổ hỗn hợp trên vào phần vỏ bí ngô ban đầu. Trang trí bằng cách đổ thêm kem tươi và rắc hạt bí lên trên.
3. Bánh mì nướng bí ngô
image003-4230-1382318208.gif
 
Nguyên liệu:
- Sữa chua hương vanilla, bí ngô nghiền, đường.
- Bánh mì gối.
Cách chế biến:
- Trộn sữa chua với bí ngô nghiền và đường để làm thành mứt. Bảo quản mứt trong lọ thủy tinh và để trong tủ lạnh.
- Nướng bánh mì gối cho vàng đều hai mặt. Phết bơ trước rồi phết mứt bí ngô lên trên.
4. Smoothie bí ngô
image004-6923-1382318208.gif
 
Nguyên liệu:
- Sữa chua hương vanilla, bột quế, bí ngô, sữa.
Cách chế biến:
- Đổ sữa tươi, sữa chua, bí ngô cắt nhỏ và một ít bột quế vào máy xay.
- Xay đều hỗn hợp và đổ ra cốc.

Mì Ý xào nghêu

Món này đậm đà, hơi cay nhưng lại có hương vị thơm ngon, lạ miệng cho người ăn.
Nguyên liệu:
- 1kg nghêu; 200g mì Ý.
- Tương ớt; tương cà; ớt sa tế; cà chua sốt; tỏi bằm; hạt nêm; đường.
Cách chế biến:
mi-y-1-6624-1382312724.jpg
- Nghêu ngâm cho nhả hết bùn cát rồi đem luộc chín. Mì Ý cho vào nồi luộc chín, xả lại nhiều lần với nước sạch rồi để ráo.
mi-y-2-3107-1382312724.jpg
- Phi thơm 1 thìa tỏi băm, cho 3 thìa cà phê tương ớt; 2 thìa cà phê sa tế; 2 thìa cà phê tương cà; 3 thìa canh nước sốt cà vào trộn đều.
- Tiếp đến cho nghêu vào xào, sau đó cho tiếp mì Ý vào trộn đều. Nêm lại gia vị cho vừa ăn là được.
mi-y-3-2678-1382312724.jpg
- Mì Ý xào nghêu mang đến hương vị thơm ngon cho bữa sáng của bạn.

4 món mặn ngon cơm cho ngày cuối tuần

Sườn non ram; tôm đất xóc bơ tỏi hay cá điêu hồng chưng tương... là những món mặn ngon miệng bạn có thể chuẩn bị cho bữa cơm gia đình vào cuối tuần.
1. Sườn non ram
suon-non-7789-1382083291.jpg
Nguyên liệu:
- 1/2 kg sườn non, hạt nêm.
- Pha nước mắm, 3 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường cát, 1 thìa cà phê tiêu, 1/2 chén nước lọc rồi khuấy đều cho đến khi đường tan hết.
Cách chế biến:
- Sườn non rửa sạch, thái khúc nhỏ cho vào chảo xào với ít hạt nêm. Xào đến khi thịt sườn săn lại thì cho nước mắm đã pha vào.
- Để lửa nhỏ, ram sườn đến khi khô nước là được. Múc sườn ra bát, thêm ít lát ớt trái rồi dùng nóng với cơm trắng.
2. Tôm đất xóc bơ tỏi
tom-dat-4576-1382083291.jpg
Nguyên liệu:
- 300 g tôm đất sống, 50 g bơ phe.
- 3 thìa canh tỏi bằm, 1 thìa cà phê ớt sa tế, màu hạt điều, muối, đường, hạt nêm.
Cách chế biến:
- Tôm tươi cắt bỏ râu, chân, rửa sạch, để ráo nước.
- Phi thơm ít tỏi, cho tôm vào xào chín với 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê đường, 1 thìa hạt nêm. Trộn đều rồi thêm ít màu hạt điều cho có màu vàng đẹp mắt.
- Rang đến khi tôm khô thì cho hết tỏi bằm còn lại cùng bơ phe vào, sau cùng cho ớt sa tế vào rồi rang khô. Cho tôm ra đĩa, trang trí với ít hành lá, ớt thái sợi rồi dùng khi còn nóng với cơm trắng.
3. Thịt ba rọi ram đường
thit-ba-roi-2974-1382083292.jpg
Nguyên liệu:
- 1/2 kg thịt ba rọi.
- 50 g củ tỏi, 1 thìa cà phê tỏi bằm, ớt trái, đường, hạt nêm, nước mắm, tiêu bột.
Cách chế biến:
- Thịt heo rửa sạch, lau khô, thái thành từng miếng dày vừa ăn. Ướp thịt heo với 3 thìa canh đường cát, củ tỏi lột vỏ. Trộn đều rồi để trong khoảng 30 phút cho thấm gia vị.
- Phi thơm tỏi bằm, cho thịt heo vào xào khoảng 5 phút. Khi thịt săn lại cho 4 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê đường, tiêu bột vào rồi đun với lửa nhỏ. Tiếp đến cho 1/2 chén nước lọc vào tiếp tục đun với lửa nhỏ cho thịt chín và thấm gia vị.
- Đun đến khi thịt săn lại, có màu vàng đẹp mắt là được. Ớt trái thái sợi cho vào trước khi ăn.
4. Cá điêu hồng chưng tương
ca-dieu-hong-7444-1382083292.jpg
Nguyên liệu:
- 1 con cá điêu hồng khoảng 700 g. 2 tai nấm mèo (mộc nhĩ). 1 bìa đậu phụ non.
- Cần tây, hành lá, 1 quả cà chua, 1 củ hành tây, 1 lọn bún tàu, 100g tương hột.
- Hạt nêm, đường, muối.
Cách chế biến:
- Cá điêu hồng làm sạch. Nấm mèo ngâm mềm, thái nhỏ. Cà chua, hành tây thái múi cau. Đậu phụ non thái nhỏ.
- Phi thơm tỏi băm, cho tương hột vào xào. Tiếp đến cho hành tây, nấm mèo vào trộn đều rồi nêm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng cho cà chua, đậu phụ vào đảo đều cho thấm gia vị. Đặt cá vào thố, cho hỗn hợp đã xào lên trên. Tiếp đến cho bún tàu ngâm mềm, hành lá, cần tây thái khúc vào. Đậy nắp lại, cho vào xửng hấp chín.

Trứng nướng trong 'tổ'

Món trứng nướng được bọc trong khoai tây giòn tan trông giống như những chiếc bánh nhỏ là một gợi ý hấp dẫn cho thực đơn ngày cuối tuần.
Nguyên liệu:
- Trứng, khoai tây.
- Muối, hạt tiêu
Cách chế biến:
image001-4717-1381908991.gif
 
- Gọt vỏ khoai tây và nướng qua. Lưu ý không nướng kỹ hoặc nướng chín vì khoai tây chỉ cần đủ mềm để nạo được.
image002-8848-1381908991.gif
 
- Để khoai tây nguội hoàn toàn (nếu bạn định chế biến món ăn vào chủ nhật thì có thể nướng khoai tây từ tối thứ bảy và để trong tủ lạnh). Sau đó nạo khoai tây bằng loại bàn nạo cỡ to nhất. Trộn phần khoai tây đã được nạo với một ít muối và hạt tiêu.
image003-5257-1381908992.gif
 
- Để đảm bảo khoai tây không bị cháy khi nướng nên tráng qua các cốc nướng bằng một ít dầu. Sau đó, cho khoai tây vào các cốc của khuôn nướng. Dùng ngón tay sạch ấn vào giữa cốc nhằm tạo ra phần lõm để đập trứng vào.  Không cần gạt bỏ phần khoai tây tràn ra ngoài cốc vì sau khi nướng, chúng sẽ co vào.
image004-7462-1381908992.gif
 
- Nướng phần “tổ” khoai tây trong khoảng 20-25 phút cho đến khi khoai vàng đều (thời gian có thể thay đổi tùy thuộc nhiệt độ của lò nướng). Trong lúc nướng cần chú ý không để phần đế phía dưới của khoai tây bị cháy.
image005-5896-1381908992.gif
 
- Để phần “tổ” vừa nướng nguội dần rồi mới đập trứng vào (nếu cần có thể nướng trước khoảng 1 đến 2 giờ rồi để nguội hoàn toàn).
image006-2374-1381908992.gif
 
- Nướng trứng khoảng 10-15 phút cho đến khi thấy trứng đủ chín và hợp với khẩu vị của gia đình. Rồi rắc thêm hạt tiêu và muối cho đậm đà. Món ăn có thể ăn kèm cùng bánh mì và thịt hun khói.


Khéo tay làm bánh cuốn trứng

Thay vì đi ăn bánh cuốn ở ngoài hàng, bạn có thể tự tay làm món này ở nhà với những biến tấu riêng, vừa đơn giản vừa ngon miệng.
Nguyên liệu:
- 100 g chả lụa, 200 g thịt xay, vài tai nấm mèo, 5 củ hành tím, 1 củ hành tây.
- Rau mùi, dưa leo, giá, nước mắm và hạt nêm.
- 2 vá canh bột gạo, 2/3 vá canh bột năng, 1 quả trứng gà.
Cách chế biến:
banh-cuon-2-1499-1381974069.jpg
- Hành tây, hành tím bằm nhỏ. Nấm mèo ngâm mềm, thái nhỏ.
banh-cuon-3-7006-1381974069.jpg
- Cho tất cả nguyên liệu vào chảo xào chín với ít hạt nêm.
banh-cuon-4-4384-1381974069.jpg
- Hòa tan bột gạo, bột năng với 100 ml nước lọc, sau đó cho trứng gà vào khuấy đều rồi để trong khoảng 20 phút.
- Làm nóng chảo chống dính, cho bột vào tráng một lớp mỏng như cách tráng bánh cuốn. Bột vừa chín thì cho ra đĩa hoặc thớt. Để nhân vào giữa rồi cuốn tròn lại.
banh-cuon-1-2195-1381974071.jpg
- Các loại rau rửa sạch, thái nhuyễn cho vào đĩa, ăn kèm với bánh cuốn trứng còn có chả lụa và chén nước mắm pha hơi ngọt.

Canh cá điêu hồng nấu ngót

Hương vị đặc trưng của cần tây, hành lá không chỉ làm át đi mùi tanh của cá mà còn làm cho món canh trở nên thơm ngon hơn.
Nguyên liệu:
- 1 con cá điêu hồng khoảng 700g.
- 2 quả cà chua; 1 củ hành tây; cần tây; hành lá.
- Hạt nêm; ớt trái; tỏi bằm; đường; tiêu bột.
Cách chế biến:
canh-1-7093-1382007113.jpg
- Các loại rau, củ rửa sạch. Cá điêu hồng làm sạch, rửa lại với rượu trắng rồi lau khô.
- Phi thơm tỏi bằm, cho cà chua, hành tây thái múi cau vào xào sơ với ít hạt nêm, đường.
canh-2-6292-1382007113.jpg
- Cho nước vào vừa đủ rồi đun sôi, cho cá vào đun đến khi cá chín. Nêm lại gia vị vừa ăn, cho rau cần, hành lá vào rồi tắt bếp.
canh-3-2862-1382007113.jpg
- Múc canh ra bát, rắc lên ít tiêu bột, ớt trái rồi dùng nóng.

















No comments:

Post a Comment

quangnm