Wednesday, June 3, 2015

TP HCM lắp dầm cầu đầu tiên của tuyến metro số 1

TP HCM lắp dầm cầu đầu tiên của tuyến metro số 1

Sáng 4/6, sử dụng công nghệ lắp hẫng cân bằng lần đầu áp dụng tại Việt Nam, các đốt dầm (mỗi đốt nặng 42 tấn) của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên được lắp đặt.
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM, ở công đoạn lắp dầm, 12 km cầu cạn sẽ được thi công bằng biện pháp lao lắp trên hệ đà giáo di động. Với biện pháp thi công này, các dầm cầu cạn (dầm giản đơn) có khẩu độ điển hình 35 m (một số dầm có khẩu độ ngắn hơn) sẽ được phân chia thành 13 đốt dầm; gồm 2 đỉnh trụ dài 1,7 m và 11 đốt giữa dài 2,8 m.
lap-dam1-1775-1433392406.jpg
Đốt dầm đầu tiên nặng 42 tấn của tuyến metro số 1 được lắp đặt sáng nay. Ảnh: Hữu Công.
Các đốt dầm có mặt cắt hình chữ U đã được đúc sẵn ở bãi đúc quận 9 (tổng cộng 4.536 đốt) rồi vận chuyển ra công trường bằng xe tải chuyên dụng. Mỗi nhịp gồm 13 đốt dầm sẽ được treo trên hệ đà giáo di động và ghép thành một nhịp cầu hoàn chỉnh. Các đốt dầm được liên kết vĩnh cửu với nhau bởi khóa chống cắt, keo epoxy và cáp dự ứng lực dọc theo dầm.
Việc thi công dầm cầu cạn được chia thành 3 mũi thi công (với 3 giá lao dầm) tại 3 địa điểm là phường Thảo Điền, quận 2; phường Trường Thọ và phường Linh Trung, quận Thủ Đức.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân cho rằng, việc lắp dầm cầu đầu tiên là giai đoạn rất quan trọng và có ý nghĩa lớn với dự án xây dựng tuyến metro số 1 của thành phố. Đây cũng là gói thầu quan trọng quyết định đến tiến độ của toàn bộ dự án.
lap-dam-2-2043-1433392406.jpg
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cùng lãnh đạo UBND TP HCM và tỉnh Bình Dương thực hiện nghi thức lắp đặt đốt dầm đầu tiên của tuyến metro số 1. Ảnh: Hữu Công.

Về phía chủ đầu tư, ông Bùi Xuân Cường - Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt đô thị TP HCM - cho biết, đến thời điểm này tuyến metro số 1 đã đạt được 6 triệu giờ lao động an toàn, các máy móc thiết bị, đặc biệt là các cần cẩu thi công tại công trường đều được kiểm tra, kiểm định kĩ càng. 
Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công vào tháng 8/2012. Theo thiết kế, tuyến dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó, khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga).
Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2019 và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2020. Tuy nhiên, mới đây Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM cho biết hơn 17 km trên cao của tuyến metro này có thể được vận hành năm 2018, sớm hơn ba năm so với kế hoạch.
Hữu Công

TP HCM đúc đốt dầm đầu tiên của tuyến metro số 1

Nặng 42 tấn, đốt dầm đầu tiên trong tổng số 4.563 đốt của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên vừa được đúc để chuẩn bị cho việc lao lắp dầm vào đầu tháng 6, với công nghệ lần đầu áp dụng tại Việt Nam
Sáng 6/4, Ban quản lý Dự án đường sắt đô thị TP HCM cùng nhà thầu tổ chức đúc đốt dầm đầu tiên - đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị số 1 - sau hai năm rưỡi chuẩn bị. "Việc này đánh dấu một giai đoạn mới của dự án tuyến metro số 1. Công nghệ lắp hẫng cân bằng đòi hỏi trình độ, kỹ thuật rất cao từ công xưởng cho đến việc vận chuyển, lắp ghép ngoài công trường. Có thể nói là lần đầu tiên công nghệ này được áp dụng ở Việt Nam", ông Bùi Xuân Cường, Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị thành phố cho biết.
duc-dam1-5616-1428294840.jpg
Bơm bêtông đúc đốt dầm đầu tiên trong tổng số hơn 4.500 đốt dầm của tuyến metro số 1. Ảnh: Hữu Công.
Công đoạn đúc dầm thuộc gói thầu số 2 "Xây dựng đoạn đi trên cao và Depot" với các hạng mục chính gồm: 5 cầu dầm liên tục có khẩu độ lớn; 11 nhà ga trên cao; 14,5 km cầu cạn và một depot có diện tích hơn 27 ha. Trong đó, 12 km cầu cạn sẽ được thi công băng biện pháp lao lắp trên hệ đà giáo di động.
Với biện pháp thi công này, các dầm cầu cạn (dầm giản đơn) có khẩu độ điển hình 35 m (một số dầm có khẩu độ ngắn hơn) sẽ được phân chia thành 13 đốt dầm; gồm 2 đỉnh trụ dài 1,7 m và 11 đốt giữa dài 2,8 m. Các đốt dầm có mặt cắt hình chữ U sẽ được đúc sẵn, sau đó vận chuyển ra công trường bằng xe tải chuyên dụng. Mỗi nhịp gồm 13 đốt dầm sẽ được treo trên hệ đà giáo di động và ghép thành một nhịp cầu hoàn chỉnh. Các đốt dầm được liên kết vĩnh cửu với nhau bởi khóa chống cắt, keo epoxy và cáp dự ứng lực dọc theo dầm.
dam1-2671-1428294840.jpg
Các đốt dầm đúc xong sẽ lao lắp trên các trụ bêtông đã được xây dựng. Ảnh: Hữu Công.
Mỗi đốt dầm có trọng lượng lớn nhất khoảng 42 tấn, một dầm U điển hình 35 m nặng khoảng 500 tấn. Tổng số đốt dầm được đúc tại bãi đúc là 4563 đốt (tương đương với 372 nhịp cầu cạn). Công tác lao lắp dầm sẽ được tiến hành từ đầu tháng 6 tới theo dạng cuốn chiếu vừa đúc, vừa lắp kéo dài trong thời gian 2 năm.
Dầm chữ U do nhà thầu SYSTRA (Cộng hòa Pháp) thiết kế, thi công và lao dầm do Liên danh FVR thực hiện. Thiết kế dầm chữ U được cho là sẽ tạo nên sự thẫm mỹ, thanh mảnh, đồng thời 2 cánh dầm dùng làm tường chắn ồn.
Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công vào tháng 8/2012. Theo thiết kế, tuyến dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó, khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2019 và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2020.

TP HCM thành đại công trường thi công metro

Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên dài gần 20 km với tổng vốn đầu tư hơn 2,4 tỷ USD được chia thành nhiều đoạn để thi công. Hình hài tuyến metro đầu tiên của Việt Nam đang hiện rõ từng ngày.
 
Tuyến metro số 1 có khoảng 2,6 km đi ngầm từ chợ Bến Thành đến Ba Son với 3 nhà ga ngầm. Để thi công ga ngầm đầu tiên, khu vực giao lộ Lê Lợi – Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM đã được giải phóng mặt bằng.
 
 
Vòng xoay cây liễu cùng đài phun nước trước UBND thành phố cũng đã được di dời. Những hàng rào tôn cao 2-3 m được dựng lên xung quanh, một số khu vực cũng bị cấm lưu thông. Ngoài ga ngầm ở khu vực này, hai ga ngầm còn lại là ở chợ Bến Thành và cảng Ba Son.
 
 
Sau đoạn đi ngầm, tuyến metro sẽ có 17,1 km đi trên cao. Đoạn đi trên cao của tuyến metro có 11 nhà ga. Trong ảnh là công trình xây móng ở đoạn đi cao đầu tiên, phía sau nhà máy Ba Son, đoạn gần đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1) trên rạch Văn Thánh.
 
 
Sau đó tuyến metro tiếp tục vượt đường Điện Biên Phủ, băng qua sông Sài Gòn rồi đi song song Xa lộ Hà Nội.
 
 
Công nhân thi công tại trụ đỡ cho đường sắt trên cao.
 
 
Tuyến metro sẽ có đoạn đi trên cao vượt sông Sài Gòn. Việc xây dựng trụ bê tông dưới lòng sông đang được tiến hành.
 
 
 
"Sài Gòn mấy hôm nay cứ sáng nắng chiều mưa nhưng dù thời tiết như thế nào chúng tôi cũng phải cố gắng làm việc để công trình kịp tiến độ", một công nhân ở công trình dưới chân cầu Sài Gòn nói. 
 
 
Cầu băng sông dành cho metro cách cầu Sài Gòn hiện hữu 38 m về phía thượng lưu, rộng hơn 11 m, được thiết kế 2 chiều đi và về.
 
 
Hố móng nằm giữa sông Sài Gòn.
 
 
Sau khi vượt sông Sài Gòn, đoạn metro số 1 đi song song với Xa lộ Hà Nội (quận 2) và kết thúc ở Suối Tiên. Toàn bộ tuyến metro này sẽ đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức và huyện Dĩ An (Bình Dương).
 
 
 
Sơ đồ toàn tuyến metro số 1.
 
Hữu Công
 
 
Ý kiến bạn đọc ()
Thuở mới bắt đầu xuất hiện nền, con người đã phải chấp nhận phá bỏ hàng cánh rừng, rất nhiều trong số đó thậm chí nhiều triệu tuổi. Phát triển là nhu cầu tất yếu của lịch sử, và sự phát triển luôn phải đi kèm với đó là sự ...  
Một 9X - 00:16 20/8/2014
Nhà nước nên quy hoạch và lập các khu công viên lớn riêng biệt , trồng nhiều cây to vừa thành lá phổi cho thành phố, vừa tránh được chuyện cây đổ đè chết người và phương tiện đi lại, ngoài ra còn có thể kết hợp kinh doanh nhờ ...  
2.6km và có 3 nhà ga. Sao nhiều thế nhỉ?
Lan Tran - 07:29 20/8/2014
 
Tôi làm việc ở TPHCM và nhận thấy việc thi công tại đây rất đảm bảo thời gian và chất lượng so với mặt bằng chung. Ước gì ở đâu cũng được như vậy thì VN phát triển biết bao
Dung Le - 05:51 20/8/2014
Bạn nói chính xác.
Bao Doc - 08:34 20/8/2014
Chưa đưa vào sử dụng thì khó có thể đánh giá chất lượng được bạn ah
 
Mất đi kỷ niêm Saigon xưa nhiều người rất buồn, nhưng Thành phố sẽ to đẹp, hoành tráng, lộng lẫy hơn rất nhiều lần...sẽ ngang tầm thế giới và sẽ rất hiện đại.
Nga Truong - 01:08 20/8/2014
có cảm giác như nhìn thấy mrt của Singapore ở Việt Nam vậy :d
Tuyến này chẳng giải quyết được được gì nhiều. Vì đất 2 bên xa lộ Hà Nội còn rộng nên nó được sinh ra sớm thôi. Ga số 3, 4, 5 có lẽ đặt lệch vị trí, và số lượng người sử dụng 3 ga này cũng sẽ ít so với các ga còn lại.
2rice - 11:07 20/8/2014
 
Dù có tiếc nuối nhưng vẫn mong chờ được đi xe điện ngầm đầu tiên của VN. Như vậy mới phát triển với thế giơi chứ
Tram Ngoc - 06:31 20/8/2014
Chuẩn bạn. Như mình đang ở Nga, phương tiện chính là metro, xe bus. Thực sự có được sử dụng metro bạn mới hiểu được sự tiện lợi của nó. Không bao giờ tắc đường, nhờ đó bạn xác định được gần chính xác thời gian bạn cần đi đến ...  
 
Dù sao thì thay da đổi thịt cũng là điều tốt
Ngọc Lâm - 01:16 20/8/2014

Ba năm nữa người Sài Gòn có thể đi metro

Hơn 17 km trên cao tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) của TP HCM dự kiến vận hành năm 2018, sớm hơn ba năm so với kế hoạch.
Tại cuộc họp chiều 20/4, Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM Bùi Xuân Cường cho biết tuyến đường sắt đô thị số 1 đã có mặt bằng "sạch" để thi công. Năm 2018 có thể vận hành đoạn trên cao nên người dân TP HCM sẽ sử dụng tuyến metro sớm hơn 2 năm so với kế hoạch.
Theo ông Cường, việc khai thác đoạn trên cao dài hơn 17 km đang được tính toán các phương án vì tuyến số 1 chỉ phát huy hiệu quả khi đi vào trung tâm. "Việc khai thác đoạn đi trên cao có thể vẫn có khách, tuy nhiên cần bố trí chạy tàu như thế nào, thời gian giãn cách ra sao để hiệu quả. Chúng tôi đang lập một công ty khai thác vận hành để lập kế hoạch chi tiết", ông Cường nói.
dam1-2671-1428294840.jpg
Dự kiến đoạn trên cao dài hơn 17 km của tuyến metro số 1 sẽ vận hành vào năm 2018. Ảnh: Hữu Công.
Về tiến độ 4 gói thầu của tuyến metro số 1, Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố cho biết, hồ sơ mời thầu gói 1A - từ Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố - đang chỉnh sửa theo ý kiến của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản. Dự kiến phê duyệt và triển khai đấu thầu trong quý 2.
Trong quá trình thi công, chủ đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc để theo dõi chuyển vị của các tòa nhà trong khu vực. Nếu có chuyển dịch vượt quy định cho phép sẽ dừng thi công để khắc phục.
Gói thầu 1B - từ ga nhà hát đến ga Ba Son - đã hoàn thành khảo sát địa chất, công trình hạ tầng kỹ thuật, đang thi công ga nhà hát thành phố. Còn tại ga Ba Son bắt đầu thi công tường vây.
Đối với gói thầu số 2, đoạn đi trên cao từ Ba Son đến Long Bình (quận 9) dài hơn 17 km, khối lượng tổng thể đạt 30%. Hồi đầu tháng 4 đã đúc dầm, hai tháng sau sẽ lắp dầm lên các trụ dọc Xa lộ Hà Nội, kéo dài trong 2 năm. Đến giữa năm 2017 sẽ hoàn thành và có thể khai thác đoạn đi trên cao một năm sau đó.
Còn gói thầu số 3, việc mua đầu máy toa xe đã được ký kết với nhà thầu Hitachi vào năm 2013. Mô hình đầu máy đang lấy ý kiến người dân. Trong một tháng trưng bày đã có 1.500 lượt người tham quan với 1.250 phiếu đóng góp, chủ yếu về hình dáng đầu tàu chưa mềm mại, tay nắm chưa phù hợp…
Được khởi công vào tháng 8/2012 với tổng vốn đầu tư hơn 2,4 tỷ USD, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên dài gần 20 km đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga).
Theo kế hoạch trước đó, tuyến metro số 1 cũng là tuyến metro đầu tiên của TP HCM và cả nước sẽ hoàn thành vào năm 2019 và đưa vào sử dụng từ năm 2020.

Phó thủ tướng: 'Không để 2 hộ kinh doanh làm ảnh hưởng cả tuyến metro'

Với việc xây dựng tuyến metro số 1 vẫn bị vướng 2 hộ kinh doanh, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo tỉnh Bình Dương phải giao mặt bằng trước tháng 10.
Sáng 6/8, báo cáo với Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng các bộ, ngành Trung ương về tình hình thực hiện các tuyến metro trên địa bàn TP HCM, ông Hoàng Như Cương - Phó Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố - cho biết công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng tuyến metro số 1 dài gần 20 km vẫn bị vướng 2 hộ kinh doanh ở khu vực huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương). Trong khi đó, công tác lao lắp dầm sẽ được tiến hành theo hướng từ Suối Tiên về Bến Thành.
"Do chậm trễ trong công tác giải tỏa mặt bằng và phải lập lại thiết kế kỹ thuật cho nhà ga ngầm Bến Thành tích hợp giữa các tuyến metro số 1, 2, 3A và 4 nên đến năm 2019 mới có thể hoàn thành tuyến số 1; năm 2020 mới có thể đưa vào vận hành (thay vì cuối năm 2018 như dự án được duyệt)", ông Cương cho biết.
ptt2-7421-1407314744.jpg
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khảo sát tình hình thi công tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sáng 6/8. Ảnh: H.L
Để bảo đảm tiến độ dự án, đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố cũng kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đề nghị Chính phủ Nhật Bản sớm giải ngân lại hợp đồng Tư vấn chung. Bởi gói thầu này đang tạm ngưng thanh toán do có liên quan đến sự kiện Tư vấn JTC (Công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản) dù UBND TP HCM đã khẳng định với phía Nhật Bản là gói thầu tư vấn đã thực hiện đúng quy định, đồng thời tỷ lệ công việc của JTC chỉ chiếm 4% nên không có khả năng tác động vào kết quả đấu thầu.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định 8 tuyến metro tại TP HCM đều là những dự án rất lớn, có số vốn hơn một tỷ USD và có tác dụng rất quan trọng để tạo ra động lực phát triển cho thành phố. "Dù chúng ta có tăng cường đầu tư giao thông cách gì đi nữa mà không có những loại hình vận tải có khối lượng vận chuyển lớn thì cũng không thể giải quyết được nhu cầu đi lại của các đô thị", Phó thủ tướng nói.
Theo Phó thủ tướng, metro Bến Thành - Suối Tiên là tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Việt Nam. TP HCM đã khởi công được mặc dù trong quá trình triển khai cũng còn gặp rất nhiều khó khăn và phải điều chỉnh tổng mức đầu tư do công tác chuẩn bị đầu tư kéo dài kéo theo vật giá thay đổi.
"Trong nỗ lực điều chỉnh dự án, thành phố đã hết sức cố gắng để giảm bớt thời gian bị chậm. Hà Nội thì đang bị chậm. Bây giờ mới đến giai đoạn tổng mức đầu tư là đã dừng lại rồi, chưa nói đến chuyện khác. Thời gian bị kéo dài, chưa đến được kế hoạch đấu thầu và đấu thầu nên chưa thể triển khai tiếp được. Hiện phải nhờ tư vấn đánh giá tổng mức đầu tư và suất đầu tư xem tính phù hợp nó như thế nào", Phó thủ tướng cho biết.
Về vấn đề mặt bằng đang bị vướng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu tỉnh Bình Dương phải tranh thủ bàn giao mặt bằng cho tuyến metro số 1 trước tháng 10. "Không thể để một vài hộ làm ảnh hưởng đến cả tuyến metro, chậm bàn giao mặt bằng ngày nào là người ta tính vào tiền ngày ấy", Phó thủ tướng nói.
Trước yêu cầu này, đại diện tỉnh Bình Dương đã cam kết sẽ làm việc với 2 hộ kinh doanh còn lại để sớm có mặt bằng thi công tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. "Trước mắt, khi chưa thỏa thuận xong giá bồi thường thì vẫn cho các đơn vị thi công vào khảo sát địa chất", Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam cam kết.
pho-tt-8730-1407314744.jpg
Phó thủ tướng làm việc với UBND TP HCM sau khi đi khảo sát tình hình thi công tuyến metro số 1. Ảnh: Hữu Công.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP HCM trong giai đoạn hiện nay phải tăng độ cẩn trọng trong thiết kế lên gấp nghìn lần. Tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng, động đất cũng cực đoan khi số vụ động đất trên thế giới nhiều hơn nên càng phải lưu ý khi đánh giá các chỉ tiêu an toàn. 
"Chủ đầu tư phải rà soát thiết kế, phải rất chuẩn về tiêu chuẩn độ ồn, động đất. Bộ Giao thông, Bộ Xây dựng cũng phải kiểm tra lại. Vụ động đất ở Vân Nam (Trung Quốc) có 6,5 độ Richter mà thiệt hại lớn đến như vậy, chúng ta phải hết sức lưu ý", Phó thủ tướng nói.
Để sớm giải ngân hợp đồng Tư vấn chung, không làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương làm việc lại với phía Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và có báo cáo Chính phủ trong tuần sau. "Nếu cần thiết thì mời họ lên Văn phòng Chính phủ làm việc, chứ không được để ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, nhất là trong công tác tư vấn", ông Hải yêu cầu.

Thiết kế ga ngầm metro đầu tiên của TP HCM

Ga Nhà hát thành phố có chiều dài 190 m, rộng 26 m gồm 4 tầng với chiều sâu 40 m; còn ga trung tâm Bến Thành ngoài chức năng kết nối giữa các tuyến metro còn được thiết kế xây dựng hệ thống thương mại dịch vụ, có tổng kinh phí đầu tư xây dựng gần 1 tỷ USD.
 
Tuyến metro số 1 nối từ Bến Thành đến Suối Tiên dài khoảng 20 km với số vốn đầu tư lên đến 2,4 tỷ USD. Tuyến gồm hai đoạn đi ngầm và trên cao với tổng cộng 14 ga và một depot.
 
 
Trong đó có đoạn đi ngầm từ chợ Bến Thành đến Ba Son dài khoảng 2,6 km với 3 nhà ga ngầm (ga trung tâm Bến Thành, ga Nhà hát Thành phố và ga Ba Son). Ga ngầm Nhà hát thành phố sẽ được khởi công vào cuối tháng 7 được xây dựng ở độ sâu 40 m, dài 190 m, rộng 26 m gồm 4 tầng.
 
 
Tầng 1 là các trang thiết bị phục vụ hành khách (sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động, nhà vệ sinh), phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách. Tầng 2 là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón trả khách. Tầng 3 là tầng trang thiết bị cho nhân viên ga, trung tâm kiểm soát thảm họa, khu vực nghỉ ngơi và các phòng thiết bị điện, máy điều hòa không khí và hệ thống thông gió, phòng cơ điện (hệ thống bơm nước thải), các ống thông gió của nhà ga. Tầng 4 là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón trả khách.
 
 
Ga ngầm Nhà hát thành phố được thi công theo phương pháp top-down (làm tường vây và cọc chống trước, sau đó đào đất và thi công các sàn từ trên xuống) để giảm thiểu rủi ro lún sụt. Trong quá trình thi công, nhà thầu lắp đặt hệ thống quan trắc để theo dõi sự chuyển vị của các tòa nhà trong khu vực, nếu có dấu hiệu nguy hiểm thì lập tức dừng thi công để khắc phục.
 
 
Cùng với ga ngầm Nhà hát Thành phố, ga ngầm trung tâm Bến Thành và đoạn đi ngầm từ nhà ga này chạy dưới đường Lê Lợi cũng đang được Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM (chủ đầu tư) khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ mời thầu... để đầu năm 2015 triển khai xây dựng.
 
 
Tại nhà ga trung tâm Bến Thành, ngoài chức năng đầu mối kết nối giao thông giữa các tuyến metro số 1, 2, 3... còn được thiết kế xây dựng hệ thống thương mại dịch vụ, có tổng kinh phí đầu tư xây dựng gần một tỷ USD. Tuy nhiên, hiện chủ đầu tư và nhà thầu đang tập trung thi công gói thầu 1b (ga ngầm Nhà hát thành phố và đoạn đi ngầm đến Nhà máy đóng tàu Ba Son) để trước ngày 30/4/2015 bàn giao mặt bằng cho đơn vị khác thi công nâng cấp đường Nguyễn Huệ và tượng đài Bác Hồ trước trụ sở UBND thành phố.
 
 
Theo chủ đầu tư, ý tưởng xây dựng khu mua sắm kết hợp với metro ngoài việc tận dụng không gian ngầm còn nhằm mang tới các dịch vụ tiện nghi cho hành khách.
 
 
Ngoài ra, việc khai thác trung tâm thương mại cũng góp phần đem lại lợi nhuận để bù đắp chi phí đầu tư các tuyến metro. Đây là mô hình mà nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, đã triển khai thành công.
 
 
Cùng với 3 ga ngầm, đoạn còn lại đi trên cao (dài hơn 17 km) sẽ có 11 ga trên cao (Suối Tiên, Tân Cảng...) và depot Long Bình (quận 9). Bắt đầu từ ga số 1 trung tâm Bến Thành (ga số 1) metro sẽ đi ngầm dưới đường Lê Lợi gồm hai tuyến đường hầm đơn chạy song song, từ ngã tư Lê Lợi - Pasteur chuyển sang chạy trùng tim (hầm trên, hầm dưới) đi qua bên hông Nhà hát thành phố, qua trụ sở Công ty Điện lực Sài Gòn, theo đường Nguyễn Siêu, qua FAFILM đến khu vực nhà máy Ba Son. Từ sau ga số 3 (ga Ba Son), tuyến chuyển từ đi ngầm sang đi trên cao.
 
 
Tiếp theo, tuyến sẽ vượt đường Nguyễn Hữu Cảnh đi theo rạch Văn Thánh (bờ phía Bắc), đi sát công viên Văn Thánh, vượt đường Điện Biên Phủ, vượt sông Sài Gòn tại khu vực nhà hàng Tân Cảng; sau đó đi tiếp trong hành lang phía Bắc xa lộ Hà Nội vượt sông Rạch Chiếc; tiếp tục đi theo hành lang xe điện nằm trong hành lang phía Bắc thuộc lộ giới xa lộ Hà Nội rồi vượt sang phía Nam xa lộ Hà Nội để vào ga Suối Tiên (ga số 14), sau đó tuyến sẽ rẽ phải vào Depot Long Bình.

No comments:

Post a Comment

quangnm