Monday, June 15, 2015

Du lịch Hàn Quốc - Phần 3


Du lịch Hàn Quốc  -  Phần 3


Nguyễn Tài Ngọc

Sau ba đêm ở Rex, chúng tôi đáp may bay Asiana đi Seoul, Hàn Quốc vào lúc 2 giờ rưỡi trưa. Đoạn đường bay hơn năm giờ đồng hồ. Seoul và Toyko cùng múi giờ, đi trước SàiGòn hai tiếng. Về đến The Plaza Hotel trời đã tối khuya nhưng may thay có  thổ địa chỉ bảo, chúng tôi đến ăn tiệm thịt bò nướng Đại Hàn ở một tiệm ăn rất ngon mở cửa 24/24 : Daewon Galbec, 1432-68, Sitlim-dong, Kwanak-Gu, Seoul.









Món ăn truyền thống của người Hàn rất tỉ mỉ và phức tạp, bao nhiêu là rau cải ướp muối đủ loại để trên cả chục đĩa hình thù khác nhau, nhiều còn hơn quân đội đồng minh đổ bộ Normandie trong Thế Chiến Thứ Hai. Ở Mỹ, món ăn rau bắp cải ướp đỏ cay kim chi của người Hàn thịnh hành ở cộng đồng Á Châu, nhưng phần lớn  người Mỹ không ăn vì mùi quá hôi đối với họ. Cô người Hàn nào muốn lấy một anh Mỹ nhất định không thể nào buổi sáng hẹn anh ta đi ăn điểm tâm kim chi được, bảo đảm mối tình chưa hé nhụy sẽ trở thành dang dở. 

Người Hàn ăn kim chi thường như người Mỹ ăn apple pie (bánh nướng có táo), như người Việt ăn cơm với canh.  Sang Seoul tôi mới khám phá ra họ có hơn trăm loại kim chi khác nhau, và món kim chi thay đổi tùy theo  từng mùa. Vì ăn kim chi quanh năm, người Hàn là quốc gia tiêu thụ nước hoa Chanel Number Five nhiều nhất thế giới.


Kim chi, bánh chưng, bánh dầy, gỏi cuốn..., mấy năm trước đây có một thời bị Bộ Y Tế (Department of Health) của hai thành phố lớn Mỹ, New York và Los Angeles cho là mất vệ sinh, không hội đủ tiêu chuẩn ăn uống an toàn. Theo luật của hầu hết thành phố Mỹ, thức ăn nấu bày bán trong tiệm phải giữ lạnh dưới 41 độ F (5 C), hoặc nóng trên 135 độ F  (57 C).

Họ cấm không cho những món này được bán nữa, trừ khi bỏ vào tủ lạnh hay hâm nóng lên. Các cửa hàng Việt, Hàn phản đối, đưa ra lý do bánh dầy nếu bỏ tủ lạnh thì bột cứng lại, gỏi cuốn hâm nóng thì khô bánh tráng, kim chi phải để bên ngoài vì nó vẫn còn nằm trong giai đoạn ướp muối.., thành ra những món đặc sản của Việt Nam, Hàn Quốc không cần giữ lạnh hay hâm nóng, chỉ cần để ở room temperature, nhiệt độ trong hàng quán. Dần dần thì bộ Y tế Mỹ nhượng bộ, sau khi nhân viên Y tế bị đe dọa mỗi ngày sẽ bị nhận thư nặc danh gói với kim chi và nước mắm.

Lần này chúng tôi ở The Plaza Hotel, Seoul, một khách sạn sang trọng, thiết kế tân thời, mầu sắc  trong phòng sặc sỡ, bắt mắt. Mọi sự đều dùng điện tử, trên bàn ngủ có một remote control nhỏ điều khiển tất cả đèn, màn cửa, và tất cả các thứ dịch vụ. Toilette hiện đại khỏi nói, tiêu chuẩn Nhật Bản cao nhất: chỗ ngồi ấm mông, nước thoát tự động, nếu dùng theo kiểu bidet thì nước bắn trúng phóc mục tiêu, không sai quá .000001 mm. Toilette quá hiện đại làm tôi lo sợ sáng thức dậy vào dùng thì nó nhận ra được tôi, vừa ngồi xuống thì nó gọi tên mình: "Good morning, Mr. Nguyen!". Có một hồ bơi rất to ở tầng thứ 18 với quang cảnh phố xá nhà lầu, cả hồ bơi lẫn cảnh nhìn không chỗ nào chê!














Từ The Plaza Hotel nhìn ra : tòa nhà to bằng kính bên phải là Tòa Đô Chính.

Địa thế của The Plaza Hotel thì quá hơn hoàn hảo: nó nằm trên đại lộ chính yếu Sejong-daero của Seoul, đi bộ mười phút đến Hoàng Cung Gyeongbokgung Palace (ngay sát bên là Blue House của Hàn Quốc, giống như tòa Bạch cung của Mỹ),






Tôi ngạc nhiên khi thấy ở vào thời đại Internet mà trên đường vẫn còn nơi để báo giấy cho dân đọc





Cảnh sát Hàn hầu hết rất trẻ, vào khoảng tuổi thanh niên

Tòa Đô chính - City Hall

mười lăm phút đến  Myeong-dong, một khu shopping nhộn nhịp sầm uất mà theo Wikipedia, là con đường shopping đắt thứ chín trên thế giới, 












bước sang bên kia đường là một hoàng cung khác, Deoksugung Palace,








và bước vài bước là xuống trạm xe điện ngầm. Hệ thống xe điện ngầm của Seoul chạy nhiều tuyến đường nhất thế giới. 

Dân số của trung tâm thành phố và chung quanh đô thị (metropolitan area) Seoul đứng thứ nhì trên thế giới, 25. 6 triệu, sau Tokyo với gần 40 triệu. Tính theo mãnh lực kinh tế, với $846 tỷ dollars GDP, Seoul đứng hàng thứ tư quốc tế, sau Tokyo, New York, và Los Angeles.

















Khu nhà cổ Bukchon-ro:




Nhà truyền thống Haepungbuwongun Yun Taek-yeong














Khi nói đến giải phẫu sửa sắc đẹp thì chắc không ai ngạc nhiên khi tính theo tỷ lệ dân số, Hàn Quốc là nước có dân sửa sắc đẹp nhiều nhất thế giới (thứ nhì là Hy-Lạp, thứ ba là Italy. Mỹ chỉ đứng hàng thứ sáu, nhưng nếu nói về tổng số giải phẫu sắc đẹp thì Mỹ có nhiều nhất).

Phần thân thể ở Mỹ sửa nhiều nhất là bơm ngực, trong khi ở Hàn Quốc, mũi của các cô cậu khi đến tuổi 19 đều được sửa cho được cao lên.


Xe Equus đắt nhất của Huyndai, giá bán ở Mỹ khoảng $71,000 dollars.

Những ảnh này chụp ở Sở thú Seoul :












Khi vào hồ bơi, mỗi quốc gia có một phong tục riêng. Ở Mỹ đàn ông mặc quần tắm dài đến đầu gối. Ở Pháp thì no way, đàn ông phải mặc quần bơi Speedo y chang như cái quần xì-líp nhỏ cũn cỡn bằng một lóng tay, trong khi ở Hàn Quốc, piscine của hotel Plaza,  thì đàn ông lẫn đàn bà phải đội nón bơi. 


Tôi thấy luật như thế mà lại hay, cần nên áp dụng ở hồ bơi của nhà tôi. Từ giờ trở đi khách đến chơi nhà tôi mỗi khi ra piscine thì không cần biết trai hay gái, không ai được mặc quần áo lộn xà ngầu mà phải đội một nón bơi và chỉ mang bikini một mảnh hay quần bơi Speedo. 

Hai hình sau đây chụp cùng 1 lúc, 11:15 PM tối. Camera để lên tripod (chân chống). Hình đầu tiên là như mắt thấy ngoài trời như vậy, tối đen như mực. Hình thứ 2 , chụp liền sau đó nhưng f-stop set at 5.6, speed set at BULB, ISO at 6400, và chụp trong 18 giây. Nếu nhìn trong bầu trời sẽ thật sự thấy cả trăm ngôi sao:



(còn tiếp)   
Nguyễn Tài Ngọc
June 2015

Tài liệu tham khảo: 
 
TaiNgoc

No comments:

Post a Comment

quangnm