Sunday, June 21, 2015

Một ngày trên tàu sân bay khổng lồ của Mỹ

Một ngày trên tàu sân bay khổng lồ của Mỹ

Tàu sân bay lớn nhất của Mỹ USS Theodore Roosevelt có thể dự trữ đủ lương thực để duy trì hoạt động trong 90 ngày, phục vụ trên 18.000 suất ăn mỗi ngày.
 
Động cơ của máy bay chiến đấu Ong bắp cày F/A-18C phụt luồng lửa mạnh khi chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) trên Vịnh Ba Tư hôm 18/6.
Mỹ điều động chiến hạm này tới khu vực nhằm đảm nhận vai trò một căn cứ để triển khai các hoạt động tấn công nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria.
 
 
Một thành viên thuộc đội tháo gỡ vật liệu nổ (EOD) của hải quân Mỹ đứng cạnh dàn tên lửa được trang bị cho tàu.

USS Theodore Roosevelt được coi là tàu sân bay hiện đại và lớn nhất của Mỹ. Tàu có chiều dài hơn 320 m. Boong tàu, rộng khoảng 18.000 m2, là nơi cất cánh của hơn 60 máy bay chiến đấu.
 
 
Các thành viên đội EOD hôm 18/6 di chuyển vũ khí trên sàn tàu.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt được coi là biểu tượng sức mạnh của hải quân Mỹ, với 4 đường băng cùng 4 máy phóng phi cơ. Vận tốc của tàu có thể lên tới 64,8 km/h. Tàu có khả năng mang theo 90 phi cơ các loại và hơn 5.000 binh sĩ.
 
 
Các phi công hải quân Mỹ đang tiến tới máy bay để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ.
USS Theodore Roosevelt có thể dự trữ đủ lương thực để duy trì hoạt động trong 90 ngày. Tàu phục vụ trên 18.000 suất ăn trong một ngày. Nhà máy khử muối trên tàu mỗi ngày sản xuất lượng nước đủ dùng cho 2.000 gia đình.
 
 
Các thủy thủ làm việc trên đài chỉ huy tàu.
USS Theodore Roosevelt trị giá khoảng 4,5 tỷ USD, được đưa vào sử dụng từ ngày 25/10/1986. Hoạt động quân sự lớn đầu tiên của chiến hạm này được đánh dấu bằng sự góp mặt trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991.
 
 
Làn khói mù mịt bốc lên xung quanh một nhân viên hoa tiêu trên tàu sau khi một chiến đấu cơ vừa cất cánh khỏi đường băng.
Lần làm nhiệm vụ lớn nhất gần đây của tàu USS Theodore Roosevelt là vào năm 2002. Khi đó, nó hoạt động liên tiếp 159 ngày trên biển, phá vỡ kỷ lục về thời gian hoạt động lâu nhất trên biển của tàu chiến từ thời kỳ Thế Chiến II.
 
 
Chuẩn đô đốc Andrew Lewis sử dụng ống nhòm để quan sát hoạt động diễn ra trên tàu từ trung tâm chỉ huy.
Trong chuyến thăm 5 ngày tới Anh hồi tháng 3, tàu USS Theodore Roosevelt buộc phải neo đậu ngoài khơi bờ biển Hampshire bởi kích cỡ quá lớn khiến nó không thể cập bến tại xưởng đóng tàu Portsmouth của Hải quân Hoàng gia Anh.
 
 
Nhân viên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đeo những sợi dây móc trên vai. Họ dùng chúng để cố định các máy bay đậu trên sàn tàu.
 
 
Các thủy thủ trên tàu làm vệ sinh và kiểm tra một chiến đấu cơ.
 
 
Dàn tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet xếp hàng ngay ngắn trên sàn tàu để chuẩn bị cất cánh.
 
 
Những quả tên lửa sẽ được sử dụng trong nhiệm vụ không kích các tay súng khủng bố IS.

Những lớp hàng không mẫu hạm của Mỹ

Tàu sân bay Mỹ là loại chiến hạm được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay như một căn cứ không quân trên biển. Chúng là trung tâm của hạm đội và thường được coi là tàu chủ lực.
 
Mỹ có 24 lớp tàu sân bay với tổng cộng gần 70 tàu, gồm những chiếc đã và đang trong biên chế.
Tàu USS Princeton, thuộc lớp Independence, di chuyển ngoài khơi Seattle năm 1944. Tàu hoạt động trong Thế Chiến II và bị chìm trong trận chiến vịnh Leyte tháng 10/1944. Ảnh: navy.mil.
 
 
Trực thăng đậu trên tàu USS Saipan trong những năm 1950. Đây là một trong hai tàu sân bay hạng nhẹ thuộc lớp Saipan đóng cho Hải quân Mỹ trong Thế Chiến II. Cả hai tàu đều đã bị phá dỡ vào năm 1980. Ảnh: navy.mil.
 
 
Tàu USS Saratoga không còn trong biên chế neo tại Newport, Đảo Rhode, hôm 21/8. Hải quân Mỹ trả một xu cho một công ty tái chế ở bang Texas để phá dỡ con tàu. USS Saratoga từng được mệnh danh là "siêu tàu sân bay" trong Thời đại Nguyên tử và nghỉ hưu cách đây 20 năm. Ảnh: US Navy/AP.
 
 
Tàu USS Ranger tới Trân Châu Cảng, Hawaii, năm 1993. Tàu thuộc lớp Forestal và là một trong những con tàu có ý nghĩa lịch sử lớn nhất trong hạm đội của hải quân Mỹ.
USS Ranger từng tham chiến ở Việt Nam và chiến dịch Bão táp Sa mạc ở Iraq. Nó còn xuất hiện trong nhiều bộ phim và chương trình truyền hình, trong đó nổi tiếng nhất là siêu phẩm "Top Gun" những năm 1980. Tàu sẽ bị phá dỡ trong năm nay. Ảnh: US Navy.
 
 
Tàu USS Theodore Roosevelt, lớp Nimitz, rời căn cứ hải quân Norfolk, Virginia, hôm 11/3, lên đường làm nhiệm vụ. Tàu vẫn đang nằm trong biên chế Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy.
 
 
Tàu USS John C. Stennis đi qua một cầu vồng hôm 3/2 khi đang trên Thái Bình Dương. Tàu thuộc lớp Nimitz, đặt tên theo một thượng nghị sĩ bang Mississippi, được biên chế vào tháng 12/1995 và vẫn đang hoạt động. Ảnh: US Navy.
 
 
Một thủy thủ cùng vợ chụp ảnh trong buổi lễ đặt tên cho tàu năng lượng hạt nhân USS Gerald R. Ford tại Newports News, Virginia hồi tháng 11. Đây là tàu mới nhất của Hải quân Mỹ, thuộc lớp siêu tàu sân bay Gerald R. Ford, thay thế một số tàu lớp Nimitz hiện tại. Ảnh: AP.
 
 
Tàu USS John F. Kennedy nhận hàng tiếp tế từ USS Seattle, tàu hỗ trợ nhanh cho chiến đấu thuộc lớp Sacramento, trên Đại Tây Dương hồi tháng 4/2004. Đây là tàu duy nhất thuộc lớp John F. Kennedy và đã ngừng hoạt động vào năm 2007. Ảnh: US Navy.
 
 
USS Enterprise là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên trên thế giới và là chiếc duy nhất thuộc lớp cùng tên được chế tạo từ năm 1958 đến 1961. Tàu ngừng hoạt động vào năm 2012. Trong ảnh là USS Enterprise đang qua Ấn Độ Dương, tới Vịnh Arab để thực hiện nhiệm vụ năm 2003. Ảnh: US Navy.
 
 
Tàu USS Kitty Hawk chuẩn bị triển khai đợt bay theo định kỳ ở ngoài khơi Australia năm 2006. Tính đến năm 2008, tàu sân bay lớp Kitty Hawk này là con tàu lâu đời nhất của Hải quân Mỹ và là mẫu hạm duy nhất dùng nhiên liệu thường. Tàu ngừng hoạt động từ năm 2009.
Ảnh: US Navy.
 
 
Thủy thủ trên tàu USS Midway xếp chữ "Sayonara" (tạm biệt) khi rời căn cứ hải quân ở Yokosuka, Nhật Bản, năm 1991. USS Midway neo tại nơi này từ năm 1973, sau đó được thay thế bằng tàu USS Independence, lớp Forestral. Tàu được biên chế cho Hải quân Mỹ hai tuần sau khi Thế Chiến II kết thúc và ngừng hoạt động năm 1992. Ảnh: US Navy.
 
 
Tàu USS Franklin, lớp Essex, bắt đầu chìm sau khi trúng bom của Nhật Bản năm 1945. Con tàu được đặt tên theo nhà lập quốc Mỹ Benjamin Franklin và có biệt danh "Big Ben". Ảnh: Wikimedia.
 
 
Tàu USS Wasp, chiếc duy nhất thuộc lớp cùng tên, được biên chế cho Hải quân Mỹ năm 1940. Con tàu trúng ba quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm I-19 của Nhật Bản và chìm trong trận chiến trên biển Coral năm 1942. Ảnh: Wikimedia.
 
 
USS Langley, tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ và là chiếc duy nhất thuộc lớp Langley, chụp năm 1927. Tàu trúng bom của Nhật Bản năm 1942 và bị hư hại nặng đến mức bị buộc phải tự đánh chìm bởi những tàu hộ tống. Ảnh: Wikipedia.
 

Những con tàu độc có khả năng thay đổi cục diện chiến tranh

Sự kết hợp giữa tàu Montford Point, một trạm hậu cần đa năng lưu động, và Millinocket với tốc độ cao và khả năng chuyên chở lớn sẽ là yếu tố thay đổi cục diện trận chiến, mang lại ưu thế vượt trội cho quân đội Mỹ trong tương lai, chuyên gia đánh giá.
 
Mỹ hồi tuần trước trong cuộc tập trận Culebra Koa 15 (KC 15) diễn ra tại Hawaii có cơ hội phô diễn hai chiếc tàu mới với cấu tạo độc đáo vừa được bổ sung vào hàng ngũ khí tài quân sự hiện đại của quân đội nước này.
Một trong hai mẫu tàu trên là USNS Montford Point, với nền tảng tàu đổ bộ di động (MLP), được biên chế cho Bộ tư lệnh Vận tải Hải quân Mỹ (MSC) từ tháng trước. Ảnh: US Navy
 
 
Tàu Montford Point dài 233m, tải trọng rẽ nước 34.500 tấn, vận tốc trung bình 37 km/h, tầm hoạt động gần 17.000 km. Để tiết kiệm chi phí, tàu được chế tạo không tuân theo tiêu chuẩn của chiến hạm. Thay vào đó, Montford Point có thiết kế với một khoang trống lớn để vừa làm bãi đỗ vừa làm nơi bốc dỡ hàng hóa. Trong ảnh là đồ họa tàu Montford Point. Ảnh: Foxtrot Alpha
 
 
Montford Point trang bị hệ thống cầu đặc biệt giúp nó kết nối với nhiều loại tàu vận tải khác nhau, cho phép vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự lên boong ở cả những địa điểm cách xa bờ mà không phải phụ thuộc vào bến cảng hay các cơ sở hạ tầng cố định nào khác.
Ngoài ra, chiếc tàu lớp MLP này cũng có khả năng tự nhấn chìm một phần thân để trở thành bãi đỗ lý tưởng cho các loại tàu đổ bộ cỡ nhỏ như tàu đệm khí. Trong ảnh, Montford Point đang đón một tàu nhỏ. Ảnh: US Navy
 
 
Theo thiếu tá Brian Tague của MSC, khả năng thay đổi cách thức và thời điểm đưa một lực lượng quân sự đổ bộ lên bờ là điểm sáng chiến lược của Montford Point, giúp nó trở thành quân át chủ bài thay đổi cục diện cả một chiến dịch.
Vận chuyển lượng lớn hàng hóa, nhân lực, trang thiết bị đi quãng đường dài trên biển là nhiệm vụ tương đối dễ dàng. Nhưng để đưa chúng từ biển lên bờ lại là vấn đề lớn, nhiều khi gây ra tình trạng ùn ứ, "thắt cổ chai". Để xử lý rắc rối trên, người ta thường phải xây dựng các kiến trúc cố định, tốn kém hàng trăm, thậm chí hàng tỷ USD. Nhưng các công trình này lại dễ bị tấn công và khả năng phòng thủ kém.
Giải pháp duy nhất còn lại là triển khai những loại tàu vận tải - đổ bộ chuyên môn hóa cao như MLP. Tàu USNS Montford Point và các tàu lớp MLP khác trong tương lai sẽ xóa bỏ tình trạng tắc nghẽn trong quá trình tháo dỡ khi chúng vừa đóng vai trò là cầu tàu vừa là một tàu đổ bộ chuyên dụng. Ảnh: US Navy
 
 
Sự ra đời của tàu Montford Point là minh chứng rõ nét nhất cho bước thay đổi trong chiến lược quân sự của Washington, từ việc phải phụ thuộc vào các căn cứ cố định để cung cấp hỗ trợ về hậu cần và vận hành đến tự triển khai một cơ sở lưu động với đầy đủ chức năng có ở một căn cứ kiểu cũ. Đây được xem như một phần trong nỗ lực nhằm thúc đẩy kế hoạch "xoay trục sang châu Á" của Lầu Năm Góc và chính quyền Tổng thống Barack Obama. Trong ảnh là boong tàu Montford Point. Ảnh: Vice
 

Tàu Montford Point nhìn từ trên cao. Video: FCCP
 
 
 
Con tàu đáng chú ý khác xuất hiện trong cuộc tập trận CK15 lần này là USNS Millinocket. Đây là chiếc thứ ba thuộc dự án phát triển tàu chiến đấu hỗn hợp cao tốc (JHSV) của quân đội Mỹ.
Millinocket hay các tàu thuộc lớp JHSV khác thực chất có thiết kế giống với những loại phà cao tốc thường dùng để chở người và phương tiện qua lại giữa các đảo. Ảnh: Vice
 
 
Tàu sở hữu 4 động cơ V-20 tăng áp cỡ lớn. Đây là điểm mấu chốt bên cạnh những chi tiết khác giúp Millinocket đạt tốc độ cao. Tàu di chuyển với vận tốc khoảng 26 km/h khi động cơ chạy không tải và trên 74 km/h nếu hoạt động hết công suất. Tàu có thể chở 600 tấn hàng và 312 lính thủy đánh bộ, tương đương một tiểu đoàn thiết giáp hạng nhẹ. Trong ảnh là đồ họa tàu Millinocket được trang bị súng máy. Ảnh: Nav Source
 
 
Tính nhanh nhạy và cơ động là ưu thế mang đến cho Millinocket khả năng "làm mưa làm gió", gây khó khăn cho đối phương trong các chiến dịch tại những bờ biển được bảo vệ nghiêm ngặt, theo Vice. Trong ảnh, tàu Millinocket hồi tháng 6/2013 được kéo ra khỏi xưởng. Ảnh: Nav Source
 
 
Các chuyên gia quân sự Washington cũng rất quan tâm đến kịch bản JHSV và MLP phối hợp tác chiến.
Tàu của MSC trước đây thường không tham gia chiến đấu và do thủy thủ đoàn dân sự hay nhân viên chính phủ điều khiển. Chúng đóng vai trò hậu cần, hỗ trợ các chiến hạm khác của hải quân Mỹ phát huy tối đa uy lực trên chiến trường.
Nhưng nay, với sự xuất hiện của USNS Montford Point và USNS Millinocket, tình thế có thể được lái sang một hướng hoàn toàn khác khi chính hai tàu này mới là nhân vật chính, quyết định thành bại của cả một chiến dịch.
Một điểm cộng khác của tàu lớp MLP và JHSV là chúng còn có thể tham gia vào cả các nhiệm vụ nhân đạo hay trợ giúp công tác đối phó thảm họa rất hiệu quả. Trong ảnh, tàu Millinocket và tàu Montford Point đi ngang qua nhau trong lúc chuẩn bị cho cuộc tập trận KC15. Ảnh: MSC Sealift

Sức mạnh của chiến hạm Mỹ dùng thách thức Trung Quốc ở Biển Đông

Chiến hạm Fort Worth Mỹ điều tới gần Trường Sa để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc thuộc loại tàu tấn công ven biển (LCS), có kích thước nhỏ, hoạt động gần bờ và trang bị hỏa lực đủ mạnh để chặn địch tiếp cận bờ biển.
 
Tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth (LCS-3) có thể hoạt động ở tốc độ thấp phù hợp với các chiến dịch ven biển hoặc di chuyển nhanh để tránh hoặc truy đuổi tàu nhỏ, tàu ngầm.
Hải quân Mỹ hôm 13/5 thông báo USS Fort Worth đã hoàn thành đợt tuần tra kéo dài một tuần trên Biển Đông. USS Forth Worth bị tàu chiến Trung Quốc theo dõi chặt chẽ khi thực hiện hoạt động trên.
 
 
Theo Hải quân Mỹ, USS Fort Worth đã nhiều lần đi qua Biển Đông, nhưng cuộc tuần tra này đánh dấu lần đầu tiên một LCS hoạt động ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa.
Trong ảnh, thủy thủ ra hiệu giúp một trực thăng AH-1 Corba hạ cánh xuống USS Fort Worth.
 
 
USS Forth Worth được bàn giao cho Hải quân Mỹ tháng 9/2012. Tàu dài 119 m, mớn nước 4 m, tốc độ tối đa khoảng 74 km/h. Thủy thủ đoàn chính gồm từ 35 đến 50 người.
Trong ảnh, thành viên bộ phận Chiến đấu Trên biển, Biệt đội 1, thuộc USS Fort Worth kéo thang dây lên tàu trong một cuộc diễn tập tiếp cận, tìm kiếm và chiếm giữ.
 
 
Căng thẳng trên Biển Đông những tháng gần đây tăng cao do Trung Quốc xây dựng nhiều cơ sở, trong đó có một sân bay dài hơn 3 km, trên 7 khu vực bị cải tạo tại quần đảo Trường Sa.
Trong ảnh, thủy thủ trên USS Fort Worth chuẩn bị cho máy bay không người lái MQ-8B Scout cất cánh thực hiện nhiệm vụ.
 
 
Hải quân Mỹ thông báo USS Fort Worth cùng các tàu LCS khác sẽ ghé thăm Biển Đông thường xuyên hơn.
Trong ảnh là thành viên Biệt đội Chiến đấu Trên biển Số 4 của USS Fort Worth.
 
 
Thủy thủ trên tàu nạp đạn nổ mạnh, gây cháy, vào súng cỡ nòng 30 mm. USS Fort Worth còn được trang bị các súng cỡ nòng 50 mm, 57 mm, thủy lôi cùng một số loại tên lửa.
 
 
USS Fort Worth thuộc lớp Freedom, một trong hai lớp LCS của Hải quân Mỹ. LCS có mớn nước từ 4,2 m đến 4,5 m, tốc độ 40 hải lý/giờ (74 km/h). Tàu được thiết kế để hoạt động trong môi trường ven biển hoặc nước nông giống như tên gọi của nó.
Trong ảnh là một xuồng bơm hơi chuẩn bị tiếp cận tàu USS Freedom (LCS-1) trong đợt tập trận ngoài khơi Nam California. USS Freedom là LCS đầu tiên, được biên chế cho Hải quân Mỹ năm 2008.
 
 
USS Independence (LCS-2) là tàu chiến đầu tiên thuộc lớp Independence, lớp LCS thứ hai của Hải quân Mỹ. Tàu lớp này có chiều dài 127 m, rộng 31,6 m, giãn nước 3.100 tấn, tốc độ tối đa 81 km/h, thủy thủ đoàn chính gồm 40 người.
Trong ảnh, USS Independence thao diễn cùng hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN-76) trong Tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014.
 
 
USS Independence thể hiện khả năng chuyển hướng ở ngoài khơi thành phố San Diego, bang California. Lớp Independence được mô tả là "ván trượt phản lực quân sự có boong cho máy bay và súng".
 
 
USS Independence (trái) và tàu USS Coronado (LCS-4), lớp Independence, di chuyển trên Thái Bình Dương.
 
 
Tên lửa tấn công Kongsberg phóng từ tàu USS Coronado trong cuộc thử nghiệm ngoài khơi Nam California hồi tháng 9/2014.
 
 
Tàu tấn công ven biển tương lai USS Grabielle Giffords (LCS-10), lớp Independence, chuẩn bị hạ thủy tại xưởng đóng tàu Austal hồi tháng 2.
 

Hình ảnh tàu Trung Quốc theo dõi tàu Mỹ gần Trường Sa

Hải quân Mỹ công bố đoạn video cho thấy tàu chiến Trung Quốc đeo bám chiến hạm USS Fort Worth, khi con tàu này lần đầu tiên tuần tra gần quần đảo Trường Sa. 
Theo trang Sina Military Network của Trung Quốc, tàu khu trục Yancheng Type 054A theo dõi chặt chẽ hoạt động của tàu chiến cận bờ Fort Worth, khi chiến hạm Mỹ tiến vào gần khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hôm 11/5.
USS Fort Worth đã thông báo qua radio để nhắc nhở phía Trung Quốc rằng chiến hạm Mỹ đang hoạt động trong vùng biển quốc tế. Tuy nhiên, khu trục hạm Trung Quốc phớt lờ thông báo này và tiếp tục theo Fort Worth cho đến khi nó rời khỏi khu vực. 
Theo thông cáo của hải quân Mỹ, Fort Worth đã nhiều lần đi qua Biển Đông, nhưng cuộc tuần tra này đánh dấu lần đầu tiên một tàu tác chiến ven biển (LCS) hoạt động ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa.
"Là một phần trong việc tái cân bằng chiến lược của chúng tôi, nhằm đem những cỗ máy mới nhất với năng lực tốt nhất của hải quân tới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, LCS đang hiện diện thường xuyên ở Đông Nam Á", Fred Kacher, quan chức hải quân thuộc Liên đội Tàu khu trục 7, nói trong thông cáo đăng trên trang navy.mil.
Ông Kacher cho biết các hoạt động thường kỳ như tàu Fort Worth vừa hoàn thành ở Biển Đông sẽ là một thông lệ mới, khi 4 chiếc LCS sẽ đến khu vực trong những năm tới.
Một quan chức Mỹ giấu tên tuần này cho biết quân đội đang cân nhắc đề xuất điều máy bay và tàu hải quân đến trong phạm vi khoảng 12 hải lý quanh những bãi đá Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa.

Tàu chiến Mỹ tiến gần nơi Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa

Tàu chiến USS Fort Worth tới vịnh Subic, Philippines sau khi tuần tra ở vùng biển và không phận quốc tế, trong đó có tác vụ tiếp cận các bãi đá ở Trường Sa với khoảng cách 12 hải lý.
The littoral combat ship USS Fort Worth (LCS 3) conducts routine patrols in international waters of the South China Sea near the Spratly Islands as the People's Liberation Army-Navy [PLA(N)] guided-missile frigate Yancheng (FFG 546) sails close behind.
Tàu USS Fort Worth hôm 11/5 tuần tra ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông, khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường Yancheng (FFG 546) đi gần phía sau. Ảnh: US Pacific Fleet
Thông cáo của Hải quân Mỹ hôm qua cho biết tàu Fort Worth đã tới vịnh Subic, Philippines để tiếp dầu, sau một tuần tuần tra ở vùng biển và không phận quốc tế gần quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.  
Theo thông cáo, Fort Worth đã nhiều lần đi qua Biển Đông, nhưng cuộc tuần tra này đánh dấu lần đầu tiên một tàu tác chiến ven biển (LCS) hoạt động ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa. 
"Là một phần trong việc tái cân bằng chiến lược của chúng tôi, nhằm đem những cỗ máy mới nhất với năng lực tốt nhất của hải quân tới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, LCS đang hiện diện thường xuyên ở Đông Nam Á", Fred Kacher, quan chức hải quân thuộc Liên đội Tàu khu trục 7, nói trong thông cáo đăng trên trang navy.mil.
Ông Kacher cho biết các hoạt động thường kỳ như tàu Fort Worth vừa hoàn thành ở Biển Đông sẽ là một thông lệ mới, khi 4 LCS sẽ đến khu vực trong những năm tới. "Việc triển khai nhiều LCS đến Đông Nam Á thể hiện tầm quan trọng của 'khu vực đang trỗi dậy' và giá trị mà sự hiện diện lâu dài đem lại", ông Kacher nói. 
Trong khi đó, Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên hôm qua cho biết quân đội nước này đang cân nhắc đề xuất điều máy bay và tàu hải quân đến trong phạm vi khoảng 12 hải lý (22 km) quanh những bãi đá Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa.
Theo Wall Street Journal, máy bay quân sự Mỹ liên tục tiếp cận khu vực 12 hải lý Trung Quốc tuyên bố chủ quyền quanh những bãi đá đang được xây dựng. Nhưng để tránh leo thang, các máy bay chưa vào khu vực này. Một quan chức quân sự Mỹ nói các máy bay "giữ khoảng cách với các đảo và duy trì vị trí gần điểm 12 hải lý".
Tàu Fort Worth gần đây cũng ở vùng biển gần Trường Sa. "Chúng tôi chưa đi vào phạm vi 12 hải lý", một quan chức Mỹ cấp cao nói.
Các đề xuất quân sự chưa được chính thức trình lên Nhà Trắng, cơ quan chịu trách nhiệm thông qua bất cứ sự thay đổi nào trong chính sách của Mỹ. Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin mới này. 
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% Biển Đông và đang thực thi tuyên bố bằng cách xây dựng trái phép một chuỗi đảo nhân tạo trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Bắc Kinh đang tăng tốc cải tạo đất ở 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa và dường như đang xây đường băng tại một trong các đảo nhân tạo.

Tàu sân bay Mỹ tập trận ở Biển Đông

Một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ cuối tuần qua tập trận chung với Malaysia ở Biển Đông, nhằm hỗ trợ các mục tiêu hợp tác an ninh của Hạm đội 7. 
Hải quân Mỹ hôm qua cho biết nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson, Không đoàn Tấn công số 17 và Liên đội tàu khu trục số 1 ngày 10/5 tham gia nhiều hoạt động huấn luyện cùng các đơn vị trên không và trên mặt nước của Malaysia tại Biển Đông. 
"Chúng tôi rất trân trọng mối quan hệ với quân đội Hoàng gia Malaysia", Chuẩn Đô đốc Chris Grady, tư lệnh nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson, cho biết trong thông cáo đăng trên trang Navy.mil. "Những cuộc tập trận như thế này đem đến lợi ích cho đôi bên và chứng tỏ cam kết của chúng tôi trong việc nuôi dưỡng và làm sâu rộng quan hệ song phương với các nước đối tác ở khắp khu vực".
Trong một màn diễn tập, những chiến đấu cơ F/A-18 Hornet và Super Hornet tham gia cùng Su-30, Mig-29N và FA-18D của Malaysia để huấn luyện theo nhiều kịch bản tác chiến. 
Trong một nội dung diễn tập khác, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Gridley (DDG 101) phối hợp cùng tàu đối tác KD LEKIR (FGS 26) của Malaysia để thực hành tác chiến chống ngầm. 
Nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson đang hoạt động tại khu vực hoạt động của Hạm đội 7, hỗ trợ các chiến dịch an ninh hàng hải và các nỗ lực hợp tác an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thông cáo của hải quân Mỹ viết.  
Hai chiếc F/A-18 Super Hornet và hai chiếc Mig-29 của không quân hoàng gia Malaysia bay thành đội hình trên tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70). Ảnh: U.S. Navy 
Hai chiếc F/A-18 Super Hornet và hai chiếc Mig-29 của Không quân Hoàng gia Malaysia bay thành đội hình trên tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70). Ảnh: Navy.mil 

No comments:

Post a Comment

quangnm