Khoảnh khắc ấn tượng nhất cuộc thi ảnh quân sự 2014
09/10/2014 14:30
Cộng đồng người sử dụng Facebook ở Anh vừa bình chọn các bức ảnh quân sự đẹp nhất năm do chính các binh sĩ thuộc quân đội Anh chụp.
- ẢNH: Màn duyệt binh hoành tráng nhất thập kỷ của Indonesia
- [ẢNH] Những nữ quân nhân "văn võ song toàn" của Triều Tiên
- [ẢNH] Mỹ hạ thủy tàu đổ bộ siêu tốc JHSV thứ 5
"Fireball Flyers", tên bức ảnh về cảnh máy bay trực thăng Apache bay qua một vụ nổ lớn ở Scotland của hạ sĩ Jamie Peters đã giành giải nhất trong Cuộc thi Ảnh Quân sự 2014.
Trung sĩ
Paul Morrison, một nhiếp ảnh gia thuộc trung đoàn Royal Logistic Corps,
đã giành giải nhất trong hạng mục bộ ảnh quân sự chuyên nghiệp nhất. Bức
ảnh này là một trong các tác phẩm của anh.
Một cảnh tượng khác ngoài chiến trường lọt vào ống kính của Paul Morrison.
Cận cảnh một binh sĩ trong lúc tập luyện.
Các binh sĩ Canada tham gia cuộc tập trận ở Anh.
Hai nữ binh sĩ trong một trận đấu đối kháng.
Các binh sĩ của quân đội hoàng gia Anh tập trận.
Xe tăng nhả đạn khi tham gia cuộc diễn tập.
Binh sĩ ẩn nấp phía sau một ngôi nhà trong cuộc tập trận.
Ngoài việc tăng cường khả năng chiến đấu, các binh sĩ cũng phải rèn luyện sức khỏe bằng các bộ môn thể thao như đạp xe.
Hành trang của một binh sĩ trước khi thực hiện nhiệm vụ.
Bức ảnh đặc tả gương mặt một người lính.
Sự khác biệt giữa 2 lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ
08/10/2014 20:00
Delta và SEAL là hai lực lượng đặc nhiệm nổi danh nhất của quân đội Mỹ, ra đời nhằm đảm trách những nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm ở sâu trong lòng địch.
- Lính đặc nhiệm SEAL bị bắn 27 lần không chết
- TQ tăng cường huấn luyện đặc nhiệm nhằm mục tiêu cực kỳ nguy hiểm
- Tìm hiểu súng phóng lựu cực mạnh của đặc nhiệm Mỹ
Ảnh chụp lực lượng đặc nhiệm Delta và SEAL của Mỹ trên chiến trường.
Ukraine: Nếu Nga tấn công hạt nhân...
Ly Vy | 08/10/2014 14:00
Ảnh minh họa
Viện nghiên cứu vũ khí và thiết bị quân sự Ukraine đưa ra những nhận định về khả năng Nga tấn công hạt nhân quy mô nhỏ vào Ukraine.
Tuyên bố này được đưa ra trong một cuộc họp báo bởi người đứng đầu Viện nghiên cứu, Đại tá Igor Chepken.Ông lưu ý rằng, trong thời gian gần đây các lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga đã nói về việc thông qua một học thuyết quốc phòng mới yêu cầu xác định kẻ thù từ bên ngoài và khả năng răn đe bằng vũ khí hạt nhân.
"Chúng tôi đã cân nhắc, phân tích một cách nghiêm túc và rút ra kết luận rằng khả năng sử dụng những loại vũ khí như vậy, đặc biệt là tại những khu vực chưa đô thị hóa, khá cao” - ông Chepken nói.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga có thể mang đầu đạn hạt nhân.
BÀI LIÊN QUAN
Việc sử dụng loại vũ khí hạt nhân chiến thuật như vậy có thể phá hủy hoàn toàn
các công trình xây dựng trong vòng bán kính 270m từ tâm chấn, nhiệt
lượng tỏa ra có thể gây bỏng độ 3 với 80% dân cư trong vòng 600m và còn
dẫn đến nguy cơ nhiễm phóng xạ.
Ông
Chepken cho biết, tại một cuộc họp vào năm 2013 ở Lviv, Nga đã đề nghị
Belarus cùng tham gia một cuộc tập trận, trong đó giả định một cuộc tấn
công hạt nhân phủ đầu chống lại Ukraine, nhưng phía Belarus đã từ chối
lời đề nghị này. Theo ông Chepken, đây dấu hiệu của một cuộc tấn công từ
Nga vào Ukraine.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, ông Valeriy Heletey đã cáo buộc giới lãnh đạo Nga đe dọa tấn công Ukraine bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Phản bác trước những cáo buộc từ phía Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo quân đội Ukraine nên dừng "khủng bố" thế giới với những cáo buộc vô căn cứ về Nga. Theo Moscow, lãnh đạo Ukraine đang cố gắng che giấu tình trạng tồi tệ của quân đội Ukraine và sự vô ích của các hoạt động tại miền Đông.
Mi-35 tan xác bởi tên lửa Mỹ tại Iraq
07/10/2014 08:38
Ngay trong lần đầu tiên ra trận, trực thăng Mi-35 (Iraq vừa tiếp nhận) đã bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không vác vai do Mỹ sản xuất.
- Thăm nhà máy chế tạo trực thăng tấn công Mi-28 và Mi-35 của Nga
- ‘Tiểu thư’ đọ dáng cùng ‘động vật ăn thịt’ Mi-35M
- Nga khoe siêu trực thăng tấn công Mi-35M mang vũ khí 'khủng'
Theo The Washington Times, chiếc trực thăng Mi-35
của Không quân Iraq đã bị các tay súng IS bắn hạ. Khi gặp nạn, chiếc
Mi-35 này đang làm nhiệm vụ tấn công các căn cứ của Nhà nước Hồi giáo tự
xưng (IS) thì bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất khi bay qua thành phố Al
Baiji Senniyah.
Tuy không khẳng định nhưng The Washington
Times cho biết, căn cứ vào hình ảnh ăn mừng được IS công bố sau vụ bắn
hạ chiếc Mi-35 có thể thấy, loại tên lửa mà IS sử dụng nhiều khả năng là
tên lửa vác vai đối không tầm thấp FIM-92 Stinger do Mỹ sản xuất.
FIM-92 Stinger là tên lửa điển hình của hệ
thống phòng không vác vai (MANPADS) thế hệ 2. Stinger đã làm nên tên
tuổi ở vùng núi Afghanistan, nơi nó thể hiện hiệu quả tác chiến cao
chống trực thăng và máy bay của Liên Xô.
Giống như SA-7, FIM-92 Stingerđược thiết
kế cho các lực lượng mặt đất của Mỹ để tự bảo vệ chống lại máy bay tấn
công mặt đất của đối phương. Tuy nhiên khác với SA-7, FIM-92 Stinger có
khả năng đánh chặn mọi góc độ, có nghĩa là, nó có thể phát hiện và phóng
đạn chống máy bay ở mọi góc độ, không chỉ từ phía sau (bắn đuổi).
Các biến thể mới hơn của FIM-92 Stinger
được trang bị đầu tìm hai chế độ làm việc trên hai dải hồng ngoại và cực
tím. Các biện pháp đối phó hồng ngoại như pháo sáng trước đây có hiệu
quả gây nhiễu đối với tên lửa lắp đầu tìm hồng ngoại, nhưng nay thì vô
tác dụng đối với dải sóng cực tím.
FIM-92
Stinger có đầu đạn lớn hơn các tên lửa thế hệ MANPADS thế hệ 1, giúp nó
có nhiều cơ hội thực sự bắn rơi máy bay chiến thuật thay vì chỉ làm
chúng bị thương.
Mỹ đã bí mật cung cấp cho phiến quân
Afghanistan tên lửa FIM-92 Stinger từ năm 1986. Năm trăm bệ phóng mang
vác và 1.000 quả tên lửa đã chuyển giao như cho “kẹo” cho lực lượng Hồi
giáo, và nạn nhân đầu tiên của Stinger được cho là chiếc trực thăng
Mi-8MT Hip hoạt động ở Jalalabad bị bắn rơi ngày 25/9/1986. Liên Xô cũ
cũng đã mất 270 chiếc máy bay dưới tay của Stinger từ năm 1986 – 1989.
Tuy nhiên không rõ vì sao các tay súng IS
lại sở hữu loại tên lửa FIM-92 Stinger. Với bảng thành tích của FIM-92
Stinger, không khó hiểu vì sao trực thăng đa năng Mi-35 của Không quân
Iraq bị bắn hạ ngay lần đầu tham chiến.
Theo những thông tin được Bộ Quốc phòng
Iraq công bố, đây là một trong những chiếc Mi-35 mà nước này vừa tiếp
nhận từ Nga, có khả năng cơ động cao, được trang bị các vũ khí có độ
chính xác hàng đầu thế giới và các hệ thống điều khiển, định vị hiện đại
giúp máy bay có thể hoạt động được cả ngày lẫn đêm.
Mi-35 được trang bị dàn vũ khí cực mạnh,
với 6 giá treo vũ khí được phân bố đều trên 2 cánh phụ bên thân. Ở phần
mũi còn được trang bị một khẩu súng máy YakB cỡ nòng 12,7mm, cho phép
bắn ra 4.000-4.500 viên/phút với tốc độ đầu đạn đạt 860m/s.
Dưới 2 giá
treo nằm ở 2 bên cánh, Mi-35 được trang bị 16 ống phóng tên lửa chống
tăng Shturm. Với đầu đạn nổ phân mảnh 5,4kg cùng hệ thống dẫn đường
radar, tên lửa này có thể phá thủng lớp giáp dày 650mm của xe tăng trong
phạm vi tối đa 5km.
Các giá
treo còn cho phép Mi-35 trang bị hệ thống phóng rốc-két bắn hạ các mục
tiêu trên không hoặc dưới mặt đất. Trên phương diện phòng thủ, khoang
lái của Mi-35 được thiết kế theo bố cục trục dọc và được bảo vệ bởi kính
chống đạn.
Bình nhiên liệu của Mi-35 sử dụng công
nghệ chống thấm nên khả năng tồn tại trên chiến trường đặc biệt nổi
trội. Đặc biệt, toàn bộ hệ thống vũ khí của Mi-35 đều được điều khiển
bằng hệ thống máy tính chuyên dụng.
MP7 - Hậu duệ xứng đáng của tiểu liên MP5 huyền thoại
Phan Tô Asura | 06/10/2014 19:30
MP7 là khẩu súng tiểu liên thế hệ mới nhất của Đức, có nhiều ưu điểm vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.
- FN P90 - Súng tiểu liên đặc biệt của Bỉ
- Những súng lục tốt nhất thế giới
- 10 loại súng tiểu liên lợi hại nhất
H&K MP5
là một trong những khẩu tiểu liên hàng đầu thế giới với nhiều ưu điểm
như tốc độ bắn nhanh, gọn nhẹ, tin cậy... nhưng MP5 cũng bộc lộ một số
khuyết điểm mà tiêu biểu nhất chính là khả năng xuyên giáp rất kém trong
khi công nghệ chế tạo áo giáp đang phát triển rất nhanh trong thời đại
ngày nay.
Nhận thấy
nhược điểm trên, tiểu liên thế hệ mới MP7 được chế tạo và sản xuất bởi
công ty Heckler & Koch nổi tiếng của Đức đã ra đời. Nhà máy này đã
từng tung ra thị trường các khẩu súng thành công như súng trường tấn
công G36, tiểu liên UMP hay súng ngắn USP. MP7 thuộc loại vũ khí tự vệ
cá nhân (PDW) trang bị cho đối tượng là quân nhân ở hậu phương, lính lái
xe tăng, lính pháo binh... khi mà súng trường tấn công khá cồng kềnh
đối với họ.
MP7 có
thiết kế nhỏ gọn của một khẩu súng tiểu liên điển hình với trọng lượng
khá nhẹ chỉ 1,2 kg. Để có trọng lượng này, MP7 được làm chủ yếu bằng
nhựa tổng hợp và gia cố kim loại vào một số vị trí cần thiết. Độ dài khi
mở báng và gấp báng là 638 mm và 415 mm, nòng dài 180 mm.
Súng có
báng dạng thanh dài, có thể đẩy vào trong thân dễ dàng giúp tiết kiệm
không gian. Để thuận tiện khi sử dụng, H&K thiết kế một tay nắm dọc
có thể gập lại ở gần nòng MP7. Ngoài sở hữu hệ thống ngắm bằng điểm
ruồi, MP7 còn có thể trang bị các loại kính ngắm chuyên dụng bằng hệ
thống ray ở phần trên. Trong ảnh: MP7 với các phụ kiện ống ngắm Zeiss
RSA và đèn pin.
MP7 sử dụng
cơ cấu nạp đạn bằng khí nén, khóa nòng xoay và có cần chọn chế độ bắn
với 3 chế độ tự động, bán tự động và khóa an toàn tương tự như người
“anh em” G36 trong gia đình H&K hay các mẫu súng tiểu liên khác.
Trong ảnh: MP7 với tay nắm dọc giúp tăng độ ổn định khi bắn.
Heckler
& Koch đã phát triển một loại đạn đặc biệt 4,6 x 30mm dành riêng cho
MP7. Đầu đạn khá thon, mũi nhọn bằng đồng bọc thép hoặc vỏ hợp kim lõi
chì cho khả năng xuyên giáp rất cao. Ở cự ly 200m đạn này có thể xuyên
qua áo giáp CRISAT. Tốc độ bắn của MP7 rất cao so với các mẫu tiểu liên
khác, lên đến 950 viên/phút. Trong ảnh: Đạn 5,7 x 28mm của FN P90 và 4,6
x 30mm của MP7.
MP7 sử dụng
hộp tiếp đạn dạng thanh gắn trực tiếp vào tay nắm chính. Có các loại
hộp tiếp đạn khác nhau với sức chứa 20, 30 và 40 viên. MP7 có độ giật
rất thấp khi bắn liên thanh. Đặc biệt, xạ thủ có thể bắn bằng hai tay
hoặc một tay dễ dàng như một khẩu súng ngắn thông thường. Nhà sản xuất
tuyên bố rằng MP7 có thể sử dụng thuận cả hai tay tuy nhiên qua thực tế
sử dụng, MP7 chỉ thích hợp cho xạ thủ thuận tay phải mà thôi. MP7 cũng
được nhà sản xuất bán kèm các loại vali chuyên dụng để tiện trong việc
vận chuyển và cất giữ. Trong ảnh: Hộp tiếp đạn 40 viên của MP7 được đựng
trong bao chuyên dụng.
Các loại va li và túi xách chuyên dụng của MP7.
Với các ưu
điểm như tốc độ bắn nhanh, uy lực mạnh, ít giật... MP7 đang là mẫu tiểu
liên được biên chế cho rất nhiều lực lượng ưu tú trên toàn thế giới như:
quân đội Đức, lực lượng EKO Cobra của Áo, đặc nhiệm Nhật Bản, Hải Quân
Hoàng Gia Malaysia... Có thể nói, MP7 là một trong những khẩu tiểu liên
tốt nhất trên thế giới. Trong ảnh: Đặc nhiệm Hàn Quốc đang tập ngắm bắn
MP7.
Cảnh sát Anh Quốc đang đi tuần tra tại London với khẩu MP7 trên tay.
Mỹ bí mật hồi sinh máy bay ném bom tàng hình F-117?
Ly Vy | 06/10/2014 14:32
Một số bức ảnh được chụp vào khoảng 11h00 ngày 30/9 cho thấy có máy bay ném bom tàng hình F-117 đang hoạt động tại khu vực thử nghiệm Tonopah, tiểu bang Nevada.
- Bán xe tăng rẻ hơn M1 Mỹ 3 triệu USD, TQ có câu được khách?
- [ẢNH] Mỹ hạ thủy tàu đổ bộ siêu tốc JHSV thứ 5
- Giải mật vụ bắn hạ máy bay tàng hình F-117 Mỹ
Một bức ảnh chất lượng thấp đã được chụp lại cho thấy 1 chiếc F-117 đang cất cánh.
Đây là hình ảnh đầu tiên cho thấy F-117 hoạt động trở lại kể từ khi bị loại khỏi biên chế năm 2008. Nguyên nhân tại sao loại máy bay này vẫn duy trì hoạt động bí mật dù đã "nghỉ hưu" vẫn là một điều bí ẩn.
Nếu P-3C về Việt Nam...: Hai câu hỏi và những lời giải đáp
Tuấn Trung | 05/10/2014 07:15
P-3C Orion sẽ tự bảo vệ như thế nào nếu phải đối đầu với kẻ địch có lực lượng không quân và hải quân mạnh?
- Bán vũ khí cho Việt Nam còn có lợi cho cả Mỹ
- Báo Mỹ:Bỏ cấm vận vũ khí, VN có thể mua máy bay tuần tra biển P-8
- Mỹ tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam
Việc Mỹ bán máy bay săn ngầm P-3C Orion cho Việt Nam đã sắp trở thành hiện thực
Thông tin này có thể đã gây băn khoăn cho một số người. Nhưng do đặc trưng của tác chiến chống ngầm, việc phát hiện ra tàu ngầm là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định và nếu cần thiết Việt Nam cũng có thể mua vũ khí từ một số quốc gia khác để trang bị cho P-3C nên vấn đề trên gần như đã có lời giải.
Ngoài ra, cũng có một số ý kiến băn khoăn về khả năng tự bảo vệ của P-3C. Băn khoăn này xuất phát từ nhận định cho rằng, P-3C Orion là loại máy bay tuần tra săn ngầm chuyên dụng có kích thước to lớn và tốc độ khá chậm, vũ khí chính của nó là các loại ngư lôi như Mk46/50/54 dùng để tấn công tàu ngầm ở độ sâu lớn. P-3C đảm nhiệm rất tốt nhiệm vụ phát hiện tàu ngầm lén lút xâm nhập lãnh hải, nhưng sẽ gặp khó khăn khi phải chống đỡ lại đòn tấn công từ máy bay tiêm kích hay tàu chiến đối phương.
Mặc dù là ác mộng với tàu ngầm nhưng P-3C có thể "gặp khó" khi cần tự vệ trước tàu chiến và máy bay tiêm kích đối phương?
Đối với Việt Nam, trong tương lai gần Hải quân Việt Nam vẫn là một lực lượng hoạt động gần bờ với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Do đó, nhiệm vụ chính của các máy bay săn ngầm P-3C nếu được Việt Nam mua về là hoạt động tuần tra ở vùng ven bờ chứ không được triển khai ở vùng biển xa như P-3C của Mỹ hay Nhật. Ở cự ly đó, P-3C sẽ nằm hoàn toàn trong chiếc ô bảo vệ của tiêm kích Su-27/30 thuộc không quân nên gần như không phải lo ngại nhiều về việc sẽ bị tiêm kích địch “đánh úp”.
P-3C bắn tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon
Với tình hình hiện tại, sự xuất hiện của máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion trong biên chế Không quân Hải quân Việt Nam là điều rất cần thiết, đây là một công cụ đầy sức mạnh trong thế trận tác chiến nhằm giữ vững chủ quyền biển đảo trong thời kỳ mới.
Những xe tăng siêu mạnh được bán với giá siêu rẻ
Tuấn Trung | 02/10/2014 13:15
Phương án mua lại một số xe tăng chiến đấu chủ lực secondhand sau đây tỏ ra hiệu quả hơn hẳn việc nâng cấp các loại tăng đời cũ.
- Cuộc cách mạng xe tăng mang tên T-64
- Indonesia sắm thêm 103 xe tăng Leopard 2A4
- Brazil nhận lô pháo tự hành Gepard đầu tiên từ Đức
Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4
Thông số cơ bản: Trọng lượng 55,15 tấn; dài 9,67 m (với pháo quay về phía trước); rộng 3,75 m; cao 2,99 m. Leopard 2A4 được trang bị động cơ diesel 12 xi lanh MTU-12 MB 873-Ka 501 công suất 1.479 mã lực cho tốc độ tối đa 68 km/h trên đường tốt và 31 km/h trên đường xấu. Vũ khí gồm pháo nòng trơn Rheinmetall 120 mm L55 và 2 súng máy 7,62 mm.
Xe tăng Leopard 2A4 của Indonesia
Indonesia là khách hàng đầu tiên mua được xe tăng Leopard 2 Revolution và trở thành quốc gia sở hữu loại xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất, hiện đại nhất ở Đông Nam Á với mức chi phí được cho là rất phải chăng.
2. Xe tăng Leopard 1A5: 500.000 USD/chiếc
Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1A5
Năm 1980 một chương trình nghiên cứu cải tiến Leopard 1 đã được tiến hành, các phiên bản Leopard 1A1/A2 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới cho phép tác chiến ban đêm và trong thời tiết xấu. Tháp pháo được thiết kế lại để mang pháo nòng trơn 120 mm Rheinmetall L55 của Leopard 2, ngoài ra giáp xe cũng được tăng cường đáng kể. 1300 xe tăng Leopard 1A1/A2 đã được cải tiến theo gói nâng cấp này và nhận tên gọi Leopard 1A5. Những xe tăng Leopard 1A5 đầu tiên chuyển giao cho Quân đội Đức vào đầu năm 1987 và được coi là "tiêu chuẩn" của dòng xe tăng Leopard 1 ngày nay.
Thông số cơ bản: Trọng lượng 42,2 tấn; dài 9,54 m (với pháo quay về phía trước); rộng 3,37 m; cao 2,7 m. Leopard 1A5 được trang bị động cơ diesel 10 xi lanh MTU MB 838 CaM 500 công suất 819 mã lực cho tốc độ tối đa 65 km/h trên đường tốt. Vũ khí gồm pháo nòng trơn Rheinmetall 120 mm L55 và 2 súng máy 7,62 mm.
Xe tăng Leopard 1A5 của Brazil
3. Xe tăng T-64BV1: 300.000 USD/chiếc
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-64BV1
Thông số cơ bản xe tăng T-64A: Trọng lượng 38 tấn; dài 9,23 m (với pháo quay về phía trước); rộng 3,42 m; cao 2,17 m. Xe tăng T-64 được trang bị động cơ đa nhiên liệu 5DTF công suất 700 mã lực cho tốc độ tối đa 60 km/h trên đường tốt. Vũ khí gồm pháo nòng trơn D-81T (2A46) 125 mm, 1 súng máy đồng trục 7,62 mm và 1 súng máy phòng không 12,7 mm.
Tuy nhiên mẫu T-64A ban đầu vẫn gặp phải khá nhiều hạn chế chính vì vậy T-64B - Phiên bản nâng cấp lớn với giáp khung và tháp pháo mới, nhỏ hơn lớp giáp “hỗn hợp K” thế hệ đầu tiên trên T-64A nhưng có khả năng bảo vệ cao hơn và được trang bị hệ thống đo xa laser tiên tiến đã ra đời. T-64BV chính là phiên bản T-64B bổ sung giáp phản ứng nổ Kontakt-1 và hệ thống phóng lựu đạn khói Tucha 81 mm ở bên trên tháp pháo.
Xe tăng T-64BV1 của Ukraine
4. So sánh với một số phiên bản xe tăng T-55 nâng cấp
4.1. Xe tăng T-55M5: 700.000 USD/chiếc
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-55M5
4.2. Xe tăng T-55AGM: 1,5 triệu USD/chiếc
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-55AGM
Theo nhà sản xuất, sau khi nâng cấp T-55AGM có sức tấn công và phòng thủ tương đương với loại T-80. Tuy nhiên sức mạnh tăng cao của T-55AGM cũng đi kèm với một mức giá rất "khủng", khó có thể chấp nhận.
Xem thêm: Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A7+
Xe tăng Leopard 2A7+ trình diễn tính năng
Top 5 máy bay tuần tra săn ngầm tốt nhất thế giới
Tuấn Trung | 01/10/2014 13:15
Máy bay tuần tra săn ngầm cánh bằng có những lợi thế tác chiến mà tàu ngầm tấn công, tàu mặt nước và trực thăng săn ngầm không thể so sánh nổi.
- P-3C Orion - Mảnh ghép hoàn thiện lực lượng chống ngầm VN
- Hải quân Mỹ thử nghiệm radar mới trên máy bay P-8A Poseidon
- Vì sao P-1 được mệnh danh 'khắc tinh hàng đầu' của tàu ngầm TQ?
Boeing P-8 Poseidon
là phiên bản máy bay tuần tra chống tàu ngầm được phát triển dựa trên
máy bay chở khách B-737-800.Thông số cơ bản: kíp chiến đấu 9 người; dài
39,47 m; sải cánh 37,64 m; cao 12,83 m; trọng lượng rỗng 62.730 kg;
trọng lượng cất cánh tối đa 85.820 kg; máy bay được trang bị 2 động cơ
phản lực CFM56-7B (120 kN mỗi chiếc) cho tốc độ tối đa 907 km/h, bán
kính chiến đấu 2.222 km. Hiện tại P-8 Poseidon gồm 2 phiên bản P-8A hoạt
động trong Hải quân Mỹ và P-8I để xuất khẩu cho Ấn Độ. Trong ảnh: máy
bay P-8A của Hải quân Mỹ.
P-8 được
trang bị radar AN/APY-10, khi hoạt động ở chế độ radar khẩu độ tổng hợp
(SAR) sẽ cho phép phát hiện, phân loại và nhận diện tàu chiến ở trạng
thái tĩnh, tàu cỡ nhỏ và giám sát vùng ven biển còn khi ở chế độ radar
khẩu độ tổng hợp với độ phân giải cao (ISAR) sẽ cho phép phát hiện, phân
loại và theo dõi tàu ngầm nổi trên mặt nước, tàu thuyền di chuyển tốc
độ cao ở vùng ven biển. Bên cạnh đó máy bay còn có thiết bị quét hình
ảnh độ phân giải cao có thể phát hiện được kính tiềm vọng của tàu ngầm,
cũng như mang theo các phao thuỷ âm để thả xuống vùng nghi ngờ tàu ngầm
đối phương đang hoạt động. Vũ khí trang bị cho P-8 gồm bom chìm, ngư lôi
Mk-54 và tên lửa đối hạm Harpoon bố trí ở 5 vị trí trong thân và 6 điểm
treo dưới cánh. Trong ảnh: máy bay P-8I của Hải quân Ấn Độ.
Kawasaki P-1
được Nhật Bản phát triển trên cơ sở khung thân máy bay vận tải thử
nghiệm XC-1 với mục đích thay thế máy bay chống ngầm P-3C Orion thế hệ
cũ. Thông số cơ bản: kíp chiến đấu 13 người; dài 38 m; sải cánh 35,4 m;
cao 12,1 m; trọng lượng cất cánh tối đa 79.700 kg; máy bay được trang bị
4 động cơ phản lực IHI Corporation XF7-10 (60 kN mỗi chiếc) cho tốc độ
tối đa 996 km/h, tầm hoạt động 8.000 km. Hiện đã có 13 chiếc P-1 được
sản xuất cho Hải quân Nhật Bản.
P-1 được
trang bị hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại gồm: radar mạng pha
quét chủ động Toshiba HPS-206; thiết bị phát hiện từ tính lạ bố trí ở
cái đuôi dài kỳ dị phía sau máy bay và thiết bị phát hiện tín hiệu hồng
ngoại. Các hệ thống này cho phép P-1 phát hiện mọi mục tiêu trên và dưới
mặt biển. 8 giá treo trên cánh mang được tổng cộng 9 tấn vũ khí gồm:
tên lửa đối hạm AGM-84 Harpoon, ASM-1C, AGM-65; ngư lôi chống ngầm
MK-46, Type 97; thủy lôi; bom chìm. Trong ảnh: máy bay P-1 mang theo tên
lửa chống hạm Harpoon và ASM-1C.
Lockheed Martin P-3C Orion
là loại máy bay tuần tra hàng hải kiêm chống ngầm 4 động cơ, được phát
triển cho Hải quân Mỹ trên mẫu máy bay chở khách L-188 Electra, chính
thức đưa vào sử dụng trong thập niên 1960. Thông số cơ bản: kíp chiến
đấu 11 người; dài 35,6 m; sải cánh 30,4 m; cao 11,8 m; trọng lượng cất
cánh tối đa 64.400 kg; máy bay được trang bị 4 động cơ cánh quạt Allison
T56-A-14 (3.700 kW mỗi chiếc) cho tốc độ tối đa 750 km/h, tầm hoạt động
4.400 km. Hiện nay có hàng trăm chiếc P-3C Orion hoạt động trong lực
lượng hải quân của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong ảnh: máy bay P-3C
của Hải quân Mỹ.
P-3C được
trang bị thiết bị phát hiện từ tính MAD dùng để phát hiện sự xáo trộn
bất thường của từ trường trái đất do tàu ngầm di chuyển trong lòng biển
gây ra; bên cạnh đó là radar giám sát hàng hải Raytheon AN/APS-115 và
radar tìm kiếm mục tiêu AN/APS-137D(V)5, đây là loại radar khẩu độ tổng
hợp với độ phân giải cao có thể phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm ở
cự ly khoảng 30 km, phát hiện xuồng cứu sinh ở cự ly 60 km. Ngoài ra
P-3C còn có phao định vị âm thanh AQA-7 và hệ thống giám sát điện tử
ALQ-78 treo ở cánh, hệ thống này sẽ tự động phát hiện các tín hiệu do
tàu ngầm phát ra và định vị chúng. Khoang chứa trong thân và giá treo
trên cánh có thể mang 9 tấn vũ khí gồm bom chìm, ngư lôi Mk-46, tên lửa
đối hạm Harpoon hoặc tên lửa không đối đất Maverick. Trong ảnh: máy bay
P-3C của Nhật Bản.
Ilyushin IL-38N
là phiên bản máy bay tuần tra chống ngầm nâng cấp từ nguyên bản IL-38
ra đời từ thời Liên Xô. Thông số cơ bản: kíp chiến đấu 10 người; dài
39,6 m; sải cánh 37,42 m; cao 10,16 m; trọng lượng cất cánh tối đa
63.500 kg; máy bay được trang bị 4 động cơ cánh quạt AI-20M (4.250mã lực
mỗi chiếc) cho tốc độ tối đa 724 km/h, tầm hoạt động 9.500 km. Hiện nay
IL-38 mới được sản xuất với số lượng hạn chế cho Hải quân Nga và Ấn Độ.
So với
nguyên bản IL-38 thì IL-38N đã có bước tiến đáng kể với khả năng tìm
kiếm phát hiện mục tiêu tăng lên 4 lần, phạm vi bao phủ hoạt động tăng 4
lần so với các máy bay IL-38 cũ. IL-38N được trang bị hệ thống Novella
với khả năng phát hiện mục tiêu bay ở khoảng cách 90 km, mục tiêu mặt
nước đến 320 km. Hệ thống này còn bao gồm 1 máy tính kỹ thuật số với 2
sĩ quan vận hành, mỗi thiết bị vận hành có 1 màn hình LCD 13 inch và
trạm chỉ huy với 1 màn hình lớn. Tất cả các thiết bị được kết nối thông
qua 1 kênh đặc biệt và khách hàng có thể tùy chỉnh lắp đặt thêm bất cứ
thiết bị nào mà họ muốn. Khoang chứa vũ khí và các điểm treo ngoài có
thể mang theo 9.000 kg gồm tên lửa đối hạm, ngư lôi và bom chìm.
Gaoxin GX-6
là phiên bản máy bay tuần tra chống ngầm mới nhất của Trung Quốc. Loại
máy bay này còn được định danh Y-8FQ vì dùng khung thân cơ sở của máy
bay vận tải Y-8 tuy nhiên cũng có thông tin cho rằng nó được phát triển
dựa trên loại máy bay vận tải mới nhất Y-9. Thông số cơ bản: kíp chiến
đấu 10 người; sải cánh 38 m; trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 61 tấn;
máy bay được trang bị 4 động cơ cánh quạt 6 lá công suất 5.200 mã lực
mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 660 km/h, tầm hoạt động 5.000 km.
GX-6 được
cho là đối thủ của các máy bay chống ngầm tốt nhất hiện nay của Mỹ và
Nhật Bản. GX-6 có một radar lớn sục sạo ở góc cầu 360 độ, từ đó có thể
tìm kiếm các bộ phận của tàu ngầm như kính tiềm vọng, phao sóng âm.
Trung Quốc tự nhận thông số kỹ thuật tầm xa và góc quét của radar trên
GX-6 hơn hẳn so với của P-3C Orion của Mỹ. Ở đuôi máy bay được trang bị
thiết bị phát hiện từ trường, Trung Quốc đánh giá tính năng của thiết bị
này không hề thua kém thiết bị tương tự ASQ-81 của P-3C Orion. GX-6 có
thể mang theo 100 phao định vị thủy âm (P-3C chỉ mang 48 phao định vị),
từ đó bố trí một mạng lưới thiết bị phát hiện tàu ngầm dày đặc và rộng
lớn, nâng cao khả năng phát hiện cũng như gia tăng độ chính xác khi thực
hiện các nhiệm vụ tác chiến chống ngầm. Vũ khí mà GX-6 có thể mang theo
bao gồm đầy đủ bom chìm, ngư lôi và tên lửa chống hạm.
Máy bay săn ngầm IL-38N
No comments:
Post a Comment