Các đặc sản phơi khô rợn người hút khách ở miền Tây
Sản phẩm khô từ các loài như rắn, thằn lằn,
nhái, thòi lòi, cá lau kính, tắc kè… có giá bình dân cho đến nửa triệu
đồng mỗi kg đang là mặt hàng đắt khách ở các tỉnh miền Tây.
|
Để làm ra sản phẩm khô rắn, người dân phải chọn những con
rắn tươi sống được lột da lấy thịt. Bình quân cứ 10 kg rắn sống cho ra 4
kg khô rắn.
|
|
Trun, bông súng, rắn râu và rắn
nước là những loại rắn được người dân dùng làm khô tương đối nhiều do
có giá rẻ và xuất hiện nhiều vào mùa lũ. |
|
Ông Nguyễn Phụng Hoàng, Giám đốc một công ty chuyên sản
xuất khô rắn ở Châu Đốc, An Giang cho biết: Vào mùa lũ lượng rắn nhiều,
công ty sản xuất mỗi ngày từ 40 đến 50 kg khô rắn. Giá hiện tại cho mỗi
kg khô rắn dao động từ 350.000 đến 500.000 đồng (tùy vào loại rắn).
Thường vào dịp tết, khô rắn tiêu thụ mạnh nhất trong năm, đa phần dùng
làm quà biếu.
|
|
Khô chuột đồng nổi tiếng nhất ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng
Tháp. Hiện giá bán mỗi kg khô chuột từ 150.000 đến 170.000
đồng/kg. Ngoài món khô chuột đồng nổi tiếng nơi đây, còn có món mắm
chuột là món khoái khẩu của nhiều dân nhậu ở miền Tây. Tuy nhiên mắm
chuột chưa phổ biến rộng rải bán ra thị trường, đa phần người dân tự làm
phục vụ cho gia đình.
|
|
Thằn lằn sống ở trong nhà cũng
được người dân bắt đem xẻ thịt phơi khô 2 - 3 nắng, sau đó xào với các
gia vị trở thành món ăn đặc sản ở miền Tây. |
|
Mấy năm gần đây tắc kè trở
thành món ăn khoái khẩu của nhiều người, vì loài này được cho là giúp
tăng cường sinh lực và bồi bổ cho sức khỏe. |
|
Ông Năm Nhàn, ở huyện Tịnh Biên, An Giang chuyên làm khô
tắc kè bán cho biết, thường 3 kg tắc kè sống cho ra 1 kg khô tắc kè. Giá
bán mỗi con tắc kè khô như vậy dao động từ 45.000 đến 50.000 đồng.
|
|
Khô nhái còn gọi là “vũ nữ chân
dài” nổi tiếng ở vùng Bảy Núi, An Giang là một loại khô được chế biến
từ con nhái cơm bắt ngoài thiên nhiên. Nhái cơm là loài động vật hoang
dã thường sống thành đàn và xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng hoặc
dưới chân núi, nhiều nhất là mùa mưa. Anh Lê Thanh Dũng, một người
chuyên săn nhái cho biết, khô nhái xuất phát đầu tiên từ nước bạn
Campuchia đưa sang. Sau đó, bà con vùng Bảy Núi làm theo và phát triển
ra cả làng với gần 50 hộ sản xuất khô nhái cung cấp cho các tỉnh ĐBSCL. |
|
Bình quân cứ 4 kg nhái tươi sẽ cho một ký khô. Giá nhái
khô hiện giờ khoảng 300.000 đến 350.000 đồng/kg, còn vào dịp tết lên
650.000 đồng/kg mà không có hàng để bán. Chị Nguyễn Thị Tươi, một người
chuyên sản xuất mặt hàng này ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên cho biết,
muốn cho khô nhái đạt chất lượng cao phải ướp nhái với tiêu, ớt, muối
cho thấm đều trước khi phơi 2 - 3 nắng.
|
|
Khô cá lau kính giá 150.000 đồng/kg lần đầu tiên có mặt ở
nhà hàng tại Cần Thơ. Vì cá lau kính là loài ngoại lai, ít ai ăn thậm
chí tiêu diệt chúng nên xuất hiện khá nhiều trong thiên nhiên. Tuy vậy,
đến thời điểm này, cá lau kính lại trở thành đặc sản ở đất Tây Đô khi
được người dân xẻ thịt, đem đi phơi khô.
|
|
Tương tự, trước đây, cá thòi lòi biển ở vùng bán đảo Cà
Mau ít ai ăn, vì có mùi tanh. Từ khi thịt cá này đem đi làm khô, giá trị
tăng lên gấp 3 đến 4 lần. Bình quân 4 kg cá thòi lòi biển cho ra 1 kg
khô, bán giá từ 400.000 đến 450.000 đồng/kg. Địa bàn tiêu thụ mạnh nhất
của loại đặc sản này là TP.HCM và Cần Thơ. |
Chợ cá khô 30.000 đồng/kg ở biển Bà Rịa - Vũng Tàu
Nằm
bên hông chợ Bà Rịa, khu vực bán các loại hải sản khô như tôm, cá,
mực... luôn tấp nập khách. Giá hải sản khô ở đây chỉ từ 30.000 đồng/kg.
|
Chợ hải sản ở thành phố Bà Rịa (Bà Rịa- Vũng Tàu) đông khách cả ngày, vào giờ trưa khách vẫn nườm nượp đổ về.
|
|
Các loại hải sản ở đây được người bán giới thiệu là đặc sản tại chỗ không tốn chi phí vận chuyển nên có giá khá rẻ. |
|
Đắt hàng nhất là các gian hàng mực khô, thường ở mức giá 100.000 đồng/kg với loại nhỏ.
|
|
Chủ một gian hàng đắt khách ở
đây cho biết, vào ngày thường trung bình anh bán được 1- 2 tạ mực khô,
ngày lễ, cuối tuần thì lượng bán ra gấp đôi.
|
|
Để đảm bảo mực "xịn", các gian hàng thường có sẵn bếp nướng mực tại chỗ cho khách ăn thử.
|
|
Cũng theo chia sẻ của những chủ
hàng này, mực được phơi khi còn tươi sẽ có bụng màu trắng, lưng màu
hồng nhạt tự nhiên và những chấm đen mờ thể hiện đúng với da của mực,
mùi không tanh hay dính ướt tay. |
|
Các loại cá khô ở đây có giá rất mềm, từ 30.000 - 80.000 đồng/kg. |
|
Cá khô tẩm gia vị thường có giá dao động 60.000 đến 100.000 đồng/kg.
|
|
Cá sửu - loại đặc sản của biển Bà Rịa - Vũng Tàu được phơi khô và bán với giá 160.000 đồng/kg. |
|
Nhiều làng làm cá khô ở Vũng Tàu là nơi cung cấp nguồn hàng hải sản khô thường xuyên cho khu chợ này. |
Phóng to |
Anh Hùng, chủ một cơ sở chế
biến cá khô ở Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết: "Mấy năm trước cá khô thường
xuất đi Trung Quốc, nhưng những năm gần đây thị trường này dừng thu mua
nên lượng cá chủ yếu được tiêu thụ tại các chợ trong nước, đặc biệt là
các chợ trong tỉnh mà nơi tiêu thụ nhiều là chợ Bà Rịa". |
Bí quyết khiến cá tra phồng miền Tây thành đặc sản
Để
làm ra khô cá tra khô phồng - đặc sản vùng Châu Đốc, An Giang, từ khâu
nuôi cá đến chế biến phải theo một quy trình đặc biệt, trong đó cá luôn
tuân thủ chế độ ăn riêng biệt.
|
Nghề làm khô cá tra phồng ở
Châu Đốc -An Giang có từ lâu. Cá chế biến theo phương pháp gia truyền,
rất ít khi dân làm nghề tiết lộ, và là sản phẩm được hầu hết người dân
trong vùng đồng bằng sông Cửu Long biết đến và ưa chuộng. |
|
Sở dĩ có tên là cá tra phồng là vì khô này được làm bằng
con cá tra phơi khô, khi đem chiên lớp da cá phồng lên. Cá tra phồng vừa
ngon vừa giòn có cả vị béo, mùi thơm rất đặc biệt không thể lẫn vào đâu
được. Không chỉ tiêu thụ trong nước, loại khô phồng này đang mở rộng
xuất khẩu ra nhiều thị trường ngoài nước.
|
|
Cá tra được chọn làm khô phồng phải là cá tươi, được nuôi
theo quy trình chuẩn, đây là điều kiện bắt buộc để cho ra một sản phẩm
ngon.
|
|
Ông Trương Hải, Giám đốc công ty TNHH Trương Hải (thánh
phố Châu Đốc, An Giang) là người tiên phong chế biến cá tra phồng xuất
khẩu. Mỗi tháng, doanh nghiệp này xuất 1 - 2 container (khoảng 30 tấn)
sang Pháp, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc… và các nước châu Phi.
|
|
Mỗi năm, công ty lãi cả tỷ đồng nhờ sản xuất khô cá tra phồng.
|
|
Theo ông Trương Hải, sở dĩ khô cá tra phồng ít người làm
được là bởi cá tra nguyên liệu để làm khô đòi hỏi phải nuôi theo một
biểu đồ riêng biệt từ thức ăn đến quy trình chăm sóc.
|
|
"Nếu dùng con cá tra nuôi theo chế độ ăn thông thường để
làm khô thì thịt cá sẽ bị chay, xơ vữa không đạt yêu cầu của độ phồng”,
ông Trương Hải nói.
|
|
Cá tra để làm khô phồng phải đạt cân nặng khoảng 1 - 2 kg/con. |
|
Công đoạn mổ bụng, lóc xương
trước khi ướp gia vị đem đi phơi. Sản phẩm hoàn thành phải trải qua
nhiều công đoạn, cả bằng tay lẫn máy móc. |
|
Để thịt thơm ngon, khô cá tra phồng phải phơi nắng tự nhiên từ 3 đến 4 nắng.
|
|
Khoảng 3 kg cá tươi mới cho ra thành phẩm 1kg cá khô. |
|
Theo những người làm trong ngành này, cái nôi của cá tra phồng là miền Nam Vang của Campuchia.
|
|
Hiện tại, trên thị trường, giá
cá tra phồng dao động từ 90.000 đến 120.000 đồng/kg. Đặc trưng của sản
phẩm là không sử dụng màu, hóa chất, vì thế rất được du khách trong và
ngoài nước ưa chuộng, đặc biệt là vào mỗi dịp giáp Tết lượng khô bán rất
chạy. |
|
Theo nhiều người sản xuất khô cá tra phồng, khâu ướp khô
là một khâu cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng, độ phồng của sản
phẩm.
|
Phóng to |
Không tiết lộ bí quyết ướp cá,
nhưng ông Trương Hải chia sẻ, cá để làm loại khô này được cho ăn theo
quy trình của nhà sản xuất, với khẩu phần chính là cám, cá biển, đậu
nành. Khi đến lứa xuất bán, cơ sở sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm. |
Làng khô cá đồng lớn nhất miền Tây ngày lũ về
Lũ
càng lên cao thì ghe tàu càng tấp nập cập bến làng nghề cá khô Khánh
An, để chở cá về và nhận hàng chuyển đi tiêu thụ. Mùa lũ cũng là thời
điểm người dân làng cá khô này hốt bạc.
Làng
sản xuất khô cá đồng ở xã Khánh An, huyện An Phú - An Giang ( nằm cách
biên giới Campuchia chưa đầy 1km) được xem là nơi sản xuất cá khô nổi
tiếng nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, …Mỗi năm, làng khô cá đồng Khánh
An có thể cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn khô các loại, như khô cá
tra phòng, cá sặc bổi, cá lóc, khô rắn, phục vụ tiêu thụ trong nước và
xuất khẩu.
Ở làng khô cá đồng những ngày lũ lên cao này không có
cảnh chạy lũ, chỉ có cảnh ghe tàu tấp nập cập bến liên tục từ sáng sớm
đến đêm, để chở cá nguyên liệu về và nhận hàng đưa đi tiêu thụ. Theo
nhiều người thâm niên làm nghề cá khô, mùa lũ là mùa "làm ăn" ở đây, nhờ
nguồn cá dồi dào theo con nước về.
|
Ghe thuyền tấp nập vận chuyển cá về. |
|
Cá sặc, đặc sản, cũng là sản phẩm chủ đạo ở đây. |
|
Cùng với cá sặc, cá lóc được phơi một nắng cũng là mặt hàng khô có tiếng làng Khánh An sản xuất mạnh trong mùa lũ.
|
|
Loại cá liềm kìm sống ở nước lợ, làm khô cũng được thị trường chuộng, với giá bán 250.000 – 300.000 đồng/kg. |
|
Những ngày trời nắng, cá được tranh thủ đem cá ra phơi. |
|
Cả làng tất bật như một "đại công trường" với đủ loại cá khô đặc sản. Từ cá lóc đồng...
|
|
...cá sặc bổi |
|
Cá sặc bổi phải phơi 3 nắng mới có thể đóng gói xuất bán cho thị trường. |
|
Khô cá đồng ở làng biên giới
Khánh An không chỉ được thị trường trong nước "ưu ái", mà còn là mặt
hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao.
|
Ảnh thế giới hoang dã đẹp nhất năm 2014
Trong tuần cuối cùng của tháng 10, Bảo tàng
Lịch sử Tự nhiên London, Anh, trưng bày bộ sưu tập ảnh đẹp nhất về thế
giới hoang dã.
|
Bức ảnh đàn sư tử nằm nghỉ đã
vượt qua hơn 42.000 tác phẩm đến từ 96 quốc gia để mang lại cho Micheal
‘Nick’ Nichols, Mỹ, danh hiệu Nhiếp ảnh gia Động vật hoang dã của năm.
Trong ảnh, những con sư tử bố mẹ cùng các sư tử con đang nghỉ ngơi trong
Vườn Quốc gia Serengeti ở Tanzania. Nichols sử dụng máy ảnh hồng ngoại
nhằm “biến đổi ánh sáng, đưa khoảnh khắc trở về thời nguyên thủy và thần
thánh”. |
|
Carlos Perez Naval, 8 tuổi,
giành giải Nhiếp ảnh gia Động vật hoang dã trẻ nhất của năm với bức ảnh
chú bọ cạp phơi nắng tại một thị trấn ở Tây Ban Nha. Bức ảnh có tên “Tắm
nắng lúc hoàng hôn”. |
|
Will Jenkins chụp lại bức ảnh
“Rồng xanh” trong một chuyến nghỉ mát cùng gia đình ở Costa Rica. Nhiếp
ảnh gia lựa chọn góc rộng để làm nổi bật hình ảnh con kỳ nhông và tạo
điểm nhấn ở mắt nó. |
|
Anton Lilja ghi lại cảnh tượng
những chú ếch đang giao phối trong một hồ nước ở tỉnh Västerbotten, Thụy
Điển, trong bức ảnh “Vòng tay rộng lớn’. Tác giả đặt ống kính ngang mực
nước. Nhờ đó, cậu chuyển tải được sự kỳ diệu của ánh sáng và hình ảnh
những trứng ếch dưới làn nước vào tác phẩm. |
|
Edwin Sahlin chụp ảnh con chim
giẻ cùi Siberia đang tìm những miếng pho mát và xúc xích sau bữa trưa
trong chuyến trượt tuyết ở miền bắc Thụy Điển. Nhiếp ảnh gia đào một cái
hộ rồi leo xuống đó. Anh rải các mẩu thức ăn quanh miệng hố và chờ đợi.
Nhờ đó, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi đã khắc họa màu gỉ sắt của thân dưới con
chim một cách trọn vẹn. |
|
Trong chuyến đi tới Ecuador,
Jan van der Greef chú ý đến những con chim ruồi, loài chim có mỏ dài hơn
cơ thể, trừ đuôi. ỏ dài giMúp chúng lấy mật từ những bông hoa hình ống
dài. Greef bắt gặp một chú chim thường kiếm ăn ở những đóa hoa loa kèn
màu đỏ gần nhà trọ của anh. Nó đập cánh với tần suất 60 lần/s và sử dụng
cái mỏ siêu dài để xua đuổi kẻ thù. Tác giả chọn chế độ chụp liên tục
để ghi lại khoảng khắc đầy màu sắc. |
|
Thông thường, các nhiếp ảnh gia
thường bắt các động vật phù du rồi chụp chúng. Tuy nhiên, Fabien
Michenet lại hứng thú với vẻ đẹp từ hoạt động sống của những con vật bé
nhỏ. Vào ban đêm, Michenet lặn xuống độ sâu 20 mét ngoài khơi bờ biển
Tahiti và ghi lại hình ảnh con mực có chiều dài 3 cm. Các tế bào sắc tố
chấm bi bao quanh cơ thể trong suốt của nó, cơ quan phát quang sinh học
nằm bên dưới cặp mắt. Vì mực là loài nhạy cảm với ánh sáng, nhiếp ảnh
gia phải lặng lẽ di chuyển cùng nó, tắt flash và sử dụng chế độ lấy nét
tự động để ghi lại hình ảnh chú mực nhỏ trước khi nó biến mất. |
|
Ngay sau khi núi lửa
Puyehue-Cordón Caulle bắt đầu phun trào, Francisco Negroni đã tới Vườn
Quốc gia Puyehue ở miền nam Chile nhằm ghi lại khoảnh khắc trình diễn
ánh sáng ngoạn mục. Nhưng cảnh tượng ông chứng kiến giống như sự kiện
tận thế. Caulle thấy những tia chớp rạch ngang bầu trời, ánh sáng từ
dòng dung nham nóng chảy và ống khói cuồn cuộn bốc lên. Sét núi lửa là
một hiện tượng hiếm ngắn ngủi, hiếm hoi, hình thành bởi tình điện từ sự
va chạm giữa các mảnh đá vỡ, tro bụi và hơi nước bốc lên từ miệng núi
lửa. Bức ảnh “Ngày tận thế” giành giải ảnh đẹp nhất về môi trường. |
|
Luật pháp Tunisia nghiêm cấm việc săn bắt và giết hại các
loài cáo hoang dã. Tuy nhiên, tình hình thực tế không khả quan. Nhiếp
ảnh gia Bruno D'Amicis tham gia vào dự án dài hạn điều tra về những loài
đang có nguy cơ tuyệt chủng ở sa mạc Sahara. Ông phát hiện nhiều vụ săn
bắt động vật hoang dã phục vụ cho mục đích thương mại và y học.
D'Amicis ghi lại hình ảnh Fennec, con cáo 3 tháng tuổi, trong bức ảnh
“Cái giá họ phải trả”. Ông nói bức ảnh sẽ nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường của người dân và khách du lịch.
|
Phóng to
|
Con cá mập trắng đã chiến đấu
kich liệt để thoát khỏi chiếc móc trước khi nghẹt thở. Rodrigo Friscione
Wyssmann chụp lại cảnh tượng khủng khiếp ở ngoài khơi vịnh Magdalena,
bang Baja California, Mexico. “Tôi rất sốc. Cá mập trắng là loài động
vật tuyệt vời, duyên dáng và thông minh. Cảnh tượng ấy thật đáng buồn.
Vì thế, tôi chuyển hình ảnh sang màu đen trắng”, nhiếp ảnh gia cho biết. |
10 loài động vật có nọc độc đáng sợ nhất thế giới
Tuy
không có xương sống, sứa hộp lại là loài có nọc độc nguy hiểm nhất địa
cầu. Chất độc của chúng ngấm nhanh vào hệ tim mạch và thần kinh khiến
nạn nhân chết ngay lập tức.
|
Ếch phi tiêu độc là những loài
ếch có thân sặc sỡ, thuộc họ ếch Dendrobatidae. Chúng sống ở vùng Trung,
Nam Phi và Hawaii. Với chiều dài khoảng 5 cm, chúng tiết ra
batrachotoxin, chất độc có thể ngăn chặn hoạt động của tế bào thần kinh
tới các cơ, gây tê liệt và dẫn tới tử vong. |
|
Họ cá nóc (Tetraodontiformes,
hay Plectognathi), là loài động vật có xương sống sở hữu chất độc đáng
sợ thứ hai trên thế giới, sau loài ếch độc phi tiêu vàng. Chúng sinh
sống chủ yếu ở những vùng biển quanh Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines
và Mexico. Các cơ quan nội tạng của loài cá nóc đều chứa độc tố. Tuy
nhiên, nếu chế biến đúng phương pháp, thịt cá nóc là một món đặc sản đối
với du khách. Người ta phải chi tới 200 USD để thử món cá nóc. |
|
Taipain (Oxyuranus microlepidotus) là tên một loài rắn
bản địa ở Australia và thuộc họ Rắn hổ (Elapidae). Chúng có màu nâu đậm
hoặc xanh đậm, chiều dài thân từ 1,8m đến 2,5m. Đây là loài rắn độc nhất
thế giới. Người ta thường gọi chúng là "ác xà". Nọc độc của rắn Taipan
có thể giết chết 100 người đàn ông trưởng thành, tương đương với 200.000
con chuột. Tuy nhiên, con người chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp tử vong
nào liên quan tới chúng.
|
|
Khi nói đến các loài nhện độc,
người ta thường nhắc đến nhện nâu ẩn dật hay nhện lưng đỏ. Tuy nhiên,
chương trình kỷ lục Guinness 2007 đánh giá loài nhện lang thang Brazil
(Phoneutria) mới là loài nhện độc nhất thế giới. Người ta còn gọi chúng
là nhện chuối bởi vì chúng thường sống trên các tán lá chuối. Trong khi
những loài nhện khác giăng tơ để bẫy con mồi, loài nhện chuối săn mồi
trên măt đất, tìm kiếm và tấn công con mồi trực tiếp. Chúng thường hoạt
động vào ban đêm và rất hiếu chiến. Nọc độc của chúng là loại độc tác
động tới thần kinh rất mạnh, khiến cơ quan hô hấp tê liệt, gây ngạt thở
và chết. Ngoài ra nọc độc của chúng có thể khiến nam giới bất lực. |
|
Là một chi cá thuộc họ mao mặt
quỷ (Synanceiidae), cá mặt quỷ (Synanceia) còn có tên cá mang ếch, cá
mao ếch. Chúng có bề ngoài to, xù xì và rất độc. Người ta gọi chúng là
“chúa tể nọc độc” dưới đáy đại dương. Chúng có 13 tia vây lưng chứa độc
tố và độc có thể tồn tại nhiều ngày sau khi cá chết. Khi các tia vây
lưng cá mặt quỷ đâm vào thịt nạn nhân, độc tố sẽ tác động trực tiếp đến
hệ cơ vận động, hệ thần kinh và hệ cơ trơn của tim ở người. Tuy nhiên,
nếu được chế biến đúng cách, cá mặt quỷ sẽ món ăn khoái khẩu của nhiều
người với vị giòn, ngọt, giúp máu tuần hoàn tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh
tim và đột quỵ. |
|
Tuy có thân màu trong suốt rất
đẹp mắt, bò cạp Stalker lại là một trong những loài động vật cực kỳ nguy
hiểm. Chúng có màu vàng nhạt, thường xuyên xuất hiện ở vùng Trung Đông
và Bắc Phi. Nọc độc của chúng có thể làm suy hô hấp. Những người mắc
bệnh tim mạch hoặc dị ứng có thể chết chỉ vì một vết cắn của chúng.
|
|
Bạch tuộc nhẫn xanh là một loài
bạch tuộc có những đốm màu xanh đen rất đẹp, giống như những chiếc
nhẫn. Chúng sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương, từ lãnh hải Nhật
Bản đến Australia, và sở hữu loại nọc độc vô phương cứ chữa. Những người
mà chúng cắn sẽ tắt thở chỉ trong vòng 2 phút. Lượng chất độc trên cơ
thể bạch tuộc nhẫn xanh có thể giết 26 người trong cùng một lúc. |
|
Ốc sên Marbled Cone, hay Conus
marmoreus, là một loài động vật thân mềm có nộc độc khủng khiếp nhất
hành tinh. Chúng phân bố ở các vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Một giọt nước dãi của chúng có thể giết ít nhất 200 người. Dãi của
Marbled Cone có thể làm toàn thân người dính phải run lẩy bẩy, chân tay
tê liệt, mắt mờ đi và ngừng thở chỉ sau vài giờ đồng hồ. Tuy vậy, chức
năng của chất kịch độc này chỉ là để tự vệ và để bắt mồi chứ chúng không
bao giờ chủ động tấn công con người. |
|
Hổ mang chúa, hay Hổ mây
(Ophiophagus hannah), là loài rắn độc có kích cỡ, trọng lượng lớn nhất
thế giới. Chiều dài của chúng có thể lên tới 5,7 m. Chúng sống các khu
rừng ở Ấn Độ và Trung Quốc. Nọc độc của chúng vô cùng nguy hiểm. Khi
chất độc ngấm vào cơ thể sống, nó sẽ gây tử vong trong một thời gian rất
ngắn. 7 ml nọc độc của rắn hổ mang chúa có thể giết một con voi hoặc 20
con người. |
|
Sứa hộp (lớp Cubozoa), một
loài động vật không xương sống, đứng đầu danh sách những loài vật có
nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sống dưới những vùng biển quanh
các khu vực châu Á và Australia. Các nhà khoa học cho biết, chúng đã
cướp sinh mạng của 5.567 người từ năm 1954 đến nay. Chất độc của chúng
tấn công vào hệ tim mạch, hệ thần kinh và cả các tế bào da một cách
nhanh chóng, khiến những mục tiêu của chúng chết ngay lập tức. |
'Hoa hậu' bò sữa Việt Nam lọt top ảnh động vật ấn tượng tuần
Sóc
đỏ nhảy xa 3 m, hà mã nhe răng dọa du khách hay bò cái nặng 830 kg
"đăng quang" cuộc thi Hoa hậu Bò sữa là ba trong số những hình ảnh động
vật đặc biệt nhất tuần.
|
Một “cô” bò đang chuẩn bị cho
cuộc thi Hoa hậu Bò sữa tại cao nguyên Mộc Châu, Sơn La, Việt Nam. Để
trở thành “hoa hậu”, con bò phải có thân hình săn chắc, chân dài và cho
nhiều sữa. Bò cái 4 tuổi với trọng lượng 830 kg và có khả năng cung cấp
tới 42 kg sữa mỗi ngày đã đáp ứng đủ tiêu chí của ban tổ chức, vượt qua
126 đối thủ và trở thành "hoa hậu” năm nay. Ảnh: Reuters |
|
Hai con chim mắc bẫy do người
dân ở một tỉnh thuộc bang Assam của Ấn Độ, giăng. Người dân nơi này vẫn
kiếm sống bằng cách áp dụng phương pháp bẫy chim truyền thống bất chấp
lệnh cấm của chính quyền. Ảnh: Barcroft India |
|
Bốn rùa con Sulcatta đang nằm trên lưng mẹ tại công viên động vật hoang dã gần thị trấn Keswick, Anh. Ảnh: PA |
|
Một con hà mã lao khỏi mặt
nước, nhe bộ răng sắc nhọn để bảo vệ hà mã con ngay trước mũi thuyền của
ông Rob Masterton và bà Jessica Masterton-Smith khi họ đang thám hiểm
công viên quốc gia Chobe tại Cộng hòa Botswana (Nam Phi). Ảnh: Caters |
|
Cú nhảy xa 3 m của con sóc đỏ tại một khu rừng ở Na Uy. Ảnh: Solent News |
|
Một cậu bé đi ngang qua xác cá voi trôi dạt tại một bãi biển ở Brazil. Ảnh: Bracroft Media |
|
Thợ lặn Montgomery Gilchrist,
38 tuổi, ghi lại khoảnh khắc hàng trăm cá mập đầu búa đang bơi ở quần
đảo Galapagos, Thái Bình Dương. Ảnh: Montgomery Gilchrist |
|
Hàng ngàn con chim hồng hạc sà xuống mặt nước tại hồ Nakuru thuộc Kenya. Ảnh: Caters |
|
Màn đấu sừng ác liệt dài 5 phút giữa hai chú hươu tại công viên Bushy, London, Anh. Ảnh: REX |
Phóng to |
Với động tác nhanh như chớp,
con mòng biển tóm gọn một chim bồ câu trước khi dìm xuống nước và tận
hưởng đại tiệc. Nhiếp ảnh gia Johanna van de Woestijne, 57 tuổi, đã tận
mắt chứng kiến và ghi hình sự việc tại công viên Hyde, thành phố London,
Anh. Ảnh: Johanna van de Woestijne |
Những hòn đảo do động vật thống trị
Con
người không phải chủ nhân duy nhất của trái đất, khi vẫn tồn tại những
hòn đảo dành riêng cho các loài động vật như hải cẩu, mèo, rắn, ở khắp
nơi trên thế giới.
Đảo lợn, Bahamas
|
Một hòn đảo không người ở khu vực Exuma, Bahamas, đã trở
thành chốn dung thân cho khoảng 20 con lợn. Nhiều người tin rằng chúng
là nạn nhân của một vụ đắm tàu và đã may mắn thoát chết. Ảnh: Christopher Dorobek
|
|
Một truyền thuyết khác cho rằng, những con lợn được một
tốp thủy thủ nuôi để lấy thịt. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, nhóm thủy
thủ đã không bao giờ quay lại. Những con lợn cũng vì thế mà sống sót,
trước khi trở thành chủ nhân của hòn đảo ngoài khơi Bahamas. Ảnh: Christopher Dorobek
|
|
Mặc dù là động vật sống trên cạn, nhưng bằng cách nào đó,
những con lợn đã học được cách bơi lội và sinh tồn trên hòn đảo không
một bóng người. Chúng cũng kiếm ăn bằng cách bơi lội quanh các con tàu
chở khách du lịch. Ảnh: news.distracify.com
|
Đảo mèo, Nhật Bản
|
Đảo Tashirojima, Nhật Bản, là nơi có lượng mèo nhiều hơn
người. Ban đầu, chúng được nuôi với mục đích ngăn chuột phá hoại các
trang trại nuôi tằm của người dân. Ảnh: OneFunnyJoke
|
|
Qua thời gian, nhờ sự chăm sóc
tận tình và thói quen để mèo sống tự do của người dân Nhật Bản, mà số
lượng mèo ở Tashirojima ngày càng gia tăng và trở thành sinh vật thống
trị đảo. Trái lại, sự suy giảm dân số đột ngột trong nửa thế kỷ lại
khiến cư dân nơi này ngày một giảm. Ảnh: ViralNova |
|
Cuối cùng, những con mèo cũng mang lại may mắn cho hòn
đảo bằng cách thu hút ngày càng nhiều người yêu mèo đến Tashirojima.
Theo thời gian, người dân trên đảo đã yêu quý mèo tới mức họ bắt đầu
nghiên cứu về hành vi của chúng để dự báo thời tiết và phân loại mẫu cá.
Ảnh: WhenOnEarth
|
Đảo thỏ, Nhật Bản
|
Okunoshima là một hòn đảo nhỏ
nằm trên biển Nhật Bản, giữa Hiroshima và Shikoku. Trong Thế chiến II,
đây là một khu vực quân sự tuyệt mật, chuyên sản xuất chất độc dạng khí
cho chiến tranh hóa học. Chiến tranh kết thúc, các nước đồng minh quyết
định dỡ bỏ nhà máy và những con thỏ thí nghiệm lần đầu được trả tự
do. Ảnh: Flickr |
|
Ngày nay, Okunoshima là nhà của hơn 300 con thỏ. Mặc dù
sinh sống trong môi trường hoang dã từ nhỏ, nhưng những con thỏ trên đảo
rất bạo dạn và không ngại tiếp cận du khách để tìm kiếm thức ăn. Ảnh: Flickr
|
|
Để đảm bảo an toàn cho đàn thỏ,
ngay cả những thú cưng khác như chó hay mèo cũng không được phép xuất
hiện trên Okunoshima. Ảnh: Flickr |
Đảo ngựa, Mỹ
|
Đảo không người Assateague nằm giữa Maryland và
Virginia là thiên đường của loài ngựa. Người dân quanh đó kể lại rằng,
những con ngựa là nạn nhân của một vụ đắm tàu buôn Tây Ban Nha, đã may
mắt thoát chết, trôi dạt vào bãi biển và trở thành chủ nhân thực sự của
hòn đảo. Ảnh: John Riviello
|
|
"Hàng xóm" của đảo Assateague
là Chincoteague. Mỗi năm, người dân thị trấn Chincoteague tổ chức một lễ
hội Pony Penning, bằng cách thả những con ngựa bơi qua vùng nước nông
giữa hai hòn đảo. Ảnh: Phil Romans |
|
Con ngựa chiến thắng sẽ được đấu giá để đưa về Chincoteague, trong khi những con còn lại phải tự bơi trở lại Assateague. Ảnh: Cody Williams |
Đảo hải cẩu, Nam Phi
|
Đảo hải cẩu là một hòn đảo nhỏ trên vịnh False, gần thủ
đô Cape Town, Nam Phi. Không giống những hòn đảo khác, nơi này không có
cây cối hay thảm thực vật xanh mượt. Thay vào đó, tất cả những gì người
ta có thể tìm thấy tại đây là hải cẩu và các tảng đá trơ trọi. Ảnh: Flickr
|
|
Mỗi ngày, hàng trăm con hải cẩu chen chúc phơi mình tắm nắng trên những phiến đá. Ảnh: Flickr |
|
Sự xuất hiện của hàng đàn hải
cầu béo mượt đã thu hút sự quan tâm của không ít con cá mập háu đói.
Hàng ngày, vẫn có những con hải cẩu xấu số bị sát hại bởi hàm răng sắc
nhọn của "sát thủ đại dương". Ảnh: Flickr |
Đảo khỉ, Puerto Rico
|
Gần 1.000 con khỉ Rhesus tập trung trên đảo Cayo Santiago
ở Puerto Rico. Chúng là hậu duệ của hơn 400 con khỉ được nhập từ Ấn Độ
vào năm 1938 để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Ảnh: Cbc.ca
|
|
Hiện tại, hòn đảo vẫn là cơ sở
nghiên cứu động vật linh trưởng của một số tổ chức khoa học. Các chuyên
gia thường chỉ làm việc tại đây vào ban ngày và sẽ trả lại không gian
biệt lập dành cho loài khỉ khi màn đêm buông xuống. Ảnh: Phys |
|
Số lượng vượt trội khiến những
con khỉ trở thành chủ nhân đích thực của hòn đảo và không phải chịu sự
quản lý của con người. Ảnh: Alex Holcombe |
Đảo rắn, Brazil
|
Đảo Ilha de Queimada Grande,
hay còn gọi là Đảo rắn, nằm ở phía nam Đại Tây Dương và cách bờ biển
bang Sao Paulo, Brazil, khoảng 35 km. Hòn đảo không bóng người này là
nhà của hơn 400.000 con rắn cực độc. |
|
Vì mục đích an toàn, chính quyền Brazil không chào đón
khách du lịch trên đảo rắn. Chỉ một số ít nhà khoa học được tạo điều
kiện nghiên cứu những con rắn cực độc mỗi năm. Hải quân Brazil thỉnh thoảng cũng cử đại diện lên đảo để bảo trì ngọn hải đăng tự động được xây dựng trở lại vào năm 1909.
|
Phóng to |
Rắn hổ lục đầu vàng, loài rắn
nguy hiểm và có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, cũng hiện diện ở
đây, với mật độ dày đặc, từ 1 tới 5 con trên mỗi m2. |
Những con 'quái vật biển' đáng sợ trong đại dương xanh thẳm
Khi
lặn sâu dưới đáy biển, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều loài
sinh vật đáng sợ như cá mập yêu tinh, nhện cua hay gấu nước.
|
Cá mập yêu tinh thường xuất
hiện ở khắp nơi từ Vịnh Mexico tới Nhật Bản. Thức ăn của chúng là những
loài cá dưới biển và ít khi tấn công người |
|
Gấu nướclà sinh vật rất quý hiếm. Gấu nước có thể sống đến 200 năm, trong những môi trường khắc nghiệt nhất trên trái đất |
|
Cá miệng rộng Sarcastic
fringehead thường ăn những loài động vật giáp xác. Loài cá này có nguồn
gốc từ miền Nam California và Baja, Mexico |
|
Cua nhện thường xuất hiện dọc theo bờ biển phía Tây và Nam của Vương quốc Anh |
|
Cá Mola Mola có nguồn gốc ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới. Con mồi chủ yếu của nó là sứa |
|
Cá blobfish được coi là loài cá xấu nhất thế giới. Nó thường sống ngoài khơi bờ biển Australia và Tasmania |
|
Cá mắt thùng có vẻ ngoài đáng sợ |
Phóng to |
Sâu Bobbit thường tìm thấy ở
các vùng đại dương nước ấm. Những con trưởng thành có chiều dài gần 3m
và những con nhỏ có chiều dài trung bình khoảng 1m |
No comments:
Post a Comment