Vài
năm trước, khi bạn đến bác sĩ với chứng đau bao tử, ông bác sĩ này
thường cho bạn ngay một danh sách dài vô tận những thực phẩm cần kiêng
cữ... Lúc đó, người ta nghĩ rằng việc vướng vào bệnh bao tử là một ký
kết chấm dứt mọi lạc thú về ăn uống trên đời.
Ngày
nay, y học chứng minh được rằng thực phẩm không có liên quan đến chứng
đau bao tử của bạn. Việc cữ ăn hoàn toàn không giúp ích gì cho một người
bị bệnh đau bao tử. Khoa học hiện đại chưa tuyên bố gì về nguyên nhân
thường gặp nhất, đó là chất a-xít bao tử, ảnh hưởng của một số vi khuẩn, và tâm trạng lo lắng hay buồn rầu của bệnh nhân.
Các
bác sĩ công nhận rằng chứng đau bao tử thường là một bệnh kinh niên. Nó
cứ đau rồi khỏi, khỏi rồi đau trở lại. Với những kiến thức y khoa hiện
tại, không một ai dám quả quyết rằng một bệnh nhân đã hoàn toàn khỏi hẳn chứng đau bao tử hay chưa… Dù sao đi nữa, ít nhất, những phương
pháp dưới đây có thể giúp cho bạn làm giảm bớt nỗi khó chịu khi bị xót
bao tử, đồng thời làm nó không hoành hành lâu trong cơ thể bạn.
Hãy rút kinh nghiệm của riêng bạn về thực phẩm
Một
người có thể cảm thấy xót ruột khi ăn món cà ri, một người khác lại khó
chịu khi ăn cà-rem... Cơ thể của mỗi người đêu có phản ứng khác nhau
với từng loại thực phẩm. Chỉ có chính
bệnh nhân mới có thể biết chắc được mình không hợp với món gì. Phương
pháp duy nhất là hãy để ý từng loại thực phẩm một và xem loại nào làm
cho bạn khó chịu. các bác sĩ chỉ lờ mờ thấy được rằng đa số mọi người
thường bị đau khi dùng những thực phẩm có nhiều gia vị.
Cẩn thận về sữa
Trước đây,
người ta nghĩ rằng việc uống một ly sữa có thể làm giảm chứng đau bao
tử. Chuyện này đúng, nhưng chỉ đúng cho lúc đó. Sữa sau khi xoa dịu lại
có công dụng kích thích các tuyến acid trong bao tử tiết ra nhiều hơn. A-xít này sẽ làm bạn đau đớn hơn sau đó.
Sửa lại thói quen ăn uống
Có nhiều người vì giữ cho cơ thể cân đối chỉ ăn mỗi ngày một bữa. Chuyện này nhìn chung không có gì nghiêm trọng.
Nhưng nếu sau khi giảm bớt số bữa ăn lại, bạn bị chứng xót bao tử, nếu
chứng này không chấm dứt trong một vài ngày. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ
về tập quán ăn uống của mình. Có những người khác thích ăn chỉ một hai
món trong bữa ăn, và ngày nào cũng ăn hoài những món đó. Việc này không tốt cho bao tử. Nên ăn nhiều món khác nhau trong bữa ăn và thay đổi hàng ngày.
Hãy sống cởi mở và lạc quan.
Một trong những nguyên nhân chính của bệnh đau bao tử bắt nguồn từ đời sống nội tâm của con người. Tuy nhiên, chuyện này chưa được y học chứng minh rỏ ràng. Nhưng kinh nghiệm của nhiều bác sĩ cho thấy những căn bệnh thường trở nặng hơn khi bệnh nhân phải lo nghĩ nhiều.
Một số bác sĩ khác nhận xét những người bị chứng này phần lớn là những
người trầm lặng, có gì hay để trong lòng mà không chịu nói ra. Nếu bạn
thuộc loại trầm lặng này và đang bị bệnh bao tử, cố thay đổi tính tình
lại... sẽ giúp ích rất nhiều cho căn bệnh.
Từ những kinh nghiệm trên trong những lúc phải lo nghĩ hay buồn phiền nhiều trong cuộc sống, nên để ý đến bao tử bạn nhiều và nên ăn uống điều độ. Thất tình... đụng chạm trong công sở... không vui vẻ trong gia đình... khủng hoảng tiền bạc... những nguyên nhân này thường rất dễ đưa bạn đến chứng đau bao tử kinh niên.
Dùng thuốc Bismuth
Hầu hết những người đau bao tử đều nhiễm chung
một loại vi khuẩn giống nhau. Đó là Helicobacter pylori. Người ta phát
hiện ra Bismuth và một số loại kháng sinh có khả năng giết được vi khuẩn
này.
Bismuth được bán tại các nhà thuốc tây dưới dạng thuốc viên hay thuốc nước màu hồng dùng để trị tiêu chảy. Khi uống
nhớ theo liều lượng trên nhãn thuốc.
Lưu ý: * Thuốc bismuth không hề được Cục Quản Lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (F.D.A.) công nhận là thuốc trị bao tử.
Những điều cần biết khác
Ngoài những phương pháp chính kể trên, những kiến thức nhỏ sau đây cũng không nên bỏ qua khi bạn bị bệnh đau bao tử.
- Thuốc xoa dịu tạm thời. Tất cả các loại antacid bán
- trên thị trường đều có thể xoa dịu chứng đau bao tử. Điển hình như các hiệu Mylanta và Maalox.
- Đừng dùng aspirin. Thuốc này chỉ có thể trị các chứng đau nhức thông thường, và thường làm bệnh bao tử tệ hơn.
- Bớt tiêu thụ chất sắt. Chất sắt có khả năng ăn mòn bao tử (tuy rất yếu). Nếu bạn đang uống chất sắt mỗi ngày (chất sắt - Iron, được bán cùng với các loại sinh tố tại các tiệm thuốc tây), hãy ngưng uống. Các rau cải chứa nhiều chất sắt như rau dền, rau muống, sà-lách xoong,... không có hại lắm.
- Xuất huyết bao tử. Nếu bạn có triệu chứng đi tiêu ra máu hoặc phân mầu đen, mửa ra máu hoặc những hột mầu nâu như bã cà phê sau khi pha, hãy khám bác sĩ lập tức. Đây là một triệu chứng nghiêm trọng của xuất huyết tiêu hóa, có thể gây tử vong.
Đau bao tử là một bệnh có chu kỳ. Bạn sẽ thấy nó tự động hết sau một vài năm.
Bài mới hơn
- Đau đớn khi đi tiểu Hits: 50.962
- Dị ứng Hits: 52.934
- Gầu trên tóc Hits: 22.975
- 10 cách rèn luyện cho não khỏe Hits: 29.691
- Khô môi, nứt môi Hits: 39.356
Bài cũ hơn
- Vết chích, vết cắn của côn trùng Hits: 34.824
- Bệnh mất ngủ Hits: 84.354
- Bệnh khô nứt nẻ tay chân Hits: 40.559
- Bệnh huyết trắng Hits: 56.867
- Bệnh đau vú khi sinh nở hoặc khi có kinh kỳ
Hits: 31.811
Bệnh đau dạ dày và những vấn đề bạn cần chú ý
Nguồn: http://goo.gl/AbJBlH
Bệnh đau dạ dày có triệu chứng như thế nào?
Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là bệnh đau bao tử, là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày trong cơ thể. Người bị đau dạ dày thường có một số các triệu chứng biểu hiện như sau:- Người bị đau dạ dày có thể có triệu chứng bị đau bụng vùng phía trên rốn đến dưới các xương sườn, diễn ra sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, đôi khi đau dạ dày còn xuất hiện vào ban đêm. Tình trạng đau còn trầm trọng hơn khi bụng đói và giảm sau khi ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hoà axit.- Có các triệu chứng nôn hoặc buồn nôn đặc biệt là vào buổi sáng sớm lúc đánh răng. Cũng cần phải lưu ý các triệu chứng buồn nôn đối với những phụ nữ đang mang thai- Người bị bệnh đau dạ dày thường ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 3 -4h.- Người bị đau dạ dày thường cảm thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi.Các nguyên nguyên nhân gây đau dạ dày
Cơ chế hình thành nên bệnh đau dạ dày đó là khi thức ăn được đưa xuống dạ dày thì dạ dày iết ra nhiều axit và men tiêu hoá để phân huỷ thức ăn đồng thời dạ dày cũng tiết ra chất nhầy, có tác dụng giúp dạ dày tránh được tác hại do các axit và men. Bình thường có sự cân bằng giữa 2 quá trình này nên dạ dày không bị tổn hại. Nhưng nếu vì nguyên nhân nào làm mất cân bằng sẽ dẫn đến việc bị đau dạ dày.Các nguyên nhân làm mất cân bằng axit và men trong dạ dày dẫn đến đau dạ dày đó là:- Dạ dày bị hiễm Helicobacter Pylori. Có đến 80% người bị bệnh đau dạ dày là do nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori. Có khoảng 25% người bị nhiễm Helicobacter Pylori nhưng chưa bị phát bệnh. Khi gặp những xúc tác có lợi như thuốc lá, khói thuốc, cafein, ...thì khuẩn Helicobacter Pylori phát triển và tăng khả năng phát độc dẫn đến đau dạ dày. Helicobacter Pylori chủ yếu lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất phân. H. pylori cũng có thể lây lan qua nước không được xử lý.- Cơ thể thường xuyên dùng thuốc giảm đau. Các loại thuốc chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, …), naproxen (Aleve) và ketoprofen (Orudis) – có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.- Những người uống quá nhiều rượu. Rượu có thể kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày.- Người sử dụng cocain: Cocain có thể gây tổn thương dạ dày, dẫn tới xuất huyết dạ dày và viêm dạ dày.- Tình trạng stress liên tục và kéo dài: Stress nặng do đại phẫu, tổn thương do chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây đau dạ dày, cùng với loét và xuất huyết dạ dày.- Cơ thể bị rối loạn tự miễn: khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi (teo), dạ dày sản sinh acid ít hơn.- Người bị mắc bệnh Crohn: Bệnh đường ruột này gây viêm mạn tính niêm mạc đường tiêu hóa – hiếm khi gặp ở dạ dày (viêm dạ dày). Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn, thường là đau và tình trạng suy nhược, bao gồm đau bụng và tiêu chảy toàn nước.- Những người phải xạ trị liệu và hóa trị liệu: Các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu và xạ trị liệu có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn tớiđau và loét dạ dày.Thói quen ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dàyNhững điều bạn nên biết trong phòng tránh chữa trị đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày không ngây nguy hiểm cấp tính đến tính mạng của con người nhưng về lâu dài nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, thậm chí làm viêm loét dạ dày, và là một trong các nguyên nhân dẫn đến bị ung thư dạ dày. Vì vậy mà bạn cần phải có cách phòng tránh hiệu quả như:- Nên có chế độ ăn uống hợp lý, ăn đúng giờ, đúng cách (ăn trước 7 giờ và đi ngủ vào lúc 10 giờ là tốt nhất), đảm bảo cho sức khỏe. Bữa tối thường cố gắng hạn chế các đồ rán, nướng, hun khói hay đồ biển. Và dù đói đến đâu thì bữa tối cũng chỉ ăn vừa chớm no. Sau bữa ăn, tối thiều nửa giờ tôi mới nghĩ đến việc làm gì đó.- Hạn chế thói quen dùng các sản phẩm có hại có sức khỏe như bia rượu, thuốc lá,...- Khi bị đau lưng, đau nhức xương khớp không tự ý mua thuốc giảm đau, chống viêm, chống nhiễm khuẩn về điều trị, mà nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc- Riêng đối với việc phòng ngừa vi khuẩn Hp cách tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn sạch, uống sạch.Một số cách hạn chế đau dạ dày hiệu quả thông qua các hoạt động hàng ngày:- Cân đối lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt đảm bảo khoa học- Không tự ý uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau- Nên giải tỏa tâm lý và loại bỏ stress bởi vì chúng có tác động xấu tới dạ dày- Nên tập thể dục đều đặn- Tốt nhất là khi có những biểu hiện của bệnh đau dạ dày thì bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và được các bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn 1 sản phẩm chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả đó là thuốc Khang Vị Hoàng đây là sản phẩm "Đột phá trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng"Để tìm hiểu kĩ hơn về thuốc Khang Vị Hoàng bạn hãy theo dõi tiếp bài viết tại đây.Bệnh đau dạ dày
Thông tin hữu ích:
Mua Khang Vị Hoàng trị viêm loét dạ dày tá tràng ở đâu?
Phương pháp Đông y mới trị viêm loét da dày, tá tràng
Taị sao nói Khang Vị Hoàng là bước đột phá trị viêm loét dạ dày, tá tràng
Người bệnh đau bao tử nên ăn và không nên ăn gì?
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về dạ dày là do thói quen ăn uống không khoa học: Bỏ ăn sáng, ăn không đúng bữa, lạm dụng đồ ăn nhanh, ăn nhiều thức ăn cay nóng như: tiêu, tỏi, ớt…Chính vì thế, bệnh đau bao tử nên ăn gì tùy thuộc vào từng độ tuổi và mức độ của bệnh mà điều chỉnh cho phù hợp.
Nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày là do thói quen ăn uống không khoa học: Bỏ ăn sáng, ăn không đúng bữa, lạm dụng đồ ăn nhanh, ăn nhiều thức ăn cay nóng như: tiêu, tỏi, ớt…Chính vì thế, bệnh đau bao tử nên ăn gì tùy thuộc vào từng độ tuổi và mức độ của bệnh mà điều chỉnh cho phù hợp.
- Không nên ăn các loại gia vị cay nóng, không nên uống bia rượu, thuốc lá, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no, cũng không nên để quá đói rồi mới ăn. Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.- Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa:Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
– Thức ăn giảm tiết axit dịch vị: bắp cải, đậu, bí ngô, cà rốt, hành lá, chất ngọt (mật ong, đường, bánh quy), dầu thực vật (các loại dầu được chế biến từ các loại hạt: dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành…).
– Thức ăn trung hòa axit dịch vị, làm lành chỗ loét: sữa, trứng, thịt nạc, cá, tôm, rau củ non, đặc biệt họ cải (cải bắp, củ cải, rau cải…), gừng, chuối, dưa hấu, dưa leo, thốt nốt…
– Thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày thấm dịch vị: khoai mì, gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy…
– Thức ăn nên kiêng, chủ yếu là thức ăn tăng tính axit trong dạ dày như: trái cây chua (cam, bưởi, chanh, me), cà muối, giấm, mẻ, một số loại nấm, nước xốt thịt cá đậm đặc, ớt, tỏi… Ngoài ra, cần tránh các loại thức ăn có nguy cơ làm tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ, dạ dày phải co bóp, nghiền nát nhiều như: các loại thức ăn cứng, rau nhiều chất xơ, trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo…), thịt nhiều gân sụn… Chưa kể những thức ăn này phải mất một thời gian mới đến dạ dày, axit sẽ được sản xuất trong lúc dạ dày trống, vô tình làm tăng lượng axit trong dạ dày. Hạn chế ăn những thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, chứa nhiều muối: chả lụa, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…
– Riêng nước uống, không dùng nước uống có gas, cà phê, thay vào đó nên chọn trà thảo dược, nước lọc hoặc các loại sữa.
Theo Thuocbaotu8 lời khuyên tạm biệt bệnh đau dạ dày
1. Bệnh nhân loét dạ dày, viêm dạ dày không nên ăn lạnh
Bởi vì bệnh nhân loét, viêm dạ dày có chức năng tiêu hóa kém, khi ăn lạnh dễ bị kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến bệnh nặng hơn. Ngay cả sau bữa ăn cũng không nên uống đồ uống lạnh. Vì sau khi ăn thức ăn vẫn còn tồn tại trong dại dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ uống lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.
Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài ra, người già bị rối loạn chức năng tiêu hóa nói chung, khả năng chịu lạnh cũng đã giảm cũng không nên ăn nhiều đồ lạnh để không gây ra các rối loạn tiêu hóa.
Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (ảnh minh họa)
2. Nên ăn theo định lượng (về cả thời gian và khẩu phần)
Người đã có vấn đề về tiêu hóa tốt nhất nên thiết lập cho mình một lịch trình về thời gian và khẩu phần ăn, và sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ. Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Việc nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
Việc ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt. Có một số người thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối vì cả ngày đi làm, buổi trưa không có thời gian, hoặc có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày.
3. Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị
Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng. Người bị bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng… Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.
Sau khi ăn không nên tập thể dục (ảnh minh họa)
4. Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
Sữa đậu nành là tốt, nhưng đối với những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ đậu nành.
5. Nên tránh một vài loại trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng riêng với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.
Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.
6. Không tập thể dục ngay sau khi ăn
Sau khi ăn không nên tập thể dục, đặc biệt là với người có bệnh dạ dày. Tốt nhất sau bữa ăn bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn.
Trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn (ảnh minh họa)
7. Uống trà ấm
Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
8. Mát xa trước khi đi ngủ
Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.
Bí quyết phòng và điều trị bệnh dạ dày hiệu quả
Thống kê cho thấy số lượng bệnh nhân bị đau dạ dày ngày càng gia tăng. Đau dạ dày hay nói chính xác là viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng,… còn được coi là căn bệnh của xã hội hiện đại. Ăn nhanh, ăn vội vàng, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Ngoài ra việc thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, ăn uống không đúng giờ, ăn đồ ăn nhanh được chế biến sẵn, sử dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Bệnh đau dạ dày có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, trẻ em từ 1 tuổi trở lên cho đến những cụ già ngoài 90 tuổi cũng có thể mắc bệnh dạ dày.Tục ngữ có câu: “vị bệnh sinh bách bệnh” từ một bệnh nếu không được điều trị khỏi hẳn, cứ để dai dẳng kéo dài có thể sinh ra nhiều bệnh khác. Để điều trị bệnh một cách hiệu quả cần xác định nguyên nhân gây bệnh dạ dày.Nguyên nhân:- Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh dạ dày là do tăng chế tiết axit làm hư hại niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị viêm loét.
- Sử dụng các loại kháng sinh như: aspirin, hoặc sử dụng một số loại kháng sinh để điều trị các bệnh về đau lưng, xương khớp cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày.
- Năm 1982 các nhà khoa học đã tìm ra thêm một nguyên nhân gây viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh dạ dàySau bữa ăn thường thấy xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau lâm râm ở vùng trên rốn có thể là nguyên nhân của bệnh dạ dày. Nếu dấu hiệu đau bụng xuất hiện khoảng 1 giờ sau khi ăn thì là dấu hiệu của viêm loét dạ dày. Trường hợp đau bụng xuất hiện khoảng 3 giờ sau ăn thì là dấu hiệu của viêm loét hành tá tràng.Tuy nhiên khi thấy xuất hiện những dấu hiệu trên người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám, kiểm tra và nội soi. Thông qua kết quả nội soi bác sĩ mới có thể kết luận một cách chính xác bệnh nhân có bị viêm loét dạ dày hay không. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên nội soi quá nhiều lần vì nó có thể gây xước niêm mạc dạ dày.Biến chứng bệnh dạ dàyĐối với bệnh dạ dày có rất nhiều loại thuốc điều trị hiệu quả, tuy nhiên thời gian điều trị đòi hỏi phải kiên trì. Người bệnh cần uống thuốc theo liệu trình của bác sĩ, tránh bỏ giữa chứng khiến bệnh khó điều trị hơn.Bệnh dạ dày nếu không được điều trị sớm, và điều trị dứt điểm có thể gây những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thậm chí có thể gây ung thư dạ dày.Phòng ngừa bệnh dạ dàyĐể phòng ngừa bệnh dạ dày mỗi người nên có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thói quen dùng bia rượu. Khi bị đau lưng, đau nhức xương khớp không tự ý mua thuốc giảm đau, chống viêm, chống nhiễm khuẩn về điều trị, mà nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Riêng đối với việc phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp cách tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn sạch, uống sạch.Lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh dạ dàyĐối với những người đã mắc bệnh cần hạn chế căng thẳng. Nên xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, thời gian biểu thích hợp. Trong quá trình điều trị nên thực hiện theo những chỉ dẫn của thầy thuốc.In ra Các Bệnh dạ dày khác
No comments:
Post a Comment