Monday, December 16, 2013

Những hình ảnh để đời năm 2013

Những hình ảnh để đời năm 2013

image
Em bé cõng chú chó vượt qua trận lụt kinh hoàng ở Manila, bé trai bị mẹ đâm hơn 90 nhát ở Trung Quốc, Giáo hoàng Francis ôm hôn người “mặt quỷ”… là những hình ảnh nổi bật, gây xúc động nhất trong năm 2013

image
Một cậu bé cõng chú chó vượt qua nước lụt do mưa kéo dài ở Manila, Philippines. Ảnh: AP

image
Cặp vợ chồng trẻ ôm nhau giữa đống đổ nát trong ngôi nhà mình một ngày sau khi cơn lốc xoáy tàn phá thành phố của Moore, Oklahoma (Mỹ). Ảnh: Reuters

image
Bé Xiao Bao (8 tháng tuổi) ở Giang Tô, Trung Quốc, bị mẹ ruột đâm 90 nhát kéo vì cắn mẹ khi bú.

image
Giây phút hạnh phúc nghẹn ngào của cặp đôi đồng tính Michael Knaapen và John Becker khi nghe tin Luật ngăn chặn hôn nhân đồng tính bị phá bỏ ở Canifornia. Ảnh: EPA
image
Một người đàn ông Pakistan bế đứa trẻ ra khỏi hiện trường một vụ đánh bom xe ở Peshawar, bắc Pakistan.Ảnh: AP

image
 “Superman” mỉm cười với bé Joao Bertola, 2 tuổi, và cha của cậu bé tại Bệnh viện Infantil Sabara ở Sao Paulo, Brazil.

image
Cả gia đình Tammy Holmes phải dầm mình xuống nước tránh cháy rừng lịch sử tại Dunalley (Úc). Ảnh: AP

image
Người biểu tình tặng hoa hồng cho một binh sĩ Thái Lan tại Bộ Quốc phòng trong cuộc biểu tình ở Bangkok

image
Garrett McNamara nỗ lực phá vỡ kỷ lục thế giới về lướt sóng cao nhất tại Nazare, Bồ Đào Nha.

image
Cậu bé buồn bã nhìn vào phía trong Vườn thú Quốc gia ở Washington, D.C. đang ngừng hoạt động tạm thời do chính phủ Mỹ đóng cửa. Ảnh: Reuters 
image
Du khách xem cảnh phun nước ở hồ chứa Xiaolangdi trên sông Hoàng Hà của Trung Quốc


image
Chú chó Figo lưu luyến bên linh cửu của "người bạn đồng nghiệp" - cảnh sát Jason Ellis, đã thiệt mạng sau khi bị 1 tay súng tấn công trong khi đang thi hành nhiệm vụ. Ảnh: Reuters

image
Cậu bé ôm chân mẹ than khóc trước ngôi nhà bị động đất phá hủy. Trận động đất cường độ 6,6 độ Richter Scale xảy ra tại làng Long Môn, quận Lộc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
image
Hình ảnh trở thành biểu tượng của cuộc biểu tình phản đối việc phá hủy cây cối trong công viên để làm đường đi bộ tại quảng trường Taksim ở trung tâm Istanbul. Cô gái mặc váy đỏ bị cảnh sát chống bạo loạn Thổ Nhĩ Kỳ xịt hơi cay. Ảnh: Reuters
image
Giải cứu một phụ nữ ra khỏi chiếc ô tô bị sa lầy ở Athens hồi tháng 2. Ảnh: Reuters

image
Các bé trai nghịch súng đồ chơi tại Afghanistan hồi tháng 10. Ảnh: Reuters

image
Một người biểu tình chống chính phủ tại Bahrain bị thiêu sống sau khi cảnh sát chống bạo động bắn vào bom xăng trong tay người này. Ảnh: AP
image
Ông Bill Iffrig, 78 tuổi, ngã gục xuống đất khi nghe tiếng nổ bom thứ hại tại vạch đích cuộc thi Marathon ở Boston. Ảnh: Reuters

image
Các vận động viên dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân của vụ đánh bom Boston Marathon trước khi bắt đầu London Marathon ở Greenwich, phía đông nam London. Ảnh: Reuters

image
Một trung sĩ không quân bất ngờ gặp được vợ và con gái trong một trận đấu giữa New York Giants và Green Bay Packers. Ảnh: Brad Penner / USA TODAY Sports
image
Giải cứu em bé từ đống đổ nát tại hiện trường của một tòa nhà dân cư bị sập ở Mumbai, Ấn Độ hồi tháng 11. Ảnh: Reuters

image
Hình ảnh Đức Giáo Hoàng ôm hôn và cầu nguyện cho người đàn ông bị u sợi thần kinh, khiến giáo dân thế giới rung động. Ảnh: EPA

image
Bé sơ sinh Bea Joy sinh ra trong cơn bão haiyan ở Tacloban - niềm hy vọng giữa đống đổ nát. Ảnh: Reuters

Thói hôi của và sự xuống cấp đạo đức

image
Gần đây truyền thông liên tục bình luận hiện tượng người dân đổ xô cướp bia của một chiếc xe tải bị tai nạn ở Biên Hòa, coi đó là điểm nóng của sự xuống cấp trầm trọng về đạo lý, cùng với phản ứng bất bình, phẫn nộ, bực tức, xấu hổ là người dân Việt nam hiện tại.

Chuyện này không lạ mà là chuyện thường ngày. Đa số các sự việc đã diễn ra tương tự cũng có những hành động hôi của tương tự.
Không chỉ việc hàng hóa bị cướp trong tai nạn giao thông mà các tai nạn khác cũng không tránh khỏi. Hỏa hoạn, cháy nhà, cháy chợ, rơi tiền.. đều bị hôi của mà không bị gọi là sự bất thường ở xã hội Việt nam vài chục năm trở lại đây.
Phải chăng phản ứng trên cũng chỉ là giọt nước tràn ly mà thôi.

image
Đa số người Việt nhận định vì dân trí thấp nên họ hồn nhiên phạm tội mà không biết, hồn nhiên bộc lộ những thói xấu của con người một cách cũng thật… hồn nhiên.

Nhưng không phải vậy, cuộc sống lo toan cơm áo hàng ngày, lo xa cho tương lai con cái trong xã hội bấp bênh về phúc lợi, khó khăn kinh tế, lo cho lợi ích bản thân quá nhiều so với cộng đồng nên thành nếp “văn hóa hồn nhiên”.
image
Nhiều kiểu hôi của
Một xã hội mà nhan nhản hành chính lộ, phí lộ, học lộ, xin việc lộ, thăng quan lộ, bệnh lộ… Thậm chí người có quyền hạn “hôi của” trên tai nạn người khác bằng những thủ đoạn lặp lại trong bệnh viện, trong xử lý hồ sơ… kể cả “hôi” hàng cứu trợ bão lụt, tiền từ thiện cũng rất hồn nhiên thì liên quan gì đến dân trí thấp.
Nhiều án tham nhũng quan chức bị phát hiện và xử án cũng chỉ là hiện tượng “trời kêu ai nấy dạ” chứ không có tính răn đe, không giảm, mà chỉ là bài học để những người đương quyền đối phó chặt chẽ hơn.
Những người có quyền, đang điều hành doanh nghiệp nhà nước thì biến những hóa đơn VAT thừa thãi ở xăng dầu, vật liệu xây dựng, chi phí khác… làm hợp đồng chênh lệch giá, biến thành tiền cá nhân mà không cần biết doanh nghiệp đó lời hay lỗ.

Việc mua bán bố trí chức vụ nhiều hơn mức cần thiết, lũy tiến điền vào chổ trống khi ai đó về hưu trong doanh nghiệp nhà nước, trong cơ quan hành pháp, xét cho cùng cũng là một sự “hôi của” rất hồn nhiên và gánh nặng nợ hoặc hoàn vốn này cũng dành cho cộng đồng gánh chịu.

image
Người ta thảo luận trên mạng cộng đồng hỏi xin việc này chức nọ với số tiền cụ thể và bao giờ hoàn vốn ngoài lương cũng rất hồn nhiên.
Thậm chí cái gọi là văn hóa bìa thư hàng ngày cũng trở thành hồn nhiên và còn được lèo lái là sự bôi trơn.
Vì vậy đừng đổ lỗi cho nhận thức hay dân trí mà nên nhận định việc làm xấu hổ đó đã thành một thói quen hàng ngày trong đời sống ở Việt nam hiện tại.

Nếu biết xấu hổ về vụ cướp bia, thì còn nhiều thứ khác đáng để xấu hổ mà trong đó nhiều người lên án, phê phán, chê trách cũng đang thực hiện rất hồn nhiên hàng ngày.

Một bài toán quá khó để thay đổi quốc nạn văn hóa đạo đức liên quan đến kinh tế của người Việt nam hiện tại.

image




Lý Phi


“Trúng mối”
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image

Loạn thờ cúng do đâu?

image
Ngày rằm tháng Giêng ở một ngôi chùa
Một xu hướng, hay có thể nói một hiện tượng – thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua là tại Việt Nam càng ngày càng có nhiều người – từ dân nghèo tới đại gia đến quan chức, và thậm chí một vài cơ quan nhà nước – ‘đi chùa’, ‘thờ cúng’ hay ‘cầu siêu’.
Nhu cầu tâm linh, ít hay nhiều ai cũng cần, xã hội nào cũng có. Nhưng điều làm dư luận quan tâm là việc thờ cúng tại Việt Nam không chỉ đang xảy ra tràn lan, bất chấp quy cách mà còn bị biến tướng, lạm dụng, gây nhiều phản cảm, phản tôn giáo, phản tâm linh.
Câu hỏi đặt ra là tại sao có ‘hiện tượng’ này và đặc biệt vì đâu có việc ‘loạn thờ cúng’ như vậy?
Thực hư lẫn lộn?

image
Dù đúng hay sai, ít nhiều phải thừa nhận rằng con người tìm đến với tôn giáo hay coi trọng đời sống tâm linh một phần cũng vì thấy mình bất lực hoặc phải đối diện với nhiều tai ương, khốn khó trong cuộc sống, trong cuộc đời của mình.
Và khi càng thấy mình bất lực, càng gặp nhiều khó khăn người ta lại càng cần đến thần linh hay một đấng vô hình nào đó.
Trong một xã hội nhiều rủi ro – từ thực phẩm đến giao thông – như Việt Nam, chuyện người dân tìm đến chùa chiền hay tổ chức thờ cúng để cầu phước, cầu may cho mình hay cho người thân của mình cũng không khó hiểu.

image
Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã có đến gần 8.000 người tử vong và hàng chục nghìn người bị tàn phế vì tai nạn giao thông.
Đó là con số không nhỏ chút nào. Khi biết tai nạn luôn rình rập, có thể đến lúc nào, bất cứ ở đâu và với bất cứ người nào, chắc ai cũng muốn cầu mong chính mình và gia đình mình không rơi vào cảnh đau thương, mất mát ấy.
Và xem ra không chỉ người dân mà các quan chức Việt Nam cũng thấy ‘bất lực’ trước tình trạng tai nạn giao thông nhiều và càng ngày càng tăng như vậy.

Giữa tháng 11 vừa qua có một Đại lễ Cầu siêu cho các nạn nhân giao thông tại chùa Bái Đính (Ninh Bình) và được biết đây cũng là lần thứ hai Đại lễ Cầu siêu cho các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông với quy mô quốc gia được tổ chức tại Việt Nam.

image
Việc một tôn giáo tổ chức một nghi lễ tín ngưỡng như thế để cầu cho linh hồn, hương linh những người tử vong được siêu thoát hoặc phần nào xoa dịu, an ủi chia sẻ bao mất mát, đau thương với người nhân của những người bị nạn – hay qua một nghi lễ như vậy mời gọi, nhắc nhở mọi người biết ý thức hơn về việc chấp hành luật giao thông – là một điều tốt, nên làm.

image
ông Đinh La Thăng – UV BCH TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT
Có điều Đại lễ Cầu siêu ấy lại do Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Việt Nam cùng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức, và điều này đã làm nhiều người đặt câu hỏi.
Phải chăng Ủy ban An toàn Giao thông và Bộ Giao thông - Vận tải nói riêng đang bó tay, bất lực trước tình trạng tai nạn giao thông tràn lan và phải ‘cầu siêu’ để đối phó với tình trạng ấy?
Một câu hỏi khác và quan trọng hơn được đặt ra là tại sao Bộ Giao thông - Vận tải – một cơ quan của một nhà nước thế tục, hơn nữa theo ý thức hệ cộng sản và chủ trương vô thần – lại đứng ra tổ chức một nghi lễ tôn giáo như thế?

image
Nếu cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi này chắc ai cũng có tìm thấy được những nguyên nhân khác – gián tiếp hay trực tiếp – dẫn đến tình trạng loạn thờ cúng ở Việt Nam. Trong số đó có sự nhập nhằng, mập mờ, nửa thực, nửa mơ của một nền ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’.
Với những ai quan tâm hay theo dõi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam chắc ít nhiều cũng có cảm giác rằng tại quốc gia này mọi thứ dường như đang lẫn lộn, không biết đâu là giả, đâu là thật.
Vì luật pháp không rõ ràng, nghiêm minh, vì thiếu sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh tế cũng như chính trị, muốn làm ăn xuôi chảy, muốn có tiền tài danh vọng, muốn được thăng quan tiến chức, người ta phải ‘đi chùa’, phải ‘khấn vái’ cầu may.

Nếu pháp luật thực sự nghiêm minh, nếu có một xã hội bình đẳng và một cơ chế minh bạch – nơi đó hay qua đó mọi người có thể cạnh tranh lành mạnh, có thể làm giàu hay ‘làm quan’ chính đáng bằng chính nỗ lực, khả năng, tài đức của mình – chắc ít ai phải cần đến ‘âm trợ, dương phù’ như vậy.
Và khi biết mình trở thành ‘đại gia’ hay được ‘làm quan’ nhanh một phần vì ‘nhờ sự hỗ trợ của thần linh’, người ta lại càng cảm thấy mình cần phải đến đền chùa. Đến một phần để ‘tạ ơn’, một phần để xin cho mình giữ được chức, khỏi bị nạn.

image
Hơn nữa, có thể khi đã có tiền, có quyền nhưng thấy trống vắng, bất an, người ta lại cảm thấy cần đi chùa, cần thờ cúng nhiều hơn để cầu an.
Có người cũng vì giàu quá nhanh, có quá nhiều tiền và muốn để lại ‘công đức’ hay vì muốn tạo ‘tiếng thơm’ cho mình, dòng họ của mình, họ đã bỏ tiền xây dựng những ngôi chùa lớn, hoành tráng ghi tên mình.
Nhưng có thể còn có một lý do khác ít hay nhiều dẫn đến nạn thờ cúng tràn lan và tùy tiện hiện nay ở Việt Nam.

image
Đảng thành ‘tôn giáo’?
Nếu quan sát các nghi lễ, cách vận hành, tổ chức, hoạt động, lãnh đạo – hoặc đọc các văn kiện – của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, ai cũng có thể nhận ra rằng Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS) không còn là một đảng chính trị thuần túy mà là ‘một tôn giáo’ vì nó có không ít những hành vi, cử chỉ không khác gì một tín ngưỡng, một tôn giáo hay một dòng tu.
Lời Mở đầu của Bản Hiến pháp sửa đổi, vừa mới được Quốc hội Việt Nam thông qua hôm 28/11, viết: ‘Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM ... , Hiến pháp này...’.

Đọc đến đây, chắc nhiều người – đặc biệt những ai đã từng xem qua các văn bản quan trọng của các tôn giáo, dòng tu như luật dòng – sẽ có cảm giác rằng mình không phải đang đọc một bản Hiến pháp của một quốc gia mà là một hiến chương hay luật của một tôn giáo, một dòng tu.
Tại những kỳ họp quan trọng, chính thức của ĐCS và các cơ quan Nhà nước hay tại các phòng họp của các công sở hoặc tại các cuộc mít ting của các ban ngành ở Việt Nam, đều có một khán đài hay một bàn thờ. Trên đó, luôn có tượng hay hình của ba người – được coi là ba ‘vị thánh tổ phụ’ – là Mác, Lênin và HCM. Đối với người Việt Nam, vì quá quen nên ít ai quan tâm đến những chi tiết này.

image
Nhưng với người nước ngoài hay những ai hay để ý, chắc chắn họ cảm thấy như mình đang vào trong một nhà nguyện, một ngôi chùa hay đang tham dự một nghi lễ tôn giáo.
Gần đây, nhằm chấn chỉnh tình trạng tha hóa, nham nhũng nơi ‘một bộ phận không nhỏ’ quan chức của mình, ĐCS phát động chiến dịch ‘tự kiểm điểm’. Thái độ, hành vi tự kiểm điểm hay tự sám hối cũng là một cử chỉ được nhiều tôn giáo khuyến khích, thực hành.
Hơn nữa, chính quyền Việt Nam còn phát động chiến dịch ‘học tập tư tưởng HCM’. Việc học hỏi và noi theo các nhân đức của những vị thánh, những vị tiền nhân đầy đức hạnh cũng là một điều thường thấy nơi các tôn giáo.
Chưa hết, tại Việt Nam ảnh tượng của Chủ tịch HCM được treo, được đặt, được ‘thờ’ hầu như khắp mọi nơi và xác thì được tẩm liệm rồi đặt trong hòm kính và trưng bày trong một lăng lớn nằm ngay giữa quảng trường lớn nhất, quan trọng nhất ở thủ đô.

image
Xem ra, khi làm như vậy, Đảng và chính quyền Việt Nam ‘thờ’ ông không khác gì – thậm chí còn hơn – những tín đồ của các tôn giáo thờ kính những người sáng lập tôn giáo của mình.
Điểm lại một vài trường hợp trên để thấy rằng Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước họ lãnh đạo vận hành, hoạt động không khác gì một tôn giáo.
Và việc ĐCS và Nhà nước Việt Nam – một đảng và một nhà nước có khuynh hướng hay chủ trương vô thần – lại có những hành vi, cử chỉ, nghi lễ rất tôn giáo, rất tín ngưỡng như thế đã và đang góp phần làm nảy sinh nhiều ‘hiện tượng’ khác trong đó có tình trạng loạn thờ cúng.

image
Không cần phải có nhiều kiến thức, nếu quan tâm thời cuộc, chắc ai cũng có thể biết chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội mà Mác và Lênin chủ trương, khởi xướng đã thất bại ngay tại nơi chúng được hình thành. Và chắc không ít người trong giới quan chức Việt Nam hiện hành cũng hiểu rõ điều này.
Nhưng trong khi học thuyết, chủ nghĩa của họ bị vứt bỏ và hình tượng của Lênin bị lật đổ, đập vỡ tại nhiều nước Đông Âu khác trước đây – hay như ở Ukraina trong những ngày qua – giới lãnh đạo Việt Nam vẫn quyết đi theo ‘ánh sáng’ của họ và ‘tôn thờ’ họ.

image
Việc cả một hệ thống chính trị ‘tôn thờ hai vị thánh’ ấy và coi chủ nghĩa của họ là ‘ánh sáng’ chỉ đường khi nhiều người biết nó rất đen tối, mù mờ – hay ngay cả chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận đến ‘cuối thế kỷ 21 chưa chắc Việt Nam có Chủ nghĩa xã hội’ trong một phát biểu được báo chí trích thuật và dư luận bình phẩm nhiều gần đây – chuyện quan chức và đặc biệt người dân Việt Nam thiếu hiểu biết về tôn giáo, tín ngưỡng, dẫn đến tình trạng mà có người gọi là ‘cầu cúng, giết mổ, ngoại cảm’ ở Việt Nam hiện nay cũng không có gì lạ.

Hơn nữa, chắc cũng không ít người tự hỏi nếu coi mình là ‘sáng suốt’, ‘quang vinh muôn năm’, tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại không bằng chính khả năng, kiến thức, tài đức của mình tìm ra một hướng đi thích hợp, tốt cho mình, cho đất nước và người dân của mình mà phải cứ viện vào ‘ba vị thánh tổ phụ’ ấy và dựa vào chủ nghĩa, tư tưởng của họ.
Trong một lần trả lời phỏng vấn BBC gần đây, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian đã nhận xét rằng càng ngày càng có nhiều quan chức Việt Nam tìm đến thế giới tâm linh và tự hỏi phải chăng họ làm như vậy vì họ ‘thiếu niềm tin vào bản thân, vào hệ thống chính quyền của mình’.

image
Nhưng, với việc Đảng Cộng sản Việt Nam luôn dựa vào Mác, Lênin và HCM để tìm sự chính danh hay nhờ vào ‘ánh sáng’, tư tưởng của họ để vận hành, để duy trì quyền lãnh đạo phải chăng không chỉ từng đảng viên và quan chức Việt Nam thiếu niềm tin vào cá nhân mình, vào đảng của mình mà cả Đảng Cộng sản và hệ thống chính quyền Việt Nam cũng đang thiếu niềm tin vào chính mình?




TS Đoàn Xuân Lộc
 

Từ cầu cúng giết mổ tới ngoại cảm

image
Thờ cúng là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, không chỉ gồm phần cúng lễ mà còn thể hiện sự tưởng nhớ cội nguồn và là dịp gặp gỡ cộng đồng người thân, gia đình, bè bạn.
Nhưng hiện nay, với người Việt Nam, dường như tục lệ này đã mất đi nhiều ý nghĩa tốt đẹp ban đầu.
Biểu hiện rất rõ trong việc trong chuyện thờ cúng tràn lan, bất chấp nguyên tắc. Họ như đi trong đám sương mù của tâm linh, cái gì cũng sợ hãi và cái gì cũng có thể thờ được.

image
Trên khắp các nẻo đường Việt Nam, chúng ta không khó để bắt gặp những ngôi miếu nhỏ, hoặc những bát nhang đặt trước một gốc cây, một hòn đá, một cột điện, một ổ mối, tổ kiến… mà người ta kháo nhau rằng nó có dáng dấp một con rồng, hay từa tựa hình người.
Bát nhang nào cũng luôn luôn trong tình trạng khói hương nghi ngút.
Hiện tượng trên phản ánh một sự thật, người Việt Nam đang nhận thức lệch lạc trong việc thờ cúng, thiếu một chỗ dựa tâm linh lành mạnh.
Giết mổ và ngoại cảm
image
Người cầ̉u cúng 'thọ lộc' ngay trên vỉa hè
Ở Việt Nam hiện nay phổ biến quan niệm: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.”
Hàng năm, từng đoàn người đi lễ Chùa Hương, Bà Chúa Kho, Bái Đính… xì xụp khấn vái xin nhà cao cửa rộng, thăng quan tiến chức, tiền tài danh vọng.

image
Rồi lễ vật dâng lên nào lợn quay, gà luộc, xôi oản, thậm chí cả rượu.
Hương khói mù mịt, vàng mã chất đống ngồn ngộn như núi. Xong lễ thì ngồi la liệt thụ lộc ngay cạnh vệ đường. Tất cả hầu như quên điều tối thiểu là phải chay tịnh khi lên chùa lễ Phật.
Mọi người, ngày rằm mùng một lên chùa khấn vái, tưởng rằng chỉ như vậy đã là Phật tử.
Trong khi một đoạn kinh ngắn có thể cũng không thuộc, Giáo lý nhà Phật cũng không hiểu, hàng ngày cũng chẳng tâm niệm những điều răn của Phật.
Ngay cả những lễ hội được coi là văn hóa cũng thể hiện tính man rợ vì sự méo mó trong nhận thức tâm linh.

image
Có thể kể đến như lễ hội chọi trâu, chém lợn. Không biết thần thánh nào sẽ ban phúc trong việc chặt con lợn đang kêu thảm thiết ra làm hai với nhát dao bén ngọt.
Trong khi dòng máu tuôn trào chưa kịp nguội, hàng trăm con người đổ xô vào thấm máu lên những đồng tiền và hỉ hả vì sẽ gặp may mắn cả năm.
Hay những con trâu bị ngả ra ngay khi vừa kết thúc cuộc đấu.
Giá thịt trâu bị đội lên tới hàng triệu đồng. Để rồi sau đó lại chén chú chén anh bằng chính thịt những con trâu, lợn vừa bị giết.

image
Kết thúc cuộc nhậu có thể là một màn ẩu đả vì quá chén.
Rồi hiện tượng các nhà ngoại cảm, tìm mộ liệt sĩ mọc lên như nấm.
Lúc thì được ngợi ca quá mức, khi thì lại bị hạ bệ, thật giả lẫn lộn. Các vụ lùm xùm liên quan đến sư gần đây cũng cho thấy hậu quả của việc khủng hoảng tâm linh.

Phải chăng những lệch lạc trong nhận thức tâm linh ấy, đã dần dần tha hóa tính hướng thiện của con người, bất chấp những bài giảng đạo đức cao siêu, mơ hồ trong trường học?
Dẫn đến những việc quái đản xảy ra thường xuyên hiện nay, như một người bị rơi bọc tiền tung tóe trên đường phố đông đúc, thay vì nhặt giúp, thì tất cả cùng tranh nhau vơ lấy như của trời cho.
image
Thịt quay treo ở quán phục vụ khách lên Chùa Hương
Một xe hàng gặp nạn bị đổ, hàng lăn ra đường, thì những nông dân hàng ngày (được cho là) chất phác vụt biến thành những kẻ tham lam, thi nhau hôi của và lấy làm may mắn hả hê.
Một lễ hội hoa kết thúc bằng cảnh tan hoang vì tranh cướp.

Một buổi phát đồ miễn phí trở thành một màn giành giật... Họ thấy như thế là đúng, là bình thường?
Đời sống tâm linh lành mạnh sẽ hướng con người tới điều Thiện. Nhưng hiện nay, không thể kể hết những trái khoáy trong nhận thức tâm linh của người Việt Nam.

Có thể cảm nhận, người Việt Nam giờ đây quá tham lam, ích kỷ và chỉ cần có cơ hội thì tính xấu đó bộc lộ ngay bản chất.

image
Những quan niệm thờ cúng lệch lạc đã dẫn đến lòng tham và đó chính là mầm mống của cái Ác.
 

Từ cầu cúng giết mổ tới ngoại cảm

image
Thờ cúng là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, không chỉ gồm phần cúng lễ mà còn thể hiện sự tưởng nhớ cội nguồn và là dịp gặp gỡ cộng đồng người thân, gia đình, bè bạn.
Nhưng hiện nay, với người Việt Nam, dường như tục lệ này đã mất đi nhiều ý nghĩa tốt đẹp ban đầu.
Biểu hiện rất rõ trong việc trong chuyện thờ cúng tràn lan, bất chấp nguyên tắc. Họ như đi trong đám sương mù của tâm linh, cái gì cũng sợ hãi và cái gì cũng có thể thờ được.

image
Trên khắp các nẻo đường Việt Nam, chúng ta không khó để bắt gặp những ngôi miếu nhỏ, hoặc những bát nhang đặt trước một gốc cây, một hòn đá, một cột điện, một ổ mối, tổ kiến… mà người ta kháo nhau rằng nó có dáng dấp một con rồng, hay từa tựa hình người.
Bát nhang nào cũng luôn luôn trong tình trạng khói hương nghi ngút.
Hiện tượng trên phản ánh một sự thật, người Việt Nam đang nhận thức lệch lạc trong việc thờ cúng, thiếu một chỗ dựa tâm linh lành mạnh.
Giết mổ và ngoại cảm
image
Người cầ̉u cúng 'thọ lộc' ngay trên vỉa hè
Ở Việt Nam hiện nay phổ biến quan niệm: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.”
Hàng năm, từng đoàn người đi lễ Chùa Hương, Bà Chúa Kho, Bái Đính… xì xụp khấn vái xin nhà cao cửa rộng, thăng quan tiến chức, tiền tài danh vọng.

image
Rồi lễ vật dâng lên nào lợn quay, gà luộc, xôi oản, thậm chí cả rượu.
Hương khói mù mịt, vàng mã chất đống ngồn ngộn như núi. Xong lễ thì ngồi la liệt thụ lộc ngay cạnh vệ đường. Tất cả hầu như quên điều tối thiểu là phải chay tịnh khi lên chùa lễ Phật.
Mọi người, ngày rằm mùng một lên chùa khấn vái, tưởng rằng chỉ như vậy đã là Phật tử.
Trong khi một đoạn kinh ngắn có thể cũng không thuộc, Giáo lý nhà Phật cũng không hiểu, hàng ngày cũng chẳng tâm niệm những điều răn của Phật.
Ngay cả những lễ hội được coi là văn hóa cũng thể hiện tính man rợ vì sự méo mó trong nhận thức tâm linh.

image
Có thể kể đến như lễ hội chọi trâu, chém lợn. Không biết thần thánh nào sẽ ban phúc trong việc chặt con lợn đang kêu thảm thiết ra làm hai với nhát dao bén ngọt.
Trong khi dòng máu tuôn trào chưa kịp nguội, hàng trăm con người đổ xô vào thấm máu lên những đồng tiền và hỉ hả vì sẽ gặp may mắn cả năm.
Hay những con trâu bị ngả ra ngay khi vừa kết thúc cuộc đấu.
Giá thịt trâu bị đội lên tới hàng triệu đồng. Để rồi sau đó lại chén chú chén anh bằng chính thịt những con trâu, lợn vừa bị giết.

image
Kết thúc cuộc nhậu có thể là một màn ẩu đả vì quá chén.
Rồi hiện tượng các nhà ngoại cảm, tìm mộ liệt sĩ mọc lên như nấm.
Lúc thì được ngợi ca quá mức, khi thì lại bị hạ bệ, thật giả lẫn lộn. Các vụ lùm xùm liên quan đến sư gần đây cũng cho thấy hậu quả của việc khủng hoảng tâm linh.

Phải chăng những lệch lạc trong nhận thức tâm linh ấy, đã dần dần tha hóa tính hướng thiện của con người, bất chấp những bài giảng đạo đức cao siêu, mơ hồ trong trường học?
Dẫn đến những việc quái đản xảy ra thường xuyên hiện nay, như một người bị rơi bọc tiền tung tóe trên đường phố đông đúc, thay vì nhặt giúp, thì tất cả cùng tranh nhau vơ lấy như của trời cho.
image
Thịt quay treo ở quán phục vụ khách lên Chùa Hương
Một xe hàng gặp nạn bị đổ, hàng lăn ra đường, thì những nông dân hàng ngày (được cho là) chất phác vụt biến thành những kẻ tham lam, thi nhau hôi của và lấy làm may mắn hả hê.
Một lễ hội hoa kết thúc bằng cảnh tan hoang vì tranh cướp.

Một buổi phát đồ miễn phí trở thành một màn giành giật... Họ thấy như thế là đúng, là bình thường?
Đời sống tâm linh lành mạnh sẽ hướng con người tới điều Thiện. Nhưng hiện nay, không thể kể hết những trái khoáy trong nhận thức tâm linh của người Việt Nam.

Có thể cảm nhận, người Việt Nam giờ đây quá tham lam, ích kỷ và chỉ cần có cơ hội thì tính xấu đó bộc lộ ngay bản chất.

image
Những quan niệm thờ cúng lệch lạc đã dẫn đến lòng tham và đó chính là mầm mống của cái Ác.

Từ cầu cúng giết mổ tới ngoại cảm

image
Thờ cúng là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, không chỉ gồm phần cúng lễ mà còn thể hiện sự tưởng nhớ cội nguồn và là dịp gặp gỡ cộng đồng người thân, gia đình, bè bạn.
Nhưng hiện nay, với người Việt Nam, dường như tục lệ này đã mất đi nhiều ý nghĩa tốt đẹp ban đầu.
Biểu hiện rất rõ trong việc trong chuyện thờ cúng tràn lan, bất chấp nguyên tắc. Họ như đi trong đám sương mù của tâm linh, cái gì cũng sợ hãi và cái gì cũng có thể thờ được.

image
Trên khắp các nẻo đường Việt Nam, chúng ta không khó để bắt gặp những ngôi miếu nhỏ, hoặc những bát nhang đặt trước một gốc cây, một hòn đá, một cột điện, một ổ mối, tổ kiến… mà người ta kháo nhau rằng nó có dáng dấp một con rồng, hay từa tựa hình người.
Bát nhang nào cũng luôn luôn trong tình trạng khói hương nghi ngút.
Hiện tượng trên phản ánh một sự thật, người Việt Nam đang nhận thức lệch lạc trong việc thờ cúng, thiếu một chỗ dựa tâm linh lành mạnh.
Giết mổ và ngoại cảm
image
Người cầ̉u cúng 'thọ lộc' ngay trên vỉa hè
Ở Việt Nam hiện nay phổ biến quan niệm: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.”
Hàng năm, từng đoàn người đi lễ Chùa Hương, Bà Chúa Kho, Bái Đính… xì xụp khấn vái xin nhà cao cửa rộng, thăng quan tiến chức, tiền tài danh vọng.

image
Rồi lễ vật dâng lên nào lợn quay, gà luộc, xôi oản, thậm chí cả rượu.
Hương khói mù mịt, vàng mã chất đống ngồn ngộn như núi. Xong lễ thì ngồi la liệt thụ lộc ngay cạnh vệ đường. Tất cả hầu như quên điều tối thiểu là phải chay tịnh khi lên chùa lễ Phật.
Mọi người, ngày rằm mùng một lên chùa khấn vái, tưởng rằng chỉ như vậy đã là Phật tử.
Trong khi một đoạn kinh ngắn có thể cũng không thuộc, Giáo lý nhà Phật cũng không hiểu, hàng ngày cũng chẳng tâm niệm những điều răn của Phật.
Ngay cả những lễ hội được coi là văn hóa cũng thể hiện tính man rợ vì sự méo mó trong nhận thức tâm linh.

image
Có thể kể đến như lễ hội chọi trâu, chém lợn. Không biết thần thánh nào sẽ ban phúc trong việc chặt con lợn đang kêu thảm thiết ra làm hai với nhát dao bén ngọt.
Trong khi dòng máu tuôn trào chưa kịp nguội, hàng trăm con người đổ xô vào thấm máu lên những đồng tiền và hỉ hả vì sẽ gặp may mắn cả năm.
Hay những con trâu bị ngả ra ngay khi vừa kết thúc cuộc đấu.
Giá thịt trâu bị đội lên tới hàng triệu đồng. Để rồi sau đó lại chén chú chén anh bằng chính thịt những con trâu, lợn vừa bị giết.

image
Kết thúc cuộc nhậu có thể là một màn ẩu đả vì quá chén.
Rồi hiện tượng các nhà ngoại cảm, tìm mộ liệt sĩ mọc lên như nấm.
Lúc thì được ngợi ca quá mức, khi thì lại bị hạ bệ, thật giả lẫn lộn. Các vụ lùm xùm liên quan đến sư gần đây cũng cho thấy hậu quả của việc khủng hoảng tâm linh.

Phải chăng những lệch lạc trong nhận thức tâm linh ấy, đã dần dần tha hóa tính hướng thiện của con người, bất chấp những bài giảng đạo đức cao siêu, mơ hồ trong trường học?
Dẫn đến những việc quái đản xảy ra thường xuyên hiện nay, như một người bị rơi bọc tiền tung tóe trên đường phố đông đúc, thay vì nhặt giúp, thì tất cả cùng tranh nhau vơ lấy như của trời cho.
image
Thịt quay treo ở quán phục vụ khách lên Chùa Hương
Một xe hàng gặp nạn bị đổ, hàng lăn ra đường, thì những nông dân hàng ngày (được cho là) chất phác vụt biến thành những kẻ tham lam, thi nhau hôi của và lấy làm may mắn hả hê.
Một lễ hội hoa kết thúc bằng cảnh tan hoang vì tranh cướp.

Một buổi phát đồ miễn phí trở thành một màn giành giật... Họ thấy như thế là đúng, là bình thường?
Đời sống tâm linh lành mạnh sẽ hướng con người tới điều Thiện. Nhưng hiện nay, không thể kể hết những trái khoáy trong nhận thức tâm linh của người Việt Nam.

Có thể cảm nhận, người Việt Nam giờ đây quá tham lam, ích kỷ và chỉ cần có cơ hội thì tính xấu đó bộc lộ ngay bản chất.

image
Những quan niệm thờ cúng lệch lạc đã dẫn đến lòng tham và đó chính là mầm mống của cái Ác.
 

Tại sao gái mại dâm không dùng bao?

image
Tại Kenya, 1,5 triệu người đang sống với HIV, và có khoảng 100.000 trường hợp nhiễm HIV mới mỗi năm. Bất chấp điều đó một số người làm nghề mại dâm vẫn có quan hệ tình dục không an toàn và sau đó dùng thuốc kháng virus HIV để giảm nguy cơ lây nhiễm. Liệu như vậy liều lĩnh tới mức nào?
"Hãy để tôi nói cho quý vị biết sự thật về lý do tại sao nhiều người trong chúng tôi không sử dụng bao cao su," Sheila, người từng là gái mại dâm tại khu ổ chuột Korogo ở Nairobi trong sáu năm, nói.
"Chúng tôi không có tiền, và khi gặp một khách hàng hứa sẽ cho bạn nhiều tiền hơn mức thường được nhận, thì bạn sẽ đồng ý có quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp bảo vệ nào ngay cả khi bạn không biết tình trạng nhiễm HIV của người đó."

image
Sheila cho biết cô và các cô gái hành nghề mại dâm khác có thể đi đến một phòng khám vào sáng hôm sau để xin thuốc kháng virus fkhẩn cấp - loại thuốc ngăn chặn virus, nếu được uống trong vòng 72 giờ kể từ khi bị nhiễm, và trong nhiều trường hợp đang giúp ngăn chặn sự tiến triển của nó.
"Chúng tôi sử dụng thuốc này như bao cao su," cô nói.

Loại thuốc kháng virus được nói tới này là loại thuốc dự phòng sau phơi nhiễm, hay còn gọi là PEP.
Nó được sản xuất nhằm sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Ví dụ, để đưa cho các nạn nhân bị hãm hiếp nếu kẻ hãm hiếp họ được cho là có HIV dương tính, hoặc cho nhân viên y tế bị kim tiêm có thể đã bị nhiễm HIV đâm.

image
Không có những con số chắc chắn cho thấy PEP có tác dụng tới đâu. Các chuyên gia nói rằng để ngăn chặn bị lây nhiễm virus thì trước hết và tốt hơn cả là sử dụng bao cao su.
Một số phòng khám sẽ chỉ cung cấp cho khách hàng một đợt PEP một năm. Họ lo rằng nếu họ cung cấp thuốc quá tự do, những người hành nghề mại dâm sẽ hoàn toàn không sử dụng bao cao su nữa.
Điều này vẫn không khiến Pamela, cô gái 24 tuổi hành nghề mại dâm, PEP bốn lần trong năm qua.
image
Có gợi ý sử dụng thuốc kháng vi rút tiền phơi nhiễm nhằm giảm tác dụng phụ
"Tôi có quan hệ tình dục không an toàn vào một đêm khi tôi đã rất say và sáng hôm sau tôi đã không đi đến phòng khám mà tôi đã xin thuốc PEP đầu tiên... Tôi đã đi đến một phòng khám khác nhau, nơi họ không có hồ sơ của tôi , và nói dối rằng tôi bị buộc phải quan hệ tình dục không được bảo vệ," cô nói.

image
Cô đã không uống hết cả đợt thuốc vì các tác dụng phụ. "Bạn cảm thấy rất khó chịu, bị nôn mửa, chóng mặt, và nói chung cảm thấy ốm", cô nói. "Vì vậy, tôi đã ngừng không dùng hết thuốc."
Peter Godfrey-Faussett, cố vấn khoa học cao cấp của UNAIDS, nói rằng cần tới thuốc kháng virus cho nhóm hành nghề mại dâm, nhưng chỉ khi được sử dụng một cách đúng đắn.

"Chúng tôi biết rằng mặc dù tỉ lệ sử dụng bao cao su khá cao trong cộng đồng những người hành nghề mại dâm, nhưng vẫn có tỷ lệ bị lây nhiễm HIV rất cao vì vậy chúng tôi cần có thêm các công cụ cần thiết khác với những gì đã có," ông nói.

image
Tuy nhiên, sử dụng kháng virus khẩn cấp, PEP, không phải là cách tốt nhất để ngăn chặn lây nhiễm HIV, ông nói. Thay vào đó sẽ tốt hơn cho những người hành nghề mại dâm nếu có một loại thuốc kháng virus được điều chế để dùng trước khi phơi nhiễm HIV - được gọi là Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP).

Loại này được dùng hàng ngày, và chứa ít các loại thuốc hơn PEP, vì vậy có tác dụng phụ it hơn. Nhưng ông Godfrey-Faussett nhấn mạnh rằng thuốc phải được sử dụng như một phần của một liệu pháp rộng lớn hơn, bao gồm cả xét nghiệm HIV thường xuyên để đảm bảo bệnh nhân dùng đúng thuốc.

Có kế hoạch sẽ tiến hành một một chương trình thí điểm với những người hành nghề mại dâm ở Kenya để xem liệu có thực tế không nếu để họ sử dụng PrEP như một lớp bảo vệ thêm nữa.
Tuy nhiên thuốc không phải là rẻ.

image
Tại Mỹ, PrEP giá khoảng $14.000 một năm tính giá đầy đủ, tuy nhiên người có thu nhập thấp có thể được mua với giá rẻ hơn nhiều, hoặc thậm chí được cung cấp miễn phí .
Ở các nước đang phát triển, nơi thuốc thuộc loại tương tự được sử dụng, chi phí có thể là khoảng $150 một năm.

Ông Godfrey-Faussett nhấn mạnh rằng loại phòng tránh giá rẻ nhất, mà trong trường hợp này, lại có tác dụng nhất.

image
"Bao cao su là cách hiệu quả nhất trong việc phòng chống HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tránh thai," ông nói. "PrEP không phải là giải pháp dễ dàng để giải quyết tất cả những vấn đề khác."
 

Ảnh người nghèo Việt Nam được giải nhất

image
Hàng năm, Consultative Group to Assist the Poor - Nhóm Tư vấn Trợ giúp người nghèo, CGAP, tổ chức Cuộc thi Nhiếp ảnh CGAP.
image
Và năm nay Giải Nhất - Grand Prize. Giải Nhiếp ảnh CGAP 2013 được trao cho bức ảnh mang tên Chiều Mưa của nhiếp ảnh giả Việt Nam Trương Minh Điền. Tác giả ghi lại được hình ảnh người phụ nữ gánh khoai đi bán rong để kiếm tiền kiếm nuôi hai con và chồng sau một ngày bươn bải và bị ướt trong cơn mưa đột ngột.
image
Giải Nhì được trao cho bức ảnh mang tên Người bán báo của Md Farhad Rahman từ Bangladesh. Bức ảnh chụp tại một sân ga và bán báo là hình thức kiếm sống khá phổ biến ở nước này.
image
Bức ảnh với tiêu đề Hai đường cong (Double Curves) của tác giả Chi Keung Wong, từ Mali, đoạt giải Ba, cho người xem được thấy những người đàn ông làm bán gạo tại khu chợ Bamako.
image
Giải Lựa chọn của công chúng (People’s Choice) về tay nhiếp ảnh gia Mohamad Gouda, từ Ai Cập, với bức ảnh mang tên Talented Nesma. Người phụ nữ này quản lý cơ sở kinh doanh chuyên vẽ tranh và thêu thùa được thành lập nhờ khoản tiền nhỏ vay từ CGAP, và nhờ đó có được một khoản thu nhập ổn định.
image
Giải khu vực Nam Á với bức Brick Worker - Thợ đóng gạch của Moksumul Haque, từ Bangladesh. Những cơ sở kinh doanh nhỏ như thế này đang tạo ra công ăn việc làm cho người nghèo tại đây.
image
Giải Khu vực Tiểu Saharan được trao cho bức ảnh mang tên New Tread của Pauline Opmeer, từ Tanzania. Bức ảnh chụp những người công nhân đang làm lại lốp xe cũ để kiếm sống.
image
Giải Khu vực Latin America và Caribbean rơi vào tay Luiz Grillo, từ Brazil với bức Men and Oranges (Người và Cam). Chợ São Joaquim là chợ trời lớn nhất tại thành phố Salvador rất được người nghèo ưa chuộng. Tại đây công nhân mang đưa cam lên xe tải để đưa tới các khu vực khác nhau.
image
Giải khu vực Đông Á và Thái Bình Dương được trao cho nhiếp ảnh người Việt, Võ Chí Trung, với bức The Gold Life - Cuộc sống vàng. Nơi đây vốn là thủ phủ Panduranga của Vương Quốc Chămpa xưa và tác giả đã ghi lại hình ảnh những phụ nữ đi qua các đồi cát ra biển mỗi sáng.
image
Giải khu vực châu Âu và Trung Á với bức Shoe Repair Shop (Cửa hàng sửa chữa giầy) của Bulent Suberk, từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cụ 84 tuổi này vẫn đang làm việc tại cửa hàng này để có thể có thu nhập đủ sống.


 

No comments:

Post a Comment

quangnm