Friday, November 15, 2013

Đừng bao giờ lấy gái Bắc làm vợ!

Đừng bao giờ lấy gái Bắc làm vợ!

image
Cái chuyện đi nhậu với bạn bè, cả tháng một lần cũng bị lên án, quy vào tội.
Có thể tất cả những ai khi đọc những dòng tâm sự dưới đây cũng sẽ chửi rủa tôi là kẻ ngu đần, chối bỏ nơi chôn rau cắt rốn. Nhưng dù có bị dư luận lên án đến cỡ nào, tôi vẫn không thể thay đổi những định kiến xấu về gái Bắc.

Vợ tôi là gái gốc Hà Thành chính hiệu. 3 đời nhà cô ấy đều sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Đó cũng là niềm tự hào nhất mà mỗi khi cô ấy đay nghiến chồng, nhà chồng thì đều đưa ra để đặt lên bàn cân so sánh.

Mới đây, trong một buổi chiều lang thang trên diễn đàn mạng, tôi đọc được một bài thơ rất tâm đắc tả về "Tính tình con gái 3 miền". Phải công nhận những gì tác giả viết cực đúng về con gái Bắc:

Em nh gi tính tình con gái Bc
Nh điêu ngoa nhưng gi b ngoan hin
Nh du dàng nhưng thâm ý khoe khoang
Nh duyên dáng, ngây thơ... mà xo quyt..".

Tôi sinh ra tại một vùng miền núi Trung Du phía Bắc và xuống Hà Nội học, lập nghiệp rồi kết hôn với một cô vợ Bắc. Nhưng thú thật sau 5 năm chịu đựng tôi mới thấy thấm thía với những gì mà tác giả những câu thơ trên đã viết.
image
Note: Những hình trong bài này là hình minh họa

Cho đến thời điểm này, khi tôi và vợ đã có với nhau 2 đứa con và cũng có của ăn của để nhưng tôi vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Tôi vẫn ước gì được làm lại từ đầu. Nếu được lựa chọn lại, tôi sẽ không bao giờ lấy một cô vợ Bắc làm vợ, nhất là những cô gái gốc 3 đời Hà Nội.
Đừng bảo tôi phiến diện khi thốt lên nhưng câu khó nghe, bảo thủ về con gái Bắc như thế. Có ai sống trong hoàn cảnh của tôi mới hiểu vì sao tôi có định kiến như vậy.

Làm dâu 5 năm, thời gian vợ tôi về thăm nhà chồng, về làm dâu chỉ tính được bằng ngày. Trừ thời gian bầu bí, sinh nở 2 đứa con tính ra cô ấy chỉ mới đặt chân về nhà chồng đúng 4 lần (2 lần vào dịp Tết và 2 lần vào dịp giỗ bố tôi). Về phương tiện đi lại thì nhà tôi có xe riêng và khoảng cách từ Hà Nội về nhà tôi cũng chỉ tầm 150km.

Mẹ tôi, anh em họ hàng ở quê rất quý dâu, quý cháu thế nhưng vợ tôi rất ghét về quê chồng. Nhà ở quê, anh em tôi góp nhau sửa sang nên khá khang trang, sạch đẹp và còn lắp điều hòa hai chiều. Xét về mặt tiện nghi sinh hoạt thì cũng chẳng thua kém gì ở thành phố. Thế nhưng mỗi lần tính chuyện về quê là vợ tôi chối đây đẩy, viện đủ lí do. Nào là ốm đau, con nhỏ, say xe, ăn uống không hợp, sinh hoạt mất vệ sinh rồi phải tiếp chuyện nhiều người....
image
Nhiều khi nhìn cảnh nhà hàng xóm cứ dịp lễ, tết, cuối tuần lại rồng rắn kéo nhau về thăm bố mẹ dù quê họ ở tít miền Trung xa xôi mà tôi thấy chạnh lòng.

Không những ghét về quê chồng mà vợ tôi còn ghét cay ghét đắng khách quê. Mỗi lần mẹ tôi hay anh em họ hàng lên thăm là cô ấy cũng lên kế hoạch để trốn. Hoặc cô ấy sẽ đi du lịch đâu đó vài ngày, hoặc viện cớ mệt nên về nhà ngoại nghỉ ngơi. Nếu phải ở nhà tiếp khách thì cô ấy sẽ mặt nặng mày nhẹ, đá thúng đụng nia để đuổi khách về sớm.

Có lần mẹ tôi mang cho các cháu con gà quê để tẩm bổ. Vừa đi làm về, cô ấy nhìn thấy 2 con gà đặt ở ngoài sân thì gào toáng lên và bắt tôi phải xách ngay ra chợ bán rẻ hoặc muốn cho ai đó thì cho. Cô ấy còn bảo với mẹ chồng: "Ăn gà quê không được kiểm dịch nguy hiểm lắm, nhà con chỉ ăn gà siêu thị thôi".


image
Tất cả nhưng người anh em, bạn bè của tôi ở quê hay có gốc ở quê là cô ấy đều nhìn với ánh mắt miệt thị. Cứ mở miệng là cô ấy bảo tôi là "Đồ nhà quê".

Tôi rất xấu hổ với người thân và thấy mình thật hèn nhát, chẳng đáng mặt đàn ông vì không biết cách dạy vợ. Nói thật, với một người vợ ghê gớm, thủ đoạn như cô ấy tôi cũng đành bó tay.

Trong tất cả các cuộc cãi vã tôi luôn luôn là người phải xuống nước vì sự đanh đá của cô ấy. Cô ấy chửi con, chửi chồng như hát hay. Đụng vào đâu không vừa ý là vợ tôi lại lên "cơn điên", văng đủ thứ ngôn từ tục tĩu.

Về nhà đã thế, ra ngoài đường vợ tôi cũng khiến các bà hàng tôm hàng cá sợ chết khiếp. Chẳng có ai dám cân sai cho cô ấy dù chỉ một li. Đơn giản nếu biết mình bị cân điêu, cô ấy sẽ làm ầm ĩ ngay giữa chợ. Đi đường có ai đó vô tình đụng xe và dù họ biết sai và xin lỗi thì cô ấy vẫn chửi chẳng ra gì. Hàng xóm, láng giềng ai cũng phải kiêng dè, sợ đụng chạm đến vợ tôi. Nói thật, tuy là chồng nhưng tôi không bao giờ muốn sánh bước cùng vợ ra chốn đông người.

image
Người ta thường bảo con gái Hà thành thì khéo léo, đảm đang nhưng tôi thấy sai hoàn toàn. Vợ tôi được chiều chuộng từ nhỏ nên cô ấy chẳng biết làm gì ngoài việc tô vẽ, làm đẹp cho cơ thể. Cô ấy bảo tôi: "Anh có phúc lớn lắm mới lấy được gái Hà Nội như em vì thế lo mà phục tùng cho tử tế không là em "đá" đấy. Anh mà nhả em ra thì hàng tá đàn ông lao vào ngay".

Sống với vợ, mỗi ngày trôi qua đối với tôi không khác gì địa ngục. Có lẽ thời gian sung sướng nhất là 8g vàng nơi sở làm. Về nhà, tôi như một o sin chính hiệu. Từ việc chăm sóc, dạy dỗ con cái, cơm nước, lau dọn nhà cửa vợ khoán trắng cho tôi. Đơn giản vì cô ấy không thích làm việc nhà. Vì rửa bát sợ hỏng móng tay, cho con bú sợ hỏng ngực, đi ra nắng sợ đen da....

Tôi tuy không phải đại gia nhưng mỗi tháng cũng kiếm được 30 triệu đưa về nộp cho vợ. Thế nhưng cứ đầu tháng đưa tiền thì giữa tháng cần việc hỏi thì ví cô ấy không còn một xu nào. Tôi góp ý và bảo cô ấy nên chi tiêu tiết kiệm và vun vén cho gia đình thì vợ tôi khóc lu loa lên bảo tôi là thằng đàn ông tồi, mỗi việc kiếm tiền nuôi vợ mà cũng không xong. Thậm chí cô ấy còn hét vào mặt tôi: "Anh không lo nổi cho con này thì để cho thằng khác nó lo. Anh không sợ đầu bị cắm sừng à...".

Tôi ngán vợ đến tận cổ nhưng vì con, vì cái sĩ diện của một thằng đàn ông nên đánh nín nhịn cho qua ngày.


image
Tính giả dối, thực dụng của vợ khiến tôi thấy sợ. Tuy là chồng, nhưng nhiều khi tôi không nắm bắt được con người thật của cô ấy, cũng không biết trong lòng cô ấy suy nghĩ thật sự như thế nào. Vừa thấy cô ấy buôn chuyện nói xấu một cô bạn thân nhưng khi gặp cô bạn kia thì vợ tôi ngọt nhạt, khen cô ấy hết lời, tâng lên tận mây xanh.

Tôi chỉ ngồi đó với nụ cười mỉa mai, cay đắng và hơn trên hết thấy sợ bộ mặt thật của người mà tôi gọi là vợ. Tôi chợt thầm nghĩ không hiểu đối với tôi cô ấy có diễn hay không? Với cô ấy, ai có lợi và giàu có thì cô ấy xun xoe, xu nịnh. Những người nghèo hèn thì vợ tôi nhìn bằng nửa con mắt.

Chả hiểu sắp đặt thế nào mà hàng xóm nhà tôi mấy anh chồng Bắc lại toàn lấy vợ miền Trung, miền Nam. Nhìn cảnh nhà họ ấm êm, vợ khi nào cũng răm rắp tuân lệnh chồng, cơm bưng nước rót cho chồng mà tôi thấy thèm, thấy ghen tị với hạnh phúc của họ.


image
Tôi thèm được như anh hàng xóm, chiều chiều được vợ chào đón với nụ cươi tươi rói. Sáng nào cũng thấy cô vợ xách làn thức ăn đủ món ngon là tôi biết anh chồng kia sung sướng đến cỡ nào. Không như tôi thèm bát canh cua với cà muối cũng phải ra quán ngồi ăn.

Hỏi những thằng bạn thân, đứa nào cũng bảo rằng chỉ ao ước được lấy vợ miền Trung, miền Nam làm vợ. Vì họ cũng như tôi, thấy sợ con gái Bắc, sợ sự ghê gớm, chua ngoa của các bà vợ gốc Bắc.

Tôi chưa bao giờ thấy cô vợ to tiếng hay lời qua, tiếng lại với bất cứ ai. Đi đâu gặp ai cô ấy cũng chào hỏi niềm nở. Tết nhất cô ấy còn sang chúc mừng và lì xì cho mấy đứa trẻ nhà tôi. Về quê có món gì đặc sản là cô ấy cũng mang sang cho nhà tôi một ít. Nhìn lại vợ tôi, cô ấy không biết hàng xóm của mình tên gì, quê ở đâu. Gặp ngoài đường thì mặt vợ tôi vênh váo, chẳng thèm chào hỏi bất cứ ai. Vì với cô ấy thì chẳng việc gì rỗi hơi để tiếp chuyện với mấy đứa nhà quê lên phố.


image
Xét về nhan sắc đúng là vợ tôi xứng đáng là "hoa hậu" của cả khu phố này. Nhưng xét về đức hạnh, phẩm chất của một người phụ nữ, một người vợ, người mẹ thì cô ấy chẳng được điểm gì. Vậy mà cứ mở mồm ra là cô ấy tự đắc mình là gái Hà Nội.

Tôi còn muốn kể lể rất nhiều nhưng có lẽ chừng đấy thôi cũng đã đủ để mọi người có cái nhìn nhận đúng nhất về con gái Bắc. Đời tôi coi như bỏ đi rồi, chỉ mong cánh đàn ông chưa vợ hãy sáng suốt, tỉnh táo và tránh xa gái Bắc. Họ đanh đá, ghê gớm, thủ đoạn và sống giả dối lắm. Đừng bao giờ tin vào miệng lưỡi của họ nếu không bạn sẽ cũng như tôi và thậm chí còn bi đát hơn đấy.




(Phụ nữ)

Vợ láo, bỏ lấy vợ mới, sợ gì!

image
Tôi thay mặt các ông chồng, cảnh cáo mấy bà vợ, đừng lên mặt dạy đời chồng, cũng đừng làm quá, đừng hành hạ khiến họ không còn sức chịu đựng nữa.

Kính thưa mấy bà vợ. Tôi là một ông chồng rất chi là không hài lòng vì gần đây, cộng đồng mạng, nhất là chị em thường hay lên án chúng tôi. Tôi chẳng hiểu sao, tội gì chị em cũng quy vào các ông chồng. Nếu cãi nhau với mẹ chồng thì y như rằng, chồng là thằng đàn ông nhu nhược, không biết bảo vệ vợ, không biết bênh vực vợ. Bênh ai bây giờ, vì mẹ cũng là mẹ tôi. Mẹ sai thì tôi không nói làm gì, kể cả bà sai con cái cũng không có quyền mắng. Nhưng mà có phải lúc nào mẹ chồng cũng ghê gớm, cũng sai, hay là mấy bà làm dâu cũng kinh khủng lắm?

Nếu mà chẳng may cãi nhau, hàng xóm nghe được là y như rằng: “Nhà ấy, thằng chồng ghê gớm, cái gì mà suốt ngày chửi nhau với vợ, mà chửi rõ to”. Khổ nỗi, đàn ông ăn to, nói lớn. Có cãi nhau thì thường là người ta nghe thấy giọng đàn ông, có ai nghe thấy giọng chị em phụ nữ, trừ bà nào gào lên thái quá. Thế là, chuyện cãi nhau cũng chỉ là do các ông chồng. Đàn bà vô can. Trong khi thực chất, các bà mới là người châm ngòi chiến tranh, là người gây sự, luôn nghĩ đàn ông lăng nhăng, ngoại tình, lừa dối vợ con.

image
Bảo là suốt ngày rượu chè say sưa, chồng thế chồng làm gì.

Cái chuyện đi nhậu với bạn bè, cả tháng một lần cũng bị các bà lên án, quy vào tội. Bảo là suốt ngày rượu chè say sưa, chồng thế chồng làm gì. Tôi có say một tí thì mới là đàn ông nhưng các bà cho đó là cái tội lớn, tội ham vui, tội quên vợ con. Làm gì có gã đàn ông nào không nhậu nhẹt, bù khú đâu. Nếu tuyển chồng như thế thì các bà đã quá cầu toàn rồi.
Kính thưa mấy bà, tôi nêu ra một vài ví dụ này để cho các bà thấy, đàn ông không phải là người gây ra tội, nên đừng cái gì các bà cũng đổ cho đàn ông. Chỉ là các bà luôn nghĩ làm vợ là phải quản chồng, không cho các ông chồng tự do bay lượn. Nếu các bà sợ mất chồng như vậy, thì hãy làm cách nào đó để giữ chồng đi, dù là ra ngoài với bao nhiêu cô gái xinh đẹp khác, chồng cũng một lòng, một dạ hướng về các bà.

image
Đàn bà thường hay có cái tính chửi bới om sòm, không giữ được bình tĩnh. Hễ chồng có làm gì không vừa ý cái là la um lên, bảo là chồng không yêu thương vợ. Các ông chồng không nói lại các bà không phải vì họ sợ, mà vì họ đang tôn trọng phụ nữ, đàn bà, không muốn động thủ với vợ con đâu đấy. Nhưng ‘tức nước vỡ bờ’, đừng để tới khi ‘giọt nước tràn ly’, chẳng ai chịu được đâu.

Tôi thay mặt các ông chồng, cảnh cáo mấy bà vợ, đừng lên mặt dạy đời chồng, cũng đừng làm quá, đừng hành hạ khiến họ không còn sức chịu đựng nữa. Cái gì cũng có giới hạn của nó thôi.

Các bà còn hay dọa nạt này kia. Suốt ngày nói không sống được với nhau thì ly hôn. Các ông chồng thường không chấp chuyện đó, vì họ là đàn ông, đã có gia đình. Khi nói tới chuyện ly hôn là hoàn toàn nghiêm túc, không phải giận là mang ra dọa như mấy bà. Nhưng đừng dại  mà liều nhé, bực lên là họ có thể làm mọi chuyện đấy.

image
Vì vậy, đừng bao giờ nói chuyện ly hôn khi chưa suy nghĩ kĩ càng, cũng đừng láo với chồng, đừng làm mất sĩ diện của chồng.
Này nhé, đàn bà bỏ chồng mới là ghê gớm, đàn ông sợ gì. Đàn bà bỏ chồng thì khó lấy chồng mới, mà có lấy cũng chẳng được như ý. Còn đàn ông bỏ vợ, có thể lấy được hẳn một cô gái chưa chồng, chuyện đó có khó gì. Thậm chí là bỏ 2 vợ cũng vẫn lấy được vợ 3. Nói như vậy để mấy bà hiểu, chuyện ly hôn đừng mang ra mà dọa.

Còn vợ láo á, đàn ông phải có bản lĩnh và biết trị vợ. Vợ láo mà không dạy được, hoặc dạy không nghe là bỏ. Bỏ ngay lập tức, không bao giờ chiều một cô vợ láo, bênh vực cô ta thì càng không, vì một người mẹ láo cũng không thể dạy con mình nên người được.

Vì vậy, đừng bao giờ nói chuyện ly hôn khi chưa suy nghĩ kỹ càng, cũng đừng láo với chồng, đừng làm mất sĩ diện của chồng. Đàn ông có thể chịu nhịn vợ mình, nhưng chịu nhịn trước mặt người khác, nhất là bạn bè thì không đâu nhé. Đừng để tới khi họ đưa đơn ly hôn cho mấy bà thì tha hồ mà khóc thương. Mong các bà vợ hiểu cho các đức ông chồng!



Theo Eva



Con gái 3 miền

image

CON GÁI BẮC

image


Con gái người Bắc (mà điển hình là con gái Hà Nội), là những cô gái khôn ngoan và tinh tế. Họ làm ra vẻ như rất giữ khuôn nếp nhưng thực ra họ đong đếm bạn kỹ lưỡng trước khi bật đèn xanh cho bạn tiến đến. Họ nghĩ nhiều đến vấn đề gia đình đôi bên môn đăng hộ đối, do đó khi đã thành đôi rồi, dù bên ngoài có nhìn vào như thế nào đi nữa họ cũng vẫn thấy vừa lòng với nhau và cuộc sống hôn nhân ít xao động.Nếu mà như thế được cả thì đâu có gì mà nói nhỉ?

Sau khi về nhà chồng thì những cái mà các cô dâu Bắc hay có là :

- Khắc kỵ với mẹ chồng.
- Kiểm soát chồng chặt chẽ và tranh giành tài sản cũng như quyền lực trong nhà chồng.

image

Còn trong gia đình thì khỏi nói : con gái Bắc coi chồng như một anh lao công và khi nắm quyền lực trong gia đình rồi thì bắt đầu nhiều lời.Những câu nói đay nghiến dấm dẳng không biết có phải từ trong tiềm thức tổ tiên để lại bắt đầu tuôn ra một cách rất tự nhiên. Khi những điều đó bành trướng lên quá đáng thì anh chồng bắt đầu ngao ngán gia đình.

- chuyện ngoại tình là sẽ đến và nếu có điều kiện là "chuồn" luôn cái bà vợ chán chường đó mà đi lấy một người vợ khác.Con gái Bắc còn có tật thiên vị tình cảm nội ngoại, và không ít những chuyện không hay thường bắt nguồn từ nàng dâu.
Thêm một tính nữa là hơi một tí là bỏ về nhà cha mẹ, và gia đình ngoại hay có chuyện can thiệp vào gia đình chồng.

Nói đến các cô gái Bắc còn phải nói đến cái tính điêu ngoa và đanh đá. Và từ đó dẫn đến hỗn láo xấc xược là rất gần. Những cuộc cãi nhau, chửi nhau của các bà vợ Bắc cứ như những bản nhạc được học thuộc lòng trước khi lên xe hoa.Tránh được mấy điều này thì các cô gái Bắc trở thành số một vì họ là những người tiếp tay cho chồng rất đắc lực trong công việc làm ăn, cai quản tài sản, chăm sóc con cái. Sẵn sàng hy sinh vì chồng. Ở tù, ăn đạn cho chồng cũng OK luôn.

CON GÁI TRUNG

image

Miền Trung được tính từ Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh vào đến Phú Yên, Ninh Hòa. Có thể nói đây là một khu vực nhân văn đa dạng.Phía Bắc thiên về văn hóa Hà thành còn phía Nam thiên về Sài thành. Họ đều có những đức tính chung của những người con của biển.

Con gái miền Trung cần cù, nhẫn nhục. Những bông hoa xương rồng lộng lẫy. Tình yêu của họ không rộ nở tưng bừng nhưng lại sâu lắng. Họ ít đòi hỏi nơi người chồng nhưng lại hy vọng rất nhiều vào người chồng. Nếu ai cần một người vợ để dựng nghiệp thì nên chọn con gái miền Trung. Bạn sẽ luôn được sự yên tâm về lòng chung thủy của họ. Họ cần cù nhẫn nhục chịu đựng gian khổ với bạn. Nhưng nếu mà bạn đổ đốn ra, phụ bạc chân tình của họ thì cũng hãy coi chừng đấy. Đã nghe câu "con gái Bình Định múa roi dạy chồng" chưa? Điểm yếu của những cô gái miền Trung là hơi quê mùa, dù rất nhiều cô tỏ ra mình bảnh như ca sĩ Mỹ Tâm chẳng hạn... bạn vẫn nhìn được cái nét quê mùa của họ. Miền Trung nói chung và nên có nói riêng về Huế. Đó là một vùng đất dường như là rất riêng biệt của Việt Nam .

image

Huế có văn hóa của cố đô nên Huế trầm lặng, lắng đọng và lãng mạn như những vần thơ. Những cô gái Huế có những nét rất riêng biệt đối với miền Trung và các vùng khác trên lãnh thổ cuả Việt Nam do cái truyền thống cố đô để lại. Nhưng nếu bạn cưới được một cô vợ người Đà Lạt thuần gốc...

Đó là những tiểu thư gốc người Huế vào Đà Lạt dựng nghiệp từ thời Pháp thuộc. Những tiểu thơ da trắng môi hồng với văn hoá Anh, Pháp, Việt. Bạn khó kiếm ở đâu trên thế giới một người vợ lý tưởng hơn ở đây. Cao nguyên Lâm Viên với rất nhiều thú vị cho những chàng trai đi tìm vợ. Có những cô gái làm bạn ngỡ ngàng về nhan sắc cũng như về phong cách. Bạn ngơ ngẩn bám theo và rồi hiểu ra đó là một cô gái Jarai lai Pháp từ cái thời ông cố nội nào đó. Bạn cũng có thể gặp những cô gái da trắng tóc vàng, mắt xanh và mũi cao như Tây.

image

Nhưng kìa, cô ấy nhu mì và có vẻ như không văn minh hơn những người Kinh. Họ là những người dân tộc Thái gốc Indian. Tôi khuyên bạn là nếu quen những cô gái ấy, đã yêu thương thì phải cưới, nếu không thì rất là phiền phức đấy! Làm quen với họ không khó nếu biết cách (vì họ có vẻ hơi cô lập). Mách bạn nhé : Bạn để ý con đường đi làm của nàng... có thể là ở đâu đó hay ở nương rẫy.... và chờ ở đoạn suối trên đường đi...Các nàng này rất thích tắm suối và khoe thân thể kiều diễm của mình... Bạn cứ việc ngắm và thích ai thì cứ để bụng, thò đầu ra lúc này mất mạng không ai thương đâu... Sau đó thì tìm cách gặp nàng và nói là đang tương tư nàng từ cái hôm ấy...Thành công hay không còn tùy cái bản mặt của bạn!

CON GÁI NAM

image

Những cô gái miền Nam thực sự tôi luôn thấy rất nhẹ nhàng mỗi khi tiếp xúc với họ...Cái chất đơn giản mộc mạc của họ là cái nét làm cho mọi người dễ gần.  Giọng nói của người miền Nam trong sáng như tâm hồn họ vậy. Nếu nói là những cô gái miền Nam không có chiều sâu tâm hồn cũng có phần nào đúng, bởi nếu họ cũng sâu lắng thì lấy đâu cái nét hồn nhiên trong sáng kia chứ.  Đó là cái đặc tính được thiên nhiên ưu đãi cho những con người sống trên vùng đất phù sa màu mỡ. Chinh phục một cô gái miền Nam không khó. Họ dễ tin, không tính toán quá xa xôi...Cũng vì thế giữ được một cô gái miền Nam trong vòng tay của mình lại đâm ra khó... vì ai họ cũng tin cả...

Ta có thể thấy số phụ nữ miền Nam thôi chồng, tái hôn rất nhiều là vì các ông chồng không có đủ bản lĩnh để giữ họ. Tâm hồn của họ gần như là người phương Tây. Khi mà bạn không còn là niềm tin của họ nữa thì họ cũng chẳng lưu luyến bạn làm gì cho mệt xác. Nói như thế không có nghĩa là nói họ không chung thủy hay hời hợt trong tình cảm. Do sự ưu đãi về phong thổ và tập tục, họ là những người thực dụng. Tình yêu của họ luôn có giá trị của bạn kèm theo. Họ là những bông hoa giữa trời, giữa đời... Nở rộ một thời xuân sắc và rất nhiều nỗi buồn khi đã tàn hương...Không nhiều người biết lo cho cái tuổi về chiều của mình... Họ sống tưng bừng một thời và chấp nhận những hẩm hiu trong buổi chiều cuộc đời. Đó là tình trạng đang có nhiều ở các bậc tiền bối của các cô gái miền Nam. Họ là những người rất đáng thương.

image

Lấy một cô gái miền Nam? Bạn có thể mà.  Đó là một bông hoa, một con bướm tung tăng bên bạn. Sống rất nhiệt tình với bạn. Sự đòi hỏi của họ cũng không cao. Vấn đề là bạn cũng đừng quá tệ. Về phong tục tất nhiên là dễ dàng hơn mọi vùng miền: thương nhau một bữa cơm đơn giản cũng thành vợ thành chồng. Lấy một cô gái miền Nam làm vợ? Bạn hãy nên nếu bạn có một mức sống tương đối. Bạn ít khi phải đau đầu về họ và đó là một trong những bí quyết sống thọ. Nhưng đừng nghĩ tất cả họ là như thế nhé. Guốc dép sẽ bay vèo vèo khi mà bạn nhìn không kỹ và nghĩ ai cũng thế. Ở miền Nam con gái Sài Gòn là một đặc trưng. Họ không khác nhiều với những vùng phụ cận, có chăng là lịch lãm hơn và đương nhiên cái nhìn cũng cao hơn.

Ngày nay sự pha trộn của nông thôn vào Sài Gòn cũng làm bão hòa cái đặc tính của con gái Sài Gòn. Đó là dưới cái nhìn tổng quát về con gái Sài Gòn. Nhưng tinh ý một chút bạn vẫn có thể nhìn ra, phân biệt được con gái Sài Gòn và những cô gái nhập cư. Có ba dạng nhập cư:

1- Những cô gái từ các tỉnh thành tới Sài Gòn để làm ăn sinh sống.

2- Những cô gái theo gia đình nhập cư và định cư tại Sài Gòn.

3- Những cô gái mà cha mẹ nhập cư vào Sài Gòn và được sinh ra ở Sài Gòn. Trong thành phần thứ 3 này có cô thì đúng là sinh trưởng theo môi trường và thành dân đích thị chính hiệu. Có cô thì vẫn giữ nề nếp của gia đình như ngày ở tỉnh thành.

image

Tôi gặp nhiều bạn người Bắc vẫn còn giữ nguyên nể nếp từ lời ăn tiếng nói, cách sống y như những người ở quê nhà dù ông nội là người di cư vào Nam từ năm 1954.  Sài Gòn với tất cả những cái phức tạp của một thành phố lớn nhất Việt Nam cho một cái nhìn đa dạng về con người. Có thể nói ở đây có tất cả mọi đẳng cấp - bạn thích đẳng cấp nào cũng có... 

Không ở đâu kiếm vợ dễ hơn ở Sài Gòn.  Và cũng không ở đâu nuôi vợ khó như ở Sài Gòn.  Vì mảnh đất này cái gì cũng phải trả tiền.  Bạn phải có công ăn việc làm, thu nhập ổn định thì mới nên nghĩ tới việc lấy một cô vợ ở đây.  Không thể không nói đến những người đẹp Bình Dương và Tây Đô (Cần Thơ) - hai vùng đất sản sinh ra những người đẹp nổi tiếng của miền Nam .  Họ là những bông hoa đáng yêu và bạn dễ dàng chết ngất khi gần họ. 
Và muốn gần họ, thân cận với họ? Nói nhỏ cho bạn biết nhé:

Bạn phải biết nghe cải lương!

Ngọc Linh
 

Thơ: Con gái 3 miền

image


CON GÁI BẮC

image


Con gái Bc rt chu chơi
Ta dân Nam b
ng li cu hôn
Ch
u chơi vì lm hi môn
Ch
ng hn răng khnh, má tròn, đng xu
Ch
ưa k con mt tiu thư
Dáng đi công chúa, l
i ru thiên thn
Ta thì d
đng lòng trn
Th
y con gái đp manh tâm ngó hoài
Các em mình h
c xương mai
Th
p – cao vn nh, mp – gy vn thương
Chanh chua v
n ngt như đường
Nói x
o cách my vn tương tư hoài
Nh
nhau “li hết vành tai
Lõm hai con m
t, li mười ngón chân”
Em tên Bích, Th
o, Phng, Dung
Loan, Oanh, Thu, Y
ến… đã tng chu chơi
T
ng yêu khi mi chào đi
Đêm nay tao g
i các em ơi, ta bun.
Hà N
i băm sáu ph phường
Ngó môi em h
ết nh đường v Nam…

CON GÁI TRUNG

image

Con gái Huế rt khó chơi
Ta dân Nam b
tht li vũ phu
Khó ch
ơi vì hát như ru
Nói nh
ư chim hót, bước như rn trườn
C
ng li thì thành văn chương
Tr
ra thì d bt thường đng tâm
“S
ơn bt cao, thu bt thâm”
Lên núi Ng
mi n thm sông Thương
Ta t
xưa thích du dương

Ưa trèo núi, khoái bơi xung, li sông
Ch
ưa hay mt phút yếu lòng
Kêu lên hai ti
ếng mn nng: Huế ơi!
Dù các em r
t khó chơi
Nh
ưng ta cũng th ng li bướm ong
Các cô gái Hu
ế nghe không
Kêu thêm ti
u mui đến bng ta đi…

CON GÁI NAM

image

Con gái Nam rt hay cười
Ta dùng ngôn ng
cao bi biu dương
Hay c
ười đến lúc lên giường
Thì em xu
ng ging ci lương rt mùi
Sáng đèn em nh
ti thui
Giàu sang em nh
khoai lùi dính tro
Các em nh
ư miếng cá kho
Ngó vô th
y “đã”, cn vô thy… bà
C
n vô xương g không ra
Tr
khi trình din bà già ca em
Lên Đ
ng Nai, xung Long Xuyên
Các em má lúm đ
ng tin bt ham
Ch
người điên mi không ham
Ta t
nh táo mun g làm vn riêng
K
“đng tin” trng hay đen
Ngày ta b
túi, đêm ta b mùng
Các em m
i liếc… đã khùng
Hèn chi thi s
, anh hùng phi tiêu
M
nhân nghĩ thit tr trêu
X
ưa nay danh tướng biết điu dưới “cơ
Vòng B
ến Tre, bc Cn Thơ
đâu ta cũng choán gi cơ quan
N
ước da em tm th dàn
Ta v
n đàng hoàng cũng lén rình coi
Rình coi con qu
kêu ri
Qu
kêu “nam đáo” n ơi, đ phòng
Ph
i không cô gái má hng
Ta trai khác h
đem lòng nh thương.
Tình gái Trung

(Không biết tác giả)

image

Tình gái Nam
Ý chèng ui
Hng được đâu
Cái mt ngu
Tui n lnh
Ngi bên cnh
Rc rch hoài
L gp ai
Kỳ qúa hà
Thôi dzô trng
Cho tha lòng
Đ qy s
Đ t t
Nè cha nội

image

D k chi
Răng làm ra
Người chi mô
Nht thy m
Anh bên n
Tui bên ni
Răng c
Ưa ln đt
Đng lt đt
M ra ch
Mang tiếng hư
Nói nh
Ti nay h

image

Tình gái Bc
Em ch đâu
Ngượng lm đy
Ai li thế
C như ranh
Tí to thôi
Nh đy nhé
Mt dy tn
Ch nghch ngm
Không ai bng
C hung hăng
Như ăn cướp
Thôi cũng được
Phi giao trước
Cm chy làng
H lang bang
Em xo trước

image

Con gái bây giờ

image





Con gái bây giờ là con gái mộng mơ. Họ mơ mộng gì?  Hỏi mười cô hết chín trả lời: Đi Mỹ.
Đi bằng cách nào? Trang nhún vai:
- Nhiều cách lắm.  
Trang có mấy cô bạn đã đi Mỹ, mỗi đứa đi một cách khác nhau:
Nhỏ Oanh được anh chị bảo lãnh.
Kim Nga đi diện con lai, vì chị hai Nga là Mỹ lai.
Hoàng Lan theo ba đi diện H. O.
Ngọc Anh thì được chị giới thiệu Mỹ về cưới.
Bích Hạnh, được dì giới thiệu Việt Kiều về cưới.
Chị của Thanh nhờ người về "kết hôn giả".
Mấy đứa khác đi theo diện du học. Ngày xưa nghe nói đi du học khó khăn lắm nhưng bây giờ chỉ có khoảng ba ngàn đô la thì đi được rồi. Công ty giới thiệu làm cho đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu của nhà trường bên Mỹ. Thậm chí giấy chứng nhận thu nhập của cha mẹ và giấy xác nhận có tài khoản trong ngân hàng họ đều làm được cả.
Phải khâm phục, khâm phục hai tay, nhà Loan không có gì cả mà cũng cầm trong tay được giấy chứng nhận năm trăm triệu đồng Việt Nam ở nhà băng và ba Loan có giấy xác nhận thu nhập hàng tháng 60 triệu, dư sức đóng tiền ăn, tiền học cho con ở Mỹ.
Thế là rủ nhau qua Mỹ, nghe nói qua bên ấy vừa làm vừa học cũng còn dư tiền gửi về cho gia đình trả nợ. Thấy mà ham.
Trang thì đang chờ chị bảo lãnh.
Mốt thời thượng đang thịnh hành: làm quen trên internet.
Nguyệt bạn thân của Trang đi theo kiểu ấy.
Nguyệt vô Face book làm quen được anh Khôi, nghe nói anh ấy là kỷ sư điện, làm trong một công ty lớn ở Mỹ. Sau ba tháng chat qua, chat lại, vô webcam để nói chuyện với nhau. Khôi quyết định về Việt Nam để gặp tận mặt nhau rồi tính tiếp. Nhân dịp Tết âm lịch anh về thăm gia đình Nguyệt, sau hai tuần cùng đi chơi tìm hiểu nhau, đến tuần thứ ba Khôi quyết định mua một chiếc nhẫn hột xoàn làm lễ đính hôn với Nguyệt.
- "Gia đình đó sao Trời thương quá, đã giàu rồi còn được Việt Kiều về cưới nữa". Hàng xóm xầm xì to nhỏ có hơi ghen tị một chút.
Gia đình Nguyệt giàu nhất xóm này, nhà lầu ba từng, mẹ Nguyệt buôn bán hột xoàn cẩm thạch nhiều năm. Chiều 30 tết năm con gà, ba Nguyệt đi mua mấy chậu mai ở khu chợ mai ngoại ô, gần một đoạn đường rầy xe lửa ở Bình Triệu. Không hiểu vì sao ba bị xe lửa càng chết. Xác ba bị kéo một đoạn dài, người nát bét, thật kinh khủng.  Mẹ ngất xỉu khi hay tin ấy, người ta nói rằng có lẽ ba Nguyệt sỉn không nghe tiếng còi xe lửa nên băng ngang qua đường rầy.
Sau khi ba mất, nhiều lần mẹ Nguyệt định tái giá nhưng lại sợ của cải lọt vào tay người dưng nên bà đã từ chối nhiều mối lắm, hiện bà vẫn còn trẻ đẹp, mới 48 tuổi mà lại giàu nên nhìn bà tưởng chừng ngoài ba mươi. Hai mẹ con Nguyệt ra đường người ta lầm tưởng hai chị em.
Khôi còn lựa chọn ai hơn nữa, gia đình Nguyệt chỉ có hai chị em, nhan sắc Nguyệt cũng không thua kém gì hoa khôi. Gương mặt trái xoan thanh tú, làn da trắng với lớp lông măng mịn màng không bị phấn che. Dáng dấp nhỏ nhắn, dịu dàng. Đẹp nhất là mái tóc dài mượt, đen nhánh, chấm lưng quần, thẳng suông tự nhiên. Bên cạnh trái cánh mũi cao một nốt ruồi son điểm thêm phần duyên dáng. Kèm theo một tài sản vững chắc của gia đình là lợi điểm cho Nguyệt.
Đám hỏi diễn ra trong nhà hàng năm sao tại thành phố. Hơn ba trăm khách dự.
 -  "Chờ đám cưới sẽ mời đông hơn, lần này cũng nhiều người trách lắm nhưng đành chịu thôi chị à". Mẹ Nguyệt hảnh diện nói với mẹ Trang.
Sau đám hỏi, họ làm hồ sơ xin đi xuất cảnh theo diện Fiance
Sáu tháng sau Nguyệt được gọi phỏng vấn lần thứ nhất, cần phải bổ túc vài giấy tờ cần thiết.
Lần phỏng vấn thứ nhì Nguyệt được chấp thuận. 
Tưởng như vậy đã xong phần Nguyệt, nhưng… cũng tại chữ nhưng chen vào.
Đến Mỹ, sau khi làm hôn thú, Nguyệt đề nghị tổ chức đám cưới.
- Thú thật, anh không có tiền để tổ chức đám cưới linh đình ở Mỹ này. Nếu em muốn thì xin mẹ gửi tiền qua. Khôi thẳng thừng đến trắng trợn.
Nguyệt nhăn nhó nhìn Khôi như vừa nuốt phải trái ớt hiểm cay sè.
Chưa kịp nói gì, Khôi hắng giọng:
- Anh đã bị thất nghiệp một năm nay rồi, chỉ sống bằng tiền thất nghiệp. Anh đã dùng thẻ tín dụng để về Việt nam mang em qua đây, bây giờ thiếu nợ hai chục ngàn rồi.  Em xin mẹ tiền cho anh trả nợ được không?
Khôi nói nhanh cố tránh ánh mắt trợn tròn của Nguyệt đang nhìn anh không chớp.
Anh đóng sầm cửa, bỏ đi, trốn chạy những giọt nước mắt đang lăn dài trên má Nguyệt.
Như chim bị trúng tên, Nguyệt nhũn người rơi đánh phịch xuống salon. Trái tim vừa rớt vào hố băng. Trời mùa hè mà Nguyệt muốn run, leo lên giường, trùm chăn, mặc cho nước mắt vỡ ào không kềm được. Căn phòng bày biện sang trọng với tivi, đầu máy, giường ngủ mới toanh. Chiếc nhẫn xoàn đính hôn to bằng đầu ngón tay trỏ mà mẹ Nguyệt đã chọn trong các hột tốt nhất của bà. Tiệc đám hỏi linh đình, và tất cả chi phí khi Khôi về Việt nam là tiền Khôi mượn trong thẻ tín dụng sao?  Nếu vậy thì thật tội nghiệp cho anh. Làm sao để trả nợ bây giờ. Làm sao, làm sao và làm sao vì số tiền quá lớn.
Thảo nào qua Mỹ được một tuần Khôi cứ thúc hối Nguyệt đi làm. Có chút vốn tiếng anh trong sáu năm phổ thông và ba năm đại học Nguyệt xin được vào làm ở khu bán thức ăn nhanh trong Walmart. Ngày ngày Khôi đưa đi rước về rất đúng giờ. Mỗi khi Nguyệt gọi thì anh bảo đang ở sở làm.
- Hên qúa, giờ giấc anh làm cũng thuận tiện để đưa đón em. Khôi ậm ừ khi nghe Nguyệt nói vậy.
Nguyệt hoàn toàn không chút nghi ngờ gì cho đến hôm nay. 
Sự thật sao quá bẽ bàng?  Suy nghĩ miên man, chưa biết phải làm gì.  Nguyệt mang nỗi bàng hoàng thiếp đi.
- Dậy ăn cơm đi em. Khôi lay Nguyệt.
Nguyệt choàng dậy, ôm chầm lấy Khôi hai vai run lên bần bậc theo tiếng nấc.
- Anh ơi, đừng bỏ em, em yêu anh thật lòng mà. Giọng Nguyệt van nài.
- Anh không bỏ em đâu, nhưng anh đang thiếu nợ nhiều. Xin lỗi em tháng rồi mấy bạn anh rũ anh chơi Football, anh thiếu nợ bạn anh mười ngàn nữa, em xin mẹ cho anh mượn tiền trả nợ được không?- Khôi vỗ dành.


image
Hình minh họa

- Em sẽ thử gọi mẹ, nhưng em không tin mẹ sẽ cho mượn vì em rất hiểu tính mẹ anh à. Nguyệt nói giọng ướt đầm.
-  Thôi ăn cơm đi, chuyện gì tới sẽ tới. - Khôi trầm giọng khó hiểu.
Hôm sau Nguyệt phone cho mẹ, kể hết mọi chuyện.  Rồi ngập ngừng:
- Mẹ cho tụi con mượn hai chục ngàn đô trả nợ, tụi con sẽ làm trả lại từ từ cho mẹ. Nguyệt vừa dứt câu, mẹ gào lên:
- Thôi im ngay, bộ con tưởng tiền mẹ in ra hả.   Đã thế thì bỏ nó ngay, ở đó mà gánh nợ à.
- Mẹ, chỉ vì ảnh lo cho con mà, tại mình đòi đám hỏi linh đình, đi chơi đủ chỗ, đi nhà hàng cao cấp…
- Nguyệt chưa dứt lời.  Mẹ quát lên:
- Con im đi.   Nó dám lừa dối mẹ con mình mà còn binh nó à, đồ lừa đảo.
Mẹ nghiến răng trèo trẹo
Nguyệt chết điếng trong lòng, thời gian ngưng đọng, im lặng một lúc mà tưởng chừng lâu lắm. Nguyệt nghe tiếng mẹ buông mình xuống salon kèm theo tiếng rủa sả Khôi.
- Mẹ à, xin mẹ bớt giận.   Cứ xem như mẹ tốn mấy chục ngàn cho con đi Mỹ vậy… Nguyệt cố thuyết phục.
- Con còn dám nói thế hả, thà tốn tiền đi thì khác, đằng này…Trời ạ, mặt mũi nào ăn nói với chòm xóm bà con nè trời. - Mẹ đay nghiến.
Nguyệt bấn loạn trong lòng, xin lỗi, và chào mẹ.   Nguyệt hy vọng mẹ sẽ suy nghĩ lại.
Nguyệt gọi Trang tâm sự, Trang cũng quá bất ngờ, chỉ biết an ủi và khuyên Nguyệt bình tĩnh. Nguyệt nhờ Trang qua năn nỉ mẹ Nguyệt dùm.
Không kết quả gì.   Mẹ Nguyệt nhất định bảo Trang khuyên Nguyệt chia tay với Khôi.
Biết mẹ không giúp, Khôi bỏ nhà đi biền biệt mấy ngày liền. 
Nguyệt đi làm bằng xe bus.
Nguyệt phone khi được khi không, Khôi bảo đừng lo cho Khôi, Khôi phải đi về gia đình mượn tiền. 
- Gia đình anh à, sao anh bảo rằng anh là con mồ côi, đi theo người ta vượt biên. - Nguyệt đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
- Vì ba mẹ không cho về Việt nam cưới vợ nên anh dấu em.  – Khôi ngập ngừng.

Nguyệt cúp phone, không biết nói gì với Khôi lúc này.
Nguyệt vất phần thức ăn trưa vào thùng rác, uống ừng ực chai nước lọc như nuốt nỗi đau vào tận trong lòng.
Đêm đó Khôi về, quần áo xốc xếch.   Nguyệt nằm khóc rấm rức, vừa thương vừa giận chồng.
Khôi nhả khói thuốc đầy phòng, không ai nói với ai một lời.
1:30AM,  Khôi bật đèn ngồi nhìn Nguyệt, giọng rõ ràng:
- Anh xin lỗi về mọi việc, anh không muốn làm em buồn nhưng vì anh lỡ mắc nợ thẻ tín dụng và một số bạn vì anh chơi football, anh không đủ khả năng lo cho em thời gian này.   Em tự lo cho bản thân em, khi nào anh có thể lo cho em anh sẽ tìm em.


image
Hình minh họa





- Không anh không được nói vậy, anh không được bỏ em, em làm được bao nhiêu thì sống bấy nhiêu, rồi anh sẽ có việc làm và mình sẽ lo trả nợ. - Nguyệt ôm chầm Khôi hốt hoảng, năn nỉ.
- Nhưng tiền lương em chỉ đủ trả tiền mướn nhà còn nhiều khoản chi phí khác nữa… Thôi mình tạm chia tay nhau một thời gian đi em, anh không muốn liên lụy đến em.  – Khôi cương quyết.
Nguyệt nhìn Khôi như nhìn vào hư không, ánh mắt đờ đẫn, thật vậy sao, rồi Nguyệt sẽ xoay sở thế nào khi sống một mình.  Nguyệt thầm trách mẹ sao cứng lòng nhất quyết không cho Nguyệt mượn tiền.
- Hết tháng này cũng hết hợp đồng thuê nhà, anh sẽ trả nhà cho người ta, em xem tìm chỗ thuê ở, một mình em cũng dễ. - Khôi không dám nhìn Nguyệt khi nói câu này.
Nguyệt như người trong mơ, nhìn Khôi chằm chằm với ánh mắt vô thần.
- Tiền lương của em cũng đủ sống, em nhớ kiếm chỗ ở tiện đường xe bus, xin lỗi vì anh chưa dạy em lái xe được.   Em ráng dành dụm tiền để học lái xe và mua xe mà đi. - Khôi lại rít một hơi thuốc dài, nhả từng vòng khói tròn bay rồi tan vào khoảng không.
Nguyệt nhào tới ôm chặt Khôi không thốt được lời nào vì tâm tư ngỗn ngang trăm mối.
Sáng hôm sau, Khôi đưa Nguyệt đi làm.
- Anh về nghĩ đi, từ từ tính nha anh. Tối nay em thử gọi mẹ năn nỉ một lần nữa xem sao. - Nguyệt ôm Khôi không muốn rời.
Khôi ậm ừ, siết chặc Nguyệt trong vòng tay thì thầm:
- Dầu gì đi nữa anh cũng cám ơn em đã yêu anh, I love you too.
Xe Khôi đã chạy khuất Nguyệt lững thững đi vào chỗ làm như kẻ không hồn.      
Tối nay về Nguyệt sẽ gọi mẹ năn nỉ thêm nữa. 
Không hôm nào Nguyệt thấy dài như hôm nay. Giờ ăn trưa Nguyệt gọi mà Khôi không trả lời ,Trái khổ qua hầm thịt còn lại từ hai hôm trước được Nguyệt hâm nóng nhưng sao nuốt mãi không trôi, nghèn nghẹn nơi cổ họng làm Nguyệt muốn nôn ra ngoài.

image

Ôi, bây giờ Nguyệt mới hiểu ý nghiã mấy câu thơ:
“Ăn khổ qua cho khổ qua,
Ngậm buồn, mắc nghẹn, khổ không qua…”


Lòng nguyệt nóng nảy, linh tính có điều không hay. Hết giờ, Nguyệt đi như chạy ra bến xe bus.
Đến nhà, cửa đóng im ỉm, tay run run tra chìa khoá vào ổ, cửa mở. Nguyệt đứng như trời trồng trước cảnh tượng không bao giờ ngờ tới.
Ti vi, máy vi tính, salon ở phòng khách, giường, tủ trang điểm  trong phòng ngủ, bàn ăn, tủ lạnh ở nhà bếp tất cả đều không cánh mà bay. Căn nhà tưởng là chật mà bây giờ rộng thênh thang quá.
Nguyệt ngồi bệt xuống, bấm phon liên tục, chỉ nghe lời nhắn tin.  Ôm mặt nức nở, đôi vai thon thả rung lên từng hồi. 
- Hết rồi sao? Anh nỡ đối với em như vậy sao?- Nguyệt hỏi vào phone với hy vọng nghe được tiếng Khôi trả lời.
Như nhớ ra, Nguyệt chạy đến tủ áo Khôi, không còn cái nào.
Mở tủ áo Nguyệt, 1 lá thư rơi ra:  “Xin lỗi em, anh thiếu nợ bạn tiền chơi football nên anh ấy lấy đồ đạc trừ nợ.   Vậy em lo kiếm chỗ ở đi nhen, cuối tháng này chủ nhà lấy nhà lại rồi.   Có gì cứ phone cho anh.   Anh yêu em”

Lá thư rơi xuống đất, Nguyệt lẫm bẫm:
- “Anh yêu em?  Anh yêu em? Sao lại bỏ em chứ?”
Nguyệt kể đến đây, bé Tân chạy đến vòi vĩnh:
- “Mẹ cho con chơi game đi mẹ”.
- “Con ăn xong mẹ sẽ cho.   OK?”. - Nguyệt âu yếm nhìn con.
Trang không kềm được thắc mắc cắt ngang:
- Rồi sao lại trở lại?  Nếu là mình chắc mình không tha cho anh ấy đâu.  Tại sao anh ấy lại bỏ Nguyệt chứ?  Vợ chồng phải đồng cam cộng khổ có nhau mới đúng.
- “Lúc đầu mình cũng giận lắm, nhưng tình yêu tha thứ hết mọi sự Trang à. ”
Nguyệt nhìn vào ánh mắt ngạc nhiên của Trang:
- “Thật đó, vì mình yêu anh Khôi bằng trái tim và cả lý trí nên mình dễ tha thứ cho ảnh. Tụi mình rất biết ơn Trang đã nhờ chị Trang giúp mình trong thời gian qua, mình rất vui khi hay tin Trang được qua Mỹ đoàn tụ với ba mẹ. Nếu không có chị An của Trang giúp thì mình không biết bây giờ ra sao?”
Nguyệt nhắm mắt, mới đó mà đã năm năm qua.
Ngày ấy, trong cơn tuyệt vọng Nguyệt giận mẹ nên không gọi mẹ mà gọi cho Trang kể hết sự tình. Trang gọi cho chị ở tiểu bang Ohio. Chị có tiệm nails, Trang nhờ chị giúp Nguyệt. Cũng tình nghĩa chòm xóm nên chị mua vé cho Nguyệt qua ở nhà chị. Chị ứng tiền cho Nguyệt đi học nails, khi có bằng Nguyệt làm với chị. Thời điểm đó nghề nails còn kiếm được rất nhiều tiền, mỗi tháng Nguyệt lãnh được trên, dưới bốn ngàn đô, chưa tính tiền tip.

image
Hình minh họa

Nguyệt trả nợ cho chị An, học lái xe và mua được chiếc xe để đi làm. Thỉnh thoảng Khôi có gọi hỏi thăm Nguyệt, nhưng Nguyệt gọi thì không bao giờ Khôi trả lời.
Đến cuối năm, Nguyệt dành dụm được khoảng 15 ngàn đô. Nhân ngày sinh nhật Nguyệt, Khôi gọi thăm và chúc mừng sinh nhật, Nguyệt ngõ ý muốn Khôi về sống chung và lấy tiền trả nợ bớt. Khôi còn chần chừ, Nguyệt nghĩ có do lẽ sĩ diện đàn ông.
- Gần tiệm nails có khu chung cư cũng đẹp, tiền thuê mỗi tháng bằng tiền em làm một tuần.   Anh về đây ở rồi đi học nails làm lại từ đầu đi anh.   Hai vợ chồng cùng làm ăn chí thú chẳng mấy chốc sẽ trả được nợ anh à. - Nguyệt thuyết phục.
- Em tha thứ cho anh sao?- Khôi thấp giọng.
- Em tha thứ cho anh trăm lần, anh về đây với em đi anh, em mong nhớ anh từng ngày. - Nguyệt sụt sùi
Khôi vẫn còn ậm ừ.
Cuối năm chị An mua nhà mới, căn nhà mobile home của chị đăng bảng bán 25 ngàn. Nguyệt xin chị bán trả góp cho Nguyệt. Chị đồng ý vừa bán vừa cho Nguyệt năm ngàn, còn nợ 20 ngàn trả trong vòng hai năm. Ấy là chị muốn giúp cho vợ chồng Nguyệt có cơ hội đoàn tụ.
image
Hình minh họa

Lần này Nguyệt thuyết phục được Khôi.
Khôi quay về và đi học nails.
Khôi hối hận về việc cũ nên sửa đổi tính tình hai vợ chồng chí thú lo làm ăn. Năm sau bé Tân ra đời, hạnh phúc đậm đà hơn khi có tiếng trẻ con bập bẹ.
Trang thở phào khi nghe đến đây, Trang thầm khen Nguyệt có ý chí và có lòng vị tha, nhân hậu đối với Khôi.
Khôi vừa đi mua thức ăn về, bé Tân chạy ra đón Khôi đòi xách đồ phụ bố. Trang cũng vui lây với hạnh phúc của bạn.  Hạnh phúc tưởng đã mất mà lại còn.   Khôi sôi nổi:
- Trang biết không?  Trang và chị An là ân nhân của gia đình anh  đó.  Nghĩ lại lúc đó anh nông nổi quá, tuy lòng yêu Nguyệt nhưng giận mẹ Nguyệt xem tiền quý hơn hạnh phúc của con. Anh có lỗi lừa dối gia đình và bê tha chơi cá độ nên mới tạo ra nợ nần. Vì khi anh về Việt nam thấy gia đình Nguyệt quá giàu, anh sợ Nguyệt chê anh nghèo nên mới mượn tiền thẻ tín dụng mà chìu theo mọi yêu cầu mẹ Nguyệt đòi hỏi. Lúc ấy anh mới bị thất nghiệp nên thẻ anh còn nhiều tiền khoảng 25 ngàn tiền thẻ cho mượn.
image
Hình minh họa

- Hèn chi, mẹ đòi gì anh cũng OK, tiền nợ mà cũng chảnh. - Nguyệt nguýt yêu Khôi.
- Nếu không chảnh sao lấy được người vợ như em. - Khôi âu yếm.
- Vợ như em là sao?- Nguyệt chu môi.
- Người vợ nhân từ tha thứ cho anh đó. - Khôi hôn phớt lên má Nguyệt.
- Thôi ăn đi tôi đói bụng rồi đây.  – Trang chen vào vui vẻ.
- Bữa ăn này để đón mừng Trang qua Mỹ và cũng để thay lời cám ơn đó nha. Nguyệt vừa dọn bàn vừa nhìn Trang cảm động.

 Cả ba đều vui, mỗi người một niềm vui khác nhau nhưng nụ cười thì tươi như nhau, gương mặt rạng rỡ như nhau.
Trang mừng cho gia đình Nguyệt nay đã ổn định. 
- Mỹ không phải thiên đàng, Mỹ là xứ sở cơ hội cho những ai muốn tiến thân. - Chị Trang bảo thế.
Trang qua Mỹ đã hơn một tháng, vẫn còn được ở nhà chơi với ba mẹ.
Đời Trang bắt đầu bước vào một ngã rẽ đầy hứa hẹn, Trang thầm nghĩ: “Bây giờ đến lượt mình chụp lấy cơ hội đây, hãy thực tế, không được mơ mộng nữa”



Hữu Duyên Nguyễn
 

Đờn Bà Con Gái & Đờn Ông Con Giai

image
Hình minh họa

BaoMai

Đờn Bà Con Gái



Lâu lắm rồi, gã được nghe một câu nói thuộc hạng danh ngôn, đại khái như thế này:
Đờn bà con gái giống như con mèo, nếu con mèo ngoáy đuôi bên trái, thì chắc chắn nó sẽ nhảy sang bên phải.
Cũng trong chiều hướng ấy, gần đây ở Việt Nam giới choai rất  khoái một bài hát mang tựa đề là ‘’đừng nghe những gì con gái nói’’.
Bài hát này được liệt vào ‘’tốp ten’’ nghĩa là mười bài hát được thiên hạ ưa chuộng nhất với những lời lẽ thật dí dỏm về dễ thương:

Con gái nói có là không, con gái nói không là có.
Con gái nói một là hai, con gái nói hai là một.
Con gái nói ghét là thương, con gái nói thương là ghét.
Con gái nói giận là yêu, con gái nói yêu là giận.
Đừng nghe những gì con gái nói, đừng nghe những gì con gái nói.
Con gái nói không biết ghen là ghen như điên đấy nhé.
Con gái nói không biết yêu là yêu tới quên đường về.
Đừng nhge những gì con gái nói, đừng nghe những gì con gái nói.



Gã có một thằng bạn, thâm niên quân vụ về cái khoản đờn bà con gái. Sau nhiêu phen bị các nường đá lên đá xuống, nó đã tích lũy được một số vốn kinh nghiệm khá đồ sộ, đáng mặt sự phụ.

 

image
Hình minh họa

Ngày kia vị sư phụ nay đã truyền cho đệ tử bài học vỡ lòng về tâm lý con gái như sau:
Con ơi, con nên nhớ rõ điều này: khi cô nường nói với con “ghét anh ghê…à”, nhất là lại kèm theo một cái liếc nhìn, nheo mắt có đuôi, thì con có thể yên chí nhớn mà hét toáng lên rằng: ôi sung sướng quá nhẽ vì đời toàn màu hồng. Bởi vì đó chính là lúc cô nường đã chịu đèn, yêu con khủng khiếp. Con hãy nhào vô liền tù tì để kiếm chút cháo, kẻo dịp may đã qua đi thì khó mà trở lại đó, ngốc ạ.

Đối với một tên đại ngố như gã, thì đờn bà con gái quả thực là một màu nhiệm, toàn những chuyện ngược đời và nghịch lý, nhiều kiểu rắc rối, đến quỉ thần cũng không lường nổi.
Đọc lại sách Sáng thế ký, gã nhận thấy thưở ban đầu, thượng đế lấy bùn đất nhào nặn mà làm thành Adong.
Sau khi ban cho Adong sinh khí bằng cách thổi hơi vào lỗ mũi, Ngài đã cho Adong sống trong vườn địa đàng. Với khu vườn kỳ diệu này, dù chim hót có véo von, cây cối có trổ bông khoe sắc, thì Adong vẫn chỉ cu ki một mình, lặng lẽ đến từng bước chân âm thầm.



image
Hình minh họa

Chính thượng đế cũng cám cảnh trước sự cô đơn đậm đặc ấy, Ngài  thầm nghĩ:
Người đờn ông ở một mình không tốt, Ta sẽ dựng nên cho nó một người nội trợ giống như nó.
Nói và làm. Thượng đế chờ cho tới lúc Adong ngủ say, bèn rút trộm một chiếc xương sườn của Adong mà dựng nên Evà, rồi dẫn Evà tới ra mắt Adong.
Thoạt nhìn thấy Evà, cặp mắt Adong long lên còng cọc và miệng ông sững sờ kêu to:

Này đây xương tôi và thịt bởi thịt tôi.

Nếu lúc bấy giờ Adong biết dùng tiếng Việt Nam để diễn tả ý tưởng tuyệt vời này, thì hẳn ông chỉ cần rên lên hai tiếng ngắn gọn:
Mình ơi!
Bởi vì chữ ‘’mình’’ vừa là thân xác, vừa là anh, vừa là em, vừa là chúng ta nữa. Ôi hai tiếng ‘’mình ơi’’ sao mà ngọt như đường cát, mát như đường phèn, thấm tới tận lục phủ ngũ tạng, làm chết lịm cả con tim. Ôi, mình ơi!
Thế nhưng, đời không như là mơ. Sau cái phút gặp em tinh tú quay cuồng, ‘’sau cái’’ thuở ban đầu lưu luyến ấy, sau cái cảm giác ngọt lịm của hai tiếng ‘’mình ơi’’ và bốn mắt liếc nhìn nhau, thì khởi sự cho những ngược đời và nghịch lý, những nhiều kê và rắc rối.
Evà không còn bằng lòng với thân phận của mẩu xương sường nữa, mà muốn nhảy phóc vào lồng ngực Adong, chiếm lãnh vị trí con tim, đòi Adong phải yêu thương và chiều chuộng. Rồi thừa thắng xông lên, tiến thẳng tới đầu và xơi ngay vai trò óc não, muốn chỉ huy cả Adong nữa.

image

Chính vì thế, dân Tây ban nha, một dân tộc rất mê đấu bò, cũng đã phải kêu lên:
Đờn bà là tai họa khủng khiếp nhất trong tất cả những tai họa của loài người.
Tai họa đầu tiên đó là đờn bà đã cám dỗ đờn ông.
Thực vậy, nước làm hư rượu, xe bò làm hư đường lộ thế nào thì đờn bà cũng làm hư đờn ông như rứa.
Đúng thế, đờn bà vốn nổi tiếng về cái thói ăn vặt như tục ngữ đã diễn tả:

Đi chợ mất tám tiền quà,
Chồng thương chồng bảo về nhà đỡ cơm.
 
Cái thói ngốn hàng này đã thấm sâu vào máu huyết và trở thành nghề ruột của các nường. Thậm chí các em nữ sinh mắt nai ngơ ngác, thế mà trong chiếc cặp sách dễ thương cũng đã tích lũy bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh có thể xơi được: nào ổi, nào cóc, nào xoài, nào tầm duộc, nào xí muội…

Chính vì thế, ngay từ lời dụ khị đầu tiên của con rắn, Eva đã nuốt phăng ngay trái cấm. Rồi sau đó, Eva đã năn nỉ ỉ ôi Adong:
Thôi mờ, ăn đi mờ…
Với lời lẽ nhỏng nhẻo mầm duyên như thế, Adong làm sao có thể chối từ. Adong đưa mắt nhìn, nuốt nước bọt và xơi liền tù tì, ăn ngấu ăn nghiến, đến nỗi mắc nghẹn nơi cổ, làm thành một cục, còn tồn tại cho đến ngày hôm nay ở bất cứ anh chàng đờn ông con trai nào.




image

Ghiền ngẫm về sự việc này, ông thánh Âu cu tinh đã phát biểu một câu xanh dờn:
Đờn bà chính là thủ phạm làm tăng thêm tội lỗi cho loài người.
Kinh nghiệm trên không ngừng lặp đi lặp lại trong dòng lịch sử. Vua Kiệt vì say mê nàng Muội Hỉ bỏ bê triều chính, ăn chơi trác táng, sau bị Thành thang cướp mất ngai vàng.

Vua Trụ vì nghe theo nàng Đắc Kỷ giết hại trung thần, lòng dân oán thán, cuối cùng sự nghiệp cũng bị tan tành theo mây khói.
Ngô phù Sai yêu quí nàng Tây Thi. Cô nàng bé bỏng này có chứng đau bụng. Mỗi lần đau bụng thì lại nhăn mặt. Và mỗi lần nhăn mặt thì lại đẹp quỉ khóc thần sầu, khiến cho Ngô Phù Sai cứ mê mẩn cả tâm thần.

Tương truyền rằng:
Ngô Phù Sai đã ra lệnh ai làm cho Tây Thi cười thì sẽ được trọng thưởng. Nghe theo lời hiến kế của bọn quân sư quạt mo, ông đã cho xé hết lụa trong kho vì nghĩ rằng khi nghe tiếng lụa xé, nàng xẽ cười mím chi, thế nhưng nét mặt Tây Thi vẫn buồn rười rượi.

Sau cùng ông cho đốt lửa trên Cô Tô đài để khẩn báo cho các chư hầu biết kinh thành đang nguy khốn, nên phải vội đem quân về tiếp cứu.
Nhưng khi về đến nơi thì mới chưng hủng, chẳng thấy địch đâu cả, mà chỉ thấy Ngô Phù Sai đang cũng cụng li mí Tây Thi.




image

Trước thái độ chưng hủng ấy, Tây Thi đã phát cười như nắc nẻ. Nhưng rồi khi địch quân vây hãm thực sự, dù lửa báo động đã nổi lên, thì cũng chẳng ma nào đến tiếp cứu, khiến Ngô Phù Sai phải thua chạy.
Từ những bằng chứng cụ thể ấy thiên hạ đã kết luận:
Vua nghe vợ mất nước.
Một chính tri gia mà lem nhem, gây nên sì căng đen với đờn bà con gái, thì chỉ có nước thân bại danh liệt mà chớ.
Bình thường chúng ta thường gọi đờn ông là phái mạnh đờn bà là phái yếu. Thế nhưng nếu đem ra cân do, đong đếm, chưa chắc đờn ông đã ăn được đờn bà và phái nam chưa chắc đã xơi tái được phái nữ.

Thực vậy, đờn ông phải thức trắng một vài đêm, thì tứ chi liền bải hoải, ngồi đâu ngáp đấy. Trong khi đó, làm sao có thể kể hết những giấc ngủ đứt đoạn và những đêm thức trắng của các bà mẹ để chăm sóc cho đứa con của mình.

Xét về góc cạnh bền bỉ, dẻo dai để chịu đựng, thì đờn bà hơn hẳn đờn ông. Vì thế, đờn bà con gái thường sống thọ hơn đờn ông con trai. Nói cách khác, các ông thường ngỏm sớm hơn các bà. Sự kiện này để lại một hậu quả trầm trọng, đó là số đờn bà góa chồng đông hơn số đờn ông góa vợ bội phần.

Chẳng biết có ai đã lưu tâm tìm cách giải quyết vấn đề xã hội này chưa ?
Bình thường đờn bà con gái vốn dịu hiền và tế nhị, thế nhưng hãy đợi đấy. Nói vậy mà hỏng phải vậy đâu. Con mèo tuy hiền thật, nhưng khi cần nó chỉ cào cho một phát, là đã toạc da và vãi máu, vì móng của nó rất nhọn và răng của nó rất sắc.



image


Đờn bà con gái một khi đã nổi máu tam bành, thì hiền cũng hóa dữ. Gã đã từng chứng kiến những cô em bé bỏng tựa nai vàng ngơ ngác, dịu hiền như… ni cô, hỏng dám như ma xơ đâu, thế mà khi cơn giận bừng bừng bốc lên, tẩu hỏa nhập ma, cũng lồng lộn như bò điên nước Ăng lê, cũng xỉa xói như con choi choi, cũng chửi rủa có bài có bổn như mấy cô đào cải lương ca sáu câu vọng cổ có mùi.

Gã xin đưa ra một vài nạn nhân của quí bà chằng lửa.

Trước hết là Socrate. Ông là một triết gia nổi tiếng của Hy Lạp, một bậc thầy trong thiên hạ, nhưng oái oăm thay, ông lại là nạn nhân của một bà vợ. Bà khinh bỉ ông là thứ trói gà không chặt. Ngày kia, ông định ra phố, thì liền bị bà tặng cho một chậu nước dơ vào mình sau cơn giận lôi đình.
Thế nhưng, ông vẫn bình tĩnh nói:

Có sấm có sét, ắt trời phải đổ mưa.


Ngán ngẩm trước mụ vợ đanh đá, ông đã phát biểu một cách chua chát:
Trời đất sinh ra biết bao thú dữ, những đờn bà mới thật là con thú dữ đáng sợ nhất.
Đó là chuyện bên tây, còn chuyện bên đông thì kể lại:
Thi hào Tô đông Pha có một người bạn tên là Trần quí Thường. Quí Thường có người vợ hay ghen tức và hung dữ. Mỗi lần Tô đông Pha đến chơi, thì đều được nghe những tiếng chửi bới la hét ầm ĩ.
Thấy vậy, họ Tô bèn làm thơ chế diễu như sau:




Hốt văn Hà đông sư tử rống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang mang.

Có nghĩa là:

Bỗng nghe sư tử Hà đông rống
Tay run gậy rớt lòng kinh hãi
.

 

image


Từ đó, bốn chữ “sư tử Hà đông” thường được dùng để chỉ người vợ có tính tình hung dữ. Tuy nhiên, Hà đông ở đây là Hà đông bên Tàu, chứ không phải là Hà đông bên Ta. Vì thế quí bà quí cô gốc Hà đông, đừng vội lòng động lòng lo mà sinh ra buồn bã.
Bình thường thì tề gia nội trợ và giáo dục con cái vốn là lãnh vực riêng của đờn bà con gái. Vì thế, thiên hạ thường phong cho quí bà quí cô làm ‘’nội tướng’’.

Và nhiều khi uy quyền của vị ‘’nội tướng’’ thật là ghê gớm, khiến cho mấy ông chồng thuộc nòi râu quặp phải nín khe:

Làm trai rửa bát quét nhà,
Vợ gọi thì dạ, bẩm bà… em đây.


Gã đã thấy có những ông giám đốc hay những viên chức cấp nhớn, đến công sở thì hét ra lửa, nhưng khi về nhà, thì lại miềm nhũn như con chi chi, phục vụ và vâng lời bà xã hết mình.

Vì thế tục ngữ đã bảo:

Lệnh ông không bằng cồng bà.

Lợi dụng điểm yếu này, dân bắt mánh áp phe thường đi của hậu, nghĩa là đút lót, lấy lòng quan bà trước, rồi mới nhờ quan bà ton hót, tấu với quan ông, thì việc khó đến đâu cũng xong cả.
Được đằng chân lân đằng đầu. Từ vai trò người nội trợ, làm bạn đường cùng đi, đờn bà con gái xông tới, nắm quyền chỉ huy. Lúc bấy giờ quả thực là nguy to như một cơn ác mộng, vì họ cai trị theo tình cảm và lệnh truyền đổi thay như chong chóng.
Thực vậy, trên đời không có gì hay thay đổi cho bằng thời tiết và đờn bà con gái.
Có lẽ do sự nể nang và nhượng bộ của Adong thuở ban đầu, mà nhân loại đã trải qua một thời gian sống dưới chế độ mẫu hệ, trong đó người mẹ nắm giữ vai trò điều khiển gia đình và xã hội.
Thật là tội nghiệp cho thân phận đờn ông con trai lúc bấy giờ:
 

Vợ là tình cảm sâu xa,
Vợ là gió mát, vợ là bão dông.
Vợ như một đóa hoa hồng,
Vợ là sự tử Hà đông kinh người.
Vợ là êm ái tuyệt vời,
Vợ là bão táp rụng rời chân tay.
Vợ là một chất men say
Vợ là cái đắng cái cay trong lòng.
Có người nhờ vợ nên ông,
Có người vì vợ mất không cơ đồ.



Và tác giả kết luận:

Ba đồng một chục đờn ông,
Ta bỏ vào lồng, ta xách đi chơi.




Ngày nay với phong trào giải phóng đờn bà, nam nữ bình quyền, quí bà quí cô đang hăng hái xông xáo tiến ra ngoài xã hội, chiếm giữ những lãnh vực mà từ xưa  cho đến rày, vốn là của phe đờn ông con trai. Và họ đã gặt hái được những thành công rực rỡ.
Có những bà những cô đã làm tới thủ tướng và bộ trưởng, giám đốc và chuyên viên. Cung cách điều khiển của họ cũng cứng không kém gì phe đờn ông con trai, chẳng hạn như bà đầm già Teacher, thủ tướng nước Ăng lê, vốn được mệnh danh là bàn tay sắt bọc nhung.

Đờn bà con gái chiếm được uy quyền không phải chỉ bởi tài năng, mà còn bởi nhiều thứ vũ khí khác nữa, chẳng hạn như sắc đẹp, như nước mắt, như nụ cười…
Vì thế người Đức đã nói:
Chỉ một sợi tóc của người đờn bà cũng giật mạnh hơn cả giây chuông.
Còn dân Nhật thì bảo:
Chỉ với một sợi tóc, người đờn bà có thế trói được cả… voi.
Chuyện đời còn bất công hơn nữa. Người đờn ông chắt chiu học hành mới ẵm được cái bằng bác sĩ, đấu tranh vào tủ ra khám bao nhiêu năm mới leo lên được cái ghế bộ trưởng.
Trong khi đó người đờn bà chỉ cần gật đầu hay ừ một phát, bằng lòng lấy anh ta, thì liền khều được cả con người lẫn chức vị của anh ta, nghiễm nhhiên trở hành bà bác sĩ, bà bộ trưởng, mà chẳng cần tốn một giọt mà hôi. Đờn bà là một phản ứng cộng, một chiếc tàu há mồm, khả dĩ vơ vét về cho mình đủ mọi thứ.

Xem ra gã khen thì ít mà chê thì thật nhiều, chỉ biết kê tủ đứng, kể tội đờn bà con gái. Cứ điệu này, lỡ thò mặt ra đường, ắt sẽ bị quí bà quí cô cho ăn trứng thối mất thôi.
Cho đến bây giờ, đờn bà con gái vẫn là một màu nhiệm, một vấn đề lớn. Để diễn tả về sự ngược đời và nghịch lý của đờn bà con gái, hình như một ông nhà văn Ấn độ đã bảo:
Khi tạo dựng đờn bà con gái, Thượng đế đã trộn lẫn những vật thể đối kháng vào với nhau. Chẳng hạn Ngài lấy một chút gió mát mùa thu với một chút nắng chói chang mùa hạ, một chút ngọt của mật ong với một chút đắng của bồ hòn, một chút cay của ớt với một chút chua của chanh, một chút hiền hòa của chim bồ câu và một chút hung dữ của sư tử, một chút khôn ngoan của con rắn và một chút ngốc nghếch của con bò… Tất cả được Ngài hòa lẫn với nhau và tạo nên người đờn bà đầu tiên.
Cách đây không lâu, gã lượm được một bài thơ nói về người vợ, đại khái như thế này:

Tốt số lấy được vợ hiền,
Vô duyên vớ phải bà khùng bà điên.


 

image
Hình minh họa


Đờn bà con gái mãi mãi ngược đời như thế đó, nhưng thử hỏi:
Nếu không có họ thì đời còn gì là đời nữa…
Phải, nếu không có họ, thì lũ đờn ông con trai lại lầm lũi cu ki một mình, như những ‘’con sâu làm tổ, trong trái vả cô đơn”. Cho nên, đờn ông Pháp, vốn dư chất ‘’ga lăng’’ trong máu, đã phát biểu:

Nhà không có đờn bà như xác không hồn, như đờn không giây.

Chả hiểu quí bà quí cô đã bằng lòng và sẵng sàng ban cho gã một nụ cười… ruồi chưa đấy ?


ĐỜN ÔNG CON GIAI


image
Hình minh họa



Trong một lễ cưới nọ, thấy cô dâu khí mang năng tuổi đời, những “bốn mươi mí” lận, ông cha bèn thương tình, nặn óc giảng một bài khen ngợi, đại khái “nhân lão tâm bất lão”, người già nhưng tâm hồn không già, bằng chứng cụ thể là cô dâu thân mến hôm nay vẫn yêu ngon lành vì trái tim còn trẻ chưa hề mệt mỏi và bị lão hóa.

Thế nhưng, bài giảng này đã phản tác dụng. Cô dâu vừa nghe đến hai chữ “nhân lão”, túc là người già, thì mồ hôi đã toát ra ở đàng sau gáy và cho rằng ông cha chơi xỏ mình trước bàn dân thiên hạ.

Khi mọi sự đã hoàn tất, cô nàng bèn lập tức cắt đứt mọi liên hệ, triệt để áp dụng chính sách cấm vận “mí” ông cha: không chào, không nói, không cười và không…biếu xén, không quà cáp.

Khi viết bài “Những sự ngược đời của đờn bà con gái”, gã đã quên béng mất kinh nghiệm quí giá trên. Vì thế gã đã trót bới móc cho khoái cái tay cầm bút và chửi xéo cho khoái cái lỗ miệng.

Mặc dù vừa đấm vừa vuốt, bằng chứng là gã đã kết luận:
Hỏng có đờn bà con gái thì đời còn gì là đời. Hỏng có đờn bà con gái thì lũ đờn ông con giai sẽ lầm lũi cu ki một mình, như “những con sâu làm tổ trong trái vải cô đơn”. Nhà mà hỏng có đờn bà con gái thì như xác không hồn, như đàn không giây.
Với cái kết có hậu mang tính cách “vuốt” này, gã đã yên chí nhớn mà ăn no ngủ kỹ cũng như đấu tranh vì chén cơm manh áo của mình, tưởng chừng mọi sự đã chìm vào quên lãng như viên sỏi trắng nằm yên dưới đáy nước hồ thu…ai dè vào một buồi sáng trời trở lạnh như muốn lập đông, cụ chủ nhiệm bèn bèn rờ gáy, tóm lấy cổ gã mà rằng:
Ký bài của chú mày về đờn bà con gái ấy đã làm cho địch, tức là phe kẹp tóc, đùng đùng nổi giận. Họ tới tấp phôn về tòa soạn, kêu la oai oái cho rằng bất công, thậm bất công.

Có lẽ cụ chủ nhiệm, vì sợ bị phe địch chơi trò cấm vận, như cô dâu đã chơi với ông cha, hay như Mỹ đã chơi với Việt Nam, nên tiếp theo đó đã phán với gã:
Chú mày liệu mà viết một bài khác chê bai đờn ông, để mà đoái công chuộc tội, lập lại thế cân bằng, làm cho quí bà quí cô hạ hỏa, bằng không thì cái bản mặt nham nhở của chú mày khó mà được an toàn khi vác nó ra đường, không ăn giày cao gót thì cũng xơi cà chua, trứng thối mệt xỉu.
Trước nhời phán xét như đinh đóng cột ấy, gã cảm thấy tức anh ách như bị bò đá, nhưng cũng đành phải cúi mặt lầm lũi xin vâng vì vâng lời vốn trọng hơn của lễ.
Bởi đó, gã phải cầm lòng cầm trí, ngồi xuống viết liền tù tì những hàng chữ này đấy. Bàn về những thói hư tật xấu của bọn đờn ông thì quả thật nói từ ngày này qua ngày khác chẳng biết đến bao giờ mới hết, bởi vì đờn ông có biết bao nhiêu sự trái khoáy và nghịch lý của mình.



image
Hình minh họa

Chẳng hạn như lúc nào cũng vỗ ngực tự xưng là phái khỏe, thế mà xem ra lại yếu ớt hơn bất kỳ giống vật nào trên mặt đất này như Homère đã viết trong tác phẩm “Odyssée”. Hay như Gandhi cũng đã nói:
Gọi đàn bà là phái yếu là một điều phỉ báng. Đó là một sự bất công của người đàn ông đối với người đàn bà. Nếu người ta hiểu sức mạnh là thô bạo thì chắc chắn người đàn ông hơn hẳn người đàn bà. Còn nếu bất bạo động là điều luật của nhân loại, thì tương lai sẽ thuộc về người đàn bà.
Đúng thế, nhiều ông ở ngoài xã hội thì hét ra lửa như một bạo chúa, thế nhưng khi về nhà thì lại mềm nhũn như con chi chi mỗi khi đối mặt với bà xã theo kiểu:


Vợ gọi thì dạ bẩm bà em đây.

Hay:

Vuốt râu nịnh vợ con bu nó.
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh.




Và để lấp liếm điểm yếu nay, nhiều ông lại lâm vào một nghịch lý thứ hai, đó là mặc dù rất mê vợ, nhưng đôi lúc lại tỏ ra hống hách, măc dù bộ ngực lép kẹp nhưng lại hay chơi trò cả vú lấp miệng em bằng thái độ độc tài và độc đoán hay thượng cẳng chân hạ cẳng tay với người mình thương mến…
Vì vậy có người đã bảo:
Đờn ông là thứ giống đực duy nhất đánh đập giống cái là vợ hắn, như vậy hắn tàn bạo hơn hết trong các loài thuộc giống đực trên hành tinh này.
Chính lúc người đờn ông tỏ ra cộc cằn thô lỗ lại là lúc hắn yếu nhất vì không đủ nghị lực kiềm chế nổi cơn nóng giận của mình.

Trong bài này gã chỉ xin bàn đến “máu mê” của người đàn ông.
Dĩ  nhiên nơi, huyết quản của người đàn ông có nhiều loại “virus mê” thâm nhập và cắm dùi. Nào là mê tiền bạc, mê danh vọng, mê địa vị, mê sự nghiệp, nào là mê cờ bạc, mê rượu chè…



image
Hình minh họa


Trước hết, gã xin nói tới một thứ máu mê tuy dễ thương nhưng lại vô cùng….nguy hiểm, đó là mê đờn bà con gái.

Chuyện kể lại rằng:

Ngày xửa ngày xưa có một chú bé được vị ẩn sĩ nọ đưa lên núi từ nhỏ. Ngày ngày tu hành học đạo, xa tránh cuộc sống trần gian. Cho đến một hôm, chú bé trở thành một thanh niên khỏe mạnh và cường tráng, vị ẩn sĩ mới quyết định đem chú xuống núi để thử lửa.

Cuộc sống nơi trần gian có nhiều điều mới lạ khiến chú hết sức ngạc nhiên và thích thú. Thấy bất kỳ sự gì, chú cũng ngắm nhìn và hỏi han.
Trên đường về, chú gặp mấy cô gái và hỏi sư phụ:
Thưa thày, cái gì thế ?
Vị ẩn sĩ  ngước nhìn và thấy mấy chiếc nón các cô đội trên đầu nên ôn tồn trả lời:
Ồ, đó chỉ là mấy chiếc nón mà thôi con ạ.
Về đến núi, chú đâm ra ngẩn ngơ như kẻ mất hồn. Thấy vậy, vị ẩn sĩ liền hỏi:
Con sao thế, bị bệnh ư ?
Chú buồn bã trả lời:

Thưa thày, chẳng hiểu tại sao con lại nhớ mấy chiếc nón ấy quá. Con thích mấy chiếc nón ấy lắm.

Câu chuyện dí dỏm này muốn nói lên một sự thật, đó là nam và nữ thì thu hút lẫn nhau, đờn ông và đờn bà thì hướng tới nhau, con giai và con gái thì hấp dẫn nhau.
Chẳng thế mà tục ngữ ca dao đã diễn tả:


Đàn ông ví như chiếc nơm, bạ đâu úp đấy.
Đố ai nằm võng không đưa.
Ru con không hát, anh chừa nguyệt hoa.
Trai thấy gái lạ,
Như quạ thấy gà con.



image
Hình minh họa


Thánh Phaolô còn xác quyết:
Đàn ông không được dựng nên cho đàn bà, nhưng chắc chắn đàn bà được dựng nên cho đàn ông.
Vì thế, đờn ông thường đi tìm kiếm chiếc xương sườn của mình để đắp vào chỗ đã bị Thượng đế lấy mất.

Theo đinh luật kinh tế, những mặt hàng được ưa chuộng thì hay tăng giá, còn những mặt hàng không được ưa chuộng thì bị sụp giá. Trong khi mê đờn bà con gái, người đờn ông tự hạ giá và đánh mất chính mình.
Chả thế mà đã có một thời người ta sống theo chế độ mẫu hệ, đờn bà con gái lên nắm quyền chỉ huy từ trong gia đình đến ngoài xã hội.
Hay như ca dao cũng đã bảo:

Ba đồng một chục đàn ông,
Ta bỏ vào lồng, ta xách đi chơi,
Ai ngờ dỏ đứt lồng rơi,
Nó bò lổm ngổm mỗi nơi một thằng.
Đàn ông ba bảy đàn ông,
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha.




image
Hình minh họa

Các cụ ta ngày xưa đã bảo: gái tham tài, trai tham sắc. Vì có máu mê đờn bà con gái như thế mà đờn ông con trai dễ trở thành mềm yếu. 
Bởi đó, Kipling đã có lý khi tuyên bố:
Một chị đờn bà ngốc nghếch nhất cũng có thể xỏ mũi một anh đờn ông thông minh nhất.
Hay như dân Arménie đã bảo:
Vàng khiến cho đờn bà cảm động, còn đàn bà lại khiến cho đờn ông cảm động.
Người ta vốn so sánh:
Dùng vàng để nhử đờn bà, dùng đờn bà để nhử đờn ông và dùng đờn ông để tìm ra…vàng.

Một khi đờn bà con gái đã nắm thế thượng phong, trên cơ, lúc bấy giờ nàng sẽ là pháo đài, còn chàng sẽ là tù nhân bị nhốt ở trong đó.

Hiện giờ chưa có cách thức nào để hủy diệt con “virus mê đờn bà con gái” trong huyết quản nguời đàn ông, như một nhà văn đã viết:
Với bệnh chó dại thì nhà bác học Pasteur đã tìm ra phương thuốc trị liệu, còn bệnh mê đờn bà con gái thì chưa có một nhà bác học nào nghĩ đến.
Tuy nhiên, theo gã thì các nhà bác học không nên tìm ra phương thuốc trị liệu cho chứng bệnh này và nếu có tìm ra chăng nữa thì cũng không nên xử dụng, bởi vì nó sẽ gây nên nhiều hậu quả dây chuyền thảm khốc, giống như bây giờ nếu người ta hủy bỏ được hấp lực của từ trường, thì biết bao nhiêu chuyện rắc rối sẽ xảy ra.


image
Hình minh họa


Cũng vậy, nếu bây giờ đờn ông không còn mê đờn bà con gái nữa, thì các bà các cô sẽ làm đẹp cho ai ? Các nhà tạo mốt sẽ thất nghiệp. Các tiệm uốn tóc và thẩm mĩ viện sẽ phải đóng cửa. Các xí nghiệp chế tạo nước hoa, son phấn, cùng với những loại kem dưỡng da, dầu gội đầu…sẽ phải treo niêu.

Nói tóm lại, toàn bộ công nghiệp và lực lượng nhân sự phục vụ cho cái đẹp của các bà các cô sẽ phải “phẹc mê bu tích” nghĩa là sẽ phải dẹp tiệm, ngồi chơi xơi nước từ đây.

Và nếu đờn bà con gái mà không làm đẹp thì đâu còn phải là đờn bà con gái nữa. Lúc đó hẳn xã hội sẽ buồn tênh.
Cái tội “mê đờn bà con gái” dưới góc độ này thì cũng khá dễ thương và đáng yêu, nhưng dưới góc độ khác thì nó cũng gây nên những hậu quả trầm trọng khó mà lường nổi.

Trước hết nó làm cho gia đình bị tan vỡ.
Thực vậy, đờn ông thì đôi khi có tật đèo bòng, giống như mấy ông tài xế xe hàng hay xe tải, miệng thì thề sống thề chết:
Nhất phu nhất phụ.
Còn trong thực tế thì lại:
Mỗi mụ một nơi.
Đi đến đâu, hay nói một cách rõ ràng hơn, ở đây và lúc này thì chỉ mình em thôi. Còn ở chỗ kia và lúc khác thì…hỏng dám bảo đảm đâu.
Hay như tục ngữ đã diễn tả:

Đàn ông những mấy lá gan,
Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người.

Trong khi đó, đờn bà con gái vốn lại hay ghen, máu “Hoạn thư” lúc nào cũng sẵn sàng bốc lên bừng bừng, như ca dao đã bảo:


Ớt nào là ớt chẳng cay,
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.
Vôi nào là vôi chẳng nồng,
Gái nào là gái có chồng chẳng ghen.


 

Hai thứ hỗn hợp “hay mê…” và “hay ghen” mà trộn chung với nhau, thì  chắc chắn sẽ bùng nổ một cách mãnh liệt. Sức công phá của chúng có thể giật sập một gia đình đang êm ấm và hạnh phúc.

Tới nước này, người ta sẽ không ngần ngại lôi nhau ra tòa để bôi tro trát trấu vào mặt nhau, cốt giật cho được tờ giấy ly dị. Và một khi đã ly dị thì sản nghiệp của anh đờn ông, nếu không đi đoong, thì cũng mất toi một nửa, bởi vì phải chia đôi, chàng một nửa và nàng một nửa.

Dân khố rách áo ôm như gã thì chẳng nói đến làm chi, chứ còn những tay triệu phú mà bỗng mất đi một nửa sản nghiệp, kể cũng đau. Nhưng làm sao cãi được lệnh của ba tòa quan lớn, bởi vì chồng như đó, vợ như hom, của chồng công vợ kia mờ.
Anh đờn ông thì chết điếng còn chị đờn bà thì vui mừng khấp khởi. Không chừng ly di lại trở nên một cái mánh mần ăn, vì mỗi lần ly dị chị ta lại giàu lên trông thấy.



image


Báo “An ninh Thế giới” với bài “Khi các ông chủ muốn ly dị” đã đưa ra những vụ ly dị tốn kém nhất, đại khái như sau:
“Trước năm 1970, khi chưa diễn ra cuộc cách mạng của phụ nữ trong việc phân chia tài sản ly dị, phần lớn tài sản thuộc về người đang nắm giữ nó, thông thường là người chồng.
“Thậm chí, sau nhiều năm chung sống, nếu ly dị, người vợ sẽ trắng tay. May mắn lắm thì có được một ngôi nhà, nhưng họ thường không đủ tiền để giữ nó. Giờ đây, tất cả đã lùi vào dĩ vãng, các ông chủ….đang phải đau đầu với những vụ ly dị tốn kém chưa từng có trong lịch sử.

“Robert Goldman, theo quyết định của tòa án, vào tháng 4 năm 1998, đã phải chia đôi 88,2 triệu đô la cho bà vợ là Vira Hadun.
“Năm 1997, Lorua Wendt giành được 20 triệu đô la từ tay người chồng là ông Gary, tổng giám đốc công ty Capital…tất cả đã tạo nên một làn sóng ly dị đang nhắm vào các ông chủ kếch xù trên khắp thế giới, ảnh hưởng nặng nề đến việc kinh doanh của các công ty.

“Craig McCaw, một người đi tiên phong trong lãnh vực điện thoại, hằng tháng phải chu cấp cho Wendy, cô vợ đã ly dị của mình, 190.00 đô la. Nhưng chưa hết, năm 1995, tòa án còn buộc ông phải chia sẻ số tài sản trị giá 1,3 tỷ Mỹ kim và số cổ phần trị giá 663 triệu trong Nextel Communication và Next Link. Như thế,ø Wendy nghiễm nhiên trở nên thành viên của Next Link, khiến công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn.

“Năm 1997, Cotello, tổng giám đốc tập đoàn thiết kế Cadence đã mất 30 triệu đô la cho cuộc ly dị với Magaret…..Và còn nhiều nhiều nữa.
Không những sản nghiệp đi đoong mà hơn thế nữa còn bị thân bại danh liệt là đàng khác.

Biết bao nhiêu thủ tướng, bộ trưởng đã bay chức chỉ vì  gian díu vời người đẹp này, người đep kia.
Gần đây hơn cả, tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng đã phải một phen xính vính và hú vía trong vụ ”xì căng đan” tình dục với Monica Lewinsky.
Nơi người đờn ông còn nhiều thứ máu mê khác.
Chẳng hạn như máu mê rượu chè với tác phong:
Tửu nhập tâm như cẩu cuồng tọa thị, rượu vào như chó điên giữa chợ.
Hay:


image
Hình minh họa

Một xị thì mở mamg trí hóa,
Hai xị thì giải bớt cơn sầu,
Ba xị thì mũi chảy đầy râu,
Bốn xị thì ngồi đâu khóc đó,
Năm xị thì cho chó ăn chè,
Sáu xị thì làm xe lội nước,
Bảy xị thì ra nhị tì mà ở.


Chẳng hạn nay máu mê cờ bạc với cốt cách:


Cờ bạc là bác thằng bần,
Áo quần bán hết, ngồi trần tô hô.
Cờ bạc canh đỏ canh đen,
Nào ai có dại đem tiền vứt đi.
Cờ bạc là bác thằng bần,
Ruộng nương bán hết, chôn chân vào cùm.

image


Đó là những thứ máu mê mà nhiều người đờn ông mắc phải. Rất tiếc vì phần đất được dành cho gã có hạn, nên đành phải gác lại, khi nào thời cơ thuận tiện sẽ tái xuất giang hồ.

Viết đến đây gã bỗng cảm thấy hổ thẹn “mí” lương tâm, bởi vì phe mình lại đi phản bội phe ta, chơi cái trò vạch áo cho địch xem lưng.
Có lẽ gã phải chuyển hệ mất thôi, từ TV trắng đen ra TV màu, từ chê ra khen, từ bốc thối ra bốc thơm, để thiên hạ khỏi….ghét cái mặt.
Thế nhưng nghề của con ong là châm, nghề của con muỗi là chích, còn nghề của gã là chọc.

Ngày nào không chọc thì ăn không ngon, ngủ không đẫy giấc, lỡ có bị thiên hạ chưởi thì cũng đành nhe răng mà cười trừ: Rằng hư quen thói mất rồi.




Chuyện phiếm của Gã Siêu.

No comments:

Post a Comment

quangnm