Thursday, November 21, 2013

25 công trình được cho là vĩ đại nhất lịch sử nhân loại

25 công trình được cho là vĩ đại nhất lịch sử nhân loại

1. Đảo nhân tạo Dubai (UAE)
dubai-palm-jumeriah-large-600x460-137307
Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) là một trong những quốc gia trẻ nhất trên thế giới, nổi tiếng là vùng đất của những câu chuyện "Một nghìn lẻ một đêm". Quần đảo hình cây cọ ở Dubai bao gồm Palm Jumeirah, Palm Jebel Ali và Palm Deira, đây cũng chính là ba hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới.
2. Đường dẫn nước Segovia, Tây Ban Nha
7699-segovia-aqueduct-1373072681_500x0.j
Đây là đường ống dẫn nước trên cao được xây từ thời La Mã vào cuối thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, một trong những di tích bằng đá cổ được bảo tồn tốt nhất trên bán đảo Iberia.
3. Vạn lý Trường thành, Trung Quốc
Great-Wall-of-China-Pictures-1373080341_
Vạn lý Trường thành là một công trình kì vĩ, có chiều dài 8.850 km, được xây dựng trong khoảng 2.000 năm, bắt đầu từ năm 475 trước Công nguyên. Sân bay quốc tế Bắc Kinh là sân bay gần nhất để đến thăm Vạn lý Trường thành.
4. Taj Mahal, Agra, Ấn Độ
Side-View-Taj-Mahal-Agra-India-137308034
Đền Taj Mahal tọa lạc ở thành phố Agra bang Utar Pradesh, được xem là biểu tượng của tình yêu bất diệt giữa hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal. Đền được xây dựng trong 20 năm (từ 1632 đến 1653) bằng nhiều loại đá quý màu trắng trên một không gian rộng lớn, giúp tôn lên vẻ đẹp thanh khiết.
5. Đường sắt xuyên Siberia, Nga
Trans-Siberian-trip-1373080341_500x0.jpg
Tuyến đường sắt này nối liền Đông Nga với Nhật Bản, Trung Quốc và Mông Cổ. Phía Bắc Siberia vốn có địa hình rất hiểm trở để băng qua, chính điều đó đã làm cho  công trình dài 8.851km này càng trở nên đặc biệt ấn tượng.
6. Tháp Burj Khalifa, Dubai (UAE)
1013928570-1365018664-1373080341_500x0.j
Tòa tháp Burj Khalifa là công trình nổi tiếng bậc nhất tại Dubai. Đây hiện là tòa tháp cao nhất thế giới với chiều cao ước tính khoảng 828m, được khai trương ngày 4/1/2010. Đến Dubai, bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp lung linh của tòa nhà khi đêm xuống, đó thực sự là một tác phẩm kiến trúc hoàn hảo.
7. Cầu Akashi Kaikyo, eo biển Akashi, Nhật Bản
hocd-800pxakashikaikyo-bridge-1373080341
Hơn 2 triệu người đã lao động trong 10 năm để xây dựng nên Akashi Kaikyo, một cầu treo kiểu kết cấu dây võng. Cây cầu này kết nối thành phố Kobe với Iwaya trên đảo Awaji. Đây là cây cầu treo có nhịp dài nhất thế giới với tổng chiều dài là 3.911m.
8. Tuyến đường sắt White Pass & Yukon Route, Canada
wihte-pass-1373080342_500x0.jpg
Hệ thống đường sắt này được xây dựng chỉ trong 26 tháng, sử dụng 450 tấn thuốc nổ để khai thông đường núi ven biển của Canada và hoàn thành vào năm 1900. Đến nay, tuyến đường sắt này vẫn sử dụng chiếc tàu cổ điển và lâu đời nhất có niên đại từ năm 1881.
9. Tháp Tokyo Sky Tree, Nhật Bản
tokyo-sky-tree-1373080342_500x0.jpg
Tokyo Sky Tree là niềm tự hào của Nhật Bản. Với chiều cao 634 mét, đây là tòa tháp truyền hình cao nhất thế giới, với kiến trúc thép đặc biệt có thể chống ảnh hưởng của động đất. Tokyo Sky Tree có thể chịu được động đất 8 độ richter, điều này đã được chứng minh trong trận động đất tại Nhật Bản hồi tháng 3/2012.
10. Trạm vũ trụ quốc tế
iss-future-1373080342_500x0.jpg
Trạm vũ trụ quốc tế được xây dựng với kinh phí 100 tỷ USD và công sức của hơn 100.000 người tại 15 quốc gia, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong công nghệ chinh phục vũ trụ của con người. Nó được xếp hạng là một trong những công trình đặc biệt nhất khi nằm ở vị trí ​​354 km (220 dặm) ngoài trái đất.
 
11.  Thành cổ Teotihuacan, Mexico
teotihuacan-from-the-pyramid-of-the-sun-
Teotihuacan được đặt theo tên của người Aztec, có nghĩa là "nơi đưa con người trở thành vị thần". Đây là thành phố lớn nhất ở châu Mỹ thời kì tiền Columbus. Cấu trúc nổi tiếng nhất tại đây là Kim Tự Tháp Mặt Trời, được xây dựng với kiến trúc đặc biệt và độc đáo.
12.  Kênh đào Panama, Panama
panama-canal_1373268367.jpg
Kênh đào Panama dài khoảng 77 km, bao gồm hai hồ nhân tạo, các mương nhân tạo và ba bộ van khóa. Kênh đào này là đường hàng hải quốc tế chủ chốt với hơn 14.000 tàu qua lại hàng năm, kết nối Vịnh Panama thuộc Thái Bình Dương với Biển Caribe và Đại Tây Dương.
13.  Tháp Đài Bắc 101, Đài  by safesaver" id="yiv6594924450_GPLITA_1"Loan
taiwan-taipei-101_1373268512.jpg
Đài Bắc 101 là tòa nhà cao nhất thế giới  từ năm 2004 đến năm 2010, trước khi tòa nhà Burj Khalifa tại Dubai khánh thành với độ cao 509 m. Công trình này được tuần báo Newsweek và chương trình Discovery bầu chọn là một trong bảy kỳ quan mới và một trong bảy kỳ quan kiến tạo của thế giới.
14.  Skywalk  by safesaver" id="yiv6594924450_GPLITA_0"Grand Canyon, Arizona, Hoa Kỳ
2209239122-4390dcbc92-z_1373268567.jpg
Cây cầu Skywalk nằm ở độ cao 1.200 m phía trên một cao nguyên đá được coi là cây cầu nằm ở vị trí cao nhất hiện nay. Đây là cây cầu làm hoàn toàn bằng kính, nhưng có thể nâng đỡ sức nặng tương đương 71 chiếc Boeing 747 đã chở đầy khách, và chịu được động đất 8 độ richter.
15.  Trung tâm tài chính thế giới, Thượng Hải
World-Financial-Center-of-Shanghai_13732
Trung tâm Tài chính Thượng Hải là một tòa nhà chọc trời, được khởi công xây dựng từ năm 1997 do công ty Kohn Pedersen Fox thiết kế. Tòa nhà cao 492 m với 101 tầng, hoàn thành năm 2008. Đây là tòa tháp cao nhất Trung Quốc và cao thứ tư thế giới.
16.  Cầu cạn Millau Viaduct, Pháp
img1_1373270912.jpg
Millau Viaduct là cây cầu cạn dây văng bắc qua thung lũng của sông Tarn gần Millau phía nam nước Pháp. Đây là cây cầu cao nhất thế giới, với đỉnh cao nhất của một cột là 343 m.
17.  Hệ thống tàu điện ngầm London
London-Underground.jpg
Tàu điện ngầm London là hệ thống tàu điện ngầm lâu đời nhất thế giới kể từ khi đưa vào phục vụ năm 1863. Đây cũng là hệ thống lớn nhất thế giới tính theo tổng chiều dài 408 km đường ray và 275 trạm.
18.  Sân bay Kansai, Osaka, Nhật Bản
kansai-airport-JPG.jpg
Sân bay quốc tế Kansai được thiết kế xây dựng trên hòn đảo nhân tạo tại Osaka, Nhật Bản. Sân bay nhìn từ trên cao là một kiến trúc đồ sộ với đường giao thông nối giữa đảo và sân bay. Đây cũng là sân bay quốc tế lớn nhất ở Nhật Bản.
19.  Đập thủy điện Hoover, Hoa Kỳ
130626160221-engineering-hoover-dam-hori
Đập Hoover là đập cổ nhất trong số các đập cao trên 150m của Mỹ. Công trình này được xếp hạng là một trong 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ và là một trong 100 kỳ quan của thế giới ở thế kỷ 20.
20.  Kim tự tháp Giza, Ai Cập
130705144634-great-pyramid-giza-horizont
Trong số hơn 80 Kim tự tháp ở Ai Cập, Kim tự tháp Giza là lớn nhất và tồn tại lâu nhất cho đến nay. Công trình có nhiều kiểu kiến trúc đang kinh ngạc mà đến nay người ta vẫn tranh cãi về cách xây dựng nó ở thời kỳ cổ đại.
21.  Cổng cầu vàng Golden Gate, San Francisco
130626155020-engineering-golden-gate-hor
Cầu Golden Gate là một kỳ tích của nền khoa học xây dựng nước Mỹ, được tạo nên từ những năm 30 của thế kỷ trước. Bất kỳ ai đến Mỹ đều muốn một lần đặt chân đến Cổng Cầu vàng bởi cảnh đẹp quá hùng vĩ nơi đây.
22.  Tháp Eiffel, Paris
Eiffel-tower-from-trocadero.jpg
Tháp Eiffel là một công trình kiến trúc bằng sắt nổi tiếng nằm cạnh sông Seine, thành phố Paris- công trình biểu tượng mang tính nghệ thuật của nước Pháp. Tòa tháp có độ cao 324 mét, có 1710 bậc, được xây dựng trong 3 năm (1887-1889).
23.  Cầu Confederation, đảo Prince Edward, Canada
130626154619-engineering-confederation-b
Cầu Confederation dài 12,9km chạy ra đảo Prince Edward (P.E.I.), là cây cầu trên băng dài nhất thế giới. Cây cầu này xây dựng trong 4 năm, từ 1993 đến1997 với chi phí lên tới 1,3 tỷ USD.
24.  Đấu trường La Mã, Rome
130626154054-engineering-colosseum-horiz
Đấu trường La Mã, còn gọi là Colosseum là đấu trường lớn ở thành phố Roma với sức chứa 50.000 khán giả. Đây là một di tích lịch sử với kiến trúc khác biệt, dù bị sụp đổ nhiều nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ đại.
25.  Tháp CN, Toronto, Canada
toronto-cn-tower.jpg
Tháp quốc gia Canada (Tháp CN) từng được coi là ngọn tháp cao nhất thế giới với chiều cao 555 mét, gồm 147 tầng, gần gấp đôi Tháp Eiffel. Tòa tháp được chính phủ Canada xây dựng từ năm 1976. Đây cũng là địa điểm du lịch thu hút hàng chục triệu du khách mỗi năm.
(*) Sưu tầm từ nguồn internet, ghi lại làm tư liệu.
 
Theo blog Bách Việt


Những bức ảnh day dứt mùa Vu Lan

Bức ảnh Cha trông con ngủ này được chụp ở sân trường ĐH Quốc gia Hà Nội vào mùa thi đại năm ngoái nhưng luôn gây sự xúc động cho người xem. Khoảnh khắc đứa con gái gối đầu lên đùi ba nghỉ ngơi  giữa trưa và người cha dùng giấy để quạt đã chạm đến rất nhiều trái tim về tình cảm giản gị nhưng rất nỗi chân thân của cha dành cho con. Ảnh: Internet.
Bức ảnh “Cha trông con ngủ” được chụp ở sân trường ĐH Quốc gia Hà Nội vào mùa thi đại học năm ngoái gây xúc động mạnh cho người xem. Khoảnh khắc con gái gối đầu lên đùi cha nghỉ ngơi giữa trưa và người cha dùng giấy để quạt cho con đã chạm trái tim nhiều người về tình gia đình giản dị nhưng rất đỗi chân thành. Ảnh: Phan Dương
Cuộc sống khó khăn, người mẹ phải chắt chiu từng đồng tiền lẻ.
Cuộc sống khó khăn, người mẹ phải chắt chiu từng đồng tiền lẻ. Ảnh: FB
Bức ảnh người mẹ lam lũ trong đêm mưa gió nhận được hàng chục ngàn lượt like và chia sẻ. Ảnh: Internet.
Bức ảnh người mẹ lam lũ trong đêm mưa gió nhận được hàng chục ngàn lượt like và chia sẻ trên mạng xã hội. Ảnh: FB
Lời nhắn của người cha khiến những đứa con vô tâm cảm thấy có lỗi rất nhiều. Ảnh: Internet.
Lời nhắn của người cha khiến những đứa con vô tâm cảm thấy có lỗi rất nhiều. Ảnh: FB
tinh-cam-gia-dinh-5-1377054811.jpg
Nỗi vất vả trong đêm của mẹ. Ảnh: FB
"Con hiểu tổ ấm không nhất thiết là nhà cao, cửa rộng. Tổ ấm là nơi nào có trái tim của người mẹ sưởi ấm cho con. 'Màn trời chiếu đất' cũng là tổ ấm, khi mẹ luôn ở bên, ôm trọn lấy con bằng cánh tay run lên vì lạnh". Lời chia sẻ nghẹn ngào khi mùa bão về của một thành viên. Ảnh: FB.
tinh-cam-gia-dinh-8-JPG-1377054811.jpg
Cô Trần Thị Sữa lam lũ nuôi nữ sinh Ô Xin ăn học, thi đỗ hai trường đại học. Hình ảnh này khiến nhiều người cảm động rơi nước mắt.
Hình ảnh chú Nguyễn Hữu Định - cha  của thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến (ĐH Y Hà Nội) phải sống trong ống cống, ngày ngày bám vỉa hè mưu sinh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Rất nhiều người đã không khỏi khâm phục trước sự hy sinh cao cả của người cha, sẵn sàng hy sinh tất cả để nuôi con cái trưởng thành. Ảnh: Hồng Nhung.
Chú Nguyễn Hữu Định - cha của thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến (ĐH Y Hà Nội) phải sống trong ống cống, ngày ngày bám vỉa hè mưu sinh nuôi bốn người con. Rất nhiều người khâm phục trước sự hy sinh cao cả của người cha để nuôi con cái trưởng thành. Ảnh: Hồng Nhung.
tinh-cam-gia-dinh-9-1377054812.jpg
Bức ảnh người cha bị mất 1 cách tay và không có chân đang tắm cho các con của mình bên dòng sông do một nhiếp ảnh gia nổi tiếng chụp gây ấn tượng mạnh.
tinh-cam-gia-dinh-10-1377054812.jpg
Hình ảnh đẹp về người cha bên hai đứa con với nụ cười hiền hậu. Tình yêu của những người làm cha làm mẹ luôn chân thành và giản dị như thế. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha".
1371831167-1377054812.png
Đây là bức hình chụp người mẹ của một nữ sinh trường báo đăng tải trên trang cá nhân với lời nhắn: “Mẹ tớ đấy! Ăn vội cốc chè ngày mùa mà vẫn không ngừng lẩm bẩm: “Mày mua chè làm gì phí tiền… 7 nghìn cơ à, đắt thế!". Ảnh: Chụp từ màn hình.
Untitled-2-1374665530-500x0-1377054812.j
Chàng cử nhân Minden, người dân tộc H'Mông trong trang phục cử nhân chụp với người cha già khắc khổ, áo quần lấm lem bùn. Nhà quá khó khăn, mẹ Minden mắc bệnh nặng không có tiền chữa trị nên đã qua đời. Bố anh cũng từ đó mà trở thành một người chỉ biết sống trong nỗi ám ảnh của cái nghèo. "Cha là niềm tự hào lớn nhất trong cuộc đời tôi", Minden chia sẻ.
Xuân Tân (Tổng hợp
Dẫn theo VnExpress

Những hình ảnh về Việt Nam thập niên 1890

Bờ hồ Hoàn Kiếm, gần lối vào đền Ngọc Sơn, Hà Nội 1896. Một trạm tàu điện đã được xây dựng tại khu vực này năm 1916. Hình ảnh do nhiếp ảnh gia Pháp Firmin André Salles (1860-1929) thực hiện, được giới thiệu trong bộ sưu tập của thành viên Manhhai trên trang Flickr.com.Bờ hồ Hoàn Kiếm, gần lối vào đền Ngọc Sơn, Hà Nội 1896. Một trạm tàu điện đã được xây dựng tại khu vực này năm 1916. Hình ảnh do nhiếp ảnh gia Pháp Firmin André Salles (1860-1929) thực hiện, được giới thiệu trong bộ sưu tập của thành viên Manhhai trên trang Flickr.com.

Cầu Thê Húc trên hồ Hoàn Kiếm năm 1896 là một cây cầu gỗ khá thô sơ. Trong lịch sử tồn tại, cây cầu này đã nhiều lần bị gãy và được dựng lại.
Cầu Thê Húc trên hồ Hoàn Kiếm năm 1896 là một cây cầu gỗ khá thô sơ. Trong lịch sử tồn tại, cây cầu này đã nhiều lần bị gãy và được dựng lại.
 Đình Trấn Ba, một công trình thanh thoát trong đền Ngọc Sơn, 1896.
Đình Trấn Ba, một công trình thanh thoát trong đền Ngọc Sơn, 1896.
Tháp Rùa năm 1896, nhìn kỹ sẽ thấy trên đỉnh tháp có một bức tượng Nũ thần Tự do phiên bản thu nhỏ.
Tháp Rùa năm 1896, nhìn kỹ sẽ thấy trên đỉnh tháp có một bức tượng Nũ thần Tự do phiên bản thu nhỏ.
Ngôi đền phía Bắc trong quần thể đền Ngọc Sơn là nơi thờ danh tướng Trần Hưng Đạo, 1896.
Ngôi đền phía Bắc trong quần thể đền Ngọc Sơn là nơi thờ danh tướng Trần Hưng Đạo, 1896.
Mặt tiền của đền Quán Thánh cạnh Hồ Tây, Hà Nội năm 1896.
Mặt tiền của đền Quán Thánh cạnh Hồ Tây, Hà Nội năm 1896.
Bờ Hồ Tây, phía trước đền Quán Thánh, ngày nay là nơi đường Thanh Niên chạy qua.
Bờ Hồ Tây, phía trước đền Quán Thánh, ngày nay là nơi đường Thanh Niên chạy qua.
 Bốn trụ cột ở lối vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám, 1896. Người Pháp gọi công trình này là "chùa Quạ", vị có rất nhiều quạ làm tổ ở đây.
Bốn trụ cột ở lối vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám, 1896. Người Pháp gọi công trình này là “chùa Quạ”, vị có rất nhiều quạ làm tổ ở đây.
Hồ nước đối diện Khuê Văn Các trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Khuê Văn Các nằm ở bên phải bức ảnh.
Hồ nước đối diện Khuê Văn Các trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Khuê Văn Các nằm ở bên phải bức ảnh.
Đôi hạc ở hai bên ban thờ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Đôi hạc ở hai bên ban thờ trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Chùa Một Cột năm 1896.
Chùa Một Cột năm 1896.
Khung cảnh nhìn từ trên cầu thang của chùa Một Cột, năm 1896.
Khung cảnh nhìn từ trên cầu thang của chùa Một Cột, năm 1896.
Chùa Một Cột năm 1898, trông khá tàn tạ so với bức ảnh chụp 2 năm trước đó.
Chùa Một Cột năm 1898, trông khá tàn tạ so với bức ảnh chụp 2 năm trước đó.
Nghệ nhân thêu Phan Van Khoan vẽ hình Chùa Một cột để thêu, Hà Nội 1898.
Nghệ nhân thêu Phan Van Khoan vẽ hình Chùa Một cột để thêu, Hà Nội 1898.
 Thợ thêu Phan Văn Khoan tại nhà mình ở Hà Nội trong ngày Tết, 1898.
Thợ thêu Phan Văn Khoan tại nhà mình ở Hà Nội trong ngày Tết, 1898.
Chân dung chụp năm 1896 của chàng trai 17 tuổi Vi Văn Định - con trai của Tổng đốc Lạng Sơn Vi Văn Lý. Sau này ông Vi Văn Định trở thành Tổng đốc tỉnh Thái Bình (1929-1937) và tỉnh Hà Đông (1937-1941).
Chân dung chụp năm 1896 của chàng trai 17 tuổi Vi Văn Định – con trai của Tổng đốc Lạng Sơn Vi Văn Lý. Sau này ông Vi Văn Định trở thành Tổng đốc tỉnh Thái Bình (1929-1937) và tỉnh Hà Đông (1937-1941).
Ông Vi Văn Định cũng là bố vợ của hai người nổi tiếng, đó là Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên và GS Hồ Đắc Di - Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội.
Ông Vi Văn Định cũng là bố vợ của hai người nổi tiếng, đó là Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên và GS Hồ Đắc Di – Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội.
Ba người con khác của Tổng đốc Lạng Sơn (ngồi và đứng trên ghế).
Ba người con khác của Tổng đốc Lạng Sơn (ngồi và đứng trên ghế).
Tam quan của đền Kiếp Bạc, Hải Dương năm 1904.
Tam quan của đền Kiếp Bạc, Hải Dương năm 1904.
Đàm đông tụ tập nghe xướng danh người trúng tuyển trong kỳ thi Hương Nam Định năm 1897. Dưới triều Nguyễn, cứ 3 năm triều đình lại mở khóa thi Hương ở các tỉnh lớn dành cho mọi đối tượng, người thi đỗ năm sau sẽ lên kinh đô để thi Hội và thi Ðình.
Đàm đông tụ tập nghe xướng danh người trúng tuyển trong kỳ thi Hương Nam Định năm 1897. Dưới triều Nguyễn, cứ 3 năm triều đình lại mở khóa thi Hương ở các tỉnh lớn dành cho mọi đối tượng, người thi đỗ năm sau sẽ lên kinh đô để thi Hội và thi Ðình.
Công bố tên người trúng tuyển kỳ thi Hương, Nam Định năm 1897. Người có nhiệm vụ xướng danh các sĩ tử đỗ đạt sẽ cầm một chiếc loa, đứng trên cao và đọc to họ tên, quê quán của từng người.
Công bố tên người trúng tuyển kỳ thi Hương, Nam Định năm 1897. Người có nhiệm vụ xướng danh các sĩ tử đỗ đạt sẽ cầm một chiếc loa, đứng trên cao và đọc to họ tên, quê quán của từng người.
Thí sinh trúng tuyển diễu hành qua các giám khảo, Nam Định năm 1897.
Thí sinh trúng tuyển diễu hành qua các giám khảo, Nam Định năm 1897.
Ông Cao Xuân Dục, Tổng đốc Nam Định có mặt trong buổi lễ vinh danh những người đỗ đạt, 1897.
Ông Cao Xuân Dục, Tổng đốc Nam Định có mặt trong buổi lễ vinh danh những người đỗ đạt, 1897.
Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn năm 1895.
Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn năm 1895.
 Tòa nhà bưu điện Sài Gòn, 1895.
Tòa nhà bưu điện Sài Gòn, 1895.
 Tòa nhà pháp đình ở Sài Gòn năm 1896 (nay là Tòa án Nhân dân TP HCM).
Tòa nhà pháp đình ở Sài Gòn năm 1896 (nay là Tòa án Nhân dân TP HCM).
Dinh Toàn quyền ở Sài Gòn, 1896. Công trình này đã bị hai phi công chế độ Sài Gòn ném bom phá hủy năm 1962, được xây dựng lại và khánh thành năm 1966 (lúc này gọi là Dinh Độc Lập), sau năm 1975 thì đổi tên thành Hội trường Thống Nhất.
Dinh Toàn quyền ở Sài Gòn, 1896. Công trình này đã bị hai phi công chế độ Sài Gòn ném bom phá hủy năm 1962, được xây dựng lại và khánh thành năm 1966 (lúc này gọi là Dinh Độc Lập), sau năm 1975 thì đổi tên thành Hội trường Thống Nhất.
Đại lộ Norodo (nay là đường Lê Duẩn) ở Sài Gòn năm 1896. Phía xa là bức tượng Gambetta.
Đại lộ Norodo (nay là đường Lê Duẩn) ở Sài Gòn năm 1896. Phía xa là bức tượng Gambetta.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn, 1895.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn, 1895.
Một khách sạn ở Sài Gòn, 1895.
Một khách sạn ở Sài Gòn, 1895.
Miếu Thất Phủ của người Hoa ở Chợ Lớn, 1895.
Miếu Thất Phủ của người Hoa ở Chợ Lớn, 1895.
Rạch Bến Nghé, Sài Gòn năm 1904.Rạch Bến Nghé, Sài Gòn năm 1
Theo Kiến thức

No comments:

Post a Comment

quangnm