Monday, November 4, 2013

Thảm cảnh gia đình của người đi tù oan 10 năm.

Thảm cảnh gia đình của người đi tù oan 10 năm. hic hic

Ông Nguyễn Thanh Chấn ở tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) , đã được trả tự do sau 10 năm ngồi tù oan. Không những ông Chấn đau khổ mà ngay cả người thân của ông cũng đã có những ngày tháng rất kinh hoàng.


Người thân đón ông Chấn trở về

10 năm ngồi tù oan vì sự tắc trách của chính quyền... 4 đứa con đều bỏ học, 1 người đi xuất khẩu lao động, quyết tâm ko về nước, ko lấy chồng, kiếm tiền để kêu oan cho bố... Và cuối cùng, nỗi oan của ông đã được rửa sạch, hy vọng gia đình ông sẽ có những ngày tươi sáng hơn.

Người mang án chung thân được tạm tha sau 10 năm kêu oan 

Nguyễn Thanh Chấn, phạm nhân lĩnh án chung thân vì tội "giết người", đã liên tục kêu oan, "chỉ ra" thủ phạm thực sự đang bị các cơ quan tố tụng bỏ lọt.

chan-250.jpg
Hôm nay, phạm nhân Chấn đã được trở về nhà. Ảnh: Việt Dũng
Sáng nay, ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) đã được tạm đình chỉ thi hành án tại trại giam Vĩnh Quang (Bộ Công an) trong lúc chờ TAND Tối cao mở phiên tái thẩm theo kháng nghị của VKSND Tối cao.
10 năm trước tại huyện Việt Yên, chị Nguyễn Thị Hoan bị giết chết tại nhà riêng. Ông Chấn bị tình nghi vì "bàn chân trái gần đúng với vết chân bỏ lại hiện trường" và có những dấu hiệu bất minh trong ngày xảy ra vụ án.
Ngày 30/8/2003, Chấn bị Công an huyện Việt Yên triệu tập và bị khởi tố về tội Giết người. Tháng 3/2004, TAND tỉnh Bắc Giang tuyên án tù chung thân với Chấn. 4 tháng sau, TAND Tối cao bác kháng cáo kêu oan, tuyên y án sơ thẩm. Tại hai phiên xử, Chấn được cho rằng "không nhận tội" dù tại cơ quan điều tra đã thú nhận.
Theo bản án, chiều 15/8/2003, Chấn lẻn vào nhà chị Hoan trong xóm đòi quan hệ tình dục nhưng không được chấp nhận. Ôm ghì từ phía sau, Chấn bị nạn nhân cầm vỏ chai bia chống cự. Trong lúc vật lộn, Chấn "thò vào túi quần quần rút ra một con dao bấm đâm nhiều nhát vào bụng, mặt và sườn" của người phụ nữ.
Theo nguồn tin của VnExpress, từ khi bị bắt, ông Chấn có nhiều đơn kêu oan, cho rằng thủ phạm vụ án là Lý Nguyễn Chung, trú cùng thôn. Đơn đã được Ban giám thị trị giam chuyển tới các cơ quan tố tụng. Vụ án sau đó được VKSND Tối cao tổ chức điều tra lại. Ngày 25/10, Chung ra đầu thú, khai là thủ phạm giết chị Hoan vào tối 15/8/2003 nhằm cướp tài sản.
Đầu tháng 11, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã kháng nghị tái thẩm bản án. Viện cũng ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án với phạm nhân này. Với các quyết định trên, TAND sẽ xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự tái thẩm do xuất hiện tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án.
VKSND Tối cao cho biết, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đồng ý với đề xuất của lãnh đạo liên ngành cần xem xét giải quyết lại vụ án theo đúng pháp luật; chỉ đạo nếu thực tế có oan thì phải khôi phục lại các quyền lợi công dân và xử lý trách nhiệm cá nhân trong quá trình giải quyết vụ án.
Dự kiến phiên tái thẩm sẽ mở ngày 6/11.

'Tạm tha người sau 10 năm tù' gây rúng động dư luận

“Nếu đúng ông Chấn vô tội thì làm sao bù đắp nổi những thiệt hại mà cả gia đình đã gánh chịu trong 10 năm qua?".

Sau khi VnExpress đăng bài Người mang án chung thân được tạm tha sau 10 năm kêu oan. Hàng nghìn ý kiến được gửi về. Hầu hết độc giả tỏ ra “sốc” trước thông tin trên.
Độc giả Du Nguyen bình luận: “10 năm trời của một con người: danh dự, tinh thần, kinh tế của cả một  gia đình. Nếu đúng ông Chấn vô tội thì làm sao bù đắp nổi những thiệt hại mà cả gia đình đã gánh chịu trong 10 năm qua?”.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Bắc Giang, ông Chấn sang nhà chị Hoan đòi "quan hệ". Chị Hoan không đồng ý, liền bị ông rút dao bấm đâm đến chết. Trong suốt 10 năm trời, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) cùng một số người nhà nhiều lần cũng gửi đơn kêu oan cho chồng lên các cơ quan chức năng, tố cáo thủ phạm là Lý Nguyễn Chung. Từ lá đơn này, cơ quan chức năng tổ chức điều tra kết hợp với vận động nên cuối cùng đối tượng Chung mới ra đầu thú. Vụ án bị đình chỉ và ông Chấn được tạm tha.
Nickname Hiền chia sẻ: “1 ngày trong tù đã thấy oải rồi. 10 năm tù, cộng thêm sự khổ sở của gia đình vì tai tiếng, danh dự và nỗi khổ đau của người vợ thì lấy gì bù đắp nổi. Là vụ án giết người tại sao không điều tra kĩ càng. Nếu ông hàng xóm không nhận tội thì sao?".
Untitled-3003-1383620451.jpg
Giây phút ông Chấn được trút bỏ áo tù. Ảnh: cắt từ video
Bạn đọc tên Việt bức xúc: “Người ta có thể sai sót khi may không vừa một chiếc áo và sau đó sửa lại được, người ta có thể sai sót khi cho quá nhiều sữa vào một tách cà phê nâu vì sau đó có thể đổi một tách khác. Nhưng với cả cuộc đời, số phận một con người thì không thể "sai sót" như vậy được”.
"Các vị quan tòa hãy đặt địa vị mình khi gặp phải trường hợp của ông Chấn, các vị sẽ cảm thấy đau đớn và xót xa như thế nào. Dù điều tra chưa có kết quả cuối cùng nhưng tôi vẫn mong ông Chấn sẽ nhận được sự công bằng của pháp luật. Nếu có sai sót, tôi mong cơ quan chức năng sẽ có sự bù đắp thỏa đáng đối với ông” – bạn đọc Tâm Ngô ý kiến.
Nickname Thang196 phân tích: “Ông Chấn bị tình nghi vì "bàn chân trái gần đúng với vết chân bỏ lại hiện trường"? Vật chứng (gần đúng) mà kết tội người ta ư. Thật là kinh khủng  quá. Bên cạnh đó có một thực tế là  cơ quan chức năng lại trọng cung hơn trọng chứng. Dù sao cũng may cho ông Chấn là thủ phạm đã ra đầu thú và ông "được tạm tha".  Bên cạnh đó, nếu vụ việc này là oan sai, việc bồi thường sẽ như thế nào? Tiền ở đâu: từ túi các ngài  làm sai hay lại công quỹ của nhà nước là thuế của nhân dân?”.
Độc giả Hoang My chia sẻ: “Tội nghiệp quá! Xem video clip lúc ông Chấn được thả tự do mà rớt nước mắt. Khi người ta kêu oan thì phải xem xét lại thật kỹ, khi nào đầy đủ bằng chứng thì mới kết tội. Mạng người mà lại kết tội vội vàng, 10 năm trời thì bồi thường cho ông Chấn bao nhiêu? Nếu đúng ông Chấn vô tội, nên tra cứu thêm cách bồi thường của các nước khác”.
Bạn đọc Diep Anh Chu thắc mắc: “Thế nếu điều tra viên, công tố viên, thẩm phán xử sai cho người ta thì xử lý thế nào? Chẳng lẽ chỉ bị kỷ luật giáng 1 cấp là xong à? Tôi nhớ đã từng xem một bộ phim của Đức tựa đề "Đi tìm công lý", nói về một Công tố viên đã bỏ ra 10 năm để minh oan cho một nghi phạm giết người. Vậy ở nước ta có làm được thế không nhỉ?”.
“Viện kiểm sát là những người trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho nhân dân. Không thể  không hết trách nhiệm khiến người dân bị oan sai. Tôi mong các vị cần chính xác, tận trung với nghề hơn, để quyền lợi nhân dân luôn được đảm bảo, để không bao giờ còn một vụ án oan sai nào trên đất nước của chúng ta nữa” – bạn đọc Lam Quynh đề nghị.

Lương tri của tội phạm và lương tri của ngài thẩm phán hay căn bệnh thành tích của ngành tòa án

1 vụ việc hi hữu vừa xảy ra ở Bắc Giang, sau khi đã nhận bản án chung thân cho tội cướp của, giết người, hiếp dâm và đã thụ án được 10 năm thì bỗng dưng lại vô tội và được tạm tha chờ ngày phán xét lại. Tội phạm thực sự của vụ án ra đầu thú và ông Chấn được minh oan.

Tội phạm ra đầu thú không phải là hiếm ở Việt Nam, nhưng thường họ chỉ ra đầu thú khi không còn đường trốn chạy và vụ án cũng mới xảy ra. Nhưng trọng vụ án này, đã có người đi tù 10 năm mà tội phạm thật lại ra đầu thú thì là điều rất lạ. Ở Mỹ vừa rồi, có vụ trả lại tiền ăn cắp sau 30 năm, đúng là sự trỗi dậy về nhân phẩm của những tên tội phạm.

Trong bản cáo trạng của ông Chấn có viết: "Thấy con chị Hoan đang chơi trên gường, chị đứng trước tủ quần áo, ông Chấn liền đòi "quan hệ". Chị Hoan không đồng ý, ông liền lao vào ôm chị từ phía sau. Hai tay ông Chấn vòng lên ngực chị Hoan sờ soạng. Chị cố chống cự và vơ được một vỏ chai bia dưới nền nhà định đánh vào đầu ông Chấn nhưng ông đỡ được và giằng lấy. Rồi ông Chấn quật chị Hoan ngã xuống đất. Một tay ông giữ tay chị Hoan, gối tỳ vào sườn chị. Rồi ông thò tay còn lại vào túi quần rút ra một con dao bấm, đâm nhiều nhát vào bụng, mặt và sườn chị Hoan".

Tòa án ta giỏi thật. Viết 1 cái cáo trạng như thật, đủ cả chi tiết, miêu tả như 1 tiểu thuyết trinh thám. Sắp tới có lẽ phải kết hợp mấy trường tư pháp, tòa án với trường viết văn Nguyễn Du mới được, cùng có trí tưởng tượng và ngòi bút phóng khoáng như nhau mà không được đào tạo bài bản thì uổng quá.

Trong cuộc sống này, có 2 dạng sự thật. 1 là sự thật hiển nhiên, tồn tại như một định luật rồi. 2 là những cái không phải sự thật nhưng được người ta vẽ ra và dùng quyền uy ép người khác phải thừa nhận hay nói dễ hiểu là "nói dối như thật". Vậy thì không biết trong vụ án này, người dân đã được tuyên truyền theo nghĩa nào của sự thật? Thần công bằng Justia có đôi mắt bị buộc lại bởi dải băng đen, hẳn nào cái lý lẽ công bằng ở đây lại tối như hũ nút vậy.

Trong ngày ông Chấn được tạm tha, có 2 chi tiết làm tôi ấn tượng nhất. Đầu tiên, sau khi cởi chiếc áo tù, bên trong ông Chấn mặc 1 chiếc áo trắng với dòng chữ Summer Holiday. Có lẽ, ông chưa bao giờ mất đi niềm tin về sự vô tội của mình. Môi trường nhà tù hoàn toàn có thể biến niềm tin vô tội đó thành tâm trạng tội lỗi. Và do vẫn giữ được niềm tin đó nên ông đã chiến đấu được để giành công bằng cho mình.

Thứ 2 là chi tiết khi ra xe để về quê sau 10 năm "đá cho Juventus", ông Chấn đi chân đất. Không biết là do ông thích thế hay phía tòa án và kiểm sát không cho ông được 1 đôi dép. Có lẽ tòa án còn đang bận xử những vụ án khác chứ thời giờ đâu mà để ý đến việc 1 thằng tù ra trại đi gì về quê nhỉ? Nhưng thế càng hay ông Chấn ạ, quê hương lại đón ông về như chưa hề xa cách, hôm qua hình ảnh ông Chấn về quê không phải như 1 tên tù hết hạn mà như 1 người anh hùng vậy. Chắc nhiều người cũng có chung suy nghĩ này.


Ông về quê không phải với tu cách 1 tên tù ra trại, chắc chắn là vậy.

Ngành nào ở Việt Nam cũng mắc căn bệnh thành tích, tòa án chắc cũng không ngoại lệ. Công an thì được giao chỉ tiêu mỗi ngày phải phạt đủ bao nhiêu tiền mới là hoàn thành nhiệm vụ thì ngành tòa án chắc cũng có chỉ tiêu số tù nhân phải đi tù đủ. Thi đua thì mới có động lực để làm việc chứ.

Ước gì, những ai đã ép cung ông Chấn giờ phải ngồi thù đúng 10 năm như ông đã từng chịu nhỉ? Có ai đồng quan điểm này không?
 

Lương tri của tội phạm và lương tri của ngài thẩm phán hay căn bệnh thành tích của ngành tòa án

1 vụ việc hi hữu vừa xảy ra ở Bắc Giang, sau khi đã nhận bản án chung thân cho tội cướp của, giết người, hiếp dâm và đã thụ án được 10 năm thì bỗng dưng lại vô tội và được tạm tha chờ ngày phán xét lại. Tội phạm thực sự của vụ án ra đầu thú và ông Chấn được minh oan.

Tội phạm ra đầu thú không phải là hiếm ở Việt Nam, nhưng thường họ chỉ ra đầu thú khi không còn đường trốn chạy và vụ án cũng mới xảy ra. Nhưng trọng vụ án này, đã có người đi tù 10 năm mà tội phạm thật lại ra đầu thú thì là điều rất lạ. Ở Mỹ vừa rồi, có vụ trả lại tiền ăn cắp sau 30 năm, đúng là sự trỗi dậy về nhân phẩm của những tên tội phạm.

Trong bản cáo trạng của ông Chấn có viết: "Thấy con chị Hoan đang chơi trên gường, chị đứng trước tủ quần áo, ông Chấn liền đòi "quan hệ". Chị Hoan không đồng ý, ông liền lao vào ôm chị từ phía sau. Hai tay ông Chấn vòng lên ngực chị Hoan sờ soạng. Chị cố chống cự và vơ được một vỏ chai bia dưới nền nhà định đánh vào đầu ông Chấn nhưng ông đỡ được và giằng lấy. Rồi ông Chấn quật chị Hoan ngã xuống đất. Một tay ông giữ tay chị Hoan, gối tỳ vào sườn chị. Rồi ông thò tay còn lại vào túi quần rút ra một con dao bấm, đâm nhiều nhát vào bụng, mặt và sườn chị Hoan".

Tòa án ta giỏi thật. Viết 1 cái cáo trạng như thật, đủ cả chi tiết, miêu tả như 1 tiểu thuyết trinh thám. Sắp tới có lẽ phải kết hợp mấy trường tư pháp, tòa án với trường viết văn Nguyễn Du mới được, cùng có trí tưởng tượng và ngòi bút phóng khoáng như nhau mà không được đào tạo bài bản thì uổng quá.

Trong cuộc sống này, có 2 dạng sự thật. 1 là sự thật hiển nhiên, tồn tại như một định luật rồi. 2 là những cái không phải sự thật nhưng được người ta vẽ ra và dùng quyền uy ép người khác phải thừa nhận hay nói dễ hiểu là "nói dối như thật". Vậy thì không biết trong vụ án này, người dân đã được tuyên truyền theo nghĩa nào của sự thật? Thần công bằng Justia có đôi mắt bị buộc lại bởi dải băng đen, hẳn nào cái lý lẽ công bằng ở đây lại tối như hũ nút vậy.

Trong ngày ông Chấn được tạm tha, có 2 chi tiết làm tôi ấn tượng nhất. Đầu tiên, sau khi cởi chiếc áo tù, bên trong ông Chấn mặc 1 chiếc áo trắng với dòng chữ Summer Holiday. Có lẽ, ông chưa bao giờ mất đi niềm tin về sự vô tội của mình. Môi trường nhà tù hoàn toàn có thể biến niềm tin vô tội đó thành tâm trạng tội lỗi. Và do vẫn giữ được niềm tin đó nên ông đã chiến đấu được để giành công bằng cho mình.

Thứ 2 là chi tiết khi ra xe để về quê sau 10 năm "đá cho Juventus", ông Chấn đi chân đất. Không biết là do ông thích thế hay phía tòa án và kiểm sát không cho ông được 1 đôi dép. Có lẽ tòa án còn đang bận xử những vụ án khác chứ thời giờ đâu mà để ý đến việc 1 thằng tù ra trại đi gì về quê nhỉ? Nhưng thế càng hay ông Chấn ạ, quê hương lại đón ông về như chưa hề xa cách, hôm qua hình ảnh ông Chấn về quê không phải như 1 tên tù hết hạn mà như 1 người anh hùng vậy. Chắc nhiều người cũng có chung suy nghĩ này.


Ông về quê không phải với tu cách 1 tên tù ra trại, chắc chắn là vậy.

Ngành nào ở Việt Nam cũng mắc căn bệnh thành tích, tòa án chắc cũng không ngoại lệ. Công an thì được giao chỉ tiêu mỗi ngày phải phạt đủ bao nhiêu tiền mới là hoàn thành nhiệm vụ thì ngành tòa án chắc cũng có chỉ tiêu số tù nhân phải đi tù đủ. Thi đua thì mới có động lực để làm việc chứ.

Ước gì, những ai đã ép cung ông Chấn giờ phải ngồi thù đúng 10 năm như ông đã từng chịu nhỉ? Có ai đồng quan điểm này không?
 

Cộng đồng sốc vì 300 người xin giảm án cho kẻ sát nhân

“Tội nghiệp người đã khuất. Không biết 300 người kia có nghĩ đến nạn nhân bị giết chết oan uổng không? Tôi nghĩ nhân đạo đặt nhầm chỗ cũng là một tội ác”.

Đó là ý kiến chia sẻ của độc giả Ly Na trong bài viết "Hơn 300 người xin tội cho kẻ sát nhân 'say tình chị dâu"Ngày 8/1/2013, người dân xã Long Hưng (Mỹ Tú, Sóc Trăng) phát hiện xác của anh Trần Văn Nhân (36 tuổi). Anh Nhân đã bị siết cổ đến chết và bị cột đá vào người thả trôi sông. Ngay lập tức công an đã vào cuộc truy tìm hung thủ, nghi vấn được nhằm vào Văn Thị Thủy (32 tuổi), vợ anh Nhân, vì chị ta có nhiều lời khai mâu thuẫn và hành động khác thường.
Qua khai thác, điều tra, cuối cùng Thủy cũng thừa nhận vì quan hệ ngoài luồng với em họ là Trần Tuấn Thanh nên đã lập mưu giết chồng. Sau nhiều lần cho chồng uống thuốc ngủ nhưng không thấy chồng chết, Thủy cùng người tình đã bàn nhau giết anh Nhân rồi phi tang chứng cứ, sau đó cả hai cùng ân ái ngay trên chiếc giường vừa gây án.
Hành động tàn ác của đôi tình nhân bị lên án gay gắt và gây bức xúc trong dư luận. Ngày 26/6, TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt Trần Tuấn Thanh (28 tuổi) mức án tử hình, Văn Thị Thủy mức án tù chung thân cùng về tội giết người. Bản án đã được quyết định, hung thủ phải trả giá đắt cho hành vi của mình.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là việc cha mẹ nạn nhân và hơn 300 người dân kí đơn xin giảm án cho tử tù Trần Tuấn Thanh. Sự việc này đã gây bức xúc và hoang mang dư luận. Có hai vấn đề được đặt ra xung quanh việc hơn 300 người dân kí đơn xin giảm án.
300 người, liệu có thật?
Trước tiên, liệu con số 300 người dân này có thực hay không hay chỉ là con số ảo? Nhiều độc giả cho rằng con số này không có thực bởi hành động tàn nhẫn như vậy không thể nào có nhiều người đặt bút kí vào đơn xin giảm án.
Độc giả Ngọc tâm sự: “Con số 300 người, tôi cho rằng không có thực, cũng có thể có người kí vào đơn xin giảm án nhưng không thể nào nhiều vậy được”. “Tôi cũng không tin được rằng lại có số người xin giảm án nhiều đến như vậy. Hung thủ ra tay quá tàn ác và có kế hoạch ngay từ đầu, vậy thì tại sao lại xin giảm án?", độc giả Hưng nói.
“Sao một tội ác rõ ràng như vậy lại có nhiều người xin giảm án cho kẻ sát nhân máu lạnh?.Bởi hành vi giết người của Thanh và Thủy đã được lên kế hoạch từ trước, cho nên không thể nào nói rằng ý định giết người của đôi tình nhân mới được nảy sinh khi sợ người anh họ phát hiện mối quan hệ", nickname Vyle chia sẻ.
Nhân đạo đặt nhầm chỗ cũng là một tội ác
 Nhiều độc giả bất bình, phê phán mạnh mẽ việc 300 người xin giảm án cho kẻ sát nhân máu lạnh. "Con người sống phải có nhân đạo là đúng, nhưng lòng nhân đạo không được đặt đúng chỗ thì chẳng khác nào chúng ta đang dung túng cho kẻ giết người", nickname Haitam nói.
“Đôi tình nhân này quyết tâm phạm tội đến cùng, họ đã có ít nhất 2 lần ra tay hại anh Nhân, chứng tỏ không phải là lỗi do "nhất thời phạm tội". Họ còn tính toán, phân công nhau chuẩn bị công cụ để giết anh Nhân và tước đoạt mạng sống của anh đến cùng. Hành vi  tàn độc, dã man vậy sao có đến 300 người kí đơn xin giảm án? Thật không thể hiểu nổi”, Quang Lâm chia sẻ.
Đồng tình với Quang Lâm, độc giả Hải nói: “300 người xin giảm án ư ? Tại sao lại vậy chứ?  Tại sao lại xin giảm án cho kẻ nhẫn tâm giết cả anh mình chứ?”
Bạn đọc Mẫn bức xúc: “Tôi ngạc nhiên vì có đến 300 người muốn tha chết cho kẻ giết người vừa có tính toán, vừa dùng thủ đoạn độc ác để xóa dấu vết. Lòng nhân đạo có đặt nhầm chỗ không?”.
“Tội ác trời không dung đất không tha. Không thể hiểu 300 người hàng xóm kia nghĩ gì mà lại xin tha chết cho tên Thanh nhỉ?”, bạn Minh Hiền nói.
Độc giả Ngô Huy Tuấn cũng cùng quan điểm: “ Tôi thật không chấp nhận nổi”.
Hành động tàn nhẫn của Thanh và Thủy xứng đáng nhận sự trừng trị thích đáng của pháp luật. Dù được chính cha mẹ nạn nhân xin giảm án cộng với sự ủng hộ của hơn 300 người dân, Trần Tuấn Thanh vẫn không thể thoát khỏi án tử.
“Cho dù có 3000 người hay hơn nữa xin giảm án thì cũng không có căn cứ gì để giảm án tử cho kẻ này cả", độc giả Quang Huy nói. 




No comments:

Post a Comment

quangnm