Monday, August 19, 2013

QUÂN SỰ THẾ GIỚI 20.8.2013

10 máy bay quân sự đắt nhất của Mỹ

Bạn hãy tưởng tượng một khối sắt thép khổng lồ có giá hơn 2 tỷ USD bay trên không trung. B-2 là một trong những phi cơ đắt giá nhất của quân đội Mỹ, những thứ từng khiến các nghị sĩ phải đau đầu tranh cãi về tiền.

a
Chiến đấu cơ F/A-18 Hornet: 94 triệu USD. Lần đầu phục vụ quân đội trong những năm 1980, máy bay chiến đấu hai động cơ F/A 18 Hornet là chiếc tiêm kích tấn công đầu tiên của Mỹ, có thể tấn công cả mục tiêu trên không và trên mặt đất. Nó từng tham gia vào chiến dịch Bão táp Sa mạc và thuộc đội bay biểu diễn Thiên thần Xanh. F/A-18 được các nước Canada, Australia, Phần Lan, Kuwait, Malaysia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ sử dụng.

b
Chiến đấu cơ EA-18G Growler: 102 triệu USD. Growler là phiên bản quân sự nhẹ hơn của chiến đấu cơ F/A-18. Growler không chỉ có khả năng tìm và làm gián đoạn radar chống máy bay, mà còn có thể làm nhiễu các phương tiên thông tin liên lạc của kẻ thù.

c
Máy bay vận tải quân sự V-22 Osprey: 118 triệu USD. V-22 Osprey có tính năng cất cánh và hạ cánh như trực thăng nhưng lại có thể bay nhanh hơn và xa hơn như một chiếc máy bay cánh quạt. Nó được sử dụng lần đầu ở Iraq năm 2007.
Tuy nhiên, ngay từ giai đoạn sản xuất, chiếc Osprey đã gặp nhiều trục trặc về thiết kế và lắp ráp: máy bay đã cướp đi sinh mạng của 30 thủy quân lục chiến và dân thường riêng trong quá trình phát triển và cũng dính vào nhiều vụ tai nạn sau đó. Cựu phó tổng thống Dick Cheney đã nhiều lần cố gắng yêu cầu ngừng sử dụng máy bay này. Osprey mới đây được đưa đến Nhật Bản và gặp nhiều tranh cãi trong việc có đưa vào sử dụng hay không, do lo ngại về độ an toàn.

122
F-35 Lightning II: 122 triệu USD. Hợp đồng năm 2001 của hãng sản xuất Lockheed Martin để lắp ráp máy bay chiến đấu tàng hình, siêu thanh này là hợp đồng quân sự lớn nhất vào thời điểm đó. Các máy bay F-35 được sản xuất để thay thế đội máy bay cũ kỹ.
Việc phát triển nó là một phần của chương trình Máy bay tiêm kích tấn công kết hợp của Mỹ và các đồng minh và máy bay này bị chỉ trích là sức mạnh yếu và nặng nề, do đó dễ trở thành mục tiêu tấn công. Từ năm 2007 đến 2008, gián điệp mạng đã đột nhập vào hệ thống máy tính của chương trình này, làm dấy lên lo ngại đối thủ sẽ sao chép thiết kế và lợi dụng điểm yếu của F-35.


232
Máy bay E-2D Advanced Hawkeye: 232 triệu USD. Là một bước tiến lớn đối với công tác do thám và trinh sát, hệ thống radar mới và mạnh mẽ của máy bay Advanced Hawkeye giúp tăng phạm vi lãnh thổ một chiếc máy bay có thể giám sát lên 300%.  "Nó thậm chí có thể quan sát cây hồ trăn ở Iran nảy mầm", một nhà phân tích tại viện Lexington từng phát biểu.

241
Trực thăng VH-71 Kestrel: 241 triệu USD. Dự án trực thăng công nghệ cao này được phát triển nhằm thay thế đội máy bay lên thẳng cũ kỹ của tổng thống Mỹ, và đã tiêu tốn hơn 50% ngân sách trước khi Barack Obama lên nắm quyền. Sau khi nhậm chức, tổng thống công bố kế hoạch loại bỏ các trực thăng này vì chi phí vượt quá giới hạn. Tuy nhiên, Ủy ban Phân bổ Ngân sách của Hạ viện Mỹ sau đó đã đồng ý khôi phục 485 triệu USD để tài trợ cho những chiếc Kestrel.


290
Máy bay P-8A Poseidon: 290 triệu USD. Máy bay phiên bản quân sự được tân trang từ máy bay 737 được Hải quân Mỹ sử dụng để tiến hành chiến tranh chống tàu ngầm và thu thập thông tin tình báo. Nó có thể chở ngư lôi, tên lửa và các vũ khí khác. P-8A dự kiến đi vào phục vụ trong năm nay.  

328
C17A Globemaster III: 328 triệu USD. Máy bay vận tải quân sự của Không quân Mỹ được sử dụng để di chuyển quân đội đến vùng chiến sự, thực hiện di tản y tế và các sứ mệnh thả dù. Có tổng cộng 190 chiếc C17A đang phục vụ quân đội Mỹ. Máy bay có bốn động cơ phản lực cánh quạt đẩy (cùng loại với động cơ của Boeing 757) và có thể thả 102 lính nhảy dù cùng một lúc. Hoạt động từ năm 1993, nó đã được sử dụng để vận chuyển quân đội và tham gia hỗ trợ nhân đạo tại Afghanistan và Iraq.  

350
Chiến đấu cơ F-22 Raptor: 350 triệu USD. Được thai nghén lần đầu tiên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để trở thành máy bay chiến đấu cạnh tranh với Xô viết, F-22 được nhà sản xuất Lockheed Martin chào hàng là chiến đấu cơ toàn diện tốt nhất thế giới, nhưng cũng thuộc hàng đắt đỏ nhất. Nó có thể bắn hạ tên lửa hành trình của đối thủ, bay đường dài với tốc độ siêu thanh và tránh được mọi loại radar định vị.
Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ từng bỏ phiếu không tán thành việc chế tạo thêm 7 máy bay tương tự, với việc tiêu tốn 1,67 tỷ USD tiền thuế của dân, dù việc phát triển dự án này có thể tạo thêm 25.000 việc làm cho dân Mỹ.

2,4 tỷ
Máy bay ném bom B-2 Spirit: 2,4 tỷ USD. Máy bay ném bom B-2 đắt đỏ đến nỗi Quốc hội Mỹ cắt giảm số lượng đặt hàng năm 1987 từ 132 xuống còn 21. Một vụ tai nạn máy bay năm 2008 khiến số lượng máy bay này giảm xuống còn 20. 
Máy bay B-2 khó bị phát hiện bằng các tín hiệu radar, hồng ngoại, điện từ, các tín hiệu âm thanh hay hình ảnh. Khả năng tàng hình khiến B-2 có thể tấn công kẻ thù với ít nguy cơ bị trả đũa hơn. Được sử dụng kể từ năm 1993, B-2 đã được triển khai ở cả Iraq và Afghanistan.

Máy bay ném bom siêu thanh rơi trên đất Mỹ

Một chiếc B-1B Lancer của không quân Mỹ hôm qua lao xuống đất ở bang miền bắc Montana, nhưng các thành viên tổ bay đã kịp thoát thân.

b-1b-lancer-1376966875.jpg
Một chiếc B-1B Lancer. Ảnh minh họa: USAF
Chiếc máy bay cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth, "sân nhà" của Phi đội Ném bom số 28 thuộc không quân Mỹ. Nó đang trong một nhiệm vụ huấn luyện thường ngày.
Nguyên nhân của vụ rơi máy bay này vẫn chưa được làm rõ. Theo một thông báo của không quân Mỹ, cả 4 người trên chiếc phi cơ đều chỉ bị thương nhẹ trong vụ việc.
"Chúng tôi đang làm việc tích cực để đảm bảo sự an toàn của các thành viên tổ bay và đã cử những nhân viên đầu tiên đến hiện trường, làm việc chặt chẽ với giới chức địa phương", thượng tá Kevin Kennedy, chỉ huy Phi đội Ném bom số 28. "Ngay lúc này, tất cả suy nghĩ cũng như lời cầu nguyện của chúng tôi được dành cho các thành viên tổ bay và gia đình họ".
Phi cơ ném bom chiến lược siêu thanh B-1B Lancer là phiên bản nâng cấp của dòng máy bay ném bom tầm xa B-1 do hãng Rockwell chế tạo. Các phi cơ B-1 ban đầu được thiết kế để mang theo những vũ khí hạt nhân.
Các phi cơ cải biến B-1B từng tham gia các chiến dịch lớn của Mỹ gồm "Cáo Sa mạc" ở vùng Vịnh Persian; chiến dịch ném bom do Mỹ và NATO tiến hành tại Kosovo. Theo AP, trị giá mỗi chiếc B-1 vào khoảng 300 triệu USD.
b1-b-bomber-1376967300.jpg
Nơi chiếc máy bay ném bom lao xuống hôm qua tại Montana. Ảnh: AP.

Khu vực 51 - Căn cứ tối mật thời Chiến tranh Lạnh

Chính phủ Mỹ cuối cùng đã xác nhận sự tồn tại của khu vực 51, khu quân sự siêu bí mật dùng để thử nghiệm máy bay do thám U-2.

Khu vực 51 nhìn từ trên cao.    Ảnh: Google maps
Khu vực 51 nhìn từ trên cao. Ảnh: Google maps.
Nằm cách 128 km về phía tây bắc Las Vegas, khu vực 51 là một trong những địa danh bí ẩn nhất trên thế giới. Nhiều người cho rằng, nơi đây còn lưu lại mảnh vỡ của một chiếc đĩa bay rơi xuống vùng Roswell năm 1947. Chính phủ Mỹ sử dụng địa điểm bí mật này cất giấu thi thể và đĩa bay của người ngoài hành tinh, Reuters cho biết.
Khu vực 51 không có trên bất cứ bản đồ địa chính nào của Mỹ. Trong nhiều thập kỷ không ai biết tới sự tồn tại của nó.
Một thành viên cấp cao của Cơ quan lưu trữ an ninh quốc gia, Đại học George Washington, Mỹ đã gửi yêu cầu công khai thông tin về chương trình gián điệp U-2 của CIA, trong đó máy bay tầm cao U-2 được thử nghiệm tại khu vực và sau đó được sử dụng với mục đích do thám trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh và cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Jeffrey Richelson đã gửi yêu cầu tiết lộ thông tin từ năm 2005 và nhận được tài liệu vài tuần trước..
Theo BBC, những tài liệu trường Đại học George Washington có được mô tả việc Mỹ dùng khu vực ở Nevada này thử nghiệm các loại máy bay do thám bí mật. Nó cũng giải thích liên quan giữa địa điểm này với những UFO và người ngoài hành tinh
"U-2 là bí mật hàng đầu, họ phải giấu tất cả mọi thứ về nó", Chris Pocock, một nhà báo quốc phòng nói với BBC.
Một máy bay U-2 chuẩn bị cất cánh   Ảnh: NSI
Một máy bay U-2 chuẩn bị cất cánh Ảnh: NSI.
Địa điểm 51 được lựa chọn cho chương trình U-2 năm 1955 sau một cuộc khảo sát trên không của CIA và lực lượng không quân Mỹ. Tổng thống Dwight Eisenhower đích thân ký chấp nhận việc  sử dụng nơi đây làm khu thử nghiệm.
Các quan chức của CIA, lực lượng không quân, nhà thầu xây dựng U-2, bắt đầu di chuyển vào cơ sở này tháng 7/1955.
Tài liệu cũng lưu ý rằng, các thử nghiệm của máy bay U-2 trong nhiều năm sau đó ở độ cao lớn hơn nhiều so với máy bay thương mại là nguyên nhân làm gia tăng báo cáo về vật thể bay không xác định (UFO). Lúc này không ai tin những chuyến bay có người lái có thể thực hiện trên độ cao trên 20 km.
Sự tồn tại của khu vực 51 là chủ đề của nhiều cuộc nghiên cứu trong thời gian qua. Một số người cho rằng nơi đây là địa điểm hạ cánh của người ngoài hành tinh, cỗ máy thời gian hoặc thậm chí là nơi quân đội Mỹ đang chế tạo đĩa bay sử dụng năng lượng phi vật chất. Tuy nhiên, những gì diễn ra tại khu vực 51 không hoàn toàn phức tạp như vậy. Nó không liên quan gì đến các vật thể bay ngoài trái đất (UFO) và người ngoài hành tinh.
Bản đồ của khu vực 51    Ảnh: NSI
Bản đồ của khu vực 51 Ảnh: NSI.
Những tài liệu tiết lộ một bản đồ không được tìm thấy trên Google về khu vực 51 và hồ Groom, trung tâm Nevada. Ngoài ra, tên của những phi công, chi tiết những chuyến bay ở Liên Xô cũng như sự tham gia của Anh trong chương trình U-2 được miêu tả chi tiết hơn ba trang tài liệu.
Một số cái tên bí mật và mật mã cũng được liệt kê, chẳng hạn như  ‘HBJARGON’ là căn cứ của U-2 ở Pakistan.

Tên lửa liên lục địa lớn nhất của Mỹ

LGM-118A Peacekeeper (Người gìn giữ hòa bình) là tên lửa đạn đạo liên lục địa chiến lược thế hệ mới nhất và lớn nhất của Mỹ, với công nghệ ưu thế hơn vũ khí tương tự của Liên Xô về khả năng dẫn đường, tự động hóa và độ chính xác cao.

[Caption]
ICBM LGM-118A Peacekeeper. 
Khi nhắc tới tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), ngoài Liên Xô, không thể không nhắc tới Mỹ - quốc gia đi tiên phong trong công nghệ vũ khí hạt nhân và tên lửa của thế giới. Trong Chiến tranh Lạnh, cả Liên Xô và Mỹ đã đẩy công nghệ phát triển ICBM lên tầm cao mới với việc chạy đua công nghệ dẫn bắn tên lửa, giảm sai số trượt mục tiêu (CEP), đầu đạn hạt nhân tự dẫn…. 
Sự khác biệt chính của ICBM Mỹ so với của Liên Xô là việc áp dụng rộng rãi công nghệ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn có độ tin cậy, thời gian phản ứng cao hơn và các phương án tối ưu khả năng phòng vệ trận địa bệ phóng cố định trước những đợt tất công phủ đầu trong chiến tranh hạt nhân toàn diện.
Đáng chú ý trong số đó là ICBM thế hệ thứ 3 và cũng là mới nhất của Mỹ mang tên LGM-118A Peacekeeper (Người gìn giữ hòa bình), với những công nghệ ưu thế hơn vũ khí của Liên Xô về khả năng dẫn đường, tự động hóa cao và CEP cực thấp trong “thế giới ICBM”.
Ra đời trong tranh cãi về học thuyết sử dụng ICBM mới
Sau khi hoàn tất việc triển khai các tổ hợp ICBM Minuteman III phiên bản giếng phóng, từ năm 1971, Bộ Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ (SAC) bắt tay phát triển ICBM thế hệ 3 kế thừa và tối ưu các tính năng có trên Minuteman III về tầm bắn, số lượng đầu đạn mang theo và CEP. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm quân đội Mỹ xảy ra tranh cãi về việc ICBM Liên xô đã được nâng cấp độ chính xác và có khả năng vô hiệu hóa khả năng phản công bằng ICBM giếng phóng của Mỹ ngay từ các loạt tấn công phủ đầu. Bất chấp các tranh cãi, tới tháng 4/1972, SAC đã cho ra mắt chương trình ICBM thực nghiệm Missile-X làm nền tảng cho ICBM Peacekeeper sau này.
[Caption]
Các đầu đạn hạt nhân lắp trên LGM-118A Peacekeeper.
Vấn đề quan trọng nhất trong phát triển ICBM Peacekeeper là cân nhắc giữa việc tập trung phát triển phiên bản giếng phóng hay phiên bản di động triển khai trên tàu hỏa của dòng ICBM này. Cuối cùng, năm 1976, SAC đã quyết định phát triển song song 2 phiên bản của ICBM Peacekeeper.
Tới ngày 17/6/1983, vụ thử ICBM Peacekeeper nguyên mẫu đã được thực hiện từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California. Đạn tên lửa thử nghiệm đã bay qua khoảng cách 6.704 km để giải phóng 6 đầu đạn giả xuống bãi thử Kwajalein trên Thái Bình Dương. Sau vụ thử trên, SAC còn thực hiện 12 vụ phóng thử ICBM Peacekeeper để đánh giá và hoàn thiện tầm hoạt động và khả năng mang vác của tên lửa.
Sau khi được phê duyệt đề án, ICBM Peacekeeper được chế tạo hàng loạt từ năm 1984 với kế hoạch thay thế hoàn toàn 50 ICBM Minuteman III thuộc biên chế Trung đoàn tên lửa chiến lược số 400 ở căn cứ không quân F.E. Warren. Sau căn cứ không quân F.E. Warren, 50 ICBM loại này còn được lên kế hoạch trang bị cho Trung Đoàn tên lửa chiến lược số 319 và việc triển khai các đơn vị ICBM mới dự kiến hoàn thành vào tháng 12/1989. Ở thời điểm được triển khai, giới chức quân sự Mỹ hy vọng, Peacekeeper sẽ phục vụ quân đội Mỹ trong 20 năm.
Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị gián đoạn vào năm 1986, khi Quốc hội Mỹ yêu cầu ICBM Peacekeeper cần có sự nâng cấp sâu về khả năng cơ động và sống sót trước các dòng ICBM hạng nặng của Liên Xô. Đáp ứng yêu cầu trên, trong thập kỷ 1980, SAC đã phát triển phiên bản ICBM Peacekeeper phóng từ tàu hỏa (có nét giống với dòng ICBM RT-23 Molodets của Liên Xô).
Cơ cấu của hệ thống này là mỗi đoàn tàu đặc biệt sẽ mang 2 bệ phóng ICBM Peacekeeper được ngụy trang để hoạt động trong hệ thống đường sắt của Mỹ. Điểm khác biệt của hệ thống này so với sản phẩm tương tự của Nga là chúng được triển khai sẵn tại một số nhà ga đặc biệt và chỉ hoat động khi nhận lệnh chiến đấu. Tổng cộng, Mỹ đã lên kế hoạch triển khai 25 đoàn tàu như vậy với 10 nhà ga đặc biệt vào thời điểm tháng 2/1987.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các vướng mắc về kỹ thuật và yêu cầu kỹ-chiến thuật không đạt yêu cầu đặt ra, SAC đã hủy chương trình ICBM Peacekeeper đặt trên tàu hỏa để tập trung triển khai và nâng cấp phiên bản giếng phóng.
Số phận của ICBM Peacekeeper sau đó được định đoạt bởi Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược 2 (START-2) khi Nga và Mỹ đạt được thỏa thuận coi LGM-30 Minuteman III là ICBM phiên bản giếng phóng duy nhất của Mỹ. Việc triệt thoái và tháo bỏ ICBM Peacekeeper chính thức hoàn thành ngày 19/9/2005. Các đầu đạn hạt nhân  W87/Mk-21 của ICBM Peacekeeper sau đó được hoán cải để phù hợp lắp trên ICBM Minuteman III.
Đối trọng của ICBM Sa-tăng
[Caption]
Cơ cấu giếng phóng của LGM-118A Peacekeeper.
Quá trình thiết kế được áp dụng các công nghệ tên lửa và dẫn đường tiên tiến nhất của Mỹ, Peacekeeper là dòng ICBM lớn nhất và tấn công mục tiêu chính xác nhất Mỹ từng chế tạo. ICBM loại này lớn hơn đáng kể so với Minuteman III với chiều dài tên lửa nguyên khối đạt 21,4 m và nặng hơn 100 tấn. Trọng lượng của Peacekeeper chỉ thua ICBM Sa-tăng của Nga, nhưng lại có tính ổn định và thời gian triển khai tốt hơn do sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn.
ICBM Peacekeeper có kết cấu 4 tầng phóng hỗn hợp (3 tầng đầu sử dụng nhiên liệu rắn, tầng thứ 4 sử dụng nhiên liệu lỏng) để tăng khả năng cơ động của các đầu đạn và hiệu chỉnh chúng tấn công chính xác mục tiêu. Tầm bắn của dòng ICBM này đạt 9.600 km và sử dụng hệ thống dẫn đường thuần quán tính.
Toàn bộ đạn tên lửa Peacekeeper được đặt trong khoang bảo quản kín giúp không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Điểm đặc biệt là Peacekeeper lại sử dụng phương thức phóng thẳng đứng nguội khác biệt với phương thức truyền thống của ICBM Mỹ. Các chuyên gia nhận định phương thức này được áp dụng để Peacekeeper có thể sử dụng chung giếng phóng với ICBM Minuteman III, dù khối lượng nó lớn hơn gấp 3 lần Minuteman III.
Theo đúng thiết kế ban đầu, Peacekeeper có thể mang được 11 đầu đạn dạng MIRV W87/Mk-21 có khả năng tự hiệu chỉnh quỹ đạo với sức công phá tương đương 300 kilotone/đầu đạn (sau này do quy định của START, mỗi ICBM Peacekeeper chỉ được mang tối đa 10 đầu đạn).
Các đầu đạn MIRV tấn công mục tiêu.
Các đầu đạn MIRV tấn công mục tiêu.
Công nghệ MIRV của Mỹ khác biệt so với Nga ở việc khối đầu đạn được xác định quỹ đạo trước khi tiến vào bầu khí quyển nhờ các động cơ hiệu chỉnh đặc biệt. Khi chia tách khỏi tên lửa đẩy, đầu đạn kích hoạt động cơ tự thân tạo mô-men xoáy để ổn định hướng bay. Trong khi đó, MIRV của Nga, bản thân là các tên lửa con độc lập sẽ tự hiệu chỉnh quỹ đạo trong quá trình xâm nhập khí quyển để giảm thiểu khả năng bị đánh chặn.
Ngoài ra, khả năng tự xác định quỹ đạo bay trước khi xâm nhập khí quyển của các đầu đạn trên ICBM Peacekeeper cũng giúp CEP của chúng thấp nhất trong các dòng ICBM từng được chế tạo vào khoảng 120m.
ICBM là gì?
Phân loại của tên lửa được tính bằng tầm bắn của chúng và cũng từ tầm bắn cũng xác định nó thuộc phân cấp chiến thuật hay chiến lược:
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM): Tầm bắn đạt dưới 1.000km và thường được xếp lại là tên lửa cấp chiến thuật
Tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM): Tầm bắn khoảng 1.000km và 3.500km
Tên lửa đạn đạo tầm xa (IRBM - LRBM): Tầm bắn đạt từ 3.500km tới 5.500km
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM): Tầm bắn lớn hơn 5.000km
Ngoài ra, còn phải kể tới tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) - được phóng từ tàu ngầm hạt nhân và có tầm bắn tương đương ICBM.
Với tầm bắn vượt trội, các loại ICBM có phổ nhiệm vụ rộng từ việc mang đầu đạn (thông thường và hạt nhân) tấn công lãnh thổ đối phương ở xa tới việc làm nhiệm vụ tên lửa đẩy mang vệ tinh lên quỹ đạo

Quỷ Sa-tăng - tên lửa lớn nhất thế giới

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu lỏng đứng đầu thế giới về trọng lượng khi phóng, khối lượng đầu đạn có thể mang theo và tầm bắn cực xa.

ICBM R-36M2 rời giếng phóng.
So với ưu thế nhỏ gọn và tính cơ động cao của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sử dụng nhiên liệu rắn, thì ICBM nhiên liệu lỏng vẫn có những ưu điểm khó có thể bỏ qua về khả năng mang vác các loại đầu đạn lớn, chi phí chế tạo đạn tên lửa, nhiên liệu rẻ và yêu cầu về kỹ thuật bảo đảm không qua phức tạp.
Chính vì những lý do trên, các thế hệ ICBM đầu tiên của Nga và Mỹ đều sử dụng nhiên liệu lỏng. Trong chiến tranh Lạnh, khi Mỹ tập trung phát triển ICBM sử dụng nhiên liệu rắn, thì Liên Xô lại phát triển song song 2 dòng ICBM với mục đích tấn công phủ đầu bằng ICBM nhiên liệu rắn và áp chế đối phương bằng ICBM nhiên liệu lỏng (chỉ ICBM loại này mới có thể mang được các đầu đạn hạt nhân cỡ lớn gây huỷ diệt diện rộng).
Đáng chú ý cho xu thế phát triển ICBM dạng này còn tồn tại tới ngày nay là dòng ICBM sử dụng nhiên liệu lỏng siêu nặng R-36M2 Voevoda (tên mã định danh NATO là SS-18 Satan). Đây là dòng ICBM vô địch thế giới về trọng lượng tên lửa khi phóng (nặng tới 211 tấn), khối lượng đầu đạn có thể mang theo (gần 9 tấn) và tầm bắn cực xa (16.000km). Với thông số trên, R-36M2 thực sự là quỷ Sa-tăng với sức huỷ diệt mà nó gây ra.
Xuất hiện để làm đối trọng răn đe với Mỹ
Trong chiến tranh Lạnh, trước việc Mỹ phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu hệ thống ICBM sử dụng nhiên liệu rắn đặt trong boongke kiên cố khó có thể tiêu diệt bằng các loại đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ đã đặt yêu cầu đối với Liên Xô về việc phát triển thế hệ vũ khí hạt nhân răn đe làm đối trọng với ICBM Peacekeeper và Minuteman của Mỹ. 
Trước yêu cầu trên, Viện thiết kế Yuzhnoie (thành phố Dnepropetrosk) dưới sự chỉ đạo của tổng công trình sư V.Utkin đã nhận yêu cầu phát triển thế hệ ICBM nhiên liệu lỏng mới thay thế tổ hợp tên lửa R-36 đã lỗi thời trong những năm 1970 và tới tháng 12-1975, các tổ hợp ICBM R-36M đầu tiên đã được triển khai với các thông số vượt trội so với R-36 như:
+ Độ chính xác tăng gấp 3 lần
+ Khả năng sẵn sàng chiến đấu tăng 4 lần
+ Năng lực tên lửa tăng 1,4 lần
+ Khả năng sống sót khi bị tấn công phủ đầu tăng 15 đến 30 lần
+ Tối ưu khối lượng thiết bị phóng tăng 2,4 lần
+ Thời gian khai thác sử dụng tăng 1,4 lần
Sự xuất hiện của R-36M/M2 đã làm cho Mỹ sửng sốt. Các chuyên gia Mỹ nhận định với sức phá huỷ của dòng ICBM này rất ít bệ phóng ICBM Peacekeeper và Minuteman có thể sống sót được sau loạt tấn công đầu tiên
Trong cơ cấu lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, ICBM sử dụng nhiên liệu rắn là vũ khí tấn công phủ đầu thường đặt trên các bệ di động đảm bảo khả năng sống sót cao, còn ICBM nhiên liệu lỏng đặt trong giếng phóng cố định chính là cốt lõi sức mạnh để huỷ diệt đối phương trong chiến tranh hạt nhân toàn diện. Chính vì sức mạnh kinh hoàng của dòng ICBM R-36M/M2, Mỹ và NATO đã đặt mật danh của dòng tên lửa này là Sa-tăng (tên một con quỷ sức mạnh vô song trong Kinh Thánh).
Sức mạnh "vô song" của ICBM Sa-tăng
Kích thước khủng của ICBM R-36M.
Về cơ bản, R-36M/M2 là ICBM 2 tầng phóng sử dụng nhiên liệu lỏng kết hợp giữa N2O4 và UDMH. Thiết kế động cơ và buồng chứa nhiên liệu mới cho phép ICBM Sa-tăng mang được 188 tấn nhiên liệu và khối lượng đầu đạn tới 8,8 tấn (R-36 chỉ là 5,5 tấn). Thiết kế mới cũng cho phép tên lửa lưu trữ nhiên liệu lâu hơn với việc duy trì trạng thái chiến đấu 10-15 năm trước khi cần kiểm tra và tuổi thọ có thể đạt 25 năm.
Tên lửa được R-36M2 phóng thử lần đầu vào tháng 2-1973 và được nhận vào trang bị ngày 30-12-1975. R-36M có tới 6 biến thể (từ Mod-1 tới Mod-5) với sự khác biệt chủ yếu ở trang bị đầu đạn chiến đấu. Ở phiên bản tiêu chuẩn, R-36M mang đầu đạn hạng nặng đơn nhất có sức công phá 20-25 Megatone với tầm bắn đạt 11.200km; đầu đạn đơn khối nhẹ 8 Megatone với tầm bắn 16.000km hoặc 10 đầu đạn MIRV với sức công phá mỗi đầu đạn đạt 400 Kilotone hay 10 đầu đạn hỗn hợp (4 đầu đạn 1 Megatone và 6 đầu đạn 400 Kilotone). 
Sức mạnh của đầu nổ đơn khối của R-36M2 gấp 500 lần quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945. Với sức mạnh như vậy, ngoài khả năng tiêu diệt mục tiêu khi cho nổ ở độ cao thấp, R-36M2 còn có thể sử dụng như vũ khí điện từ (EMP) khi cho nổ ở độ cao lớn tạo "sát thương" bằng sóng điện từ và bụi hạt nhân trên lãnh thổ đối phương.
Kích thước khủng của ICBM R-36M
Điểm khác biệt nữa của R-36M2 là việc sử dụng chung giếng phóng với ICBM R-36, nhưng độ sâu giếng sâu hơn để nâng cao khả năng sống sót khi bị tấn công phủ đầu.
ICBM R-36M2 sử dụng phương thức phóng thẳng đứng nguội. Đạn tên lửa được bảo quản trong thùng vận tải – phóng, lắp trong hầm phóng được nạp nhiên liệu ở trạng thái trực chiến thời gian dài. Cơ chế phóng được thực hiện  hoàn toàn tự động. Các tham số quan trọng nhất của tên lửa đều được mã hoá và kiểm soát thường xuyên để tăng cường độ tin cậy khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Cơ cấu khoang bảo quản mới cho phép R-36M2 hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết.
R-36M2 tương tự như các dòng ICBM sử dụng hệ thống dẫn đường hỗn hợp tự động quán tính ở pha đầu, nhưng được hiệu chỉnh pha giữa thông qua máy tính đạn đạo kết nối với trung tâm chỉ huy mặt đất. Theo các thông tin từ phía Nga, CEP của ICBM R-36M2 vào khoảng 500m, còn theo Phương Tây, con số này là 260m (sai số quá nhỏ cho dòng vũ khí hạt nhân huỷ diệt diện).
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga hiện còn duy trì từ 55 đến 80 bệ phóng R-36M2 và chúng sẽ tiếp tục hoạt động cho tới năm 2026.
Tại sao Mỹ lại cố gắng triển khai lá chắn tên lửa áp sát biên giới Nga?
Tất cả các dòng ICBM đều dễ tổn thương ở những pha tăng tốc đầu tiên do tên lửa phải chiến thắng trọng lực để lấy độ cao và không thể tự cơ động. Nắm bắt được yếu điểm này, Mỹ luôn tìm cách triển khai các phương tiện đánh chặn tên lửa áp sát biên giới Nga như: Tên lửa đánh chặn, laser hàng không (ABL) để tăng khả năng đánh chặn thành công.
Ngoài ra, hệ thống NMD của Mỹ cũng được thiết kế đánh chặn đầu đạn hạt nhân của đối phương khi chúng mới thoát ly khỏi tên lửa vì 2 lý do:
Thứ nhất, đầu đạn vừa thoát ly khỏi tên lửa Mỹ chưa có gia tốc rơi lớn (tốc độ vũ trụ cấp 1) nên xác suất đánh chặn cao hơn. Thứ hai, đối với đầu đạn hạt nhân việc đánh chặn đồng nghĩa với việc kích nổ nó. Việc đánh chặn cần thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Mỹ để tránh hậu quả về bụi phóng xạ và hiệu ứng bức xạ điện từ (sức mạnh huỷ diệt không trực tiếp, nhưng hậu quả thì có khi còn nghiêm trọng hơn cả một vụ nổ hạt nhân trên mặt đất).

'Nắm đấm thép' thoắt ẩn thoắt hiện của Liên Xô

Các đoàn tàu tên lửa liên lục địa của Nga có hình dáng y hệt tàu chở hàng làm cho đối phương đau đầu vì không thể xác định được tên lửa nằm ở đâu và khi nào khai hỏa dù có mạng lưới vệ tinh trinh sát hoạt động không ngừng nghỉ.

ICBM RT-23 UTTKh đặt trên tàu hỏa.
ICBM RT-23 UTTKh đặt trên tàu hỏa.
Trong chiến trạnh Lạnh, cuộc chạy đua giữa hai siêu cường Nga, Mỹ đã cho ra mắt nhiều tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) độc đáo, có tính hủy diệt cao. Trong khi Mỹ tập trung vào phát triển các tổ hợp ICBM giếng phóng đặt trong các boongke kiên cố chịu được các đợt tấn công phủ đầu, thì Nga lại thiên về phát triển các dòng ICBM cơ động có tính dã chiến cao.
Một trong những thứ vũ khí như vậy đã làm cho Mỹ đau đầu vì không thể xác định được nó nằm ở đâu và khi nào sẽ khai hỏa dù có mạng lưới vệ tinh trinh sát hoạt động hằng ngày, hằng giờ trên bầu trời Liên bang Xô Viết. Đó chính là ICBM đặt trên tàu hỏa RT-23 Molodets (tên mã NATO là SS-24 Scalpel).
Sản phẩm ICBM của Viện thiết kế Yuzhnoye này không có sản phẩm tương tự trên thế giới và Mỹ đã phải thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược lần 2 (START II) để yêu cầu Nga loại bỏ và hạn chế phát triển dòng vũ khí có chức năng tương tự.
Cơ động là yếu tố mang tính sống còn
Lợi thế của các ICBM bệ phóng là không thể phủ nhận. Do được triển khai trực tiếp trên mặt đất, ICBM phiên bản giếng phóng thường không bị nhiều hạn chế về trọng lượng, kích thước và có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân hơn các phiên bản ICBM khác. Tuy nhiên, điểm yếu chí tử của ICBM dạng này là các trận địa nằm cố định, khi bị đối phương phát hiện thì nó sẽ là mục tiêu bị tấn công phủ đầu trước tiên. Dù có được gia cố vững chắc đến đâu nhưng xác suất bị tiêu diệt hay vô hiệu hóa vẫn rất cao (chỉ có xác suất sống trước một vài loạt phóng của đối phương).
Từ trước tới nay, nhiều người thường biết tới các dòng ICBM cơ động của Nga đặt trên các xe đặc chủng có khả năng cơ động cao, nhưng thực tế, do là xe siêu trường, siêu trọng, các đơn vị này cũng vẫn phụ thuộc vào các trận địa cơ động có sẵn (ưu thế hơn phiên bản ICBM giếng phóng) và vẫn có khả năng bị vô hiệu hóa.
Trước thách thức trên, từ đầu những năm 1980, Nga đã bắt tay vào phát triển dòng ICBM với yêu cầu phải có tính cơ động cao và phù hợp để triển khai trong bất kỳ hoàn cảnh nào với bối cảnh là chiến tranh hạt nhân tổng lực.
Với những yêu cầu trên, Viện Thiết kế Yuzhnoye đã nhận được yêu cầu phát triển dòng ICBM có 3 tầng phóng sử dụng nhiên liệu rắn có kích thước phù hợp để đặt trên các toa chở chuyên dụng giống toa chở hàng đông lạnh của ngành đường sắt Nga. Đây là một yêu cầu khó. Bản thân hệ thống phóng của ICBM rất phức tạp và chịu tải lớn. Ngoài ra, khoang phóng phải đảm bảo kín không để rò rỉ đồng vị phóng xạ (đối phương có thể phát hiện được từ vệ tinh) trong điều kiện hoạt động thông thường. Đây chính là tiền đề để ICBM RT-23 Molodets xuất hiện.
Sau khi xuất hiện và được triển khai từ năm 1987, ICBM RT-23 Molodets đã mang lại kết quả thành công ngoài mong đợi. Các “đoàn tàu ICBM” với hình dáng y hệt các đoàn tàu chở hàng hoạt động không nghỉ trong hệ thống đường sắt quy mô lớn của Nga. Các biện pháp theo dõi của Mỹ và Phương Tây đã bó tay với loại vũ khí này của Nga. Các chuyên gia phân tích ảnh vệ tinh của Mỹ không thể tìm ra dấu vết các đoàn tàu hạt nhân của Nga bằng quang ảnh lẫn ảnh quang phổ (tìm dấu vết đồng vị phóng xạ) và nhiều phương pháp khác. Thậm chí, Mỹ đã tính tới kế hoạch triển khai các container hàng trá hình, trong lắp đặt các thiết bị giám sát tinh vi trà trộn vào hệ thống đường sắt Nga để theo dõi “đoàn tàu ICBM”, nhưng cũng bó tay.
Tổng cộng Liên Xô và sau này là Nga đã triển khai 56 đoàn tàu chở tên lửa RT-23UTTh và chúng chỉ bị “tiêu diệt” theo START II vào đầu năm 2000.
"Không chỉ chạy nhanh, mà còn mang nắm đấm thép"
ICBM cơ động có tính dã chiến cao.
Đoàn tàu ICBM của Nga có tính cơ động và dã chiến cao. 
Về nguyên lý hoạt động, ICBM RT-23 Molodets phiên bản hoạt động trên tàu hỏa cũng có nhiều sức mạnh tương tự như các dòng ICBM thông thường của quân đội Nga. ICBM phiên bản RT-23 UTTKh/SS-24V dài 23,3 m (đã bao gồm đầu đạn), đường kính thân đạt 2,4 m và có thể mang theo 5 đầu đạt hạt nhân có khả năng tự cơ động quỹ đạo MIRV với sức công phá 550 kilotone/đầu đạn.
Để đảm bảo khả năng cung cấp lực đẩy cho tên lửa ở mọi địa hình phóng, RT-23 UTTKh có tầng phóng đầu tiên trang bị động cơ thay đổi véc-tơ lực đẩy giúp tối ưu gia tốc và giảm bộc lộ hồng ngoại khi phóng. Ngoài ra, hệ thống giá đỡ đặc chủng ở khoang phóng (toa tàu) cho phép triển khai tên lửa ở trạng thái sẵn sàng phóng trong 15 phút. RT-23 UTTKh sử dụng phương thức phóng nguội, tên lửa được đẩy khỏi ống phóng rồi mới kích hoạt động cơ đẩy tự thân.
ICBM RT-23 UTTKh sử dụng phương thức dẫn đường quán tính có hiệu chỉnh pha giữa nhờ hệ thống đạo hàng hình sao giúp sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) ở tầm bắn tối đa (10.500km) chỉ là 500m (đối với vũ khí hạt nhân con số này hầu như không đáng kể vì mục đích của ICBM là đưa được đầu đạn sang lãnh thổ đối phương).
Tại sao đầu đạn hạt nhân lại được kích nổ khi ở độ cao thấp?
Đối với các vụ nổ hạt nhân có thể phân chia làm ba trường hợp: Nổ trên độ cao lớn (trên 800 m), nổ ở độ cao thấp (từ 800 m tới 150 m) và nổ trên mặt đất tại mục tiêu.
Khi nổ trên độ cao lớn hơn 800 m vùng ảnh hưởng lớn, nhưng bán kính sát thương trực tiếp lại nhỏ do năng lượng nhiệt, sóng xung kích của vụ nổ bị phân tán trong môi trường. Còn đối với vụ nổ hạt nhân sát mặt đất, năng lượng của vụ nổ bị chính mặt đất hấp thụ nên bán kính sát thương cũng không lớn và chỉ được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu có chọn lọc.
Trong các thử nghiệm thực tế, sát thương lớn nhất do vụ nổ hạt nhân gây ra khi nó được kích nổ ở độ cao thấp. Khi vụ nổ xảy ra, sóng nhiệt di chuyển với tốc độ ánh sáng ngay lập tức lướt qua, đốt nóng vật trên đường đi và tạo ra hiệu ứng “nổ bỏng ngô” (toàn bộ các vật thể bị đốt cháy và bị bốc lên cao). Tiếp đó, sóng xung kích của vụ nổ đi sau cuốn những vật thể nóng bỏng này theo và tạo ra cảnh tượng phá hủy khủng khiếp của các vụ nổ hạt nhân. Điển hình cho ví dụ này là hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki đều được kích nổ ở độ cao thấp trên dưới 100 m.

5 dự án giao thông táo bạo nhất thế giới

Tàu siêu tốc chạy trong ống, mới được giới thiệu đầu tuần này, là một trong nhiều ý tưởng xuất chúng trên thế giới về cách thức giao thông của nhân loại.

Thang máy không gian
Ý tưởng này đưa ra lần đầu tiên vào năm 1895 bởi nhà khoa học Konstantin Tsiolkovsky, Nga. Thang máy không gian trên trái đất gồm một đầu sợi cáp gắn liền với mặt đất gần xích đạo, và đầu kia vượt ra ngoài không gian gắn với một đối trọng (có thể là trạm vụ trũ hoặc các vật nặng).
Sự tương tác giữa lực hấp dẫn gần mặt đất và lực ly tâm ngoài xa trái đất sẽ giúp sợi cáp duỗi thẳng. Về lý thuyết, thang máy này có thể đưa người cùng các trang thiết bị vào không gian hiệu quả.
Minh họa thang máy trong không gian    Ảnh: Mondoart
Minh họa thang máy trong không gian.  Ảnh: Mondoart.
Bằng việc giúp con người thoát khỏi bầu khí quyển trái đất và lực hấp dẫn, thang máy không gian sẽ trở thành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực du lịch vũ trụ. Tuy nhiên, những cản trở về mặt kỹ thuật trong cấu trúc xây dựng khiến thang máy không gian khó trở thành hiện thực.
Để hoàn thành nó, các chuyên gia cần một dây cáp dài 35.000 km với độ bền cực cao, từ đó nó mới kéo được các vật nặng ở khoảng cách xa. Hiện các loại cáp này không tồn tại. Ống nano cacbon được cho là vật liệu hứa hẹn nhất có thể tạo một loại cáp như vậy. Từ nay cho đến lúc đó ý tưởng về một thang máy không gian vẫn còn nằm trên giấy.
Thang máy trên mặt trăng
Mặc dù thang máy liên kết trái đất và không gian vẫn là giấc mơ công nghệ cao xa vời, theo nhiều chuyên gia, một thang máy trên mặt trăng có thể được xây dựng, bởi sức hút của mặt trăng nhỏ hơn nhiều so với trái đất, và vật liệu làm cáp đơn giản và dễ chế tạo hơn.
Công ty LiftPort đã cố gắng giúp ý tưởng trên trở thành hiện thực. LiftPor lập luận, với một thang máy thử nghiệm trên mặt trăng dài hai cây số, đầu trên cáp được giữ bằng các khí cầu khổng lồ kéo dài từ bề mặt mặt trăng vào không gian. Điều này tạo thuận lợi cho giao thông vận tải đến mặt trăng, cho phép hàng hóa hạ cánh nhẹ nhàng hơn trên bề mặt của nó.
Video mô tả cách thức làm việc thang máy trên mặt trăng (Nguồn: Youtube)
Toàn bộ dự án nhằm mục đích tiếp cận mặt trăng dễ dàng hơn. Những người ủng hộ công ty LiftPort cho rằng, các thách thức kỹ thuật phức tạp trong cấu trúc xây dựng có thể khắc phục được. Công trình này cho phép khoảng 30 người đến thăm mặt trăng mỗi năm.
Michael Laine, chủ tịch của công ty cho biết: “Trước khi xây dựng được thang máy không gian trên trái đất, chúng tôi sẽ xây dựng nó trên mặt trăng. Với công nghệ hiện nay, việc hoàn thành sẽ mất khoảng 8 năm”.
Ô tô tự lái
Ước mơ về một chiếc xe tự lái dành cho người trung lưu xuất hiện từ những năm 1974. Đến nay, ước mơ ấy dần trở thành hiện thực. Xe ô tô tự lái của Google có nhiều bước tiến đáng kể với nhiều thử nghiệm xe Prius và Lexus SUV trên đường đường cao tốc California, Mỹ. 
Minh họa ô tô tự lái xe    Ảnh: foreignpolicy
Minh họa ô tô tự lái. Ảnh: foreignpolicy.
Xe hơi tự lái của Google hoạt động tương tự cơ chế tự lái trên máy bay. Nó có thể hoạt động độc lập mà không cần đến bất cứ thao tác nào của người lái. Hệ thống radar bằng laser đặt trên mái và phía trước của xe giúp phát hiện vật ở phía trước và báo về bộ xử lý trung tâm.
Audi và Lexus cũng đang phát triển công nghệ tạo ra chiếc xe lái tự động và sản xuất hàng loạt trong vài năm tới đây.
Xe hơi bay
Chiếc xe bay từng xuất hiện trong trí tưởng tượng của các nhà văn và nhà khoa học ở nhiều thế hệ. Và giờ đây ý tưởng này đang dần trở thành hiện thực khi công ty Terrafugia có trụ sở tại Massachusetts, Mỹ có kế hoạch chế tạo chiếc xe này đầu tiên vào năm 2015.
“Nó không phải là chiếc máy có kiểu dáng đẹp nhưng nó sẽ bay được với vận tốc 185 km/h”, đại diện công ty Terrafugia cho biết.
Video dự án mới nhất của Terrafugia về dòng xe bay (Nguồn: TerrafugiaInc)
Xe hơi bay Terrafugia sử dụng một hệ thống cánh quạt có thể nghiêng và cất cánh thẳng đứng, đây là thiết kế đặc biệt trong tương lai.
Đầu tháng này, chiếc ô tô bay tên TF-X của Terrafugia đã có màn ra mắt ấn tượng trước công chúng tại triễn lãm hàng không EAA AirVenture. Tại đây, chiếc xe bay lượn trong 10 phút ở độ cao vừa phải so với khán giả và sau đó chạy trên đường băng với đôi cánh gấp lại.
Phương tiện công cộng trên không
Giới chức ở Tel Aviv muốn tạo ra một hệ thống giao thông công cộng ngay phía trên thành phố trong tương lai. Vì vậy, họ đã thuê công ty skyTran cùng với NASA, thiết kế hệ thống này.
Các phương tiện đặc biệt sẽ thay thế xe trong đô thị, chúng di chuyển dọc theo một đường sắt trên cao bằng cách sử dụng từ trường. Hành khách có thể gọi chúng đến qua ứng dụng điện thoại di động .
Hệ thống được thiết kế để giảm ùn tắc giao thông đô thị một cách ít tốn kém hơn, xanh hơn, nhanh hơn và thoải mái hơn.

10 chiến đấu cơ huyền thoại của Nga

Suốt 101 năm kể từ khi không quân Nga được thành lập (12/8/1912), nhiều máy bay quân sự do nước này chế tạo đã thể hiện uy lực mạnh mẽ và đóng vai trò lịch sử trong nhiều cuộc chiến.

The Russian Air Force celebrates its 101st anniversary today. August 12, 1912 is considered to be the date of its foundation, as that was the date an order was signed on the establishment of an aeronautical unit within the Main Directorate of the General Staff. To celebrate this day, RIA Novostis photo feed presents some of Russias most historically important military airplanes.  The Sikorsky-22, otherwise known as the Ilya Muromets was a four-engine all-wooden biplane bomber produced by Russo-Baltic Wagon Factory between 1913 and 1918. The aircraft took part in World War I.
Sikorsky-22, còn được biết đến với cái tên “Ilya Muromets”, là một máy bay ném bom 4 động cơ, với cánh kép hoàn toàn bằng gỗ. Máy bay do hãng Russo-Baltic sản xuất từ năm 1913 đến 1918. Sikorsky-22 từng tham gia Thế chiến I.
The Ilyushin Il-2, known asThe Flying Tank because of its armor protection, was a Second World War-era Soviet ground-attack aircraft designed under the leadership of Sergey Ilyushin. With over 36,000 examples built, it is the most produced military aircraft.
Ilyushin Il-2, được mệnh danh là "xe tăng bay" vì có lớp giáp bảo vệ. Đây là máy bay tấn công mặt đất của Liên Xô trong Thế chiến II. Với hơn 36.000 chiếc được chế tạo, đây là máy loại máy bay quân sự được sản xuất nhiều nhất của Nga. 
[Caption]The Yakovlev Yak-9 was a Soviet single-engine fighter. It was the most-produced Soviet fighter plane of the Second World War with 16,769 built between October 1942 and December 1948.
Yakovlev Yak-9 là máy bay chiến đấu một động cơ. Đây là chiến đấu cơ Xô viết được sản xuất nhiều nhất trong Thế chiến II, với 16.769 mẫu từ tháng 10/1942 đến tháng 12/1948. 
[Caption]Mikoyan MiG-21 (NATO reporting name: Fishbed) is a Soviet multirole fighter aircraft designed by the MiG Design Bureau in the mid-1950s. It is the most-produced supersonic combat jet in the world and remains in service with air forces around the globe, but no longer in Russia
Mikoyan MiG-21 là một chiến đấu cơ đa năng được thiết kế vào giữa thập niên 50 thể kỷ trước. Đây là mẫu máy bay phản lực siêu thanh được sản xuất nhiều nhất trên thế giới, hiện vẫn còn phục vụ trong không quân nhiều nước, ngoại trừ Nga. 
The MiG-29 (NATO reporting name: Fulcrum) is a Soviet and Russian fourth-generation multirole fighter aircraft designed by the MiG Design Bureau. Widely exported, the MiG-29 features extremely impressive dogfight capability
MiG-29 là chiến đấu cơ đa năng thế hệ thứ 4. MiG-29 được đánh giá là có khả năng không chiến cực kỳ ấn tượng và được xuất khẩu rộng rãi. 

Những phi cơ huyền thoại của không quân Nga

The Mikoyan MiG-31 (NATO reporting name: Foxhound) is a two-seat long-range supersonic all-weather interceptor aircraft. The fastest fighter aircraft in the world, it is currently being upgraded for the air force with new missiles, cockpit displays and avionics
Mikoyan MiG-31 là máy bay đánh chặn siêu thanh tầm xa, với hai chỗ ngồi và khả năng chiến đấu trong mọi thời tiết. Là chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới, MiG-31 hiện được nâng cấp với các tên lửa mới, các màn hình trong buồng lái và hệ thống điện tử. 
The Tupolev Tu-160, (NATO reporting name: Blackjack) is a Soviet and Russian supersonic swing-wing strategic bomber and missile launcher. It is the worlds largest supersonic aircraft flying today, and the heaviest combat airplane in the world
Tupolev Tu-160 là máy bay phóng tên lửa và ném bom chiến lược siêu thanh. Đây là máy bay cánh cụp cánh xòe siêu thanh lớn nhất thế giới vẫn còn hoạt động và là phi cơ chiến đấu nặng nhất trên thế giới.
The Sukhoi Su-27 (NATO reporting name: Flanker) is a Soviet and Russian fourth-generation multirole all-weather fighter aircraft designed by the Sukhoi Design Bureau to fly air superiority missions
Sukhoi Su-27 là chiến đấu cơ đa năng thế hệ thứ tư của Nga, được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ ưu việt trên không.
The Sukhoi Su-30 (NATO reporting name: Flanker-C) is a Soviet and Russian two-seat multirole fighter. It is made under license by HAL in India for the Indian Air Force, and is also in service with several Asian nations including China
Sukhoi Su-30 là chiến đấu cơ đa năng hai chỗ ngồi, đang phục vụ trong không quân một số nước châu Á, trong đó có Trung Quốc. 
The Sukhoi Su-33 (Su-27K, NATO reporting name: Flanker-D) is a Russian fourth-generation carrier-based fighter designed for the Russian Navy by the Sukhoi Design Bureau. Entering service on August 31, 1998, it remains the main carrier-based aircraft of Russian Naval Aviation
Sukhoi Su-33 là chiến đấu cơ trên tàu sân bay thuộc thế hệ thứ 4, được thiết kế cho hải quân Nga. Đi vào hoạt động ngày 31/8/1998, Su-33 hiện vẫn là máy bay chính trên tàu sân bay của lực lượng hàng không hải quân Nga. 

Nga mời Mỹ đua xe tăng

Quân đội Nga vừa phát minh môn đua tài mới pha trộn giữa chiến tranh và thể thao: đua xe tăng, và mời Mỹ tham gia.

"Chúng tôi đã mời các đồng nghiệp Mỹ cùng tham gia. Lời mời của chúng tôi đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chấp thuận", Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết hôm thứ bảy. Ông vừa tới Washington tham dự cuộc gặp giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Mỹ và Nga.
Italy và Đức cũng đồng ý đưa các đội tăng thiết giáp đến đua tài với các chiến xa của Mỹ và Nga, ông Shoigu cho biết. Cuộc tỷ thí sẽ diễn ra vào năm sau, hãng tin RIA Novosti cho biết.
T-72-1376278272_500x0.jpg
Xe tăng T-72 do Nga chế tạo được sử dụng tại nhiều nước. Ảnh: RIA Novosti.
Nước Nga sẽ tổ chức cuộc thi xe tăng đầu tiên trên thế giới vào tuần tới. Những chiếc xe tăng và đội lái tốt nhất sẽ so tài tại một trường bắn ở ngoại ô Moscow. Vòng tiếp theo, đội chiến thắng sẽ đấu tiếp với các đối thủ đến từ Armenia, Belarus và Kazakhstan.
Cuộc thi là một cách để các xe tăng của Nga phô diễn chất lượng kỹ thuật. Tuy nhiên trong cuộc thi tuần sau mới chỉ có các T-72 tham gia.
Việc tập dượt của các xe tăng đang diễn ra khẩn trương ở trường bắn nói trên, với bốn chiến xa được sơn màu sặc sỡ như vàng cam và hồng chóe. Chúng tập nhảy vượt địa hình, nhả đạn vào các mục tiêu giả định như xe tăng, cao ốc và trực thăng của đối phương.

Siêu tàu sân bay hạt nhân Mỹ đến Hàn Quốc tập trận

Một nhóm tàu tấn công của hải quân Mỹ, do siêu tàu sân bay USS Nimitz dẫn đầu, sẽ có mặt ở Hàn Quốc vào cuối tuần này để tham gia tập trận.
> Triều Tiên dọa đáp trả tập trận Mỹ-Hàn
> Mỹ-Hàn ngừng tập trận, Triều Tiên sẽ làm gì

d
Siêu tàu sân bay USS Nimitz. Ảnh: blogspot
Ngoài tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Nimitz, nhóm trên bao gồm các tàu khu trục và tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường, AFP dẫn thông báo của quân đội Mỹ hôm nay, nhưng không tiết lộ quy mô cụ thể.
"Những chuyến thăm của tàu hải quân Mỹ là một biểu tượng rõ ràng cho cam kết của Mỹ đối với khu vực này và thể hiện mối quan tâm liên tục về việc đảm bảo một môi trường cho sự thịnh vượng về kinh tế và ổn định khu vực", thông báo viết.
Theo thông báo này, tàu sân bay Nimitz dự kiến cập cảng thành phố Busan, phía nam Hàn Quốc vào ngày mai. Con tàu có trọng tải 97.000 tấn là một trong những chiến hạm lớn nhất trên thế giới.
Tàu sẽ tham gia vào các hoạt động diễn tập tìm kiếm và cứu hộ, cũng như tập trận quanh bán đảo Triều Tiên. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từ chối xác nhận những thông tin cho rằng, cuộc tập trận sẽ diễn ra vào tuần tới dọc các bờ biển phía đông và phía nam. 
Triều Tiên trước đó đã tỏ phản ứng cứng rắn trước việc Hàn Quốc và Mỹ tiếp tục tập trận. Hai nước đồng minh cũng mới kết thúc hoạt động diễn tập chung rầm rộ suốt hai tháng qua trong không khí căng thẳng tột độ trên bán đảo Triều Tiên. 
Quân đội Triều Tiên gần biên giới tranh chấp ở Hoàng Hải đã được lệnh đáp trả lại dù "chỉ một viên đạn" rơi vào vùng lãnh hải của họ, tư lệnh quân đội Triều Tiên cho biết trong một thông báo hôm 7/5.
"Bất kỳ sự phản công tiếp theo nào sau đó cũng sẽ dẫn đến một sự đáp trả quân sự, trong đó các đảo ở biên giới của Hàn Quốc sẽ bị chìm trong biển lửa", thông báo đe dọa.
Triều Tiên từng nã pháo lên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc hồi tháng 11/2010, khiến 4 người thiệt mạng và làm dấy lên lo ngại chóng vánh về một cuộc xung đột toàn diện.
Căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên dâng cao trong những tháng gần đây, khi Bình Nhưỡng liên tiếp đưa ra những lời đe dọa trước các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn mà nước này xem là "diễn tập xâm lược Triều Tiên".
Căng thẳng lắng dịu trong tuần qua sau khi cuộc tập trận chung của hai đồng minh kết thúc hồi cuối tháng 4. Một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay Triều Tiên đã di chuyển hai tên lửa tầm trung khỏi các bệ phóng.

Sức mạnh vô song của tên lửa đạn đạo tàu ngầm

Trong bộ ba hạt nhân, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) là vũ khí khó bị phát hiện và ngăn chặn nhất. Sức công phá của các SLBM trên một tàu ngầm hạt nhân chiến lược cũng đủ để phá hủy hoàn toàn một quốc gia.

Tất các cường quốc trong câu lạc bộ hạt nhân đều đã và đang phát triển vũ khí có tầm chiến lược này.
Nga cũng không là ngoại lệ. Cùng với tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-12M Topol, RS-24 Yars, máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, Tu-160 mang tên lửa hành trình hạt nhân, SLBM Bulava được coi là một thành phần quan trọng trong khả năng răn đe hạt nhân của Nga.
Bản thân tên gọi Bulava – quả chùy cùng với đại bàng hai đầu, được coi là biểu tượng quyền lực của nước Nga.
Được thiết kế là vũ khí chủ lực của tàu ngầm nguyên tử thế hệ 4 – Đồ án 955/955M Borey, trước khi được lên kế hoạch tiếp nhận chính thức vào biên chế hải quân Nga dự kiến trong năm 2013, quá trình phát triển Bulava với nhiều đặc tính có một không hai trên thế giới cũng gặp không ít thăng trầm.
"Sinh ra trong khó khăn"
[Caption]
Tàu ngầm lớp Borey - phương tiện vận chuyển chiến lược của SLBM Bulava.
Là sản phẩm của Viện Nhiệt hóa Moscow và tổng công trình sư Yury Solomonov, nơi phát triển ICBM Topol-M và Yars, Bulava được thiết kế từ cuối thập kỷ 90 thế kỷ trước để thay thế SLBM sử dụng nhiên liệu rắn R-39 Rif trang bị trên tàu ngầm nguyên tử lớp Typhoon.
Ra đời vào thời điểm Liên Xô tan rã khi nước Nga đang trong giai đoạn khó khăn về tài chính cũng như công nghệ, nên quá trình phát triển Bulava gặp không ít trở ngại. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga không tự chế tạo được nhiều công nghệ do nơi phát triển và chế tạo chúng nằm trên lãnh thổ các nước SNG.
Tính tới năm 2013, Nga đã tổ chức phóng thử 19 lần tên lửa Bulava thì có 7 lần thất bại với nguyên nhân chủ yếu là thiếu sót kỹ thuật và chất lượng của linh kiện lắp ráp tên lửa. Cần nhấn mạnh rằng, mỗi SLBM được cấu thành từ hàng vạn chi tiết, nếu không có quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ, vũ khí công nghệ cao này chắc chắn sẽ gặp vấn đề.
Sau các vụ thử thất bại liên tiếp, cuối năm 2009, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định tạm hoãn chương trình phát triển Bulava để rà soát lại thiết kế và quy trình chế tạo đạn tên lửa này. Nhờ việc rà soát này, chỉ sau 2 vụ phóng thử thất bại trong năm 2009, các vụ thử Bulava sau đó đã thành công mỹ mãn.
Điểm khác biệt trong quá trình phát triển SLBM Bulava là nó được thực hiện song song với việc phát triển phương tiện chuyên chở là tàu ngầm lớp Borey. Do vẫn trong quá trình phát triển, hải quân Nga đã phải hoán cải tàu ngầm lớp Typhoon Dmitri Donskoy để làm bệ phóng thử Bulava.
Tới tận năm 2011, Bulava mới được phóng trên tàu ngầm lớp Borey đầu tiên mang tên Yury Dolgoruky. Dự kiến, cả Bulava và tàu ngầm Yury Dolgoruky sẽ được tiếp nhận vào biên chế hải quân Nga ngay trong năm 2013. Trong chương trình mua sắm vũ khí quốc gia tới năm 2020, Nga dự kiến sẽ đóng mới 8 tàu ngầm lớp Borey (3 chiếc Đồ án 955 với 16 ống phóng Bulava và 5 chiếc thuộc Đồ án 955M với 20 ống phóng).
Những điểm đặc biệt của SLBM "Quả chùy"
[Caption]
Quỹ đạo bay của SLBM Bulava.
Vì cùng là sản phẩm của Viện Nhiệt học Moscow, trước khi ra mắt, nhiều chuyên gia nhận định Bulava sẽ là phiên bản hải quân của Topol-M, nhưng thực tế, Bulava chỉ ứng dụng một số công nghệ áp dụng trên Topol-M với thiết kế độc đáo 3 tầng phóng: 2 tầng đầu sử dụng nhiên liệu rắn, còn tầng thứ 3 là nhiên liệu lỏng.
Thiết kế kết hợp này cho phép Bulava tận dụng được khả năng tăng tốc nhanh, bộc lộ nhiệt thấp của tầng phóng nhiên liệu rắn và khả năng tùy biến lực đẩy của tầng nhiên liệu lỏng cho phép đầu đạn tên lửa có quỹ đạo bay phức tạp, khó bị đánh chặn. Hệ thống dẫn đường của Bulava tương tự như Topol-M sử dụng hỗn hợp quán tính, đạo hàng hình sao và hiệu chỉnh vệ tinh.
SLBM Bulava có chiều dài thân 12,1 m (có mang đầu đạn), đường kính thân 2 m và trọng lượng đủ tải đạt 36,8 tấn với tầm bắn tối đa tới 8.300 km. Tuy nhiên, trong các vụ phóng thử, Bulava có thể đạt tầm bắn tới 9.000 km.
Do thiết kế bệ phóng dạng nằm nghiêng, việc phóng tên lửa Bulava có thể được thực hiện ngay khi tàu ngầm đang di chuyển ở độ sâu 50 m. Điều này giúp tàu ngầm có thể chủ động được vị trí phóng và cơ động ngay sau khi phóng.
Như đa số các dòng SBLM khác, Bulava được thiết kế mang đa đầu đạn dạng MIRV có thể tự cơ động quỹ đạo ở pha cuối với số lượng mang theo từ 3 đến 8 đầu đạn. Sức công phá của mỗi đầu đạn này dao động trong khoảng 100-150 Kilotone và sai số đường tròn đồng tâm (CEP) ở tầm bắn tối đa khoảng 200-250 m. MIRV trang bị trên SLBM Bulava có sự khác biệt so với SLBM của Mỹ. Các MIRV do Nga thiết kế là các tên lửa hành trình có khả năng tự thay đổi độ cao và quỹ đạo làm lá chắn tên lửa của đối phương mất dấu, còn MIRV của Mỹ được định trước quỹ đạo tấn công mục tiêu dù có thể bị bắn chặn một vài đầu đạn con.
Ngoài ra, SLBM Bulava còn được thiết kế mang một đầu đạn đơn nhất có sức công phá 500 Kilotone (tương tự như thiết kế của Topol-M), để tấn công các mục tiêu kiên cố như boongke hay hầm ngầm đặt sâu dưới lòng đất.
Mốc thời gian các vụ thử SLBM Bulava:  Dấu đen - thành công  Dấu đỏ - thất bại  24/6/2004  Nổ động cơ nhiên liệu rắn trong thời gian thí nghiệm.  7/9/2006  Hỏng lập trình; tên lửa chệch hướng và tự hủy.  25/10/2006  Tên lửa chệch hướng và tự hủy.  24/12/2006  Tự hủy do hỏng động cơ tầng thứ ba.  23/12/2008  Tự hủy.  15/7/2009  Tự hủy do dự mòn bất thường của tầng tên lửa đẩy thứ nhất.  9/12/2009  Động cơ tầng thứ ba của tên lửa hoạt động bất thường.
Mốc thời gian các vụ thử SLBM Bulava: (Dấu đen - thành công, Dấu đỏ - thất bại)
24/6/2004 – Nổ động cơ nhiên liệu rắn trong thời gian thí nghiệm.
7/9/2006 – Hỏng lập trình; tên lửa chệch hướng và tự hủy.
25/10/2006 – Tên lửa chệch hướng và tự hủy.
24/12/2006 – Tự hủy do hỏng động cơ tầng thứ ba.
23/12/2008 – Tự hủy.
15/7/2009 – Tự hủy do sự mòn bất thường của tầng tên lửa đẩy thứ nhất.
9/12/2009 – Động cơ tầng thứ ba của tên lửa hoạt động bất thường.

10 tàu ngầm hạt nhân đạn đạo hàng đầu thế giới

Tàu ngầm hạt nhân đạn đạo là bước tiến quan trọng trong công nghệ tàu ngầm. Trong khi các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa rất dễ bị các lá chắn tên lửa phát hiện thì tàu ngầm loại này có khả năng tàng hình, cơ động và hiệu quả cao.

tau-1-1372648122_500x0.jpg
Tàu ngầm lớp Ohio được đánh giá là tàu ngầm hạt nhân hàng đầu thế giới hiện nay. Đây là tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 của Mỹ, do công ty General Dynamics sản xuất, tổng cộng có 18 chiếc. Tàu có trọng tải 16,764 tấn khi nổi, 18,750 tấn khi hoạt động ngầm, tốc độ 36,8 km/h. Tàu được trang bị 24 ống phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II, ngư lôi hạng nặng Mk48 với 4 ống phóng. Tầm bắn tối đa của tên lửa lên đến hơn 20.000 km, độ chính xác 90 m, mỗi tên lửa mang 12 đầu đạn hạt nhân.
tau-2-1372648122_500x0.jpg
Tàu ngầm lớp Borey của Nga, thuộc đề án 955, được xếp hạng thứ 2. Nga dự kiến sản xuất 8 chiếc tàu ngầm lớp này trước năm 2017, trong đó 7 chiếc sẽ được hoàn thành trước năm 2015 và phục vụ trong hải quân Nga. Tàu có trọng tải choán nước 14.488 tấn khi nổi, 23.621 tấn khi lặn, được trang bị 6 ống ngư lôi 533 mm, 16 tên lửa RSM-56 Bulava với 6-10 đầu đạn mỗi quả.
tau-3-1372648122_500x0.jpg
Tàu ngầm lớp Vanguard là tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Hải quân Hoàng gia Anh, mô phỏng tàu lớp Ohio của Mỹ nhưng nhỏ gọn hơn. 3 trong 4 chiếc tàu ngầm lớp Vanguard đã đi vào hoạt động trong hải quân Anh. Tàu sử dụng một lò phản ứng hạt nhân áp lực hơi nước RR2 gồm 2 động cơ hơi nước với công suất 27.500 mã lực và 2 động cơ diezen với công suất 2.700 mã lực. Vũ khí gồm 16 quả tên lửa Trident II, tầm phóng 12 nghìn km và 4 ống phóng ngư lôi 533 mm.
tau-4-1372648122_500x0.jpg
Tàu ngầm lớp Typhoon của Nga là tàu ngầm lớn nhất thế giới với tải trọng 25.000 tấn. Typhoon được coi là cơn ác mộng cho các nước phương Tây trong thời Chiến tranh Lạnh. Vũ khí được trang bị cho tàu gồm 4 ống phóng ngư lôi loại 533 mm, 2 ống phóng ngư lôi loại 650 mm dùng để phóng ngư lôi chống hạm loại 53-65K, ngư lôi tự động loại C3T-65 và CA3T-60M. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 20 tên lửa đạn đạo SS-N-20, trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân cùng ngư lôi và tên lửa chống tàu chiến khác, Typhoon có khả năng tấn công 10 mục tiêu khác nhau chỉ với một lần nhấn nút.
tau-5-1372648122_500x0.jpg
Tàu ngầm hạt nhân lớp Delta của Nga, phát triển từ thời Liên Xô những năm 1970. Loại tàu này gồm các lớp Delta I đến IV. Lớp Delta I có thể mang 12 tên lửa, Delta II mở rộng có thể mang 16 tên lửa, Delta III và IV mang theo 16 tên lửa với nhiều đầu đạn và các thiết bị điện tử cải tiến và cải thiện tiếng ồn.
tau-6-1372648123_500x0.jpg
Tàu ngầm lớp Tấn 094 của Trung Quốc là sự cải tiến của tàu ngầm lớp 093. Tàu được biên chế cho hải quân Trung Quốc từ năm 2005. Tàu được trang bị 16 quả tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 với 144 đầu đạn hạt nhân, có tầm phóng từ 10.000-12.000 km. Tàu có 2 lò phản ứng hạt nhân với công suất 20000 mã lực, tốc độ 26 hải lý/giờ.
tau-7-1372648123_500x0.jpg
Tàu ngầm lớp Le Redoutable của Pháp hiện nay tuy không còn được sử dụng nhưng loại tàu này vẫn được đánh giá là một trong những tàu ngầm hạt nhân khiến cho đối phương khiếp sợ. Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm, với 18 quả ngư lôi và tên lửa M20, tầm phóng 1.900 hải lý.
tau-8-1372648123_500x0.jpg
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo thế hệ thứ ba, lớp Le Triomphant được hải quân Pháp bắt đầu phát triển từ năm 1982 và bàn giao cho hải quân sử dụng từ năm 1996. Tàu gồm một lò phản ứng hạt nhân loại K-15, 2 động cơ hơi nước, 1 tua bin điện, công suất 41.000 mã lực. Vũ khí gồm 4 ống phóng ngư lôi loại 533 mm dùng để phóng ngư lôi và tên lửa chống ngầm, 16 tên lửa đạn đạo M45 với mỗi quả mang được 6 đầu đạn, tầm phóng 11.000 km, radar dẫn đường RACAL 1229, hệ thống số liệu tác chiến SAD, hệ thống khống chế vũ khí SAT và DLA4A, hệ thống đối kháng điện tử ARUR-13/DR-3000U và các thiết bị chống ồn khác.
tau-9-1372648123_500x0.jpg
Rafael là tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 3, sau lớp George Washington và Ethan Allen, của hải quân Mỹ. So với hai thế hệ trước, lớp tàu Rafael được trang bị các tên lửa đạn đạo tầm xa hơn, với hệ thống chỉ huy được cải tiến hơn. Tàu được trang bị lò phản ứng hạt nhân có thể hoạt động liên tục trong vòng 6 năm và vũ khí gồm 16 quả tên lửa đạn đạo, 12 ngư lôi, 4 ống phóng ngư lôi loại 533 mm.
tau-10-1372648123_500x0.jpg
Tàu ngầm lớp Resolution được Anh đóng vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Hiện nay hải quân Anh có 4 tàu loại này. Tàu được trang bị 16 quả tên lửa đạn đạo, tầm phóng 4.630 km, 6 ống phóng ngư lôi loại 533 mm.

No comments:

Post a Comment

quangnm