Thẩm Thúy Hằng bất ngờ xuất hiện trong tiệc cưới
Nguồn: http://goo.gl/db0WY
Thẩm Thúy Hằng bất ngờ xuất hiện trong tiệc cưới
Chủ nhật, 26/5/2013 - Sau nhiều năm
ẩn cư, biểu tượng sắc đẹp một thời khiến nhiều người bất ngờ khi lộ diện
trong tiệc cưới của con trai nghệ sĩ Mỹ Chi, tối 25/5, tại TP HCM.
Thẩm Thúy Hằng tàn tạ nhan sắc vì 'dao kéo'
Thẩm Thúy Hằng (thứ hai từ trái sang) là minh tinh màn bạc của điện ảnh Việt Nam thập niên 70. Bà đến dự đám cưới của con trai nghệ sĩ hài Mỹ Chi. Mỹ Chi là người bạn thân thiết của “nhan sắc một thời”. Rất nhiều người bất ngờ khi thấy sự xuất hiện của nữ diễn viên, vì hệ lụy của phẫu thuật thẩm mỹ, bà hiếm khi có mặt ở chốn đông người. |
http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/tham-thuy-hang-bat-ngo-xuat-hien-trong-tiec-cuoi-2761315.html
Thứ năm, 6/9/2012
Thẩm Thúy Hằng tàn tạ nhan sắc vì 'dao kéo'
Biểu tượng sắc đẹp một thời trải qua nhiều cuộc giải phẫu lớn nhỏ và sử dụng phương pháp tiêm botox khiến dung nhan biến dạng.
Trước năm 1975, Thẩm Thúy Hằng là “minh
tinh màn bạc” bởi không chỉ đóng nhiều phim trong nước mà còn tham gia
nhiều phim trong khu vực Đông Nam Á. Nổi lên từ vai diễn Tam Nương trong
phim Người đẹp Bình Dương, Thẩm Thúy Hằng mang luôn biệt danh
này nhờ sự ái mộ của công chúng, và trở thành biểu tượng nhan sắc phụ nữ
một thời ở Sài Gòn nói riêng, miền Nam nói chung.
Thẩm Thúy Hằng không chỉ đóng phim mà còn
đóng kịch và cũng khá nổi tiếng trên sân khấu kể cả trước và sau giải
phóng. Là một mỹ nhân, lại là người nổi tiếng suốt mấy thập niên, nhưng
Thẩm Thúy Hằng ở tuổi xế chiều có cuộc sống hoàn toàn khép kín. Bà tu
tại gia, nghiên cứu Thiền học, làm từ thiện, hầu như ít tiếp xúc bên
ngoài. Cuộc đời của một phụ nữ sắc nước hương trời, sự nghiệp nghệ thuật
lẫy lừng đã đi đến những ngày tàn tạ.
Thẩm Thúy Hằng trong giai đoạn hoàng kim của sự nghiệp.
|
Tiền cát-xê mua được 1 kg vàng
Cô gái sinh năm 1941 tại Hải Phòng có cái
tên giản dị Nguyễn Kim Phụng cùng gia đình di cư vào Nam và ngụ tại
thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Lúc nhỏ, Kim Phụng học tại trường
tiểu học Huỳnh Văn Nhứt, Long Xuyên. Hết bậc Tiểu học, Kim Phụng lên Sài
Gòn ở với người chị theo học Trung học tại trường Huỳnh Thị Ngà, Tân
Định. Năm Kim Phụng lên 16 tuổi học lớp Đệ tứ (lớp 9 bây giờ) đã nức
tiếng là một hoa khôi trong giới học sinh.
Cũng chính năm ấy, hãng phim Mỹ Vân - một
hãng phim lớn tổ chức cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh. Cô gái vừa
chớm tuổi trăng tròn đã lén gia đình và vượt qua 2.000 cô gái đẹp khác
trên khắp miền Nam tham dự tuyển. Ông bà chủ hãng phim Mỹ Vân đã đặt cho
Kim Phụng nghệ danh Thẩm Thúy Hằng, và gửi cô đi Hong Kong dự lớp đào
tạo diễn xuất ngắn ngày.
Từ đây, cô gái Kim Phụng đã có cơ hội
vàng bước vào lĩnh vực “nghệ thuật thứ bảy”. Chỉ một bước ngắn thôi,
nhưng điều này đã khiến Kim Phụng nhảy vọt rất xa lên tuyệt đỉnh vinh
quang.
Với vai diễn đầu tiên Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương
- một phim đen trắng của hãng phim Mỹ Vân do nghệ sĩ Năm Châu đạo diễn,
ra mắt công chúng năm 1958, Thẩm Thúy Hằng đã nổi lên như một ngôi sao
điện ảnh và chinh phục khán giả màn ảnh rộng lúc bấy giờ. Cái tên “Người
đẹp Bình Dương” đã theo Thúy Hằng đi suốt cuộc hành trình nghệ thuật
thập niên 50 - 60… cho đến 1975.
Sau khi trở thành ngôi sao tỏa sáng làng
điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng được các hãng phim lúc bấy giờ mời vào vai
chính liên tục. Bà đóng rất nhiều phim (khoảng 60 phim) và trở thành
minh tinh số một với tiền cát-xê một triệu đồng cho một vai diễn (tương
đương một kg vàng 9999 thời bấy giờ).
Ngoài vai diễn đầu tiên Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương,
một vai diễn khác cũng rất đẹp của Thẩm Thúy Hằng từng gây được tiếng
vang góp phần đưa tên tuổi của bà lên nấc thang danh vọng, đó là vai
Chức Nữ trong bộ phim Ngưu Lang Chức Nữ cũng do hãng phim Mỹ Vân
sản xuất, Năm Châu đạo diễn. Khán giả không thể quên nàng Chức Nữ
đẹp lộng lẫy, sương khói đang bay về trời trong tiếng hát thánh thót như
ngân lên từ những áng mây huyền ảo, thần tiên trong nhạc cảnh Chức Nữ về trời do Phạm Duy soạn nhạc.
Trong số lượng phim đồ sộ do Thẩm Thúy Hằng tham gia đóng vai chính, có thể kể đến một số bộ phim nổi tiếng như: Trà
Hoa Nữ, Tấm Cám, Sự tích Trầu Cau, Bạch Viên - Tôn Cát, Nửa hồn thương
đau, Đôi mắt huyền, Dang dở, Tơ tình, Oan ơi Ông Địa, Bóng người đi,
Ngậm ngùi, Sóng tình, 10 năm giông tố, Xin đừng bỏ em… Những phim
đó, Thẩm Thúy Hằng đóng chung với các tên tuổi “gạo cội” trong làng diễn
viên điện ảnh cũng như sân khấu cải lương lúc bấy giờ như: La Thoại
Tân, Kim Cương, Trần Quang, Thanh Thúy, Thành Được, Út Bạch Lan, Túy
Hoa.
Trên đỉnh cao danh vọng
Giai đoạn rực rỡ nhất của Thẩm Thúy Hằng
là khoảng thời gian 1965-1972, phim nào có bà đóng cũng đạt doanh thu
rất cao. Năm 1969, Thẩm Thúy Hằng đứng ra thành lập hãng phim riêng mang
chính tên của bà là hãng phim Thẩm Thúy Hằng (tiền thân của hãng phim
Vilifilms sau này).
Không chỉ hợp tác làm phim, đóng phim ở
nước ngoài mà đi đâu, dự bất cứ cuộc liên hoan phim nào, Thẩm Thúy Hằng
cũng đều được trọng vọng, sánh ngang hàng với các diễn viên nổi tiếng
nước ngoài. Đây là một trường hợp đặc biệt, hiếm có. Đồng thời những năm
đó, không chỉ tham gia đóng phim tình cảm tâm lý xã hội, Thẩm Thúy Hằng
cũng bước sang lĩnh vực phim hài và phim kinh dị như: Chàng ngốc gặp hên, Giỡn mặt tử thần… Ở lĩnh vực nào, bà cũng thành công.
Chính nhờ vào tài năng và nhan sắc, Thẩm
Thúy Hằng đạt được đỉnh cao danh vọng khi liên tục nhận được những giải
thưởng cao của điện ảnh Châu Á và quốc tế: Hai lần đoạt giải diễn viên
xuất sắc Á Châu tại LHP Đài Bắc, Ảnh hậu Á Châu trong LHP Á Châu tổ chức
tại Hong Kong và Đài Loan năm 1972 - 1974, Nữ diễn viên khả ái nhất tại
LHP Moscow và Tasken tại Liên Xô năm 1982, vượt qua những nữ diễn
viên xinh đẹp đến từ Đông Âu, Nhật Bản, Trung Hoa, Mông Cổ…
Thành công và nổi tiếng trên lĩnh vực
điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng cũng nổi tiếng và thành công cả trên lĩnh vực
kịch nói, cải lương, tân nhạc. Ban kịch Thẩm Thúy Hằng sánh ngang vai
với những ban kịch nổi tiếng thời bấy giờ như: Kim Cương, Mộng Tuyền,
Dân Nam, Tân Dân Nam, Túy Hoa - Túy Phượng, Duy Lân, La Thoại Tân… và
được xếp vào “top ten” những ban kịch nổi tiếng, đồng thời, bà cũng được
xếp vào danh sách 12 diễn viên sáng giá của kịch nghệ miền Nam.
Thẩm Thúy Hằng không chỉ đóng vai trò
Trưởng ban kịch mà còn viết kịch bản, thủ vai chính. Một số vở kịch phát
trên sóng truyền thanh hay trên màn ảnh nhỏ thời đó có sự góp mặt của
Thẩm Thúy Hằng được khán giả ghi nhớ như: Sông dài, Vũ điệu trong bóng mờ, Người mẹ già, Đôi mắt bằng sứ, Suối tình, Dạt sóng…
Trước năm 1975, Thẩm Thúy Hằng thường
xuyên xuất hiện trên sân khấu “Đại nhạc hội”, nhưng không phải diễn
kịch, đóng cải lương mà là hát tân nhạc. Một số ca khúc do Thẩm Thúy
Hằng thể hiện trên lĩnh vực này tương đối thành công là Hai chuyến tàu đêm của Trúc Phương và Tình lỡ
của Thanh Bình. Ngoài ra, hình ảnh của Thẩm Thúy Hằng đi liền với Thanh
Nga thường xuyên xuất hiện trên bìa các báo xuân và lịch tết với biểu
tượng một người là “Nữ hoàng điện ảnh”, người kia là “Nữ hoàng sân khấu
cải lương”. Cả hai đều đại diện cho nhan sắc phụ nữ được nhiều người ái
mộ.
Thẩm Thúy Hằng và hai con trai.
|
Một bông hồng và nhân duyên trời định
Sau 1975, trong lúc một số
nghệ sĩ chạy ra nước ngoài định cư thì Thẩm Thúy Hằng cùng chồng là Giáo
sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh từ chối những cơ hội ra đi mà chọn con
đường ở lại quê nhà. Ông Nguyễn Xuân Oánh từng làm phó thủ tướng kiêm
thống đốc ngân hàng chế độ cũ, sau đó là quyền thủ tướng trong 2 năm:
1964 - 1965. Sau năm 1975, có thời gian ông làm cố vấn kinh tế cho tổng
bí thư Nguyễn Văn Linh và thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Ông Nguyễn Xuân Oánh mất vào ngày
29/8/2003 vì bệnh tim, thọ 82 tuổi. Mọi người đều nhìn nhận chính ông
Nguyễn Xuân Oánh (lớn hơn Thẩm Thúy Hằng 20 tuổi) đã ảnh hưởng rất nhiều
tới tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của bà qua hai giai đoạn biến cố
của lịch sử. Do đó nói về Thẩm Thúy Hằng mà không nhắc tới ông Nguyễn
Xuân Oánh là điều thiếu sót.
Ông Nguyễn Xuân Oánh sinh năm 1921 tại
Bắc Giang, từng theo học ngành kinh tế Đại học Harvard. Ông tốt nghiệp
Tiến sĩ kinh tế vào năm 1954 và làm việc tại Ngân hàng Thế giới một thời
gian trước khi về nước đảm nhận vai trò thống đốc ngân hàng quốc gia
vào năm 1963 (sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính).
Có giai thoại kể rằng năm GS-TS Nguyễn
Xuân Oánh về nước, vừa bước xuống phi trường Tân Sơn Nhất có một hàng
rào người đẹp Sài Gòn đón chào và tặng hoa. Chính “Người đẹp Bình Dương”
nổi tiếng đã gắn lên ve áo vest của ông Nguyễn Xuân Oánh một bông hồng
đỏ thắm. Đóa hồng định mệnh này đã tạo cơ hội cho cả hai quen nhau, một
chính khách đang nổi lên trên chính trường và nữ minh tinh khả ái. Sau
đó, họ thành vợ chồng, vượt qua tất cả những xì xào, bàn tán của dư luận
một thời.
Trong giai đoạn GS-TS Nguyễn Xuân Oánh
tham gia chính trường chế độ cũ, trong những buổi tiếp tân, chiêu đãi
chính khách, quan khách trong ngoài nước, nhiều “mệnh phụ phu nhân” vợ
của chính khách, tướng tá đã tỏ vẻ khó chịu khi phải sánh ngang hàng với
Thẩm Thúy Hằng - phu nhân của phó thủ tướng Nguyễn Xuân Oánh. Họ cho
rằng bà không xứng đáng để ngồi cùng bàn, ăn cùng mâm, đi đứng ngang
hàng với họ vì bà thuộc đẳng cấp khác, hay nói thẳng ra là “phường xướng
ca vô loài”.
Có lẽ nhận thấy điều này và tránh cho
chồng phải khó xử nên những lần sau, Thẩm Thúy Hằng từ chối, không tham
gia những bữa tiệc sặc mùi chính trị và phân chia giai cấp ấy nữa.
Sau 30/4/1975, ông Nguyễn Xuân Oánh được
tin tưởng trong vai trò cố vấn kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh,
Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông cũng được bầu vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Còn
nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng tiếp tục đóng phim, diễn kịch. Nhiều vai của bà
trong các vở kịch nói như: Cho tình yêu mai sau, Đôi bông tai, Hoa sim gai trắng… đã làm sáng thêm tên tuổi Thẩm Thúy Hằng. Bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú
Thảm họa dao kéo
Sau vai diễn Phồn Y trong vở Lôi vũ
trên sân khấu kịch nói của đoàn Kim Cương, NSƯT Thẩm Thúy Hằng chính
thức từ giã sân khấu, màn ảnh và các hoạt động nghệ thuật khác để lui về
cuộc sống khép kín ở ngôi nhà riêng trên đường Cách mạng Tháng Tám. Ở
đây, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Oánh nghỉ hưu, xa rời chốn quan trường,
còn Thẩm Thúy Hằng muốn che giấu mọi người thời kỳ nhan sắc tàn tạ của
mình trong giai đoạn biến chứng cuối cùng của chất silicon.
Những năm tháng này đối với “Nữ hoàng
nhan sắc” quả thật là tột cùng của sự đau khổ. Bà đã trải qua nhiều cuộc
giải phẫu lớn nhỏ và sử dụng phương pháp tiêm botox thường xuyên để
chống chọi với sự tàn phá của hóa chất trong cơ thể. Nhưng dù cố gắng
hết sức, bằng mọi phương pháp kéo dài thời gian nhưng rồi “Người đẹp
Bình Dương” lộng lẫy một thời cũng phải chấp nhận sự thật: tất cả những
gì đẹp đẽ trước đây đã bị đào thải, gương mặt bà biến dạng từng ngày.
Căn nhà ở đường Cách mạng Tháng Tám cũng
được bán đi, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Oánh - Thẩm Thúy Hằng mua một ngôi
nhà khác ở vùng Bình Quới quận Bình Thạnh và lui về ẩn dật theo đúng cả
hai nghĩa đen và nghĩa bóng. Ông và Thẩm Thúy Hằng không tiếp xúc với
bên ngoài, sống gần như trong bóng tối, ăn chay trường, tu tại gia, nghe
kinh và làm việc từ thiện.
Nghe nói sau khi nghe một nhà sư đến
thuyết pháp, đeo vào cổ một tượng Phật bằng vàng, ông Nguyễn Xuân Oánh
dường như ngộ ra vẻ vô thường nên sống ung dung tự tại cho đến khi chết
vì một cơn đau tim vào năm 2003. Từ ngày chồng chết, Thẩm Thúy Hằng càng
lẻ loi, cô độc trong căn phòng ẩn kín tràn ngập bóng tối. Bà mặc áo nâu
sòng, lấy pháp danh nhà Phật, che giấu gương mặt biến dạng để đi làm
việc từ thiện với nhà chùa.
Có lẽ, bà sẽ sống yên ổn với huyền thoại
và hào quang cũ, và hình ảnh “Người đẹp Bình Dương” vẫn tồn tại trong
tâm tưởng mọi người nếu Thẩm Thúy Hằng không xuất hiện tại đám tang của
NSND Phùng Há và trực suốt đêm bên quan tài của “Má Bảy”, theo đúng nghi
lễ thầy trò. Tuy mặc áo tang đen và che giấu mặt, nhưng chân dung hiện
tại của “Người đẹp Bình Dương” sau biến chứng silicon đã lộ ra và mấy
tấm ảnh sau đó đã bị tung lên mạng.
Không có gì tồn tại mãi trên cõi đời này,
mà điều phù du nhất chính là nhan sắc. Nhưng với một người quá nổi
tiếng trên lĩnh vực nghệ thuật, giải trí như Thẩm Thúy Hằng, lại đẹp
lộng lẫy như biểu tượng đã biến thành chuẩn mực của bất cứ người phụ nữ
nào và trước sự ngưỡng mộ của công chúng, nhan sắc đó không thể bị tàn
tạ với bất cứ lý do gì. Người ta hiểu được tâm lý ấy và chính vì thế nên
hoàn toàn chia sẻ nỗi khổ đau của Thẩm Thúy Hằng trong hiện tại, bởi
không có gì buồn thảm hơn một người sống mà phải luôn luôn giấu kín
gương mặt sau lớp vải ngụy trang.
Bi kịch cuối đời
Vợ chồng Thẩm Thúy Hằng có 4 người con
trai hiện ở nước ngoài và đều thành đạt. Họ lại là những đứa con hiếu
thảo, luôn về thăm viếng cha mẹ và bao bọc bà trong lúc tuổi già. Nhưng ở
đời không ai được hưởng trọn vẹn may mắn, hạnh phúc luôn tiềm ẩn sự rủi
ro, thậm chí cả bi kịch. Thẩm Thúy Hằng cũng thế, nếu thông tin mới đây
là sự thật thì đúng là một cú sốc lớn cho bà vào cuối đời.
Cô gái được cho là con thất lạc của Thẩm Thúy Hằng.
|
Người ta nói rằng Thẩm Thúy Hằng đã công
khai với một vài tờ báo vào chiều ngày 8/7/2011 rằng bà có một đứa con
gái bị bỏ rơi vào lúc đang ở tột đỉnh vinh quang. Đứa bé gái này bà đặt
tên là Nguyễn Thụy Thi Hằng để đánh dấu thời kỳ vinh quang ấy. Do hoàn
cảnh ngang trái, bà đã gửi cho một gia đình quen nuôi dưỡng. Sau năm
1975, gia đình này sang Mỹ và đứa con gái của Thẩm Thúy Hằng cũng theo
cha mẹ nuôi đi mất từ lúc đó.
Sau những khổ đau day dứt, hối hận dày
vò, Thẩm Thúy Hằng đã tìm ra manh mối đứa con gái lạc loài của mình và
mong sẽ có ngày đoàn tụ. Nhưng cô gái ấy, theo hình ảnh có được hiện nay
là một cô gái trưởng thành, rất đẹp, giống Thẩm Thúy Hằng thời trẻ như
hai giọt nước, bằng những lời lẽ mềm mỏng, lễ độ đã lên tiếng phủ nhận
mối quan hệ này trên màn ảnh truyền hình Mỹ mới đây qua một cuộc phỏng
vấn.
* Ảnh: Thẩm Thúy Hằng trên đỉnh cao nhan sắc
V.N: Biết ăn gì đây ?
V.N: Biết ăn gì đây ?
Sản xuất thạch rau câu bẩn kinh người
Mùa
hè nóng bức, những chiếc thạch rau câu hoa quả xinh xinh, đủ màu sắc,
hương vị từ socala, nho, cam, dứa, bạc hà… ăn cùng với nước cốt dừa sánh
ngọt, ngầy ngậy kèm theo hạt trân châu dẻo quánh, chút dừa tươi và vị
vani thơm dịu sẽ là món ăn khoái khẩu của bất kỳ dân teen nào. Tuy
nhiên, ít ai biết rằng sau đó là cả một quá trình chế biển bẩn đến kinh
người.
Thạch rau câu: “Lợn ăn còn tiêu chảy huống chi người”
Nằm
cách trung tâm Hà Nội 12km, từ bao đời nay, La Phù vẫn được coi là làng
nghề sản xuất bánh kẹo lớn nhất của Hà Tây (cũ) với các chủng loại hàng
phong phú, đa dạng, số lượng lớn, giá cả bình dân… Thời điểm này, để
chuẩn bị cho mùa hè nóng nực sắp tới, các cơ sở đã tạm ngừng sản xuất
các mặt hàng quen thuộc như ngô cay, các loại kẹo béo, kẹo dẻo,… để tập
trung cho các loại thạch phục vụ nhu cầu đồ uống phong phú, giải nhiệt
cơn khát của người dân.
Mới
đây, chúng tôi có dịp được mục kích những hình ảnh không mong muốn về
quy trình sản xuất thạch rau câu ở La Phù – Hoài Đức – Hà Nội.
Những chiếc thùng đựng nước bột cáu bẩn, vẩn màu loang lổ,
thoạt nhìn, ai cũng cảm thấy ghê người.
Không
biển hiệu quảng cáo, cơ sở sản xuất bánh kẹo của gia đình ông T. nằm
khuất trong một con phố nhỏ. Bước vào căn phòng tuy rộng lớn nhưng ẩm
thấp, đập vào mắt pv là cảnh tượng la liệt với các vật dụng được vất
ngổn ngang, trông chẳng khác nào một “chiến trường” bừa bãi.
Những
chiếc thùng đựng nước bột cáu bẩn, vẩn màu loang lổ, thoạt nhìn, ai
cũng cảm thấy ghê người. Hàng đống thạch rau câu đã đóng túi giấy bóng
trắng bên ngoài được đổ tràn ra nền nhà, các nhân công làm việc tại đây
tay không đeo găng, chân trần vô tư giẫm cả lên trên sản phẩm. Phía
ngoài, gần cửa ra vào là hàng chục tấn hàng đã đóng chặt trong các thùng
carton đổ đống cao chất ngất.
Một
nhân viên nữ đang ngồi rạch túi bóng bao bì ngoài của những chiếc thạch
rau câu hỏng để tận dụng lại “phần ruột”. Khi chúng tôi hỏi: Phần thạch
hỏng này “bán cho lợn à”, một cô công nhân khác nửa đùa nửa thật: “Hỏng
bỏ đi cho lợn ăn sẽ tiêu chảy… Em ăn còn tiêu chảy nữa là lợn”.
Quả
thật, nhìn dung dịch màu vàng sền sệt nước được các bàn tay nhơm nhớm
của các công nhân nữ bóp, nặn và gom vào một cái thùng cũ, bám đầy cặn
đen, chúng tôi không khỏi gai người sợ hãi. Chỉ quan sát thông thường đã
thấy những tiêu chuẩn về vệ sinh quang cảnh, trang phục người công nhân
ở đây đều không đạt yêu cầu. Có cô quần ống thấp, ống cao, tay lấm lem
đất cát vẫn tự nhiên nhúng tay vào nồi nước, khuơ khoắng những vỏ ni
lông, gom lại để “lần sau sử dụng tiếp”. Khi được hỏi, không một ai nắm
được những qui định về VSATTP.
Mặc
dù vậy, ông T. - chủ của hộ sản xuất này vẫn luôn miệng khẳng định: “Mua
ở đây là yên tâm” về chất lượng. Ông T. cho biết: Mỗi vụ, cơ sở của ông
cung cấp ra thị trường khoảng hơn 200 tấn hàng hóa, trong đó, bao gồm
nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ kẹo cứng, kẹo béo, kẹo dẻo cho tới
thạch rau câu. Tùy từng thời điểm, mùa vụ mà gia đình ông lựa chọn sản
phẩm sản xuất và kinh doanh cho mình. Hiện tại, mới chớm mùa hè, doanh
số mỗi ngày cơ sở sản xuất được khoảng 2 tấn thạch rau câu, phân phối
cho các đại lý, chợ lớn và các mối đặt hàng “khủng”, chủ yếu trong TP.
Hồ Chí Minh.
Tuy
nhiên, nếu chứng kiến cảnh chế biến mất vệ sinh như thế này, chúng tôi
cũng không dám chắc khách hàng có ai can đảm ăn một miếng thạch rau câu
này không?
Giá siêu rẻ
Trong
cuộc trò chuyện với công nhân làm việc tại cơ sở sản xuất thạch rau câu
của ông T., chúng tôi được biết: Nguyên liệu được làm thạch rau câu ngô
chủ yếu bao gồm: Hương ngô và bột thạch. “Nếu thích thạch rau câu có
hương gì thì người sản xuất có thể cho vào tinh dầu hương vị đó”, ông T
cho biết.
“Ban
đầu, tôi cứ nghĩ thạch rau câu trái cây cũng như kẹo trái cây phải được
chiết xuất, tinh chế từ những loại quả trái cây, nhưng sự thực thì lại
không phải như thế. Kẹo ngô nhưng không phải được làm từ những hạt ngô,
kẹo ổi cũng hoàn toàn không hề có sự góp mặt của quả ổi”, chị Thu Hoài -
đại lý bán bánh kẹo trong nội thành Hà Nội từng rất bất ngờ khi phát
hiện ra sự thật này.
Tại
phố Hàng Buồm (Hà Nội), chỉ cần hỏi nguyên liệu để làm thạch rau câu
trái cây hoặc nguyên liệu để làm kẹo trái cây, hầu hết các chủ cửa hàng
đều hỏi: “Lấy tinh (hương) hay lấy phẩm màu?”. Qua tìm hiểu, chúng
tôi được biết: Loại tinh (hương) ngô, tinh ổi, tinh dâu… để làm thạch
trái cây thực chất là một dung dịch màu trong suốt có nguồn gốc xuất xứ
từ Trung Quốc, giá bán dao động từ 300.000 – 350.000 đồng/lít. Mua thử
một ít và ngửi thử, mùi hương của chúng giống hệt mùi thơm mà khách hàng
vẫn thường cảm nhận được khi ngửi thạch trái cây hay kẹo trái cây.
“Tinh
ngô thì giống nhau nhưng pha chế ngon hay không lại là do mình", một
chủ tiệm sản xuất thạch rau câu, bánh kẹo hướng dẫn. Theo đó, chỉ cần
một hàm lượng rất nhỏ, tinh (hương) trái cây này có thể dậy mùi cho một
khối lượng lớn thành phẩm là thạch rau câu và kẹo trái cây.
Về
giá cả, các mặt hàng ở đây đều thuộc dạng "siêu rẻ". Đối với thạch rau
câu ngô, cơ sở của ông T. (La Phù, Hà Nội) ra giá: 94.000 đồng/thùng
(mỗi thùng bao gồm 12 gói), tính ra mỗi gói 1kg có giá khoảng gần 8.000
đồng. Trong khi đó, giá cả bình quân trên thị trường khoảng 13.5000
đồng/gói. Tuy nhiên, khi chúng tôi buột miệng kêu đắt, ông chủ hộ liền
rào đón: Nếu mua nhiều, cứ 10 gói, khách hàng sẽ được khuyến mại thêm
một gói.
Công
cuộc thương lượng giá cả diễn ra một cách chóng vánh. Dễ thấy, thạch
rau câu cũng như một số loại bánh kẹo khác được sản xuất ở La Phù có giá
"siêu rẻ" đều được sản xuất theo công nghệ thủ công, chưa tuân thủ
nghiêm những qui định về VSATTP. Các hộp đựng phẩm màu, chất phụ gia đã
cáu bẩn, xếp gọn trong góc nhà vẫn được lôi ra sử dụng. Thậm chí, không
ít người tiêu dùng hoài nghi: Để giảm giá thành sản phẩm, liệu các chủ
hàng có thường xuyên mua các loại nguyên liệu giá rẻ nhập từ Trung Quốc
về để sử dụng hay không?
Với mục đích tìm hiểu về việc đảm bảo VSATTP của các hộ sản xuất và
việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng tại đây, pv báo Giáo
dục Việt Nam đã tìm đến UBND xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Tuy
nhiên, sau khi trình giấy giới thiệu và biết được nội dung mà chúng tôi
quan tâm, bộ phận văn phòng đã điện thoại hỏi ý kiến lãnh đạo. Sau một
cuộc điện thoại ngắn, họ quay sang hẹn chúng tôi: Đầu tuần sau quay lại
với lý do: Lãnh đạo bận họp, trong khi ngày hôm đó mới là thứ Tư.
Trong
khi đó, trao đổi với chúng tôi, BS. Nguyễn Xuân Mai - Nguyên Phó viện
trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM cho biết: Theo quy định của Bộ
Y tế, một số hương liệu, tinh dầu vẫn được phép sử dụng trong chế biến
thực phẩm. Tuy nhiên, cần phải xem xét tỷ lệ sử dụng như nào cho phù hợp
và không vượt mức cho phép. “Nếu nhà sản xuất sử dụng quá mức giới hạn,
thành phẩm đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người ăn chúng”.
Thêm
vào đó, vấn đề VSATTP luôn được đặt lên hàng hầu. Trong năm, Thanh tra
của Sở Y tế Hà Nội vẫn thường xuyên kiểm tra và phát hiện và xử lý những
cơ sở vi phạm trong việc không đảm bảo vệ sinh trong sản xuất, chế
biến.
Ngày
17/6/2010, tại Hà Nội, Đội chống hàng giả, Phòng cảnh sát điều tra
thành phố Hà Nội đã phát hiện hơn 2 tấn thạch rau câu trộn lẫn đường hóa
học Sodium Cyclamate - hóa chất bị cấm dùng trong thực phẩm. Quản lý
xưởng sản xuất cũng thừa nhận số đường trên được trộn cùng với các phụ
gia khác tạo thành các sản phẩm thạch rau câu và thạch sữa chua…
Loại
đường này có thành phần chính là Aspartame, một chất làm ngọt nhân tạo,
đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm do ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên,
vì nó ngọt hơn đường thông thường 30-70 lần, thậm chí là 200-600 lần
nên nhiều cơ sở vấn cố tình vi phạm.
Theo Giaoduc.net.vn
Làng cổ Cự Đà (Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội) nổi danh về miến. Thử một lần về đất miến và... thật kinh!
7g sáng, người người, nhà nhà ở đây đã tấp nập. Mọi nẻo đường, mọi con ngõ, bất kỳ một không gian nào hứng được ánh nắng mặt trời, đều được người dân tận dụng để phơi miến. Làng cổ phút chốc vàng óng màu của những giàn miến. Nhưng màu vàng óng, quyến rũ, lãng mạn mang lại cảm giác ngon lành từ những sợi miến vụt biến mất. Thay vào đó khi thấy người ta làm miến, phơi miến, bạn sẽ... hãi! Phơi miến ngay trên một bãi sình lầy và rác. Ngay trên rãnh cống nước thải đen sì, hôi thối. Và bứt một lọn miến bằng cả tay lẫn chân trần!
Kinh hoàng làm miến
Những
ngày này cả làng Tó (Thanh Oai, Hà Tây) tấp nập cho những mẻ miến cuối
năm. Phên bánh miến được phơi hai bên đường làng chật chội, ngay sát
rãnh cống bốc mùi. Bánh tráng còn được phơi cả trên những nấm mồ, trên
bờ sông đầy rác thải.
Dùng hóa chất tẩy trắng, tạo màu Cảm nhận đầu tiên khi về đến làng nghề này là một mùi chua chua, nồng nồng của bột ủ nước, mùi thối khăn khẳn của những rãnh nước thải không qua xử lý. Nhưng điều khiến người tiêu dùng thấy giật mình có lẽ chính là cách "nhuộm màu" cho sợi miến. Bột dong riềng ngâm nước trong nửa ngày rồi lọc lấy tinh bột. Sau đó người ta đem hoà vào mỗi thùng bột ấy một muôi bột hoá chất màu trắng, thường được gọi là thuốc tẩy để miến có màu trắng, hay hanh hao vàng.
Bánh tráng được phơi ngay trên những nấm mồ.
Người
viết đã chứng kiến dân phơi bánh tráng cùng với những túi nilong bẩn
của một xưởng sản xuất nhựa. Bánh nằm la liệt dọc đường đi, sân bóng bụi
bay mịt mù, và thậm chí chó còn...tè ngay cạnh phên bánh.
Những
năm trước đây, người làng Tó
thường lấy ngay nước sông Nhuệ để
làm miến. Giờ thì nước sông quá ô nhiễm, đen và đặc quánh bùn rác, hơn
nữa do lượng hàng làm nhiều nên nhà nào cũng đào giếng khoan. Nước làm
miến giờ là nước giếng khoan không qua xử lý, nhưng thế cũng là sạch lắm
rồi.
Không
còn sản xuất thủ công, dây chuyền làm miến ở Tó đã hiện đại hơn nhiều.
Tất cả quy trình từ đánh bột, tráng bánh đến thái miến đều bằng máy. Nên
mỗi gia đình một ngày cũng sản xuất được vài ba tạ. Rồi từ đó hàng được
chuyển đi khắp mọi miền.
Nhưng
Tết
đến, hầu
như nhà nào cũng làm riêng một mẻ miến "mộc", nghĩa là không thuốc tẩy,
không bột màu để đem biếu người thân và để nhà dùng. Bởi chính những
nhà sản xuất cũng cảm thấy "rợn" về công nghệ làm miến của mình.
Chú chó này đã hồn nhiên tè ngay trên chỗ phơi bánh.
Theo
chị Liên, một thợ làm miến trong làng, thì loại thuốc tẩy này có thể
mua dễ dàng ở chợ Đồng Xuân với giá 25..000 đồng/gói. Tuy nhiên, do ở
đây tiêu thụ nhiều nên có nguồn hàng chở về tận nơi, chỉ cần gọi điện
thoại báo số lượng.
Những
hoá chất này có mùi rất hắc và được đóng trong các bao nilon mà người
làm miến chẳng quan tâm đến xuất xứ của chúng. Mỗi một tạ bột chỉ cần
khoảng 1-2 lạng thuốc tẩy. Chỉ sau một đêm ngâm thuốc tẩy, bột sẽ trở
nên trắng tinh. Khi ấy người thợ sẽ bắt
đầu công đoạn pha hồ, tráng
bánh.
Theo
người trong nghề thì mỗi vùng lại chuộng một loại miến có màu khác
nhau, nên bây giờ các cơ sở sản xuất còn thêm công đoạn làm màu. Ví như
người miền Nam thì thích sợi miến có màu trắng trong, do đó, chỉ cần tẩy
bột thật kỹ, miến càng trắng thì thuốc tẩy càng nhiều.
Nhưng
người miền Bắc lại thích có màu vàng ruộm, hoặc hơi xám vì họ cho rằng
như thế mới là miến mộc (không tẩy). Để có được những mẻ hàng màu đẹp
như yêu cầu, bột sau khi tẩy xong sẽ được pha màu bằng
nước hàng
hoặc ô xít sắt - loại chất tạo màu không được sử dụng trong thực
phẩm..
Miến phơi ngoài nghĩa trang
Càng
sát Tết thì hàng đặt càng nhiều, nhân lực được huy động tối đa. Mọi
ngóc ngách đều được tận dụng để chất hàng và phục vụ sản xuất. Sân nhà
nào cũng chất ngất những bao bột dong riềng. Đôi khi những bao bột này
lại được trưng dụng làm bậc để thợ bước lên các khu chất đồ hay lò
tráng.
Do các mẻ hàng được làm liên tục, nên kể cả những thùng phi gỉ sét cũng được
huy động
ngâm bột. Những chiếc thùng tôn, sắt mới cũng cáu bẩn vì lâu ngày chưa được cọ rửa.
Những
phên tre để phơi bánh tráng mốc xanh, bám đầy bột, bị vứt chỏng chơ
trên nền đất, gác chuồng lợn hôi hám. Nhưng khi bánh tráng ra khuôn,
chúng sẽ được dùng làm giá phơi.
Miến mới thái sợi được phơi trên sân thượng, bãi cỏ, sân bóng, ngay cạnh bờ sông đầy rác và hôi hám.
Bất cứ nơi đâu cũng có thể thành sân phơi từ đường tàu, nghĩa trang hay ngay cạnh bãi rác thải.
Rùng mình chè (trà) bẩn!
Tại
những vùng nguyên liệu chè chủ lực và có thương hiệu nhất ở vùng trung
du và miền núi phía Bắc đang xảy ra một hiện tượng bất thường khi người
sản xuất chè đưa những chất phụ gia cực độc vào sản phẩm.
Một cơ sở chế biến tại huyện Hàm Yên pha trộn chè thường và chè độc để bán cho thương lái
Hiện
tượng trộn phân lân, NPK, bột đá, bùn, chất thải… vào chè đang diễn ra
rất phổ biến ở huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), Văn Chấn (Yên Bái), Hàm Yên
(Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên)… “Phong trào” sản xuất chè bẩn
đang lan rộng với tốc độ khủng khiếp và khó hiểu ở chỗ loại chè “không
thể uống” này được bao tiêu toàn bộ.
Trộn cả phân bón và… chất thải
Trong
vai một người đi học tập kinh nghiệm “chế biến chè công thức mới”,
chúng tôi có mặt ở xã Thái Hòa (huyện Hàm Yên - Tuyên Quang), nơi chè
không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là phương tiện làm giàu. Dọc
hai bên đường từ TP Tuyên Quang lên thị trấn Hàm Yên, người dân nườm
nượp phơi chè sau công đoạn sao, sấy. Nhà nào làm chè là nhà ấy để một
bao tải phân lân, NPK cạnh chiếc máy vò chè. Chị N.T.N thản nhiên nói
với chúng tôi: “Khi vò mỗi mẻ chè cho vào nửa cân phân lân thì cho ra
sản phẩm trông đẹp hơn”.
Ngoài
phân lân, người ta còn cho bùn, bột đá, thậm chí mùn quặng vào chè như ở
Thái Nguyên. Bà Nguyễn Thị Chung, chủ một doanh nghiệp thu mua chè, còn
bật mí: “Một số gia đình cho cả chất thải của nhà máy mì chính vào”.
Anh
Nguyễn Viết Toàn, Giám đốc Công ty TNHH Hưng Anh, bức xúc: “Năm 2007 có
vấn nạn “chè vàng” khi các hộ gia đình làm chè thi nhau trộn bùn vàođể
chè trông vàng hơn, cân nặng hơn nhưng bây giờ thì có cái gì cho được
vào là họ cho tất, kể cả những chất thải, chất độc”.
Đến
nhà anh L.V.K, chúng tôi được mục sở thị công thức chế biến chè bẩn
nhưng siêu lợi nhuận này. Thông thường, 100 kg chè tươi chỉ cho ra được
18-19 kg chè khô thành phẩm nhưng với cách trộn phân lân cùng ximăng vào
thì chỉ cần 25 kg chè tươi là đã có 19 kg chè khô thành phẩm. Cách chế
biến chè không giật mình bằng việc chứng kiến những cốc chè được pha ra
từ loại chè bẩn này. Chè bẩn có mùi tanh ngai ngái và cho ra thứ nước
màu đen như nước cống khi pha với nước sôi.
Vòng qua Trung Quốc, lại về Việt Nam?
Nhiều
hộ gia đình ở Hàm Yên khẳng định: “Chè này không uống được, chỉ xuất đi
thôi”. Tuy nhiên, nhà nào nhà nấy vẫn sản xuất hết năng lực. Bà Nguyễn
Thị Chung giải thích: “Chúng tôi cũng không muốn nhập những loại chè này
vì biết là độc hại nhưng đơn đặt hàng ngày một nhiều mà không thu mua
thì lấy đâu ra mà bán”. Có doanh nghiệp sợ chè bẩn đã trộn lại theo công
thức 1:1, nghĩa là một phần chè sạch kèm một phần chè bẩn để tránh bị
phát hiện.
Theo
số liệu của Sở NN-PTNN tỉnh Tuyên Quang, địa phương này có 3 doanh
nghiệp chè lớn thuộc UBND tỉnh là Sông Lô, Tân Trào, Mỹ Lâm. Tuy nhiên,
sản lượng của 3 doanh nghiệp này chỉ khoảng 5.000 tấn/năm, trong khi sản
lượng chè trong dân cư lên tới 12.433 tấn/năm. Lượng chè trong dân chủ
yếu xuất theo đường tiểu ngạch qua biên giới Trung Quốc hoặc được một số
doanh nghiệp tại Hà Nội thu mua, sau đó xuất qua cửa khẩu Móng Cái
(Quảng Ninh), Hà Khẩu (Lào Cai). Những người có thâm niên trong ngành
chè cho rằng chè sang đến Trung Quốc trước sau gì cũng quay ngược trở
lại thị trường Việt Nam bởi sau khi nhập chè về, doanh nghiệp Trung Quốc
tiếp tục tinh chế để cho ra các loại chè thành phẩm khác nhau, thậm
chí là chè “đặc sản” rất đắt tiền.
Ông
Hoàng Công Chính, Trưởng Phòng Thương mại, Sở Công Thương tỉnh Tuyển
Quang, nói: “Thương lái mua gom với số lượng rất lớn nhưng con số cụ thể
thì không ai có thể nắm được bởi chè xuất theo đường tiểu ngạch tỏa đi
theo nhiều hướng khác nhau”. Trong khi đó, ông Nguyễn Thọ Lai, Phó Giám
đốc Sở NN-PTNN tỉnh Tuyên Quang, cho rằng hiện chưa thể khẳng định được
đầu mối mua gom chè có phải là thương lái Trung Quốc hay không, dù trong
dân xuất hiện những thông tin về việc thương lái Trung Quốc đang thu
mua với số lượng cực lớn.
“Đầu độc” thương hiệu chè
Trong
khi đường đi của chè bẩn còn chưa rõ ràng thì chính những người sản
xuất loại chè này cũng chưa ý thức hết tác hại của những sản phẩm cực
độc mà họ làm ra. Ông Nguyễn Thọ Lai thông báo: “Sở NN-PTNT đã cho người
xuống cơ sở điều tra và khẳng định hiện tượng cho các chất bẩn vào chè
là có thật. Hiện tại, chúng tôi đã lấy mẫu về để kiểm tra”.
Chè
bẩn lên ngôi cũng là lúc các DNTN nhỏ và vừa đầu tư nhà xưởng sản xuất
chè lâm vào tình cảnh điêu đứng vì không có nguyên liệu để duy trì hoạt
động. Gần chục xưởng sản xuất chè ở huyện Hàm Yên đã phải đóng cửa từ
đầu vụ đến nay bởi thương lái mua nguyên liệu ngay từ khi người dân
trồng chè vừa hái xong. Anh Nguyễn Viết Toàn ngán ngẩm: “Cơ sở của chúng
tôi sản xuất được tới 50 tấn/ngày nhưng từ đầu vụ đến giờ mới làm được
có 10 tấn”.
Giám
đốc Công ty Phú Đức đã phải cho thuê lại nhà xưởng và đi làm thuê cho
những người sản xuất chè bẩn đang thuê lại mặt bằng nhà xưởng của chính
anh. “Nhiều người làm chè trộn bùn hồi năm 2007 đã bị phá sản vì thương
lái đột ngột dừng thu mua. Đợt chè bẩn này kéo dài nên hậu quả chắc chắn
cũng lớn hơn” - vị giám đốc này lo lắng.
Ông
Nguyễn Thọ Lai cho biết: “Thương hiệu chè của Tuyên Quang nói riêng và
nhiều tỉnh khác đang bị đầu độc trầm trọng. Nguy hại hơn là nếu những
loại chè bẩn đi vào thị trường sẽ gây tác hại cực kỳ ghê gớm đến sức
khỏe người tiêu dùng”.
Dựng tóc gáy: kỹ nghệ pha nước giải khát siêu bẩn
- Vệ
sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề báo động trong thời gian này. Thực
sự người dân đang sống trong nỗi hoang mang khi lựa chọn thực phẩm. Và
ngay cả nước giải khát cũng không nằm ngoại lệ tình trạng trên.
Chanh muối được
chế biến ngay ruộng rau muống, rau câu làm bằng dừa thối... Chỉ sau một
vài công đoạn chế biến cực kỳ dơ bẩn, tất cả đã trở thành những ly nước
giải khát thơm ngon trong các quán.
Cơ
sở làm chanh muối H nằm trên đường Bà Hom, quận 6, TP.HCM chỉ là căn
phòng nhỏ, phía trước là nơi chanh muối được đóng chai và xếp vào thùng,
sát kề bên là... nhà vệ sinh cho nhân viên lúc nào cũng mở cửa.
Chanh muối ngâm cạnh cống nước
“Xưởng”
làm chanh muối bao gồm một máy chà vỏ cũ kỹ gỉ sét, vài chồng xô, chậu
đen thui bám đầy đất ruộng và hàng chục thùng muối chanh đặt ngay trên
nền đất ao ngập nước cống đen quạch cạnh... ruộng rau muống.
Một
người thợ đang hì hục thọc cả hai bàn tay cáu bẩn vào xô đựng tắc muối
good luckc ngầu để lựa ra những quả tắc còn nguyên vẹn rồi... phân loại
cho tiếp vào hũ mới hay đóng bịch nilông. Nhiều quả chanh, quả tắc đã
thối rữa, nổi lềnh bềnh như bong bóng trên mặt xô.
Một công nhân cơ sở làm chanh muối H phân loại tắc ngay trên ruộng nước tanh tưởi.
Bên
ngoài cơ sở H là một công trường đang đào đường đầy cát bụi và những
vũng nước sình ứ đọng lâu ngày trên mặt đường. Cứ hôm nào trời nắng, cơ
sở này lại đem hàng chục ký chanh, tắc ra phơi thẳng trên nền đường, lề
đường... Xe máy, xe lu sửa đường ùn ùn qua lại làm bụi, sình lầy từ nước
cống bám chặt vào những quả chanh.
Một
nhân công ở đây cho biết giá chanh hiện nay khá mắc 8.000-9.000đ/kg
nhưng cơ sở này vẫn có thể xoay xở để bán ra những túi chanh muối với
giá 9.000đ/kg! Người này tiết lộ chanh trong lọ chất lượng khác, loại
đóng bao nilông chất lượng khác, chanh hỏng đều có thể chế biến được.
Trên nhãn mác của lọ chanh, tắc muối đóng hộp được ghi thông tin đầy đủ
địa chỉ nơi sản xuất... Còn loại đóng bọc thì vô tư, không cần ghi bất
kỳ nhãn mác, thời hạn sản xuất!
Dừa trái đang được “tắm” trắng trong xô nước cáu bẩn trước khi chế biến thành rau câu.
Rau câu từ... dừa thối
Con
đường Tô Hiệu, quận Tân Phú nổi tiếng là “trung tâm” sản xuất rau câu
dừa và sơ chế dừa tươi để bỏ mối khắp nơi trong TP. Phía trong những
hàng quán này, các tay thợ làm dừa ở trần trùng trục liên tục gọt,
tỉa... dừa rồi quẳng vào một xô nước to nồng nặc mùi hóa chất.
Một
người thợ giọng Bắc vừa gọt dừa, vừa nói oang oang: “Những trái dừa vừa
gọt khoảng vài phút là ngả ố vàng, không bắt mắt thì làm sao bỏ mối.
Chúng tôi phải “tắm” trắng dừa ít phút trong xô thuốc tẩy bằng hóa chất
để tẩy trắng”.
Trong
vai người mua dừa nước và rau câu làm từ dừa, chúng tôi được ông B.
“dừa”, chủ tiệm chuyên bỏ mối dừa nước, rau câu trên đường Tô Hiệu, thừa
nhận: “Dừa trái sau khi gọt lớp vỏ xanh, vàng để lộ ra phần xơ dừa, chỉ
ít phút sẽ ngả vàng vì vậy bắt buộc chúng tôi phải “tắm” hóa chất tẩy
trắng vĩnh viễn cho dừa.
Sau
đó chủ các tiệm, xe đẩy dùng kim tiêm loại to để chích lợn, đâm từ đỉnh
trái dừa tạo một lỗ nhỏ và rút 1/3 - 1/2 nước trong trái dừa ra... rồi
bơm nước pha đường hóa học ngược trở vào bù đúng phần nước dừa đã rút.
Sau đó, trám trái dừa bằng những miếng xơ dừa vứt lăn lóc dưới đất. Nhờ
vậy, nước từ một quả dừa có thể sang cho nhiều vỏ quả dừa khác để kiếm
lời...”.
Nhiều
“lò” làm rau câu dừa ở đây thuê người chuyên đi gom những quả dừa mà
khách chỉ uống phần nước, để vỏ lại từ các tiệm hoặc xe đẩy về làm rau
câu, tiết kiệm khoảng 4.000 đồng cho một trái rau câu thay vì phải làm
từ trái dừa còn nguyên vẹn. Mỗi vỏ dừa như thế các tiệm bán lại chỉ
khoảng 1.000 đồng. Sau đó các “lò” chỉ việc mua nước dừa già về chế vào
thành rau câu.
Hầu
hết các quán bán dừa nước ở khu vực này đều có sọt to chứa những vỏ dừa
vứt lại của khách sau khi uống cạn nước. Đến gần sọt, một mùi vừa chua
như giấm và hôi thối nồng nặc bốc lên vì vỏ dừa bỏ lăn lóc trong giỏ cả
tuần lễ, chờ đủ số lượng chủ mới bán cho các “lò” để làm rau câu bán cho
khách.
Mê hồn trận nước uống trái cây
Phơi chanh chuẩn bị ngâm muối trên vỉa hè, gần cống, công trường bụi mù mịt.
Dạo
một vòng quanh chợ Kim Biên, nơi bán hóa chất nổi tiếng ở TP.HCM, chúng
tôi tìm hiểu được nhiều mánh để làm nước uống trái cây. Trên các quầy
hóa chất thực phẩm, các mùi vị như chanh, táo, dâu, trà xanh... được bày
la liệt trong cửa hàng. Bất kỳ loại nước trái cây nào cũng có thể ra
đời từ những can nhựa hóa chất thế này.
Tại
cửa hàng hóa chất TK, chợ Kim Biên, chúng tôi được hướng dẫn sử dụng
chất sodium hydrogen sulfite, một chất bột màu trắng (vốn là hóa chất
độc hại), bán theo túi 20.000đ/kg để làm chanh muối mà nhiều cơ sở sản
xuất chanh muối thường mua.
Người
bán hướng dẫn chúng tôi cứ thấy chanh muối bị đen, vàng cỡ nào thì trộn
chất này vào chanh sẽ trắng, đẹp như được bày trong các lọ thành phẩm ở
cửa hàng. Khi mở túi hóa chất ra, một mùi hôi nồng bay lên gây cảm giác
hơi nóng rát trên da người khi tiếp xúc.
Lò
sản xuất “các loại nước trái cây tươi nguyên chất” nằm trên đường Ba
Tháng Hai, quận 11, cực kỳ ẩm thấp, nhếch nhác... Những đống trái cây đủ
loại như bưởi, dưa tây, đậu nành... đều đã héo vỏ, nằm lăn lóc trên nền
đất ẩm ướt.
Cạnh
đó là những cỗ máy xay ép các loại mốc meo, bám đầy bã của những loại
trái cây khác nhau nằm cạnh miệng cống xả, thoát nước sản xuất. Các chai
nước trái cây xay, ép sẵn bị quăng bừa bãi dưới vỉa hè, sau đó được
nhồi hết lên xe máy chở đi phân phối tại những nơi bán nước giải khát
khắp nơi trong TP.
Tại
“lò” róc mía, bỏ sỉ mối mía cho các tiệm nước mía trên đường kênh Nhiêu
Lộc, quận Tân Bình, chúng tôi chứng kiến cả chục thanh niên đang hì hục
tước vỏ mía cây dưới cái nóng oi bức. Họ tước liên tục bằng những con
dao bào gỉ sét, rồi thẳng tay quăng mía đã róc ngay trên sàn nhà la liệt
vỏ mía, thân mía cùng đủ thứ rác rến xung quanh.
Cạnh
đó là một đống mía đã tước vỏ được cột thành những bó to. Những cây mía
sau khi tước vỏ thường có màu vàng nhạt, nhưng những bó mía ở đây đều
ngả màu trắng good luckc, đóng một lớp nấm trăng trắng li ti và bốc lên
mùi chua chua khó chịu. Từ đây, những bó mía được chở đi giao cho nhiều
xe nước mía khắp TP.
Những
xe nước mía thơm ngọt trên nhiều tuyến đường của TP cũng “vô tư” trong
việc bảo đảm vệ sinh khi chế biến. Tại xe nước mía T, đường Lê Đức Thọ,
quận Gò Vấp, những bó mía được đặt ngay cạnh sọt bã mía nên cùng chịu
chung số phận bị ruồi, kiến bu đen. Đến quy trình ép mía của tiệm cũng
rất “điệu nghệ”. Trong chậu hứng nước mía ép chảy xuống lúc nào cũng có
sẵn một nhúm đường hóa học và chất tạo mùi như tắc, dâu...
Quan
sát kỹ những xe nước mía ở đây, chủ xe đều tận dụng lại tất cả số đá từ
ly nước mía mà khách uống còn sót lại. Họ nhanh tay đổ vào thau đá nằm
ngay cạnh đống ly ngâm trong một cái xô nổi váng mỡ tanh tưởi. Một số
tiệm còn tận dụng lại ngay cả những ống hút, ly nhựa vừa được khách dùng
xong! (Đâu tới lượt mình "lụm" dzìa để Thủy canh!)
Hãi hùng “mục kích” lò bún
Anh
công nhân cởi trần đứng nhào bột. Một công nhân khác đứng tắm ngay sát
dãy thùng ngâm gạo. Góc khác, cô gái tay không tách bún. Bún sau đó được
cho vào những giỏ nhựa để dưới nền gạch nhầy nhụa nước, đất…
Một cơ sở sản xuất bún nhầy nhụa, nhớp nháp.
Kinh hoàng vệ sinh lò bún
Trên
địa bàn TPHCM hiện có gần 1.000 cơ sở sản xuất bún lớn nhỏ. Tại phường
12, 14 quận Gò Vấp; phường 15 quận Tân Bình có cả chục lò sản xuất bún
tư nhân, đa phần là lò “chui” vì không có giấy phép kinh doanh.
Thời
gian làm bún của các cơ sở này thường bắt đầu từ khoảng 20 giờ tối.
Khoảng 3-4 giờ sáng hôm sau là bún theo xe tỏa đi các đầu mối.
Chúng tôi thâm nhập cơ sở bún không bảng hiệu, dù trên bao bì ghi sản phẩmbún
K.T, gần sân bóng cây Trâm (phường 12, quận Gò Vấp) trên con đường đất
lầy lội. Bên trong cánh cửa sắt là lò bún có mặt bằng nhỏ hẹp với 5 công
nhân đang làm việc. Nền nhà dù được lát bằng gạch men nhưng luôn ẩm
ướt, nhầy nhụa đất bùn do các công nhân đi dép từ bên ngoài vào.
Trong
cơ sở có bao tay, ủng đi chân nhưng không thấy công nhân nào mang. Hai
thanh niên cởi trần, chỉ quấn một vòng bao nilong trắng ngang lưng quần
để khỏi bị ướt. Kẻ nhồi bột, người tách bún. Khi bún được tách ra, cô
công nhân kéo chồng giỏ nhựa trên nền nhà dơ bẩn đến sát bên. Lót vội
bao nilong tái sử dụng vào giỏ, cô này bỏ bún vào. Túm chặt bao nilong
bịt miệng giỏ bún, anh công nhân lấy chân đạp vào giỏ để đẩy bún ra sát
cửa cho một anh khác bỏ lên xe chở đi. Khi được hỏi sao không đeo găng
tay giữ vệ sinh, một anh nhanh nhảu: “Đeo cái thứ này vào nóng nực sao
chịu nổi”.
Vòng
qua khu vực chợ Cầu, chúng tôi tới cơ sở bún K.C. Cơ sở này nằm sát mé
dưới gầm cầu sông chợ Cầu, rất ẩm thấp. Người dân phản ánh cơ sở này xả
nước thải trực tiếp ra sông, gây mùi chua rất khó chịu. Chúng tôi đứng
men bờ sông quan sát vào, chứng kiến các công nhân nam đang làm công
đoạn ủ gạo để xay ra bột nước. Những thùng ủ gạo và thùng bột san sát
nhau. Các công nhân người dính đầy bột, lấy nước dội xối xả, nước bắn
tung tóe...
Trở
lại phường 12, quận Gò Vấp “mục kích” cơ sở sản xuất bún tươi P.D. Phía
sau lò bún là một hồ nước rộng, nước đen sì. Nước ngâm gạo chảy thẳng ra
hồ, tạo thành “kho thực phẩm” cho ruồi nhặng và đủ loại sinh vật khác.
Đa phần các lò bún ở đây đều xả thẳng nước thải như vậy.
Những tấm nilong được phơi ngay trên mặt ao tù đọng - đồng thời là nơi xả thải của lò bún - sẽ được tái sử dụng.
Một
thực tế khác là rất nhiều lò bún vẫn sử dụng lò đun bằng than đá, dầu…
thải ra khí độc hại cho sức khỏe con người. “Chúng tôi cũng muốn chuyển
đổi từ sử dụng lò dầu sang lò điện nhưng chi phí tốn kém quá nên chưa
đầu tư được”, một chủ cơ sở bún phân trần.
Làm trắng bún bằng hóa chất độc hại
Theo
quy trình sản xuất bún, bún muốn ngon thì gạo phải được ngâm ủ trong
khoảng thời gian một tuần rồi mới cho vào lò ra sợi bún. Làm như thế,
bún sẽ có độ dai, giòn tự nhiên và rất ngon. Nhưng hiện nay rất nhiều cơ
sở do chạy đua thời gian và tiết kiệm chi phí, đã rút ngắn quy trình
sản xuất. Có cơ sở chỉ ngâm gạo trong vòng 2 giờ, sau đó đem xay, tách
nước rồi cho bột năng, bột lọc vào để tạo ra sợi.
Nữ công nhân này sau khi tách bún bằng tay không sẽ "vứt" bún vào các giỏ nhựa cáu bẩn có lót nilong.
Để giảm chi phí vốn, nhiều cơ sở đã trộn thêm bột mì vào bột gạo. Vì thế sợi bún sẽ dễ bị nát vụn và có màu đen.
Thực
tế, trên thị trường, bún được bán với nhiều mức giá khác nhau. Theo tìm
hiểu của chúng tôi, hiện nay, giá xuất xưởng của bún nguyên chất là
7.000 đồng/kg, bún có pha chế thêm bột mì giá 4.200 đồng/kg.
Một chủ cơ sở còn “bật mí” bí quyết làm trắng bún. Bởi dùng gạo chất lượngthấp,
lại trộn thêm bột mì và thời gian ủ gạo ngắn nên sợi bún chắc chắn rất
xấu. Để “nâng cấp” loại bún này, cơ sở bún phải dùng đến hóa chất tẩy
trắng, tăng độ dẻo dai có tên Tinopal.
“Nếu
cho bột năng, bột lọc vào thì sợi bún mới chỉ có được độ dẻo dai thôi.
Thêm hóa chất Tinopal vào thì sợi bún mới trắng được”, chủ cơ sở bún này
cho biết.
Cũng
theo anh này thì một muỗng hóa chất Tinopal trộn vào 140kg gạo sẽ cho ra
300kg bún tươi trắng sáng, đẹp mắt. Khi bột cho vào thùng trộn, hóa
chất sẽ được rắc vào, máy trộn đều bột với hóa chất rồi cho qua máy ép
sợi trước khi qua lò đun.
Thủ
đoạn bỏ hóa chất cũng rất tinh vi. Chỉ công nhân nào được chủ tin tưởng
nhất mới cho đứng máy trộn và trực tiếp bỏ hóa chất. Hóa chất được bọc
trong bao nilong màu đen và giấu sát bên máy trộn để tiện cho việc trộn
nhanh lẹ và cũng để dễ tẩu tán nếu bị kiểm tra bất ngờ.
Hóa chất độc hại được cho vào ở giai đoạn trộn.
Theo
tìm hiểu của chúng tôi, Tinopal được bán rộng rãi tại “chợ hóa chất” Kim
Biên (Q.5, TPHCM) với tên là Tinopal-AMS, Tinopal-DMS,... Giá dao động
từ 400.000 - 550.000 đồng/kg. Loại hóa chất này cũng được rao bán trên
mạng internet với tên Tinopal CBS-X, giá bán sỉ là 590.000 đồng/kg.
Đây
là loại hóa chất tẩy rửa cực mạnh, có màu vàng hoặc màu trắng, không
mùi. Chúng tôi thử chấm một ít bột lên đầu ngón tay, lát sau chỗ da tiếp
xúc với hóa chất đã chuyển sang màu trắng bạch.
Hỏi
một chủ sạp có bán hóa chất, chị này cho biết, Tinopal được nhiều người
mua để pha chế trong bột giặt xà phòng và làm trắng bún.
Hóa chất tẩy trắng độc hại Tinopal không có trong danh mục phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế nhưng vẫn được dùng để tẩy trắng bún.
Bác
sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện vệ sinh Y tế công cộng,
Bộ Y tế cho biết, Tinopal là loại hóa chất tẩy rửa trong hoạt động công
nghiệp, dùng làm trắng, sáng sản phẩm. Tinopal không có tên trong danh
mục phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế. Tinopal không được dùng trong chế
biến thực phẩm. Bản thân Tinopal là chất tẩy, nên khi sử dụng trong “công nghệ”
làm trắng bún thì khi ăn phải hóa chất này sẽ bị tẩy ruột và làm tổn
thương các tế bào nhung mao ở màng ruột, làm bong các lớp tế bào, tạo
điều cơ hội cho các mầm bệnh tấn công.
|
Những món đồ kỳ quặc nhất từng bị quan thuế thu giữ
Những món đồ kỳ quặc nhất từng bị hải quan thu giữ
-
Ngoài vũ khí trái phép, tiền giả, ma túy, giới chức hải quan tại các
sân bay và cửa khẩu khắp thế giới còn phát hiện và thu giữ những món đồ
kỳ quặc trái phép được hành khách mang theo.
Hàng
nghìn con sâu sấy khô bị các nhân viên hải quan thu giữ tại sân bay
Gatwick, Anh từ hành lý của một hành khách 22 tuổi từ Burkina Faso, phía
tây châu Phi.
Xác
một con ta-tu nhồi bông được gửi từ Texas tới Australia để làm quà tặng
nhưng bị chặn tại Sydney do vi phạm các quy định chặt chẽ của Australia
về việc nhập khẩu động vật hoang dã.
Những chiếc mặt nạ đủ màu sắc của một nhóm công dân Pháp bị tịch thu tại biên giới Thụy Sĩ.
Một
hành khách từ Hàn Quốc đã bị chặn tại sân bay John F. Kennedy ở New York
hồi năm 2009 sau khi bị phát hiện mang 2 tờ tiền mệnh giá 100.000 USD.
Tờ tiền này vô cùng hiếm và chỉ được in vào năm 1934 nhưng chưa từng
được đưa vào lưu thông. Tuy nhiên, sau đó giới chức phát hiện ra rằng 2
tờ tiền này chỉ là tiền giả.
Năm
2002, một người đàn ông bị chặn tại sân bay Los Angeles sau khi 4 con
chim quý thoát khỏi hành lý của anh này và bay xung quanh . Khi bị thẩm
vấn, anh ta còn khai giấu khỉ trong quần. Hành khách này sau đó bị kết
án 5,5 năm tù giam.
Năm
2008, một quan tài Ai Cập cổ 3.000 năm tuổi đã bị phát hiện trong một
chuyến hàng gửi từ Tây Ban Nha tại sân bay Miami, Mỹ. Giới chức Ai Cập
sau đó đã tới Mỹ để thu hồi chiếc quan tài, được tin là bị đánh cắp hơn 1
thế kỷ trước.
2
bức tượng điêu khắc cổ bị nhân viên hải quan tịch thu từ những kẻ buôn
lậu tại Corinth, Hy Lạp. Các bức tượng này được tin là có niên đại từ
thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.
Các
cơ quan hải quan Đức đã tịch thu những chiếc bánh ngọt được gài tiền rất
tinh vi trong một chiến dịch chống rửa tiền ở Berlin tháng 3/2002.
Năm 2002, một hành khách đã bắt quả tang buôn lậu một con tắc kè hoa từ Dubai vào Manchester, Anh.
Tại
sân bay Heathrow (Anh), một hoàng tử châu Phi từng được đào tạo tại Đại
học Harvard danh tiếng đã bị bắt quả tang buôn lậu ma túy, được nhồi
trong những củ hành tây khoét ruột.
Các
nhân viên tại sân by Munich đã bị sốc khi phát hiện một bộ hài cốt trong
hành lý của hai phụ nữ Italia. Hai hành khách nói hài cốt là của một
thành viên gia đình mất ở Brazil và muốn được chôn cất tại Italia. Sau
khi cung cấp giấy chứng tử, họ đã được phép tiếp tục mang bộ hài cốt.
Hàng
trăm con nhện độc đã bị hải quan sân bay Schiphol tại Amsterdam bị tịch
thu sau khi chúng được phát hiện trong hành lý của một hành khách trên
một chuyến bay từ Peru.
Có
lẽ thứ kỳ quặc nhất từng được hải quan thu giữ là 10 nhãn cầu mắt người
trong một chiếc bình được phát hiện tại sân bay Stansted, Anh năm 2007.
Các quan chức hải quan Hàn Quốc đã thu giữ hàng nghìn viên thuốc làm từ thịt trẻ em đã chết được sấy khô.
Một
hành khách từ Dubai đã bị phát hiện mang những con chim bồ câu còn sống
trong ống quần tại sân bay quốc tế Melbourne, Australia năm 2009.
Cười mặn mòi xứ Huế
Cái cười mặn mòi một thuở nào nơi xứ Huế
BS LÊ VĂN LÂN
I- Cười:
Cái cười là đặc
tính của con người ( Le rire est le propre de l’homme) như lời của Henri
Bergson, triết gia Pháp! Hé miệng nhe răng chỉ là động tác của loài khỉ, nhưng
với con người thì động tác này phát khởi ra là do một tình cảm vui thích. Tự điển
Larousse đã định nghĩa một cách chính xác cái Cười của con người như sau: Rire
: Manifester un sentiment de gaité par un mouvement des lèvres, de la bouche,
accompagné de sons rapidement égrénés. ( Cười là biểu lộ một tình cảm vui bằng
sự cử động của môi, miệng đi kèm theo với những âm thanh tách biệt dồn dã).
Cái tình cảm vui
thích đã làm khởi điểm, nhưng khi con người càng tiến hóa, mức văn hóa càng cao
thì cái cười càng do nhiều nguyên nhân hay sắc thái hơn như Cười để chế nhạo
hay để khinh thường. Và động tác mỉm cười ( sourire) là nhếch môi nhẹ để bầy tỏ
sự hài lòng, sự trìu mến, sự đồng tình. Do đó, mỗi dân tộc, tùy theo tính tình
có mỗi cái cười mang màu sắc khác biệt, như cười vàng của dân Á Đông, cười lạnh
của dân Anh… và biết bao nhiêu cái cười khác như cười đen, cười đỏ, cười xám,
cười thâm … 36 cái cười lận. Chẳng hạn nói Khốc như thiếu nữ vu qui nhật, Tiếu
tự thư sinh lạc đệ thì! Cái cười của kẻ đau khổ hỏng thi là cái cười gượng gạo
với vành môi mếu xệch; cái khóc của tân nương khi xuất giá là niềm vui thầm… hớn
hở!
a- Cái cười Việt
Nam
Dân Việt đương
nhiên có cái cái cười Việt. Nhưng theo từng tính khí của dân mỗi địa phương và
nhất là tùy theo chiều dầy lịch sử văn hóa và sắc thái ngôn ngữ , chúng ta phân
biệt ra có những cái cười Bắc, cười Trung, cười Nam. Cười thời vua chúa, thời
ngoại thuộc thì đương nhiên khác cái cười thời độc lập, thời dân chủ và thời cọng
sản, tương ứng với hoàn cảnh biến thiên của chính trị, kinh tế và nhân văn của
mỗi giai đoạn. Cười thời người khôn của khó thì cười kẻ tham ăn giành dựt, cười
thời bị áp chế thì nhắm vô kẻ thống trị quyền thế. Cười thời chữ Nho thịnh hành
thì diễn tả qua những câu chữ Nho, thời tân học thì pha ngoại ngữ. Thổ âm của một
địa phương như giọng miền biển, giọng xứ đù, giọng trọ trẹ, giọng cọc cạch trở
thành một đề tài để dựng thành một chuyện cười!
Trên phương diện
phẩm chất và giá trị, cái cười theo từng giai đoạn lịch sử, từng địa phương, từng
hoàn cảnh của dân gian đều có những sắc thái khác nhau nhưng chung qui thì cười
căn bản là vui thích, là xả su-báp, là giải tỏa ẩn ức, nhưng dần dà trở thành một
khí giới để châm biếm, đả phá và trào phúng đối phương.
b – Bẩn thỉu hay
Mặn mòi? ( Sale ou Salé)
Nhìn tổng quát,
cứu cánh của cái cười Việt Nam luôn luôn vẫn là xây dựng. Tuy nhiên, một số
chuyện cười quen gọi là chuyện tiếu lâm bị chê trách vì thường xoáy về cái „tục“
và đả động đến hành động tính giao (sex) và bộ phận của tính phái. Nhưng trên
phạm trù phân tâm học, những chuyện tiếu lâm hay thi văn tục có cái cứu cánh
lành mạnh trong vai trò làm những nút thoát xả để gỉai tỏa những ẩn ức về bản
năng tính dục dưới sự kiểm duyệt nghiêm khắc của luân lý đạo đức. Chúng ta cần
có một sự nhận định nghiêm túc sau:
* Tính cách của một chuyện bẩn thỉu (dirty!)
bị xem là hạ cấp khi nó chỉ phô bầy trắng trợn cái dơ bẩn, rác rưởi, làm công
súc tu xỉ ( Theo tự điển Larousse, Histoires sales: Histoires ordurières, obcènes
qui blessent la pudeur).
* Còn nếu câu chuyện tuy rằng bản chất rất
phóng khoáng, tươi sống, táo bạo, đánh trực diện nhưng được kể một cách không tục
tĩu mà dí dỏm và bóng bẩy thì đó là những chuyện mặn mòi thú vị mà bất kỳ giới
nào trong xã hội cũng thích nghe( Histoires salées : Histoires très libres,
crues, osées et grivoises ; – Grivois ( gốc do chữ guerre – tác chiến): libre
et hardi, sans être obcène.) Những chuyện tiếu lâm Việt Nam có thể nói phần lớn
nghe tục nhưng là tục thanh, khích động tiếng cười, không tục tĩu và rác rưởi (
obcène et ordurier) và nhất là không hoàn toàn khích dâm ( Porno).
II- Cái Cười của
Huế
Bút khảo này nói
đến một số chuyện cười cũng như một số thi văn vui của xứ Huế, đương nhiên có tục
có thanh:
* "Tục" vì đôi lúc phải nói trắng,
nói trực diện theo lối của thôn quê mà người dân không e dè nói "nguyên con" như tên của những con
bài tới con C…, con L…nhưng tục một cách bổ ích vì nó phản ánh những khía cạnh
tập quán phong tục trong nền văn hóa hạ tầng cơ sở (Substrastructure de la
culture). Đa số những tiếu lâm bình dân đều có cái tục này;
* còn "thanh" là cái tục về tính dục
được thăng hoa và mỹ hóa bằng các gói ghém những cái thô tục với những ẩn dụ
văn chương (metaphor), những tiểu xảo ngôn ngữ như nói lái, nói lóng, hay bằng
những vần thơ thi vị. Đa số thi văn tiếu lâm của sĩ giới đều có cái nét "tục
tục thanh thanh " này, đây là một hình thức thỏa hiệp giữa bản năng và lý
trí. Vạn sự xuất ư nông, kẻ sĩ xuất phát từ nông dân mà!
Kho tàng truyện cười và thi văn vui tiếu lâm của
Việt Nam qua ba miền Bắc Trung Nam của đất nước rất nhiều, vốn thường pha trộn
với nhau, như vậy làm sao phân biệt đâu là của riêng đất Huế? Tôi bèn xin dựa
theo những tiêu chuẩn sau để phân biệt:
+ không gian, thời gian và phong tục tập quán
phản ảnh trong những chuyện, nhất là tục hò hát ở các địa phương Thừa Thiên Huế
như rạp Đồng Xuân Lâu…
+ ngôn ngữ của một số câu chuyện xây dựng trên
một số thổ âm đặc thù của Thừa Thiên Huế;
+ và rõ ràng nhất là tên của những tác giả thi
văn gốc Huế .
Tuy nhiên những
tiêu chuẩn trên đôi khi có thể sai vì khó tránh được một vài trường hợp bị người
đời gán ghép khiến sự khảo sát rất khó khăn khi mà dân ba miền Bắc Trung Nam đã
có dịp tiếp xúc chung đụng và ảnh hưởng lẫn nhau
III – Vài mẫu
chuyện và thơ cười xứ Huế
Sau đây, xin mời quí vị thưởng lãm vài cái cười
của Huế sau đây .
a-Chuyện cười
trong dân gian
Chữ chi?
Có hai vợ chồng
vào đêm động phòng, chồng chỉ chữ Song Hỉ mà đố vợ:
_ Chữ chi đây em?
_ Song Hỉ!
_ Mô phải rứa.
_ Vậy là Tam Hỉ!
_ Cũng mô phải.
_ Tứ Hỉ!
Chồng bèn nói
:”Càng mô phải nữa”. Nói xong, anh bèn hôn vợ và nói : Ngủ hỉ! Vợ mỉm cười và
hiểu ý. Sớm mai thức dậy, vợ âu yếm nói: _ Anh ơi, em biết rồi, chữ đó đọc là “
Sướng hỉ”
Mi như con C… của
tau!
Một quan huyện
qua đò ngang. Lúc sắp lên bờ quan bị trợt té xuống nước vì tên lái đò vô ý chống
sào không kịp. Quan bèn tức chưởi:
"Mi như con C… của tau!"
Về nhà, bà huyện
thấy chồng bị ướt bèn hỏi thì quan kể sự tình, bà liền tru tréo: "Không được, như vậy là ông chui vô cái
của vợ hắn à?". Quan huyện bèn chạy ra bến đò mà nói lớn: "Ê, thằng
lái, tau là con C… của mi!". Nhưng về nhà, bà huyện lại thét rằng: "
Mô được, té ra ông cho thằng lái đò hắn chui vô của tui hả?" Nghe vậy,
quan huyện lại chạy ra sông nói: " Ê Lái đò! C… của tau, tau giữ! C…của
mi, mi giữ. Mình đừng lộn xộn nữa".
( Chú thích::
"Mi như con C… của tau" là câu chửi hạ cấp quen nghe ở Huế khi người
ta tức giận! Chữ C… là một danh từ dung tục bình dân nơi cửa miệng kẻ bình dân.
Khi một người tức giận, dù là kẻ văn nhân trí thức , ai cũng phải nói huỵch tẹt
ra cho đã nư mà ta gọi là "văng tục",
chứ có ai lại nói những từ hoa mỹ như dương vật hay ngọc hành. Chuyện văng tục
là chuyện bất đắc dĩ, đối cùng , khi không còn chữ gì để nói thì người ta mới
xài. Chẳng ai thích nghe văng tục cả. Tuy nhiên có những trường hợp thì những
chữ chửi thề Đ. này, Đ .nọ lại có vẻ đắc dụng và lưu danh hậu thế như câu thơ của
Cao Bá Quát ở pháp trường khi dao kề cổ:
Ba hồi trống dục
đù cha kiếp
Một lưỡi gươm
đưa đéo mẹ đời
hoặc Thủ Khoa
Huân khi lên máy chém đã ngâm bài thơ tuyệt mệnh với 2 câu cuối là:
Thắng bại doanh
thâu, trời khiến chịu,
"Phản thần",
đụ mẹ đứa cười ông!
Trong lịch sử Pháp, Talleyrand đã nói một định
nghĩa gán cho Napoléon đệ nhất là : Cục cứt trong chiếc vớ lụa ( De la merde
dans un bas de soie- Mots historiques trong Le petit Larousse illustré 2002)
Thành ra tục hay
không tục, cái đó tùy cách nói!
Anh cho em thoa
một chút hí!
Một ông tên là
Nghệ đi qua cánh đồng thấy các o gái quê hò hát vui vẻ đối đáp dưới ruộng. Tục
này vùng quê gọi là “hò môi miếng” vì người hò phải lanh trí đối đáp liền miệng
tại chỗ. Ông Nghệ bèn nham nhở dừng lại và nói:
"Tên tui là Nghệ, tui đố các o làm răng, khi hò có tên tui ở trong
có được không?"
Dạ thưa anh, có khó chi mô, một o gái bèn trả
lời! Xin anh hãy nghe đây:
" Hò ơ ơ ơ … Ơi anh ơi , ba tháng mười
ngày em mới hết phong long.
Anh cho em một chút để em thoa trong với bóp
ngoài!"
Chú thích: Phong
tục ở Huế, đàn bà đẻ thường nằm cữ trong buồng kín đến 100 ngày mới dám ra
ngoài vì sợ gió máy quen gọi là cữ “ phong long”. Trong thời gian, nằm cữ (hay
nằm bếp), phụ nữ thường giã củ nghệ mà thoa bóp khắp người cho da dẻ dắn chắc
và nhứt là vết rách ở cửa mình cho mau lành!
Hò "đối đoạn"
ở rạp Bà Tuần
Câu chuyện sau
thanh lịch hơn. Vùng Thừa Thiên-Huế thuở trước, người dân có nhiều lối hò như
hò ân tình, hò đâm bắt, hò đối đoạn. Trong lối hò đối đoạn, bên nữ hò trước rồi
bên nam đối sau, miệng vừa hò, tay vừa cầm chày giã vô cối, vừa xô. Qui luật là
các động tác phải ăn nhịp với nhau, chày không được va chạm nhau. Nữ hò xong,
nam phải đối ngay, không được để lâu quá ba nhịp chầy.
Có một lần vào
trước 1945, hò đối đoạn được tổ chức ở rạp hát Đồng Xuân Lâu ( tục gọi là rạp
Bà Tuần), để tranh tài giữa phe nữ ở Huế với phe nam từ Quảng trị vô. Trong lần
hò này, bên nữ xuất chiêu rất độc khiến bên nam phải thua. Câu hò đó như sau:
Ba ba nấu cháo nồi
ba
Tam tam nhừ cửu
cháo đà chín chưa?
Cái hóc hiểm là
Ba là con số 3, chữ nho là Tam; Tam Tam (3 nhân với 3) là Cửu tức là số chín.
Nhưng rồi nam nữ
“ kỳ phùng địch thủ” đôi lúc cũng huề nhau. Như bên nữ hò trước là:
Dạ là đêm, đêm
nay rồi đêm nữa
Hỏa là lửa, lửa
ngọn đến lửa than
Em thấy anh cao
họ lớn làng
Muốn trao duyên
gửi nợ nhưng ngại ngái đàng không dám trao! (Ngái đàng : xa đường)
Bên nam bèn hò đối
lại ngay:
Nhựt là ngày,
ngày này sau ngày trước
Thủy là nước, nước
đục lại nước trong
Tiếng đồn em cao
họ lớn giòng
Ước kết duyên Tần
Tấn nhưng những ngại ngùng biết nói sao!
Thường thường
trong mỗi đội nam nữ đi hò tranh giải, luôn có một vài ông thày, bà thày quân
sư đi theo để cố vấn mách nước.
Sau đây là những
câu hò đối đáp được hiện đại hóa vì có chen tiếng Tây, chữ Nho um xùm theo tôi
nghĩ là về sau được người có tây học chế ra cho vui:
Bên nữ hò:
Năm (5) con chim
xanh ( cinq), đậu cành cây ngủ
Sáu (6) con bọ
xít (six), sắc lục khó tề
Trai nam nhơn
chàng mà đối đặng sẽ chịu bề nâng khăn
Bên nam đối lại:
Tám ( 8) con tu
huýt (huit) , kêu cây bát bát
Mười con chuồn
chuồn đỏ đít (dix) lượn thập ác nhà
Tui đây đối lại
đó đã nghe chưa? Về xin cha mẹ mà định giờ nghi gia!
Sau đây nghe đâu
là một câu hò chưa ai đối đáp lại vì xổ quá nhiều chữ Nho:
Con chim chàng
làng đậu làng tre họ,
Kêu lên tám tiếng
“ tri vi tri, bất tri vi bất tri”
Chàng mà hay chữ
đối đi,
Nếu không thì đứng
ngoại trường thi chớ vào!
Tám chữ Nho nhại
tiếng chim kêu, nguyên là lấy từ sách Nho: ”Tri vi tri, bất tri vi bất tri, thị
tri giả”
( Biết thì nói
biết, không biết nói không biết, đó mới là người biết vậy)
Nói chữ Nho!
Nhà nọ có ba chị
em thông thái hay nói chữ Nho. Có một chàng Ngốc chuẩn bị làm rể để xin cưới cô
thứ hai. Bữa nọ, Ngốc đến chơi, cô út ra chào và mời ngồi đỡ trên chõng tre: “
Tọa sàng yến phu lang” ( Mời anh rể ngồi trên chõng). Ngốc không hiểu gì luống
ra về. Bữa sau, Ngốc tới thăm, thấy cửa trước không ai, bèn lẻn vô cổng sau, thấy
ba chị em đang tắm ở bờ giếng, cười khúc khích.
Cô út chỉ vô
mình mà nói: Bạch bạch như phấn trang! ( Trăng trắng như phấn vậy).
Cô thứ hai cũng
chỉ vô mình mà nói : Úc úc như hình qui!( Khum khum tựa mu rùa)
Cô cả lớn cười
sau khi chỉ vô mình: Hắc hắc như côn lôn! ( Đen đen như núi Côn lôn)
Ngốc ta bèn nhẩm
đọc thuộc lòng, để sau có dịp đem ra ứng đáp.
Thế là lần thứ
ba, Ngốc lại thăm , cô Út lại ra chào mà nói: Tọa sàng yến phu lang!
Ngốc bèn chỉ vô
cô út mà nói : Bạch bạch như phấn trang! khiến cô này trẽn quá (mắc cỡ) ù té chạy
vô gọi cô thứ hai ra.
Cô này bèn hỏi :
Phu quân như hà ti? ( Chàng ơi có chuyện gì đó ?)
Ngốc bèn bạo dạn
trả lời: Hà ti chi mà hà ti, Úc úc như hình qui! khiến cô hai cũng bỏ chạy.
Cô chị cả trong
nhà chạy ra khuyên nhủ : Thôi, dượng bất mật ngôn! ( Xin dượng đừng nói lóng nữa).
Ngốc bèn chỉ vô
cô chị và nói tỉnh tuồng: Mật ngôn chi bất mật ngôn! Hắc hắc như côn lôn.
( Câu chuyện này
không bảo đảm hoàn toàn gốc Huế, nhưng cũng đánh dấu một thời Nho học trước đây
còn tồn tại lâu ở xứ Huế, tôi xin kể để bạn đừng quá xét nét mà đọc cười cho
thư dãn!)
Con tui chết đứng
ngay đơ!
Câu chuyện cười
sau, nói ngay tình, tôi không rõ nó phát xuất từ mô, nhưng tôi lần đầu
"nghe" ở Huế. Vài chuyện cười hay, cũng giống như vài câu ca dao Việt
Nam, được gán ghép cho do nơi này nơi nọ đẻ ra, thật không biết mô làm bằng cứ.
Tuy nhiên, vì cái giọng kể của nó, tôi đoán rằng ít nhất nó cũng khai sinh ra tại
một địa khu nào trên giải đất miền Trung. Câu chuyện xin kể như ri nì:
Một anh học trò
đi trên đường cái, ngó xuống ruộng thấy một lũ con gái quê cắm cúi cấy lúa bèn
giở giọng chòng ghẹo sàm sở:
Con tui ..ờ ơi…
hắn chết đứng ngay đơ,
Tử vô địa
táng…tui xin chôn nhờ đất o!
Anh chàng tưởng
rằng ăn nói ngon lành và mạnh dạn như vậy, đố ai dám đối đáp. Ai ngờ, trong đám
thôn nữ dưới ruộng, một o đứng ưỡn người lên giơ tay ngoắc:
- Yêng ơi! cho em đáp thử yêng coi!
Đất em ..ờ ơi
sâu hoắm ổ gà.
Dét đầu cha hắn
vô cũng đặng… khỏi cần dét con!
Dét tức là
„nhét“ nói theo tiếng Huế bình dân cũng như câu sau ni:
Tau ở dà tau,
tau dớ mi
Dớ mi nên phải
bước chân đi
Không đi thì mi
biểu rằng không tới,
Mà tới thì mi hỏi
tới mần chi!
Dục cái dĩ, Dục
cái dã
"Dục cái
dĩ, dục cái dã" là một câu nhại âm chữ Nho thường được những trai gái ở Huế
dùng để hò khi mở đầu một câu hò khi giã gạo. Sau đây là một đoạn hò giã gạo do
ông Âu Ngọc Trác (Philadelphia) sưu tầm:
Nữ hò trước:
Dục cái dĩ, dục
cái dã
Thấy anh hay chữ
Em xin hỏi thử
vài câu
Trung tâm vô vũ,
nước đâu chảy hoài?
Bên Nam gặp cái
ý hóc búa là : "Trung tâm vô vũ, nước đâu chảy hoài ?" nghĩa là
"trong bụng không có mưa, vậy nước ở đâu ra?"
Nhưng rồi, chàng
trai cũng đáp lại một cách lém lỉnh như sau:
Dục cái dĩ, Dục
cái dã!
Không nói ra thì
em cười anh dại
Nói ra …thì thiệt
hồ đồ!
Mà nước bên Nam
Việt chẩy qua hồ nữ nhi!
Nhận xét: Chữ
Nam trong chữ Nam Việt chỉ phương Nam chứ không phải là chữ Nam là con trai đối
với chữ Nữ là con gái, nên câu hò đáp không chỉnh lắm, nhưng dầu sao thì bên
nam lanh trí đã dùng để gỡ bối rối mà thôi!
Hóc xương
Có một chàng rất
háu ăn, một bữa qua ăn kỵ tại nhà người bác. Chàng ăn uống tha hồ tộng vô họng
đủ thứ, bất ngờ bị xương cá mắc cổ. Chàng muốn khạc ra nhưng không biết mần
răng, bèn ngó lên nóc nhà hỏi người bác:
- Thưa bác, nhà
bác lợp tranh hay lợp lạt ( Anh cố ý nói thiệt lớn tiếng những tiếng bác, tiếng
lạt như muốn khạc cho cái xương ra)
- Lợp tranh cháu
à!
Chàng hóc xương
đang muốn tìm một câu hỏi khác thì một thằng nhỏ dỡn chơi, ù té chạy vô đụng
cái bàn. Chàng lanh trí bèn nói:
- Đừng chạy vô xớn
xác!
Nhờ anh gào to
chữ "Xác" đọc là Xạc nên cái xương bắt đầu chớm tróc ra. Nhưng thằng
nhỏ sợ quá bỏ chạy ra. Anh ta làm bộ nhân từ, giữ nó lại và nói :
- Đứng với bác
nghe Thôi đừng chạy ra chỗ khác!
Lần này, tiếng
Khác đọc thêm âm tiếng Huế là Khạc đã làm cái xương văng ra một cách ngon lành.
Vua Tự Đức bị
Nguyễn Du xỉ vả!
Câu chuyện sau
tôi đoán rằng các nhà nho đặt ra để cười. Ở triều đình Huế, sau khi hoàng tử Hồng
Nhậm lên ngôi lấy niên hiệu là Tự Đức, thì cái tên riêng Hồng Nhậm được chuyển
làm tên tự, vì nhà vua chọn chữ Thì làm tên chính thức của mình. Vậy chữ Thì
này, người dân không ai có quyền gọi ra mà phải nói chuyển âm là "thời",
dân Huế quen nói thời giờ mà không nói thì giờ là vậy. Học trò đi thi phải kỵ
húy khi viết chữ Thì phải đổi thành chữ khác, hay nếu không đổi được thì đi thi
phải viết bớt một nét. Ai vi phạm kỵ húy thì thi rớt và bị tội. Do đó, các nhà
nho cũng dựa vào đó mà đặt thành một chuyện tiếu lâm. Họ dựng chuyện mà giải
thích rằng đọc truyện Kiều người ta mới khám phá rằng vua Tự Đức bị xỉ vả tàn tệ
nào là người dâm đãng, nào là kém cỏi, ti tiện!
Hãy đọc bằng chứng
sau qua hai câu:
*Ra tuồng trên bộc
trong dâu,
Thì: con người ấy
ai cầu làm chi!
*Tha cho Thì
cũng may đời
Làm ra Thì cũng
là người nhỏ nhen!
b-Cái Cười tiếu
lâm của thi nhân xứ Huế
Ở Việt Nam, nữ
sĩ Hồ Xuân Hương ngoài Bắc thời vua Lê chúa Trịnh là người nổi danh quán quân
đã tiên khởi đem cái tục về tính giao vào văn chương. Bẵng đi một thời gian,
không ai nối gót bà. Phải chờ đến khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cái
truyền thống làm thơ tục thanh thanh tục của Hồ Xuân Hương mới xuất hiện lại ở
kinh kỳ xứ Huế, được một số thi nhân hưởng ứng một cách nhiệt tình với một số
lượng đáng kể về những bài thơ độc đáo mà phẩm chất không kém phần mặn mòi, thú
vị chút nào. Những nhà thơ xứ Huế sáng tác một cách nghiệp dư trong lĩnh vực
không phải là dân dung tục ít học mà là những người nho học, khoa bảng đáng
kính nể như tôi trích dẫn sau đây… Kỹ thuật của họ không những chẳng kém gì Hồ
Xuân Hương trong tài nói lái, tài miêu tả sống động bóng bảy "thi trung hữu
họa", nói là họa vì đọc thơ thấy hình ảnh đối tượng vẽ ra trước mắt; về lối
gieo vần cũng hiểm hóc vô cùng. Ngoài ra, họ còn sử dụng nhiều hơn trên phương
diện tinh xảo về thi tài như dùng những ngạn ngữ v.v…
Tôn Thất Diệm
(1853- 1922)
Hiệu là Mộng Phật.
Đậu tú tài Hán học 1878. Làm quan từ chức Tri Huyện (1881) đến chức Tham Tri.
Năm 1910, về hưu trí với hàm Thượng Thư. Mất năm 1922.
Giống mẹ
( mỗi câu là một
điển ngạn-ngữ)
Giống mẹ không
sai chút bẻo beo,
Cuống đầu tỏ đặng
lúc chồng cheo.
Chơ hơ giữa chợ
phơi ba vạ
Nút nớt trong
cươi trợt một keo.
Đánh giấc mê man
tha kệ chuột
Nổi cơn quay quắt
dữ hơn mèo.
Đi nhai, đứng ngậm,
ngồi cười gẫm
Róc rách bên cồn
ngọn gió heo.
Tôn-Thất Mỹ (
1860- 1913)
Sanh tại làng An
cựu Huế. Hiệu là Tam Xuyên. Đỗ cử nhân và làm quan đến chức Án sát ở Nghệ An và
Tá Lý bộ Lễ triều Tự Đức. Mất tại Quảng Bình năm 1913.
Phú Đắc
(dựa vào câu :
Con ai đem bỏ chùa này, Nam mô Di Phật, con thầy thầy nuôi.Bài này làm để cười
chuyện thầy chùa Túy vân)
Nghe tiếng ù oa
trước cửa chùa,
Nam mô di Phật
phải phân bua:
Một là em bậu
hay cầu tự
Hai nữ ông thầy
khéo đội tu
Quét sạch lá đa
rồi thí nghiệm
Xây tròn quả
phúc lắm công phu
Tay chuông tay
mõ rù rì tụng,
Oan hỡi mà ung
Phật chứng cho.
(Chú thích:
Ngoài cách nói lái như “đội tu”, những từ ngữ như lá đa, quả phúc, rù rì rất gợi
hình)
Đưa O Đoài bán
bánh
(mỗi câu có tên
một thứ bánh và bát quái)
Vẻ ngọc càng
say, rượu ít nồng
Kìa ai vòng Khảm
đúc hình dung.
Cấn nơi quán
khách e dầy dụa
Chấn bức mành ba
những ước mong.
Chiếc lá tốn
công, giòng bích thủy
Dấu bèo ly hận
ngọn đông phong.
Nhắn em xem chợ
lời khôn hỏi
Ngảnh mặt non
đoài mảnh ráng hồng.
[Chú thích: _
Tám quẻ Bát quái là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài ( tiếng Huế: Cấn
quen dùng trong chữ cấn tiền, cấn nợ là xin gán nợ, ăn chịu; Chấn nghĩa giống
như chắn che ngăn cách); _ Tám thứ bánh là: Ít, đúc, dầy, ướt, lá, bèo, hỏi,
rán(g)]
Theo cụ Hoàng Trọng
Thược biên khảo trong cuốn Nghệ thuật trào phúng và nụ cười trong Thi văn Việt
Nam, Tam Xuyên Tôn Thất Mỹ là một con người tài ba phóng túng mà nhà văn Nguyễn
Tuân đã nhắc tới trong cuốn Vang bóng một thời của ông về giai thoại "Thả
thơ" của ông với bà hầu non là Mộng Liên. Hai ông bà dong chơi đi bộ từ
Nghệ An vô Huế, tới đâu thì dừng chân lại tổ chức những buổi thả thơ để kiếm tiền
đi đường. Đi đến Đèo Ngang ( Hà Tĩnh), nhân trời tối nhân gió mát trăng thanh,
ông bà ngủ đỡ trong một quán lá vắng chủ…. Trong đêm này, ân ái nồng nàn với vợ,
ông bị chết vì thượng mã phong. Trong đám tang của ông ở Huế, có nhiều câu đối
phúng điếu của các thi hữu, trong đó đáng kể nhất có câu của Thượng Thư bộ Lại
là Phước Môn Nguyễn Hữu Bài như sau:
Ra Bắc vào Nam
trăng gió đề huề thi một túi,
Lên đèo xuống ải
mây mưa đánh đổ cuộc trăm năm
Câu này thắm thiết
tả cảnh, tả tình rất sát cho trường hợp của Ông Tam Xuyên, nhất là cảnh
"lên đèo xuống ải mây mưa" khiến ông phải thượng mã phong! Chúng ta
phải ghi nhận đây là "nụ cười đen" nơi xứ Huế!
Nguyễn Đôn Dư (
1908 – ?)
Người làng Thế Lại
thượng, huyện Hương trà, Thừa thiên. Biệt hiệu là Quỳ -Ưu, làm Công chức, có
chân trong Hương Bình thi xã. Cụ có làm nhiều bài thơ với giọng trào phúng mỉa
đời như bài Trò Sân Khấu, Vịnh cái mõ, Cháy nhà ra mặt chuột, Vịnh con Nộm nan,
Gà đá nhau. Về phương diện tiếu lâm, cụ có bài sau dí dỏm cho cảnh một ông già:
Vịnh cái bật lửa
cũ
Lẹt xẹt hồi lâu
lửa chẳng ra
Ngán thay cái quẹt
của ông già
Con cò chắc đã
mòn khu ốc
Viên đá e khi hỏng
ruột gà.
Đè xuống kéo lên
thêm hỏng trục,
Bấm qua bóp lại
muốn trầy da.
Dầu đà xì bậy,
tim đà ướt,
Toan vất nhưng
mà có kẻ la!
( Chú thích: Đè,
kéo, bấm, bóp, xì bậy, tim đà ướt toàn là những chữ hiểu thế nào cũng được. Tiếng
Huế nói la không phải là hét mà cũng như nói trách mắng (Bắc) hay rầy ra (Nam),
ví dụ: Về trễ, bị vợ la!
Hoàng trọng Thược
Bút hiệu Hương
Thủy, sanh năm 1910 tại Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên. Đỗ tú tài bản
xứ tại trường Bưởi Hà nội ( 1931), từng là công chức Nam triều ở Huế. Chức vụ
cuối là Giám đốc Quan Thuế ba miền. Về hưu năm 1965. vừa mới mất tại California
(Hoa kỳ). Dưới bút hiệu thi sĩ Hương Thủy, cụ Hoàng Trọng Thược đã làm nhiều
bài thơ rất hay, nhất là thơ trào phúng và châm biếm thời thế như cuốn Hương
Bình thi phẩm ( 1962). Trên phương diện biên khảo, cụ đã xuất bản nhiều sách có
giá trị: Thi ca châm biếm Việt Nam ( 1969), Huế Thi ca trào phúng ( 1973), Vua
Duy Tân ( 1984) , Nghệ thuật trào phúng và nụ cười trong Thi văn Việt Nam.
Riêng tôi rất biết ơn cụ qua nhiều sự tham khảo vào những trước tác quí giá của
cụ. Cụ Hoàng Trọng Thược có làm nhiều bài thơ loại ỡm ờ kiểu Hồ Xuân Hương với
ý tưởng phong phú, và từ ngữ tài tình dí dỏm dựa trên những đề tài hiện đại như
Tắm Hố và chơi tennis.
Vịnh Lão Tướng
Quần vợt (1960)
(Honni soit qui
mal y pense)
Bài này gồm 3
bài liên hoàn, lấy câu chót một bài để mở đầu cho bài kế, tôi xin trích dẫn cho
đủ để bạn đọc thưởng thức cho trọn vẹn cái đại tài của tác giả
Càng già càng dẻo
lại càng dai,
Lão tướng ra quần
chẳng kém trai!
Đấu mấy hiệp liền
không đuối sức,
Tranh ba ngày tiếp
chẳng mòn hơi.
Khi mau, khi chậm,
khi mơn ngắn,
Lúc xuống, lúc
lên lúc thọc dài.
Gác lại, gác qua
phô đủ kiểu,
Mòn lông banh nỉ
lão còn chơi
>
Mòn lông banh nỉ
lão còn chơi,
Cân sức cho nên
chẳng dám lơi:
Chống đỡ gay go
trào bọt mép
Cò cưa dai dẳng
toát mồ hôi.
Chơi trưa chưa
phỉ còn chơi tối
Đánh chiếc xong
rồi lại đánh đôi.
Phút chốc mưa
đâu tuôn xối xả,
Cuộc vui hào hứng
tạm ngưng rồi.
Cuộc vui hào hứng
tạm ngưng rồi,
Chốc nữa lau khô
lão lại chơi.
Biểu diễn sân
quen hay đáo để,
Nắn dồi banh mới
sướng mê tơi
Người trên ập xuống
phều phào thở,
Kẻ dưới nâng lên
khúc khích cười.
Đối thủ gặp nhau
mùa nắng cực,
Quần lâu thấm mệt
ngã lăn nhoài.
Trong bài thơ
trên, tác giả dùng nhiều danh từ chuyên nghiệp của giới chơi quần vợt, khiến
tôi liên tưởng tới chuyện sử dụng những danh từ trong ngành đan đát tại làng Bầu
La ( Bao La) tỉnh Thừa Thiên Huế, chuyên làm nghề đan thúng mủng đem ra bán
trên chợ Đông Ba. Câu chuyện đại khái là trong làng Bầu La, một dịp nọ, một đám
con trai nơi khác đến coi các o đan đát rồi một anh đòi vô ngồi đan nữa nên một
o mới chua ngoa hát rằng:
Liệu mà đát được
thì đan,
Đừng có gầy ra rồi
bỏ đó, thế gian chê cười!
Những chữ đát,
đan, gầy, bỏ là những tiếng nhà nghề, nhưng chàng trai cũng tỉnh bơ đáp lại:
Anh đây đan cũng
giỏi mà đát cũng tài,
Lận thì nhún
trên, nhún xuống, nứt thì chui ngoài chui vô!
Tiếng Lận, Nhún,
nứt, chui là những tiếng nhà nghề về đan đát khác. Nhưng lại có một chàng khác
nhẩy vô vòng chiến với câu hò sau:
Bớ các o ơi, Tui
đây không phải là trai hư
Tôi đan đặng,
tui đát được, tội lận chừ cho o coi!
Lận rồi tôi chận
lột hẳn hoi,
Ở trên tui nấn
xuống, ở ngoài tôi đè vô!
Nói ra sợ mất
lòng o,
Ngó trong cái mủng,
chỗ mô tui cũng dùi!
Trong câu này, lại
có thêm những tiếng nhà nghề khác như Chận, Lột, Nấn. Đè và cái Dùi.
III – Thay lời kết
Trên những chuyện
cười và thơ tiếu lâm Việt Nam nói chung cũng như ở Huế nói đặc biệt riêng, những
chuyện tính giao nói ra thì thường khiến giới đạo mạo lịch sự nhăn mặt chê bai
là chuyện dâm ô… nhưng nếu chuyện đó được trình bầy dưới hình thức ẩn dụ (
metaphor) bằng những từ uyển mỹ ( euphemistic) và gói ghém tài tình qua những vần
thơ, thì nghiệm ra đó là một điều bổ ích trong sự giải tỏa tiềm thức bị dồn
nén, tiêu sầu giải muộn và cung hiến nhiều yếu tố lành mạnh cho cuộc đời thêm
phong phú, thú vị và nhất là mặn mòi hơn. Trên phương diện phân tâm học, nói và
nghe chuyện và tiếu lâm không thể nói là một đặc thù bệnh lý, mà ta có thể nói
nhờ nó mà văn hóa Việt Nam không bị thác loạn về tình dục ( perversion
sexuelle).
Chúng ta có thể
định nghĩa chăng rằng Cười là một thứ ngôn ngữ "vô ngôn" ám tàng biểu
lộ từ cơ thể (body language) của một dân tộc. Còn thơ là một thứ ngôn ngữ
"siêu ngôn" phát biểu ra bằng những biểu tượng ám dụ của dân tộc đó.
Cái cười Huế đương nhiên chia xẻ một mẫu số chung về tính khí với những cái cười
của những địa phương khác ở Việt Nam vì con người dù là Bắc, Trung , Nam cũng
là con người Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm trù ngôn ngữ, ngôn ngữ xứ Huế có
những đặc thù về âm sắc và cách phát biểu từ ngữ riêng. Giữa xứ Bắc là nơi đất
cũ ngàn năm văn vật với ngôn ngữ ví von, rổn rảng và miền Nam là vùng đất mới với
cách ăn nói trực diện, chơn chất thì như vậy xứ Huế phải phô ra một hình thái về
cái nét cười nào chứ? Trung dung chăng? hay lắng đọng trong một địa tầng văn
hóa nào đó khiến người ta suy gẫm sâu xa? Người viết mong chờ câu giải đáp từ
nơi quí bạn.
LÊ VĂN LÂN
Tài liệu tham khảo:
* Kho tàng truyện
cười Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh – Nhà Xuất bản Văn hóa – Thông tin , Hà Nội
1995
* Thi ca châm biếm trào lộng Việt Nam của Hoàng
Trọng Thược – Nhà sách Khai trí 1969
* Le Petit
Larousse Illustré 2002
Xin chào tất cả các bạn,
Cạch tới già !
CẠCH TỚI GIÀ
(Từ Email của nhóm Hàng Không Dân Sự 1975. Nội dung và hình thức để nguyên xi như đã nhận)
Cảm nghĩ của một
người từ Paris vừa đi du lịch xứ Chệt về.
Xin chào tất cả các bạn,
Tôi vừa đi choi
2 tuần bên Tàu về.
Vâng, tôi vừa thực
hiện đuợc uớc mo bấy lâu nay của tôi là đặt chân lên Vạn Lý Truờng Thành.
Mặc dù ý thức đuợc
chuyến đi du lịch bên Tàu của tôi rơi không đúng thời điểm, tôi vẫn bắt buộc phải
thực hiện điều này năm nay vì qua năm tới, về huu, tôi sẽ không còn khả năng
tài chánh, và có thể cả sức khoẻ để làm đuợc. Vợ chồng tôi đa~ ghi tên đi theo
tour cùng với một số nguời Pháp. Điều gây ấn tuợng nhất đối với tôi qua chuyến
đi này là phong cảnh hùng vĩ của nuớc
Tàu và cái phồn vinh (giả tạo?) của các thành phố lớn, nhất là Shanghai, từ
trên tháp cao hon 300m nhìn xuống không thua gì New York, với bạt ngàn toà nhà
chọc trời, khi ngồi trên tàu thuởng ngoạn Shanghai by night ... đe`n néon muôn
màu chớp tắt... nhu đi bâteau mouche trên sông Seine.
Đại đa số xe
ho+i toàn các hiệu xịn, nhập từ nuớc ngoài cu~ng có, ráp tại nội địa cung có.
Và di nhiên cảnh kẹt xe khủng khiếp, kẹt xe hoi chứ không phải kẹt xe gắn máy
nhu bên VN mình. Đuờng xá thì rộng và sạch sẽ hon cả bên Paris.
Đó là những điểm khen của tôi. Còn mặt trái
thì sao? Ngay từ khi đuợc nguời huớng dãn đón đoàn chúng tôi tại sân bay
Shanghai, một nguời đa`n ông 51t, nói tiếng Pháp còn giỏi và luu loát hon rất
nhiều nguời ngoại quốc
sống lâu năm
trên đất Pháp, trên xe bus, anh ta đa căn dặn chúng tôi những điều sau đây:
- Luôn luôn phải
đề phòng bọn móc túi, móc bóp, phải cản thận nhất là passport. Túi đeo lung phải
đeo truớc ngực.
- Khi đuợc mời mọc
mua bất cứ thứ gì, cố gắng đừng trả lời vì một khi đã lỡ hỏi “How much?” là chắc
chắn sẽ bị đeo đuổi và bị phải mua cho bằng đuợc vì những nguời buôn bán có
thái độ rất hung hãn, bám dai còn hon đỉa.
- Nếu muốn mua
thì phải trả giá, mặc cả tối đa, vì tụi bán hàng sẽ nói giá trên trời (cụ thể :
có một nguời trong đoàn muốn mua chiếc áo đầm xẩm, bảng giá ghi rõ ràng 1250 yuan, tuong đuong 140 euros.
Rốt cuộc chiếc áo đuợc bán với giá 150 yuan tức 18 euros!). Đó vẫn còn là bị
mua hớ rồi đó.
- Khi qua đuờng
phải hết sức cẩn thận, ngó phải ngó trái cho thật chắc chắn dù mình băng qua đuờng
trên đuờng dành cho nguời đi bộ và đen thì xanh, vì bên này xe hoi không có uu
tiên cho nguời đi bộ đâu.
(Truớc khi đi
Tàu, tôi có xem đuợc một video về cảnh nguời đi bộ bên Tàu bị xe cán chết nhu
ruoi khi băng qua đuờng hoặc đứng chờ đen xanh để băng qua, thấy
"hãi" quá nên mỗi khi qua đuờng hồi hộp vô cùng. Quả thật, xe hoi
cung nhu xé gắn máy, không xe nào chịu ngừng lại cho mình qua cả, phải liều mạng
thôi!).
- Khi xử dụng
nhà vệ sinh công cộng phải nhớ mang theo giấy chùi ….
Điều này, hãng
du lịch ở Paris cung đa luu ý trên giấy trắng mực đen rồi. Quả thật, 90% nhà cầu
bên Tàu đều không có giấy, chua kể tới tình trạng vệ sinh nhiều noi buớc vô là
dội ra liền, hết muốn tè hay ị luôn! Tệ nhất là ngay cả những phòng vệ sinh ở
các noi quan trọng, thu hút rất đông du khách nhu các viện bảo tàng quốc gia,
Quảng truờng Thiên An Môn, Cấm Thành, Vạn Lý Truờng Thành... và cả những nhà
hàng sang trọng hạng 4 sao. Thậm chí tại một nhà hàng, có một nhân viên đứng cạnh
nhà cầu với một cuộn giấy vệ sinh và phát cho mỗi nguời một đoạn giấy, vừa để
chùi!!!!! Hết ý luôn. Đuợc hỏi tại sao đất nuớc anh hãnh diện là có nền kinh tế
hàng đầu thế giới, qua mặt cả Mỹ và Nhật, vậy mà cung không có đủ giấy vệ sinh
cho nguời xử dụng? Nguời
huớng dẫn nguợng
ngùng giải thích là dân trí đa số nguời Tàu còn thấp, ích kỷ, không biết nghi tới
nguời khác nên cứ để cuộn giấy nào là mất ngay!!!
Nói về dân trí tụi
Tàu thì qua đó mới thấy rõ đuợc quả thật, họ còn quá lạc hậu. Vẫn còn vấn đề khạc
nhổ ngoài đuờng và noi công cộng. Còn đi ngoài đuờng, nếu nhu ngay giữa thủ đô
ánh sáng Paris, phải cẩn thận nếu không muốn đạp lên phân chó trên vỉa hè thì
bên Tàu, phải thỉnh thoảng nhìn truớc mặt nếu không muốn đạp lên những cục đa`m
của tụi Chệt.
Ngoài ra còn
thêm một đặc điểm nữa của tụi Tàu là họ nói rất lớn, ở bất cứ noi nào. Ngay cả
trong khi đang coi show, cell phone reo, một thằng chệt lên tiếng allo và cứ thế
nói oang oang nhu thể trong rạp chỉ có một mình hắn. Bao nhiêu khách ngoại quốc
lên tiếng sụyt sụyt, hắn cứ tỉnh bo tiếp tục thao thao bất tuyệt gần cả phút
truớc khi có bảo vệ vô yêu cầu hắn ra khỏi rạp để nói chuyện điện thoại.
Huớng dẫn viên
còn luu ý đoàn chúng tôi một điểm nữa là đừng ngạc nghiên nếu nhu mình chào nguời
Hoa mà không đuợc nguời ta đáp lại vì nguời Tàu không có thói quen chào hỏi những
nguời lạ. Trong thang máy, nếu mình nhìn lên trần, họ sẽ nhìn xuống duới đất và
nguợc lại. Nhìn vào mắt nguời không quen biết là bất lịch sự!
Tại bàn ăn, nhân
viên phục vụ luôn luôn rót ruợu bia hay nuớc uống cho đa`n ông truớc, sau đó mới
tới phụ nữ, vì vậy xin các madames đừng ngạc nghiên hoặc bất bình, và cu~ng xin
các bà đừng bị tự ái khi nguời ta hỏi tuổi các bà, bên Tàu đó là chuyện thuờng.
Trong suốt hai
tuần lễ bên Tàu, điều gây khó khăn trở ngại nhất cho đoàn chúng tôi là hàng rào
ngôn ngữ: mặc dù huớng dẫn viên khoe khoang tuyên truyền là bên Tàu, các học
sinh đuợc học ngoại ngữ ngay từ bậc Tiểu học, nhung rất hiếm khi chúng tôi gặp
đuợc một nguời nói đuợc chút tiếng Anh, ngay cả các nhân viên làm ở quầy tiếp
tân là những nguời lẽ ra phải biết chút căn bản tiếng Anh truớc khi đuợc thâu
nhận vào làm.
Không có nguời
huớng dẫn bên cạnh là chúng tôi chới với. Trong nhà hàng, phòng ăn, muốn hỏi
xin thêm đuờng hay sữa, hay muối tiêu là cả một vấn đề, mỏi tay vô cùng. Một bà
đầm trong đoàn muốn hỏi sữa để uống café phải bắt truớc con bò "meuh
meuh" và tự bóp vú mình nhu thể vắt sữa bò làm cả bàn cuời bò ra...
Một nguời khác,
ăn bữa ăn xong, muốn uống trà, thấy bình trà đa nguội tanh, ngoắc cô hầu bàn lại,
chỉ vào bình trà và nói "Too cold". Kết quả cô hầu bàn mang ra
cho 2 lon coca vì tuởng là "two
colas"!!!( vì tụi Tàu gọi Coca Cola là "Cola " ) .
Một điều không
tuởng khác nữa là một vài hotels bên Tàu đều khoá cái tủ lạnh mini bar trong
phòng ngủ của khách. Muốn dùng gì, phải kêu reception cho nguời lên mở khoá! Tụi
này thắc mắc thì hotel cho hay là khách dùng rồi bỏ đi mà không thanh toán tiền
nuớc uống. Có hotel buộc khách phải đặt tiền thế chân 200 yuan (24 euros) nếu muốn
xử dụng mini bar trong phòng. Các huớng dẫn viên còn luu ý đoàn là phải cẩn thận
khi thanh toán món hàng bằng một tờ giấy bạc lớn nhu 100 yuan vì có những con
buôn luu manh sẽ thối tiền giả hoặc tiền các nuớc khác
không có giá trị, nhu tiền Liên Xô...
Các bữa ăn phục
vụ cho đoàn chúng tôi mặc dù rất phong phú, tối thiểu 10 món, nhung món nào
cu~ng quá nhiều dầu mỡ, hai ba ngày đầu thì còn thấy lạ và ngon miệng nhung về
sau, cả đoàn đều ớn tới mang tai. Trong đoàn có 10 nguời thì hết 6 nguời, trong
đó có tôi, bị tiêu chảy. May là ai cung chuẩn bị, mang theo thuốc men đầy đủ.
Và sau cùng, điều
thú vị tôi ghi nhận đuợc qua chuyến đi này là do nguời huớng dẫn sau cùng mang
lại. Ông này 64t, phụ trách đi với chúng tôi 4 ngày sau cùng ở Bắc Kinh, nói tiếng
Pháp cung khá luu loát. Ba ngày đầu thì tỏ vẻ
nghiêm nghị, cũng tuôn ra những lời tuyên truyền nhu bất cứ guide CS nào, nhung
qua ngày cuối thì mới thổ lộ ông ta là cựu đại tá công an đa~ về huu đuợc 2 năm
sau 32 năm phục vụ, nhung vẫn đuợc phép đi làm kiếm thêm chút tiền.
Ông ta tâm sự là
vô đảng để đuợc huởng nhiều quyền lợi, nay thì không còn tin tuởng vào Đảng nữa
vì tất cả các quan chức cao cấp đều quá tham nhung, giàu có hàng tỷ yuan. Con
gái Hồ Diệu Bang cu~ng nhu các cậu ấm, cô chiêu, con cái các đảng viên cao cấp,
lợi dụng quyền uy của cha mẹ để kinh doanh, muợn vốn ngân hàng nhà nuớc rồi xù
luôn, không ai dám làm gì cả.
Tôi nói, nếu
đúng nhu vậy thì tình trạng này giống y hệt bên VN hiện nay. Ông ta nói “Bên
Tàu còn tệ hon bên VN của Ông”! Con
gái ông ta đuợc qua Bỉ du học và lấy một anh chồng Bỉ và ở lại luôn.
Tôi hỏi nếu đúng
vậy, tại sao nguời dân không có phản ứng gì cả thì ông ta nói ngày nào quân đội
còn nằm trong tay của Đảng CS thì không ai dám làm gì cả. Các tuớng lãnh đều đuợc
trả luong rất cao và đuợc huởng rất nhiều quyền lợi. Quân đội Tàu mạnh hon bên công an và cả 2 quyền lực chủ chốt
này đều nói "Còn Đảng thì còn ta " tức phải tuyệt đối trung thành với
Đảng. (Đúng là cha nào, con nấy. Thày nào, trò nấy).
Khi tôi hỏi : Liệu
ngày nào đó nuớc của anh có sẽ có đuợc dân chủ không? thì ông ta trả lời: chắc
chắn sẽ có nhung cu~ng phải
khoảng 20 năm nữa, trừ khi truớc đó có một
cuộc cách mạng đẫm máu.
Thôi, tôi xin tạm
ngung bản báo cáo của tôi vì quá buồn ngủ. Tôi bắt đầu ngồi gõ từ lúc 3 giờ
sáng, giờ Paris (9AM bên Tàu). Vì cách biệt giờ giấc, co thể chua trở lại bình
thuờng nên đầu óc kém minh mẫn, viết lung tung, mong các bạn thông cảm.
Thân,
BT
................
Cách đây 2 năm xem báo trong nước:
Made in
China, xin cạch tới già!
Những
sản phẩm, hàng hóa mang tên made in China không còn chỗ đứng trong danh mục lựa
chọn của người VN, vì sao???
Nguoimuonmat,
07/06/2011
Trước đây, khi nền kinh tế VN bắt đầu chuyển
đổi đi theo nền kinh tế thị trường tự do, nhu cầu tiêu dùng của người dân rất
lớn, trong khi nền sản xuất nước nhà không đáp ứng đủ, mặt khác giá cả các sản
phảm nhập từ TQ có giá rẻ, mẫu mã đẹp, tuy rằng chất lượng không cao, nhưng vì
thu nhập còn thấp nên được người VN lựa chọn chấp nhận, hơn nữa lúc đó độ an
toàn sản phẩm cũng không được cơ quan nào kiểm nghiệm.
Bây giờ, tình hình đã đổi khác, những sản
phẩm hàng hóa nếu mang tên Made in China, hoặc có dòng chữ viết loằng ngoằng
như tiếng TQ, thì khó mà bán được, vì các lý do sau đây:
1. Sản phẩm hàng hóa máy móc có xuất xứ từ TQ chất lượng quá tệ, so đồng tiền
bỏ ra so với chất lượng quá kém, tính ra thì rất đắt! Chính vì thế mà các
nhà máy TQ mới đạt được lợi nhuận khi đầu tư!
2. Sản phẩm hàng hóa tiêu dùng có sử dụng quá nhiều chất, phụ gia gây độc với
sức khỏe người tiêu dùng như sữa có chất Melamin, các đồ dùng bằng nhựa, đồ
chơi, quần áo… đều có màu nhuộm chứa chất gây độc với cơ thể con người…
3. Hàng trái cây, nông sản đều có sử dụng các chất tăng trưởng bị cấm khi
trồng. Khi thu hoạch lại hay sử dụng chất bảo quản độc hại.
Hàng loạt các vụ bê bối liên quan đến sản
phẩm có xuất xứ từ TQ gần đây đã bị phanh phui phát hiện vì chứa toàn những
chất gây độc hại cho con người khi sử dụng chúng, bị cả thế giới lên án, khuyến
cáo người tiêu dùng thận trọng. Đến nỗi bây giờ người tiêu dùng cứ cầm 1 sản
phẩm hàng hóa trên tay lựa chọn mua, thì việc trước tiên là xem nó xuất xứ từ
đâu, nếu là Made in China thì: xin miễn!
Đến nỗi các Bác, các chị không biết chữ
tây Made in China ra sao, khi đi chợ, đi mua sắm cứ thấy cái chữ như chữ Nho là
cũng: xin miễn mua cho chắc!
Thà không mua để khỏi rước họa mầm bệnh
vào người, vào gia đình còn hơn! Thà lầm còn hơn để xảy!
Chính vì lẽ đó, thương hiệu Made in China
thời gian gần đây đã phải núp bóng thương hiệu VN để đánh lừa người tiêu dùng
VN, như rau củ, quả phải làm giả là của Dalat VN, cam thì là cam Vinh VN… các
sản phẩm hàng hóa khác phải dán nhãn mác nước khác để dễ tiêu thụ.
Nói đâu cho xa, ngay tại TQ, nhà cầm
quyền cũng đã thừa nhận có quá nhiều sản phẩm có chứa chất gây hại sức khỏe
người tiêu dùng!
Thời của những thói dối gian, che đậy,
bất chấp tính mạng con người, làm hủy hoại sức khỏe người tiêu dùng đã và đang
bị tẩy chay, hết chỗ đứng! Những người kinh doanh nào tiếp tay, dung túng để
lấy sản phẩm TQ làm giả của VN hay nước khác hòng kiếm lợi nhuận, chắc chắn sẽ
bị trừng trị khi bị phát hiện!
Người VN chúng ta phải hết sức cảnh giác,
soi cho kỹ, khẻo lầm khi mua mà rước họa vào thân!
Người VN nên dùng hàng VN! Chúng ta nên
bảo nhau về điều đó, và nếu sản phẩm “chưa bằng anh, bằng chị” thì cũng vì sự
phát triển của nước nhà mà cùng nhau hô hào mua sắm, dùng!
Những nhà sản xuất VN, nên nắm bắt cơ hội
này, cố gắng hoàn thiện sản phẩm cho thật tốt, mẫu mã đẹp, giá cả thấp (lợi
nhuận ít thôi, đừng ham quá, lấy số lượng bán bù vào giá) để cạnh tranh cùng
nhau đưa VN tiến bước vững mạnh!
Ờ, tốt nhất, cứ thấy sản phẩm nào có chữ
Made in China, hay có các dòng chữ loằng ngoằng như chữ nho, giống chữ TQ, thì
ta đừng mua, đừng dùng như các mẹ, các chị là chắc ăn nhất nghen! Kinh nghiệm
của các mẹ, các chị khi mua sản phẩm hàng hóa thế mà hay!
Mà nè, nhân tiện đây cũng nên cảnh báo
mấy đơn vị sản xuất hàng hóa của VN 1 câu: Sản phẩm hàng hóa làm ra thì phải
đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chí bền, mẫu mã đẹp, giá cả rẻ, dẹp cái kiểu
“ăn xổi ở thì”, không thôi thì người tiêu dùng VN cũng chạy mất thì đừng có trách
“người VN không dùng hàng VN” đó biết không ?
http://yume.vn/news/thoi-su-kinh-te/tieu-dung/made-in-china-xin-cach-toi-gia.35A8147B.html
10 diều khuyên cho người cao tuổi
1. Hãy vui với nguời khác như bạn bè, bà con,
đừng tìm vui trong việc tích trữ của cải.
2. Lập chuơng trình tiêu xài hết tiền của mà bạn để dành..
Bạn xứng đáng tiêu pha nó
trong mấy năm còn lại của đời nguời.
.....Nếu được, cứ đi du lịch.
Để của lại cho con, chúng nó sẽ gấu ó nhau
và nhiều chuyện rắc rối xảy ra sau khi bạn qua đời. 3. Hãy sống với thực tại
Đừng sống cho quá khứ hay cho tương lai.
Bạn có ngày hôm nay trong tay bạn.
Ngày hôm qua thì đã qua, ngày mai thì chưa đến hoặc.. không bao giờ đến.
4. Hãy vui với lũ cháu nội ngoại của bạn (nếu có),
nhưng đừng làm kẻ giữ trẻ trọn thời gian.
Trách nhiệm nuôi dạy trẻ là của cha mẹ nó
Sau khi bạn đã nuôi con nên nguời rồi,
bạn không còn trách nhiệm gì với bầy cháu của bạn.
Đừng thấy áy náy khi từ chối giữ trẻ
nếu bạn không thấy thích thú chăm sóc trẻ.
5. Chấp nhận sự già yếu, đau nhức của tuổi già.
Hãy vui với những gì mình còn làm được
6. Vui với những gì bạn có.
Đừng lao nhọc tìm những gì bạn không có.
Đã trễ rồi, thời gian không còn nhiều nữa..
7. Hãy vui cuộc đời với người phối ngẫu (vợ / chồng), con cháu, bạn bè..
Nguời khác yêu bạn,
phải yêu chính bạn chớ không phải những gì bạn có.
Ai yêu những gì bạn có chỉ gây khổ cho bạn mà thôi.
8. Tha thứ cho mình và cho người
Chấp nhận sự tha thứ.
Vui hưởng sự bình an trong tâm hồn.
9. Làm quen với sự chết. Nó sẽ xảy ra.
Đừng sợ hãi. Nó là một phần của cuộc đời.
Chết là bắt đầu một cuộc đời mới hơn, tốt đẹp hơn,
chuẩn bị một cuộc sống mới với Đấng Tạo Hóa.
10. Vui sống với Tuổi Già
đừng tìm vui trong việc tích trữ của cải.
2. Lập chuơng trình tiêu xài hết tiền của mà bạn để dành..
Bạn xứng đáng tiêu pha nó
trong mấy năm còn lại của đời nguời.
.....Nếu được, cứ đi du lịch.
Để của lại cho con, chúng nó sẽ gấu ó nhau
và nhiều chuyện rắc rối xảy ra sau khi bạn qua đời. 3. Hãy sống với thực tại
Đừng sống cho quá khứ hay cho tương lai.
Bạn có ngày hôm nay trong tay bạn.
Ngày hôm qua thì đã qua, ngày mai thì chưa đến hoặc.. không bao giờ đến.
4. Hãy vui với lũ cháu nội ngoại của bạn (nếu có),
nhưng đừng làm kẻ giữ trẻ trọn thời gian.
Trách nhiệm nuôi dạy trẻ là của cha mẹ nó
Sau khi bạn đã nuôi con nên nguời rồi,
bạn không còn trách nhiệm gì với bầy cháu của bạn.
Đừng thấy áy náy khi từ chối giữ trẻ
nếu bạn không thấy thích thú chăm sóc trẻ.
5. Chấp nhận sự già yếu, đau nhức của tuổi già.
Hãy vui với những gì mình còn làm được
6. Vui với những gì bạn có.
Đừng lao nhọc tìm những gì bạn không có.
Đã trễ rồi, thời gian không còn nhiều nữa..
7. Hãy vui cuộc đời với người phối ngẫu (vợ / chồng), con cháu, bạn bè..
Nguời khác yêu bạn,
phải yêu chính bạn chớ không phải những gì bạn có.
Ai yêu những gì bạn có chỉ gây khổ cho bạn mà thôi.
8. Tha thứ cho mình và cho người
Chấp nhận sự tha thứ.
Vui hưởng sự bình an trong tâm hồn.
9. Làm quen với sự chết. Nó sẽ xảy ra.
Đừng sợ hãi. Nó là một phần của cuộc đời.
Chết là bắt đầu một cuộc đời mới hơn, tốt đẹp hơn,
chuẩn bị một cuộc sống mới với Đấng Tạo Hóa.
10. Vui sống với Tuổi Già
Hãy lo gìn giữ Bốn Báu Vật của bạn
1. Thân thể già nua mình:
hãy chăm sóc nhiều hơn cho sức khỏe của bạn
vì không ai lo cho bạn tốt hơn là chính bạn
2 - Tiền hưu trí :
Đây là tiển “mồ hôi nước mắt” của bạn
thì tốt nhất bạn nên giữ cho chính mình
3 - Người bạn đời già nua:
Hãy trân quý mỗi khoảng khắc còn được gần gũi người bạn đời,
vì rồi một người sẽ phải ra đi trước..
4- Các bạn già
Mỗi khi có dịp hãy tìm gặp các bạn già.
Với thời gian, những cơ hội này sẽ hiếm dần
MỖI NGÀY HÃY CƯỜI VANG,
NHẢY NHÓT VÀ VUI VẺ VỚI BẠN BÈ
Gởi những ai đã và sắp
đến tuổi già..
Bí quyết vui sống
Trước tuổi trung niên - Đừng sợ hãi!
Sau tuổi trung niên - Đừng tiếc nuối !
Hãy tận hưởng cuộc đời khi có thể
Đừng đợi đến khi chân hết lết nổi, rồi mới tiếc nuối
Khi nào thể lực còn cho phép, hãy đến thăm những nơi mình thích
Khi có cơ hội, hãy họp mặt cùng các bạn già
Họp mặt không những chỉ để ăn uống
mà vì thời gian của chúng ta không còn bao nhiêu
Tiền gởi trong Ngân Hàng chưa hẳn là của bạn
Khi có dịp tiêu xài, hãy tiêu xài,
và hãy tự chăm lo tốt cho mình vì bạn đã già rồi
Bạn thích ăn gì, cứ ăn
Điều quan trọng nhất là bạn cảm thấy hạnh phúc
Thực phẩm tốt cho sức khỏe- bạn nên ăn thường xuyên và nhiều vào
Thực phẩm không tốt cho sức khỏe- bạn cũng nên ăn nhưng ăn ít thôi - chứ đừng nhịn..
Hãy chữa bệnh với sự lạc quan, dù bạn giàu hay nghèo
Không ai tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử.
Không có ngoại lệ, đời là thế
Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh
Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵn sàng ra đi không tiếc nuối.
Hãy để các bác sĩ săn sóc thân thể bạn,
để Thượng Đế săn sóc cuộc đời bạn và yêu thương bạn,
còn bạn phải làm chủ lòng mình..
Con cái chúng ta sẽ tự gây dựng nên sự nghiệp của chúng
Nước chảy xuôi chứ không bao giờ chảy ngược
Đời sống cũng vậy, hãy vui sống lên!
HÃY TẬN HƯỞNG
MỔI GIÂY PHÚT CỦA CUỘC ĐỜI
No comments:
Post a Comment