Wednesday, April 9, 2014

Tuyến tàu điện trên cao đầu tiên ở thủ đô được lắp dầm

Tuyến tàu điện trên cao đầu tiên ở thủ đô được lắp dầm

Những thanh dầm đầu tiên đã được lắp đặt tại tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở thủ đô bắt đầu rõ dần hình hài.
 
Những thanh dầm đầu tiên được lắp đặt tại đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, tại đoạn ngã tư Trần Phú - Lê Trọng Tấn (Hà Đông). 
 
Đây là phiến dầm hộp đường sắt đúc sẵn lần đầu tiên ở Việt Nam được triển khai đúc tại dự án, dài 30 m, trọng lượng  215  tấn. Trên toàn bộ dự án, có khoảng  800 phiến dầm.

 
Thời gian lắp dầm đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông từ ngày 3/4 đến 3/7, việc vận chuyển dầm để lắp sẽ diễn ra từ 20h đến 5h hàng ngày. Bề rộng của hai phiến dầm gần chục mét có thể đáp ứng được hai chiều tàu chạy.
 
Để lắp được những thanh dầm cớ lớn này, các đơn vị thi công phải huy động loại cẩu nặng 165 tấn, cao 26m, rộng 12m.
 
Nhiều đoạn nhà ga trên đường Trần Phú (Hà Đông) cũng đang được thi công.
 
Ngoài ra những trụ bê tông trên đường Nguyễn Trãi được khánh thành.
 
Đoạn qua đường Vành đai 3 trên cao, những cột bê tông cũng đã được hoàn thiện chờ lắp dầm. Tuy nhiên nhiều điểm từ đường Láng đến Thái Thịnh và tới hồ Hoàng Cầu chưa hoàn tất việc giải phóng mặt bằng nên việc đổ trụ bê tông chưa được đổ.
 
Các trụ bêtông đang được gấp rút hoàn thiện tại đoạn men theo bờ sông Tô Lịch.
 
Đoạn đường tàu điện trên cao đi qua hồ Hoàng Cầu.
 
Rồi đến điểm đầu là nhà ga gần phố Cát Linh, chưa được hoàn thiện. Tại đây, đơn vị đang thi công đổ đột bê tông, việc giải phóng mặt bằng ở đây cũng đang bị vướng mắc.
Theo ông Trần Văn Lục - Giám đốc Ban quản lý dự án Đường sắt, một khó khăn khác cản tiến độ dự án là việc hạ ngầm đường điện 110KV đoạn La Thành - hồ Đống Đa - đường Láng. Hiện tại, Sở Xây dựng Hà Nội vẫn chưa bàn giao mặt bằng để thi công. 
Để kịp thời “bám” tiến độ, ông Lục cho biết, các nhà thầu cố gắng thi công ngay khi có mặt bằng sạch.
 
Còn điểm cuối của dự án này là khu depot (nhà ga, khu dịch vụ, sửa chữa...) rộng 5,66 ha tại địa bàn phường Phú La (Hà Đông) vẫn đang trong giai đoạn xử lý nền đất và chưa xây dựng được bất cứ một công trình nào.
Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư của dự án là 8.770 tỷ đồng (tương đương gần 553 triệu USD); trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 1,2 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 169 triệu USD); vốn vay ưu đãi bên mua là 250 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là hơn 2.100 tỷ đồng. Dự án được Bộ Giao thông Vận tải giao Ban Quản lý Dự án Đường sắt làm đại diện chủ đầu tư.
Tổng chiều dài của dự án là 13,08 km, đi qua địa bàn các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm và Hà Đông của TP Hà Nội.  Dự kiến, Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng vào năm 2015.

18 năm, trung tâm mới TP HCM chưa thành hình

Được kỳ vọng hiện đại nhất Đông Nam Á và là trung tâm mới của TP HCM, khu đô thị Thủ Thiêm sau 18 năm mới đến giai đoạn phối cảnh trên giấy, phần lớn đất đai đã giải tỏa hiện bỏ hoang.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch từ năm 1996 với mục tiêu trở thành trung tâm tài chính, thương mại tầm cỡ quốc tế và được kỳ vọng là đô thị đẹp nhất khu vực Đông Nam Á. Bán đảo này cũng được xác định sẽ là trung tâm tổng hợp mới của TP HCM với 10 triệu dân trong thế kỷ 21.
Riêng tiền để giải phóng mặt bằng, tính đến cuối tháng 3/2014, TP HCM đã chi hơn 16.900 tỷ đồng. Ngoài ra, thành phố còn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho hạ tầng giao thông để nối bán đảo Thủ Thiêm với các quận 1, Bình Thạnh và xây dựng nhà tái định cư cho người dân bị giải tỏa.
Hơn 14.300 hộ dân được di dời, đạt tỷ lệ giải phóng mặt bằng hơn 99,2%. Tuy nhiên, ngoài các công trình hạ tầng giao thông như cầu Thủ Thiêm, đại lộ Đông Tây, đường hầm sông Sài Gòn và các dự án nhà tái định cư thì hầu như không còn công trình nào khác. Mới đây, 4 tuyến đường chính của Thủ Thiêm đã được khởi công với số vốn hơn 12.000 tỷ đồng và ít nhất 3 năm nữa mới hoàn thành.
thu-thiem1-3907-1396945729.jpg
Phối cảnh khu đô thị Thủ Thiêm nhìn từ trên cao. Ảnh: Sasaki.
Tại hội nghị "xúc tiến đầu tư vào khu đô thị mới Thủ Thiêm" năm ngoái, nhiều nhà đầu tư than phiền các dự án trong khu đô thị đòi hỏi vốn lớn, nhà đầu tư tự bỏ vốn thi công trước nhưng tiến độ hạ tầng kỹ thuật chậm gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, vấn đề giá đất cao khiến việc thu hút đầu tư không như mong đợi. 
Ban quản lý Đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm giải thích, hạ tầng kỹ thuật chậm có nhiều nguyên nhân, chủ yếu do nguồn vốn ngân sách hạn hẹp. Sự ì ạch trong đầu tư cơ sở hạ tầng kéo theo việc thu hút đầu tư khó khăn. Vì vậy, kỳ vọng khu đô thị Thủ Thiêm hiện đại ngang tầm khu vực chưa được như mong đợi.
Trao đổi với VnExpress, TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư, tuy nhiên đây chỉ là yếu tố khách quan nên nói tất cả do kinh tế khó khăn là chưa chính xác. Từ 2003 đến nay, nhiều dự án quy mô khác ở trung tâm quận 1 vẫn liên tục mọc lên. Nên không hẳn là do không có tiền mà do mình chưa biết cách thu hút nhà đầu tư.
"Kinh tế khó khăn thật, nếu không vay được vốn bên ngoài mình vẫn có thể huy động nguồn tiền nhàn rỗi đến hàng chục tỷ USD ở người dân. Dự án khả thi người ta sẵn sàng đầu tư. Để phát triển Thủ Thiêm có thể hoàn toàn nhờ vào vốn của tư nhân, nhà nước chỉ cần có chính sách chiến lược đúng đắn", ông Sơn nhận định.
tt2-6303-1396945729.jpg
Sau gần 20 năm quy hoạch được phê duyệt, chỉ dự án 4 tuyến đường chính và khu đô thị thấp tầng đã được khởi vào đầu năm nay. Ảnh: Hữu Công.
Theo vị KTS, đây không chỉ là trách nhiệm của Ban quản lý Thủ Thiêm mà là ở tầm nhìn chiến lược của UBND TP HCM. Phải có một số công trình kết nối trọng điểm để kích thích bán đảo phát triển thì nhà đầu tư họ mới vào. Thứ hai, làm sao để nhà đầu tư thấy họ vào Thủ Thiêm có lợi hơn vào quận 1, được miễn thuế, phí nhiều hơn chẳng hạn.
Bên cạnh đó, quy hoạch khu trung tâm hiện hữu (930 ha) và quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm do 2 đơn vị làm độc lập, không liên kết với nhau. Người ta có quy hoạch xây thêm 5 cây cầu, nhưng cả 5 chỉ mang tính kết nối khu vực, mà lại bỏ qua yếu tố kích thích mạnh phát triển Thủ Thiêm giai đoạn đầu là phải kết nối trực tiếp với khu trung tâm hiện hữu.
Có một dự án rất quan trọng mà quy hoạch không đề cập tới là cầu Hàm Nghi. Công trình này từ trước năm 1975 đã có ý tưởng xây dựng và cũng rất dễ thực hiện. Hầm Thủ Thiêm hiện chỉ có tác dụng nối liên đại lộ Đông Tây, mang tính chất kết nối vùng chứ không phải là kết nối vào trung tâm. Cầu Thủ Thiêm số 2 sắp xây dựng cũng vậy, tuy có gần hơn nhưng không phải kết nối trực tiếp vào lõi trung tâm.
tt3-9159-1396945729.jpg
Hầu hết diện tích đã được giải tỏa đều đang bỏ hoang. Ảnh: Hữu Công.
Trong khi đó, đứng ở góc độ các nhà đầu tư, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM (Horea) cho rằng, giá thuê đất tại Thủ Thiêm không phải quá đắt vì thành phố không tính lãi, nhưng giá này chưa thu hút.
"Để hấp dẫn nhà đầu tư hơn, thành phố nên chia nhiều giai đoạn đầu tư. Ai vào sớm thì phải được ưu đãi cao nhất, mức ưu đãi sẽ giảm dần về sau. Làm vậy sẽ tạo được cú hích để các nhà đầu tư khác đi theo", ông Châu nêu ý kiến.
Theo ông Châu, suất đầu tư trên một hecta cũng cần được tính tới. Vì Thủ Thiêm được xác định là khu đô thị cao cấp thì suất đầu tư phải ở mức độ tương xứng. Chẳng hạn, quy định mỗi hecta đất đầu tư không thấp hơn 200 hay 300 triệu USD. Nếu nhà nước phải giảm giá thuê đất trong giai đoạn này thì vẫn thu lại được thuế VAT, chưa kể nó còn thúc đẩy, kích cầu các ngành nghề khác.
Chính sách giá đất ở Thủ Thiêm cũng cần có lộ trình, không nên chỉ chú ý vào việc hoàn vốn giá đất ngay. Sau này, nhà nước còn thu được thuế VAT, tiền thu nhập doanh nghiệp, rồi tạo ra công ăn việc làm và còn thu được tiền phát sinh giai đoạn sau nữa. "Vì lợi ích kinh tế lâu dài, toàn cục thì giá tiền thuê đất là vấn đề mà thành phố phải cân nhắc để thu hút nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài trong tình hình hiện nay", ông Châu đề nghị.

Khéo léo với món trứng tráng kiểu Pháp

Món trứng thành phẩm đòi hỏi phải vàng bên ngoài, nếu có chỗ nào đó chuyển sang màu nâu có nghĩa là bạn đã thất bại, trong khi ở giữa trứng vẫn còn dẻo như kem.
classic-french-omelet-ck-x-4374-13930896
Trứng tráng ăn cùng bánh mì, cà chua là một món ăn bổ dưỡng và dễ làm - Ảnh: Cooking Light
Trứng tráng là món rất dễ làm và cũng dễ ăn, có thể phù hợp với một bữa sáng nhẹ, bữa trưa và bữa tối. Đó là một món ăn bổ dưỡng và thực hiện rất nhanh.
Theo chuyên gia ẩm thực Tim Cebula của trang Cooking Light, trong rất nhiều kiểu tráng trứng, món trứng tráng truyền thống của Pháp là ngon nhất, và chỉ mất 90 giây để thực hiện món này.
Trứng tráng truyền thống của Pháp đòi hỏi sự khéo léo rất cao: lửa vừa phải, bạn làm quá tay một chút có thể hỏng món ăn. Khi ra thành phẩm, món ăn sẽ có màu vàng (chứ không phải màu nâu), lớp ngoài cùng láng mịn, lớp bên trong trứng vẫn còn dẻo như kem. Các đầu bếp thường được đánh giá qua kỹ năng thực hiện món ăn này. Bếp trưởng người Pháp Raymond Blanc từng tuyên bố: "Nếu 2 phút không thể làm xong món trứng tráng thì cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa".
Công thức: 
- 1/8 thìa cà phê muối tiêu (bột canh).
- 1/8 thìa cà phê hạt tiêu.
- 4 quả trứng lớn.
- 1 thìa cà phê bơ.
Đập trứng vào bát, đánh tan, trộn đều với muối và hạt tiêu.
Bước 1: Đánh trứng và trải đều ra khắp bề mặt chảo. Đun nóng chảo, cho 1/2 thìa bơ vào chảo, ngoáy đến lúc bơ tan. Đổ 1/2 hỗn hợp trứng vừa đánh vào chảo. Nghiêng chảo để dung dịch trứng chảy, lấp đầy bất cứ lỗ hổng nào.
trung-omelet-1-4697-1393089667.jpg
Ảnh: Cookitng Light
Bước 2: Gấp một cạnh trứng. Sau khi trứng đóng lại thành một khối mềm và bề mặt phía trên vẫn còn dẻo, dùng xẻng gấp một cạnh lên.
trung-omelet-2-9580-1393089667.jpg
Ảnh: Cookitng Light
Bước 3: Cuộn trứng thành một vòng kín: Tiếp tục cuộn trứng thành một vòng kín rồi xếp ra đĩa.
trung-omelet-7330-1393089667.jpg
Ảnh: Cookitng Light
Thực hiện phần nguyên liệu còn lại theo các bước tương tự. Cứ hai quả trứng tạo ra một cuộn trứng là phù hợp.

Nhiều người Việt chuộng thức ăn nhanh

Một số người chọn thức ăn nhanh vì sự tiện lợi, song cũng không ít người theo tâm lý đám đông "muốn thử cho biết".
Là tín đồ fast food, những món khoái khẩu của Huy (quận Bình Thạnh, TP HCM) là gà chiên ở KFC, gà sốt đậu Lotteria, pizza của Pizza Hut, hamburger tại Burger King, sandwich từ Subway... Chàng trai cho biết, thỉnh thoảng cả nhóm rủ nhau thưởng thức nhiều loại thức ăn nhanh khác nhau để thay đổi khẩu vị. Đặc biệt trong những dịp "đại tiệc hội" như khao học bổng, lễ Tết, sinh nhật, anh đều chọn các cửa hàng thức ăn nhanh để hẹn hò, tán gẫu.
Vừa qua, sinh nhật của một thành viên chung lớp đại học trùng với buổi khai trương cửa hàng MacDonal đầu tiên tại TP HCM, cả nhóm của Huy quyết định cùng nhau trải nghiệm những món mới ở đó. Từ sáng, nhóm gần chục chàng trai cô gái háo hức xếp hàng để chờ tới lượt mua thức ăn.
Mồ hôi nhễ nhại vì phải chen chúc gửi xe rồi chờ đợi trong thời tiết nóng bức của Sài Gòn, nhưng Huy thấy khá thú vị. "Lâu lâu được thay đổi không khí nên cả bọn rất hào hứng. Điều này làm mình nhớ lại không khí lúc cà phê Starbucks mới vào Việt Nam năm 2013, cả bọn hồ hởi xếp hàng từ sớm để được thưởng thức”, Huy chia sẻ. Ngoài các lý do trên, trở thành những người đầu tiên thử loại thức ăn nhanh ngoại mới vào Việt Nam cũng là cái thú với nhóm Huy.  
fastfood-1826-1392136741.jpg
Nhiều người TP HCM thường đến các tiệm thức ăn nhanh ở trung tâm thành phố vào buổi chiều tối để hàn huyên thưởng thức đồ ăn thức uống, xả stress và ngắm cảnh phố xá. Ảnh: Thi Trân.
Ở các nước phương Tây, khi lựa chọn thức ăn nhanh, người ta nghĩ ngay đến tính tiện lợi, gọn nhẹ, làm sao "lấp đầy dạ dày rỗng" trong thời gian ngắn nhất, sau đó tiếp tục làm việc, học hành. Còn với nhiều người Việt Nam, fast food không chỉ là thức ăn nhanh, mà được hiểu đơn giản giống như đồ ăn vặt, thức ăn vỉa hè. Vì thế, khi du nhập vào Việt Nam, fast food nhanh chóng được đón nhận bởi phù hợp với thói quen dùng thức ăn đường phố, hàng quán của người dân.
Dù khá rành các món fast food của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới tại Việt Nam từ hơn 10 năm nay, nhưng anh Tuấn Hà (quận 3, TP HCM) chỉ thưởng thức cho biết chứ không nghiền. Chỉ đến khi lập gia đình, 2 cô công chúa nhỏ thích ăn thì hầu như cuối tuần nào cả nhà anh cũng chọn các cửa hàng thức ăn nhanh làm điểm tụ họp gia đình.
Những dịp mua sắm cuối tuần, cả nhà anh Hà tranh thủ kết hợp ăn uống, cà phê tại các cửa hàng fast food trong siêu thị, trung tâm thương mại. “Cả tuần đã ăn xôi, bún, phở, hủ tiếu nên cuối tuần mình đổi vị. Cả nhà cùng quây quần trong một quán ăn sang trọng cũng thú vị. Đi ăn ở những nơi này mình còn tranh thủ dạy con ý thức xếp hàng, tự phục vụ khi đi ăn uống theo phong cách phương Tây. Một tuần chỉ ăn một lần nên chắc là nguy cơ sức khỏe cũng không nhiều”, ông bố trẻ tự trấn an.
Theo anh Hà, nhiều người bảo ăn thức ăn nhanh của các thương hiệu thế giới là “sính ngoại”, là “trưởng giả học làm sang”, nhưng bản thân anh không tán thành. Việc ăn thức ăn nhanh của các thương hiệu nổi tiếng thế giới tại Việt Nam cũng góp phần tạo thành một nét văn hóa trong ẩm thực thời hội nhập.
Cùng quan điểm trên, Thùy Linh (Phú Nhuận, TP HCM) là du học sinh từ Mỹ về tự hào bảo: "Mình là khách hàng ruột của các cửa hàng thức ăn nhanh đấy". Cô gái 27 tuổi nhớ lại, thời gian đầu qua nước ngoài, cô không ăn được đồ Tây, nhưng may mắn các món ăn fast food với hương vị thơm ngon, đẹp mắt nên có thể “đánh chén” thoải mái. Còn các cửa hàng mở tại Việt Nam đa số đều ở những mặt bằng khang trang, ở các góc ngã tư nên dễ dàng ngắm phố phường, trò chuyện cùng bạn bè mỗi khi gặp gỡ.
Tại TP HCM, trên nhiều tuyến đường lớn như Trần Hưng Đạo, Phan Đăng Lưu, Cộng Hòa… dày đặc các cửa hàng thức ăn nhanh. Mỗi thương hiệu có một thế mạnh riêng để chiều lòng thực khách. Phần lớn cửa hàng nằm ở những góc ngã tư rộng rãi, thu hút mọi ánh nhìn. Các thức ăn nhanh ngoại quốc khi vào Việt Nam đều được chế biến, “bản địa hóa” phù hợp với khẩu vị của người dân.
Tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 1997 tại trung tâm TP HCM, KFC đã giúp người tiêu dùng Việt lần đầu tiếp cận với loại hình fast food của thế giới. Sau đó hàng loạt thương hiệu như Lotteria, Burger King, Pizza Hut, Domino’s Pizza, Jollibee, hamburger Carl’s Jr, Dunkin’ Donuts and Baskin-Robbins, Popeyes Louisiana Kitchen, Subway, cà phê Starbucks, kem International Dairy Queen Inc... cũng dần khẳng định vị thế trên thị trường Việt Nam. 
Chia sẻ với VnExpress.net, bạn đọc Hoàng Phúc trăn trở: “Thời buổi hội nhập thì phải biết ăn kiểu Tây và ăn kiểu ta, nếu không đi ăn kiểu Tây bao giờ thì mai mốt con cháu ra nước ngoài du học hay du lịch khi vào các quán ăn kiểu này sẽ lớ ngớ không biết đằng nào mà mua. Các cửa hàng ăn nhanh của nước ngoài vào Việt Nam ồ ạt như vậy, là yếu tố tất yếu của sự hội nhập quốc tế. Nhưng điều quan trọng là mình không bị hòa tan và biết giữ gìn bản sắc truyền thống ẩm thực Việt Nam”.
Trò chuyện về vấn đề này, thạc sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính, cơ sở TP HCM, cho rằng cuộc sống hiện đại quá bận rộn nên người dân ngày càng chuộng thức ăn nhanh bởi tính tiện lợi của nó. Không chỉ ngon, đa dạng về hương vị, các loại thực phẩm dùng nhanh đều được chế biến rất hấp dẫn, đẹp mắt. Mặt khác mọi người thích đến những cửa hàng fast food để có không gian ngồi ăn uống vui vẻ cho nhóm bạn bè, nhóm đồng nghiệp vào buổi trưa, dịp sinh nhật. Trong khi không ít bạn trẻ thích mua về ăn liên hoan hoặc đặt hàng qua điện thoại, Internet.
Song bên cạnh đó, nhiều người tìm đến với fast food chỉ vì tâm lý sính ngoại và thích đồ lạ hay do sự sang trọng của nơi đến ăn, của thương hiệu nổi tiếng thế giới. Đến đây dùng bữa, họ cảm thấy "oai hơn, chứng tỏ họ sành điệu hơn, sang trọng, hợp mốt hơn".
Xét về góc độ sức khỏe, nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn nhanh, đặc biệt là đồ chiên, rán có thể gây béo phì, tiểu đường bởi chứa rất nhiều mỡ, đường và lượng calo rất lớn. Một công trình nghiên cứu của Anh năm 2011 trên hơn 14.000 trẻ em cho thấy chế độ ăn với toàn thức ăn nhanh có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến trí não của bé. Những bé ăn nhiều khoai tây chiên, bánh quy và pizza trước 3 tuổi thì 5 năm sau sẽ có chỉ số IQ thấp hơn. Lý do là chế độ ăn nhiều chất béo, đường và thực phẩm chế biến sẵn chứa quá ít vitamin và chất dinh dưỡng, điều này đồng nghĩa với việc trí não của bé sẽ không thể phát triển đến mức tối ưu. Cũng trong năm này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng khuyến cáo thức ăn nhanh lẽ ra không nên được bán tại trường học.
Các nhà tâm lý lo ngại, hiện nay nhiều bạn trẻ do đã quen với việc ăn vặt, ăn nhanh nên đến khi lập gia đình lại lười nấu cơm. Từ đó mất đi những bữa cơm gắn kết tình nghĩa giữa cha mẹ và con gái trong mái ấm của mình, khiến khoảng cách giữa các thành viên ngày càng xa nhau hơn.

10 món ăn Việt Nam xác lập kỷ lục ẩm thực châu Á

Những đặc sản Việt Nam gồm chả cá Lã Vọng, bún cá rô đồng Hải Dương, chả mực Hạ Long, bánh canh Quy Nhơn, hủ tiếu Mỹ Tho... được công nhận đạt giá trị ẩm thực châu Á lần thứ hai - năm 2013.
Kết quả này được Trung tâm kỷ lục Việt Nam công bố chiều 19/12. Đây là những món ăn đặc sản có sự độc đáo riêng biệt của các vùng miền Việt Nam, được so sánh với món ăn đặc sản của các quốc gia châu Á. Trước đó vào năm 2012, Việt Nam đã có 12 món ăn đặc sản đạt giá trị ẩm thực châu Á, được phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Những món ăn đặc sản này sẽ được Tổ chức Kỷ lục châu Á quảng bá trên các phương tiện truyền thông của nhiều quốc gia trong khu vực. Dự kiến đến tháng 2/2014, tại Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 27 và Hội thảo "Hành trình quảng bá ẩm thực và đặc sản Việt Nam ra thế giới" tổ chức tại TP HCM, đại diện Tổ chức Kỷ lục châu Á sẽ đến Việt Nam trao bằng kỷ lục này.
1. Chả cá Lã Vọng - Hà Nội
1-cha-ca-La-Vong_1387446080_1387446091.j
Nguyên liệu làm chả cá là cá quả to, ngon, tươi thịt mới mềm và không nát. Lạng thịt từ hai bên sườn, thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre nướng trên lò than hoa, quạt chả đều tay, sao cho cá chín vàng mà vẫn còn nước ngọt. Ăn kèm với các loại rau thơm ở Láng, mắm tôm từ moi tươi, bún đặt ở Thanh Trì, lạc phải sẩy hết hạt lép, lựa toàn hạt mẩy.
Nước chấm pha vừa phải, không quá ngọt, quá mặn hoặc quá chua. Chả phải ăn nóng, kèm với bún hoặc bánh đa, ăn cùng với hành củ tươi chẻ nhỏ ngâm muối, thì là, lạc rang, rau thơm, mùi, mắm tôm hoặc nước mắm.
2. Bún cá rô đồng Hải Dương
2-bun-ca-ro-dong_1387446101.jpg
Cá rô luộc gỡ lấy thịt, đem rim khô. Bún hoặc bánh đa, thêm rau cải, rau muống… được xếp ra bát, cho cá rô đồng rim khô lên trên, rồi chan nước dùng. Có quán dùng cá rô đồng tươi, ướp gia vị, khi ăn cá được sắp vào tô bún và chan nước dùng nóng hổi vào.
Nước dùng được lọc từ đầu cá, xương cá, tuy nhiên mỗi quán có một bí quyết riêng để nấu nước dùng, tạo nên vị thơm, ngọt đặc trưng của tô bún.
3. Chả mực Hạ Long - Quảng Ninh
3-cha-muc-ha-long.jpg
Mực để làm chả phải là loại tươi mới đánh bắt lên từ biển, mực càng tươi chả càng ngon. Mực mua về làm sạch, bóc bỏ đầu, chỉ lấy phần thân thịt làm chả là ngon nhất. Một trong những công đoạn khó nhất khi làm chả mực là việc giã, phải giã mực bằng tay trong cối đá đến đến khi dẻo quánh kết dính với nhau. 
Chả chín có màu vàng ruộm đẹp mắt, thơm mùi gia vị. Cắn một miếng chả mực nóng chấm chút tương ớt nhai giòn, dai, cho vị ngọt ngon thích thú.
4. Cao lầu Hội An - Quảng Nam
4-cao-lau_1387446207.jpg
Cao lầu có sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống. Cũng giống như món mì Quảng, cao lầu được ăn với rất ít nước dùng. Một điểm đặc biệt của món này đó là sợi mì có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất Cù Lao Chàm.
Cao lầu thường được bày bán trong các quán ăn 2 tầng, trên có treo đèn lồng xanh đỏ, thực khách ngồi ăn, vừa thưởng thức cái thơm đậm đà tinh tế của món ăn, vừa có dịp thưởng ngoạn không khí du lịch cổ kính của một góc phố nơi đây.
5. Bánh canh chả cá Quy Nhơn - Bình Định
5-BANH-CANH_1387446198.jpg
Chả cá Quy Nhơn nổi tiếng ngon do làm từ cá tươi. Cá để làm chả thường là cá thu, cá mối, cá rựa. Có hai loại chả hấp và chả chiên. Có người thích ăn chả chiên vì nó thơm, có người thích ăn chả hấp vì nó ngọt. Dù là loại gì thì chả cá luôn có một vị đặc trưng giống nhau là thơm, dai, mềm, ngọt, đậm đà hơn nếu chấm một chút xíu tương ớt đậm đặc.
Bánh canh thường ăn có 2 loại: bánh canh bột gạo, bánh canh bột lọc. Bột lọc được làm bằng bột mì hay bột năng. Bánh canh bột gạo làm như làm bánh phở.
Tô bánh canh được múc lên nghi ngút khói, bỏ vào một nhúm chả cá chiên đã xắt thành từng miếng nhỏ, cho vào một ít hành lá, một ít hành củ, rưới thêm tí tiêu...

10 món ăn Việt xác lập kỷ lục Châu Á (tiếp theo)

6. Gỏi lá Kon Tum
6-goi-la_1387446232.jpg
Gỏi lá Kom Tum đúng nghĩa phải có từ 40 đến 50 loại lá… trong đó có 3 loại lá không thể thiếu được là mơ lông, đinh lăng và sung. Trên mâm gỏi lá có các món đi kèm là bì heo trộn thính, đĩa thịt heo ba chỉ thái mỏng, đĩa tôm sông xào, ít muối hạt, tiêu hạt, ớt hiểm…
Món mẻ đi kèm gỏi lá được chế biến khá công phu. Trước hết, nếp được ủ lên men, để khoảng nửa tháng. Men nếp được trộn với tôm khô, thịt heo ba chỉ, sau đó xay nhuyễn. Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn đun nóng rồi gạt mớ hành khô giã nhỏ vào chảo, đảo đều tay. Cho tất cả hỗn hợp trên vào, nêm thêm chút sa tế, gia vị vừa ăn, để lửa riu 5 đến 7 phút là được.
Khi ăn, lấy một nửa lá cải hoặc lá mơ làm lá cuốn, sau đó ngắt mỗi thứ lá một chút để cuốn thành cái phễu nhỏ, gắp thêm miếng thịt ba chỉ thái mỏng, tôm hoặc lát cá rồi bỏ thêm chút muối hạt, tiêu, thêm một chút mẻ nữa là đủ.
Ăn gỏi lá cũng là "ăn thuốc”, bởi có nhiều loại lá cây rất tốt cho sức khỏe như đinh lăng, ngũ gia bì, lá mơ, xoài rừng, lá lê rừng, lá hồng ngọc... Một điều rất thú vị là do không thể nào cùng lúc ăn 60 loại lá trong một cuốn gỏi nên mỗi cuốn sẽ cho thực khách một hương vị riêng, tùy theo đã chọn gói lá gì.
7. Bánh bèo bì Bình Dương
7-banh-beo-bi-2_1387446319.jpg
Được làm từ gạo đỏ đặc sản, bánh bèo bì chợ Búng (Bình Dương) mang hương đậm đà đặc biệt. Bánh có vị thịt khìa trộn thính ăn cùng mắm ớt rất ngon.
Khác với các loại bánh bèo khác, bánh bèo bì này đổ bằng gạo nguyên được vo đãi thật kỹ. Quấy được nồi bột với nước cốt dừa ưng ý mới đổ vào khuôn bánh bèo rồi đem hấp cho thật chín.
Công đoạn tiếp theo là dùng đậu xanh đãi vỏ nấu thật nhừ ra, quấy đều, làm nhân phết trên mặt bánh bèo. Thịt heo nạc khìa với nước dừa, đem thái đều thành sợi nhỏ cỡ cọng bún, rải thính vào cho thơm và thấm đều. Tô nước mắm chua ngọt tỏi, ớt, chanh được pha sẵn.
Khi ăn, sắp bánh bèo vào đĩa kèm thêm dưa chua, rau thơm, giá, rắc đậu phộng giã nhuyễn chan nước mắm vô, ăn mới cảm thấy hết hương vị đặc trưng của món bánh bèo bì chợ Búng tuyệt chiêu. Gia vị chủ lực là mùi thịt khìa thái nhỏ trộn thính, ớt tươi cay, mùi vị thơm hòa quyện cùng bột bánh, nhân đậu xanh, vừa bùi, vừa béo với các loại rau thật hấp dẫn.
8. Bún suông (đuông) Trà Vinh
8-bun-suong_1387446359.jpg
Tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, tươi ngon, mềm mịn được tạo hình như những con đuông (một loại sinh vật vẻ ngoài như con sâu). Tôm mua về, lột bỏ vỏ, đem ướp nước mắm ngon rồi lau khô, cho vào máy xay, thêm một ít hạt tiêu cho chả tôm thơm ngon. Sau đó, cho chả tôm vào trong bao nylon, cắt một đầu nhỏ để "nặn" suông vào nồi nước dùng đang sôi, không thì chiên sơ con suông rồi cho vào nồi nước lèo khi ăn.
Điều tạo nên sự hấp dẫn cho bún suông là nước lèo. Nồi nước lèo đúng chất Trà Vinh phải dùng xương lợn để nấu. Nước lèo không trong mà có màu nâu đậm, bởi được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm của tương rất hấp dẫn.
9. Hủ tiếu Mỹ Tho – Tiền Giang
9-hu-tieu.jpg
Đặc điểm của hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai dai, hương vị hơi chua, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Khác với các hủ tiếu khác, hủ tiếu Mỹ Tho dùng bánh khô. Khi trụng vào nước sôi, bánh mềm ra nhưng vẫn giữ được độ dai, sợi bánh vẫn trong. Bánh ngon phải là loại bánh sản xuất từ gạo Gò Cát ở xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho.
Ngoài thịt, lòng heo, tôm để trên mặt, ngày nay tô hủ tiếu đúng điệu còn có thêm thịt bằm, trứng cút, cua hay sườn heo… đáp ứng thị hiếu của thực khách. Hủ tiếu Mỹ Tho không ăn với rau ghém mà ăn với giá sống, hẹ, ớt cắt lát mỏng, chanh.
Có thể nêm thêm nước tương cho vừa ăn. Chan nước lèo thật nóng đã nấu bằng xương heo, khô mực, tôm khô đổ vào tô rồi dùng vá đập nhè nhẹ để thịt bằm rời ra và vừa mới chín tới ăn mới ngọt.
10. Bún cá Châu Đốc - An Giang
10-bun-ca-chau-doc.jpg
Thành phần món ăn đơn giản với cá lóc, nước lèo và bún tươi. Tuy nhiên, sự hấp dẫn của món ăn đến từ màu sắc và hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Nước lèo chính là thành phần tốn nhiều thời gian nhất trong việc chế biến món ăn này. Để nấu nước lèo ngon, người nấu thường sử dụng xương ống để ninh, vừa ninh vừa vớt bọt để nước dùng trong và có vị ngọt thì vớt xương ống ra.
Cá lóc đồng đã làm sạch, đầu cá được cắt rời nhưng vẫn giữ nguyên bộ lòng và cho vào luộc chín với một ít sả, củ nghệ đập dập. Khi ấy nước dùng sẽ có màu vàng đẹp mắt và không có mùi tanh của cá. Cá luộc chín vớt ra, khéo léo gỡ hết phần xương. Ướp phần thịt cá với một ít gia vị, cho lên chảo xào sơ qua với nghệ để thịt cá vừa săn lại, vừa có mùi thơm cùng màu vàng đẹp mắt.
Gia vị để nêm nếm gồm có mắm cá linh, mắm ruốc hòa tan và lược bỏ xác. Ngải bún, củ nghệ giã nát cho vào chén nước lèo hòa tan rồi lược bỏ xác. Cho cả hai hỗn hợp đó vào nồi nước lèo đang đun sôi. Rau ăn kèm trong bún cá Châu Đốc là rau diếp cá, húng quế, bắp chuối rau muống... làm cho món ăn thêm tròn vị.

No comments:

Post a Comment

quangnm