Tục "đập nát xương chân" bó thành "gót sen" thời xưa
Ở Trung Quốc thời phong kiến, tục lệ bó chân là cách "biến hóa" đôi chân thành hình "gót sen" - chuẩn mực vẻ đẹp thời bấy giờ.
Lịch sử loài người từng chứng kiến
những cách làm đẹp hết sức "rùng mình". Trong số đó, phải kể đến tục bó
chân của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến.
Tại sao phụ nữ Trung Quốc ngày xưa phải bó chân?
Có
truyền thuyết cho rằng vào thời kì Nam Đường (937 - 975), một cung phi
đã biểu diễn một bài múa với bàn chân được quấn trong lụa. Dáng điệu
uyển chuyển cùng bàn chân nhỏ nhắn của người con gái này đã làm say lòng
hoàng đế và khiến các cung phi khác cũng bắt chước theo. Từ tầng lớp
quý tộc, tục bó chân lan rộng ra toàn xã hội Trung Quốc.
Trong
suốt hàng nghìn năm, người Trung Quốc cho rằng bàn chân nhỏ mang một vẻ
đẹp quyến rũ. Họ gọi những bàn chân này bằng những cái tên mĩ miều như
“gót sen” hay “gót huệ”. Những người phụ nữ bị bó chân thường đi lại
không vững vàng, khiến họ giống như những cành sen đong đưa trong gió.
Hình ảnh một phụ nữ bị bó chân.
Hình ảnh đôi chân "dị dạng" thường thấy của những phụ nữ Trung Quốc thời xưa.
Phụ
nữ Trung Quốc từng tin rằng, bó chân mang lại sức khỏe và tăng cường
khả năng sinh sản, cũng như khiến họ trở nên quyến rũ hơn.
Một bé gái bị bó chân.
Bên
cạnh đó, bó chân còn được coi là biểu hiện của sự cao quý. Người con
gái không có bàn chân bó thường bị khinh thường. Con gái quý tộc không
bó chân chỉ có cơ hội lấy chồng ở đẳng cấp kém hơn, còn con gái những
nhà nghèo thì dễ bị bán làm nô lệ. Vào thế kỉ 19, ước tính có tới 50%
phụ nữ Trung Quốc bó chân và tỉ lệ bó chân ở phụ nữ quý tộc là 100%.
Quy trình bó chân
Quá trình bó chân đau đớn đến mức có người đã nói rằng: “Người con gái bó chân phải khóc hàng xô nước mắt”.
Bàn chân phụ nữ bình thường và bàn chân bị bó (Ảnh chụp tại Quảng Đông, Trung Quốc).
Việc bó chân được bắt đầu từ khi các bé gái 2 đến 5 tuổi - khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện.
Đầu
tiên, chân của các bé gái được ngâm trong nước ấm pha thảo dược và máu
động vật. Sau đó, những người bó chân sẽ xoa bóp nhẹ nhàng đôi bàn chân
rồi dùng lực mạnh để bẻ quặp các ngón chân xuống, ép vào lòng bàn chân.
Xương vòm bàn chân bị bẻ gẫy rồi cả bàn chân được quấn lại thật chặt
trong băng vải.
So sánh cấu trúc xương của bàn chân thường và bàn chân bị bó.
Quá
trình bó chân diễn ra trong vòng 2 năm. Nhiều lần băng vải được tháo ra
để người ta đánh thật mạnh vào lòng bàn chân của các bé gái, làm vỡ nát
các xương. Khi vải được quấn lại, người con gái còn bị buộc phải đi lại
trên nền nhà để bàn chân biến dạng hơn nữa.
Thông
thường, các gia đình ngày xưa không cho người mẹ tham gia vào việc bó
chân con gái vì sợ người mẹ thương con sẽ quấn băng lỏng ra một chút.
Sau 2 năm, bàn chân sẽ giữ nguyên hình dạng trong suốt cuộc đời sau đó.
Những biến chứng thường gặp là bàn chân bị sưng, chảy mủ và thậm chí còn
bị hoại tử do nhiễm trùng.
Bàn chân bó khi không quấn băng...
... và lúc đã quấn băng.
Đến
thời kì nhà Tống, phụ nữ Trung Quốc dần bị tước bỏ nhiều quyền lợi,
chẳng hạn như quyền sở hữu tài sản. Họ cũng được giáo dục ít hơn trước.
Trong bối cảnh sự thống trị của nam giới với phụ nữ ngày một tăng, tục
bó chân là cách thức hiệu quả để trói chặt người phụ nữ với gia đình. Do
không thể tự đi lại một mình, phụ nữ buộc phải phục tùng nhà chồng
tuyệt đối.
Ở
các gia đình nông dân, việc bó chân thường diễn ra muộn hơn và bó cũng
lỏng hơn vì người phụ nữ còn phải làm việc trên đồng ruộng. Việc bó chân
đối với phụ nữ quý tộc thì đau đớn hơn rất nhiều. Họ hầu như không thể
đi bộ nếu không có người dìu bên cạnh.
Đôi giày nhỏ xíu của những phụ nữ bị bó chân.
Năm
1911, chính phủ mới của Trung Quốc tuyên bố xóa bỏ tục bó chân. Hủ tục
đau đớn này đã chính thức chấm dứt song tại những vùng thôn quê ở Trung
Quốc, người ta vẫn có thể bắt gặp những cụ bà với bàn chân bó nhỏ xíu.
Đột phá mới giúp "tiêu diệt" muỗi trên phạm vi rộng
Muỗi con ra đời thừa hưởng hệ gene bổ sung chỉ sống được trong thời gian ngắn nên làm giảm nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sốt xuất huyết
ảnh hưởng đến hơn 390 triệu người trên thế giới mỗi năm và các triệu
chứng của bệnh có thể gây tử vong. Do chưa có thuốc chủng ngừa bệnh nên
các nhà nghiên cứu luôn tìm cách để hạn chế sự lây lan của căn bệnh này -
một trong số đó là biến đổi gene ở muỗi.
Theo
đó, các nhà nghiên cứu của Công ty Oxitec (Anh) đã sử dụng kỹ thuật di
truyền để biến đổi gene muỗi Aedes aegypti đực và thả ra môi trường tự
nhiên để chúng giao phối với muỗi cái.
Brazil là quốc gia mới nhất phê duyệt việc thả muỗi biến đổi gene ra môi trường.
Muỗi Aedes
aegypti con ra đời sẽ thừa hưởng gene bổ sung giữa muỗi mẹ và muỗi bố
được biến đổi gene nên chỉ sống được một thời gian rất ngắn. Từ đó, số
lượng muỗi nguy hại cùng nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết sẽ giảm
thiểu.
Trong cuộc thử nghiệm tiếp theo tiến
hành thả muỗi biến đổi gene ở quần đảo Cayman trong năm 2009, 2010 và
sau đó là thí nghiệm nhỏ ở Malaysia vào năm 2010, 2011, các nhà nghiên
cứu thuộc Oxitec đã chứng minh số lượng muỗi tự nhiên giảm đáng kể.
Một nhà nghiên cứu sinh vật học cho biết: "Thử
nghiệm ở đảo Cayman có thể là bước tiến lớn bởi chúng ta có thể loại bỏ
loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm một cách có chọn lọc".
Các
chuyên gia đồng ý rằng, muỗi biến đổi gene không thể thay đổi hệ sinh
thái vĩnh viễn vì chúng chỉ tồn tại được một thế hệ. Nhưng để dập tắt
dịch sốt xuất huyết ở những khu vực như châu Á và Nam Mỹ cần hàng triệu
con muỗi để tiêu diệt muỗi tự nhiên. Việc sử dụng muỗi biến đổi gene có
thể là cách ít tác hại nhất nhằm kiểm soát sốt xuất huyết.
Tuy
nhiên, một số người cho rằng loại muỗi này sẽ phần nào tác động xấu tới
môi trường. Tiến sĩ Helen Wallace - Giám đốc tổ chức GeneWatch (Anh)
cho biết: “Nếu thả một số lượng lớn
muỗi biến đổi gene ra môi trường, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới
môi trường và sức khỏe người dân.
Nếu
cố gắng loại bỏ muỗi khỏi hệ sinh thái, chúng ta không biết sẽ có hậu
quả gì xảy ra. Loài côn trùng này là thức ăn của nhiều loài khác nên
nhiều loài sẽ chết đói nếu muỗi không còn tồn tại. Hoặc giả, sự biến mất
này có thể khiến loài khác phát triển nhanh chóng hay kích thích loài
mới xuất hiện”.
Đột phá mới giúp "tiêu diệt" muỗi trên phạm vi rộng
Muỗi con ra đời thừa hưởng hệ gene bổ sung chỉ sống được trong thời gian ngắn nên làm giảm nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sốt xuất huyết
ảnh hưởng đến hơn 390 triệu người trên thế giới mỗi năm và các triệu
chứng của bệnh có thể gây tử vong. Do chưa có thuốc chủng ngừa bệnh nên
các nhà nghiên cứu luôn tìm cách để hạn chế sự lây lan của căn bệnh này -
một trong số đó là biến đổi gene ở muỗi.
Theo
đó, các nhà nghiên cứu của Công ty Oxitec (Anh) đã sử dụng kỹ thuật di
truyền để biến đổi gene muỗi Aedes aegypti đực và thả ra môi trường tự
nhiên để chúng giao phối với muỗi cái.
Brazil là quốc gia mới nhất phê duyệt việc thả muỗi biến đổi gene ra môi trường.
Muỗi Aedes
aegypti con ra đời sẽ thừa hưởng gene bổ sung giữa muỗi mẹ và muỗi bố
được biến đổi gene nên chỉ sống được một thời gian rất ngắn. Từ đó, số
lượng muỗi nguy hại cùng nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết sẽ giảm
thiểu.
Trong cuộc thử nghiệm tiếp theo tiến
hành thả muỗi biến đổi gene ở quần đảo Cayman trong năm 2009, 2010 và
sau đó là thí nghiệm nhỏ ở Malaysia vào năm 2010, 2011, các nhà nghiên
cứu thuộc Oxitec đã chứng minh số lượng muỗi tự nhiên giảm đáng kể.
Một nhà nghiên cứu sinh vật học cho biết: "Thử
nghiệm ở đảo Cayman có thể là bước tiến lớn bởi chúng ta có thể loại bỏ
loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm một cách có chọn lọc".
Các
chuyên gia đồng ý rằng, muỗi biến đổi gene không thể thay đổi hệ sinh
thái vĩnh viễn vì chúng chỉ tồn tại được một thế hệ. Nhưng để dập tắt
dịch sốt xuất huyết ở những khu vực như châu Á và Nam Mỹ cần hàng triệu
con muỗi để tiêu diệt muỗi tự nhiên. Việc sử dụng muỗi biến đổi gene có
thể là cách ít tác hại nhất nhằm kiểm soát sốt xuất huyết.
Tuy
nhiên, một số người cho rằng loại muỗi này sẽ phần nào tác động xấu tới
môi trường. Tiến sĩ Helen Wallace - Giám đốc tổ chức GeneWatch (Anh)
cho biết: “Nếu thả một số lượng lớn
muỗi biến đổi gene ra môi trường, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới
môi trường và sức khỏe người dân.
Nếu
cố gắng loại bỏ muỗi khỏi hệ sinh thái, chúng ta không biết sẽ có hậu
quả gì xảy ra. Loài côn trùng này là thức ăn của nhiều loài khác nên
nhiều loài sẽ chết đói nếu muỗi không còn tồn tại. Hoặc giả, sự biến mất
này có thể khiến loài khác phát triển nhanh chóng hay kích thích loài
mới xuất hiện”.
Đột phá mới giúp "tiêu diệt" muỗi trên phạm vi rộng
Muỗi con ra đời thừa hưởng hệ gene bổ sung chỉ sống được trong thời gian ngắn nên làm giảm nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sốt xuất huyết
ảnh hưởng đến hơn 390 triệu người trên thế giới mỗi năm và các triệu
chứng của bệnh có thể gây tử vong. Do chưa có thuốc chủng ngừa bệnh nên
các nhà nghiên cứu luôn tìm cách để hạn chế sự lây lan của căn bệnh này -
một trong số đó là biến đổi gene ở muỗi.
Theo
đó, các nhà nghiên cứu của Công ty Oxitec (Anh) đã sử dụng kỹ thuật di
truyền để biến đổi gene muỗi Aedes aegypti đực và thả ra môi trường tự
nhiên để chúng giao phối với muỗi cái.
Brazil là quốc gia mới nhất phê duyệt việc thả muỗi biến đổi gene ra môi trường.
Muỗi Aedes
aegypti con ra đời sẽ thừa hưởng gene bổ sung giữa muỗi mẹ và muỗi bố
được biến đổi gene nên chỉ sống được một thời gian rất ngắn. Từ đó, số
lượng muỗi nguy hại cùng nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết sẽ giảm
thiểu.
Trong cuộc thử nghiệm tiếp theo tiến
hành thả muỗi biến đổi gene ở quần đảo Cayman trong năm 2009, 2010 và
sau đó là thí nghiệm nhỏ ở Malaysia vào năm 2010, 2011, các nhà nghiên
cứu thuộc Oxitec đã chứng minh số lượng muỗi tự nhiên giảm đáng kể.
Một nhà nghiên cứu sinh vật học cho biết: "Thử
nghiệm ở đảo Cayman có thể là bước tiến lớn bởi chúng ta có thể loại bỏ
loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm một cách có chọn lọc".
Các
chuyên gia đồng ý rằng, muỗi biến đổi gene không thể thay đổi hệ sinh
thái vĩnh viễn vì chúng chỉ tồn tại được một thế hệ. Nhưng để dập tắt
dịch sốt xuất huyết ở những khu vực như châu Á và Nam Mỹ cần hàng triệu
con muỗi để tiêu diệt muỗi tự nhiên. Việc sử dụng muỗi biến đổi gene có
thể là cách ít tác hại nhất nhằm kiểm soát sốt xuất huyết.
Tuy
nhiên, một số người cho rằng loại muỗi này sẽ phần nào tác động xấu tới
môi trường. Tiến sĩ Helen Wallace - Giám đốc tổ chức GeneWatch (Anh)
cho biết: “Nếu thả một số lượng lớn
muỗi biến đổi gene ra môi trường, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới
môi trường và sức khỏe người dân.
Nếu
cố gắng loại bỏ muỗi khỏi hệ sinh thái, chúng ta không biết sẽ có hậu
quả gì xảy ra. Loài côn trùng này là thức ăn của nhiều loài khác nên
nhiều loài sẽ chết đói nếu muỗi không còn tồn tại. Hoặc giả, sự biến mất
này có thể khiến loài khác phát triển nhanh chóng hay kích thích loài
mới xuất hiện”.
Tục "đập nát xương chân" bó thành "gót sen" thời xưa
Ở Trung Quốc thời phong kiến, tục lệ bó chân là cách "biến hóa" đôi chân thành hình "gót sen" - chuẩn mực vẻ đẹp thời bấy giờ.
Lịch sử loài người từng chứng kiến
những cách làm đẹp hết sức "rùng mình". Trong số đó, phải kể đến tục bó
chân của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến.
Tại sao phụ nữ Trung Quốc ngày xưa phải bó chân?
Có
truyền thuyết cho rằng vào thời kì Nam Đường (937 - 975), một cung phi
đã biểu diễn một bài múa với bàn chân được quấn trong lụa. Dáng điệu
uyển chuyển cùng bàn chân nhỏ nhắn của người con gái này đã làm say lòng
hoàng đế và khiến các cung phi khác cũng bắt chước theo. Từ tầng lớp
quý tộc, tục bó chân lan rộng ra toàn xã hội Trung Quốc.
Trong
suốt hàng nghìn năm, người Trung Quốc cho rằng bàn chân nhỏ mang một vẻ
đẹp quyến rũ. Họ gọi những bàn chân này bằng những cái tên mĩ miều như
“gót sen” hay “gót huệ”. Những người phụ nữ bị bó chân thường đi lại
không vững vàng, khiến họ giống như những cành sen đong đưa trong gió.
Một phụ nữ quý tộc Trung Quốc với đôi chân bị bó.
Hình ảnh một phụ nữ bị bó chân.
Hình ảnh đôi chân "dị dạng" thường thấy của những phụ nữ Trung Quốc thời xưa.
Phụ
nữ Trung Quốc từng tin rằng, bó chân mang lại sức khỏe và tăng cường
khả năng sinh sản, cũng như khiến họ trở nên quyến rũ hơn.
Một bé gái bị bó chân.
Bên
cạnh đó, bó chân còn được coi là biểu hiện của sự cao quý. Người con
gái không có bàn chân bó thường bị khinh thường. Con gái quý tộc không
bó chân chỉ có cơ hội lấy chồng ở đẳng cấp kém hơn, còn con gái những
nhà nghèo thì dễ bị bán làm nô lệ. Vào thế kỉ 19, ước tính có tới 50%
phụ nữ Trung Quốc bó chân và tỉ lệ bó chân ở phụ nữ quý tộc là 100%.
Quy trình bó chân
Quá trình bó chân đau đớn đến mức có người đã nói rằng: “Người con gái bó chân phải khóc hàng xô nước mắt”.
Bàn chân phụ nữ bình thường và bàn chân bị bó (Ảnh chụp tại Quảng Đông, Trung Quốc).
Việc bó chân được bắt đầu từ khi các bé gái 2 đến 5 tuổi - khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện.
Đầu
tiên, chân của các bé gái được ngâm trong nước ấm pha thảo dược và máu
động vật. Sau đó, những người bó chân sẽ xoa bóp nhẹ nhàng đôi bàn chân
rồi dùng lực mạnh để bẻ quặp các ngón chân xuống, ép vào lòng bàn chân.
Xương vòm bàn chân bị bẻ gẫy rồi cả bàn chân được quấn lại thật chặt
trong băng vải.
So sánh cấu trúc xương của bàn chân thường và bàn chân bị bó.
Quá
trình bó chân diễn ra trong vòng 2 năm. Nhiều lần băng vải được tháo ra
để người ta đánh thật mạnh vào lòng bàn chân của các bé gái, làm vỡ nát
các xương. Khi vải được quấn lại, người con gái còn bị buộc phải đi lại
trên nền nhà để bàn chân biến dạng hơn nữa.
Thông
thường, các gia đình ngày xưa không cho người mẹ tham gia vào việc bó
chân con gái vì sợ người mẹ thương con sẽ quấn băng lỏng ra một chút.
Sau 2 năm, bàn chân sẽ giữ nguyên hình dạng trong suốt cuộc đời sau đó.
Những biến chứng thường gặp là bàn chân bị sưng, chảy mủ và thậm chí còn
bị hoại tử do nhiễm trùng.
Bàn chân bó khi không quấn băng...
... và lúc đã quấn băng.
Đến
thời kì nhà Tống, phụ nữ Trung Quốc dần bị tước bỏ nhiều quyền lợi,
chẳng hạn như quyền sở hữu tài sản. Họ cũng được giáo dục ít hơn trước.
Trong bối cảnh sự thống trị của nam giới với phụ nữ ngày một tăng, tục
bó chân là cách thức hiệu quả để trói chặt người phụ nữ với gia đình. Do
không thể tự đi lại một mình, phụ nữ buộc phải phục tùng nhà chồng
tuyệt đối.
Ở
các gia đình nông dân, việc bó chân thường diễn ra muộn hơn và bó cũng
lỏng hơn vì người phụ nữ còn phải làm việc trên đồng ruộng. Việc bó chân
đối với phụ nữ quý tộc thì đau đớn hơn rất nhiều. Họ hầu như không thể
đi bộ nếu không có người dìu bên cạnh.
Đôi giày nhỏ xíu của những phụ nữ bị bó chân.
Năm
1911, chính phủ mới của Trung Quốc tuyên bố xóa bỏ tục bó chân. Hủ tục
đau đớn này đã chính thức chấm dứt song tại những vùng thôn quê ở Trung
Quốc, người ta vẫn có thể bắt gặp những cụ bà với bàn chân bó nhỏ xíu.
Các địa danh “bảy sắc cầu vồng” tuyệt đẹp
Từ dòng sông cầu vồng cho tới thành phố cầu vồng đấy các bạn ạ!
Cầu vồng mang đến điềm lành cho cuộc sống và sẽ thật tuyệt vời nếu
nhìn thấy cầu vồng hàng ngày. Điều đó không chỉ là mơ ước, mà bạn sẽ
thật sự được thỏa nguyện sau chuyến đi du lịch ngày hôm nay…
Từ cầu vồng tự nhiên…
Nếu
muốn tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt đẹp nhất của cầu vồng trong
thiên nhiên thì trên Trái đất này, không nơi nào sánh bằng thành phố
thiên đường Honolulu - thủ phủ tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ. Ở mảnh đất
xinh đẹp này, gần như ngày nào cũng xuất hiện cầu vồng.
Trong
tiếng thổ ngữ, Honolulu có nghĩa là “vịnh ẩn nấp”. Đây thực sự là khu
nghỉ dưỡng tuyệt vời trong những ngày hè bởi bạn có thể nằm dài trên bãi
biển Waikiki, ngắm cầu vồng qua những tán dừa suốt cả ngày dài.
Thời
điểm hợp lý nhất để ngắm cầu vồng ở Honolulu có lẽ là vào lúc hoàng
hôn. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng cả một bầu trời nhuộm đỏ của ánh Mặt trời
và nhất là khi ấy, cầu vồng cũng chỉ có một sắc đỏ mà thôi.
Sở
dĩ quanh năm ở đây có cầu vồng là bởi phía Bắc Honolulu, các ngọn núi
thường xuyên bị mây mù dày đặc bao phủ, ngay cả khi Mặt trời đang chiếu
sáng. Chính vì thế, những chiếc cầu vồng tuyệt đẹp bắc qua các ngọn đồi
xuất hiện như một lẽ tất yếu.
…tới "cầu vồng" nhân tạo trên mặt đất…
Tạm
biệt Hawaii xinh đẹp, chúng ta sẽ tới với một hòn đảo nhỏ tại thành phố
tình yêu Venice, Italia. Đó là “hòn đảo cầu vồng” Burano có 1-0-2.
Không tấp nập, ồn ã như đảo chính Venice hay Murano, Burano lặng lẽ âm
thầm nhưng lại vô cùng lãng mạn, tình tứ.
Đặc
trưng không thể lẫn làm nên tên tuổi của nơi này chính là những ngôi
nhà màu sắc rực rỡ, những ban công đầy nắng và giỏ hoa, thậm chí còn
lung linh hơn cả bảy sắc cầu vồng thật. Có lẽ, một trong những nguyên
tắc xây dựng ở nơi đây đó là không bao giờ được xây 2 ngôi nhà có cùng
màu sơn ở cạnh nhau.
Truyền
thuyết người dân kể lại rằng, đảo này có rất nhiều thủy thủ đi xa quê
hương. Họ đi rất nhiều năm và người ta lo sợ họ sẽ quên mất nhà của mình
trông như thế nào. Vì vậy, người dân trên đảo đã quyết định trang trí
những ngôi nhà của mình với những màu sắc riêng biệt, độc đáo, để người
đi xa khi trở về vẫn thấy quen thuộc.
… dạo qua dòng sông thiên đường…
Cái
tên dòng sông cầu vồng huyền thoại hoàn toàn xứng đáng với vẻ đẹp mà
tạo hóa ban tặng cho dòng sông Cano Cristales ở Colombia.
Dòng
sông nằm trong một khu vực khá hẻo lánh và chỉ được nhà thám hiểm
Andres Hurtado phát hiện ra vào năm 1980. Cái tên Cano Cristales xuất
hiện từ đó. Ở một số nơi, người ta gọi nó là “dòng sông ngũ sắc”.
Cano
Cristales thuộc kiểu sông có dòng chảy nhanh, kèm theo những thác nước,
hốc đá. Nước sông trong vắt đến mức bạn có thể nhìn thấy tận đáy sông.
Nhiều người ví von đó gọi là dòng chảy từ thiên đường bởi vẻ đẹp lung
linh của nó.
Cây
macarenia - một loại thực vật sống dưới lòng Cano Cristales chính là
“cây thần” phù phép sắc màu cho dòng sông. Vào thời điểm chuyển giao mùa
mưa và mùa khô, do dòng nước chảy mạnh, chúng không hấp thụ được ánh
sáng, kết quả là từ màu xanh lá chuyển sang các màu sắc khác như đỏ
tươi, cam vàng, nâu sậm… Những màu sắc ấy nổi bật lên và tạo ra màu sắc
cho dòng sông.
… dừng chân tại cồn cát cầu vồng
Nếu
đã viếng thăm sông ngũ sắc thì bạn không thể bỏ lỡ làng Chamarel, cộng
hòa Mauritius - một đảo quốc ở Tây Nam Ấn Độ Dương. Nơi đây sở hữu những
cồn cát uốn lượn với rất nhiều sắc màu cuốn hút, gọi chung là bãi cát
cầu vồng. Điều kỳ lạ là bãi cát này tọa lạc giữa những cánh rừng xanh,
tạo nên một không gian độc đáo.
Về
cấu tạo, nơi này cũng có đặc điểm chung của những cồn cát thông thường.
Tuy nhiên, có một điều lạ là cát ở Mauritius có rất nhiều màu sắc: xanh
lá cây, xanh dương, đỏ, cam, tím, xám…
Thật
ra, cồn cát này là sự kết tinh từ cát với nham thạch núi lửa phun trào,
trải qua thời gian bào mòn dưới tác động của mưa, gió mà tạo nên. Thế
nhưng, hiện nay, giới khoa học vẫn chưa làm sáng tỏ được cụ thể nguyên
nhân quá trình tạo nên sắc tố của chúng.
Bạn có thể xem thêm:
Xem tháp Eiffel, miền Tây hoang dã... "made in China"
Dành cho những du khách muốn ngắm vẻ đẹp phương Tây "fake" ngay giữa lòng châu Á...
1. Tháp Eiffel ở Hàng Châu
Cách
Thượng Hải 180km về phía Tây Nam, Hàng Châu được biết đến là một thành
phố nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất Trung Quốc từ khoảng 1.000 năm trở
lại đây với nghề tơ tằm rất phát triển, cái nôi của con đường tơ lụa
nổi tiếng trong lịch sử.
Thế nhưng, giữa dòng
người tấp nập và vội vã ở đây, một không gian lãng mạn nhất châu Âu đã
bất ngờ níu giữ được bước chân của nhiều du khách.
Bản
sao Eiffel này có chiều cao 108m thuộc khu nhà ở cao cấp Tianducheng ở
thành phố Hàng Châu, đứng thứ nhì về chiều cao, chỉ sau bản sao tòa tháp
ở khách sạn Paris Las Vegas ở bang Nevada, Mỹ.
2. Lâu đài Château Maisons-Laffitte biến thành khách sạn
Lâu đài Château de Maisons-Laffitte được xây dựng năm 1651 do kiến trúc sư François Mansart thiết kế được coi là một ví dụ điển hình cho lối kiến trúc baroque của Pháp. Tòa lâu đài này tọa lạc trên bờ sông Seine, vùng ngoại ô phía Tây Bắc Paris.
Bị mê hoặc bởi công
trình kiến trúc hoành tráng này, tỷ phú bất động sản người Trung Quốc -
Zhang Yuchen đã quyết định xây dựng một bản sao của Château de
Maisons-Laffitte.
Tòa
lâu đài của ông Zhang được đặt tên là Zhang Laffitte Chateau, được bổ
sung thêm một số chi tiết như xây thêm hai cánh trái của tòa lâu đài và
một khu vườn được cắt tỉa vô cùng cẩn thận.
Hiện nó được sử dụng như một khách sạn, trung tâm hội nghị, cung cấp dịch vụ spa và là một bảo tàng rượu.
3. “Làng Tây” nhái ở Huệ Châu
Hallsatt
(Áo) là một làng cổ nhỏ với 800 hộ dân. Nó được UNESCO công nhận là Di
sản thế giới từ năm 1997 bởi giá trị kiến trúc đặc sắc cũng như những
phát hiện khảo cổ thời đại đồ sắt từ hàng trăm năm nay.
Mới
đây, một công ty Trung Quốc đã quyết định xây dựng bản sao của ngôi
làng nổi tiếng này ở thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông.
Tuy
nhiên, dự án ban đầu đã gây ra sự phẫn nộ và sửng sốt đối với một số
dân làng Hallstatt, họ không thể chấp nhận được việc sao chép những ngôi
nhà độc đáo và lâu đời trên một đất nước xa xôi cách họ đến nửa ngày
bay.
Trước phản ứng này của người dân, các nhà
chức trách vẫn cố xoa dịu và tin tưởng vào một miền đất hứa cho du lịch
đơm hoa kết trái trong tương lai.
4. Thị trấn nhỏ có phong cách miền Tây
Jackson Hole, Trung Quốc là một thị trấn nghỉ mát ở tỉnh Hà Bắc - nằm giữa Taihang và dãy núi Yan , được sao chép từ ngôi làng của những chàng cao bồi từ miền Tây xa xôi.
Nguồn cảm hứng của thị
trấn đến từ Allison Smith, người đã đưa ra ý tưởng để nhân rộng các
kiến trúc được tìm thấy tại Jackson Hole, Wyoming ở Hoa Kỳ.
Ông
thu thập da bò, đèn chùm, chăn yên, ghế lodge, bánh xe goòng nung và cả
những tấm thảm Navajo rồi vận chuyển tất cả tới Trung Quốc nhằm thực
hiện giấc mơ tái hiện ngôi làng nhỏ phía Tây nước Mỹ trên một đất nước
xa xôi.
Quả thực thì thị trấn yên bình này đã
trở thành điểm đặt chân cho rất nhiều du khách đang tìm nơi hít thở sau
lớp bụi khổng lồ của thành phố phồn hoa.
5. Toà nhà quốc hội Hoa Kỳ "fake" tại Công viên Quốc gia Bắc Kinh
Tòa
nhà quốc hội Hoa Kỳ nằm ở Washington DC là biểu tượng của quyền lực
chính trị. Nó bắt đầu được xây dựng 1793 bởi tổng thống Washington.
Tòa
nhà có 3 tầng cao mái vòm nơi có một bức tượng bức tượng bằng đồng cao
6m làm biểu tượng cho sự may mắn. Hội trường của nó cũng được xây dựng
mô phỏng một số địa điểm ở Paris, đại diện cho những tòa nhà theo phong
cách cổ điển hồi sinh.
Ở
giữa lòng công viên Bắc Kinh rộng lớn, một phiên bản nhỏ của tòa nhà
quốc hội Mỹ đã được xây dựng với 1 tỉ lệ phần trăm tương đối chuẩn xác,
địa điểm thú vị cho những du khách muốn chụp cận cảnh trụ sở chính trị
nổi tiếng này.
6. Thames Town chuyên chụp ảnh cưới
Thames Town là một khu đô thị mới nằm tại một quận ngoại thành của Thượng Hải, Trung Quốc. Đô thị này không có lịch sử lâu đời mà chỉ mới được xây dựng mô phỏng hình tượng các tòa nhà có phong cách kiến trúc Anh.
Cách
khoảng 30km từ trung tâm Thượng Hải, nằm bên dòng sông Trường Giang,
khu đô thị được đặt tên theo sông Thames ở Anh và có kiến trúc chịu ảnh
hưởng của phong cách những thị trấn cổ điển châu Âu.
Thames
có những con đường rải sỏi, các khối nhà theo phong cách Victoria,
nhiều cửa hàng góc phố như được bước ra từ những bộ phim; một nhà thờ
giống ở Clifton, Bristol; quán rượu hay cửa hàng Chip giống ở tòa nhà ở
Lyme Regis, Dorset.
Khu
đô thị này đã đem lại khung cảnh đẹp và thơ mộng, thường là điểm đến
của những cặp uyên ương có nhu cầu chụp ảnh cưới. Rất nhiều cặp đôi từ
nhiều nơi đã tìm đến đây mong có những bức ảnh đẹp mang âm hưởng châu
Âu.
7. Cầu tháp London ở Tô Châu
Cầu
Tháp ở Tô Châu cũng bắc qua một con sông nhưng nhỏ hơn rất nhiều so với
sông Thames. Trên nóc nó còn có một quán cà phê tên là “Tower Bridge
coffee” và có bao gồm phần đi bộ phía trên để du khách có thể nhìn thấy
toàn bộ quang cảnh bên dưới cầu.
Bạn có thể xem thêm:
Cận cảnh thành phố Paris "nhái" ở Trung Quốc
Được xây dựng nhái theo kiến trúc Paris với cả tháp Eiffel cùng các tòa nhà tuyến phố, khu đô thị Tianducheng ở ngoại ô Thượng Hải từng được quảng bá là Paris của phương Đông.
Khu đô thị Tianducheng được xem là một Paris “phiên bản” thu nhỏ của phương Đông. Vậy nhưng hiện nay khu vực này hầu hết bị bỏ hoang.
Ban
đầu, khu đô thị phát triển bởi công ty Zhejiang Guangsha Co Ltd còn bao
gồm những tòa nhà dân cư, có thể dành cho 10.000 người ở. Tuy nhiên,
hiện tại chỉ có khoảng 2.000 người sinh sống.
Nhiều công trình còn dang dở trong khi không ít khu vực xung quanh cỏ dại bao vây cùng những túp lều xiêu vẹo.
Báo chí Trung Quốc cho biết, khu đô thị này giờ đây đã dường như trở thành một “thành phố ma”.
Có rất ít thông tin được đăng tải về thành phố này. Ngoài khu dân cư, dự án này còn bao gồm cả bệnh viện, trường học và các câu lạc bộ giải trí.
Chính giữa khu đô thị là bản nhái “Tháp Eiffel”. Tuy nhiên, tháp này chỉ cao 108m, bằng 1/3 tháp Effeil thật ở Paris.
Ở đây cũng có một đài phun nước lớn lấy cảm hứng từ đài phun nước nổi tiếng trong khu vườn của cung điện Versailles ở Pháp.
Đây không phải là thành phố duy nhất ở Trung Quốc được xây dựng "nhái" theo phong cách các thành phố của châu Âu.
Bởi còn rất nhiều thành phố khác tại Trung Quốc cũng từng "nhái" theo kiểu Ý, Đức, Anh...
Những xác ướp "người lạ" bí ẩn ở Trung Quốc
Các xác ướp được tìm thấy nguyên vẹn ở hồ Tarim, Trung Quốc vẫn luôn là một câu hỏi để ngỏ...
Trong một cuộc khai quật bên dưới lưu vực hồ Tarim phía Tây Trung
Quốc, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hơn 100 xác ướp có tuổi thọ hơn
3.000 năm.
Điều kỳ lạ là tất cả các xác ướp có
tóc màu vàng, mũi dài và trông không có vẻ gì là giống với người Trung
Quốc cổ đại. Nhiều nhà khoa học đã cất công về Trung Quốc lấy mẫu DNA để
nghiên cứu nhưng vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.
Những xác ướp bí ẩn
Vào
đầu thế kỉ 20, các nhà thám hiểm châu Âu như Sven Hedin , Albert von Le
Coq và Sir Aurel Stein bắt đầu đi tìm kiếm các cổ vật châu Á. Kể từ đó,
rất nhiều xác ướp đã được tìm thấy ở lưu vực hồ Tarim.
Một
trong số những xác ướp còn nguyên vẹn nhất và lâu đời nhất được gọi
bằng cái tên “Người đẹp Loulan” có niên đại cách đây 3.800 năm.
"Người đẹp Loulan"
“Người
đẹp” có mái tóc dài phủ xuống bờ vai, môi mím lại, xương gò má cao, mũi
dài… đó hoàn toàn không phải đặc điểm nhận dạng của cư dân Trung Quốc
thời xa xưa.
Cùng
với xác ướp “Người đẹp Loulan”, xác ướp "Công chúa Xiaohe" có niên đại
3.800 năm tuổi được khám phá ở vùng lòng chảo Tarim cũng là một nghi vấn
về nguồn gốc của xác ướp hồ Tarim.
Xác ướp "Công chúa Xiaohe".
Một
xác ướp nữa có tên là “Người đàn ông Yingpan” đã được tìm thấy ở Tân
Cương. Xác ướp này được tìm thấy khi họ mở một quan tài trong nghĩa địa
và có niên đại 1.900 năm.
Xác ướp “Người đàn ông Yingpan”.
“Người
đàn ông Yingpan” có máu tóc dày màu nâu, mặt và thân teo lại. Râu, lông
mày và lông mi rất dài. Xác ướp này được cho là đã sống ở thời Đông Hán
(25 - 220), cao 1,8m và có lẽ đã chết khi 25 tuổi.
Xác ướp “Người đàn ông Cherchen".
Năm
1988, Victor H.Mair - giáo sư ngôn ngữ và văn học Trung Quốc, công tác
tại trường ĐH Pennsylvania, trong một lần dẫn khách du lịch Mỹ tham quan
bảo tàng đã phát hiện sự khác biệt của các xác ướp, nổi bật nhất là xác
ướp có tên “Người đàn ông Cherchen" với mái tóc đỏ.
Các
xác ướp có nhiều đặc điểm nhận dạng với người châu Âu như cơ thể thon
dài, mái tóc có màu nâu hoặc đỏ, dài, xoăn hoặc bện lại. Đặc biệt là
quần áo đều là hàng dệt may của châu Âu.
Xác
ướp “Người đàn ông Cherchen" mặc một chiếc áo dài tay màu đỏ và quần kẻ
sọc có cạp. Xác ướp có những vết khâu như dấu vết của một cuộc phẫu
thuật, các mũi khâu đều từ lông đuôi của ngựa.
Bí ẩn bỏ ngỏ
Năm
1993, ông Mair quay trở lại bảo tàng Ô Lỗ Mộc Tề để thu thập các mẫu
DNA từ xác ướp. Đến năm 1995, ông Mair đưa ra tuyên bố, có ít nhất 2
trong số các xác ướp có dấu hiệu di truyền từ người châu Âu.
Năm
2007, Jin Li - nhà di truyền học nổi tiếng đã thực hiện nghiên cứu trên
các xác ướp Tarim dưới sự cho phép của chính phủ Trung Quốc. Jin Li kết
luận rằng một trong những xác ướp lâu đời nhất có dấu hiệu di truyền
của người Đông Á và thậm chí là Nam Á.
Trong
khi đó, ông Mair không tin vào cuộc nghiên cứu của Jin Li và hoài nghi
về nguồn gốc các xác ướp là những di dân Đông Á. Victor Mair tin rằng,
những di dân Đông Á đã không hiện diện ở lòng chảo Tarim cho đến khi
xuất hiện xác ướp “Người đẹp Lounlan”.
Theo
quan điểm của ông Mair, các xác ướp cổ xưa nhất có lẽ là thổ dân
Tocharian, những người chăn nuôi da súc du mục. Họ đã di chuyển qua
Trung Á, sử dụng hệ ngôn ngữ Ấn - Âu.
Để
củng cố cho giả thuyết của mình, ông Mair đã chỉ ra rằng, các văn tịch
cổ Trung Quốc thuộc thế kỷ I TCN đã đề cập đến những nhóm người định cư
da trắng được gọi là Bai, Yeuzhi và Tocharians.
Đã
có rất nhiều cuộc tranh cãi nảy ra xung quanh nguồn gốc của xác ướp hồ
Tarim, nhưng chưa ai có câu trả lời xác đáng về nguyên nhân tại sao,
những người này lại có mặt ở đây. Những xác ướp Tarim vẫn luôn là một bí
ẩn chưa được hé mở.
Hàm Hương - mỹ nhân có thật trong lịch sử Trung Quốc
Cùng ngược thời gian tìm hiểu về nàng Hàm Hương xinh đẹp trong triều đại nhà Thanh.
Nếu bạn là fan hâm mộ của bộ phim “Hoàn
Châu Cách Cách” hay đã từng đọc qua tiểu thuyết “Thanh Cung 13 triều”
thì chắc hẳn sẽ nhớ tới nhân vật Hàm Hương (Hương Phi), một nàng công
chúa xứ Hồi Cương, xinh đẹp tuyệt vời, giỏi ca múa và là mối tình của
vua Càn Long. Đặc biệt hơn, trên người Hàm Hương còn tỏa ra hương thơm
đặc biệt nữa chứ!
Những giai thoại về Hương Phi
Trong phim “Hoàn Châu Cách Cách”, nhân
vật Hàm Hương (tức Hương Phi) là “đầu mối”, là nhân vật trung tâm rất
quan trọng của phần 2.
Tạo hình của nhân vật Hàm Hương trong phim "Hoàn Châu Cách Cách".
Hàm Hương yêu Mông Đan, một dũng sĩ Hồi
tộc nhưng không được nhà vua chấp nhận. Họ đã 7 lần chạy trốn để có thể
được bên nhau mãi mãi nhưng chính mùi hương kỳ lạ tỏa ra từ người Hàm
Hương đã khiến họ dễ dàng bị phát hiện.
Để giữ mối giao hảo giữa hai nước, vua
xứ Hồi Cương đã đem Hàm Hương cống nạp cho vua Càn Long. Trở thành một
quý phi được vua Càn Long sủng ái nhưng Hàm Hương vẫn không thể quên mối
tình với Mông Đan. Tiểu Yến Tử và Hạ Tử Vy cảm động khi biết câu chuyện
tình đầy sóng gió của họ nên quyết định mạo hiểm giải cứu Hàm Hương,
bằng cách dựng lên cái chết “hóa thành bướm”.
Cặp đôi Hàm Hương - Mông Đan trong "Hoàn Châu Cách Cách".
Cặp đôi Hàm Hương - Mông Đan trong "Tân Hoàn Châu Cách Cách".
Nhiều sử sách ghi chép, Hương Phi không
phải con gái xứ Hồi Cương mà là phi tử (vợ) của thủ lĩnh người Hồi Đại
Hòa Trắc Mộc. Chuyện kể rằng, năm 1759, Càn Long cử đại quân đi chinh
phục bộ tộc Hồi ở Tân Cương, nghe nói thủ lĩnh người Hồi có một phi tử
là Hương Phi xinh đẹp, tài giỏi nên đã sai phó tướng Triệu Huệ phải đem
nàng về kinh cho bằng được. Sau khi giết Đại Hòa Trắc Mộc, chinh phục
được người Hồi, Triệu Huệ đưa được nàng Hương Phi về kinh. Ở trong cung
cấm, nhận được nhiều sự sủng ái của vua Càn Long, có kẻ hầu người hạ,
mọi hình thức sinh hoạt đều theo kiểu người Hồi, song Hương Phi vẫn một
mực cự tuyệt, dù có phải chết vẫn thủ tiết với chồng.
Chuyện đến tai Thái hậu, bà lo lắng cho
hoàng đế khi thấy Hương Phi vẫn một mực cự tuyệt như vậy. Thái hậu cho
rằng, không thể để Hương Phi hiện diện trong cung nữa nên đã khuyên vua
cho nàng về quê hoặc ban cho cái chết như ý. Nhân một lần nhà vua đi vi
hành, bà sai người thắt cổ Hương Phi. Khi trở về, Càn Long đau đớn khi
thấy Hương Phi đã thành người thiên cổ. Từ đó đến cuối cuộc đời, tuy
sủng ái nhiều phi tần khác nhưng ngài vẫn luôn đau đáu trong lòng mối
tình này. Ở ngoại thành Bắc Kinh hiện nay vẫn còn ngôi mộ được cho là
của Hương Phi, trên bia khắc một bài thơ đau buồn thảm thiết.
Sự thật về cuộc đời người vợ người Hồi của vua Càn Long
Tuy nhiên, nhiều sử gia khẳng định,
Hương Phi trong phim ảnh và tiểu thuyết là nhân vật có thật. Nhưng nàng
không hề cự tuyệt hoàng đế đến nỗi phải chết trẻ. Hình tượng Hàm Hương
lấy nguyên mẫu từ Dung Phi của hoàng đế Càn Long.
Dung Phi không phải là vợ góa của thủ
lĩnh người Hồi chống lại triều Thanh như trong truyền thuyết mà là con
gái của gia đình có công với triều đình trong cuộc bình định Tân Cương.
Năm 1759, Dung Phi theo người anh trai là Đồ Nhĩ Đô về Bắc Kinh nhận sắc
phong "Phụ quốc công", sau đó nàng được tuyển vào hậu cung, phong là
Hòa quý nhân theo tên họ gốc, sau được thăng lên hàng tần phi.
Người vợ Hồi duy nhất này được Càn Long
rất sủng ái. Nhà vua cho phép nàng giữ tín ngưỡng và cách ăn mặc của
dân tộc mình, đến khi nàng được phong quý phi mới may trang phục kiểu
Mãn Thanh. Điều kiện của Dung Phi trước khi lên kiệu hoa như khi nàng về
kinh phải có anh trai đi cùng và nếu nàng chết thì phải đưa thi thể về
cố hương an táng cũng được Càn Long chấp thuận.
Mặc dù trước đó, những người đồng bào
Hồi của nàng đã gây rối loạn ở Tân Cương khiến triều đình nhiều phen đau
đầu nhưng sự trân trọng của Càn Long đối với nàng không hề giảm. Trong
cung, số cung tần mĩ nữ nhiều vô số nhưng nhà vua vẫn dành nhiều sự sủng
ái cho Dung Phi dù nàng đã sang tuổi xế chiều.
Dung Phi qua đời vì bệnh nặng ở tuổi
55, Càn Long đau buồn đến mức bỏ thiết triều suốt 3 ngày. Tang lễ được
tổ chức rất long trọng, đàn ông từ thân vương trở xuống, đàn bà từ công
chúa, phúc tấn trở xuống đều phải có mặt để dự tang lễ.
Nhà vua Càn Long giữ lời hứa khi xưa,
phái 120 binh sĩ mang thi thể của Dung Phi về an táng tại khu Đông lăng
(Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay) của dòng họ A Bá Hòa Trác
do ông tổ của bà xây dựng từ năm 1640. Khu lăng mộ ấy hiện vẫn tồn tại
như một thánh đường rộng lớn nằm ở ngoại ô Bắc Kinh. Hàng ngày, có rất
nhiều người đến thăm nơi đây, chiêm ngưỡng kỳ quan lăng mộ xây theo kiểu
mộ cổ Hồi giáo.
Tuy nhiên, sự thật về cuộc đời và cuộc
sống cả người vợ Hồi của vua Càn Long vẫn luôn là điều bí ẩn của lịch
sử. Không ai có thể chắc chắn rằng, bà phi này thân thể có tỏa mùi
hương, hay chuyện có một "ngôi mộ Hương Phi" ở ngoại thành Bắc Kinh là
thật hay chỉ do người sau lập nên cho phù hợp với truyền thuyết...
Từ truyện Tây Du Ký tới vị Đường Tăng thật trong lịch sử
Cứ tưởng chỉ có trong tiểu thuyết, ai ngờ...
Nhiều người thường nghĩ rằng, câu
chuyện thầy trò Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh bên Tây Thiên trong tiểu
thuyết lừng danh Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân chỉ là tưởng tượng,
bịa đặt. Song trong lịch sử, chuyến thỉnh kinh bên “trời Tây” của thầy
trò Đường Tam Tạng là chuyện có thật 100% đấy các bạn ạ!
Từ tiểu thuyết đến phim ảnh
Tây Du Ký là tác phẩm văn học với chất lượng đạt tới đỉnh cao, là một trong tứ đại danh tác văn học cổ điển Trung Hoa (cùng với Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am và Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần).
Tây Du Ký là câu chuyện kể về 4 thầy trò Đường Tam Tạng (Đường Tăng), Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng (Trư Bát Giới), Sa Ngộ Tĩnh (Sa Tăng) đi thỉnh kinh ở Tây Trúc (khu vực nay thuộc Ấn Độ). 3 đệ tử của Đường Tăng đều có xuất thân thần thánh: Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ rất thần thông, tự phong là Tề Thiên Đại Thánh; Trư Ngộ Năng vốn là Thiên Bồng Nguyên soái của thiên đình và Sa Ngộ Tĩnh, vốn là Quyển Liêm Tướng quân. Ngoài ra, con ngựa mà Đường Tăng cưỡi vốn là Thái tử của Long vương (Bạch Long Mã) bị đày do từng lập mưu ăn thịt Đường Tăng.
Những chuyện trong Tây Du Ký đều bắt nguồn từ thần thoại và truyền thuyết dân gian, 4 thầy trò Đường Tăng đã có một cuộc hành trình ròng rã 14 năm, vượt qua 81 kiếp nạn, cuối cùng mới đến được đất Phật, mang Kinh Phật về truyền bá ở phương Đông.
Câu chuyện về Đường Tăng - vị đại sư có thật trong lịch sử
Khi đọc Tây Du Ký, ai cũng biết 3 vị đệ tử thần thông, xuất thân từ tướng nhà trời, yêu quái ăn thịt người… đều chỉ là chuyện bịa đặt và tưởng tượng ra cả. Tuy nhiên, theo những gì sử sách còn ghi chép thì chuyến thỉnh kinh Tây Thiên kéo dài 14 năm của Đường Tam Tạng được miêu tả trong Tây Du Ký là hoàn toàn có thực.
Trần Huyền Trang (Đường Tam Tạng) là nhân vật có thật trong lịch sử, ông tên thật là Trần Huy, sinh vào khoảng năm Nhân Thọ thứ 2 đời Tùy Văn Đế Dương Kiên (năm 602) tại huyện Câu Thị, nay là tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Hai người anh trai của Trần Huy xuất gia làm sư ở chùa Tịnh Thổ Lạc Dương nên từ nhỏ, ông đã theo anh tụng kinh niệm Phật, đồng thời đọc cả sách Nho, Đạo…
Không giống như trong tiểu thuyết và phim ảnh, Đường Tăng trước khi lên đường được vua Đường nhận làm huynh đệ, tặng cho chiếc bát vàng, áo cà sa quý và bày tiệc rượu tiễn ra tận cửa thành, trên đường đi gặp được 3 đồ đệ có phép thần thông… thì ở đời thực, Đường Tăng phải đi một mình, cưỡi con ngựa già lên đường đi Ấn Độ để tự mình tìm hiểu mà không hề được sự ân chuẩn của Hoàng đế Đại Đường dù đã 2 lần dâng biểu xin đi.
Chuyến đi của Đường Tăng kéo dài 17 năm, qua 128 quốc gia lớn nhỏ, khi về nước ông phải dùng 24 ngựa, voi, lạc đà để tải 657 bộ kinh Phật, 150 xá lợi tử (tinh cốt Phật), tượng Phật. Ông dành 19 năm để dịch 75 bộ kinh Phật. Bộ Đại Đường Tây vực ký 12 quyển là những ghi chép đầy đủ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán của 128 nước mà ông đã đi qua. Ngày nay, những tài liệu của ông để lại vẫn còn giúp ích rất nhiều cho các chuyên gia khảo cổ Ấn Ðộ và họ cũng công nhận những ghi chép của Đường Tăng là chính xác.
Hình tượng Đường Tăng trong tiểu thuyết và phim ảnh là một tín đồ đạo Phật thành tâm, là một người rất tốt, nhưng trước khó khăn thì đành chịu bó tay, mặt buồn rũ, thậm chí... nhát gan, hơi tí là khiếp sợ ngã lăn xuống ngựa, coi trọng lễ giáo phong kiến và giới luật nhà Phật, cẩn thận dè dặt tới mức quá đáng. Thế nhưng ở ngoài đời, Đường Tăng lại là một vị đại sư gan dạ, giàu lòng bác ái và luôn tin tưởng vào sự thành tâm của đạo Phật.
Chuyến đi của Đường Tăng không gặp phải yêu tinh ăn thịt người như trong tiểu thuyết nhưng cũng gặp không ít khó khăn vất vả. Có khi ông phải nhịn đói nhịn khát suốt 7, 8 ngày ròng rã giữa sa mạc nắng chang chang, không một bóng cây, không người qua lại. Hay như ông gặp phải bọn thổ dân ăn thịt người bắt giữ song lần nào ông cũng tự nhủ: “Thà đi về phía Tây mà chết chứ quyết không quay về Đông mà giữ lấy mạng sống”.
13 năm lưu trú tại Ấn độ, Đường Tăng đã đi viếng hầu hết các di tích của đạo Phật, ở lại chùa Na Lan Ðà, học đạo trong 6 năm. Sau 6 năm học tập, Đường Tăng là một trong ba người học trò giỏi nhất của vị cao tăng Giới Hiền. Theo sách khảo cứu Pháp văn, Đường Tăng là một nhà sư có đạo đức và là một học giả uyên thâm, một nhà du thám kỳ tài, một nhà sử học uyên bác, một nhà địa lý học đa tài, một nhà ngôn ngữ học xuất chúng, một nhà phiên dịch giỏi không ai bằng. Lúc còn ở Tây Phương, đi đến đâu, thầy cũng nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình từng địa phương.
Trưa ngày mùng 5 tháng 2 năm 664, Đường Tăng vì bệnh nặng nên đã viên tịch tại chùa Ngọc Hoa, thọ 69 tuổi. Ngày 14 tháng 4 cùng năm, thi hài ông được an táng tại Bạch Lộc Nguyên. Sử chép rằng, ngày cử hành tang lễ có đến một triệu người ở Trường An và các vùng lân cận theo về để đưa tiễn. Đám táng xong, có đến ba vạn người cất lều cư tang gần mộ phần. Có lẽ từ xưa đến nay đến đế vương cũng chưa có vị nào được ngưỡng mộ sùng bái bằng vị thánh tăng có một không hai này.
Từ tiểu thuyết đến phim ảnh
Tây Du Ký là tác phẩm văn học với chất lượng đạt tới đỉnh cao, là một trong tứ đại danh tác văn học cổ điển Trung Hoa (cùng với Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am và Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần).
Bìa bản Tây Du Ký chữ Hán thế kỷ 16.
Tây Du Ký là câu chuyện kể về 4 thầy trò Đường Tam Tạng (Đường Tăng), Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng (Trư Bát Giới), Sa Ngộ Tĩnh (Sa Tăng) đi thỉnh kinh ở Tây Trúc (khu vực nay thuộc Ấn Độ). 3 đệ tử của Đường Tăng đều có xuất thân thần thánh: Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ rất thần thông, tự phong là Tề Thiên Đại Thánh; Trư Ngộ Năng vốn là Thiên Bồng Nguyên soái của thiên đình và Sa Ngộ Tĩnh, vốn là Quyển Liêm Tướng quân. Ngoài ra, con ngựa mà Đường Tăng cưỡi vốn là Thái tử của Long vương (Bạch Long Mã) bị đày do từng lập mưu ăn thịt Đường Tăng.
Hình minh họa một cảnh của Tây Du Ký từ thế kỷ 18.
Những chuyện trong Tây Du Ký đều bắt nguồn từ thần thoại và truyền thuyết dân gian, 4 thầy trò Đường Tăng đã có một cuộc hành trình ròng rã 14 năm, vượt qua 81 kiếp nạn, cuối cùng mới đến được đất Phật, mang Kinh Phật về truyền bá ở phương Đông.
4 nhân vật chính trong phim "Tây Du Ký".
Câu chuyện về Đường Tăng - vị đại sư có thật trong lịch sử
Khi đọc Tây Du Ký, ai cũng biết 3 vị đệ tử thần thông, xuất thân từ tướng nhà trời, yêu quái ăn thịt người… đều chỉ là chuyện bịa đặt và tưởng tượng ra cả. Tuy nhiên, theo những gì sử sách còn ghi chép thì chuyến thỉnh kinh Tây Thiên kéo dài 14 năm của Đường Tam Tạng được miêu tả trong Tây Du Ký là hoàn toàn có thực.
Hình ảnh minh họa đại sư Đường Tăng thế kỷ 9.
Trần Huyền Trang (Đường Tam Tạng) là nhân vật có thật trong lịch sử, ông tên thật là Trần Huy, sinh vào khoảng năm Nhân Thọ thứ 2 đời Tùy Văn Đế Dương Kiên (năm 602) tại huyện Câu Thị, nay là tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Hai người anh trai của Trần Huy xuất gia làm sư ở chùa Tịnh Thổ Lạc Dương nên từ nhỏ, ông đã theo anh tụng kinh niệm Phật, đồng thời đọc cả sách Nho, Đạo…
Không giống như trong tiểu thuyết và phim ảnh, Đường Tăng trước khi lên đường được vua Đường nhận làm huynh đệ, tặng cho chiếc bát vàng, áo cà sa quý và bày tiệc rượu tiễn ra tận cửa thành, trên đường đi gặp được 3 đồ đệ có phép thần thông… thì ở đời thực, Đường Tăng phải đi một mình, cưỡi con ngựa già lên đường đi Ấn Độ để tự mình tìm hiểu mà không hề được sự ân chuẩn của Hoàng đế Đại Đường dù đã 2 lần dâng biểu xin đi.
Hình ảnh minh họa Đường Tăng trên đường đi Ấn Độ.
Chuyến đi của Đường Tăng kéo dài 17 năm, qua 128 quốc gia lớn nhỏ, khi về nước ông phải dùng 24 ngựa, voi, lạc đà để tải 657 bộ kinh Phật, 150 xá lợi tử (tinh cốt Phật), tượng Phật. Ông dành 19 năm để dịch 75 bộ kinh Phật. Bộ Đại Đường Tây vực ký 12 quyển là những ghi chép đầy đủ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán của 128 nước mà ông đã đi qua. Ngày nay, những tài liệu của ông để lại vẫn còn giúp ích rất nhiều cho các chuyên gia khảo cổ Ấn Ðộ và họ cũng công nhận những ghi chép của Đường Tăng là chính xác.
Hình tượng Đường Tăng trong tiểu thuyết và phim ảnh là một tín đồ đạo Phật thành tâm, là một người rất tốt, nhưng trước khó khăn thì đành chịu bó tay, mặt buồn rũ, thậm chí... nhát gan, hơi tí là khiếp sợ ngã lăn xuống ngựa, coi trọng lễ giáo phong kiến và giới luật nhà Phật, cẩn thận dè dặt tới mức quá đáng. Thế nhưng ở ngoài đời, Đường Tăng lại là một vị đại sư gan dạ, giàu lòng bác ái và luôn tin tưởng vào sự thành tâm của đạo Phật.
Chuyến đi của Đường Tăng không gặp phải yêu tinh ăn thịt người như trong tiểu thuyết nhưng cũng gặp không ít khó khăn vất vả. Có khi ông phải nhịn đói nhịn khát suốt 7, 8 ngày ròng rã giữa sa mạc nắng chang chang, không một bóng cây, không người qua lại. Hay như ông gặp phải bọn thổ dân ăn thịt người bắt giữ song lần nào ông cũng tự nhủ: “Thà đi về phía Tây mà chết chứ quyết không quay về Đông mà giữ lấy mạng sống”.
Nhân vật Đường Tăng do diễn viên Từ Thiếu Hoa thủ vai được coi là thành công nhất trong phim Tây Du Ký.
13 năm lưu trú tại Ấn độ, Đường Tăng đã đi viếng hầu hết các di tích của đạo Phật, ở lại chùa Na Lan Ðà, học đạo trong 6 năm. Sau 6 năm học tập, Đường Tăng là một trong ba người học trò giỏi nhất của vị cao tăng Giới Hiền. Theo sách khảo cứu Pháp văn, Đường Tăng là một nhà sư có đạo đức và là một học giả uyên thâm, một nhà du thám kỳ tài, một nhà sử học uyên bác, một nhà địa lý học đa tài, một nhà ngôn ngữ học xuất chúng, một nhà phiên dịch giỏi không ai bằng. Lúc còn ở Tây Phương, đi đến đâu, thầy cũng nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình từng địa phương.
Trưa ngày mùng 5 tháng 2 năm 664, Đường Tăng vì bệnh nặng nên đã viên tịch tại chùa Ngọc Hoa, thọ 69 tuổi. Ngày 14 tháng 4 cùng năm, thi hài ông được an táng tại Bạch Lộc Nguyên. Sử chép rằng, ngày cử hành tang lễ có đến một triệu người ở Trường An và các vùng lân cận theo về để đưa tiễn. Đám táng xong, có đến ba vạn người cất lều cư tang gần mộ phần. Có lẽ từ xưa đến nay đến đế vương cũng chưa có vị nào được ngưỡng mộ sùng bái bằng vị thánh tăng có một không hai này.
* Bài viết có tham khảo tài liệu từ các nguồn: Wikipedia, PNT, Sina...
Tục "đập nát xương chân" bó thành "gót sen" thời xưa
Ở Trung Quốc thời phong kiến, tục lệ bó chân là cách "biến hóa" đôi chân thành hình "gót sen" - chuẩn mực vẻ đẹp thời bấy giờ.
Lịch sử loài người từng chứng kiến
những cách làm đẹp hết sức "rùng mình". Trong số đó, phải kể đến tục bó
chân của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến.
Tại sao phụ nữ Trung Quốc ngày xưa phải bó chân?
Có
truyền thuyết cho rằng vào thời kì Nam Đường (937 - 975), một cung phi
đã biểu diễn một bài múa với bàn chân được quấn trong lụa. Dáng điệu
uyển chuyển cùng bàn chân nhỏ nhắn của người con gái này đã làm say lòng
hoàng đế và khiến các cung phi khác cũng bắt chước theo. Từ tầng lớp
quý tộc, tục bó chân lan rộng ra toàn xã hội Trung Quốc.
Trong
suốt hàng nghìn năm, người Trung Quốc cho rằng bàn chân nhỏ mang một vẻ
đẹp quyến rũ. Họ gọi những bàn chân này bằng những cái tên mĩ miều như
“gót sen” hay “gót huệ”. Những người phụ nữ bị bó chân thường đi lại
không vững vàng, khiến họ giống như những cành sen đong đưa trong gió.
Một phụ nữ quý tộc Trung Quốc với đôi chân bị bó.
Hình ảnh một phụ nữ bị bó chân.
Hình ảnh đôi chân "dị dạng" thường thấy của những phụ nữ Trung Quốc thời xưa.
Phụ
nữ Trung Quốc từng tin rằng, bó chân mang lại sức khỏe và tăng cường
khả năng sinh sản, cũng như khiến họ trở nên quyến rũ hơn.
Một bé gái bị bó chân.
Bên
cạnh đó, bó chân còn được coi là biểu hiện của sự cao quý. Người con
gái không có bàn chân bó thường bị khinh thường. Con gái quý tộc không
bó chân chỉ có cơ hội lấy chồng ở đẳng cấp kém hơn, còn con gái những
nhà nghèo thì dễ bị bán làm nô lệ. Vào thế kỉ 19, ước tính có tới 50%
phụ nữ Trung Quốc bó chân và tỉ lệ bó chân ở phụ nữ quý tộc là 100%.
Quy trình bó chân
Quá trình bó chân đau đớn đến mức có người đã nói rằng: “Người con gái bó chân phải khóc hàng xô nước mắt”.
Bàn chân phụ nữ bình thường và bàn chân bị bó (Ảnh chụp tại Quảng Đông, Trung Quốc).
Việc bó chân được bắt đầu từ khi các bé gái 2 đến 5 tuổi - khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện.
Đầu
tiên, chân của các bé gái được ngâm trong nước ấm pha thảo dược và máu
động vật. Sau đó, những người bó chân sẽ xoa bóp nhẹ nhàng đôi bàn chân
rồi dùng lực mạnh để bẻ quặp các ngón chân xuống, ép vào lòng bàn chân.
Xương vòm bàn chân bị bẻ gẫy rồi cả bàn chân được quấn lại thật chặt
trong băng vải.
So sánh cấu trúc xương của bàn chân thường và bàn chân bị bó.
Quá
trình bó chân diễn ra trong vòng 2 năm. Nhiều lần băng vải được tháo ra
để người ta đánh thật mạnh vào lòng bàn chân của các bé gái, làm vỡ nát
các xương. Khi vải được quấn lại, người con gái còn bị buộc phải đi lại
trên nền nhà để bàn chân biến dạng hơn nữa.
Thông
thường, các gia đình ngày xưa không cho người mẹ tham gia vào việc bó
chân con gái vì sợ người mẹ thương con sẽ quấn băng lỏng ra một chút.
Sau 2 năm, bàn chân sẽ giữ nguyên hình dạng trong suốt cuộc đời sau đó.
Những biến chứng thường gặp là bàn chân bị sưng, chảy mủ và thậm chí còn
bị hoại tử do nhiễm trùng.
Bàn chân bó khi không quấn băng...
... và lúc đã quấn băng.
Đến
thời kì nhà Tống, phụ nữ Trung Quốc dần bị tước bỏ nhiều quyền lợi,
chẳng hạn như quyền sở hữu tài sản. Họ cũng được giáo dục ít hơn trước.
Trong bối cảnh sự thống trị của nam giới với phụ nữ ngày một tăng, tục
bó chân là cách thức hiệu quả để trói chặt người phụ nữ với gia đình. Do
không thể tự đi lại một mình, phụ nữ buộc phải phục tùng nhà chồng
tuyệt đối.
Ở
các gia đình nông dân, việc bó chân thường diễn ra muộn hơn và bó cũng
lỏng hơn vì người phụ nữ còn phải làm việc trên đồng ruộng. Việc bó chân
đối với phụ nữ quý tộc thì đau đớn hơn rất nhiều. Họ hầu như không thể
đi bộ nếu không có người dìu bên cạnh.
Đôi giày nhỏ xíu của những phụ nữ bị bó chân.
Năm
1911, chính phủ mới của Trung Quốc tuyên bố xóa bỏ tục bó chân. Hủ tục
đau đớn này đã chính thức chấm dứt song tại những vùng thôn quê ở Trung
Quốc, người ta vẫn có thể bắt gặp những cụ bà với bàn chân bó nhỏ xíu.
Trái đất sẽ ra sao nếu người ngoài hành tinh tồn tại
Các nhà khoa học đã đưa ra một vài lời giải cho câu hỏi, Trái đất của chúng ta sẽ biến đổi thế nào nếu người ngoài hành tinh tồn tại?
Không thể phủ nhận rằng, nền công nghiệp khoa học vũ trụ
của loài người đã có những tiến bộ vượt bậc so với thuở sơ khai, nhưng
cho đến nay, vẫn chưa có phát hiện nào về một nền văn minh khác trong vũ
trụ.
Mới đây, Seth Shostak - nhà thiên văn
học hàng đầu thuộc Viện SETI, California (Search for Extraterrestrial
Intelligence - Tìm kiếm Sinh vật Thông minh ngoài Trái đất) khẳng định
sẽ tìm ra bằng chứng về người ngoài hành tinh trước năm 2040, nhờ vào các tín hiệu điện từ và vô tuyến trong không gian.
Không
chắc tuyên bố của ông có thành hiện thực, nhưng đã có câu hỏi đặt ra
là: nếu có bằng chứng tuyệt đối về sự sống bên ngoài Trái đất thì hành
tinh của loài người sẽ thay đổi như thế nào? Hãy cùng đến với lời giải
đáp của một số nhà nghiên cứu theo thông tin từ trang Io9.
Từ những giả thiết ban đầu
Các
nhà nghiên cứu khi bước vào giải đáp điều này đã đặt ra các giả định.
Đầu tiên, phát hiện mang tầm vóc lịch sử này sẽ được khám phá vào tương
lai gần. Tiếp đó, loài người chỉ có thể giao tiếp với các vị khách từ vũ
trụ bằng những tín hiệu điện từ. Và cuối cùng, nền văn minh ngoài Trái
đất sẽ chỉ thấp hơn hoặc ngang ngửa, hoặc không vượt quá xa so với loài
người.
... đến những tác động lớn hơn...
Milan Cirkovic - một trợ lý nghiên cứu tại Đài quan sát Belgrade, đồng thời cũng là một chuyên gia tại viện SETI phát biểu: "Nhiều người cho rằng, những tín hiệu bên ngoài Trái đất sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến nhân loại".
Nhưng
theo ông, dựa trên lý thuyết của nhà thiên văn học Carl Sagan (1934-
1996), việc phát hiện ra bằng chứng về một giống loài khác trong vũ trụ
sẽ có những tác động rất lớn đến nhân loại.
Nó
ảnh hưởng cụ thể trong nhiều lĩnh vực khoa học và cả thuyết “loài người
là trung tâm”- anthropocentrism. Carl Sagan từng đề cập, những tín hiệu
về sự sống ngoài hành tinh sẽ là một sự cổ vũ rất lớn dành cho ngành
khoa học vũ trụ, cả trong nghiên cứu lẫn các dự án cư trú ngoài không
gian.
Tuy nhiên,
giả thuyết này được Sagan đưa ra vào thế kỷ trước không khiến nhiều
người để tâm. Nhưng vào thời điểm hiện nay, khi khoa học đã phát triển
vượt bậc, các nhà nghiên cứu háo hức tìm tòi và thấy phấn khích, mong
muốn được khám phá vũ trụ để gặp "vị hàng xóm" này.
Cirkovic
dự đoán, nếu điều này thành hiện thực, sẽ có khoảng một nửa số ngành
khoa học hiện nay trở nên sai lệch nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số ý
kiến phản bác lại rằng, loài người nên cố thủ, tìm cách trốn chạy, thay
vì ra sức đi tìm những mối nguy hiểm tiềm năng bên ngoài vũ trụ. Thậm
chí, một số còn nói, loài người cần vũ khí để chống lại sự đe dọa từ
người ngoài hành tinh.
Và những ảnh hưởng đến quỹ đạo phát triển của hành tinh
Vậy
liệu việc tìm ra “sinh vật thông minh ngoài Trái đất” sẽ ảnh hưởng thế
nào đến sự phát triển của các nền văn minh? Ông Cirkovic cho biết, nhà
thiên văn học Sagan đã chỉ ra những tác nhân từ bất kỳ nền văn minh nào
trong thuở sơ khai.
Sagan
cho rằng, bất kỳ nền văn minh nào cũng có môi trường tương tác với vũ
trụ (nhìn thấy sao trời, nhìn thấy các vật thể trong vũ trụ), đều sẽ có
ham muốn tìm hiểu, khám phá về nó. Nhưng cũng có thể có ngoại lệ, nếu
như một loài tiến hóa trong môi trường hoàn toàn khác biệt - như Sao
Mộc, với bầu khí quyển lớn nhất trong Hệ Mặt trời nhưng mờ mịt, không
thể thấy vũ trụ - thì sẽ ít hứng thú với những thứ xung quanh hành tinh
của họ.
Theo Milan Cirkovic, nếu giả thuyết của
Sagan đúng, việc phát hiện ra nền văn minh ngoài Trái đất vào giai đoạn
này sẽ là một điều tuyệt vời. Ngoài những tác động đến việc phát triển
khoa học, công nghệ vũ trụ, nó còn đem lại động lực cho các khoa học gia
trong việc khám phá và chinh phục không gian.
Và
thậm chí, người ngoài hành tinh có thể kích động những thay đổi về văn
hóa và chính trị, thành lập các đảng phái, hay cho ra đời một số tôn
giáo mới, hoặc làm biến mất một số tôn giáo hiện thời.
Cũng
có một khả năng là sẽ chẳng có gì thay đổi cả. Những tín hiệu bên ngoài
Trái đất sẽ chẳng đem lại điều gì khác biệt khi các nhà khoa học hay
chính trị gia… giấu biệt nó khỏi người dân.
Tuy
nhiên, khả năng tồi tệ nhất xảy ra, đó là có thể dẫn đến sự cuồng loạn
và hoang tưởng trong xã hội. Hoặc trớ trêu hơn, việc tìm thấy một nền
văn minh tương đương với nhân loại có thể trở thành nền tảng cho thuyết
"đại chọn lọc" trong Nghịch lý Fermi phát triển.
Nghịch
lý này đề cập đến việc các nền văn minh tự động tìm rồi tự diệt lẫn
nhau, dẫn đến sự suy vong của toàn vũ trụ. Và biết đâu, chính điều này
có thể khiến các khoa học gia chùn bước khi muốn hướng đến một tương lai
xa hơn, nơi loài người chinh phục khắp vũ trụ.
Cơ thể người sẽ trở thành "que tăm" trong môi trường chân không.
Quá nhiều bong bóng nitơ có thể khiến não bạn... nổ tung.
Khi tất cả mọi người đều biến dạng thì "hoa hậu phường" hay dân thường cũng như nhau cả thôi...
Không còn áp suất khí quyển, chúng ta sẽ "béo" gấp 2.
Tầng ozone không còn đồng nghĩa với việc bạn sẽ được "tắm" tia cực tím cả ngày.
Chả mấy mà rạp xiếc sẽ thu nạp hươu cao cổ bởi chúng đi bằng 2 chân điệu nghệ thế này cơ mà.
Giả tưởng: Mối nguy hiểm khi bạn "rơi tự do" trong vũ trụ
Nếu không được bảo vệ, quá trình tiếp xúc trực tiếp với môi trường vũ trụ sẽ khiến các nhà du hành bỏ mạng chỉ sau vài giây.
Vũ trụ
là tập hợp toàn bộ không gian, thời gian trong đó chúng ta đang sống,
chứa đựng toàn bộ vật chất và năng lượng. Ở thang vĩ mô vũ trụ bao gồm
tất cả các thiên hà, tức là những tập hợp của các thiên thể như sao và
hành tinh... trong đó có Trái đất.
Vậy chuyện
gì sẽ xảy ra khi chúng ta "rơi tự do" ra ngoài vũ trụ - nơi không có môi
trường sống giống như Trái đất? Cùng tìm hiểu một vài giả tưởng nguy
hiểm có thể xảy ra khi bạn không được bảo vệ ngoài vũ trụ qua nghiên cứu
của Listverse dưới đây.
1. Trôi nổi trong môi trường chân không
Tàu
vũ trụ được điều áp cho giống với khí quyển Trái đất và duy trì được
môi trường sống thích hợp cho con người. Nhưng một khi nó bị hư hỏng,
không khí bên trong sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài, tạo ra chân không và
lôi tuột mọi thứ ra khỏi con tàu - bao gồm cả con người bên trong.
Nếu
đủ may mắn, bạn sẽ tránh được các mảnh vụn bay trong mớ hỗn độn đó,
nhưng rốt cuộc, bạn vẫn bị "dẹp lép như con tép" do môi trường hoàn toàn
không có không khí.
Cơ thể người sẽ trở thành "que tăm" trong môi trường chân không.
Cụ thể hơn, mời bạn đến với giả định số 2.
2. Nghẹt thở do thiếu dưỡng khí
Khi
phải tiếp xúc với chân không ở trong vũ trụ, con người sẽ bị thiếu oxy
hoàn toàn, nhưng không phải theo cách mà bạn nghĩ. Tình trạng này gọi là
giảm oxy huyết. Không có áp suất như trên Trái đất, oxy trong máu sẽ
bắt đầu đảo ngược - hòa tan và thoát ra khỏi máu.
Lúc
này, hệ thống tim mạch sẽ trở nên vô dụng và oxy không được đưa đến các
cơ hoặc cơ quan quan trọng trong cơ thể. Vấn đề càng trở nên nghiêm
trọng hơn khi bạn biết rằng, bạn không thể thở cho dù được cung cấp oxy.
Ngoài ra, nghẹt thở còn làm cho cơ thể bị tím tái trong khoảng 10 giây
trước khi rơi vào trạng thái bất tỉnh.
Rất
có thể người bạn sẽ bị "tím tái" y như những quả nho, nhưng tất nhiên
là không thể tươi cười nổi như "cô bạn nho" trong hình ảnh minh họa này
đâu...
Để biết bộ não và trái tim của bạn sẽ "phập phồng" thế nào, mời bạn đến với giả định số 3.
3. Mắc bệnh giảm áp
Như
chúng ta thấy, áp suất thấp trong không gian vũ trụ làm cho oxy không
tan được trong máu. Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự với các khí
khác, ví dụ như nitơ.
Quá nhiều bong bóng nitơ có thể khiến não bạn... nổ tung.
Kết
quả là nhiều bong bóng nitơ nhỏ xíu được hình thành trong toàn bộ hệ
tuần hoàn của cơ thể. Ngoài việc gây ra các cơn đau thắt khớp, tồi tệ
hơn, các bong bóng nitơ còn có thể làm tắc nghẽn tĩnh mạch và động
mạch.
Khi các bong bóng này xuất hiện trong
não có thể gây ra đột quỵ và động kinh. Bong bóng trong tim có thể gây
ra suy tim cấp tính và tử vong. Thế còn tình trạng máu chảy trong người
bạn? Hãy đi tiếp tới giả định số 4.
4. Không huyết áp
Dù
là bên trong hay bên ngoài, cơ thể bạn sẽ bị kéo dài, căng phồng hoặc
không thì méo mó. Kết quả là, cơ thể bị biến dạng của bạn sẽ đấu tranh
để duy trì huyết áp bình thường trong máu.
Khi tất cả mọi người đều biến dạng thì "hoa hậu phường" hay dân thường cũng như nhau cả thôi...
Ở
ngoài không gian, tim bạn sẽ không thể bơm máu qua các tĩnh mạch bị
giãn rộng. Huyết áp của bạn sẽ nhanh chóng giảm xuống 0 và bạn sẽ tử
vong.
Bạn nghĩ rằng trước khi "tiêu đời",
hãy nên hít một hơi thật dài để lấy oxy lần cuối? Cùng đọc giả định số 5
để biết thêm chi tiết.
5. Nổ người
Một
sai lầm chết người mà bạn có thể mắc phải khi bị hút ra khỏi tàu vũ trụ
là hít một hơi thở thật sâu cuối cùng. Bạn có thể nghĩ rằng, làm thế
bạn sẽ có thêm không khí để sống thêm 1 - 2 phút nữa, nhưng kết quả thực
tế sẽ hoàn toàn ngược lại.
Hít 1 hay 100 hơi thì phổi cũng nổ mà thôi.
Giữ
không khí trong phổi trong môi trường chân không sẽ làm phổi bạn bị nổ
do giảm áp. Không khí sẽ nở mạnh trong môi trường áp suất thấp và làm
phổi của bạn nổ tung như bong bóng.
Ngoài ra, các giả định số 6, 7, 8 sẽ mang đến các bất ngờ khác dành cho cơ thể bạn khi "rơi tự do" ngoài vũ trụ.
6. Bị trương phồng
Không còn áp suất khí quyển, chúng ta sẽ "béo" gấp 2.
Nếu
không có sự hiện diện của áp suất khí quyển trên Trái đất thì nhân tố
chiếm 70% trong cơ thể chúng ta - nước - sẽ không còn ở trạng thái lỏng
mà sẽ biến thành hơi nước.
Khi đó, các bộ phận
nội tạng trong cơ thể sẽ bị sưng phồng nghiêm trọng. Điều này còn đồng
nghĩa với việc bạn sẽ bị phình to gấp đôi kích thước bình thường.
7. Bị cháy nắng
Nếu
bạn ngồi cả ngày trên bãi biển, đặc biệt là khi quên bôi kem chống
nắng, da bạn sẽ bị cháy nắng. Tình trạng này rõ ràng còn khủng khiếp gấp
nhiều lần nếu bạn bị phơi dưới sức nóng kinh khủng của Mặt trời mà
không có tầng ozone che chắn khỏi các tia cực tím có hại nhất.
Tầng ozone không còn đồng nghĩa với việc bạn sẽ được "tắm" tia cực tím cả ngày.
Khi
đó, cơ thể bạn sẽ bị tàn phá khủng khiếp. Bạn sẽ gặp tình trạng bị cháy
da, mù vì võng mạc tổn thương nặng do ánh sáng quá mạnh của Mặt trời và
nguy cơ ung thư da cao đáng kể.
8. Lạnh cóng
Vào
ngày nóng, cơ thể con người thường sản xuất ra nhiều mồ hôi để tự làm
mát. Khi mồ hôi bốc hơi khỏi bề mặt da, toàn bộ năng lượng nhiệt bị sử
dụng hết và cơ thể thấy mát.
Tuy
nhiên, khi ở ngoài vũ trụ, "hiệu quả" của hiện tượng này bị phóng đại
rất nhiều lần. Thông thường, độ ẩm trong không khí sẽ ức chế tác dụng
làm mát một chút vì mồ hôi khó bốc hơi hơn trong không khí đã bị bão
hòa.
Nhưng vì trong vũ trụ không có độ ẩm, nên
các chất lỏng được tiết ra bên ngoài cơ thể để làm mát sẽ bị tích tụ
lại. Kết quả là, mắt bạn sẽ giàn giụa nước, miệng và đường hô hấp sẽ bị
đóng băng hoàn toàn.
Và nếu như bạn may mắn không tử vong ngay lập tức, mời bạn xem giả định số 9.
9. Đột biến tế bào
Thậm
chí khi bạn vẫn sống sót được ngoài không gian vũ trụ, bạn vẫn không
thể thoát khỏi nguy hiểm. Ngoài những vấn đề khác, bóng tối của vũ trụ
cũng chứa đựng nhiều nguy hiểm vô hình. Chỉ trong một thời gian ngắn
ngủi tiếp xúc với không gian vũ trụ, bạn sẽ có cơ hội "nếm trải" vô số
các hạt nguyên tử nguy hiểm.
Chả mấy mà rạp xiếc sẽ thu nạp hươu cao cổ bởi chúng đi bằng 2 chân điệu nghệ thế này cơ mà.
Chúng
bao gồm các tia gamma, các proton năng lượng và tia X. Những hạt này
nhỏ tới nỗi chúng tương tác với các tế bào trong cơ thể và thực sự làm
thay đổi DNA của bạn. Thay vì biến thành những "superman" như trong
truyện tranh, bạn chắc chắn sẽ tử vong do bị nhiễm độc phóng xạ hoặc bị
ung thư vài năm sau đó.
Các nguy hiểm ở trên chỉ mang tính chất tình huống giả định, bởi lẽ nếu rơi tự do ngoài vũ trụ mà không có đồ bảo hộ, các nhà du hành sẽ bỏ mạng chỉ sau vài giây.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Wikipedia...
No comments:
Post a Comment