Chàng trai có biệt tài tạo côn trùng tí hon
Justin Gershenson-Gates với niềm yêu thích ngành cơ khí đã nghĩ ra ý tưởng lắp ráp hàng loạt con côn trùng tí hon từ đồ tái chế. Các sản phẩm của anh đều đạt đến độ tinh xảo.
Theo Twistedsifter, Justin Gershenson-Gates là nghệ sĩ gắn liền tên tuổi của mình với các đồ vật tí hon.
Justin thường thích tạo ra các con côn trùng giống như thật với kích thước rất nhỏ bé.
Tác phẩm của chàng trai trẻ chủ yếu được làm bằng kim loại và thuỷ tinh.
Sở dĩ có điều này bởi anh có bố và ông nội
làm trong ngành cơ khí. Từ bé anh đã được làm quen và bao quanh bởi
những đồ dùng, vật liệu sắt thép.
Justin thường phân tách các bộ phận từ đồ
vật cũ, đã qua sử dụng rồi ghép chúng thành những con côn trùng một cách
sống động, đẹp mắt.
"Mục tiêu của tôi là cho mọi người thấy vẻ đẹp của thế giới cơ khí, ẩn sau lớp vỏ kim loại và thủy tinh" - anh chia sẻ.
Để làm ra mỗi một tác phẩm, chàng trai đã
phải bỏ ra không ít công sức. Bởi công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn
thận và chính xác. "Có những con côn trùng tôi mất gần một tuần mới hoàn
thành" - anh nói.
Justin thường chia sẻ hình ảnh các sản
phẩm của mình lên trang Facebook cá nhân. Hiện anh đã có trong tay bộ
sưu tập lên đến hàng trăm con côn trùng nhỏ khác nhau.
Tác giả của những chú côn trùng tí hon - Justin Gershenson-Gates.
Chàng trai biến bầu trời thành tác phẩm nghệ thuật
Thomas Lamadieu được biết đến với khả năng biến những khoảng trống trên bầu trời, giữa các toà nhà cao tầng trở thành bức vẽ sinh động, hài hước.
Theo Distractify, mới đây trên mạng nổi lên những bức tranh vẽ trang trí bầu trời khá thú vị.
Tác giả của ý tưởng này là nhiếp ảnh gia, họa sĩ minh họa người Pháp - Thomas Lamadieu.
Thomas luôn có thói quen ngắm nhìn hình ảnh bầu trời trong xanh, trống không và sáng tạo ra các bức tranh vẽ trên đó.
Anh thường chụp ảnh lại và mang bức hình về nghiên cứu, vẽ minh hoạ sao cho phù hợp nhất.
Hàng loạt tranh vẽ đều được chàng trai người Pháp chia sẻ trên trang Facebook cá nhân.
Các tác phẩm của chàng hoạ sĩ trẻ tuổi
thực sự đã gây sốt cộng đồng mạng. Nhiều người thậm chí còn muốn theo
đuổi môn nghệ thuật vẽ bầu trời này do anh đứng lớp.
Những bức vẽ luôn cho thấy sự vui vẻ, tinh nghịch và hài hước.
"Nếu như tất cả khoảng trống trên bầu
trời, nhất là giữa các toà nhà cao tầng đều được trang trí như này thì
thật tuyệt vời. Thomas khiến tôi cảm thấy sảng khoái, yêu đời hơn" - một
cư dân mạng chia sẻ.
Chàng trai tài năng - Thomas Lamadieu.
"Thế giới trong mơ" của nhiếp ảnh gia Oleg Oprisco
"Tôi làm những gì tôi yêu, tôi tạo ra hình ảnh tôi thích, và không muốn có ai can thiệp cả." - Trích lời nhiếp ảnh gia Oleg Oprisco.
Nhiếp
ảnh gia nghệ thuật tới Ukraine Oleg Oprisco vốn nổi tiếng với việc tạo
ra những bức ảnh tuyệt đẹp cùng trí tưởng tượng và cảm xúc mộng mơ.
Những bức ảnh kỳ ảo của anh thường giới thiệu những cô gái trẻ bí ẩn
trong khung cảnh mơ màng với màu sắc nhẹ nhàng như thể họ đang bước ra
từ xứ sở của những câu chuyện cổ tích. Mỗi bức ảnh như là một câu chuyện
của riêng chúng, khơi gợi cho người xem đang tưởng tượng về cả một câu
chuyện dài đang diễn ra trước mắt họ.
Một tác phẩm của Osprisco.
Oprisco cho biết, nhiếp ảnh là tình yêu và lý tưởng của anh. Anh cho
biết "Tôi làm những gì tôi yêu, tôi tạo ra hình ảnh tôi thích, và không
muốn có ai can thiệp cả."
Chùm ảnh khỏa thân "ẩn mình" vào thiên nhiên
Bằng sự kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn, sơn màu trên cơ thể con người và phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nhiếp ảnh gia JeanPaul Bourdier đã tạo nên những tác phẩm tuyệt đẹp, khiến người xem không khỏi suy ngẫm.Sinh ra ở Pháp, Jean-Paul Bourdier là giáo sư kiến trúc tại Trung tâm Nghiên cứu về Trung Đông, Đại học California, Berkeley. Ông còn được xem như là một họa sĩ, nhà làm phim và nhiếp ảnh gia.
Bằng sự sáng tạo và óc tưởng tượng của mình, ông đã cho ra đời bộ ảnh nude nghệ thuật mang tên "Bodyscapes". Những bức hình dưới đây được ông chụp trong sa mạc Utah. Jean đã kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn, sơn màu cơ thể người và phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ để tạo ra những bức hình đi sâu vào lòng người, thể hiện được sự giao thoa hòa hợp của con người với thiên nhiên.
Chia sẻ về ý nghĩa của những tác phẩm, Jean Paul Bourdier nói: "Cơ thể con người là một phần của thế giới tự nhiên, nó giống như đơn vị đo lường. Tôi hi vọng rằng, thông qua những hiệu ứng thị giác và sự phong phú của góc chụp, bộ ảnh sẽ mang đến cho mọi người nhiều cảm xúc thú vị. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn chúng ta quan tâm tới môi trường nhiều hơn nữa".
Lặng người ngắm hoàng hôn qua ô kính vỡ
Những bức hình trong bộ ảnh “Broken mirror/Evening sky” (Kính vỡ/Trời đêm) của nhiếp ảnh gia người New York Bing Wright khiến bất kì người xem nào cũng phải ngỡ ngàng trước tài năng điêu luyện của ông.
Trong bộ ảnh này, ông đã sử dụng một loạt tấm gương vỡ để bắt các phản xạ của mặt trời và ghi nhận màu sắc của ánh sáng.
Ánh sáng ngọt ngào của buổi hoàng hôn bị
“khóa” trong những mảnh kính nứt với hình dáng như chiếc mạng nhện, Bing
Wright đã thí nghiệm ánh sáng trên nhiều bề mặt kính màu, các phản xạ
biến dạng và tăng gấp đôi hiệu quả về hình ảnh so với kính thường. Những
tấm hình đặc sắc này đã được trưng bày đầu năm nay ở triển lãm Paula
Cooper ở New York. Và dưới đây là điều kì diệu từ kính vỡ và trời đêm mà
bọn có thể sẽ muốn xem.
Bộ ảnh thiếu nữ bên động vật hoang dã tuyệt đẹp
Nhiếp ảnh gia người Nga Katerina Plotnikova vừa cho ra mắt những hình ảnh tuyệt đẹp với sự giúp đỡ của các động vật.
Theo Bored Panda, nhiếp
ảnh gia người Nga - Katerina Plotnikova mới đây thực hiện một bộ ảnh
tại khu thiên nhiên hoang dã ở Moscow, Nga.
Nhân vật chính trong tác phẩm là các thiếu nữ xinh đẹp bên cạnh những loài động vật sống trong rừng.
Trong tất cả các bức hình, con người và các loài vật đều cho thấy sự hoà hợp, yêu thương lẫn nhau.
Màu sắc chân thực cùng sự táo, có đôi chút mạo hiểm là những gì người xem cảm nhận được từ bộ ảnh này.
Tuy nhiên, điểm cuốn hút
nhất vẫn là sự xuất hiện của các con vật đang sống, mà không phải qua
công nghệ chỉnh sửa hay photoshop.
Katerina cho biết, ý tưởng này của cô được thực hiện không hề dễ dàng.
Để có thể khiến các con
vật nghe theo sự sắp đặt, tạo hình như mong muốn, cô phải nhờ cậy đến sự
hướng dẫn, chăm sóc của nhiều huấn luyện viên. "Họ luôn túc trực bên
cạnh, cho chúng ăn và đảm bảo sự an toàn cho người mẫu" - cô nói.
Bộ ảnh nhằm thể hiện tình yêu với thiên nhiên, động vật và kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, hạn chế nạn săn bắt thú rừng.
Những tác phẩm nghệ thuật khác thường trên cơ thể
Cào
lên cơ thể, thêu chân dung gia đình vào lòng bàn tay hay sử dụng buồng
nhuộm da và hình dán… các nghệ sĩ có rất nhiều những ý tưởng độc đáo khi
sử dụng chính cơ thể mình tạo nên các tác phẩm nghệ thuật ấn tượng.
Người phụ nữ tạo nên các tác phẩm từ những vết cào
Một trong những "tác phẩm" được Sarah tạo ra
Sarah Beal mắc một hội chứng có tên gọi là Dermatographia, khiến cho da cô nổi sần lên cho dù chỉ bị cào những vết nhẹ nhất. Những vết nổi trên da sẽ biến mất trong vòng một giờ, điều này tạo cơ hội cho Sarah tạo ra khá nhiều “tác phẩm” trên cơ thể mình. Cơ thể người mắc hội chứng Dermatographia thường phản ứng với những vết cào như cơ chế khi bị dị ứng. Các tế bào dưới da sẽ tiết ra histamine khiến cho da nổi sần lên.
Thêu chân dung gia đình vào lòng bàn tay
Nghệ sĩ Tây Ban Nha David Cata đã đưa nghệ thuật thêu tay đến một
bước đột phá mới khi thêu chân dung những người trong gia đình và những
người có ảnh hưởng tới cuộc sống của anh vào lòng bàn tay.
David cho biết, với anh những hình thêu như một cuốn tự truyện. Những hình thêu trên tay gồm gia đình, bạn bè, thầy cô giáo… những người đã viết nên câu chuyện đời anh.
Tự vẽ lên đùi
Cô sinh viên Jodi Steel đã giết thời gian trong những giờ học nhàn
rỗi bằng cách vẽ nguệch ngoạc lên đùi của mình thay vì đằng sau những
cuốn vở. Dù không qua trường lớp chuyên nghiệp nào nhưng những tác phẩm
của cô đều có tính nghệ thuật cao. Những hình vẽ đều thể hiện sự “luyện
tập” chăm chỉ của cô gái. Cư dân mạng thậm chí còn nhầm những hình vẽ
này là hình xăm từ một nghệ sĩ chuyên nghiệp.
Dùng kẹp ghim trên da để tạo bảng chữ cái
Người nghệ sĩ này đã dùng những chiếc kẹp quần áo kẹp vào da mình để
tạo ra bảng chữ cái La Mã. Môn nghệ thuật này bắt nguồn từ Đức và những
người chịu đau tốt tỏ ra khá thích thú. Nó có tên gọi là Skinographie.
Những tác phẩm tập thể từ con người
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới Art Wolfe đã tạo nên bộ ảnh có tên
“The Human Canvas Project” sử dụng những đường kẻ, họa tiết và hình khối
để tái hiện những truyền thống cổ xưa tại các bộ lạc. Những góc chụp
khác thường cùng những họa tiết đặc biệt đã mang lại cho một ảnh một vẻ
đẹp ấn tượng.
Vẽ truyện cổ tích lên lòng bàn tay
Svetlana Kolosova đã vẽ lại những câu chuyện cổ tích An-đéc-xen và
các tác giả khác lên hai bàn tay của mình và tạo nên những tác phẩm nghệ
thuật đầy màu sắc.
Cao Anh Lâm Theo Oddee
Một trong những "tác phẩm" được Sarah tạo ra
Sarah Beal mắc một hội chứng có tên gọi là Dermatographia, khiến cho da cô nổi sần lên cho dù chỉ bị cào những vết nhẹ nhất. Những vết nổi trên da sẽ biến mất trong vòng một giờ, điều này tạo cơ hội cho Sarah tạo ra khá nhiều “tác phẩm” trên cơ thể mình. Cơ thể người mắc hội chứng Dermatographia thường phản ứng với những vết cào như cơ chế khi bị dị ứng. Các tế bào dưới da sẽ tiết ra histamine khiến cho da nổi sần lên.
Thêu chân dung gia đình vào lòng bàn tay
David cho biết, với anh những hình thêu như một cuốn tự truyện. Những hình thêu trên tay gồm gia đình, bạn bè, thầy cô giáo… những người đã viết nên câu chuyện đời anh.
Tự vẽ lên đùi
Tạo các họa tiết đa dạng
Ariana Page Russell cũng là người mắc hội chứng Dermatographia và cô
đã tận dụng cơ hội này để tạo các họa tiết trên cơ thể và mở triển lãm ở
nhiều nơi trên thế giới với chủ đề về những suy nghĩ của con người.Dùng kẹp ghim trên da để tạo bảng chữ cái
Vẽ lên người các tác phẩm thế kỷ 19
Trong một dự án mang tên “Anatomical museum”, hai nghệ sĩ Chadwick
Gray và Laura Spector đã tái hiện những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng từ
thế kỷ 19.
Chính cách sắp xếp các hình khối cơ thể hay thêm thắt các chi tiết như con mắt đã mang lại cho các tác phẩm một sức sống mới.
Chính cách sắp xếp các hình khối cơ thể hay thêm thắt các chi tiết như con mắt đã mang lại cho các tác phẩm một sức sống mới.
Dùng hình dán và buồng nhuộm da
Janine Rewell là một nghệ sĩ hình họa tự do sống tại Helsinki, Phần
Lan. Năm 2009, cô quyết định sử dụng kỹ thuật nhuộm da và những hình dán
để tạo ra tác phẩm Tan The Man vô cùng độc đáo.Những tác phẩm tập thể từ con người
Vẽ truyện cổ tích lên lòng bàn tay
Cao Anh Lâm Theo Oddee
No comments:
Post a Comment