Tuesday, April 1, 2014

Biến vỏ gáo dừa khô thành đồ mỹ nghệ xuất khẩu

Biến vỏ gáo dừa khô thành đồ mỹ nghệ xuất khẩu

Tận dụng vỏ gáo dừa khô, anh Phạm Hồng Bảo quê ở TP Tuy Hòa (Phú Yên) chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ rồi xuất khẩu, doanh thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
31-3-Anh-1-Gao-dua-3120-1396263120.jpg
Anh Bảo tốt nghiệp Đại học Mỹ Thuật TP HCM. Loay hoay mãi chưa  tìm được việc làm, tình cờ theo cha từ TP Tuy Hòa về huyện Tuy An thăm bà con, anh Bảo nhận thấy người dân nơi đây vứt bỏ gáo dừa khô lăn lóc khắp nơi, thậm chí chất thành đống. "Tôi nhặt một nửa vỏ gáo dừa khô mài thử thì phát lộ ra nhiều màu rất đẹp, sau đó tôi bàn với cha gửi mẫu nhờ Sở Khoa học & Công nghệ môi trường của tỉnh phân tích thì xác định không có chất gây độc hại", anh nhớ lại. 25 tuổi, anh quyết định mở xưởng chế tác sản phẩm mỹ nghệ bằng gáo dừa khô từ nguồn vốn ban đầu của gia đình khoảng vài trăm triệu đồng. 
31-3-Anh-2-Gao-dua-2697-1396263120.jpg
Mỗi tháng anh Bảo thu mua khoảng 3-5 tấn vỏ gáo dừa khô của bà con nông dân huyện Tuy An với giá 20.000 đồng một bao 25 kg. Từ những mảnh vỡ đủ mọi kích cỡ, cơ sở sản xuất của anh sản xuất, lắp ghép thành nhiều sản phẩm mỹ nghệ như dĩa, khay, đèn bàn, độc bình... làm quà lưu niệm cho khách du lịch và chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, Đức, trong đó Nhật là thị trường chính. Với doanh thu mỗi năm khoảng 2 tỷ đồng, trừ chi phí  anh Bảo thu lời hơn 1 tỷ đồng. Hiện tại, cơ sở sản xuất của anh Bảo giải quyết việc làm cho khoảng 100 lao động nghèo và trẻ khuyết tật (mỗi lao động hưởng mức lương mỗi tháng từ 2,5 đến 3 triệu đồng). 
31-3-Anh-3-Gao-dua-8310-1396263120.jpg
Từ nghề truyền thống là chạm khắc rễ gốc cây, chế tác gỗ lũa, nhiều năm qua gia đình anh Bảo chuyển hẳn sang chế tác sản phẩm mỹ nghệ bằng vỏ gáo dừa. Vỏ gáo dừa khô có 5 màu gồm trắng, trắng vàng, nâu, nâu đen, đen. Sau khi mua nguyên liệu về, vỏ gáo dừa được xử lý qua nhiều công đoạn để chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ.
31-3-Anh-4-Gao-dua-8667-1396263120.jpg
Nhân dịp Festival thủy sản Việt Nam 2014 đang diễn ra tại Phú Yên, anh Bảo giới thiệu mô hình cá ngừ đại dương lớn nhất Việt Nam được chế tác từ vỏ gáo dừa khô. Tác phẩm này dài 6m, cao gần 3m, nặng 350kg được chế tác từ hơn 1 triệu mảnh vỏ gáo dừa do 10 nghệ nhân thực hiện trong 3 tháng. Anh Bảo sẽ tổ chức bán đấu giá tác phẩm này để ủng hộ quỹ từ thiện của địa phương.
31-3-Anh-6-Gao-dua-2138-1396263121.jpg
Theo anh Bảo, để cho ra đời sản phẩm mỹ nghệ hoàn mỹ phải trải qua nhiều công đoạn như sơ chế, phân loại mảnh gáo dừa khô theo nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau... rồi thiết kế, vẽ họa tiết trên giấy sau đó bắt  tay vào làm. Trung bình mỗi năm cơ sở của anh xuất khẩu khoảng 3 triệu sản phẩm mỹ nghệ gồm đồ gia dụng, trang trí nội thất, quà lưu niệm bằng vỏ gáo dừa khô ra nước ngoài. 
31-3-Anh-7-Gao-dua-8418-1396263121.jpg
Tại TP Tuy Hòa, gia đình anh Bảo làm hẳn một mô hình nhà hàng nổi trên nhánh sông Chùa từ 5 tấn vỏ gáo dừa. Trao đổi với VnExpress.net, ông Trương Quang Nhất, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên nhìn nhận, từ nguồn nguyên liệu vỏ gáo dừa khô tưởng chừng bỏ đi của bà con nông dân, gia đình anh Bảo đã thu mua về chế tác thành những sản phẩm mỹ nghệ có giá trị, được thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng.
31-3-Anh-10-Gao-dua_1396284059.jpg
 Từ năm 2005 đến nay, gia đình anh Bảo đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam 3 lần cấp chứng nhận xác lập kỷ lục đối với ba tác phẩm "Huyền Sử Đời Hùng" (chiếc bình lớn nhất Việt Nam), "Nguồn sáng Việt" (Chiếc đèn bàn lớn nhất Việt Nam) và "Biển Gọi" (Mô hình con chim Yến lớn nhất Việt Nam). Trong đó "Nguồn sáng Việt" được lắp ghép từ 500.000 miếng gáo dừa, cao hơn 6m, đường kính chao đèn 3m. Suốt 8 tháng, 32 nghệ nhân mới chế tác hoàn tất sản phẩm này.
Trí Tín

Biến tre gai thành khung xe đạp xuất khẩu

Sau nhiều năm tìm tòi, thử nghiệm, anh Võ Tấn Tân ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) sản xuất thành công khung xe đạp bằng cây tre gai để xuất sang Hà Lan với giá đến 500 USD. 
24-3-Anh-1-Xe-dap-tre-6359-1395656543.jp
Lớn lên trong gia đình giàu truyền thống làm nghề thủ công mỹ nghệ ở xã Cẩm Thanh, TP Hội An, từ nhỏ anh Tân sớm tập tành làm nhiều vật dụng sinh hoạt từ tre, dừa, nứa. Sau nhiều năm ấp ủ làm xe đạp bằng tre, nứa, đến đầu năm 2012, anh gặp người bạn là Axel Lakassen (quốc tịch Hà Lan) có chung ý tưởng nên cùng bắt tay làm suốt hơn một năm qua. 
24-3-Anh-2-Xe-dap-tre-7695-1395656543.jp
Để tạo khung xe đạp chắc chắn, anh phải chọn lựa nhiều khúc tre gai già, mỗi thanh tre trải qua kiểm tra chịu lực khắt khe bằng đòn bẩy. Bắt tay vào làm xe đạp bằng tre, anh Tân đầu tư khoảng 50 triệu đồng mua máy cưa, bào, chà nhám, máy khoan, bộ định vị cho khung xe... Ngoài ra, anh dự tính đầu tư mỗi năm khoảng 5 triệu đồng mua 500 cây tre gai về ngâm bùn, phơi rồi sử dụng dần. 
24-3-Anh-3-Xe-dap-tre-4063-1395656543.jp
Theo anh Tân, làm khung xe đạp bằng tre gai rắn chắc. Gia đình đặt mua nguyên liệu hơn 4 năm tuổi trong xã hoặc ở các vùng ven sông Quế Sơn, Điện Bàn đóng bè vận chuyển về nhà bằng đường sông Thu Bồn. Tre được xử lý ngâm bùn 6 tháng, sau đó vớt lên phơi khô rồi đưa vào kho dự trữ sử dụng dần. "Theo đơn đặt hàng xuất sang Hà Lan có giá ít nhất là 5 triệu đồng mỗi khung xe đạp tre thì chỉ cần bán 1 sản phẩm là có thể đủ tiền mua tre sản xuất khung xe đạp cả năm và thu về lãi lớn", anh Tân thổ lộ.
 
24-1-Anh-2-Xe-dap-tre.jpg
Axel động viên tôi rằng nhu cầu tiêu thụ xe đạp thân thiện với môi trường ở Hà Lan rất lớn nên làm sản phẩm không sợ bí đầu ra. Qua lời giới thiệu của Axel, tôi đã xuất bán sang Hà Lan 5 khung xe đạp leo núi với chất liệu bằng tre gai với giá 450 đến 500 USD", Anh Tân cho hay. 
24-1-Anh-3-Xe-dap-tre.jpg
Theo anh Tân, loại tre gai có thân nhỏ nhưng dẻo dai, bền chắc phù hợp làm khung xe đạp cho cả nam và nữ. 
24-1-Anh-4-Xe-dap-tre.jpg
 Khó nhất trong quá trình làm khung xe là kỹ thuật nối giữa tre và kim loại sao cho khớp. "Tôi đã dùng sợi gai tự nhiên và keo tổng hợp để kết nối giữa tre và kim loại đảm bảo khung xe đạp không nứt khi nhiệt độ thay đổi", anh Tân tiết lộ. Năm nay, anh dự định sản xuất khoảng 20 chiếc xe đạp (leo núi và xe đua) làm bằng khung tre để xuất sang Hà Lan theo đơn đặt hàng, một số để lại phục vụ khách du lịch ngắm cảnh vùng ven phố cổ Hội An.
24-1-Anh-5-Xe-dap-tre.jpg
 Tháng 10/2013, UBND TP Hội An đã đưa vào khai thác khu trung tâm làng nghề tre, dừa, nứa xã Cẩm Thanh nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch sinh thái sông nước cho địa phương. Cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, khung xe đạp bằng tre độc đáo của gia đình anh Tân thu hút khách nước ngoài đến tham quan." Hy vọng với mô hình tour du lịch đi xe đạp tre tham quan vùng ven phố cổ Hội An kết hợp với hướng dẫn cách làm khung xe đạp bằng tre, mỗi năm cơ sở của tôi có thể thu về ít nhất khoảng 100 triệu đồng", anh Tân cho biết thêm.
24-1-Anh-6-Xe-dap-tre.jpg
"Việc anh Tân sản xuất xe đạp bằng khung tre vừa góp thêm sản phẩm du lịch độc đáo, vừa mở ra hướng làm ăn mới cho người dân địa phương. Tôi tin anh làm tour du lịch với mô hình xe đạp bằng tre này sẽ hấp dẫn du khách đến với trung tâm làng nghề tre, dừa, nứa Cẩm Thanh và vùng ven sinh thái của phố cổ Hội An trong thời gian tới", ông Lê Thanh, Chủ tịch UBND xã Cẩm Thanh lạc quan. 
24-1-Anh-7-Xe-dap-tre.jpg
Bên cạnh làm xe đạp bằng tre, anh Tân còn làm nhiều sản phẩm lưu niệm làm bằng tre độc đáo, tinh xảo làm quà cho du khách.
24-1-Anh-8-Xe-dap-tre.jpg
Anh Tân thổ lộ, thông qua sản phẩm xe đạp và các vật dụng lưu niệm bằng tre, anh hy vọng bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn về cây tre, loài cây mộc mạc, bền bỉ, dẻo dai ví như "hồn làng" của miền quê Việt Nam.
Trí Tín

No comments:

Post a Comment

quangnm