Thursday, September 19, 2013

VŨ KHÍ ĐƯƠNG ĐẠI 20.9.2013

Chuyên gia Mỹ: Cho B-1 nghỉ hưu để phát triển oanh tạc cơ mới

 |

(Soha.vn) - Các chuyên gia quốc phòng Mỹ cho rằng Lầu Năm Góc nên cho phi đội máy bay ném bom B-1 để dành kinh phí phát triển máy bay ném bom thế hệ mới.

Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược Mỹ (CSBA) gần đây đã tổ chức một cuộc thảo luận về cách lựa chọn chiến lược nhằm tìm kiếm những cách khả thi để cắt giảm 500 tỷ USD ngân sách quốc phòng trong một thập kỷ tới. Todd Harrison, một chuyên gia cao cấp tại CSBA ngày hôm qua (17/9) đã thông báo kết quả của cuộc họp này tại Triển lãm công nghệ hàng không và vũ trụ của Hiệp hội không quân Mỹ.
Ngoài CSBA, Viện nghiên cứu doanh nghiệp Mỹ (AEI), Trung tâm An ninh Mỹ và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cũng tham gia xem xét 650 lựa chọn ngân sách khác nhau dành cho tất cả các đơn vị trong quân đội Mỹ.
Mỹ có thể điều máy bay ném bom B-1B Lancers tham gia tấn công Syria.
Máy bay ném bom B-1B Lancers.
Ông Harrison cho biết chuyên gia của các tổ chức trên đã ngồi lại với nhau thành 4 nhóm để đánh giá các phương án cắt giảm ngân sách quốc phòng Mỹ trong vòng 10 năm tới và có thể đưa ra những phương án tối ưu hơn.
Một trong những chương trình mà phần lớn các nhóm đều lựa chọn để cắt giảm là máy bay ném bom. CSBA và CSIS đề nghị cho nghỉ hưu tất cả các máy bay ném bom B-1, trong khi AEI đề nghị dừng hoạt động cả hai loại máy bay ném bom B-1 và B-52. Đề nghị này cũng phù hợp với Đánh giá quản lý và lựa chọn chiến lược (SCMR) của Bộ Quốc phòng Mỹ.
“Trong vòng 10 đến 20 năm nữa, chúng ta cần một lực lượng máy bay ném bom mới” ông Harrison cho biết. “Chúng ta có thể thực hiện điều đó như thế nào? Nếu bạn đang cần một chương trình máy bay ném bom mới, bạn phải từ bỏ một số máy bay đang hoạt động.”
Lực lượng trực chiến là một trong lĩnh vực mà các chuyên gia quân sự có quan điểm khác với SCMR, tổ chức cho rằng cần duy trì kinh phí đầy đủ cho lực lượng này.
“Chúng tôi đã đưa cho các nhóm lựa chọn cắt giảm lực lượng trực chiến trong thời gian ngắn hạn. Lực lượng này cần một lượng kinh phí lớn hiện tại và rõ ràng có rất nhiều lợi ích nếu duy lực lượng của chúng ta sẵn sàng chiến đấu”, ông Harrison cho biết.
Bất chấp những rủi ro, cả 4 nhóm chuyên gia đã lựa chọn cắt giảm lực lượng trực chiến ngắn hạn. Bởi vì vì duy trì kinh phí hiện tại cho lực lượng này đồng nghĩa phải cắt giảm kinh phí của những lực lượng khác, bao gồm cả cắt giảm quy mô.
Cắt giảm lực lượng trực chiến là một lựa chọn chiến lược và khó khăn...Như chúng đã đã thấy trong năm 2013, lực lượng không quân không có nhiều lựa chọn ngoài việc phải dừng hoạt động tạm thời một số phi đội máy bay chiến đấu”, ông Harrison giải thích.

Mỹ phóng thành công siêu tên lửa LRASM từ bệ phóng thẳng đứng

 |

(Soha.vn) - Tên lửa diệt hạm tầm xa LRASM đã được thử nghiệm thành công tại trung tâm thử nghiệm tên lửa White Sands.

Mới đây, tập đoàn Lockheed Martin đã phóng thành công tên lửa tầm xa chống tàu (LRASM) nhờ máy gia tốc thử nghiệm BTV (Boosted Test Vehicle) từ hệ thống phóng thẳng đứng MK41 tại trung tâm thử nghiệm tên lửa White Sands, bang New Mehico.
Các cuộc thử nghiệm tên lửa là một phần trong chương trình nghiên cứu tên lửa tấn công của tập đoàn Lockheed Martin.
Trong cuộc thử nghiệm lần này, các bệ phóng MK41 đã phóng thành công tên lửa chống tàu tầm xa LRASM BTV được trang bị động cơ tên lửa Mk-114, giống như các tên lửa chống tàu ngầm RUM-139, hiện đang được xây dựng bởi Lockheed Martin.
	LRASM được thử nghiệm phóng thành công từ ống phóng thẳng đứng MK-41.
LRASM được thử nghiệm phóng thành công từ ống phóng thẳng đứng MK-41.
BTV là một thiết bị gia tốc dùng để khởi động tên lửa, tạo cho tên lửa một vận tốc ban đầu. Thiết bị này được trang bị một động cơ phản lực MK-114 của tên lửa chống ngầm phóng thẳng đứng VL/ASROC (Vertical Launch Anti-Submarine Rocket), đốt cháy nhiên liệu và đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng.
	LRASM
LRASM
Tên lửa LRASM BTV của Lockheed Martin đã chứng tỏ được khả năng phóng ưu việt khi có thể phóng thẳng đứng qua nắp đậy mà không gây thiệt hại gì cho tên lửa.
Tên lửa diệt hạm tầm xa LRASM được phát triển với các biến thể khác nhau sử dụng cho máy bay và tàu chiến dựa trên tên lửa hành trình tầm xa tấn công mặt nước phóng từ trên không JASSM-ER (Joint Air-to-Surface Standoff Missile Extended Range).
LRASM có thể được phóng từ trên không hoặc được phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng (VLS - Vertical Launch System) Mk41 tiêu chuẩn trên các tàu chiến của Hải quân Mỹ.
"Chuyến bay thử nghiệm thành công này làm giảm rủi ro khi tích hợp các tên lửa LRASM trên hệ thống khởi động thẳng đứng", Scott Callaway, quản lý chương trình thử nghiệm tên lửa LRASM của Lockheed Martin cho biết. "Thử nghiệm này cũng xác nhận khả năng động cơ tên lửa Mk-114 để khởi động LRASM và khả năng thoát khỏi ống đựng tên lửa mà không làm hỏng lớp sơn phủ tên lửa hoặc thay đổi cấu trúc hợp chất của lớp sơn đó."
Động cơ tên lửa Mk-114 hiện đang được triển khai cho các tên lửa chống ngầm phóng thẳng đứng (VL/ASROC). Vì vậy, cuộc thử nghiệm lần này đã chứng minh thiết kế mạnh mẽ của động cơ tên lửa Mk-114 có thể được sử dụng cho những tải trọng nặng với những thay đổi phần mềm tối thiểu để có thể tự động điều khiển hành trình bay.
Các tên lửa chống tàu LRASM có thể tự động điều chỉnh hành trình bay trên biển bất kể ngày hay đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. LRASM sử dụng một bộ cảm biến đa phương thức, hệ thống định vị toàn cầu để phát hiện và tiêu diệt mục tiêu cụ thể trong một nhóm tàu.
	LRASM còn được trang bị thiết bị dẫn đường vệ tinh GPS để tiêu diệt các mục tiêu cụ thể trong nhóm chiến hạm của đối phương.
LRASM còn được trang bị thiết bị dẫn đường vệ tinh GPS để tiêu diệt các mục tiêu cụ thể trong nhóm chiến hạm của đối phương.
Trước đó, vào ngày 09 tháng 9 năm 2013, tên lửa LRASM đã được phóng thử nghiệm lần đầu tiên với sự hỗ trợ của DARPA từ một máy bay ném bom chiến lược B-1B của Không quân Mỹ. LRASM được trang bị hệ thống dẫn hướng tinh vi có thể nhắm mục tiêu một cách độc lập mà không cần sự hỗ trợ trước của các thông tin tình báo hay các phương tiện hỗ trợ khác và có khả năng xuyên thủng lá chắn phòng không của đối phương.
Ngoài ra, để phòng ngừa khả năng bị gây nhiễu, LRASM còn được trang bị thiết bị dẫn đường vệ tinh GPS để tiêu diệt các mục tiêu cụ thể trong nhóm chiến hạm của đối phương.
LRASM có khả năng mang theo đầu đạn nặng 450 kg và tầm bắn đạt 980 km tùy thuộc vào biến thể.
Trong khi đó, các tên lửa chống tàu LRASM cũng đang được phát triển độc lập bởi DARPA và Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ.
Xem video tên lửa LRASM:

Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới

 |

Tên lửa chống tăng được coi là vũ khí không thể thiếu trong chiến tranh hiện đại. Vậy sức mạnh và khả năng diệt mục tiêu của chúng ra sao.

Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Sát thủ diệt tăng Khrizantema: Hệ thống Khrizantema (NATO định danh là AT-15 Springer) là hệ thống tên lửa chống tăng tầm xa mới nhất của Nga. Nó được thiết kế để tiêu diệt những loại xe tăng chủ lực tốt nhất hiện nay và cả trong tương lai. Khi khai hỏa, Khrizantema phóng đi với tốc độ vượt âm, tầm bắn xa 400-6.000m. Tốc độ trung bình của tên lửa khi phóng đi là 400m/s. Tên lửa có hệ thống động lực là một động cơ nhiên liệu lỏng.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Khrizantema dùng nhiều loại đạn gồm: Đạn 9M123 và 9M123-2 là các loại tiêu chuẩn với đầu đạn chống tăng liều nổ kép chuyên dùng để phá giáp phản ứng nổ ERA. Sự khác biệt duy nhất giữa những tên lửa này là 9M123 được điều khiển bằng laser bán tự động, còn 9M123-2 được điều khiển bằng radar.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Các nhà sản xuất cũng khẳng định rằng đầu đạn của 2 loại tên lửa này có khả năng xuyên giáp RHA từ 1.100 đến 1.200mm. Nó có thể tiêu diệt được những thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất như M1A2 Abrams và Leopard 2A6. Đạn 9M123F và 9M123F-2 với đầu đạn nhiệt áp, sử dụng để công phá các tòa nhà kiên cố, xe bọc thép hạng nhẹ và các ổ đề kháng của bộ binh địch đang cố thủ. 9M123F cũng được điều khiển bằng laser và 9M123F-2 điều khiển bằng radar.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Hệ thống phóng tên lửa chống tăng Khrizantema được phát triển dựa trên nền tảng của xe chiến đấu bộ binh BMP-3 có tính cơ động cao. Xe mang phóng có thể hoạt động cả dưới nước (tốc độ 10km/h). Khrizantema có thể tác chiến cả ngày lẫn đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Sát thủ diệt tăng tiếp theo là tên lửa Javelin của Mỹ: Javelin là tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ thứ 3 được tích hợp với hệ thống điều khiển tự động. Hãng Javelin Joint Venture đã bắt đầu triển khai dự án nghiên cứu, chế tạo tổ hợp tên lửa này vào năm 1986 trong khuôn khổ chương trình AAWS-M (Advanced Anti-tank System Medium).
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin bao gồm: thiết bị ngắm-bắn tự động trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết, hộp phóng vận tải mang tên lửa tầm trung loại “bắn và quên” có gắn đầu đạn tự dẫn hồng ngoại và đầu đạn nén mang động cơ hai lớp chạy bằng nhiên liệu cứng. Tính năng “bắn và quên” là điểm khác biệt chủ yếu giữa tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin với tổ hợp tên lửa chống tăng cùng loại thế hệ thứ 2.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Javelin sau khi rời ống phóng, người điều khiển vẫn có thể thay đổi vị trí hoặc chạy vào nơi ẩn nấp để bảo đảm an toàn, tránh hỏa lực săn diệt của đối phương, tăng khả năng sống còn cho tổ hợp và chính người sử dụng. Tên lửa có hai cơ chế hoạt động: cơ chế tấn công trực tiếp ở giao diện thẳng và cơ chế tấn công bổ nhào ở góc 45 độ.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Cơ chế đầu tiên chủ yếu được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu được xây dựng kiên cố, bảo vệ chắc chắn và máy bay trực thăng. Cơ chế tấn công thứ hai chủ yếu được sử dụng để tấn công các mục tiêu từ phía trên như xe tăng, xe thiết giáp.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Một số đặc tính kỹ-chiến thuật của tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin: Tầm bắn từ 50 – 2500m. Tốc độ bắn tối đa 300m/s. Tên lửa được sử dụng đầu đạn Nén. Trọng lượng toàn bộ tổ hợp 22,5 kg. Thời gian nạp đạn (thay tổ hợp) 20s. Tổ hợp được biên chế từ 1 -2 người.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Tên lửa Spike của Israel: Tên lửa Spike do Công ty chế tạo vũ khí Rafael của Israel nghiên cứu và chế tạo. Spike có thể được phóng bởi máy bay trực thăng, tàu và các phương tiện trên mặt đất, và được điều khiển tới các mục tiêu của nó bằng sự kết hợp của thiết bị điện tích kép và thiết bị dò tìm hồng ngoại.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Spike NLOS có thể được phóng từ máy bay trực thăng. Các phiên bản của tên lửa Spike trước đó đã được tích hợp trên Eurocopter Puma và Tiger bởi Slovenia và Tây Ban Nha. Máy bay cánh cố định không được coi là bệ phóng cho bất cứ thành viên nào thuộc tổ hợp Spike, Rafael cho hay. Đạn tên lửa Spike NLOS có trọng lượng 70kg, trang bị hệ thống cảm biến quang điện cho phép đánh trúng mục tiêu ngoài tầm nhìn thẳng 25km. Có thể nói, Spike NLOS là tên lửa chống tăng có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay. Với tầm bắn này, xạ thủ điều khiển Spike NLOS nằm ngoài khu vực sát thương của mọi vũ khí bộ binh địch phản kích.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Spike NLOS có thể lắp nhiều loại đầu đạn như: đầu đạn chống tăng nổ lõm, đầu đạn nổ phân mảnh, đầu đạn nhiệt áp đủ khả năng tiêu diệt xe cơ giới, công sự và mục tiêu trên bộ. Nó có thể triển khai bắn thẳng hoặc chế độ tấn công đạn đạo từ trên cao xuống (nhắm vào đỉnh mục tiêu). Trong hành trình bay tấn công mục tiêu, Spike NLOS có thể tiếp nhận dữ liệu mục tiêu từ hệ thống trinh sát mục tiêu như máy bay không người lái. Spike NLOS cũng có khả năng lựa chọn mục tiêu khác trong quá trình bay.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Với kích thước nhỏ gọn, triển khai nhanh chóng cùng sức mạnh hỏa lực của Spike NLOS cho phép giảm sự phụ thuộc của các phân đội nhỏ vào chi viện của pháo binh và không quân, tạo cho họ có khả năng tác chiến hiệu quả chống công sự phòng ngự, xe tăng, xe bọc thép.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Sát thủ diệt tăng 2 nòng RPG-30 Kryuk: Thế giới vũ khí chống tăng có thêm thành viên mới khi Quân đội Nga biên chế 1.000 khẩu RPG-30 Kryuk. RPG-30 do Liên hiệp Khoa học Sản xuất Bazan (Nga) nghiên cứu phát triển từ năm 2007. Dự án này nhằm đối phó với các hệ thống phòng vệ chủ động Trophy và Iron Fist trang bị trên xe tăng, xe bọc thép của Israel. Các hệ thống này có khả năng đánh chặn đạn chống tăng khi chúng tiếp cận mục tiêu.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Theo đại diện Bộ Quốc phòng Nga, RPG-30 Kryuk mang hai quả đạn rocket: đạn chính cỡ 105mm và quả đạn phụ cỡ nhỏ hơn. Quả đạn phụ được bắn ra từ nòng nhỏ gắn trên nòng chính có tác dụng kích hoạt hệ thống phòng vệ chủ động của xe tăng địch. Bay sau là quả đạn chính cỡ 105mm sẽ xuyên thủng vào giáp xe.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
RPG-30 Kryuk nặng khoảng 10,3kg, tầm bắn hiệu quả 200m, khả năng xuyên giáp đồng nhất (sau hệ thống phòng vệ chủ động và giáp ứng nổ) hơn 600mm. Mặc dù RPG-30 có kết cấu khác với các loại súng chống tăng truyền thống của Nga vì có 2 nòng nhưng các sĩ quan Quân đội Nga cho biết việc vận hành chúng không hề khó khăn.

Lớp lá chắn cuối cùng giúp tàu sân bay Mỹ đánh chặn kẻ thù

 |

Các tàu hộ tống luôn vây chặt hàng không mẫu hạm lớp Nimitz của Mỹ, song những sân bay nổi này vẫn mang theo những hệ thống phòng thủ đầy uy lực để đối phó các mối họa.

Từ sau Chiến tranh Lạnh, vũ khí hạt nhân đã không còn hiện diện trên các tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, các tàu lớp Nimitz vẫn sở hữu hệ thống phòng thủ cơ bản, nhằm phòng ngừa nguy cơ một đòn tấn công có thể lọt qua vành đai bảo vệ của đội tàu hộ tống hùng hậu.
Tên lửa đối không RIM-7 Sea Sparrow
RIM-7 Sea Sparrow là tên lửa phòng không chuyên dụng tầm trung trên các chiến hạm Mỹ. Chúng tỏ ra hiệu quả đặc biệt trong việc đánh chặn các tên lửa chống hạm nhờ khả năng bay rất sát mặt biển biển. Sau 50 năm phát triển và cải tiến, RIM-7 Sea Sparrow là một phần quan trọng trong hệ thống phòng không nhiều tầng của hải quân Mỹ. Nó gần như là lớp lá chắn cuối cùng giúp các chiến hạm, trong đó có tàu sân bay lớp Nimitz, tránh hỏa lực từ đối phương.
RIM-7 Sea Sparrow phóng từ tàu sân bay lớp Nimitz USS Harry S. Truman (CVN 75).
Nửa thế kỷ trước, các loại máy bay phản lực có thể tiếp cận tàu chiến dễ dàng bằng cách bay thấp rồi tấn công và rút lui. Chính vì lẽ đó, RIM-7 Sea Sparrow ra đời để bảo vệ các tàu chiến khỏi mối nguy này.
Là sản phẩm của Raytheon và General Dynamics, RIM-7 Sea Sparrow chính thức được đưa vào biên chế hải quân Mỹ năm 1976. Sở hữu trọng lượng 231 kg, chiều dài 3,64 m, đường kính 20,3 cm, tên lửa RIM-7 Sea Sparrow có thể mang đầu đạn 40,5 kg, đủ sức phá hủy máy bay hoặc tên lửa chống hạm của đối phương.
RIM-7 Sea Sparrow phóng từ tàu sân bay lớp Nimitz USS John C. Stennis (CVN 74).
Đặc biệt, sức nổ của tên lửa có thể tiêu diệt vũ khí đối phương trong bán kính 8,2 m, khiến nó trở nên nguy hiểm hơn. Với động cơ phản lực đẩy Hercules MK-58 sử dụng nhiên liệu rắn, RIM-7 Sea Sparrow có thể bay với vận tốc lên tới 4.256 km/h. Phạm vi hoạt động của tên lửa đạt 10 hải lý, tương đương 19 km. Sở hữu hệ thống dẫn đường bán chủ động, nó sẽ tính toán chính xác vị trí tiếp cận để hạ gục mục tiêu. Các tàu sân bay lớp Nimitz được trang bị 4 bệ phóng tên lửa đối không RIM-7 Sea Sparrow.
Hệ thống Phalanx CIWS
Phalanx CIWS là hệ thống vũ khí, bao gồm pháo nhiều nòng Gatling M61A1 Vulcan cùng radar điều khiển hỏa lực nằm trên một bệ xoay. Trong điều kiện chiến đấu, radar của hệ thống Phalanx CIWS sẽ rà soát bầu trời, xác định các mục tiêu và lọc ra mục tiêu nguy hiểm nhất. Sau khi xác định được mục tiêu, radar điều khiển hỏa lực sẽ tính toán chính xác vị trí của địch để pháo 6 nòng Gatling M61A1 Vulcan, với khả năng bắn đạn đường kính 20 mm và tốc độ 4.500 viên/phút, khai hỏa.
Hệ thống Phalanx CIWS nhà đạn trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71).
Ngoài ra, radar của hệ thống Phalanx CIWS còn sở hữu công nghệ chỉ điểm khép kín - với khả năng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện, đánh giá, khóa mục tiêu và đánh giá hiệu quả hoàn toàn tự động - khiến chúng trở nên linh hoạt trong tác chiến. Bên cạnh đó, pháo Gatling M61A1 Vulcan còn có khả năng bắn nhiều loại đạn - bao gồm đạn thông thường, đạn xuyên giáp hay đạn bọc vonfram hoặc uranium nghèo - để tăng uy lực. Khi lọt vào tầm bắn của Phalanx CIWS, mọi mục tiêu - từ máy bay, tên lửa, bom hay đạn pháo - đều không thể thoát.
Được đưa vào biên chế hải quân từ đầu những năm 1980, hệ thống Phalanx CIWS hiện diện trên tất cả các chiến hạm và tàu sân bay của Mỹ, bao gồm các hàng không mẫu hạm lớp Nimitz. Hoạt động hoàn toàn tự động dưới sự giám sát của con người, Phalanx CIWS có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 3,6 km.
Trong một số điều kiện tác chiến, hệ thống Phalanx CIWS có thể bắn hạ các mục tiêu trên mặt nước, bao gồm các chiến hạm của đối phương. Tuy nhiên, tầm hoạt động cực ngắn khiến hệ thống Phalanx CIWS phát huy hiệu quả cao nhất với các mục tiêu trên không.
Hệ thống Phalanx CIWS nhà đạn trên tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN 75).
Khi hệ thống tên lửa đối không RIM-7 Sea Sparrow không thể bắn hạ mục tiêu, Phalanx CIWS sẽ tiếp tục nhả đạn để cản bước tiến của kẻ địch. Các tàu sân bay lớp Nimitz mang theo 3 hoặc 4 hệ thống Phalanx CIWS nhằm đề phòng trường hợp đối phương những những sân bay nổi này.
Tên lửa dẫn đường hồng ngoại RIM-116 Rolling Airframe
Chỉ duy nhất 3 tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ bao gồm USS Ronald Reagan, USS Nimitz và USS George Washington sở hữu RIM-116 Rolling Airframe. Là tên lửa phòng không tầm ngắn, RIM-116 được trang bị cơ chế dẫn đường hồng ngoại nhằm diệt máy bay hoặc tên lửa chống hạm của đối phương.
Tên lửa RIM-116 Rolling Airframe trên tàu sân bay lớp Nimitz USS Harry S. Truman (CVN 75).
Nằm trên bệ phóng nặng 5.777 kg nhưng tên lửa của RIM-116 chỉ sở hữu trọng lượng khiêm tốn 73,5 kg vàchiều dài 2,79 m. Tuy nhiên, nó vẫn có thể mang được đầu đạn nặng 11,3 kg với tốc độ Mach 2, tương đương 2.400 km/h. Dàn phóng nặng 5.777 kg có thể mang theo 21 tên lửa RIM-116 Rolling Airframe.
Những hệ thống khác
Các tàu sân bay Mỹ sở hữu hệ thống phóng đa năng 6 nòng Mark 36 SRBOC, cho phép bắn pháo sáng và các các mảnh vụn lên không trung để phá hủy hệ thống dẫn đường hồng ngoại của tên lửa đối phương. Tàu sân bay lớp Nimitz sở hữu hệ thống đối phó AN/SLQ-25 Nixie, có khả năng phát tín hiệu giả để đánh lừa ngư lôi địch.
Hệ thống phóng đa năng 6 nòng Mark 36 SRBOC của Mỹ.
Ngoài ra các tàu sân bay còn mang theo hệ thống chiến tranh điện tử AN/SLQ-32(V) để vô hiệu hoá tín hiệu radar của kẻ định. Sự hiện diện của hàng loạt radar hiện đại cũng hỗ trợ khả năng chiến tranh điện tử của các tàu sân bay lớp Nimitz.
Tàu sân bay lớp Nimitz thứ 4 trở lên của Mỹ bao gồm USS Theodore Roosevelt (CVN-71), USS Abraham Lincoln (CVN-72), USS George Washington (CVN-73), USS John C. Stennis (CVN-74), USS Harry S. Truman (CVN-75), USS Ronald Reagan (CVN-76) và USS George H.W. Bush (CVN-77). Chúng sở hữu lớp giáp Kevlar với độ dày 6,4 cm. Với cùng độ dày, vật liệu Kevlar có khả năng chịu lực gấp 5 lần so với thép.

Nga tung clip 3D hoành tráng về siêu tăng T-90MS và BMPT

 |

(Soha.vn) - Sức mạnh biến thể nâng cấp của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS và phương tiện chiến đấu yểm hộ xe tăng BMPT Terminator được thể hiện qua clip 3D vô cùng ấn tượng.

Clip do hãng chế tạo xe tăng nổi tiếng UVZ của Nga giới thiệu. Đây cũng là đoạn clip 3D đầu tiên với hiệu ứng hình ảnh và âm thành hoành tráng nhất về bộ đôi "sát thủ" trên chiến trường này, trong đó là những hình ảnh cận cảnh, sắc nét tới từng tấm giáp trên xe cùng hệ thống vũ khí cực "khủng".
Xe tăng T-90MS
Xe tăng T-90MS
Clip thể hiện khả năng cơ động linh hoạt, nhanh nhẹn của T-90MS và BMPT khi di chuyển trên địa hình gồ ghề và gặp vật cản, tường rào và lội nước, với những góc cảnh quay chậm rõ tới từng mắt xích, tạo ra vẻ đẹp cực kỳ ấn tượng của xe tăng Nga.
Clip T-90MS và BMPT trình diễn cực ấn tượng
Tiếp đó là màn trình diễn sức mạnh hỏa lực đẹp mắt, vẫn là những cảnh quay chậm khi xe tăng T-90MS bắn pháo, súng máy và BMPT bắn pháo, phóng tên lửa, phóng lựu đạn khói tạo ra những hình ảnh "hùng dũng" của 2 ông vua chiến trường. Theo dự kiến, T-90MS và BMPT sẽ tiếp tục xuất hiện và trình diễn cùng nhau ở triển lãm vũ khí RAE-2013 sắp tới.
T-90MS mới được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm vũ khí Tagil hồi tháng 9/2011. Dù không phải là một xe tăng thiết kế mới hoàn toàn (hiện đại hóa sâu từ T-90), nhưng T-90MS đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia nước ngoài bởi sự mới mẻ trong thiết kế tháp pháo mới theo kiểu phương Tây, cũng như các hệ thống vũ khí và phòng vệ rất tiên tiến.
Xe được cải tiến toàn diện về sức mạnh hỏa lực, giáp bảo vệ, động cơ, mức độ số hóa, hệ thống quan sát và chỉ thị mục tiêu... giúp nó được đánh giá là một trong những xe tăng hàng đầu thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, hiện tại Quân đội Nga không có nhu cầu mua loại xe tăng này mà chỉ phát triển cho xuất khẩu, bởi họ đang làm việc trên một dự án "siêu tăng" tương lai khác là Armata tiên tiến hơn rất nhiều, dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay và bắt đầu trang bị hàng loạt vào năm 2015.
Từ thực tế các cuộc chiến tranh hiện đại gần đây như cuộc chiến Chesnia và Iraq, những môi trường tác chiến chật chội trong đô thị làm giảm đáng kể khả năng phát huy sức mạnh của xe tăng và đối mặt với nhiều mối nguy hiểm khi đạn súng phóng lựu, tên lửa chống tăng được bắn ra từ các ngõ hẻm, cửa sổ tòa nhà...gây ra những thiệt hại lớn. Nga cũng là nước đi đầu thế giới khi phát triển một loại phương tiện chiến đấu bọc thép hỗ trợ cho xe tăng BMPT được trang bị pháo tự động và tên lửa để yểm trợ xe tăng tác chiến trong đô thị.
Theo kế hoạch, dựa trên những ưu điểm vượt trội từng được ứng dụng trên loại phương tiện chiến đấu yểm hộ xe tăng trước đó BMPT, hãng UVZ sẽ tiếp tục trình diễn một phiên bản BMPT mới gọi là BMPT-72 hay Terminator-2 (Kẻ hủy diệt-2) tại RAE-2013.

Máy bay Mỹ rơi thẳng xuống hồ khi trình diễn tại Trung Quốc

 |

Phi cơ Lancair 320 Mỹ đã gặp nạn trước thềm Đại hội máy bay biểu diễn quốc tế Pháp Khố, diễn ra tại Thẩm Dương, TQ khiến 1 phi công Mỹ mất tích và 1 phiên dịch viên TQ thiệt mạng.

Đại hội biểu diễn máy bay sẽ diễn ra từ ngày 20-22/9/2013 tại sân bay dân dụng Tài Hồ, Pháp Khố, Thẩm Dương của Trung Quốc với sự tham gia của hơn 300 máy bay và thiết bị bay.
Trước khi sự kiện này diễn ra, phi công các đoàn đã tiến hành bay thử để làm quen với khí hậu và địa hình nơi đây.
Tuy nhiên, tai nạn đã xảy ra khi phi công xấu số có tên là David G. Riggs đang thực hiện bài nhào lộn phức tạp trên không với chiếc máy bay Lancair 320. Màn trình diễn của Riggs được gợi cảm hứng từ bộ phim Top Gun do diễn viên Tom Cruise thủ vai.
Vụ tai nạn khiến phi công Mỹ mất tích và phiên dịch người Trung Quốc thiệt mạng.
Ngay sau khi chiếc máy bay cất cánh, anh ta đã rẽ phải và chiếc máy bay rơi thẳng xuống hồ. Chúng tôi đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn”, Xu Jiuqing, thành viên Hội đồng Thúc đẩy Thương mại Quốc tế Trung Quốc, thành viên của ban tổ chức hội thi cho biết.
Theo vị quan chức này, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy các mảnh vỡ của chiếc máy bay và thi thể của phiên dịch viên. Tuy nhiên, phi công Riggs vẫn mất tích. Những người tham gia cứu hộ cho biết, do diện tích mặt hồ khu vực xảy ra tai nạn máy bay khoảng 11 km2, nhiệt độ dưới nước ban đêm thấp, tầm nhìn hạn chế nên việc tìm kiếm cứu hộ cũng gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm.

Mỹ đánh chặn tên lửa ở Thái Bình Dương

 |

Bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua (18/9) cho biết, nước này vừa đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo tầm ngắn trong một cuộc thử nghiệm khả năng phòng thủ tên lửa ở Thái Bình Dương.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng, đó là “một cuộc thử nghiệm hoạt động thực tế, trong đó thời gian phóng cũng như hành trình của mục tiêu không hề được biết trước và đây là mục tiêu khó khăn nhất từ trước đến nay”.
Mục tiêu tên lửa tầm ngắn đã được phóng đi từ Khu thử Tên lửa Thái Bình Dương ở Kauai, Hawaii, lúc khoảng 8h30 tối qua theo giờ địa phương (tức 07h30 sáng nay – 19/9 theo giờ Hà Nội), Lầu Năm Góc cho hay. Mục tiêu đã bay về hướng tây bắc đến vùng biển rộng lớn ở Thái Bình Dương.
Một đợt bắn thử tên lửa đánh chặn thế hệ mới SM-3 Block IB từ tàu tuần dương USS Lake Erie - Ảnh: Reuters
Một đợt bắn thử tên lửa đánh chặn thế hệ mới SM-3 Block IB từ tàu tuần dương USS Lake Erie - Ảnh: Reuters
Sau khi mục tiêu được bắn đi, tàu USS Lake Erie được trang bị hệ thống vũ khí Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo Aegis (BMD) thế hệ thứ hai, đã phát hiện và dò theo đường đi của tên lửa mục tiêu bằng hệ thống radar. Tàu chiến Mỹ sau đó đã phóng đi 2 tên lửa để hạ gục mục tiêu.
Tên lửa đầu tiên trong số 2 tên lửa được bắn đi đã đánh chặn thành công đầu đạn mục tiêu. Đây là “đợt bắn đầu tiên” trong số 2 tên lửa điều khiển SM-3 Block IB được bắn đi đồng thời nhằm vào mục tiêu, Lầu Năm Góc cho biết thêm.
"Vụ thử trên được tiến hành trên phiên bản mới nhất của hệ thống BMD, có khả năng hoạt động ở tầm xa hơn và đánh chặn các tên lửa đạn đạo tinh vi hơn", tuyên bố của Lầu Năm Góc cho biết.
Aegis BMD là một bộ phận trong phiên bản hải quân của Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo của Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ. Đây là vụ thử thành công thứ 27 trong tổng số 33 lần thử nghiệm hệ thống BMD Aegis kể từ khi quá trình thử nghiệm được khởi động năm 2002. Nếu tính tất cả các chương trình thử nghiệm Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo thì đây là vụ thử nghiệm thành công thứ 63 trong số 79 lần thử nghiệm kể từ năm 2001.

Những quả đắng Nga phải nuốt từ Trung Quốc

 |

Những cuộc đấu thầu bán vũ khí thất bại, những vũ khí bị sao chép đã bắt đầu cho Nga nếm trái đắng, và người mang lại trái này cho Nga không phải ai khác mà chính là Trung Quốc.

Vậy tại sao Nga vẫn coi Bắc Kinh là đối tác chiến lược?
Vũ khí Nga bị sao chép
70% mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất được sao chép từ Nga, đây là kết luận về chương trình phát triển vũ khí gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc.
Kết luận này được đưa ra dựa trên sự phát triển của nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc phát triển chủ yếu dựa vào sự bảo trợ của Liên Xô.
Và trong quá trình hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước những năm 1950, Liên Xô cung cấp giấy phép sản xuất như tên lửa chống hạm P-15 Termit, máy bay chiến đấu Mig-15.
Đến những năm 1990, khi Nga - Trung nối lại quan hệ sau khi Liên Xô sụp đổ, sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước có những chuyển biến mới. Đặc biệt sau khi Nga cung cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc với tên gọi J-11 đã mở đường cho một làn sóng sao chép vũ khí Nga một cách dữ dội.
Những sản phẩm đình đám mà Trung Quốc sao chép từ Nga tạo nên một cuộc tranh cãi gay gắt giữa 2 nước về quyền sở hữu trí tuệ khiến Nga phải nhận trái đắng.
Và tiêm kích J-11B chính là sản phẩm sao chép gây nhiều tranh cãi nhất giữa Nga - Trung sau khi Nga cung cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc với tên gọi J-11. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành chưa được 100 chiếc trong số lượng thỏa thuận 200 chiếc giữa đôi bên, Trung Quốc đã đơn phương chấm dứt hợp đồng và sao chép thành J-11B.
Việc "chế biến" thành công Su-27 thành J-11 B đã tạo nhiều tiền đề cho Trung Quốc tiếp tục phát triển ngành công nghiệp quốc phòng gây tranh cãi. Trung Quốc đã mua được từ Nga 76 chiếc tiêm kích Su-30MKK và 24 chiếc Su-30MK2. Sau đó, Trung Quốc đã tạo phiên bản song sinh của tiêm kích này thành J-16.
Những quả đắng Nga phải nuốt từ Trung Quốc
Tiêm kích J-15 được Trung Quốc sao chép từ nguyên mẫu Su-33 của Nga
Đến tháng 6/2012, mẫu tiêm kích J-16 xuất hiện bên ngoài nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Dương không nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích quân sự thế giới. Thật khó để phân biệt sự khác nhau giữa Su-30MKK của Nga và J-16 của Trung Quốc.
Bản sao tiếp theo khiến Nga nhận trái đắng là hệ thống phòng không tầm xa HQ-9. Ban đầu, hệ thống tên lửa phòng không này được phát triển dựa trên tên lửa phòng không Patriot của Mỹ mà Trung Quốc tìm hiểu được từ một bên thứ 3 bí mật. Tuy nhiên, tính năng của hệ thống này khá hạn chế và không đáp ứng được các tiêu chuẩn của tên lửa phòng không hiện đại.
Tuy nhiên đến những năm 1990, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận mua 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1. Đây là hệ thống tên lửa phòng không được đánh giá hàng đầu thế giới hiện nay. Ngay lập tức các kỹ sư Trung Quốc đã mổ xẻ S-300 để nghiên cứu.
Và biến thể HQ-9A sao chép S-300 đã xuất hiện biến nó thành đứa con lai “Nga - Mỹ” HQ-9 A có hình dáng xe phóng và ống phóng, tên lửa giống y hệt S-300 của Nga trong khi đó nó lại sử dụng kiểu dẫn đường tương tự như Patriot của Mỹ.
Ngoài việc sao chép trực tiếp từ những nguyên mẫu có được từ Nga, Trung Quốc còn bị tố tiến hành sao chép bằng gián điệp công nghiệp.
Theo Military Factory cho biết, sau một thời gian dài không thuyết phục được Moscow bán tiêm kích trên hạm Su-33, Trung Quốc đã lặn lội sang “cầu cạnh” Ukraine bán mẫu T-10K của Su-33 mà nước này đang nắm giữ.
Trong lúc kinh tế đang khó khăn lại được Trung Quốc trả một đống tiền cho một mẫu tiêm kích đang nằm không thật khó để Ukraine từ chối nó.
Không ngoài tính toán của người Nga, không lâu sau đó, mẫu thử nghiệm tiêm kích trên hạm do Trung Quốc sản xuất đã xuất hiện với tên gọi J-15.
Những quả đắng Nga phải nuốt từ Trung Quốc
Hệ thống phòng không tầm xa HQ-9 được sao chép từ hệ thống S-300 của Nga J-15 được Trung Quốc sao chép từ Su-33 như thế nào?
Tiếp theo là bản sao tên lửa gây tranh cãi của Trung Quốc dù nó mới trên mô hình, đó là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật M20. Lần đầu tiên xuất hiện tại triển lãm quốc phòng IDEX-2013 tại Dubai, UAE, tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của giới quân sự thế giới.
M20 thu hút sự quan tâm của dư luận không phải đặc tính kỹ thuật ưu việt của nó mà vì nó giống tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander của Nga một cách kỳ lạ.
Dù nhà sản xuất Trung Quốc khẳng định M20 chính là sản phẩm nước này tự nghiên cứu chế tạo, tuy mới chỉ xuất hiện ở dạng mô hình nhưng điều đó cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc đã sẵn sàng để cho ra đời một biến thể Iskander “made in China”.
Từ những phiên bản vũ khí được sao chép từ Nga đã khiến Nga phải nếm trái đắng trên thị trường vũ khí quốc tế. Hồi năm 2011, Phó giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ Nga - ông Konstantin Makienko cho biết, nghành công nghiệp xuất khẩu xe tăng của Nga đã bị ảnh hưởng nghiệm trọng bởi chương trình vũ khí gây tranh cãi của Trung Quốc.
Ngay cả tăng chiến đấu VT1A của Trung Quốc cũng "qua mặt" chiếc T-90 để thâm nhập thị trường Ma-rốc. Bộ Quốc phòng quốc gia châu Phi này đã đặt mua của Trung Quốc 150 tăng VT1A. Quả là trái đắng đối với Nga, vì VT1A chính là chiếc tăng được cải tiến trên nền tảng loại T-72 của Nga và có tính năng tương đương với chiếc T-80UM2 của Nga.
Ngoài ra, Trung Quốc đang tích cực mời chào xuất khẩu loại tăng giá rẻ T96 và trong tương lai gần sẽ có thêm loại T99 thiết kế dựa trên chiếc VT1A/MBT 2000. Tựu trung, Trung Quốc hoàn toàn có thể đáp ứng các nhu cầu. Nếu muốn tăng rẻ, xin mời mua VT1A hay loại T96, còn muốn chất lượng hơn, xin mời mua T99.
Bị sao chép, Nga vẫn coi Trung Quốc là đối tác chiến lược
Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến Nga vẫn coi Trung Quốc là đối tác chiến lược là do các hợp đồng mua sắm vũ khí lớn của Trung Quốc đưa nước này trở thành khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga với kim ngạch chiếm từ 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí.
Trung Quốc đã có cuộc đại mua sắm tiểu đoàn tên lửa S-300 của Nga. Đầu tiên là hợp đồng mua 2 tiểu đoàn tên lửa đối không tầm xa S-300PMU trị giá 220 triệu USD ký kết vào năm 1990. Đến năm 1994, Trung Quốc lại ký hợp đồng mua thêm 2 tiểu đoàn S-300PMU1 trị giá 400 triệu USD. Năm 2001, Bắc Kinh mua thêm 2 tiểu đoàn S-300PMU1 nữa trị giá 400 triệu USD.
Năm 2002, Trung Quốc mua 2 hệ thống S-300F biến thể trang bị trên tàu chiến trị giá 200 triệu USD để trang bị cho tàu khu trục Type-051C. Năm 2003, ký hợp đồng trị giá 980 triệu USD để mua 4 tiểu đoàn S-300PMU2.
Đến cuối năm 2008, Trung Quốc có tổng cộng 160 xe phóng S-300 các loại, trong đó có 32 xe phóng S-300PMU, 64 xe phóng S-300PMU1, 64 xe phóng S-300PMU2, số tên lửa đã chuyển giao hơn 1000 quả.
Giai đoạn 1996-2000, Trung Quốc đặt mua tổng cộng 29 hệ thống tên lửa đối không tầm thấp TOR trị giá 700 triệu USD.
Với những khoản lợi nhuận khổng lồ mang lại từ việc bán vũ khí cho Trung Quốc, người Nga đã bất chấp việc bị sao chép công nghệ, vẫn coi Bắc Kinh là đối tác chiến lược cho nghành công nghiệp xuất khẩu quốc phòng của mình.

Lốp tiêm kích F-35 mòn nhanh khủng khiếp!

 |

(Soha.vn) - Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết lốp của F-35 mòn với tốc độ "không thể chấp nhận nổi".

Phát ngôn viên của văn phòng chương trình F-35 thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, Joe DellaVedova cho biết lốp của biến thể F-35 dành cho Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ “bị ăn mòn với tốc độ không thể chấp nhận được khi hoạt động như một máy bay chiến đấu bình thường.”
Ông DellaVedova tiết lộ Lầu Năm Góc đang làm việc với tập đoàn Lockheed Martin và Dunlop Tyres (đối tác sản xuất lốp cho dự án máy bay bay chiến đấu F-35) về thiết kế lốp mới dự kiến sẽ được giới thiệu vào năm tới. Loại lốp mà Dunlop hiện đang cung cấp đã được cải tiến, nhưng chất lượng vẫn không thể chấp nhận được.
Máy bay chiến đấu F-35.
Máy bay chiến đấu F-35.
Giám đốc đánh giá và kiểm tra hoạt động của Bộ Quốc phòng Mỹ, Michael Gilmore cho biết lốp của Dunlop Tyres “mòn nhanh hơn dự kiến” do thiết kế không hợp lý. Trong khi đó, John Butters, phát ngôn viên của Dunlop Tyres thừa nhận rằng những chiếc lốp ban đầu “có tốc độ mòn nhanh và mẫu sau đó mòn chậm hơn."
Ông Butters cho biết biến thể F-35B dành cho Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ “đối mặt với một môi trường hoạt động thách thức”, đòi hỏi một loại lốp “có thể hoạt động mà không làm hư hại bề mặt hạ cánh”. Anh và Italia cũng dự dịnh mua biến thể tiêm kích này.
Bên cạnh vấn đề về lốp mòn quá nhanh, F-35 cũng gặp phải một loạt các vấn đề khác liên quan tới phần mềm sẵn sàng chiến đấu, mũ bảo hiểm của phi công và đội chi phí sản xuất. Đây là những thách thức mà Lầu Năm Góc phải giải quyết để giảm khoản kinh phí khổng lồ 1,1 nghìn tỷ USD ước tính dành cho hoạt động và hỗ trợ của phi đội 2.443 chiếc F-35 trong vòng 55 năm.
Chi phí hiện tại dành cho chương trình F-35 đã lên tới 391,2 tỷ USD, tăng 68% so với dự tính năm 2001. Đây cũng là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất của Lầu Năm Góc.

Trung Quốc dùng chiến lược nào để "hất cẳng" Mỹ khỏi Biển Đông?

 |

(Soha.vn) - Dù TQ coi quân sự là bí mật quốc gia nhưng các nhà phân tích vẫn có thể đoán được một số kế hoạch của Bắc Kinh nhằm đánh bại chiến lược quân sự của Mỹ ở Biển Đông.

Chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (mật danh A2/AD) đã trở thành tâm điểm đối với quân đội Trung Quốc từ năm 1996, thời điểm Mỹ điều hai đội tàu sân bay như một động thái hỗ trợ Đài Loan trong thời gian Bắc Kinh tiến hành các cuộc thử tên lửa. Việc Mỹ triển khai tàu sân bay đã khiến Trung Quốc tức giận và nỗ lực ngăn cản những hoạt động quân sự của Washington mang tính thách thức Bắc Kinh trong tương lai.
Theo chiến lược A2/AD, Trung Quốc đã xúc tiến phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D. Tên lửa này được cho là độc nhất khi không quốc gia nào phát triển thành công tên lửa đạn đạo theo tiêu chuẩn có khả năng tiêu diệt tàu chiến. Tuy nhiên, các nhà phân tích phương Tây tranh luận rằng liệu tên lửa DF-21D có thể bắn trúng mục tiêu mà không sử dụng vệ tinh xác định mục tiêu và các thiết bị hỗ trợ điện tử hay không.
Các quan chức Hải quân Mỹ cho biết họ đang nghiên cứu các phương án khác nhau để đánh bại tên lửa DF-21D cùng với “chuỗi hủy diệt”. Một giải pháp được đưa ra là thay thế hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 đang được trang bị trên hầu hết các tàu chiến của Mỹ bằng hệ thống mới SLQ-59. Tuy nhiên, các nhà phân tích không chắc liệu SLQ-59 có được sử dụng như một hệ thống chống lại những đe dọa từ tên lửa đạn đạo và hành trình diệt hạm của Trung Quốc hay đơn giản chỉ là một phần của hệ thống tác chiến điện tử trên mặt nước (SEWIP) của Hải quân Mỹ.
Các hệ thống tên lửa tầm xa có vai trò quan trọng trong chiến lược A2/AD của Trung Quốc.
Các hệ thống tên lửa tầm xa có vai trò quan trọng trong chiến lược A2/AD của Trung Quốc.
Trong một tài liệu công bố ngày 11/1 năm nay, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã bất ngờ yêu cầu mua 24 hệ thống tác chiến điện tử SLQ-59. Tài liệu cho biết đây là một “ưu tiên liên quan tới những đe dọa mới được phát hiện và cần thiết phải trang bị khả năng bảo vệ cho các tàu chiến, cùng thủy thủ đoàn trong một thời gian cực kỳ ngắn.” Giới phân tích quân sự cho rằng, đây là một bước đi trong chiến lược nhằm chặn bước của Mỹ ở Biển Đông.
Trung Quốc cũng đang phát triển vũ khí laser và tên lửa chống vệ tinh để làm hư hại hay phá hủy vệ tinh của Mỹ. Theo chuyên gia Michael Raska thuộc Viện nghiên cứu chiến lược và quộc phòng có trụ sở tại Singapore, Bắc Kinh đang phát triển dự án laser Shenguang với mục đích sử dụng các tia laser năng lượng cao để tạo ra một phản ứng hạt nhân ổn định.
Theo Raska, chương trình được thông báo chính thức là một dự án năng lượng thay thế, nhưng có thể được ứng dụng trong quân sự, như cải tiến vũ khí nhiệt hạch thế hệ mới và phát triển các chương trình vũ khí laser của Trung Quốc.
Chiến lược A2/AD của Trung Quốc nhằm mục đích buộc quân đội Mỹ phải hoạt động xa lãnh thổ của Bắc Kinh và khiến quân đội Mỹ khó tấn công phá hủy "tai, mắt" của quân đội Trung Quốc.
Các cơ sở quy mô lớn và hiện đại dưới lòng đất là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn cản quân đội Mỹ phá hủy các trung tâm kiểm soát và chỉ huy nếu một cuộc chiến tranh xảy ra. Bất cứ kế hoạch sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay ném bom B-2 của Mỹ để tấn công các căn cứ ngầm dưới mặt đất sẽ phải đối mặt với những biện pháp "đánh bại công nghệ tàng hình" từ Bắc Kinh.
Phương pháp này nhằm vào những công nghệ tàng hình có được nhờ hoạt động gián điệp, như những bí mật của B-2 được cung cấp bởi cựu kỹ sư của tập đoàn Northrop Grumman, Noshir Gowadia và một vài người khác. Gowadia, người bị Mỹ kết án tù năm 2010, đã cung cấp cho Trung Quốc những bí mật về tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại được sử dụng để chống lại máy bay ném bom B-2 và những thông tin cho phép Bắc Kinh có thể phát triển tên lửa hành trình tín hiệu thấp.
Một số nguồn tin khác cho biết Trung Quốc đang phát triển radar thế hệ mới giúp quân đội nước này có thể phát hiện và bắn hạ máy bay tàng hình. Vasiliy Kashin, chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Moscow, cho biết Bắc Kinh đã mua được hệ thống tác chiến điện tử cảm biến thụ động Kolchuga và radar giám sát không phận di động 3-D 36D6-M1 từ Ukraine. Trong khi đó, 2 trạm radar giám sát thụ động YLC-20 mới của Trung Quốc được cho là sao chép từ hệ thống VERA-E của CH Czech.
Trung Quốc cũng dự định mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga có tầm bắn lên tới 400 km. Nếu có được S-400, hệ thống phòng không của Bắc Kinh sẽ lần đầu tiên bao phủ lãnh thổ của Đài Loan. Trung Quốc hiện đang sử dụng hệ thống tên lửa HQ-9 được sản xuất trong nước và hệ thống phòng không di động S-300 của Nga.
Thậm chí, nếu các máy bay ném bom của Mỹ có thể thoát khỏi hệ thống tên lửa đất đối không cải tiến của Trung Quốc, Washington vẫn phải tìm kiếm và phá hủy những căn cứ quân sự dưới mặt đất được cho là tạo thành hệ thống đường hầm dài hàng trăm km dọc Trung Quốc.
“Chương trình xây dựng căn cứ dưới mặt đất của Trung Quốc có tính chiến lược và bí mật”, tiến sĩ Ian Easton, thuộc Viện nghiên cứu dự án Project 2049, cho biết. “Để hoàn thành các căn cứ này, Trung Quốc đã đầu tư một nguồn lực rất lớn nhằm biến một phương pháp phòng thủ cổ xưa thích hợp với một chiến trường hiện đại”.

Đối thủ "nặng ký" của S-300 ở Đông Nam Á

 |

(Soha.vn) - Singapore đã lên kế hoạch mua hệ thống phòng không SAMP/T của châu Âu. Hệ thống này được đánh giá là một đối thủ đáng gờm so với S-300 của Nga và Patriot của Mỹ.

Trên thực tế, liệu tính năng của SAMP/T có thật sự vượt trội S-300?
Một số chuyên gia quân sự cho rằng từ khi được biên chế trong lực lượng phòng không Việt Nam, S-300 trở thành loại tên lửa phòng không thống trị bầu trời Đông Nam Á (ĐNA). Không một hệ thống phòng không nào tại ĐNA có thể so sánh được với S-300 gần như ở mọi chỉ số. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi với sự xuất hiện của hệ thống phòng không tầm xa SAMP/T do tập đoàn MBDA của châu Âu phát triển.
Ngày 16/09/2013 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hin cho biết, nước này đang có kế hoạch “tậu” hệ thống phòng không tầm xa SAMP/T của châu Âu nhằm tăng cường khả năng phòng không cho đảo quốc sư tử. Vậy SAMP/T có những tính năng ưu việt nào? Nếu so với S-300, khả năng tác chiến của hệ thống này đến đâu?
Radar điều khiển hỏa lực 30N6E của S-300 ở trên vượt trội so với radar ARABEL của SAMP/T ở dưới về phạm vi tìm kiếm mục tiêu và dẫn hướng cho tên lửa.
Radar điều khiển hỏa lực 30N6E của S-300 ở trên vượt trội so với radar ARABEL của SAMP/T ở dưới về phạm vi tìm kiếm mục tiêu và dẫn hướng cho tên lửa.
SAMP/T là một hệ thống phòng không tầm trung đến xa, được phát triển bởi Eurosam - một bộ phận của tập đoàn MBDA châu Âu. Quá trình phát triển SAMP/T chủ yếu do Pháp và Italia đảm nhận với sự hỗ trợ một phần của Anh.
Quá trình phát triển hệ thống này được tiến hành vào những năm 1990, cùng thời điểm với sự phát triển của đạn tên lửa Aster-30 sử dụng cho các hệ thống phòng không trên chiến hạm của châu Âu. Đây là biến thể trang bị cho lực lượng phòng không mặt đất.
SAMP/T hoàn thành quá trình phát triển vào năm 1997, quá trình thử nghiệm bắt đầu được tiến hành vào năm 1999. Thử nghiệm đầy đủ các thành phần của hệ thống được tiến hành vào năm 2005. Hệ thống phòng không này được chấp nhận sử dụng trong quân đội Pháp và Italia vào năm 2008.
Mỗi khẩu đội SAMP/T bao gồm radar tìm kiếm mục tiêu kiêm điều khiển hỏa lực ARABEL, cùng với 6 xe phóng với 8 đạn tên lửa/xe. Tất cả các thành phần của hệ thống đều được đặt trên khung gầm xe tải Renault 8x4 Kerax mang lại khả năng cơ động rất cao.
SAMP/T mạnh nhưng không bằng S-300
Trung tâm của hệ thống SAMP/T là radar ARABEl - loại radar mạng pha 3 tọa độ, cung cấp 3 tham số về mục tiêu. Đây là một loại radar “3 trong1” có nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện, điều khiển hỏa lực cho tên lửa tấn công mục tiêu.
SAMP/T là hệ thống phòng không mạnh nhất của châu Âu. Tuy vậy nó vẫn chưa thể so sánh với S-300 của Nga ở một số khía cạnh kỹ chiến thuật.
SAMP/T là hệ thống phòng không mạnh nhất của châu Âu. Tuy vậy nó vẫn chưa thể so sánh với S-300 của Nga ở một số khía cạnh kỹ chiến thuật.
Radar này hoạt động ở băng tần X, nó có thể hoạt động trong 8 dải tần số khác nhau với tần số tối đa là 13GHz. An-ten của radar có khả năng quét 360 độ với góc phương vị từ -5-90 độ. Radar này có khả năng kiểm soát 100 mục tiêu cùng lúc, nó có thể cung cấp kênh dẫn hướng cho 16 tên lửa cùng lúc với phạm vi dẫn hướng cho tên lửa tối đa 100km.
Trong khi đó, hệ thống phòng không tầm xa S-300 sử dụng 2 loại radar riêng biệt cho việc tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa. Hệ thống S-300 sử dụng radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E cho nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện mục tiêu.
Radar này sẽ phát hiện,nhận dạng và phân loại mục tiêu sau đó chuyển thông tin về những mục tiêu nguy hiểm nhất cho radar điều khiển hỏa lực 30N6E. Radar 96L6E có khả năng phát hiện cùng lúc 100 mục tiêu với phạm vi phát hiện mục tiêu tới 300km.
Radar điều khiển hỏa lực 30N6E có phạm vi phát hiện mục tiêu tới 300km, số mục tiêu phát hiện cùng lúc không dưới 100 mục tiêu. Hệ thống có khả năng tấn công đồng thời 6 mục tiêu cùng lúc. Nếu hệ thống S-300 hoạt động ở biên chế cấp lữ đoàn tên lửa, hệ thống chỉ huy đồng bộ 83M6E2 có thể cung cấp kênh dẫn hướng cho 72 tên lửa tấn công 36 mục tiêu cùng lúc.
SAMP/T phải dựa vào một radar duy nhất cho các nhiệm vụ phát hiện, bám bắt và dẫn bắn cho tên lửa, nếu radar gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tác chiến của hệ thống. Trong khi đó, hệ thống S-300 dựa vào ít nhất là 2 loại radar cho việc phát hiện, bám bắt và dẫn hướng cho tên lửa.
Các radar sẽ hỗ trợ lẫn nhau, giúp hệ thống tác chiến hiệu quả hơn. Sự có mặt của bộ khí tài chỉ huy đồng bộ đảm bảo cho hệ thống hoạt động trong một môi trường chiến thuật thống nhất. Radar của S-300 tỏ ra vượt trội so với radar của SAMP/T.
SAMP/T vẫn chưa thể soán ngôi S-300 để trở thành hệ thống phòng không mạnh nhất ĐNA.
SAMP/T vẫn chưa thể soán ngôi S-300 để trở thành hệ thống phòng không mạnh nhất ĐNA.
Hệ thống SAMP/T sử dụng đạn tên lửa Aster-30, đây là một tên lửa nhiên liệu rắn hai giai đoạn. Động cơ khởi động nhiên liệu rắn có chiều dài 2,3 mét, trọng lượng 340kg, động cơ này có thời gian cháy chỉ khoảng 3,5 giây. Sau khi cháy hết, phần động cơ này sẽ được tác bỏ và động cơ chính sẽ được kích hoạt.
Động cơ giai đoạn 2 này có trọng lượng 110kg, chiều dài 2,6 mét. Thân tên lửa có 4 vây ổn định hình chữ nhật và 4 vây lái ở đuôi. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính giai đoạn đầu và radar chủ động giai đoạn cuối.
Tên lửa có tầm bắn từ 5-120km, tầm cao tối đa 30km, các thử nghiệm tại châu Âu đã chứng minh được khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật của SAMP/T là rất cao. Tháng 03/2013 hệ thống SAMP/T đã đánh chặn thành công một tên lửa mô phỏng tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud tại trường thử DGA Biscarrosse, Mantova, Italia.
Còn hệ thống S-300 sử dụng khá nhiều loại đạn tên lửa khác nhau với tầm bắn khác nhau. Đạn tên lửa 5V55K/KD tầm bắn 47km, đạn tên lửa 5V55R/RM tầm bắn 90km, đạn tên lửa 5V55U tầm bắn 150km. Các loại tên lửa này được dẫn hướng quán tính và radar bán chủ động giai đoạn cuối.
Các biến thể nâng cấp S-300PMU1/2 sử dụng đạn tên lửa 48N6E tầm bắn 150km, tên lửa được dẫn hướng theo kiểu bám theo đạn (TVM) với độ chính xác rất cao. Đặc biệt đạn tên lửa 48N6E2 có tầm bắn tới 192km.
Như vậy về phạm vi tác chiến, S-300 tỏ ra vượt trội so với SAMP/T, các thử nghiệm tại Nga cũng chứng minh khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật của S-300 rất cao, thậm chí còn vượt trội so với Patriot của Mỹ. SAMP/T vẫn chưa thể soán ngôi S-300 để trở thành hệ thống phòng không mạnh nhất ĐNA.

Chuyên gia Mỹ cảnh báo: Đừng quên bộ binh TQ bên biên giới

 |

Các chuyên gia Mỹ cho rằng cần nhìn nhận đúng sự nguy hiểm của lực lượng bộ binh TQ, thay vì chỉ tập trung vào Hải quân, Không quân nước này.

Sự lấn lướt của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp, trong đó có Biển Đông và biển Hoa Đông, đang khiến dư luận quốc tế hướng sự chú ý vào sức mạnh của Lực lượng Hải quân, Không quân và Chống tiếp cận/Chống xâm nhập (A2/AD) mà đôi khi sao lãng mức độ nguy hiểm của Bộ binh Trung Quốc, tờ Strategist bình luận.
Chuyên gia Mỹ cảnh báo: Đừng quên bộ binh TQ bên biên giới
Ảnh: Strategist
Michael Beckley, thành viên của Trung tâm Belfer thuộc Đại học Harvard, chuyên nghiên cứu về tương quan sức mạnh quân sự Trung – Mỹ từng nhận định rằng: Lực lượng Bộ binh Trung Quốc cũng không quá mạnh so với Iraq. Điều đó khiến ông tự tin cho rằng Washington và các đồng minh của mình hoàn toàn có thể kiểm soát tình hình tại khu vực. Tuy nhiên, tờ Strategist cảnh báo: cần nhìn nhận đúng sự nguy hiểm của lực lượng này, thay vì chỉ tập trung vào Hải quân, Không quân hay A2/AD.
Hiện nay, Lực lượng Bộ binh Trung Quốc đang được trang bị gần 10.000 chiếc xe tăng, hơn 5.000 xe bọc thép, hơn 14.000 pháo các loại cùng nhiều các loại khí tài quân sự khác như súng cối, hỏa tiễn, tên lửa, trực thăng, … Hơn thế nữa, theo Strategist, PLA nói chung và Bộ binh Trung Quốc nói riêng là một hệ thống phức tạp và khó lường.
Theo nguồn tin tình báo Mỹ, Trung Quốc đã cơ bản hoàn thành việc cơ giới hóa tất cả các sư đoàn bộ binh. Cùng với sự phát triển của bộ binh cơ giới, chính quyền Bắc Kinh cũng tập trung phát triển và cải tiến các loại xuồng đổ bộ Jingsah II nặng 70 tấn và có thể chở theo 15 tấn hàng hóa, binh sỹ hoặc các loại phương tiện khác. Mới đây, Trung Quốc cũng không tiếc tiền mua thêm 2 xuồng đổ bộ Zubrs của Ukraina với giá 10 triệu USD mỗi chiếc. Tờ China News sau đó đã đăng tải bài viết phô trương rằng: PLA sẽ có thêm sức mạnh đổ bộ để phá trận địa của đối phương.
Sự lấn lướt của quân đội Trung Quốc cũng có thể thấy rõ qua căng thẳng biên giới Ấn-Trung thời gian qua. Hồi đầu tháng 8, PLA đã ngăn cản, không cho binh lính Ấn Độ tuần tra tại khu vực Ladakh, nằm gần Đường kiểm soát thực tế (LAC) hiện do chính quyền New Delhi kiểm soát, theo Times of India. Thậm chí, toán lính của PLA đã ngồi trên các xe quân sự cả hạng nặng lẫn hạng nhẹ và giơ cao biểu ngữ với nội dung đây là lãnh thổ của Trung Quốc và uy hiếp binh lính Ấn Độ, bắt họ dời khỏi khu vực này.
Hindu Times dẫn nguồn tin quốc phòng Ấn Độ cho biết tính từ tháng 4/2013, Trung Quốc đã ngăn cản binh lính nước này 19 lần thực hiện nhiệm vụ tại những khu vực gần các căn cứ nằm sâu trong lãnh thổ của Ấn Độ. Đây là một trong những cách Bắc Kinh gây sức ép lên New Delhi, tờ Foreign Policy (Mỹ) nhận định.
Kịch bản này dường như cũng đang giống trên Biển Đông, khi Trung Quốc đang ra sức cô lập Philippines trong các tranh chấp chủ quyền, tạo các sự kiện gây sự chú ý (nhưng không quá khích) trên Biển Đông. Nhưng như Ngoại trưởng Philippines Rosario từng khẳng định, nếu Trung Quốc đã coi Philippines là một mục tiêu thì các nước khác cũng không phải là một ngoại lệ. Và như Strategist cảnh báo, sự cảnh giác trước Bắc Kinh cũng cần được phân bố đều trên các mặt trận để tránh một kịch bản xấu có thể xảy trong tương lai đối với các láng giềng của Trung Quốc.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: quansu@soha.vn. Trân trọng!
Chuyên gia Mỹ cảnh báo: Đừng quên bộ binh TQ bên biên giới Hàn Quốc xôn xao vì

Khám phá quân trang thời số hóa của bộ binh Nga

 |

Hệ thống quan sát điện tử và thông tin tối tân, bộ quân trang Ratnik giúp lính bộ binh Nga phản ứng một cách nhanh nhạy và chính xác nhất với bất kỳ tình huống chiến trường nào.

Ba lô UMTBS Ataka trong bộ trang bị Ratnik
Ba lô UMTBS Ataka trong bộ trang bị Ratnik
Hệ thống quan sát điện tử
Trong tác chiến hiện đại, việc phát hiện, theo dõi mục tiêu ở khoảng cách xa mang ý nghĩa sống còn. Chính vì vậy, bộ trang bị Ratnik hỗ trợ cho người sử dụng những thiết bị trinh sát điện tử cực kỳ hiện đại.
Đối với những binh lính thông thường, họ được trang bị một kính nhìn đêm thế hệ mới PN-105, ngoài khả năng nhận dạng mục tiêu người ở khoảng cách hơn 200 mét trong điều kiện ban đêm, nó còn có thể truyền dữ liệu hình ảnh về cho chỉ huy nhóm.
Khám phá quân trang thời số hóa của bộ binh Nga
Ống nhòm điện tử PDU-4 và màn hình thiết bị thông tin cá nhân RCCS trang bị trên bộ Ratnik
Tương tự, đối với lính bắn tỉa hoặc trinh sát, họ cũng được trang bị ống nhòm điện tử PDU-4 với khả năng hoạt động cả ngày và đêm với chế độ dò tìm hồng ngoại. Ngoài ra, với kính ngắm ảnh nhiệt Shakhin, người lính có thể kết nối kính và màn hình hiển thị gắn liền với mũ để có thể bắn mà không cần phải nhô ra khỏi vật cản.
Những hình ảnh thu được từ ống nhòm PDU-4 và kính ngắm Sakhin cũng có khả năng được truyền về cho người chỉ huy nhóm tác chiến.
Đối với tác chiến nhóm, bộ trang bị Ratnik còn hỗ trợ ít nhất hai thiết bị cực kỳ hữu dụng, đó là radar bộ binh 1L111M Fara-VR và UAV cá nhân Grusha. Trong điều kiện chiến trường, radar Fara-VR có khả năng phát hiện được các mục tiêu người ở khoảng cách tới 10 km, nhận diện vị trí từng mục tiêu riêng lẻ với độ chính xác 10 mét và có khả năng phân biệt bạn, thù.
Khám phá quân trang thời số hóa của bộ binh Nga
Radar bộ binh Fara-VR
Đây là loại thiết bị cực kỳ hữu dụng để chống phục kích hay lên kế hoạch tấn công một vị trí của địch. Ngoài ra, radar Fara-VR cũng là thiết bị tuyệt vời khi kết hợp với các loại hỏa lực cộng đồng như súng trọng liên Kord, súng phóng lựu liên thanh AGS-30 hay pháo cối.
Tuy hữu dụng như vậy nhưng Fara-VR chỉ có khối lượng 12 kg (tính cả bộ nguồn cho phép nó làm việc liên tục 8 giờ trong điều kiện bình thường) – mức khối lượng vừa sức một người mang vác.
Để tăng hiệu quả trinh sát, người lính trang bị Ratnik cũng có thể sử dụng UAV cá nhân Grusha. Đây là loại UAV trinh sát có kích cỡ nhỏ với khối lượng chỉ khoảng 2 kg, tuy nhiên nó có khả năng hoạt động với bán kính trinh sát tới 10 km, với tốc độ tối đa 80 km/h và trong 75 phút liên tục.
UAV trang bị một camera có khả năng cung cấp hình ảnh thời gian thực cho chỉ huy nhóm chiến đấu với ống kính có thể thay nhanh trong điều kiện chiến trường tùy theo nhiệm vụ. Toàn bộ UAV và bộ điều khiển được đóng gói nhỏ gọn có khối lượng 11,5 kg và có thể mang vác bởi chỉ một người lính.
Binh sĩ Nga đang vận hành UAV trinh sát cá nhân Grusha
Binh sĩ Nga đang vận hành UAV trinh sát cá nhân Grusha
Hệ thống thông tin liên lạc
Ngoài những trang thiết bị tiêu chuẩn như bộ đàm và hệ thống định vị vệ tinh sử dụng mạng định vị GLONASS của Nga, thiết bị thông tin liên lạc trong bộ trang bị Ratnik đã tiến lên tầm cao mới. Mỗi người lính sẽ được trang bị một thiết bị liên lạc có màn hình cảm ứng tương tác.
Tất cả các thiết bị định vị vệ tinh, liên lạc được kết nối với máy tính xử lý thông tin gắn trên bộ trang phục tạo thành cụm thiết bị điện tử có tên RCCS (Reconnaissance, Command and Communication System – Hệ thống trinh sát, chỉ huy và thông tin liên lạc).
Với thiết bị này, người lính có thể truyền nhận cả tín hiệu dưới dạng tin nhắn, âm thanh cũng như hình ảnh trên chiến trường, trao đổi thông tin với chỉ huy đơn vị một cách hiệu quả trong khi chiến đấu.
Đối với chỉ huy nhóm chiến đấu, bộ trang bị còn có thêm một máy tính bảng cá nhân (CPC) với màn hình cảm ứng. Thiết bị này có màn hình rộng 11 cm, cân nặng 2,5 kg và kết nối với tất cả các thiết bị RCCS và vũ khí của binh sĩ dưới quyền.
Khám phá quân trang thời số hóa của bộ binh Nga
Các mục tiêu bị radar Fara-VR phát hiện hiển thị trên màn hình
Với CPC, chỉ huy nhóm có thể biết được vị trí chính xác của từng người lính trong nhóm, số lượng đạn dược họ sử dụng và còn lại, tình trạng sức khỏe của từng người nhờ vào các cảm biến đo nhịp tim, nhịp thở và nhiệt độ cơ thể.
Hơn thế nữa, họ cũng có thể truy cập vào hình ảnh cung cấp từ kính ngắm điện tử trên vũ khí của binh sĩ và truyền dẫn hình ảnh mục tiêu quan trọng nếu chúng xuất hiện cho bất kỳ một cá nhân nào trong nhóm.
Với sự hỗ trợ của các thiết bị trinh sát hiện đại và thông tin liên lạc này, nhóm chiến đấu trang bị Ratnik có thể phản ứng một cách nhanh nhạy và chính xác nhất với bất kỳ tình huống chiến trường nào.
Hệ thống túi và ba lô mang vác
Mỗi bộ áo giáp 6B43 hay áo khoác mang đạn chiến thuật 6Sh112 Mod 2 trang bị trong bộ Ratnik đều được trang bị mô đun gắn túi rời kiểu UMTBS cực kỳ dễ tùy biến và hữu dụng. Người lính có thể gắn các loại túi đựng băng đạn, lựu đạn, bộ RCCS, trang thiết bị khác vào vị trí mà họ cảm thấy dễ sử dụng nhất. Cũng vì lý do trên, họ dễ dàng bổ sung hay tháo bỏ các phụ kiện sao cho phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Những chiếc ba lô đi kèm bộ trang bị cũng được trang bị hệ thống gắn UMTBS nhằm tùy biến tùy theo dụng cụ mang theo và thời gian tác chiến. Đồng thời, chúng cũng được thiết kế theo đúng công thái học nhằm tiết kiệm sức mang vác tối đa cho những người sử dụng.
Khám phá quân trang thời số hóa của bộ binh Nga
Lính Nga có thể được trang bị vũ khí chính là súng trường tấn công AK-74MR, AK-12, SVD-S...
Vũ khí
Trong tương lai, có nhiều khả năng những người lính Nga sẽ được trang bị vũ khí chính là súng trường tấn công AK-74MR, AK-12, SVD-S hay súng máy Pecheneg-M. Đặc điểm chung của những loại vũ khí này là chúng đã được thiết kế ray gắn phụ kiện tương tự theo kiểu Piccatinny của khối Âu – Mỹ.
Đây là một cải tiến rất hữu ích so với ray gắn phụ kiện nằm ngang thân súng kiểu cũ hay ray ốp kiểu vỏ sò. Loại ray mới cho phép tùy chỉnh vị trí thiết bị ngắm quang điện tử trên thân súng, giảm nhẹ khối lượng và không ảnh hưởng đến khả năng gập của báng súng (với những loại súng trường báng gập).
Đi kèm với những vũ khí này là hàng loạt các loại kính ngắm mới như kính ngắm hồng ngoại Shakhin có kênh dẫn hình lên màn hình phía trước mắt binh sĩ hoặc máy tính chỉ huy, kính ngắm đêm Saratsin có tầm ngắm tới 500 mét, kính ngắm điểm đỏ Krechet-M, Rakurs-M … giúp người lính lấy đường ngắm nhanh mà vẫn không mất khả năng quan sát xung quanh khi ngắm bắn.
Các thiết bị hỗ trợ sự sống khác
Cuối cùng không thể không kể đến là các thiết bị hỗ trợ sự sống khác trong bộ trang bị như các loại lều bạt siêu nhẹ T-10 với kích cỡ khi gấp gọn nằm gọn trong chiếc hòm có chiều dài hơn 1 mét và chiều ngang chưa đến nửa mét.
Loại lều T-10 này có thể triển khai trong 10 phút là thành một chiếc lều có khả năng chống gió, mưa, tuyết với đầy đủ thiết bị để duy trì cuộc suống cho 6-8 binh lính trong 3-7 ngày.
Khám phá quân trang thời số hóa của bộ binh Nga
Thực phẩm chế biến sẵn sử dụng cho một ngày của lính bộ binh Nga hiện đại.
Các loại thực phẩm sử dụng cho binh sĩ cũng được tính toán kỹ lưỡng về các thành phần dinh dưỡng và khẩu vị. Họ có thể sử dụng loại bếp cồn khô có kích thước rất nhỏ, chỉ tương đương một hộp phấn trang điểm để làm nóng bữa ăn của mình.
Với trang bị cơ bản gồm súng trường tấn công và bộ thiết bị cho lính thông thường, Ratnik chỉ có khối lượng hơn 20 kg bao gồm cả vũ khí, nhẹ hơn rất nhiều so với đối thủ của nó ví dụ như FELIN của Pháp.
Nhìn chung, có thể nói Ratnik là một bộ trang bị hoàn hảo, là tất cả những gì một người lính có thể cần để chiến đấu và chiến thắng. Sau đợt thử nghiệm vào cuối năm nay, Ratnik sẽ sớm được đưa vào trang bị dần dần cho quân đội Nga. Có lẽ, trở ngại lớn nhất và gần như duy nhất sẽ là giá thành của nó, chắc chắn sẽ không hề rẻ.

Báo Tây chứng minh tàng hình cơ J-20 sao chép của Nga

 |

Truyền thông phương Tây khẳng định TQ khéo che đậy chuyện J-20 TQ bị nghi sao chép máy bay tàng hình hiện đại của Nga.

Trên trang defencetalk cho biết: Năm 2011, Trung Quốc cũng đã tung ra hình ảnh bay thử của chiếc Chengdu J -20 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô chế tạo. Đây là loại máy bay tiêm kích tàng hình hai động cơ. Giới chức quân đội Trung Quốc kỳ vọng dòng máy bay thế hệ thứ 5 có khả năng qua mặt ra-đa này sẽ được đưa vào phục vụ trong khoảng thời gian 2017-2019. Thế nhưng thiết kế của J-20 dường như là sự sao chép từ máy bay Nga.
Sau nhiều lần bay thử, Bắc Kinh vẫn chưa công bố chi tiết kỹ thuật của chiếc J -20, nhưng dựa trên nghiên cứu các bức ảnh, tạp chí Aviation Week đã đưa ra nhận định về các thông số của loại máy bay này.
Theo đó, chiếc Chengdu J -20 mà Trung Quốc đang thử nghiệm mô phỏng từ mẫu thiết kế máy bay tàng hình Mikoyan 1.44 (MiG 1.44) của Nga, loại máy bay chưa được sản xuất hàng loạt.
Aviation Week cho rằng, có thể Trung Quốc đã được tiếp cận với các tài liệu liên quan đến thiết kế Mikoyan 1.44 nhưng không rõ sự chuyển giao này có qua con đường chính thức hay không. Tuy nhiên, phía Nga đã bác bỏ việc chuyển giao công nghệ này cho Trung Quốc.
Có thể nói, J-20 được coi là đỉnh cao trong chiến thuật “học hỏi công nghệ“ từ nước ngoài khi chế tạo máy bay của Trung Quốc. Dù phải mất nhiều năm thử nghiệm nữa, nhưng việc tung ra J -20 vẫn đưa Trung Quốc gia nhập vào câu lạc bộ những quốc gia ít ỏi trên thế giới có máy bay chiến đấu tàng hình. Tuy nhiên, mối nghi ngờ Bắc Kinh ăn cắp công nghệ hoàn toàn có cơ sở.
Điều trên được khẳng định thông qua bài phân tích của trang japanmil khi cho rằng Nga đang có ý định bỏ rơi MiG-1.44. Mẫu thử nghiệm MiG-1.44 có chuyến bay đầu tiên vào ngày 19/02/2000, tuy nhiên ngay sau đó, dự án này bỗng nhiên bặt vô âm tính. Có thông tin cho rằng, dự án đã bị hủy bỏ vào năm 2001 do thiếu kinh phí.
Tờ japanmil còn cho biết thêm rằng khẳ năng Mikoyan (đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế MiG-1.44) đã bán thiết kế loại máy bay này cho Trung Quốc để họ phát triển thành J-20.
Về hình dáng bên ngoài, J-20 rất giống với MiG-1.44 càng làm cho thông tin trên trở nên có cơ sở hơn. Tuy nhiên, phía Nga lại bác thông tin này và tái khẳng định rằng, Moscow sẽ không bỏ rơi MiG-1.44 một cách dễ dàng đến như vậy.
Theo hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) trong buổi phỏng vấn vào đầu tháng 6 vừa qua Tổng giám đốc Tập đoàn công nghệ quốc gia Nga Rostec Chemezov cho biết, Nga có sự hợp tác quốc phòng sâu rộng với TQ nhưng không đồng nghĩa với việc Moscow dễ dàng bán đi những bí mật quốc gia của mình.
Truyền thông quốc tế dù đã nhiều lần lên tiếng đối với việc Nga quá dễ dàng bỏ qua những mối lo sau này để cung cấp vũ khí cũng như thiết kế cho Bắc Kinh. Nhưng dường như Nga vẫn lạc quan với các thương vụ vũ khí cùng với Trung Quốc, tờ ausdefence của Úc nhấn mạnh.

Trung Quốc rêu rao J-20 đã đủ khả năng ’hải chiến Biển Đông’

 |

Các chuyên gia phán đoán J-20 ít nhất còn phải mất 6-7 năm nữa mới tham chiến được. Nhưng đài CCTV4 đã tính đến khả năng một khi Biển Đông "hữu sự" có thể điều động J-20 cất cánh từ Tam Á - Hải Nam tung hoành 2000km biển trời.

Kênh CCTV-4 thời sự quốc tế đài truyền hình trung ương Trung Quốc trong chương trình "Tiêu điểm trong ngày" 23/6 đưa tin về hoạt động huấn luyện của chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Trung Quốc J-20 được cho là có những bước tiến vượt bậc.
Đáng chú ý, CCTV-4 dẫn phân tích của giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng bán kính tác chiến của J-20 khoảng 2000 km, và CCTV-4 liên hệ đến khả năng một khi Biển Đông "hữu sự" có thể điều động J-20 cất cánh từ Tam Á - Hải Nam tham gia "hải chiến bãi Vạn An".
Cái gọi là "bãi Vạn An" là tên gọi phía Trung Quốc áp đặt một cách phi lý, phi pháp và vô hiệu đối với Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 229 hải lý về phía Đông Nam và Bắc Kinh đang cố gắng tuyên truyền cho cái gọi là "chủ quyền" phi pháp của mình tại đây.
Gần đây Trung Quốc đã liên tiếp bay thử nghiệm J-20 với các động tác bay thấp và xả xăng trên không trong trường hợp hạ cánh khẩn cấp. Trong tháng 3 vừa qua Trung Quốc đã cho bay thử thành công J-20 với các bài tập mang bom và mở khoang đạn.
J-20 bay thử trên bầu trời Trung Quốc
J-20 bay thử trên bầu trời Trung Quốc
CCTV-4 cho rằng một khi xảy ra tình huống xung đột ở Biển Đông - Trường Sa thì J-20 có thể chi viện hiệu quả cho hải quân và tham gia tác chiến chống tàu ngầm.
Ngoài ra, giới quân sự Trung Quốc cho rằng nếu J-20 cất cánh từ đảo Phú Lâm (nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt phi pháp năm 1974 - PV) và bay ra Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) có thể rút ngắn được 1/3 hành trình so với bay từ Tam Á.
J-20 được Trung Quốc mệnh danh là thế hệ máy bay thứ 5, có thể sánh ngang với các máy bay hiện đại hàng đầu của Mỹ và Nga. Tuy nhiên, giới chuyên gia vũ khí trên thế giới nhận định đây là một mẫu máy bay sao chép, thiết kế lai tạp với nhiều điểm giống Su-47 (cánh phụ), F-22 (cánh chính, mũi máy bay) và PAK FA(cánh đuôi song song và cánh tà).
J-20 cất cánh
J-20 cất cánh
Ngoài ra, J-20 còn tồn tại 2 điểm yếu chết người về phát triển động cơ và hệ thống radar. Giới chuyên gia Nga nhận định, để hoàn thiện được J-20, Trung Quốc cần ít nhất 8 năm nữa. Hành động chèo kéo Nga để mua một loạt Su-35 (Thế hệ máy bay thứ 4++ của Nga) của Trung Quốc cũng nhằm khắc phục quãng thời gian thiếu J-20 và dùng công nghệ của Su-35 bù đắp cho J-20.
Cách đưa tin của đài CCTV-4 truyền hình trung ương Trung Quốc khiến công luận phải lo ngại về những dấu hiệu tích tụ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm chuẩn bị cho âm mưu sử dụng vũ lực ở Trường Sa trong tương lai.

Cận cảnh 'hàng nhái' J-20 của Trung Quốc bay thử nghiệm

 |

(Soha.vn) - Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc đã thực hiện một chuyến bay thử nghiệm vào ngày 20/6 tại Thành Đô.

Cách đây 2 tháng, J-20 cũng thực hiện một chuyến bay thử nghiệm khác tại một căn cứ quân sự ở Thành Đô, Trung Quốc.
Cách đây 2 tháng, J-20 cũng thực hiện một chuyến bay thử nghiệm khác tại một căn cứ quân sự ở Thành Đô, Trung Quốc.
J-20 được cho là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 do Trung Quốc tự sản xuất.
J-20 được cho là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 do Trung Quốc tự sản xuất.
Nó được trang bị hai động cơ phản lực.
J-20 được trang bị hai động cơ phản lực.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc lần đầu tên lộ diện trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 1/2011.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc lần đầu tên lộ diện trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 1/2011.
Tuy nhiên cho tới nay, những thông tin chi tiết về các tính năng chiến đấu cũng như vũ khí của loại chiến đấu cơ này chưa được tiết lộ.
Tuy nhiên cho tới nay, những thông tin chi tiết về các tính năng chiến đấu cũng như vũ khí của loại chiến đấu cơ này chưa được tiết lộ.
J-20  được cho là có thể so sánh với F-22 của Mỹ hay T-50 của Nga
J-20 được Trung Quốc tung hô là có thể so sánh với F-22 của Mỹ hay T-50 của Nga
Cận cảnh
 
Cận cảnh
 
 Xem video:

No comments:

Post a Comment

quangnm