Monday, September 16, 2013

Bướm uống nước mắt rùa

Bướm uống nước mắt rùa

Những con bướm màu sắc rực rỡ bao quanh đàn rùa ở khu rừng Amazon, Peru, để uống nước mắt của chúng. 

Đàn bướm bay lượn và dạo quanh đầu rùa để uống những giọt nước mắt rùa, một trong các nguồn cung cấp natri tự nhiên. Hiện tượng đặc biệt này được ghi lại nhiếp ảnh gia Jeff Cremer, giám đốc tiếp thị của một công ty tổ chức thám hiểm rừng Amazon ở Peru. Ảnh: Perunature
Đàn bướm bay lượn và dạo quanh đầu rùa để uống những giọt nước mắt rùa, một trong các nguồn cung cấp natri tự nhiên. Hiện tượng đặc biệt này được nhiếp ảnh gia Jeff Cremer, giám đốc tiếp thị của một công ty tổ chức thám hiểm rừng Amazon ở Peru, ghi lại. 
Một vài con bướm bám theo rùa vàng đốm và đậu trên đỉnh đầu của nó. Nước mắt rùa có chứa muối, đặc biệt là natri, một khoáng chất hiếm ở phía tây Amazon.
Một vài con bướm bám theo rùa vàng đốm và đậu trên đỉnh đầu của nó. Nước mắt rùa có chứa muối, đặc biệt là natri, một khoáng chất hiếm ở phía tây Amazon.
Đàn bướm quá nhiệt tình đến nỗi che khuất mất tầm nhìn của rùa. Trông rùa có vẻ rất lúng túng khi xác định phương hướng. Phía tây Amazon có rất ít khoáng chất natri, bởi vì nơi này nằm cách xa hơn 1.600 km từ Đại Tây Dương, một nguồn cung cấp muối chủ yếu. Chính vì vậy nước mắt rùa trở nên rất thu hút với loài bướm.
Đàn bướm quá “nhiệt tình” đến nỗi che khuất mất tầm nhìn của rùa. Trông rùa có vẻ rất lúng túng khi xác định phương hướng. Phía tây Amazon có rất ít khoáng chất natri, bởi nơi này nằm cách Đại Tây Dương hơn 1.600 km, vốn là một nguồn cung cấp muối chủ yếu. Chính vì vậy nước mắt rùa trở nên rất quý giá với loài bướm.
Không chỉ bướm, ong cũng bị thu hút bởi giọt lệ rùa. Tuy nhiên rùa có vẻ như bị làm phiền nhiều hơn bởi tiếng vo vo phát ra từ đôi cánh của ong.
Không chỉ bướm, ong cũng bị những giọt lệ rùa thu hút. Tuy nhiên rùa có vẻ cảm thấy bị làm phiền nhiều hơn bởi tiếng vo vo phát ra từ cánh ong.
Đàn rùa xếp hàng rất tổ chức đan xen với vài con bướm tô điểm thêm cho bức ảnh thiên nhiên. Cơ thể của rùa có thừa natri nhờ vào chế độ ăn thịt của chúng. Các loài ăn cỏ khác tìm đến rùa để lấy natri thiếu trong cơ thể, điều này tạo ra sự hài hòa cân bằng trong tự nhiên.
Đàn rùa xếp hàng rất tổ chức đan xen với vài con bướm tô điểm thêm cho bức ảnh thiên nhiên. Cơ thể rùa có thừa natri nhờ vào chế độ ăn thịt của chúng. Các loài ăn cỏ khác tìm đến rùa để lấy natri thiếu trong cơ thể, điều này tạo ra sự hài hòa cân bằng trong tự nhiên.
Đàn bướm tụ tập để thu hoạch khoáng chất từ vũng bùn. Nước mắt của rùa không phải là nguồn cung cấp muối duy nhất đối với loài bướm. Côn trùng còn có thể lấy muối từ nước tiểu động vật, các dòng sông, vũng nước, quần áo ướt và những người đầy mồ hôi.
Đàn bướm tụ tập để thu hoạch khoáng chất từ vũng bùn. Nước mắt của rùa không phải là nguồn cung cấp muối duy nhất của bướm. Côn trùng còn có thể lấy muối từ nước tiểu động vật, các dòng sông, vũng nước, quần áo ướt và những người đầy mồ hôi.
Bướm che lấp tầm nhìn của rùa khi uống nước mắt, điều này làm cho rùa dễ bị tấn công bởi các loài thú ăn thịt khác.
Bướm che lấp tầm nhìn của rùa khi uống nước mắt, làm cho rùa dễ bị các loài thú ăn thịt khác tấn công.
Chảy nước mắt là cách để loài rùa bài tiết số muối quá lớn ra khỏi cơ thể. Mặc dù chúng không thể tự mình lau chùi nước mắt, bướm giúp chúng để xử lý điều này.
Chảy nước mắt là cách để loài rùa bài tiết số muối quá lớn ra khỏi cơ thể. Mặc dù chúng không thể tự mình lau chùi nước mắt, bướm giúp chúng xử lý điều này.
Nguyên Trường (Ảnh: Peru Nature)

Phát hiện rắn độc mới ở Việt Nam

Các nhà khoa học vừa công bố tìm thấy tại Việt Nam loài loài rắn lục đầu bạc mới, có thể gây chết người trong thời gian ngắn.

Rắn lục đầu bạc kha-rin_Azemiops kharini. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo
Rắn lục Azemiops kharini. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
Nhóm khoa học thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Viện Động vật St Petersburg, Nga đã phát hiện và công bố loài mới trên tạp chí Russian Journal of Herpetology.
Tiến sĩ Nguyễn Thiên Tạo, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, mẫu vật của loài rắn độc mới được các nhà khoa học thu tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc ở độ cao từ 800 đến 1.800 m.
Loài mới được đặt theo tên của nhà khoa học người Nga là Vladimir Kharin nhằm vinh danh những đóng góp của ông trong lĩnh vực nghiên cứu bò sát và cá ở châu Á
Rắn lục đầu bạc Azemiops kharini có các đặc điểm nhận dạng như đầu có màu trắng với hai đường sọc đen, chiều dài cơ thể chúng khoảng 760-980 mm.
Đây là loài rắn lục đầu bạc thứ hai thuộc giống Azemiops và là loài rắn độc thứ 60 trong tổng số hơn 210 loài rắn được ghi nhận ở Việt Nam đến nay.

Những loài rắn độc ở Việt Nam

Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

h
Rắn lục von-gen (Viridovipera vogeli). Đỉnh đầu và thân của loài này màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn. Giới khoa học chưa tìm hiểu rõ về thức ăn của rắn lục miền nam. Chúng thường ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500 m. Loài rắn này sống ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
h
Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae). Theo Wikipedia, rắn lục đầu bạc được xem là một trong các loài rắn độc nguyên thủy nhất. Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Tại Việt Nam, rắn lục đầu trắng phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Số lượng của loài này ngoài tự nhiên còn rất ít. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
g
Rắn lục Trùng Khánh (Protobothrops trungkhanhensis). Đây là loài đến nay giới khoa học mới phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam. Rắn lục Trùng Khánh dài khoảng 70 cm, khá nhỏ so với những loài thuộc chi Protobothrops. Chúng sống ở độ cao 500 – 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
Rắn hổ mang xiêm
Rắn hổ mang xiêm (Naja siamensis) hay còn gọi là rắn hổ mang bành. Chúng là loài rắn có nọc độc gây chết người. Rắn hổ mang thường tấn công khi bị khiêu khích hay đe dọa. Ai bị loài rắn độc này cắn thì chỉ khoảng 30 phút sau sẽ tử vong do chất độc làm suy hô hấp, dẫn đến ngạt thở và làm tê liệt hoạt động của cơ hoành. Hổ mang thường ăn chuột, chim và ếch. Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ và miền nam. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
Rắn biển
Rắn biển (Hydrophiinae). Chúng thuộc nhóm rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển, mặc dù chúng đã tiến hóa từ tổ tiên sống trên mặt đất. Đặc điểm chung của rắn biển là có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như những con lươn. Không giống như cá, rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở. Các loài rắn biển thường có nọc độc mạnh. Tại Việt Nam các loài rắn biển có nhiều tên gọi khác như rắn đẻn, rắn đẻn biển. Chúng có mặt tại nhiều vùng biển khác nhau của Việt Nam. Ảnh: Wikipedia.
g
Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) hay còn gọi là rắn cạp nia hoặc rắn mai gầm thuộc họ Rắn hổ (Elapidae). Đây là một trong những loài rắn cực độc, dù chúng ít khi chủ động tấn công con người nhưng nếu ai đó không may bị chúng cắn, nọc độc có thể giết chết nạn nhân chỉ trong vòng vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời. Chúng sống phổ biến ở đồng bằng, trung du và miền núi Việt Nam. Chúng kiếm ăn về ban đêm, bắt các loài rắn khác, đôi khi ăn cả thằn lằn. Ảnh: Vncreatures.
Hương Thu tổng hợp

10 loài rắn độc nhất hành tinh

Rắn hổ mang Ấn Độ là một trong số những loài rắn độc nhất thế giới, chúng có thể giết người trong thời gian ngắn.
> Những loài rắn độc ở Việt Nam

g
Rắn hổ mang Ấn Độ, còn được gọi là rắn hổ mang đeo kính. Trong số những người ở Ấn Độ chết vì rắn thì chủ yếu có nguyên nhân từ loài này.
Rắn Bitis arietans là một loài rắn độc, được phát hiện chủ yếu ở các vùng thảo nguyên, đồng cỏ, kéo dài từ vùng Maroc tới Arab và toàn bộ châu Phi, trừ vùng sa mạc Sahara và vùng rừng nhiệt đới.
Rắn Bitis arietans là loài rắn độc, được tìm thấy ở thảo nguyên và đồng cỏ từ Maroc tới Arab và toàn bộ châu Phi, trừ sa mạc Sahara và rừng nhiệt đới. Loài rắn này dài khoảng 1 m và có trọng lượng lên đến 6 kg.
Rắn hổ mang Ai Cập.
Rắn hổ mang Ai Cập là loài rắn cực độc. Giới khoa học thường thấy chúng ở châu Phi và bán đảo Ả Rập. Loài này được xem là một trong những loài Naja lớn nhất ở châu Phi. Rắn hổ mang Ai Cập trưởng thành có thể dài tới 2 m, thậm chí 3 m.
Protobothrops jerdonii
Rắn lục jerdoni (Protobothrops jerdonii). Loài rắn độc này có thể giết chết bất cứ loài động vật nào lớn hơn nó gấp nhiều lần. Nọc độc của chúng sẽ tấn công các tế bào trong cơ thể, gây phù nề, hoại tử nếu không kịp chữa trị.
Laticauda colubrina
Loài rắn biển có tên khoa học Laticauda colubrina chủ yếu sống ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Chúng là loài rắn độc nhưng không hung hăng.
Rattlesnake
Rắn đuôi chuông (Rattlesnake) là loài bản địa châu Mỹ, từ phía nam Canada đến miền trung Argentina. Hầu hết rắn đuôi chuông đều rất độc, lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật khác. Khi con người bị rắn đuôi chuông cắn, chất độc từ răng nanh chúng ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm.
Rắn Lachesis.
Rắn Lachesis là loài rắn độc, tìm thấy ở Trung và Nam Mỹ. Chiều dài của chúng từ 2 đến 2,5 m, một số con lên tới 3 m. Đây cũng là một trong loài rắn dài nhất thế giới. Vết cắn của chúng có thể gây tử vong cho con người.
Vipera russelli Formosensis
Vipera russelli Formosensis là một phân loài của rắn độc Viper, được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc. 
Rắn hổ mang chúa.
Rắn hổ mang chúa, là loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài 5,6 m. Chúng sống chủ yếu ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu là đầu độc thần kinh, chúng có thể giết chết người chỉ bằng một cú cắn.
Rắn độc đen (Black Mamba) là loài rắn độc dài nhất châu Phi, với chiều dài thân từ 2,5 đến 3,2m, thậm chí có những con dài tới 4,45m. Đặc biệt loài rắn này có miệng màu đen nên được gọi là rắn đen.
Loài rắn đen Dendroaspis polylepis, là loài rắn độc dài nhất châu Phi, với chiều dài thân từ 2,5 đến 3,2 m, thậm chí có những con dài tới 4,45m. Chúng còn là loài rắn nổi tiếng hung hăng. Chúng thường săn mồi vào ban ngày, chủ yếu là chuột, sóc, thỏ, gà, đôi khi là con rắn nhỏ khác.
Tân Trung (Ảnh: GMW)

10 loài sinh vật bạch tạng hiếm

Hội chứng bạch tạng thường thấy ở người qua những thước phim nghiên cứu, tuy nhiên nó còn được phát hiện ở nhiều loài động vật hiếm trong tự nhiên.

1. Ốc sên 
anh2_1377164337.jpg
Hiện tượng động vật bạch tạng gây bất ngờ khi không những xuất hiện ở cá, động vật có vú, bò sát, chim hay động vật lưỡng cư, mà còn được phát hiện thấy ở loài ốc sên. Trong hình là một con ốc bạch tạng khổng lồ.
2. Dơi
anh3-1377166461.jpg
Loài dơi từ lâu đã gắn liền với bóng tối, chúng là loài động vật sống về đêm và có bề ngoài gần giống với loài ma cà rồng mà mọi người thường thấy trong những câu chuyện Người Dơi. Tuy nhiên con dơi bạch tạng hiếm hoi trong hình có thể khiến ta phải thay đổi những định kiến trước đây về chúng.
3. Gấu túi 
anh4-1377166461.jpg
Gấu túi (kaola) là một trong những loài động vật hiền lành nhất trên thế giới. Chúng dành phần lớn thời gian chỉ để ăn hoặc ngủ, nhưng khi có người tham quan chúng lại tỏ ra linh hoạt hơn với nhiều hành động dễ thương. Người ta tin rằng vẫn còn những con gấu túi bạch tạng tồn tại trong tự nhiên, tuy nhiên đến nay mới chỉ có một cá thể được phát hiện. Trong hình là một chú gấu túi tên Onya-Biri, đang được nuôi tại vườn thú San Diego, Mỹ.
4. Báo
anh5-1377169633.jpg
Báo bạch tạng thực ra là tên gọi của một loài mèo bạch tạng lớn, tuy nhiên nó rất hiếm được phát hiện trong tự nhiên. Bức hình trên không phải ảnh thật của loài động vật này, mà chỉ là một mẫu vật nhồi bông tại Anh.
5. Chồn hôi
anh6-1377169633.jpg
Bạn có thể dễ dàng nhận ra những con chồn hôi bởi đường kẻ sọc đặc thù trên cơ thể, ngoài ra đây còn là một loài động vật khá nguy hiểm. Nhưng con chồn bạch tạng lại khác, chúng tỏ ra hiền lành, dễ gần giống như những chú mèo. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi tiếp xúc vì chúng cũng dễ dàng nổi cáu giống những con chồn bình thường.
6. Tắc kè hoa
anh7-1377169633.jpg
Tắc kè hoa được biết tới với khả năng ngụy trang siêu đẳng. Khả năng thay đổi màu sắc cơ thể cho phép chúng ẩn mình trong với môi trường xung quanh. Tuy nhiên những con tắc kè hoa bạch tạng lại chỉ giữ một màu trắng sáng duy nhất.
7. Chim ruồi
anh8-1377169633.jpg
Là loài chim nhỏ nhất trên thế giới, chim ruồi được biết tới với bộ lông vũ nhẹ và chiếc lưỡi linh hoạt. Bức hình trên là một con chim ruồi bạch tạng được nhìn thấy trong sân vườn một gia đình tại Anh, hình ảnh chú chim nhẹ nhàng vỗ đôi cánh nhỏ bé thật đáng yêu.
8. Cá đuối
anh9-1377169633.jpg
Cá đuối là loài động vật có khả năng ẩn mình dưới lòng đại dương rất tốt, chúng còn được gọi là những tấm thảm sống. Tuy nhiên, với với con cá đuối bạch tạng này, không gì có thể che giấu được sự nổi bật của nó.
9. Rắn hổ mang
anh10-1377169634.jpg
Rắn hổ mang được xem là một trong những kẻ nguy hiểm nhất trong tự nhiên, chúng luôn ẩn nấp kỹ và sẵn sàng tấn công con mồi. Nhưng khả năng này không được phát huy với con rắn bạch tạng có tên Goya trong hình. Hiện nó được nuôi dưỡng trong vườn thú vì không thể sinh tồn ngoài môi trường tự nhiên.
10. Người bạch tạng
anh1_1377163713.jpg
Người mắc bệnh bạch tạng không chỉ có vẻ ngoài trắng khác so với người thường mà họ còn mắc một số hội chứng do ảnh hưởng của bệnh này như khiếm khuyết thị giác, sợ ánh sáng, loạn thị. Ngoài ra họ còn mắc nguy cơ ung thư da cao do da dễ bị tổn thương dưới ánh nắng mặt trời.

Phát hiện loài ốc có vỏ trong suốt

Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài ốc mới có vỏ ngoài trong suốt tại những hang động sâu dưới lòng đất ở Croatia.

Loài ốc mới với lớp vỏ trong suốt.
Loài ốc mới với lớp vỏ trong suốt. Ảnh: Livescience
Theo LiveScience, loài ốc trên được tìm thấy bởi trong một chuyến thám hiểm ở độ sâu 914 m dưới lòng đất, trong hệ thống hang động Jama-Trojama Lukina của Croatia, một trong 20 hệ thống hang động sâu nhất trên thế giới. Loài ốc này được đặt tên khoa học là Zospeum tholussum.
Ông Alexander Weigand, một nhà phân loại học từ đại học Frankfurt, Đức, cho biết đây là một loài ốc đặc biệt chưa bao giờ được tìm thấy. Tuy nhiên, nó vẫn có nhiều điểm liên quan đến những loài ốc đã được biết.
Loài ốc này có những đặc điểm sinh học thích hợp để sinh sống trong môi trường có ít ánh sáng. Trên mặt đất, vỏ ốc có tác dụng ngụy trang, thu hút bạn tình hoặc hấp thụ ánh sáng mặt trời.
Ông Alexander Weigand cho biết thêm loài ốc này đặc biệt di chuyển chậm. Chúng chỉ di chuyển theo hình tròn với khoảng cách vài milimet hoặc vài centimet một tuần.

10 loài mới phát hiện điển hình trong năm

Nhện có răng nanh, khủng long "ma cà rồng" là hai trong số các loài thuộc top 10 loài mới phát hiện trong năm nay do tạp chí Time bình chọn.
> 10 động vật lạ lùng nhất hành tinh

g
f
Nhện nhảy có răng nanh. Loài này phát hiện tại công viên Kinabalu, đảo Borneo. Có ý kiến cho rằng, chúng sử dụng răng nanh dài để chiến đấu với kẻ thù, nhưng nhiều ý kiến nói chúng sử dụng răng nanh để tán tỉnh và giao phối. Ảnh: AP.
f
Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học công bố đó là hóa thạch của loài khủng long mới, tên Pegomastax africanus sống cách đây 200 triệu năm. Chúng sở hữu những răng nanh như ma cà rồng, mỏ như vẹt và lông cứng như nhím. Ảnh: Tyler Keillor.
g
Phát hiện khỉ nhiều màu sặc sỡ ở Congo. Quỹ Nghiên cứu Thiên nhiên Lukuru, Cộng hòa dân chủ Congo phát hiện những con khỉ với bộ lông nhiều màu sắc sống trong những khu rừng ở miền trung quốc gia này. Loài khỉ có tên khoa học Cercopithecus lomamiensis, bộ lông sặc sỡ, với màu lông vàng ở bờm và phần ngực trên, một dải lông màu đỏ ở phần dưới của lưng, lông màu xanh dương ở mông. Chúng sống trong vạt rừng dày đặc trên một khu vực có diện tích khoảng 17.000 km2. Mỗi đàn khỉ C. lomamiensis bao gồm tối đa 5 con. Chúng rất nhát. Thức ăn chính của chúng là trái cây và lá. Ảnh: AP.
gg
Loài chuột sở hữu cặp tai nhỏ tới mức con người hầu như không thể biết chúng nằm ở vị trí nào. Ngoài ra mắt của chúng cũng nhỏ. Côn trùng là thức ăn chủ yếu của chúng. Ảnh: Cesar medina.
ff
Loài nhím có thân dài hơn hẳn những loài nhím khác, chúng được giới khoa học tìm thấy ở vùng rừng rậm Peru. Ảnh: Alexander Pari.
ggg
Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ phát hiện hóa thạch của loài chuột cổ đại chinchilla, tên khoa học Andemys Termasi sống cách đây 32,5 triệu năm trong đồng cỏ của dãy núi lửa, nay là thung lũng sông gần dãy Andes, Chile. Ảnh: V. Simeonovski & D.A. Croft.
g
Nhện cửa sập hổ nâu vàng có tên khoa học Myrmekiaphila tigris được các nhà khoa học Viện Côn trùng học và bệnh học thực vật Đại học Auburn, Mỹ phát hiện ở Auburn, bang Alabama. Khi con đực trưởng thành ở khoảng 5 hoặc 6 tuổi, chúng sẽ bò ra khỏi hang tìm con cái để giao phối, chúng chết ngay sau đó. Con đực lang thang thường thấy với số lượng tương đối lớn trên vỉa hè ở các khu phố, trong hồ bơi và ngay cả trong nhà để xe khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12. Những con cái, ngược lại, kín đáo hơn, sống tương đối dài 15 đến 20 năm sống trong hang dưới mặt đất. Ảnh: Dr. Jason E. Bond.
g
Cá mập lạ ở Thái Bình Dương. Bythaelurus giddingsi, tên của loài mới thuộc họ cá mập mèo, được phát hiện gần quần đảo Galapagos của Ecuardor. Chúng là những động vật mà con người chưa từng biết. Các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học California, Mỹ chỉ thấy chúng sau khi tàu ngầm của họ lặn xuống độ sâu khoảng 500 m. Da của chúng có màu nâu sẫm, còn các đốm có màu xanh xám. Loài cá mập này có chiều dài khoảng 0,6 m. Ảnh: Califonia Academy of Science.
f
Các nhà khoa học Đại học Missouri, Mỹ phát hiện hóa thạch hộp so cá sấu cổ đại Aegisuchus witmeri - tổ tiên của cá sấu châu Phi ngày nay cách đây 95 triệu năm. Chúng có chiều dài cơ thể khoảng 9,5 m. Ảnh: Đại học Missouri.

Lưới động vật bí ẩn trong rừng Amazon

Một cấu trúc lưới kỳ lạ được tìm thấy trong khu rừng Amazon ở Peru. Không loại trừ đây là tổ, kén của một loài mới.

ken-1378456334.jpg
Có rất nhiều chiếc lưới giống nhau như thế này tại Amazon. Ảnh: LiveScience
Nó giống như một ngọn tháp nhỏ được bao quanh bởi một hàng cọc có lưới, kích thước khoảng 2 cm.
Georgia Tech, sinh viên vừa tốt nghiệp trường Troy Alexander, lần đầu tiên phát hiện ra chiếc lưới kỳ lạ này gần Trung tâm nghiên cứu Tambopata trong rừng Amazon ở Peru. Lúc đầu, anh nghĩ có thể đó là một cái kén bướm nhưng sau đó anh tìm thấy nhiều cái tương tự.
Anh đăng các bức ảnh lên blog và nhờ các nhà khoa học giải thích. Tuy nhiên, Chris Buddle, nhà nghiên cứu tại Đại học McGill, cho biết ông cũng như bất kỳ cộng sự nào đều không có đầu mối. "Đó là một bí ẩn hấp dẫn", ông nói.
Cho đến nay, nhà khoa học Redditors và những người khác đoán rằng có thể là một kén sâu bướm, tổ chứa trứng nhện hoặc thậm chí là một loại nấm..
Bất kỳ một loài nào tạo ra cấu trúc này có thể là một loài mới. Và điều này có thể xảy ra tại Amazon, nới có hàng triệu loài động vật chân đốt, LiveScience cho hay.
Trước đó, một cuộc khảo sát của động vật chân đốt trong rừng Panama đã tìm thấy 25.000 loài côn trùng, nhện và động vật chân đốt khác. 70% trong số đó là loài mới đối với các nhà khoa học.

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

cau-vong-jpeg-1378287947.jpg
Cầu vồng xuất hiện vào buổi sáng. Ảnh: Wikipedia
1. Cầu vồng hiếm khi xuất hiện vào buổi trưa
Cầu vồng thường được nhìn thấy vào buổi sáng và buổi chiều tối. Đó là hiện tượng tán sắc ở ánh nắng mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa ở nền nhiệt độ khoảng 42 độ C. Nhiệt độ thường cao hơn mức thích hợp trên vào buổi trưa, nên cầu vồng ít khi hình thành.
2. Cầu vồng có thể xuất hiện vào ban đêm
pic-2-1378274126.jpg
Cầu vồng xuất hiện vào ban đêm. Ảnh: Wikipedia
Cầu vồng xuất hiện vào ban đêm được gọi là cầu vồng mặt trăng. Đó là do cầu vồng được tạo ra bởi ánh sáng phản chiếu trên bề mặt mặt trăng chứ không phải từ ánh sáng mặt trời trực tiếp.
3. Hai người không nhìn thấy màu sắc cầu vồng giống nhau
pic-3-1378274126.jpg
Cầu vồng với những màu sắc rực rỡ. Ảnh: Wikipedia
Tia sáng mặt trời khúc xạ với những hạt mưa nhất định tạo ra hình ảnh cầu vồng trong mắt một người, nhưng đồng thời những tia sáng này cũng khúc xạ với những hạt mưa khác theo góc khác trong tầm mắt của ai đó. Chính bởi vậy màu sắc cầu vồng nhìn thấy của mỗi người khác nhau, dù đứng cùng một vị trí và ngắm cùng một cầu vồng.
4. Không thể tiến sát tới cầu vồng
Cầu vồng di chuyển khi người nhìn di chuyển, đó là vì ánh sáng tạo nên cầu vồng hình thành ở một khoảng cách và góc nhất định với mắt người quan sát. Khoảng cách này luôn tồn tại giữa người xem với hiện tượng.
5. Không thể nhìn thấy hết tất cả các màu của cầu vồng
pic-5-1378274126.jpg
Những màu sắc cơ bản của cầu vồng. Ảnh: Wikipedia
Ngoài 7 màu cơ bản là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím, cầu vồng được tạo thành từ hơn một triệu màu tán sắc liên tiếp, bao gồm những màu mà mắt thường con người không nhìn thấy.
6. Nhiều cầu vồng có thể được hình thành cùng một thời điểm
pic-6-1378274126.jpg
Cầu vồng đôi. Ảnh: Wikipedia
Người quan sát có thể nhìn thấy nhiều hơn một cầu vồng khi ánh sáng khúc xạ lại bên trong giọt nước, và chia thành các màu sắc thành phần. Cầu vồng đôi xuất hiện khi điều này xảy ra bên trong giọt nước hai lần, gấp ba khi nó xảy ra 3 lần, và thậm chí gấp 4 nếu nó xảy ra 4 lần.
7. Có thể làm cầu vồng biến mất
Quan sát hiện tượng đặc biệt trong video dưới đây:
Tạp chí Discovery chỉ ra rằng ta có thể dùng những chiếc kính phân cực để chặn một cầu vồng. Đó là vì kính phân cực được phủ một lớp phân tử liên kết theo chiều dọc, trong khi đó ánh sáng phản chiếu với nước bị phân cực theo chiều ngang.

No comments:

Post a Comment

quangnm