Wednesday, September 11, 2013

Toàn cảnh khủng hoảng Syria

Toàn cảnh khủng hoảng Syria

Vụ tấn công hóa học ở Syria hôm 21/8 là đỉnh điểm của một cuộc khủng hoảng đã được châm ngòi từ lâu, kéo theo hàng loạt diễn biến căng thẳng và dồn dập, và chưa rõ hồi kết.

Tổng thống Obama
Tổng thống Obama đưa ra bài phát biểu về "lằn ranh đỏ" hồi tháng 8/2012, cảnh báo Mỹ sẽ có biện pháp trừng phạt thích đáng với những quốc gia cố tình phát triển và sử dụng vũ khí hóa học. Ảnh CNN
8/2012: Tổng thống Barack Obama đưa ra bài phát biểu về "giới hạn đỏ" liên quan đến việc cấm sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. "Chúng ta không thể để vũ khí hóa học cũng như vũ khí sinh học rơi vào tay kẻ xấu", Obama nói. "Chúng tôi đã thông báo với các quốc gia trong khu vực về "giới hạn đỏ". Sẽ có sự trừng phạt thích đáng nếu giới hạn này bị vượt qua".
3/12/2012: Hãng CNN đưa tin quân đội Syria đã bắt đầu kết hợp các hóa chất sử dụng trong sản xuất vũ khí hóa học. Tổng thống Barack Obama đưa ra một bài phát biểu về việc sử dụng các loại vũ khí bị cấm ở Syria. Đây là lần đầu tiên Mỹ đe dọa tiến hành can thiệp vào nội chiến Syria thông qua hành động quân sự. "Tôi muốn ông Assad và quân đội Syria hiểu rằng, thế giới đang dõi theo họ. Hành vi sử dụng vũ khí hóa học không được chấp nhận và chính phủ Assad phải chịu trừng phạt nếu phạm sai lầm", ông Obama nói.
21/3/2013: Tổng thống Syria Bashar al-Assad gửi một lá thư tới Liên Hợp Quốc (LHQ), yêu cầu tổ chức này điều tra độc lập những cáo buộc liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học ở thị trấn Khan al-Assal, gần thành phố Aleppo vào hôm 19/3. Hồi tháng 3/2013, thị trấn này nằm dưới sự kiểm soát của quân chính phủ nhưng sau đó đã bị quân nổi dậy chiếm được. Hai bên đã không ngừng đổ lỗi cho nhau về việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến tại đây.
Liên Hợp Quốc cho biết họ đã nhận được 13 báo cáo liên quan đến những cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến ở Syria. Nhiều thành viên thuộc Hội đồng Bảo an cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc nhanh chóng xác thực thông tin.
18/4: Anh và Pháp báo cáo với LHQ rằng họ có "bằng chứng đáng tin cậy" chứng minh quân đội Syria đã sử dụng vũ khí hóa học "nhiều hơn một lần kể từ tháng 12/2012".
Những người sống sót trong cuộc tấn công mà phe đối lập cáo buộc là sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus. Ảnh: ABC
Những người sống sót trong cuộc tấn công mà phe đối lập cáo buộc là sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus. Ảnh: ABC
21/8: Một số video và thông tin cáo buộc quân đội chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công ngoại ô thủ đô Damascus làm hơn 1.300 người thiệt mạng. Trong một video, trẻ em được chăm sóc tại các bệnh viện dã chiến với bình oxy hỗ trợ thở, các bác sĩ cố gắng cứu sống bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Một video khác cho thấy sự hoảng sợ tột độ của những người được cho là bị tấn công.
Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bác bỏ thông tin này ngay lập tức. Trong khi nghi ngờ của các nước phương Tây ngày một gia tăng thì Nga vẫn giữ quan điểm của mình. Moscow cho rằng có thể lực lượng nổi dậy sử dụng vũ khí hóa học chứ không phải chế độ Assad và "truyền thông trong khu vực đã đi chệch hướng khi vội vàng đưa ra kết luận".
22/8: Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius khẳng định nước này đang chuẩn bị cho phản ứng "quân sự" thích đáng với Syria, nếu cáo buộc của phe đối lập được xác minh là đúng sự thật.
Thân nhân của những người được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus. Ảnh: AFP
Thân nhân của những người được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus. Ảnh: AFP
24/8: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngụ ý rằng nước này đang di chuyển lực lượng vào vị trí trước một hành động quân sự có thể có nhằm chống lại Syria. "Bộ Quốc phòng có trách nhiệm đem đến cho tổng thống những lựa chọn trong tất cả các trường hợp bất ngờ. Và điều đó đòi hỏi việc sắp đặt lực lượng, thiết bị để chúng tôi có khả năng tiến hành những chọn lựa khác nhau, tùy vào quyết định của tổng thống", ông nói. 
Tuy nhiên Obama cũng tỏ ra thận trong về hình thức can thiệp, điều có thể kéo Mỹ vào một cuộc xung đột dai dẳng nữa ở Trung Đông.
Trong khi đó, Iran, đồng minh khu vực chủ chốt của Damascus, cho biết có "bằng chứng" cho thấy quân nổi dậy Syria dùng vũ khí hóa học trong cuộc xung đột với chế độ Assad. Phía Iran tỏ ra rất quan ngại về thông tin vũ khí hóa học được dùng ở Syria và chỉ trích mạnh mẽ việc dùng vũ khí này.
25/8: Trong khi nhiều chính trị gia thế giới và Mỹ nhắc lại lời của ông Obama cách đây một năm, rằng nếu Syria dùng vũ khí hóa học thì đó sẽ là vượt qua "giới hạn đỏ", Nhà Trắng vẫn tỏ ra thận trọng trước quyết định có dùng vũ lực can thiệp vào Syria hay không.
Các đơn vị quân sự Mỹ đã tiến gần hơn đến Syria. Các chiến hạm có trang bị các tên lửa đạn đạo đã tiến vào Địa Trung Hải và ở trong trạng thái sẵn sàng.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo người đồng cấp Mỹ về "những hậu quả cực kỳ nguy hiểm" nếu nước này can thiệp quân sự chống chính phủ Syria. Ngoại trưởng Nga nói rằng dường như ý muốn can thiệp quân sự vào Syria đang tồn tại ở Mỹ, và nó làm xói mòn nỗ lực Nga - Mỹ trong việc tổ chức một hội nghị hòa bình. Lavrov kêu gọi Kerry "kiềm chế dùng áp lực quân sự chống lại Damascus và không gây khiêu khích". Bộ ngoại giao Nga cho hay ông Kerry hứa xem xét "một cách kỹ lưỡng" quan điểm của Moscow.
Đoàn xe chở các thanh sát viên Liên Hợp Quốc rời một khách sạn ở Damascus hôm nay, để tới điều tra hiện trường vụ tấn công hóa học. Chiếc xe đầu tiên trong đoàn này sau đó bị bắn tỉa. Ảnh: AFP
Đoàn xe chở các thanh sát viên Liên Hợp Quốc rời một khách sạn ở Damascus hôm 26/8, để tới điều tra hiện trường vụ tấn công hóa học. Chiếc xe đầu tiên trong đoàn này sau đó bị bắn tỉa. Ảnh: AFP
26/8: Chính phủ Syria đồng ý cho các thanh sát viên Liên Hợp Quốc lập tức điều tra khu vực nghi ngờ bị tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8. Tuy nhiên, những tay súng bắn tỉa đã nã đạn vào xe của các thanh sát viên Liên Hợp Quốc, buộc họ phải rời đi và không thể điều tra vụ tấn công hóa học gần thủ đô Damascus của Syria.

Toàn cảnh khủng hoảng hóa học Syria

2004-07-12-ddg52-1377578482-1377660357.j
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG-52) là một trong số các chiến hạm của Mỹ được điều tới gần Syria. Ảnh:MaritimeQuest
27/8: Thế giới nín thở khi các phương tiện truyền thông bắt đầu thông báo rằng ông Obama sẽ hạ lệnh tấn công Syria "vào ngày thứ năm 29/9". Truyền thông Israel dẫn các nguồn tin chính phủ Anh tiết lộ giới lãnh đạo phương Tây đang thảo luận về khả năng can thiệp quân sự vào Syria, và có thể bắt đầu một cuộc tấn công phối hợp không quân và hải quân trong vòng một tuần. Trong khi đó, Telegraph Anh cho biết các tàu hải quân Anh và Mỹ đang chuẩn bị cho hành động quân sự chống lại chính quyền Syria.
Các thanh sát viên Liên Hợp Quốc thông báo họ thu thập được bằng chứng "có giá trị" về cuộc tấn công bị nghi là dùng vũ khí hóa học gần Damascus, Syria, bất chấp việc đoàn xe bị lính bắn tỉa nã đạn.
28/8: Phó tổng thống Joe Biden trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ nói rằng chính phủ Syria gây ra cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học, và rằng họ phải trả giá cho việc tấn công thường dân. Ông Biden cho rằng chính quyền Assad là phe duy nhất trong cuộc nội chiến kéo dài hai năm này có thể tàng trữ vũ khí hóa học. "Họ đã sử dụng vũ khí hóa học nhiều lần trong quá khứ, có những phương tiện để cung cấp loại vũ khí này và đã quyết xóa sạch dấu vết ở những nơi bị vũ khí hóa học tấn công", phó tổng thống Mỹ nói.
Nga gia tăng cảnh báo với kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria của phương Tây và nói rằng hành động đó có thể sẽ gây ra "hậu quả thảm khốc" cho toàn khu vực. Trung Quốc thì cho biết các cường quốc phương Tây đã vội vã kết luận về việc sử dụng vũ khí hóa học và ai đứng sau việc này, trong khi các thanh sát viên chưa kết thúc điều tra.
Thủ tướng Syria Wael al-Halqi cáo buộc phương Tây đang viện cớ để tấn công, và tuyên bố nước này sẽ biến thành "mồ chôn những kẻ xâm lược", nếu các thế lực nước ngoài can thiệp quân sự.
Thủ tướng Syria Wael al-Halqi cáo buộc phương Tây đang viện cớ để tấn công, và tuyên bố nước này sẽ biến thành "mồ chôn những kẻ xâm lược", nếu các thế lực nước ngoài can thiệp quân sự vào ngày 29/8. Ảnh: almanar.com.lb
29/8: Tổng thống Mỹ khẳng định chính quyền Syria đứng sau vụ tấn công hóa học làm chết hàng trăm dân thường, nhưng ông vẫn chưa ra quyết định về việc có tấn công Syria hay không.
Thủ tướng Syria Wael al-Halqi cáo buộc phương Tây đang viện cớ để tấn công, và tuyên bố nước này sẽ biến thành "mồ chôn những kẻ xâm lược", nếu các thế lực nước ngoài can thiệp quân sự.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua phát biểu tại Nhà Trắng. Bên trái là Phó tổng thống Joe Biden. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Nhà Trắng hôm 31/8. Bên trái là Phó tổng thống Joe Biden. Ảnh: AFP
31/8: Mỹ điều tàu chiến thứ sáu tới đông Địa Trung Hải, gần với năm tàu khu trục khác có trang bị tên lửa hành trình và có thể trực tiếp tham gia tấn công Syria.
Tổng thống Obama tuyên bố tạm ngừng kế hoạch tấn công quân sự và xin phép Quốc hội Mỹ phê duyệt. Obama nói ông tin rằng điều quan trọng là đạt được sự ủng hộ từ phía Quốc hội trước khi can thiệp quân sự.
4/9: Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết cho phép chính quyền Obama sử dụng vũ lực chống Syria, với lý do chế độ Assad sử dụng vũ khí hóa học chống lại thường dân.
Tổng thống Obama và lãnh đạo các nước lắng nghe Tổng thống Putin phát biểu tại phiên làm việc của hội nghị G20 ở cung điện Konstantin Palace, St. Petersburg, hôm qua. Ảnh: AFP
Tổng thống Obama và lãnh đạo các nước lắng nghe Tổng thống Putin phát biểu tại phiên làm việc của hội nghị G20 ở St. Petersburg ngày 5/9. Ảnh: AFP
5/9: Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở St Petersburg, Nga khai mạc. Các nhà lãnh đạo thế giới tiếp tục cho thấy sự bất đồng về vấn đề vũ khí hóa học ở Syria, khi họ lặp lại những quan điểm trái chiều tại hội nghị.
7/9: Mỹ lần đầu tiên công bố video cho thấy cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria. Những đoạn video cho thấy hình ảnh người lớn và trẻ nhỏ co giật, sùi bọt mép dù không có máu hay những vết thương nào dễ thấy trên cơ thể. Đây là dấu hiệu của một cuộc tấn công hóa học.
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) và Anh đều đưa ra lời kêu gọi quốc tế phải có "phản ứng mạnh mẽ" với hành động tội ác ở Syria.
9/9: Quốc hội Mỹ bắt đầu thảo luận về khả năng thực hiện cuộc tấn công quân sự vào Syria theo kế hoạch được trình lên từ Tổng thống Obama. 
Tuy nhiên, Harry Reid, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, cho hay sẽ hoãn cuộc bỏ phiếu quan trọng về việc thông qua hành động tấn công Syria cho tới khi Obama phát biểu công khai về vấn đề này. 
Việc hoãn bỏ phiếu của Thượng viện Mỹ diễn ra không lâu sau khi Nga kêu gọi Syria giao nộp các vũ khí hóa học, nhằm tránh nguy cơ bị tấn công. Sáng kiến này được ngoại trưởng Syria hoan nghênh.
Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem cho biết lãnh đạo Syria đã đồng ý bàn giao kho vũ khí hóa học cho quốc tế kiểm soát. Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem cho biết lãnh đạo Syria đã đồng ý bàn giao kho vũ khí hóa học cho quốc tế kiểm soát. Ảnh: AFP
10/9: Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem tuyên bố Damascus đã đồng ý với đề xuất của Nga về việc bàn giao kho vũ khí hóa học cho quốc tế kiểm soát, giải pháp được cho là để tránh cuộc không kích của Mỹ.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn duy trì phương án can thiệp quân sự vào Syria để thúc đẩy các biện pháp ngoại giao chóng phát huy tác dụng, nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học ở nước này.
Nguyễn Tâm

Lịch sử Syria qua những cuộc chiến tranh

Từ khi mới ra đời, đất nước Syria đã chìm trong bom đạn với những cuộc chiến tranh giành độc lập, nội chiến và đảo chính liên tiếp. Sau cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học, nước này đang một lần nữa đứng bên bờ vực chiến tranh.

1-1378435649.jpg
m 1400, Timur Lenk hoàng đế của đế quốc Timurid xâm lược Syria, cướp phá Alleppo, chiếm Damascus và thảm sát dân chúng. Sau đó, Syria bị hấp thu vào trong Đế chế Ottoman từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 20. Thỏa thuận Sykes – Picot giữa Anh và Pháp vào năm 1916 quyết định số phận của khu vực Tây Nam Á trong thời gian tiếp theo. Vùng phía bắc (A Zone) gồm Syria và Lebanon sau này, được trao cho Pháp, vùng phía nam (B Zone) gồm Jordan và Iraq sau này, được trao cho Anh. Hai lãnh thổ được chia cắt bởi một dải biên giới hẹp từ Jordan tới Iran. Ảnh: Wikipedia
Năm 1920, Vương quốc Arab Syria độc lập ra đời dưới sự cai trị của Faisal I (thuộc gia đình Hashemite). Tuy nhiên, quyền cai trị của Faisal I nhanh chóng chấm dứt chỉ sau vài tháng. Lực lượng quân đội Arab Syria của ông đã thua quân đội Pháp trong trận đánh Maysalun. Cuối năm 1920, quân đội Pháp chiếm Syria sau hội nghị San Remo, đặt Syria dưới sự cai trị của Pháp. Ảnh Wikipedia
Năm 1920, Vương quốc Arab Syria độc lập ra đời dưới sự cai trị của Faisal I (thuộc gia đình Hashemite). Tuy nhiên, quyền cai trị của Faisal I nhanh chóng chấm dứt chỉ sau vài tháng. Lực lượng Arab Syria của ông đã thua quân đội Pháp trong trận đánh Maysalun. Cuối năm 1920, quân đội Pháp chiếm Syria sau hội nghị San Remo, đặt Syria dưới sự cai trị của Pháp. Ảnh: Policymic
3-Policymic-1378435649.jpg
Năm 1925, Sultan Pasha al-Atrash lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp bùng phát từ vùng núi Druze và nhanh chóng lan ra khắp Syria. Al-Atrash giành được một số thắng lợi lớn ở thời điểm đầu của cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, với lực lượng hùng hậu cùng trang bị hiện đại, quân đội Pháp chiếm lại nhiều thành phố và chấm dứt cuộc chiến này vào năm 1927. Ảnh: Policymic
5-1378436174.jpg
Năm 1940, Syria nằm dưới sự kiểm soát của Đức sau khi Pháp thất bại trong Thế chiến II. Syria một lần nữa tuyên bố độc lập năm 1941 nhưng mãi tới đầu năm 1944 họ mới được công nhận là một nước cộng hoà độc lập. Áp lực từ phong trào chủ nghĩa dân tộc của Syria và Anh buộc người Pháp phải rút quân hoàn toàn tháng 4 năm 1946, trao lại nước này vào tay chính phủ cộng hoà được thành lập trong thời kỳ Pháp cai trị. Năm 1947, Đảng Khôi phục Xã hội chủ nghĩa Arab (đảng Baath) ra đời và lên chiếm quyền ở Syria. Ảnh: Policymic
6-bbc-1378436175.jpg
Năm 1948, Syria tham gia vào Chiến tranh Arab – Israel, liên kết cùng các quốc gia Arab trong khu vực tìm cách ngăn chặn sự thành lập nhà nước Israel nhưng thất bại. Thất bại này là một trong những yếu tố dẫn đến việc thiếu tá Husni al-Za'im lên nắm quyền năm 1949 và được coi là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên của thế giới Arab từ sau Thế chiến II. Ảnh: BBC
7-corbis-1378436175.jpg
Tháng 2/1958, Syria và Ai Cập tham gia Liên minh Arab cộng hòa (UAR) nhưng liên minh này nhanh chóng sụp đổ sau đó. Sau cuộc đảo chính quân sự tháng 9/1961, Syria tự tái lập thành nhà nước Cộng hòa Arab Syria. Sự bất ổn tiếp tục diễn ra trong 18 tháng sau đó, với nhiều cuộc đảo chính với đỉnh điểm vào ngày 8 tháng 3 năm 1963, với sự thành lập Bộ chỉ huy Cách mạng Hội đồng Quốc gia của những sĩ quan quân đội Syria theo cánh tả (NCRC), một nhóm các quan chức quân sự và dân sự nắm mọi quyền hành pháp và lập pháp. Ảnh: Corbis
8-ap-1378436175.jpg
Tháng 5/1964, Tổng thống Amin Hafiz thuộc NCRC ban hành một hiến pháp lâm thời tạo lập một Hội đồng Cách mạng Quốc gia (NCR), một cơ quan lập pháp theo chỉ định gồm các đại biểu đại diện cho các tổ chức lớn, công nhân, nông dân, và các liên đoàn chuyên nghiệp với quyền hành pháp, và một nội các. Ngày 23/2/1966, một nhóm sĩ quan quân đội tiến hành cuộc đảo chính nội bộ thành công, bỏ tù Tổng thống Hafiz, giải tán nội các và NCR, bãi bỏ hiến pháp lâm thời, và tạo lập một chính phủ Baath địa phương và dân sự. Ảnh: AP
9-policymix-1378436175.jpg
Năm 1967, trong chiến tranh Arab – Israel, Syria để mất khu vực cao nguyên Golan vào tay lực lượng Israel. Các thành viên đảng Baath bắt đầu bị chia rẽ giữa quyết định tiếp tục xung đột với Israel và thắt chặt quan hệ với Xô viết. Sự chia rẽ này dẫn đến cuộc đảo chính quân sự dưới sự lãnh đạo của Hafez al-Assad, người chọn liên minh với các quốc gia Arab khác chống lại Israel. Hafez được chọn làm tổng thống Syria nhiệm kỳ 7 năm vào năm 1971. Ảnh: Policymic
10-1378436175.jpg
Trong những năm 80 của thế kỷ 20, quá trình phát triển của Syria có mối liên hệ với Liên Xô. Cùng với sự tan rã của Liên minh Xô Viết trong năm 1991, Syria cũng tiến hành cải cách đất nước.
Khi chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 nổ ra, Syria là nước đầu tiên lên án hành động xâm lược Kuwait của Iraq và gửi 20.000 binh sĩ tham gia liên minh trừng phạt Iraq. Liên minh giải phóng Kuwait bao gồm 30 quốc gia tham chiến do Mỹ lãnh đạo và được Liên Hợp Quốc phê duyệt. Ảnh: Wikipedia
Bashar al-Assad thời trẻ luôn mơ ước trở trở thành một bác sĩ. Ông có thể nói thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Pháp và công tác tại một bệnh viện ở London. Cha ông luôn hi vọng người anh trai Bassel al-Assad trở thành vị Tổng thống kế nhiệm nhưng không may Bassel đã chết trong một tai nạn xe hơi năm 1994, sự nghiệp chính trị của Bashar al-Assad đã bắt đầu từ đó.
Bashar al-Assad (đứng, thứ 2 từ trái sang) thời trẻ luôn mơ ước trở trở thành một bác sĩ. Ông có thể nói thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Pháp và công tác tại một bệnh viện ở London. Cha ông luôn hy vọng người anh trai Bassel al-Assad trở thành vị Tổng thống kế nhiệm nhưng không may Bassel đã chết trong một tai nạn xe hơi năm 1994, sự nghiệp chính trị của Bashar al-Assad bắt đầu từ đó. Ảnh: Wikipedia

Lịch sử Syria qua những cuộc chiến tranh

11-ap.jpg
Hafez al-Assad qua đời ngày 10/6/2000, sau 30 năm nắm quyền. Ngay sau cái chết của Hafez, nghị viện Syria sửa đổi hiến pháp, giảm độ tuổi bắt buộc tối thiểu của tổng thống từ 40 xuống còn 34. Điều này cho phép con trai Bashar al-Assad của Hafez trở thành tổng thống hợp pháp khi được đảng Baath cầm quyền bổ nhiệm. Ảnh: AP
12-ap.jpg
Ngày 10/7/2000, Bashar al-Assad được bầu làm tổng thống trong một cuộc trưng cầu dân ý trong đó ông là ứng viên duy nhất, giành được 97,29% số phiếu. Ông nhậm chức ngày 17/7/2000 với nhiệm kỳ 7 năm. Ảnh: AP
13-rt.jpg
Ngày 5/10/2003, Israel ném bom một địa điểm gần Damascus, cho rằng đó là một địa điểm huấn luyện khủng bố cho các thành viên của nhóm Hồi giáo Jihad. Syria cho đây là hành động "xâm lược quân sự", cộng đồng quốc tế lên án cuộc không kích của Israel. Ảnh: RT
Tháng 9/2007, Israel thực hiện cuộc không kích vào một khu vực ở phía bắc Syria, cho rằng quốc gia này đang xây dựng cơ sở hạt nhân tại đó. Ảnh RT.com
Tháng 9/2007, Israel thực hiện cuộc không kích vào một khu vực ở phía bắc Syria, cho rằng quốc gia này đang xây dựng cơ sở hạt nhân tại đó. Ảnh: RT
"Mùa xuân Ả Rập" tan vỡ vào năm 2011, lực lượng chống chính phủ biểu tình trên khắp các quốc gia Ả Rập. Lực lượng quân đội của tổng thống al-Assad đáp trả bằng bạo lực làm hơn 100 người thiệt mạng và hàng ngàn người Syria phải di cư sang Thổ Nhĩ Kỳ lánh nạn. Liên minh Ả Rập, bao gồm 22 quốc gia, đã khai trừ Syria ra khỏi liên minh ngay sau đó.
Phong trào "Mùa xuân Arab" nổ ra vào năm 2011 dẫn đến làn sóng biểu tình của lực lượng chống chính phủ trên khắp các quốc gia trong khu vực. Lực lượng quân đội của tổng thống Al-Assad đáp trả bằng bạo lực làm hơn 100 người thiệt mạng và hàng ngàn người Syria phải sang Thổ Nhĩ Kỳ lánh nạn. Liên minh Arab, bao gồm 22 quốc gia, đã khai trừ Syria ngay sau đó. Ảnh: AP
Tháng 9/2011, Hội đồng dân tộc Syria (SNC) ra đời ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hội đồng được thành lập để tập hợp và lãnh đạo các phe phái chính trị đối lập với chính phủ tổng thống Bashar al-Assad trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Tháng 12/2011, cuộc nội chiến giữa phe đối lập và chính phủ al-Assad ở Syria bắt đầu.
Tháng 9/2011, Hội đồng dân tộc Syria (SNC) ra đời ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hội đồng được thành lập để tập hợp và lãnh đạo các phe phái chính trị đối lập với chính phủ tổng thống Bashar al-Assad trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Tháng 12/2011, cuộc nội chiến giữa phe đối lập và chính phủ Al-Assad ở Syria bắt đầu. Ảnh: Wikipedia
Ngày 21/8/2013, phe đối lập và chính phủ các nước phương Tây cáo buộc lực lượng chính phủ ông al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công vào một khu vực gần thủ đô Damascus làm hơn 1.300 người thiệt mạng. Chính phủ Syria lại đổ lỗi cho lực lượng đối lập. Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng một cuộc tấn công "giới hạn" để trừng phạt Syria là cần thiết trong khi Nga và Trung Quốc lên tiếng phản đối hành động này.
Ngày 21/8/2013, phe đối lập và chính phủ các nước phương Tây cáo buộc lực lượng chính phủ ông al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công vào một khu vực gần thủ đô Damascus làm hơn 1.400 người thiệt mạng. Chính phủ Syria đổ lỗi cho lực lượng đối lập. Liên Hợp Quốc cho biết cuộc nội chiến kéo dài hơn hai năm ở quốc gia Trung Đông này đã làm hơn 100.000 người thiệt mạng. Ảnh: Telegraph
eucom-photo-1377575925.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng một cuộc tấn công giới hạn để trừng phạt Syria là điều cần thiết. Các tàu chiến, máy bay Mỹ được triển khai đến Địa Trung Hải, sẵn sàng cho một cuộc không kích Syria, trong khi Obama còn chờ quốc hội Mỹ phê duyệt kế hoạch. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc phản đối can thiệp quân sự vào Syria. Tổng thống Al-Assad cảnh báo về một cuộc chiến tranh khu vực và tuyên bố sẵn sàng đáp trả lại nếu phương Tây tấn công Syria. Ảnh: Eucom

Nền văn minh cổ xưa ở Syria

Syria từng là cái nôi của nền văn minh 10.000 năm trước, với hàng nghìn văn bản chữ hình nêm và nhiều hóa thạch đồ đá cũ được khai quật, cung cấp một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Lưỡng Hà thời cổ xưa.

aleppo-1378371681.jpg
Cung điện thời trung cổ ở Aleppo. Ảnh: Shutterstock
Syria nằm về phía tây nam khu vực châu Á, thuộc vùng Trung Đông, với dân số khoảng 23 triệu người. Người dân ở đây chủ yếu sinh sống gần con sông Euphrates và đa số họ là người Hồi giáo Sunni chiếm 74 %, người Hồi giáo Alawite chiếm 12%.
Mặc dù là thiểu số nhưng người Hồi giáo Alawite chiếm ưu thế về chính trị trong nhiều thập kỷ, tổng thống Bashar al-Assad cũng nằm trong số đó. Khoảng 10% dân số Syria theo Kitô giáo, một phần nhỏ các giáo phái khác hết sức bí ẩn với các đặc điểm của tôn giáo độc thần. Trong khi hầu hết mọi người ở Syria nói tiếng Arab thì khoảng 9% dân số phía đông bắc nói tiếng Kurd.
Syria từng là cái nôi của nền văn minh 10.000 năm trước, đây là quê hương của thành phố cổ đại Ebla phát triển thịnh vượng từ năm 1800-1650 trước Công nguyên.
20.000 văn bản chữ hình nêm và nhiều hóa thạch đồ đá cũ được khai quật tại đây cung cấp một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Lưỡng Hà thời điểm đó. Syria xưa kia là một phần của những đế chế lớn trong lịch sử, người Ai Cập, Assyria, Chaldea, Ba Tư, Macedonia và La Mã thay thế nhau cai trị khu vực.
Văn bản chữ hình nêm   Ảnh: Public Domain
Văn bản chữ hình nêm Ảnh: Public Domain
Hai thành phố lớn của Syria là Aleppo ở phía tây bắc và Damascus ở phía tây nam, là hai thành phố thực sự cổ xưa. Damascus được đề cập trong một tài liệu Ai Cập niên đại 1.500 năm trước công nguyên phát hiện tại địa điểm khảo cổ Tell Ramad, ngay bên ngoài Damascus. Còn thành phố Aleppo có thể là một trong những thành phố bị chiếm đóng liên tục lâu đời nhất trên thế giới, nơi đây con người cư trú từ năm 6.000 trước công nguyên, thành phố nằm dọc theo con đường tơ lụa nên thương mại phát triển trong nhiều thế kỷ.
"Từ xa xưa, người dân nơi đây đã biết cách xây dựng các khu định cư bằng gạch bùn trên tàn tích của những thành phố trước đó, hàng ngàn địa điểm khảo cổ nằm rải rác trong cả nước hầu hết chưa được khai quật",  Jesse Casana, một nhà khảo cổ học tại Đại học Arkansas, Mỹ nói với NBC News.
Syria có một số thành phố La Mã nổi tiếng như Apamea, Palmyra và lâu đài Crusader tuyệt đẹp. Damascus là thủ đô của Syria có nhiều di tích và di sản cổ xưa còn tồn tại đến ngày nay như ngôi đền thờ thần Jupiter, bức tường thành phố La Mã cổ đại, một nhà thờ Hồi giáo Umayyad thế kỷ thứ tám.
Suốt bốn thế kỷ Syria là một phần của Đế quốc Ottoman, Syria chịu sự kiểm soát của Pháp sau khi đế quốc Ottoman sụp đổ năm 1918 và trở thành quốc gia độc lập năm 1946. Cuộc nội chiến hiện tại bắt đầu khi tổng thống Bashar al-Assad đàn áp thô bạo các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 2011.
Tháng 2/2012 một số nhà lãnh đạo thế giới lên án vụ thảm sát của quân chính phủ đối với 300 người dân thành phố Homs, Liên Hợp Quốc ước tính khoảng 100.000 người thiệt mạng trong các cuộc xung đột tính đến nay với hàng triệu lượt người phải đi lánh nạn.
Phe đối lập cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học trong một cuộc tấn công đã giết chết hơn 300 người và hàng ngàn người khác bị ảnh hưởng tại vùng Ghouta phía Đông thủ đô Damascus hôm 21/8. Cuối tháng trước Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry cho biết có nhiều bằng chứng mạnh mẽ chứng minh chính phủ Syria đã thực sự sử dụng vũ khí hóa học.
Hàng trăm địa điểm khảo cổ học đang bị đe dọa bởi cuộc nội chiến ở Syria, những vụ đánh bom và cướp bóc đã tàn phá một số địa điểm có giá trị. Các nhà khoa học rất cố gắng để bảo tồn những di sản ở đây, họ thương lượng với chính phủ và các nhà lãnh đạo phiến quân bảo vệ những báu vật quan trọng nhất, họ cũng biên soạn danh sách các địa điểm khảo cổ học “không được tấn công” cần được bảo vệ.

Syria dùng khí độc hóa học từ cách đây 1.700 năm

Nếu tổng thống Syria Bashar al-Asad thực sự tiến hành cuộc tấn công hóa học hôm 21/8 thì đây không phải lần đầu tiên chất độc gây chết người được sử dụng tại quốc gia Trung Đông này.

Một di tích cổ ở Syria. Ảnh: Flickr
Một di tích cổ ở Syria. Ảnh: Flickr
Khí độc được sử dụng tại Syria cách đây hơn 1.700 năm, khi một pháo đài La Mã cổ tại Dura-Europos bị đế chế Ba Tư Sasanian hùng mạnh vây hãm. Nhà khảo cổ học Simon James đến từ trường đại học Leicester công bố phát hiện của ông năm 2009.
Năm 1930, các nhà khảo cổ khai quật được những bằng chứng xác thực về cuộc chiến. Một trong những đường hầm người Sasanian đào để đột nhập vào thành cổ chứa nhiều thi thể những binh lính La Mã. Họ chết trong tình trạng được trang bị vũ khí và áo giáp đầy đủ, qua đó, các nhà khảo cổ hiểu được mức độ tàn khốc của trận đánh.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những binh lính này chết do mắc kẹt khi đường hầm sập, nhưng theo James, một loại chất chứa nhựa và những tinh thể lưu huỳnh màu vàng được tìm thấy trong chiếc lọ bên cạnh các thi thể cho thấy một thực tế khủng khiếp hơn nhiều.
Theo Discovery, người Sasanian đã đặt những hố chứa chất dễ bắt lửa xuyên suốt đường hầm, và khi binh sĩ La Mã tới phá những đường hầm này, người Sasanian đã ném tinh thể lưu huỳnh và nhựa đường vào để tạo khói, khiến đối phương chết ngạt.
"Định nghĩa về vũ khí hóa học tương đối phức tạp trong thời cổ đại, nhưng những dấu tích khảo cổ mới nhất cũng đã chứng minh được rằng người cổ xưa biết dùng những chất xúc tác hóa học để tạo ra khói độc", Adrienne Mayor, một học giả nghiên cứu cổ điển và lịch sử khoa học tại đại học Stanford, nói.
"Quá trình đốt cháy lưu huỳnh tạo ra khí sulfur dioxide độc hại, những khí này gây chết người nếu hít phải số lượng lớn", Mayor cho biết thêm
Một bằng chứng nữa trong việc sử dụng vũ khí hóa học thời cổ xưa đó là những vật hình tròn nhân tạo bị đốt cháy trong trận chiến cổ tại Gandhara, Pakistan.
"Những vật được tẩm chất bắt cháy được dùng như vũ khí để chống lại đội quân của Alexander Đại đế năm 327 trước Công nguyên. Thành phần của những vũ khí này gồm có lưu huỳnh, barit, nhựa thông.
Từ rất lâu trước chiến tranh thế giới I, đã có 39 loại chất độc được sử dụng rộng rãi, từ hơi cay cho tới khí mù tạt. 

Mỹ sẽ phá hủy vũ khí hóa học của Syria bằng cách nào?

Một vấn đề khiến Mỹ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tấn công Syria là biện pháp xử lý với kho hóa chất được cho là bao gồm  sarin và BLU-119, chất độc có thể lan tỏa ra không khí và gây chết người hàng loạt.

vu-khi-1378267134.jpg
Thanh sát viên của Liên Hợp Quốc thu thập bằng chứng tại hiện trường để điều tra cáo buộc rằng chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công ngày 21/8. Ảnh: AFP.
Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố Mỹ có bằng chứng chứng tỏ Syria đã sử dụng chất độc sarin để giết hại hơn 1.400 thường dân. Nếu đó là sự thật, Mỹ sẽ không chỉ tấn công vào Syria mà còn phải tìm cách xử lý kho hóa chất.
Sarin cũng giống như hầu hết các loại vũ khí hóa học khác, nó nặng hơn không khí, không bị lan rộng trên mặt đất và dễ bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời và khí oxy. Nó là chất dễ cháy và dễ bị nhiệt phân.
Từ năm 1998, Lầu Năm Góc đã nghiên cứu biện pháp tiêu hủy vũ khí hóa học mà không làm chúng phân tán. Một loại vũ khí có tên gọi là PAW có thể tiêu hủy vũ khí hóa học mà không cần gây nổ đã được ra đời. PAW chỉ phù hợp với những nơi mà kho vũ khí hóa học được đặt cách xa khu dân cư và ít gió, Newscientist cho hay.
Một loại vũ khí khác là BLU-119 có thể phân hủy hóa chất nhanh hơn. Đó là một quả bom nặng 900 kg chứa thuốc nổ và 300 kg phốt pho trắng, khi cháy nhiệt độ lên tới 2.700 độ C. Tuy nhiên, bằng cách này sẽ có một lượng nhỏ sarin còn sót lại có thể lan tỏa vào không khí và gây nguy hiểm.
Hai loại vũ khí trên đều phá hủy kho vũ khí hóa học. Lầu Năm Góc cũng đang nghiên cứu cách sử dụng bọt nhiệt nhôm, chất nổ hỗn hợp có nhiệt độ cao tương tự tên lửa. Họ sử dụng đầu đạn có vỏ làm bằng vật liệu có thể gây nổ dùng trong tên lửa hành trình.
Sử dụng máy bay không người lái
Lầu Năm Góc cũng lập ra các mô hình mô phỏng. Họ nghiên cứu sự phân tán và tỷ lệ hóa chất lan tỏa ra không khí để xây dựng các mô hình tác chiến và hiểu được mối nguy hiểm từ mục tiêu tấn công. Họ cũng đánh giá hiệu quả của một cuộc tấn công ngay sau khi nó xảy ra bằng cách sử dụng máy bay không người lái thu nhỏ gắn vào phần đuôi của quả bom và tự tách ra ngay trước khi bom phát nổ. Nó giúp đưa ra cảnh báo tức thời khi có làn khói độc phát ra.
Tuy nhiên, ngay cả với vũ khí tối tân và kế hoạch hoàn hảo, mục tiêu tấn công có quy mô quá lớn sẽ là thách thức cho quân đội Mỹ.
"Tổng khối lượng ước tính lên tới hàng trăm, thậm chí hàng vạn tấn vũ khí hóa học được phân bố ở hàng chục địa điểm là vấn đề thực sự khó khăn", James Ketchum, chuyên gia về nghiên cứu con người của quân đội Mỹ trong những năm 1960 cho biết. "Vụ nổ có thể giải phóng khí gây chết người, thậm chí nhiệt tạo ra từ phản ứng cũng có thể lấy đi mạng sống", ông nói.
Nhà lý sinh học Brian Hanley cho biết các thành phần tạo ra sarin có thể được lưu trữ riêng rẽ, và người ta chỉ trộn chúng với nhau rồi đem sử dụng ngay. Việc ném bom vào các kho hóa chất có thể gây ra sự trộn hợp các thành phần này và vô tình lại tạo ra sarin. Và theo ông, cách tốt nhất để phá hủy vũ khí hóa học là cho quân đội đổ bộ, tách rời các thành phần và làm ráo nước một cách an toàn.

Sarin - Sát thủ giết người chỉ trong vài phút

Sarin, loại chất độc thần kinh mà Mỹ cáo buộc chính quyền Syria sử dụng trong cuộc tấn công làm hàng nghìn người chết tháng trước, là chất độc cực mạnh, tác động nhanh và từng là thủ phạm trong nhiều vụ thảm sát trước đây trên thế giới.

sarin-1378109483.jpg
Chính quyền Syria bị cáo buộc sử dụng sarin để sát hại hàng nghìn dân thường hôm 21/8. Ảnh: AP
Cái tên sarin bắt nguồn từ các chữ cái đầu trong tên của các nhà hóa học đã tình cờ khám phá ra nó: Schrader, Ambros, Ruediger et Van der Linde. Các nhà khoa học này đã cố gắng tạo ra loại thuốc trừ sâu mạnh hơn nhưng công thức chế tạo sau đó bị quân đội Đức Quốc xã thâu tóm để sản xuất vũ khí hóa học, và được các nhà khoa học Đức quốc xã phát triển vào năm 1938.
Khi một người hít phải hoặc hấp thu sarin qua da, chất độc này sẽ làm tê liệt trung tâm hô hấp của hệ thần kinh trung ương và khiến các cơ quanh phổi ngừng hoạt động.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sarin có khả năng gây chết người mạnh gấp 26 lần so với xyanua. Chỉ một giọt sarin nhỏ bằng kim châm cũng có thể giết chết một người. 
Các triệu chứng khi một người tiếp xúc với sarin là đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, chảy nước dãi, co giật, ngừng hô hấp và bất tỉnh. Việc hít phải một liều cao khoảng 200 miligram sarin có thể gây chết người “chỉ trong vài phút”, thậm chí không có thời gian để xuất hiện triệu chứng, theo Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học.
Tuy nhiên, sarin mất nhiều thời gian để hấp thu qua da hơn và trong vòng nửa giờ đầu sẽ không gây ra triệu chứng nào. Quá trình phát bệnh sau đó diễn ra nhanh chóng. Thậm chí cả khi không gây chết người, sarin cũng gây ra những ảnh hưởng về lâu dài như phá hủy phổi, mắt và hệ thần kinh trung ương của nạn nhân.
Nặng hơn không khí, chất độc này có thể tồn tại ở một khu vực đến 6 tiếng, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nhìn chung, các chất độc thần kinh loại này tác động nhanh và dễ sản xuất với công nghệ hóa học đơn giản, ít tốn kém và các nguyên liệu sẵn có. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh dịch Mỹ (CDC), sarin có thể nhiễm vào thức ăn hoặc nguồn nước. Trung tâm này cũng nhấn mạnh rằng đã có thuốc giải độc sarin.
Vụ tấn công bằng sarin khét tiếng nhất xảy ra vào tháng 3/1988, với 5.000 người Kurd bị thiệt mạng và 65.000 người bị thương, khi quân đội Iraq sử dụng nhiều chất hóa học bao gồm sarin, khí mù tạt và có thể cả VX, một chất độc thần kinh mạnh hơn sarin 10 lần, để tấn công. Đây cũng được xem là vụ tấn công bằng khí độc tồi tệ nhất vào dân thường.
Sarin cũng từng giết chết 13 người và làm bị thương 6.000 người khi giáo phái Aum Shinrikyo tấn công tàu điện ngầm Tokyo vào tháng 3/1995. Giáo phái này cũng dùng chất độc thần kinh sarin trong vụ tấn công vào một năm trước đó ở thành phố Matsumoto, giết 7 người.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua tuyên bố những mẫu tóc và máu thu thập được từ hiện trường vụ tấn công ở đông Damascus hôm 21/8 cho thấy những dấu hiệu của sarin. Washington hoàn toàn tin rằng chính quyền Syria là những người đã tiến hành vụ tấn công bằng chất độc hóa học khiến hơn 1.400 người thiệt mạng, trong đó có hàng trăm trẻ em.
Các thanh sát viên Liên Hợp Quốc điều tra về cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Syria đã rời nước này hôm 31/8. Việc phân tích các mẫu vật có thể kéo dài đến ba tuần.
Chính quyền Syria được cho là đang kiểm soát hàng trăm tấn chất độc hóa học khác nhau. Bên cạnh những chất độc làm rộp da như khí mù tạt, Damascus được cho là cũng sở hữu sarin và có thể cả VX.
Chính quyền Syria cũng có các phương tiện để tấn công bằng chất hóa học như tên lửa Scud, pháo và bom trên không, theo các nhà phân tích quốc phòng.

Vũ khí hóa học của Syria

Damascus từng xác nhận về việc sở hữu vũ khí hóa học, nhưng chưa bao giờ công bố chi tiết các kho vũ khí thuộc loại hủy diệt hàng loạt và bị cấm này.

syria-6148-1378779692.jpg
Syria thừa nhận sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng chi tiết về kho vũ khí này không được hé lộ. Ảnh minh họa: Nowtheendbegins
Theo tổng hợp của CNN, các nhà quan sát quốc tế tin rằng Syria đang nắm trong tay cả những chất khí có khả năng làm rộp da như khí mù tạt, loại khí từng gây thương vong khủng khiếp trong Thế chiến I, lẫn chất độc thần kinh sarin và VX.
Khí mù tạt, còn được biết đến là mù tạt lưu huỳnh, gây ra những vết bỏng hóa học trên da, mắt và phổi. Khí mù tạt có thể gây chết người, làm nạn nhân bị tàn tật, gây ung thư hoặc mù vĩnh viễn. Nó có thể tồn tại trong môi trường suốt nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch Mỹ. 
Sarin, chất độc mà Mỹ nghi ngờ chính quyền Syria sử dụng trong cuộc tấn công hôm 21/8, bốc hơi nhanh, dễ hòa tan vào nước và có thể nhiễm vào thực phẩm, áo quần.
VX được xem là chất độc thần kinh có độc tính cao nhất, dễ dàng ngấm vào da hơn sarin. VX bốc hơi rất chậm, với tỷ lệ tương đương dầu bôi trơn động cơ. Giống như sarin, VX có thể bốc hơi khỏi quần áo trong vòng một tiếng rưỡi sau khi tiếp xúc. 
Trước khi cuộc nội chiến bắt đầu vào năm 2011, Syria đã có những cơ sở nghiên cứu và sản xuất vũ khí hóa học gần Damascus, Aleppo, Homs, Latakia và Hama, Theo Trung tâm James Martin ở Mỹ, cơ quan thống kê kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của thế giới, những nơi này sản xuất hàng trăm tấn chất độc mỗi năm.
Syria có thể sử dụng chất độc hóa học thông qua nhiều loại vũ khí, như bom được thả từ máy bay, tên lửa Scud, đạn pháo hoặc rocket.
Syria chưaký kết Hiệp ước Vũ khí Hóa học (CWC), hiệp ước quốc tế hiện tại chống lại việc sử dụng chất độc hại. Tuy nhiên, nước này là một trong các quốc gia ký Nghị định thư Geneva 1925, có nội dung cấm việc sử dụng vũ khí hóa học và chiến tranh sinh học, theo Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học quốc tế (OPCW). Hiệp ước này cấm cả việc sử dụng và trả đũa các nước khác bằng vũ khí sinh hóa.
OPCW, cơ quan giám sát việc thi hành CWC, cho hay Syria đã làm lơ trước nhiều nỗ lực nhằm buộc nước này ký vào hiệp ước. Các chuyên gia từ OPCW là một phần trong nhóm thanh sát viên của Liên Hợp Quốc thu thập bằng chứng tại hiện trường vụ tấn công hôm 21/8.
Mỹ tin rằng chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã sử dụng kho vũ khí hóa học của mình để sát hại hơn 1.400 dân thường ở ngoại ô Damascus hôm đó. Tuy nhiên, tổng thống Syria bác bỏ cáo buộc này và cho rằng chính quân đội của ông đã bị trúng khí độc từ phe nổi dậy. 
Tháng 7 năm ngoái, Syria từng xác nhận nước này đang sở hữu các vũ khí hủy diệt hàng loạt và kho vũ khí này do quân đội bảo vệ. Tuy nhiên, Syria khẳng định sẽ không bao giờ dùng vũ khí sinh hóa để sát hại người dân mà chỉ để đáp trả lại những kẻ ngoại xâm.
MAP-Syrian-Chemical-Weapon-8946-13787793
Bản đồ phân bố các cơ sở sản xuất và lưu trữ chất hóa học của Syria, theo nghiên cứu của Monterey Institute, Mỹ.
Nga hôm qua đề nghị Syria giao nộp kho vũ khí của mình để cộng đồng quốc tế giám sát, nhằm ngăn chặn kế hoạch không kích từ Mỹ. Ngoại trưởng Syria hoan nghênh ý tưởng này của Nga nhưng Tổng thống Assad chưa vẫn chưa lên tiếng.
Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama cũng nhận định tích cực về đề xuất này. Ông tuyên bố Mỹ sẽ ngừng "hoàn toàn" kế hoạch tấn công nếu Syria từ bỏ vũ khí hóa học và đặt chúng dưới sự kiểm soát của quốc tế.
Libya, quốc gia Bắc Phi và cách không xa Syria, cũng có vũ khí hóa học. Khi Libya tuyên bố từ bỏ chương trình vũ khí hóa học năm 2004, nước này công khai kho vũ khí của mình với OPCW. Tổ chức này đã cử các thanh sát viên độc lập đến Libya để xác nhận và sau đó các nhà máy sản xuất của nước này bị dỡ bỏ, kho vũ khí hóa học bị phá hủy.
Hơn một nửa trong số 24 tấn khí mù tạt và khoảng 40% các hóa chất tiền thân đã bị phá hủy trước khi cuộc cách mạng lật đổ nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi nổ ra năm 2011, khiến công việc này bị gián đoạn và đến nay vẫn chưa hoàn thành. Sau cuộc cách mạng, chính quyền mới của Libya cho hay đã tìm thấy thêm khí mù tạt và các loại đạn pháo có khả năng phân tán chất độc này.

Vũ khí hóa học Syria được 'mổ xẻ' như thế nào

Mẫu vật do các thanh sát viên Liên Hợp Quốc thu thập từ địa điểm bị cáo buộc tấn công hóa học ở Syria đang được các nhà khoa học phân tích tỉ mỉ trong các phòng thí nghiệm.

vu-khi-1378267134.jpg
Thanh sát viên của Liên Hợp Quốc thu thập bằng chứng tại hiện trường để điều tra cáo buộc rằng chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công ngày 21/8. Ảnh: AFP.
Việc phân tích vũ khí hóa học ở Syria do Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) thực hiện dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Cựu nhân viên cấp cao của OPCW cho biết quá trình phân tích các mẫu vật thu được ở hiện trường có thể kéo dài 7-10 ngày.
"Mẫu vật do các thanh sát viên thu thập được ở Syria được đem đến phòng thí nghiệm của trung tâm OPCW, sau đó chuyển sang các phòng thí nghiệm được chỉ định khác trên thế giới. Kết luận phải có bằng chứng khoa học mạnh mẽ giúp xác định xem vũ khí hóa học đã được sử dụng hay chưa trong cuộc tấn công tại Ghouta, Syria", tiến sĩ Ralf Trapp nói với BBC.
Thanh sát viên của Liên Hợp Quốc thu thập mẫu đất, máu, nước tiểu và tóc của nhiều nạn nhân trong cuộc tấn công và mẫu mô từ các thi thể. Các mẫu được đánh số, chụp ảnh và chuyển tới phòng thí nghiệm trung tâm OPCW trong bình kín. Trong quá trình vận chuyển, các mẫu liên tục được kiểm tra chéo để đảm bảo không có sự nhầm lẫn và kết quả đưa ra là chính xác.
Mỗi mẫu được gửi tới 3 phòng thí nghiệm có đủ thẩm quyền thử nghiệm. Nếu có nhiều mẫu cần phân tích, chúng được chuyển sang nhiều phòng thí nghiệm khác để kiểm tra một cách độc lập.
Mỗi phòng thí nghiệm nhận được hai mẫu giả, một không chứa chất độc thần kinh sarin và một chứa chất độc thần kinh khác hoặc sản phẩm phân hủy của nó, từ đó cho phép OPCW đảm bảo độ chính xác của kết quả. Thời gian phân tích phụ thuộc vào số lượng mẫu và số lượng phòng thí nghiệm liên quan đến việc kiểm tra.
Ngoài ra, mỗi phòng thí nghiệm phải sử dụng hai phương pháp hoàn toàn khác nhau để phân tích. Sau đó phải tiến hành cuộc kiểm tra thứ ba để đánh giá tính chính xác của hai phương pháp trước đó. Quá trình này phải mất nhiều ngày để hoàn thành, các nhà nghiên cứu phải viết một báo cáo gửi lại cho OPCW sau khi kết hợp với nhiều cuộc phỏng vấn, đánh giá, báo cáo của thanh tra y tế.
Hơn 20 phòng thí nghiệm thực hiện quy trình này được đặt ở nhiều nước như Anh, Mỹ, Pháp và Trung Quốc.
Mục đích của Liên Hợp Quốc và OPCW nhằm để tìm hiểu sự thật về những gì đang xảy ra chứ không phải tìm ra thủ phạm. Tuy nhiên, theo ông Trapp, kết quả có thể làm sáng tỏ lý do vì sao nhiều nạn nhân không có những triệu chứng điển hình khi tiếp xúc với chất độc thần kinh sarin, ví dụ như sự thu hẹp đồng tử mắt và run rẩy, sau khi cuộc tấn công xảy ra.
"Tôi chắc chắn đó là một cuộc tấn công hóa học, nhưng tôi không chắc chắn 100% đó là sarin, hoặc sarin kém chất lượng", Ralf Trapp nói.

Mỹ lên kế hoạch 'tấn công Syria trong 72 giờ'

Lầu Năm Góc đang sẵn sàng cho những cuộc tấn công mạnh mẽ và lâu dài hơn kế hoạch trước đây nhằm vào Syria, có thể kéo dài ba ngày, một tờ báo uy tín của Mỹ cho biết.

Theo tờ Los Angeles Times hôm nay, các nhà hoạch định chiến tranh dự kiến thực hiện những cuộc tấn công cấp tập bằng tên lửa, tiếp sau đó là những màn tấn công bổ sung nhằm vào những mục tiêu bị bỏ sót hoặc vẫn đứng vững sau loạt oanh kích thứ nhất.
Times dẫn lời hai quan chức nói rằng, Nhà Trắng đã yêu cầu mở rộng danh sách các mục tiêu tấn công, tăng "nhiều hơn nhiều" so với con số 50 lúc ban đầu. Động thái này nhằm tăng khả năng hủy diệt lực lượng quân sự của tổng thống Syria Bashar al-Assad, vốn đang được triển khai rải rác khắp Syria.
000-Was7870346-1378654277.jpg
Một người thuộc phe nổi dậy ở miền bắc Syria. Ảnh: AFP.
Các nhà hoạch định của Lầu Năm Góc đang cân nhắc việc sử dụng máy bay của không quân, cùng với tên lửa hành trình được phóng đi từ các tàu khu trục đang trực chiến ở Địa Trung Hải, các tên lửa không đối đất từ cự ly xa, ngoài tầm với của hệ thống phòng không Syria, theo LA Times. Các tên lửa từ nhóm tàu sân bay Nimitz ở Biển Đỏ cũng có thể vươn tới Syria.
"Sẽ có những loạt tấn công và có đánh giá sau mỗi loạt như thế, nhưng tất cả diễn ra trong vòng 72 giờ và có đánh giá kết quả cuối cùng", một quan chức rất hiểu biết về quá trình lập kế hoạch tấn công Syria tiết lộ.
Trước đó tờ New York Times cũng cho hay, chính phủ Mỹ đang bị nghi ngờ có ý định mở rộng quy mô tấn công nhằm vào Syria. Tuy nhiên, ông Obama bác bỏ ý kiến cho rằng Mỹ mở rộng quy mô so với ý định ban đầu. Tổng thống Mỹ chủ trương tiến hành một cuộc "tấn công giới hạn" để cảnh cáo và ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học, chứ không nhằm lật đổ chế độ hiện nay ở Syria.
Thông tin về "cuộc tấn công 72 giờ" được đưa ra trong lúc tổng thống Mỹ Obama đang tích cực vận động các nghị sĩ và dân biểu cho phép tấn công Syria nhằm ngăn chặn nước này sử dụng vũ khí hóa học, sau khi chính phủ Mỹ cáo buộc lực lượng của ông Al-Assad dùng vũ khí bị cấm để giết hơn 1.400 người ngày 21/8. Các nghị sĩ Mỹ sẽ có phiên họp về Syria vào ngày mai, sau kỳ nghỉ hè. Tổng thống Mỹ cũng ra sức vận động công chúng, ông sẽ có các bài trả lời phỏng vấn trên các kênh truyền hình như PBS, CNN Fox News, theo AFP.
Sau đó, vào ngày thứ ba, Obama sẽ có bài phát biểu với quốc dân, trước khi thượng viện bỏ phiếu về việc tấn công Syria.

Người em bí ẩn của tổng thống Syria

Được xem là người đàn ông quyền lực thứ hai ở Syria sau người anh tổng thống, Maher al-Assad lãnh đạo hai lực lượng quân sự cốt yếu của chính phủ. Ông nổi tiếng hung bạo nhưng rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng. 

Maher al-Assad sinh năm 1967, là con út của cố tổng thống Syria Hafez al-Assad. Ông từng được đánh giá là người thừa kế tiềm năng cho ông Hafez. Tuy nhiên, người lên nắm quyền lại là Bashar al-Assad dù trước đó ông này được cho là thiếu kinh nghiệm quân sự và cũng không có tham vọng chính trị. Những lời đồn đoán cho rằng chính tính cách nóng nảy nổi tiếng của Maher đã ảnh hưởng đến quyết định chọn Bashar làm tổng thống Syria. 
[Caption]
Maher al-Assad. Ảnh: Wikipedia
Maher al-Assad được các nhà phân tích mô tả là người "nhẫn tâm" hơn cả anh trai Bashar. Một nhà phân tích từng gặp Maher kể rằng ông mặc áo khoác tối màu, đeo kính râm và tóc chải ngược ra sau, trông hoàn toàn giống một mafia bị truy nã. 
Vai trò chính thức của Maher là quản lý hai đơn vị quân đội tinh nhuệ nhất của Syria: Sư đoàn Thiết giáp Số 4 và Vệ binh Cộng hòa. Ông cũng là lãnh đạo của lực lượng du kích Shabiha.
Các nhà phân tích Syria cho hay, Shabiha không chỉ là một phần quan trọng trong lực lượng của chính quyền chống phe nổi dậy, mà còn được cho là đứng sau các vụ thảm sát dân thường Syria.
"Maher chịu trách nhiệm gìn giữ quyền lực cho chính quyền", ông Joshua Landis, đại học Oklahoma, Mỹ nói. "Maher luôn đi đầu trong cuộc chiến tàn bạo nhất".
Người đàn ông bí ẩn
Maher rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Ông thường xuyên di chuyển và tránh nói chuyện qua điện thoại. Những bức ảnh về Maher cũng rất ít ỏi và hầu hết được chụp khi ông xuất hiện trong lễ tang của cha vào năm 2000.
Theo ông Landis, hành tung bí ẩn của Maher có thể là một cách để ông bảo vệ mạng sống của mình. Ông hiện là người anh em trai cuối cùng còn sống sót của Tổng thống Syria.
Thậm chí, không ai rõ tình trạng sức khỏe của Maher. Nhiều người tin rằng ông đã bị thương, thậm chí mất một chân, khi một hội nghị an ninh quốc gia ở Syria bị tấn công năm 2012. Những người khác lại cho rằng, vụ tấn công này khiến tay ông bị liệt. Maher đã biến mất trước công chúng kể từ thời điểm đó và nhiều câu chuyện liên quan đến ông được thêu dệt.
Một trong những chuyện được lan truyền rộng rãi nhất về Maher liên quan đến chị gái của ông, Bushra. Bà muốn kết hôn với một người đàn ông đã qua một đời vợ. Trước việc cả gia đình phản đối cuộc hôn nhân này, Maher được cho là đã bắn vào bụng của anh rể tương lai trong một lần hai bên to tiếng.
Câu chuyện không rõ thực hư này được xem là một minh chứng điển hình cho tính cách của Maher. "Ông ta bốc đồng, hung hăng và tàn bạo", Ted Kattouf, cựu đại sứ Mỹ tại Syria nói.
assad-4139-1378887079.jpg
Maher đứng ngoài cùng bên trái, cạnh anh trai, Tổng thống Bashar al-Assad, trong một bức ảnh của gia đình. Ảnh: Wikipedia
Trong khi Tổng thống Bashar luôn nỗ lực xây dựng một hình đẹp trước mắt người dân Syria, "mọi người lại xem Maher như một trong những người cầm quyền đằng sau ngai vàng có thể làm những việc độc ác", Landis nhận định. 
Tuy nhiên, ông cũng có nhiều mối quan tâm cá nhân khác ngoài việc giúp anh trai nắm quyền, theo ông Kattouf. Trong các cuộc họp với giới chức Arab, Maher được mô tả là rất ít nói và không quan tâm đến các vấn đề chính trị. 
"Bất cứ vấn đề nào họ nêu ra, ông ta cũng không tỏ ra quan tâm. Chỉ đến khi họ bắt đầu bàn tán về những tin đồn liên quan đến các nữ diễn viên và ca sĩ Arab, ai qua đêm với ai, thì ông ta mới nhập cuộc", ông Kattouf nói.
Điều này có thể có lợi cho anh trai ông, Bashar, người dường như đánh giá lòng trung thành trong gia đình cao hơi mối quan tâm về các vấn đề thế giới. Bashar đã cố ý đưa những người thân tín vào các vị trí quan trọng để chống lại nguy cơ đảo chính. Ông dường như đã tìm được một thành viên gia đình hoàn hảo để đảm nhiệm vai trò này.
"Maher tự coi mình là người bảo vệ cho chính quyền", ông Kattouf nói.

Nga giao Mỹ kế hoạch kiểm soát vũ khí hóa học Syria

Nga vừa bàn giao cho Mỹ kế hoạch đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế, trước một cuộc họp quan trọng về vấn đề này giữa quan chức ngoại giao hai nước. 

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ thảo luận về kế hoạch kiểm soát vũ khí hóa học của Syria với Mỹ vào ngày mai. 
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ thảo luận về kế hoạch kiểm soát vũ khí hóa học của Syria với giới chức Mỹ vào ngày mai. Ảnh: AFP.
"Chúng tôi đã bàn giao cho Mỹ một kế hoạch nhằm đặt vũ khí hóa học ở Syria dưới sự kiểm soát quốc tế. Chúng tôi dự kiến thảo luận về vấn đề này ở Geneva", các hãng thông tấn Nga dẫn lời một quan chức trong phái đoàn Nga tham gia cuộc họp nói trên. Quan chức này không tiết lộ thêm chi tiết về kế hoạch.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp của Mỹ John Kerry sẽ gặp nhau vào ngày mai để thảo luận về việc thu thập cũng như tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria. Cuộc họp có thể mất một hoặc hai ngày.
"Đây sẽ là một cuộc họp song phương, không có kế hoạch nào liên quan đến Liên Hợp Quốc", một nguồn tin ở Geneva, Thụy Sĩ cho biết. Hãng thông tấn ITAR-TASS đưa tin cuộc họp sẽ diễn ra ở một trong những khách sạn sang trọng nhất của Geneva.
Moscow hôm 9/9 đề xuất Syria giao nộp vũ khí hóa học, dẫn đến việc Tổng thống Mỹ Barack Obama hoãn kế hoạch không kích vào quốc gia Trung Đông nhằm trừng phạt việc chính quyền Bashar al-Assad tấn công hóa học.
Theo tình báo Mỹ, trong cuộc tấn công này, quân đội Syria đã sát hại hơn 1.400 người ở thành lũy của phe đối lập thuộc vùng ngoại ô Damascus, với chất độc thần kinh sarin. Tuy nhiên, chính quyền Assad bác bỏ cáo buộc này.

Đằng sau thỏa thuận 'đổi vũ khí lấy hòa bình'

Các tổng thống Putin và Obama từng thảo luận về ý tưởng đòi Syria giao nộp vũ khí hóa học, nhưng sau đó là cả một năm dài bế tắc, mãi cho đến khi xảy ra bước đột phá với phát ngôn của ngoại trưởng Mỹ trưa hôm thứ hai.

kerry-4111-1378876080.jpg
Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được coi là gợi ý tạo ra giải pháp bước ngoặt cho cuộc khủng hoảng Syria sau một quãng đường dài thương thuyết với Nga. Ảnh: AP
Trong họp báo với ngoại trưởng Anh trưa hôm 9/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chủ động nêu quan điểm mà không có sự chỉ đạo từ Nhà Trắng, khi ông gợi ý rằng Syria có thể tránh được một cuộc tấn công từ Mỹ nếu từ bỏ các vũ khí hóa học.
Phát biểu của ông sau đó được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ mô tả là mang tính "tu từ" và tính "giả thuyết", nhưng lại mở ra chuỗi phản ứng dồn dập có thể giúp tránh được một cuộc chiến tranh ở Syria. Nó khiến Tổng thống Barack Obama có thể thoát ra khỏi khủng hoảng, hoặc ít nhất cho ông một lý do chính trị để thực hiện các giải pháp ngoại giao, quan chức Mỹ nói với Wall Street Journal.
Dù các diễn biến xảy ra khá bất ngờ, nhưng một năm trước, ông Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ tại Hội nghị G20 tại Mexico và bàn về ý tưởng Syria sẽ bàn giao kho vũ khí hóa học cho quốc tế kiểm soát. Tuy nhiên, khi đó hai nhà lãnh đạo không đi đến thống nhất.
Trong một năm sau đó, các quan chức của chính quyền Obama và những người đồng cấp Nga đã thảo luận các biện pháp để vô hiệu hóa kho vũ khí hóa học của Syria. 
Hồi tháng 4, ông Kerry có chuyến công du đầu tiên tới Moscow trên cương vị bộ trưởng ngoại giao và dự tiệc tối cùng người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. Bữa tiệc kéo dài đến tận 2h30 sáng. Họ thảo luận về phương thức tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria, tương tự như từng thảo luận về việc Libya từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân một thập kỷ trước.
Tháng 6, Mỹ kết luận rằng chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học trên quy mô nhỏ và ông Obama cho phép Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) hỗ trợ lực lượng chống chính quyền Assad. Nga tiếp tục thể hiện sự ủng hộ dành cho Syria.
Sau khi cuộc tấn công bằng hóa học xảy ra ở ngoại ô thủ đô Damascus của Syria hôm 21/8, Mỹ kết luận chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học làm hơn 1.400 người chết. 
Từ sau vụ này, các cuộc thảo luận giữa ông Kerry và Lavrov càng trở nên nóng bỏng hơn. Họ đã nói chuyện đến 9 lần kể từ ngày 21/8, các quan chức Mỹ cho hay. Khi ông Obama và Kerry thể hiện quyết tâm tiến hành cuộc tấn công mạnh mẽ để trừng phạt, Nga vẫn bảo vệ Syria và nói rằng phe nổi dậy đứng sau vụ việc chứ không phải chính quyền Syria.
1-1377675566.jpg
Syria là một trong số ít các quốc gia không ký Công ước cấm sử dụng vũ khí hóa học. Trong kho dự trữ của Syria có lưu trữ Sarin, khí Mustard, Tabun và VX. Trong ảnh là các binh sĩ của Syria. Ảnh: Business Insider
Đột phá xuất hiện tại Hội nghị G20 diễn ra ở Saint Petersburg, Nga, tuần trước. Ông Obama nói không có kế hoạch gặp ông Putin, nhưng đến ngày cuối cùng, họ bất ngờ trao đổi với nhau hơn 20 phút bên lề hội nghị.
Trong cuộc gặp kín đó, Putin nhắc đến kế hoạch phá hủy kho vũ khí mà Tổng thống Syria đang nắm giữ và ông Obama đồng ý rằng đây có thể là con đường có thể dẫn đến hợp tác. Cả hai bên đều xác nhận như vậy. Họ thống nhất rằng hai Ngoại trưởng Kerry và Lavrov sẽ lên kế hoạch chi tiết. Nhưng các cuộc thảo luận vẫn bị trì hoãn và Mỹ đã không còn hy vọng là kế hoạch này sẽ thành hiện thực.
Tuy nhiên, Kerry bất ngờ nhắc lại ý tưởng trong cuộc họp báo ở London hôm 9/9. Sau đó, diễn biến có tính bước ngoặt xảy ra. Ngoại trưởng Nga Lavrov công khai đề xuất ý tưởng. Ngay sau đó, Syria nhanh chóng chấp thuận. 
Vài giờ sau, Tổng thống Obama cũng lên tiếng. "Chúng tôi bất ngờ vì tuyên bố của Nga. Nó vượt xa hơn rất nhiều so với dự kiến", quan chức cấp cao của Mỹ cho hay.
Ông Kerry nói chuyện với Cố vấn An ninh Susan Rice và hai người đồng ý rằng đề xuất phá hủy kho vũ khí hóa học mà chính quyền Assad sở hữu có thể rất khó thực hiện, nhưng đây là một "bước đi tích cực" và cần phải theo đuổi.
Các nghị sĩ Mỹ thì cố tránh một cuộc bỏ phiếu khó khăn, trong đó hoặc là miễn cưỡng ủng hộ can thiệp quân sự vào Syria, hoặc là bỏ phiếu chống lại đề nghị của Obama. Một số nghị sĩ chỉ trích cách tiếp cận mà họ thấy là "đầy ngẫu hứng" của chính phủ Mỹ trong vấn đề Syria.
"Tôi chưa bao giờ chứng kiến cách làm việc như thế này trong suốt những năm ở đây", Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain nói.
Các nhà ngoại giao Mỹ thì cho biết họ hy vọng cuộc tranh luận sắp tới sẽ chứng minh Nga cũng như Syria "có mưu đồ", và vấn đề lại được đặt vào tay chính phủ và quốc hội Mỹ. Họ cũng đang chờ đợi xem đề xuất của Nga sẽ được chính quyền Assad thực hiện như thế nào, nhưng tuyên bố sẽ không đợi lâu. 
"Cần phải xúc tiến nhanh chóng, cần phải làm thật và cần phải được kiểm chứng. Đây không phải là biện pháp dùng để câu giờ", một quan chức Mỹ nói.
Tuy nhiên, giải pháp Syria giao nộp vũ khí để tránh bị tấn công được Ngoại trưởng Kerry coi là biện pháp tốt nhất vào thời điểm này.
Mặc dù có sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa Nga và Mỹ trong một số vấn đề, bao gồm việc Nga cho cựu nhân viên an ninh Mỹ Edward Snowden tị nạn, các diễn biến mới cho thấy hai nước đang bị đẩy xích lại gần nhau trên chính trường quốc tế.
Nhà Trắng hy vọng một kết quả tích cực dù kế hoạch được triển khai theo cách nào. Syria có thể đồng ý bàn giao kho vũ khí hóa học, hoặc nếu không thì ông Obama sẽ quay trở lại Quốc hội với những luận điểm vững chắc hơn, rằng ông đã thử hết các biện pháp ngoại giao.
Sự chia rẽ trong Thượng viện và Hạ viện sẽ khiến kế hoạch ban đầu của tổng thống gặp khó khăn. Do đó, "gợi ý của Kerry đã cứu chúng ta", James Jeffrey, cựu đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq dưới thời Obama và phó cố vấn an ninh quốc gia thời George W. Bush, nói.
Một số quan chức Mỹ cho biết họ vẫn nghi ngờ tính khả thi của kế hoạch. Họ lo ngại rằng Nga, đồng minh lớn nhất của Syria, có thể dùng giải pháp này như một chiến thuật trì hoãn. Hơn nữa, việc giám sát một chính quyền trong bối cảnh nội chiến là một việc không khả thi.

Obama: 'Mỹ ngừng tấn công nếu Syria nộp vũ khí hóa học'

Tổng thống Mỹ Barack Obama nói "hoàn toàn" có thể dừng kế hoạch tấn công trừng phạt Syria nếu chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad từ bỏ vũ khí hóa học và đặt chúng dưới sự kiểm soát của quốc tế.

Tuy nhiên ông cũng tỏ ý nghi ngờ khả năng chính phủ Syria sẽ từ bỏ quyền kiểm soát vũ khí hóa học.
obama-3-5243-1378784080.jpg
Tổng thống Mỹ Obama. Ảnh: NBC
Tổng thống Obama có một loạt cuộc trả lời phỏng vấn với các hãng truyền thông lớn của Mỹ hôm qua. Ông giữ quan điểm cần có một cuộc tấn công có giới hạn nhằm trừng phạt chính phủ của tổng thống Syria Bashar al-Assad, do bị tố đã thực hiện cuộc thảm sát hơn 1.400 người bằng vũ khí hóa học.
"Tôi muốn đảm bảo rằng quy ước về chống sử dụng vũ khí hóa học phải được duy trì", Obama nói trong cuộc phỏng vấn với ABC News. "Đó là lợi ích quốc gia của chúng ta. Và nếu chúng ta có thể đảm bảo điều đó mà không cần một cuộc tấn công quân sự, đó hiển nhiên là điều tôi mong hơn".
Được hỏi liệu tổng thống có thể dừng kế hoạch tấn công vào Syria nếu Assad từ bỏ quyền kiểm soát kho vũ khí hóa học hay không, Obama đáp: "Hoàn toàn, nếu điều đó thực sự xảy ra". 
Phát biểu của Tổng thống Obama đưa ra sau khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua cho rằng Syria có thể tránh được một cuộc tấn công của phương Tây, bằng việc để quốc tế kiểm soát các kho vũ khí hóa học và tiêu hủy chúng. Sáng kiến này được ngoại trưởng Syria hoan nghênh, nhưng chưa rõ Tổng thống Syria Bashar al-Assad có tán thành hay không.
Ông Obama còn cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ theo dõi sát đề nghị của Nga. Tuy nhiên, việc xuất hiện các giải pháp ngoại giao tích cực không có nghĩa là Quốc hội Mỹ nên hủy bỏ cuộc tấn công trừng phạt. "Tôi không nghĩ chúng ta sẽ đạt được biện pháp ngoại giao tốt nếu không duy trì khả năng về một tấn công quân sự trừng phạt. Đây là thời điểm để chúng ta quyết định điều đó", ông Obama nói.
Harry Reid, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, hôm qua cho hay sẽ hoãn cuộc bỏ phiếu quan trọng về việc thông qua hành động tấn công Syria cho tới khi Tổng thống Barack Obama phát biểu công khai về vấn đề này.
Phản ứng về diễn biến này, Obama cho rằng sáng kiến của Nga dành cho Syria "ẩn chứa sự tích cực", đồng thời ám chỉ việc trì hoãn bỏ phiếu của Thượng viện là để chính quyền của ông đánh giá sáng kiến của Nga. "Tôi không thể dự đoán được liệu cuộc bỏ phiếu diễn ra vào tuần này hay vào lúc nào khác", Obama nói.
Obama nói rằng ông hiểu được "sự hoài nghi" của các thành viên trong Quốc hội cũng như người dân Mỹ. Ông cảnh báo lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ bị đe dọa nếu Syria được phép sử dụng "một trong những vũ khí nguy hiểm nhất trên thế giới" mà không chịu trừng phạt.
Chính quyền tổng thống Al-Assad từng bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học với quy mô nhỏ "nhiều lần" kể từ tháng 3. Đỉnh điểm là nghi án tấn công vào khu vực ngoại ô thủ đô Damascus hôm 21/8 làm hơn 1.400 người thiệt mạng, trong đó phần lớn là trẻ em.
Thăm dò ý kiến độc giả của VnExpress với câu hỏi "Theo bạn, Mỹ có đánh Syria hay không?", có gần 70% số người chọn "có" trong số 4.500 lượt bình chọn tính tới 10h40 hôm nay.

No comments:

Post a Comment

quangnm