Người Mỹ nghĩ gì khi uống “Trà”
Các
lọai “Trà” Hoa Kỳ thường uống, dân Mỹ nghĩ gì khi uống “Trà”
Trước
đây , khi bà hay mẹ cho con hay cháu uống trà – tea để bớt cảm hàn – colds thì
lựa chọn thật là đơn giản: đó là trà Tetley hay trà Lipton. Ngày nay, các tiệm
thực phẩm lại bán vô số lọai trà. Và dân Mỹ uống trà nhắm hai mục đích: thưởng
thức hương vị hay cố chữa lành bệnh, mạnh khỏe. Theo Hiệp Hội Trà Hoa Kỳ, năm
2011, dân Mỹ đã uống hơn 65 tỉ tách trà hay hơn 3 tỉ ga lông( một ga lông Mỹ
gần 4 lít ).
Trà bán ra ở Hoa Kỳ để giúp tiêu hóa, máu tuần hòan dễ dàng hơn, gíúp bạn ngủ ngon hơn và làm bạn có thể thông minh hơn. Nhưng sau đây là một cảnh báo: bạn thường thấy nhãn hiệu trên chai – lọ – hộp nói rằng những tuyên bố vừa kể chưa được Cơ Quan Thực phẩm và Dược Phẩm –FDA ( The Food and Drug Administration ) Hoa Kỳ đánh gía xong và “ sản phẩm này không có ý định chuẩn đóan, chữa lành hay ngăn ngừa bệnh nào cả”. Điều này có nghĩa là chính người tiêu thụ phải tự xét đến những thành phần ở nhiều lọai trà. Bà Zoe Gardner, nhà quản lý khảo cứu và phát triển ở hãng bán trà Thuốc Truyền Thống- Traditional Medicicinals tọa lạc ở bang Ca Li nói rằng có nhiều cách xem xét các thành phần trong trà. Ở Canada, tại nhiều công ty trà phải được duyệt qua một tiến trình cấp môn bài của chánh phủ, theo lời bà.
Trà
xanh và trà đen
Cả
hai đều chứa flavonoids là những chất kháng ốcxy- hóa. Một chất này tên gọi là
epigallocatechin gallate – EGCG được tìm thất rất nhiều ở trà xanh và được xem
là giúp chống trả các gốc tự do – free radicals là những chất góp phần gây ung
thư, bệnh tim và làm nghẹt động mạch. Tiến trình lên men để chế tạo trà đen,
chuyển hóa EGCG thành những hợp chất khác, nhưng cũng có hợp chất trong trà đen
giúp tim lành mạnh và chống ung thư nữa. Và trà có thể giúp bạn chút ít thông
minh hơn, theo lời Andrea N. Giancoli, một bà phát ngôn viên Viện Hàn Lâm Dinh
Dưỡng và Ăn Uống Kiêng Cử . Ca Cả hai trà đen và trà xanh chứa theanine, một
amino acid giúp cải thiện chú ý và thêm khả năng học hỏi và trí nhớ. Cả hai
trà đen và trà xanh đều chứa caffe6ine, có thể làm ai đó lo lắng bồn chồn qúa
độ. Tuy nhiên trung bình một tách trà chứa ít caffêin hơn một tách cà phê. Theo
Mayo Clini , một tách trà đen 8 ounce ( 226.8 gr , vì 1 ounce = 28.35 gr ) chứa
12- 14 milligram caffêin. Một số lượng trà xanh tương tự chỉ chứa 24- 40 mg. Trong
khi một tách cà phê pha chế chứa đến 95- 200mg caffêin .
Theo bà, cũng không rỏ là những số lượng cây cỏ trộn vào các trà cây cỏ thương mãi, có đủ giúp chúng ta cải thiện sức khỏe hay không. Uống trà nóng hay trà lạnh đều không có gì khác biệt, theo lời McKay, nếu bạn tự pha chế lấy. “ Đa số trà đá – iced tea vô chai, trà đá sẳn sàng để uống, chỉ chứa quá ít flavonoids và trộn thêm qúa nhiều đường cho nên chúng không đem lại những lợi sức khỏe như tách trà mới pha chế. Mac Kay lưu ý thêm là thêm nước đá sẽ làm lõang đi số lượng trà bạn đang uống. Cơ quan FDA cũng đã lưu ý là không nên dùng cây cỏ cho trẻ em, căn cứ trên một xuất bản ở tạp chí Nhi khoa – Pediatrics. Các tác giả của nghiên cứu tìm thấy là khỏang chừng 9 % trẻ em có thể đã được thêm thực vật – botanical supplements và trà cây cỏ ở chế độ ăn uống trong năm đầu sau khi sinh và nói rằng: “các lọai bổ sung chế độ ăn uống và trà đã quá rộng lớn đối với trẻ em đã làm tăng thêm ý kiến là vài lọai có thể không lành mạnh, không an tòan.”
Trà
cúc La Mã – Chamomile tea
Ở
Hoa kỳ và Âu Châu, trà cúc (La Mã ) thường thuộc lòai hàng niên Matricaria
recutita ( M, chamomila), một lọai cây cỏ hàng niên ca chừng 60 -80 cm. Lá như
lá ráng, dương sĩ – fernlike hoa như hoa cúc nhỏ trắng hay vàng vàng chừng 2- 3
cm. Hoa phơi khô cho một lòai trà cúc thơm có mùi dứa ( thơm , khóm ). Tuy
nhiên nhiều lọai trà cúc bán dưới tên Matricaria lại thuộc các lòai thực vật
khác, tỉ như các giống trà cúc White star, Snow ball, Golden ball ( màu hoa
vàng tươi ), phần lớn lá mùi hắc hắc, lại thuộc lòai Chrysanthemum parthenium.
Còn trà cúc hoa khá đắng lại thuộc lòai Chamaemelum nobile( Anthemis nobilis ).
Các lòai này không thấy ghi có mặt ở cây cỏ Việt Nam, tuy rằng sách đã ghi 5
loài tông chi Chrysanthemum , đặc biệt là C. coronarium Cúc Tần Ô , hoa -thân
non làm rau xà lát, C. ( Tanacetum ) cinearariifolium trồng trước đây ở Đà Lạt lấy
pyrethtrum làm thuốc diệt côn trùng – sâu bọ và 14 – 15 lòai tông Artemisia ,
đặc biệt là lòai Artemisia annua Thanh Cao, Thảo cao, Chè Nội trích lấy thuốc
trị sốt rét Artemisin v.v…
Dù rằng trà cúc La Mã bán ra như thể là một lọai trà trị mất ngũ và làm yên tĩnh tâm thần , McKay lại cho rằng không có gì bảo đảm chắc chắn cho tuyên bố này cả . Tuy nhiên đừng vất bỏ trà cúc ,vì nó chứa đựng một kháng ốc xy -hóa tốt cho tim , chống viêm sưng và hạ bớt cholesterol.
Dù rằng trà cúc La Mã bán ra như thể là một lọai trà trị mất ngũ và làm yên tĩnh tâm thần , McKay lại cho rằng không có gì bảo đảm chắc chắn cho tuyên bố này cả . Tuy nhiên đừng vất bỏ trà cúc ,vì nó chứa đựng một kháng ốc xy -hóa tốt cho tim , chống viêm sưng và hạ bớt cholesterol.
Trà
gừng – Ginger tea
Các
nhà khảo cứu viện đại học Maryland nhấn mạnh là gừng đã được sử dụng hơn 2000
năm nay để giúp tiêu hóa, trị đau dạ dày, tháo dạ và ói mửa. Những nghiên cứu
còn cho thấy là gừng có thể ngăn ngừa bệnh họan chuyển động- motion sickness và
giảm bớt bệnh chóang váng đầu buổi sáng – morning sickness . Chịu đựng trà gừng
dễ dàng, khi dùng theo các nồng lượng điển hình. Nồng lượng quá cao có thể gây
ra đau bụng, ợ chua nóng – heatburn, ỉa chảy- diarrhea .
Trà
Bạc hà – Mint tea
Cây
bạc hà ở nước ta thuộc hai tông chi thực vật khác nhau : tông Alocasia họ Môn
Araceae có lòai Alocasia odora, lá và nhất là cuống dài dùng làm rau nấu canh
và tông Mentha thuộc họ Húng Lamiaceae. Tông Mentha có 5 lòai hiện diện ở Việt Nam, cũng
thường có tên là các lọai rau húng. Chỉ có lòai Mentha piperita, lá dùng ở nước
nhà trích tinh dầu menthol hơn là dùng làm trà, mới có tên là Bạc hà. Tại Hoa
Kỳ, có 6 lòai bạc hà – mint ( Mentha gentilis Golden Apple mint, M. piperita
Peppermint, M. pulegium Penny royal, M . requinii Jewel Mint of Corsica, M. spicata
Spearmint, M. suaveolens , nhưng thường bán dưới tên là M. rotundifolia, ở Việt
Nam gọi là húng lá tròn. Trà Bạc hà dùng nhiều nhất ở Hoa Kỳ thuộc loài
Peppermint, hay được xem là giúp tiêu hóa, nhưng Mckay lại nói rằng rất ít khi
nghiên cứu trà này trên con người. Mc Kay cho rằng vài người nên xa lánh trà
Bạc hà vì trà này có thể làm ai bị bệnh chảy ngược dạ dày thực quản –
gastroesophagal reflux có cơ làm bệnh nặng thêm. Trà Bạc hà M. pulegium tuy có
mùi vị bạc hà mạnh mẽ, nhưng có thể độc hại khi dùng số lượng lớn. Bạc hà châu
báu đảo Corse hương vị thơm tho, khi chân dẫm nát lá, không sống được mùa đông
ở vùng quá lạnh.
Trà
Bồ công Anh – dandelion tea
Bồ
công Anh, Bồ cốc trồng ở Việt Nam
dùng lá làm rau hơi đắng và làm thuốc có tên khoa học là Lactuca indica indian
lettuce. Lòai Bồ công Anh tên Pháp là pissenlit , dendelion , Việt Nam gọi là
Sư nha hay Địa đinh thuộc lòai Taraxacum officinalis , lại là lòai cỏ mọc hoang
ở cao nguyên. Ở Hoa Kỳ và Âu Châu cũng là cỏ hoang dại mọc ở vườn hoa, nhưng
khi trồng ăn lá thì dùng các giống tuyển chọn lá to hơn và dày hơn. Rau Bồ công
Anh mùi vị lá non ăn như mùi vị ăng điu, rau diếp quăn – endive. Jennings cho biết là trà
Bồ công Anh không độc hại gì cho bạn mà cũng không giúp ích gì bạn cả. Tuy bà
nói Bồ công Anh giàu các chất kháng ôcxy- hóa , giàu calcium, giàu sắt, nhưng
nồng lượng trong trà Bồ công Anh không nhiều để đưa tới lợi ích. Ăn lá non Bồ
công Anh làm xà lách hay nấu chín lá già, theo lời bà là phương cách tốt nhất
để có lợi ích cho sức khỏe.
Trà
bụp búp ( bút ) , bông cẩn – hihiscus tea
Trà
bông bụp – bông cẩn có mùi vị chua chua, thường có lợi cho con người. Trên một
nghiên cứu của Tạp chí Dinh Dưỡng, McKay và các bạn đồng nghiệp nhìn xem thử là
số lượng hibiscus trong gia vị Red Zinger ( hảng Celestial Seasonings ) có làm
hạ thấp áp huyết những ai bị hiểm nguy cao áp huyết và tìm ra là uống ba chén
trà hibiscus ( lá hay hoa ) một ngày, thật sự làm giảm cao áp đáng kể sau 6
tuần lễ .
II-
Bạn tưởng bạn biết rõ về trà. Hãy suy nghĩ lại đi .
-
Thêm sữa vào trà có làm mất đi lợi ích cho sức khỏe không. Sai, theo Kerri –Ann
Jennings, một nhà ngành học Chế độ ăn Uống – Dietetian. Dù rằng những nghiên
cứu trước đây nói là đúng như thế, nhưng khảo cứu gần đây nhất cho thấy là thêm
sữa vào trà không làm mất đi các lợi ích cho sức khỏe
- Đàn bà có thai có nên cẩn thận về tiêu thụ trà . Đúng . Trà đen và trà xanh chứa caffêine, các bà có thai cần giới hạn. Các trà cây cỏ là những pha trộn và có thể chứa những sản phẩm tai hại cho đàn bà mang thai. Các bà có chửa cần hỏi các bác sĩ về mọi lọai trà họ tiêu thụ cũng như uống trà chứa caffêin, theo lời Diane McKay, một nhà khảo cứu các chất kháng ôcxy- hóa tại Viện đại học Tuft.
- Đừng dùng sinh tố và trà chung nhau . Đôi khi đúng. Trà, đặc biệt là trà đen chận đứng hấp thu sắt từ thực phẩm hay các chất bổ sung , phụ gia. McKay khuyến cáo nên tránh dùng trà khi đang uống sinh tố hay đang ăn những thực phẩm giàu sắt. Điều này rất quan trọng cho các đàn bà có chửa đang uống sinh tố trước khi sinh .
- Hãy uống trà khi bạn cảm hàn . Đúng. Khi cảm hàn hay đau cổ họng, một tách trà ấm của bất cứ lọai trà nào cũng sẽ giúp làm dịu bớt đau cổ họng ngay. Trà làm ra từ Camellia sinensis nghĩa là trà đen, trà ô long – oolong và trà xanh đều có chất kháng ốc xy- hóa và các đặc tính kháng viêm sưng, cho nên có thể làm giảm bớt các triệu chứng, theo lời Mckay .
- Trà nóng tốt hơn trà đá. Sai. Trà đá phổ thông ở Hoa Kỳ hơn là trà nóng . Trà đá có thể tốt cho sức khỏe hơn trà nóng, theo chú thích của Mc Kay, nhưng chỉ khi nào bạn tự pha lấy trà. Và bạn cũng cần uống nhiều trà đá hơn để có công hiệu như trà nóng. Vì khi làm trà đá, bạn cần đun sôi nhiều gói trà trong nước sôi, rồi bạn pha loãng nó đi và thêm nước đá vào. Cho nên một tách trà đá pha tại nhà, sẽ chứa ít flavonoids hơn là một tách trà nóng bạn vừa mới pha xong.
( Phần lớn chiếu theo theo David Levine, ngày 27 tháng 7 năm 2013 )
( Irvine, Nam Ca Li- Hoa Kỳ, ngày 30 tháng 7 năm 2013 )
GS
Tôn Thất Trình
No comments:
Post a Comment