Thursday, September 5, 2013

Đã quá muộn để S-300 Nga tới "cứu" Syria!

Đã quá muộn để S-300 Nga tới "cứu" Syria!

 |

(Soha.vn) - Tổng thống Nga tuyên bố, S-300 sẽ được chuyển giao cho Syria nếu Mỹ và liên quân có hành động quân sự. Nhưng e rằng như thế là quá muộn!

Putin gật đầu, nhưng...
Trong cuộc phỏng vấn với AP và kênh Channel 1 của Nga, Tổng thống Putin đã hé lộ một số thông tin về hợp đồng chuyển giao hệ thống tên lửa S-300 cho Syria.
"Chúng tôi đã cung cấp một số thành phần (tổ hợp tên lửa S-300) nhưng quá trình chuyển giao chưa hoàn tất. Chúng tôi đang tạm thời trì hoãn nó", ông Putin nói.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga cũng cho rằng việc chuyển giao có thể tiếp tục nếu hành động chống lại Syria vi phạm luật quốc tế.
"Tuy nhiên, nếu chúng tôi nhận thấy rằng những bước đi đó (Mỹ tấn công Syria) vi phạm vào các tiêu chuẩn quốc tế hiện có, chúng tôi sẽ cân nhắc về cách hành động trong tương lai, đặc biệt là liên quan tới việc cung cấp các loại vũ khí nhạy cảm tới một số khu vực nhất định trên thế giới" - Ông Putin nhấn mạnh.
...S-300 sẽ không sống sót để tham chiến
Nhưng xem ra đây thực sự là một tuyên bố mang tính tinh thần hơn là một hành động hiệu quả về mặt quân sự. Bởi chúng ta đang nói về S-300, một tổ hợp vũ khí hiện đại và phức tạp chứ không phải là một loại vũ khí bộ binh nào đó.
Trước hết, để S-300 có thể vận hành được chứ chưa nói là hiệu quả cao, cần có một đội ngũ rất đông các nhân viên kỹ thuật và sĩ quan chỉ huy. Một tổ hợp S-300 khá cồng kềnh, bao gồm hơn 10 xe tải cỡ lớn 4 trục, dài 12m, nặng hơn 40 tấn. Các xe trong tổ hợp là một thành phần trong hệ thống liên hoàn, bao gồm xe chỉ huy, xe điều khiển, xe radar, xe bệ phóng, các trạm nguồn điện, khí nén…
Cứ coi như Syria chưa cần biên chế đủ một hệ thống thì cũng cần ít nhất các xe sau: xe chỉ huy, xe điều khiển, xe radar, xe bệ phóng, trạm nguồn điện, trạm nguồn khí nén, xe chở nạp đạn… Với từng ấy xe, phải đào tạo được một đội ngũ kỹ thuật cỡ vài chục người. Mà thời gian cho mỗi khóa học cũng phải từ 6 tháng trở lên. Nếu muốn làm chủ được ngay khi S-300 được chuyển giao, Syria phải đào tạo trước nhân lực, mặc dù điều này có thể đã xảy ra với xác suất không cao.
Thứ hai là thời gian vận chuyển quá lâu. Cứ cho như S-300 đã được đóng sẵn vào container ở các cảng của Nga thì cũng phải mất khoảng 2 tuần để vận chuyển lô hàng từ St. Petersburg (Nga) đến cảng Tartus (Syria). Tất nhiên, đó là khi tàu hàng không bị cản trở hay bắt giữ, chưa kể tàu chở sẽ không được phép đi vào các cảng của châu Âu để tiếp nhiên liệu, hậu cần. Các trường hợp trên đều chắc chắn xảy ra nếu tàu đang chuyển S-300 cho Syria.
	Làm cách nào để S-300 có thể cập cảng và di chuyển, triển khai một cách an toàn khi tàu chiến Mỹ đang bao vây Syria?
Làm cách nào để S-300 có thể cập cảng và di chuyển, triển khai một cách an toàn khi tàu chiến Mỹ đang bao vây Syria?
Nhìn lại cuộc chiến tranh Iraq, khoảng thời gian từ khi Mỹ khai hỏa ở Iraq đến khi bộ binh làm chủ thủ đô Bagdad chỉ vỏn vẹn 20 ngày. Liệu thời gian chuyên chở lâu như vậy có đủ để cứu Syria được hay không?
Thứ ba là vận chuyển về Syria rồi thì sẽ triển khai như thế nào? Một khối các khí tài cồng kềnh như vậy được chuyển từ bờ biển đang bị phong tỏa bởi các tàu chiến Mỹ và liên quân cũng như một bầu trời bị giám sát chặt chẽ bởi các vệ tinh.
Có thể nói rằng khó có thể ngụy trang khi chuyển tổ hợp S-300 từ tàu đến vị trí triển khai. Mà không ngụy trang được thì việc bị tập kích là hết sức dễ hiểu, chỉ cần một trong số các khí tài bị hư hỏng coi như toàn hệ thống có thể không kịp khai hỏa.
Một tổ hợp khí tài cồng kềnh và hiện đại như S-300 cần nhiều thời gian để đào tạo, huấn luyện cũng như khó có thể vận chuyển, triển khai một cách bí mật
Một tổ hợp khí tài cồng kềnh và hiện đại như S-300 cần nhiều thời gian để đào tạo, huấn luyện cũng như khó có thể vận chuyển, triển khai một cách bí mật
Thứ tư là hiệu quả sẽ như thế nào? Thông thường một tổ hợp kiểu S-300 phải trải qua một quá trình làm chủ trang bị khá dài mới có thể chiến đấu hiệu quả. Với Syria, cứ cho là vượt qua được các đòn tấn công để chuyển S-300 vào trạng thái chiến đấu nhưng nếu không thành thục trong hành động sẽ xảy ra hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất là bắn rất nhiều đạn nhưng không trúng mục tiêu, khi ấy chắc chắn sẽ thiếu đạn, do vận chuyển kiểu vội vàng thì không thể có nhiều.
Ở Việt Nam, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chỉ trong 12 ngày đêm, trận Điện Biên Phủ trên không Việt Nam đã bắn tới 1.000 quả đạn (theo thống kê của Mỹ) và 334 quả S-75 (theo thống kê của Việt Nam), như vậy, đủ thấy mức độ tiêu hao như thế nào. Chưa kể mục tiêu của S-300 sẽ là tên lửa Tomahawk thì xác suất trúng đạn càng thấp hơn.
Trường hợp thứ hai là khi đã bộc lộ sau khi phóng tên lửa, liệu S-300 có trở thành mồi ngon cho các tên lửa hành trình, tên lửa chống bức xạ của Mỹ?

Putin: Nga sẽ chuyển giao S-300 cho Syria nếu Mỹ tự ý tấn công

 |

(Soha.vn) - Nga đã cung cấp một số thành phần của tổ hợp tên lửa S-300 cho Syria, tuy nhiên, quá trình chuyển giao chưa hoàn tất, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.

Trong cuộc phỏng vấn với AP và kênh Channel 1 của Nga, Tổng thống Putin đã hé lộ một số thông tin về hợp đồng chuyển giao hệ thống tên lửa S-300 cho Syria.
Đề cập tới hệ thống tên lửa phòng không S-300, Tổng thống Putin đánh giá S-300 hơi cũ kỹ nhưng "có thể vẫn tốt hơn tên lửa Patriot (của Mỹ) một chút ít", đồng thời xác nhận quá trình chuyển giao S-300 theo hợp đồng đã ký trước đó với Syria.
"Chúng tôi đã cung cấp một số thành phần (tổ hợp tên lửa S-300) nhưng quá trình chuyển giao chưa hoàn tất. Chúng tôi đang tạm thời trì hoãn nó", ông Putin nói. Đây là lần đầu tiên ông Putin thừa nhận về việc tạm hoãn cuộc chuyển giao lô tên lửa S-300 tới Syria.
S-300
Tổ hợp tên lửa S-300
Tuy nhiên tổng thống Nga cũng cho rằng việc chuyển giao có thể tiếp tục nếu hành động chống lại Syria vi phạm luật quốc tế.
"Tuy nhiên, nếu chúng tôi nhận thấy rằng những bước đi đó (Mỹ tấn công Syria) vi phạm vào các tiêu chuẩn quốc tế hiện có, chúng tôi sẽ cân nhắc về cách hành động trong tương lai, đặc biệt là liên quan tới việc cung cấp các loại vũ khí nhạy cảm tới một số khu vực nhất định trên thế giới" - Ông Putin nhấn mạnh.
Thep AP, tuyên bố này ngoài đề cập tới vấn đề chuyển giao S-300 cho Syria, còn có thể là một dấu hiệu cho thấy khả năng khôi phục hợp đồng chuyển giao S-300 cho Iran mà Nga đã hủy bỏ vài năm trước, do sức ép từ phía Mỹ và Israel.
Trước đó, tờ nhật báo Kommersant trích dẫn một nguồn tin giấu tên từ Tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport cho biết hệ thống tên lửa phòng không S-300 dự kiến sẽ được chuyển giao cho Syria vào tháng 7/2014, nhưng việc chuyển giao sẽ bị trì hoãn tới năm 2015 hoặc 2016, do Tổng thống Assad chưa trả đủ tiền cọc cho phía Moscow. Trong khi đó, ông Yury Ushakov, trợ lý của Tổng thống Vladimir Putin cho biết chính quyền Moscow không biết chút nào về quá trình thanh toán này.

Syria bí mật chuyển tiền cọc mua vũ khí Nga để đổi lấy sự bảo trợ

 |

(Soha.vn) - Bằng các khoản tiền thanh toán hợp đồng vũ khí chưa chuyển giao, Syria muốn chứng minh với Moscow rằng quốc gia này xứng đáng để được Nga tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ.

Hơn 2 năm trong cuộc nội chiến ở Syria, Tổng thống Bashar al-Assad đã nhiều lần gửi tiền thanh toán hợp đồng mua bán vũ khí với Moscow thông qua hệ thống ngân hàng Nga để cố gắng thắt chặt mối quan hệ với đồng minh thế lực nhất của họ - Reuters dẫn lời một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết hôm 29/8.
Tình hữu hảo giữa hai bên đã có dịp thể hiện rõ nét vào tuần này, khi các nước phương Tây lên kế hoạch tấn công quân sự vào Syria để trừng phạt các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào dân thường.
Một nguồn tin giấu trên trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết ông Assad trong những tháng gần đây đã bắt đầu thanh toán hợp đồng mua hệ thống tên lửa phòng không S-300, trị giá gần 1 tỷ USD và hợp đồng mua 36 máy bay huấn luyện – chiến đấu Yak-130 trị giá 550 triệu USD.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300
Hệ thống tên lửa phòng không S-300
“Họ (Syria) đã thực hiện đợt thanh toán khoản tiền cọc trị giá 10% hợp đồng mua Yak-130. Về hệ thống S-300, họ đã thanh toán một nửa khoản đặt cọc trị giá 20% hợp đồng “ – Nguồn tin cho biết.
Theo một nguồn tin thân cận với các doanh nghiệp hợp tác với Syria và 2 thành viên phe đối lập Syria ở Moscow, các giao dịch tài chính của gia đình Tổng thống Assad đều được người cậu của ông Assad tên là Mohammad Makhlouf, hiện ở trong căn phòng của một khách sạn xây dựng từ thời Xô Viết, đảm nhiệm.
“Đó là nơi tất cả mọi hoạt động diễn ra. Ở đó, Makhlouf gặp gỡ những người mang tiền đến. Ông ta phụ trách mọi hoạt động, đảm bảo mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch”, một thành viên của phe đối lập Syria tại Nga và có mối liên hệ với ngân hàng trung tâm ở Damascus cho biết.
Theo Fyodor Lukyanov, biên tập viên tạp chí Global Affairs của Nga, những khoản thanh toán cho các hợp đồng vũ khí là một phương thức quan trọng với Syria để chứng minh cho Moscow rằng quốc gia này xứng đáng để được Nga tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ.
“Syria cần Nga cho “mượn” sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế và bất kỳ khoản thanh toán nào từ phía Syria sẽ là cách để đảm bảo với Moscow rằng Nga có thể coi đây là một đối tác đáng tin cậy” - Lukyanov nói.
Trong khi đó, báo giới đã nhiều lần tìm cách tiếp cận Makhlouf và các quan chức Syria để đưa ra bình luận về vấn đề này nhưng chưa lần nào thành công.
Những con tàu bí mật
Vũ khí của Nga chiếm 50% số lượng vũ khí nhập khẩu của Syria trước khi cuộc tấn công nổi dậy chống Tổng thống Assad bùng nổ năm 2011. Các khoản chi trả cho những hợp đồng vũ khí thường được gửi vào tài khoản ngân hàng của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport.
Năm 2011, khi các cuộc biểu tình chống Tổng thống Assad bắt đầu, Nga đã chuyển gần 1 tỷ USD vũ khí cho quân đội Syria. Moscow khẳng định nhiều lần rằng những vũ khí Nga chuyển giao không thể sử dụng trong cuộc nội chiến và nước này sẽ tiếp tục bán vũ khí khi chưa có lệnh quốc tế cấm vận vũ khí với Syria.
	Khoảng 50% các loại vũ khí của Syria có nguồn gốc từ Nga.
Khoảng 50% các loại vũ khí của Syria có nguồn gốc từ Nga. (Trong ảnh: Hệ thống phòng không tầm gần Pantsir-S1)
Tuy nhiên, phần lớn thời gian cuối năm ngoái và đầu năm nay, Nga đã kết hợp với phương Tây để tìm ra giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng này, cụ thể là không có hợp đồng vũ khí mới nào được Nga ký kết với Assad. Rosoboronexport cho biết Damascus đã tụt xuống vị trí khách hàng thứ 13 hoặc 14 trong bảng danh sách những khách hàng lớn nhất của tập đoàn này cuối năm ngoái.
Tình hình này một lần nữa lại thay đổi trong vài tháng gần đây, khi quan hệ ngoại giao giữa Washington và Moscow rơi vào căng thẳng sau hội nghị hòa bình diễn ra ở Thụy Sĩ. Theo nguồn tin từ Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã phê duyệt nhiều hợp đồng bán vũ khí hơn.
“Khoảng một năm trước, họ tạm dừng một số hợp đồng chuyển giao vũ khí nhỏ. Tuy nhiên, khi Putin nổi giận sau hội nghị Geneva 2, Nga đã bật đèn xanh cho các hợp đồng vũ khí nhỏ bị hạn chế”, nguồn tin cho biết.
Số liệu từ công ty mẹ của Reuters là Thomson Reuters, sau khi theo dõi hoạt động của các con tàu dựa trên hình ảnh vệ tinh chụp tín hiệu radar, cho thấy ít nhất 14 con tàu đã di chuyển từ cảng Oktyabrsk tới cảng Tartous của Syria trong vòng 18 tháng qua. 9 trong số những chuyến đi này đã được thực hiện từ tháng 4.
Trong khi không thể khẳng định chắc chắn những con tàu đó chở theo gì, các chuyên gia quân sự Nga cho rằng chúng có thể chở theo vũ khí. Oktyabrsk là một trong những cảng chính được tập đoàn Rosoboronexport sử dụng để vận chuyển vũ khí của Nga.
Dường như để nhấn mạnh sự bí mật của các lô hàng, hầu hết các tàu di chuyển đều tắt radar khi đang ở Oktyabrsk và chỉ bật lên sau khi đã cập bến Syria.
Nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng cho biết không rõ những vũ khí nào đã được giao cho Syria nhưng các lô hàng đã được chuyển giao có thể bao gồm tên lửa chống tăng Kornet mà Syria đã mua từ năm 1988. Moscow và Damascus đã ký kết khoảng 6 hay 7 hợp đồng mua hệ thống này.
Nhóm chuyên gia cố vấn quốc phòng Israel cho rằng năm 2010, Syria ký kết hợp đồng mua 1.500 tên lửa loại này và 50 bệ phóng, các hợp đồng khác đang được thảo luận.
Những vũ khí nhỏ như súng máy là gần như không thể kiểm soát bởi có một số doanh nghiệp kinh doanh bán vũ khí mà chưa được phép của Kremlin.
Tháng Một năm nay, Hãng thông tấn Nga cho biết 2 tàu của Nga đang mang vũ khí cho Syria, nhưng không nói cụ thể là chúng sẽ được chuyển giao cho Tổng thống Assad hay tới sửa chữa và bảo dưỡng tại căn cứ hải quân Nga ở Tartous.
Ruslan Pukhov, Giám đốc của nhóm chuyên gia cố vấn quân sự CAST cho biết, một lượng lớn tàu chiến của Nga cũng di chuyển tới Tartout trong năm qua, có thể mang theo vũ khí.
Các thương vụ chuyển tiền
Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt lên cả hệ thống tài chính của Syria và mặc dù không áp dụng tại Nga nhưng có thể áp dụng đối với ngân hàng lớn của Nga ở phương Tây.
Đầu năm nay, một quan chức giấu tên của Bộ Tài chính Mỹ nói với Reuters rằng Washington sẽ trừng phạt bất kỳ ngân hàng nào của Nga có giao dịch với ngân hàng trung ương Ngân hàng thương mại nhà nước của Syria.
Nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng cho biết Tổng thống Assad đã chuyển khoản thanh toán qua ít nhất một ngân hàng nhỏ của Nga, khiến số tiền này khó theo dấu hơn.
Theo nguồn tin này, “ngân hàng lớn của Nga không sẵn sàng làm việc với Assad. Có một số vấn đề với các khoản thanh toán, vì các ngân hàng lớn của Nga sợ đối phó với Assad”.
“Có dấu hiệu chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng, có thể đã được chuyển qua các ngân hàng nhỏ hơn hoặc những ngân hàng không có trụ sở ở Moscow” - nguồn tin cho biết.
Một nguồn tin công nghiệp quốc phòng thứ 2 đã xác nhận các giao dịch được thực hiện qua các ngân hàng nhỏ.

Mỹ có gì để hủy diệt kho vũ khí hóa học của Syria?

 |

(Soha.vn) - Trong trường hợp Mỹ quyết định can thiệp quân sự vào Syria thì một trong những thách thức lớn nhất là tiêu diệt các kho vũ khí hóa học nguy hiểm của nước này.

Sức nổ của các loại bom đạn thông thường có tác dụng ngược, càng giúp các chất độc này bay ra xa và cao hơn.
Về cơ bản thì cách hiệu quả nhất để vô hiệu hoá vũ khí hoá sinh là dùng nhiệt lượng rất lớn để thiêu cháy các tác nhân hoá học và sinh học trước khi chúng kịp phát tán. Nhiệt lượng này lớn hơn so với nhiệt lượng sinh ra bởi các loại chất nổ thông thường. Trên lý thuyết thì không loại vũ khí nào có thể tạo ra lượng nhiệt lớn hơn vũ khí hạt nhân. Nhưng tất nhiên, đây là một lựa chọn khó có thể được chấp nhận.
Ngoài vũ khí hạt nhân, còn có một loại vũ khí khác cũng có khả năng tạo ra nhiệt lượng lớn trên 1 khu vực rộng là napalm, tuy nhiên nó đã bị cấm sử dụng. Vì vậy, nếu tham chiến ở Syria, Mỹ chỉ có thể sử dụng các loại vũ khí sau để tiêu diệt kho vũ khí hóa học của Damascus:
Bom công phá - cháy BLU-119B
Bom đa dụng BLU-117 trên tàu sân bay
Bom đa dụng BLU-117 trên tàu sân bay
Đây là một phiên bản đặc biệt của loại bom đa dụng BLU-117, nặng gần 1 tấn. Ruột bom là sự kết hợp của 65kg chất nổ và 190kg chất cháy. Chất nổ sẽ tạo ra sóng xung kích để phát tán chất cháy ra một khu vực lớn trong thời gian rất ngắn. Chất cháy sau đó sẽ bắt cháy và tạo thành một quả cầu lửa bao trùm toàn bộ khu vực mục tiêu với nhiệt độ lên đến 3.300 độ C.
Bom xuyên phá - cháy BLU-109
Một bom BLU-109 được gắn bộ dẫn đường bằng vệ tinh
Một bom BLU-109 được gắn bộ dẫn đường bằng vệ tinh
Nguyên lý hoạt động của nó cũng tương tự BLU-119B, điểm khác biệt là nó được dùng cho các mục tiêu được bảo vệ bên trong boongke. Đây là một phiên bản đặc biệt của bom xuyên BLU-109. Nó có một lớp vỏ thép dày 2.5cm và có thể xuyên thủng lớp bêtông cốt thép dày 2m.
Vũ khí tấn công giới hạn CBU-107
Bom CBU-107 đang được gắn lên máy bay
Bom CBU-107 đang được gắn lên máy bay
Một phương pháp khác, có vẻ ngược với cách ở trên, là hoàn toàn không dùng đến chất nổ. CBU-107 là một loại bom nặng gần 500kg, chứa 3700 mũi tên làm bằng thép và tungsten với nhiều kích cỡ khác nhau, từ 30gram đến gần nửa kg, và không chứa chất nổ. CBU-107 sẽ bung ra và phóng ra các mũi tên này trên không, bên trên khu vực mục tiêu. Cơn mưa tên này chụp xuống một khu vực có đường kính 60m với vận tốc gần 1.000km/h.
CBU-107 không được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tiêu huỷ tác nhân hoá sinh, mà để giảm thiệt hại phụ. Nó đã được sử dụng trong Chiến tranh Vùng Vịnh 2 năm 2003, tiêu diệt các ăngten liên lạc đặt trên nóc các toà nhà mà không phải phá sập cả toà nhà. Nếu được dùng tại Syria, các mũi tên của CBU-107 xuyên thủng kho và các thùng chứa. Mặc dù các tác nhân hoá học có thể thoát ra, nhưng vì không có vụ nổ nào, chúng chỉ có thể phát tán trong một khu vực hạn chế. Ngoài ra, những mũi tên kim loại khi va chạm ở vận tốc cao cũng có thể sinh ra nhiệt và vô hiệu hoá 1 phần nào các tác nhân hoá học.
Một trong những mũi tên bên trong CBU-107
Một trong những mũi tên bên trong CBU-107
Ngoài các loại vũ khí trên, trong các năm qua, Lầu Năm Góc cũng đã theo đuổi nhiều dự án tham vọng khác cho nhiệm vụ tiêu huỷ các kho vũ khí hoá sinh. Mặc dù chưa được công bố chính thức, nhưng những loại vũ khí dưới đây rất có thể sẽ được sử dụng lần đầu tại Syria:
Đầu đạn nhiệt kim
Phản ứng nhiệt kim giữa một loại kim loại dạng bột (như nhôm, titan, boron) và oxít kim loại (như oxít sắt, oxít đồng) có thể toả nhiệt rất lớn mà không cần oxy. Đầu đạn nhiệt kim gồm 3 thành phần chính là titan, oxít boron và lithium perchlorate. Nó có thể được gắn vào các loại bom đạn thông thường.
Sau khi đầu đạn đã vào bên trong kho chứa vũ khí sinh hóa, titan sẽ được cho phản ứng với oxít boron và toả nhiệt. Lúc này đầu đạn sẽ được kích nổ, các mảnh kim loại bắn ra làm thủng các thùng chứa, đồng thời đốt cháy các tác nhân hoá học khi thoát ra. Khi đầu đạn phát nổ, nó cũng giải phóng là lithium perchlorate, dùng để đẩy cao nhiệt độ và kéo dài thời gian phản ứng, giúp tăng số lượng hoá chất bị tiêu huỷ. Ngoài ra, phản ứng này còn tạo ra khí clo và khí flo, giúp tiêu diệt các tác nhân sinh học nếu có.
Còn có một loại đầu đạn nhiệt kim nữa sử dụng nhôm và oxít sắt và chất tạo bọt. Khi bị kích nổ, nó sẽ tạo thành 1 tấm thảm bọt kim loại nóng chảy và chụp lên kho chứa như 1 tấm thảm. Các tác nhân hoá sinh sẽ không thể thoát ra và từ từ bị tiêu huỷ dưới nhiệt độ đến hơn 1.000 độ C.
Bom bóng
Loại vũ khí kỳ lạ nhất có lẽ là ‘bom bóng’, được thiết kế dành riêng cho các nhà kho lớn, với nhiều phòng chứa, hành lang… Bên ngoài, nó cũng giống các loại bom xuyên phá thông thường, như bom BLU-109. Tuy nhiên, bên trong, thay vì chứa thuốc nổ, nó lại chứa hàng trăm quả bóng rỗng ruột nhỏ, làm từ nhiên liệu tên lửa rắn đã được cao su hoá.
Sau khi bom mẹ đã xuyên vào bên trong nhà kho, nó sẽ giải phóng các quả bóng này. Nhiên liệu tên lửa được kích cháy và biến chúng thành những quả cầu lửa nhỏ bắn đi khắp nơi, nảy qua lại giữa các bức tường, hành lang bên trong nhà kho. Những quả bóng lửa này cứ thế từ từ văng đi khắp cấu trúc bên trong, biến cả nhà kho thành một biển lửa.

Mổ xẻ tên lửa Israel khiến Syria "thót tim", Nga, Mỹ giật mình

 |

(Soha.vn) - Israel đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đánh chặn Arrow nhằm cảnh báo các hành động tấn công trả đũa bằng tên lửa đạn đạo từ phía Syria và đồng minh.

Hôm qua (3/9), Bộ Quốc phòng Nga cho biết hệ thống cảnh báo sớm của nước này đã phát hiện 2 tên lửa đạn đạo được bắn tại khu vực Địa Trung Hải. Quỹ đạo của 2 tên lửa này đi từ trung tâm đến phía Đông Địa Trung Hải, nơi có lãnh thổ của Syria.
Có giả thuyết cho rằng 2 tên lửa này được phóng đi từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, cùng lúc này, Bộ Quốc phòng (BQP) Israel lên tiếng xác nhận nước này đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đánh chặn mới ngoài khơi Địa Trung Hải.
Vụ thử nghiệm lần này nằm trong kế hoạch kiểm tra biến thể mới nhất của tên lửa Sparrow, hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow.
Đại diện BQP Israel cho biết “Đây là lần thử nghiệm đánh chặn đầu tiên của biến thể tên lửa mục tiêu Sparrow mới trên Địa Trung Hải”. Vụ thử nghiệm tên lửa diễn ra vào khoảng 9h15 giờ địa phương.
Vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn Arrow của Israel đã làm rúng động Trung Đông khiến nhiều người lầm tưởng Mỹ đã phát động tấn công vào Syria.
Vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn Arrow của Israel đã làm rúng động Trung Đông khiến nhiều người lầm tưởng Mỹ đã phát động tấn công vào Syria.
Trong lần thử nghiệm này, hệ thống radar cảnh báo sớm Super Green Pine của hệ thống đánh chặn Arrow đã thực hiện việc phát hiện và theo dõi thành công tên lửa mục tiêu giả định và chuyển các thông số về mục tiêu cho hệ thống quản lý chiến đấu Tree Citron, sau đó, hệ thống đã kích hoạt tên lửa đánh chặn tiêu diệt thành công mục tiêu.
Sparrow là một tên lửa mục tiêu được thiết kế để mô phỏng các mục tiêu là tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm ngắn kiểu Scud. Tên lửa này sẽ mô phỏng quỹ đạo bay thường thấy của tên lửa Scud nhằm kiểm tra khả năng phát hiện, bám bắt cũng như cung cấp tham số mục tiêu cho hệ thống tên lửa đánh chặn Arrow.
Hệ thống đánh chặn mục tiêu không được tiết lộ là biến thể nào của gia đình Arrow nhưng dựa vào phạm vi thử nghiệm thì đây có thể là hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow 2 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo trong phạm vi 100km.
Vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn của Israel được các nhà phân tích bình luận là một
Vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn của Israel được các nhà phân tích bình luận là một "lời cảnh báo kèm theo khiêu khích" của Israel đối với Syria.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow được thiết kế để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật, đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và cả tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Arrow đang được thiết kế với 3 cấu hình khác nhau, trong đó Arrow 1 được thiết kế để tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật trong phạm vi 50km. Biến thể Arrow 2 được thiết kế để tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa đạn đạo tầm trung trong phạm vi 100km. Còn Arrow 3 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM.
Trái tim của hệ thống đánh chặn Arrow là hệ thống radar cảnh báo sớm EL/M-2080 Green Pine. Đây là một loại radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA tối tân hàng đầu thế giới hiện nay. Radar này có thể phát hiện mục tiêu cỡ quả bóng goft ở khoảng cách 500km, biến thể nâng cấp Super Green Pine có phạm vi phát hiện mục tiêu tới 900km.
Hệ thống quản lý chiến đấu Tree Citron, hệ thống này có thể kiểm soát việc đánh cùng lúc 14 mục tiêu khác nhau. Thuật toán điều khiển của hệ thống được thiết kế dạng kiến trúc mở nên nó có khả năng tương tác với các hệ thống tên lửa phòng không khác như Patriot để nâng cao hiệu suất đánh chặn mục tiêu.
Thành phần thứ 3 của hệ thống là trung tâm kiểm soát khởi động Brown Hazelnut (tiếng Do Thái) được đặt tại các vị trí phóng. Trung tâm này có thể đặt cách hệ thống điều khiển hỏa lực Tree Citron tới 300km, nó được trang bị hệ thống liên lạc vô tuyến cùng hệ thống liên kết dữ liệu tốc độ cao với trung tâm điều khiển và radar. Giải pháp thiết kế này cho phép thiết lập một khu vực phòng thủ tên lửa trên quy mô lớn mà không cần phải đầu tư quá nhiều những hệ thống điều khiển riêng biệt.
Israel đã nhiều lần đơn phương không kích Syria như đi vào chốn không người ai dám đảm bảo rằng họ sẽ không bất ngờ làm điều tương tự.
Israel đã nhiều lần đơn phương không kích Syria như đi vào chốn không người ai dám đảm bảo rằng họ sẽ không bất ngờ làm điều tương tự.
Bệ phóng tên lửa đánh chặn được đặt trên khung gầm xe kéo chuyên dụng, mỗi bệ phóng được trang bị 6 tên lửa đánh chặn. Tên lửa được phóng ở vị trí thẳng đứng bằng phương pháp khởi động nóng.
BQP Israel cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow được thiết kế để bảo vệ Israel khỏi các tên lửa tầm xa mà Iran có thể sử dụng để tấn công nước này. BQP Israel cũng cho hay cuộc thử nghiệm đã được lên kế hoạch từ lâu và không liên quan đến tình hình căng thẳng tại Syria.
Tuy nhiên, vụ phóng tên lửa xảy ra đúng vào thời điểm căng thẳng tại Trung Đông dâng cao, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama nói đã sẵn sàng huy động lực lượng quân sự chống lại Syria, để đáp trả việc chính phủ Syria được cho là sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công hôm 21/8.
Israel đã nâng mức báo động và đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở trạng thái báo động cao để dự phòng khi Mỹ tấn công Syria, Israel có thể phải hứng chịu sự trả đũa của chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hoặc của phiến quân Hezbollah ở Lebanon. Ngoài ra, Israel cũng đề phòng trường hợp nếu Mỹ không hành động dứt khoát với Syria thì Iran có thể sẽ thúc đẩy chương trình hạt nhân mạnh mẽ hơn nữa.
Vụ thử nghiệm đánh chặn tên lửa của Israel được một số nhà phân tích đánh giá là một động thái nhằm cảnh báo Damascus chớ có dại dột mà phóng tên lửa đạn đạo trả đũa về phía Israel. Điều này cũng cho thấy rằng Israel có thể là một nhân tố đem lại nhiều bất ngờ cho tình hình tại Syria.
Khi Mỹ và một số nước đồng minh chuẩn bị các hành động quân sự nhắm vào Damascus thì Israel cũng lặng lẽ điều động lực lượng quân sự của mình đến áp sát biên giời chờ ngày Mỹ đánh. Bên cạnh đó họ cũng đã điều động các hệ thống đánh chặn như Iron Dome, hệ thống phòng không Patriot để sẵn sàng vô hiệu hóa mối đe dọa từ tên lửa của Syria.
Vụ phóng tên lửa cũng cho thấy một điều là Israel đã sẵn sàng cho một hoạt động quân sự chống lại Damascus. Ông Alexei Pushkov người đứng đầu Ủy ban quốc tế Duma quốc gia Nga bình luận “Đây là một lời nhắn đến Syria cho thấy khả năng sẵn sàng chiến đấu của Israel
Trong khi đó người đứng đầu chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga Fyodor Lukyanov gọi vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn là một “hành động khiêu khích đối với Syria và những việc làm tương tự sẽ còn tiếp diễn cho đến khi Quốc hội Mỹ ra quyết định cuối cùng về tình hình Syria
Cần nhớ lại rằng, Israel đã không dưới 3 lần tiến hành các vụ không kích vào các căn cứ quân sự quan trọng của Syria mà Damascus gần như không làm gì được. Gần đây nhất đầu tháng 07/2013, nhiều khả năng Israel đã tiến hành không kích căn cứ quân sự Latakia nơi được cho là có kho chứa tên lửa P-800 Yakhont phá hủy phần lớn căn cứ này.

Tên lửa S-300 "xịt" và phá hủy bệ phóng

 |

(Soha.vn) - S-300 không hoàn toàn là hoàn mỹ, tổ hợp này có thể gặp phải rất nhiều sự cố.

S-300 được coi là tổ hợp tên lửa phòng không đầu uy lực. Rất nhiều nước coi nó như bảo vật quốc gia. Tuy nhiên không có bất cứ cái gì là hoàn mỹ.
Tên lửa S-300 bị xịt và phá hủy bệ phóng
 
Trong clip dưới đây, một quả tên lửa sau khi được phóng ra thì gặp sự cố về động cơ hoặc bộ phận điều khiển, khiến quỹ đạo tên lửa rất hỗn độn. Rất may cuối cùng tên lửa đã phóng ngược lên cao và tự hủy nên không gây ra tai nạn gì đáng kể.
Tiếp theo trong một clip khác, một quả tên lửa sau khi được đẩy ra khỏi ống phóng nhưng động cơ phóng không làm việc. Quả tên lửa này đã rơi trở lại và làm hư hỏng hoàn toàn ống phóng.
	Tên lửa bị xịt và rơi xuống phá hủy ống phóng
Tên lửa bị xịt và rơi xuống phá hủy ống phóng

Nếu có S-300, Syria có đủ sức đương đầu Tomahawk?

 |

Trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị không kích Syria bằng tên lửa hành trình Tomahawk, nếu đến tay Syria, liệu S-300 có đủ khả năng tiêu diệt Tomahawk?

Để bổ sung sức mạnh cho lưới lửa phòng không, Syria đã đặt mua hệ thống S-300 của Nga từ năm 2011 với giá 1 tỷ USD.
Đầu tháng 8/2013, công ty sản xuất S-300 cho Syria đã tuyên bố hoãn lại kế hoạch chuyển giao hệ thống này cho Syria đến tháng 6/2014 mặc dù đã sản xuất xong.
Điều này là một thiệt thòi cho Syria khi phải đối diện với một trận mưa Tomahawk trong một vài ngày tới, tuy nhiên, nếu có S-300, liệu Syria có thể cứu vãn được tình hình?
S-300 của Nga được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất hiện nay.
Được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1970 để thay thế cho hệ thống tên lửa SAM thế hệ đầu tiên, S-300 là một tổ hợp tên lửa di động, hoạt động theo nguyên tắc "bắn-quên", dễ sử dụng, được thiết kế để đẩy lùi các cuộc không kích lớn.
Hệ thống S-300
Hệ thống S-300
S-300 có tầm bắn từ 5-150km, radar của hệ thống có khả năng theo dõi 100 mục tiêu và bám sát chặt 12 trong số đó. Xác suất đánh chặn thành công máy bay của S-300 được phía Nga đánh giá là đạt 80-93% trong một lần khai hỏa.
Hiện nay, vẫn chưa có một loại máy bay nào có thể bay nhanh hơn tên lửa này (tốc độ di chuyển 7.200 km/h). Không những thế, các phiên bản cải tiến mới nhất của S-300 còn có thể đánh chặn máy bay chiến đấu và tên lửa bay thấp, như ở độ cao 6.000m. Ngoài ra, tia chiếu hẹp giúp radar của S-300 không dễ lộ, đồng thời cũng khó bị gây nhiễu.
Để phòng thủ trước máy bay, S-300 là một mặt hàng khiến người dùng hoàn toàn yên tâm. Đó là lý do Israel phản đối kịch liệt việc Nga chuyển S-300 tới Syria, trong khi Israel vẫn không kích Syria đều đặn bằng máy bay.
Tuy nhiên, nếu phải đối diện với tên lửa hành trình Tomahawk, S-300 có thực sự hiệu quả?
Không phải ngẫu nhiên mà tên lửa Tomahawk được mệnh danh là “sứ giả chiến tranh” của Mỹ. Tomahawk hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong việc dẫn đường, chỉ thị và tấn công mục tiêu.
Hệ thống dẫn đường của Tomahawk có thể coi là một chuẩn mực đối với tên lửa hành trình hiện đại. Cơ chế dẫn đường của Tomahawk rất phức tạp và phối hợp nhiều công nghệ dẫn đường khác nhau, các hệ thống này bổ sung cho nhau nhằm tăng độ chính xác khi tác chiến.
Tên lửa Tomahawk được phóng ra từ một tàu khu trục
Tên lửa Tomahawk được phóng ra từ một tàu khu trục
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ GPS từ vệ tinh cho phép cung cấp thông tin chính xác về vị trí của tên lửa trên quỹ đạo bay, đồng thời kết nối với nhiều phương tiện giám sát khác nhau trên mặt đất. Nôm na, Tomahawk không khác gì một chiếc UAV đầy thông minh.
Tomahawk còn sở hữu khả năng làm nhiễu radar cực tốt, và nên nhớ, đây chỉ là một quả tên lửa, có kích thước nhỏ hơn nhiều lần một chiếc tiêm kích hay cường kích. Để thực hiện xác định, khóa mục tiêu và ngắm bắn thực sự là một điều khó khăn.
Đặc biệt, tầm bay thấp của loại tên lửa này (khoảng 100m) thực sự là một thách thức với mọi hệ thống tên lửa phòng không, bởi nguyên lý hoạt động của tên lửa đất đối không (bao gồm cả S-300) không cho phép đầu đạn bám đuổi tomahawk ở tầm bay như vậy.
Có thể nói, dấu ấn của Tomahawk trong những cuộc chiến của Mỹ thời gian gần đây cho thấy đây là một vũ khí thực sự hiệu quả, đặc biệt trong chiến tranh thế giới hiện đại.
Cũng cần biết rằng, Mỹ là bậc thầy trong chiến thuật “áp chế phòng không đối phương SEAD”. Nếu sử dụng radar để sục sạo Tomahawk, rất có thể S-300 sẽ phơi mình thành bia ngắm, nếu không sử dụng radar, việc phát hiện tên lửa này là không thể.
Trong khi đó, khả năng thực chiến của S-300 vẫn chưa được kiểm nghiệm. Thế giới đã được chứng kiến nhiều “bia bay” giả định mục tiêu là máy bay, tên lửa tầm cao bị S-300 hạ gục dễ dàng. Tuy nhiên, điểm yếu nhất của S-300 là phòng thủ trước những đối tượng có tầm bay thấp như Tomahawk..
 Pantsir S1 được xem là
Pantsir S1 được xem là "khắc tinh" đối với tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk.
Những nhà sản xuất của Nga đã không ngừng nghiên cứu để sửa chữa gót chân Asin này. Hồi đầu năm 2013, Trung tá Aleksandr Gordeyev thông báo trên truyền thông của quân khu miền Đông rằng S-300 của Nga lần đầu tiên bắn hạ tên lửa hành trình tầm bay thấp.
Tuy nhiên, đấy là với hệ thống đang được nghiên cứu, còn những S-300 đã sản xuất và xuất khẩu? Liệu đứng trước các tên lửa hành trình tầm bay thấp có trở thành một con hổ giấy?
Trong bối cảnh Syria, những tưởng S-300 sẽ được một dịp thể hiện mình, nhưng quả đáng tiếc khi Syria chưa được sở hữu hệ thống này.
Đến S-300 còn chưa tự tin khi đối diện với Tomahawk, phải chăng quân đội Assad đã “hết cửa” trước cuộc không kích của Mỹ - Anh trước mắt?
Từ khi có thông tin Mỹ sẽ không kích Syria bằng tên lửa hành trình, theo dõi diễn biến của báo chí thế giới, chưa một lần Tổng thống Assad lên tiếng đòi S-300.
Sở dĩ như vậy bởi quân đội Syria đang nắm giữ một vũ khí diệt tên lửa tầm thấp lợi hại: Pantsir S1.
Pantsir S1 là sự kết hợp giữa 2 pháo bắn siêu nhanh 2A38M 30mm, pháo này có tốc độ bắn lên đến 2500 viên/phút, phạm vi tiêu diệt mục tiêu 4km cùng 12 tên lửa đánh chặn 57E6 hoặc 57E6-E. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn được dẫn hướng bằng vô tuyến.
Hiện tại, Syria đã có thể đoán định được mục tiêu của liên quân Mỹ - Anh và điểm xuất phát của đại đa số tên lửa này, việc bố trí lưới lửa tầm thấp bủa vây Tomahawk sẽ hoàn toàn có thể thực hiện.
Ngoài ra, quân đội Assad còn có hệ thống tên lửa SA-8, SA-11, Buk-M2E. Syria còn sở hữu một đội ngũ pháo phòng không khoảng 4.000 khẩu và đa dạng về cỡ nòng từ 23 – 100mm.
Dù đang sở hữu vũ khí trong tay, một điều chắc chắn Tổng thống Assad chỉ còn cách mang tất cả ra để chơi nước cờ cuối cùng với Mỹ.
Tuy nhiên, trước những cuộc không kích của Israel, Syria phản ứng bị động và yếu ớt, vậy đứng trước sức mạnh của nhà vô địch, như một vị tướng của Anh đã nói: “chỉ có thể là kỳ tích nếu Assad còn trụ được”.

S-300 có thể bị 'quật ngã' chỉ bằng một loạt đạn?

 |

(Soha.vn) - S-300 được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không có uy lực nhất trên thế giới hiện nay, tuy nhiên, nó cũng có những yếu huyệt nhất định.

Yếu vì quá phổ biến
Trước hết phải khẳng định rằng, S-300 là một trong những hệ thống phòng không thành công nhất: uy lực mạnh, tác chiến điện tử tốt, có thể chống được cả máy bay tàng hình và tên lửa. Do đó, dễ hiểu vì sao S-300 được nhiều quốc gia lựa chọn là thành phần nòng cốt trong hệ thống phòng không của mình.
Hiện có tới 16 nước sở hữu S-300, trong đó có những quốc gia sử dụng số lượng rất lớn như Trung Quốc với 40 tổ hợp S-300 bao gồm các biến thể S-300PMU1/S-300PMU2 và hơn 60 tổ hợp HQ-9 được xem là phiên bản nội địa của S-300, tổng số tên lửa ở mức hơn 1.600, với khoảng 300 bệ phóng. 
	Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1
Tuy nhiên, việc phổ biến rộng rãi cũng là một yếu điểm nhất định của S-300. Rất nhiều nước có thể hiểu rõ tường tận điểm mạnh yếu của S-300 và dùng hiểu biết này khắc chế hệ thống phòng không của nước khác.
"Mắt thần" chính là yếu huyệt
Hệ thống radar điều khiển của S-300 được đánh giá hết sức hiện đại. Radar tối tân cho phép nó theo dõi đồng thời 100 mục tiêu trong khi giám sát chặt chẽ và phát lệnh bắn hạ 6 mục tiêu được cho là nguy hiểm nhất, với 12 tên lửa. Những phiên bản S-300 tối tân nhất được chế tạo nhằm chống lại các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa còn được trang bị radar 64N6F BIG BIRD, cho phép nó phát hiện ra tên lửa đạn đạo khi nó cách nơi đặt radar 1.000 km.
Tuy nhiên, radar lại chính là yếu huyệt của S-300. Với phương châm tấn công phủ đầu, hệ thống phòng không và lực lượng không quân chính là những mục tiêu đầu tiên. Trong đó, việc tiêu diệt các đài radar của tổ hợp phòng không là nhiệm vụ của loạt đạn đầu tiên trong đợt tấn công đầu tiên. Khi không có radar điều khiển, không chỉ riêng S-300 mà toàn bộ các hệ thống phòng không khác đều bị vô hiệu hóa nhanh chóng.
Vậy có thể bố trí một cách bí mật vị trí tổ hợp S-300, đặc biệt là radar để đảm bảo sức sống cho tổ hợp hay không? Mặc dù có thể làm được nhưng điều này cũng có rất nhiều khó khăn, bởi:
Tổ hợp S-300 khá cồng kềnh, mỗi tổ hợp S-300 có hơn 10 xe tải cỡ lớn 4 trục, dài 12m, nặng hơn 40 tấn. Các xe trong tổ hợp là một thành phần trong hệ thống liên hoàn, bao gồm xe chỉ huy, xe điều khiển, xe radar, xe bệ phóng, các trạm nguồn điện, khí nén…khó có thể phân tán một cách nhỏ lẻ như các máy bay hay pháo binh… Khi cơ động cũng rất dễ bị phát hiện.
Ví dụ: Biên chế của mỗi tiểu đoàn S-300PMU-1 gồm: hệ thống điều khiển và chỉ huy 83M6E, đài radar điều khiển hỏa lực 30N6E(1), đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E và 12 xe mang phóng tự hành 5P85SE (mỗi xe chở 4 đạn) cùng các thành phần hỗ trợ khác.
Trận địa tên lửa S-300PMU1 của Trung Quốc (ảnh chụp từ vệ tinh)
Trận địa tên lửa S-300PMU1 của Trung Quốc (ảnh chụp từ vệ tinh)
Do vậy, với các phương pháp tình báo, trinh sát bằng con người hay các phương tiện kỹ thuật, đối phương có thể xác định được chính xác (hoặc chí ít là sơ bộ) vị trí bố trí các tổ hợp S-300. Đặc biệt, nếu đối phương là những nước đã từng sở hữu S-300 thì càng hiểu về nguyên tắc tổ chức trận địa S-300. Qua đó, có thể thấy việc đảm bảo tuyệt đối bí mật vị trí là khó thực hiện.
Tuy nhiên, trong tác chiến hiện đại, việc giữ bí mật không nhất thiết là phải giấu kín lực lượng của mình gồm những phương tiện nào, tính năng kỹ thuật, vị trí sơ bộ ra sao… bởi những thông tin này gần như là mở đối với thời đại công nghệ và mối quan hệ quốc tế đan xen phức tạp.
Điều bí mật ở đây là tọa độ bố trí, tần số làm việc, phương án tác chiến, phương pháp tác chiến điện tử…Việc đảm bảo sức sống cho "mắt thần" của S-300 sẽ thiên về điều này.
Tất nhiên đối phương cũng có cách. Phương án truy tìm "mắt thần" S-300 mà đối phương có thể áp dụng là sử dụng máy bay trinh sát, vệ tinh (nếu hệ thống S-300 đã bố trí ở trận địa không được ngụy trang cẩn thận) hoặc sử dụng một lực lượng ban đầu “nhử” mắt thần S-300 lộ diện. Sau đó, sử dụng vũ khí chuyên dùng phá hủy các thành phần trong tổ hợp mà đặc biệt là hệ thống radar.
Bây giờ, cuộc đấu chính là giữa S-300 và các vũ khí chuyên dùng này. Một tổ hợp S-300PMU1 có thể có thông số kỹ thuật là tiêu diệt mục tiêu trong độ cao từ 10m đến 27 km, tầm xa hiệu quả 150 km, nhưng điều ai cũng biết là có vùng chết. Mà vùng chết này lại thay đổi theo cách bố trí trận địa.
Trước hết là sự che khuất của địa hình, địa vật. Đối phương có thể lợi dụng địa hình để đột nhập tiêu diệt hệ thống.
Tiếp đó là ảnh hưởng của độ cao trận địa. Vị trí của hệ thống phòng không đặt càng sát mực nước biển thì tầm tác chiến sẽ bị giảm xuống tương ứng với độ cao của mục tiêu.
Ví dụ, nếu radar của hệ thống S-300PMU1 đặt ở vị trí sát mực nước biển, khi đó tương ứng với một mục tiêu ở độ cao tối thiểu mà hệ thống có thể tác chiến là 10m thì tầm xa tối thiểu là 13km. Còn để đạt được tầm bắn xa nhất 150km, thì mục tiêu khi đó phải ở độ cao gần 2.500m.
Khi đặt bộ phát radar lên giá đỡ thì các con số sẽ thay đổi. Ví dụ, nếu tháp anten ở độ cao 23.8m, thì hệ thống có thể nhắm bắn một mục tiêu ở độ cao 10m từ khoảng cách 33km, thay vì 13km. Nếu ở độ cao 38.8m thì con số này là 39km. Ngược lại, độ cao tối thiểu của mục tiêu để S-300PMU1 phát huy tầm bắn tối đa 150km giảm từ 2.500m xuống còn 1.900 và 1.800m.
	Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E
Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E của tổ hợp S-300PMU1
	Đài radar điều khiển hỏa lực 30N6E của tổ hợp S-300PMU1
Đài radar điều khiển hỏa lực 30N6E của tổ hợp S-300PMU1
Như vậy, nếu đối phương bay thấp và sử dụng tên lửa chống radar sẽ dễ gây ra tổn thương cho hệ thống "mắt thần" của S-300. Ta có thể thấy tầm bắn của tên lửa chống radar Kh-31P được trang bị trên các máy bay Su-27, Su-30 của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam.. có tầm bắn lên đến 110km; AGM-88 HARM của Mỹ là hơn 90 km. Phương thức dẫn đường cũng không đơn giản là bám theo tín hiệu radar mà có thể nhớ cả vị trí radar khi tín hiệu bị mất do tắt đài radar đột ngột.
Ngoài ra, các loại tên lửa hành trình đối đất, tên lửa đạn đạo, bom dẫn đường, bom thông thường... cũng là những vũ khí có thể uy hiếp không chỉ đài radar mà cả tổ hợp.
Mặc dù S-300 có thể chống tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo nhưng xác suất chỉ là 0,7. Xác suất này được tính với số lượng đạn lớn. Với một tổ hợp chỉ có thể chiến đấu với 6 mục tiêu, nếu đối phương sử dụng lực lượng đông, nhiều vũ khí cùng lúc thì việc đối phó khi chỉ có một tổ hợp S-300 đơn độc sẽ khá khó khăn.
Bảo vệ "mắt thần" bằng cách nào?
Tất nhiên S-300 không bao giờ đơn độc. Để bảo vệ "mắt thần" của S-300, cần có phương án tác chiến, bố trí một cách linh hoạt. Đây chính là điều cốt yếu làm nên sức mạnh của vũ khí. Điều này chỉ có con người mới làm được.
Thứ nhất cần làm tốt công tác giữ bí mật, dự báo sớm tình huống. Bí mật trong bố trí, phương án tác chiến.
Thứ hai phối hợp tác chiến hiệp đồng chặt chẽ giữa các thành phần trong hệ thống phòng không bao gồm: radar cảnh giới, tên lửa phòng không tầm xa, tầm trung và tầm thấp, lực lượng pháo cao xạ, súng máy phòng không, không quân…tạo ra thế trận liên hoàn, bọc lót lẫn nhau không cho đối phương đủ thời gian tìm diệt mắt thần S-300. Nhất là trên các hướng, khu vực trọng điểm.
Thứ ba là tăng cường khả năng tác chiến điện tử để có thể vô hiệu hóa tên lửa đối phương, chế áp lực lượng tập kích đường không, sử dụng nghi binh để thu hút hỏa lực…
Nếu đáp ứng được những yêu cầu này thì không chỉ mắt thần của S-300 mà toàn bộ thành phần chủ yếu của hệ thống phòng không sẽ được bảo toàn trước đòn phủ đầu, từ đó sẽ làm phá sản kế hoạch chiến tranh của đối phương.

Nếu có S-300, Syria có đủ sức đương đầu Tomahawk?

 |

Trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị không kích Syria bằng tên lửa hành trình Tomahawk, nếu đến tay Syria, liệu S-300 có đủ khả năng tiêu diệt Tomahawk?

Để bổ sung sức mạnh cho lưới lửa phòng không, Syria đã đặt mua hệ thống S-300 của Nga từ năm 2011 với giá 1 tỷ USD.
Đầu tháng 8/2013, công ty sản xuất S-300 cho Syria đã tuyên bố hoãn lại kế hoạch chuyển giao hệ thống này cho Syria đến tháng 6/2014 mặc dù đã sản xuất xong.
Điều này là một thiệt thòi cho Syria khi phải đối diện với một trận mưa Tomahawk trong một vài ngày tới, tuy nhiên, nếu có S-300, liệu Syria có thể cứu vãn được tình hình?
S-300 của Nga được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất hiện nay.
Được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1970 để thay thế cho hệ thống tên lửa SAM thế hệ đầu tiên, S-300 là một tổ hợp tên lửa di động, hoạt động theo nguyên tắc "bắn-quên", dễ sử dụng, được thiết kế để đẩy lùi các cuộc không kích lớn.
Hệ thống S-300
Hệ thống S-300
S-300 có tầm bắn từ 5-150km, radar của hệ thống có khả năng theo dõi 100 mục tiêu và bám sát chặt 12 trong số đó. Xác suất đánh chặn thành công máy bay của S-300 được phía Nga đánh giá là đạt 80-93% trong một lần khai hỏa.
Hiện nay, vẫn chưa có một loại máy bay nào có thể bay nhanh hơn tên lửa này (tốc độ di chuyển 7.200 km/h). Không những thế, các phiên bản cải tiến mới nhất của S-300 còn có thể đánh chặn máy bay chiến đấu và tên lửa bay thấp, như ở độ cao 6.000m. Ngoài ra, tia chiếu hẹp giúp radar của S-300 không dễ lộ, đồng thời cũng khó bị gây nhiễu.
Để phòng thủ trước máy bay, S-300 là một mặt hàng khiến người dùng hoàn toàn yên tâm. Đó là lý do Israel phản đối kịch liệt việc Nga chuyển S-300 tới Syria, trong khi Israel vẫn không kích Syria đều đặn bằng máy bay.
Tuy nhiên, nếu phải đối diện với tên lửa hành trình Tomahawk, S-300 có thực sự hiệu quả?
Không phải ngẫu nhiên mà tên lửa Tomahawk được mệnh danh là “sứ giả chiến tranh” của Mỹ. Tomahawk hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong việc dẫn đường, chỉ thị và tấn công mục tiêu.
Hệ thống dẫn đường của Tomahawk có thể coi là một chuẩn mực đối với tên lửa hành trình hiện đại. Cơ chế dẫn đường của Tomahawk rất phức tạp và phối hợp nhiều công nghệ dẫn đường khác nhau, các hệ thống này bổ sung cho nhau nhằm tăng độ chính xác khi tác chiến.
Tên lửa Tomahawk được phóng ra từ một tàu khu trục
Tên lửa Tomahawk được phóng ra từ một tàu khu trục
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ GPS từ vệ tinh cho phép cung cấp thông tin chính xác về vị trí của tên lửa trên quỹ đạo bay, đồng thời kết nối với nhiều phương tiện giám sát khác nhau trên mặt đất. Nôm na, Tomahawk không khác gì một chiếc UAV đầy thông minh.
Tomahawk còn sở hữu khả năng làm nhiễu radar cực tốt, và nên nhớ, đây chỉ là một quả tên lửa, có kích thước nhỏ hơn nhiều lần một chiếc tiêm kích hay cường kích. Để thực hiện xác định, khóa mục tiêu và ngắm bắn thực sự là một điều khó khăn.
Đặc biệt, tầm bay thấp của loại tên lửa này (khoảng 100m) thực sự là một thách thức với mọi hệ thống tên lửa phòng không, bởi nguyên lý hoạt động của tên lửa đất đối không (bao gồm cả S-300) không cho phép đầu đạn bám đuổi tomahawk ở tầm bay như vậy.
Có thể nói, dấu ấn của Tomahawk trong những cuộc chiến của Mỹ thời gian gần đây cho thấy đây là một vũ khí thực sự hiệu quả, đặc biệt trong chiến tranh thế giới hiện đại.
Cũng cần biết rằng, Mỹ là bậc thầy trong chiến thuật “áp chế phòng không đối phương SEAD”. Nếu sử dụng radar để sục sạo Tomahawk, rất có thể S-300 sẽ phơi mình thành bia ngắm, nếu không sử dụng radar, việc phát hiện tên lửa này là không thể.
Trong khi đó, khả năng thực chiến của S-300 vẫn chưa được kiểm nghiệm. Thế giới đã được chứng kiến nhiều “bia bay” giả định mục tiêu là máy bay, tên lửa tầm cao bị S-300 hạ gục dễ dàng. Tuy nhiên, điểm yếu nhất của S-300 là phòng thủ trước những đối tượng có tầm bay thấp như Tomahawk..
 Pantsir S1 được xem là
Pantsir S1 được xem là "khắc tinh" đối với tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk.
Những nhà sản xuất của Nga đã không ngừng nghiên cứu để sửa chữa gót chân Asin này. Hồi đầu năm 2013, Trung tá Aleksandr Gordeyev thông báo trên truyền thông của quân khu miền Đông rằng S-300 của Nga lần đầu tiên bắn hạ tên lửa hành trình tầm bay thấp.
Tuy nhiên, đấy là với hệ thống đang được nghiên cứu, còn những S-300 đã sản xuất và xuất khẩu? Liệu đứng trước các tên lửa hành trình tầm bay thấp có trở thành một con hổ giấy?
Trong bối cảnh Syria, những tưởng S-300 sẽ được một dịp thể hiện mình, nhưng quả đáng tiếc khi Syria chưa được sở hữu hệ thống này.
Đến S-300 còn chưa tự tin khi đối diện với Tomahawk, phải chăng quân đội Assad đã “hết cửa” trước cuộc không kích của Mỹ - Anh trước mắt?
Từ khi có thông tin Mỹ sẽ không kích Syria bằng tên lửa hành trình, theo dõi diễn biến của báo chí thế giới, chưa một lần Tổng thống Assad lên tiếng đòi S-300.
Sở dĩ như vậy bởi quân đội Syria đang nắm giữ một vũ khí diệt tên lửa tầm thấp lợi hại: Pantsir S1.
Pantsir S1 là sự kết hợp giữa 2 pháo bắn siêu nhanh 2A38M 30mm, pháo này có tốc độ bắn lên đến 2500 viên/phút, phạm vi tiêu diệt mục tiêu 4km cùng 12 tên lửa đánh chặn 57E6 hoặc 57E6-E. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn được dẫn hướng bằng vô tuyến.
Hiện tại, Syria đã có thể đoán định được mục tiêu của liên quân Mỹ - Anh và điểm xuất phát của đại đa số tên lửa này, việc bố trí lưới lửa tầm thấp bủa vây Tomahawk sẽ hoàn toàn có thể thực hiện.
Ngoài ra, quân đội Assad còn có hệ thống tên lửa SA-8, SA-11, Buk-M2E. Syria còn sở hữu một đội ngũ pháo phòng không khoảng 4.000 khẩu và đa dạng về cỡ nòng từ 23 – 100mm.
Dù đang sở hữu vũ khí trong tay, một điều chắc chắn Tổng thống Assad chỉ còn cách mang tất cả ra để chơi nước cờ cuối cùng với Mỹ.
Tuy nhiên, trước những cuộc không kích của Israel, Syria phản ứng bị động và yếu ớt, vậy đứng trước sức mạnh của nhà vô địch, như một vị tướng của Anh đã nói: “chỉ có thể là kỳ tích nếu Assad còn trụ được”.

Tình hình Syria: Bị Mỹ dọa đánh, S-300 của Nga ở đâu?

 |

Tình hình Syria cuối ngày 27/8 nóng thêm khi ngoại trưởng Walid al-Moallem tuyên bố trong trường hợp bị Mỹ tấn công, Syria sẽ tự vệ bằng mọi nguồn lực sẵn có. Vậy Syria sẽ lấy gì để tự vệ?

Sức mạnh quân sự của Syria
Ngày 27/8, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem tuyên bố nước ông sẽ tự vệ "bằng mọi nguồn lực sẵn có" trong trường hợp Mỹ phát động một cuộc tấn công nhằm vào quốc gia Trung Đông này.
Sở dĩ chính quyền Damacus có thể tuyên bố hùng hồn như vậy bởi lẽ Syria đang sở hữu một sức mạnh quân sự khiến nhiều cường quốc phải trả giá đắt nếu quyết tâm gây chiến.
Các quan chức tình báo Mỹ tin rằng, Syria có một sức mạnh quân đội đáng sợ với 330.000 binh lính và rất nhiều vũ khí hiện đại do Nga và Iran cung cấp.
Syria được cho là đang có trong tay khoảng 900 hệ thống tên lửa phòng không, 4.000 pháo phòng không cỡ nòng từ 23-100 mm và khoảng 400 tiêm kích các loại. Syria cũng có 48 hệ thống phòng không S-200 Angara với khả năng chống nhiễu cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, quốc gia Trung Đông này còn có các hệ thống phòng không Pantsir-S1.
Một tên lửa Syria được phóng từ bệ phóng di động trong cuộc tập trận phòng không hôm 9/7.
Một tên lửa Syria được phóng từ bệ phóng di động trong cuộc tập trận phòng không hôm 9/7.
Trong số 400 tiêm kích của Syria, có 60 máy bay MiG-29 đời cuối và 30 tiêm kích đánh chặn MiG-25.
Đặc biệt, trong khoảng thời gian 2002 đến 2011, Syria đã tăng cường bổ sung và hiện đại hóa vũ khí cho quân đội nước này. Nhập khẩu vũ khí của Syria trong thời gian này tăng đến 580%.
Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã mạnh tay chi hàng tỉ USD cho những hệ thống phòng thủ hiện đại của Nga, phần lớn được chuyển đến trong năm ngoái.
Ngoài ra, Syria được cho là đang sở hữu kho vũ khí hóa học lớn nhất Trung Đông. Không có gì đảm bảo Assad sẽ không động tới kho vũ khí này nếu bị dồn vào bước đường cùng. Syria khác hẳn Iraq, quốc gia bị chụp mũ sở hữu vũ khí hóa học, hạt nhân nhưng thực chất không có gì.
Sức mạnh phòng thủ của Syria là không thể chối cãi, đủ để các chuyên gia quân sự, tưởng lĩnh nhiều kinh nghiệm trận mạc của Mỹ và đồng minh hiểu rằng sẽ là một cái giá đắt nếu trực tiếp tham chiến.
Assad yên tâm nghênh chiến vì có chỗ dựa tinh thần?
Trong một cuộc chiến hiện đại với bối cảnh thế giới đa cực, sự hậu thuẫn của các cường quốc là một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho Damacus nếu thực sự chiến tranh nổ ra. Trước hết, Nga luôn là đối tác để Assad trao gửi niềm tin của mình.
Giữa tháng 8, Nga đã từ chối lời đề nghị hợp đồng vũ khí 15 tỷ USD của Ả Rập Saudi để giữ vững lập trường ủng hộ đồng minh của mình. Trước đó, hồi cuối tháng 6, Nga đã cử 20 tàu chiến (gồm tàu đổ bộ và tàu khu trục) của Hạm đội Hắc hải tới Đại Tây Dương, áp sát vùng biển Syria trong bối cảnh lo ngại phương Tây tiến hành can thiệp quân sự.
Lực lượng này hiện vẫn đóng tại Địa Trung Hải, ngoài ra, Nga còn điều tàu sân bay duy nhất của mình, “Đô đốc Kuznetsov” đến khu vực này.
Còn một cường quốc, không thua kém Mỹ nhiều về mặt kinh tế và ảnh hưởng quốc tế là Trung Quốc, dù ít dù nhiều cũng đồng quan điểm với Nga về vấn đề Syria.
Thế giới ngày nay đã xa rồi cảnh Mỹ và đồng minh có quyền áp đặt mọi thứ lên LHQ hay bất kỳ quốc gia nào. Còn nhớ, với Iraq, Mỹ đã đơn phương gây chiến dù không được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an LHQ. Nhưng hiện tại, tiếng nói của Trung Quốc, của Nga đã có sức nặng hơn, và thế giới cũng tỏ ra không thích cách làm của người Mỹ kẻ từ cuộc chiến tại Iraq hay Afghanistan.
Assad có đủ khả năng thực hiện chiến tranh nhân dân?
Trong một tuyên bố gần đây, hôm 26/8, trả lời phỏng vấn truyền thông Nga, ông Assad đã khẳng định nếu Mỹ tấn công Syria, chắc chắn sẽ chuốc thất bại như những gì đã nhận được ở chiến tranh Việt Nam.
Ông Assad nhấn mạnh: “Chúng tôi là một quốc gia độc lập và chúng tôi sẽ chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố đồng thời xây dựng mối quan hệ với những ai mà chúng tôi thấy tốt cho nhân dân Syria”
Nhưng thực tế, lòng dân của Syria có được như những gì mà Tổng thống Assad mong muốn?
Hai năm nội chiến đẩy đất nước Syria vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và dân sinh. Từng đoàn người tị nạn di chuyển khắp đất nước, lan sang những nước láng giềng và hàng triệu người Syria đang sống nhờ vào sự viện trợ của các tổ chức nhân đạo. Hơn 100.000 dân thường đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến và con số này không ngừng tăng lên.
Trong khi đó, bản thân đất nước đang chia thành ba phe đối lập, quân đội chính phủ, phiến quân và lực lượng người Kurd.
Một điều chắc chắn, người Kurd không ưa gì chế độ của Assad, trong quá khứ đã có những hành động phân biệt và kỳ thị họ. Và người Kurd cũng không chấp nhận phiến quân bởi một loạt hành động tấn công mang màu sắc khủng bố lên đồng bào họ trong khu kiểm soát của phiến quân.
Khi có sự tham chiến của Mỹ và đồng minh, chắc chắn người Kurd sẽ “tọa sơn quan hổ đấu” và chờ đợi thời cơ để chiếm quyền tự trị.
Tuy nhiên, để nói về thế trận lòng dân, ông Assad đang có lợi thế hơn phiến quân. Theo báo cáo của Cơ quan Quan sát Nhân quyền Syria hồi cuối tháng 6, những khu vực chịu ảnh hưởng của quân đội Assad gần như mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường, gần như không có dấu ấn của chiến tranh.
Việc dòng người tị nạn đã lựa chọn những khu vực này làm bến đỗ cho thấy người dân sẽ tốt hơn nếu ở bên Tổng thống Assad.
Ngoài ra, ông Assad còn là một người khôn ngoan khi sử dụng nước cờ “chiêu hàng” để đánh vào tâm lý của những tay súng Syria trong lực lượng nỏi dậy. Khi uy hiếp Aleppo, đã có hàng trăm phiến quân “quẳng giáo xin hàng” để đứng về hàng ngũ của ông Assad.
Tổng thống Syria gần đây liên tục công bố những hình ảnh thân thiện của mình khi thăm nom bệnh viện, trại tị nạn, đứng giữa vòng vây của người ủng hộ, hay trực tiếp ra chiến trường úy lạo quân sĩ...
Hơn nữa, sự can thiệp sâu của thế lưc khủng bố vào phiến quân và những hành động hành quyết, uy hiếp đã tạo ra một làn sóng phản đối không nhỏ trong dân chúng Syria.
Nếu quả thực Tổng thống Assad đủ khả năng “thu phục nhân tâm”, xây dựng được một thế trận chiến tranh nhân dân thì mọi cuộc xâm lược từ thế lực bên ngoài sẽ không thể sớm hẹn hồi kết.
Tuy nhiên, một Syria mệt nhoài và tổn thương suốt 2 năm, đã quá đủ máu và súng, liệu ông Assad sẽ lấy gì làm mục đích chung để lòng dân ngả về phía mình?
S-300 của Syria đang ở đâu?
Để bổ xung sức mạnh cho lưới lửa phòng không, Syria đã đặt mua hệ thống S-300 của Nga từ năm 2011 với giá 1 tỷ USD.
Nếu S-300 xuất hiện trong biên chế của quân đội Syria, sức mạnh phòng không của Syria sẽ lên một tầm cao mới. Phương án tấn công bằng tên lửa đạn đạo mà Mỹ và đồng minh đề ra cũng vì thế mà lung lay. Tuy nhiên, S-300 của Syria đang ở đâu?
Hệ thống S-300
Hệ thống S-300
Đầu tháng 8/2013, công ty sản xuất S-300 cho Syria đã tuyên bố hoãn lại kế hoạch chuyển giao hệ thống này cho Syria đến tháng 6/2014 mặc dù đã sản xuất xong. Việc hoãn giao S-300 cho Syria cũng tương tự như việc Nga chưa vội chuyển 12 chiến đấu cơ MiG-29.
Chuyên gia quân sự Nga Ruslan Pukhov nói với hãng tin RT rằng “việc hoãn chuyển giao này sẽ có lợi cho Syria vì S-300 xuất hiện sẽ gây tác động chính trị rất lớn trong khu vực” và bản thân chính quyền Damacus sẽ phải chịu đựng nhiều hơn.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại, chắc sẽ không còn gì tồi tệ hơn việc Syria đang phải đối diện với một cuộc không kích quy mô lớn bằng tên lửa đạn đạo. Có lẽ, điều ông Assad trông đợi từ nước ngoài lúc này, là được nhìn thấy S-300 bên cạnh mình.

Syria sẽ hứng chịu 100 tên lửa trong 48 giờ?

 |

Theo những nguồn tin quân sự và ngoại giao, Syria có thể sẽ phải hứng chịu trận mưa tên lửa gồm hơn 100 quả trong liên tục 48 giờ nếu Anh và Mỹ quyết định tấn công.

Một chiếc tàu ngầm lớp Trafalgar của Hải quân Anh sẽ gia nhập đội tàu chiến Mỹ ở Địa Trung Hải để bắn tên lửa hành trình Tomahawk trong cuộc tấn công có thể diễn ra trong vài ngày tới.
Những tên lửa này sẽ được tung ra để tiêu diệt các cơ sở kiểm soát chỉ huy, trung tâm vận chuyển vũ khí, cơ sở tình báo và trại huấn luyện dân quân.
	USS Ramage, 1 trong 4 tàu khu trục của Mỹ đang ở Địa Trung Hải, được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk.
USS Ramage, 1 trong 4 tàu khu trục của Mỹ đang ở Địa Trung Hải, được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk.
Các chỉ huy quân sự đã thống nhất về phạm vi của các cuộc tấn công với các đồng minh trong khu vực và phe đối lập Syria, quan chức tại cuộc họp cấp cao kéo dài 2 ngày tại thủ đô Amman của Jordan cho biết tối qua.
Trong cuộc họp này, Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey và Tư lệnh các lực lượng vũ trang Anh Nick Houghton đã phác thảo kế hoạch chi tiết về kịch bản tấn công với những người đồng cấp của 10 nước khác.
Một quan chức Jordan cho biết, đã có sự đồng thuận rằng cộng đồng quốc tế phải có hành động về Syria và cuộc tấn công bằng tên lửa của hải quân hoặc không quân sẽ là cách đáp trả tốt nhất.
Tuy nhiên, cuộc tấn công sẽ được giới hạn ở phạm vi trừng phạt chính phủ của Tổng thống Assad vì tội sử dụng vũ khí hóa học, chứ không nhằm để thay đổi cán cân ủng hộ nghiêng về phe nổi dậy và tiêu diệt chính phủ Syria.
Những quả tên lửa đầu tiên sẽ được bắn đi từ tàu ngầm của Anh và Mỹ hiện đang được triển khai ở Địa Trung Hải cùng 4 tàu khu trục Mỹ trong cùng khu vực này.
Quân Mỹ sẽ khai hỏa phần lớn số tên lửa nói trên, nhưng Hải quân Anh được cho là chuẩn bị sẵn sàng tàu ngầm lớp Trafalgar để có thể bắn được tên lửa từ ống phóng ngư lôi khi chìm dưới mặt nước.
Các đề xuất cũng đã được thảo luận đối với khả năng tên lửa được bắn đi từ chiến đấu cơ bên ngoài không phận Syria nhằm tránh hệ thống phòng không vững chắc của nước này.
Một thành viên Quân đội Tự do Syria ở Jordan nói rằng chỉ huy của lực lượng phiến quân và Mỹ đã trao đổi thông tin về những mục tiêu trọng điểm cần oanh tạc trong chiến dịch tấn công, bao gồm các kho vũ khí, trụ sở quân sự đầu não, bãi phóng tên lửa, đường băng tại sân bay quân sự và các hệ thống phòng không.
Bên cạnh tấn công bằng tên lửa hành trình, Tổng thống Obama, các cố vấn, tướng lĩnh đã thảo luận việc sử dụng máy bay ném bom tầm xa ở mức độ nào để tiêu diệt các mục tiêu từ bên ngoài không phận Syria.
Chiến đấu cơ của Mỹ có thể cất cánh từ căn cứ không quân ở Cyprus và phía nam Thổ Nhĩ Kỳ. 2 tàu sân bay Mỹ đang tuần tra ở vùng Vịnh cũng có thể được điều đến khu vực qua Biển Đỏ.
Lầu Năm Góc cũng đã lên kế hoạch triển khai máy bay tiêm kích F22 và F15 ở Saudi Arabia và Jordan nhằm đảm bảo an toàn cho các nước Arab đồng minh chủ chốt và hậu thuẫn cho chiến dịch không kích.

Vì sao chiến đấu cơ Mỹ không dám "bén mảng" vào không phận Syria?

 |

(Soha.vn) - Theo các chuyên gia, hệ thống phòng không của Syria hiện nay hoạt động hiệu quả hơn bất kỳ hệ thống phòng không nào mà quân đội Mỹ từng phải đối mặt kể từ khi họ tổ chức một chiến dịch oanh kích Serbia hồi năm 1999.

25 lữ đoàn phòng không, 150 dàn tên lửa
Theo ước tính của các nhà phân tích phương Tây trước khi cuộc nội chiến nổ ra, Syria có khoảng 25 lữ đoàn phòng không cùng khoảng 150 dàn tên lửa đất đối không. Các hệ thống này đã liên tục được củng cố trong những năm gần đây và mức độ suy giảm do chiến sự vẫn chưa được xác nhận.
Syria hiện vẫn có nhiều hệ thống tên lửa phòng không di động và điều này có nghĩa là quân đội của ông Assad có thể di chuyển đến những vị trí mà Mỹ không thể ngờ tới.
Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế cho rằng, nếu thực sự muốn hạ gục được sức mạnh của hệ thống phòng không Syria, cuộc tấn công này cần kết hợp sức mạnh của ít nhất 2 tàu sân bay Mỹ.
4.000 khẩu pháo phòng không
Said Amminov, một chuyên gia quân sự Nga cho rằng: hiện nay, khả năng phòng không của Syria là rất mạnh với hơn 900 hệ thống phòng không và 4.000 khẩu pháo phòng không các loại, tạo thành hệ thống phòng không dày đặc nhiều tầng, nhiều lớp với nhiều tổ hợp hiện đại như: hệ thống Pantsyr-S1; hệ thống Pechora 2M; 2 hệ thống Buk M-2E và 48 tổ hợp S-200 “Angara” do Liên Xô cũ sản xuất và một số bệ phóng được cho là của loại tên lửa phòng không tối tân S-300 của Nga.
Pechora 2M là biến thể nâng cấp rất hiện đại của hệ thống S-125 Neva/Pechora (hay SAM-3, tên ký hiệu NATO là SA-3 Goa). Trong quá khứ, hệ thống S-125 Neva/Pechora của Nam Tư đã bắn hạ một chiếc máy bay tàng hình F-117 Nighthawk vào ngày 27-3-1999 và một chiếc F-16 của NATO vào ngày 2-5 trong chiến tranh Kosovo.
Hệ thống tên lửa phòng không S-125 Neva/Pechora
Hệ thống tên lửa phòng không S-125 Neva/Pechora
Trong các cuộc chiến tranh khác, SA-3 và các hệ thống SAM khác đã bắn hạ nhiều máy bay không người lái của NATO và Mỹ.
Pechora 2M được nâng cấp mạnh về radar và tên lửa, nó sử dụng tên lửa 5V27D và 5V27DE, tầm bắn từ 3,5 đến 35 km, độ cao tối đa trên 20 km.
Hệ thống Buk M-2E là biến thể hiện đại nhất của hệ thống Buk, ra đời năm 2008, có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác. Nó sử dụng tên lửa 9M317 (Nato gọi là SA-17 Grizzly) có tầm bắn 3 - 50km, độ cao tối đa 25km với vận tốc đạt tới Mach4.
Hệ thống tên lửa phòng không Buk M-2E
Hệ thống tên lửa phòng không Buk M-2E
Một tiểu đoàn Buk tiêu chuẩn bao gồm 1 xe chỉ huy, 1 trạm trinh sát/khóa mục tiêu và điều khiển đặt trên xe TAR, 6 xe phóng tên lửa, mỗi xe mang 4 quả tên lửa trên bệ, cùng 4 quả dự trữ. Hệ thống này chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của tổ hợp từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây.
Còn hệ thống Pantsyr-S1 (Nato gọi là SA-22 Greyhound) là tổ hợp phòng không tích hợp pháo phòng không tự động 30mm 2A72, radar và tên lửa đối không 57E6-1. Loại tên lửa này có vận tốc 1300m/s (tương đương mach4), tầm bắn 20km, trần bắn tối đa 15km. Các nhà sản xuất vũ khí Nga khẳng định hệ thống này có thể bắn hạ cả máy bay tàng hình, UAV tàng hình và tên lửa hành trình.
Hệ thống phòng không hỗn hợp pháo – tên lửa Pantsir-S1
Hệ thống phòng không hỗn hợp pháo – tên lửa Pantsir-S1
Ngoài ra, còn có thông tin Trung Quốc bán hệ thống tên lửa phòng không Hồng Kỳ 9 (HQ-9) cho Iran vào năm 2007 khi hợp đồng mua S-300 của Nga đổ vỡ và Iran đã cung cấp loại tên lửa này cho Syria
HQ-9 được coi là có tính năng tiệm cận với Patriot của Mỹ và S-300 của Nga, với tầm bắn tối đa 200km, vận tốc siêu âm 4.2 Mach, độ cao tác chiến tối đa 30km. Mỗi tiểu đoàn tên lửa được trang bị 32 quả đạn (chưa tính đạn dự phòng) và 1 lữ đoàn có số lượng là 192 quả.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9
Với độ cao, tầm bắn xa và hiệu quả tác chiến, HQ-9 có thể bắn hạ nhiều máy bay tối tân trên thế giới, đồng thời có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình ở giai đoạn cuối với khoảng cách tác chiến 30km. Trong thử nghiệm nó đã bắn hạ tên lửa M-9 (phiên bản xuất khẩu của tên lửa DF-15) với chiến thuật đánh chặn hình chữ T, không đón đầu.
100.000 quả tên lửa
Theo ước tính từ phía Israel, quân đội Syria sở hữu khoảng 100.000 quả tên lửa. Hàng ngàn quả trong số đó, như tên lửa Scud D, được cho là rất mạnh mẽ, có thể chạm tới bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ Israel. Ngoài ra, quân đội Syria còn có tên lửa đất đối đất tầm trung SS-23 của Nga, có thể mang 120 kg vật liệu nổ.
Hệ thống tên lửa phòng không Hồng Kỳ - 9 (HQ-9)
Tên lửa Scud
Mặc dù cuộc nội chiến chống lại lực lượng phiến quân trong 2 năm rưỡi đã khiến quân đội của chính phủ Assad tiêu hao nhiều vũ khí. Tuy nhiên, Nga vẫn tiếp tục chuyển nhiều vũ khí cho Syria như các loại rocket, tên lửa chống tăng, các loại vũ khí hạng nhẹ và đạn dược. Bên cạnh đó, quân đội Syria cũng nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía Iran.
Trong một động thái mới nhất, Hải quân Mỹ đang tăng cường số lượng tàu khu trục mang tên lửa hành trình tại Địa Trung Hải từ ba lên bốn tàu, sẵn sàng can thiệp quân sự vào Syria.
Với cách triển khai lực lượng như vậy, các chuyên gia cho rằng cuộc tấn công nhiều khả năng sẽ được tiến hành từ tàu chiến Mỹ hoặc máy bay chiến đấu có khả năng bắn tên lửa từ bên ngoài không phận Syria, do đó tránh được hệ thống phòng không của nước này. Từ đó cũng có thể thấy, hệ thống phòng không mạnh mẽ của Syria đã phần nào khiến Mỹ và đồng minh bất an.

No comments:

Post a Comment

quangnm