TP HCM thí điểm tuyến du lịch ra Trường Sa
Tuyến
du lịch ra Trường Sa được TP HCM tổ chức vào ngày 22/6 để rút kinh
nghiệm, chuẩn bị cho việc khai thác chính thức trong thời gian tới.
UBND TP HCM vừa giao Sở Du lịch và các đơn vị liên quan sớm hoàn chỉnh
báo cáo, kế hoạch khảo sát tuyến du lịch Trường Sa để chuẩn bị cho việc
thực hiện tuyến đầu tiên, dự kiến diễn ra ngày 22/6. Đây cũng là địa
phương đi đầu trong cả nước về việc tổ chức du lịch đến Trường Sa.
Theo thành phố, chuyến đi này mang tính thử nghiệm để rút kinh nghiệm
cho việc khai thác chính thức, cũng như xem xét để xây dựng kế hoạch
quảng bá trong thời gian tới sau khi được sự chấp thuận của Thành ủy và
các bộ ngành hữu quan.
Đảo Trường Sa Lớn nhìn từ trên cao. Ảnh tư liệu.
|
UBND Thành phố cũng giao Sở Du lịch xây dựng kế hoạch phát triển du
lịch biển đảo giai đoạn 2015-2020. Trong đó, Tổng Công ty Tân Cảng Sài
Gòn được giao phụ trách việc kiến nghị và xin ý kiến Quân chủng Hải
quân, Bộ Quốc phòng hỗ trợ sử dụng tàu và nhiên liệu phục vụ việc triển
khai tuyến du lịch Trường Sa.
Trước đó vào đầu tháng 4, UBND TP HCM đã giao Sở Du lịch phối hợp với
các sở ngành liên quan đánh giá thực trạng, định hướng quy hoạch các
điểm đến trên tuyến du lịch Trường Sa (để đảm bảo chỗ ăn, nghỉ…) phục vụ
lâu dài hoạt động du lịch biển đảo cũng như an ninh, an toàn cho du
khách. Đồng thời, nghiên cứu kết hợp giữa đường hàng không và đường biển
để chở du khách…
UBND Thành phố giao các doanh nghiệp dịch vụ liên quan hoàn chỉnh kế
hoạch thực hiện chương trình du lịch Trường Sa, đặc biệt chú ý đến chi
phí làm cơ sở xác định giá nhằm thu hút khách du lịch.
Những bữa ăn trên hành trình thăm đảo Trường Sa
Nấu ăn trong điều kiện liên tục nghiêng ngả, những đầu bếp trên tàu luôn đảm bảo 4 bữa một ngày với các món không lặp lại.
Bởi hành trình ra đảo dài và vất vả, các đầu bếp cần mẫn chăm lo sức khỏe các vị khách. Ảnh: Tuấn Nguyễn
Thayer : Tour du lịch đến quần đảo Trường Sa là một hành động kín đáo khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Các chuyến du lịch này cũng nhằm trắc nghiệm phản ứng của Trung Quốc sau khi quan hệ bình thường Việt-Trung vừa được tái khởi động.
Nếu tàu chấp pháp trên biển của Trung Quốc can thiệp hoặc sách nhiễu tàu du lịch Việt Nam, thế giới sẽ coi đấy là một mưu toan cản trở thương mại hợp pháp. Nếu Trung Quốc không phản ứng, Việt Nam sẽ cảm thấy yên tâm phần nào.
Trong trường hợp Trung Quốc phản ứng bằng cách sách nhiễu tàu du lịch Việt Nam, Việt Nam chờ đợi là nước ngoài sẽ can thiệp về mặt chính trị nhân danh Việt Nam.
RFI : Tại sao Việt Nam lại tổ chức du lịch Trường Sa vào lúc này ?
Thayer : Trung Quốc đang bị nêu bật vì các hành động nạo vét đáy biển và rạn san hô để tạo ra các hòn đảo nhân tạo. Trung Quốc đã phản công bằng cách biện minh rằng họ chỉ hành động trong vùng thuộc chủ quyền của mình.
Đây là cơ hội giúp Việt Nam trắc nghiệm phản ứng của Trung Quốc – Liệu Trung Quốc có muốn bị thêm quảng cáo bất lợi hay là họ kiềm chế các hành động khiêu khích để trấn an Việt Nam ?
Các hoạt động du lịch không tác hại cho uy tín của chính quyền trung ương tại Hà Nội, vì về hình thức đó là sáng kiến của chính quyền địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh.
RFI : Du lịch Trường Sa là một sáng kiến khôn ngoan ?
Thayer : Việt Nam luôn luôn phải sử dụng chiến thuật thông minh trong việc đấu tranh chống lại Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Sáng kiến này là một « thách thức phi đối xứng », nhắm vào tuyên bố của Trung Quốc về « chủ quyền không thể tranh cãi » của họ trên Biển Đông.
Sáng kiến du lịch này không phô trương, và uy tín của chính phủ Việt Nam sẽ chỉ được nâng cao dưới mắt người dân trong nước. Tuy nhiên cũng có rủi ro. Nếu Trung Quốc sử dụng các chiến thuật thô bạo, và buộc Việt Nam lùi bước, điều đó có thể gây phản ứng ngược trong dư luận trong nước.
Đưa lên bàn cân thì đây có vẻ là một sáng kiến thận trọng và không mang tính khiêu khích
Nghe đọc bài: Du lịch Trường Sa và tình yêu Tổ quốc
Nhưng thông tin về tour du lịch ra với Trường Sa trong mấy ngày qua đã khiến nhiều người Việt háo hức chờ mong.
Háo hức cũng là điều đương nhiên vì từ rất lâu rồi, trong mỗi người dân nước Việt, Trường Sa không chỉ là một địa danh như bao địa danh khác, không phải là những hòn đảo với cát với đá với cỏ cây như bao nhiêu hòn đảo khác.
Giữa thăm thẳm trùng dương tít tắp, những hòn đảo trên quần đảo này đã là một phần máu thịt trĩu nặng những yêu thương và muôn trùng khắc khoải.
Khắc khoải, bởi Trường Sa là quê hương xứ sở của mình nhưng để ra được đó sao quá khó! Không ít lần, những bạn bè của tôi, những dân du lịch thứ thiệt đã từng đi cả trăm quốc gia, dấu chân của họ in lên triền Himalaya đến mũi Hảo Vọng, từng sống qua những đêm trắng ở Saint Petersburg hay cưỡi lạc đà giữa sa mạc Sahara... nhưng với họ Trường Sa vẫn là một điểm đến đang còn nằm trong những giấc mơ.
Tôi không quên cái đêm chia tay khép lại sau chuyến đi từ một quốc gia khá xa xôi trở về, một người bạn trong nhóm nói: Có cách gì để bọn mình có thể theo một chuyến tàu ra với Trường Sa không?
Người bạn tôi đã nuôi ý định xin xuống thuyền ngư dân, đi ra ngư trường cùng họ để may ra có thể lên được một hòn đảo nào đó của ta giữa Trường Sa.
Nhưng cách đi như vậy lại không đúng với quy định. Tôi bảo bạn ráng chờ, sẽ có ngày “tour Trường Sa” tái khởi động!
Nói là “tái khởi động” bởi từ năm 2004, chuyến du lịch ra Trường Sa từng được tổ chức với 100 du khách, điểm đến chỉ gồm hai nơi: đảo Trường Sa Lớn, Đá Tây và có ghé Côn Đảo. Sau chuyến đi ấy, tour tạm ngưng vì nhiều lý do, nhưng ngần ấy cũng đủ cho nhiều du khách tham gia chuyến đi sung sướng tự hào đến tận hôm nay!
Và bây giờ, sau 11 năm tròn, cuối tháng 6 này, tour du lịch ra với
Trường Sa khởi động trở lại. Mấy ngày qua, dưới những thông tin về tour
du lịch này trên các trang báo điện tử, mọi người xôn xao hỏi nhau: Khi
nào sẽ đi? Đăng ký như thế nào? Phương tiện thế nào? Chi phí ra sao?
Đã đến lúc chúng ta nên coi câu chuyện du lịch ra Trường Sa cũng như tour ra với các đảo Thổ Chu, Nam Du, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ...
Khác chăng là chặng đường ra với Trường Sa có xa xôi hơn, điều kiện phục vụ du khách có thể có khó khăn hơn, nhưng ra đến đó rồi thì câu chuyện hạ tầng phục vụ du khách sẽ không phải là điều du khách lưu tâm nữa.
Bởi trên hải trình đến với Trường Sa, du khách sẽ có những trải nghiệm rất riêng mà không một tour du lịch nào có được.
Năm trước, một doanh nhân trong chuyến ra Trường Sa đã nói rằng: “Khi ở đất liền, mỗi khi doanh nghiệp làm nghĩa vụ thuế cũng có ít nhiều tâm tư, nhưng ra đây mới biết rằng những khoản đóng góp của chúng tôi là quá nhỏ”.
Một sinh viên tham gia chuyến hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương lại nói rằng: “Nghĩ là ra đây để động viên những người lính, người dân trên đảo, nhưng ra đây rồi mới biết chính những người dân, người lính trên đảo đã động viên chúng tôi...”.
Rất nhiều xúc cảm chân thành như thế mà nếu không đặt chân lên Trường Sa sẽ khó mà cảm nhận được.
Vì thế, dễ hiểu rằng tour du lịch Trường Sa sẽ được đông đảo người dân mong đợi. Đi du lịch Trường Sa để góp phần khẳng định chủ quyền..., nhưng có lẽ ra Trường Sa còn vì một chân lý vô cùng giản dị: đi vì yêu và đi để thêm yêu Tổ quốc!
(VTC
News) - Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lớn tiếng
phản đối việc Việt Nam tổ chức du lịch đến Trường Sa, Reuters đưa tin.
Phát
ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố vô căn
cứ, bày tỏ thái độ tức giận một cách phi lý về việc Việt Nam tổ chức
đoàn du lịch tới Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
Ông Hồng Lỗi ngang nhiên tuyên bố: "Hành động của Việt Nam vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Chúng tôi yêu cầu Việt Nam tôn trọng chủ quyền Trung Quốc, không có hành vi làm phức tạp thêm tình hình để đảm bảo an toàn, an ninh khu vực".
Tuyên bố trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc là hoàn toàn vô căn cứ vì quần đảo Trường Sa trên Biển Đông thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam, là đơn vị hành chính của tỉnh Khánh Hòa.
Việt Nam nhiều lần khẳng định có đủ chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ quyền chủ quyền của mình.
Ngày 3/6, UBND TP HCM vừa có thông báo về triển khai thực hiện tuyến du lịch Trường Sa. Theo đó, UBND TP giao Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải, Tổng Công tu Du lịch Sài Gòn, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist và Công ty CP Dịch vụ Bay và Du lịch biển Tân Cảng tiếp tục hoàn chỉnh báo cáo, kế hoạch khảo sát tuyến du lịch Trường Sa, trong đó tập trung phân tích, đánh giá từng nội dung, tham mưu đề xuất trình UBND Thành phố.
Dự kiến, việc triển khai thực hiện tuyến du lịch Trường Sa đầu tiên khởi hành ngày 22/6. Đây là chuyến thử nghiệm để rút kinh nghiệm, tạo tiền đề cho việc khai thác chính thức cũng như cân nhắc để xây dựng kế hoạch quảng bá, tuyên truyền phù hợp sau khi được chấp thuận chủ trương của Thành ủy và sự hỗ trợ của các bộ, ban ngành hữu quan.
UBND TP cũng giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển du lịch biển, đảo giai đoạn năm 2015-2020, trong đó Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn phụ trách việc kiến nghị và xin ý kiến Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng xem xét hỗ trợ việc sử dụng tàu và nhiên liệu phục vụ việc triển khai tuyến du lịch Trường Sa.
Đồng thời, UBND TP chỉ đạo cho Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn; Công ty CP Dịch vụ Bay và Du lịch biển Tân Cảng hoàn chỉnh kế hoạch triển khai chương trình du lịch Trường Sa, đặc biệt chú ý đến chi phí từ đó xác định giá dịch vụ phù hợp nhằm thu hút khách du lịch tham gia.
Người Pháp gọi là
Archipel des ile Spratley, người Anh, người Mỹ gọi là Spratley Islands
hay Spratlies. Trung Quốc gọi là Nansha (Nam Sa) hay Nan Wei quần đảo.
Philipines gọi là Kalayaan. Nhật gọi là Shinan Guto.
Phía Nam gần đảo Vĩnh
Viễn có Đá Hoa (10o32 vĩ B, 115o 432 kinh Đ), Đá Đít Kim Sơn (10o325 vĩ
B, 115o 472 kinh Đ), Đá Đin (10o30 vĩ B, 115o 421 kinh Đ), Đá Hàn Sơn
(10o28 vĩ B, 115o 115 kinh Đ), Đá Pét (10o276 vĩ B, 115o 464 kinh Đ),
Cồn san hô Giắc- xôn. Về phía Nam, xa hơn nữa có đá Vành Khăn ( Mischief
Reef, Mei ji jiao, 9o 55 vĩ B, 115o 32 kinh Đ), Bãi Cỏ Mây (2ndThomas
Shoal, Ren ai Reef, 9o44 vĩ B, 115o515 kinh Đ), Bãi Cạn Suối Ngà
(2ndThomas Shoal, Xinyu jiao, 9o195 vĩ B, 115o555 kinh Đ), Đá Bốc Xan
(Boxall Reef, Pai she jiao, 9o353 vĩ B, 116o095kinh Đ), Bãi Cạn Sa Bin
(Sabina Shoal, Xian xin ansha, 9o45 vĩ B, 116o29 kinh Đ). Phía Đông
cụm đảo Bình Nguyên là cụm đảo Vĩnh Viễn có đã Hợp Kim (Hopkins Reef,
Huo xing jiao, 10o49 vĩ B, 116o06 kinh Đ), Bãi Mỏ Vịt (Hirane Shoal, An
tang tan, 10o54 vĩ B, 116o205 kinh Đ), Đá Ba Cờ (Baker Reef, Bei she
jiao, 19o43 vĩ B, 5o116 kinh Đ), Đá Khúc Giac (Iroqois Reef, Feng lai
jiao, 10o37 vĩ B, 116o10 kinh Đ), Đa Bá, Đá giò Gà (North Pennsylvania
Reef, Yang ming jiao 10o485 vĩ B, 116o515 kinh Đ). Bãi Cạn Nam, (
Southern Bank, Nan fang gian tan, 10o 28 vĩ B, 116o 42 kinh Đ), Đá Chà
Và (Brown, 10o345 vĩ B, 117o017 kinh Đ), Bãi Cạn Nâu ( Brown Bank, Dong
tan 10o44 vĩ B, 117o189 kinh Đ), Bãi Cạn Rạch Vang (Templer Bank,
Zhong xi tan, 10 o40 vĩ B, 117o165 kinh Đ), Bãi Cạn Rạch Lấp (o45 vĩ B,
116o29 kinh Đ)
Carnatic Shoal, Hong shi anhsha, 10o06 vĩ B, 117o205 kinh Đ), Bãi Cạn Na Khoai (Lord Auckland Shoal, Elan ansha 10 o205 vĩ B, 115o165 kinh Đ).
Cực đông đất liền Việt Nam thực sự nằm ở đâu
Về lý thuyết, điểm cực đông trên
đất liền Việt Nam thuộc địa phận Mũi Đôi tỉnh Khánh Hòa nhưng tùy thời
điểm trong năm, Mũi Điện - Phú Yên có thể đón bình minh trước.
Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang từ lâu được biết đến là điểm cực bắc Tổ
quốc. Tuy nhiên, thực tế, tọa độ cực bắc được xem là chính xác còn cách
cột cờ Lũng Cú vài km nữa.
Ở cực nam, Cà Mau, mốc GPS001 cùng biểu tượng con tàu Đất Mũi
cũng chưa phải là tọa độ chuẩn. Điểm tương đối chính xác phải là bờ biển
ở phía nam thuộc Khu du lịch Khai Long.
Hai điểm cực này chưa phải tọa độ chính xác nhưng vẫn trong cùng
một tỉnh. Còn cực đông gây tranh cãi này lại nằm ở hai tỉnh gần nhau,
Mũi Điện thuộc Phú Yên và Mũi Đôi thuộc Khánh Hòa.
Hiện nay, gần hải đăng Mũi Điện (hải đăng Đại Lãnh), người ta có
xây dựng một tấm bảng bằng đá hoa cương ghi dòng chữ “Điểm cực đông –
Nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”. Một điểm đông
khác lại được cộng đồng du lịch bụi xác định tọa độ thông qua GPS, đánh
dấu bằng một cái chóp inox trên tảng đá khá cao ở Mũi Đôi.
Đường ra chinh phục Mũi Đôi phải trải qua nhiều loại địa hình. Từ đèo
Cổ Mã, sau khi chạy vào bán đảo Hòn Gốm là bắt đầu đường bờ biển đầy
nắng nóng. Nếu bị lạc đường, bạn có thể phải vượt cả những đồi cát cao
mà nhiều người vẫn hay gọi là sa mạc.
Niềm vui sướng của những người chinh phục thành công cực đông, được
chạm tay vào chóp Mũi Đôi, vinh hạnh được đón những tia nắng chiếu
xuống đầu tiên trên đất liền. Ảnh: Trần Đình Huy
|
Sau khi vượt 3 tiếng đồng hồ trong rừng cây với tán lá hình vòm, leo
lên những con dốc cao rồi lại hạ xuống, bạn sẽ đến bãi Rạng. Từ đây, du
khách phải nhảy ghềnh trên những tảng đá rất to để đến được Mũi Đôi, nơi
đất liền có kinh độ xa nhất. Hành trình này khá vất vả, lấy đi rất
nhiều mồ hôi và sức lực của những người chinh phục nó.
Bản thân người viết cũng phải mất hai lần mới chinh phục thành
công Mũi Đôi. Ngày đó, chưa có một sợi dây nào được buộc vào vách đá,
rất khó khăn trong việc leo lên và chạm vào chóp inox Mũi Đôi. Trải qua
bao vất vả, chóp Mũi Đôi rất gần tưởng chừng sắp chạm tay vào được nhưng
thực tế lại không thể trèo lên nổi, đành phải đứng phía dưới nhìn lên
đầy khao khát và luyến tiếc.
Đối với Mũi Điện dưới chân ngọn hải đăng Đại Lãnh ở Khánh Hòa, đường đi
rất dễ với những bậc bê tông men theo sườn núi dẫn lên. Hướng về phía
đông, bạn có thể nhìn thấy tấm bảng Mũi Điện.
Để so sánh tọa độ của Mũi Điện và Mũi Đôi, ta có thể chụp lại bản
đồ Google Map, sau đó kẻ một đường thẳng từ trên xuống. Mắt thường có
thể nhận thấy tọa độ của Mũi Đôi xa hơn tọa độ của Mũi Điện. Ảnh: chụp Google Map
|
Không có tài liệu, văn bản chính thức nào ghi tọa độ cực đông.
Tuy nhiên, sách giáo khoa Địa lý lớp 12 – Tái bản lần thứ 3 năm 2011
của Nhà xuất bản giáo dục có ghi "Cực đông tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hòa".
Chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" phát trên VTV3 ngày 25/08/2013
có một câu hỏi 20 điểm, phần Về đích là "Bốn cực đông, tây, nam, bắc của
nước ta lần lượt nằm ở các tỉnh nào?".
Thí sinh đã trả lời lần lượt là các tỉnh "Khánh Hòa, Điện Biên, Cà Mau, Hà Giang" và được công nhận đáp án đúng. Điều thú vị là
câu hỏi này thiếu cụm từ "đất liền", có thể làm nhiều người nghĩ cực
đông nằm ở phía quần đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Ngoài ra, website của Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa giới thiệu về vị
trí địa lý còn khẳng định về ranh giới tỉnh Khánh Hòa rằng: "Phía đông
giáp biển Đông, điểm cực đông: 109 độ 27’55'' kinh độ đông; tại mũi Hòn
Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực đông
trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Như vậy, về lý thuyết, điểm cực đông trên đất liền thuộc địa phận Mũi Đôi tỉnh Khánh Hòa.
Tuy nhiên, cũng có giả thiết cho rằng, trục của trái đất (tính từ Nam
cực sang Bắc cực) không song song với trục của mặt trời mà nghiêng một
góc 23,5 độ.
Vì vậy, mật độ ánh sáng của một điểm bất kỳ trên trái đất sẽ thay đổi
theo chu kỳ một năm. Khi đó, Mũi Điện ở độ cao 85m so với mực nước biển
sẽ đón bình minh trước Mũi Đôi và còn bị che khuất bởi Hòn Đôi (Hòn Đầu)
ở phía trước nữa. Dù Mũi Đôi hay Mũi Điện là cực đông, đây vẫn luôn là
điểm đến khao khát của mọi phượt thủ.
Điểm dừng chân trên hành trình khám phá Trường Sa
Sau hơn một ngày
lênh đênh trên biển, những người lần đầu đặt chân đến Trường Sa sẽ được
tận mắt chứng kiến nơi ở, cuộc sống của chiến sĩ hải quân và người dân,
cùng với nhiều trải nghiệm đáng nhớ.
Du lịch Trường Sa : Sách lược "phi đối xứng" chống Trung Quốc
Đảo Trường Sa nhìn từ cầu Tàu
@rfi
Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết
định tổ chức chuyến du lịch Trường Sa đầu tiên vào ngày 22/06/2015.
Theo Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc
phòng Úc, Đại học New South Wales, biện pháp này nằm trong số các sách
lược « phi đối xứng » mà Việt Nam sử dụng để thách thức yêu sách « chủ quyền không thể chối cãi » của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn nhanh qua thư
điện tử của Ban Tiếng Việt RFI, Giáo sư Thayer đã xem sáng kiến du lịch
Trường Sa của Việt Nam là một cách khác nhằm khẳng định chủ quyền trong
khu vực.Thayer : Tour du lịch đến quần đảo Trường Sa là một hành động kín đáo khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Các chuyến du lịch này cũng nhằm trắc nghiệm phản ứng của Trung Quốc sau khi quan hệ bình thường Việt-Trung vừa được tái khởi động.
Nếu tàu chấp pháp trên biển của Trung Quốc can thiệp hoặc sách nhiễu tàu du lịch Việt Nam, thế giới sẽ coi đấy là một mưu toan cản trở thương mại hợp pháp. Nếu Trung Quốc không phản ứng, Việt Nam sẽ cảm thấy yên tâm phần nào.
Trong trường hợp Trung Quốc phản ứng bằng cách sách nhiễu tàu du lịch Việt Nam, Việt Nam chờ đợi là nước ngoài sẽ can thiệp về mặt chính trị nhân danh Việt Nam.
RFI : Tại sao Việt Nam lại tổ chức du lịch Trường Sa vào lúc này ?
Thayer : Trung Quốc đang bị nêu bật vì các hành động nạo vét đáy biển và rạn san hô để tạo ra các hòn đảo nhân tạo. Trung Quốc đã phản công bằng cách biện minh rằng họ chỉ hành động trong vùng thuộc chủ quyền của mình.
Đây là cơ hội giúp Việt Nam trắc nghiệm phản ứng của Trung Quốc – Liệu Trung Quốc có muốn bị thêm quảng cáo bất lợi hay là họ kiềm chế các hành động khiêu khích để trấn an Việt Nam ?
Các hoạt động du lịch không tác hại cho uy tín của chính quyền trung ương tại Hà Nội, vì về hình thức đó là sáng kiến của chính quyền địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh.
RFI : Du lịch Trường Sa là một sáng kiến khôn ngoan ?
Thayer : Việt Nam luôn luôn phải sử dụng chiến thuật thông minh trong việc đấu tranh chống lại Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Sáng kiến này là một « thách thức phi đối xứng », nhắm vào tuyên bố của Trung Quốc về « chủ quyền không thể tranh cãi » của họ trên Biển Đông.
Sáng kiến du lịch này không phô trương, và uy tín của chính phủ Việt Nam sẽ chỉ được nâng cao dưới mắt người dân trong nước. Tuy nhiên cũng có rủi ro. Nếu Trung Quốc sử dụng các chiến thuật thô bạo, và buộc Việt Nam lùi bước, điều đó có thể gây phản ứng ngược trong dư luận trong nước.
Đưa lên bàn cân thì đây có vẻ là một sáng kiến thận trọng và không mang tính khiêu khích
TT - Ở đó không có những resort sang trọng bên bờ
cát tinh khôi với những hàng dừa nghiêng bóng đùa cùng gió biển như
những hình ảnh ta vẫn thường thấy tiếp thị những tour du lịch biển đảo.
Toàn cảnh đảo Trường Sa lớn. Ảnh tư liệu TT |
Háo hức cũng là điều đương nhiên vì từ rất lâu rồi, trong mỗi người dân nước Việt, Trường Sa không chỉ là một địa danh như bao địa danh khác, không phải là những hòn đảo với cát với đá với cỏ cây như bao nhiêu hòn đảo khác.
Giữa thăm thẳm trùng dương tít tắp, những hòn đảo trên quần đảo này đã là một phần máu thịt trĩu nặng những yêu thương và muôn trùng khắc khoải.
Khắc khoải, bởi Trường Sa là quê hương xứ sở của mình nhưng để ra được đó sao quá khó! Không ít lần, những bạn bè của tôi, những dân du lịch thứ thiệt đã từng đi cả trăm quốc gia, dấu chân của họ in lên triền Himalaya đến mũi Hảo Vọng, từng sống qua những đêm trắng ở Saint Petersburg hay cưỡi lạc đà giữa sa mạc Sahara... nhưng với họ Trường Sa vẫn là một điểm đến đang còn nằm trong những giấc mơ.
Tôi không quên cái đêm chia tay khép lại sau chuyến đi từ một quốc gia khá xa xôi trở về, một người bạn trong nhóm nói: Có cách gì để bọn mình có thể theo một chuyến tàu ra với Trường Sa không?
Người bạn tôi đã nuôi ý định xin xuống thuyền ngư dân, đi ra ngư trường cùng họ để may ra có thể lên được một hòn đảo nào đó của ta giữa Trường Sa.
Nhưng cách đi như vậy lại không đúng với quy định. Tôi bảo bạn ráng chờ, sẽ có ngày “tour Trường Sa” tái khởi động!
Nói là “tái khởi động” bởi từ năm 2004, chuyến du lịch ra Trường Sa từng được tổ chức với 100 du khách, điểm đến chỉ gồm hai nơi: đảo Trường Sa Lớn, Đá Tây và có ghé Côn Đảo. Sau chuyến đi ấy, tour tạm ngưng vì nhiều lý do, nhưng ngần ấy cũng đủ cho nhiều du khách tham gia chuyến đi sung sướng tự hào đến tận hôm nay!
Niềm vui trên đảo Trường Sa. Ảnh tư liệu TT. |
Đã đến lúc chúng ta nên coi câu chuyện du lịch ra Trường Sa cũng như tour ra với các đảo Thổ Chu, Nam Du, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ...
Khác chăng là chặng đường ra với Trường Sa có xa xôi hơn, điều kiện phục vụ du khách có thể có khó khăn hơn, nhưng ra đến đó rồi thì câu chuyện hạ tầng phục vụ du khách sẽ không phải là điều du khách lưu tâm nữa.
Bởi trên hải trình đến với Trường Sa, du khách sẽ có những trải nghiệm rất riêng mà không một tour du lịch nào có được.
Năm trước, một doanh nhân trong chuyến ra Trường Sa đã nói rằng: “Khi ở đất liền, mỗi khi doanh nghiệp làm nghĩa vụ thuế cũng có ít nhiều tâm tư, nhưng ra đây mới biết rằng những khoản đóng góp của chúng tôi là quá nhỏ”.
Một sinh viên tham gia chuyến hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương lại nói rằng: “Nghĩ là ra đây để động viên những người lính, người dân trên đảo, nhưng ra đây rồi mới biết chính những người dân, người lính trên đảo đã động viên chúng tôi...”.
Rất nhiều xúc cảm chân thành như thế mà nếu không đặt chân lên Trường Sa sẽ khó mà cảm nhận được.
Vì thế, dễ hiểu rằng tour du lịch Trường Sa sẽ được đông đảo người dân mong đợi. Đi du lịch Trường Sa để góp phần khẳng định chủ quyền..., nhưng có lẽ ra Trường Sa còn vì một chân lý vô cùng giản dị: đi vì yêu và đi để thêm yêu Tổ quốc!
Biển trời Trường Sa. Ảnh tư liệu TT |
Trung Quốc lớn tiếng phản đối Việt Nam tổ chức du lịch Trường Sa
Ông Hồng Lỗi ngang nhiên tuyên bố: "Hành động của Việt Nam vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Chúng tôi yêu cầu Việt Nam tôn trọng chủ quyền Trung Quốc, không có hành vi làm phức tạp thêm tình hình để đảm bảo an toàn, an ninh khu vực".
Toàn cảnh đảo Trường Sa lớn nhìn từ cầu tàu - Ảnh: Tùng Đinh |
Việt Nam nhiều lần khẳng định có đủ chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ quyền chủ quyền của mình.
Ngày 3/6, UBND TP HCM vừa có thông báo về triển khai thực hiện tuyến du lịch Trường Sa. Theo đó, UBND TP giao Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải, Tổng Công tu Du lịch Sài Gòn, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist và Công ty CP Dịch vụ Bay và Du lịch biển Tân Cảng tiếp tục hoàn chỉnh báo cáo, kế hoạch khảo sát tuyến du lịch Trường Sa, trong đó tập trung phân tích, đánh giá từng nội dung, tham mưu đề xuất trình UBND Thành phố.
Dự kiến, việc triển khai thực hiện tuyến du lịch Trường Sa đầu tiên khởi hành ngày 22/6. Đây là chuyến thử nghiệm để rút kinh nghiệm, tạo tiền đề cho việc khai thác chính thức cũng như cân nhắc để xây dựng kế hoạch quảng bá, tuyên truyền phù hợp sau khi được chấp thuận chủ trương của Thành ủy và sự hỗ trợ của các bộ, ban ngành hữu quan.
UBND TP cũng giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển du lịch biển, đảo giai đoạn năm 2015-2020, trong đó Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn phụ trách việc kiến nghị và xin ý kiến Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng xem xét hỗ trợ việc sử dụng tàu và nhiên liệu phục vụ việc triển khai tuyến du lịch Trường Sa.
Đồng thời, UBND TP chỉ đạo cho Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn; Công ty CP Dịch vụ Bay và Du lịch biển Tân Cảng hoàn chỉnh kế hoạch triển khai chương trình du lịch Trường Sa, đặc biệt chú ý đến chi phí từ đó xác định giá dịch vụ phù hợp nhằm thu hút khách du lịch tham gia.
Quần đảo Trường Sa
- Lượt xem: 5492
Quần
đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là khoảng 350
hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 và các Cam
Ranh 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan
Thiết) 270 hải lý. Quần đảo trải dài từ 6o 2’ vĩ B, 111o28’ vĩ B, từ
kinh độ 112 o Đ, 115 o Đ1.4) trong vùng biển chiếm khoảng 160.000 đến
180.000 km2. Biển tuy động nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt
nước lại rất ít, chỉ tổng cộng 11km2.
Về số
lượng đảo theo thống kê của tiễn sĩ Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển thuộc Ban
Biên giới Chính Phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi (1.5) không kể 5
bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Trần, Huyền Trân,
Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ Chính).
Theo
thống kê của Pháp năm 1933 gồm 9 đơn vị chính là các đảo, đá, bãi phụ
cận. Philipines đã liệt kê mộ danh sách 53 đơn vị gồm hòn đảo và cù lao
trong một khu vực 976 dặm vuông. Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục
Bản đồ Qân Sự Bộ Tổng Tham Mưu (Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam),
quần đảo Trường Sa có thể chia ra làm chín cụm chính kể từ Bắc Xuống
Nam:
1. Cụm Song Tử gồm 2 đảo, đá, 2 bãi:
Song Tử Đông (Northeast Cay, Pei Zi Dao hay Pei –tzu Tao (Trung Quốc), Parola Isl,. (Phi) 11o 255’ vĩ B, 114o20’ kinh Đ).
Song Tử Tây (Southwest Cay, Nan Zi Dao Nan) hay Nan –tzu Tao ( Trung Quốc), Pugad Isl., (phi) 11o255’ vĩ B, 114o kinh Đ)
Hai
hòn đảo này sinh đôi nằm ở cực bắc của quần đảo trường sa, ngang vĩ đọ
với Phan Rang (NInh Thuận). Chính vì có vị trí này mà đội Bắc Hải hoạt
động ở vùng này từ cuối thể kỷ XVII lấy xuất đinh từ tỉnh Bình Thuận.
Trên đảo có những cây cao trung bình, nhiều phân chim có thể chế biến
thành phân bón. Vòng quanh hai đảo này, về phía Đông và Nam chừng năm
hải lý có nhiều mỏm đá ngầm. Rong biển mọc nhiều ở đây.
Song
Tử Đông hơi tròn, diện tích 20 acres, dài 900m, rộng 250m, cao độ 3m, có
nhiều bãi cát và san hô xung quanh, nhiều cây cối, một ít dừa. Năm
1963, Việt Nam Cộng Hòa có dựng một bia chủ quyền. Philippines cho quân
chiếm đóng từ năm 1968.
Song
Tử Tây hình lưỡi liềm, diện tích nhỏ hơn Song Tử Đông, dài 700m, rộng
300m, có nước ngọt, có một vườn dừa và nhiều cây nhỏ. Có tháp rada thời
Việt Nam Cộng Hòa. Hiện Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đang trấn giữ cả hòn
đảo.
Cụm
Song Tử còn có Đá Bắc (North Reef, Pei Jiao hay Tung - Pei – Chiao
(Trung Quốc) 11o28 vĩ B, 114o kinh Đ), Đá Nam (South Reef, Nan Jiao hay
Nai –lo- Chiao, 11o vĩ B, 114o18 kinh Đ)
Phía Đông cụm Song Tử còn có bãi cạn Đinh Ba ở phía Bắc ( Trident Shoal, Yong deng Ansha hay Yung –teng An –sha (Trung Quốc), TatLong, Tulis Shoal (Phi), 11o20 vĩ B, 114o42 kinh Đ) và bãi Núi Cầu (Lys Shoal, Lesi Ansha (Trung Quốc), Bisugo Shoal (Phi), 11o205 vĩ B, 114o35 kinh Đ phía Nam.
Phía Đông cụm Song Tử còn có bãi cạn Đinh Ba ở phía Bắc ( Trident Shoal, Yong deng Ansha hay Yung –teng An –sha (Trung Quốc), TatLong, Tulis Shoal (Phi), 11o20 vĩ B, 114o42 kinh Đ) và bãi Núi Cầu (Lys Shoal, Lesi Ansha (Trung Quốc), Bisugo Shoal (Phi), 11o205 vĩ B, 114o35 kinh Đ phía Nam.
2. Cụm đảo Thị Tứ
Ở phía Nam cụm Song Tử, gồm đảo Thị Tứ và các bãi đá
- Đảo
Thị Tứ (Thi Tu Island, Zhong Ye Dao hay Chung -Yeh Tao (Trung Quốc),
Pagasa Isl (phi) 11 o 027 vĩ B, 114o17 kinh Đ). Đảo nằm ở phía Đông Bắc
của đảo Trường Sa (Spratley) do san hộ tạo thành lẫn với cát trắng và đá
vôi.
Đảo
hình bầu dục, bề ngang 550m, dài 700m, có giếng nước ngọt. Trên đảo có
cây mù u, cây bàng, nhiều cây leo chằng chịt. Chung quanh đảo có rất
nhiều rong biển và các bãi đá ngầm. Quanh đảo có nhiều cá, đổn đột, rong
biển.
-Phía
Bắc Đảo Thị Tứ gồm Đá Hoài An (Xandi, 11o03 vĩ B, 114o134 kinh Đ), đá
Tri Lễ (Sandy Cay, 11o037 vĩ B, 114o154 kinh Đ), đá Vĩnh Hảo (11o045 vĩ
B, 114o22 kinh Đ), đã Cái Vung (11o079 vĩ B, 114o115 kinh Đ). – Phía
Nam đảo Thị Tứ là đá Xu Bi (Subi Reef, Zhu Bi Jiao, Zamora Reef
(Phi),10o54vĩ B, 114o06 kinh Đ), cách đảo Thị Tứ chừng 14 hải lý.
3. Cụm Loai Ta
Ở
phía Đông cụm Thị tứ gồm đảo Loai Ta phía dưới và cồn San Hô Lancan hay
An Nhơn (Lankan Cay, Yang xin Zhou, Panata, 10o45 vĩ B, 114o33 kinh Đ) ở
phía Đông. Phía Bắc là cụm đảo Loai Ta (10o407 vĩ B, 114o24 kinh Đ Loai
ta Island, Namyue Dao(Trung Quốc), Kota(Phi) (hình 1.24)). Đảo hình
tròn, đường kính 300m, cao chừng 2m, có nhiều cây lớn mọc quanh đảo.
Phía Bắc đảo có nhiều cây dừa. Vòng quanh đảo có nhiều bãi cát trắng tạo
nên vẻ đẹp nên thơ, có giếng nước ngọt nhưng rất ít nước.
Cụm
còn có đá An Lão (Menzeis Reef , Mong zi Jiao (Trung Quốc), Lankandula
Reef, 11o038 vĩ B, 114o48 kinh Đ), bãi Đường (Chan tan (Trung Quốc), 11o
vĩ B, 114o42 kinh Đ), bãi An Nhơn Bắc (đá cuội) (Ku gui Jiao (Trung
Quốc) 10o465 vĩ B, 114o34 kinh Đ), bãi Lọai Ta Bắc(Laoita Reef, Shuan
huan Shazhou, 11o422 vĩ B, 114o210 kinh Đ), bãi Lọai Ta Nam (Laoita
Bank, Shuan huan Shazhou, 11o427 vĩ B, 114o195 kinh Đ). Phía Đông cụm
Loại Ta có đảo Dừa và Đá Cá Nhám.
4. Cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia.
- Ở
phía Nam cụm Loại Ta, nằm kết một vòng san hô Tizart Bank, gồm đảo Nam
Yết (NamYit Island, Hong xui dao, 10o11 vĩ B, 114o217 kinh Đ), đảo Sơn
Ca (Sand Cay, Dungian shazhou, 11o227 vĩ B, 114o285 kinh Đ), cùng bãi
Bàn Than (10o231 vĩ B, 114o245 kinh Đ), đá Núi Thị (Petley Reef, Bolan
Jiao, 10o247 vĩ B, 114o348 kinh Đ), đá En Đất (Eldad Reef, An da jiao,
10o21 vĩ B, 114o41 kinh Đ), đá Lạc ( Meiji Jiao, 10o102 vĩ B, 114o148
kinh Đ)) , đá Gaven (Gaven Reef, Nan xun jiao, 10o127 vĩ B, 114o13 kinh
Đ), đá Lớn (Great Discovery Reef, Daxian jiao, 10o045 vĩ B, 114o52 kinh
Đ), đá Nhỏ (Small Discovery Reef, Xiaoxien jiao, 10o015 vĩ B, 114o52
kinh Đ), đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef, Fulusi jiao,
10o147 vĩ B, 114o375 kinh Đ), Cụm này có đảo rộng nhất của Trường Sa là
Ba Bình và cao nhất là đảo Nam Yết.
+ Đảo Nam Yết (NamYit Isl., Hongxui Jiao (Trung Quốc) Binago (Phi) 10o11 vĩ B, 114o217 kinh Đ).
Đảo lớn thứ hai sau Ba Bình, song là hòn đảo cao nhất của quần đảo, ở phía Nam của cụm, hình chữ C, dài khoảng 700m, rộng 250m cao 4,7m (15ft) (sách China Boundaries của Ying Cheng Kian (Illiois, 1984) ghi đảo này cao tới 64 ft, Ocean Year Book 10 (Chicago, 1993) ghi kể cả cây cao 20m). Trên đảo có nhiều loại cây, nhiều nhất là cây hú xương (cao hơn 3m), cây nhàu (cao hơn 3m), mù u (5m), dừa cao nhất (khoảng 12m) và nhiều giống cây nhỏ có gai vùng nhiệt đới. Chim, vít ở đây rất ít, Giếng nước không ngọt, hơi lờ lợ. Chung quanh đảo có vòng san hô và nhiều bãi đá ngầm.
(Phía Bắc đảo có cầu tàu đối diện với đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm đóng). Tại đây có công sự phòng thủ kiên cố, được đặt bộ chỉ huy toàn thể quân lính Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản.
Đảo lớn thứ hai sau Ba Bình, song là hòn đảo cao nhất của quần đảo, ở phía Nam của cụm, hình chữ C, dài khoảng 700m, rộng 250m cao 4,7m (15ft) (sách China Boundaries của Ying Cheng Kian (Illiois, 1984) ghi đảo này cao tới 64 ft, Ocean Year Book 10 (Chicago, 1993) ghi kể cả cây cao 20m). Trên đảo có nhiều loại cây, nhiều nhất là cây hú xương (cao hơn 3m), cây nhàu (cao hơn 3m), mù u (5m), dừa cao nhất (khoảng 12m) và nhiều giống cây nhỏ có gai vùng nhiệt đới. Chim, vít ở đây rất ít, Giếng nước không ngọt, hơi lờ lợ. Chung quanh đảo có vòng san hô và nhiều bãi đá ngầm.
(Phía Bắc đảo có cầu tàu đối diện với đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm đóng). Tại đây có công sự phòng thủ kiên cố, được đặt bộ chỉ huy toàn thể quân lính Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản.
+Đảo Sơn Ca (Sand Cay, Dungian shazhou, 10o227 vĩ B, 114o285 kinh Đ).
Đảo có hình giống chữ C, dài 391m, rộng 156m, cao 3m (so với mực nước trung bình).
Đảo có các loại cây như hú xương, bang, chiếc bạc và cỏ dại, dây leo mọc khắp nơi. Trước năm 1975 đều có quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiếm đóng và sau đó được Quân Đội Nhân Dân Việt Nam tiếp quản.
Đảo có hình giống chữ C, dài 391m, rộng 156m, cao 3m (so với mực nước trung bình).
Đảo có các loại cây như hú xương, bang, chiếc bạc và cỏ dại, dây leo mọc khắp nơi. Trước năm 1975 đều có quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiếm đóng và sau đó được Quân Đội Nhân Dân Việt Nam tiếp quản.
+ Đảo Ba Bình (Itu Aba Island, Taiping dao (Trung Quôc), Ligaw I (Philippines), 10o0228 vĩ B, 114o217 kinh Đ).
Đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa, độ cao chừng 4m (13ft) thấp hơn Nam Yết một chút; theo niên giám Đài Loan 1993, dài 1360m cao 3,8m diện tích 489.600m 2 (gần 50 ha).
Có điều kiện sinh hoạt tốt nhất, đất đai màu mỡ, trồng trọt khoai mì, rau cải,chuối… Chung quanh có san hô, mặt nước khá yên tĩnh, tiểu đĩnh có thể cập bến khá tốt. Phía Tây Nam cụm Nam Yết có đá Chữ Thập (Fiery Cross or N.W, Yungshu jiao Kagilingan Reef, 9o353 vĩ B, 114o542 kinh Đ). Hòn đá chữ Thập là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25km, rộng tối đa 6 km, bị quân Trung Quốc chiếm đóng, biến nơi đây thành cơ sở quân sự quan trọng.
Đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa, độ cao chừng 4m (13ft) thấp hơn Nam Yết một chút; theo niên giám Đài Loan 1993, dài 1360m cao 3,8m diện tích 489.600m 2 (gần 50 ha).
Có điều kiện sinh hoạt tốt nhất, đất đai màu mỡ, trồng trọt khoai mì, rau cải,chuối… Chung quanh có san hô, mặt nước khá yên tĩnh, tiểu đĩnh có thể cập bến khá tốt. Phía Tây Nam cụm Nam Yết có đá Chữ Thập (Fiery Cross or N.W, Yungshu jiao Kagilingan Reef, 9o353 vĩ B, 114o542 kinh Đ). Hòn đá chữ Thập là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25km, rộng tối đa 6 km, bị quân Trung Quốc chiếm đóng, biến nơi đây thành cơ sở quân sự quan trọng.
5. Cụm đảo Sinh Tồn
Ở
phía Nam quần đảo Nam Yết Tigia. Gồm có đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island,
Hing hong dao, 9o526 vĩ B, 114o192 kinh Đ) )(hình 1.28), đá Sinh Tồn
Đông, (9o526 vĩ B, 114o192 kinh Đ), đã Nhạn Gia (9o532 vĩ B, 114o202
kinh Đ), Đá Bình Khê (Endmund Reef, 9o530 vĩ B, 114o232 kinh Đ), Đá Ken
Nan (Mekennam Reef, (9o535 vĩ B, 114o273 kinh Đ), Đá Tư Nghĩa (Hughes
Reef, (9o542 vĩ B, 114o293 kinh Đ), Đá Bãi Khung (Holiday Reef, 9o565 vĩ
B, 114o335 kinh Đ), Đá Đức Hòa (Empire Reef, 9o573 vĩ B, 114o348 kinh
Đ), Đá Ba Đầu ( Whitsun Reef, Weinan jiao (Trung Quốc) 9o59 vĩ B,
114o390 kinh Đ), Đá An Bình (Ross Reef 9o535 vĩ B, 114o364 kinh Đ), Đá
Bia (Bamfore, 9o497 vĩ B, 114o302 kinh Đ) Đá Văn Nguyên (Jones Reef,
9o407 vĩ B, 114o285 kinh Đ), Đá Phúc Sỹ (Higgen Reef 9o467 vĩ B, 114o240
kinh Đ), Đá Len Đao, Đá Gạc Ma (Johnson Reef, Zhang jiao (Trung Quốc),
Mabine Reef(Phi) 9o420 vĩ B, 114o127 kinh Đ), Đá Cô Lin (Conlins Reef,
Cao lin jiao, 9o450 vĩ B, 114o138 kinh Đ), Đã Nghĩa Hành (Lovele Reef,
9o50 vĩ B, 114o157 kinh Đ), Đa Tam Trung (9o511 vĩ B, 114o160 kinh Đ),
Đá Sơn Hà(Gent Reef, 9o52 vĩ B, 114o175 kinh Đ).
Ba hòn đảo trên và một số hòn đảo nhỏ nổi lên tạo thành một vòng đài san hô có tên là “Union Reef”.
Ba hòn đảo trên và một số hòn đảo nhỏ nổi lên tạo thành một vòng đài san hô có tên là “Union Reef”.
6. Cụm đảo Trường Sa.
Ở
phía Nam và phía Tây Nam của cụm Sinh Tồn, trải dài theo chiều ngang,
gồm có 3 đảo, các đá, bãi: Đá Lát (Ladd Reef, Riji jiao, 8o358 vĩ B,
111o55 kinh Đ), Đảo Trường Sa (Spratley Island, Nan wei dao, 8o384 vĩ B,
111o55 kinh Đ) (hình 1.30), Bãi Đá Tây (West Reef (Sand patch), Xijiao
jiao, 8o52 vĩ B, 112o14 kinh Đ), Đá Đông (East Reef, Dong Jiao,
Silangan Reef, 8o502 vĩ B, 111o345 kinh Đ), Đá Châu Viên (Cuarteron
Reef, Hua yang Jiao, 8o53 vĩ B, 111o500 kinh Đ), Đa Tốc Khan (Alison
Reef, Liumen jiao, 8o50 vĩ B, 111o00 kinh Đ), Đá Núi Le (Coznwalis S.
Reef, Nan hua jiao, 8o45ĩ B, 111o11 Kinh Đ), Đá Tiên Nữ (Tennent Reef,
Pigion, Tian Ian jiao, 8o52 vĩ B, 111o39 kinh Đ).
Cụm
đảo Trường Sa nằm phia Đông, kế cận các bãi, đá thuộc thềm lục địa Việt
Nam như Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tư Chính. Đảo lớn
nhất là đảo Trường Sa (hình 1.29), người Pháp đã gọi là đảo bão tố ( Ile
de Tempete), có dạng hình tam giác cân mà đấy hơi chệch về phía Bắc.
Đáy dài 350m, hai cạnh kia, mỗi cạnh dài 450m, cao độ ở phía Bắc là
3,5m ở phía Nam là 2,1m so với mặt nước lúc nước ròng. Có khả năng
thiết lập phi đạo. Sau năm 1975 Việt Nam đã xây sân bay dài 800m.
Không có cây lớn, nhiều nhất là Nam Sâm, có dược tính, các loại rau sam, Muống biển. Có loại chim Hải Âu trắng, sơn ca, chim én. Có giếng nước ngọt , khá sâu, độ cao 3m, ngọt tốt 9/10, xong lại có mùi tanh của san hô.
Không có cây lớn, nhiều nhất là Nam Sâm, có dược tính, các loại rau sam, Muống biển. Có loại chim Hải Âu trắng, sơn ca, chim én. Có giếng nước ngọt , khá sâu, độ cao 3m, ngọt tốt 9/10, xong lại có mùi tanh của san hô.
Trước
năm 1975 có quân trú phòng Việt Nam Cộng Hòa, có cầu tàu về phía Tây
Đảo. Sau khi tiếp quản, Quân đội Nhân Dân Việt Nam đã xây càu tàu lớn
hơn.
Ngoài ra còn có đảo Trường Sa Đông (Central Reef, Zhong jiao, 8o55 vĩ B, 112o21 kinh Đ), Đảo Phan Vinh (Pearson Reef, Bisheng jiao, 8o58 vĩ B, 113o 413 kinh Đ).
Ngoài ra còn có đảo Trường Sa Đông (Central Reef, Zhong jiao, 8o55 vĩ B, 112o21 kinh Đ), Đảo Phan Vinh (Pearson Reef, Bisheng jiao, 8o58 vĩ B, 113o 413 kinh Đ).
7. Cụm đảo An Bang
Ở
phía Nam cụm đảo Trường Sa (Spratley) gồm có một đảo và các bãi, đá: Đá
Ba Kè (Bombay Castle, Pongpo bao jiao, 7o56 vĩ B, 111o 440 kinh Đ), Bãi
Đất ( Orileana Shoal, Aonan Ansha, 7o41 vĩ B, 113o 440 kinh Đ). Bãi Đinh
(Kinhston, Shoal, Jin du ansha, 7o34 vĩ B, 111o 345 kinh Đ), Bãi Vũng
Mây (John Pacth, Changpun, ansha, 7o47 vĩ B, 113o 35 kinh Đ), Bãi Thuyền
Chài (Barque Canada Reef Bai jiao, 8o10 vĩ B, 113o 18 kinh Đ), Đá Hà
Tần ( Lzzie, Webr Li xei jiao, 8o045 vĩ B, 113o 10 kinh Đ), Đá Tân Châu
(10o505 vĩ B, 115o 51 kinh Đ), Đa Lục Giang ( Hopp Reef, He jiao, 10o105
vĩ B, 115o 215 kinh Đ), Đa Long Hải (Livok Reef, Nan Tang quan dao,
10o105 vĩ B, 115o
17 kinh Đ), Bãi Trăng Khuyết (Half Moon Shoal Banyeu jiao 8o52 vĩ B,
113o 51 kinh Đ), Đá Công Đo (Commodore Reef, Siling jiao, 8o22 vĩ B,
115o 13 kinh Đ), Đá Kỳ Vân (Marivels Reef , Nan hai jiao, 7o37 vĩ B,
113o 56 kinh Đ), Bãi Kiệu Ngựa (Asdasier Reef, Andu jiao, 7o37 vĩ B,
113o 56 kinh Đ), Đá Hoa Lau (Swallow Reef, Dan Wan jiao 7o24 vĩ B, 113o
56 kinh Đ), Đá Sắc Lôt ( Royal Charlotts Reef, Huan lu jiao, 6o565 vĩ B, 113o 36 kinh Đ), Đá Louisa (Louisa Reef, Nan tong jiao, 6o209 vĩ B, 113o 154 kinh Đ).
Đảo
duy nhất là đảo An Bang (Ambonay Cay, Anbo shazou, 7o 522 vĩ B, 113o 542
kinh Đ). Đảo An Bang giống như một cái túi đáy nằm ở phía Đông và miện
túi thắt lại ở phía Tây. Đảo tương đối là nhỏ và dài, chỉ rộng 20 m so
với mặt nước lúc nước ròng.
8 Cụm đảo Bình Nguyên.
Cụm
đảo ở về phía Đông gồm đảo Bình Nguyên (Flat Island, Fei xin dao 10o49
vĩ B, 115o 495 kinh Đ), và đảo Vĩnh Viễn (Nashan Island, Ma huan dao,
10o44 vĩ B, 115o 48 kinh Đ). Mỗi đảo diện tích khoảng 15 acres. Đảo Vĩnh
Viễn dài chừng 580m, cao khoảng 2m, Đảo Bình Nguyên thấp hơn, rất hẹp
bề ngang.
Carnatic Shoal, Hong shi anhsha, 10o06 vĩ B, 117o205 kinh Đ), Bãi Cạn Na Khoai (Lord Auckland Shoal, Elan ansha 10 o205 vĩ B, 115o165 kinh Đ).
Đảo Nam Yết
- Cập nhật lần cuối ngày 20 Tháng 9 2012
- Lượt xem: 1915
Nam Yết (tên quốc tế:
Namyit Island) là một hòn đảo do Việt Nam kiểm soát trong quần đảo
Trường Sa, ở tọa độ 10o11’00’’ độ vĩ Bắc; 114o21’42’’ độ kinh Đông, cách
đảo Ba Bình khoảng 10 hải lý về phía Tây Nam, cách đảo Ga Ven khoảng 6
hải lý về phía Đông.
Đặc điểm
Đảo rộng 0,06 km²[1], cách xa đất liền
hơn hai ngày, hai đêm đi tàu thủy. Quanh đảo có bờ kè bằng bê tông, được
xây dựng trong 8 năm, từ năm 1998 đến năm 2006 thì hoàn thành. Đảo có
một vành đá san hô bao quanh và có chim biển sinh sống. Trên đảo có
nhiều cây xanh: dừa, mù u, phi lao, keo, phong ba, bão táp...
Bờ đảo Nam Yết gồm các bãi cát vụn san
hô nhẹ và xốp, không ổn định, thường thay đổi theo mùa gió tác động.
Thềm san hô là một bãi cạn rộng lớn, mở rộng về phía tây tới 2.000 m, có
thảm cỏ biển phát triển, bên ngoài là đới mặt bằng rạn.
Hành chính
Về mặt hành chính, đảo Nam Yết thuộc xã
Sinh Tồn, huyện Trường Sa, Khánh Hòa[3]... Xã Sinh Tồn thuộc huyện
Trường Sa được thành lập năm 2007 trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo,
đá, bãi phụ cận.
Khu bảo tồn biển Nam Yết
Khu bảo tồn biển Nam Yết
Khu bảo tồn biển đảo Nam Yết nằm ở phía
nam cụm đảo Nam Yết. Khu bảo tồn cách thành phố Nha Trang khoảng 450 km
về phía Đông Nam[1]
Khu bảo tồn biển Nam Yết có tổng diện
tích 35.000 ha, trong đó diện tích biển là 20.000 ha và toàn bộ diện
tích đảo rạn san hô Nam Yết 15.000 ha. Đây là khu bảo tồn biển lớn nhất
Việt Nam.
Tin mới
Các tin khác
- Đảo Đá Nam - 11/08/2012 07:49
- Cụm đảo Thị Tứ - 11/08/2012 07:44
- Đảo Song Tử Đông - 11/08/2012 07:38
- Đảo Song Tử Tây - 11/08/2012 07:35
Đảo Sơn Ca
- Cập nhật lần cuối ngày 20 Tháng 9 2012
- Lượt xem: 1510
Đảo hình bầu dục, dài khoảng 450 mét, rộng khoảng 130 mét, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, hình dạng thay đổi tùy thuộc vào mùa gió. Đảo có diện tích vào loại trung bình trong cụm đảo Nam Yết. Khi thủy triều xuống thấp nhất, mỏm cao nhất trên đảo có độ cao từ 3,5 đến 3,8 mét. Địa hình đảo nhô cao ở giữa, thoải dần về thềm san hô bao quanh đảo. Mặt đảo bằng phẳng, thổ nhưỡng là cát san hô phủ một lớp mùn mỏng lẫn phân chim, đảo không có nước ngọt.
Khí hậu, thủy văn ở đảo Sơn Ca mang đặc trưng Trường Sa, mùa hè mát, mùa đông ấm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Thủy triều trên đảo là chế độ nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống. Số ngày nắng trên đảo thường dao động khoảng 300 ngày trong năm. Đảo chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc (mùa đông), Đông Nam và Tây Nam (mùa hè). Những tháng mùa mưa thời tiết mát mẻ hơn nhưng hay có giông gió bão.
Thực vật ở đảo bao gồm các loài bàng vuông, sồi, phi lao, muống biển và một số loài cỏ thân mềm có nguồn gốc tự nhiên và do được mang từ đất liền ra đảo. Cùng với Song Tử Tây, Sơn Ca là một trong những đảo có thảm thực vật phong phú, xanh tốt. Xung quanh đảo, biển có nhiều loài ốc, cá, hải sâm. Chim có một số loài, nhiều nhất là chim sơn ca và một số loài chim di cư. Do các hoạt động quân sự và sự săn bắt của con người nên các loài chim, cá ngày càng ít đi.
Ven đảo Sơn Ca, phía sát ngoài rìa của thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim, thu, ngừ, mú và một số loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Mùa khô, sóng yên biển lặng, nhiều tàu thuyền từ ven biển Việt Nam và các nước trong khu vực đến đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản.
Hành chính
Về mặt hành chính, đảo Sơn Ca thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, Khánh Hòa[1]... Xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa được thành lập năm 2007 trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.
- Cập nhật lần cuối ngày 20 Tháng 9 2012
- Lượt xem: 1611
Đảo Song Tử Tây nằm tại tọa độ 11o26' vĩ Bắc, 114o20' kinh Đông, thuộc xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. Đảo rộng 12 hecta, là đảo lớn hàng thứ sáu trong số các đảo tại quần đảo Trường Sa, và là đảo lớn thứ hai do Việt Nam quản lý, sau đảo Trường Sa.Đảo Song Tử Tây, xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh HòaSong Tử Tây cách đảo Song Tử Đông 2,82 km và có thể nhìn thấy đảo này ở đường chân trời. Đảo có điểm cao nhất quần đảo: 4 m trên mực nước biển. Vành đá bao quanh nổi một phần khi triều lên. Đây đã từng là nơi đẻ trứng của chim và được phủ bởi cây và phân chim.
Năm 1933, chính quyền Pháp chính thức sát nhập quần đảo Trường Sa, bao gồm cả các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây. Chuyến đi này bao gồm ba thuyền, Alerte, Astrobale và De Lanessan. Tới năm 1956, Pháp chuyển các đảo này cho chính quyền Việt Nam cộng hòa.
Năm 1959, Chính phủ Việt Nam cộng hòa đổi tên các đảo này thành Song Tử, và nhập vào tỉnh Phước Tuy. Tới năm 1963, thủy thủ các tàu Hương Giang, Chi Lăng và Kỳ Hòa của Việt Nam cộng hòa thiết lập bia chủ quyền tại các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây.
Thông tin khác
Việt Nam dựng ngọn hải đăng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa tại đây vào tháng 10 năm 1993. Đây là hải đăng cấp 1, thuộc hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải quốc tế[2]. Trên đảo còn có một đường băng và một tòa nhà 3 tầng làm nơi đóng quân, có một trạm khí tượng thủy văn.
Trên đảo trồng nhiều cây xanh như phong ba, bão táp, mu, keo lá tràm, nhầu, phi lao, bàng vuông, tra biển... Đảo trồng được rau và tự túc được rau xanh quanh năm. Trên đảo còn chăn nuôi bò, lợn, chó, gà, vịt..
- Cập nhật lần cuối ngày 20 Tháng 9 2012
- Lượt xem: 2053
Đảo nằm ở vị trí 11°28' Bắc, 114°21' Đông. Đảo này cách đảo Song Tử Tây do Việt Nam quản lý 2,82 km và có thể nhìn thấy ở đường chân trời, cách đảo Thị Tứ 45 km về phía tây bắc. Trên đảo có cây cỏ sinh sống.
Năm 1933, chính quyền Pháp chính thức sát nhập quần đảo Trường Sa, bao gồm cả các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây. Chuyến đi này bao gồm ba thuyền, Alerte, Astrobale và De Lanessan. Tới năm 1956, Pháp chuyển các đảo này cho chính quyền Việt Nam cộng hòa.
Năm 1959, Chính phủ Việt Nam cộng hòa đổi tên các đảo này thành Song Tử, và nhập vào tỉnh Phước Tuy. Tới năm 1963, thủy thủ các tàu Hương Giang, Chi Lăng và Kỳ Hòa của Việt Nam cộng hòa thiết lập bia chủ quyền tại các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây.
- Cập nhật lần cuối ngày 20 Tháng 9 2012
- Lượt xem: 1493
Địa hình
Nằm tại đầu Tây Nam của North Danger Reef. Vành đá bao quanh nổi khi triều thấp.
Hoạt động trên đảo
Trên đảo điểm đóng quân xây dựng từ năm 1988 và được nâng cấp mới gần đây.
- Cập nhật lần cuối ngày 20 Tháng 9 2012
- Lượt xem: 1977
Lịch sử
Từ 13 tháng 4 năm 1930 đến 12 tháng 4 năm 1933, Chính phủ Pháp đã cử các đơn vị hải quân lần lượt ra đóng các đảo chính trong quần đảo Trường Sa, trong đó bao gồm đảo Thị Tứ. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ M. J. Krautheimer ký Nghị định sáp nhập các đảo ở Trường Sa bao gồm cả đảo Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa[1].
Đến Sơn Ca lúc 5 giờ sáng, sóng lừng vẫn ầm ập đánh ngang mạn khiến tàu chao đảo như đưa võng trong sức gió mạnh ngàn ngạt, muốn tắc thở.Mới 5 giờ sáng thôi, nhưng ở biển mặt trời mọc rất sớm nên chỉ nhoáng cái, chân trời đã ửng màu phớt hồng và nhoáng cái nữa, cả vừng biển giáp trời đã đỏ rực, vén màn tối cho mây sáng trong văn vắt.
Đêm qua, phòng mình có 5/7 người say sóng, cứ tý cái lại nhổm đầu dậy, vớ túi ni lông chúi đầu vào đó thở hắt lên hắt xuống, khiến căn phòng chật như nêm nồng nặc mùi... trớ, khiến mình phải cắn răng đang run lập cập vì lạnh, ra mắc võng nằm boong tàu giữa trời mù, biển động.
Đã mặc đủ quần áo dài, trộm thêm cái chăn bên Câu lạc bộ Sĩ quan và cuốn một mặt võng lên trùm kín như con tằm, nhưng giấc ngủ cứ chập chờn khi chốc chốc sóng ào lên boong, đuổi nhau từ bên này sang bên kia tàu khiến cả khối sắt thép chao đảo như say xỉn, đôi dép của mình vút cái lao xuống biển, mất dạng.
Cả chục ngày ăn ngủ vạ vật nên lúc nào cũng đói ngủ. Đêm qua lại dính quả mất ngủ vì lo rơi tõm xuống biển. Ấy thế nhưng khi hừng đông vừa bừng dậy, đảo thấp thoáng phía chân trời với định dạng Sơn Ca, mình lại vụt tỉnh như sáo sậu.
Một ngày ở Sơn Ca, có rất nhiều chuyện để kể về những đồng đội ngày đêm căng mắt giữ đảo, trước mọi thủ đoạn đê hèn của quân ăn cướp, lăm le chiếm từng khối cát, rặng san hô.
Thế nhưng, ở giữa biển khơi này, việc nối mạng internet là một kỳ công và mình đã rất kỳ công khi viết được những dòng này, post những tấm hình này. Chỉ biết nói rằng: Mình đang ở đảo - Nơi ấy vẫn có chim Sơn ca.
Đảo Sơn Ca nằm ở tọa độ 10 độ 22 phút 36 giây N và 114 độ 28 phút 42 giây E, cách đảo Ba Bình 6,2 hải lý về phía Đông.
Đảo hình bầu dục, hẹp ngang, nằm theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Đảo dài khoảng 450 m, rộng chừng 102 m. Khi thủy triều xuống thấp nhất, đảo cao từ 3,5 đến 3,8 m.
Trên đảo có nhiều cây cối xanh tốt, nhiều cây sống lâu năm lá xum xuê, rợp bóng mát rất thích hợp với điều kiện sinh sống của chim Sơn ca.
Do nhu cầu bản năng, chim thường đến đây làm tổ, nuôi con và sinh sống, nên người ta đặt tên cho đảo là Sơn Ca.
Là đảo nổi, mặt đảo bằng phẳng, thổ nhưỡng trên đảo là cát san hô, được phủ một lớp bùn mỏng lẫn phân chim, không có đất màu nên việc trồng rau xanh rất khó khăn.
Nằm trên nền san hô ngập nước, đảo không có nước ngọt.
Địa hình đảo tương đối đơn giản, nhô cao ở giữa, thoải dần về bên, san hô bao quanh đảo.
Khí hậu, thủy văn ở đảo Sơn Ca mang đặc trưng mang đặc trưng khí hậu thủy văn của quần đảo Trường Sa, mùa hè mát mùa đông ấm. Tuy nhiên do ở vĩ độ thấp nên thời tiết buổi trưa oi bức.
Mùa khô ở đảo bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Những ngày mùa khô, thời tiết rất khắc nghiệt, ngày nắng, nóng kéo dài từ sáng sớm đến xẩm tối.
Thủy triều ở đảo là chế độ nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống. Số ngày nắng trên đảo thường dao động trên dưới 300 ngày trong năm.Đảo chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam, mạnh và hoạt động dài ngày là gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió mùa Tây Nam về mùa hè, mang hơi nước từ biển gây hư hại cho vũ khí, trang thiết bị và sinh trưởng của cây cối.Những tháng mùa mưa, thời tiết mát mẻ hơn, nhưng hay có giông gió bão ảnh hưởng đến các hoạt động trên đảo.
Thực vật ở đảo khá phong phú, đa dạng về chủng loại song nhiều hơn là cây bàng quả vuông, sồi, phi lao, muống biển và một số loài cỏ thân mềm có nguồn gốc tự nhiên và do cán bộ chiến sĩ mang từ đất liền ra đảo, lâu ngày phù hợp với điều kiện thời tiết, thiên nhiên của đảo nên phát triển tốt, xanh mát quanh năm.Có thể nói, cùng với Song Tử Tây, Sơn Ca là một trong 2 đảo có thảm thực vật phong phú, xanh tốt.
Xung quanh đảo, biển có nhiều loài ốc, cá, hải sâm. Chim có một số loài, nhiều hơn cả là chim sơn ca và một số loài chim di cư theo mùa.
Cùng với các đảo thuộc quận đảo Trường Sa, đảo Sơn Ca là lá chắn vòng ngoài bảo vệ sườn phía đông của các tỉnh Nam Trung Bộ.
Nằm trong cụm Nam Yết, đảo Sơn Ca kết hợp với các đảo trong cụm và trong quần đảo, tạo thành thế trận liên hoàn, bảo vệ cho mình và các đảo khác chống lại sự xâm chiếm, đóng xen kẽ của lực lượng nước ngoài.
Xung quanh đảo Sơn Ca, phía sát ngoài rìa của thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim, thu, ngừ, mú và một số loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao.Mùa sóng yên biển lặng, tàu thuyền tập thể, các nhân các địa phương ven biển Việt Nam và các nước trong khu vực đến đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản tương đối đông đúc.
Một số loài cá xuất khẩu mang lại lợi nhuận kinh tế cao như cá ngừ đại dương, cá mú đã cho thấy giá trị kinh tế của khu vực đảo.
No comments:
Post a Comment