Những lớp hàng không mẫu hạm của Mỹ
Tàu sân bay Mỹ là loại chiến hạm
được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay như một căn cứ không
quân trên biển. Chúng là trung tâm của hạm đội và thường được coi là tàu
chủ lực.
USS Langley, tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ và là chiếc duy nhất
thuộc lớp Langley, chụp năm 1927. Tàu trúng bom của Nhật Bản năm 1942 và
bị hư hại nặng đến mức bị buộc phải tự đánh chìm bởi những tàu hộ tống.
Ảnh: Wikipedia.
Thực trạng 7 bãi đá Trung Quốc cải tạo ở Trường Sa qua ảnh vệ tinh
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải
tạo và xây dựng nhiều công trình kiên cố tại 7 bãi đá thuộc quần đảo
Trường Sa của Việt Nam mà nước này đang chiếm đóng phi pháp.
Vì sao Mỹ công khai video Trung Quốc cải tạo ở Trường Sa
Bằng
cách công bố video quay cảnh Trung Quốc cải tạo đảo, Mỹ đang phát đi tín
hiệu sẽ có lập trường cứng rắn hơn về Biển Đông và tìm cách khuyến
khích những đối tác ở châu Á hành động nhiều hơn.
Các tàu hút bùn của Trung Quốc hoạt động quanh đá Vành Khăn, thuộc
quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh do Hải quân Mỹ chụp hôm 21/5. Ảnh: Reuters.
|
Quân đội Mỹ tuần trước công bố video quay từ một phi cơ giám sát, cho
thấy các tàu hút bùn cùng nhiều tàu khác của Trung Quốc đang bận rộn với
công việc biến các bãi đá thành đảo nhân tạo, xây đường băng và cầu
cảng tại đó. Động thái này giúp đảm bảo vấn đề trên sẽ thống trị trong
Đối thoại Shangri-La, theo Reuters.
Đối thoại Shangri-La là hội nghị an ninh thường niên quan trọng bậc
nhất châu Á, quy tụ các quan chức cấp cao nhất về an ninh của 28 quốc
gia. Đối thoại năm nay bắt đầu từ ngày mai tại Singapore, có sự tham dự
của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và hàng trăm quan chức, chuyên
gia quân sự đến từ khắp các nước.
Washington đang tiếp tục xoay trục quân sự sang châu Á, một phần là để
đối phó với Bắc Kinh. Mỹ muốn các quốc gia Đông Nam Á có lập trường
thống nhất hơn về việc Trung Quốc tăng tốc xây dựng trên một số bãi đá ở
Biển Đông trong năm nay.
Đối thoại Shangri-La lần này chắc chắn sẽ tập trung bàn về căng thẳng
trên Biển Đông. Trung Quốc kể từ đầu năm đã mở rộng thêm 6 km2 tại 5
tiền đồn trên các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà
nước này đang kiểm soát.
"Những quốc gia này cần hiểu rõ (vấn đề)", một quan chức quốc phòng Mỹ
giấu tên nói, đồng thời cho biết sẽ phản tác dụng nếu Mỹ đi đầu trong
việc thách thức Trung Quốc. Các đối tác, bao gồm 10 thành viên Hiệp hội
Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cần sớm có thêm hành động hợp nhất bởi
"mọi việc đã xong xuôi nếu các bạn đợi thêm 4 năm nữa".
Philippines, quốc gia đồng minh của Mỹ, và Việt Nam đã lên tiếng phản
đối những hành động của Trung Quốc nhưng ASEAN về tổng thể vẫn còn chia
rẽ về vấn đề này. Tuy nhiên, do lo ngại gia tăng, các lãnh đạo trong
ASEAN tháng trước đã ra tuyên bố chung, cho rằng hoạt động cải tạo đất
làm xói mòn lòng tin và có thể gây hại đến hòa bình khu vực.
Giới chuyên gia bác bỏ ý tưởng sẽ sớm có một hành động chung về Biển
Đông ở cấp độ ASEAN nhưng việc tăng cường hợp tác giữa một số quốc gia
là hoàn toàn có thể. Nhật Bản đang xem xét tham gia cùng Mỹ tuần tra
trên không ở vùng biển này. Tokyo và Manila dự kiến bắt đầu đối thoại về
khuôn khổ pháp lý cho việc chuyển giao trang bị và công nghệ phòng thủ
cùng hiệp ước cho phép binh sĩ Nhật Bản thăm Philippines trong tuần tới.
Phát biểu tại Honolulu trước khi tới Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Carter nhắc lại Washington yêu cầu chấm dứt hoạt động xây đảo, đồng
thời nói Trung Quốc đang vi phạm những nguyên tắc "kiến trúc an ninh" và
sự đồng thuận "tiếp cận phi cưỡng chế" của khu vực.
Trung Quốc ngang nhiên đòi chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông, nơi
được cho là giàu dầu mỏ và khí đốt, chồng lấn lên vùng biển của nhiều
quốc gia khác như Việt Nam, Philippines.
Cho Trung Quốc một vài "giải pháp"
Nhằm tiếp thêm nghị lực cho các đồng minh, một phi cơ giám sát P-8 của
Hải quân Mỹ đã cho phép phóng viên hãng tin CNN và tổ quay phim hải quân
ghi lại hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa rồi
công bố.
"Không ai muốn thức dậy vào một buổi sáng nào đó rồi phát hiện Trung
Quốc đã xây vô số tiền đồn, tệ hơn nữa là trang bị chúng với các hệ
thống quân sự", Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói.
Ernest Bower, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược và Quốc tế ở Washington, nhận định mục tiêu của Mỹ là thuyết phục
Trung Quốc hướng đến giải quyết tranh chấp theo hệ thống quốc tế thay vì
áp đặt yêu sách lãnh thổ trải khắp khu vực.
Trong tương lai gần, "tôi nghĩ người Mỹ sẽ cho Trung Quốc một vài giải pháp", ông Bower nói.
Giới chức Mỹ trước đó cho biết tàu hải quân có thể được điều động trong
phạm vi 12 hải lý tính từ các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng để chứng
tỏ Washington không công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại đây.
Washington còn tiếp tục thúc đẩy chiến lược tái cân bằng sang châu Á, 4
năm kể từ khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sự thay đổi chiến
lược này, dù một số quốc gia thấy nó định hình quá chậm.
Mỹ cũng sửa lại các thỏa thuận an ninh với đồng minh Nhật Bản và
Philippines, đồng thời tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa tại Nhật
Bản nhằm để mắt đến Triều Tiên.
Thủy quân lục chiến Mỹ đang tham gia huấn luyện luân phiên ở Australia,
các tàu chiến đấu ven biển hoạt động ngoài khơi Singapore và phi cơ
giám sát P-8 đóng tại Nhật Bản đã thực hiện nhiều nhiệm vụ trong khu
vực.
Về tổng thể, giới chức quốc phòng Mỹ thông báo hải quân nước này sẽ
tăng cường hiện diện thêm 18% trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020.
Washington hướng đến mục tiêu chuyển 60% tàu hải quân sang Thái Bình
Dương vào năm 2020, tăng thêm 3% so với hiện nay.
Các quan chức quân sự Philippines nói có thể thấy rõ thay đổi của Mỹ
thể hiện ở hoạt động tập trận, huấn luyện cùng các chuyến thăm của tàu,
máy bay. Vấn đề trọng tâm đã chuyển từ chống chủ nghĩa khủng bố sang an
ninh hàng hải, một quan chức nói.
Tuy nhiên, Trung Quốc dường như vẫn chưa có dấu hiệu bị ngăn cản. Bắc
Kinh hôm 26/5 tổ chức lễ khởi công xây dựng hai hải đăng trên Biển Đông,
đồng thời tuyên bố sẽ gia tăng "bảo vệ ở các đại dương" và chỉ trích
các nước láng giềng có "hành động khiêu khích" trên những bãi ngầm, đá
mà Trung Quốc tự nhận là của mình.
Mỹ: 'Trung Quốc cải tạo đất ở Biển Đông có thể dẫn đến xung đột'
Thứ
trưởng ngoại giao Mỹ cho rằng việc Trung Quốc cải tạo các bãi đá ở khu
vực tranh chấp trên Biển Đông có nguy cơ kích động căng thẳng, thậm chí
có thể dẫn đến xung đột.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken. Ảnh: Reuters
|
"Khi Trung Quốc tìm cách xây lâu đài cát để biến vùng đất thành chủ
quyền của mình và vẽ lại ranh giới trên biển, nước này đang làm xói mòn
lòng tin trong khu vực và lòng tin của nhà đầu tư", Thứ trưởng Antony Blinken hôm nay nói tại một hội nghị ở Jakarta, Indonesia.
"Hành vi của nước này có nguy cơ tạo thành một tiền lệ mới, trong đó
các nước lớn hơn tự do hăm dọa các nước nhỏ hơn, và có nguy cơ kích động
căng thẳng, ổn định và thậm chí còn dẫn đến xung đột", Reuters dẫn lời ông Blinken nói thêm.
Mỹ và Trung Quốc cuối tuần trước tranh cãi quyết liệt về tranh chấp
trên Biển Đông, khi Ngoại trưởng John Kerry, trong chuyến thăm Bắc Kinh,
kêu gọi Trung Quốc hành động để giảm căng thẳng. Trung Quốc nói quyết
tâm bảo vệ lợi ích của nước này "cứng như đá".
"Chúng ta cần giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng lấn bằng ngoại
giao... Chúng tôi không đứng về bên nào, nhưng chúng tôi phản đối mạnh
mẽ hành động có thể nhằm thúc đẩy tuyên bố bằng vũ lực hay cưỡng ép",
ông Blinken nói. "Chúng tôi sẽ tiếp tục hối thúc tất cả các bên giải quyết những khác biệt theo quy chuẩn quốc tế".
Trong cuộc họp báo hôm qua tại TP HCM, Thứ trưởng Blinken cũng cảnh báo
nguy cơ Trung Quốc quân sự hóa các cơ sở đang xây dựng ở Trường Sa có
thể gây bất ổn ở Biển Đông. Ông khẳng định những việc
làm của nước này gần đây đang vi phạm những lời cam kết với các nước
ASEAN trong Tuyên bố DOC, và kêu gọi Trung Quốc dừng ngay hoạt động cải
tạo, cùng hợp tác để xử lý những khác biệt, tiến tới bộ Quy tắc ứng xử COC.
Sau chuyến thăm Việt Nam kéo dài hai ngày, ông Blinken
đang ở Indonesia và sẽ tới Myanmar. Dự kiến ông Blinken thảo luận với
các đại diện của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Jakarta
nhằm tăng cường hợp tác với các thành viên của hiệp hội. Ông Blinken hy
vọng Việt Nam và các nước đang đàm phán khác có thể ký kết Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong những tháng tới..
Đô đốc Mỹ yêu cầu Trung Quốc làm rõ mục đích bồi đắp ở Trường Sa
Tư
lệnh cấp cao thứ nhì của hải quân Mỹ yêu cầu Trung Quốc giải thích về
hoạt động cải tạo đất đá ở Biển Đông và đề nghị ủng hộ các nước Đông Nam
Á nếu họ chọn một lập trường thống nhất chống lại Bắc Kinh.
Đô đốc Michelle Howard, Phó tư lệnh tác chiến của hải quân Mỹ. Ảnh: Defensenews
|
"Tôi nghĩ bây giờ, đã đến lúc Trung Quốc nói việc cải tạo đất nghĩa là gì", Đô đốc Michelle Howard, Phó tư lệnh tác chiến của hải quân Mỹ, hôm qua nói trong một cuộc phỏng vấn. "Theo
quan điểm của tôi, chẳng ai nói họ đang xây khu nghỉ dưỡng ở đó cả, vì
vậy ai đó cần giải thích họ đang dựng cái gì ở đó", bà cho biết.
Nữ đô đốc hôm qua trình bày quan điểm về các vấn đề an ninh hàng
hải khu vực, tại Triển lãm Phòng vệ Biển Quốc tế (IMDEX) được tổ chức ở
Singapore.
Bà Howard cũng cho hay Mỹ sẽ sát cánh cùng các nước thuộc Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nếu 10 nước thành viên quyết định phối hợp
cùng nhau để làm việc với Trung Quốc. "Nếu các nước ASEAN quyết định là
sẽ đoàn kết và làm điều gì đó để thể hiện mục đích chung của họ, chúng
tôi sẽ ủng hộ điều đó", bà Howard nói.
Các Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa có bình luận về tuyên bố của Đô đốc Howard.
Theo ước tính của Mỹ, Trung Quốc từ năm ngoái bồi đắp thêm hơn
800 ha đối với các bãi đá mà nước này chiếm giữ trái phép ở quần đảo
Trường Sa của Việt Nam. Trong đó, hơn 600 ha được bồi đắp từ đầu năm
nay. Washington đang cân nhắc triển khai máy bay hoặc tàu quân sự đến
gần các khu vực này, một động thái khiến Bắc Kinh giận dữ. Mỹ
tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông,
nhưng có lợi ích trong việc duy trì tự do đi lại ở khu vực.
Khó khăn của Mỹ khi điều tàu tiếp cận Trường Sa
Mỹ có
thể gặp nhiều khó khăn khi điều tàu và máy bay quân sự tới khu vực Trung
Quốc đang bồi đắp phi pháp ở Trường Sa, nhưng đây là hành động cần
thiết để Bắc Kinh hiểu rõ quyết tâm của Mỹ đối với an ninh khu vực.
. Ảnh: AFP
|
Sau nhiều lần cảnh báo Trung Quốc về những nguy cơ của việc cải tạo
trên các bãi đá và đảo trong vùng tranh chấp thuộc Biển Đông nhưng chỉ
nhận được thái độ phớt lờ, Mỹ cân nhắc một lựa chọn nhiều rủi ro: đưa
tàu quân sự đến can dự.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 12/5 đề xuất nhiều lựa chọn,
trong đó có điều chiến đấu cơ và tàu quân sự tới khu vực trong phạm vi
12 hải lý quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh đang
tiến hành cải tạo. Các bãi đá này thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung
Quốc đánh chiếm.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 16/5 trong chuyến công du tới Trung Quốc
tiếp tục bày tỏ quan điểm cứng rắn và kiên định về vấn đề Biển Đông.
Ông cho biết Mỹ rất lo ngại trước quy mô cũng như tốc độ của hoạt động
cải tạo mà Trung Quốc đang ráo riết thực hiện. Ông nhấn mạnh luật pháp
quốc tế không cho phép việc "tạo ra" chủ quyền bằng cách xây dựng trên
những rạn san hô dưới đáy biển. Theo ông, khu vực không cần "những tiền
đồn và các đường băng quân sự".
Một loạt động thái gần đây cho thấy Mỹ cuối cùng cũng tham gia sâu hơn
trong những tranh chấp về chủ quyền đang ngày càng nóng giữa Trung Quốc
và các nước láng giềng, giới chuyên gia an ninh nhận định.
Thách thức cần thiết
Để điều tàu chiến, máy bay quân sự tới Trường Sa nhằm kìm hãm sự bành
trướng của Trung Quốc cũng như đem lại thế cân bằng cho khu vực châu Á,
Mỹ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, theo Wall Street Journal.
Nếu những bước đi này vẫn không thể kìm hãm Bắc Kinh, Washington sẽ
phải đối mặt với một quyết định không dễ dàng: thoái lui và chấp nhận
mất đi uy tín mà bạn bè và đồng minh trong khu vực dành cho mình, hoặc
thậm chí lâm vào thế xung đột trực diện với Trung Quốc.
"Trung Quốc sẽ không chấm dứt hành động tại những khu vực mà họ đơn
phương tuyên bố là lãnh thổ của mình, trong phạm vi chủ quyền của mình", ông
M. Taylor Fravel, giáo sư khoa học chính trị tại Học viện Công nghệ
Massachusetts, bình luận. Đây chính là vấn đề, để gia tăng sức ép lên
Trung Quốc, "Mỹ buộc phải làm nhiều hơn và tham gia sâu rộng hơn".
Đáp lại bình luận của ông Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
Vương Nghị không thể hiện bất kỳ dấu hiệu thỏa hiệp nào và vẫn giữ giọng
điệu cho rằng Bắc Kinh "có quyền xây dựng" những công trình ở Trường
Sa.
Phản ứng của Trung Quốc một lần nữa củng cố quan điểm cho rằng
Washington và Bắc Kinh có khả năng sẽ xảy ra giao tranh nếu kế hoạch của
Mỹ được thực hiện. Nếu xung đột bùng phát, Mỹ có thể phải đối diện với
một làn sóng phản đối rộng khắp ở trong nước, Peter Symonds từ Glolbal Research nhận định.
Vị thế nhạy cảm của một số đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương cũng
là khía cạnh mà Mỹ phải cân nhắc khi triển khai hành động. Những quốc
gia này không mong muốn bị buộc phải lựa chọn giữa cường quốc số một và
số hai thế giới, theo quan sát viên Andrew Browne.
Theo Diplomat, thái độ rõ ràng của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông
được thể hiện qua đề xuất điều tàu chiến, máy bay tới Trường Sa còn
tiềm ẩn nguy cơ kích động Bắc Kinh thực hiện những hành động quyết liệt
hơn nhằm củng cố sức mạnh và tầm ảnh hưởng trong khu vực. Mỗi toan tính
của Trung Quốc đều có thể tạo ra những thách thức mới đối với Mỹ vì thế
Washington cần lường trước mọi hệ quả để xây dựng chiến lược đối phó phù
hợp và kịp thời.
Trong bài phân tích mới nhất về phương pháp tiếp cận Trung Quốc của Mỹ,
hai tác giả Robert D. Blackwill và Ashley J. Tellis vạch ra một số động
thái mà Bắc Kinh có thể thực hiện trong tương lại khi kế hoạch của
Washington trở thành hiện thực. Hai ông cho rằng Trung Quốc sẽ tăng
cường hơn nữa chi tiêu cho quân sự, đẩy mạnh chế tạo các loại tàu ngầm
thế hệ mới hoặc bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân để ngăn chặn Mỹ. Tình
thế này là điểm khởi đầu cho một cuộc chạy đua vũ trang tương tự thời
kỳ Chiến tranh Lạnh.
Đến nay, việc điều tàu chiến và máy bay tới
Trường Sa vẫn chỉ nằm trong danh sách những lựa chọn của Mỹ. Nếu được
Lầu Năm Góc thông qua kế hoạch này vẫn cần được tổng thống phê duyệt.
Theo Ian Storey, chuyên viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á,
nếu trở thành hiện thực, nguy cơ xung đột bùng phát từ những tính toán
sai lầm là rất lớn. Khi đó, thế đối đầu giữa các chiến hạm với hỏa lực
mạnh mẽ của Washington và Bắc Kinh sẽ "nhanh chóng dẫn tới xung đột ở
quy mô nhỏ rồi leo thang trở thành cuộc khủng hoảng chính trị, quân sự
Mỹ-Trung", ông Storey dự đoán.
Tuy nhiên, Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế,
cho rằng mục tiêu của Mỹ là ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng những thực thể
đang cải tạo để đe dọa các nước khác và cản trở giao thông tại Biển
Đông, vùng biển nhộn nhịp bậc nhất thế giới. Bên canh đó, Mỹ cũng muốn cảnh báo Trung Quốc rằng họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để biến lời nói thành hiện thực.
Đến nay, phản ứng của Mỹ chủ yếu là ở lời nói. Giới chức nước này liên
tục kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng Tuyên bố
ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết giữa ASEAN và Trung
Quốc. Mỹ cũng tăng cường tập trận quân sự với các đối tác, trong đó có
Philippines, và cung cấp công nghệ để cải thiện khả năng theo dấu tàu,
máy bay Trung Quốc. Nhật cũng tham gia vào nỗ lực này. Nhưng có vẻ như,
những điều đó vẫn không thay đổi được gì.
Nếu không có những
hành động như điều tàu, máy bay đến các đá Trung Quốc cải tạo ở Trường
Sa, Bắc Kinh "sẽ không thực sự coi trọng" vai trò của Mỹ, bà Glaser quả
quyết.
Tàu USS Fort Worth hôm 11/5 tuần tra ở vùng biển quốc tế gần quần
đảo Trường Sa, khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường Yancheng (FFG 546) đi
gần phía sau. Ảnh: US Pacific Fleet
|
No comments:
Post a Comment