Ăn nhậu ở Việt Nam
Nhiều
người về Việt Nam
rồi trở lại Mỹ hí hởn khoe các màn ăn uống độc đáo mà chỉ có tại quê nhà mới có
thể cung cấp được. Những người này chê phở ở khu Bolsa thiếu hương
vị, chê Bún Bò Huế ở Thủ Đô Tị Nạn không nồng, chê Hủ Tiếu Cali kém phẩm chất,
dĩ nhiên là chê tuốt luốt các món ăn ở khắp nước Mỹ, từ Tếch Xát, Hiu tôn, đến
Oắt sinh Tông, đâu đâu cũng dở. Cứ nghe mấy ông bà "Vịt" kiều này nói
chuyện thì ta chỉ muốn nhào ra phi trường lấy vé máy bay về liền một khi. Nào
là Tiết Canh Tôm là một giọt đen đen ở đầu con tôm hùm, chích vào cho nhỏ xuống
ly ruợu. Giá cả phải chăng, sơ sơ có chục đô la một ly ruợu này thôi, nếu sơi
cả con thì một trăm đồng. Chuyện nhỏ! Rồi Tôm xanh tươi rói mới bắt được ở
sông, ngồi ở quán cạnh sông, nhìn chủ quán vớt lên, cho vào chảo, ôi
chao, tuyệt cú mèo. Cũng chẳng tốn bao nhiêu. Chỉ vài chục đô cho một đĩa. (Có
vị "Vịt" kiều bị dụ đi ghe ra giữa sông, ngắm trời đất mênh mông, ăn
đĩa tôm, bị chém một trăm tít, không trả đủ, không cho về!).
Rồi thì các quán
hàng ăn liên tu bất tận, cả chợ toàn là quán nhậu, muốn chi cũng có, từ thịt
"rồng" là loại tắc kè khổng lồ, đến cá sấu, nhỏ hơn thì bọ cạp, rắn
rết, (hình như chưa có món giun đũa chiên dòn?), bình dân thì heo con, khách có
thể ngắm người chủ thọc tiết chú heo, lột da, lọc thịt, rồi nấu nướng liền tay.
Vịt, gà vào thời đại "cúm gia cầm" chơi tuốt luốt, kệ mẹ nó, chết
sống có số! Có lẽ chỉ có món tiết canh vịt thì bà con hơi ngán, vì chả có nấu
nướng gì, cứ máu sống mà trôi tuột vào cuống họng, thì vi khuẩn cúm theo vào
hàng tỷ tỷ con.
Xem
mấy cuốn phim quảng cáo cho Việt Nam ăn nhậu đang được phổ biến tùm lum, mục
đích dụ khị "Vịt" kiều mang đô la về nhà, mới thấy những người khá
giả dân mình đang bội thực. Phim nào phim nấy đều quay cảnh bàn ghế bóng láng,
rượu đổ tràn ly, "Vịt" kiều ta há mồm nuốt miếng những món sống sít
một cách ngon lành.
Dân
nhậu sang thì làm mật gấu tươi. Mấy ông chủ gấu cầm dụng cụ lấy mật, chọc ngay
vào bụng con gấu đang rên rỉ, vật vã, mà rút ra một chút mật cho vào ly ruợu
cho ông khách Thượng Đế, có thể cũng là "Vịt" kiều, hào hứng tu liền,
hy vọng tối nay, đi nguyên một chuyến tầu với em bồ nhí mới lượm được trong
quán cà phê ôm. (Danh từ thời đại mới: "đi tầu nhanh" có nghĩa là
không huỡn mà thưởng thức, vù một cái là tầu chạy qua luôn, thì từ 150 đến 300
ngàn, tùy em trẻ hay già. "Bao nguyên chuyến" là rả rích
luôn một đêm phải 1 triệu trở lên.). Thay đổi không khí thì vào mấy quán cà phê
láng coóng, trang trí hấp dẫn, kiểu mới kiểu cũ, chỉ có ăn uống mà không có ôm.
Đi xa hơn, xuống mấy tỉnh thành, quán nào quán nấy sang trọng hơn Tây! Tóm lại,
nếu chỉ nghe mấy "Vịt" kiều kể chuyện, xem phim ăn uống, thì thấy
hình như đất nước là cả một nhà hàng khổng lồ, mênh mông, đâu đâu cũng có mùi
thơm, từ mùi thịt chó, đến mùi thịt "người" do các em thơm như múi
mít chào mời.
Theo
tình hình kinh tế đi lên (mà hình như đang xuống?) thì các đại gia đỏ và các
Vịt kiều hiện đang làm Thượng Đế Ăn Uống, nghĩa là muốn ăn cái chi, thì có cái
nấy và càng ngày càng chơi sang. Có những nhà hàng mà khi bước vào cửa, mà có
dưới một ngàn đô xanh thì run như rẽ, vì nguyên một chén xúp khai vị đã gần 100
đô rồi, nói chi đến mấy món chính? Nói chi đến mấy cặp chân dài đứng khoe cái
gì dài dài trắng trắng hấp dẫn mê tơi bên cạnh? Còn thêm cái vụ “múa cột” nữa!
Nếu có mấy em “múa cột” quay quay vòng vòng, khoe hai cái cục Sìlicon to như
quả bưởi Biên Hòa thì tiền típ là vài trăm là thường. Nghe nói có những nhà hàng
có phòng dành riêng cho cấp Ủy, cấp Thủ Trưởng trở lên, trong đó có những em
mặc đồ thiên nhiên phục vụ tới bến, tha hồ thưởng thức mọi phần thân thể và cả
ngôn ngữ độc đáo của em nữa. Em õng ẹo đến, mỉm chi, hỏi: “Anh bú chi?” Anh
cười rung miếng mỡ miệng: “Em cho anh bú Cốc nhé!” (Cốc = Coca) . Có anh thích
bú Sữa, thì nói: “Cho anh bú sữa tươi đi!” Và thế là em ghé vào… để tiền típ
anh cứ tàn tàn nhét vào cái quần “sịp” bé tí của em, một lúc sau là phồng to..
Vui
tươi nhất là khi các vị CCCCC (Con cháu các cụ cả) đi đám ma, thì bắt buộc phải
có màn “văng nghệ!” “Văng nghệ” chứ không phải “văn nghệ” vì có các em chỉ mặc
có quần xịp đến hát, văng cả nước bọt ra, để các anh cứ kéo các em lại bàn,
tay rờ mông, tay kéo quần xịp ra nhét.. đô vào, mặc cho thây ma nằm đó, nghiến
răng nghiến lợi chịu trận! (Không tin thì cứ chờ đến khi tan tiệc, lại mở nắp
áo quan ra thì thấy miệng thây ma méo hơn khi trước!) Có lẽ thây ma khó chịu
không những chỉ vì mấy màn nham nhở mà vì các giọng hát kia tra tấn lỗ tai
người chết, các em có biết “hát hỏng” chứ đâu biết một nốt son, đố,
mì gì đâu!
Ôi
chao! Sao mà ăn uống sướng thế? Nhưng, có mấy người biết được phía sau nhà bếp
có cái gì không? Hồi nẫm, nghe tin báo chí, thấy tin ở Trung Cộng có "hơn
2 triệu con chuột cống đang tiến từ vùng nước lụt vào các nhà hàng ăn",
nghĩa là 2 triệu chú chuột này bị nước lụt nên ào vô đất liền, bị phe ta mần
thịt, đem bán cho du khách. Những chú chuột bị lụt, nên ăn đủ thứ, dòi bọ, chân
tay người chết, thú vật chết... rồi bị các tay phù thủy biến hóa thành các món
ăn ngậy béo, hấp dẫn vô cùng với các tay ham nhậu của lạ. Cùng đồng thời, có
tin một phóng viên đã vào tận trong bếp một vài trung tâm làm bánh bao, quay
lén được những món hấp dẫn trong bánh bao chỉ là những tấm các tông cũ, đem ngâm
nước cho mềm, rồi xắt nhỏ, cho vào làm nhân bánh! Mới nghe đã muốn ... chạy vào
toa-lét rồi. Còn ở Việt Nam,
đàn em của Trung Cộng thì sao? Có chắc là sạch sẽ hơn đàn anh không? Theo tin
từ báo chí trong nước, từ hồi nẫm, có nhiều vụ khám phá thấy các hộp sữa Ông
Thọ là một thứ đường đùng đục, không biết là đường gì, nước uống chứa một số
lượng vi trùng đủ làm một con bò lăn quay, nước đá làm bằng nước "rô bi
nê" không thanh lọc, nước mắm làm từ nước lấy ngay trong hồ cá tra, mắm
tôm có trộn...phân người (í ẹ!), cá nhiễm độc, tôm nhiễm chì và thủy ngân... Cá
nóc, ai cũng biết là ăn vào sẽ ngộ độc, vậy mà thiên hạ ép khô rồi bán tỉnh bơ.
Không biết bao người đã chầu thiên cổ vì nhậu loại cá này! Thịt cá đã vậy, còn
rau thì sao? Người làm vườn đều hiểu rằng chả có phân bón nào làm tốt rau hơn
phân... tươi của loài người.
Gần đây, khi phương tiện kỹ thuật đã tràn vào thôn
quê, thì người ta trộn phân bón vào thuốc trừ sâu cho cây lớn nhanh! Chưa hết,
người ta còn có thể coi những tấm hình chụp từ báo chí trong nước rất độc đáo:
mấy người bán rau sống, đứng ở mấy cái cống cái, nhúng rau xuống cống cho...
mát rau trước khi mang rau vào thành phố! Mà cống cái là một kho chứa những
chất kinh khủng nhất mà trí tưởng tượng loài người có thể nghĩ đến. Nhúng rau
xuống cống rồi mang vào chợ.. thì đúng là giết người không dao. Còn rượu, đa số
ruợu ta mà muốn ngon thì phải thêm tí tí thuốc trừ sâu. Có thuốc trừ sâu rầy
vào ruợu, sẽ thấy ruợu lóng lánh, trong sáng, không có cặn. Bánh phở thì sao
nhỉ? Chắc ai cũng nghe tin bánh phở, bánh hủ tiếu trộn "phóc môn" là
thuốc ướp xác...
Những
năm đầu thế kỷ 21, các thực phẩm xuất cảng của Việt Nam đa số bị trả lại vì có
chứa những kháng sinh, trụ sinh, thủy ngân, chì và các chất độc hại khác. Thịt
gà, thịt vịt từ Trung Cộng, nơi có tổ bệnh cúm gia cầm, tuồn vào Việt nam qua
các cửa khẩu chính thức và không chính thức hàng ngàn tấn. Kinh hoàng nhất là
bản tin tại một số tỉnh thành có dịch heo bệnh chết, những con heo đã bị chôn
xuống cát lại được lấy lên, bỏ lòng, xẻ thịt mang đi! Tại một làng kia có 15
con heo chết chôn trong một ngày đàng hoàng, sáng hôm sau, chỉ còn trơ mấy cái
lỗ với các bộ lòng ngổn ngang. Người ta hỏi thịt mang đi đâu, thì mấy tên trộm
cho biết bán cho lái buôn thịt mang vào thành phố làm nhân bánh bao và các thứ
bánh khác! Úy Cha mẹ ơi! Heo đã chết vì bệnh dịch rồi, thì .. chó cũng không
dám ăn, vậy mà có những kẻ dã man, đang tâm lấy thịt nhồi bánh, bán cho dân
chúng ăn!
Mấy con người đi lùng ve sầu không cần biết rằng "17 năm trường, một kiếp ve", những con ve sầu này phải núp dưới đất 17 năm để trồi lên có một mùa rồi chết đi, họ cứ lùa, cứ vơ vét cho đầy túi tham, mặc các chú ve nghệ sĩ kia chưa kịp làm công việc truyền giống. Tội nghiệp cho đất nước Việt Nam, mai kia một số lớn rừng già sẽ biến thành sa mạc, con cháu chúng ta không còn nghe đến tên thú rừng nữa. Chỉ vì những Đại Gia, Tư Bản Đỏ và lũ Vịt Kiều không có tim mà chỉ có cái mồm, cái bao tử, và cái ... cửa hậu!
Rượu đang giết dần người dân Việt
Hồi
ở Việt nam, làng tôi có đến chục nhà nấu rượu.
Họ
nấu cơm, đổ cơm xuống đất gọi là hạ thổ, rồi rắc men, chờ vài ngày cho lên men,
sau đó cho vào nồi đun. Một ống đồng sẽ chạy qua một cái bể nước để hơi ngưng
tụ thành rượu; một vòi nhỏ rượu vẫn đang bốc hơi chảy ra những can bẩn bẩn.
Một
nhà có thể nấu hàng chục lít rượu mỗi ngày, và họ bán hòa hoặc dưới giá, cái họ
ăn lãi, chính là “bỗng” rượu, là bã của cơm sau khi đã được nấu thành rượu, thứ
dùng để nuôi lợn. Lợn ăn bỗng rượu mau lớn.
Thời
Việt nam vẫn chịu đô hộ của Pháp, rượu bị kiểm soát rất chặt. Đọc những chuyện
thời Pháp, anh nông dân muốn vu vạ cho ai, chỉ cần ném vò rượu vào trong nhà
anh xấu số kia, và tri hô lên câu rượu lậu, thế là tha hồ phạt vạ, rượu lậu
thời đó là tội to.
Pháp
cấm rượu tự nấu rất gắt, khiến cụ Phan bội Châu phải phẫn uất thốt lên trong
bài thơ Á tế Á ca: “ Rượu ta nấu, nó kêu rượu lậu…”
Thời
nay hoàn toàn khác, rượu được nấu khắp nơi, mặc dù có nghị định này nọ, nhưng
gần như không thể kiểm soát.
Người
dân, dù nghèo đến đâu, cũng có thể mua rượu uống vì giá rất rẻ, có thể nói rẻ
hơn cả nước tinh khiết đóng chai. Và rượu được quảng cáo khắp nơi, từ rượu đế,
quốc lủi, rượu ngô bắc Hà, Bàu đá gò đen, được bán với giá vài bảng cho một can
10 lít.
Những
độc chất trong rượu này không hề được xét nghiệm hay công bố, người bán thề
sống chết rượu nhà tự nấu nặng và ngon, người mua thì tham rẻ…
Làm
ăn nhờ rượu
Rượu ở Việt Nam được bán với giá rẻ và quảng bá khá rộng rãi
Ở
những vùng cao, phần lớn người dân, nam hay nữ, già hay trẻ, uống rượu gần như
hàng ngày.
"Rẻ
nghĩa là ai cũng có thể mua và uống, như vậy sẽ rất nguy hiểm. Ai cũng biết nát
rượu thì bê bối thế nào."
Tôi
đã có dịp làm việc với một chị quan chức ở Điện biên, để mở đầu cuộc thảo luận,
chị đề nghị uống với chúng tôi mỗi người 1 chén. Chúng tôi có mười một người,
chị uống đúng 11 chén, mặt không biến sắc, lúc đó vào khoảng 9h30 sáng.
Và
những phiên chợ vùng cao, thì rất dễ bắt gặp cảnh 1 vài anh nằm bò lê trong
phiên chợ chiều, cạnh những vỏ chai rỗng, và những cô vợ kiên nhẫn ít lời ngồi
cạnh chờ chồng tỉnh rượu, hay nằm vắt người trên lưng ngựa, hay lảo đảo đi
trong chiều tà.
Ở
thành phố cũng không khá hơn. Những quán bia rượu ngồi tràn ra cả vỉa hè, dài
suốt cả dãy phố, ầm ĩ tiếng 1..2..3.. dzô.
Tôi
vào những quán này nhiều lần, ở nơi đi vệ sinh, họ luôn có nơi dành riêng để
nôn, đề chữ “chậu nôn” to tướng. Tôi có cảm tưởng, những bợm nhậu uống chỉ để
say, với họ, rượu là thứ ma túy hơn là đồ uống có cồn.
Những
bà vợ, nếu có chồng làm quan chức kha khá, thì rất khó gặp vào bữa cơm tối, họ
phải đi tiếp khách, để ký được hợp đồng, hoặc làm ăn thương thảo bất kỳ 1 cái
gì, đều được thảo luận trên bàn nhậu.
Khó
nói chính xác được nhưng những anh làm quan thì tửu lượng phải đạt hàng khủng.
Nếu không biết nhậu, bạn sẽ không được trọng dụng và lên chức, vì không uống đỡ
được cho sếp.
Thậm
chí có những anh thủ trưởng hay giám đốc phải thuê người uống đỡ cho mình, vì
những cuộc nhậu liên miên không gan nào chịu nổi, mà không nhậu, thì khó ký
được thương vụ làm ăn.
Thoải
mái uống
Rượu
mạnh, thực sự, đang trở nên rất nguy hiểm.
"Nhà
nước đã mạnh tay với ma túy vì những tác hại do nó gây ra, nhưng nhân dân được
tự do rượu chè be bét cũng là mối hại lâu dài cho cả bản thân người uống, gia
đình họ, xã hội và nòi giống."
Đọc
báo đăng các tin về giết người hay hiếp dâm, tôi dám cược trong 10 vụ trên báo,
thì chắc chắn có 8 vụ liên quan đến rượu tự nấu gọi là quốc lủi hay rượu đế…vv
Phần
lớn họ đều phạm tội sau một chầu nhậu rượu bét be, hoặc họ mua rượu uống để có
thêm dũng khí trước khi xô xát.
Nước
Nga cũng đã một thời khốn đốn vì rượu, chính ông Goóc Ba Chốp, tổng bí thư Đảng
Cộng sản Liên xô thời đó, đã ban hành lệnh cấm rượu vì thấy quá nhiều dân Nga
lạm dụng rượu.
Một
anh bạn tôi thời đó học về sửa máy bay kể lại, lệnh cấm ngặt đến nỗi cả tây lẫn
ta phải uống trộm cồn làm mát của máy bay Mic đời cũ.
Phương
Tây cấm tiệt bán cho người dưới 18 tuổi, và họ không quảng cáo, không bán rượu
rẻ. Ở Anh, chai vodka rẻ nhất cũng phải xấp xỉ 10 bảng tương đương hơn 300
nghìn.
Rẻ
nghĩa là ai cũng có thể mua và uống, như vậy sẽ rất nguy hiểm. Ai cũng biết nát
rượu thì bê bối thế nào.
Ở
Việt Nam,
giá rượu quá rẻ khiến ai ai cũng có thể tiếp cận, những người nghèo thường uống
khỏe, họ thường gầy đồ nhậu với can rượu và chỉ với vài quả ổi xoài xanh, thế
là tha hồ say sưa.
Và
rượu rẻ được nấu và bán khắp nơi, từ mẹt hàng rong ở bến xe đến quán nước đầu
làng. Từ một hàng phở bất kỳ đến một quán bia cỏ, ở bất kỳ đâu, từ thành thị
đến nông thôn, bạn đều có thể say sưa với chai cuốc lủi giá 1 đô 1 lít 40 độ
cồn.
Những
nhà máy bia rượu nước ngoài đua nhau mọc lên ở Việt nam, và sản lượng tiêu thụ
thì kinh hoàng. Họ hài lòng mở nhà máy ở Việt Nam vì không đâu trên thế giới
chính phủ cho phép công dân mình rượu chè thoái mái như Việt nam.
Nhà
nước đã mạnh tay với ma túy vì những tác hại do nó gây ra, nhưng theo tôi, nhân
dân được tự do rượu chè be bét cũng là mối hại lâu dài cho cả bản thân người
uống, gia đình họ, xã hội và nòi giống.
Còn
ai làm ăn được gì, nếu cứ say sưa tối ngày từ anh quan tới anh dân?
Nguyễn Quảng
Rượu và men_cái chết từ từ...
QUẢNG
NAM - Cho đến nay, có thể nói rằng người Việt Nam, là đàn ông, chắc
chắn rằng từ độ tuổi 18 trở đi, khó có ai mà không biết uống rượu. Ngoại
trừ cấm kỵ ở một số tín đồ tôn giáo tuyệt đối không dùng rượu bia, số
còn lại có thể nhậu từ 2 đến 5 lần/tuần, thậm chí 7 lần/tuần.
Xẻ cơm từ gạo đã ủ men để nấu rượu, một kiểu nấu mới khi sử dụng men Trung Quốc thay vì trước đây nấu cơm, trộn men vào và ủ.
Ở
Việt Nam, nguy cơ chết vì rượu cũng rất cao, nhất là bộ phận dân nghèo,
bởi rượu họ đang uống nấu từ men Trung Quốc, một loại men sống chiết
xuất rượu trực tiếp từ gạo, không qua nấu cơm, rất mất vệ sinh và nguy
hiểm cho sức khỏe.
Một người tên Thông, nấu rượu, nuôi heo ở Ðiện Thọ, Ðiện Bàn, Quảng Nam, cho biết:
“Nấu rượu dùng men Trung Quốc có lãi gấp hai lần men gia truyền Việt Nam.
Trước đây, một ang gạo (tương đương 8kg) nấu cơm, ủ men, sau đó thành
hèm, chờ mất ít nhất là 5-7 ngày nhưng lấy được có gần 8 lít rượu. Bây
giờ thì khác, gấp đôi, bỏ mối mỗi lít 15 ngàn đồng, người ta bán lại từ
18 đến 20 ngàn đồng, đó là chưa nói quán pha thêm cồn công nghiệp cho
nhiều rượu, lãi cao...”
Ông
Thông kể tiếp, “Nấu bằng men Trung Quốc, mình không cần phải độn, phải
pha gì hết, chỉ cần đổ nước vào gạo cho ướt, không cần vo, vì vo sạch sẽ
mất nhiều rượu, trộn men vào, một lạng men chưa tới mười ngàn đồng. Ủ
xong đậy để đó, 3 ngày là gạo nở ra thành một khối cơm, tha hồ mà nở!
Lúc này bỏ vào nồi, quậy nước vào, chưng cất. Có được lượng rượu nhiều
vô kể”.
Rượu dầm nhau thai những con vật được cho là bổ nhất của giới uống rượu.
Vẫn
theo lời ông Thông, “Trước đây nấu rượu lãi rất ít, phần lớn là lấy hèm
nuôi heo, bây giờ thì khác, vừa nuôi heo, vừa kiếm lãi, mỗi ngày kiếm
được cũng cả vài trăm ngàn đồng.
Trong
thôn này có sáu lò rượu, cả xã có hai chục lò rượu. Nhưng khi nào các
quán cũng thiếu! Bây giờ rượu rẻ, người ta uống thoải mái!”
Một người khác tên Khâu, sống ở Thăng Bình, Quảng Nam,
cho biết: “Tui mỗi tuần nấu được năm trăm lít rượu, nhưng chưa bao giờ
có đủ rượu để bỏ các quán ở đây. Toàn huyện này có chừng bảy chục lò
rượu lớn, nhỏ, có chừng mười lò cỡ như tôi. Nhưng chưa bao giờ thừa
rượu...”
“Thời
buổi bây giờ, ngoài đi làm kiếm cơm ra, chẳng có gì để vui ngoài chuyện
chiều chiều chui vào quán rượu, tiền ít thì uống rượu gạo, tiền nhiều
thì uống bia. Nhưng hơn 80% khách nhậu bình dân uống rượu gạo là chính,
giá rẻ, uống mau say...”
Những cái chết ngấm ngầm...
Cô
Lợi, giáo viên nghỉ hưu, nấu rượu, nuôi heo, hiện đang sống tại Quế
Phú, Quế Sơn, Quảng Nam, cho biết: “Mình vẫn biết là nấu rượu bằng men
Trung Quốc rất nguy hiểm, vì nó quá mất vệ sinh, nhưng mình mà không
theo kịp thì xã hội nó đạp mình xuống!”
Men của Trung Quốc giá rẻ, dễ nấu nhưng cũng rất độc.
“Gần đây, người ta bị ngộ độc sau khi nhậu rất nhiều, cô nghĩ là do rượu.
Rồi
thêm chuyện dân ‘rượu đứng’ (dân nghiện rượu nặng, chừng 2 giờ đồng hồ
phát thèm một lần, vào quán, mua 2 ngàn đồng, nốc ực rồi đi, nếu không
có rượu, mắt mờ, tay chân run, nặng hơn một chút là phều nước bọt...)
Chuyện đánh nhau chết người do rượu cũng nhiều không kể xiết...”
Chúng
tôi hỏi cô Lợi vì sao thấy rượu nguy hiểm vậy mà cô vẫn dùng men Trung
Quốc để nấu, hoặc không kiếm việc khác làm để ít ray rứt hơn... Cô cười
héo hắt:
Hình minh họa
“Ồ,
cô chỉ làm được có hai việc, một là đi dạy học, hai là nấu rượu nuôi
heo. Cô chẳng làm việc gì được nữa! Nghiệt nỗi cô làm hai việc đều có
tính đầu độc, nghỉ đầu độc con nít lại chuyển sang đầu độc người lớn!”
Một bác sĩ, yêu cầu giấu tên, đang làm việc tại bệnh viện Vĩnh Ðức, Ðiện Bàn, Quảng Nam, cho biết:
“Phần
lớn những năm gần đây, các bệnh nhân gan ở độ tuổi trung niên đều là
đàn ông, hoặc là xơ gan, ung thư gan... Nói chung là gan! Từ mười năm
trở lại đây bệnh này xuất hiện rất cao”.
“Mà
men Trung Quốc cũng xuất hiện từ đó đến giờ, tôi nghĩ phần lớn chết do
uống rượu, cái chết của rượu là cái chết chậm, nó không chết liền như
những thứ khác, nó từ từ biến cơ thể thành một ổ bệnh. Và khi đã bệnh,
con người trở nên chán chường, cáu gắt, làm phương hại đến người thân
không ít”.
“Thậm
chí, một người bệnh gan vì rượu, trước khi chết, anh ta có thể làm cho
gia đình anh ta chết vài ba lần trước khi anh ta nhắm mắt tắt thở.
Không
có gì nguy hại bằng rượu, chính sách ngu dân của người Pháp dành cho
người Việt trước đây cũng lấy rượu làm quốc sách. Bây giờ, không hiểu
sao người Trung Quốc lại dễ dàng áp dụng chính sách ngu dân ở Việt Nam đến vậy!”
Tràn lan mùi hèm Trung Quốc
Một người khác tên Huyên, chuyên buôn men rượu từ Trung Quốc về Việt Nam, khu vực hoạt động của ông ta kéo dài từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, cho biết:
“Mỗi tháng, tôi bỏ mối chừng 10 tấn men các loại, từ men rượu nếp cho đến men rượu gạo,
rượu sắn, rượu mía... Trong đó, men rượu gạo chiếm chừng 85%”.
Hình minh họa
“Cứ
một tấn men cho ra chừng trăm tấn hèm rượu và cho ra chừng ba chục tấn
rượu sử dụng. Như vậy, riêng khu vực miền Trung từ Quảng Bình vào Quảng
Ngãi, có ba trăm tấn rượu, tương đương ba trăm ngàn lít. Có chín người
bỏ mối như tôi. Có chừng hai triệu bảy trăm ngàn lít rượu được tiêu thụ
trên miền Trung mỗi tháng. Hơn cả số lượng bia”.
“Ðiều
này cũng dễ hiểu thôi, vì dân mình nghèo, thất nghiệp cũng nhiều, nên
chuyện tiêu thụ rượu nhiều là chuyện đương nhiên. Có khi vậy mà hay,
uống càng nhiều, càng mau ngu, mau chết. Thì khổ quá, ngu khỏi phải đau
đầu vì suy nghĩ, chết thì hết chuyện, thế thôi!”
Hình minh họa
Ông
còn cho biết thêm, tỉ lệ men Trung Quốc tuồn vào miền Nam, cụ thể là
Sài Gòn, số lượng men của họ tiêu thụ có thể gấp ba lần miền Trung. Sài
Gòn là một cái quán nhậu vĩ đại của Việt Nam
mà lại! Hà Nội thì khác, số lượng bia và rượu ngon cao cấp tiêu thụ
nhiều, chứ số rượu dỏm thì chỉ có khu ổ chuột dùng thôi, nên men Trung
Quốc không có đất dụng võ ở Hà Nội”.
Câu
chuyện về rượu và men Trung Quốc còn khá dài, chung qui, hàng hóa của
họ đã đi vào đến tận huyết mạch, não bộ của người Việt Nam. Và nó phát tác như thế nào, nhìn vào những người nghiện rượu sẽ biết.
Phương Minh
BM: Rượu và men_cái chết từ từ...
Tối qua quá chén_sáng nay vật vờ
Say
sỉn hoặc quá chén là sau một chầu “túy lúy càn khôn” , liên tục “dô! dô!” với
bạn bè. vào tối hôm trước thì sáng hôm sau thấy trong người vật vờ khó chịu mệt
mỏi, tiếng Anh gọi là Hangover, tàn dư của quá chén.
Hangover
không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới nếp sống và việc làm.
May mắn là sau 24 giờ, đa số tàn dư hangover này cũng tự hết đi. Nhưng hangover
tiếp nối hangover thì lại là có chuyện chẳng lành.
Tại
sao lại có hangover
Note:
Tất cả những hình trong bài này là hình minh họa
Cho
tới bây giờ vẫn chưa có một giải thích khoa học nào về tại sao lại bị hangover
cũng như tại sao có người nhậu đã đời mà sáng hôm sau vẫn tỉnh bơ đi làm, coi
như chẳng có chuyện gì xảy ra vào đêm hôm trước. Mà có người chỉ mới ngà ngà
vài ba ly thì sáng hôm có những dấu hiệu của hangover.
Những
dấu hiệu đó là gì?
Triệu
chứng của hangover có thể là nhức đầu, bơ phờ mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy,
khát nước, mất ngủ, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, tim đập nhanh, tay chân
run rẩy, kém tập trung, lên cơn kinh phong, lạnh người, ngẩn ngơ sững sờ thậm
chí bất tỉnh…
Tại
sao có khó khăn như vậy
Nguyên
nhân chính của hangover chưa được xác định nhưng sự thiếu nước, thay đổi
hormone và tàn dư của các chất do sự phân hủy rượu có thể là thủ phạm gây ra
các triệu chứng kể trên. Chẳng hạn chất cồn trong rượu làm sáo trộn các hóa
chất trong não khiến cho giấc ngủ kém bình an cũng gây ra tình trạng vật vờ.
Sau
đây là một vài giải thích.
1-
Vì rượu là chất làm lợi tiểu, người say sỉn đi tiểu nhiều đưa tới khô nước
trong cơ thể. Mà khô nước lại đưa tời khô miệng, khô da, mệt mỏi, khó ngủ, nhức
đầu, chóng mặt, táo bón…
Nguyên
do là rượu chặn sản xuất hormone chống tiểu tiện của nang thượng thận, thận
tăng thải nước ra khỏi cơ thể qua sự tiểu tiện. Cứ mỗi 250 cc rượu uống vào thì
thận loại ra từ 800- 1000 cc nước tiểu. Tác dụng lợi tiểu này chỉ chấm dứt khi
chất rượu hoàn toàn tan biến.
2-
Vì tiểu tiện nhiều, chất potassium trong máu giảm. Khi lại cần cho các chức năng
của thần kinh và cơ bắp, tim mạch. Khi thiếu chất này, người say sỉn bị nhức
đầu, mệt mỏi, buồn nôn. Thêm vào đó, vì cơ thể giảm nước, não bộ cũng giảm một
chút khối lượng, màng óc bị kéo theo khiến cho nhức đầu gia tăng.
3.
Rượu làm giảm đường trong máu khiến ta run rẩy, đổ mồ hôi, ngất sỉu. Lý do là
gan bận “xử lý” chất rượu không điều hòa glucose được.
4.
Rượu khiến sức để kháng của cơ thể suy yếu, mau mệt;
5.
Rượu kích thích dạ dày, khiến cho sự tiêu hóa bị rối loạn, chậm tiêu và muốn
nôn ói.
7.
Rượu khiến ta buồn ngủ, nhưng giấc ngủ không yên, nhiều ác mộng, đứt đoạn.
Bộ
ai cũng bị hangover hay sao
Kết
quả nghiên cứu tại Boston University School of Public Health vào năm 2008 cho
hay khoảng 30% người uống nhiều rượu có thể không bị hangover, còn 70% kia thì
vật vờ hành trông thấy.
Thường
thường thì ai uống nhiều cũng bị, nhưng nặng nhẹ khác. Tùy thuộc ở tạng và sức
chịu đựng của mỗi người. Một số hoàn cảnh khiến hangover nhiều hơn là:
1.
Dạ dày mà trống trơn thì chất rượu chuyển sang máu mau hơn và gây ra khó chịu
nhanh và nhiều hơn.
2.
Say sỉn mà lại liên tục “khói vàng bay lên mây”, phì phả thuốc lá thì khó khăn
càng trầm trọng
3.
Nếu bố mẹ say sỉn thì con cái cũng chịu nhiều dấu hiệu khó khăn hơn, do gene di
truyền.
4.
Tùy theo mầu của rượu. Trong sự lên men, hóa chất congener được tạo ra. Chất này
làm cho rượu có mầu hấp dẫn hơn và cũng là chất gây ra hangover nhiều hơn. Các
loại rượu như Bourbon, Scotch, Brandy, Taquina, Red wine thường nhiều congener
hơn là Vodka, Gin…
5.
Người mập mạp ít bị hangover hơn người gầy, người tuổi cao thì cũng nhiều
hangover hơn trai tráng thanh niên.
6.
Có ý kiên cho rằng vị ngọt của rượu gây ra nhiều hangover, có thể là vì rượu
ngọt nên ngọt miệng uống nhiều.
7.
Phụ nữ dễ bị vật vờ hơn nam vì gan quý bà kém hóa giải chất rượu so với nam
nhân cũng như vì chất lỏng trong cơ thể quý bà ít hơn ở nam giới.
Như
vậy thì hangover có hại không
Có
chứ. Ngắn hạn thì kém tập trung, hay quên, tay chân vụng về, mắt nhìn lệch lạc,
tới sở thì chỉ muốn ngủ, lơ là công việc mà lái xe lại hay gây tai nạn.
Tiếp
tục hangover thì sức khỏe suy giảm vì tác hại của rượu như là ung thư gan,
miệng, suy dinh dưỡng, thân hình tiều tụy, trí nhớ khi còn khi mất…
Vậy
phải làm gì để chữa hangover
Không
có thuốc tiên để giải rượu nhưng thời gian có thể tiếp tay, vì thường thường
sau 24 giờ cơ thể có thể hóa giải các tàn dư khó chịu gây ra do sự quá chén.
Nếu
vì chào mời quá thắm thiết thì “đề cao cảnh giác”, uống cầm chừng, vừa nhâm nhi
uống vừa ăn thực phẩm, như các cụ ta xưa kia trà dư, tửu hậu. Gan có khả năng
chuyển hóa một lon bia trong 1 giờ. Nếu nhịp uống cách xa nhau sẽ giúp gan làm
việc hữu hiệu hơn.
-
Uống vừa phải, đừng quá sức chịu đựng của cơ thể.
Viện National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism khuyên rằng phụ nữ
không nên uống quá 1 drink/ngày còn nam giới không nên uống quá 2 drinks/ngày.
Một drink là 12 ounces beer, 5 ounces vang và 1 ½ ounces rượu mạnh 80 độ. Nên
nhớ là người nhỏ con kém chịu đựng với tác dụng của rượu hơn là người to con.
-
Cứ hai ly rượu thì uống một ly nước để bớt uống rượu và tránh khô nước cho cơ
thể.
-
Đừng uống rượu khi bụng đói. Trước khi đi phó hội, làm một bữa ăn lót dạ với
nhiều tinh bột hoặc chất béo để giảm tốc độ hấp thụ của rượu ở dạ dày. Trong
tiệc, nên ăn món ăn có nhiều tinh bột và hơi béo một chút.
-
Giới hạn uống rượu có mầu đậm vì chất congener kích thích mạch máu và tế bào
não khiến cho dấu hiệu của hangover trầm trọng hơn lên.
-
Tránh nước có gas vì gas làm cho rượu hấp thụ vào máu mau hơn.
-
Có ý kiến cho là uống cà phê để giải rượu. Cà phê có nhiều caffeine là chất
kích thích có thể giúp giảm mệt mỏi. Nhưng khi tác dụng của cà phê hết thì
người hangover lại thấy mệt mỏi hơn. Hơn nữa, cà phê lại là chất lợi tiểu giống
như rượu, khiến cho người say mất nhiều nước hơn và sẽ làm tình trạng hangover
trầm trọng hơn. Nói chung, uống cà phê không giải quyết được các dấu hiệu khó
chịu do uống rượu nhiều gây ra.
Thế
làm gì để tránh hangover
Phương
thức hay nhất là xa lánh rượu hoặc uống một cách vừa phải.
-
Bí quyết của dân chúng vùng Địa Trung Hải là uống một thìa dầu olive trước khi
đi dạ tiệc, để trì hoãn sự hấp thụ rượu ở bao tử.
-
Uống một ly nước lớn trước khi đi ngủ. Để một ly nước ở đầu giường để khi thấy
khát, khô miệng là uống ngay.
-
Rượu giảm glucose trong máu khiến ta cảm thấy đói, run rẩy và yếu sức. Do đó,
nhiều người cho là thực phẩm nước uống chứa đường fructose của trái cây hoặc
mật ong giúp hóa giải rượu mau hơn
-
Ăn uống đầy đủ vì thực phẩm sẽ cung cấp sự thất thoát của muối khoáng và
potassium của cơ thê do rượu gây ra.
-
Nghỉ ngơi thoải mái nếu có thể.
-
Không nên uống thuốc chống nhức đầu Tylenol vì thuốc này thường gây tác dụng
không tốt đối với gan. Nếu quá nhức đầu, có thể uống viên Ibuprofen, Advil.
-
Cà phê có thể giúp làm nhẹ nhức đầu vì tác dụng co mạch máu. Tác dụng này hóa
giải tác dụng dãn mạch máu gây ra nhức đầu.
Một
vài viên thuốc chống acit có thể giảm cồn cào bao tử.
-
Một bát súp rau thịt giúp bổ sung sinh tố khoáng chất thiếu hụt vì nhậu đêm
trước mà không ăn cơm.
-
Nếu thấy run tay, đau bụng hoặc có máu trong chất ói thì đi bác sỹ ngay vì có
thể là đã bị ngộ độc rượu, cần được chăm sóc tức thì.
Kết
luận
Kinh
nghiệm của các cụ ta là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cho nên tránh quá chén là
điều cần làm. Cực chẳng đã mà phải “phó hội bàn rượu” thì cứ một rượu một nước,
kèm theo thức ăn là có thể tránh được vật vờ vào sáng hôm sau, có phải không bà
con nhỉ?
Bác
sĩ Nguyễn Ý Đức
“Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được thứ nào hay thứ nấy
Hoạ chăng chừa rượu với chừa trà.”
No comments:
Post a Comment