Tận mục súng lục giá hơn 1,5 tỷ đồng của danh tướng Mỹ
Minh Hạnh | 15/06/2015 16:07
Khẩu súng lục nạm sừng của tướng Mỹ nổi danh trong Chiến tranh thế giới thứ hai George S. Patton, Jr. mới đây đã được bán với giá khủng 75.000 USD (xấp xỉ 1,5 tỷ đồng).
Khẩu súng
lục Colt.45 với tay cầm nạm sừng hươu đực này từng thuộc sở hữu của vị
tướng huyền thoại trong Chiến tranh thế giới thứ hai George S. Patton,
Jr. Mới đây, khẩu súng đã được bán đấu giá tại Los Angeles với giá
75.000 USD (xấp xỉ 1,5 tỷ đồng).
Tướng Patton luôn mang theo khẩu súng bên mình. Trong ảnh là tướng Patton cùng vợ của mình tại một bữa tiệc vào năm 1940.
Bức thư của Robert H.Patton - cháu trai tướng Patton – kể lại câu chuyện về khẩu súng lục yêu quý của ông nội mình.
Tướng George S. Patton, Jr. chụp ảnh trong
bộ đồng phục trong năm 1943. Ông từng được biết đến với vai trò lãnh
đạo quân đội Mỹ tại Pháp và Đức sau khi quân Đồng minh đổ bộ vào các bãi
biển vùng Normandie (Pháp).
Một trong
những trận chiến thành công đáng nhớ khác của tướng Patton là trận đổ bộ
vào đảo Sicily năm 1943 của binh đoàn quân dù Mỹ.
"Ác mộng kinh hoàng nhất của Hải quân Mỹ sắp thành hiện thực"
Vy Lam | 15/06/2015 07:31
Tàu ngầm Mỹ sắp mất đi lợi thế tàng hình
Các công nghệ mới sẽ giáng một đòn nặng nề vào khả năng "biến mất không dấu vết" của các tàu ngầm tàng hình Mỹ.
Hãng tin Sputnik (Nga) cho hay, Giáo sư James Holmes tại trường Naval War College (Mỹ) đã đưa ra cảnh báo này và gọi đây là ác mộng kinh hoàng nhất của Hải quân Mỹ.Theo GS Holmes, các tàu ngầm nguyên tử tàng hình của Mỹ đã có một thời gian dài tận hưởng lợi thế "bất bại" giúp chúng không bị phát hiện dưới đại dương.
Tuy nhiên, một cuộc cách mạng công nghệ có vẻ sẽ vô hiệu hóa lợi thế này, từ đó làm suy yếu khả năng thực thi chính sách ngoại giao tham vọng của Mỹ ở các vùng biển xa.
GS Holmes dẫn lời ông Bryan Clark, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA), đồng thời là một cựu chỉ huy Hải quân Mỹ nhận định:
"Nếu các lực lượng Mỹ không thích ứng và đứng đầu cuộc đua tranh mới, thời đại thống trị dưới biển của Mỹ có thể sẽ đột ngột chấm dứt".
Gần 60 năm qua, các tàu ngầm tàng hình của Mỹ đã trở thành "kẻ thay đổi cuộc chơi" trong lĩnh vực tác chiến dưới mặt nước, sự xuất hiện của hệ thống động cơ đẩy hạt nhân cho phép chúng hoạt động dưới mặt nước trong thời gian dài hơn.
Các lực lượng chống ngầm không còn có thể dựa vào radar hay thiết bị sóng vô tuyến để phát hiện những chiếc tàu ngầm thoắt ẩn thoắt hiện của Mỹ.
Song, một bước nhảy vọt mới về công nghệ sắp phá vỡ lợi thế này của Washington.
Công nghệ Big Data (dữ liệu lớn), dò tìm phi âm thanh và công nghệ điều khiển hỏa lực sẽ cho phép các phương tiện chống ngầm (ASW) của đối phương phát hiện dấu vết của tàu ngầm tàng hình Mỹ, chuyển hóa thông tin này thành dữ liệu theo dõi và định vị mục tiêu.
"Đó chắc chắn là một dự đoán đáng lo ngại. Sự thay đổi đột ngột thường gây ra những tổn hại nghiêm trọng trong các tổ chức lớn như các lực lượng hải quân. Khó mà đón đầu được" - GS Holmes thừa nhận.
Tàu ngầm lớp Virginia của Hải quân Mỹ
Hiện tại, lực lượng tàu ngầm Mỹ cần nghiên cứu cả mô hình phòng thủ chủ động và bị động. Có thể học theo lực lượng không quân hải quân, với các máy bay chiến đấu F-22 và F-35.
Những chiến đấu cơ này chủ yếu áp dụng các biện pháp đối phó chủ động như tác chiến điện tử thay vì dựa vào khả năng tàng hình.
"Các phi công hải quân lựa chọn cách đánh bại hoặc đánh lừa hệ thống phòng không của đối phương, thay vì trốn tránh chúng" - GS Holmes nói.
Mặt khác, các phương tiện lặn không người lái (UUV) có thể tăng cường năng lực của tàu ngầm để đối phó với các biện pháp chống ngầm.
Trong khi đó, hệ thống ngư lôi mới và các tên lửa chống tàu Tomahawk "sẽ giúp khắc phục tình trạng mất cân bằng giữa tàu ngầm và các biện pháp chống tiếp cận".
Dù sao thì, các tàu ngầm tàng hình Mỹ sẽ không còn có thể biến mất khỏi tầm quan sát của đối phương mà không hề hấn gì.
Cũng theo GS Holmes, nhiều khả năng môi trường tác chiến dưới nước sẽ giống hơn với môi trường tác chiến trên không và trên bộ.
Các tàu ngầm sẽ không còn đặc biệt như trước. Chúng cũng sẽ không còn hoạt động một mình như khi được triển khai thực hiện các nhiệm vụ lớn trong những chiến dịch độc lập.
Cận cảnh tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới
Ly Vy | 12/06/2015 07:45
Theo Naval Technology, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo thuộc Đề án 941 Akula của Nga (NATO định danh: Typhoon) đứng đầu danh sách các tàu ngầm lớn nhất trên thế giới.
- [ẢNH] "Xe tăng bay" Su-34 ngã chổng vó trên đường băng
- [ẢNH] Tiêm kích tối tân của châu Âu Việt Nam có thể sớm đặt mua
- [ẢNH] Kho xe tăng T-55 khổng lồ của quân đội Đức
Một blogger người Nga mới đây đã lần đầu tiên được phép lên tham quan chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon, dưới đây là những hình ảnh ghi lại trong chuyến đi:
Hiện nay
trong biên chế Hải quân Nga chỉ còn 3 tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon. Đó
là các tàu mang số hiệu TK-208 Dmitry Donskoy, TK-27 Arkhangelsk và
TK-20 Severstal.
Trong 3 tàu
trên thì chỉ duy nhất chiếc TK-208 Dmitry Donskoy là còn hoạt động, đây
cũng là chiếc đầu tiên thuộc lớp Typhoon. Trong ảnh là tàu ngầm Dmitry
Donskoy cùng cần cẩu dùng để lắp tên lửa cho tàu.
Bức ảnh chụp phần đuôi tàu với 2 chân vịt và bánh lái, nhìn kích cỡ bánh lái ta có thể thấy con tàu có kích thước rất lớn.
Phao báo
nguy - Loại phao này được sử dụng khi tàu gặp nạn dưới nước, nó sẽ nổi
lên đánh dấu vị trí nơi con tàu gặp nạn cũng như đóng vai trò là bộ phận
phát sóng thông tin liên lạc.
Phần thượng tầng đồ sộ của con tàu.
Vị trí các
ống phóng tên lửa đạn đạo, những tàu ngầm lớp Typhoon có thể mang theo
20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ dưới nước RSM-52. Riêng tàu
ngầm Dmitry Donskoy đã được nâng cấp với vai trò phóng thử nghiệm tên
lửa Bulava thế hệ mới.
Tàu ngầm
TK-17 Arkhangelsk và TK-20 Severstal. Hiện nay cả 2 tàu này đã dừng hoạt
động nhưng vẫn nằm trong biên chế dự bị của Hạm đội phương Bắc.
Phần tháp chỉ huy của con tàu.
Toàn cảnh chiếc tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới nhìn từ tháp chỉ huy.
Bên trong cabin chỉ huy của con tàu.
Theo Naval
Technology, với lượng giãn nước lên đến 48.000 tấn khi lặn, tàu ngầm lớp
Typhoon của Nga đứng đầu danh sách các tàu ngầm lớn nhất trên thế giới.
Theo sau là các tàu ngầm lớp Borei (cũng của Nga) và tàu ngầm lớp Ohio (Mỹ).
Tiêm kích tối tân của châu Âu Việt Nam có thể sớm đặt mua
Việt Hà | 07/06/2015 07:55
Hãng tin Reuters cho biết, Việt Nam đang tiến hành đàm phán với các đối tác phương Tây về khả năng đặt mua tiêm kích tối tân Eurofighter Typhoon hoặc JAS-39 Gripen-E.
- Việt Nam tìm mua máy bay chiến đấu phương Tây để thay thế MiG-21
- Su-30SM Việt Nam sẽ mua vượt trội Su-35S Trung Quốc ở điểm nào?
- Flight Global: Việt Nam - Số 1 Đông Nam Á về máy bay chiến đấu
JAS-39 Gripen
là loại máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ 1 động cơ do công ty hàng
không Saab Thụy Điển phối hợp với Ericson (hệ thống điện tử) và Volvo
(động cơ) chế tạo.
JAS-39
Gripen thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 9/12/1988, chính thức ra mắt
ngày 9/6/1996, tính đến nay có 184 chiếc đã được sản xuất và 232 chiếc
đặt hàng.
Kích thước
của JAS-39 thuộc hàng nhỏ bé nhất trong số những máy bay chiến đấu hiện
đại với chiều dài 14,1 m (14,8 m với phiên bản 2 chỗ ngồi); sải cánh 8,4
m; chiều cao 4,5 m; trọng lượng rỗng 6.800 kg, trọng lượng cất cánh tối
đa 14.000 kg.
Máy bay
được trang bị động cơ Volvo RM12 lực đẩy 54 kN (lên tới 80,5 kN khi bật
tăng lực) cho tốc độ tối đa 2.204 km/h; bán kính chiến đấu 800 km (tầm
hoạt động có thể lên tới 3.200 km khi mang theo thùng dầu phụ); trần bay
15.240 m; tải trọng vũ khí 5.300 kg.
JAS-39 có
ưu điểm là rất linh hoạt, có thể cất hạ cánh trên đường băng ngắn chỉ
800 m, trong quá trình chiến đấu chỉ cần mất vài phút tái nạp nhiên liệu
và vũ trang là lại có thể cất cánh.
Bên cạnh
đó, JAS-39 còn được trang bị những hệ thống điện tử hàng không hiện đại
bậc nhất, trong đó nổi bật là radar xung Doppler PS-05/A của liên doanh
Ericsson và GEC-Marconi có tầm hoạt động tối đa 120 km.
Các công
nghệ ứng dụng trên JAS-39 có 67% của Thụy Điển và châu Âu còn lại 33% là
của Mỹ. Các quốc gia sử dụng đánh giá cao JAS-39 ở đặc tính nhỏ gọn,
khả năng cơ động cao, dễ sử dụng và chi phí bảo trì rẻ.
Eurofighter Typhoon (còn được gọi là EF-2000)
là loại máy bay tiêm kích đánh chặn được thiết kế và chế tạo bởi liên
doanh Eurofighter GmbH thành lập năm 1986 giữa các nhà sản xuất hàng
không Châu Âu.
Tuy nhiên những nghiên cứu đầu tiên của dự án này đã bắt đầu ngay từ năm 1979 và phát triển thành chiếc EF-2000 như ngày nay.
EF-2000 cất
cánh lần đầu ngày 27/3/1994, chính thức ra mắt vào năm 2003, tính đến
tháng 10/2014 đã có 418 chiếc xuất xưởng. Thông số kỹ thuật cơ bản:
chiều dài 15,96 m; sải cánh 10,95 m; chiều cao 5,28 m; trọng lượng rỗng
11.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 23.500 kg.
EF-2000
trang bị 2 động cơ Eurojet EJ200 lực đẩy 60 kN mỗi chiếc (lên đến 90 kN
khi đốt nhiên liệu lần 2); tốc độ tối đa 2.390 km/h; tầm hoạt động 1.390
km; trần bay 19,812 m; tải trọng vũ khí 7.500 kg.
EF-2000 mặc
dù được thiết kế như một máy bay chiến đấu đa nhiệm tuy nhiên chức năng
cường kích vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Thiết kế gốc của
EF-2000 rất chắc chắn và mạnh mẽ, bộ khung có khả năng chịu tải trọng
cùng với áp lực khi không chiến tốc độ cao.
Eurofighter
Typhoon được xem là chiến đấu cơ có khả năng không chiến tốt nhất thế
giới, thông qua những cuộc tập trận như Indra Dhanush 2007 hay khi đối
đầu với Su-30MKI của Ấn Độ nó đều thể hiện khả năng thao diễn vượt trội,
thậm chí còn "trên cơ" cả JAS-39 Gripen.
Trong tương
lai, Eurofighter Typhoon còn có thể được trang bị radar mảng pha quét
chủ động AESA Captor-E, phát triển dựa trên radar Captor đang sử dụng
với phần ăng ten và thiết bị phát năng lượng tần số cao được thiết kế
lại cho khả năng không chiến tăng gấp nhiều lần.
Đằng sau thái độ tức tối của TQ khi Việt Nam có tên lửa Klub
Vy Lam | 04/06/2015 13:15
Theo Strategy Page, từ việc Trung Quốc bày tỏ thái độ không hài lòng khi Nga cung cấp tên lửa Klub cho Việt Nam, có thể thấy Bắc Kinh đang rất lo ngại trước loại tên lửa này.
Trang mạng Strategy Page (Mỹ) cho biết, Trung Quốc đã lên tiếng phàn nàn với Nga và Mỹ về việc Moscow đồng ý bán tên lửa phóng từ tàu ngầm 3M-54 Klub cho Việt Nam.Trước đó, Bắc Kinh tỏ ra không hài lòng khi Nga cung cấp cho Việt Nam 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo.
Thông tin về việc Nga cung cấp tên lửa hành trình Klub cho Việt Nam được đề cập trong một bản cập nhật dữ liệu mới đây trên website của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).
Theo bản báo cáo, Nga đã chuyển cho Việt Nam một số tên lửa 3M-54E, bao gồm cả biến thể tấn công mặt đất 3M-14E.
Hãng tin Reuters cho hay, điều này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á trang bị tên lửa đối đất cho tàu ngầm.
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14E
Giáo sư Carlyle A. Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc từng nhận định: “Tên lửa Klub tạo cho Việt Nam khả năng ra đòn răn đe mạnh mẽ trước các tính toán chiến lược của Trung Quốc".
Ngoài Việt Nam, các tàu ngầm của Ấn Độ, Algeria cũng đang sử dụng loại tên lửa này. Klub được đánh giá là có hiệu quả cao, mặc dù đã gặp phải một số vấn đề trong cuộc thử nghiệm phóng thất bại ở Ấn Độ năm 2007.
Theo Strategy Page, Trung Quốc hiện không có khả năng phòng thủ hiệu quả trước tên lửa Klub nên mới có phản ứng như vậy trước hợp đồng vũ khí thông thường giữa Nga và Việt Nam.
Trên thực tế, Việt Nam cũng đã nhiều lần thể hiện rõ ràng lập trường của mình là mua vũ khí để phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc chứ không nhằm chạy đua vũ trang hay phục vụ mục đích khác, như lời Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật - Chính ủy Quân chủng Hải quân khẳng định:
3 "sát thủ tàu sân bay" của Mỹ khiến Trung Quốc nơm nớp lo sợ
Ly Vy | 03/06/2015 07:32
Đồ họa tàu sân bay Liêu Ninh thành "biển lửa" trong một trận chiến giả định.
Tàu sân bay Liêu Ninh cũng như các tàu chiến mặt nước khác của Trung Quốc có thể dễ dàng trở thành "mồi ngon" cho các tàu ngầm tấn công của Hải quân Mỹ.
Trang mạng Sina Military Network (Trung Quốc) cho rằng, nếu không có khả năng tác chiến chống ngầm đủ mạnh, Trung Quốc có thể sẽ mất tàu sân bay Liêu Ninh khi đối đầu với hạm đội tàu ngầm tấn công của Hải quân Mỹ.Hải quân Trung Quốc đã mất nhiều năm phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D nhằm đối phó các tàu sân bay của Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ cũng có "sát thủ tàu sân bay". Hiện nay, Hải quân Mỹ có 3 lớp tàu ngầm tấn công được thiết kế để phá hủy và đánh chìm các tàu chiến mặt nước.
Những tàu ngầm này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho Liêu Ninh - chiếc tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc hiện nay, được đưa vào biên chế từ năm 2012.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Hải quân Mỹ.
Với tốc độ tối đa khi lặn là 33 hải lý/giờ, một chiếc tàu ngầm lớp Los Angeles có thể dễ dàng vượt xa tàu hộ tống săn ngầm Type 056 của Trung Quốc, khi con tàu này chỉ tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ.
Sina cho biết, Hải quân Mỹ hiện có tổng cộng 40 tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles.
Ban đầu, Hải quân Mỹ dự định chế tạo 29 tàu ngầm tấn công lớp Sea Wolf để thay thế lớp Los Angeles. Sau đó, do sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, số lượng tàu Sea Wolf giảm xuống chỉ còn 3 chiếc.
Tuy nhiên, lớp tàu này vẫn là mối đe dọa tiềm tàng cho tàu sân bay, cũng như các tàu chiến mặt nước khác của Trung Quốc, bởi nó có thể phóng tên lửa diệt hạm AGM-84 Harpoon.
Bên cạnh đó, nhờ được trang bị thiết bị lặn điều khiển từ xa, tàu ngầm lớp Sea Wolf có thể triển khai các lực lượng đặc biệt như SEAL để chống lại các tàu chiến Trung Quốc.
Hải quân Mỹ còn có 11 tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Giống như tàu lớp Sea Wolf, tàu ngầm lớp Virginia có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon. Mỹ cũng đang tiếp tục đóng thêm tàu ngầm lớp này.
Theo Sina, một khi 3 lớp tàu ngầm tấn công của Mỹ được triển khai để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông hoặc Ấn Độ Dương thì tuyến tiếp vận của Hải quân Trung Quốc sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
2 đòn cực hiểm của Mỹ buộc Trung Quốc “lùi” trên Biển Đông
Lê Ngọc Thống | 02/06/2015 08:42
Việc Trung Quốc đang biến những bãi cạn trên quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) thành những căn cứ quân sự (phi pháp) để độc chiếm Biển Đông khiến Mỹ không thể ngồi yên.
Chúng ta đã được chứng kiến một loạt hành động, biện pháp của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Đó là:- Dùng máy bay, tàu chiến tuần tra để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc (như đưa máy bay B-52 vào Vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông);
- Bật đèn xanh cho Nhật Bản xây dựng quân đội mang tính tấn công và sẵn sàng tác chiến tại Biển Đông khi lợi ích quốc gia của Mỹ, Nhật Bản bị xâm hại;
Nước Úc cũng chính thức có hành động ở Biển Đông, cùng với đó, liên minh tuần tra của Indonesia, Malaysia và Singapore đang sẵn sàng.
Điểm nhấn đặc biệt chú ý là Mỹ - Nhật - Úc (Liên minh quân sự mạnh, trụ cột của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương) đã sẵn sàng can thiệp trực tiếp vào Biển Đông nếu Trung Quốc tiếp tục gây hấn.
Do tính chất không thể thỏa hiệp nên các biện pháp cùng hành động của Mỹ và đồng minh nhằm đối đầu với Trung Quốc khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng và rất dễ xảy ra xung đột.
Nếu Trung Quốc cứ tiếp tục bồi lấp trái phép các đảo đá, bãi cạn, xây dựng các căn cứ quân sự phi pháp thì sự có mặt của lực lượng quân sự Mỹ - Nhật - Úc sẽ dày đặc hơn, áp lực giáng xuống Trung Quốc sẽ lớn hơn.
Chuyên gia Lê Ngọc Thống
Kỹ sư chỉ huy-Hoa tiêu. Nguyên sỹ quan Tham mưu Hải quân.
Dưới đây có thể là 2 “biện pháp hòa bình” trên Biển Đông theo kiểu Mỹ - như Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) mới đây.
Bán vũ khí, máy bay săn ngầm cho Việt Nam…
Phải khẳng định rõ, chủ trương nhất quán của Việt Nam là luôn muốn giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) và luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, Việt Nam cần phải xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh, đảm bảo khả năng bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Việc mua sắm máy bay, tàu ngầm, tên lửa đối hải… là nhu cầu tất yếu và phải phù hợp với điều kiện kinh tế, cũng như chỉ hoạt động trong vùng trời, vùng biển Việt Nam, mà không nhằm gây thêm căng thẳng trên Biển Đông.
Thượng nghị sĩ
John McCain
Chúng tôi muốn giúp đỡ các nước phát
triển năng lực phòng thủ. Không ai trong số chúng ta muốn xung đột quân
sự với Trung Quốc. Nhưng chúng ta phải ngăn chặn các hành vi gây hấn của
Trung Quốc bằng năng lực quốc phòng mạnh mẽ, bằng quan hệ hợp tác thân
cận.
Nếu Mỹ sẵn sàng bán máy bay săn ngầm hiện đại hoặc bất kỳ loại vũ khí nào khác phù hợp với định hướng phòng thủ, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam thì không loại trừ khả năng 2 bên sẽ đạt được những thỏa thuận nhất định.
Máy bay tuần thám săn ngầm P-3C Orion
Tuy nhiên, nếu Việt Nam có thêm P-3C Orion từ Mỹ thì tàu ngầm đối phương sẽ phải “suy nghĩ 2 lần” trước khi có bất kỳ hành động xâm nhập nào, bởi tính năng kỹ - chiến thuật của nó tạo thành sức răn đe lớn.
Thượng nghị sĩ John McCain cho rằng, Việt Nam cần được cung cấp phương tiện để tiếp tục ngăn chặn những “hành vi quyết đoán” của Trung Quốc trên Biển Đông.
… và bán vũ khí cho Đài Loan
Vào tháng 3/1979, thông qua “Luật Quan hệ với Đài Loan”, Mỹ cam kết bảo vệ kinh tế, chế độ xã hội và an ninh cho Đài Loan.
Trung Quốc đã vài lần “thử” cam kết này trong các lần “khủng hoảng eo biển Đài Loan” nhưng không thành công vì Mỹ tỏ ra cứng rắn hơn hẳn.
Đến nay, vấn đề Đài Loan vẫn là chủ đề nhạy cảm nhất, quan trọng nhất trong quan hệ Mỹ - Trung.
Mỗi khi Mỹ có ý định bán vũ khí cho Đài Loan là Trung Quốc nổi giận lôi đình, phản đối kịch liệt và không khó để nhận thấy là khi ấy, Mỹ dùng “quân bài Đài Loan” để buộc Trung Quốc phải thỏa hiệp một vấn đề gì đó.
Chúng ta đã rõ khi năm 2010, Mỹ bán cho Đài Loan gói vũ khí 6,4 tỷ USD và gần đây nhất, ngày 18/12/2014, Tổng thống Barack Obama đã đặt bút ký phê chuẩn “Dự luật Chuyển giao tàu chiến hải quân”, mở đường cho việc bán 4 tàu chiến không còn sử dụng cho Đài Loan.
Các tàu lớp Oliver Hazard Perry
Đúng thôi, vì Đài Loan là “lợi ích cốt lõi”, là lãnh thổ của Trung Quốc.
Bán vũ khí cho Đài Loan chẳng khác nào phủ nhận “một Trung Hoa”, “can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ Trung Quốc, làm tổn hại đến chủ quyền và lợi ích an ninh quốc gia” như Trung Quốc vẫn thường lên án.
Điều này khiến Trung Quốc không giãy lên như “đỉa phải vôi” mới là chuyện lạ.
Rõ ràng, việc bán vũ khí cho Đài Loan ra sao, như thế nào, vào thời điểm nào…là một đòn cực hiểm “2 trong 1” (chính trị và quân sự) mà Mỹ giáng vào Trung Quốc.
Xét trong mối quan hệ song phương Trung - Mỹ thì xử lý, hóa giải miếng đòn này vô cùng khó khăn nếu như không nói là bế tắc.
Tuy nhiên, xét trên mối quan hệ đa phương, chiến lược toàn cầu, thì không phải không có cách để hóa giải.
Trung Quốc có thể “bán đứng” ai đó hay thỏa hiệp điều gì đó nhằm bảo vệ lợi ích an ninh cốt lõi, then chốt, của mình như đã từng làm khi chưa đủ thế lực để đối đầu tay đôi với Mỹ.
Như vậy có thể nói, trên Biển Đông sẽ có rất nhiều “biện pháp hòa bình” trước khi phải dùng biện pháp xung đột bạo lực.
Biện pháp hòa bình như trên của Mỹ sẽ đồng thời tạo thế lực cho Washington trước thềm một cuộc xung đột quân sự.
Do đó, hãy còn quá sớm để nói tới một cuộc xung đột Trung - Mỹ xảy ra trên Biển Đông khi Mỹ chưa tung ra hết những “biện pháp hòa bình”. Đài Loan vẫn là một vấn đề hóc hiểm nhất, là "tử huyệt" của Trung Quốc mà Mỹ quá hiểu.
Liệu trên Biển Đông, Trung Quốc có “lùi” trước 2 đòn rất hiểm nêu trên?
*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
No comments:
Post a Comment