Virus MERS đang gây hoang mang nhất hiện nay nguy hiểm đến đâu
Nguồn gốc và mức độ nguy hiểm của loại virus gây bệnh MERS - hội chứng hô hấp "tử thần" hiện chưa có thuốc chữa trị.
Ngày 2/6/2015, Bộ Y tế đã có buổi họp khẩn với đại diện Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(FAO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) để bàn
về cách ứng phó với loại virus gây hội chứng viêm đường hô hấp Trung
Đông (MERS).
Được biết, tính đến ngày 1/6, số người nhiễm MERS ở Hàn Quốc lên tới 25 người, chưa kể 2 người tử vong. Trung Quốc cũng vừa ghi nhận ca mắc đầu tiên.
Vậy thực tế, con virus này có nguồn gốc như thế nào và nó nguy hiểm ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời.
Với
tên đầy đủ là virus gây Hội chứng hô hấp Trung Đông corona (viết tắt là
MERS-CoV), virus corona là một loại siêu vi đơn mạch RNA thuộc chi
Betacorona virus.
Được phát hiện tại vùng Arập
Saudi vào năm 2012, tính đến nay, loại virus này đã có mặt ở 26 quốc
gia trên toàn thế giới. Nó được cho là thủ phạm của 1.154 ca bệnh và
trong đó có ít nhất 431 ca tử vong.
MERS-CoV
thuộc một nhóm các virus tên là Coronavirus. Nhóm này được chia thành 4
chi nhỏ alpha, beta, gamma và delta trong đó chỉ có những virus thuộc
chi alpha và beta có thể gây bệnh ở người.
Trong
nhóm virus này đáng chú ý nhất là tồn tại loại virus gây hội chứng hô
hấp cấp tính SARS và giờ là mối nguy mới virus MERS-CoV.
MERS-CoV
là một loại virus mới của chi Beta. Mặc dù vào thời điểm mới được phát
hiện, người ta đã hiểu nhầm và đánh đồng MERS với người họ hàng SARS tuy
nhiên trên thực tế, loại virus này mang đặc điểm và cơ chế khác hẳn.
Chính điều này khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn nhiều.
Ca
nhiễm bệnh MERS được phát hiện đầu tiên là ở Ả Rập Saudi vào năm 2012.
Một nhà virus học người Ai Cập - tiến sĩ Ali Mohamed Zaki đã cô lập và
xác định được loại virus mới từ phổi của một bệnh nhân. Tiếp sau đó là
hàng loạt ca bệnh tương tự được ghi nhận, bao gồm các ca tử vong.
Các
nhà khoa học cho rằng, MERS lây truyền theo đường từ động vật sang
người. Người ta đã phát hiện được loại virus tương tự trong ADN của lạc
đà tại các vùng Ả Rập Saudi, Qatar hay Ai Cập - những nơi được cho là
nguồn phát sinh của căn bệnh này.
Tuy nhiên
khi còn ở trong cơ thể động vật, MERS-CoV không hoạt động và những con
vật này không có triệu chứng mang bệnh. Chỉ khi vào đến cơ thể người,
loài virus này mới trở nên nguy hiểm và khó kiểm soát.
Điều
thực sự có thể biến MERS thành một dịch bệnh thế kỷ đó là virus truyền
bệnh có thể di chuyển từ người sang người. Theo các nhà khoa học,
MERS-CoV có thể truyền giữa những cá thể có tiếp xúc trực tiếp với nhau,
thường thông qua đường hô hấp nhưng trong phạm vi giới hạn.
Điều
này khiến đa số các trung tâm y tế cho rằng, căn bệnh này ít khả năng
có thể trở thành đại dịch và lây truyền cho hầu hết dân chúng.
Tuy
nhiên một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng MERS-CoV dễ lây lan hơn chúng
ta tưởng. Một thí nghiệm đã cho thấy, loại virus này có thể tồn tại
trong không khí một khoảng thời gian nhất định trong điều kiện môi
trường chung gồm chủ thể mang virus và những người xung quanh.
MERS
chủ yếu gây ra các triệu chứng giống bệnh cảm cúm như ho, sốt và khó
thở. Virus này ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp trên nhưng cũng có thể gây
ra các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn và ói mửa.
Trong trường hợp xấu nhất, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi và hỏng thận dẫn đến tử vong.
Hầu
hết những người chết do các biến chứng liên quan đến MERS đều sở hữu
những bệnh hoặc rối loạn hệ miễn dịch tiềm ẩn, khiến cơ thể gặp khó khăn
trong quá trình chống lại virus.
Các căn bệnh
đó bao gồm tiểu đường, ung thư, bệnh tim, phổi hoặc thận cũng như các
căn bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch khác.
Theo
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thì tỉ lệ chết vì
virus MERS-CoV là từ 3 - 4/10 ca nhiễm bệnh - một con số khá cao.
Vào
tháng 5/2013, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã đưa ra lời cảnh báo
rằng MERS-CoV là một "mối nguy cho toàn bộ nhân loại" và nhấn mạnh tính
nguy hại của "virus đại dịch trong tương lai" này.
Hiện
tại vẫn chưa có một phương pháp chữa trị được đưa ra cho MERS và căn
bệnh này đang trở thành mối quan ngại sâu sắc của toàn thế giới.
Riêng
tại Hàn Quốc chỉ trong vòng nửa tháng trở lại đây đã có 25 trường hợp
mắc bệnh MERS với nguồn bệnh là một người đi du lịch trở về từ Ả Rập
Saudi. Căn bệnh cũng đã lây lan sang Trung Quốc và có nguy cơ lớn lan ra
toàn châu Á.
Nỗi lo sợ lớn nhất hiện giờ chính
là việc MERS có thể phát tán và trở thành một đại dịch thực sự - như
người họ hàng SARS của nó đã từng khiến hơn 800 người thiệt mạng vào năm
2003.
Một vài cách để ngăn ngừa sự lây nhiễm virus MERS- CoV:
-
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong 20 giây. Nếu không có
sẵn xà phòng và nước, hãy dùng sản phẩm rửa tay có chất cồn.
- Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho/hắt hơi và vứt khăn vào sọt rác.
-
Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của mình bằng tay chưa rửa sạch. Tránh
tiếp xúc gần gũi (hôn, dùng chung ly tách, hoặc dùng chung đồ dùng ăn
uống, v.v.) với người bệnh.
- Lau sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt chạm vào như đồ chơi và tay nắm cửa ra vào ở khu vực có người nghi nhiễm bệnh.
|
Nguồn: Mayoclinic, BBC, Wikipedia
Bình tĩnh, đây không phải Photoshop đâu nhé!
KHÔNG KHÍ
Một cư dân Bajau Laut đã bị mất tay và hỏng mắt khi bất cẩn trong việc chế tạo một quả bom.
(Nguồn tham khảo: F
Ảo ảnh “thác nước dưới lòng biển”.
Hình ảnh mô phỏng tàu Bounty.
Hòn đảo Pitcairn là hòn đảo duy nhất có người cư trú với vỏn vẹn 48 cư dân.
Hình ảnh một bến đậu thuyền ở đảo Pitcairn và cũng là nơi câu cá tuyệt vời.
Hình ảnh bà Irma - cư dân lớn tuổi nhất trên đảo đang "vi vu" trên chiếc xe gắn máy.
Toàn cảnh đảo Pitcairn ban ngày.
Cảnh hoàng hôn trên Pitcairn.
Loạt công trình tuyệt đẹp gây ảo ảnh thị giác cho người xem
Nhìn mỗi góc ra một hình ảnh, càng nhìn gần càng nghĩ mình bị lừa… là cảm giác khi bạn tới thăm các công trình kiến trúc này.
Con người là những sinh vật hoàn hảo. Với bộ não và trí thông minh
tuyệt đỉnh, con người có thể cải tạo thiên nhiên, có thể tạo ra những
công trình kiến trúc đẹp không thua kém gì bàn tay của tạo hóa.
Những công trình kiến trúc
dưới đây là bằng chứng điển hình. Không chỉ đẹp tuyệt trần mà khi nhìn
vào những kiến trúc này, bạn sẽ chỉ muốn nổ đom đóm mắt bởi ảo ảnh thị giác mà chúng tạo ra.
1. Nhà thờ Reading Between Lines, Bỉ
Chùa
chiền, nhà thờ hay các công trình tôn giáo là nơi chúng ta có thể tự
chiêm nghiệm về cuộc sống và con người mình, tìm ra những góc nhìn mới
của vấn đề đang gặp phải.
Đúng
với ý nghĩa đó, tại Bỉ có một nhà thờ mà cứ đi vài bước chân xung quanh
rồi ngẩng lên nhìn, bạn lại được chiêm ngưỡng một khung cảnh hoàn toàn
mới. Đó là nhà thờ Reading Between the Lines ở Limburg.
Khung cảnh nhà thờ nhìn từ trên cao
Nhà
thờ này được xây dựng bởi công ty kiến trúc Gijs Van Vaerenbergh và đã
được Tạp chí kiến trúc Archdaily bình chọn là kiến trúc tuyệt vời nhất
năm 2012. Tên của nhà thờ là Reading Between the Lines, mang ý nghĩa là
“hiểu những hàm ý không được nói ra”.
Thật không thể tin nổi!
Điểm
độc đáo trong thiết kế công trình này đó là nó hoàn toàn được làm bởi
các tấm thép. Có khoảng 100 tấm thép được xếp ngang chồng lên nhau và
ngăn cách bởi các cột thép nhỏ sao cho giữa các tấm luôn có khoảng
trống.
Vì
thế, khi nhìn từ mặt ngang, bạn sẽ thấy nhà thờ trông có vẻ vô hình bởi
bạn gần như chỉ thấy các cột thép. Khi bạn nhìn từ trên xuống hoặc từ
dưới lên, các tấm thép mới bắt đầu lộ ra và tòa nhà xuất hiện.
Những góc độ khác nhau đem lại những hình ảnh rất khác nhau về nhà thờ này
Nhà
thờ này mới chỉ là một phần của dự án “Nghệ thuật trong không gian mở”
triển khai bởi các nghệ sĩ thuộc tổ chức Hasselt Z33. Dự kiến, trong
tương lai sẽ còn nhiều công trình gây ảo giác như thế này nữa xuất hiện.
2. Nhà lộn ngược Gettorf, Đức
Người
ta vẫn nói nếu bạn muốn tìm thấy những ý tưởng mới thì nên suy nghĩ
theo hướng ngược lại. Căn nhà này có thể sẽ cho bạn những suy nghĩ rất
ngược đời khi chính nó, theo đúng nghĩa đen, đang lật úp mái nhà xuống
đất. Tọa lạc tại Gettorf (Đức) căn nhà lộn ngược đang thu hút rất nhiều
du khách tới tham quan.
Bình tĩnh, đây không phải Photoshop đâu nhé!
Bước
vào nhà, bạn sẽ thấy căn nhà có đầy đủ các phòng từ phòng ăn, phòng
khách, nhà tắm… chỉ có điều đặc biệt là chúng đều ở tư thế lộn ngược.
Tất cả đồ đạc cũng được đóng đinh lên “sàn nhà”.
Các
nhà thiết kế đã đóng đinh tổng cộng 50 món đồ, từ giường, bàn ghế cho
tới tủ quần áo nặng 45,3kg. Họ thậm chí còn khâu ga trải giường cho đúng
vị trí để căn nhà trông y như đang lộn ngược thực sự và khi bước vào,
bạn sẽ có cảm giác như mình đang bị mất trọng lực vậy.
Căn
nhà được xây dựng đa phần bằng gỗ trong vòng 6 tháng với chiều cao 7m
bởi Gerhard Mordhorst, một người thợ mộc trong vùng cùng các đồng nghiệp
của ông là Gesellse Splettstober và Manfred Kolax.
Họ
làm theo đơn đặt hàng của nhà đầu tư Dirk Oster ở Hamburg nhằm phục vụ
mục đích tham quan và mang lại những trải nghiệm mới lạ tại vườn thú ở
Gettorf. Nhóm thiết kế đã phải thốt lên rằng, đây là công việc điên rồ
nhất trong đời mà họ từng được yêu cầu làm.
3. Nhà “House I” của Roy Lichtenstein, Mỹ
Căn
nhà tiếp theo có thể khiến cho bạn “lác mắt” đó là “House I” của Roy
Lichtenstein. Bạn lác mắt không phải vì căn nhà quá đẹp, mà vì cứ nhìn
nó một lúc bạn sẽ phải dụi dụi mắt để xem bạn có nhìn nhầm không.
Tác
phẩm hiện đang được trưng bày trong khu vườn điêu khắc (Sculpture
Garden) tại khu trưng bày nghệ thuật Quốc gia Washington. “House I” được
tác giả lấy ý tưởng từ bức tranh tường vẽ cho hội chợ quốc tế 1964 tại
New York.
Căn
nhà đặc biệt này có khả năng tạo ra ảo ảnh 3 chiều khiến nó nhô ra khi
bạn lại gần và xẹp xuống khi bạn đi ra xa. Ảo giác này sẽ liên tục xảy
ra trong lúc bạn vừa di chuyển vừa ngắm nhìn và tất cả chỉ vỡ lẽ cho tới
khi bạn đến thật gần và chạm tay vào nó mà thôi.
Đây thật ra không phải là nhà, mà đơn giản chỉ là hai tấm nhôm ghép lại với nhau mà thôi!
4. Bể bơi giả, Nhật Bản
Leandro
Erlich là một nghệ sỹ người Argentina thích thách thức các quy luật vật
lý trong các tác phẩm của mình. Một trong những bằng chứng điển hình
chính là bể bơi giả được ông tạo ra tại Bảo tàng nghệ thuật thế kỷ XXI
tại Nhật Bản.
Thoạt
nhìn từ trên xuống, tất cả mọi người đều nhầm đây là một bể bơi thông
thường và chẳng có gì đặc sắc. Tuy nhiên, bạn sẽ bắt đầu bất ngờ và có
phần hoang mang khi phát hiện ra trong lòng bể đang có rất nhiều người.
Những người này đứng bên dưới, ăn mặc đầy đủ và thản nhiên nói chuyện
dưới nước như những người cá.
Đừng
lo lắng, bởi đơn giản chỉ là một ảo giác khiến mắt bạn bị lừa mà thôi.
Thực tế, Erlich đã cho xây dựng một bể bơi với kích thước và cấu tạo y
như thật. Chỉ khác một điều, lớp nước trong bể dày vỏn vẹn khoảng 10cm,
sau đó là tới tấm kính nhìn thẳng xuống tầng nhà bên dưới. Sóng nước dập
dềnh sẽ làm bạn có cảm giác những người tầng dưới đang chìm trong làn
nước xanh.
Sự thật đằng sau hình ảnh ảo giác mà bể bơi này gây ra cho người tham quan
Bộ tranh "âm dương" khiến con người giật mình về hành vi sai trái
Bộ ảnh khiến người xem chợt nhận ra rằng, chỉ vì lợi ích trước mắt mà không ít người đã và đang hủy diệt thiên nhiên.
Một nhóm họa sỹ Mỹ đã thực hiện dự án thiết kế tranh nhằm miêu tả những hành vi sai trái của con người đối với Mẹ thiên nhiên.
Mỗi
bức vẽ thể hiện rõ những gì mà chúng ta vẫn thường thấy trong cuộc sống
hàng ngày nhưng lại được phác họa bằng đường nét vô cùng chi tiết. Tác
giả đã sử dụng hai tông màu đen, trắng - biểu tượng của âm dương (Yin
Yang) để thể hiện hai mặt đối lập.
Mặt dương
(trắng) là khung cảnh tự nhiên với đầy đủ màu sắc xanh tươi, còn mặt âm
(đen) mô tả hình ảnh con người đang sống trong chính khung cảnh xanh
tươi nhưng giờ đã bị tàn phá.
Các bức tranh được sắp xếp theo các chủ đề riêng biệt Land (Đất), Water (Nước), Air (Không khí) - nêu bật lên sự ô nhiễm môi trường ngày nay.
ĐẤT
Sự
ô nhiễm đất được tác giả mô tả bằng hai mảng màu đối lập là màu xanh
tượng trưng cho rừng cây và màu xám tượng trưng cho đô thị.
Theo thống kê vào thập niên 1800, chỉ có 2% dân cư sống ở đô thị nhưng dự kiến đến năm 2030, con số nay có thể lên tới 60%.
Ở
mảng màu xám, tác giả mô tả đô thị hóa không chỉ phá hoại cảnh quan môi
trường mà còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như tài nguyên cạn kiệt...
NƯỚC
Bức
tranh ô nhiễm nước cũng được mô tả với hai mảng sáng tối, trong đó mảng
tối thể hiện nền công nghiệp khai thác và vấn nạn chất thải đang dần
lấn át hết mảng tươi sáng của thiên nhiên.
Tổ
chức Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Mỹ cho biết, mỗi năm có hơn 30 tỷ
tấn chất thải đô thị đổ thẳng ra sông, hồ, đại dương... trong đó có
khoảng 6 tỷ tấn là rác thải từ nhựa và nylon.
Nạn đánh bắt cá với nhiều hình thức săn bắt quy mô lớn như dùng mìn, tàu lớn… dẫn đến tuyệt chủng nhiều loài sinh vật.
KHÔNG KHÍ
Ô nhiễm không khí nghiêm trọng hơn cả so với hai loại ô nhiễm trên. Tại Ấn Độ, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra cái chết của khoảng 527.700 người mỗi năm.
Cộng
với quá trình đô thị hóa, điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Theo
các nhà khoa học, ô nhiễm không khí tác động tới môi trường trong nhà
mạnh hơn 2 - 5 lần so với môi trường ngoài trời.
Bằng
cách vẽ yếu tố tự nhiên xen lẫn môi trường đô thị, tác giả đã cho chúng
ta thấy một sự mất cân bằng hiện lên rõ nét và đầy tinh tế.
Qua
tác phẩm, tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta cần chú trọng bảo vệ môi
trường bên cạnh việc khai thác tài nguyên. Tất cả phải có sự cân bằng -
yếu tố cốt lõi của sự phát triển bền vững.
Ghé thăm hòn đảo kiến tạo từ "chất thải tế nhị" của cá
Ít ai ngờ, Vakkaru thuộc Maldives là một hòn đảo được kiến tạo từ chất thải của loài cá vẹt.
Những ngày hè oi ả, cảm giác được nằm dài sưởi nắng trên một hòn đảo
thơ mộng ở thiên đường Maldives, dưới lá cọ xanh, giải khát với nước
dừa hay nhấm nháp ly cocktail... là ước mơ của nhiều người.
Thế
nhưng ít ai biết rằng, rất có thể mình đang nằm trên… một bãi phân lớn.
Và hòn đảo Vakkaru thuộc Maldives là một hòn đảo như vậy - khi chúng
được kiến tạo từ chất thải của loài cá vẹt.
Vakkaru
là một đảo nhỏ thuộc nhóm đảo đá ngầm tại Maldives. Ít ai ngờ, thành
phần chính cấu tạo nên đảo này là xác san hô được thải ra từ hệ tiêu hóa
của những chú cá vẹt.
Có
thể nói, nhân tố góp công sức nhiều nhất để tạo nên bãi biển với cát
trắng mịn ở Vakkaru là những chú cá vẹt mà cụ thể là phân của cá vẹt.
Nguyên
nhân của khả năng độc đáo này là do cá vẹt rất thích ăn các khối san
hô. Một khi nó tìm thấy một rạn san hô, chúng sẽ ăn và nhai ngấu nghiến.
Sau
khi tiêu hóa hết thành phần hữu cơ, một lượng lớn đá vôi từ san hô mà
cá vẹt không thể tiêu hóa được sẽ được thải ra ngoài dưới dạng viên phân
đặc biệt.
Những
viên phân có màu trắng và dễ nát ra thành hạt cát li ti, sau đó được
sóng biển đưa đến các vịnh và bồi đắp thành bãi cát tuyệt đẹp.
Với lực lượng cá vẹt đông đảo tại quần đảo Maldives, lượng chất thải của chúng cứ tăng lên theo cấp số nhân. Ước tính, cá vẹt sản xuất được 531.000kg cát mỗi năm.
Theo
các chuyên gia, cá thể cá vẹt đã có công kiến tạo đến khoảng 85% các
trầm tích hình thành nên đảo Vakkaru trong quần đảo Maldives.
Tuy
nhiên, việc số lượng cá vẹt bị suy giảm nhanh chóng đang gây ảnh hưởng
tiêu cực tới sự phát triển của các bãi biển nhiệt đới.
Video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về quá trình "tạo cát" xây đảo của loài cá vẹt.
Bộ tộc du mục biển cuối cùng còn lại trên Trái đất
Những cư dân du mục Bajau Laut có biệt tài lặn sâu 20m dưới đáy biển trong vòng 5 phút.
Nhiếp ảnh
gia người Anh - James Morgan trong một lần ghé thăm Indonesia đã vô
cùng bất ngờ với cuộc sống của những người dân Bajau Laut nơi đây. Sinh
sống trong khu vực Tam giác San hô thuộc vùng biển Đông Nam Á, cư
dân Bajau Laut được coi là cộng đồng dân du mục biển cuối cùng còn lại trên thế giới.
Ở
đây, những người Bajau Laut xây những căn chòi của mình, sinh sống giữa
đại dương mênh mông bằng cách đánh bắt sinh vật biển để trao đổi hàng
hóa khi vào đất liền.
Những bức ảnh do Morgan
chụp đã phác họa cuộc sống truyền thống của những người dân du mục biển.
Nhưng nó cũng cho thấy những áp lực mà người Bajau Laut phải đối mặt -
nên hay không dùng bom tự chế và hóa chất kali xyanua bởi chúng sẽ tàn
phá rạn san hô quý giá và có độ sát thương cao.
Morgan
hy vọng qua những bức ảnh của mình, cư dân miền biển sẽ hiểu hơn về hậu
quả của việc sử dụng thuốc nổ, bom tự chế đánh bắt thủy sản. Việc làm
này không chỉ “tàn sát” hệ sinh thái biển, phá hủy các rạn san hô mà còn
đe dọa đến tính mạng con người.
Những
người dân Bajau Laut sống lênh đênh trên mặt nước quanh năm và chỉ đặt
chân lên đất liền khi muốn trao đổi hải sản họ đánh bắt được để lấy gạo
và nước ngọt.
Người
Bajau Laut được mệnh danh là "Người cá” bởi họ là những người thợ lặn
và bơi lội tài ba nhất thế giới. Họ có thể lặn xuống đáy biển để săn cá
và bạch tuộc chỉ bằng những cây giáo tự chế.
Với
sự hỗ trợ của kính thợ lặn vành gỗ và không cần bình dưỡng khí, những
“Người cá” này có thể vô tư lặn sâu xuống 20m dưới đáy biển trong vòng 5
phút.
Để tai không bị nổ trước sức ép trọng lực của nước khi bơi lội dưới độ sâu lớn, người Bajau phải chọc thủng màng nhĩ của mình.
Để
có thể đánh bắt được nhiều cá hơn, cư dân Bajau Laut đã dùng bom tự chế
và một chất độc hòa tan trong nước. Tuy nhiên, cách làm này đã làm biến
mất nhiều rạn san hô quý và sát thương không ít người.
Một cư dân Bajau Laut đã bị mất tay và hỏng mắt khi bất cẩn trong việc chế tạo một quả bom.
Các
Tổ chức Bảo tồn quốc tế (CI) và WWF khuyến khích người dân đánh bắt hải
sản một cách tự nhiên, không sử dụng hóa chất và bom tự chế để tránh
tổn hại đến hệ sinh thái.
Các tổ chức chính phủ ủng hộ người dân tham gia vào việc nuôi cá theo hình thức công nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc cư dân Bajau chuẩn bị kết thúc cuộc sống du mục của mình để bước sang cuộc sống hiện đại.
Vẻ đẹp kì diệu: “thác nước dưới biển” tại đảo Mauritius
Ảo ảnh thị giác tuyệt đẹp này đã trở thành một danh lam thắng cảnh nổi tiếng thu hút khách du lịch đến với đảo Mauritius.
Mauritius là một quốc đảo nằm ở ngoài khơi Ấn Độ Dương, cách bờ
biển của lục địa Châu Phi khoảng 2.000km về phía Đông Nam. Hòn đảo được
phát hiện lần đầu tiên vào năm 975 TCN bởi người Ả rập. Sau đó, nơi này
cũng được người Bồ Đào Nha khai phá vào khoảng năm 1507 - 1513.
Mauritius
là một phần của quần đảo Mascarene, cùng với một số hòn đảo khác như
Rodrigue và Réunion - vùng lãnh thổ ngoài biển của Pháp. Sau khi được
phát hiện và khai phá, hòn đảo này đã trải qua nhiều giai đoạn trở thành
thuộc địa của các nước lớn như Hà Lan, Pháp và Anh.
Kể
từ khi giành lại nền độc lập năm 1968, Mauritius đã liên tục phát triển
và trở thành một thiên đường nghỉ dưỡng nhiệt đới tuyệt đẹp. Không chỉ
sở hữu những bãi biển xanh ngọc, trong vắt với những bờ cát trắng trải
dài, nơi đây là một khu thiên đường du lịch với vô vàn những hoạt động
đa dạng và lý thú.
Ảo ảnh “thác nước dưới lòng biển”.
Bạn
sẽ không khó để tìm thấy những điểm di tích lịch sử, văn hóa để tham
quan hay tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi chứ không chỉ quanh quẩn
xung quanh bãi biển và hồ bơi. Một trong những tuyệt cảnh độc nhất vô
nhị của hòn đảo chính là ảo ảnh “thác nước dưới lòng biển” .
Ảo
ảnh hấp dẫn này có thể được tìm thấy ở phía mũi Tây Nam của hòn đảo.
Khi nhìn từ trên cao, bên dưới mặt nước trong vắt ta có thể thấy một
dòng chảy của cát và bùn khoáng dưới lòng biển như đổ xuống tạo nên ảo
ảnh của một thác nước khổng lồ.
Ảo ảnh này cũng có thể được nhìn thấy trên bản đồ vệ tinh Google Maps.
Khung
cảnh “đánh lừa thị giác” tuyệt vời này chỉ có thể được cảm nhận ở trên
không trung. Trên thực tế, khung cảnh này có thể được nhìn thấy trên bản
đồ vệ tinh Google Maps.
Hình ảnh trên vệ tinh
cũng không kém phần ấn tượng với cảm giác dường như cả một vùng xoáy
nước khổng lồ đang hình thành ở ngoài khơi vùng bờ biển thiên đường này
vậy.
Nhìn
theo một cách khác thì ta có thể nhận ra rằng, vùng biển này là một
khối màu tuyệt đẹp được phối từ những gam màu xanh biển, xanh lá và
trắng. Chính sự hài hòa của màu sắc này đã tạo nên ảo ảnh kì diệu của
một thác nước đang đổ xuống đáy biển.
Yếu
tố quyết định để tạo nên ảo ảnh có 1-0-2 này chính là cát - phần màu
trung gian của bức tranh. Những luồng nước tạo bởi các con sóng va vào
phần địa hình đặc biệt của hòn đảo đã khiến cho lớp cát dưới đáy bị phân
tán theo hình ảnh của một thác nước tự nhiên, tạo ảo giác các con sóng
đột nhiên bị kéo tụt xuống dưới. Có thể nói, “thác nước ảo giác” này
mang dáng dấp của một chiếc đồng hồ cát nhiều hơn là một ngọn thác điển
hình .
Cùng với những thắng cảnh và địa điểm du
lịch khác trên hòn đảo, “thác nước” này đã góp phần không nhỏ trong
việc thu hút một lượng lớn khách tham quan đến đây mỗi năm. Chỉ riêng
ước tính trong năm 2013 đã có hơn một triệu lượt du khách quốc tế đến
với hòn đảo nhỏ này.
Mặc
dù đã được khẳng định chỉ là một ảo ảnh tuy nhiên hình tượng “thác nước
dưới lòng biển” này vẫn thu hút trí tò mò của hàng vạn du khách đến
thăm hòn đảo xinh đẹp.
Có lẽ đó là bởi vì
những bí ẩn mà đại dương nắm giữ vẫn còn quá nhiều điều chưa được khám
phá. Và biết đâu, ở một nơi nào đó dưới lòng biển sâu thẳm kia thực sự
có tồn tại một thác nước khổng lồ?
Du lịch tới hòn đảo ai cũng "sống lâu trăm tuổi" ở Hy Lạp
Hòn đảo mang tên một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp là nơi sinh sống của những người có tuổi thọ "đáng nể".
Trên thế giới có rất nhiều người có thể sống rất lâu, tuy đã ngoài
100 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh và minh mẫn. Thế nhưng, có một địa phương
mà người dân ở đó ai cũng sống lâu tới 100 tuổi thì lại không phải
chuyện bình thường - địa điểm đó chính là hòn đảo Ikaria ở Hy Lạp.
Địa
danh thơ mộng này của Hy Lạp không chỉ sở hữu vẻ đẹp yên bình với nước
biển xanh cùng cảnh thiên nhiên thơ mộng rất thu hút khách du lịch mà
còn nổi tiếng bởi người dân trên đảo có tuổi thọ trung bình rất cao.
Ikaria là một hòn đảo tại vùng biển Aegea, phía Bắc biển Địa Trung Hải và tọa lạc giữa hai quốc gia Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đảo
có diện tích 255km2 với đường bờ biển kéo dài 160km. Trên đảo có khoảng
hơn 8.000 người sinh sống. Địa hình ở đây rất đa dạng, với màu xanh
tươi của các loại cây cối được xen kẽ nhiều bề mặt đất đá khô cằn.
Tên
của đảo – Ikaria được đặt theo tên một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp
- Icarus. Theo đó, Icarus được cha là nghệ nhân nổi tiếng Daedalus chế
tạo cho một đôi cánh từ lông và sáp.
Vì quá
say sưa và kiêu ngạo với đôi cánh mới nên Icarus đã bay lên quá gần Mặt
trời, khiến cho đôi cánh bị hỏng và rơi xuống biển. Vùng biển mà Icarus
rơi xuống rất gần với đảo Ikaria ngày nay.
Điểm
đặc biệt mà nói đến hòn đảo Ikaria này, ai ai cũng nhớ đó là cư dân
trên đảo đều có tuổi thọ rất cao. Tại khu vực Đông Bắc hòn đảo, có tới
hơn 1/3 số người dân sống trên 90 tuổi. Ngoài ra, các nghiên cứu y tế
cũng ghi nhận tỷ lệ mắc ung thư và các bệnh tim mạch tại đảo Ikaria là
rất thấp.
Theo nghiên cứu của Dan Buettner, một
nhà giáo và nhà thám hiểm người Mỹ, bí quyết để người dân ở đảo Ikaria
có một cuộc sống kéo dài như vậy chính là nhờ chế độ ăn uống và phong
cách sống.
Tất
cả các loại thực phẩm mà người dân tiêu thụ trên đảo đều là “cây nhà lá
vườn”. Đậu, lạc, các loại rau hoa quả, mật ong và dầu ô-liu luôn là
những đồ ăn được ưu tiên hàng đầu.
Thịt và các
sản phẩm từ bơ sữa không được ưa chuộng nhiều. Theo tính toán, lượng
chất chống oxy hóa trong các loại đồ ăn ở đây cao gấp 10 lần so với
lượng chất có trong rượu vang đỏ.
Lối
sống của người dân trên đảo rất lành mạnh và giản dị. Người dân đảo
Ikaria rất coi trọng những công việc lao động vất vả, nặng nhọc. Tất cả
mọi người đều được học cách trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá từ rất
sớm.
Theo
chia sẻ của Gregoris Tsahas - một cư dân 100 tuổi trên đảo, sức khỏe
của người dân tại đây rất tốt là bởi địa hình Ikaria vốn rất dốc, nhiều
đồi gập ghềnh. Tính trung bình, mỗi người trên đảo phải đi bộ khoảng
4km/ngày.
Một
yếu tố khác làm nên sự trường thọ của người dân đảo Ikaria chính là
giấc ngủ trưa. Các chuyên gia đã chứng minh, cư dân tại đây thường xuyên
ngủ trưa nên nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm hơn 40% so với tại các
thành phố, đô thị thông thường.
Không
chỉ vậy, hòn đảo Ikaria luôn được bao bọc bởi một bầu không khí rất yên
bình. Người dân rất thân thiện không chỉ đối với khách du lịch mà còn
đối với hàng xóm láng giềng. Tại ngôi làng có tên Raches trên đảo, một
trạm cảnh sát được xây dựng nhưng thậm chí chưa hề sử dụng trong suốt 7
năm qua.
Không
như những khu vực khác tại Hy Lạp, người dân ở đây không để thu nhập
của mình phụ thuộc vào khách du lịch. Ngay cả khi trong mùa du lịch, tới
tận 10 giờ sáng các cửa hàng tạp hóa và nhu yếu phẩm mới mở cửa, như
những ngày bình thường.
Ngoài
đảo Ikaria, trên thế giới còn có 4 khu vực khác có tuổi thọ trung bình
của người dân rất cao. Đó là Loma Linda (California, Mỹ), Nicoya (Costa
Rica), Sardinia (Ý) và Okinawa (Nhật Bản). 4 khu vực trên và cả đảo
Icaria đều nằm trong một dự án nghiên cứu về tuổi thọ con người có tên
“Blue Zones” của Dan Buettner.
Du lịch tới hòn đảo chật chội nhất thế giới: chỉ rộng 0,1km2
Đó là 1 hòn đảo ở Colombia - Vùng đất chật chội nhất thế giới. Bạn có thắc mắc rằng 1.200 người dân ở đây sẽ sinh sống như thế nào không?
Santa Cruz del Islote là một hòn đảo
nằm ngoài khơi bờ biển Cartagena, Colombia, cách lục địa chỉ khoảng một
giờ đi thuyền. Trên đảo có tổng cộng 90 căn nhà với dân số trung bình là
700 người và có thể lên đến 1.200 khi trẻ con đi học trên đất liền trở
về thăm gia đình. Tuy nhiên, cuộc sống của họ chỉ được gói gọn trong vỏn
vẹn diện tích khoảng 0,1km2.
Chính điều này đã biến hòn đảo trở thành vùng đất chật chội nhất thế giới.
Với số dân 1.200 người trên diện tích chỉ có 0,1km2, Santa Cruz del Islote được coi là hòn đảo chật chội nhất trên thế giới.
Được
bao quanh bởi vùng biển thơ mộng của Carribean nhưng Santa Cruz lại
không sở hữu bất cứ bãi tắm hay bể bơi hoặc khách sạn nào. Cư dân trên
đảo thậm chí phải chôn cất người chết trên một hòn đảo khác gần đó vì ở
nơi đây không có đủ không gian cho một nghĩa trang.
Santa
Cruz là một phần của quần đảo San Bernardo- chuỗi các đảo nhỏ nằm cách
thành phố cảng Tolu một giờ đi thuyền. Nhưng khác với người hàng xóm
Mucura là địa điểm du lịch nổi tiếng, Santa Cruz không thể phát triển du
lịch vì điều kiện địa lý và dân cư của mình.
Hiện
tại, người dân sống trên đảo Santa Cruz vẫn chưa được tiếp xúc với
nguồn điện quốc gia. Nguồn nước ở đây cũng khan hiếm do nước sạch chỉ
được vận chuyển lên đảo bằng tàu hải quân Colombia ba tuần một lần.
Số
nước này thực sự là quá ít so đối với lượng dân số bùng nổ của hòn đảo,
chỉ đủ các gia đình sử dụng trong việc nấu ăn. Phụ nữ trên đảo phải
giặt quần áo bằng nước mặn và đàn ông thì giải quyết hầu hết các nhu cầu
của mình ở ngoài biển.
Mặc
dù gặp nhiều khó khăn, Santa Cruz vẫn giữ được sự yên bình của mình
tránh xa khỏi các cuộc giao tranh của quân du kích, các nhóm bán quân sự
và quân đội ở Colombia.
Chính
nhờ vào sự yên bình này mà ít có người dân nào của Santa Cruz có ý định
rời khỏi quê hương mình. Họ không cần có cảnh sát. Tất cả mọi người
trên đảo đều quen biết lẫn nhau và tận hưởng cuộc sống yên bình của một
“ngôi làng” nhỏ bé.
Một
điểm đặc biệt là những người dân trên đảo đi ngủ không cần khóa cửa nhà
vào ban đêm. Họ thoải mái để cửa mở rồi hò nhau tụ tập, chạy sang nhà
hàng xóm - địa điểm hiếm hoi có điện để xem những bộ phim nổi tiếng.
Khi
đặt chân lên hòn đảo, hẳn du khách sẽ ngỡ ngàng trước khung cảnh của
một “cộng đồng” thực sự. Con người ở đây sống không chỉ để cải thiện
cuộc sống của mình mà còn của cả những người xung quanh. Họ luôn tương
trợ lẫn nhau trong mọi việc, nếu nhà nào không có thức ăn có thể sang
nhà hàng xóm "ăn nhờ".
Truyền
thuyết kể lại rằng những người dân chài đầu tiên tìm thấy đảo đã cắm
trại tại đây qua đêm. Hòn đảo không hề có muỗi và có thể đón nhận gió từ
khắp các hướng. Điều này khiến giấc ngủ của các cư dân đầu tiên rất
thoải mái, đến mức họ quyết định ở lại đây và sinh sống.
Trên
đảo chỉ có một ngôi trường duy nhất dành cho khoảng 80 học sinh. Điểm
đặc biệt ở đây là học sinh có ý thức tự giác rất cao và vô cùng chăm
ngoan.
Các em học sinh ở đây được nhiều người
nhận xét là ngoan ngoãn và có tính kỉ luật cao hơn nhiều ở các nơi khác.
Đặc biệt chúng rất tôn trọng người lớn tuổi và nghe lời nữa.
Tuy
nhiên, trẻ em trên đảo cũng phải "nhờ cậy" đến hòn đảo hàng xóm để chơi
bóng đá bởi vì quảng trường duy nhất của Santa Cruz chỉ to bằng... nửa
sân tennis mà thôi.
Du
lịch và đánh bắt cá là nguồn thu chính của người dân trên đảo. Họ sẽ
kiếm tiền thông qua các tuyến du lịch chạy ngang qua đảo hoặc đi làm
thêm ở các hòn đảo láng giềng.
Có
rất nhiều người dân đảo hàng ngày phải chèo thuyền sang các đảo lân cận
để làm việc cho các khu nghỉ mát cao cấp hoặc dịch vụ lặn biển. Những
người khác thì đánh bắt cá để cung cấp cho các nhà hàng hoặc người mua ở
đất liền.
Tuy cuộc sống mưu sinh vất vả nhưng
người dân ở đây vẫn luôn giữ tinh thần vui vẻ. Họ còn coi nơi đây như
một “thiên đàng” và mong muốn gắn bó cả cuộc đời mình với hòn đảo.
Thăm đảo thiên đường chỉ có 48 cư dân sinh sống
Hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên trước vẻ tĩnh lặng của hòn đảo Pitcairn và cuộc sống 48 cư dân nơi đây.
Nằm tại trung tâm Nam Thái Bình Dương có một quần đảo
tí hon mang tên Pitcairn. Quần đảo này thuộc quyền sở hữu của Anh Quốc
kể từ năm 1838 và cũng là vùng đất thuộc địa cuối cùng của Anh tại Thái
Bình Dương.
Quần đảo bao gồm 4 hòn đảo: Pitcairn, Henderson, Ducie, và Oeno nhưng trong đó chỉ có đảo Pitcairn là có người sinh sống.
Nơi
đây cũng được biết đến là vùng đất ít dân nhất thế giới, chỉ vỏn vẹn 48
cư dân với 9 gia đình cư trú. Tất cả họ đều là hậu duệ của những thủy
thủ người Anh đầu tiên tìm ra hòn đảo “thiên đường
nhiệt đới” này. Theo nhiều ghi chép, tổ tiên của những cư dân nơi đây
chính là tên cướp biển gắn liền với câu chuyện con tàu Bounty nổi tiếng.
Hình ảnh mô phỏng tàu Bounty.
Tài
liệu có ghi lại rằng, tàu 3 cột buồm Bounty ra khơi vào năm 1787, dưới
sự chỉ huy của thuyền trưởng William Bligh và 44 thuyền viên. Họ có
nhiệm vụ vận chuyển cây breadfruit (còn gọi là quả sa kê hay quả mít
bột, một dạng cây lương thực hơi giống mít, chứa nhiều tinh bột và có vị
giống bột mỳ) tại đảo Tahiti đến đảo West Indies.
Sáng
ngày 18/4/1789, trên đường trở về đảo West Indies, một số thuyền viên
đã nổi loạn. Nguyên nhân được cho là do họ quá bất mãn với hải quân.
Thuyền trưởng Wiliam Bligh cùng 18 thủy thủ trung thành bị quăng khỏi
tàu, cùng một chút lương thực, nước uống và một số dụng cụ như la bàn,
kính lục phân. Nhờ vào đó, Bligh đã sống sót sau 42 ngày lênh đênh và
dạt vào đảo Timor.
Bức tranh vẽ tàu Bounty của họa sĩ Yasmina (2009).
Trong
khi đó, những thủy thủ còn lại dạt vào bờ biển Tahiti. Những thủy thủ
này cùng với một số cư dân bản địa tìm được nơi trú ẩn an toàn là đảo
Pitcairn xinh đẹp. Họ xây dựng một xã hội nhỏ, đồng thời đốt luôn tàu
Bounty để không bị phát hiện và ngăn cản những người có ý định chạy
trốn.
Tuy nhiên,
dù thoát khỏi hải quân nhưng những kẻ nổi loạn lại bất lực trong việc tự
trị. Bạo lực nổ ra và chỉ còn vài người sống sót. Những người này chính
là tổ tiên của gần 50 cư dân hiện đang cư trú trên đảo.
Ngày
nay, đảo Pitcairn thực sự là một “thiên đường” dành cho những ai muốn
có cuộc sống yên tĩnh. Theo đánh giá của nhà thám hiểm người Scotland -
Tony Probst, hòn đảo có thể xem là một trong những khu nghỉ dưỡng đẹp
nhất trên thế giới.
Hòn đảo Pitcairn là hòn đảo duy nhất có người cư trú với vỏn vẹn 48 cư dân.
Một
trong những lý do mà nhà thám hiểm Tony Probst nói Pitcairn là thiên
đường cho những ai muốn cuộc sống yên bình bởi phần lớn bao quanh đảo
Pitcairn là đá, những cư dân nơi đây lại ít và vô cùng thân thiện.
Đảo Pitcairn không có nhiều du khách ghé thăm do việc tiếp cận đảo khá khó khăn.
Với
địa hình nhiều đá như vậy, cuộc sống của cư dân đảo Pitcairn không mấy
thuận lợi. Thu nhập trên đảo hoàn toàn phụ thuộc vào du lịch. Tuy nhiên,
do là hòn đảo cuối cùng thuộc lãnh thổ Anh ở biển Thái Bình Dương, gần
như biệt lập nên khách du lịch để tới được đảo Pitcairn phải đi tàu từ
New Zealand và chuyến đi sẽ mất tới... 10 ngày.
Hoặc
nếu bạn chọn cách khác là ghé thăm "người hàng xóm" thân cận nhất
Tahiti và quần đảo Gambier trước khi tới hòn đảo thiên đường Pitcairn
thì cũng phải đi thuyền hàng trăm km.
Hình ảnh một bến đậu thuyền ở đảo Pitcairn và cũng là nơi câu cá tuyệt vời.
Tuy
sống ở một nơi gần như biệt lập nhưng những cư dân ở đảo không sống
cuộc sống "dân dã" như nhiều người vẫn tưởng. Được tạo điều kiện, trên
đảo Pitcairn vẫn có điện, nước ngọt để sinh hoạt, internet... mặc dù mức
giá cao hơn nhiều so với cư dân đất liền.
Hình ảnh bà Irma - cư dân lớn tuổi nhất trên đảo đang "vi vu" trên chiếc xe gắn máy.
Đặc
biệt hơn, họ cũng có những chiếc máy phát điện, đủ phục vụ cho 9 hộ gia
đình sống trên đảo. Có lẽ bởi với số dân ít ỏi mà những cư dân nơi đây
vô cùng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Theo
nhà thám hiểm Tony Probst, bà Irma được coi là cư dân lớn tuổi nhất
trên đảo khi đã bước qua tuổi 87, còn cư dân nhỏ tuổi nhất mới chỉ 3
tuổi. Khi đến tuổi đi học, những đứa trẻ này sẽ được gửi tới một lớp học
do một giáo viên là người trên đảo đảm nhận. Đến tầm trung học, những
học sinh đó sẽ được gửi vào theo học ở các trường công lập tại New
Zealand.
Toàn cảnh đảo Pitcairn ban ngày.
Cảnh hoàng hôn trên Pitcairn.
Hầu
hết những cư dân nơi đây đều đánh bắt cá, hải sản để làm lương thực ăn
mỗi ngày. Tuy nhiên, một số người không ăn cá vì vấn đề tôn giáo. Thay
vào đó, cứ mỗi quý, tàu từ New Zealand sẽ cập bến và cung ứng thêm nhu
yếu phẩm như quần áo, đồ dùng sinh hoạt và một số lương thực cần thiết.
Bên
cạnh việc làm du lịch, cư dân trên đảo còn đóng hộp mật ong. Đây được
coi là mặt hàng xuất khẩu duy nhất đem lại thu nhập cho những cư dân nơi
đây. Dù không mấy dư dả nhưng những cư dân đảo Pitcairn vẫn luôn vui vẻ
và cảm thấy hài lòng với cuộc sống "biệt lập" của mình.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Business Insider, Wikipedia...
No comments:
Post a Comment